Chương 1

Ở đây còn chỗ nè! Thanh quay lại đặt chiếc túi vật dụng xuống rồi đưa mắt nhìn Diệp người vừa lên tiếng với cô.

– Cám ơn nghen!

– Không cần khách sáo, tớ là Diệp nhỏ kia là Tố, còn con Trúc nó ra ngoài chưa về, ai chỉ bạn vào đây ở vậy? Thanh đáp:

– Tớ hỏi người ta, cũng vô tình thôi, họ nói ở phòng này còn một chỗ trống. Nói rồi Thanh nhìn quanh căn phòng chật hẹp cô loay hoay chẳng biết ngồi chỗ nào thì Diệp lại nói:

– Cất đồ vào góc đó, còn thì tùy muốn nằm đâu thì nằm.

– !!!

– Bộ nào giờ chưa từng đi ở trọ à? Thanh ngượng ngọa nói:

– Ờ - Thế làm ở đâu?

– Xí nghiệp bốn.

– Cùng với bọn này rồi, trông bộ ngố quá, ở đâu chuyển đến?

– !!! Đến lúc này Tố mới góp chuyện khi thấy Thanh cứ lúng ta lúng túng ngượng ngùng.

– Nè - Dạ. Tiếng dạ của Thanh khiến cho Tố cùng Diệp phá lên cười. – Ngon quá vậy! Ha ha ha.

– Nè, ở tỉnh lên phải không? Thanh gật đầu - Thảo nào, đã đi làm bao giờ chưa?

– Dạ chưa.

– Lại dạ, hì hì hì! Diệp gạt lời Tố.

– Thôi đi mày thấy nó khờ mày còn chọc nó làm gì. Thanh đỏ mặt vì bị Diệp cho là khờ cô chưa kịp lên tiếng thì Tố đã trề môi chanh chua.

– Xì! Nó mà khờ hả, hổng dám đâu, chỉ ít hôm là nó nuốt mày luôn cho coi. Thanh nói:

– Mình có thể đi tắm không, phòng tắm ở đâu vậy?

– Ra ngoài, quẹo phải thì thấy - Cám ơn nghe. Tố nhún vai rồi nằm bật ra chiếu, cô nói với Diệp.

– Không rõ ra sao nhưng xem ra nó cũng không đến nỗi, mong là đừng xấu tánh là được rồi, một tháng đỡ được hơn trăm ngàn tiền nhà, mua được ba thùng mì tôm. Diệp chắc lưỡi chẳng buồn trả lời Tố. Cô nằm xuống góc phòng của mình nhắm mắt dỗ giấc ngủ.

– Nhớ gọi tao dậy đúng giờ nghe, tối nay tăng ca để cho tao ngủ.

– Ừ ngủ đi. Thanh nhón chân đi nhẹ vào góc phòng để trống ngồi xuống, Tố và Diệp đã ngủ, cô không dám làm họ thức giấc, cô soạn vật dụng ra và tìm chỗ để cất, cũng không nhiều nhặn gì chỉ có vài ba bộ quần áo và kem, bàn chải, tất cả mọi thứ cô đã để lại quê nhà không hề đem theo vật gì quý giá, mặc dù cô biết cuộc sống bây giờ của cô rất vất vả khó khăn nhưng cô đã chấp nhận và tự nhủ lòng sẽ phải vượt qua bây giờ không phải cô chỉ sống cho mỗi bản thân mình. Trúc càu nhàu khi vừa bước vào phòng:

– Ơ quần áo của đứa nào móc chung vào dây của tao đây? Tố chau mày khó chịu vì cái giọng oang oang của Trúc:

– Nhỏ miệng một chút cho con Diệp nó ngủ, tối nó đi ca đêm đó.

– Thế nhưng quần áo của đứa nào kia? Thanh vừa bước vào đã nghe bèn lên tiếng trả lời:

– Là của mình Trúc quay phắt lại đưa mắt nhìn Thanh từ đầu tới chân rồi hất hàm hỏi Tố:

– Ai thế?

– Nó mới vào ở chung.

– Tớ là Thanh.

