Chương 1
Hello! Chào chị Hai. Đang cắm cúi vào tô hủ tiếu mì thơm phức, Minh Dung ngẩng lên, vẻ mặt cô mừng rỡ: - Ủa, Út! Trời ơi! Lên sao không báo cho chị biết? Đỡ chiếc va li cho em, cô không ngớt trách móc: - Đi lúc nào mà lên sớm vậy, hả? Mệt không? Thiệt là, điện thoại cho chị trước có phải tốt hơn không? Ngồi xuống ghế, tháo giày ra Minh Sang cười: - Làm thế thì đâu còn bất ngờ nữa. - Bất ngờ quá ha! Thôi vào rửa mặt cho tỉnh táo đi, rồi ra ăn sáng với chị. Đứng lên bẻ mình vài cái, Minh Sang hỏi: - Anh Luân đâu chị? - Còn “nướng” ở trên lầu đó. - Anh Luân không có đi làm sao? - Sao không? Tại chưa tới giờ. Tám giờ mới tới công ty lận. Minh Sang lắc đầu, anh trề môi: - Hèn chi càng ngày càng ốm nhom ốm nhách. Muốn có sức khỏe phải thức trước sáu giờ, hít thở không khí trong lành chứ. Còn đằng này… - Thằng “cu” nào dám nói xấu tao vậy hả? Minh Luân từ trên lầu đi xuống, mắt nheo nheo nhìn đứa em trai: - Ôi! Thằng nào thế này? Bảnh bao thế kia à. - Chào anh Bạ Mau rửa mặt đi còn ăn sáng rồi đi làm nữa. Vỗ vai đứa em út đã lớn và chững chạc của mình, Minh Luân cảm thấy vui vui lạ. Mới ngày nào bốn chị em còn nhỏ, thích chơi nhà chòi, ném lon, bắn bi… tranh nhau buổi cơm chiều, trước nụ cười hạnh phúc của cha mẹ … mười hai năm, một chặng đường khó khăn vất vả. Con đường đó không phải dễ dàng, cũng không hẳn quá khó khăn, nhưng đối với bốn chị em là một chuỗi dài kỷ niệm. Bao thử thách khắc nghiệt chờ đón, có nhiều lúc tưởng như phải bỏ cuộc. Những lời an ủi, động viên của cha mẹ, thầy cô, đặc biệt là lời khuyên chân thành thiết tha của cha mẹ… Ông nội - người đã góp ý kiến cho cả bốn chị em khẳng định con người của mình. Với tất cả ý chí và nghị lực, cả bốn chị em đã vượt qua bao nhiêu là chông gai, cuối cùng đã đạt được thành quả. Hiện nay, anh đã là một trợ lý giám đốc của công ty Domes Hưng Đạo, chị Minh Dung thì đã trở thành một nhà văn. Minh Ngân thì luôn theo đuổi thể thao và đã trở thành một vận động viên của đội tuyển quốc gia. Chỉ còn thằng nhóc Sang này thì không biết đã chọn con đường nào để “xuất hiện” chưa nhỉ? Hoàn cảnh gia đình cũng đã có bước chuyển đáng quan trọng. Nhớ lúc trước, chỉ vì cả bốn anh chị em đều đi học mà cha mẹ phải gánh chịu biết bao nhiêu là tiếng gièm pha của người đời. Người thì nói: - Ôi! Nghèo mà bày đặt cho con ăn học, rồi cũng đi móc bọc à. Người thì: - Nghèo không lo an phận, cho con đi học thành phố, mai mốt nó quét lọ lên mặt… Sự nhẫn nhịn của cha mẹ khiến ai cũng cảm phục. Giờ đây, con mắt của người đời đã đổi khác. Họ gặp cha mẹ Ở đâu cũng cười, nói chào hỏi. Họ khen lấy khen để về bốn đứa con. Đó có phải chăng là sự đền bù? Nhìn cha mẹ da đã nhăn, tóc đã pha lẫn màu muối tiêu, anh buồn lắm. Tuổi thanh xuân đánh đổi cho con, không cần gì cả, chỉ cần các con dám ngẩng mặt nhìn đời. Thấy anh đứng trầm ngâm, Minh Sang hươ tay trước mặt: - Này! Còn say ngủ hả anh Ba? - Không, anh đang nghĩ về quá khứ thôi. - Có phải anh đang nghĩ về việc em “cuổng trời” tắm mưa chứ gì? - Ừ, đúng vậy. Lúc đó, em chỉ bé tí. - Anh Ba ạ! Giờ đã là thế kỷ 21 đừng nghĩ về việc đó nữa. Nhìn em nè, đã lớn rồi chứ bộ. Minh Luân quay đi: - Tuy em đã lớn, nhưng tính tình không lớn. Nó vẫn còn “bú sữa” kìa. Minh Dung phụ hoạ: - Đúng đấy. Tính tình còn bốc đồng lắm. - Chị Hai! Sự vô tư như thế sẽ đem đến cho con người sự trẻ trung và yêu đời đó. - Thôi cậu ơi. Vô tư như vậy, chắc tôi phải mướn bảo mẫu để chăm sóc cậu quá. - Để rồi chị xem, em sẽ chứng minh em đã trưởng thành và đang bước dần đến con đường tương lai. - Được rồi, trước khi chứng minh cho tôi coi, thì cậu ngồi xuống ăn tô hủ tiếu này cái đã. Vắt cái áo vào thành ghế, Minh Sang nhăn mặt: - Ôi! Chắc em phải nằm nghỉ một tí mới được. Thức dậy lúc một giờ nên buồn ngủ quá. - Nè! Ăn cái đã Vừa bước lên lầu, anh vừa ngáp dài: - Để cho anh Ba anh đi khi em thức, em sẽ ăn sau. Nhìn theo đứa em Út, Minh Dung thấy lòng buồn buồn. Cô thấy mình thật có lỗi khi chưa lo lắng gì được cho em. Bươn chải trong chốn phồn hoa đô thị đâu phải dễ. Một mình lo toan, nào là tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn… cô đã không đòi hỏi gì ở gia đình vì biết cha mẹ còn lo cho các em. Khi bước chân đầu tiên lên thành phố, cô đã bắt đầu cuộc sống tự lập. Là thân gái nên lời gièm pha không ít. Mặc kệ, cô bỏ tất cả ngoài tai và tự tạo cho mình cách sống. Đến nay cô có thể lo cho các em một phần nào. Cuộc đời đâu có bao dung được ai khi mọi người đều cảm thấy nó vô nghĩa. Cuộc sống có mục đích mới thấy cuộc đời đẹp và hấp dẫn hơn. Cô cũng vậy. Mục đích của cô là lo lắng cho gia đình có cuộc sống khác. Cô không muốn mọi người cười, bàn tán về cha mẹ mình. Làm người, ai cũng được toàn diện thì tốt biết mấy. - Ủa! Minh Sang đâu rồi chị? Tiếng hỏi của em trai làm cô thoát khỏi dòng suy nghĩ: - Ờ, nó lên lầu nghỉ rồi. Thức khuya nên thấy buồn ngủ. Cô đưa tay: - Tô hủ tiếu em ăn đi, rồi đi làm. Chị sẽ mua cái khác cho nó ăn. Đứng dậy bê cái tô vào bếp, cô than vãn: - Lát nữa phải vào nhà sách xem coi sách đã xuất bản chưa? Thiệt, thời buổi khó khăn, kiếm đồng tiền đỏ cả mắt. Giật mình choàng tỉnh vì tiếng nhạc quá lớn của nhà kế bên, Minh Sang đưa tay dịu mắt: - Trời ạ! Mở nhạc gì to thế? Không cho người ta ngủ à? Đưa đôi mắt còn ngái ngủ nhìn đồng hồ, Minh Sang giật mình: - Ối trời! bốn giờ rồi! Mình ngủ gì khiếp thế nhỉ. Bật dậy, anh chạy nhanh xuống nhà: - Chị Hai! Sao chị không gọi em dậy? Minh Dung vừa đi chợ về, mặt lấm tấm mồ hôi, cô nhìn em: - Thấy em ngủ ngon quá, tưởng em mệt nên chị không gọi. Bước vào phòng tắm, anh nhăn mặt: - Ôi! Chị đừng nghĩ tốt cho em, mai mốt em sẽ lì mất. - Đừng nằm mơ cưng ạ. Chị cho ăn chổi chứ lì. Soạn đồ trong giỏ ra cô hỏi: - Cha mẹ sao rồi nhóc? Có khỏe không? - Mẹ thì khỏe, còn cha thì cầm chừng. Lúc trời se lạnh cha bị sổ mũi hoài à. - Có mua thuốc cho cha uống không? - Có chứ, nhiều nữa là khác. Nhưng cha nói đó là cái “tật” rồi. Bước ra không kịp lau mặt, anh ngồi xuống