Chương 1

Kỳ Hoan đỏ mặt kéo ống quần xuống rồi quay đi lẩm bẩm:

– Hừ! Nhìn gì mà nhìn giữ vậy cứ như kẻ trộm rình nhà ấy.

Không hiểu hắn ở đâu mà suốt mấy ngày nay cứ hễ Hoan ra đến bãi đã thấy hắn có mặt ở đó rồi.

Hắn cứ ngồi một chỗ và cứ đăm đăm nhìn về phía Hoan. Ban đầu thì Hoan cũng không để ý lắm nhưng một ngày rồi hai ngày khiến cho Hoan thấy khó chịu. Hôm nay cũng thế, tấm lưới cần vá cứ vướng víu trên tay Hoan đến phát bực.

– Hoan ơi!

– Ơi!

– Vá lưới à!

– Ừ, một cha lại đi biển rồi, mình phải chuẩn bị cho cha, Lực tìm mình có chuyện gì không?

Lực cười rồi ngượng nghịu gãi tai.

– Chiều nay sang Lực chơi.

– Chi vậy?

– Má nấu chè kêu Hoan sang ăn, chè khoai sọ, má nói Hoan thích ăn lắm.

– Dì Sáu cưng Hoan quá vậy! Ừm vá lưới xong Hoan sang, mà dì Sáu kêu hay Lực kêu.

Lực nói lảng:

– Để Lực làm cho.

– Cũng được.

Hoan đáp rồi đứng lên nhường chỗ cho Lực nhưng vẫn không quên liếc về "phía đó", cái dáng cao lớn của hắn đã biến mất Hoan thơ ra nhưng lại thấy có một chút bâng khuâng tiêng tiếc , cô quay lại gọi Lực:

– Nè.

– Hừ!

– Vá lưới xong mình đi vô xóm chơi đi.

– Mắt Lực sáng lên.

– Ừ! Chiều nay rảnh cũnh không có việc gì làm, hay là mình đi hát karaoke đi.

Hoan ngần ngừ nói:

– Tốn tiền lắm, để tiền đó cho dì Sáu đi chợ.

– Lực có tiền mà, vả lại lâu lắm rồi Lực không đưa Hoan đi chơi.

– Tụi mình đi lòng vòng chơi rồi mua đậu phộng rang ăn được rồi, trời lạnh mà ăn đậu phộng rang ngon lắm đó, còn chè của dì Sáu nữa.

Lực có vẻ không vui:

– Sao Hoan tính toan giữ vậy!

– Không phải tính toán mà là tiêu xài đúng cách, mình đi chơi cũng vui rồi, đâu cần phải hát hò ăn uống mới vui, chừng nào Lực làm ra nhiều tiền lúc ấy hãy hay.

Lực buồn bực trách Hoan:

Lực thấy cứ mỗi lần rủ Hoan đi đâu là Hoan lại tính tới tính lui rồi gạt đi, bộ Hoan cho là Lực không đủ tiền đãi Hoan sao?

– E, tự ái hả! Làm bạn bè thì không được tự ái đó, chỉ vì Hoan xem Lực là bạn thăn không co gì phải e ngại nên Hoan mới nói thật lòng mình, chứ nếu như người khác Hoan chẳng hơi đâu mà lo tiết kiệm dùm Lực.

– Cho Lực xin lỗi đi, Lực lở lời chứ không có ý chọc giận Hoan đâu, thật ra Lực chỉ muốn cùng Hoan đi chơi cho vui thôi, Hoan đừng giận nữa được không?

Hoan không thèm tra lời, cô cứ chăm chú vào tấm lưới đang vá, làm như không nghe cũng không thấy Lực, gương mặt cau có của cô càng khiến cho Lực thấy hối hận, anh tự trách mình sao lại lở lời làm cho cô giận như thế.

– Hoan không tha thứ cho Lực sao? Lực xin lỗi rồi mà, đừng giận Lực nữa từ đây Lực không bao giờ dám chọc giận Hoan đâu, Hoan không thích đi hát thì không hát vậy, tụi mình sẽ đi mua đậu rang ăn rồi lên đồI chơi, Hoan muốn sao cũng được. Nghen!

– Hứ!

– Được không? Hoan ừ đi! Thôi hay là để Lực quỳ xuống xin lỗi Hoan.

– Ê.

– Để Lực quỳ gối mà.

– Ê, thôi đừng, ai mà làm kỳ vậy, có gì mà kỳ, có lỗi thì xin lỗi thôi.

– Lực làm ơn đi, Hoan không giận nữa được chưa, đừng có quỳ gối lỡ ai thấy, kỳ cục?

Lực kín đáo thở ra, anh hớn hở cười rồi hỏi lại:

– Thật là Hoan hết giận rồi chứ?

– Ừ!

– Vậy chiều nay mình đi chơi chứ?

– Ừ!

– Lực mừng rỡ cười tóet miệng rồi sán đến bên cạnh Hoan.

