Thiện Luân uống rượu như người ta uống nước lọc. Đôi mắt anh lờ đờ,đục ngầu mất hẳn vẻ tinh anh thường ngày.Chai rượu ngoại trị giá hơn trăm đô la nằm chỏng chơ bên chiếc ly thủy tinh cao cổ. Từ Úc, anh bay về Việt Nam bằng chuyến bay đặc biệt giá đắt gấp ba lần chuyến bay thường nhật. Vậy mà anh vẩn không có cơ hội được vuốt mặt cho mẹ anh lần cuối. Người ta tẩm liệm bà bằng nước chiết của hoa hồng và loại trà móc câu Tây Tạng. Đó là yêu cầucuối cùng của mẹ anh. Bà 1à tổng giám đốc công ty Fép si Việt Nam trực thuộc tập đoàn Fép si Đông Nam á. Quyền lực của mẹ anh thật mạnh mẽ y như tính kiên cường của bà. Vậy mà khi bà la đi, duy nhất thằng con trai một là Thiện Luân, anh đã không về kịp. Thật là ý ông trời? Hai mươi năm anh sống ở Úc, dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của các bà xơ dòng Thánh Cứu Giá. Mẹ anh đã gửi anh vào trường dòng khi anh lên năm tuổi. Ba anh bỏ vợ con theo một cô con gái của viên tướng Ngụy Sài Gòn đã thất thế, nhưng họ rất giàu. Hai mươi năm, anh về Việt Nam đúng hai lần. Mẹ anh vì hận ba anh, bà đã thề phải giàu lên bằng mọi giá.
Bà cho anh một cuộc sống khá đầy đủ với các sơ chỉ một yêu cầu, anh chỉ học thật giỏi, phải lấy cho được tấm bằng tiến sĩ kinh tế chuyên ngành quản trị kinh đoanh. Thiện Luân nhếch môi, anh đã làm đúng điều tâm ước của mẹ. Nhưng chính vào năm anh thi bằng cử nhân kinh tế Việt Nam, mẹ anh đã chính thức sống chung với người đàn ông khac. Ông ta là bác sĩ góa vợ, có con riêng và một phòng khám bệnh tư. Anh đã nổi giận, đã lên án mẹ rất nặng nề còn thề không trở về Việt Nam nữa. Mẹ anh im lặng chịu đựng, bà không giải thích lý do bà đi bước nữa. Tối nào bà cũng lên mạng. gửi tin nhắn cho anh. Thiện Luân còn lạnh lùng hơn cả mẹ anh. Tiền bà gửi sang, anh đưa cho các sơ bổ sung vào qũi từ thiện. Anh hạ quyết tâm tự vào đời bằng chính sứ lực của mình. Mọi việc chỉ mới bắt đầu, anh nhận được tin mẹ anh chết do một cơn đau nhồi máu cơ tim. Bà bị té ngay trong phòng làm việc và ra đi rất nhanh, không đau đớn, không làm phiền người thân người chồng sau để hoàn thành di chúc thư của bà không rõ từ khi nào, bà đã lập sẵn chúc thư để lại cho anh ông điện khẩn cho anh về đưa tang mẹ. Người chết là hết,nghĩa tử là nghĩa tận. Anh không thể giận mãi mẹ. Bà ra đi, để lại một sự nghiệp dang dở, một tâm nguyện muốn anh trở thành người kế nghiệp bà. Mẹ anh có bàng trăm đối tác, đại lý nằm rải rác khắp ba miền. Ngày tang lễ của bà, vòng hoa để chật nhà tưởng niệm. Tiền phúng điếu tới vài trăm triệu, một sự kiện xưa nay rất hiếm, và người ta chừ sự gánh vác của anh.
Ông dượng nói chân chất:
– Cậu nên ở lại làm tiếp công việc của bà ấy. Tôi đã mời luật sư, họ sẽ công bố di chúc của mẹ cậu. Tôi không biết kinh doanh nên không thể giúp cậu.
Thiện Luân im lặng, anh không hề có cảm xúc gì trong lòng Việt Nam là quê hương la nơi anh sinh ra nhưng đã không hoan nghênh anh từ nhỏ.
Một bản di chúc lạ lùng có một không hai trên ... thế giới. Mẹ anh thay bà, thành lập một trường dạy nghề maketing trên đất Việt Nam. Bắt đầu lại từ đầu không giẫm đạp lên những bước chân mẹ anh đã đi qua. Phải điều tra lại trên toàn lãnh thổ, các thành phố lớn về nhu cầu tiêu dùng Việt Nam. Bà ghi rõ trong di chúc, đây là một dự án điều nghiên mới nhất. Bà mong anh hãy làm theo lời bà. Anh chưa quyết định đi hay ở. Sau tang lễ của mẹ, anh tạm thời ngồi vào chiếc ghế quyền tổng giám đốc. Chưa được 48 giờ đồng hồ ông Sâm, phó tổng giám đốc kinh doanh trao cho anh một bản thông báo “Thương hiệu của hãng Fép si có nguy cơ bị đình chỉ cần phải điều tra gấp thị trường nước giải khát Coca Cola ở Việt Nam.
