Chương 1

Chiều xuống chầm chậm trên đồi, những cụm mây hồng ửng đỏ lên rồi cũng tắt dần sau dãy núi phía tây. Gió biển bắt đầu phả hơi lạnh trong không gian. Tử Yên bước những bước chân thoải mái trên đỉnh đồi Mai Thiên với một tâm trạng lâng lâng. Cô lần bước về ''sân tiên'' và đặt chân lên những bước chân hUyển thoại năm nào.

Tử Yên chợt sững người lại và reo lên:

– A, hoa cúc tím!

Trong mớ dây leo um tùm chen đầy cỏ dại, những cánh hoa tím mượt mà đang cố vươn lên khoe sắc thầm. Tử Yên nghiêng mình xuống nâng những cánh hoa lên mũi. Cô nhắm mắt tận hương mùi hương dìu dịu thật đam mê.

– Tuyệt vời quá!

Trời nước, mây núi, hoa cỏ đã kết đọng trong cô những vầng thơ tuyệt tác.

''Đồi cát chiều thu tím sắc hoa Mây chiều trong mắt dáng kiêu sa Biển chiều nhung nhớ ngàn con sóng Ai nhớ thương ai ... tím ngọc ngà''.

– Đừng! Đừng cướp cứa tôi!

Một tiếng thét kinh hoàng pha lẫn sự phản kháng dữ dội khiến Tử Yên giật mình hoảng hết kêu lên:

– Á Bà ... bà là ai vậy?

Sự có mặt bất ngờ của người Đàn bà áo tím với gương mặt lem luốc, mái tóc bù xù làm Tử Yên lo lắng. Bà ta không trả lời câu hỏi của Tử Yên mà dữ dằn lao đến.

– Đừng! Đừng cướp của tôi!

Cánh hoa trên tay Tử Yên đã vuột mất. Tử Yên lùi dần về phía sau hét lên:

– Bà! Bà làm gì vậy?

Tiếng hét cúa Tử Yên đã một phần nào làm chấn động tâm tư của người Đàn bà lạ. Nhưng bà ta vẫn trân trối nhìn cô, tay vẫn ôm trọn cành hoa như muốn bảo vệ nó.

Nhìn dáng dấp tội nghiệp của bà, Tử Yên thương cảm:

– Bà ... bà thích cành hoa tím này lắm phải không?

Người Đàn bà lắp bắp:

– Của tôi ... của tôi ... Đừng! Đừng cướp của tôi!

Tử Yên chau mày suy nghĩ:

''Người Đàn bà này chắc có vấn đề thần kinh. Bà ta là ai? Tại sao lại lang thang trên đồi như thế?

Tử Yên nhìn chung quanh. Đồi chiều vắng ngắt, phía dưới là biển cả mênh mông đang rì rào sóng vỗ. Cô chợt lơ sợ:

– Nếu bà ta nổi cơn điên bất Tử tấn công mình, mình làm sao chống lại được.

Mình phải xuống đồi ngay thôi.

Bước chân cô quay lại, nhưng có một tiếng nói khác lại vang lên trong cô:

– Bà ta không còn ý thức tự chủ. Bỏ bà ta lại một mình, nguy hiểm lắm.

Tử Yên bước lên vỗ về người Đàn bà:

– Bà ơi! Nhà bà ở đâu? Để tôi đưa bà về nhé.

Người Đàn bà chợt hốt hoảng la lên:

– Đừng! Đừng cướp của tôi.

Cùng với tiếng thét, bà ta hất mạnh Tử Yên ra. Tình huống bất ngờ làm Tử Yên mất thăng bằng ngã về phía sau. Người Đàn bà lao tới:

– Tại sao? Tại sao lại cướp của tôi?

Người Đàn bà chồm lên đè chặt người cô, một tay giữ chặt cành hoa, một tay chèn lấy cố cô:

– Tại sao? Tại sao lại cướp của tôi?

Người Đàn bà gắt lên, Tử Yên dùng hai tay gỡ tay bà ta, miệng la cầu cứu:

– Cứu tôi! Cứu tôi với Cánh tay người Đàn bà vẫn siết chặt lấy cô cô Tử Yên nghẹn người sinh khí đã bắt đầu mất dần trong cô. Cô nhắm mắt lại ngậm ngùi:

– Chẳng lẽ mình phải chết trên ngọn đồi này sao? Không! Mình không thể chết, còn có bao hoài bảo mình vẫn chưa thực hiện được. Còn người cha già vẫn ngày đêm mong mỏi ngày mình trở về. Không! Mình không thể chết được.

Nhưng làm sao đề sống đây?

– Cô ơi! Cô không sao chứ?

Giữa lúc Tử Yên chưa biết phải xử trí thế nào thì một giọng nam trầm ấm vang lên. Tử Yên mới hay cánh tay người Đàn bà kia đã rời khỏi cổ cô. Và trước mặt cô là một người thanh niên có gương mặt nhân hậu, đôi mắt sáng ngời ...

Tử Yên bẽn lẽn ngồi dậy, cô phủi vội lớp cát dính trên áo quần và lắp bắp nói:

– Anh ... anh cứu tôi hả?

Người thanh niên cười hiền:

– Không phải đâu.

Tử Yên ngạc nhiên nhìn quanh. Chỉ có người Đàn bà ngây dại đang ôm cành hoa tím trên tay và người thanh niên trên đồi. Cô thắc mắc:

– Anh không cứu tôi thì ai mới vừa gỡ tay bà ấy cứu tôi vậy?