– Vậy quần áo này của ...

– Của tớ.

– Dẹp đi. Thanh ngỡ ngàng nhìn Trúc, thấy Thanh nhìn mình Trúc bực tức gắt.

– Nhìn gì, tao nói mày dẹp đi. Thanh quơ vội mấy bộ quần áo của mình sang một bên, cô chưa biết phải để chúng ở đâu thì Tố đã nói:

– Tìm sợi dây giăng ở góc phòng mà treo, đừng đụng vào đồ của nó. Trúc nói:

– Biết vậy là tốt, ở chung phòng không có nghĩa là xài chung đồ của người khác. Diệp nghe ồn thì dụi mắt ngồi lên hỏi.

– Gì nữa vậy? Hễ thấy mặt là nghe tiếng, mày cũng vừa thôi Trúc, chị em ở cùng phòng thì hòa đồng một chút, mày làm quá coi không được. – Cái gì coi không được, tao không đụng chạm đến ai thì đừng ai đụng chạm tới tao. Diệp cau mày tức giận.

– Chỉ nhờ sợi dây treo quần áo thôi, vả lại con Thanh nó mới đến nó không biết.

– Không biết thì hỏi, tao ở cũng trả tiền phòng như mọi người có thêm bớt đồng nào đâu mà phải cho xài "đồ chùá' Tố gạt ngang vì cái kiểu nói khó nghe của Trúc.

– Thôi đủ rồi, mày cảm thấy ở chung không thoải mái thì đi mướn chỗ khác mà ở một mình cho sướng.

– Này đừng nói kiểu “xách mé” đó với tao, nếu tao có tiền tao cũng chẳng thèm chui ra chui vào cái chỗ đáng ghét này đâu, hừ, lỗi đâu phải tại tao. Thấy Trúc hờn dỗi rân rấn nước mắt thì Tố và Diệp thôi không đả kích Trúc nữa, Thanh đứng bên cảm thấy hối hận vì nghĩ chuyện cãi vã của họ là do lỗi của mình, cô rụt rè lên tiếng:

– Tất cả là do lỗi tại mình cho mình xin lỗi. Tố phẩy tay:

– Bỏ đi, mặc nó, có treo đồ thì treo bên này, ngủ thì nằm ở góc trong đó, sẵn tao nói luôn nội quy phòng này, quạt máy, bếp xài chung nay mai Thanh có tiền phải bỏ một phần tư vào tiền mua bếp, quạt và các đồ vật xài chung, còn về giờ giấc thì không bắt buộc chỉ yêu cầu làm gì cũng phải tôn trọng những người ở chung, không được đứa bạn về phòng, không được xài chúng đồ của người khác khi chưa được đồng ý, tối kỵ là không ăn cắp, không làm phiền người chung phòng thế thôi. Ngày mai tao sẽ đi làm thêm một cái chìa khóa phòng chi Thanh, giờ thì làm ơn thì để cho tao và con Diệp ngủ. Ngày đầu tiên đến nơi ở mới Thanh cảm thấy thật buồn, nỗi lạ lẫm và những va chạm khiến cho Thanh cảm thấy lạc lõng buồn phiền hơn, nhất là nỗi nhớ nhà, nhớ những gì thân yêu quen thuộc của minh, nỗi nhớ thật da diết quay quắt nó chỉ chực khiến cho Thanh bất chấp tất cả để quay trở về nhưng Thanh biết đó chỉ là ý nghĩ nông nổi nhất thời của mình, Thanh không thể làm theo sự xui khiến của tình cảm. Cái bỡ ngỡ của ngày đầu tiên đến cơ xưởng nhanh chóng qua đi với nhịp điệu hối hả của công việc. Sau khi về đến chỗ ở Thanh mới thấy thân thể rã rời mệt mỏi. Thanh nằm vật xuống góc phòng cùa mình, căn phòng trống vắng có lẽ các bạn cùng phòng đã ra ngoài, Thanh thầm nghĩ thế rồi nhắm mắt ngủ thiếp đi.

