Thằng Cưng đi gác dân phòng về, tay cầm khúc gậy. Giờ này xóm làng đã đi ngủ, chương trình ti-vi đã hết từ lâu, dưới ánh trăng sáng mông lung, - sáng chan chứa, sáng vằng vặc và thầm lặng thấy muốn bắt thèm mần một bài thơ hay uống ly rượu -, cả cái xóm quê trải mình lặng lẽ với những mái nhà và những khu vườn tĩnh mịch. Một vài con chó lang thang dạo chơi, ngửi hít trên những đống đất. Thấy thằng Cưng về, nó quen nên không cần sủa, chỉ đứng xa giương mắt ngó. Ngó chán rồi lại bỏ đi hoặc ngửi hít lẫn nhau, không để ý tới thằng Cưng nữa.Ở cái xóm quê thuộc miền thị trấn xa thành phố này dân chúng có thói quen đi ngủ sớm. Cứ hết ti-vi xong là họ đi ngủ. Hoặc cũng có những gia đình thức khuya, chẻ chân nhang, đan sọt, đan các đồ lá mỹ nghệ xuất khẩu do hợp tác xã cung cấp nguyên liệu, nhưng họ thường làm việc trong nhà, ai lo việc nấy, ban đêm ít khi ra đến bên ngoài.Cưng thích đi gác dân phòng. Không phải ông già bà già nó không đủ sức mỗi tháng đóng một sồ tiền cho nó khỏi phải đi gác nhưng nó thích đi gác. Vui lắm. Ban đêm đi một vòng, mỗi người cầm một khúc gậy trên tay, người đội trưởng thì khoác khẩu súng M.16, tay cầm cây đèn pin, xong, về trụ sở văn phòng xã ngủ, chờ hai giờ sáng lại đi lượt nữa. Thiệt ra lúc hai giờ sáng có thêm toán khác thay thế, kêu là ca gác sáng. Bởi vậy các anh em nào đã đi lúc buổi tối xong muốn về thì về. Ai muốn ngủ lại ban đêm thì ngủ. Nếu ngủ lại, chừng một giờ đêm sẽ được "bồi dưỡng" cháo lòng. Trụ sở ở gần một lò giết heo. Nửa đêm, chờ người ta mổ heo xong, một hai anh em qua bển bắc lên bếp một nồi cháo lớn, người ta sẽ liệng vô đó những thứ lặt vặt nào là lòng vụn, nào là mỡ sa, nào là thịt nháng, nào là huyết cục lấy từ trong bụng heo ra... đủ thứ hằm bà lằng, cho thêm tiêu, xả, hành ngò, khiêng về ăn uống "bồi dưỡng" với nhau. Tất cả những thứ đó đều tính vô tiền "bồi dưỡng" do những người không đi đóng góp. Lại có cả cà phê và thuốc lá nữa.Cưng không thích cháo huyết, không uống cà phê, không hút thuốc lá. Nó còn đang tuổi học sinh, bị kêu đi gác "dân phòng" thì nó góp mặt với anh em cho vui vậy thôi, ông già nó trước làm tài xế, nhà có ba chiếc xe vận tải và có vườn đất, nay ông về già, nghỉ ngơi, làm phó chủ tịch trong ban quản trị hợp tác xã Mây tre lá xuất khẩu, gia đình ông thuộc loại khá giả trong vùng.Cưng cứ hiện diện, điểm danh, hết phiên xong thì về. Nó có thói quen lừng chừng, chờ thật vắng không có ai thấy rồi thay vì về ngủ thì lại đi lối tắt ra khu vườn rộng trồng đậu phộng, trồng khoai mì ở phía sau nhà, đến chỗ có chiếc giếng nước, có bụi tre tàu um tùm, có những cây điều dưới gốc sạch như lau lia và một cây xoài to lớn, xum xuê che khuất ánh trăng. Khu vực này của gia đình nó, ngay cả ban ngày cũng ít có người ra tới bởi vì người ta đồn bụi tre có mạ Ma kêu ọt ẹt trong các ban đêm mỗi khi trời gió lớn, con nít rất sợ. Riêng trên thân cây xoài thì có một chỗ chạc phân làm ba nhánh, mọc thành ba cành thật lớn, chỗ hũng giống như chiếc ổ ở ngay trên ngọn, đủ cho một người ngồi kín đáo, bên dưới chẳng ai hay biết. Thằng Cưng sẽ leo lên đó. Nó giấu khúc gậy vào dưới gốc cây rồi leo lên ngồi thọt hỏn vô chỗ hũng, dựa vô cành cây mà ngủ. Nó không sợ bị té. Không thể té được vì những cành xoài nhà nó rất lớn. Ngủ chán, gần sáng bao giờ tỉnh dậy, muốn về thì nó mới về. Chuyện ngủ trên cây này thằng Cưng giữ kín, không nói cho ai biết. Tánh nó vốn kín đáo, những gì mình biết chỉ để trong bụng, không hay bép xép. Ông già nó ghét nhứt cái thói bép xép. Ông cưng nó, kêu nó tên Cưng vì từ nhỏ đã thấy nó