– Ý tôi muốn nói là tôi không cứu cô mà đang cứu mình thôi.

Tử Yên càng ngạc nhiên hơn:

– Anh nói thế là sao?

– Nghĩa là nêu cô có mệnh hệ nào thì chính tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tử Yên tròn mắt:

– Người Đàn bà này là ...

– Mẹ tôi.

– Mẹ anh?

– Phải.

– Anh có thấy mẹ anh có nhiều điểm bất thường không?

Người thanh niên cúi mặt buồn bã đáp:

– Mẹ tôi tâm trí hơi bất thường, nên ...

Tử Yên bỗng trở nên giận dữ:

– Anh biết mẹ mình thần kinh không ổn định mà lại bỏ bà ta một mình lang thang trên đồi này. Anh có biết là như thế sẽ gây nguy hiểm cho bà không? Lỡ như bà trượt chân té xuống biển thì anh biết hậu quả sẽ như thế nào rồi chứ?

Anh làm con như thế đó hả?

Tử Yên nói một hơi dài, khiến người thanh niên không kịp phản ứng. Anh cúi gằm mặt lí nhí:

– Tôi ... tôi xin lỗi.

Tử Yên chợt nhận ra mình hơi quá đáng. Chuyện gia đình người ta, mình có qUyển gì mà phán xét chứ? Tử Yên ấp úng nói:

– Tôi ... tôi xin lỗi anh vì hơi quá lời. Chắc anh có nỗi khổ riêng.

– Mẹ tôi do bị ức chế tâm lý lâu ngày không giai tỏa được, nên ảnh hưởng đến thần kinh. Nhưng cũng có lúc bà thật tỉnh táo.

– Nhà anh ở đâu?

Người thanh niên đưa tay chỉ về phía bên kia sườn đồi.

– Nhà tôi ở cuối sườn đồi nơi có nhũng giàn hoa tím. Còn cô, chắc không phải là người ở hòn này?

– Vâng. Tôi không phải là người bản xứ. Tôi chỉ mới đến đây thôi.

– Cô đến đây để làm gì?

– Tôi dạy học.

Ánh mắt người thanh niên vụt sáng:

– Cô là cô giáo à?

Tử Yên chợt thấy vui:

– Phải. Tôi làm nghề gõ đầu trẻ, còn anh anh đang làm?

– Tôi là một chuyên viên khai thác hải sản, thường đi những chUyển hải hành dài ngày, vì vậy tôi hay vắng nhà.

Tử Yên gật đầu như đã hiểu:

– Thì ra là thế.

– Cô đang nói đến việc tôi bỏ mẹ ở nhà một mình phải không?

– Anh không giận tôi chứ?

– Không. Tôi còn phải cám ơn cô nữa chứ.

– Tại sao lại cám ơn tôi?

– Cô đã gieo cho tôi một sự ấm áp trong hồn vì đã có người quan tâm đến mẹ tôi. Tội nghiệp bà sống thật cô đơn.

Người dàn bà cứ đứng đó, hết nhìn Tử Yên rồi lại nhìn con trai, đôi mắt lạc hồn ngơ ngẩn:

– Người thanh niên dìu bà đứng lên rồi bảo với Tử Yên:

– Xin phép cô, chúng tôi về.

– Vâng, xin chào anh.

Hai mẹ con dìu nhau khuất bóng sau sườn đồi, Tử Yên mới nhận ra mình chưa kịp hỏi tên chàng trai lạ. Cô bồi hồi nhớ lại hoàn cảnh của mình.

– Mình có khác gì anh ta, cũng bố cha ra đi cho lý tưởng. Vậy mà mình mắng nhiếc anh ta không ngượng miệng. Nếu có cơ hội mình sẽ đến đó để có thể giúp đỡ được gì cho họ không?

Tử Yên thong thả xuống đồi. Hai mẹ con người Đàn bà mất trí kia làm cô xúc động. Cô bỗng nhớ cha, nhớ quê hương đến nao lòng. Cô tự hỏi mình:

– Tại sao mình lại đến đây? Có phải do một phút bốc đồng, nông nổi của tuổi trả chăng? Không. Đó là một quyết định hết sức sáng suốt của mình và cũng là sự động viên chân thành của cha:

“Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

Đến Hà Tiên, Tử Yên đã chọn Hòn Sơn nơi thiếu ánh sáng văn hóa để công tác. Cô được bố trí ở trong ngôi biệt thự của ông Tường Long, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu của Hòn Sơn.

Trước mặt Tử Yên bỗng hiện ra hình ảnh ngày đầu cô cùng một số sinh viên tình nguyện rời thành phố Mỹ Tho đến với tỉnh Kiên giang theo tinh thần kết nghĩa. Xe chạy bon bon qua cây cầu thế kỷ, qua tinh Vĩnh Long rồi Cần Thơ ...

và đến địa phận Hà Tiên.

Nhìn trời nước, hòn vịnh bao la Thúy Ái khóc òa lo sợ:

– Mình có thể sống được ở đây không Tử Yên?

Tử Yên tự tin động viên bạn:

– Bạn xem, cư dân ở đây vẫn sống một đời sống bình thường kìa.

– Nhưng mình vẫn sợ. Nếu chúng ta không được phân công chung công tác thì sao?

Tử Yên tỉnh bơ:

– Thì chúng ta ''Đông Trường Sơn nhớ Tây Trường Sơn''.

Thúy Ái lườm mắt:

– Bạn lúc nào cũng lạc quan.

Tử Yên dẩu môi lên:

– Bi quan thì giải quyết được gì?

