Tặng T

Tiếng mõ nổi lên trong gió, trong âm vang sôi động của làng. Tiếng mõ càng lúc càng to như thúc vào lòng người dân làng Ngò. Hai cánh tay mặc áo nâu sồng gân guốc nhẫn nại gõ mõ, gương mặt khắc khổ của một người đàn ông chừng hơn 50 tuổi hiện ra trong ánh đèn vàng vọt. Phía bên ngoài nhìn vào, có thể thấy căn nhà nhỏ lợp tôn nằm giữa vườn khế đang lên xanh. ánh đèn dầu chập chờn hắt ánh nâu tu hành lên tường. Tiếng khấn trầm đục dội lên trong tiếng côn trùng và ếch nhái:

"Nam mô đại từ bi cứu khổ cứu nạn... Xin Ngài rủ lòng từ bi cho cha con con được làm người thường... ".

Niệm chạy ùa vào đặt rổ tôm đang nhặt dở xuống nền nhà:

- Ông Trọc à, con nói bao nhiêu lần rồi mà ông cứ xin Phật cái chuyện đó.

- Ta sẽ còn xin Ngài cho đến khi mắt ta nhìn ra được cõi vô biên. Niệm, hôm nay con gặp những ai trong làng?

- Con gặp bà Dinh này, những người đến mua hàng này. Với cả con gặp một cậu bé thật ngộ. Cậu ấy mới ở ngoài bắc vào. ý, không phải là một cậu bé xíu đâu, cao như cây khế đầu hồi kìa. Tên là Tài.

- Con có làm họ phật ý không? Có chào hỏi tử tế không?

- Con không biết...

- Có thấy ai nhắc tới mẹ không?

- Họ đâu có nhớ ba cái chuyện ngày xa. Ai cũng mải làm việc mà. Ông đừng nhắc tới mẹ con nữa.

Ông Trọc cúi đầu:

- Thì ta sẽ không nhắc,...

Im lặng bao trùm. Những con tôm tơi rói rào rào tràn ra miệng rổ, nhảy lách tách giữa nền đất. Niệm xắn quần, nhặt từng con cho vào rổ. Tiếng lão Trọc lại cất lên nặng nề:

- Con xẻ rượu mang ra cho ông Năm. Xem ông ấy có khỏe không? Có cần gì không?

*

Những con tôm nhảy loạn xạ trong cái vó nhỏ được nhấc lên khỏi mặt nước. Sương mù buổi sớm giăng khắp cành cây ngọn cỏ. Niệm cúi khom người trên bến nước để gỡ từng vó tôm. Cô đổ tôm vào cái rổ rồi đậy kín lại bằng vải màn.

Việt đang lặn dưới sông xúc cát. Mặt trời nhô lên đỏ ối phía cửa biển Thuận An. Dòng sông Hương thật hiền từ và thơ mộng với những ai đến đất này để thưởng thức vẻ đẹp cổ kính của xứ Huế. nhưng bàn tay những người con trai vạn chài thì nhợt đỏ vì cát, lới cá và nước. Những thúng cát được đội lên từ đáy sông chảy nước ròng ròng lên mặt lên ngực Việt.

Nhìn thấy Niệm, Việt đội thúng cát đứng sững trên mạn thuyền. Anh nhìn cho đến khi người cha gọi giật từ trong khoang thuyền:

- Việt, làm gì mà ngó sững vậy?

Việt đổ vội thúng cát xuống thuyền. Rồi anh trờn xuống nướcnhư con rái cá. Lát sau Việt nhô lên với thúng cát.

Bên bếp lửa giữa khoang thuyền, hai cha con ngồi lặng lẽ uống rượu. Người mẹ lúi húi nướng cá khô. Lửa và cá gặp nhau nổ lách tách. người cha vừa nhấp rượu vừa dằn giọng:

- Ba đã nói rồi, tìm con gái nhà lành mà kết bạn. Tránh xa con bé đó ra.

