Chương 1

Quân cứ thấp thỏm mãi mà không biết mở lời làm sao. Từ bao lâu nay chỉ có người ta đến nhờ vả cô chứ cô chưa từng lên tiếng nhờ cậy ai - mặc dù là chị em, nhưng cô vẫn không thể. Trong không khí vui vẻ của gia đình chị và tiếng cười vui của các cháu có lẽ không phải là lúc thuận tiện cho cô nói.

– Này, mày làm sao thế?

Quân ngước lên cười ngượng, đáp lời Nhung:

– Em không sao.

Ăn trái cây đi !

– Chị Nhung à ...

– Có gì thì nói!

– Em định ... hỏi mượn chị ít tiền để xoay xở.

Nhung thoáng khựng lại nhìn Quân, vừa lúc chồng Nhung bước ra - Hải lên tiếng hỏi khi nghe Quân nói:

– Dì định mượn tiền à?

– Dạ vâng – Quân có nuốt nghẹn trả lời, rồi ngập ngừng nói tiếp - Đã đến kỳ trả lãi ngân hàng, em định hỏi anh chị để đóng cho họ.

– Dì mượn bao nhiêu?

– Dạ, năm triệu!

Hải chau mày tính toán:

– Hơn năm chỉ vàng?

– Dạ vâng.

– Dì mượn bao lâu, rồi lấy gì trả?

Quân nghe giọng hỏi mắc mớ của anh rể thì nghẹn lời. Cô nhìn sang chị, nhưng Nhung vẫn thản nhiên như không, cô nói:

– Lúc này làm ăn tiền bạc kẹt lắm làm gì có. Mai mốt là đến kỳ lấy hàng rồi:

Quân cố nuốt tủi hờn xuống, lên tiếng:

– Em chỉ vay ít lâu, rồi sẽ bán đất trả cho anh chị.

– Miếng đất khỉ đó thì ai mua, mãi tận ngoại ô, đem thế chấp cũng chẳng đáng là bao.

– Dù sao cũng là phần đất mà em dành dụm mua được, em định để lại cho con em.

Nhung trề môi nhìn chồng rồi nói:

– Anh xem có thì nói, không thì trả lời cho nó biết.

Hải đứng phắt dậy làu bàu:

– Có hay không thì bà biết rồi còn hỏi.

Quân thở dài đứng dậy. Có lẽ cô nên về thì hơn. Nền gạch của căn nhà mới xây làm lạnh chân cô. Trên bàn tay mập mạp cảa chị cô ánh sáng lấp lánh của những chiếc nhẫn vàng làm cô lóa mắt hơn cả cái nắng gay gắt của buổi trưa ngoài trời.

Cô buồn bã đẩy cánh cổng sắt nặng nề bước ra. Tiếng rít của cánh cổng đóng lại sau lưng như một tiếng cười nhạo cho tình nghĩa ruột thịt, Cô ngao ngán ê chề và cảm thương cho chính bản thân mình, nước mắt của cô lăn dài trên má.

Cái nắng vẫn gay gắt trên đầu, nỗi hận theo sự tủi nhục bùng lên như thiêu đốt lòng cô.

– Tại sao vậy? Tại sao lại có thể đối xử với tôi như thế? Cuộc đời là gì! Tình nghĩa, tiền tài, đam mê tất cả cùng một lúc vùi dập tôi đến tận cùng. Tôi có lỗi gì khi tin vào người chứ!

Quân uể oải bước vào nhà. Bà Thủy bước ra hỏi con:

– Đi gì mà lâu thế? Đã ăn uống gì chưa, mẹ có phần cơm trong nhà kia.

Quân rót cốc nước uống rồi ngã vật ra ghế:

– Con không ăn đâu.

Bà Thủy ngập ngừng rồi hỏi:

– Thế có ... mượn được tiền của chỉ mày không?

Quân buồn bã lắc đầu:

– Không!

Bà Hai Thủy chau mày phiền muộn:

– Nó không có à?

– Chị ấy nói còn phải để tiền cất hàng.

Bà Hai như muốn nói đỡ cho cô gái lớn, bà nói:

– Ừ ! Nó còn hàng họ. Thế bây giờ mày tính sao?

Quân ứa nước mắt, nhưng cô đã cố nuốt vào lòng nỗi tủi hơn vừa chớm cô không muốn để cho mẹ nhìn thấy.

– Con cũng chẳng biết nữa, tới đâu hay tới đó:

Thằng Duy đâu rồi mẹ?

– Nó chạy đi chơi rồi. Thôi, vào ăn tí cơm đi, chuyện gì từ từ sẽ tính. Trời sinh voi sinh cỏ mà. Rõ khổ thân!