Thiện Luân bàng hoàng kinh ngạc Coca Cola là một thương hiệu lớn, có thể nói là khắp toà cầu. Tại sao bây giờ phải điều tra, dò xét. Và mất bao nhiêu tiền cho những cuộc điều tra kia?
Toàn thể hội đồng ban quản trị,không ai có câu trả lời cho Luân.
Ông bố dượng day dứt:
– Thật khó hiểu. Chả lẽ bà ấy đã linh cảm được việc này, nên mới để lại chúc thư cho cậu à?
Thiện Luân cười nhạt. Anh đã đứng hàng giờ đồng hồ trước di ảnh mẹ. Ba rất đẹp, nhưng vì nghèo, bà đã không đủ sức giữ được hạnh phúc gia đình Luân giống cả cha và mẹ. Người ta bảo anh mang nét mặt lạnh lùng, sắc sảo của mẹ.
Dáng hào hoa đa tình của cha! Luân không quan tâm những nhận xét vớ vẩn ấy.
Anh chỉ muốn bà cho anh một câu trả lời tại sao phải điều tra lại thương hiệu?
Khổ nỗi bà đã không thể nói. Nụ cười rất đẹp nở trên môi ánh mắt người mẹ mang chút ngạo mạn, khinh đời, chỉ còn nhìn thằng con trai một cách ...vô tư nhất. Hình như đó chính là mục đích của mẹ anh cái mục đích bà đã hướng anh học ngành kinh tế.
– Anh đã uống rất nhiều đừng uống nữa. Rượu sẽ đốt cháy anh mất.
(Thiện Luân gọi thêm chai Napoleon và cô gái thu ngân nhẹ giọng khuyên anh) Thiện Luân gầm gừ:
– Ai khiến các người quan tâm tôi. Mang rượu ra mau lên. Tôi đang muốn được bốc cháy, càng cháy cháy càng tốt.
Cô thu ngân chưa kịp trả lời, Luân đã gục đầu xuống bàn đánh rầm một tiếng. Mỹ Duyên vẫy tay cô tiếp viên.
– Anh ta say quá rồi, em coi anh ta ở đâu, để kêu người nhà đến đưa anh ta về nghe, Thái Kiều.
Thái Kiều than thở:
– Số em đúng là xui xẻo mà. Lâu lâu gặp nhầm mấy tay thất tình mượn rượu tìm quên. Thật là chán chết được.
Mỹ Duyên bật cười:
– Sao em biết anh ta thất tình?
Thái Kiều cong môi:
– Mấy thằng cha xài sang, dám bỏ bạc triệu uống một chai, để mong quên trời quên đất không thất tình, chả lẽ thích đốt cháy mình thật? Còn uống độc âm nữa.
Thái Kiều nhăn nhó:
– Chị Duyên, em phải lục bóp hắn à?
Mỹ Duyên gật đầu:
– Còn cách nào khác đâu. Em tìm đi,có chị làm chứng, đừng sợ.
Thái Kiều làm gan moi chiếc bóp da căng phồng khỏi túi quần gã say rựu.
Cô trợn mắt la nhỏ:
– Ý trời đất thiên địa ơi? Hắn là Việt kiều chị ạ, chả có đồng xu Việt nào, cũng không có địa chỉ gì, ngoài chiếc điện thoại di động, tấm hộ chiếu và chứng minh nhân dân mang quốc tịch Mỹ .Làm sao hả chị?
Mỹ Duyên chưa biết tính saọ. Thái Kiều chợt láu táu.
– Có cách rồi. Mình có thể hỏi tổng đài số di động của hắn. Chắc được trả lời.
Đúng như Thái Kiều nói. Tổng đài sau vài phút đã. Cho Kiều địa chỉ nơi Thiện Luân ở. Rất may, người đàn ông bắt máy hứa sẽ tới đón hắn.
Hú vía! Nếu không tìm được nhà dám đêm nay. Kiều phải thức canh chừng ông ma men này lắm. Luật của nhà hàng đề ra,Khách hàng ca nào, lỡ nhậu say thì ca trưc hôm ấy phải bảo vệ an toàn cho khách.Thái Kiều làm ở đây nửa năm bị qua một lần canh chừng thằng nhóc tì 16 tuổi nhậu say bí tỉ bạn bè dự sinh nhật của nó chả hỏi han gì, gái trai nằm chật một căn phòng. Nhằm trúng ca Thái Kiều. Hôm ấy cô dở khóc dỡ cười.
Đang suy nghĩ, Thái Kiều thấy một người đàn ông khoảng năm chục tuổi nôn nóng đi vào:
– Cô làm ơn cho tôi hỏi ...