- Cô ấy... cô ấy... hiền lành tử tế.

Việt ấp úng. người cha gầm lên:

- Tao đã nói là phải tránh xa nó ra. Nó là thứ con hoang, hiểu không? Tao với mẹ mày còn lạ gì mẹ nó. Thứ đàn bà đi hoang đó máu huyết hôi tanh mấy đời. Còn thằng cha nó, chà, ngày xa mới ghê chứ. Đi xe Jeep, tác oai tác quái ở cái đồn chợ Mai. Chà, nhưng mà mẹ nó quả thật là đẹp...

người mẹ rụt rè:

- Thôi ông ạ, người ta chết hóa thành cát bụi rồi.

Việt rầu rĩ nhìn ra dòng sông, nhìn lên phía cánh đồng hoang. Ở đó gió vần vũ thổi, xô những cây khế hoang trụi lá. Những con sâu khế không chốn nơng thân phơi mình trần trụi dưới những tia nắng sớm.

*

Bụi cát tung lên mù mịt trên bến làng Ngò. Một buổi ban mai tuyệt đẹp trên cái bến sông nhỏ nhoi, dù cát và bụi vẫn không thôi làm vẩn đục bầu không khí trong lành.

Bí thư Phước đứng chống nạnh trong trụ sở ủy ban xã. Khẩu AK đặt ở bàn, bên cạnh tay anh. Có hai thanh niên mặt lì lợm đang ngồi trên cái ghế băng trước mặt. Họ còn rất trẻ.

- Nói đi! - Phước gầm lên - Ai chỉ huy các anh ném truyền đơn?

Một thanh niên đáp cứng cỏi:

- Thưa ông, đó không phải là truyền đơn. Đó chỉ là một trò đùa. Mà cũng không phải là trò đùa. Tất cả là do tôi làm, còn cậu ấy chỉ đi theo.

người thanh niên kia vội chặn lời:

- Không phải anh ấy. Là do tôi.

Những mẩu giấy bị gió thốc vào bay tứ tung trong phòng. Một tờ rơi ngay xuống đất phía trước mặt Phước. Dòng chữ đập vào mắt anh như trêu ngươi: "Lãnh đạo xã cửa quyền ức hiếp dân!".

Đôi mắt bí thư Phước vằn lên đỏ quạch. Lồng ngực anh như muốn nở vụn ra từng mảng.

Bỏ mặc hai thanh niên ngồi trơ trong trụ sở, anh lên xe, nổ máy. Chiếc xe Honda mầu cỏ úa lao đi, để lại sau nó khói và bụi mù mịt. Chiếc xe dừng lại trước cửa nhà ông Trọc. Phước dựng xe, xốc lại súng, bước vào.

Trong nhà khói Hương nghi ngút. Ông Trọc đang ngồi thiền trước bàn thờ Phật. bí thư Phước phá tan sự tĩnh lặng:

- Ông theo tôi lên xã.

Ông Trọc ngước mắt bình thản:

- Lại có việc gì, phải không anh?

Phước chìa tờ giấy có mấy chữ nguệch ngoạc:

- Chữ này là của ông!

Ông Trọc chắp tay:

- A di đà Phật! Quả thật là oan cho tôi quá.

- Không lẽ người ta biết nhại lại chữ ông?

- Kẻ tội đồ này biết mình đầy tội lỗi. nhưng đã tự ăn năn sửa mình. Xin ông xem xét cho kẻ tội đồ này được hởng phúc ấm trong sự ăn năn.