bên chị: - Đói bụng quá! Có gì ăn không chị? Trao một quả táo cho em, Minh Dung cười: - Ăn đỡ đi, chị nấu cơm liền đây. Cho trái táo lên miệng, anh nhìn đồng hồ hỏi: - Mấy giờ anh Ba về, hả chị? - Khoảng 5, 6 giờ. - Gì trễ vậy? - Kẹt xe, có khi còn trễ hơn. - Vậy sao lát nữa đi thăm anh Tư. - Lo gì! Ra đầu hẻm là có xe buýt đi Thủ Đức, chỉ tốn một ngàn. - Được đó. Nhưng tối nó có chuyến về không? - Có chứ. Chuyến cuối cùng là tám giờ rưỡi. - Thế, tí nữa chị có đi không? - Chị bận, em đi một mình địThứ năm tuần rồi, chị có ra thăm nó. - Ừ, thế cũng được. Em đi tắm đây. Vừa đi Minh Sang vừa nghêu ngao hát. Vô ý làm sao, anh làm rớt cái quần “cụt” xuống nền gạch. - Á… Minh Dung giật mình quay lại nhìn em trai. - Cấm nhìn! Quay mặt đi chỗ khác! Vừa nhặt lên, Minh Sang vừa liếc chị. Bắt gặp ánh mắt như chế giễu của chị, anh đỏ mặt: - Có gì đâu mà nhìn. Nói xong anh chạy nhanh vào nhà tắm. - Cô kia đứng lại! Tôi nói cô có nghe không? - Xin lỗi anh, tôi không thể làm việc đó. - Nhưng đây là nhiệm vụ tôi trao cho cô, cô không chấp hành à? - Nếu như không phải là việc đó… Ngọc Châu kéo tay Minh Dung: - Nhận đi nhỏ, rắc rối to bây giờ. Minh Dung bực tức, cô hét lớn: - Làm gì mình phải nhận chứ? Cái bài báo chết tiệt đó, nếu đưa lên sẽ gây phẫn nộ cho công chúng. Lúc đó, ai sẽ đứng ra nhận hậu quả đây? Có phải là tác giả của nó không? Thiên Lương nóng mặt, anh đập tay xuống bàn: - Cô nghĩ là cô tốt lắm sao? Chỉ mới có mấy bài viết mà bày đặt lên mặt à? - Tôi không dám. Nhưng thú thật với anh, tôi chưa bao giờ cướp đi, hoặc giấu đi nửa sự thật mà tôi viết. - Hừ! Cô chảnh lắm. Được rồi… Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ cắt tất cả các bài viết của cô và ngưng ngay hợp đồng với cô trước thời hạn. Minh Dung bật cười. Cô tỉnh rụi, mặt câng lên: - Cảm ơn anh. Nhưng có việc này tôi muốn cho anh biết. Hợp đồng tôi chưa từng ký và các bài viết của tôi, anh đâu có quyền ngăn cản, vì tôi là một tay nghiệp dự Chỉ cần bài viết của tôi hay thiếu gì nhà xuất bản nhận, tôi cần gì phải sợ. - Cô … - Này! Anh đừng có nhìn tôi bằng cặp mắt cú vọ đó chứ. Tôi nhát gan lắm. Nãy giờ Ngọc Châu đứng nghe cả hai đấu khẩu mà rùng cả mình. Thiện Lương là phó tổng biên tập, là một người siêng năng và tài giỏi. Hầu hết các chương trình đều do anh đảm nhận. Anh rất vui vẻ và hòa đồng với mọi người. Nhưng chẳng hiểu vì sao, khi có mặt Minh Dung thì anh đổi tính ngay, lúc nào cũng mặt mày nhăn nhó, khó khăn từng chút một. Rồi hôm nay đụng mặt nhau, ầm ĩ cả lên… Thế này thật là chán. Oan gia có khác. Cái chụp tay khá mạnh của bạn làm cô giật mình: - Mình đi Châu. Ở đây tao thấy chướng mắt quá. Thiện Lương tức tối nhìn theo. Anh không biết làm cách nào để cô ta nhận lời làm cuộc phỏng vấn. Anh chỉ biết ra lệnh mà thôi. Có quá đáng không nhỉ? Anh nào muốn như thế chứ. Chỉ tại lòng bảo sao thì làm vậy. Anh muốn tránh né cái tôi của anh, anh muốn tạo một vẻ bề ngoài thật khô và cứng cỏi. Sau mỗi lần như thế anh lại