khôn ngoan, chuyện đâu bỏ đó ít nói ra lời.Sở dĩ thằng Cưng có thói quen khoái ngồi trên cây xoài góc vườn bởi vì nơi ấy rất vắng, lại có cái giếng, miệng giếng ông già nó xây sạch sẽ, có cả gầu quay dùng để tưới vườn nhưng nước trong văn vắt, đôi khi nó bắt gặp những cảnh tức cười.Một lần, về mùa nắng, ban đêm đứng gió, trời hâm, thằng Cưng nóng quá không ngủ được. Nó chợt nghĩ nếu leo lên ngọn cây xoài thì mát. Vậy là nó len lén mở cửa đi ra, cả nhà không ai hay biết. Quả nhiên mát thiệt. Không khí nhẹ nhàng, khoáng đãng, lại có chút gió hây hẩy. Rồi nó ngủ quên đi. Nửa đêm nó nghe tiếng gầu kít kít và tiếng xối nước ỳ ạch. Nó mở mắt. Ôi cha, dưới ánh trăng sáng của đêm mùa nực, nó nhìn thấy con Hoa cháu dì Năm - đứa con gái xinh đẹp và chẻ chân nhang giỏi nhứt xóm, bạn học hồi nhỏ vơi nó - đang kiễng chân kéo nước tắm. Cứ quay được một gầu nước con Hoa lại ngửa người, thả mái tóc ra đằng sau, xối từ cổ, từ ngực trở xuống cho mát. Thân thể con Hoa thế nào thằng Cưng nhìn thấy hết trơn, trắng tươi lồ lộ dưới ánh trăng sáng như khúc khoai mì lột vỏ. Từ đấy mỗi lần ra vô trong xóm gặp con Hoa nó thường đỏ mặt và khao khát sau này lớn lên bà Năm sẽ gả "cái thân hình đó" cho nó. Nó với con Hoa chung một cuộc đời.Rồi chuyện cười hích hích, "thằng cha nầy mắc dịch giữa cô vợ nhỏ trời ời đất hỡi của ông tư Còm "Thày lang thuốc gia truyền" với chú tư Sở mần trong lò muối của ông Hai Lùng thằng Cưng cũng biết nhiều lượt, nó chỉ không nói ra thôi.Ông tư Còm đã lớn tuổi, ốm nhom ốm nhách, chuyên sống về nghề hốt thuốc kể cả thuốc chữa bịnh heo và thiến heo nọc, gia đình khá giả nhưng không có con. Ông thèm khát có đứa con nối dõi như người ta lắm nhưng mọi người nói tại ông keo kiệt, tay hòm chìa khóa, coi vợ không ra gì hết lại thiến heo nọc nữa nên bị trời đầy quả báo không con. - Mấy người thiến heo nọc là độc lắm, không bị chuyện nầy cũng bị chuyện khác, thợ thiến không bao giờ dám nhận thiến heo nọc; ổng ỷ mình là thày lang, ham tiền công, làm gan nên bị trời phạt. - Thế rồi đùng một cái, ổng trúng số lớn - cặp mười, thiên hạ đồn rùm beng, ổng nói đứa nào đồn tầm bậy ổng đâm lòi ruột.Sở dĩ người ta đồn bởi vì những chiếc vé này là của chứ tư Sở, thợ nấu muối chuyên môn cho lò muối nhà ông Hai Lùng. Một buổi tối mới lãnh tiền công cuối tuần, chú tư với mấy người bạn đi nhậu. Đêm về, say, gặp một thằng bé nó lừa cho chú mua giùm nó cả xấp toàn những vé "xấu" - nghĩa là vé toàn những số không với số một, bán ế chẳng ai mua cả. Đang say bét lét, chú móc túi còn đồng nào đưa hết cho nó, cũng chẳng biết mình được bao nhiêu tấm.Hôm sau, tỉnh rượu, hết tiền, chú đem tới nài nỉ bán lại cho ông thầy lang vơi giá một nửa. Ông này tin sự dị đoan hễ vé người ta bán lại là trúng nên cò kè bớt một thêm hai, cuối cùng cũng xong. Bất ngờ trúng thiệt, chú Tư tiếc lắm.Thầy lang mua vàng chôn xuống dưới đất và kiếm ở đâu được cô vợ nhỏ khá đẹp. Bà lớn nay tuổi đã già, bị chồng hành hạ tức giận bỏ về dưới quê.Người vợ nhỏ vốn khôn ngoan lại được nuông chiều bèn xúi chồng bỏ vàng ra mua muối hột từ ngoài Bà Rịa đem về cung cấp cho lò muối nhà ông Tư Lùng đặng ăn tiền đầu. Thầy lang tuy hổng ham nhưng cũng bằng lòng. Vậy là cô lui tới hàng ngày rơi quen với chú Tư Sở."Hí hí... thằng cha nầy kỳ, nhột thấy mồ!