Và rồi Thúy Ái và cô đã phải công tác hai nơi. Thúy Ái ở tại Hà Tiên, còn cô tự nguyện đến Hòn Sơn công tác.

– Thật là quá đáng mà!

Một giọng nói giận dữ vang lên cắt ngang dòng hồi tưởng của Tử Yên. Nhìn người thanh niên trước mặt Tử Yên bối rối:

– Vũ An! Xin lỗi đã để anh phải đi tìm.

Vũ An vẫn còn đầy tức giận:

– Xin lỗi là xong à? Cô bỏ cả bữa cơm chiều để lang thang lên đồi mà mơ mộng khiến cả nhà vì cô mà bỏ bữa cơm để đi tìm. Cô trả lời sao về hành động của mình.

Tử Yên cúi mặt:

– Xin lỗi. Tôi không có ý.

– Tử Yên à! Cô phải hiểu ba tôi nhận cô về nhà cho tá túc để cô có điều kiện công tác tốt. Nếu cô có điều gì xảy ra, ba tôi sẽ trả lời sao với các cơ quan chức năng? Cô nên nhớ, gia đình tôi là một công ty xuất nhập khẩu lớn của Hòn Sơn này. Chúng tôi cần có một quan điểm tốt với chính qUyển .

– Thì ra là thế!

Tử Yên thầm nhủ:

Thì ra họ nhận cô về nhà bố trí nơi ăn chốn ở là đế phô trương với chính qUyển sự nhiệt tình của mình. Nếu không vì lời đề nghị đến để dạy kèm cho Uyển My, cô tiểu thư quý hóa cửa họ thì cô đã kiên quyết ở nơi tập thể của trường rồi.

– Bây giờ cô còn đứng đó để mơ mộng nữa sao?

Vũ An gắt lên, Tử Yên bỗng thấy mình cũng nổi giận:

– Anh làm gì vậy? Anh đừng quên là ...

Vũ An cướp lời:

– Cô là gia sư của gia đình chúng tôi. Tôi biết, nhưng tôi khuyên cô, đừng vì thế mà làm khó dễ chúng tôi.

Tử Yên dịu giọng:

– Tôi không có ý đó.

– Không có ý đó thì về ngay thôi.

Tử Yên gật đầu:

– Vâng. Tôi sẽ về ngay.

Tử Yên quay lại nhìn về phía bên kia sườn đồi, nơi mà hình bóng chàng trai cùng bà mẹ tội nghiệp vừa khuất dạng, rồi cô ra về cùng Vũ An với một tâm tư bâng khuâng khó tả.

Tử Yên sống trong ngôi biệt thự của ông Vũ Long với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Cô phải thừa nhận là ông Vũ Long có một đôi mắt rất mỹ thuật. Ngôi biệt thự nằm ở sườn đồi bao bọc bởi vườn trái cây và vườn hoa. Gió biển dìu dịu thổi vào làm cho khung cành lúc nào cũng tươi mát, trong lành. Những đêm trăng có thể đứng trên sân thượng nhìn nét kỳ ảo, hUyển diệu của biển đêm mà nghe lòng ưu tư, trầm lắng.

Ông bà Vũ Long, và Uyển My đang ngồi ở phòng khách, Tử Yên vừa bước vào, ông Long đã trách nhẹ:

– Không ngờ tâm hồn cô cũng thật phóng khoáng. Dám bỏ cả cơm chiều để mà đi thưởng ngoạn.

Tử Yên phân trần:

– Khung cảnh ở đây thơ mộng quá, cháu bị cảnh vật thu hút nên quên mất thời gian. Không ngờ lại làm phìên cả gia đình. Thật là có lỗi.

Uyển My bênh vực:

– Ba à! Cô giáo con là giáo viên chuyên văn mà. Cô có đam mê cảnh vật, hòa mình với thiên nhiên thì cũng bình thường thôi.

Ông Vũ Long cười nhẹ:

– Thì ba có trách gì đâu mà con đã vội lên tiếng. Con làm ba phải ganh ty với cô giáo rồi đó. Con có bao giờ bênh vực ba mỗi lần ba bị mẹ con lên án đâu.

Uyển My nũng nịu kêu lên:

– Ba! Hai chuyện ấy khác nhau mà.

Nhìn tình cảm cha con của Uyển My, Tử Yên bỗng nghe, nhớ cha mình vô hạn. Có lẽ giờ này ông đang sống cô đơn, hiu hắt bên ngôi nhà nhò ven sông.

Tết này cô mới được về quê thăm cha, những ngày này chắc cha buồn lắm.

– Cô giáo! Những lời của tôi không làm cô buồn chứ?

Tử Yên giật mình quay về thực tại:

– Ồ không, thưa chú. Cháu chỉ là hơi nhớ nhà thôi.

– Thời buổi này với phương tiện thông tin hiện đại, chúng ta tuy cách xa nhưng vẫn liên lạc với nhau được. Có nhớ cha, cháu cứ điện về thăm hỏi. Điện thoại trong nhà, cháu cứ tùy nghi sử dụng.

– Cám ơn chú.

– Cứ coi như một nhà với nhau, khách sáo làm gì.

Bà Bảo Ngọc vẫn cứ ngồi lặng thinh. Hình như bà không hề quan tâm đến câu chuyện chung quanh. Bà khẽ thở dài:

– Ăn cơm đi.

Lời nhắc nhở của bà khiến cả nhà đứng lên bước vào phòng ăn. Vũ An đang ngồi chờ với nét bực bội:

– Tưởng đâu các người quên luôn bữa ăn này chứ.