Căn nhà lành lạnh trống hoắc khiến cho tiếng chân của Quân càng thêm lạc lõng cô đơn. Chiếc giường êm ấm lúc xưa giờ chỉ còn trơ ra với chiếc chiếu mỏng, tất cả đồ vật có giá trong nhà đã lần lượt ra sau ngày đó. Không biết rồi căn nhà này, Quân còn giữ được bao lâu nữa.

– Mẹ ơi! Mẹ ....

Tiếng gọi của Nhung ơi ới vang lên trước cửa. Quân bước ra, vừa lúc Nhung cũng đã vào nhà. Cô lên tiếng hỏi Quân:

– Mẹ đâu?

Quân đáp:

– Mẹ chắc qua bên hàng xóm chơi. Chị sang có chuyện gì không?

Nhung chắc lưỡi đáp:

– Có mới sang.

Vừa khi bà Hai Thủy trở về. Thấy con gái lớn đến, bà vui ra mặt:

– Mới đến hả con.

– Dạ vâng. Con sang thăm mẹ với lại cũng có việc ...

– Việc gì? Hôm qua em nó qua con hỏi vay ít tiền tiền ...

– Thì đó, cho nên hôm nay con mới qua. Đây này !

Nhung móc ví rồi cầm lấy một xấp tiền quay sang nói với Quân:

– Hôm qua nó có hỏi con ít tiền. Hôm nay ông ấy ra tiệm bán hết một lượng vàng được mấy triệu. Ông ấy đem đóng thuế còn được hơn hai triệu. Con giữ lại cái lẽ để chợ búa, còn hai triệu đưa cho nó vay.

Quân cầm xấp tiền chị dúi cho mà nghe lòng chua chát đắng cay, trong khi Nhung vẫn dài giọng ra chiều tử tế:

– Cầm mà xoay xở ! Dù sao mẹ cũng đang ở với may, không giúp không được, tao còn công ăn việc làm, tiền bạc phải xoay vòng. Coi thế chứ chẳng dư dã là bao, chuyện của mày tao cũng không biết tính sao.

Quân cúi đầu không nói. Chợt dưng cô thấy chán ghét cái giọng ngọt nhạt đài bôi của chỉ ấy làm sao, nghe nó thật giả tạo.

Bà Thủy thấy thế thì nói vào:

– Đấy, mẹ nói chị mày nó không vô tình như mày nghĩ đâu. Dù sao cũng là chị em.

Nói rồi, bà quay sang Nhung vồn vã hỏi:

– Dạo này con làm ăn thế nào?

– Dạ, cũng bình thường mẹ à. Lúc này trông mẹ gầy đi, mẹ ăn uống được không?

Bà thở dài rồi đưa mắt nhìn Quân, bà nói:

– Làm sao mà không ốm, chuyện nó như thế, mẹ cũng chẳng ăn ngủ được.

– Nhung chép miệng:

– Chậc! Là tự nó thôi. Con đã bảo là không được là không được rồi. Cái thứ đàn ông bất tài vô dụng, ông Hai nhà con nói có sai đâu.

– Thôi con à, cũng là số phận!

Nhung dài giọng ra vẻ chê trách thay vì cảm thông cho em gái:

– Số phận do con người mà ra. Nếu như có thực tế một chút thì đâu có ra nông nỗi này. Bây giờ thì tự nó khổ mà còn làm khổ lây cả người chung quanh.

Quân nghẹn ngào nói:

– Em cũng đâu muốn vậy đâu.

– Nhưng mày thấy đấy, mẹ khổ vì mày, lớp lo nuôi con. Cho mày, lớp buồn rầu ăn uống thất thường.

Quân nhếch môi bất mãn:

– Nếu như chị xót mẹ thì chị cứ đón mẹ về ở với chị. Nhà chị cũng mới xây, chị lại đang ăn nên làm ra, chị lo cho mẹ chắc đầy đủ hơn em.

Nhung nghe thế thì sầm mặt, ngượng ngạo nói:

– Tao cũng muốn đón mẹ vào ở với tao lắm; nhưng mẹ đi thì ai lo cho con mày. Vả lại, tao bận buôn bán suốt, có ở nhà đâu. Bọn trẻ thì cũng đi như tao, mẹ ở trong đó một mình biết mẹ có chịu không.

Bà Thủy chớp mắt. Bà giấu tiếng thở dài rồi ngượng ngùng gạt đi:

– Mẹ chẳng đi đâu cả, mẹ ở với con Quân quen rồi. Lúc này nó đang khổ, chẳng lẽ mẹ lại bỏ nó đi.

Quân nói:

– Mẹ không cần lo cho con. Dạo này, con cũng không lo được cho mẹ đầy đủ. Nếu mẹ muốn vào ở với chị Nhung thì mẹ cứ đi.