– Để Lực làm cho.

Hoan xích ra nhường chỗ cho anh sau khi liêc xéo anh rồi đe nẹt:

– Lần sau mà còn thế thì giận Lực một tháng.

– Cho tiền Lực cũng không dám, từ đây Hoan nói gì Lực cũng không cãi.

– Chiều xuống thật nhanh bóng tối đã chập choạng về, cái xóm chài xộc xệch cũng đã lên đèn, Hoan thay chiếc áo sơ mi trắng, chiếc áo tươm tất nhất của mình rồi mới thưa mẹ ra ngoài, Lực đã đứng chờ cô nơi đầu xóm:

– Chờ lâu chưa?

– Cũng mới thôi.

Thấy Lực nhìn mình Hoan ngơ ngác hỏi:

– Hoan làm sao à?

– Không!

– Không, mà Lực nhìn đến khiếp lên được.

– Tại.

– Tại gì?

Thấy Lực ấp úng Hoan chau mày hỏi tới, Lực nhoẻn miệng cười rồi đột ngột nắm tay Hoan nói khẽ:

– Tại trông Hoan đẹp quá!

Hoan dằng tay ra khỏi tay Lực hất mặt lườm lực:

– Hữ, học ở đâu cái thói nịnh bợ, dễ ghét!

– Lực nói thiệt mà, Hoan mặc cái áo trắng này trông cứ như cô tiên vừa hiện ra trong ánh hào quang vậy.

Lực cứ tưởng Hoan lại nguýt mình nhưng trái với suy nghĩ của anh, cô bụm miệng cười nắc nẻ, làm cho anh thộn mặt đứng ngây ra nhìn cô.

– Hoan cười gì vậy?

– Cười Lực chứ cười gì.

Lực đỏ mặt hỏi:

– Cười Lực cái gì?

– Xì! Hoan trề môi nhại Lực:

''cô tiên trong ánh hào quang'' học ở tuồng nào vậy?

– Hơ!

– Làm ơn đi, đừng có bắt trước người ta ăn nói lung tung dị quá.

Lực đỏ mặt lần nữa, rồi lầm lũi rảo bước không dám nói thêm câu nào với cô.

– Nè!

– !!!

– Làm gì mà đi nhanh quá vậy?

– !!!

Hoan tinh nghịch chạy lên, rồi đứng chặn trước mặt Lực, dang hai tay ra ngăn anh lại không cho anh đi tiếp, cô nghiêng đầu nheo nheo mắt hỏi anh.

– Sao vậy? Đang như con chim chích bỗng dưng lầm lì không nói câu nào, bộ không thích đi chung vơi Hoan nữa à?

– Không phải!

– Không phải? vậy thì giải thích đi?

– Thôi bỏ đi, chỉ tại Lực ''cù lần'' không biết ăn nói nên bị Hoan chọc quê cũng đúng.

– Lực không có cù lần chẳng qua Lực cứ là Lực đi, đừng bắt trước người ta Hoan không thích.

Lực cúi gằm đầu rồi ngượng ngùng trả lời:

– Lực biết rồi.

Hoan chợt thấy tội nghiệp anh, cô nắm tay anh kéo đi.

– Mình lên đồi đi, lên đó ngắm biển rồi ăn đậu rang, Lực có đem theo không?

– Có!

Khu đồi là một vùng đết cao hơn bờ biển và có rất nhiều biệt thự sang trọng được xây cất bề thế nguy nga, những tòa biệt thự nằm riêng lẻ độc lập vươn cao bên những hàng cây xanh tươi mát, trông chúng thật kiêu hãnh và cũng là mơ ước của Hoan. Cô kéo tay Lực ngồi xuống bên gốc cây to lớn bên con đường nhỏ dẫn lên một tòa biệt thự mà Hoan yêu thích nhất.

Tòa nhà như một lâu đài cổ được xây dựng trên một vùng đất rộng, chưa một lần Hoan đặt chân lên đó, khoảng sân quanh tòa nhà được trồng rất nhiều cỏ, nhìn từ xa nó như một thảm nhung màu xanh rất mượt mà, có nhiều khi nó đã khiến cho Hoan rất thèm muốn và ao ước được một lần chạm vào nó.

– Hoan!

Hoan buông rơi những mơ tưởng của mình bởi tiếng gọi của Lực, cô quay lại khi trong mắt cô vẫn còn vương vấn một ít nuối tiếc thẫn thờ.

– Hoan sao vậy? Cứ thừ người ra như mất hồn, Hoan thích ngôi nhà đó lắm à?

Hoan ngượng nghịu quay đi giọng của cô chợt chùng xuống:

– Nó đẹp quá!

