Chương 1

– Nhã Uyên! Bồ đậu thủ khoa rồi!

Nhã Uyên đang đứng lắc đầu ngao ngán nhìn các bạn chen chúc nhau xem kết quả của kỳ thi tốt nghiệp. Cô tự biết mình không thể chen chân vào thì nghe tiếng của Tú Ngọc reo vang. Cô quay đầu lại hỏi:

– Thật hả Tú Ngọc?

Tú Ngọc tự ái vênh mặt:

– Bộ mặt này nói dóc dữ lắm hả?

Nhìn bạn giận dỗi, Nhã Uyên cười hiền hòa:

– Cho mình xin lỗi đi mà! Tại vì mình mừng quá nên ... Bồ xem tay chân mình lạnh toát nè!

Tú Ngọc xoa tay Nhã Uyên làm ra vẻ trịnh trọng:

– Tội chết có thê tha, nhưng còn tội lúc nãy thì ...

Nhã Uyên hiểu ý:

– Một chầu bún bò nhé!

Tú Ngọc chần chừ:

– Để xem xét lại!

Nhã Uyên giơ tay:

– Cộng thêm một chầu kem nữa luôn nhé.

Tú Ngọc gật gù:

– Như vậy thì được.

Nhã Uyên engại:

– Nhưng các bạn đông thế này thì làm sao mà vào bên trong xem kết quả cho được.

Tú Ngọc mạnh dạn:

– Có khó gì đâu.

Vừa nói, cô vừa cầm tay. Nhã Uyên kéo vào. Vừa đi, cô vừa la:

– Tránh đường! Tránh đường cho thủ khoa vào.

Nhã Uyên hoảng hốt:

– Tú Ngọc! Bạn làm gì kỳ vậy?

– Không làm vậy thì làm sao mà vượt qua vòng vây để vào bên trong cho được.

Thật vậy, nghe tiếng lạ của Tú Ngọc, các bạn ai cũng đưa mắt lên nhìn và tự động nhường lối cho cả hai. nhiều người quen biết Nhã Uyên lao xao:

– Đó! Nhã Uyên, người đậu thủ khoa đó.

Một làn sóng người bỗng tràn lên đưa Nhã Uyên đến bên bảng danh sách niêm yết kết quả Nhã Uyên như muốn ngạt thở khi nhìn tên mình đang đứng vững vàng trên đầu bảng.

– Mình đậu thật rồi.

Nhã Uyên reo to trong lòng, niềm vui, niềm tự hào dâng cao trong đáy mắt, nhưng rồi cô bỗng chợt buồn.

Tú Ngọc lo lắng hỏi:

– Đỗ cao sao lại buồn thế hả Uyên?

Nhã Uyên không trả lời Tú Ngọc. Cônhớ lại những lời tranh cãi cùng cha:

– Con phải nghe lời ba, con phải theo học ngành Quản trị kinh doanh để sau này tiếp tục phát triển sự nghiệp của ba. Ba rất hy vọng ở con.

– Nhưng ba ơi! Con sợ lẩm những con số khô khan. Con yêu sân khấu, say mê nghệ thuật. Con muốn được đem tài năng của mình để cống hiến cho con người. Con muốn được đem đến cho mọi người một niềm vui, một nụ cười để giảm bớt phần nào sự bất hạnh của con người.

Nhã Uyên nói một hơi dài như sợ không còn dịp để nói cho ba cô nghe niềm khát vọng của cô.

Ông Trần Thanh vẫn giữ ý kiến của mình:

– Những thứ đó không thể tạo nên đời sống con người. Thư hỏi không có tiền con sẽ làm được gì?

– Ba ơi! Nhưng nếu con người ta hoàn toàn sống phụ thuộc vào đồng tiền thì còn gì là ý nghĩa của cuộc sống.nó trần trụi lắm ba à.

Ông Trần Thanh giận dữ:

– Nhưng đó mới là đời sống, là nhà cửa, là cơm áo ... Không có nó, con lấy gì mà sống, mà ăn học để ngày hôm nay ngồi đây mà cãi lý với ba.

Nhã Uyên vẫn bướng bỉnh:

– Nhưng ba ơi! Con còn có lý tưởng của mình.

Ông Trần Thanh hét to:

– Lý tưởng! Lý tưởng! Lý tưởng là cái gì khi con người không có tiền chứ?

Rồi ông dịu giọng:

– Nhã Uyên! Con chưa từng đối mặt với thực tế, con chưa từng bị con người chà đạp vì con không có tiền, không có chỗ dựa vững chắc. Con không hiểu được mặt trái của con người đâu.

Nhã Uyên nài nỉ:

– Ba! Ba hãy thương con. Ba hãy cho con sống với ước mơ với niềm khát vọng của mình đi ba.

Ông Trần Thanh trợn mắt:

– Nói thế nào con cũng không chịu thông suốt cả. Đành vậy thôi.

Nhã Uyên lo sợ kêu lên:

– Ba!

Nén tức giận trong lòng, ông Trần Thanh giơ tay:

– Thôi được, ba cũng không muốn mang tiếng là cổ hủ, ép buộc con cái. Con cứ làm theo ý con.

