Chương 1

Đi làm về là Thư Ba lao vào nhà bếp để chuẩn bị bữa tối cho cả nhà, bao giờ cô bé cũng về trước cả mợ Mỹ Hạnh vì mợ phải lo sạp vải ở chợ ... bà ngoại giúp Thư Ba làm cơm, Thư Ba nói:

– Ngoại cứ nghỉ ngơi, cháu làm một loáng là xong ngay.

– Con nhỏ này đi làm về mệt lắm để bà phụ cho.

– Không sao đâu bà ...

Dù Thư Ba nói như thế nhưng bà cháu vẫn vừa cơm làm vừa nói chuyện thật vui.

– Bà ơi ngày mai bà thích ăn gì cháu mua về cho bà.

– Thức ăn mợ con mua rồí. Di làm chưa được bao nhiêu tiền còn phải phụ cậu mợ, lấy đâu nhiều tiền mà đòi mua đủ thứ.

Thư Ba nũng nịu:

– Con đâu có tiêu xài gì.

– Nhưng con đã phụ với cậu mợ tiền rồi. Còn bao nhiêu giữ lại lo cho bản thân chứ.

– Bà ơi?

– Tiền cháu biếu bà ăn vặt bà vần còn để dành nè.

– Bà thích gì cứ ăn:

để dành làm chi. À! Hôm nào cháu đưa bà đl siêu thị chơi nhé. Ở thành phố mình lúc này có nhiều nhà đầu tư ngành du lịch, khách sạn và mở siêu thị thích lắm bà ơi.

Thích là các cháu thích chớ bà đây già cá rồi.

– Bà ơi! Bà chưa già đâu. Bà chưa “u bảy” mà.

– Cái con này.

Bà Vân nhìn Thư Ba:

Con bé lớn nhanh thật, càng lớn càng đẹp. Chẳng như ngày xưa thật bé nhỏ vì không được chăm sóc và lo lắng đầy đủ. Tưởng chừng con bé sẽ suy dinh dưỡng. Vậy mà càng lớn nó lại càng "trổ mã'' có lẽ nớ biết bà nó chăm sóc không đầy đủ vì bà đâu có giàu có gì ráng lo cho Thư Ba học hành đến nơi đến chốn là đã dữ lắm rồi, sức của bà cũng có giới hạn, bà chỉ tiếc khi ấy không thể lo cho con bé học đại học ở Sài Gòn vì không thể lo đầy đủ nên Thư Ba đã thi trường chuyên nghiệp và học ngay tại thàng phố Vũng Tàu. càng nghĩ càng vui nhưng cũng vô cùng buồn. Từ khi vợ chồng con trai bà sửa lại nhà và lên một tầng lầu dường như bà thấy mình như là người nương nhờ. Ngôi nhà bé nhỏ từ thuở giờ bà ở và buôn bán để lo cho con, cho cháu. Vậy mà con cái của Đông Văn chẳng được ngoan như Thư Ba. Đứa con gái lớn của Đông Văn nhỏ hơn Thư Ba vài tuổi đang học đại học ở Sài còn, con bé là cháu nội vậy mà không mấy tình cảm. như Thư Ba, có lần bả chỉ bày tỏ thái độ thì Hạnh Mỹ đã lên tiếng, rất may là Thư Ba không biết điều đó. “- ôi! Nó nịnh mẹ để được tình thương và có lợi vế sau này.

– “Tôi khõng muốn hai vợ chồng đối xử miệt thị với con bé”.

– “Chúng con biết rồi. Vì mẹ có phần hồi môn của nó nên mới lo cho con nhỏ như. Biết cô con dâu nói lẫy mình nhưng bà Vân vẫn không thèm nói. Một tay bà lo cho Thư Ba từ nhỏ. Vừa buôn bán vẫn cố gắng lo cho con bé. Giờ đầy khi con bà sửa nhà lại, trong nhà mỗi người một phòng còn Thư Ba thì ở cùng bà:

Bà đã nói với Hạnh Mỹ.

– Sao không ráng ngăn thêm một phòng cho Thư Ba.

– Mẹ thấy đó, nhà mình nhỏ, chúng con cố gắng lắm để cất phòng cho các con nhưng nhà hẹp quá, còn chỗ đâu, vả lại sau này Thư Ba cũng đi lấy chồng, còn mẹ. thì ...

Bà Vân biết ý của dâu nên chỉ cưới mà trong lòng vô cùng đâu buồn. Gần đây Đông Văn chẳng biết có gặp gì khó khăn trong công việc hay không, hay là nghe lời vợ mà Đông Văn. cứ ướm lời. với bà mãi:

– Mẹ à! Con thấy Thư Ba ở tuổi này gả được rồi, nếu có ai hỏi cưới mẹ khuyên nó bằng lòng đi, con có người định mai mối con nhỏ.