– Này dậy anh bảo! Thanh giật bắn người rời sợ hãi hét lên khi cô bị bàn tay của người thanh niên lạ hoắc đập vào vai trong khi cô còn đang say ngủ.

– Á, anh làm gì vậy? Người thanh niên bật người nhảy tránh ra sau trước tiếng hét của Thanh, trông ra anh ta cũng không kém phần hoảng hốt bất ngờ.

– Ơ ... cô ...

– Cô cái gì, anh là ai tự nhiên xông vào phòng người ta như thế.

– Tôị .... tôi cứ ngỡ là Thủy Trúc.

– Trúc nào?

– Trúc ở đây, nó là em gái tôi, thế Tố và Diệp đâu? Thanh đăm đăm nhìn gã thanh niên, có lẽ gã là người quen nên mới biết cả Tố và Diệp.

– Tôi cứ tưởng là Trúc, tại sao cô ngủ mà không đóng cửa phòng, tôị .... - Hừ, anh đã tự tiện xông vào phòng làm tôi sợ chết khiếp lên mà còn trách tôi sao? Gã thanh niên dịu giọng nói:

– Tôi xin lỗi nhưng cũng do cô một phần, mai mốt khi ngủ cô nên cẩn thận cửa nẻo một chút, đàn bà con gái ở trọ nơi xa lạ rất phức tạp, tôi là Chương còn cô chắc là bạn của họ?

– Không, tôi là người mới đến mướn phòng chung với họ.

– Ra vậy, thảo nào tôi không biết, thế Trúc đâu rồi?

– Tôi không biết, tôi về đến thì đã thấy không có ai ở nhà, anh nói anh là anh của Trúc.

– Phải.

– Anh có cần nhắn gì cô ấy không? – Cũng không cần.

– Thôi được, tôi về cho cô nghỉ, cô nói với Trúc chủ nhật này tôi đến.

– Dạ. Thanh vừa nằm xuống được một lúc thì lại nghe tiếng gọi cửa.

– Trúc ơi Trúc.

– !!!

– Trúc ơi.

– Ai đó. Trước cửa là một nhóm thanh niên lao nhao hỏi cô:

– Trúc đâu?

– Kêu nó ra đây. Thanh lắc đầu:

– Trúc không có nhà - Thế nó đi đâu?

– Không biết.

– Có biết bao giờ nó về không?

– Không biết.

– Cái gì cũng không biết.

– Ơ!

– Thôi đi tụi bay. Thanh quay vào khép cửa lại, cái mệt vẫn ngây ngật khiến cho Thanh chỉ muốn nằm ngủ thêm một lúc, mặc dù cô biết cô không dễ dàng ngủ được sau khi bị những người quen cũ của Trúc làm phiền. Cô vừa thiu thiu thì lại có tiếng đập cửa ầm ầm, đến lúc này thì Thanh đã không thể không cáu lên, cô bật cửa và hét vào mặt kẻ quấy rối.

– Đã bảo là không tiếp bạn tại phòng mà sao lại cứ đến thế. – Ơ - !!!

– Là tao mà, làm gì mà hét lên ghê thế. Thanh bực bội ngồi phịch xuống đất. Tố ngạc nhiên nhìn cô!

– Sao thế! Lúc nãy đi lỡ quên chìa khóa ở nhà. Có thế mà cũng giận à?

– Không phải.

– Có chuyện gì sao? Thanh nằm vật xuống sàn nhà.

– Mệt chết được mà cứ bị quấy rầy.

– Lại là đám bạn của con Trúc chứ gì?

– Ừ.

– Cái con đó nó chẳng ý thức tý nào, đã bảo là không đưa bạn về phòng mà nó cứ ngơ đi như giả điếc, nhiều lúc đến phát cáu vì nó, còn cái lũ bạn của nó đúng là một lũ vô ý thức, mỗi lần chúng đến là cứ ầm ầm lên như cái chợ không coi ai ra gì, nếu lần sau chúng có đến cứ mắng vào mặt chúng. Thanh thở dài ngồi dậy lấy cái khăn vắt lên vai roi lững thững quay đi.

– Mình tắm trước đây, chẳng còn ngủ được nữa.