-"Suỵt! Nói nhỏ nhỏ kẻo thằng chả nghe tiếng!""Nghe sao nổi, vườn khoai mì nầy rộng minh mông hà! Nè, coi chừng tui có bầu ba tháng rồi đó, cứ mạnh tay mạnh chơn mần lục ục tầm bậy tầm bạ như lúc chưa có gì hết, lỡ đứa nhỏ chịu hổng nổi nó chung ra ngoài thì uổng công tui lấy thằng chồng già hết xí oắt... ""Chung sao được mà chung, tui gượng nhẹ chớ bộ! Mình không nghe người ta nói... "Chú Tư đọc một câu gì đó tiếng được tiếng mất nghe không rõ. Con mụ đàn bà trời ơi đất hỡi cả xóm vẫn ghét lại cười, tiếng cười hổn hển lẫn với tiếng gió của rặng khoai mì."Ôi cha, mệt quá, cứ làm vậy hoài! Nè, có nghe truyện Phong Thần bao giờ chưa?""Chưa, sao?""Truyện Phong Thần thằng cha Lữ Bố uấn lợi thằng cha Đổng Trác ở Phụng Nghi Đình rồi có lẽ sau đó lên làm vuạ Thằng cha Lữ Bất Vi ham giàu đem người vợ nhỏ đã có thai được ba tháng dâng cho thằng cha Lữ Bố làm vợ, sau sanh ra Tần Thỉ Hoàng gồm thâu lục quốc"."Há há... cũng giống như tôi với mình !""Tầm bậy nào? Tui lấy thằng chả từ lúc chưa gặp mình chớ đâu phải lấy mình có bầu rồi mới mần vợ nhỏ thẳng chả? mình nói tầm bậy tui dìa à nghen... ""Dìa thì dìa, tui hổng cần"."Hay quá ta, mần đã người ta mang bầu rồi nói hổng cần! Thứ đàn ông kiêu ngạo, dịch vật!... "Hai đứa cãi nhau xong lại cười, đú đởn, khúc khích. Thằng Cưng ngạc nhiên lắm. Lữ Bồ mà lên làm vuả Lữ Bố thuộc đời Tam Quốc, đâu phải đời Tần Thủy Hoàng?Thủng thỉnh nó hỏi ông già nhưng không nói nghe ai kể. Ba nó nhíu mày, ngừng điếu thuốc rê đang hút dở, cầm trên tay :- Truyện Phong Thần là về đầu đời nhà Châu, Châu Văn Vương đánh vua Kiệt. Còn Lữ Bất Vi thuộc cuối đời Đông Châu Liệt Quốc, sắp qua đời Tần, cách nhau hàng mấy trăm năm. Con còn ít tuổi, đừng thèm nói tới chuyện Lữ Bất Vi con à, truyện đó dơ dáy.- Dạ.Ít lâu sau người vợ nhỏ của ông thầy lang thuốc heo sanh được đứa con trai. Thiên hạ dị nghị quá. Thầy lang bực mình : "Cá vô ao tao là cá nhà tao chớ của ai khác? Đứa nào nói bậy tao liệng một mồi thuốc heo xuống giếng nhà nó". Thiên hạ sợ hãi nín khe.Khỏe xong, nước da đỏ tía hây hây, cô hai lại thậm thụt lui tới lò muối. Thầy lang rầy la không được bèn hăm dọa rút vốn không thèm hùn thạp nữa. Ông tư Lùng năn nỉ hết lời rồi kiếm người khác, đuổi chú tư Sở đi. Cô vợ nhỏ của thầy lang lẳng lặng cuốn gói đi theo, quơ trộm của thầy một mớ quần áo, tiền bạc và vàng nhưng thầy không tiếc, thầy thân hành xuống dưới quê đâu miệt Tây Ninh nán nỉ mời bà vợ "cũ" về chăm sóc cho đứa nhỏ, xin với xã khai sanh cho nó làm con vợ lớn, vậy là thầy đã có một đứa con.Rồi còn chuyện một vài gia đình trong xóm theo cái đạo kỳ cục kêu là đạo "Du di". Mấy ông đạo mập ú u nghe nói đâu người Bà Rịa, ở trong động nào đó thuộc núi Bà Rịa và không biết chữ, chỉ ăn gan gà - không ăn gan vịt - và khuyên các bà già mê tín đem vàng cúng cho "đạo" đặng cầu được phước. Trước thời giải phóng mấy ổng vinh vang lắm, mỗi lần hạ cố tới nhà bà Bảy "thuyết pháp" thường ở hàng tháng, bận bộ đồ nâu, nhai trầu bỏm bẻm, nằm trên võng mà ngủ, các đạo hữu thay nhau quạt hầu chung quanh. Sau giải phóng, mấy ổng trốn chui trốn nhủi. Bà Bảy định đem gia sản dâng cho "đạo". Ông Bảy đi cách mạng về, mần cấp lớn, giận lắm nói đừng bị mê hoặc như vậy, công lao suốt đời mới xây được ngôi nhà lớn, khang trang, hiến cho thứ ăn hại đó rồi mấy đứa cháu lấy đâu mà sống? - Lúc mới giải phóng, đổi tiền, ông thấy bà Bảy có nửa nón vàng, vừa khóc vừa quýnh quít tìm chỗ chôn xuống dưới đất. Sau đó êm êm, bà Bảy ra Bà Rịa vài lượt, nói lên Sài gòn thăm bà con, vàng dần dần tiêu hết. Ông Bảy hỏi, bà nói thiệt. Ông giận quá xách súng nói hễ kiếm được mấy "thằng đạo" đó là lôi ra Công an. Mấy ông đạo tiếp tục trốn, đóng giả làm người Cam- pu -chia và bị bắt ở Tây Ninh. Đạo ấy dường như nay không còn nữa nhưng đôi khi bà Bảy vẫn nhớ. Thảng lúc, ông Bảy mắc đi mần việc ở trên