Nordlingen ngày. . .tháng , 1960

Cháu thân mến,

Từ hôm cháu về thăm đến nay, chú cứ nghĩ về cháu mãi. Chú biết cháu thích tự do và vẫn còn giận mẹ cháu lắm, nên không chịu về nhà. Nhưng dù sao, chú cũng xin cháu nghĩ lại. Chuyện cũ qua đã lâu rồi. Vợ cháu đã bỏ cháu, nhưng mẹ cháu hãy còn sống, ngày đêm trông mong cháu. Dòng họ nhà ta hiện nay chỉ còn một mình cháu. Xưởng làm đàn nổi tiếng nhất nước Đức của chúng ta, từ ngày chú Hai mất đi, vẫn đóng cửa cho đ! ến naỵ Nếu cháu không về trông nom, thì sự nghiệp đã bốn đời danh tiếng của dòng họ ta sẽ tiêu tan mất cả.

Xin cháu hãy suy nghĩ kỷ trước khi trả lời.

Rất mong tin cháu.

CHÚ BA

Vẹt đọc đi đọc lại bức thư của chú hắn đến hàng chục lần. Hắn không biết giải quyết cách nào. Nhánh dòng họ Drexel nhà hắn chỉ còn có một mình hắn là tên tráng đinh độc nhất: hắn có bổn phận phải cưới vợ, sinh con, trông nom xưởng làm đàn của cha hắn, nhưng cuộc sống danh giá và bó buộc theo nền nếp ở quê hương làm hắn thấy ngại ngùng.

Hắn còn nhớ thuở bé, mỗi lần theo ông hắn ra quán cà phê, gặp người trong làng bao giờ họ cũng ngả mũ kính cẩn chào ông hắn và hỏi:

-Cậu bé năm nay lên mấy?

Ông hắn cất ống điếu đang ngậm, đằng hắng lấy giọng, hất hàm hỏi hắn:

-Kìa cháu, bác ấy hỏi cháu lên mấy?

Hắn ưỡn ngực trả lời rất kiêu hãnh:

- Cháu lên năm.

Ông hắn nhắc lại rất vênh vang:

-Ông nghe rõ chưa? Cháu tôi năm nay lên năm, và vẫn còn độc thân!

Mỗi lúc nghe ông nói thế là hắn thấy tức giận và xấu hổ vô cùng.

Hắn giận ông hắn lúc nào cũng đem cái sự “ còn độc thân” của hắn nói tung ra cho thiên hạ biết. Thật nhục nhã!

Nhưng đến bây giờ, trái lại, đã hơn ba mươi tuổi rồi, hắn rất hãnh diện vì vẫn còn được độc thân.

Quãng đời thơ ấu của hắn rất đen tối. Hắn mồ côi cha lúc mới ba tuổi, mẹ hắn một mình nuôi hắn. Cuộc sống cô đơn của một người đàn bà góa bao giờ cũng tràn đầy khó khăn, và mỗi khi gặp một chuyện bất bình gì là mẹ hắn trút tất cả những nỗi đau khổ bực tức lên đầu đứa con mồ côi. Hắn không quên được những trận đòn chí tử bằng cán chổi mây to bằng bắp taỵ Mẹ hắn đánh hắn chỉ vì hắn nghịch một phần, mà vì tức giận chuyện khác nhiề! u hơn. Thỉnh thoảng, hắn phàn nàn với mấy thằng bạn:

-Tao không biết tao có phải là con của cha mẹ tao không. Có khi tao tưởng tao là con của mụ ăn mày hay của ông quét đường, đổ rác nào đó, mà mẹ tao đã xin về nuôi!

Năm 17 tuổi, hắn bỏ nhà, bỏ trường đi Pháp. Hắn học nghề giới

thiệu những món hàng buôn sỉ và sống bấp bênh với nghề đó cho đến bây giờ. Sáu năm trước, hắn cưới vợ Á Đông. Năm thứ nhất, hai người rất hạnh phúc. Năm thứ hai, bắt đầu chịu đựng. Năm thứ ba, vợ hắn khinh ghét hắn, và hai người, không biết vô tình hay cố ý, đều như cố tình hành hạ nhau. Năm thứ tư, gia đình thành ra địa ngục trần gian, nếu không xa nhau thì cả hai sẽ điên luôn.