Nhã Uyên mừng rỡ:

– Con cám ơn ba.

Ông Trần Thanh xua tay:

– Con khoan cám ơn ba, bới vì ba còn có điều kiện.

Nhã Uyên giương mắt nhìn ba:

– Điều kiện gì hả ba?

Ông Trần Thanh không vội trả lời câu hỏi của Nhã Uyên. Ông khê rít một hơi thuốc lá như cố kéo dài thời gian làm cho Nhã Uyên càng thêm hồi hộp.

Không chịu nổi sự căng thẳng, Nhã Uyên đành lên tiếng trước:

– Ba! Ba nói đi! Con sẳn sàng làm bất cứ điều kiện gì của ba.

Ông Trần Thanh cố kéo dài giọng:

– Không dễ đâu con.

Nhã Uyên cứng rắn:

– Thưa ba! Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng người không bền thôi ba à.

Ông Trần Thanh cười rít qua kẽ răng?

– Giỏi lắm! nhưng đó chỉ là thứ lý luận của một đứa trẻ nông nổi, hời hợt, bốc đồng trong mọt phút, nhưng khi đối diện với thực tế thì ...

Nhã Uyên tự ái:

– Ba cứ nói đi, con sẳn sàng nghe đây. Con nhất quyết không làm ba thất vọng.

– Ba tin con sẽ nhận thức cao mọi sự việc để quyết định cho mình. Ba chiều ý con đe con theo học ngành sân khấu, điện ảnh để thực hiện cái ước mơ nghệ thuật gì dó của con.

Rồi ông mỉm cườI như mai mỉa - Ba không diễn tả được.

Nhã Uyên mừng rỡ bá cổ cha:

– Con cám ơn ba.

– Ba đã bảo là đừng cám ơn ba, bởi vì điều kiện ba còn chưa nói ra mà.

Nhã Uyên cố chịu đựng:

– Ba làm con khó hiểu quá.

– Đơn giản thôi con à. Ba chỉ muốn con xác đinh thật kỹ giửa kinh doanh tiền tệ và nghệ thuật lãng mạn của con. Giữa hai thứ, cái nào thực tế và hữu dụng hơn?

Nhã Uyên thắc mắc:

– Ba đã đồng ý cho con theo sân khấu thì còn bắt con phái phân tích kỹ hai vấn đề ấy làm gì?

– Đó là điều kiện chính mà ba sắp đề cập đến.

Nhã Uyên im lặng. Cô biết đây là giây phút quyết định số phận của mình.

Ông Trần Thanh vẫn đều giọng:

– Ba muốn con tự lực cho việc học tập của mình.

Nhã Uyên trố mắt nhìn cha:

– Ba! Ba nói thế làsao?

Như chiếm được ưu thế, ông Trần Thanh tấn công ngay:

– Nghĩa là ba sẽ không cung cấp cho con một thứ gì. Con phải tự lực.

– Như thế thì làm sao con học được hả ba?

Ông Trần Thanh mim cưởi chiến thắng, ông hạ giọng:

– Nếu con nghe lời ba, theo học ngành quản trị kinh doanh để cùng ba phát triển công ty địa ốc của mình, ba sẽ lo cho con tất cả, xe cộ, học phí, tiền chi tiêu, vân vân và vân vân.nói tóm lại, con sẽ không thiếu một thứ gì cả. Ba sẽ cho con những gì con muốn.

Nhã Uyên cắn môi:

– Và ngược lại.

– Con gái ba thông minh lắm.

Nhã Uyên cố nuốt nưởc mắt ngược vào lòng:

– Vâng, con hiểu.

Ông Trần Thanh vỗ nhẹ vào vai con gái:

– Ba tin con gái ba đủ sáng suốt để quyết định mọi chuyện.

Ông Trần Thanh đi rồi, Nhã Uyên vẫn còn đứng chết lặng giữa phòng khách, những giọt nước mắt đè nén, bây giờ tuôn ra như dòng thác đổ nhìn đi ánh của mẹ đang lặng buồn nhìn cô, cô nức nở gọi to:

– Mẹ! Mẹ ơi! .....

– Ê! Bộ mừng quá rồi đứng khóc suông vậy sao?

Bàn tay của Tú Ngọc đập vào vai đưa Nhã Uyên trở về thực tại. Cô cười gượng:

– Không! Không phải vậy đâu!

Tú Ngọc nhìn Nhã Uyên dò xét:

– Bộ có chuyện gì hả?

Nhã Uyên mếu máo:

– Đâu có chuyện gì đâu.

– Bồ đừng cố giấu nhìn vào mắt bồ là hiểu ngay. Có chuyện gì không ổn hả?

Biết không thể giấu được Tú Ngọc, Nhã Uyên kéo bạn ra gốc cây phượng vĩ thì thầm:

– Mình đang khổ sở vì vấn đề thi vào đại học.

Tú Ngọc cười toét miệng:

– Tưởng chuyện gì khó. Bồ đâu có cần thi. Bồ được tuyển thăng theo tiêu chuẩn mà.