Câu trả lời của Hoan làm cho Lực chạnh lòng, anh nhận ra sự khao khát và nỗi đam mê mong ước của Hoan trong câu nói, anh khẽ nắm tay Hoan rồi ngước nhìn tòa nhà cao lớn trên cao anh nói:

– Mai này Lực sẽ xây cho Hoan một ngôi nhà đẹp hơn cả ngôi nhà đó Hoan khẽ cười:

– Chỉ cần như thế là quá sự mơ ước của Hoan rồi, nó đẹp quá phải không?

– Ừ!

– Nói thế thôi chứ biết bao giờ chúng mình mới có được ngôi nhà ấy, nó xa ngoài tầm tay chúng ta, Hoan và Lực có làm cả đời cũng không thể, bỏ đi! Cứ lâu lâu được đến đây ngồi ngăm chúng là Hoan thấy vui rồi, nhất là có Lực, có đậu rang không thích hơn sao?

Lực cảm động và cảm thấy thương Hoan làm sao, quả là điều mà Lực vừa nói với Hoan chỉ là lời ước, nó thật khó mà thành sự thật nhưng trong lòng Lực vẫn muốn hoàn thành mơ ước ấy cho Hoan. Lực sẽ cố, sẽ vì Hoan mà cố, một ngày nào đó lực sẽ xây cho Hoan một tòa nhà đẹp hơn cả tòa nhà trên đồi kia.

– Lực à.

– Hử!

– Lực có mơ ước gì không?

– Có!

– Lực nói cho Hoan nghe đi.

– Mơ ước của Lực nhiều lắm.

– Sao Lực tham thế có một mơ ước cũng khó thực hiện huống hồ gì là nhiều mơ ước.

– Mơ ước của lực giản dị lắm, không cao xa lắm nên cũng không thể không thành hiện thực.

Hoan chớp nhẹ rèm mi háo hức hỏi:

– Nói đi Lực mơ gì nào?

– Lực ... Lực chỉ mơ một ngày nào đó Lực sẽ có một công việc ổn định, Lực ... được ngồi với người mình yêu thương tạo lập một gia đình đầm ấm, lo lắng bảo bọc cho họ và Lực sẽ xậy cho Hoan một ngôi nhà thật đẹp, đẹp như Hoan mong muốn.

– Lực mơ nhiều quá lại lung tung nữa, nào là gia đình, rồi còn xây nhà cho Hoan, sao lại có thể làm chung được.

– Vì ... Vì ...

Thấy Lực ấp úng thì Hoan chau mày gặng hỏi:

– Vì cái gì?

– Vì ...

– Lực thật lạ cứ ấp a ấp úng, chúng ta chỉ nói đến những mơ ước của mình chứ có phải là sự thật đâu mà Lực cũng không dám nói ra.

Nhưng ước mơ chính kà điều chúng ta nghĩ đến và khao khát, Lực nghĩ đó mới là điều chân thành nhất.

– Ừ nhỉ, vậy Lực muốn có một gia đình thế nào và người mà Lực muốn bảo bọc ra sao?

Lực mơ màng rồi lén nhìn trộm Hoan ánh mắt của anh thật nồng nàn, thật tha thiết, nó vời vợi một trời yêu thương anh nói:

– Lực không mơ cao sang, Lực chỉ muốn có một gia đình giống như gia đình của mình của Hoan vậy, cha mẹ hòa thuận, yêu thương và nuôi dạy con cái, người mẹ ở nhà quán xuyến gia đình, người cha thì lo toan những việc ngoài đời che chở cho người mình yêu thương.

Hoan mỉm cưới gật đầu nối tiếp lời Lực:

– Phải đó, Hoan cũng mơ có một gia đình đầm ấm người vợ dịu dàng chăm sóc chồng con, còn người đàn ông thì mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho người bạn đời của mình, có được một người cho mình dựa dẫm! Ôi sao mà thoải mái quá, không việc gì phải lo, phải nghĩ, phải sợ hãi trong những ngày mưa gió thất thường và nhất 1à không phải cô đơn một mình trong những đêm dài lạnh lẽo.- Lực này.

– Hử!

– Nếu như cuộc đời được như ta mơ thì hạnh phúc biết bao Lực nhỉ! Hoan cũng có mơ ước như Lực.

– Thế người mà Hoan thích có có giống Lực không?

Hoan đưa mắt lườm Lực nhưng nghĩ sao cô lại mỉm cười:

– Chỉ kà nói chuyện thôi tại sao mình lại giận anh ấy chứ nghỉ rồi Hoan nói:

– Giống Lực à?

– Ừ!

– Làm gì mà háo hức như thật vậy? Xem ra thì Lực đâu có xấu xí lắm.

Lực gật đầu rối rít hỏi dồn:

– Phải đó,có phải là ...

– Ê khoan đã, để Hoan ngắm lại Lực đã.

Hoan cười ranh mãnh rồi xăm xoi nhìn Lực, dường như cô cố tình trêu chọc Lực nên cứ giương tròn hai mắt chòng chọc nhìn anh, khiến cho anh phát ngượng kêu lên:

– Hoan làm gì vậy?