Thái Kiều cắt ngang:
– Chú là người nhà của người tên Luân phải không? Cháu nhận ra giọng chú lúc gọi điện thoại.
Người đàn ông cười méo mó:
– Tôi tên Hội. Thiện Luân hiện ở đâu hả cháu?
Thái Kiều chép miệng:
– Đấy kìa chú? Anh ta say chẳng biết gi nữa đâu:
Ông Hội thở dài:
– Cậu ấy vừa mất mẹ, buồn nên uống rượu, bình thường cậu Luân không thích rượu bia. Chậc! Mong cháu thông cảm Thái Kiều kêu nhỏ:
– Thì ra vậy. Cháu tưởng ảnh thất tình. Thường, người ta tìm quán để nhậu,gặm nhắm lỗi buồn bị bỏ rơi.
Ông Hội lắc đầu không trả lời cô gái.Ông đến bên Thiện Luân, cố lay anh tỉnh. Vô ích, đúng như lời Thái Kiều. Thiện Luân say hết biết. Ông loay hoay chưa biết làm sao đỡ Luân lên. Ông quá ốm, còn cậu, chủ thì to gấp đôi ông.
Thái Kiều nhanh nhảu:
– Chú để cháu giúp. Người say, khó dìu lắm.
Cô phụ ông Hội kè Thiện Luân ra xe. Vất vả lắm hai người mới dìu được .Luân đến cứa xe. Ông Hội buông tay mở cửa. Thái Kiều giữ anh ta, bất ngờ Thiện Luân oằn người, tường anh ta té, Thái Kiều vội đỡ anh ta. Dè đâu, Thiện Luân bí ói, không một chút thức ăn,toàn một chất nước màu vàng bắn tung tóe lên mật, lên người Thái Kiều.
Nhận ra sự thật kinh khủng ấy, Thái Kiều buột miệng:
– Đồ đàn ông ... chết tiệt. Uống cho lắm vào rồi làm khổ người khác.
Ông Hội quýnh quáng đớ Thiện Luân:
– Tôi xin lỗi. Thật cậu này tệ hết sức.
Đặt Thiện Luân xuống ghế xe, ông Hội quay ra, lúng túng nhìn Kiều:
– Cháu à ... tôi giup gì được cháu. Cháu cứ nói.
Thái Kiều ú ớ, vì phải nín thở, cô nhắm mắt xua tay:
– Chú đưa hắn đi đi.
Tần ngần, nhìn đầu tóc, quần áo, mặt mũi cô gái bị cậu chủ chết tiệt phun nhầm chất bẩn vào, ông Hội lắc đầu:
– Cháu thông cảm cho cậu ấy. Ngày mai tỉnh lại, nghe tôi kể, chắc chắn cậu ấy sẽ tới xin lỗi cháu. Bây giờ,cháu lo lấy nhé.
Thái Kiều muốn keu lên, rằng ông không cần phải kể lại cho hắn nghe. Chả hay ho gì mà cô cũng thấy quê nữa. Nhưng Thái Kiều chỉ im lặng,cô không bao giờ tưởng tượng có ngày cô bị người ta ói vào mặt. Hồi ở cùng ba mẹ dưới quê, ba cô rất chịu khó làm lụng. Ông lấy mẹ cô, người đan bà mà theo cô nghĩ, độc nhất vô nhị uống rượu như uống nước. Đàn ông say một lẽ đằng này chị em cô đã khóc cả trăm lần vì những cơn say của mẹ, rồi bị bạn bè chê cười Thái Kiều đâm dị ứng và ghét người say rượu.Vậy mà ghét sáo bị vậy:
Thái Quân nhìn. Thái Kiều, nhăn mặt:
– Chị bị .... hay sao người tanh quá à?
Thái Kiều lắc đầu:
– Mới hết tuần trước,có gì nhanh vậy.
– Thế sao mùi tanh cứ phảng phất quanh chị nhỉ a, mà hồi chiều đi làm, chị mặc áo thun màu hồng, sao bây giờ lại áo màu vàng. Chị ghét màu vàng nhất kia mà.
Thái Quân thắc mắc.
Thái Kiều khổ sở:
– Tanh ... thật hả?
Thái Quân hít hít:
– Ừ! Nhưng không phải mùi tanh của cá hay máu.
Thái Kiều ngao ngán:
Chị biết rồi, trước khi nhà hàng đóng cửa, chị bị một gã say. rượu ói vào người.
Phai mượn tạm chiếc áo của chị Ly mặc về,Thái Quân trợn mắt:
– Trời đất kỉnh khủng vậy sao? Em nói rồi, chị học giỏi, hãy kiểm vài đứa học trò dạy kèm, cực một chút vẫn hơn vô mấy quán nhậu. Chắc lúc đó nhìn chị phê lắm.
Thái Kiều thở dài.
– Chị không dám soi gương, cả không dám thở nữa:
Ghê thì không tránh khoỉ rồi.