Phước nhếch miệng, gương mặt giãn ra:

- Thế là ông đã biết tội lỗi của mình với cách mạng, với cả bà T nữa. Ông còn nhớ ngày xa, cái ngày ông cho lính xăm đúng căn hầm của tôi không? Nếu lúc ấy ông không nhìn thấy người đàn bà đi từ ngoài sông vào giống hệt bà T, nếu ông không chạy theo bà ta để lính tản đi, thì quả lựu đạn của tôi sẽ kết liễu ông cùng tốp lính. - Phước cời nhạt - Dĩ nhiên, cũng có thể là tôi sẽ hy sinh. nhưng ông sẽ không còn tồn tại. Tội ác cũng chết theo ông. Bà T sẽ không bị chết nhục vì ông. Bà ấy cứu ông mấy lần rồi?

Niệm từ lúc nào đã đứng ngay cửa ra vào. Cô cất tiếng nhỏ, khô gọn:

- Ông sai rồi, tha ông bí th!

Phước quay phắt lại:

- Cô... ! Cô bảo sao?

- Năm xa tôi biết ông Trọc đã cứu ông. Ông ấy giả bộ nhìn thấy mẹ tôi để cứu ông. Bây giờ cha con tôi... không có gì để chống đỡ d luận, để minh chứng cho mẹ tôi và ông ấy.

Ông Trọc nhăn mặt lạinhư bị một cơn đau tim đột ngột.

- Niệm, con là con gái không nên nói nhiều.

Phước hoang mang trước vẻ bình thản của hai cha con. Nhất là trước những lời lẽ của Niệm. Dườngnhư anh mới chính là kẻ có tội. Tại sao? Anh cảm thấy bực bội.

- Thôi được, ông hãy tự lên xã viết lời khai. Coinhư tôi nể ông nên không dùng khẩu súng này để áp giải ông.

Phước quay ra, hằm hằm lên xe. Chiếc xe vọt đinhư cơn lốc. Niệm chạy tới bên cha, người cha mà cô vẫn không thể nào gọi ông bằng cái từ "ba"như ông thèm khát.

- Ông không nói cho anh ấy hiểu. Tại sao ông không nói?

- Có nói cũng chẳng ai tin con ạ. Mọi sự trời đất sẽ tự sắp đặt. Vì ý nguyện của mẹ con, ta được sống bình yên thế này là tốt lắm rồi...

Ông Trọc chắp tay bước ra khỏi nhà. Ông đi liêu xiêunhư kẻ hành Hương về cửa Phật,như kẻ đang tự trói mình.

Niệm mang tấm ảnh của mẹ ra, ngồi bệt xuống bậu cửa để ngắm. nước mắt cô lặng lẽ lăn trên gò má. Cô sống trong sự đùm bọc của dân làng Ngò mànhư ở giữa thinh không, bởi cô là kết quả của một liều thuốc ngủ mà đại úy ngụy, đồn trởng đồn cảnh sát khu vực Phú Vang với cái tên Quần Trọc đã thuốc cho bà T, một nữ giao liên bí mật, đẹp nức tiếng trong vùng, khiến bà mang thai trong một đêm bị bắt lên đồn. Khi ấy vợ chồng bà lấy nhau đã lâu mà cha có con. Khi ấy, ông Năm chồng bà đang phải chống xuồng chạy trốn sự truy quét của giặc. Ông là một cán bộ nằm vùng, cùng đội với Phước.

*

Ông Năm ngồi ngây nhìn ra phía mặt sông. Phía đó có tiếng nước quẫy ràn rạt. Niệm đang khom người, đặt những cái vó nhỏ xuống nước. nước loáng bạc trên những sợi lới. Một vài con tôm bắt đầu lọt vào vó, bơi tung lênnhư một vũ điệu nguyên thủy. Một con đò đi qua. Tiếng hò vang cả một khúc sông:

"trước bến Văn Lâu. Ai ngồi ai câu. Ai sầu ai thảm... Hò ơ... ".

Ông Năm lẩm bẩm:

- Con Niệm lại đi vó tôm đó.

Tài hỏi:

- Rồi sao nữa ông Năm? Cái chuyện ngày trước ấy?