– Trời ơi! Đàn ông được đàn bà ngắm mà đỏ mặt sao?

– Ai cũng là người mà!

– Hì hì! Công nhận nghe, bây giờ Hoan mới khám phá ra Lực cũng đẹp trai ghê, mũi cao nè, mắt đen, môi dày cũng có nam tính lắm. Chỉ tiếc là ...

– Tiếc cái gì?

– Tiếc là Lực thấp quá, nếu như cao lên một chút làm người mẫu được đó.

Lực xụ mặt không vui vì lời nói của Hoan:

– Lực không thích làm người mẫu nhưng tính ra Lực cũng cao hơn Hoan mà.

– Hoan có nói gì đâu!

Trong lòng Hoan chợt hiện lên hình bóng một người, là cái gã thanh niên đó, cái gã mà suốt mấy ngày nay cứ ngồi nơi mỏm đá ấy nhìn cô đăm đăm.

Kể từ khi ấy trong lòng Hoan cứ vương vướng một cái gì đó mơ hồ khó nói ra, cô cố đùa, cố vui với Lực để xua đi hình ảnh vừa thoáng hiện trong cô.

Hoan trở về khi cái xóm nhỏ đã im lìm trong giấc ngủ, cô đẩy nhẹ cánh cửa rồi rón rén bước vào nhà.

– Hoan về rồi đó à?

Hoan giật mình đứng lại rồi rụt rè đáp.

– Dạ thưa má con mới về!

Bà Xuyến càu nhàu:

– Con gái con đứa đi đâu mà khuya mới về.

– Dạ con đi lòng vòng thôi mà, má đi ngủ đi.

Bà Xuyến lầm bầm vài câu rồi mới thôi:

– Con liệu đó, con gái lớn rồi đừng để cho người ta dị nghị, đi ngủ đi mai còn đi làm.

– Dạ.

Hoan thở phào nhẹ nhõm rồi nhón bước về giường của mình, may mà hôm nay má không la, hú vía, cũng tại Lực cứ đòi ngồi mãi không chịu về làm cho Hoan buồn ngủ gần chết.

Sáng hôm sau bà Sáu đặt bát mì tôm lên bàn cho con rồi lên tiếng hỏi.

Hôm qua con đi chơi với con Hoan à.

– Dạ.

– Đi đâu mà khuya dữ vậy?

– Tụi con lên đồi ngồi chơi.

Bà Sáu chặc lưỡi:

– Người ta là con gái mà con cứ rủ người ta đi đêm đi hôm có ngày cha mẹ họ đến nhà mắng vốn má cho coi.

– Trời đất, má nói gì vậy! Nào giờ tụi con vẫn thế mà.

Biết rằng vậy nhưng tụi con lớn rồi, má hỏi thật, con thích con Hoan phải không?

Lực lúng túng cúi đầu không dám nói vì thẹn:

– Má hỏi chi vậy?

Dì Sáu mỉm cười, bà bước tới ngồi bên con trai dịu dàng lên tiếng.

– Má hỏi để lo cho con chớ chi.

– Lo cái gì, má kỳ quá.

– Trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng hễ con ưng để má đánh tiếng với bên đó.

– Má!

– Thế nào?

– Con chưa nghĩ đến chuyện đó đâu.

– Sao lại chưa? Hổng lẽ con không thương con Hoan?

– Con thương nhưng chuyện hôn nhân khoan tính.

Bà phật ý cau mày, bà gặng hỏi:

– Sao vậy?

– Má coi, con chưa có gì trong tay, sao dám cưới người ta về chứ.

– !!!

– Con không muốn người ta thua thiệt con tính vài năm nữa con ra làm có tiền chút mới tính.

– Cưới vợ thì cưới chứ chơ có tiên thì đến lúc nào, con gái người ta cũng có thì làm sao mà chờ con, hay là nó không thương con?

– Má à, má đừng hỏi lung tung nữa chuyện của con, con biết tính.

Bà Sáu hờn dỗi nói:

– Thì thôi, má không hơi đâu mà lo.

Chờ cho đến khi Lực đi khuất bà mới làu bàu nói theo:

– Thanh niên bây giờ thật lạ thương nhau ''xà nẹo" vậy đó, mà biểu cưới lại không ưng.

Nói rồi bà đưa mắt nhìn căn nhà đơn xơ của mình rồi thở dài, căn nhà chống hoác chẳng có gì đáng giá, mặc dù nói với con như thế nhưng bà cũng tự hiểu hoàn cảnh của mình, cho dù bên nhà ông bà Xuyến cũng không giàu có gì hơn bà nhưng liệu họ có chịu gả con về làm đâu nhà bà hay không, thời buổi bây giờ nghèo hèn cũng khó ăn nói, như nhà bà Toàn đầu xóm có đứa con gái họ cũng gả cho Đài Loan, Hàn Quốc để kiếm tiền đô xây nhà, mà con bé nhà bà ấy vừa xấu vừa thất học, không như con Hoan vừa đẹp lại vừa tốt tánh, nó tháo vát lanh lẹ lại nết na dịu dàng, biết gia đình họ có trèo cao không.