Sinh viên tìm việc làm quá nhiều. Thật ra chủ nhà hàng là người tốt, bà ấy thông cảm cho tụi hoc trò nghèo làm bận thời gian. Nghề nào cũng có điểm tốt xấu, tránh chá nổi. Mẹ ngủ rồi hả?
Thái Quân hạ giọng:
– Mẹ mới về. Nhưng ... dạo này em thấy mẹ lạ lắm. Mẹ điện như mấy bà nhà giàu, còn mua đồ trang sức giả đeo vào nữa, những người đưa mẹ về em thấy họ không tử tế chị ạ!
Thái Kiều ngẩn ngơ:
– Thật hả. Em có nói gì với mẹ không?
Thái Quân lắc đầu:
– Em không dám. Hôm trước em vừa mở miệng bị mẹ chửi te tua. Mẹ còn bảo, nếu con sợ người ta chê cười, thì nghỉ học đi làm nuôi được mẹ và Thái Quang, mẹ sẽ ở nhà nội trợ.
Thái Kiều trầm tĩnh:
– Thôi em! Chắc mẹ có nỗi khổ tâm riêng. Xưa nay em là đứa được mẹ thương nhất. Thiên hạ không nuôi mình được bữa cơm em ạ. Mình đừng quan tâm đến họ. Ráng học cho giối sang năm ra trường, có cơ hội giúp mẹ ngay thôi.
Thái Quan thở dài:
– Nhìn bạn bè họ vô tư ăn học, vui chơi, em thấy cuộc đời chả công hằng cho người nghèo chút nào. Học cho giỏi, rồi mai mốt liệu tương lai của chị, của em được như ý không? Khi thời buổi này, muốn vào công ty nhà nước đều phải \'\'nhất thân nhì thế\'\'?
Thái Kiều nhìn Quân:
Hôm nay em khiến chị ngạc nhiên.Em có tâm sự phải không?
Thái Quân nói:
– Em thi top ten đạt số điểm. Số điểm tuyệt đối, đứng đầu trong số hơn một trăm đứa đi thi. Nhà trường quyết định cho em du học ở Thụy Sĩ.
Thái Kiều reo nhỏ:
– Tuyệt quá? Rốt cuộc thì em đã đạt được điều chúng ta khao khát rồi.
Nhưng tiền học thế nào?
– Học bổng toàn phần cho bốn năm du học. Nhưng tiền ăn ở năm đầu tiên mình phải lo.
Thái Kiều dè dặt:
Nhiều không Quân. Em không rõ lắm? Vì gia đình ta 1ấy đâu ra tiền đó cho em du học chứ. Nên em sẽ từ chối chị ạ!
Thái Kiều kêu lên:
Đừng quyết định vội vã. Em đã cho mẹ biết chưa.
Thái Quân lắc đầu:
– Mẹ bìết cũng đâu giải quyết được gì.
Mấy năm nay chuyện cơm gạơ áo tiền trong nhà, đều một vai chị gánh vác.
Em không muốn nuôi áo ảnh trên nỗi vất vả nhọc nhằn của chị. Quên nó đi? Và bằng lòng với gì mình đang có chi ạ.
Thái Quân lặng lẽ trở vào phòng.
Thái Kiều nhìn theo em, cô bứt rứt nhưng qủa là không dễ tìm. cách gỡ nổi phái chi vài ba triệu, cô nhất định liều, hi sinh cho. Quân học, đằng này tuy chưa biết rõ lắm, cô vẫn hình sung số tiền lo cho. Quân có lẽ cả trong mớ, cô cũng chưa khi nào mơ tôi. Chép ,miệng Thái Kiều đi vô hà cô mệt rã rời đã gần l1 giờ đêm,áo quần con đầy nhóc một thau. Cô lặng lẽ tắm rửa rồi giặt đồ, cô xong việc đã quá nữa đếm Thái Quân đã ngủ. Dù rất muốn ngủ nhưng cô còn một số bài ,tập chưa làm. Ngày mai là ngày kiểm tra,dẫu học tại chức cô vẫn không thể thúa kém mọi người. Cô hi vọng có trong tay tấm bằng đại học. Để vào đời được dễ dàng hơn.
Buổi sáng,Thái Quân đi học, Thái Kiều nói với bà, Hồng:
– Con không xin tiền cho con. Mà chỉ muốn bàn với mẹ chuyện Thái Quân.
Bà Hồng cau mày:
– Thái Quân làm sao?
– Nó được nhà trường cấp học bổng cho qua Thụy Sĩ du học:
Bà Hồng xuýt xoa:
– Ôi! Thật hả con. Quả là nhà ta có phước quá. Thái Quân luôn mơ ước được du học. Bây giờ có học bổng rồi, coi như ước mơ của nó đã thành sự thật:
Thái Kiều chắt lười. Mẹ cô đối với mọi sự việc đều “bình chân như vại” vô tư, bởi bà quen dựa vai của bà vào vai chồng con mất rồi. Cô khẽ nói rất nhẹ:
– Vấn đề học bổng không đáng lo bằng tiền chi phí năm đầu tiên về nơí ăn chốn ở cho Thái Quân mẹ ạ.