Sài Gòn, những đêm trăng sáng, bà đợi "đúng giờ", ra ngồi xếp bằng tròn ở bên bờ giếng, xõa tóc, ngửa mặt lên trời uống một miếng nước lạnh rồi nhảy nhót. Hễ nghĩ mình là con cọp thì bà gầm thét, giơ những ngón tay khẳng khiu lên như những nanh vuốt. Nghĩ mình là một con khỉ, bà kêu khọt khẹt, bẻ cành cây, bươi móc cả mấy củ khoai mì còn non lên mà cạp trên miệng. "Chạp chạp... chạp chạp... hú! Chạp chạp chạp chạp... hú!... Lập bập lập bập lập bập!... " Bà lại xõa tóc, ngửa mặt lên trời mà hú mà đọc. Thằng Cưng ngỡ rằng bà đọc tiếng Thái, tiếng Cam- pu -chia hay tiếng Ấn Độ gì đó. Một lần nhân bà đang ngồi nhổ cỏ cho mấy cây kiểng ở phía đằng trước, thằng Cưng hỏi, bà Bảy trả lời : "Trong bụng nghĩ mình là người gì thì đọc xí xô chớ đâu biết mình nói thứ tiếng gì". Nó tò mò hỏi hai chữ "Du di" nghĩa là gì thì bà cũng không biết luôn. "Ủa, mà bây thấy bà Bảy cầu đạo Du di ở đâu, hồi nào?". "Dạ, thưa ban đêm con nghe tiếng bà Bảy hú"; "Ờ, phải, biết thì để bụng nghen con, đừng nói cho người khác haỵ Ông Bảy rầy bà Bảy", "Dạ".Những chuyện như vậy cứ âm thầm diễn ra trong góc vườn vắng, có khi thằng Cưng bắt gặp, cũng có khi không. Nó ngán nhứt những lần bà Bảy nghĩ mình là con bướm hay con gì đó, bứt tanh banh hết quần áo, quơ hay kiễng chân bay liệng. Nó sợ bà rớt xuống giếng. Nhưng bà không rớt, miệng giếng có cái nắp đậy, "lễ" xong bà còn nhớ múc một miếng nước rửa mặt, bận quần áo, cẩn thận khiêng chiếc nắp giếng đóng lại như cũ rồi tỉnh queo ra về như không có việc gì xảy ra. Thân hình bà nhăn nhúm, ốm như cây tre, khác xa con Hoa "trắng tươi như khúc khoai mì lột vỏ"!oOoThằng Cưng đã ngủ thiếp đi được một lúc. Ngủ trên cây thì mơ mơ màng màng, nửa thức nửa ngủ chớ không ngon giấc đánh một mạch say sưa từ tối tới sáng như ngủ trong giường. Bỗng, nó mơ hồ dường như nghe có tiếng ai khóc tấm tức. Nó rùng mình mở mắt khi nhận rõ tiếng người khóc đó rất quen... Trên nắp giếng, dưới ánh trăng sáng mung lung, cô quạnh, chị Hai nó bận bộ đồ màu trắng đang ngồi cúi mặt khóc và chậm nước mắt bằng chiếc khăn taỵ Trước mặt chị, một người bận quần tây, áo sơ mi ngắn tay đứng day lưng lại nên nó không thấy rõ lắm, nhưng chỉ nhìn hình dáng đó nó nhận ngay ra là... Khốn khổ, một người chị thương mến, đáng quý đáng trọng như chị Hai nó mà cũng rơi vào vòng phiền lụy đến thế kia ư ? Một ông thầy nghiêm trang, giáo viên toán cấp ba chuyên dạy các lớp 12 nó vẫn hết lòng tin cậy, gần gũi như thầy Tùng mà cũng hò hẹn, làm khổ chị Hai nó đến thế kia ư ? Ruột gan thằng Cưng rối bời, chán nản, khinh bỉ, thất vọng trong khi chị nó vẫn cúi mặt khóc, nghẹn ngào trong chiếc khăn taỵ Một lúc lâu sau, chị khẽ lắc đầu :- Em sắp đi rồi, thầy không nói với em được một tiếng nào sao?- Cọù Tôi chúc cho Ngọc và cháu nhỏ sang đấy được may mắn, mạnh giỏi, mẹ con nương tựa lẫn nhau, Ngọc làm ăn tốt đẹp, đủ sức nuôi cháu, lo lắng cho cháu ăn học nên người.Chị Hai im lặng. Thầy Tùng nói tiếp :- Lẽ ra ngày mai không có giờ, tôi về Sài Gòn nhưng tôi quyết định ở lại, ngày mốt dạy luôn cho tiện.- Thầy định không đưa tiễn em?- Không. Tôi mắc dạy. Bỏ giờ, xin nghỉ ở nhà để dự một bữa tiệc, tiễn chân Ngọc lên phi trường, học sinh di.nghị. - Có gì đâu, thầy ở nhà em, lại dạy thêm Toán Lý Hóa cho mấy đứa em thì nghỉ một ngày để đưa tiễn emcũng là việc thường.- Buổi trưa dạy xong tôi về. Bác nói mười hai giờ trưa mới ăn tiệc..- Thầy định không tiễn, vậy chớ ngày mai ở lại làm gì ?- Tôi... tôi cũng không biết nữa.- Thầy muốn gần em được giờ nào hay giờ nấy, được ngày nào hay ngày nấy phải không?