Bà Vân giận lên mỗi khi nghe vợ chồng Đông Văn nhắc đến chuyện này bà nói:

– Vợ chồng cậu mợ đừng có vì bây giờ đã xây dựng nên nhà nên cửa rồi lại định “tống” bà già này và đứa cháu ngoại ra ngoài hết.

– Kìa mẹ, chúng con không có ý đó đâu. Chỉ vì có người định mai mối Thư Ba, chỗ này giàu có lắm chúng con định nói với mẹ, chúng con muốn con nhỏ sau này được sống khá giả sung sướng.

Nghĩ đền thái độ gần đây của vợ chồng Đông Văn nhất là Hạnh Mỹ và con gái là Hạnh Nghi bà Vân cảm thấy buồn và lo cho Thư Bạ. – Bà ơi, bà làm gì ngồi thừ ra vậy, bà mệt về phòng nghỉ đi.

Phòng của bà Vân nằm cạnh phòng khách và nhà ăn, mợ Mỹ Hạnh bảo sợ lên lầu bà dề bị mệt. Nghĩ như mợ cũng phải vì bà mỗi ngày thêm lớn tuổi. Thư Ba ở cùng phòng với bà, hai bà cháu rất khắng khít, đối với Thư Ba như thế thật quá tốt vì căn phòng nằm ở tầng trệt nên cũng thuận lợi cho hai bà cháu.

Sau khi ăn tối xong Thư Ba dọn dẹp rồi về phòng, cô bé cảm thấy mệt nhoài.

Bà Vân lên tiếng:

– Cháu đi tắm rửa rồi nghỉ ngơi cho khỏe.

– Dạ. à, cháu còn phải làm hồ sơ.

Bà Vân ngạc nhiên:

– Hồ sơ gì vậy cháu?

– Dạ .... để cháu tắm rồi cháu sẽ nói cho bà nghe việc nàỵ. – Việc gì.

– Bí mật bà ơi.

Trong nhà này Thư Ba với bà là hai người hay nói, hay cười nhất, nếu không có bà, Thư Ba chẳng biết mình sẽ sống như thế nào? Cậu Đông Văn đi làm suốt ngày, Danh Nghi cũng đi làm suốt ngày còn Hạnh Nghi thỉnh thoảng ở thành phố về chơi ít ngày là đưa bạn bè về chơi, Thư Ba lại lao vào bếp để lo cho các cô gái thành phố những ngày nghỉ vui vẻ.

Thư Ba không biết có nên báo cho bà biết việc cô bé “sắp” bị đổi công việc.

Nhưng không phải do bị đuổi hay bị sa thải mà ngược lại, có điều với công việc mới Thư Ba không biết mình sẽ làm gì, có đảm bảo hay không vì chuyên môn của cô đặt ở công ty xuất nhập khẩu thủy sản này rồi. Vậy mà hôm nọ trưởng phòng nhân sự gọi Thư Ba vào và thông báo tin đó, Thư Ba vô cùng buồn vậy mà có vài đồng nghiệp còn tỏ ra buồn vì không được chuyển sang công ty du lịch khách sạn. Thư Ba có nghe nói về công trình đầu tư dịch vụ khách sạn, du lịch khu giải trí ... ở bãi Dứa thơ mộng nghe đâu giám đốc của cô có cổ đông ỡ đấy.

Vài ngày nữa là khánh thành, công ty đã tuyển chọn nhân viên và tuyển một số sang bên ấy trong đó có Thư Ba.

Thư Ba đã gào lên khi nghe Đăng Viễn gọi và báo tin.

– Trời ạ! Tôi có làm gì sai mà "sa thải" tôi thế.

– Cái cô này ... người ta trọng mới chuyển cô sang bên đó. Ở đây vắng cô bé cũng buồn lắm đó.

– Tôi không đi đâu.

– Đó là lệnh mà.

– Lệnh của ai?

– Tất nhiên là lệnh cấp trên rồi.

– Tôi biết làm gì bên đó.

– Rồi cơ sẽ biết.

– Tôi không muốn đi, tôi sẽ xin giám đốc.

– Không được đâu, họ đánh giá cao về cô nên mới chuyển cô sang bên đó Cô phải vui chứ.