– Không phải họ cấp tất cả à?
– Mẹ quên rằng qua đó con bé còn rất nhiều việc cần đến tiền à? Nhà trường chỉ cấp toàn phần học bổng (tiền học tiền nhà cửa,ăn uống)từ năm thứ hai trở đi.
Ba Hồng gắt lên.
– Nếu vậy nói lắm gì nữa. Nhà mình lấy đâu ra số tiền lớn để Thái Quân đi chứ. Chuyện này không được đâụ. – Mẹ!
Bà Hồng chua chát.
– Giá như ba các con còn sống chắc ông ấy không để chúng ta rơi vào hoàn cảnh này. Vài ngàn đô la nằm mơ mẹ chưa biết hình thù nó ra sao nữa kìa, nói chi là cầm nó trên tay. Con tha lỗi cho mẹ lực bất tòng tâm.
– Me! Chả lẽ chúng ta không còn cách gì hả mẹ. Tội nghiệp Thái Quân, nó khao khát ngày này lâu lắm rồi.
Ba Hồng buột miệng:
– Còn một cách,nhưng mà Thái Kiều hỏi tới:
– Cách gì hả mẹ?
– Ngoại trừ việc con chịu kết hôn với cháu của ông Kiệm ra thì không ai giúp được Thái Quân cả.
Thái Kiều cương quyết. Không thể nào được mẹ ơi . Cháu ông ta hình thù đần độn như vậy. Con không muốn kết thúc đời con là những tháng ngày vừa làm một con O sin cho gia đình họ.
Bà Hồng như vô tư:
– Ông trời thật khéo bày đặt, nhà lão Kiêm ấy giàu nứt vách tiền của dư thừa lại sanh ra thằng cháu dị dạng ấy. Thôi, chúng ta quên câu chuyện hôm nay đi nghe con.
Bà Hồng xách bóp ra ngoài.Thái Kiều ngồi lặng lẽ trước di ảnh cha. “Ba ơi!
hãy cho con một lời khuyên đi ba! Con phải làm gì bây giờ? Thái Kiều buồn bực cả buổi sáng hôm ấy. Chiều cô đi học vẻ mặt buốn bã:
Câu chuyện hồi sáng được lặp lại khi Thái Kiều ra khỏi nhà. Bà Hồng đã gọi Thái Quân đến hỏi:
– Nhà Trường nói số tiền lệ phí đóng năm đầu là bao nhiêu không Quân.
Thái Quân nhìn mẹ:
– Chị Kiều nói cho mẹ nghe rồi à? Nhà trường đã thông báo tiền đóng lệ phí ăn ở, chỉ hết năm mươi phần trăm.Tổng số là bốn ngàn đô la, Nhưng mẹ biết, cũng không giải quyết được gì đâu. Nhà mình làm gì có nổi số tiền ấy?
Bà Hồng chậm rãi.
– Giá như chị con chịu lấy chồng, thì việc con d học dễ như người ta ăn chiếc bánh vậy:
Thái Quân thảng thốt:
– Mẹ nói sao? Mẹ định gả chị Hai à? Gả cho ai?
– Ờ thì, cha mẹ, anh chị nhiều khi phải hi sinh đời mình cho tương lai của em út con cái vậy mà.
Thái Quân sốt ruột:
Nhưng người đó là ai?
– Cháu ruột của một đại phú gia buôn bán tiền ngoại tệ. Ông ta không vợ con, và chỉ có thằng cháu ruột. Bà mai đã một lần hỏi mẹ xin gả Thái Kiều.
Thái Quân kêu lên:
– Mẹ! Chị Hai đang đi học, lại là trụ cột của cả nhà. Mẹ đừng làm những chuyện để thiên hạ dị nghị nữa. Nhiều lúc con nghĩ tụi con không phải 1à chị em nữa đấy.
Bà Hồng gằng gằng:
– Ôi! Con bé này, ăn nói linh tinh gì thế vậy hả? Không là chị em, thì là cái giống gì chứ?
– Tại con thấy mẹ không công bằng, đứa thì thương đứa thì ghét. Chị Hai phải đi làm từ ba còn mất trong khi con đựơc mẹ chiều chuộng đủ thứ.
Bà Hồng tỏ vẻ bực tức:
Con bé này, hôm nay ắn phải cái thứ gì khi không bất lỗi mẹ. Con sanh ra đã mang bệnh tim bẩm sinh đau ốm luôn. Bởi vậy ba mẹ mới thương con hơn Thái Kiều. Bác sĩ còn nói,lớn lên,con phải phẩu thuật nữa. Bao nhiêu đó đủ khiến không thể không lo cho con rồi.