thấy bứt rứt, khó chịu làm sao ( he he fall in love rùi). Tại sao chứ? Tại sao cô ta lại xuất hiện để làm xáo trộn cuộc sống và suy nghĩ của anh? Lần đầu tiên gặp mặt, anh đã bị cô ta cho một bài học. Lúc đó cô ta chảnh lắm. Sinh viên mới ra trường mà làm mặt ta đây. Nhưng thật sự, anh thầm công nhận cô ta là một nhà văn giỏi, có phong cách chuẩn mực. Các bài báo, sách, chuyện cô viết đều mang những lề lối của cuộc sống, những tư tưởng mới lạ độc đáo. Anh ganh tỵ chăng? Không, với tư cách của anh, cô ta còn thua xạ Một đàn anh đã lâu năm, làm sao cô ta bì được. Anh bứt rứt vò đầu: - Ôi! Có phải mình nhượng bộ thì tốt hơn không, để giờ này khỏi phải mắc công chuẩn bị đi phỏng vấn. Đóng sập cửa phòng, Thiện Lương ngả người ra ghế, gác tay lên trán, mắt anh lim dim lại. Thì thế đấy, mệt mỏi quá mà. Anh đã thức suốt đêm để chọn lọc chươn trìnhg sản xuất cho nhà xuất bản… Thời gian qua quá mau thì phải. không, tại anh ngủ say thì có. Anh giật mình tỉnh giấc, giọng nói ấy còn vẳng bên tai. - Trời ạ! Mình ngủ bao giờ thế này? Anh nhìn đồng hồ rồi gục mặt xuống bàn: - Chết tôi rồi! Có tiếng gõ cửa. Anh chụp vội chiếc kính đeo vào để che đi đôi mắt còn “tèm nhem” vì say ngủ: - Vào đi! Một người mà anh căm thù đã xuất hiện: - Chào anh, anh vẫn chưa về à? - Tôi không có rảnh như cô. - Hừ! Tôi cho anh nói lại đó. Quăng một xấp giấy lên bàn, Minh Dung lừ mắt: - Một người chẳng có đầu óc, tình cảm như anh thì biết cái có khô gì. Làm ơn nghĩ tốt cho mọi người xung quanh giùm. Cầm xấp giấy lên, Thiện Lương tỉnh ngủ hẳn: - Chà, chà! Cô làm người kiểu nào vậy? Miệng thì nói không, còn người thì lại đi làm. Minh Dung trề môi: - Vì tôi là một sinh vật sống trên trái đất, chứ không phải một cục đá ngủ trên sao hỏa. Nhìn gương mặt đắc ý của cô, Thiện Lương mỉm cười: - Được thôi vậy thì hôm nay cô vẫn được hưởng lương bình thường, vì đã hoàn thành công việc. Cô trợn mắt: - Cái gì? Anh định cắt lương của tôi hả? Anh nhướng mắt một cái thấy phát ghét: - Ừ. Lúc nãy thì có ý định thế, nhưng bây giờ thì không. Cô về đi! Bước xộc lại, cô đưa tay chộp xấp giấy: - Trả lại cho tôi! - Ê! Cô không còn phận sự nữa đâu, mau về đi. Chộp được cây viết, cô ném thẳng vào người anh: - Chết quách đi! Hạng người như anh, sống trên đời chỉ tổ chật đất. Anh lại tiếp tục ghẹo: - Thưa cô, kẻ ác như tôi sống lâu và dài hơn cô tưởng nhiều. Còn người hiền lương thục đức như cô… mỏng manh lắm. Đôi mắt trợn tròn không còn giới hạn, Minh Dung ôm cả xấp hồ sơ trên bàn quăng vào người anh: - Trời đánh anh đi. Cô tức tối, bước nhanh ra cửa, nhưng vừa bước tới cửa, cô lại tức một phen muốn “bể phổi” nữa: - Cô nương đi đường “bằng an” nha. - Anh im ngay! Tiếng hét của cô lớn đến nỗi mà Thiện Lương phải khép ngay nụ cười. Anh tròn mắt nhìn cô… Ối chà! Đôi má hồng, đôi môi đỏ, đôi mắt long lanh… tuyệt đẹp làm sao. Chưa kịp trấn tĩnh hồn thì một vật gì đó bay thẳng vào mặt anh, tiếp theo là một tiếng rầm vang lên chát chúa. Anh lắc đầu nhìn