Bà Thủy buồn phiền gạt đi:

– Mẹ không đi!

Nhung nghe thế thì khẽ thở phào như vừa trút được gánh nặng:

– Thôi thì mẹ cứ ở đầy với con Quân. Con sẽ phụ tiền để nó lo cho mẹ.

Quân nghe thế. Thì đanh mặt gạt đi:

– Không cần đâu chỉ Hai. Em còn lo cho mẹ được mà.

Nhung trề môi:

Xì ! Còn sĩ diện nữa. Nếu sĩ diện thì đã không vào hỏi vay tiền:

– Chuyện vay mượn thì em sẽ trả đủ. Còn nếu mẹ ở với em thì em lo. Nếu không thì mẹ cứ về với chị, em cũng không dám cản. Nhưng việc chị nói phụ em nuôi mẹ thì em không nhận.

Mặt Nhung hiện sắc giận. Cô cau có nói:

– Không nhận thì thôi, để tao thu xếp rồi tao rước mẹ vào với tao. Hừ! Mẹ ở đây thì cũng phải làm chứ có sung sướng gì. Chẳng qua tao bận buôn bán không có thời gian chăm sóc mẹ.

Bà Thủy thấy hai chị em đột nhiên cãi nhau thì không vui, bà chau mày can thiệp:

– Thôi thôi, đừng cãi nhau nữa!

Nhung dằn dỗi hậm hực:

– Chứ mẹ không nghe nó nói à? Nó làm như con không có trách nhiệm vậy.

Nuôi mẹ chứ có phải nuôi ai đâu. Mẹ thu xếp con đưa mẹ vào với con.

Bà Hai nhìn Quân ngần ngừ thì cô đã nhỏ nhẹ lên tiếng:

– Nếu chị ấy muốn đón mẹ thì mẹ cứ đi.

– Nhưng còn con, ai lo cho thằng Duy?

– Con lo được mà, mẹ cứ đi đi!

Bà Thủy nói:

– Hay là cho nó theo mẹ vào trong đó cho con rảnh tay để mà. Tính toán.

Quân nhìn gương mặt căng căng cau có của chị mình thì khẽ lắc đầu gạt đi:

– Mẹ cứ mặc con.

Nhung nghe hai người cứ nói qua nói lại mãi, cô bực bội chen vào:

– Nó đã nói chuyện của nó để nó lo rồi, mẹ hơi đâu mà lo. Me thu xếp rồi đi với con.

Bà Hai đắn đo chưa muốn đứng, lên thì Quân đã nói:

– Mẹ cứ đi đi mẹ đây, con cũng không lo được cho mẹ.

– Thì thôi, mẹ vào ở trong đó ít hôm cho khuây khỏa, nhưng mẹ phải. Đem thằng Duy theo. Bao giờ ổn định thì mẹ lại về, thế có được không?

Nhung khẽ trề môi, nhưng cô đã kịp không thốt ra lời mỉa mai khó nghe khi thấy nét mặt ủ rũ của em. Gái. Dù sao thì lúc trước cô cũng nhờ vả nó ít nhiều.

Thôi thì cứ xem như nuôi thêm con cún trong nhà vậy!

Cô nói với mẹ.

– Thì mẹ muốn đưa thằng Duy theo thì đưa.

Bà Thủy nghe thế thì mới tươi nét mặt. Lúc đó, bà mới chịu đứng lên:

– Để mẹ soạn quần áo rồi kêu nó về.

Căn nhà càng trống vắng hơn khi hai bà cháu cu Duy đã đi. Quân thẫn thờ nhìn quanh rồi bật khóc. Đến lúc này cô chẳng cần che đậy với ai nửa, chỉ còn mỗi mình cô với bốn bức tường trống lạnh.

Hạnh phúc đã không còn, gia đình cũng không, tình nghĩa cũng không, cô chẳng còn ai bên mình. Cuộc đời thật khó lường, thoắt có rồi thoắt không? Cô những tưởng cuộc đời đã ưu ái cô, đã ban cho cô một cuộc sống êm đềm hạnh phúc, thế mà cái hạnh phúc ấy thoáng chốc đã vụt biến mất như chưa từng có, chưa từng xảy ra với cô.

Nỗi oán hận, đau thương giờ đây như không còn tồn tại, như chưa từng có trong cô, mà chỉ còn lại một sự trống rỗng, một sự trống rỗng đến quái dị, nó khiến cho cô mất hết cả phương hướng, Khiến cho cô sợ hãi khôn cùng.

Cả cuộc đời này cô không muốn gặp lại người đàn ông ấy nữa ...