Thái Quân buồn bực:
– Lo cho con đi học mà chị Hai phải lấy một người chồng mà. chị ấy không biết mặt biết tên. Thà con ở nhà.
– Con khờ quá, phải nghĩ xa hơn chứ con. Con ra nước ngoài ăn học sau này có tương lai con mới giúp được gia đình chứ:
– Con đừng bận tâm mọi việc mẹ tự biết lo.
Thái Quân cao giọng:
– Con nói rồi chị Hai lấy chồng kiểu mẹ nói. Con nhất định không đi đâu cả.
Dứt lời Thái Quân bỏ vô phòng Thái độ của cô khiến bà Hồng tức giận, nhưng bà không dám làm căng. Suy nghĩ mãi, bà chợt à lên một tiếng, rồi vội vã đi về phòng.
Bạ lôi từ gầm giường ra chiếc rương thiếc cũ kỹ, bà lục tung chiếc rương đựng nhừng đồ vật của ông Hồng để lại. Dưới đáy rương có chiếc hộp nhưng đã ngã màu vải, đươc bọc trong chiếc khăn tay cũ kỹ Trong hộp có mộ chiếc vòng gia bao bằng ngọc bích màu xanh. Bà đã nhiều lần muốn đeo nó, nhưng chồng bà không đồng ý.Từ ngày ông mất đi bà buồn rầu cũng không nhớ đến chiếc vòng ngọc này. Bởi thực chất bà cũng không biết giá trị của nó ra sao. Chiếc vòng là vật bà phải trao lại cho Thái Kiều vào năm cô học xong đại học theo lời dặn của chồng bà. Ông muốn Thái Kiều có cơ hội tìm lại thân thế gia đình. Dạo này lên thành phố ở, bà đã lanh lợi hơn và cũng biết suy đoán mọi việc cầm chiếc vòng ngọc, bà đoán nó thuộc một bảo vật có giá trị.
Chép miệng bà quyết định bán chiếc vòng lấy tiền cho Thái Quân du học.
Hai mươi mấy năm đã trôi qua, người mất không thể sống lại, dù bà không sanh Thái Kiều,nhưng đã quen hơi bén tiếng thôi thì cứ để nó mãi là con gái bà, như vậy sẽ tốt hơn. Bán chiếc vòng bà cũng đở dáy dứt nếu phải ép Kiều lấy chồng.
Thay đồ, bán đón xe ôm vào chợ Lớn. Bà muốn bán chiếc vòng cẩm thạch cho mấy người,ba Tàu. Họ ép giá hơn ở những tiệm kim hoàn người Việt.. Bà lưỡng lự trước cửa hàng vàng bạc đá quí mang tên Vạn Phước. Cô gái đứng kế bên ngoaì tai kiếng, niềm nở hối bà:
– Thưa! Bà cần mua gì ạ? Mời bá vô trong này.
Bà Hồng chậm rãi:
– Tôi muốn bán một chiếc vòng.
– Bằng vàng hay cẩm thạch ạ?
Bà Hồng thong thả bước đến trước mặt cô gái ngồi trong quầy hàng. Bà lấy chiếc hộp đặt lên bàn và mở ra:
Tôi bán chiếc vòng này, cô coi thử.
– Cô gái cầm chiếc vòng săm soi vẻ mặt đầy căng thẳng .Cô gọi cô gọi cô gái đứng bên ngoài:
Tiểu Thủy! Em lên lầu mời ông chu xuống đây giùm chị.
Tiểu Thúy kêu 1ên:
– Ủa, sao chị không tự quyết định, gọi ông cụ làm chi cho mất công. Ông cụ rất tin tưởng tay nghề của chị mà, chị Ngọc!
Ngọc từ tốn:
– Chiếc vòng ngọc này phải do ông chủ xem và định giá như thế mới chính xác. Loại hàng gia bảo, chị không đám tự ý đâu.
Tiểu Thúy lên lầu, một lúc sau bà Hồng thấy một người đàn ông ngoài sáu mươi tuổi đi xuống. Thoạt nhìn bà đã giật mình, ông ta có nhiều nét quen quen. Bà lục nhanh trí nhớ của mình nhưng, không sao nghĩ ra, nét quen quen ấy từ đâu.
Vừa nghe Ngọc nói? Ông ta khẽ gật đầu chào bà Hồng. Nhìn sang chiếc hộp nhung,ánh mắt ông ta chợt sáng lấp lánh.. Ông ta gần như chộp lấy chiếc vòng, bàn tay ông ta run lên khuôn mặt thoắt tái vì xúc động.
Vốn nhạy cảm, bà Hồng lờ mờ đoán chiếc vòng ngọc rất có giá trị. Cầu trời khấn Phật, mong sao nó đem lại cho bà đủ số tiền để Thái Quân đi du học:
Người đàn ông nhìn thẳng vào bà Hồng, ánh mắt ông ta rực sáng. Bà Hồng cố gắng chịu đựng ánh mắt đó. Một lúc, ông ta cất giọng âm thanh vừa nghẹn ngào vừa run rẩy:
– Xin hỏi, bà có chiếc vòng này từ đâu?