- Tôi... tôi không nghĩ như vậy. Có thể suốt ngày tôi vô trong trường.- Thầy ở trong trường thì vẫn gần em hơn trên Sài Gòn. Sao thầy cứ phải trốn tránh, không muốn nhìn mặt em? Bữa nay nếu không hẹn thì thầy cũng không ra ngoài nầy. Em liều mạng, định nói với thầy một câu chuyện... - Chuyện gì ?- Suốt mấy năm nay ở nhà em, thầy... thầy có biết là em thương thầy không?- Biết.- Rồi thầy có nghĩ tới em như em nghĩ tới thầy không?- Có. Tôi suy nghĩ rất kỹ. Ban đêm, nằm trằn trọc nghe tiếng máy khâu của Ngọc gần như sáng đêm, lòng tôi xót xa, tôi nghĩ rằng nếu sang bên ấy thì Ngọc sẽ không phải cực nhọc như vậy. Tôi tưởng tượng nếu Ngọc - xin lỗi - Ngọc là... là vợ tôi, chúng mình lấy nhau... - Nghĩa là thầy đã nghĩ tới việc lấy em làm vợ?- Vâng, đúng như thế.- Thầy... thầy cũng yêu em?- Vâng, còn hơn chính bản thân tôi nữa. Tôi chẳng là cái gì cả, một anh chàng thầy giáo lương không đủ sống... Chị Hai giơ tay cầm tay thầy Tùng :- Thầy ngồi xuống đây, đứng hoài mỏi chân.- Được, tôi ngồi bên Ngọc.Họ ngồi sát bên nhau. Chị Hai vẫn cầm tay thầy, khuôn mặt nghiêng nghiêng ánh trăng :- Em thấy lạnh lắm. Thầy ôm vai em cho ấm rồi em sẽ nói điều nầy... Ông Tùng đặt tay lên vai chị. Thân hình họ quyện vào nhau, thấp thoáng ánh trăng.- Nếu thầy yêu em, muốn lấy em thì hãy còn kịp. Em sẽ xé bỏ giấy tờ, không qua bên nữa. Người ta muốn qua, em không muốn qua.- Sao kỳ lạ vậy?- Thầy thử nghĩ coi, em lớn lên, mười tám tuổi đã lấy chồng, thấy lấy được là lấy, không biết gì tới tình yêu. Ảnh cũng vậy, năm bảy lăm em sanh thằng Hải, ảnh gặp tàu là bỏ chạy một mình, không cần cho em ẵm con đi theo. Hiện thời qua bên ảnh đã chung sống với người khác không gởi cho thằng Hải lấy một đồng quà. Người như vậy thầy nghĩ em còn hy vọng gì nữa? Nhiều lúc em thấy thầy thương thằng Hải hơn ba nó thương nó.- Tôi là thầy giáo, phải biết yêu quí trẻ con.- Yêu quí là một việc mà tâm hồn đủ cao rộng để bảo bọc một đứa trẻ lại là việc khác. Nói thiệt, em nghĩ nếu ở lại thằng Hải sẽ có phước không khác gì qua bển.- Nhưng ba nó đã đứng ra làm giấy tờ bảo lãnh. Còn nghĩ tới vợ con hay không là ở chỗ đó... - Không, ba nó không bảo lãnh. Chính dượng Tư em viết thơ về liên lạc rồi nhờ ảnh bảo lãnh giùm theo ưu tiên một. Dượng em phải cam đoan với ảnh rằng qua bển má con em sẽ có dì dượng, không nhờ vả gì tới ảnh. Mọi phí tổn về việc bảo lãnh kể cả tiền vé máy bay đều do dượng em chịu, bấy giờ ảnh mới bằng lòng. Dì em nói em cứ yên tâm, qua bển thế nào em cũng sống được vì ở bển dì em với mấy đứa em rất giàu, có tiệm may lớn mà em thì quen với nghề thợ may... Thầy Tùng im lặng. Chị Hai nói tiếp :- Một người như vậy thì đàng nào thằng Hải cũng không có cha, nó ở bên nầy có một người cha thứ hai mà nó quý mến như thầy còn tốt hơn nhiều. Em muốn nó sống bên thầy, được thầy trông nom dạy dỗ.- Nhưng đời sống nhà giáo quá thấp, lương không đủ sống, chúng ta không có quyền hy sinh tương lai của thằng Hải cho chút tình cảm riêng tư của hai chúng tạ Vé máy bay đã có trong tay, nên đi em ạ, đừng nghĩ tới việc ở lại. Thằng Hải năm nay tám tuổi. Nó là đứa trẻ cực kỳ thông minh cũng giống như cậu út nó. Sang đấy, mươi mười lăm năm nữa nó sẽ vô đại học, đội chiếc mũ vuông, mặc chiếc áo tô-giờ lên lãnh văn bằng tiến sĩ hay kỹ sư bác sĩ gì đó, lúc ấy em sẽ nhớ lại lời nói của tôi hôm nay và thấy sự hy sinh của chúng ta không phải là uổng.