Cái nắng chói chang trên đầu làm cho Quân lóa mắt. Mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm cả lưng áo, cô cố đi thêm một đoạn đường nữa để tìm cho ra cái địa chỉ trên tay. Con hẻm không quá nhỏ nhưng cũng không quá lớn, sâu và yên tĩnh với những dãy nhà cao tầng yên ắng, tách biệt.

Quân dừng lại nhìn đúng địa chỉ, rồi đưa tay nhấn chuông. Tiếng chuông lảnh lót vang lên. Một lát sau có tiếng động sau cửa và khuôn mặt với ánh mắt nghi kỵ nhìn qua khung cửa sắt nhỏ, hỏi cô:

– Tìm ai?

Quân đáp:

Tôi đến tìm ông Dương theo mẫu tin rao trên báo tìm người giúp việc.

– À ...

Gương mặt biến mất, sau một lúc thì cánh. Cửa hé mở. Người đàn bà trông có vẻ là chú nhân lên tiếng sau khi đã đưa mắt nhìn Quân từ đầu tới chân.

– Vào đi!

Quân bước lên bậc thềm nhà. Căn phòng ngoài trang trí rất hào nhoáng xa hoa. Người đàn bà chỉ chiếc ghế nhó cho Quân ngồi rồi nói:

– Cô ngồi đi!

– Dạ, cám ơn.

– Đế tôi gọi anh Dương ! - Nới dứt câu, bà ta quay lên lầu lớn tiếng gọi:

Anh Dương ơi, có người gặp!

– Ừ, anh xuống đây.

Quân ngồi chờ được một lúc thì có tiếng chân vang lên và một giọng nói đàn ông trầm ấm hỏi:

– Ai thế Bích?

– Người ta đến xin việc.

– À!

Quân rụt rè ngước lên chào.

– Cô đến xin việc?

– Dạ vâng.

– Ai giới thiệu cô?

– Tôi đọc trên tờ rơi.

– À phải! Tôi đang cần người coi sóc nhà cửa và ba tôi.

– Dạ vâng.

– Cô ...có làm công việc này bao giờ chưa?

– Dạ .... chưa.

Hàng chân mày Của ông ta chau lại:

– Chưa à ?

– Dạ phải. Nhưng ông yên tâm, tôi sẽ làm tốt mọi việc ông giao. Quét tước, chợ búa, coi sóc nhà cửa ...

Dương ngắt lời cô:

– Tôi cần người chăm sóc ba tôi, ông bị bệnh phải ngồi một chỗ.

– Vâng, tôi biết.

Dương đưa mắt nhìn Quân ái ngại. Trông Quân mảnh mai quá, không như những người từng đến làm và cũng không giống như những người quen lao động chân tay. Cô rụt rè và không chút kinh nghiệm ...

Anh nói:

– Công víệc chăm sóc người bệnh rất phức tạp và khó khăn, cô liệu có đảm đương được không? Hay là cô nên tìm một việc khác phù hợp với cô hơn.

Quân nghe thế thì vội nói:

– Ông đừng lo, tôi sẽ làm tốt mà. Tuy là tôi chưa từng làm việc này nhưng tôi sẽ cố và làm việc hết mình, Tôi không lười nhác, cẩu thả. Tôi rất cần công việc này và không để cho ông phải phàn nàn gì đâu.

Trước đôi mắt như cầu xin của Quân, trông cô thật đáng tội nghiệp, ông Dương không đủ nhẫn tâm để từ chối ...

Thấy ông còn ngập ngừng, Quân lại nói thêm:

– Ông mướn tôi đi. Nếu như đến lúc đó ông thấy tôi làm không được, ông cho tôi nghĩ cũng được mà.

Dương đành thở ra, gật đầu:

– Thôi được, ngay hôm nay cô đến làm được không?

Quân mừng rỡ đáp:

– Dạ được.

– Cô theo tôi lên đây, tôi giới thiệu cô với cha tôi.

Nói rồi, anh quay sang Bích bảo cô chờ anh. Bích gật đầu trả lời:

– Anh cứ giao việc cho cô ấy đi, em chờ. À, mà khoan!

Bích đưa mắt nhìn Quân rồi hỏi:

– Cô có giấy tờ gì không?

– Dạ ....

Bích quay lại nói với Dương:

– Dù sao cũng xem qua giấy tờ của cô ấy đã.

Quân đỏ mặt khi hiểu ra ý của Bích. Cô cầm giấy chứng minh nhân dân đưa cho Dương:

– Ông yên tâm đi, tôi không phải kẻ gian.

Tôi chỉ muốn lấy công sức của mình để đổi lấy đồng tiền sinh sống, không trộm cắp lừa gạt ai đâu.

Dương cầm giấy tờ của Quân đưa cho đọc qua một lượt rồi nói:

– Cô đừng tự ái, là thủ tục thôi. Nếu như cô đã đến đây làm thì tôi cũng phải đăng ký tạm trú tạm vắng với chính quyền địa phương.