– Vui ư, tôi không thể đâu tôi thích công việc đang làm vì nó.. – Nó phù hợp với chuyên môn của cô có đúng không? Cô tường là ai muốn sang nghành du lịch làm là được à:

tất nhiên ngoại hình là một trong những yếu tố quyết định đấy.

Thư Ba cứ cằn nhằn:

– Làm như ai cũng ham làm nhân viên nghành du lịch lắm vậy. Tôi chúa ghét, thà tôi vất vả một chút, nếu anh giúp được tôi ở lại tôi sẽ.

– Sẽ đền ơn tôi phải không, xin cám ơn cô bé, cô bé sang bên kia làm người ta cũng bảo thế đấy.

– Trời ạ.

– Cái số của cô bé là “cao sang” mà.

– Tôi không thích như thế đâu? Áp đặt cho người khác quá đáng.

– Cô muốn gì hãy trình bày với quản lý bên đó.

– Trình gì mà trình nữa, thôi được khi nào họ chuyển tôi sang phục vụ rửa chén cho nhà hàng tôi sẽ nghi ngay.

Đăng Viễn cười hỏi vặn:

– Còn nếu ngược lại thì sao?

Thư Ba cười:

Chuyện ngược lại ... không đám tin đâu.

– Cô bé ơi! Đừng có đa nghi quá, tại cô không biết đó thôi, chỉ có vài người được yêu.

– Tiện cho người này nhưng lại vất vả cho người khác, thấy cháu làm bà cứ ngỡ cháu là chủ gia đình có nhiệm vụ phải lo lắng bao nhiêu là việc, cháu còn hơn là ... mà thôi, để bà giúp cháu.

Cũng không có gì đâu bà, cháu đã mua sẵn bánh cuốn rồi, cháu chỉ bày các thứ sẳn ra bàn là ăn được thôi.

– Ngày nào cũng tính toán món ăn, còn trẻ mà gánh trách nhiệm như người lớn vậy. Ngoại thấy thương con quá. Hay là. .... Bà Vân nhìn Thư Ba, bà rất thương con bé, một tay bà chàm sóc từ thuở nhỏ nên tình cảm. dành cho con nhỏ rất nhiều, giờ đây con nhỏ có cơng ăn việc làm, vừa phải góp tiền ăn cho lạnh Mỹ vừa phải lo các bữa ăn, thật là tội nghiệp cho con bé nhiều lúc bà muốn kêu Thư Ba ra ngoài ở rồi bà sẽ đi cùng, nhưng thật khó vì bà đang ớ trong ngôi nhà của mình cùng với đâu con.

Bà Vân rất thương và rất hài lòng về tính cách Thư Ba so vớí Hạnh Nghi.

Hai con bé thật đối lập với nhau, Thư Ba rất vui vẻ hồn nhiên, việc gì cũng kể cho bà nghe nên hai bà cháu rất hợp nhau vả rất vui dù ở cùng một phòng với bà nhưng Thư Ba không tỏ ra khó chịu hay không hài lòng vì phải ở cùng với bà, một thế hệ cách xa con bé nhiều. Giá như trước đây bà có thể lo cho Thư Ba học đại học ở Sài Gòn như Hạnh Nghi. Cô cháu nội này chẳng biết sẽ ra sao mà bây giờ ra vẻ ''giấu sang khuê các'' giao tiếp toàn các cô gái nhà giàu. bà Vân rất lo cho cô cháu nội nhưng mỗi lần nhắc nhở với dâu, con thì ba đều nghe sự phản bác của các con, nhất là thái độ bênh con của Hạnh Mỹ.

– Mẹ à, cái thời này nó khác xa thời của con nữa đừng nói chi đến mẹ, cũng nên để cho con cái nó bằng bạn bè chứ.

Những lời nhác nhở của bà chẳng đem lại lợi ích gì mà còn làm dâu con thêm phiền phức nên bà không muốn đề cập đến. Bà Vân chỉ mong sao được nhìn thấy con cháu được sống đầy đủ và hạnh phúc nhất là con bé Thư Ba, một đức cháu kém may mắn sớm mồ côi cha mẹ, ngày càng lớn Thư Ba càng tỏ ra là một đứa cháu nguan và rất xinh đẹp.

Bà Vân nhắc Thư Ba:

– Cháu có nhớ tuần này Hạnh Nghi về không?

Thư Ba cười nói:

– Tuần sau lận bà à.

– Bộ nó bảo thế à.

– Dạ, mợ dặn cháu tuần sau phải lo đầy đủ có khi Hạnh Nghi về cùng bạn, nghe nói con nhà giàu.

– Con bé đó có giao thiệp với đứa nào bình dân đâu, bà lo lắm.

– Lo sao hở bà?