xuống. Trời ạ! Cái túi xách của cô ta. (thiếu hai trang) - Dạ … em mới cắm nồi cơm lên thôi. Nhìn vẻ mặt nhát cáy của em trai, Minh Dung suýt bật cười, nhưng vẫn làm mặt lạnh: - Có tìm được việc không? - Dạ … chưa. Để sáng mai em đến sớm xem sao. Vừa rót cho mình ly nước, cô vừa nhắc em: - Việc gì cũng phải từ từ, cần gì phải gấp. Công việc rất là nhiều, tìm đúng việc hãy làm. - Dạ. Cô lại đứng lên, khoát tay: - Thôi chị phải ra chợ đây. Lát nữa thằng Ba của chú về mà chưa có đồ lót bao tử là cằn nhằn, chị mệt lắm. - Em đi với chị nghe. - Ở nhà đi, chị ra rồi về liền. Vừa khép cửa bước lên lầu thì lại có tiếng chuông. Minh Sang lật đật chạy xuống, anh ló đầu ra: - Chào anh. Anh tìm ai ạ? Chàng trai lạ nhìn Minh Sang không chớp: - Ủa! Em là… em của Minh Luân hả? - Dạ. - Hèn chi giống quá! Làm anh lầm tưởng là nó. Luân chưa về hả em? - Dạ, anh Luân chưa về. - Lạ nhỉ! Anh về sau nó nửa tiếng mà… - Có cần gấp không ạ? Em sẽ gọi điện thoại cho anh ấy. Chàng trai khoát tay: - Khỏi em ạ. Tí nữa nó về, em nói là có anh Cảnh tìm là được rồi. - Vâng em sẽ nói lại. - Thôi, anh về. - Dạ. Đưa tay định kéo cửa lại thì điện thoại reo vang. Anh lắc đầu lẩm bẩm: - Vừa phải thôi chứ. - Alô. - Sang hả con? - Dạ, con nè mẹ. - Dữ hôn! Mẹ bảo lên đó rồi thì điện thoại về, sao con không gọi? - Con quên… con xin lỗi. - Anh chị con thế nào? Khỏe cả chứ? - Dạ. - Con có ra thăm anh bốn con chưa? - Dạ rồi. Anh ấy cũng khỏe mẹ à. - Ừ. Thôi mẹ cúp máy nhạ Con ráng luyện thi lại đó. - Dạ, con biết rồi. Mà nè mẹ Ơi! Cha đâu sao không gọi, để mẹ gọi vậy? - Tại mẹ lo quá nên gọi điện thoại cho con vậy mà. - Dạ. Gác máy, lòng cảm thấy bùi ngùi. Thế là từ đây, cha mẹ không còn ai bên cạnh để chăm sóc. Cả bốn anh chị em đều đã rời xa mái ấm gia đình. Bao ngày tháng qua, để cả bốn chị em đạt được những ước mơ của mình, cha mẹ đã không ngại gian lao vất vả gồng lưng để nuôi con ăn học. Một sự hy sinh thật cao cả và lớn lao. Thế rồi “đàn chim én đã rời xa tổ”. Biết là có ngày hôm nay, nhưng cha mẹ nào mà muốn con mình vì mắc trong một góc của bầu trời trong khi ngoài kia đang thênh thang rộng lớn. Đất nước, xã hội ngày một đi lên, cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại… nhận thức được tuổi thơ của mình sống trong hoàn cảnh như thế nào, nên cha mẹ đã cố gắng tạo lối đi cho con. “Đối mặt với hoàn cảnh đâu phải dễ. Phải biết nhẫn nhục, chịu đựng, xử sự cho khéo”, lời dặn đó không bao giờ phai trong bốn chị em. Ra đi là phải có ngày trở về, nhưng lúc ra đi như thế nào thì khi trở về phải “thay đổi”, đó là quyết tâm lớn và chung cho tâm nguyện của bốn chị em. Minh Sang đưa tay quẹt nước mắt. Anh đã rơi lệ rồi. Đúng vậy, giọt nước mắt còn mằn mặn nơi môi. Hình ảnh cha mẹ với đôi mắt sáng, nụ cười hiền luôn giúp các con bước đi trọn niềm tin vững vàng. Có tiếng gõ cửa vọng vào, anh bèn dịu nhanh mắt, rồi bước ra mở cửa: - Chào anh, anh tìm ai ạ? Một chàng trai với gương mặt cương nghị, đôi mắt lãng tử nở nụ cười: - Phải