– Tôi xin lỗi? Nhưng tôi muốn bà tra lời sự thật về chiếc vòng.
Bà bỗng điềm tĩnh:
– Thưa ông? Là của gia đình tôi.
– Không đúng. Tôi muốn biết sự thật từ đâu bà có chiếc vòng này. Bởi tôi đã mòn mỏi, tìm kiếm và chờ đợi suốt hai mươi mấy năm nay.
– Tôi ... tôi nói thiệt mà. Nó thật sự là của tôi.
Ông ta lắc đầu:
– Bà đừng quá căng thẳng. Tôi chỉ muốn tìm ra sự thật, chứ không làm khó bà. Chiếc vong này tôi dám nói chắc chắn nó là vật gia bảo của dòng họ nhà tôi.
Tôi chưa chỉ để bà thấy, phía trong mặt vòng, nơi màu trắng ngà, khi soi lên ánh mặt trời sẽ nổi 1ên một chữ L. Chiếc vòng tới đời tôi đã là đời thứ tám, nên tôi cũng không tìm ra được câu trả lời dòng họ tôi đã làm thế nào để có được chiếc vòng vô giá như thế theo dòng thời gian. Hai mươi bốn năm ba tháng.
Vào đúng ngày mồng 10 tháng tám, con gái của tôi lấy chồng:
Vợ tôi đã tháo chiếc vòng từ tay bà ấy đeo vào tay con gái tôi. Nó vừa 1à của hồi môn vừa 1à một lời nguyền của dòng họ Lục. Oái oăm là suốt bao nhiêu đời trước, dòng họ Lục luôn luôn chi sanh:
được một đứa con trai. Đến đời tôi, còn vô phước hơn.
Tôi không cô con trai. Ông ta ngậm ngùi nhìn sững vào một điểm vô hình nào đó, rồi lại rưng rưng nói.
– Cơn gái tôi lấy chồng là một bác sĩ. Ngày con gái tôi ra khỏi nhà đi thăm chồng nó cách đây đúng hai mươi hai năm ba tháng hai ngày. Lúc ấy chồng nó tham gia toàn bác sĩ tình nguyện dưới vùng Kiên Giang. Con gái tôi ra đi, không có tin tức từ ngày ấy. Còn chồng nó, mãi sau này chúng tôi nhận tin đã tử nạn trên chiếc tàu ra đảo Phú Quốc, dọc đường gặp cơn bão lớn, tàu bị đánh chìm, ngày con gái tôi ra đi, nó bồng theo đứa con gái nhỏ mới hơn năm tháng tuổi. Khi đi, con tôi vẫn đeo chiếc vòng này trên tay.
Giọng ông Lục đau đớn, nghẹn ngào.
Bà Hồng bật kêu:
– Tôi không biết gì cả. .Tôi chỉ biểt nó là của gia đình tôi .Ông không mua, tôi đem bán ở tiệm khác.
Ông Lục trầm giọng:
– Cô hãy bình tĩnh nghe tôi nói, cô không biết giá trị của nó thì đừng bán ẩu.
Chỉ có tôi là mới hiểu được nó, tôi hứa sẽ hậu tạ cô xứng đáng nếu cô cho tôi biết sự thật. Tôi xin cô đấy:
Bất giác bà Hồng lóe lên một suy tính. Đây chính là cơ hội để con gái bà đổi đời Thái Quân sẽ không còn phải cực khổ như bà nữa. Vợ chồng bà vì không muốn mấy đứa nhỏ lớn lên hiểu rõ thân thế mình, nên đã bỏ Kiên Giang lên Tây Ninh ở. Sau tai nạn đau thương của chồng, bà một lần nữa bồng bế con cái về .Sài Gòn tìm nơi nương náu. Mới, đó đã hơn mười năm. Bà Hồng về suy nghĩ:
– Thưa ... ông đã nói vậy,tôi cũng xin thưa thật tất cả. Cách .đây hơn hai mươi hai năm. Buổi chiều định mệnh ấy, vùng quê tôi mưa bão trắng đồng.