Thực ra hắn rất yêu vợ, nói là mê vợ thì đúng hơn. Những ngày tháng đầu, lúc mới xa nhau, hắn đau khổ đến nỗi lúc nào cũng có thể khóc được. Nhưng dần dần, hắn làm cho tình yêu biến thành lòng căm hờn. Từ đấy, hắn oán giận vợ cũng như oán giận mẹ, nên n thấy đời không còn gì vui nữa.

Cuộc sống của hắn rất khô khan. Càng ngày hắn càng cố tỏ cho mọi người biết hắn là người tâm hồn cứng rắn, chai đá. Hắn muốn bạn hắn biết tình cảm trong lòng hắn đã chết hẳn rồi. Đời hắn chỉ còn một con khỉ hắn mua sau ngày vợ bỏ là nguồn vui, nguồn sống độc nhất mà thôi.

Tháng trước, hắn về thăm làng cũ, gặp chú hắn, rồi lại về Paris. Hắn không muốn xa Paris, vì đó là đất dung dưỡng nghệ sĩ. Tuy hắn không phải là nghệ sĩ, nhưng tự nhận có tâm hồn nghệ sĩ. Hắn thích sống nghèo nhưng tự do, hơn là về quê làm ông chủ xưởng sản xuất đàn, giàu có nhưng bị bó buộc.

Tuổi trẻ là tuổi bất cần đời đã quạ Bây giờ hắn thấy có lẽ cái xưởng làm đàn cũng khá quan trọng, cần phải giải quyết một cách đứng đắn. Hắn nghĩ rằng nếu không ghét mẹ, thì trở về cũng được. Nhưng vấn đề là làm sao có thể gột rửa lòng căm hờn từ thuở bé, cái oán giận mà hắn và vợ hắn mỗi ngày mỗi bồi dưỡng thêm lên, đến mọc rễ tr! ong lòng hắn rồi.

Hắn có mỗi một con khỉ là thân nhất, thì lại chỉ chuyện trò một chiều, không thể trao đổi ý kiến với khỉ được. Bỗng hắn chợt nhớ đến mấy người bạn Việt Nam. Hắn nghĩ phải tìm gặp mấy người này may ra... bọn họ thường thường có những ý tưởng rất động trời, mà không phải là không có lý. Nhân tiện, hắn cũng sẽ hỏi xem họ có biết ở đâu tiêu thụ cho hắn được một số bát đũa vừa mới nhận được không. Hắn vội vàng mặc áo đi ngay để tránh giờ ăn.

Vẹt gõ cửa phòng Minh. Hắn rất ngạc nhiên thấy người ra mở cửa là một thanh niên Pháp. Hắn tự giới thiệu:

-Tôi là Vẹt, đến hỏi thăm cô Minh có tí việc.

-Còn tôi là Đinh Văn Bị Mời anh vào.

- Các cô ấy đâu?

-Suỵt, nói khẽ chứ. Ở cả bên phòng cậu em. Họ đang cúng Hôm nay là ngày giỗ bà mẹ.

Vẹt nhún vai, bĩu môi:

-Hừ, mẹ chết rồi, còn khéo lôi thôi! Cúng với kính gì. Mẹ tôi còn sống sờ sờ ra đấy, tôi còn chả thèm thăm.

Bi phản đối:

-Mỗi người một tính, mỗi nước mỗi phong tục chứ! Tôi học tiếng Việt với cô Minh, biết được nhiều phong tục lắm và tôi cho là những phong tục ấy rất đáng kính trọng.

- Anh học tiếng Việt mấy tháng rồi? Học được những gì? Học để làm gì?

-Tôi quen cô Minh đã lâu, nhưng mới có ý định học cách đây mấy tháng. Học để hiểu một dân tộc. Tôi dám cam đoan hai năm nữa tôi sẽ đọc truyện Kiều vanh vách. Tên tôi cũng do các cô ấy đặt. Lấy họ Đinh, theo dòng dõi Đinh Tiên Hoàng. Bi là bia, hay là từ bi.