– Vấn đề không phải ở chỗ đó.

Tú Ngọc chau mày:

– Vậy thì chuyện gì?

Ba mình bắt minh phải theo học nghành quản tri kinh doanh.

Tú Ngọc gật gù:

– Vậy cũng phải. Bác Thanh là giám đốc của một công ty liên doanh có tầm cở ở thành phố này. Bồ theo học ngành ấy cũng đúng thôi.

Nhã Uyên bực dọc:

– Đúng? Đúng cái con khỉ!

Tú Ngọc chưng hửng:

– Ủa! Vậy mình nói sai hả?

Nhã Uyên buồn buồn:

– Bồ không nói sai, nhưng mình không thích ngành này.

Theo ý bạn là ...

– Mình thích sân khấu điện ảnh, mình thích làm nghệ sĩ hay là diễn viên để đem nghệ thuật làm đẹp cho đời, mình muốn. ..... Tú Ngọc cắt ngang:

– Mình hiểu rồi. Và bồ đã bị bác Thanh phản đối?

Nhã Uyên gật đầu. Tú Ngọc ra vẻ như là hiểu biết tâm lý của người lớn:

– Thật ra thì làm cha mẹ ai cũng muốn tốt cho con mình cả. Bác Thanh cũng có lý khi bắt buộc bồ như thế.

Nhã Uyên trố mắt:

– Bồ trở thành con người am hiểu lý lẽ từ bao giờ thế?

Tú Ngọc đăm chiêu:

– Mới đây thôi. Chỉ khoảng vài giờ trước nếu ai nói thế mình cũng sẽ cật lực phản đối.

Còn bây giờ thì mình hiểu rồi.

– Bồ quyết định thế nào?

– Mình đã bỏ đi hoài bão làm một phóng viên báo chí, ngang dọc khắp đó đây. Trên vai thì mang hành lý, trên tay thì cầm máy ảnh làm các phóng sự, thông tin các nguồn tin nóng sốt phản ánh cuộc sống vớI những bất, công đem niềm tin đến với mọi người.

Nhìn Tú Ngọc vừa nói vừa biểu diễn, Nhã Uyên quên hết buồn bã:

– Oai thế sao bạn lại bỏ đi vậy?

Tú Ngọc không trả lời thẳng câu hỏi của Nhã Uyên. Cô tiếp tục nói rõ ý của mình:

– Thật ra, một nữ phóng viên cũng có nhiều điều bất lợi ngoài những điều nhỏ còn có một điều rất lớn là ...

Tú Ngọc cứ ngập ngừng mãi khiến Nhã Uyên phải nói thay:

– Không nỡ để chàng cô độc phải không?

Tú Ngọc đỏ mặt thẹn thùng:

– Quỷ bồ nghe! Còn nhỏ ai lại nói đến chuyện đó.

Nhã Uyên bông đùa:

– Vậy sao? Còn nhớ thì chỉ được yêu chớ không được nghĩ đến chuyện làm vợ làm mẹ sao?

– Không phải vậy nhưng mình ...

Nhã Uyên hùng hồn:

– Mình thì lại nghĩ khác nếu mình được là nghệ sĩ hay diễn viên điện ảnh thì người bạn đời của mình phải là người đồng điệu, biết sẻ chia, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để mình hoàn thành vai diễn và việc nhà.

– Mình sợ rằng không được như thế, nếu gia đình mà thiếu bàn tay của người đàn bà thì ... mình không tưởng tượng nổi.

– Bạn chưa từng xem chương trình nhịp cầu nghệ sĩ sao? Có những gia đình nghệ sĩ thật tuyệt vời.

Tú Ngọc gật đầu:

– Mình có xem. Và mình rất khâm phục những con người phi thường đó.

Nhã Uyên trầmngâm:

– Thật ra, họ cũng như chúng ta, chỉ là những con người bình thường thôi nhưng họ biết khéo léo sắp xếp giữa nghệ thuật và đời thường thôi.

– Mình không được như họ đâu.

– Vậy bồ đinh theo ngành nào?

– Sư phạm.

Nhã Uyên trố mắt:

– Sư phạm?

Tú Ngọc gật đầu:

– Phải. Mình sẽ là một cô giáo tốt.

Nhã Uyên thắc mắc:

– Sao trước kia bạn hay than phiền các thầy cô giáo chúng ta là khô khan, là khuôn khổ là ...

Tú Ngọc cười huề:

– Đó là chuyện của trước kia. Còn bây giờ thì tư tưởng đã thôug rồi.

Nhã Uyên hoan nghênh:

– Chúc mừng bồ.

Tú Ngọc lo lắng:

– Còn bồ?

– Mình cũng đã thông tư tưởng rồi.

– Bạn sẽ theo lời bác Thanh chọn ngành quản trị kinh doanh.

Nhã Uyên lắc đầu quầy quậy:

– Không đờI nào. Sân khấu điện ảnh vẫn là niềm khát khao, là cuộc sống của mình.

Tú Ngọc lo ngại:

– Như vậy thì làm sao bồ có thể tự làm tự học được. Bác Thanh sẽ không trợ giúp cho bồ.