Mưa lớn, nước tràn từ biển phá vỡ đê điều gây nên cành lụt lội trắng đồng ruộng. Nhà tôi nằm ven đường lộ liên tỉnh. Hôm đó chung tôi đang chuẩn bị ăn bữa chiều thì nghe tiếng trẻ con khóc nghèn nghẹn trước cửa. Chồng tôi kêu tôi giữ cửa còn ông thì cố gắng mở hé cánh cửa nhìn ra .Mưa lớn gió giật nên chúng tôi phải đóng kín tất cả các cánh cửa. Chồng tôi phát hiện ra một đứa bé nhỏ xỉu được mẹ nó ôm chặt trong lòng. Người mẹ đã ngất lịm. Chúng tôi đưa mẹ con cô ấy vào nhà,tôi đốt lửa,cạo gió cho cô. Cô ấy sốt cao lắm, mưa bão như thế,chúng tôi không thể ra thị trấn mua thuốc cho cô, chỉ nấu nước lá thuốc nam mà dân quê thường nhà nào cũng trữ sẵn để cho cô uống. Cô ấy yếu lắm, tới nửa đêm, cô tỉnh lại sau cơn mê sảng. Cô nói tên cô là Tuyếy Linh họ Lục Hà, nhà ở Sài Gòn. Chồng cô là bác sĩ chuyên khoa gì đó. Cô mong vợ chồng tôi đưa đứa bé về cho gia đình cổ. Nhưng cô ấy không kịp nói rõ địa chỉ, thì một cơn co giật nổi lên. Cô ấy đã ra đi. Sau cơn mưa bão vợ chồng tôi chôn cất cô tứ tế. Chồng tôi lên tỉnh hối tin tức đoàn bác sĩ, thì được biết,họ đã chết trên chuyến tàu ra đảo cứu dân hôm bảo lớn. Vậy là vợ chồng tôi đành để đứa bé lại nuôi, vì cũng không biết nhà cô Tuyết Linh ở đâu. Đem con bé vào cô nhi viện thì tôi không nỡ. Bởi khi đó tôi cũng cô một đứa con gái nhỏ. Tôi quyết định để tụi nó lớn lên là chị em với nhau cho có bạn.Con bé học rất giói. Nó được đi đu học ông ạ! Nhưng tôi lại không có tiền nên đánh liều đem chiếc vòng này đi bán, với hi vọng đủ số tiền lo cho con bé:
Tất cả câu chuyện là như vậy. Mong ông hiểu cho tôi.
Ông Lục đau đớn:
– Con gái của tôi, con Tuyết Linh thật sự đã chết rồi ư? Còn cháu tôi? Cô cho tôi nhận lại nó chứ?
Bà Hồng nhẹ giọng:
– Lá rụng về cội. Ngày mai ông đến nhà tôi, chúng ta sẽ nói rõ hơn chuyện này. Dù tôi chỉ gặp con gái ông trong một thời điểm rất ngắn. Nhưng tôi muốn biết ông có thật là cha của cô Tuyết Linh hay không?
– Tôi phải làm sao để cô tin tôi?
– Ông là cha của cô ấy, nhất định ông biết rõ trên người con gái mình có dấu vết gì. Đây là địa chỉ nhà tôi. Bây giờ tôi xin phép ông,tôi về.
Ông Lục gật đầu:
– Tôi đồng ý theo y kiến của cô. Cô cầm tạm ít tìền về lo cho sắp nhỏ trước:.
Bà Hồng lắc đầu:
– Tôi không dám nhận đâu thưa ông!
Ông Lục đành tiễn bà. Hồng ra cửa. Ông lên lầu đến căn phòng thờ di ảnh vợ. Bà vì quá đau buồn, thương nhớ Tuyết Linh đến lâm bệnh qua đời. Ông còn có đứa con gái riêng nhỏ hơn Tuyết Linh vài tuổi. Lúc ấy biết vợ không còn sanh được con, ông mới ra ngoài tìm cho mình một người đàn bà khác,mong kiếm chút con trai. Vì bà nội ông không chấp nhận, nên ông chu cấp tiền bạc cho mẹ cơn Hà Anh sống đầy đủ. Vợ ông chết, mẹ Hà Anh cũng theo người tình ra nước ngoài, bỏ lại Hà Anh cho ông nuôi. Số Hà Anh chắc khổ bởi \'\'cái phúc của chá\' nên phần số cũng long đong. Hai vợ chồng không hợp nhau, sống được 5 năm, Hà Anh chia tay chồng, nuôi con một mình. Đã 14 năm trôi qua, Hà Anh không tái giả, ở vậy nuôi con. Ông cho Hà Anh tiền để mở công ty cổ phần cắt may thời trang:
Hà Anh.
Năm nay con gái Hà Anh cũng là cháu ngoại ông được19 tuổi, thi trượt đại học, nên ở nhà phụ mẹ nó coi một ki ốt thời trạng tự chọn của công ty. Ông luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ thương con gái lớn Tuyết Linh và đứa cháu ngoại Tuyết Băng! Luôn hi vọng con cháu ông còn sống. Rốt cuộc chút hi vọng níu kéo ông với cuộc sống đã bị dập tắt. Nhưng bù lại, ông biết Tuyết Băng còn sống. Ông phải đi hết quãng thời gian còn lại của đời người để bù đắp cho Tuyết Băng. Con gái ông 1inh thiêng, hay phù hộ cho ông gặp đc đúng giọt máu nhà mình.