-Còn tôi, vï tôi bảo tôi hay nói bá xàm bá láp , tán giỏi mà không có lòng thành , tính lại hay cau có gắt gỏng, độc tài, đủ nết xấu, nên đặt cho tôi tên Vẹt. Cô ấy là Bà Chằng mà tôi chiều chuộng như Bà Chúa. Tôi hỏi thực anh nhé. Anh có yêu cô ấy không?

- Hiện tại tôi chỉ thấy quí mến, nhưng có lẽ tình yêu còn ở trong tiềm thức, chưa lộ ra đấy thôi. Tôi cũng hơi sợ , vì các bạn tôi nói đàn bà Á Đông có một sức quyết rũ rất huyền bí. Đàn ông Âu châu mắc vào là tâm hồn bị phong tỏa ngay.

Vẹt xua tay:

-Tôi khuyên anh chớ có dại xông vào mà chết ! Tôi là người đã từng kinh nghiệm. Thuốc độc đấy chứ không phải vừa đâu. Trông họ hiền lành, dịu dàng, ngọt ngào, chiều chuộng thế nhưng rất nguy hiểm, vì một khi mình yêu họ rồi thì mình sẽ không thể nào yêu một người đàn bà Âu Châu nào nữa!

Bi bỗng ra dấu cho Vẹt im lặng. Hai người lắng tai nghe, hình như có tiếng nấc ở phòng bên đưa sang. Vẹt rón rén đến bên cạnh màn nhìn trộm. Hắn thấy trong phòng không bật đèn, chỉ có ánh sáng của ngọn nến và ba cây hương đang cháy trên cái bàn thờ nhỏ đóng vào vách. Cậu em trai ngồi cạnh bàn thờ, hai tay ôm đầu như đang suy nghĩ. Hai cô chị, tóc xõa dài trên vai, mỗi người gục đầu vào một phía vách. Có lẽ họ đang khóc, vì vai cứ rung lên từng hồi theo tiếng nấc đã cố nén rất nhỏ.

Vẹt tưởng như đấy là những cô bé bị phạt phải đứng quay mặt vào tường, và các cô bé vừa khóc vừa oán giận, như hắn lúc còn bé. Nhưng sự thực trái lại, các cô đang buồn khóc mẹ. Hắn không tin là trên đời lại có thể có những người con thương yêu mẹ đến như thế. Biết đâu các cô chả khóc vì một lý do nào khác, khóc cho chính mình! Chẳng hạn như khóc đời đen bạc, khóc lòng người tráo trở, khóc tình duyên ngang trái, khóc buôn thua bán lỗ hay khóc nước non. . . khóc dân tộc. . . Ôi trời, còn bao nhiêu là chuyện đáng khóc!

Hắn nhún vai, lại đến ngồi cạnh Bi, lấy thuốc lá ra hút.

- Các cô ấy có một tình thương yêu nhau mãnh liệt lắm. Và cũng chính vì điểm ấy mà tôi quí mến họ.

Vẹt nói giọng nghi ngờ:

- Tôi chỉ ngạc nhiên là tại sao trên đời lại có người thương mẹ đến như thế. Tôi ghét mẹ tôi lắm! Lúc bé, mẹ tôi đánh đập tôi. Lớn lên, tôi cưới vợ, mẹ tôi không nhìn, nhắn bảo tôi rằng nếu cưới một người đàn bà ngoại quốc thì không được bước chân vào nhà bà. Vì thế, tôi đã thề rằng suốt đời tôi sẽ không gặp mẹ tôi nữa!

- Bà cụ còn sống không?

-Ù Còn, và vẫn mạnh khỏe.

- Thế chị ấy đâu?

Vẹt nhún vai, không trả lời. Hắn lại đến cạnh màn nhìn trộm. Trong phòng, vẫn cảnh tượng lúc nãy, chỉ thấy cây nến và mấy nén hương ngắn hơn. Nhưng giờ phút này hắn không còn ngạo nghễ nhạo báng như lúc đầu. Nỗi uất hận trong lòng dịu bớt , và hình như hắn cũng muốn khóc. Vẹt lại châm thuốc! lá hút để đè nén những cảm xúc hắn cho là mềm yếu như đàn bà. Mặc dầu cố gắng xua đuổi hết sức, mà mắt hắn nhìn đâu cũng chỉ thấy hình ảnh hai cô gái xõa tóc, gục đầu vào tường, vai rung rung vì những cơn nấc không thành tiếng.