– Tắm đi rồi tao với mày đi ăn, tao đãi, hôm nay mới lãnh tiền tăng ca. Tố kéo tô bún chả về phía mình rồi nêm gia vị cho vừa ăn, cô nói với Thanh:

– Bún ở đây ăn ngon lại rẻ, hôm nào không ăn cơm tụi tao lại kéo nhau ra đây ăn, lúc mới lên đây tao rất mê món này, ở quê tao muốn ăn tô bún phải lên tận chợ huyện, đi cả sáu bảy cây số mà không có món nem nướng như thế này. Thanh lên tiếng hỏi Tố:

– Quê bạn ở đâu? Tố thở dài:

– Xa lắm! Lại heo hút đìu hiu chỉ toàn là sông nước.

– Bạn lên đây bao lâu rồi? – Ba năm rồi.

– Ba năm?

– Ừ, mà cũng chẳng làm gì cho khá hơn. Thật ra lúc ra đi mình có rất nhiều mơ ước và hy vọng cứ nghĩ đến được thành phố ắt là sẽ hái ra tiền nhưng cuộc đời chẳng dễ dàng gì, cứ làm hết công nơi này lại chuyển qua nơi khác, đồng tiền kiếm được chắt chiu lắm, thỉnh thoảng mới gửi được vài trăm cho gia đình.

– !!!

– Có đôi lúc mình chán lắm, còn bồ?

– Mình cũng như bạn thôi. Tố cưới cay đắng:

– Định đến đây đổi đời à?

– Cũng định thế.

– Bỏ đi, đừng hi vọng nhiều, có điều làm thì cứ làm, biết đâu được số bồ lại tốt hơn mình, muốn được tồn tại thì thì phải làm việc còn giàu hay nghèo thì chờ tương lai định đoạt. Ăn đi rồi về ngủ mai còn đi ca sớm, có muốn làm chung với mình hôm nào mình xin với tổ trưởng chuyển cậu sang tổ mình. Cả hai về đến nhà thì Diệp đang nằm xem tạp chí, cô ngước lên rồi nói với Tố:

– Mày đi đâu với con Thanh à?

– Ư rủ nó đi ăn bún.

– Vậy mà không chờ tao về.

– Ai biết chừng nào mày về, con Trúc đâu?

– Nó chưa về, lúc này nó làm gì mà hay đi về khuya lắm.

– Mày nói tao mới nhớ, quả là lúc này nó hay đi về khuya thật, có hôm nhìn đồng hồ tao thấy đã hơn mười hai giờ đêm. Thanh chợt nghĩ ra cô bèn lên tiếng góp chuyện:

– Lúc nãy có anh Chương là anh của Trúc đến tìm?

– Thế à? Mà sao Thanh biết đó là anh của Trúc. – Tớ nghe anh ta nói thế. Diệp thở dài:

– Tội nghiệp anh ấy lúc nào cũng lo cho nó, tao mà có ông anh như thế thì sướng biết mấy. Tố ra giọng triết lý:

– Nếu muốn là được thì làm sao là đời.

– Cũng phải, đời có bao giờ như ta mong ước đâu. Tố đột nhiên trêu chọc Diệp:

– Thôi đi, ai thì tao đồng cảm còn mày có anh chàng Huy rồi còn ước mơ gì nữa, nàng thợ may chàng kỹ thuật hạnh phúc rồi. Diệp đỏ mặt lườm Tố:

– Đang chuyện nọ xọ chuyện kìa.

– Này, tao hỏi thật tụi mày có tính chuyện tương lai chưa? Tao thấy anh ấy được đó. Diệp bẽn lẽn nói:

– Tính thì cũng phải có tiền, bao giờ có tiền mới tính.

– Tiền, lúc nào cũng là tiền, đúng là đồng tiền chi phối con ngưới từ tình cảm đến cuộc sống, từ suy nghĩ đến việc làm, tao mà có tiền tao sẽ làm đám cưới cho mày. Diệp bật cười:

– Nói thì nhớ nhé, hứ, chỉ giỏi nói cho sướng miệng.