– Sống mà đua theo chúng bạn giàu sang để bàng kịp bạn bè thì dề bị thất bại vì bị hụt hẫng lắm. Tội nhất là cháu vừa phải lo đi làm, vừa phải phục vụ cho em út trong nhà.

Nghe bà ngoại nhắc đến việc làm, Thư Ba chợt nhớ đến công việc sắp tới cua mình. Trời ạ! Chẳng biết cô có đảm đươc không Thư Ba bỗng lo sợ vô cùng cô bé lắc đầu không dám nghi đến và cũng chưa kể cho ngoại biết vì còn nhiều điều phỉền phức đang diễn ra chung quanh.

Ngày đầu tiên sang khu du lịch ''Biển hát'' Thư Ba vô cùng bất ngờ trườc sự tuyệt đẹp ở khu du lịch này, ông chủ quả là có tầm nhìn cao rộng, Đăng Viễn nói về họ với sự thán phục.

– Giám đốc công ty tự hào về công trình của cậu con trai này lắm.

– Cái gì anh cũng biết hết.

– Phải biết chứ vì.. làm ở đây hay bên khu du lịch của em chúng ta vẫn liên đới là chỗ bạn bè có đúng không?

– Chỉ sợ anh không quan tâm đến nhân viên "khách sạn" như em.

Thư Ba đã khóc và nghẹn lời:

– Em sẽ bỏ việc ngay nếu bị bắt làm nhân viên phục vụ, em không quen đâu Thư Ba chợt giật mình khi nghe tiếng của ông quàn lý gọi:

– Cô Thư Ba giám đốc muốn gặp cô.

– Vâng tôi biết rồi.

Thư Ba vào phòng giám đốc nhưng lại gặp ông "phó" chứ không phải ông ''trưởng". Cô bé ngạc nhiên khi nghe ông phó nói:

– Giám đốc điều cô sang đây để làm gì cô biết không?

– Không đúng chuyên môn của tôi, chắc tôi phải làm phục dịch hay bồi bàn cùng nên.

– Cỏ có đảm nổi công viêc bồi bàn hay không? Nhà hàng khách sạn lớn bây giờ bồi bàn đa số là cảnh đàn ông. họ mới mạnh mẽ mà chạy bàn. còn các cô à, các cô chỉ có việc tiếp mà thôi.

– Tôi biết mà, tôi thà nghỉ việc tôi không làn tiếp viên đâu.

– Đó là một công việc thời thượng đấy cô bé ạ.

– Có lẽ là tôi thi ngược lại thời cổ, tôi cảm thấy mình bị ''đì'' hay bị “sa thải”.

tệ hơn là bì kỷ luật nên mới bị đưa sang đây.

– Cô tưởng muốn được bị đì sang đây như cô là dễ dàng lắm hay sao? Chọn mặt để dưa sang Biển hát đâu phải chuyên thưởng đâu.

Thư Ba mỉm cười và nói:

– Vậy thì cho em đổi về bên Bình Minh nhé, em biết có người sẽ muốn sang đây.

– Còn cô thì sao?

– Em chỉ mướn làm cho đúng với chuyên môn mà thôi.

Phó giám đốc Thế Kha cười:

– Cam đoan cô sẽ cảm thấy rất chuyên môn với cô, mà thôi đó là lệnh của giám đốc. Bây giờ cô về phòng chuẩn bị công việc.

Thư Ba lắc đầu nói:

– Tôi không biết phải làm gì.. và về phòng nào để làm việc.

Thể Kha nhìn Thư Ba nói:

– Cô là trường hợp đặc biệt hiếm có đấy, phòng của trợ lý gần phòng của giám đốc đấy.

– Hử, trợ lý ... ai là trợ lý.

– Nguyễn Bằng Thư Ba.

Giọng của Thế Kha dong dạc rối anh lại cười nói tiếp:

– Một quyển sách đầy sóng ...

– Anh lý luận thật lạ.

– Sao thế?

– Bà tôi bảo cuộc đời cửamỗi người như một trang sách, quyển sách và ở đó không mấy khi bình lặng.

Có nghĩa là một quyển sách đầy sóng gió, có đúng không cô bé. Bà của cô đã nghĩ thật hay.

– Đó là sự thật mà.

Vu vơ vài câu với Thế kha. Thư Ba chợt nhớ đến phòng “trợ lý” dành cho mình, trời ạ nàng có biết gì mà làm trợ lý. Sao lại kỳ lạ như thế, nhất định phải hỏi ông giám đốc cho ra lẽ, Thư Ba về phòng dành cho mình và đối diện với một mớ hồ sơ nghiên cứu về dự án sinh họat vui chơi ở khu du lịch Biển hát.