Hiện tại đối với hắn thực phũ phàng. Hắn chợt thấy trên đời hình như có một cái gì thiêng liêng thực, có tình quyến thuộc, có tình thương yêu mà xưa nay hắn chưa thấy, chưa biết. Hắn ngờ có lẽ vì hắn chưa từng cho đúng mức nên không nhận được đúng mức chăng? Có một lần, hắn đã cho đúng mức, cho tất cả, thì lại cho! không đúng người, đúng chỗ. Về sau, hắn chỉ đòi hỏi, đòi thực nhiều, thực cao, mà không cho ai bao giờ. Tâm hồn hắn đen tối gần như không có một tia ánh sáng nào của tình yêu có thể lọt vào được.

Một lát sau, ba chị em bước ra. Hai cô chị mặt nghiêm trang buồn buồn, mắt đen ngời long lanh ướt.

Minh gượng cười nói:

- Tôi rất sung sướng có các bạn đến trong dịp giỗ mẹ chúng tôi. Phong tục nước tôi, đó là ngày kỹ niệm để tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ và hội họp bà con để tăng thêm tình thân mật.

Cậu em tiếp thêm:

-Ù Ba chị em sống chung, ngày nào cũng hội họp, đủ thân mật lắm, vì thế hôm nay chuyên để tưởng nhớ! Lệ chúng tôi, ngày thường cấm buồn, cấm khóc. Hôm nay nhân dịp giỗ mẹ, các chị tôi được phép, nên khóc một trận thả giàn để đền bù.

Quế dọn bàn, bày các thức vừa cúng ra. Minh lại giảng cho

hai người bạn ngoại quốc:

- Trong nước, chúng tôi không cúng như thế này đâu! Nào là xôi chè, hoa quả, bánh trái đặc biệt ngon vô cùng. Đây vì chúng tôi ở ngoại quốc, không có những thứ ấy, nên chỉ cần lòng thành, có gì cúng nấy. Tối nay chúng tôi ăn phở, thành ra cúng phở.

Cậu em lại chế:

-Phở tái của chúng tôi là một món ăn đặc biệt và ngon ghê gớm, chứ không phải như thế này đâu! Chị tôi gọi là phở tái, kỳ thực đấy chỉ là mì ngựa!

Cậu quay lại nhìn chị:

-Ù Có phải thế không chị? Tiền chợ của sinh viên nghèo mà! Bánh phở, chị thay bằng mì khô luộc, còn thịt bò đổi ra thịt ngựa cho rẻ. Không nói rõ, nhỡ các anh ấy tưởng món phở tái quốc hồn quốc túy của chúng mình như thế này, thì thực nhục “ quốc thể”.

Quế nói:

-Hôm nay ở nước nhà chắc các anh các chị họp đông vui lắm. Nhưng không biết có ai nhớ đến chúng mình không?

-Ù Sao lại không? Nhớ ghê lắm chứ lại! Không nhớ chúng mình thì nhớ ai?

Minh nói xong quay sang nhìn chị:

- Để em nói dốc cho chúng nó khiếp. Mình dại gì cho chúng nó biết chẳng ai nhớ, ai thương, ai nghĩ đến mình cả. À, các chị cũng liệu đấy: nếu đến cuối tháng này, chúng mình vẫn không “ Cùng tắc biến, biến tắc thông” nữa, thì tháng sau một chị phải nghỉ học. Chị tìm việc gì làm, để sang năm giỗ mẹ, có tiền làm phở tái.

-Mì ngựa chứ chị!

-Ù Ừ, gì cũng được, miễn là tiền của chúng mình thực chứ đừng như hôm nay.

- Hôm nay làm sao? Sang thế này còn đòi gì nữa. Mẹ ngày xưa thích lê, thì có lê này, ba có thuốc lá này, lại còn bánh ngọt, chè thơm. ..

- Ừ, nhưng mà phải “tổng động viên” tất cả bạn bè mới được ngần ấy. Ta đi làm “ ráp” đến mấy nhà, mới “ tịch thu” đủ số cần thiết.

