Trời đang trở lạnh, Duy ngồi nhìn những giọt cà-phê đen lánh nhỏ từ từ từng giọt xuống cốc thủy tinh.

Quán cà-phê vừa mở cửa nên chưa có nhiều khách, chỉ có những người nghiện cà phê nặng như Duy cứ trông chờ quán mở cửa là vào ngaỵ Chàng có ý vào sớm để có chỗ ngồi vừa ý và kín đáo. Vừa ý theo ý nghĩ của chàng là gần chỗ quầy tính tiền của cô Thu -tên cô gái con chủ quán-và kín đáo -chỗ ngồi ít ánh sáng nhất- nên dễ chiêm-ngưỡng dung-nhan mỹ miều và trẻ trung của cô hàng cà-phê mà không sợ những người khách khác thấy.

Từ ngày đơn-vị hành-quân của chàng được tăng phái đến hoạt- động tại vùng này, một quận lỵ Ở miền sơn-cước buồn hiu, lưa thưa vài mái nhà tôn chen lẫn mái nhà tranh, chàng rất buồn chán nên ít khi đi ra khỏi đồn, trừ lúc cùng đơn-vị đi công-tác hoặc hành-quân.

* *

Chàng nghiện cà-phê, nên vợ chàng lúc nào cũng mua sẵn cà-phê ngon nhất: cà-phê "cứt chồn" Ban-Mê-Thuột, hoặc cà-phê Martin chính hiệu để gửi ra tiền- đồn cho chàng. Trong ba-lô hành-quân của chàng lúc nào cũng có cái phin cà phê bằng i-nốc-xy- đáp mà người anh họ của Duy từ Paris gửi về tặng chàng khi chàng còn là sinh-viên đại-học tại Huế. Thú uống cà-phê cũng như thú uống rượu phải có bạn cùng uống mới thấy thú vị. Vì thế lúc còn học ở Huế, những buổi sáng sớm mùa đông được nghỉ học là Duy sang rủ Chinh -bạn cùng lớp- từ Hàng Me, Đập Đá cưỡi xe đạp dưới mưa gió lạnh buốt, băng qua cầu Trường-Tiền để qua Thành Nội trực chỉ quán cà-phê Cô Dung ngồi thưởng thức tách cà-phê nóng hổi và thơm lừng.

Rồi từ ngày cưới Hoàng-Lan về làm vợ, mặc dù Hoàng-Lan không biết thưởng thức loại nước "vừa đen vừa đắng" này nhưng vì yêu chồng nên nàng vẫn tìm mọi cách tạo điều kiện để Duy có đủ cà-phê loại ngon nhất thưởng thức cùng bè bạn.

Bạn bè chàng thường khen Hoàng-Lan pha cà-phê rất sánh, rất ngon. Có lẽ theo Duy nghĩ không phải ở "kỹ-thuật" mà ở cách tiếp khách của nàng. Tất cả bạn bè của Duy, dù nam hay nữ, Hoàng-Lan đều nồng-nhiệt tiếp đón vì nàng yêu chồng nên muốn bạn bè cũng có thiện-cảm với chồng nàng.

Duy uống cà-phê suốt ngày, lúc nào chàng cũng uống được, không phải như những người khác, mỗi ngày chỉ một cữ cà-phê buổi sáng để thêm sức lực đi làm. Duy uống cà-phê nhưng không mất ngủ. Có nhiều đêm đến nửa khuya về sáng, Duy vẫn tỉnh như sáo. Hoàng-Lan biết chàng "nhớ cà-phê" nên chưa đi ngủ được, nên nàng vội đun nước sôi pha cho Duy một phin cà-phê thật đặc, chỉ bỏ độc nhất một viên đường vuông nhỏ vào. Uống xong, sau năm phút là chàng "thăng" ngay.

* *

Duy nhớ lại cuối tuần qua, tình cờ lái xe Jeep đi ngang đây, Duy thoáng thấy sự tấp nập trong một quán cà-phê mà trước quán không có một bảng hiệu hay một dấu chỉ, cho dù một chữ đơn giản :"café" để làm tên hiệu. Duy thấy thèm cà-phê nên ghé vào uống thử cho biết.

Ngồi gần ba mươi phút, Duy vẫn chưa thấy ai ra tiếp chàng. Chàng định ra khỏi quán thì thấy một ông già khoảng trên sáu mươi ra hỏi chàng:

· Trung-Úy dùng cà-phê phin hay cà-phê siêu?

· Bác cho cháu một cà-phê phin và hai điếu ruby Quân-tiếp-vụ.