Ông Nămnhư không nghe tiếng hỏi của Tài. ý nghĩ của ông đang trôi theo dòng sông, nơi người đàn bà của ông trầm mình.

- Con thấy con Niệm đẹp không?

- Đẹp! nhưng con cha nhìn rõ.

- Sao vậy?

- Con không biết!

- Ờ, thật kỳ lạ. Trong làng này, trai làng không đứa nào dám nhìn thẳng vào nó.

- Con không phải trai làng. Cũng không phải là sợ. Con thấy chị ấy như ở trên cao, nên không dám...

Niệm đã đến gần họ từ lúc nào. Cô chào:

- Con đây mà bác Năm.

- Ờ, hôm nay đặt mấy vó?

- Cỡ chục!

Tài ngẩng lên nhìn Niệm qua ánh lửa:

- Chào chị!

Niệm cời xòa, ngồi xuống gần bên Tài, hơ hai tay ớt nhẹp bên ngọn lửa.

- Định làm trai làng sao?

Tài cời:

- Giờ thì em nhìn rõ mặt chị quá.

Hai chị em cùng cời. gương mặt ông Năm giãn ra. Niệm nhấc cái chai rượu trong rổ, đổ rượu sang cái vò đất của ông Năm. Cô nhắc:

- Hôm nay bác uống hơi nhiều.

- Ờ, nhưng hôm nay ta đang muốn say. Ông Trọc được tha về cha?

- Dạ, về ngay. Ông bí thưvì nể mẹ con mà tha ông ấy.

Ông Năm thảng thốt:

- Vì mẹ con sao? Có thật vậy không?

- Ông ấy nóinhư vậy mà.

Ông Năm lẩm bẩm:

- Vậy là hắn còn có chút nể trọng bà ấy... Hắn còn là người của cách mạng. Lớn lên các con phải biết khoan dung, phải nể trọng tạo hóa. Những người như bà ấy là tặng vật của tạo hóa. Khi ta lấy được bà ấy, ta đã nghĩ rằng phải sống thiện bao nhiêu kiếp ta mới được trời đất ban tặng cho người con gái ấy...

Ông Năm uống ực một ngụm rượu, rồi gỡ cá cho vào miệng. Niệm lặng lẽ đứng lên, lặng lẽ giật lùi vào phía màn đêm lập lờ đầy đom đóm và ánh trăng.

Tài ngồi sững nhìn ông Năm. Rồi ngước nhìn ánh trăng bắt đầu rực rỡ trên nền trời. Lửa bếp chợt bùng lên rồi lụi xuống. Ông Năm cời nhẹ một tiếng:

- Con biết không, thể xác có thể phải chịu ba số phận: bị ăn thịt và biến thành phân, bị đem chôn và biến thành giòi, hoặc bị thiêu và biến thành tro. Vậy mà bà ấy chẳng chọn cách nào, lại tự mình tan thành nước, tan thành mây, thành ánh trăng trên cái nền trời đen ngòm kia. Bà ấy, mẹ con Niệm đó...

Ông lão gục người trong ánh trăng.

dưới sông, Niệm cúi khom người nhấc vó tôm. Tiếng nước và tiếng tôm búng lách tách. Phước từ trong làng đến gần chỗ Niệm, báng AK đập vào một bên đầu gối. Niệm không nghe thấy tiếng bước chân và tiếng va đập của báng súng. Cô chỉ nghe tiếng dế đang nỉ non trong cỏ và tiếng tôm búng.

- Tại sao đêm nào cô cũng đi hớt tôm? Sao cô không kiếm một nghề gì đó, thợ may chẳng hạn?

Phước hỏi, giọng của anh rền rềnnhư sấm. Niệm ngước lên, thản nhiên:

- Tôi thích đi hớt tôm.

- Cô sinh ra không phải để làm cái việc này. Cô có muốn tham gia dạy bổ túc cho bà con không?