- Lạ quá, bạn chúng mình, những người nghèo thì thực có lòng, còn đứa nào giầu thì rởm đời, khinh người, dễ ghét một cách kỳ lạ. Nhất là ích kỷ và hà tiện thì không để đâu cho hết!

-Chuyện! Công lệ như thế rồi!

Minh quay sang Bi và Vẹt nói:

-Ù Xin lỗi hai anh nhé. Chúng tôi vừa bàn định về giỗ mẹ năm sau sẽ làm những món ăn rất đặc biệt của quê hương. Còn anh Vẹt vừa về Đức thăm nhà, có chuyện gì hay kể cho chúng tôi nghe với.

Vẹt vui vẻ nói:

-Ù Tôi về thăm lại những kỷ niệm cũ, chứ có gì hay đâu! Trước hết, tôi thăm cây “ Noa” dại tôi vẫn hay trèo chơi lúc bé, gần cạnh xưởng làm đàn. Tôi thương nó ghê lắm. Nó cao bằng ba tầng lầu, bóng mát tỏa ra rất xạ Nhưng rủi quá, bị người ta chặt mất rồi. Hôm ấy, tôi đứng ở gốc cây, buồn đến chết lặng cả người.

-Ù Ngoài ra, anh còn thăm ai nữa?

- Tôi đến nghĩa địa thăm mộ cha tôi. Và tôi thấy ngay bên cạnh, có một nấm mộ mới, hoa còn tươi, đắp đất chứ chưa xây đá. Tôi lại đứng chết lặng ở đấy gần một tiếng đồng hồ.

- Mẹ anh phải không?

Vẹt lắc đầu:

-Ù Không, chú tôi. Thế mới đáng tiếc. Chú tôi mới chết có mười lăm ngày thôi. Tôi đọc trên những tấm băng giấy cột trên vòng hoa nên biết được như thế. Trời ơi! Nếu tôi về sớm mười lăm ngày, thì đã gặp chú tôi rồi! Ngày xưa, chú thương tôi nhất, và cả gia đình, tôi cũng chỉ thương một mình chú ấy thôi!

Vẹt ngừng một lúc, kể tiếp:

-Tôi vốn định không thăm ai cả, nhưng vì chú Hai mới mất, nên tôi đến tiệm bán đàn của chú Ba để thăm chú ấy. Đến nơi, tôi giả vờ hỏi mua đĩa hát, và hỏi tin tức chú Hai chết ra sao. Thím tôi kể hôm an táng, theo lệ thường Cha nhà thờ làm lễ bao giờ cũng chỉ tán dương những điều hay, nết tốt của người chết chứ không nói xấu, thế mà vì gia đình chú tôi không trả! tiền nhiều để làm lễ sang trọng nhất, nên hôm ấy họ đã kể xấu chú tôi, nào là không đi nhà thờ, không xưng tội, suốt ngày uống rượu. v.v.. . đủ thứ. Mọi người, ai cũng tức giận nhưng không dám nói gì. Hừ, giá hôm ấy có tôi thì phải biết! Nghe xong tôi khóc nên chú Ba nhận ra tôi. Chú mời tôi ở lại ăn cơm và bảo tôi giống ba tôi lúc xưa như tạc. Bây giờ tôi thấy yên tâm, vì biết chắc chắn tôi chính là con của ba tôi, chứ không phải mẹ tôi đã xin con ai về nuôi!

-Ù Chú anh gặp anh chắc mừng lắm!

-Ù Chú tôi rất mừng giữ tôi ở lại, nhưng tôi không chịu. Xong rồi, tôi đến thăm cái nhà thờ cổ. Cái nhà thờ sáu năm trước, một đêm mưa, bão tuyết rất lớn, tôi và Sương đã vào nấp trong ấy. Sương khó tính vô cùng. Biết tôi rất mệt mỏi, cũng cứ bắt tôi phải dịch cả một tấm bảng viết lịch sử nhà thờ cho Sương nghe. Thế kỷ thứ mười một làm gì, mười hai làm gì, mười ba sửa chỗ nào. . . chán vô cùng!

- Cô ấy ham học hỏi.