Quân cúi đầu tủi thân đáp:

– Dạ vâng.

– Thôi được, cô lên đây!

Căn nhà xa lạ chỉ còn lại Quân và cụ Năm cha của Dương, ông cụ mặc dù bị bệnh không đi lại được nhưng còn rất tinh anh minh mẫn.

Ông cất tiếng hỏi Quân khi cô lui cui thu dọn trên chiếc bàn bên cạnh:

– Trông cô không giống người làm công việc này. Cô ở đâu?

– Dạ, con ... dạ, ở quê lên.

Không hiểu sao Quân lại nói dối. Nói rồi, cô lại cặm cụi lau chùi.

– Lúc trước cô làm gì?

Quân ngập ngừng rồi lảng sang chuyện khác:

– Dạ, cũng là những việc vặt, ai mướn thì con làm. Cụ uống nước không, để con rót nước cho cụ.

Ông Năm gật đầu, đỡ ly nước từ tay Quân. Cô gái có một cái gì đó khiến cho cụ Năm thấy hiếu kỳ. Gương mặt của cô gái đượm một vẻ buồn nhẫn nhục, có lẽ vừa trải qua một chuyện không vui rồi. Dáng điệu lại dịu dàng, tay chân thon mảnh không phải là người phải làm lụng bằng tây chân. Nhìn qua dáng người, cụ Năm cũng đoán được phần nào thân phận của cô gái.

– Cô đã có gia đình chưa?

Quân cúi đầu thấp hơn sau câu hỏi của củ Năm:

– Dạ, cháu đã có một con rồi.

– Thế à!

– Cụ nằm nghĩ để con xuống nấu cháo cho cụ.

– Ừ, Cô đi đi!

Dương trở về nhà thì cơm nước đã được chuẩn bị xong, nhà cửa lại gọn gàng tươm tất, anh có vẻ hài lòng. Khi vắt chiếc áo khoác lên ghế, anh nói với Bích:

– Xem chuyện cô Tấm từ trong quả thị bước ra, có lẽ bây giờ anh cũng có tâm trạng giống như bà cụ bán quán nước đó. Thật thoải mái khi trở về thấy nhà cửa tươm tất, sạch sẽ, lại có cả mâm cơm ngon trên bàn.

Bích có vẻ phật ý, cô liếc anh rồi nói:

– Anh làm như lúc trước anh không được thoải mái vậy. Em cũng cơm nước chu tất cho anh đấy thôi.

Dương xoa dịu Bích:

– Anh không có ý chê em, nhưng tìm được người giúp việc đảm đang siêng năng cũng là may vậy.

– Anh cứ nói cho họ lên mặt.

Dương cười xòa:

– Nói với em thôi.

Vừa khi Quân bước vào, lên tiếng:

– Ông mới về. Cơm nước tôi đã nấu xong, mời ông dùng.

– Ơ Cha tôi thế nào rồi?

– Dạ, cụ đã ngủ rồi.

– Hôm nay cụ ăn được không?

– Dạ được Dương hài lòng, gật đầu:

– Cố chăm sóc cho cụ chu đáo nhé!

– Dạ vâng.

– Cô ăn cơm chưa, cùng ăn với chúng tôi luôn đi.

– Dạ thưa, ông cứ ăn trước, tôi sẽ ăn sau.

– Không cần phân biệt như thế. Vả lại, nhà cũng có ai đâu.

Bích nghe Dương nói với Quân như thế thì khẽ chau mày khó chịu:

– Kìa anh! Dù gì cũng có tôn ti trật tự chứ. Anh đi rửa tay rồi chúng ta ăn cơm.

Quân cúi đầu lầm lũi xuống bếp. Không cần Bích nói, cô cũng biết giữ phận của mình. Cô làm ở đây đã hơn một tuần và thấy Dương đối xử với cô cũng rất tử tế.

Nhà chỉ có anh và cụ Năm thỉnh thoảng Bích mới ghé sang, cô cũng không rõ gia đình họ có bao nhiêu người, vợ con của Dương đâu, và Bích quan hệ thế nào với Dương. Cô chỉ biết làm tròn bổn phận của mình rồi về, thế thôi.

Quân rót tách trà cho Dương, cô nhẹ nhàng đặt lên bàn rồi định quay lui thì Dương đã gọi cô lại:

– Cô Quân này! Cô ngồi cho tôi hỏi chuyện một chút được không?

Quân ghé xuống chiếc ghế đối diện với Dương và nói:

– Dạ, có việc gì ông cứ hỏi.

– Nhà cô ở xa đây lắm không?

– Dạ, cũng không xa lắm.