Nghĩ rồi bà Sáu lại thở dài, có lẽ vì thế mà thằng Lực nhà bà nó không dám tính tới, ôi thật tội cho con trai bà.

Từ ngày cha nó đi biển không về, bà ngày mỗi ngày mòn mỏi trông ngóng, rồi tần tảo nuôi con, thấm thoát mà mười năm rồi, con tàu của ông vẫn bặt vô âm tín, mưới năm để cho sự hi vọng của bà cũng lụi tắt dần, à dồn hết tình thương và sự lo lắng cho Lực đứa con trai duy nhất mà ông để lại cho bà, à đem con bỏ xứ đến vùng biển này sinh sống, trong lòng bà không muốn Lực theo cái nghiệp của cha ngày xưa nhưng bà không đủ khả năng để hướng cho con theo nghề khác và bà cũng không muốn rời xa vùng sông nước mênh mông kia, bà đã quen rồi với tiếng sóng vỗ rì rầm ngày đêm, quen rồi với sự vui buồn của biển và vẫn còn nắm nuối một điều mà trong lòng bà vẫn chưa thể chấp nhận hàng bao năm qua đó là sự trở về của chồng bà.

Bà bước đến bàn thờ đất nén nhang rồi khấn, mùi nhang thơm lan tỏa khắp không gian cũng khiến cho căn nhà ấm lên.

Anh Điền, hơn mười năm rồi tôi không lập bàn thờ cho anh là vì tôi vẫn mong có một ngày nào đó anh sẽ trở về với tôi và con, tôi không tin anh đã chết, không thể anh không thể bỏ mặc mẹ con tôi nơi này, mười năm qua tôi vẫn một lòng chờ đợi anh và nuôi dạy con nên người, nó đã khôn lớn trưởng thành, nó rất giống anh, rất giống, cứ mỗi lần nhìn thấy con là tôi lại nao lòng nhớ anh, hãy mau về với mẹ con tôi đi.

– Má.

Lực khẽ gọi khi thấy bà gục đầu bên cạnh tủ thờ, anh chạnh lòng xót xa vì biết là mẹ đang nhớ đến cha.

– Má, má sao vậy?

Bà Sáu chùi vội giọt nước mắt vào áo rồi đáp.

– Má có sao đâu, sao con lại về?

– Dạ, mai con ra biển hôm nay ông chủ cho con về sớm để nghỉ ngơi.

– Mai con đi à?

– Dạ, mai tàu của chú Hai ba của Kỳ Hoan cũng ra biển, nghe nói có luồng cá mới kỳ này chắc trúng đậm à má. Ông chủ nói nếu đúng thì ông ấy sẽ bồi dưỡng cho anh em.

– Ơ!

– Lần này về có tiền con mua cho má chiếc đệm để má nằm cho êm lưng, lúc này má ngủ cứ trăn trở hoài.

Bà mỉm cười nói:

– Má trăn trở đâu phải má muốn nằm nệm êm, người ta nói người già không nên nằm nệm, nằm giường, nằm ván vậy mà tốt, không bị còng lưng.

– Má cứ nói vậy!

– Là đúng đó con, để tiền mà lo cưới vợ.

– Lấy vợ đâu chỉ bấy nhiêu là đủ.

– Biết là vậy nhưng con cứ để dành từ từ rồi cũng ''tích tiểu thành đá' chứ làm sao một lúc có được hả con.

Lực cười đáp:

– Trúng số cũng có vậy má, chừng nào trúng số con mới lấy vợ, mà sao lúc này má hay nói đến chuyện đó quá vậy, con đói bụng quá có gì ăn không má.

– Để má đi nấu cơm.

Lực chờ cho mẹ khuất sau khung cửa anh mới thở ra nhẹ nhõm, anh biết mẹ quan tâm anh nhưng mỗi sự quan tâm của mẹ lại là một áp lực đối với anh, nhìn mái tóc lốm đốm bạc của mẹ, nhìn chiếc lưng ốm yếu ra vào lúc trời giông bão, lòng anh lại trào lên một nỗi đau xót khó tả, mẹ đã vì anh mà tần tảo vất vả bao năm qua, thế mà cho đến tuổi này anh vẫn chưa làm gì để báo hiếu cho mẹ, mà còn để mẹ phải lo lắng vì anh.

Căn nhà quá trống trải quạnh quẽ, anh hiểu đươc nỗi buồn trong lòng mẹ, hiểu cả những gì mà mẹ phải chịu đựng bao năm qua, cứ mỗi lần thấy mẹ thắp nhang khấn vái là anh biết mẹ lại nghĩ đến cha, mười mấy năm rồi, mẹ vẫn nuôi hi vọng vò võ chờ đợi.