Nhã Uyên giơ cao hai tay:

– Bàn tay mình đây. Bàn tay mình sẽ thực hiện ước mơ của mình. Bồ hãy tin tưởng, mình sẽ thành công mà.

Nhã Uyên vừa nói vừa xòe đôi bàn tay mình ra như những búp măng non vươn mình mọc thẳng. Bàn chân cô cũng lắc lư theo nhịp điệu khiến chiếc váy xinh xắn cũng xòe rộng như cánh chim tung cánh giữa bầu trời rộng.

Nhìn bạn, mắt Tú Ngọc cay xè:

– Bạn thật tự tin. Chúc bạn thành công nhé Nhã Uyên, cô bạn dịu hiền của Ngọc.

Nhã Uyên bối rốinhìn xe xếp thành một hàng dài trước sân nhà Tú Ngọc.

Nhã Uyên bỗng giận dỗi:

– Vậy mà dám nói với mình chỉ vài người bạn thân trong nhóm.

Tú Ngọc đậu Đại học Sư phạm Nhã Uyên thì đậu Trường Sân khấu Điện ảnh. Còn các bạn khác, ai cũng được vào nơi mình chọn:

Hôm nay là sinh nhật của Tú Ngọc, cô vừa tổ chức sinh nhật vừa ăn mừng ngày bước vào ngưỡng của đại học, Nhã Uyên thì tự ái với bản thân mình nên không muốn gặp ai. Cô phải âm thầm lên dướng với một chút tiền dành dụm được. Cũng may, là con gái nhà giàu mà Nhã Uyên không tiêu xài hoang phí.

Còn phân vân chưa biết nên về hay ở thì Nhã Uyên đã nghe giọng Tú Ngọc reo vui:

– Nhã Uyên! Chần chờ gì nữa mà không vào. Các bạn đang chờ bồ nè.

Nhã Uyên đành phải dựng xe, vuốt lại mái tóc rồi bước vào.

– Chúc mừng ''ngôi sao sâu khấú' tương lai.

Lời bông đùa bất ngờ của các bạn làm Nhã Uyên ngượng ngùng. Dẫu rằng các bạn chân thật nhưng bên cô vẫn như là lời giễu cợt. Liệu cô có vượt qua những khó khăn trước mắt để bước đến đỉnh cao của sự thành công hay không.

Như hiểu được tâm trạng của bạn, Tú Ngọc nắm tay Nhã Uyên kéo vào:

– Vào đây đi! Chúng mình chỉ còn chờ bạn đến là thổI nến đó.

Nhã Uyên nghe niềm ân hận trào dâng:

– Minh sao thế? Không lẽ vì mình mà phải để các bạn đợi chờ thế sao? Đó đâu phải là con người của mình.

Nhã Uyên nhanh chóng hòa nhập cùng các bạn:

– Cầu nguyện đi Tú Ngọc.

Trong giây phút thiêng liêng Tú Ngọc nhắm mắt cầu nguyện. Mười tám ngọn nến lung linh sáng rực cả một vòng tròn của chiếc bánh sinh nhật hai tầng rực rỡ mà mẹ đã làm tặng cô nổi bật hàng chữ đỏ:

“Chúc mừng con gái mười tám tuổI”.

Tú Ngọc thổi tắt mười tám ngọn nến trong tiếng hát hồn nhiên của các bạn:

''Happy birthday to you ... Happy birth - day to you ...

Giọng Nhã Uyên vút cao trong tiếngnhạc:

''Mừng ngày sinh nhật của em Mừng ngày sinh nhật đáng yêu Mừng ngày đó em sinh ra đời Cùng vì sao xa tỏa sáng Mừng ngày sinh nhật của em Mừng ngày sinh nhật dễ thường Mừng ngày đó em, sinh ra đời Với bao nhiêu điều ước mơ.”.

– Đúng là giọng ca vàng của một ngôi sao.

Tuấn An vừa nói vừa vỗ tay Nhã Uyên giận dỗi:

– Mình về đây.

Các bạn lao nhao:

– Sao thế Nhã Uyên? Cuộc tiệc chỉ vừa mới bắt đầu thôi mà.

Giọng Nhã Uyên như muốn khóc:

– Các bạn chế giễu mình thôi. Mình biết rằng giọng hát của mình vẫn còn non nớt, chưa được điêu luyện, trật nhịp nè, sai giọng, sai tông nữa. Mình chỉ mới bắt đầu được đi học thôi mà.

Hiểu được ý Nhã Uyên, Tú Ngọc vỗ về:

– Nhã Uyên? Bồ đừng buồn nữa. Các bạn mình có thành ý với bồ thôi.

Chúng ta hãy vui vẻ lên, trước là mừng sinh nhật của mình, sau là mừng chúng ta đều được vào ngưỡng cửa đại học.

– Hoan hô! Hoan hô ý kiến của Tú Ngọc.

Khánh Tuấn, người được mệnh danh là “truyền Nhãn của lão Trư” reo hò.

Quỳnh Châu liếc xéo:

– Suốt ngày mãi cứ được một việc ...