-Ù Không phải. Sương muốn hành hạ tôi thì đúng hơn. Không có một việc gì làm khổ tôi được mà Sương không làm, từ việc lớn cho đến việc nhỏ.

- Anh không thăm mẹ anh?

-Ù Có chứ. Tôi đến thăm căn nhà chúng tôi ở hồi xưa. Những sợi giây thép gai tôi chăng vòng theo vách tường vẫn còn nguyên, mấy luống hồng leo tuy đã già nhưng vẫn còn sống. Tôi bấm ba lần vào cái chuông điện ngày xưa chính tay tôi bắt vào cửa vườn. Tôi nghe tiếng chân mẹ tôi đi trên gác, ánh đèn ở cửa sổ phòng bà bật sáng và nghe tiếng bà hỏi vọng qua cửa sổ “ Wer lautet? “ (ai bấm chuông?), xong tôi chạy mất!

- Anh không vào?

Không. Sáu năm trước tôi đã tuyên bố không gặp mẹ tôi nữa rồi mà! Ai bảo bà ấy không nhìn nhận vợ tôi? Nhưng dù sao, tôi cũng đã nghe tiếng mẹ tôi nói, biết mẹ tôi còn khỏe mạnh, thế là đủ rồi. Điều rủi ro nhất của tôi là cây “ Noa” dại của tôi bị chặt, và chú tôi chết mất.

--Tôi cho là anh vẫn còn may mắn vô cùng. Chúng tôi còn rủi hơn anh nhiều.

-Tại sao?

-Chúng tôi rất yêu mẹ, nhưng không được sống gần để làm mẹ vui, mẹ sung sướng. Mỗi khi nghĩ đến ngày về nước không còn mẹ nữa, là chúng tôi khổ đến khóc ngay được. Đối với tôi, chồng, vợ hay con, nếu rủi mất đi, vẫn có thể tìm lại rất dễ dàng, và muốn bao nhiêu cũng cóù, nhưng còn mẹ, suốt đời chỉ có thể có được một mẹ mà thôi!

Vẹt mở to mắt nhìn hai chị em Minh. Hắn vừa kinh ngạc vừa

sửng sờ. Hắn chưa từng nghe ai nói một câu kỳ quái như thế bao giờ cả!

- Nếu lúc anh trở về, trông thấy mộ mẹ nằm cạnh mộ cha, đất mới đắp còn mùi nồng, mới thật là rủi! Nhất là nếu anh chỉ về trễ có mười lăm ngày thôi!

Vẹt lặng cả người:

-Ù Điều ấy không bao giờ tôi nghĩ đến. Mẹ tôi khỏe mạnh lắm. Tôi không tin là mẹ tôi có thế chết sớm được!.

-Trước kia chúng tôi cũng nghĩ thế. Tôi cũng không tin là mẹ tôi có thể chết được! Tôi tưởng mẹ tôi phải sống mãi mãi để nhìn thấy chúng tôi thành công. Thế mà tôi đã phải làm giỗ mẹ mấy lần rồi! Thật vô lý. Cho đến bây giờ, sự thực đã sờ sờ ra như thế, lắm lúc tôi vẫn còn chưa chịu tin là tôi đã không còn mẹ Ở trên đời nữa!

Vẹt hai mắt mở to, đăm đăm nhìn vào quãng không, mồm hắn lẩm bẩm:

-Ù Wer lautet? Wer lautet? Wer lautet?

Hắn đi lại trong phòng mấy bước và bỗng đứng dừng lại nói:

-Tôi xin cám ơn anh bạn và hai cô đã mời ở lại ăn phở, nhưng tôi phải về ngay vì có việc bận lắm. Tôi phải cho xe vào xưởng soát lại máy và thay dầu chuẩn bị đi đường trường . Tương lai sẽ còn có dịp gặp lại.

Hắn bắt tay mọi người, vội vàng ra về, mồm vẫn lẩm bẩm “ Wer lautet? Wer lautet? “. Hắn muốn về ngay, vì mục đích đến tìm chị em Minh không phải để ăn phở tái hay mì ngựa, mà để hòi ý kiến một việc, mà bây giờ hắn thấy không cần hỏi nữa!

Linh Bảo

(trích trong tuyển tập Mây Tần)

Hết