Mười mấy năm căn nhà không có bóng cha, đó là sự thua thiệt của anh và nỗi đau xót cho mẹ, anh tự nhủ anh sẽ làm cho mẹ vui lòng cho dù là việc lớn hay việc nhỏ đi nữa, anh cũng muốn làm cho mẹ vui để bù đắp phần nào cho những tủi cực mà mẹ đã phải trải qua.

Bóng nắng đã ngả về phía tây, Lực mặc cái áo rồi lớn tiếng thưa bà Sáu:

– Má ơi, con ra ngoài một chút nghen má.

Bà Sáu nói vọng lên:

– Con đi đâu thì nhớ về cho sớm để khuya có sức mà ra tàu.

– Dạ, con biết.

– Thôi đi đi. A nè có mấy cái bánh bò má mua để trên đầu tủ con đem sang cho con Hoan nó ăn.

Lực gãi đầu:

– Sao má biết con qua Hoan?

Bà Sáu nói vọng lên:

– Má là má con mà, chuyện gì má lại không biết thôi đi đi.

Căn nhà thân quen của Hoan đã ở trước mặt Lực, mặc dù anh không xa lạ gì với gia đình Hoan nhưng cứ mỗi lần đến thăm Hoan anh vẫn cứ ngập ngừng e ngại trước đầu ngõ.

– Lực đó à?

Ông Hai đi xóm về thấy Lực đứng xớ rớ trước ngõ thì vỗ vai Lực hỏi, Lực quay lại lễ phép chào ông.

– Bác Hai, con mới tới.

– Ơ, tới sao không vô nhà, đàn ông gì mà lấp ló rụt rè tao không chịu đâu nghe.

Lực đỏ mặt riu ríu theo sau ông.

– Dạ, bác đi xóm mới về?

– Ơ, uống với mấy anh em vài ly để lấy khí thế mới ra biển cho ngon. Nghe nói mai ông Tư Hùng cũng cho tàu ra biển phải không, bay có đi không?

– Dạ, mai con cũng đi.

– Ơ, ráng làm tao thấy bay có tương lai đó.

Bà Xuyến bước ra khi nghe tiếng chồng về.

– Ông về rồi đó à?

– Ơ, có cháu Lực qua chơi nè.

– Vào nhà đi Lực.

– Dạ, có mấy cái bánh bò má biểu con đem qua.

Vừa lúc Hoan bước ra cô lên tiếng trêu Lực:

– Vậy mà Hoan tưởng bào ngư vi cá gì chứ.

Lực ngượng ngùng chưa kịp trả lời thì bà Xuyến đã nhăn mày trách con gái:

Kỳ Hoan, con nói gì vậy cho dù chỉ là tấm bánh bò nhưng là cả tấm lòng, đó mới là điều đáng quý, con nói mà không sợ người ta buồn sao?

Hoan vênh mặt liếc dài Lực rồi trề môi nói với mẹ:

– Anh ấy mà dám.

Lực cười hiền anh thật thà nói với bà Xuyến:

– Dạ phải, con không dám buồn Hoan đâu, cô ấy nói gì cũng được nhưng con biết cô ấy rất thích ăn bánh bò, nếu như con đem bào ngư vi cá đến cô ấy cũng không thích đâu.

Bà Xuyến mỉm cưới, thì ra nó biết con bé Hoan nhà bà thích ăn bánh bò nên nó mới đem sang. Cái thằng, nghĩ thì nó cũng là người tốt, chịu làm lại hiền lành đứng đắn, nếu như nó muốn tiến tới thì bà cũng không ngăn cản.

Bà chờ cho Lực và Hoan sóng vai nhau đi xa bà mới nói với chồng:

– Ông thấy thằng Lực con chị Sáu được không?

– Cũng được mà bà hỏi chi vậy?

Bà chau mày trách chồng:

– Bộ ông không thấy sao, hai đứa nó khăng khít là thế, tôi cũng muốn gả nó cho thằng Lực, cái thằng chịu khó, chịu cực, không đi làm thì thôi, còn ở nhà thì chỉ biết quanh quẩn phụ mẹ, chẳng rượu chè cũng chẳng cờ bạc, thời bây giờ khó kiến lắm.

– Ôi chuyện con nít cứ để tụi nó tính, bà đừng nói ra nói vô.

– Tôi nói với ông chứ nói với ai.

Ông Hai chép miệng:

– Tôi thấy cái kiếp của mình sao mà nó khổ quá, suốt đời vật lộn với sóng gió, tôi chỉ muốn cho con Hoan thoát khỏi cái đời cực nhọc này.

– !!!

Thằng Lực rồi nay mai cũng như tôi, hay bạc phước hơn là như cha nó tôi không muốn con Hoan nó giống như bao người đàn bà khác ở tron g cái làng chài này, cực khổ, nghèo hèn, lam lũ.