– Chẳng lã tao không giàu nổi sao mày? Biết đâu có lão già nào đó muốn cưới tao thì sao?

– Lão gì thì thiếu gì, chẳng lẽ ông Tám bán hủ tiếu đầu ngõ cưới mày cũng được hả? Tố nhăn mặt:

– Mày hạ giá tao quá thể, tao nói những lão già nhà giàu đi xe hơi ở nhà lầu cơ. – Này đừng có mơ mộng nữa, mình tự làm mà còn chưa có, ở đó mà trông chờ người khác. Tao không hiểu sao tao lại có thể làm bạn với mày, mày luôn bóp bể những quả bong bóng đủ màu đẹp đẽ của tao có cần thế không? Cho tao một ít mơ mộng để có sức sống với cuộc đời vất vả chán ngán này chứ. Lúc này tao thấy mày học ở đâu cái kiểu triết lý rởm với những lời văn chẳng ra văn, vẽ chẳng ra vẽ, nào là ''bóp bể bong bóng'' hừ mày làm ơn đi mày cứ là mày cho tao nhờ, đau với khổ, vất vả với khó khăn thì vẫn phải sống, phải làm để gởi tiền về cho gia đình, thì đi ngủ đi.

– Ơ!

– Làm gì mà xuôi xị vậy? Giận vì tao nói thẳng à?

– Tao không giống mày cứ nhìn thẳng và đương đầu với cuộc sống, mày mạnh mẽ cứng cỏi còn tao thì không.

– Vừa lúc Trúc bườc vào, cô nhìn quanh rồi mệt mỏt vứt chiếc túi xách xuống góc nhà, mùi rượu bia và mùi nước hoa theo Trúc bay nồng nặc vào phòng. Tố nhăn mặt lên tiếng hỏi bạn:

– Mày đi đâu giờ này mới về mà sặc sụa mùi rượu thể? Trúc có chút lúng túng cô đáp:

– Ờ, đi ăn sinh nhật bạn. Diệp hoài nghi nhìn bạn:

– An sinh nhật thường xuyên vậy, hôm qua, hôm kia, hôm nọ mày cũng đi ăn sinh nhật à? Trúc khó chịu đáp:

– Tao có nói thế đâu.

– Vậy sao lúc này mày hay về khuya thế, lại còn mùi bia mùi rượu trông mày lạ lắm. Trúc bực bội:

– Chuyện của tao mặc tao, tụi mày để ý làm gì.

– Bạn bè chung phòng quan tâm nhau chẳng lẽ không nên? Trúc dịu giọng vì thấy thái độ của mình không đúng.

– Tao cám ơn tụi bay nhưng chuyện tao làm tao biết.

– Thì thôi, có điều chiều nay anh Chương đến tìm mày. Nghe Tố nói thế Trú hơi khựng lại nét mặt của cô thoáng vẻ lo lắng:

– Anh ấy có nói gì không?

– Mày hỏi con Thanh ấy. Thanh đáp:

– Mình không biết đó là anh của Trúc, anh ấy hỏi Trúc rồi đi không nhắn gì cả chỉ bảo chủ nhật anh ấy đến.

– Vậy à, cám ơn nghe. Chẳng mấy chốc căn phòng chìm vào trong sự yên tĩnh của màn đêm. Thế là Thanh đã làm quen được với sinh hoạt của những người bạn chung phòng, phần nào cô đã biểu được một chút về họ. Trong số họ Diệp là người suy nghĩ chín chắn được nể trọng, Tố thì thẳng thắn nghĩ sao nói vậy, còn Trúc thì là người mà Thanh cho là khó thân thiết, Trúc luôn có một khoảng cách khiến cho người đối diện khó gần. Cô khó chịu và thật bẳn tính. Thanh đứng lại ngoài cửa khi nghe có tiếng của Trúc và Chương vang lên trong phòng, cô không muốn sự có mặt của mình làm gián đoạn cuộc nói chuyện của hai anh em họ.

– Em cầm tiền đóng học phí đi, tiền ăn ít hôm nữa anh đem đem sang. Trúc hỏi anh trai:

– Tiền ở đâu anh có? Anh nói lương tháng này anh ứng rồi mà.