– Tôi hỏi thế là cố ý đề nghị như thế này, cha tôi từ lúc có cô đến giúp xem ra ông cụ có phần khỏe lên. Hay là cô đến đây ở luôn cho tiện chăm sóc cụ vào lúc đêm hôm, tôi sẽ tăng lương cho cô, được không?

Quân phân vân lưỡng lự. Có thêm tiền cũng là điều Quân mong muốn, nhưng còn thằng Duy, ai sẽ lo cho nó. Chẳng lẽ bỏ nó ở nhà một mình. Mẹ cô thì đã vào nhà chị Nhung ở, mà để nó ở trong nhà chị ấy lại càng không được.

Quân nhớ đến ánh mắt rẻ rúng của chị ấy hôm nọ mà lòng chợt xót xa ...

– Thế nào?

Thấy Quân cứ im lặng, Dương lên tiếng hỏi. Quân khẽ thở dài nói:

– Tôi còn có con nhỏ, không thể ở đêm, lại được.

– ...À- Nhà chỉ có hai mẹ con tôi, tôi chỉ gởi nó buổi sáng thôi. Ban đêm tôi phải ở nhà lo cho nó.

– Vậy à !

– Nhưng tôi có thể làm tối một chút rồi về cũng được.

– Thôi thì đành vậy. Nếu như cô ở lại được thì tốt quá, tôi rất hài lòng cách làm việc của cô. Thật ra, tìm người giúp việc bây giờ không khó, nhưng tìm được người làm vừa ý thì lại khó tìm. Tôi thì bận làm ăn nên đi suốt ngày không có ở nhà để chăm lo cho ông cụ. Tôi rất thương cụ, trong khi thấy dường như cụ lại mến cô.

– ...À- Có người để cụ trò chuyện cũng tốt cho sức khỏe của cụ.

– Vâng, tôi biết, ông không phải lo việc ấy Tôi vần thường trò chuyện và đưa cụ ra ngoài đi dạo.

– Tôi cũng cám ơn cô. Cô làm việc thiệt tận tâm và siêng năng. Cô yên tâm đi, tôi không để cho cô bị thiệt thòi đâu.

– Cám ơn ông.

Dương nhìn theo Quân khi cô nhẹ nhàng đi lên phòng cha anh. May mắn cho anh là tìm được một người làm như cô. Ngay hôm đầu tiên anh đã không mấy tin tưởng, nhưng giờ thì cái cảm giấc ấy đã thay đổi hoàn toàn ...

Ông Năm muốn trở mình nhưng lại không điều khiển được thân mình.

Hôm nay không khí oi bức quá khiến cho cơ thể của ông thêm nặng nhọc mệt mỏi. Ông cau mày khẽ rên lên và nhìn quanh tim Quân.

– Cái cô này đi đâu rồi chứ! Đến lúc cần thì lại không thấy đầu. Hừm ...

Nghĩ rồi, ông làu bàu gọi Quân, thế nhưng chẳng nghe thấy Quân lên tiếng.

Ông cau có bực bội, mồ hôi đã xuất ra ướt hết cả lưng áo ông. Thật là khổ! Cứ ngỡ sẽ khỏe lại, nào ngờ bây giờ còn mệt mỏi hơn. Ông vừa giận chính bản thân mình lại vừa bực tức với Quân.

Ông cất tiếng gọi lớn hơn. Mãi một lúc sau, Quân mới chạy lên.

Cô thấy ông Năm nằm lật nghiêng trên giường thì hoảng hốt đỡ ông lại. Hơi thở của ông dồn dập, mệt nhọc như muốn đứt quãng càng làm cho Quân sợ hơn.

– Cụ không sao chứ cụ?

– Cô đi đâu thể?

– Dạ ....

– Hừ! Cô bỏ tôi một mình lỡ cô chuyện gì thì sao. Đúng là chỉ được việc lúc ban đầu.

Quân cúi đầu chịu sự quở mắng rồi cô đỡ cụ ngồi lên:

– Trời hôm nay nóng quá nên con mới định pha một ít nước lau người cho cụ.

– ...À- Con cũng nấu thêm ít cỏ tranh và mía lau cho cụ uống giải nhiệt, vì đang ở dưới bếp nên không nghe cụ gọi.

Ông Năm nghe ra thì dịu giọng:

– Thế à! Tôi không biết nên đã trách lầm cô.

Quân gượng cười:

– Không sao! Cụ bệnh phải nằm một chỗ rất khó chịu nên có bực bội với con cũng không sao.

Ông Năm thở ra:

– Ứ hự! Cô tốt tánh quá, ai lấy được cô làm vợ ắt hẳn là có phước. Thế chồng cô làm gì?