Bà Xuyến thở dài rồi nói tiếp lời chồng:

– Ai lại chẳng muốn con cái xung sướng nhưng thân phận mình thấp kém ai mà nhìn xuống chứ ông:

– Cho nên tôi muốn cho nó tiếp tục học lên, chỉ có cách đó mới có thể tiến thân.

– Ừ hừ, biết mình có lo nổi cho con không nghe nói học đại học tốn tiền lắm, cho nó đi xa một mình tôi cũng không yên tâm.

– Nếu kỳ này nó đậu, cho dù có bán nhà bán cửa tôi cũng cho nó đi.

– Tùy ông thôi, chúng ta có mỗi nó là con giàu nghèo gì cũng phải lo cho nó tới nơi tới chốn.

– Tôi biết bà không đồng tình với tôi.

– Tôi có nói gì đâu.

– Bà thấy đó, mấy đời chúng ta cứ bám vào cái nghề này mà sống, tủi cực có, khổ sở có mà tiền bạc thì không có chưa nói đến chuyện rủi ro bỏ mạng ngoài khơi, trong khi con Hoan nó là con gái nó cũng không theo nghiệp của tôi được, tôi càng không muốn nó lấy chồng là dân đi biển rồi nối tiếp cuộc đời của tôi và bà. Tôi biết bà không muốn xa con nhưng bà hãy nghĩ đến tương lai của con mà cố dằn lòng lo cho nó.

Bà thở dài sườn sượt, cứ nghĩ đến lúc phải xa con là bà lại nẫu cả ruột gan nhưng bà không thể cãi lại lời chồng bà nói:

– Thì cứ đợi nó thi đậu cái đã, giờ chưa đâu vào đâu nói sớm làm gì.

Trong khi đó Hoan vô tư đi sóng đôi bên Lực, con đường cả hai đi qua thật đẹp, vừa rộng vừa mát với những hàng cây xum xuê vươn cao bên những cột đèn thẳng tắp, những bóng đèn như những chùm bong bóng lơ lửng cúi nhìn mặt đường với ánh sáng vàng thật ấm áp.

Lực lên tiếng nói:

– Mai Lực đi rồi.

– Ừm, mai Hoan cũng lên trường xem kết quả.

– Nếu như đậu Hoan có đi học không.

– Lẽ dĩ nhiên là Hoan sẽ đi, cho dù Đại học hay Cao đẳng Hoan cũng học, không học Hoan thì làm gì?

Lực chợt thở dài, giọng của anh chùng xuống như một lời than.

– Hoan đi rồi không biết nay mai chúng ta sẽ ra sao?

– Lực nói vậy là sao?

Hoan không nghĩ tới sao, năm ba năm nữa Hoan đã là một cô luật sư chẳng lẽ Hoan còn muốn quan hệ với một anh dân chài như Lực.

– Thì ra Lực nghĩ xa như thế nhưng Hoan lại không nghĩ như lực cho dù co là ai thì Hoan vẫn là bạn của lực, nếu như Lực nghĩ vậy là Lực coi thường Hoan rồi.

Hoan biết không, Lực xúc động nắm tay Hoan rồi nói tiếp:

– Những lời Hoan nói như là một lời hứa làm cho Lực rất vững tâm và sung sướng, cho dù thế nào chúng mình cũng mãi ở bên nhau và làm bạn của nhau.

– Chắc chắn là thế, mình lén đồi đi giờ này ngồi trên đó ngắm cảnh biển rât đẹp.

– Ừ, Hoan lên trước đi, đến chỗ cũ ngồi chờ Lực.

– Lực đi đâu vậy?

– Đi mua đậu rang cho Hoan.

Hoan gật đầu rồi rảo bước theo con đường nhỏ lên đồi, những tòa biệt thự nằm chênh vênh bên sườn đồi, trông thật ngạo nghễ, thật kiêu hãnh.

Hoan đứng thật lâu ngắm nhìn tòa nhà mình yêu thích, trong bónh hoàng hôn nó như một chốn bồng lai tiên cảnh, màu đỏ của nắng chiều làm nổi bật nền tường trắng trên thám cỏ đã đổi màu xanh thẫm. Có vài nơi trong tòa nhà đã lên đèn,ánh sáng xuyên qua những tấm kính trong vắt càng khiến cho tòa nhà thêm phần lôi cuốn nó như đang tự phát ra ánh hào quang. Hoan mơ màng đứng say sưa ngắm nhìn bóng đêm mau chóng chuyển động và phủ trùm lên vạn vật, nắng chiều cũng đã tắt, tòa nhà như bừng sáng, đèn đã bật khắp mọi nơi giờ thì tòa nhà đã như một vừng hào quang rực rỡ trên sườn đồi, nó khiến cho ánh mắt của Hoan như ngây như dại.

Nó đẹp quá, đẹp một cách mê hồn, phải chi Hoan được một lần chạm vào nó, được bước lên bậc thềm bóng loáng cao cao kia. Được đứng ở cái khung cửa kính trong vắt kia nhìn ngắm cảnh đẹp phía dưới đồi.