Khánh Tuấn cười mơn:

– Chứ sao. Mình là một con người có tâm hồn ăn uống cao thượng mà.

Quỳnh Châu nạt ngang:

– Hổng đám ''cao thượng'' đâu.

Quỳnh Châu cố tình kéo dài hai tiếng ''cao thượng'' khiến cả bọn cùng cườI Nhã Uyên lắc đầu rồi góp ý:

– Đúng là đôi ''song long hợp bích''. Nếu hai bạn mà kết hợp cùng nhau thì sẽ vô cùng tuyệt hảo.

Khánh Tuấn phản đối:

– Kết hợp cùng bà chằn này hả? Thà là tui ở giá cho tàn tạ một đời trai, chớ tui hổng dám kết hợp cùng bà đâu.

Quỳnh Châu tự ái:

– Ông nói tui mà ông có soi gương nhìn lại cái bản thân của mình không?

Mèn ơi! Ốm nhom cao nghều nghều như cây tre đầu làng vậy mà làm cao giá quá.

Khánh Tuấn nổi giận lấp bắp:

– Tui ... tui là cây tre, còn bà là cái gì? Vừa to vừa béo như ...

Khánh Tuấn còn lắp hấp chưa biết nói sao thì Quỳnh Châu đã nắm áo:

– Như là cái gì? Ông phảI nói cho ra:

– Bằng không thì ông không yên thân với tui đâu nghe.

Khánh Tuấn hùng hồn:

– Nói thì nói chứ, ai thèm sợ bà đâu. Cái thân bà hả nó vừa to vừa bự như cái cột đình vậy đó, bà chịu chưa?

Quỳnh Châu còn chưa kịp tranh cãi thì Tuấn Au đã cất giọng ngâm eo éo:

– Tre xinh, tre mọc kê cột đình Ta xinh ta đứng số "10" cũng xinh.

Cả nhóm cùng cười ồ lêu khiến Quỳnh Châu tức rơi nước mắt:

– Các bạn ai cũng ăn hiếp mình cả. Mình không thèm chơí vôi các bạn nữa đâu.

– Thôi đủ rồi. Các bạn đừng đùa nữa. Hãy nhập tiệc đi kẻo bỏ phế những món ăn ngon mà thím tôi đã bỏ công nấu nứớng suốt ngày.

Nghe giọng nói trầm ấm vang lên, mọi người mới sực nhớ ra. Ở đây không chỉ có các bạn cùng lớp mà còn có một anh chàng đang ôm đàn đã đệm cho Nhã Uyên ca. Tất cẩ đưa mắt nhìn Tú Ngọc. Tú Ngọc nhìn anh chàng ấy, rồi cười khì:

– Xin lỗi anh Trung nãy giờ em quên giới thiệu anh với các bạn của em. Đây là anh Kỳ Trung, anh em chú bác với mình. Còn các bạn của em, chắc anh Trung biết hết rồi, nên em không cần giới thiệu.

Kỳ Trung cười hiền:

– Tôi đứng đàng sau hậu trường để nghe các bạn tranh cãi, tôi đã biết tên các bạn. Các bạn thật là vui, tôi ước ao được trở lại thời học trò thơ mộng như các bạn.

Nhìn vào đôi mắt buồn xa xăm của Kỳ Trung, Nhã Uyên chợt hỏi:

– Anh Trung đã tốt nghiệp rồi phải không?

Kỳ Trung gật đầu:

– Tôi đã tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc và bây giờ đang lao đầu vào các công trình để làm đẹp cho đời.

Nhã Uyên ngưỡng mộ:

– Anh Kỳ Trung thật tuyệt vời.

Kỳ Trung hân hoan:

– Tuyệt vời sao bằng giọng hát của cô. Cô đã làm cho tôi sống lại cái cảm giác ngày sinh nhật của mình. Và tôi bỗng nhớ đến mẹ tôi.

Nhã Uyên tò mò:

– Mẹ anh bây giờ ra sao?

– Ở một vùng quê hẻo lánh, mẹ tôi vẫn cần cù, lam lũ bên cánh đồng. Và hằng ngày mẹ tôi vẫn chờ mong tôi về.

– Chắc là anh ít có dịp về thăm quê.

– MỗI năm chỉ có hai lần, một lần ky niệm ngày kỵ cơm của ba và một lần tết.

– Anh công tác ở đâu?

– Tôi đi khắp nơi, ở đâu có công trình là có mặt tôi.

Tú Ngọc xen vào:

– Anh Trung là một con người luôn say đắm với thành quả. Anh sợ trong quá trình thi công người ta sẽ làm sai lệch đồ án nên cứ theo sát. Vì vậy mà cho đến giờ này anh vẫn cứ mãi còn cô độc.

Kỳ Trung trừng mắt:

– Con nhỏ này, cứ gà nhà mà đá? Ngay cả anh mình nó cũng không tha.

Tú Ngọc cong môi:

– Quân pháp bất vị thân mà.

Khánh Tuấn la lên:

– Ối giời ơi. Bao tử của tui nó đang biểu tình đòi chánh nghĩa đây.