Niệm ngạc nhiên:

- Tôi?

- Phải! Cô đã học hết phổ thông. Ở xã những người học hết cấp ba ít quá, lại đi học xa cả.

Niệm đứng lên:

- Các ông tin tôi sao?

Phước quay mặt lảng ra phía khác.

- Thực ra, thực ra... Thôi được, tôi sẽ đề tên cô vào danh sách. Thực ra, cô chính là người mà xã đang cần. Thực ra... tôi cũng rất mến cô. Có thể là chúng tôi đã quá khắt khe.

Anh ngồi bệt xuống bờ cát, cỏ đang lấp dần những mô đất trơ trọi. Niệm vẫn đứng phía dưới, gần mép nước. Một con sên đất ngọ ngoạy bò ngang giữa hai người. Giọng Phước rền rền trong những cơn gió thoảng tới.

- Cô biết không, nhiều khi tôi cũng rất mệt mỏi. Lúc nào cũng giữ kh kh khẩu súng này. Trông nó không hợp với tôi, phải không? nhưng tôi sợ là nếu tôi lơ là, mọi chuyện sẽ rối bét hết cả.

- Các ông phải tin chứ. Phải tin tất cả.

- Chúng tôi ? Cả cô cũng là chúng tôi mà. Cô phải ngẩng mặt lên. Tại sao cô không tự ngẩng mặt lên?

Niệm thoáng sững sờ. Cha có ai nói với cô điều đó.

- Tôi ?

- Phải, cô!

Rồi anh đứng lên, lùi lũi bước đi, bước chân hơi rơn rớn mệt mỏi. Niệm đuổi theo:

- Ông bí th! Xin cho tôi hỏi một điều...

Phước dừng lại. Niệm ngập ngừng:

- Có phải... có phải ông biết rõ về mẹ tôi?

- Ở đây ai cũng biết bà ấy. Trừ đám trẻ cha kịp nhớ gì.

- Mẹ tôi có phải là...

Gió nổi lên khua giọng nói người con gái cô đơn vang xa lễnh loãng trong hơi Sương mù mịt. Phước vô tình nắm tay vào báng súng.

- Bà ấy thật là đẹp. nhưng... cô còn lung linh hơn.

- Tôi muốn hỏi mẹ tôi có thực là kẻ phản bội không? Ông là người đã hoạt động cùng mẹ tôi, ông phải biết rõ điều đó.

Phước ngoảnh mặt ra mặt sông, nơi người làng nói mẹ Niệm đã trầm mình, khoát tay:

- Ờ, thực ra... thực ra tôi cũng không rõ. Cô hỏi bác Năm thì hơn.

Niệm chạy lên phía trước chắn ngang Phước:

- Ông Trọc nói ông ấy đã kể rõ với ông mọi chuyện, nhưng ông không tin. Ông Trọc nói ngày ấy chính ông đã gặp mẹ tôi trước khi bà đi làm nhiệm vụ.

Phước bất chợt nắm chặt tay vào báng súng:

- Tôi căm ghét đàn bà không chung thủy! Lẽ ra cô phải là con của bác Năm, cô hiểu không? Chúng tôi đã để yên cho ông ta sống. Ông ta còn muốn gì?

- Ông ấy chỉ muốn ông minh oan cho mẹ tôi. Tôi cần phải tin ông.

- Tôi bất cần cô, cô bé ạ.

Phước gạt Niệm sang bên, bước đi dứt khoát. Niệm gào lên:

- Tôi muốn tin ông! Tôi muốn tin các ông!

ánh trăng đã khuất trong đám mây đen. Gió đã ngừng thổi. Chẳng còn tiếng bước chân và tiếng dế. dưới sông, nước vỗ lóc bócnhư vỗ về Niệm.