Còn giám đốc thì vẫn bặt tăm, thật kỳ lạ. Công ty đã khánh thành vậy mà giám đốc “con” vẫn biên biệt, nghe nói đang trở qua Mỹ và sắp sửa trở về nước, Một người chưa tiếp xúc nhưng thiện cảm dành cho giám đốc chẳng có trong lòng Thư Ba một chút nào cả, suốt mấy ngày qua Thư Ba cứ phải cắm cúi bên một mớ hồ sơ và rồi cô bé cung hiểu ra một chút và có những suy nghĩ vu vơ, công ty tọa lạc ở khu bãi Dứa này thật là thuận lợi, bãi tắm ở đây sẽ cuốn hút khách du lịch ngày càng đông, bãi tắm ở đây có những hòn đá càng làm cho cái thế của khu bãi tắm đẹp hơn, chẳng biết rồi sẽ đi đến đâu vì cũng còn đang xây dựng điều may mắn là cô không bị đưa làm bồi phòng hay bồi bàn. Thư Ba chưa nói cho bà biết vì người lớn thường hay lo lắng.

Thư Ba làm ở Biển Hát được một tuần cô mới được gặp giám đốc. Đó là một anh chàng còn trẻ, buổi chiều anh cho gọi Thư Ba sang phòng giám đốc.

Nhìn Thư Ba một lúc giám đốc nói:

– Cô cứ ngồi tự nhiên.

Rồi anh nói tiếp:

– Tôi vừa từ Mỹ trở về thời gian qua chắc là cô ngạc nhiên lắm.

– Vâng.

– Cô có biết vì sao không?

– Vì sao cơ?

– Cô có vẻ không thích nói chuyện nhiều.

– Có lẽ vì tôi bận.

– Bận à, một cô gái như cô thì ngoài giờ đi làm về còn bận việc gì?

– Việc gia đình.

– Gia đình ... cô có gia đình rồi à?

Thư Bà cười chưa kịp lên tiếng anh chàng lại nói:

– Sao không thấy cô kê khai trong hồ sơ.

Thư Ba nhìn Ngữ Lâm rồi cười nhẹ và nói:

– Biết đâu sau này tôi mới lập gia đình, hồ sơ chưa bổ sung.

– Vậy thì cô hãy bổ sung vào hồ sơ đi.

– Hồ sơ gì?

– Cái gì cô chưa kê khai thì cô phải kê khai vào, không được giấu giếm.

– Tôi giấu giếm để làm gì chứ.

– Nếu hôm nay tôi không gặp và tiếp chuyện cùng cô thì làm sao tôi biết, như vậy cô cố ý không để người ở công ty biết.

Thấy thái độ vô cớ bực bội của giám dốc Thư Ba trêu luôn.

– Chỉ tại ông điều tôi sang đây vả lại ông không là người của công ty Bình Minh nên làm sao ông biết về nhân viên của mình.

– Có nghĩa là ...

Ngữ Lâm nhìn vào gương mặt Thư Ba rồi lại xuống giọng.

– Chỉ có tôi là không biết.

– Vâng chỉ có ông là không biết, tôi muốn biết có chuyện gì cần mà giám đốc gọi tôi.

– Nhiều vấn đề để nói và bàn với cô lắm, có thể phải mời cô đi àn buổi chiều mới nói - hết được chuyện.

– Nếu là chuyện liên quan đến công việc ông có thề để vào lúc khác được không.

– Ý của cô là thời gian làm việc đúng không?

– Vâng ạ.

– Cô có vẻ không hài lòng về công việc ở đây?

Thư Ba lắc đầu:

– Tôi chưa làm được gì vả lại công việc ngoài tầm sức của tôi nên tôi sợ không làm tốt được.

– Cô muốn trở về công việc cũ.

– Bà rất thương tôi và lo cho tôi, nhưng tôi còn phải về lo cơm nước cho cả nhà nữa.

– Ý của cô là cô không thể đi ăn cùng tôi à?

Thư Ba gật đầu:

– Cậu mợ và em tôi nói chung tôi còn nhiệm vụ lo bữa cơm chiều cho cả nhà.

Ngữ Lâm nhìn Thư Ba trong lòng như xóa tan được nỗi lo anh găng hỏi:

– Vậy đó là gia đình của cô à?

Thư Ba gật đầu:

– Tôi sống với bà ngoại và cậu mợ từ lúc nhỏ cho đến bây giờ.