Quỳnh Châu nguýt dài:

– Đòi ăn thì nói đòi ăn, bày đặt chánh nghĩa này, chánh nghĩa nọ.

Khánh Tuấn bảo vệ mình:

– Bộ bà không nghe người ta nói ''có thực với vực được đạo” hay sao?

Quỳnh Châu còn định cãi thì Tú Ngọc đã can ngăn:

– Thôi, các bạn đừng tranh cãi nữa. Chúng mình hãy nhập tiệc đi rồi còn thư giãn nữa.

– Rất sẵn sàng.

Hưởng ứng lời mời của Tú Ngọc, tất cả đồng thanh rồI ngồi vào bàn như được sắp xếp trước, bàn chỉ còn hai ghế trống kế bên.

Nhã Uyên e dè nhìn Kỳ Trung:

Mời anh ngồi.

Biết Nhã Uyên mắc cỡ vì phảI ngồi cạnh mình, Kỳ Trung tế nhị:

– MờI Nhã Uyên.

Ngoài số bạn trong nhóm còn một số bạn khác nữa, nhưng họ lạng im nghe mà không tranh luận. Gia đình Tú Ngọc cũng không tham gia mà dành tự do cho giới trẻ.

Nhữug đĩa đồ ăn đầy đã được các bạn ''thì hành án'' hết sạch. Nhã Uyên từ tốn gắp từng miếng thức ăn cho mình. Kỳ Trung nhả nhặn:

– Ăn nhỏ nhẹ như Nhã Uyên mà vào ở tập thể chắc là tốn kém lắm.

Nghe đến hai chữ ''tốn kém'',Nhã Uyên hoảng hốt:

– Sao vậy anh?

– Ở đó các bạn ăn nhanh lắm, chỉ sợ Nhã Uyên ăn không kịp sẽ bị đói, tốn tiền ra ngoài ăn thêm.

Nhã Uyên nói nhỏ:

– Uyên sẽ cố tập cho thích ứng với các bạn.

Kỳ Trung vô tình:

– Nhã Uyên đâu cần phải lo. Gia đình Nhã Uyên đâu để Uyên thiếu thốn trong quãng đời sinh viên. Chả bù với bọn anh ...

Kỳ Trung ngao ngán nhớ lại thời sinh viên:

– Bọn anh như là con thoi vậy đó, cứ chạy đi chạy lại chóng cả mặt. Hết làm tiếp viên nhà hàng thì đi ra tiếp thị, rồi gia sư ... và bất cứ việc gì có thể làm được để kiếm tiều chi tiêu cho năm học.

Nhã Uyên nghe Kỳ Trung nói mà tưởng tượng ra những ngày sắp tới của mình. Nhìn Nhã Uyên thẫn thờ, Kỳ Trung mỉm cười:

– Sợ rồi sao cô bé? Đó là anh nói bọn con nhà nghèo của anh kìa. Chứ còn em thì ...

Nhã Uyên không đợi Kỳ Trung nói hết câu cô hờn giận ngắt lời:

– Anh đừng có hở một chút là ''con nhà giàu, con nhà giàú', có được không!

ThấyNhã Uyên đột nhiên nổi giận, Kỳ Trung e dè:

– Nhă Uyên! Cô làm sao vậy?

Nhận ra sự phi lý của mình, Nhã Uyên thầm nghĩ:

– Anh ấy nào có biết gì chuyện rối rắm của mình đâu người ta chỉ vô tình thôi mà.

Nhã Uyên nói nhỏ:

– Xin lỗi! Chỉ vì Nhã Uyên không muốn nói đến chuyện phân biệt giàu nghèo. Giàu nghèo không làm nên đại sự, mà thành công là do tài năng và nghị lực của con người thôi.

Kỳ Trung nhìnNhã Uyên hâm mộ:

– Nhã Uyêu quả là có cái nhìn tuyệt vời với cuộc sống. Không như những cô gái trẻ thời đại này chỉ thích hưởng thụ thôi.

Nhã Uyên cười thẹn:

– Anh đừng quá đề cao Nhã Uyên như vậy, không khéo rồI nhà Uyên sẽ đâm ra tự mãn đó.

Hai người cứ vừa ăn vừa nói mà quên để ý xung quanh. Đến khi Nhã Uyên giật mình kêu lên:

– Ấy chết? Mải lo tranh luận với anh mà các bạn đã ăn xong đi đâu hết rồi.

Kỳ Trung mỉm cười bí ẩn:

– Nhã Uyên đừng lo. Điểm bí mật của Tú Ngọc, anh đã phát hiện rồi, anh đưa Nhã Uyên ra đó nghe.

Nhã Uyên không biết làm sao đành phải thu xếp gọn gàng bàn tiệc rồi theo Kỳ Trung ra ngoài:

Kỳ Trung dắt Nhã Uyên len lỏI ra vườu hoa. Ở đó, các bạn đang tụ tập, kẻ cắn hột dưa, người nhai mứt mận cười nói vui vẻ:

Nhã Uyên hờn trách:

– Các bạn định trốn, không cho mình tham gia sao? Vậy để mình về.