nhà của Minh Dung không em? - Dạ vâng. Em là em trai chị ấy. Anh tìm chị ấy có việc phải không? Anh vào nhà đợi tí, chị em đi chợ sắp về rồi. Chàng trai tỏ vẻ ngại ngùng: - À! không có chuyện gì quan trọng đâu em. Anh đến gởi lại cái túi xách của chị em bỏ quên ở tòa soạn thôi. Nhận túi xách từ tay chàng trai lạ, Minh Sang hỏi: - Anh có thể cho em biết tên không, để chị Dung về, em còn nói lại. - Không cần đâu. Thôi anh về đây. - Vâng, em cám ơn anh. Thiện Lương liếc nhìn vào nhà rồi lắc đầu: - Không tốt đâu nếu anh nhận ơn của em. Minh Sang lém lỉnh: - Vậy anh nhận ơn của chị em nha. Thiện Lương khoái chí, anh cười rất tươi: - Không dám, anh sợ lắm “ơn sâu” của chị em. Thôi, anh về đây. Hẹn gặp lại. - Chào anh. Vừa bước đến cua quẹo, Minh Dung nghe tiếng xe. Cô liền nép sát vào một bên. một dáng người chạy qua, ép sát vào tường làm cô hoảng hốt: - Nè! Chạy gì kỳ vậy? Mắt để sau lưng hả? Chàng trai điều khiển xe quay lại nhìn, rồi chạy luôn. Minh Dung tức tối, lẩm bẩm: - Hôm nay mình xui xẻo thật. Gặp toàn là chuyện hắc ám không à. Dừng lại trước cửa nhà, cô gọi lớn: - Út Sang! Mở cửa cho chị. Chưa đầy một phút, cánh cổng được kéo ra. Cô chưa kịp bước vào nhà đã bị cái bặm môi, trợn mắt của thằng Út: - Chị Hai quá tệ nha, tệ không sao tưởng tượng được. - Nè, ăn nói cẩn thận nha nhóc. - Em nói có bằng chứng xác thực hẳn hoi. không tin chị cứ nghĩ lại xem, chị đã tệ chuyện gì? Minh Dung đặt túi ni lông xuống, cô vỗ trán; - Chuyện gì? Bộ chị quên cho em ăn sáng hả? - Ôi! Chị đừng đoán tầm bậy. Chuyện đó chưa tệ lắm đâu. Cô trợn mắt: - Chứ chuyện gì? Đưa túi xách ra trước mặt chị, Minh Sang lắc lư cái đầu: - Hết chối cãi phải không? - Cái… cái này ở đâu em có? - Thì bạn trai của chị đem tới chứ đâu. Cha! Có bồ mà giấu kỹ ghê hạ Thành thật khai báo đi, sẽ được khoan hồng đó. Ký lên đầu đứa em trai nghịch ngợm, Minh Dung lừ mắt: - Khai cái đầu mi ấy. Mau đi lặt rau đi, ta nấu canh cho ăn. Chu môi quay đi, Minh Sang lẩm bẩm: - Bị bắt gặp rồi cáu hả? Tui sẽ về méc với cha mẹ. - Ê! Nói cái gì hà? - Dạ, không có gì. - Lẻo mép. Nhìn chiếc túi xách và liên tưởng đến người chạy xe lúc nãy, cô bặm môi: - Hừ! Đúng là đồ đáng ghét. Dám cả gan tìm tới đây để chọc tức tạ Được thôi, con nhỏ này không ngán đâu. Đặt túi xách lên bàn, phát hiện vật gì cộm trong túi xách, cô liền mở ra xem: - Á … á … Nghe tiếng hét của chị, Minh Sang vọt chạy lên, tay anh còn xách tòn teng cái rổ. - Gì vậy chị? Nhìn theo tay của chị, Minh Sang bật cười giòn. Anh quay lưng bỏ đi. - Tốt đấy! Đó là cách biểu lộ tình cảm với nhau. Anh ấy yêu chị rất thật lòng. - Cái gì, hả thằng nhóc kia? - Dạ … không có. Em nói chị tuổi con rắn sao lại sợ rắn. - Cho nhịn đói bây giờ. - Xì! Em cũng biết nấu vậy. Em… - Giỏi! Định nói đã từng đoạt giải nấu ăn giỏi chứ gì? Xưa rồi cưng. Bị quê, Minh Sang bỏ đi. Minh Dung bước lại đưa tay lôi đầu con rắn ra. Cô quăng mạnh nó xuống đất. - Chiết tiệt! Thù này không trả, ta sẽ từ biệt tòa soạn thân yêu.