Việt từ trong chiếc thuyền đánh cá đêm nhảy lên, sải những bước dài về phía Niệm. Cô đang lụi bụi gỡ lới. Rồi xếp các thứ vào rổ, quày quả trở lên. Việt vội chạy đón ngang đường chỗ Niệm sắp đi qua. Trăng nhô ra trên doi cát, soi rõ cái làng nhỏ bên sông. Việt đứng sững giữa đường, lúng túng:

- Chào Niệm!

Niệm thoáng giật mình. nhưng cô nhìn Việt hờ hững. Cô lẽ phép:

- Anh làm ơn cho tôi đi nhờ.

Bị vẻ lạnh lẽo và âm thầm của Niệm đối lại, bị ánh trăng soi rõ những giọt mồ hôi rịn trên hai thái dơng, bất giác Việt lùi lại bên lề đường. Anh cúi xuốngnhư chính mình có tội với sự cô độc của cô. Anh cứ đứng bên đường, không dám nhìn theo cả bước đi của người con gái, hai bàn tay chai đỏ vặn vẹo vào nhau, bối rối.

Tài từ đâu chạy xe ngang qua. Chiếc xe đạp quay loang loáng, rồi chậm dần.

Chiếc xe dừng lại gần Niệm.

- Chị Niệm, được nhiều tôm không?

Mặt Niệm rạng rỡ hẳn lên. Lòng cô chợt thấy ấm cúng.

- Hôm nay cũng khá. Em về à?

- Vâng. Chị lên xe em chở về cho nhanh.

Niệm ngập ngừng, rồi ngồi lên. Cô thấy vui lây cái nhanh nhẹn trẻ trung của Tài.

- Đi chậm thôi kẻo đổ hết tôm.

- Đổ thì em mua lại tôm thật ngon đền cho chị.

- Cha đi làm mà có tiền sao? á!

- Sao vậy?

Tài phanh vội xe lại. Cái yên xe kịp dính ngón tay út của Niệm, lúc rút ra rớm máu. Tài nâng ngón tay đó lên dí về phía Niệm:

- Chị mút đi, kẻo phí. Ai bảo không bám vào người em?

Niệm quay mặt đi, cời:

- Gớm! Chị sợ máu.

- Em mút nhé.

Tài đa ngón tay rớm máu lên môi mút nhẹ. Niệm rụt phắt tay lại:

- Quỷ quá! Có tanh không?

Tài cời:

- Thế là máu chị hòa trong em rồi. Suốt đời chị cứ đeo bên em cho xem.

Niệm dúi đầu Tài:

- Cha thấy ai lỏi như em.

Trong vòng xe quay, họ chợt yên lặng. Vẳng trong gió áp tới, từ triền sông âm hởng bài thơ của cõi Phật cùng tiếng mõ tụng:

Ai lơ lửng như thuyền nan không bến

Ai hận đời không một chút tình thương...

Thì đây

Mắt Thế Tôn nhìn xa ngoài muôn dặm

Lòng Thế Tônnhư bể thẳm xanh mầu

Tay hiền từ đốt đuốc giữa đêm thâu

Với pháp nhũ đầy vàng châu cảm mến...

*

nhưng rồi cuối cùng, Niệm lại cột chặt đời mình với Việt. Khi ấy bà T mẹ của Niệm đã được cách mạng minh oan. Bà hy sinh trên đường làm nhiệm vụ dịp Tết Mậu Thân 68, chứ không phải trầm mình dưới sông Hương vì vụ có con với đại úy Trọc rồi cứu ông ta khỏi án tử hình của cách mạngnhư lời kết tội bà bấy lâu. Ông Năm cho vào tiểu cái nơ buộc tóc, đôi dép và vài bộ quần áo của vợ. Xã làm lễ long trọng đa cái tiểu vào đặt trong nghĩa trang liệt sĩ. Niệm trở thành con liệt sĩ. Phước tránh mặt cô, dù âm thầm yêu cô. Anh biết mình có lỗi.