Tử Yên nói khẽ:

– Xin lỗi anh.

Vũ An gắt lên:

– Xin lỗi, cô cứ xin lỗi mãi thì tôi no sao?

Bà Bảo Ngọc đỡ lời:

– Nó rất xấu chứng đói. Nào, chúng ta vào bàn đi.

Bữa cơm hôm nay vẫn như mọi ngày, vẫn là những món hải sản mà Tử Yên ưa thích. Nhưng sao cô nuốt vào mà nó như vô vị, có lẽ có một cái gì gì đó làm cô thèm khát hơn. Đó là hạnh phúc của một gia đình.

Bữa cơm trôi qua, Tử Yên phụ chị bếp dọn dẹp một lúc rồi tắm rửa xong trở về phòng mình. Cô mở rộng cửa sổ. Gió lạnh của biển ập vào xua tan bao trầm uất trong lòng khiến, cô thật dễ chịu. Tử Yên hít vào lồng ngực không khí trong lành của biển hòa với mùi hương của hoa cô trong vườn.

Tử Yên chợt nhớ đến chàng trai và người Đàn bà lạ lùng, điên dại.

– Cô giáo ơi!

Tiếng Uyển My cùng tiếng gõ cửa cắt đứt dòng suy nghĩ của cô.

– Cô đây.

Tử Yên vừa mở cửa vừa nói:

– Tối hôm nay chúng ta nghỉ mà.

– Em tìm cô đâu phải để học.

– Vậy có việc gì? Uyển My nói đi.

Uyên My ngượng nghịu:

– Nhưng mà ... em nói xong rồi, cô có cười em không?

Tử Yên nắm chặt tay Uyển My, động viên:

– Sao lại cười? Lúc nào cô cũng xem Uyển My như một đứa em gái nhỏ.

– Thật hả?

– Thật mà! Uyển My nói đi.

– Cô ơi. Em thật là khó xử.

Tử Yên cười hiền hòa:

– Thì hãy nói đi, cô mới có cách giúp em chứ.

Uyển My e ngại hỏi nhỏ:

– Cô ơi! Cô có người yêu chưa?

Tử Yên tròn mắt ngạc nhiên:

– Tại sao em lại hỏi cô như thế?

– Tại vì em muốn biết tình yêu là gì thôi mà.

– Uyển My! Em chỉ là một học sinh cấp ba, bổn phận của em là chăm lo học hành, em quan tâm đến chuyện đó làm gì!

Uyển My đỏ bừng mặt xấu hổ:

– Không phải là em quan tâm đến chuyện ấy, nhưng mà ...

Thấy Uyển My lúng túng, Tử Yên vỗ về:

– Có việc gì em cứ nói đi, cô không trách đâu.

– Cô ơi! Gần đây có một bạn nam cùng lớp cứ viết thư cho em. Trong thư cứ nói toàn là chuyện yêu đương, em không hiểu gì hết.

– Em không hiểu thì thôi, đừng thắc mắc làm gì.

– Nhưng mà đầu óc em cứ hoang mang mãi vì bạn ấy, cứ yêu cầu em phải trả lời vấn đề này.

– Em thấy trong lòng mình thế nào? Có cảm tình với bạn ấy không?

Uyển My lúng túng:

– Em không biết.

– Vậy thì em hãy trả lời với bạn ấy rằng cứ để thong thả. Chuyện trước mắt là các em phải vượt qua giai đoạn thật khó khăn ở những năm cuối cấp để lấy được bằng tốt nghiệp phổ thông.

Uyển My vỗ tay reo to:

– Em cám ơn cô. Thế là em đã tìm được câu trả lời toàn vẹn. Vừa không làm tổn thương bạn ấy, vừa giữ được tình cảm bạn bè.

– Nhưng em hãy nhớ là phải giữ một khoảng cách, để bạn ấy khỏi phải hiểu lầm mà hy vọng. Bởi vì chính em vẫn chưa xác định được tình cảm của mình.

– Em biết rồi.

Uyển My ôm chặt Tử Yên hôn lên má cô thật kêu:

– Chào cô. Chúc ngủ ngon.

Nhìn Uyển My tung tăng nhảy chân sáo ra khỏi phòng, Tử Yên chợt bắt gặp dáng dấp của mình ở những tháng năm học trò, Tử Yên đã phải vượt qua nhưng gian khó để học tập và sống bên cạnh cha.

Nhiều lần Tử Yên thắc mắc:

– Bộ ba không có một chút hoài niệm nào về mẹ của con sao?

Ông Tử Việt buồn bã đáp:

– Có chứ. Lúc nào ba cũng nhớ về mẹ con cả.

– Sao con không nghe ba nhắc đến mẹ?

– Thì ba muốn để cho mẹ con yên nghỉ không khuấy động đến bà.

– Nhưng ít nhất ba cũng phải lưu lại di ảnh của mẹ để con có một chút ấn tượng về mẹ.

– Ba không có gì của mẹ cà. Chỉ có con là duy nhất thôi.

Lời giải thích của cha làm Tử Yên tuy không vừa ý, nhưng cũng phải Đành chịu. Cô cứ phải sống cô đơn bên cha mà không biết thân thế của mình.

– Thật ra mẹ mình là ai? Tại sao ba lại không liên lạc với dòng họ bên ngoại của mình. Chắc là phải có một điều gì bí ẩn sau cuộc đời mình. Nhất định một ngày nào đó phải tìm cho ra sự thật.