- Em biết. Em sẽ cố gắng cho nó ăn học. Nhưng em đi rồi, làm sao thầy còn trí óc dạy học, còn tâm hồn nào sống trong ngôi nhà này mà thiếu vắng bóng em? Ngày trước, dầu không nói ra song em biết mỗi lần nhìn thấy em là thầy rất mừng. Thầy yêu quí em với thằng Hải hơn tất cả mọi thứ trên đời. Thầy say mê em, thầy thèm khát được ôm ấp thân hình em. Ban đêm, nhìn ánh đèn trong phòng thầy chiếu qua khe cửa, em không thiết làm việc, nằm trên giường em cũng trăn trọc... - Tôi dịch sách đấy. Tôi dịch các sách tiếng Anh, toàn những thứ vớ vẩn như các tác phẩm văn học và khoa học nước ngoài chẳng hạn. Dịch rồi để đấy, không kiếm ra lấy được một đồng.- Vậy thì dịch làm gì?- Tôi tự trấn áp tôi. Nếu không làm việc một cách khe khắt tôi sẽ phụ Ơn hai bác, liều mạng chui đại vào trong phòng Ngọc... - Em không khóa cửa. Phòng em luôn luôn khép hờ, em mơ ước cho thầy qua mà thầy hổng qua... - Tự tôi phải nghiêm khắc với tôi. Nếu qua, tôi sơ... sợ Ngọc có bầu, tụi mình sẽ lấy nhau và Ngọc sẽ không còn bảo lãnh được nữa.- Em không cần bảo lãnh. Tình yêu của em lớn hơn thầy tưởng.- Tôi hiểu. Nhưng tôi không có quyền hy sinh tương lai của thằng Hải, sau này lớn lên nó sẽ khinh tôi.- Vậy thì bây giờ em sắp đi rồi đó, thầy vừa lòng chưa?- Tôi đã nói thằng Hải là đứa trẻ cực kỳ thông minh, ngoan ngoãn. Mươi mười lăm năm nữa nó đội mũ vuông, mặc áo tô-giờ lên lãnh văn bằng tiến sĩ khoa học nước ngoài bấy giờ Ngọc mới biết tôi đúng. Yêu nhau không phải để ngồi nhìn nhau mà là nhìn chung về một hướng. Người có học phải biết suy nghĩ, phải tự kiềm chế được mình. Ngày mốt Ngọc lên máy bay, tôi rất vừa lòng.Chị Hai im lặng, mái tóc phơ phất ánh trăng. Lát sau, chị cúi mặt, run giọng :- Nè thầy... - Hử ? Có việc gì thì Ngọc cứ nói!- Em... em nghĩ rằng đàng nào thì cũng xong rồi, ngày mốt em lên máy bay... Em... em muốn đem giùm cho thầy một đứa con qua bển!Ông Tùng trợn tròn mắt kinh ngạc. Chị Hai quay đi, giọng nói như cơn gió thoảng :- Lát vô thầy đừng khóa cửa. Em vô phòng thầy.- Trời đất ơi!- Có gì đâu mà kêu trời? Em như vậy đó thầy muốn nghĩ sao thì nghĩ. Chỉ có như vậy em mới quên được thầy.- Nhưng... nhưng lỡ hai bác biết?- Thì cứ cho biết, đã chết ai đâu? Em sắp đi, ba má em sẽ không dám nói gì hết. Giữa danh dự của thầy vớitình yêu của em, thầy lựa đàng nào?- Thôi được.Ông Tùng quay mặt chị Hai lại, hôn lên mặt chị, lên môi chị :- Đối với tôi, em là vị thánh chứ không phải con người nữa Ngọc ạ. Tôi chỉ sợ sang đấy em một mình hai đứa con... - Đừng lo, em đủ can đảm để sống. Sau khi em đi rồi, thầy cứ lấy vợ không cần phải nghĩ tới em. Em đã dặn má sau khi em đi, em để mùng mền của em qua bên phòng thầy. Lúc nào nhớ em, thầy nằm trong chiếc mùng đó.- Ngọc... - Thầy khóc đấy hả?- Không.- Không mà sao giọng thầy đặc nghẹt, nước mắt thầy làm mặn môi em? '- Em sắp ra đi, chúng ta từ giã nhau mà giống như tiễn Kinh Kha sang Tần. Nếu Ngọc cầm con dao cắt thịt tôi ra từng miếng, tôi sẽ không kêu một tiếng.- Thầy nói làm em đau xót. Thôi đừng hun em nữa. Thân thể em đây, lát thầy muốn cào xé, hun hít thế nào cũng được. Em như người chết rồi... Và chị Hai khẽ đẩy làm hiệu cho ông Tùng đứng dậy:- Thầy vô đi cứ để hờ cửa. Nhưng nhớ đi nhẹ nhẹ kẻo ba má biết.- Ừ.Còn lại một mình, chị Hai nó gục đầu xuống khóc, thằng Cưng cũng muốn khóc theo.oOoMười năm trời đã trôi quạ Bây giờ thằng Cưng đã lớn và đã có vợ có con. Nó học về ngành kỹ sư nông nghiệp, được làm trưởng phòng nông nghiệp thị trấn. Vợ nó là con Hoa, đứa con gái "trắng tươi như khúc khoai mì lột vỏ" ngày trước.Chị Hai nó về chơi. Nghe dì dượng nói ở bên ấy chị làm ăn khá lắm, đã có tiệm may riêng chuyên may đồ Việt Nam ở California và thằng Hải đã vô đại học.