Khi ấy Tài đã hoàn thành chuyến du học. Anh trở về quê với tấm bằng kiến trúc s.

Khi bữa cơm gặp mặt vui vẻ trôi qua. Bạn bè cũng đã về hết. Tài khẽ hỏi mẹ:

- Chị Niệm biết con về sao không ra đón? Cũng không thấy lên?

người mẹ im lặng lảng sang chuyện khác.

Mấy hôm sau, Tài nhận được một thiếp mời. Anh sững người nhìn phong thiếp, hỏi mẹ:

- Chị Niệm cưới? Sao chị ấy không đợi con về?

Anh chợt nhìn thấy cả đốngthưmình nhờ mẹ gửi cho Niệm vẫn còn nguyên trong góc tủ. Tay anh run rẩy nắm chặt những phong th.

- Mẹ, tại sao mẹ lại...

người mẹ thản nhiên:

- Con Niệm lớn tuổi hơn con. Cha nó lại là tay ác ôn ngày xa. Lúc ấy, mẹ nó cũng cha được xác minh.

Tài thấy lòng mình cuộn thắt:

- Mẹ Ơi, thời đại của chúng con...

Anh không nỡ nói hết câu.

ở làng Ngò, một đám cới tng bừng đang chuẩn bị đa dâu. Đám đa dâu bắt đầu ra khỏi ngõ.

Tài chạynhư thể nếu chậm, anh sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy một người... Anh chạynhư cha bao giờ chịu rớt lại phía sau. Cũng chẳng biết vì lẽ gì, mừng vui hay đau khổ? Đuổi kịp đám đa dâu, Tài gào lên:

- Chị Niệm!

Đoàn người giãn ra dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ. Mùa xuân tràn về trên dẻo đất miền trung nhỏ nhoi này, nhuộm thắm vạn vật, khiến tiếng gọi thất thần của người con trainhư lạc lõng giữa thinh không. Cả đoàn người ngơ ngác ngoảnh nhìn lại phía sau.

Tài đã đến trước mặt Niệm. Anh vừa nói vừa thở:

- Em... em thật có lỗi. Em... bây giờ đã có thể tặng chị cả hộp trang sức.

Tài rút trong ngực áo ra một chiếc hộp bằng gỗ bọc nhung mầu huyết dụ, tay run run đa tặng Niệm. Niệm đỡ lấy, mở ra. Bên trong lấp lánh một chiếc trâm cài đầu, chiếc vòng vàng đeo tay nạm ngọc, chiếc nhẫn lấp lánh hoa cơng. Niệm bối rối:

- Cảm ơn! Chị... lâu quá không nhận được tin...

- Tài đã viếtthưcho chị. Viết nhiều lắm, nhưng... mẹ không chuyển.

Gió tung lên từ giữa cánh đồng. Gió vần vũ giữa ba người đang đứng lặng, giữa đoàn người đang say vì vui và vì rượu. Vì cả hơi xuân ngấm trong lòng đất đang ngùn ngụt tỏa lên đất trời. Việt kéo tay áo Niệm:

- Đi thôi, em!

Đoàn người đa dâu tiếp tục đi. Đoàn người xanh đỏ đủ mầu uốn lợn giữa cánh đồng lúa đang lên xanh, làm thành dòng người hình chữ S. Tà áo trắng của cô dâu bay tung trước gió. Niệm vừa đi vừa ngoái nhìn lại. Một giọt nước mắt mờ trên gò má. Cô lấy tay lén lau nó đi. Trên tay cô chiếc hộp mầu huyết dụ như nụ hoa nhỏ xíu giữa dòng người. Trên đầu cô ánh sáng lấp lánh đến vô cùng.

Tài cứ đứng sững giữa cánh đồng mặc gió tha hồ vần vũ. Anh biết mình đã thành người đàn ông thực thụ khi chợt hiểu mình vừa đánh mất một điều quý giá nhất...

12-1998

Hết