Tú Ngọc vỗ về:

– Thôi mà, bọn mình chi muốn dành không gian riêng cho hai người thôi.

Nhã Uyên càng giận dỗi:

– Giữa mình và anh Kỳ Trung đâu có chuyện gì riêng tư đâu mà các bạn nói thế.

Sợ tình hình càng lúc càng căng thẳng, Kỳ Trung giảng hòa:

– Thôi, các bạn đừng tranh cãi nữa mà mất cuộc vui. Chúng ta cùng vui chơi đi, để mai này có muốn sum vầy cũng không được nữa.

– Hoan hô! Hoan hô ý kiến của Kỳ Trung.

– Đúng là tuổi trẻ lúc vui lúc buồn lẫu lộn. Mọi người nhanh chóng gạt bỏ ngay những gút mắt để hòa nhập vào cuộc vui. Kỳ Trung lạI ngồi bên cây đàn, dạo lên những khúc nhạc du dương, êm dịu Nhã Uyên cất giọng êm đềm như ru những tâm hồn khát vọng đến bến bờ hạnh phúc.

Nhã Uyên thu Xếp hành lý Cho mình để chuẩn bị lên thành phố nhập học.

Đêm cuối còn lại trong căn phòng kỷ niệm, Nhã Uyên bồi hồi thương cảm, vừa buồn vừa lo cho những ngày sắp tới của mình. Ba cô vẫu kiên quyết giữ ý định không chu cấp cho cô. Bây giờ, cô như cánh chim phải giương cánh bay giữa bầu trời cao rộng, phải rời xa tổ ấm, một mình tự lực cánh sinh ...

Cộc ...cộc ...cộc Tiếng gõ cửa phòng vang lên cắt đứt dòng Suy tưởng của Nhã Uyên. Tim Nhã Uyên đập nên hồi. Ba cô đã suy nghĩ lại rồi, ba cô đã cảm thông, đã chịu hiểu cho khát vọng của cô rồi.

Giọng cô run run:

– Ba vào đi, con không có khóa cửa.

Tiếng kẹt cửa vang lên, tiếp theo là giọng nói của Hoàng Quân:

– Không phải ba mà là em đây.

Gương mặt của Hoàng Quân hiện ra làm tan biến đi niềm hy vọng nhỏ nhoi của Nhã Uyên. Cô hỏi nhỏ:

– Hoàng Quân. Em chưa ngủ sao?

Giọng Hoàng Quân ươn ướt:

– Mai chị đi rồi, em làm sao ngủ được.

Nhà mình chỉ có hai chị em.

– Mắt Nhã Uyên cay xè:

– Hoàng Quân! Em ơ nhà cố gắng học để thi tốt nghiệp và nhớ chăm lo sức khỏe cho ba nghe.

– Chị đừng lo, em lớn rồi, em hiểu mà.

Bangủ chưa em?

– Cũng như chị em mình, ba vẫn chưa ngủ. Ba bảo em nói với chị là sáng mai chị cứ đi, khỏi từ giã ba.

Nhã Uyên sững sẽ:

– Ba tuyệt tình với chị đến thế sao?

– Em không biết, nhưng em thấy trong mắt ba ẩn chứa nhiều nỗi xót xa.

– Chị biết, chị đã làm ba thất vọng.

Mắt Hoàng Quân nhìnNhã Uyên như van xin:

– Chị Hai! Không còn cách nào để cứu vãn tình cảnh này sao chị Hai?

Nhã Uyên nói trong nước mắt:

– Hoàng Quân! Chị xin lỗi.

– Là em, em không có quyền phán xét chị nhưng em mong chị, chị hãy suy nghĩ lại đi chị Hai.

– Chị phải làm gì hở Hoàng Quân?

– Ba đã hy sinh cho chị em mình rất nhiều. Từ ngày mẹ mất, ba phải vất và làm ăn, chăm sóc chị em mình. Ba không hề để chúng ta thiếu thốn.

– Vậy mà chị nỡ làm ba buồn.

– Vẫn còn kịp mà chị Hai.

Nhã Uyên vỗ vể Hoàng quân:

Hoàng Quân! Chị không biết nói thế nào cho em hiểu. Em hãy về phòng nghỉ đi, chị muốn một mình suy nghĩ lại.

Hoàng Quân mừng rỡ:

– Thiệt hả chị Hai? Em tin chị, chị không nỡ bỏ ba, bỏ em đâu.

Được rồi. Em cứ đi ngủ đi.

– Hy vọng sáng mai gia đình ta sẽ thật vui trong bữa ăn sáng.

Nhã Uyên gật đầu:

– Ngủ ngon nhé.

– Dạ. Cám ơn chị. Em về phòng đây.

Hoàng Quân đi rồi, Nhã Uyên mệt mỏi tha mình xuống chiếc giường nệm êm ái, trầm tư suy nghĩ:

''Mình có sai lầm khi chống đối với ba không? Có phả i vì mình mà cả gia đinh này mất đi mềm vui không? Mình có thật quá ích kỷ khi say mê theo lý tưởng mà bỏ quên tình cám gia đình knông?