Hỏi khách xong, ông lão biến mất sau nhà bếp. Mãi mưởi lăm phút sau mới thấy một cô gái trẻ và xinh mang phích nước sôi và phin cà-phê ra.

Chờ cho những giọt cà-phê cuối cùng rơi xuống cốc, Duy cho đường vào quậy đều và bắt đầu nhấm nháp từng ngụm nhỏ. Cà-phê thật thơm, thật ngon. Nhìn sang bàn bên, một khách hàng trẻ đang cự nự với ông già chủ quán :

· Tại sao tôi chưa kịp uống một ngụm cà-phê nào mà bác đã vội bưng đi...

· Tôi muốn đổi phin cà-phê khác cho cậu...

Rồi lần kế tiếp cũng xẩy ra như lần trước, cà-phê khách chưa kịp thưởng thức là ông lão lại đến bưng đi...

Duy rất lấy làm lạ sự việc chàng vừa chứng kiến; nhưng đối với những khách uống cà-phê ngồi quanh chàng, việc ấy dĩ nhiên phải xẩy ra thường như vậy vì chàng không thấy ai có phản ứng gì cả.

Uống xong cốc cà-phê, Duy lại quầy trả tiền. Chàng nhìn cô gái trẻ và xinh lần nữa rồi ra khỏi quán cà-phê "không tên và kỳđị "này, trong lòng chàng vẫn còn thắc mắc những gì chàng đã chứng kiến.

* *

Sáng ngày hôm sau, chờ cho quán vừa mở cửa, Duy vào ngaỵ Duy nghĩ trong đầu : hôm nay phải có câu giải đáp cho việc đã xẩy ra trong quán cà-phê ngày hôm quạ Chỉ có vào quán sớm, còn vắng khách, Duy mới có thể gợi chuyện với cô gái con chủ quán Đuy đoán thế- để vừa ngắm nhìn người đẹp, vừa biết được chuyện muốn biết thì còn gì thích thú cho bằng!

* *

Quán cà-phê này tuy là quán "không tên" nhưng không phải vì thế mà không có tên. Mỗi khách đặt cho một tên do ngẫu hứng của từng người.

· Quán cà-phê "Đợi", có lẽ ông khách này ngồi "đợi" quá lâu.

Cô hàng cà-phê vui miệng giải thích như vậy.

· Quán cà-phê " Cô Xinh", mặc dù Xinh không phải là tên em.

· Quán cà-phê "Ông-Già Khó-Tính", vì như anh đã chứng-kiến hôm qua, ông Bố em rất "ghét" những người khách không biết"cách uống cà-phê". Theo ông cụ thì khi "người ta" bưng cà-phê ra, khách phải bình tĩnh chờ cho cà-phê đủ thì giờ ngấm nước, nhỏ từng giọt xuống. Đây chính là lúc ta bắt đầu thưởng thức "thú uống cà-phê"...

Ông cụ tuy ngồi nhà trong, nhưng vẫn quan sát theo dõi cách thưởng thức cà-phê của khách. Nếu thấy khách nôn nóng, muốn uống vội bằng cách lấy thìa cà-phê sửa phin cà-phê cho cà-phê chảy nhanh là ông cụ vội ra ngay và bưng cốc cà-phê này đi liền. Rồi sau đó đổi phin cà-phê khác cho khách, ý của cụ là nếu đã gọi cà-phê phin thì cứ để phin tự chảy cà-phê lúc nào ngưng, thì uống. Còn nếu muốn cà-phê uống liền, tại sao không gọi một cà-phê siêu (cà-phê nấu sẵn trong siêu) hay cà-phê "bít-tất" vừa rẻ tiền mà vừa có cà-phê uống ngay, thế có phải đúng điệu hơn không?

Sau khi được cô con gái của Ông chủ quán giải thích ngọn ngành như thế, Duy trở thành người khách thường xuyên của quán "không-tên-mà nhiều-tên-này " vì cà-phê thơm ngon và cô hàng cà-phê lại "ngon" hơn!

Lúc trước khi nói chuyện với Thu, nàng vẫn gọi Duy bằng cấp bậc quận- đội, một tiếng "Trung-Úy", hai tiếng "Trung-Úy". Nhưng chỉ một thời gian sau, nàng đã đổi cách xưng hô thân mật hơn.

* *

Tiếng phi-cơ càng lúc càng rõ hơn thì tiếng đập thình thịch trong ngực Duy cũng như tăng cường- độ. Từ ngày Duy đổi lên tiền- đồn miền sơn-cước hẻo lánh này, tính đến nay cũng tròn sáu tháng. Một trăm tám mươi ngày xa người vợ trẻ đầy sinh-lực. Mọi dồn nén về sinh-lý,mọi nhớ nhung xa cách cứ theo ngày tháng tăng dần.