– Thật là xin lỗi vì đã hiều lầm về cô. Vậy bây giờ cô về nhà lo bữa cơm đi, tối nay tôi gặp cô có được không?

Thư Ba ấp úng:

– Tôi ... tôi cũng không hết nữa Nhưng xin lỗi ông có thể để dịp khác nhé, tôi sẽ thưa chuyện cho bà rõ, bà không biết tôi bị chuyển sang công ty khác, bà sẽ lo lắm.

– Vậy là cô cháu ngoan đây.

– Không dám đâu.

– Cô bé thật giơng.

– Giống ai?

– Bí mật.

– Đừng nói tôi giống bạn gái hay “ai đó” của ông nhẻ tôi chúa ghét nếu như ai đó bảo rằng tôi giống ...

– Tôi biết rồi, cô không thích bị xem như là "chiếc bóng'' của kẻ khác.

– Vậy tôi xin phép về nhé, đã trễ nửa giờ rồi.

– Tôi đưa em về.

– Xin cám ơn tôi còn phải ghé đâu đó mua thức ăn nữa.

– Thê mợ cô đâu, đáng lẽ bà phải là người ...

– Mợ bận bán hàng ở chợ.

– À!

Ngữ Lâm im lặng, trông cô gái có dáng vẻ thật đẹp xinh thế kia mà cũng chịu khó vất vả như thế nhưng ba mẹ cô gái đâu?

Ngữ Lâm lắc đầu không muốn đi sâu vào chuyện riêng tư của người khác.

Sở dĩ anh xin bố cho chuyển vài nhân viên tư bên công ty của bố và anh đã để ý Thư Ba trong một lần vô tình nhìn thấy. cô bé và anh chợt nhớ đến một người phụ nữ mà anh có biết trong một buổi tiệc cuối năm ấy của sinh viên du học và anh cùng bạn bè chia tay vì mỗi người se đi một hướng, có người ở lại làm việc nơi đất khách, có người trở về quê nhà và anh cương quyết quay về với công việc mà anh ấp ủ suốt bao lâu. Đã bao năm qua rồi, chưa có dịp gặp lại người phụ nữ năm xưa và bất chợt gặp lại Thư Ba, Ngữ Lâm vô cùng ngỡ ngàng vì Thư Ba rất giống. Nhưng đó là chuyện bình thường vì người giống người, Nhưng khi nghe Thư Ba nói về cậu mợ anh chàng lại càng ngạc nhiên và thắc mắc, chẳng lẽ hỏi Thư Ba chuyện riêng tư hay gia cảnh của cô bé. Nhất định anh sẽ tìm híểu vê gía đình cô bé Thư Ba, nhấy định như thế.

Bữa ăn tối kéo dài trong ngột ngạt vì có một ba khách lạ ma mợ Hạnh My giới thiệu là người bà con xa. Không hiểu sao trong suốt bữa ăn Thư Ba có cảm giác như người phụ nữ mà mợ Mỹ Hạnh gọi là cô Phúc Linh cứ quan tâm hỏi hanThư Ba suốt khiến cho bà ngoại bực mình lên tiếng:

– Có phải cô định mai mối cho ai hay không, mà hỏi han đủ điêu thế.

Có Phúc Linh cười:

– Bác à, cháu nó lớn rồi có người ngắm nghía là tốt chứ, bác có thích cho cháu về Sài Gòn không hay là ...

Hạnh My nhìn Phúc Linh rồi nói:

– Thôi cô à.

– Tôi thấy các cháu ở nhà đã lớn nhất là cháu gì đây đã có công việc làm rồi, ổn định cuộc sống được rồi. người lớn chúng ta phải có trách nhỉệm lo cho các cháu chứ, có đúng không anh Đông Văn.

Cậu Đông Văn cười:

– Đời nay con cháu đặt đâu chúng ta ngồi đó cô ạ:

– Anh nói như vậy sao được, làm cha mẹ hay cô chú gì cũng có quyền lo tương lai cơn cháu mình chứ.

Bà ngoại bỏ đũa đứng lên và bước ra phong khách uống tách trà:

Bà biết Hạnh Mỹ cố tình dẫn người phụ nữ này về để làm mai mối cho Thư Ba, điều này Hạnh Mỹ cứ bàn bạc với bà mãi nhưng bà không đồng ý vì bà chỉ mong muốn sau này Thư Ba sẽ tìm được một tấm chồng đàng hoàng đừng giống như cuộc đời xấu số mà mẹ con bé phải gánh chịu.