Tử Yên chìm vào giấc ngủ với những suy tư của mình.

Tử Yên đi dọc theo sườn đồi đề về phía bên kia, nơi mà cô nghĩ có ngôi nhà của hai mẹ con người Đàn bà. Hôm ấy sau khi vượt hết con dốc lên đỉnh đồi, Tử Yên bắt đầu thả những bước chân thoài mái xuống đồi.

Vừa đi cô vừa bâng khuâng.

– Mình đến đó để làm gì. Tại sao mình không thể quên được ánh mắt ngây dại của người Đàn bà ấy? Và ánh mắt buồn buôn của anh ta, sao lại làm mình nao lòng đến thế? Mãi suy nghĩ, Tử Yên đã đến ngôi nhà gỗ lúc nào không hay.

Tử Yên sững người ra nhìn:

– Thì ra họ đều là những con người có một đôi mắt và đôi bàn tay mỹ thuật.

Phía sau cánh cổng màu xanh là một ngôi nhà gỗ được tạo dáng như một cấm cung. Chung quanh ngôi nhà trồng toàn các loại hoa quý đủ sắc. Nổi bật nhất vẫn là các loại hoa màu tím. Có lẽ chủ nhân đã mang ấn tượng thật sâu sắc về loài hoa này.

Tử Yên nghe một mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu lan tỏa trong không gian.

Còn đang phân vân chưa biết xử trí thế nào thì Tử Yên bỗng nghe một tiếng động vang lên. Cánh cổng bật mở. Tử Yên hốt hoảng lùi lại Một ánh mắt ngơ ngác cùng nụ cười ngây dại hiện ra trước mắt cô. Tử Yên đưa tay chặn ngực nén cơn xúc động ân cần hỏi:

– Là cô à?

Người Đàn bà có vẻ bình tĩnh hơn hôm mới gặp:

– Cô ... cô là ai?

– Cháu là người mà cô đã gặp trên đồi đó. Lúc ấy cháu đang cầm trên tay cành hoa tím.

Người Đàn bà bỗng trở nên ngây ngây dại dại:

– Đồi Mai Thiên Lãnh ... Hoa tím ... của tôi ... của tôi ... đừng cướp của tôi ...

Đã quen với cảnh ấy, Tử Yên yên tâm bước tới:

– Cô à! Hoa của cô vẫn còn mà, không ai cướp của cô đâu.

Nụ cười ngây ngô bỗng nở trên môi người Đàn bà:

– Không cướp hả? Không phải là người xấu hả?

Tử Yên lắc đầu:

– Không. Không phải. Cháu đến đây để giúp cô mà.

– Giúp tôi? Có thật không?

– Thật.

Tử Yên nghe lòng mình đầy thương cảm. Từ nhỏ, cô đã sống thiếu hẳn vòng tay mẹ, cô thật sự cảm thấy người Đàn bà này là một chỗ dựa tinh thần của cô.

– Cháu sẽ gọi cô bằng gì để cô cháu ta dễ xưng hô ạ?

– Cứ gọi tôi là cô Phương.

– Cô Phương.

– Phải.

– Cô sống ở đây một mình à?

Gương mặt bà Phương ngời lên niềm hạnh phúc:

– Tôi sống với con trai tôi. Cô xem.

Bà Phương mở rộng cánh cổng đưa tay ra hiệu cho Tử Yên bước vào. Tử Yên đi theo một lối nhỏ trải bằng sỏi trắng vào nhà. Đặt chân lên sàn nhà bằng gỗ êm mát, Tử Yên nhìn cách bày trí trong nhà bằng đôi mắt đầy ngưỡng mộ.

Cô xuýt xoa:

– Thật tuyệt?

Bà Phương tự hào:

– Con trai tôi đó.

Tử Yên mân mê chiếc bình hoa trắng đang cắm cành hoa màu tím với những chiếc lá nhỏ như lá me. Chiếc bình được đặt lên một bộ ghế mây nho nhỏ đã lên nước bóng. Chứng tỏ chủ nhân của nó đã sống một cuộc sống thật bình dị với những gì mình sẵn có.

– Tôi cắm đấy.

Mắt Tử Yên sáng rực. Tia hy vọng lóe lên trong đầu cô.

Bà Phương nếu được an ủi, trị liệu biết đâu tâm lý của bà sẽ được bình phục được chứng bệnh ngớ ngẩn này.

Trong Tử Yên, một thứ tình cảm thiêng liêng trào dâng. Hình như có một sợi dây vô hình đã thắt chặt hai người.

Tử Yên nắm chặt tay bà Phương:

– Cô tự cắm phải không?

Phải.

Tử Yên nâng niu từng cánh hoa:

– Thật đẹp. Thật thẩm mỹ!

– Thâm mỹ thật à?

– Vâng. Rất nghệ thuật. Nhìn cứ như tranh vậy.

Bà Phương mơ màng:

– Tôi đã từng tốt nghiệp trường mỹ thuật quốc gia mà.

Tử Yên tròn xoe mắt:

– Cô đã từng tốt nghiệp trường mỹ thuật à?

– Thuở ấy, tôi ...

Bà Phương lắc đầu, mày nhíu lại như cố hình dung ra một điều gì đó xa mờ, xa mờ trong tiềm thức. Bà ôm đầu, cố suy nghĩ nhưng tất cả vẫn mù mịt. Bà ôm đầu đau đớn.

– Ôi, đau quá. Sao đầu tôi đau quá.