Bao câu hỏi dồn dập vây chặt lấy Nhã Uyên. Cô đưa hai tay ôm đầu rồi lảo đảo đứng dậy bước ra ngoài. Hy vọng không khí trong lành của bầu trời sẽ giúp cô thư giãn đi một tí Nhã Uyên chợt phát hiện ra đèn bên phòng ba vẫn còn sáng. Nhã Uyên thầm nghĩ:

''Giờ này mà ba vẫn chưa ngủ. Chắc ba đang buồn mình dữ lắm. Thôi thì mình vào xin lỗi ba rồi nghe theo sự sắp xếp của ba cho trong ngoài êm ấm. Còn lý tưởng cúa mình thì hãy quên bớ đí'.

Nghĩ thế, Nhã Uyên bước vội về phòng của ba, đưa tay gõ cửa. Chừng như đã biết là Nhã Uyên thế nào cũng đến, ông Trần Thanh lên tiếng:

– Con cứ về ngủ đi rồi cứ đi; đừng làm phiền ba nửa!

Nhã Uyên nức nở:

– Ba ơi! Con xin lỗi.

– Con không cần phải xin lỗi ba.

– Ba ơi! Ba cho con vào được không ba?

– Ba đã chịu thua con rồi, con còn muốn gì nữa.

– Ba ơi! Không phải vậy đâu ba.

Ngọn đèn trong phòng ông Trần Thanh vụt tắt như để kết thúc câu chuyện.N hã Uyên chới với trong bóng tối. Cô lần bước về phòng mình, lòng ngổn ngang tâm sự. Thế là hết rồi. Cô đã mắc phải một sai lầm lớn lao mà không thể sửa chữa. Một bên là ba, một bên là sự khát khao nghệ thuật, phải chọn bên nào đây?

Nhã Uyên vừa buông mình xuống ghế vừa lẩm bẩm:

– Phải chọn bên nào đây? Phải chọn bên nào đây ...

Đôi mắt của Nhã Uyên nặng trĩu. Cô thiếp dần đi trong giấc mộng ...

– Ánh đèn sân khấu vụt sáng. MC Thanh Thảo bước ra với chiếc áo dài màu xanh da trời đính những viên cườm lấp lánh. Giọng cô êm như tiếng gió thoang thoảng hương xuân.

– Tiếp tục chương trình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý khán giả giọng hát của một nữ ca sĩ vừa được biết đến quan hững chương trình ''Đến với trái tim''. Đó làg giọng hát của nữ ca sĩ Nhã Uyên ...

Nhã Uyên nhẹ nhàng thanh thoát trong chiếc đầm dài màu trắng cúi đầu chào khán giả. Dàn nhạc trỗi lên một khúc nhạc êm ái, trữ tình ...

Đừng xa em đêm nay khi bóng trăng qua hàng cây.

Đừng xa em đêm nay, đêm rất dài Vòng tay em cô đơn đêm khuya vắng nghe bnồn hơn Con tim em khát khao yêu thương.

Đừng xa em đêmnay, hãy nói anh sẻ ở đây.

Đừng bỏ em một mình nơi chốn này.

Hãy ôm em trong tay cho em biết anh cần em Và hãy nói anh vẫn yêu em. ..... Giọt nước mắt nào đổ trong bóng tôi khi nằm lắng nghe tiếng đêm Lắngnghe tiếng đêm, nghe nhịp đập con tim, ru em giấc ngủ yên.

Đời em vắng lặng và anh đã đến như ngọn nến trong bóng đêm Nến trong bóng đêm, soi vào tim em, những xao xuyến đã ngủ yên.

Đnng xa em đêm nay, khu phố quen đã ngủ say Đừng xa em đêm nay đêm rất dài.

Hãy yêu em đêm nay cho quên hêt đi ngày mai.

Đừng xa em, đưng xa em đêm nay ...

Tiếng hát của Nhã Uyên vẫn còn kéo dài thì những tràng pháo tay đã vang vang, giòn giá. Từng làng hoa tươi, những nụ hoa nồng thắm trao tay nhiều người hâm mộ còn ôm hôn Nhã Uyên. Giữa rừng người cuồng nhiệt, Nhã Uyên thoáng thấy bóng Kỳ Trung, anh cũng đang cố lao về Nhã Uyên. Nhã Uyên gọi to:

– Kỳ Trung! Anh Kỳ Trung ...

Tiếng gọi thốt, ra từ trái tim làm Nhã Uyên bừng tỉnh mộng. Mồ hôi toát ra đầy cả người. Cô nhủ thầm:

– Thì ra mình đang nằm mơ. Giấc mơ thật đẹp.

Giấc mơ trải qua làm cho Nhã Uyên bớt đi phần nào hoang mang, lo lắng.

– Khôug! Mình không thể bỏ cuộc đựợc. Mình phải đến với ước mơ cháy bỏng của mình.

Chắp hai tay lên ngực, Nhã Uyên thành khẩn:

– Ba ơi! Hãy tha lỗi cho con.