Thư Ba chỉ biết cô Phúc Linh là bạn làm ăn chung với mợ Hạnb Mỹ, đêm ấy hai bà cháu trò chuyện suốt đêm. Thư Ba kể cho bà biết về công việc mới đầy ý nghia của mình, bà chỉ cười nói:

– Cháu làm việc gì cũng được mền là tốt thôi, bà thấy cháu cực quá, Hay là cứ tìm chỗ ở để đi làm rồí thỉnh thoảng bà sẽ sang thấm, ở đây không thuận tiện cho công việc mới của cháu đâu vì nó đòi hỏi thời gian mà cháu thì ngoài việc làm là phải về nhà lo cơm nước còn hơn người ta có gia đình. Phải lo cho con cháu vậy.

– Cháu quen rồi bà à, không sao đâu.

Để bà tìm vàí chỗ quen cho cháu ở riêng, con gái lớn rồi phải có chỗ riêng tư một chút chữ, ở đây cháu có vẻ lệ thuộc quá. Cháu thích sống bên bà, có cậu mợ và các em làm cháu cảm thấy như gần gũi và sống hạnh phúc bên mái ấm gia đình.

Nhưng cháu chẳng tìm thấy nìềm vui đó ở đây dâu, Cháu chịu được bà à, cháu sẽ không xa bà được đâu.

Bà Vân cảm thấy yêu thương Thư Ba nhiều hơn, con bé lúc nào cũng chấp nhận cuộc sống hiện tại, mong sao cuộc đời rồi sẽ tốt hơn. Bà mừng vì Thư Ba bị đưa sang chỗ làm mới nhưng lại có chức vụ, đối với bà như thế là quá tốt rồi.

Bà dặn đò Thư Ba.

– Hãy khoan nói với cậu con về chỗ ở khác có lợi đã nhé.

– Bà đừng bận tâm cháu sẽ tự sắp xếp được mà.

– Bà chỉ sợ nói cho cậu Văn cháu biết thế nào mợ cháu lại chẳng đòi hỏi này nọ, thấy cháu chuyển khác chỗ tưởng có tiền.

Thư Ba ôm chầm lấy bà rồi nói:

– Không sao bà ạ, có gì cháu sẽ đóng góp thêm vào.

– Bất công cho cháu ghê.

– Cháu đã nói, cháu có dược ngày hôm nay là do công lao của bà, của cậu mợ thật nhiều nên cháu không ngại đâu bà.

– Mợ con nó tham giàu, thế nào cũng mai mối để gả cháu.

– Về việc này bà phải giúp cháu, cháu sẽ không đi lấy chồng đâu cháu sè ở đây với bà mãi mãi.

– Thôi đi cô trung chuyện này không ai nói trước được đâu. Hãy cố gắng làm tốt mọi việc của cháu.

Bà Vân cảm thấy buồn vì bây giờ bà chẳng có tiếng nói khi mà ngôi nhà đã được thay đổi, phải chi bà không cho các con sửa lại, nhiều lúc tiếc rẻ nhưng Đông Văn là con trai của bà kia mà, bà rất muốn khuyên Thư Ba tìm một nơi ở rồi bà sẽ ở cùng nhưng liệu sau này con bé có chong, khi ấy bà sẽ làm sao, quay trở lại nhà cũ biết Hạnh Mỹ sẽ đối sử ra sao.

Hôm qua Hạnh Mỹ lại bàn với bà về việc gả chồng cho Thư Ba, Giọng Hạnh Mỹ khó chịu:

Gả nó cho một người cô nghề nghiệp ổn định sẽ đỡ cho thân nó, mẹ đừng xem nó như đứa trẻ cứ lo cho nó từng li từng tí.

– Nó đáng thương hơn những đứa khác.

– Thì đã sao hở mẹ ... nó có sống mãi với mẹ đâu? Mẹ đừng mong sau này nó nuôi mẹ, xa xôi quá mẹ à, cháu nội sờ sờ ra đó, mẹ cố mà hi vọng vào cháu nội.

– Tôi không dám hi vọng vào aỉ cả.

– Mẹ làm như thế làm sao mấy đứa nhỏ nó không buồn được, chúng nó bảo mẹ thiên vị, mẹ thương cháu ngoại hơn cháu nội nhưng mà mẹ cũng hiểu dùm chúng con chứ.

– Tôi biết tôi phải làm gì mà cô cậu bây giờ là chủ nhân của ngôi nhà này tôi không có cái quyền gì đâu.

Đó là mẹ nói chữ chúng con không dám.

– Cô mà không dám.