Tử Yên đau xót. Bà lại bị chấn động thần kinh. Có lẽ dĩ vãng của bà là một uẩn khúc đau thương lẫn kinh hoàng nên mới gây ra căn bệnh hôm nay.

Tử Yên ôm bà, xoa dịu cơn đau trên từng sợi dây thần kinh đang co giật. Bà Phương được sống trong yêu thương, bà cảm thấy như cơn đau dịu lại. Bà ôm chặt tay Tử Yên tha thiết gọi:

– Con gái của ta!

Tử Yên xúc động trước tình cảm của bà, dẫu là trong vô thức, cô vẫn nghe ấm áp cõi lòng. Hèn gì người ta chẳng ví ''người mẹ là một kỳ quan tuyệt hảo của thế giớí'.

– Mẹ!

Cô bật lên tiếng gọi thiết tha Bà Phương thổn thức trong tiếng nấc.

– Con ... con gái của ta!

Cơn xúc động mạnh làm cho đầu óc bà Phương trở nên hoảng loạn. Bà run rẩy:

– Đừng! Đừng cướp của tôi.

Tử Yên ôm chặt lấy bà:

– Mẹ! Con đây! Mẹ bình tĩnh lại đi.

Bà Phương hoảng loạn:

– Đừng! Đừng cướp của tôi. Tôi van xin các người mà.

Tiếng khóc đau thương của bà làm trái tim Tử Yên đau nhói.

– Mẹ! Bình tĩnh lại đi mẹ.

Bà Phương vẫn vật vã khóc than. Tử Yên càng hoảng hốt không biết xử lý thế nào.

– Mẹ! Mẹ làm sao vậy?

Người thanh niên hôm nào xuất hiện như vị cứu tinh của Tử Yên. Bà Phương ôm chầm lấy con trai:

– Vĩnh đuổi họ đi đi. Đừng để họ cướp của mẹ:

Thì ra người thanh niên này tên Vĩnh. Tử Yên như muốn phân trần tình trạng của bà Phương.

– Anh Vĩnh, tôi ...

Vĩnh nhìn cô như hờn trách:

– Cô làm gì mà mẹ tôi lại hoảng loạn đến thế?

– Tôi ... tôi không làm gì cả.

Vĩnh nổi giận:

– Không làm gì mà mẹ tôi lại lên cơn đau đầu làm thần kinh khủng hoảng như vậy.

Tử Yên thấy giận trước những lý lẽ vô căn cứ của Vĩnh.

– Tôi không hiểu anh muốn nói gì?

Bà Phương đã phần nào ổn định tâm trí. Bà lay nhẹ cánh tay Vĩnh:

– Vĩnh không liên quan đến cô ấy. Tại mẹ bệnh mà.

Vĩnh im lặng. Bà Phương nhỏ giọng:

– Xin lỗi cô. Con trai tôi hồ đồ quá.

– Không có gì đâu. Cô đừng bận tâm.

Bà Phương trở nên vui vẻ:

– Vĩnh! Mình mời cô ấy ở lại dùng cơm đi.

Vĩnh hơi bối rối:

– Xin lỗi. Cô ở lại dùng cơm cho mẹ tôi vui nghe.

– Cám ơn anh. Hôm nay tôi hơi bận.

Mắt bà Phương thong buồn:

– Cô ... cô còn giận mẹ con tôi sao?

Lòng Tử Yên như chùng lại, ánh mắt bà sao mà thiết tha bao dung như lòng người mẹ. Cô không thể nào từ chối hoặc lẩn tránh được, bởi lòng cô đang khát khao thứ tình thâm mẫu từ cao vời. Cô nói trong hối tiếc:

– Xin lỗi, cháu còn phải về dùng cơm, sợ ở nhà chờ.

Bà Phương có vẻ không vui, bà hỏi Tử Yên:

– Cô ở đâu?

– Cháu ở tại biệt thự của ông Vũ Long phía bên kia đồi.

Ánh mắt bà phương hiện lên nét kinh hoàng. Cơn khung hoảng lại đến với bà.

– Vũ Long. Đừng! Đừng cướp của tôi ...

Vĩnh như không hài lòng trước cơn đột biến bệnh tật của mẹ. Anh làu bàu:

– Tôi đã bảo cô đừng nhắc đến những người ấy trước mặt mẹ tôi mà.

– Xin lỗi. Tôi không biết. Tôi không cố ý.

– Không biết từ bây giờ về sau, cô sẽ không cố ý bao nhiêu lần nữa.

Tử Yên hờn dỗi:

– Từ nay tôi sẽ không đến đây nữa. Chào anh.

Tử Yên quay lưng ra về. Hình như nhận ra mình có phần quá đáng, Vĩnh vội vã chạy theo:

– Xin lỗi cô. Tại vì tôi nóng lòng trước bệnh tật của mẹ tôi, nên mất bình tĩnh. Cô đừng giận nhé.

– Tôi không dám giận anh. Tại tôi nhiều chuyện thích xen vào việc của người khác thì Đành chịu thôi.

Vĩnh bỗng nắm tay Tử Yên thiết tha:

– Cô ở lại với mẹ con tôi nhé.

Tử Yên nhìn Vĩnh. Sao bỗng nhiên anh ta lại đột ngột quay một trăm tám mươi độ vậy? Bỗng dưng anh ta lại tỏ ra thân thiện, không hung hăng, sanh sự như mới vừa gặp.

Mặc cho Tử Yên thắc mắc, Vĩnh nâng bàn tay cô lên siết nhẹ:

– Đừng từ chối chúng tôi nhé.