Ông già thằng Cưng cho quét vôi lại ngôi nhà và làm thịt một con heo, mướn tiệm quay giùm ăn với bánh hỏi để đãi bà con họ hàng đi đón.Chị Hai nó bận chiếc áo "Việt kiều" may theo kiểu áo tây cổ bẻ, màu tím than trông rất sang trọng. Valy, đồ đạc nọ kia của chị hà rầm, họ hàng ai cũng có quà. Chỉ bà mẹ là người sung sướng nhất, cứ con gái ngồi đâu thì bà xoay chiếc quạt hướng về phía đó nhưng trên tay vẫn cầm một chiếc quạt lá luôn tay phe phẩy quạt cho "Việt kiều".Buổi chiều, khách đã thưa thớt, chị Hai rảnh rang qua chơi bên nhà "cậu Út". Cưng đã xây thêm một căn nhà ở phía đằng sau cho rộng, sân nhà quay ra phía chiếc giếng nước dưới gốc cây xoài đang mùa ăn trái. Vợ Cưng đang mắc làm bánh bông lan ở bên bà nội cũng lăng xăng dắt con đi theo. Gia đình nào có "Việt kiều" về cũng rộn rã, vui mừng như những ngày hội.- Chị Hai ngồi chơi để em mở nước ngọt.- Thôi mà, nước ngọt làm chỉ Các em làm gì thì cứ làm đi, chị muốn ra thăm ngoài vườn.- À, chị muốn ăn xoài em hái xoài cho chị Hai ăn. Xoài chín nhiều lắm nhưng còn ương ương phải lựa từ trái... - Đâu?- Dạ, ở ngoải.- Phải đó, anh hái xoài mời chị Hai... Vợ Cưng đi lấy cây sào dài có lồng hái trao cho chồng rồi xin phép dắt con qua mần bánh tiếp. Còn lại hai người, chị Hai đi trên những lối đi cũ. Chị dừng lại bên bờ miệng giếng. Tay chị mân mê hai cây trụ gỗ có chiếc lồng quay kéo nước. Mười năm! Phải, mười năm, tâm hồn người ta như đọng lại, thời gian cũng như đọng lại, ngay nắp chiếc giếng cũ bằng gỗ cũng vẫn còn đây không hề thay đổi, chỉ có tuổi tác người ta lớn hơn và lòng người ta âm thầm cô quạnh đọng lại thành vũng khi thoáng tìm gặp lại những chút kỷ niệm xa xưa.- Cậu Út à, thôi đừng hái xoài nữa em. Ngày trước thì chị cũng ăn trái cây xoài này nhiều rồi. Chị muốn hỏi cậu vài điều- Dạ, chị cứ hỏi.- Lâu nay cậu có gặp ông... Ông thầy Tùng dạy em năm lớp mười hai ở nhờ nhà mình hồi trước bao giờ không?- Dạ có. Em có liên lạc, có biết địa chỉ của ổng ở trên Sài Gòn nhưng ít khi gặp. - Nghe nói dường như ổng đã có vợ con?- Dạ, một vợ hai đứa con trai. Thỉnh thoảng em cũng có ghé qua nhà ổng.- Gia đình ổng có nghèo lắm không?Cậu em trai út bật cười :- Chị biểu công nhơn viên thì giàu sao được, nhứt là nhà giáo. Nhưng ổng cũng không nghèo lắm đâu. Tại vì hồi này thời kỳ mở cửa, giáo viên dạy các môn toán, lý hóa, sinh ngữ tương đối cũng kiếm ra tiền.- Cổ làm nghề gì?- Cũng cô giáo, nghe nói dạy cùng trường với ổng.- Lương giáo viên đi dạy, hàng tháng bây giờ khoảng chừng bao nhiêu?- Dạ, em không rõ lắm nhưng em nghe nói khoảng từ hai trăm tới hai trăm năm mươi ngàn... - Vậy là bao nhiêu?- Nếu so với đô la thì cỡ hai mươi tới hăm lăm đô la một tháng.- Trời đất!- Dạ, người ta nói nếu hai vợ chồng cùng là giáo viên mà không có nghề tay trái hoặc không thuộc các môn có thể dạy thêm thì dứt khoát không thể sống được. Ổng dạy toán, tương đối cũng đỡ.- Cổ có thương ổng không?Cậu út lại cười :- Ổng với cổ thương nhau hay không em đâu có biết? Nhưng theo em thấy, vợ chồng nhà giáo thì thường thường họ thương yêu nhau.- Tại sao vậy?- Vì nhà giáo ít khi có người bê bối. Vợ chồng kỵ nhứt vấn đề bê bối, rượu chè, cờ bạc, trai gái chẳng hạn. Họ nghèo, lấy tiền đâu bắt chước, đua đòi với thiên hạ?- Cậu biết lý do tại sao chị hỏi cậu kỹ như vậy không?- Biết. Em hỏi thiệt chị điều nầy, nếu không đúng xin chị đừng rầy em... - Được cậu cứ hỏi.- Chị đừng giận em... - Không, chị không giận.- Em đoán chị có thêm một đứa con nữa chớ không phải chỉ có một mình cháu Hải. Đúng chưa?Chị Hai mỉm cười, đỏ mặt :- Ai nói với em như thế ?- Tự em nghĩ ra thì biết, đâu cần phải ai nói.