Đang bình thường, nét mặt của Quân chợt thay đổi sau câu hỏi vô tình của cụ Năm. Ánh mắt của cô tối sầm chất chứa đầy sự oán hờn, buồn hận.

Cô đưa ly nước cho cụ Năm rồi không trả lời câu cụ hỏi, cô nói:

– Chiều nay cụ muốn ăn gì để con nấu cho cụ?

– Cô nấu cho tôi ít miến.

– Dạ.

– Này!

Thấy Quân dợm quay đi, ông gọi cô lại hỏi:

– Chiều nay thằng Dương có về không?

– Dạ, nghe nói ông ấy đi tỉnh, không biết có về kịp bữa cơm không.

Ông Năm có vẻ buồn:

– Thế à!

– Cụ không cần lo. Con sẽ ở lại chờ cho đến lúc ông ấy về rồi con mới về.

– Phải chi cô ở lại luôn đây thì tốt quá, tôi cũng đỡ phải lo. Thằng Dương nó có nói với cô việc này chưa?

Quân thở dài đáp:

– Dạ có, nhưng con không thể ở lại được.

Nói rồi, cô quay lui trước ánh mắt buồn bã của cụ Năm, cô biết ông cụ có lòng tốt với cô.

Bà Thủy mừng rỡ khi thấy con gái trở về. Thằng Duy chờ mẹ không được nên đã ngủ say. Bà Thủy hỏi:

– Sao hôm nay con về trễ quá vậy con?

– Dạ, ông cụ trở bệnh nên con phải ở nán lại chăm sóc cho ông ấy.

Bà Hai ngậm ngùi, thờ dài than:

– Thật là khổ! Phải đi làm cho người ta, cực nhọc làm sao!

Quân không muốn cho mẹ buồn thêm nên gượng làm vui nói:

– Có gì đâu mẹ, cũng là công việc thôi. Chủ yếu có tiền lo cho thằng Duy là được rồi.

Bà Thủy phiền muộn chắt lưỡi:

– Mẹ không đỡ đần gì được cho con. Còn chị con ... Ứ hự! Mẹ thật buồn vì nó.

– Mẹ à!

– Nó là chị mà chẳng giúp đỡ gì con. Mẹ giận nên mới bỏ về đây.

– Mẹ cũng đừng trách chị ấy làm gì. Chuyện của con, con tự lo. Chị ấy cũng còn gia đình của chị ấy.

– Hừ! Lúc hoạn nạn mới cấn thân tình. Thấy nó bạc bẽo, mẹ thật buồn lòng.

Quân thở dài, chua chát nói:

– Bây giờ con chỉ còn lo cho mẹ và thằng Duy. Con sẽ cố gắng làm việc để kiếm tiền, con không để cho mẹ khổ đâu.

Bà Hai ứa nước mắt:

– Càng nghĩ mẹ càng ghét càng giận thằng chồng con. Cũng vì nó mà mới ra nông nỗi này. Mẹ có ngờ đâu nó lại tồi tệ xấu xa như vậy. Bây giờ nó bỏ con một thân một mình nuôi con, tiền của, tài sản tan hoang không còn gì.

Quan cắn môi cố nén nỗi uất hận đang trào dâng trong lòng khi nghĩ đến người đàn ông bội bạc đó.

– Người còn không tiếc, huống chi tiền bạc hở mẹ. Mình còn có thể làm ra mà.

– Nhưng bây giờ con phải lam lũ, làm tôi tớ người ta. Trong khi nó no đủ sung sướng một thân nó, mà nào con có lỗi gì chứ.

Quân ứa nước mắt gạt đi:

– Mẹ đừng nhắc chuyện cũ nữa.

– Thì thôi, mẹ không nhắc nữa.

– Mẹ đi nghĩ đi, cũng khuya lắm rồi.

– Con đã ăn cơm chưa?

– Dạ rồi. Con đã ăn ở nhà chủ rồi. Mẹ đi ngủ đi.

– ...ÀCăn nhà chìm vào sự yên vắng tịch mịch. Quân vào phòng thăm con.

Thằng bé vẫn ngủ say, không biết có mẹ đang ở bên cạnh nhìn ngắm nó bằng tất cả lòng thương yêu trìu mến. Cô kéo chăn đắp cho con. Nếu như không có nó thì cô đã không có đủ dũng khí sống tiếp quãng đời còn lại của mình. Nỗi đau, sự tuyệt vọng và lòng oán hận tưởng như đã dìm chết cô trong những ngày ấy.

Quân ôm đầu gục xuống bên cạnh con. Làm sao cô có thể quên được cái ngày tồi tệ đau lòng ấy, câu nói nhẫn tâm đó như cắt vào tim cô ...

– Em đừng hỏi tại sao, cũng đừng nắm níu gì nữa, anh đã quá chán rồi! Đó là lý do để anh giải thích với em!