Lạ, ánh mắt của Vĩnh như thôi miên cô. Lời nói của anh như một mệnh lệnh, sai khiến cô phải tuân theo chút lý trí trong người cô trỗi lên mãnh liệt.

– Đừng nghe lời anh ta, anh ta là phù thủy đó.

Tử Yên đã bước ra sân. Phải về thôi. Từ bây giờ phải quên đi ngôi nhà gỗ trồng toàn hoa đẹp và người Đàn bà mắc phải chứng bệnh thần kinh này. Và nhất là phải lánh xa cái anh chàng có gương mặt đăm đăm, khó chịu này.

– Xin lỗi Tử Yên.

Tử Yên quên giận giương tròn mắt:

– Anh biết tên tôi?

Vĩnh gật đầu. Tử Yên thắc mắc:

– Tại sao anh biết tên tôi?

Vĩnh thật thà:

– Tôi hỏi bọn học trò của cô.

– Anh hỏi để làm gì?

– Để biết tên cô.

Tử Yên định hỏi ''để làm gì'', nhưng cô chợt im lặng. Cô không muốn kéo dài câu chuyện.

– Tôi về.

Bà Phương chạy theo Tử Yên. Bà đặt vào tay cô những bông hoa tím bà vừa mới hái.

– Tặng cô.

Nhìn ánh mắt thiết tha, ngây ngô của bà, Tử Yên không thể từ chối. Cô nâng niu bó hoa trên tay.

– Cám ơn cô. Chào cô.

Tử Yên ôm bó hoa về bên kia đồi với bao suy tư.

Tại sao mình lại phải vấn vương vì hai mẹ con người Đàn bà lạ đó.

Không biết việc mình tìm đến đây là điều tốt hay xấu nữa.

Tử Yên thở dài:

– Âu cũng là duyên.

Cô nâng niu những cành hoa mang cắm vào trong lọ đặt ở phòng ăn. Cô nghĩ bữa cơm chiều nay sẽ thật vui vẻ vì sáng kiến mới của cô.

Không ngờ mọi việc đều khác hơn suy nghĩ. Ông Vú Long là người phát hiện đầu tiên. Môi ông mấp máy:

– Ai cắm bình hoa này trong phòng?

Tử Yên linh cảm như có điều gì không hay xảy ra. Cô lo sợ:

– Là cháu đó.

– Cháu hái hoa này ở đâu?

Tử Yên không dám nói thật.

– Dạ, bên kia đồi.

Ông Vũ Long nói như người mất hồn.

– Bên kia sườn đồi.

Tử Yên thắc mắc:

– Bác ... bác không thích nó à?

– Không. Tôi yêu nó lắm.

Nói xong, ông Vũ Long vội vã bỏ đi. Bà Bảo Ngọc lại càng không vui.

– Thế là ông ấy bỏ cơm chiều rồi.

Tử Yên bối rối:

– Xin lỗi bác. Cháu không biết gì cả.

– Chúng tôi đâu có trách cô.

Vũ An bĩu môi:

– Rõ vớ vẩn chuyện hoa với cỏ. Không ngờ cô cũng quá lãng mạn.

Tử Yên ngơ ngẩn. Gia đình này làm sao thế? Chỉ có một bình hoa tím thôi mà trầm trọng như một cơn động đất vừa mới xảy ra. Cô không hiểu gì cả.

– Cả nhà ăn cơm đi Bà Bảo Ngọc ra lệnh. Tử Yên đứng lên:

– Cháu muốn xin lỗi bác trai và mời bác ấy xuống dùng cơm.

Bà Bảo Ngọc lắc đầu.

– Không cần đâu. Cứ để yên cho ông ấy. Tôi hiểu mà.

Tử Yên hơi ngạc nhiên vì thái độ bình thản của bà. Hình như việc này đối với bà đã quá bình thường rồi.

– Ăn cơm đi cô.

Uyển My nhắc nhở khi thấy Tử Yên vẫn ngồi im lặng. Tử Yên cố nuốt hết chén cơm với bao suy nghĩ.

– Không biết còn có bao nhiêu việc lạ lùng sẽ xảy ra trên hòn đảo này. Biết đâu những sự việc mình chứng kiến sẽ là những điều thật bất ngờ, kỳ thú. Cứ an phận mà sống ở đây, đừng làm phiền gia đình họ.

Tử Yên nhủ thầm như thế. Sau bữa cơm, cô phụ thu dọn rồi rón rén về phòng mình, mở rộng cánh cửa sổ nhìn ra ngoài. Cô thật ngạc nhiên nhận ra ông Vũ Long đang một mình đứng trong vườn hoa. Trong bóng đêm, cô vẫn nhận ra ông đang hướng mắt về phía bên kia sườn đồi. Tử Yên suy luận:

– Ông Vũ Long và bà Phương có quan hệ gì với nhau không?

Đây là một bí ấn mà cô cần phải tìm hiểu cũng gần như sự bí mật của thân thế của mình. Phải tìm cho ra sự thật.

Tử Yên giật mình tỉnh ngủ bời những tiếng cãi vã nho nhỏ ngoài vườn hoa.

Cô ngồi dậy vén màn cửa sồ ra nhìn. Ông Vũ Long vẫn còn đứng đó mặc cho trời sương xuống lạnh.

Bên cạnh ông, bà Bảo Ngọc như đang cố phân bua điều gì. Tử Yên nằm xuống trùm chăn kín lại nghĩ thầm:

– Đừng quan tâm đến chuyện gia đình của họ để khỏi bị vạ lây.