- Chắc dì dượng Tư tiết lộ bí mật ? Ba má có la chị không?- Không, dì dượng không nói. Ba má không biết. Gia đình tuyệt đối không ai biết gì hết, chỉ một mình em biếtthôi.- Tại sao em biết?- Bởi vì... bởi vì em nghe anh chị nói chuyện với nhau trên bờ miệng giếng cách đây mười năm, đêm hôm chị sắp ra đi. Chị khóc và đòi ở lại, ông Tùng hết lời năn nỉ, giải thích... Người chị bật cười, gò má ửng hồng, ánh mắt sáng lên nửa như thân thiết, nửa như trách móc :- Trời đất ơi, đồ quỷ! Mầy núp ở đâu mà nghe lén rõ quá như vậy?- Em không núp. Em không chủ tâm nghe lén nhưng em vô tình ngồi chơi trên ngọn cây xoài. Đêm hôm đó nghe tiếng chị khóc, chính em cũng khóc. Em hết lòng thương chị với ông Tùng. Rồi bây giờ sao, cháu nhỏ là con gái hay con trai?- Con gái. Chín tuổi. Xinh xắn dễ thương và thông minh lắm.- Tất nhiên. Con nhà giáo mà không thông minh sao được? Chỉ phải tội... hơi nghèo?- Không, chị không nghèo. Chị hết sức tiết kiệm từ mười năm nay và đem về đây, để dành riêng ra mười ngàn đô la tính bàn với em chuyện khác.Cậu út huýt gió :- Mười ngàn đô la! Tức hơn trăm triệu Việt Nam!- Em không ngờ chị có số tiền lớn như thế.- Lớn đối với bên Việt Nam chớ không phải lớn với bên Mỹ. Ở bển đời sống tốn kém hơn bên nầy.- Chị định làm gì?- Trả số tiền đó cho cô giáo vợ của thầy Tùng. Lo lập thủ tục cho ông Tùng qua bên, cha con gặp nhau.- Nghĩa là... - Nghĩa là chị muốn tìm lại một chút tình yêu đã mất.- Tìm bằng tiền bạc?- Chị không dám nghĩ như thế, nhưng nếu em nghĩ như thế thì có thể nói thẳng ra rằng chị bồi thường thiệt hại để đổi lấy sự đồng ý của vợ Ông Tùng.- Nếu vậy phải lập thủ tục ly dị, sau đó làm giấy kết hôn "đàn ông lấy người nước ngoài".- Đúng. Cậu nghĩ thế nào?- Em thấy hơi khó. Tình yêu không thể mua được bằng tiền bạc, chắc chắn cô giáo vợ Ông Tùng sẽ không bằng lòng dù cổ giàu hay nghèo.- Cậu vừa nói lương tháng giáo viên hai trăm ngàn đồng. Đàng nầy một trăm triệu đồng. Cổ sẽ khòng thể có có một lúc một số tiền lớn như thế... - Đúng. Như vợ chồng em chẳng hạn, làm ăn suốt đời cũng khó có được một số tiền lớn như thế. Nhưng chị lầm rồi, tình cảm là việc quan trọng, chỉ cho không biếu không, không có vấn đề tiền bạc. Phụ nữ chẳng ai "bán" chồng.- Có đấy. Chồng lấy vợ khác chẳng hạn, họ kiện ra tòa, đòi chia lương bổng, bồi thường thiệt hại.- Đó là những trường hợp khác, không thể so sánh với việc "bán" chồng.- Cậu dùng tiếng "bán" quá nặng. Chị chỉ tìm cách có lại hạnh phúc của mình.- Thôi được, em không nói nữa. Chị muốn em giúp điều gì?- Nhờ cậu nói nhỏ với ổng là chị đã về. Chị tha thiết mong được gặp ổng, được đưa cho ổng coi những tấm hình của con bé Sương - Lê Thanh Ngọc Sương, cùng họ với Lê Thanh Tùng.- Chị đặt tên cháu là Sương?- Để kỷ niệm một đêm trăng lạnh, chị khóc trước lúc ra đi.oOoHọ nhìn nhau. Bao nhiêu kỷ niệm dồn dập. Tùng nhắm mắt, áp những tấm hình lên môi. Người đàn ông ấy đã già đi nhiều. Anh nói : "Tôi không tin có kiếp thứ hai. Nhưng nếu được sống một kiếp thứ hai, tôi sẽ xin hóa thân làm chiếc ngòi bút để ghi lên giấy những tình cảm sâu đậm và cháy bỏng nhất của con người".Chị nể, không dám đề cập tới chuyện tiền bạc. Thế rồi chị ra đi, vui vẻ, thoải mái, mọi người đưa tiễn, như một lần chị đã ra đi. Ông tài xế chiếc xe du lịch Đồng Nai Tourist mở băng cát-xét. Câu hát tha thiết "ngoài luồng" : "Tóc mai sợi vắn sợi dài, lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm ". Chỉ có một mình chị hiểu thấm thía câu ca dao trữ tình rất đẹp của miền Nam đó. Cả thế giới này không có.Cuối năm 1993.