Quân sững sờ nhìn người đàn ông trước mặt, người mà cô đã ngỡ là rất thân thương với mình. Anh như trở nên xa lạ hơn bao giờ hết, xa lạ đến tàn nhẫn, xa lạ đến lạnh lùng không còn chút trìu mến ân cần, cũng chẳng cần tế nhị nhẹ nương, anh chỉ muốn rũ bỏ cô, cắt đứt mối tình cảm quấn quýt đầm ấm giữa cô và anh bấy lâu nay thật nhanh chóng.

– Chúng ta ly dị, từ đây giữa chúng ta không còn quan hệ gì nữa. Anh đi đây!

Quân nhớ lần đó không hiểu sao cô đã không kêu gọi cũng không vật vã van xin hay khóc lóc níu giữ người đàn ông đó. Cô cứ ngồi lặng đi như hóa đá, đôi mắt ráo hoắc, đầu óc trống rỗng. Không biết cô ngồi được bao lâu, cho đến khi có người lay gọi cô thì anh ta đã đi rồi. Anh ta mang theo tất cả tài sản quý giá và mang theo cả niềm vui của đời cô.

Suốt bao ngày qua, cô cứ tự hỏi cô đã làm nên lỗi lầm gì, do đâu, vì sao, nhưng cô không thể lý giải được.

– Tình yêu, hạnh phúc! Cô đau đớn vật vã như một kẻ điên, có đôi lúc cô chỉ muốn chết đi cho xong, nhưng vì bé Duy, cô đã cố gượng đứng lên, vì cô biết ngoài cô ra nó không còn ai để che chở.

Gần một năm qua, cô mới đứng dậy được thì tất cả của cải trong nhà cũng lần lượt ra đi đem theo luôn cả bạn bè, người thân ...

– Mà!

Tiếng gọi khẽ của bé Duy khiến cho Quân ngẩng lên. Cố chùi vội hai hàng nước mắt còn lăn dài trên má.

Sao má khóc vậy má?

– Má không có.

Nó đưa bàn tay bé xíu lên lau mặt cho cô:

– Má khóc nè! Ai ăn hiếp má vậy?

– Không có! Con ngủ đi!

Nó buồn buồn nhìn cô hờn dỗi:

Má nói láo với con! Má khóc mà còn chối. Má nói đi, có phải ba ăn hiếp má không?

Quần nấc lên, ôm đầu con vùi vào ngực mình. Cô nghẹn ngào dỗ nó:

– Ngủ đi con! Mai má mua bánh cho con. Đừng hỏi nữa!

– Con không ăn đâu. Ngoại nói má hết tiền rồi, má phải đi làm cho người ta, mai mốt con không được đòi má mua bánh nữa. Má ơi! Sao má với ba giận nhau lâu vậy má? Sao ba không về?

– Ngoại nói ba đi luôn rồi, có phải không má.

Quân vừa đau lòng vừa bực tức khi nghe con vô tư nhắc đến con người bội bạc ấy. Cô gắt lên:

– Con ngủ đi. Má nói con không biết nghe sao. Con có má đây rồi, má thương con cũng đủ rồi, biết không?

Thằng bé ấm ức chưa hài lòng với câu trả lời của cô, nhưng nó không dám lên tiếng vì thấy cô đã nổi giận. Có lẽ thái độ sợ sệt của nó đã làm dịu đi phần nào nỗi tức giận trong lòng cô Quân nén tiếng thở dài, dịu dàng vuốt tóc con, nhỏ nhẹ dỗ dành nó:

– Con đừng nhắc đến ba nữa, má không vui đâu con biết không. Từ đây má sẽ lo cho con, chúng ta sẽ sống thật vui vẻ. Má sẽ không để cho con chịu khổ nữa. Con nghe lời má không Duy? Giờ đây má chỉ có mình con và vì con má sẽ làm tất cả để cho người ta không coi thường má con mình.

Thằng bé chớp mắt nhìn mẹ. Mặc dù nó không hiểu hết lời nàng muốn nói với nó nhưng nó cũng cám nhận được tình yêu mà nàng dành cho nó qua những cái vuốt ve của nàng. Nó rúc sâu vào lòng nàng rồi nhắm mắt lại.

– Má thương con lắm biết không?

– Con cũng thương má lắm.

– Con ngoan.

Căn phòng chìm vào trong sự yên tĩnh.

Đêm vẫn thăm thẳm một màu đen buồn bã. Quân nhìn qua cửa sổ, những ánh sao trên cao vẫn nhấp nháy phát ra những tia sáng lóng lánh như kim cương. Nàng sẽ như những vì sao đó, không chịu khuất phục để cho màn đêm che khuất mình.