Tử Yên cố dỗ cho mình giấc ngủ nhưng trong cô cứ thơi thúc nghĩ suy:

Tại sao họ lạo không nói chuyện trong phòng cùng nhau mà lại ra ngoài vườn hoa? Tại sao ông Vũ Long lại có thái độ kỳ quặc khi thấy bình hoa tím?

Ông và bà Phương có mới quan hệ thế nào?

Tử Yên nhổm dậy.

Phải tìm hiểu cho rõ chuyện này.

Cô ra khỏi phòng đi những bước chân rón rén, nhẹ nàng ra vườn hoa. Cô nép mình dưới luống hoa, cố lắng nghe tiếng cãi vã của hai người.

– Ông vẫn không quên chuyện cũ được sao?

Tiếng ông Vũ long thờ dài đáp lại:

– Không phải lỗi lầm nào cũng sửa chữa được đâu.

Bà Bảo Ngọc phản kháng:

– Nhưng ông có từng nghĩ đến sự thiệt thòi của tôi khi sống với ông trong suốt mấy chục năm qua không?

– Tôi xin lỗi bà.

– Tôi không cần ông xin lỗi. Tôi chỉ cần ông quên bỏ tất cả, sống vui vẻ hạnh phúc với gia đình.

– Bà thông cảm cho tôi. Tôi là một con người mà.

Giọng bà Bảo Ngọc càng phẫn nộ:

– Vậy thì tôi không phải là con người sao? Tôi không biết đau buồn khi biết chồng mình chung sống với mình mà lòng vẫn tơ tưởng đến người Đàn bà khác sao?

Ông Vũ Long lại thở dài:

– Tôi đã cố gắng hết sức mình.

– Ông nói dối. Ông nói dối. Ông không hề cố gắng mà ông tự dày vò mình, đắm hồn trong dĩ vãng để trả thù tôi.

– Tại sao tôi phải trả thù bà?

Giọng bà Bảo Ngọc chùng xuống:

– Vì tôi đã làm cho ông đau khổ.

Bà Bảo Ngọc và ông Vũ Long bỗng dưng nhỏ giọng khiến Tử Yên dù cố gắng nhưng vẫn không nghe được gì nữa.

Thì ra trước mắt mọi người họ tỏ ra là một đôi vợ chồng hạnh phúc, nhưng đằng sau cái hạnh phúc ấy là một bi kịch.

Tử Yên lại phát giác ra thêm sự bí mật của gia đình ông Vũ Long. Ở cái hòn đảo này thật có lắm điều khó hiểu. Tử Yên co ro vì lạnh khi phải dầm sương quá lâu. Cô chợt ôm ngực ho rũ rượi. Tiếng ho của cô đã tố cáo hành động của mình.

Bà Bảo Ngọe bất bình:

– Cô rình mò chúng tôi đó à?

Tử Yên cố nén cơn ho:

– Cháu tình cờ đi ra đây thôi.

– Cô ra vườn hoa giờ này để làm gì?

Tử Yên lúng túng:

– Cháu không ngủ được nên định ra đây để đi dạo.

– Đi dạo. Cô đừng có dẻo mồm nữa.

Ông Vũ Long lên tiếng:

– Bảo Ngọc! Bà đừng giận nữa. Có lẽ Tử Yên nó vô tình ra đây thôi.

– Ông lúc nào mà chẳng bênh vực cho nó. Riết rồi ông xem nó còn hơn Vũ An và Uyển My nữa.

– Sao bà lai nói vậy?

– Tôi chỉ nói theo cảm nhận của mình thôi.

Tử Yên vòng tay:

– Cháu xin lỗi. Hai bác đừng vì cháu mà bất hòa với nhau, cháu ngại lắm.

Bà Bảo Ngọc chì chiết:

– Chúng tôi không dám nhận lời ấy đâu. Dù sao cô cũng là một cô giáo mà, hành động gì cũng phải suy tính.

– Ông Vũ Long can ngăn:

– Bảo Ngọc! Mình là người lớn, chấp nhất chi những chuyện nhỏ nhặt của bọn trẻ. Tử Yên! Khuya rồi, cháu vào ngủ đi.

– Dạ, cám ơn hai bác.

Tử Yên bước đi, ông Vũ Long đứng nhìn theo. Cứ mỗi lần nhìn Tử Yên lòng ông lại đang lên bao niềm xúc cảm. Ông chợt bắt gặp được dáng dấp và những đường nét quen thuộc của người xưa. ông lẩm bẩm:

– Có lẽ nào ...

Nhưng rồi ông chợt xua tan đi ý nghĩ ấy:

– Chắc là không phải. Người một xứ chỉ là giống nhau thôi.

Bà Bảo Ngọc nhìn ông đầy vẻ hoài nghi. Nhìn ánh mắt của ông của cái gì khác lạ. Không lẽ ... Bà lắc đầu.

Không. Bà tin ở đức độ của ông. Tử Yên chỉ là đứa con gái bằng tuổi Vũ An.

Ông không có ý gì xấu đâu. Nhưng sao ông lại nhìn cô thương yêu như thế?

Ánh mắt này ông chỉ dành cho Uyển My thôi. Có lẽ ông nhớ đến dĩ vãng của mình thôi.

Yên lòng với ý nghĩ ấy, bà kéo nhẹ tay ông:

– Ta cũng vào nghỉ đi.

Ông Vũ Long đi theo bà như một cái máy. Tâm trí ông đang miên man trở về với nỗi đau mà ông đã gánh chịu suốt mấy chục năm trời.