Sáng nay, người hạ-sĩ-quan truyền-tin đơn vị chàng khi ghé vào quận- đường, viên trưởng-ban viễn-thông quận nhờ chàng trao lại cho Trung-U¨y Dạiđội-trưởng Duy một mảnh giấy nhắn tin gia- đình mà ông ta mới nhận được qua máy liên-lạc viễn-thông Motorola:

"Anh Duy,

Em sẽ lên thăm Anh trong chuyến bay đặc biệt chiều nay.

Nhớ đón em tại sân baỵ Em mặc áo dài màu thiên-thanh."

Một chiếc Cesna của hãng Air America đang lượn một vòng để tìm hướng gió đáp xuống sân bay.

Duy chạy đến gần máy baỵ Mấy viên cố-vấn Mỹ bước xuống trước, sau đó là một người đàn bà Việt-Nam, phu-nhân của ông quận-trưởng mà chàng đã gặp tại phi-trường này tháng trước. Sau cùng là Hoàng-Lan tha-thướt trong chiếc áo dài màu thiên-thanh.

Duy ôm Hoàng-Lan gọn trong vòng taỵ Họ quên hết mọi sự chung quanh và tưởng như quả đất đang ngừng quay...

Duy lái xe Jeep đưa Hoàng-Lan về chỗ chàng ở. Các quân-nhân trong đại- đội vui-vẻ bảo nhau;

· Tối nay, Việt-Cộng chung quanh đây chắc hết ngủ vì Trung-Úy Đại- đội-trưởng mình mới tăng-cường "bàn-tiếp-hậu súng cối 80 ly".Bắn đùng đùng suốt đêm, không cần ngủ!

Sáng hôm sau,như thường lệ, Duy đi uống cà-phê sáng. Nhưng lần này có vợ chàng tháp tùng.

Duy giới thiệu Hoàng-Lan với Thụ Hai người trẻ trung nên dễ làm quen với nhau.

Hoàng-Lan không uống cà-phê nên nàng có nhiều thì giờ quan-sát "cô hàng cà-phê" hơn.

Nàng công nhận Thu có vẻ đẹp liêu-trai. Nhất là đôi mắt ướt, khi nhìn ai như muốn thu hết hồn người đối diện. Nhưng tiếc thay, cũng đôi mắt đó nếu người biết chút ít tướng số sẽ nhận ra ngay là "yểu mệnh". Như hai câu thơ cổ:

"Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,

Bất hứa nhân-gian kiến bạch đầu!"

vô tình Duy đã đọc lên. Cho là điềm không hay, Duy lắc đầu xua đuổi ý nghĩ đó.

* *

Sau thời-gian tăng-phái cho quận-lỵ hẻo lánh này, đơn-vị Duy dời đi vùng khác.

Rồi cuộc sống của một chiến binh nay đây mai đó, Duy quên hẳn cái quận miền sơn-cước này. Cho đến một hôm trong câu chuyện có người bạn nhắc lại tên cái quán "cà-phê không tên" kia, Duy mới biết rằng một năm sau ngày đơn-vị chàng rời khỏi quận, nhiều đợt Việt-Cộng tấn-công vào quận nhưng đều bị đánh lui. Rồi một lần khác quận lỵ hẻo lánh miền sơn-cước này bị pháo-kích bằng hỏa-tiễn 122 ly, chẳng may lại rơi vào khu nhà dân làm chết nhiều thường dân vô tội. Trong số những nạn-nhân đó, bất hạnh thay lại có Thu, cô hàng cà-phê xinh đẹp của quán "cà-phê Đợi", "cà-phê Cô Xinh","cà-phê Ông-Già-Khó-Tính" này.

Thật tội nghiệp cho cô gái xinh đẹp, trẻ trung phải trở về cát bụi quá sớm như tướng số đã lộ nơi đôi mắt. Nghe tin xong, Duy lặng người đi. Chàng nhớ lại khuôn mặt xinh xinh của Thu mà nay đã "nghìn thu vĩnh-biệt" và Duy tự nói với mình:

"Thu ơi! Chúc em sớm siêu-thoát. Thượng- đế cho em đẹp làm chi để "bất hứa nhân-gian kiến bạch đầu!". Đời người cũng giống những giọt cà-phê đen, từng giọt rồi từng giọt rơi như những ngày tháng hững-hờ trôi qua... rồi kết-thúc khi nào chẳng ai biết được! Như "cà-phê Đợi" cứ đợi, không cần phải nôn nóng làm mất cái thú nhâm nhi cà-phê, phải không Thu?"

Hết