– Mẹ cũng biết là con gái của con nó cũng cần trở về để sống ở đây và đi làm, có hai ba đứa con gái lớn ở nhà cũng sợ lắm mẹ à, Bà Vân cười:

– Cô sợ gì, có phải không muốn nó ở đây hay không? Nó ở đây là nhà của tôi mà.

– Mẹ thấy đó nhà mình chỉ có mấy phòng ...

Tôi cũng muốn con nhỏ nó tìm chỗ ở ngoài cho tiện vậy sẽ tốt cho mọl người.

– Thuê chỗ ở bây giờ đâu có dễ, chỗ ở, tiền ăn ...đủ thứ tiền mẹ tưởng bao nhiêu lương đó mà đủ sống hay sao? Nó phải có chồng. Đó là giải pháp tốt nhất giúp cho mẹ đỡ vất vả vì lo lắng, mẹ vất vả cả đời vì con bé đó hay sao?

Cô ăn nói như thế mà nghe được sao, việc tôi lo cho con cho cháu là chuyện bình thường, mai mốt cô có con có cháu cô cũng sẽ như vậy. Bây giờ đã có con lồi cô cũng biết mà.

Bà Vân càng nói với Hạnh Mỹ càng thêm bực mình và bà luôn đề nghị Thư Ba ra ở nhà trọ, bà chỉ muốn con bé được nhẹ nhàng hơn vì phải lơ cơm nước cho cả gia đình thì thật là tội cho con bé.

Hạnh Mỹ cau mặt rui lại nhẹ giọng sợ bà Vân nổi giận mỗi khi nói đến chuyện cơm nước cho gia đình.

Cô là chủ gia đình cô phải quán xuyến chứ, con nhỏ đi làm về là lo chợ búa cơm nước cho cả nhà, rồi bữa sáng, nó còn nhỏ mà làm sao cáng đáng chuyện cơm nườc như thế được, cô xem lại chuyện đó tôi không đồng ý đâu.

– Thư Ba chấp nhận giúp con mà.

– Giúp cô cho nên con nhỏ giống như một đứa ở, cô phải thu xếp việc buôn bán ở chợ, như thế nào chứ, là người mẹ người vợ trong gia đình mà lại để cho cháu gái làm tất tôi không đồng ý như thế đâu.

– Con xin mẹ mà con có buôn bán cũng là để lo cho cá nhà mình chớ có phải chi lo riêng cho con đâu, con còn phải nuôi các cháu đi học nữa. mẹ cũng biết là Hạnh Nghỉ học ở thành phố rất tốn kém.

– Tốn kém là một chuyện nhưng cô có xem xét kỷ hay không biết đâu bọn:

trẻ bây giờ đua đòi lắm.

– Con gái mà mẹ, cũng nên để cho nó bằng bạn bè với chớ, con nghĩ thà mình lo cho nó đầy đủ chớ để nó đua theo chúng bạn mà kbông có nó se sinb tệ hơn, mẹ thấy có đúng không, con sợ bọn trẻ bây giờ lắm.

– Sợ thì phải quan tâm đến con cái chứ.

– Thì con vẫn quan tâm chăm sóc đến con cai của con mà, Quan tâm kiểu đó mẹ e rằng vô tình hại con cái đó.

– Kìa mẹ sao lại nói như thế, chẳng lẽ con lại không chăm sóc con của con được hay sao?

– Tôi không nói như thế.

– Hình như mẹ luôn ác cảm với con bé Hạnh Nghi.

Sao cô lại nói như thế con cháu đứa nào tôi chẳng thương.

– Mẹ chẳng thương ai ngoài con Thư Ba.

– Vì nó thiệt thòi. Nó cũng cần được quan tâm, nhưng mẹ chẳng hề phân biệt cháu nội cháu ngoại, con cũng nên đối xử tết hơn một chút với Thư Ba.

– Mẹ thấy con đối xử tệ với nó lắm sao?

– Tự cô biết đó.

– Mẹ ... thật quá bất công. Mẹ đã dốc hết để nuôi nó ăn học, đến bây giờ nó có thể đi làm để nuôi thân mẹ lại xót.

– Tôi chỉ sợ cô dùng tiền của con nhỏ hết nó chẳng còn bỏ túi.

– Con xin mẹ, con lấy một phần tiền của Thư Ba cũng là để nuôi thêm miệng ăn thôi, con giữ tiền của nó để làm gì, mẹ tưởng nhiều làm sao.

Hạnh Mỹ chẳng khi nào nói chuyện trọn vẹn với bà, dường như mẹ chồng và nàng dâu cứ bất hòa với nhau vì Thư Ba, Thư Ba có ăn hết của của nó đâu sao nó lại ghét bỏ con nhỏ đến thế.