Chỉ là mơ ườc, Hoan biết nó chỉ là mơ ước không bao giờ có thật!

– Hoan!

– À Lực về tới rồi à, có đậu rang không?

– Có cả bắp rang đây, một gói to, tụi mình ãn xong chắc cũng phải đến nửa đêm mới hết.

Không được, hôm nay Lực phải về sớm mai còn ra khơi, nếu không dì Sáu sẽ cho là Hoan rủ rê Lực thì chết.

Lực ỡm ờ nói; – Được Hoan rủ rê cũng là phước.

– Nói gì vậy?

– Nói gì đâu, ăn đậu đi, còn nóng đó, nếu như lần này Lực đi không về không biết ai sẽ mua đậu cho Hoan ăn nữa.

Hoan chau mày quay lại gắt Lực:

– Nói gì vậy? Chỉ giỏi nói bậy, Lực mà còn nói bậy nữa coi chừng Hoan may miệng Lực lại đó.

Khiếp con gái gì mà dữ, Lực nói thật ở cái xứ này nếu Lực không cưới Hoan chẳng ai thèm cưới Hoan đâu.

– Trời đất!

Hoan cong tay đấm cho Lực một c ái vào vai rồi dậm chân kêu lên.

– Vừa phải thôi nghe, hôm nay cái miệng Lực làm sao vậy? Không muốn ăn cơm nữa hả?

Lực lục khục cười:

– Ăn đậu rang được rồi!

– Không cho ăn nữa.

Thấy Hoan giận dỗi quay lưng lại, Lực khều vai cô hạ giọng năn nỉ.

– Đùa thôi nà, nè đi uống cà phê không?

– Không?

– Lực khát nước lắm, đi đi, cà phê rẻ mà, không tốn nhiều tiền đâu ''hén''.

Hoan phì cười vì cái tiếng ''hén" mà Lực vừa nói, nghe nó nịnh nịnh và buồn cười làm sao.

– Cười là đồng ý nhé, mình đi đi, trên đồi có cái quán cà phê đẹp lắm:

Lực đưa Hoan đi.

– Thật Sao?

– Ừ!

Lát sau Hoan đã ngồi nhấm nháp ly sữa tươi bên Lực nheo nheo đuôi mắt hỏi hoan:

– Ở đây đẹp quá phải không?

– Ơ đẹp mê luôn, ngồi đây có thể nhìn toàn cảnh dưới đồi, nhìn được cả những dải sóng xô vào ghềnh đá, cả những con đường, cả những hàng bong bóng dười kía.

– Bóng bóng đâu?

Lực ngốc quá, thế mà cũng không biết, đó là những bóng đèn đường đó, Lực xem chúng có giống những chùm bong bóng không.

– Ừ nhỉ! Hoan giầu óc tưởng tượng ghê.

– Nè làm gì mà nhìn Hoan trông "gian'' thế. Lực chống cằm cười với Hoan, ánh mắt của lực vẫn không rời khỏi gương mặt xinh xắn của cô bạn gái.

– Lực nghĩ Hoan làm thi sĩ chắc nổi tiếng lắm. Hoan nói chuyện mà cứ như người ta viết văn, làm thơ ấy!

Hoan đỏ lựng hai má lườm Lực.

– Nhạo Hoan hả?

– Nêu như Hoan có làm thơ thì Lực chỉ muốn Hoan làm thơ cho mỗi mình Lực đọc thôi.

– Ích kỷ.

– Ai lại không ích kỷ vì yêu.

– Lực nói gì?

– Ơ không, Hoan này ...

– Gì?

– !!!

– Hôm nay Lực lạ ghê, ăn nói lung tung lại còn ấp a ấp úng như kẻ gian vậy?

Lực ngượng nghịu nói:

– Ơ phải, Lực rất muốn nói với Hoan nhưng lại không thể, Lực đang giận mình đây.

Chuyện gì thế? Có gì thì cứ nói ra đi, tụi mình là bạn mà, chuyện gì vậ?

– Lực ... Lực ...

– Lực làm sao?

Mà thôi để Lực đi về rồi Lực sẽ nói cho Hoan nghe?

– Hứ! Chuyện gì mà quan trọng đến phải hẹn tới hẹn lui như vậy.

Đối vơi Lực thì nó rất quan trọng, nên Lực muốn mình phải có sự chuẩn bị trước.

Hoan phì cười:

– Hoan chẳng rỏ nó quan trọng ra sao nhưng nhìn vẻ mặt của Lực lúc này mình không nhịn được cười, thôi được, không nói thì không nghe mình cũng không thích cường bức Lực đâu.

– Hoan chờ Lực nhé!

– Ừ!

– Hứa nhé!

– Ừ!

Hoan cứ ừ theo câu nói của Lực mà không nhìn lên, nên cô không biết rằng Lực đang đám đuối nhìn cô, ánh mắt của anh chan chứa niềm yêu thương da diết.