– Anh làm sao mặc anh, em cứ đóng học phí cho trường đi lỡ trễ hạn họ lại không cho thi.

– Anh lại đi mượn nặng lãi phải không? Chương gắt lên:

– Em cứ mặc anh.

– Anh nói thế mà nghe được à? – Sao hôm nay lộn xộn quá vậy.

– Bởi vì em không muốn suốt đời anh cứ nai lưng ra làm ''mọi" cho thiên hạ.

– Sao em lại nói thế?

– Anh không thấy sao, làm bao nhiêu thì anh cũng đem trả nợ cho người ta, có thèm miếng ngon cũng không dám mua bỏ miệng, em không muốn thấy anh cực khổ mãi như vậy.

– Trúc, anh chỉ chịu cực vài năm nữa, sau khi em ra trường là anh lại khỏe, miễn sao em chịu khó học cho thành tài.

– Em chán lắm rối.

– Trúc. Câu nói buột miệng của Trúc làm cho Chương sững sờ rồi tức giận trợn mắt nhìn em gái:

– Em nói cái gì nói lại anh nghe. Trúc lỡ miệng thì cảm thấy ân hận trước cơn giận của anh trai. Cô sợ sệt ấp úng.

– Em ... em. Chương quát lên:

– Em cái gì! Anh không ngờ em lại nói thế, em có suy nghĩ không? Anh cực khổ bao năm nay là vì ai, vì em đó. Anh không muốn người ta cứ mãi coi. thường anh em mình, đời anh bỏ đi rồi, còn em thì khác, em không nhớ những lời bà ấy nhiếc mắng chúng ta sao? Em đúng là không có đầu óc.

– Anh Hai! Chương lắc đầu, ánh mắt buồn bã thất vọng của anh thật khiến cho Trúc không dám ngẩng mặt nhìn anh. Cô thật có lỗi với anh, đáng lý ra cô không nên làm cho anh cô buồn, không phải cô không biết anh ấy phải cực nhục bao nhiêu để lo cho cô bấy lâu nay nhưng ... cô rơi nước mắt khóc nghẹn ngào, cô cũng có nỗi cực nhục riêng của mình, tại sao anh không biết. Chương thấy em gái khóc thì không đành lòng nặng lời với em:

– Thôi đừng khóc nữa, anh rất sợ con gái khóc, anh không chới em nữa, anh biết em hiểu biết không nông cạn như người ta, có điều hãy nghe anh đừng làm cho anh thất vọng, anh trông mong vào em, hãy cố mà học Trúc à! Như thế anh em mình mới ngóc đầu lên với người ta được, cho dù có làm gì anh cũng làm để lo cho em. – Anh Hai em xin lỗi.

– Đừng bao giờ nói như thế biết không?

– Em biết.

– Như thế mới là em gái của anh ngoan.

– Anh Hai.

– Thôi đừng có cải lương nữa, anh về, nhớ đóng học phí rồi ráng học, cho dù thế nào cũng ráng học, anh quyết không để cho em khổ mãi đâu.

– Em sẽ cố.

– Ừ thôi anh đi đây.

– Anh Hai ăn cơm chưa?

– Anh ... ăn rồi.

– Anh Hai nói xạo.

– Dám nói anh xạo à?

– Em biết anh Hai chưn ăn cơm, hay là anh em mình đi ăn đi.

– Thôi em ăn một mình đi.

– Anh không ăn thì em cũng nhịn luôn.

– Không được như thế làm sao có sức để học, một người ăn cũng đỡ tốn hơn hai người ăn, lát về công trường anh nấu hai gói mì là ''ních'' no bụng. Trúc xót xa nhìn gương mặt hằn sâu nét khắc khổ của anh, chỉ hơn hai mươi tuổi mà khuôn mặt anh đã có vết nhăn, thương anh làm sao, làm được bao nhiêu tiền anh cũng đưa hết cho cô, không dám ăn dù chỉ là một bữa cơm bình thường, không biết bao giờ hai anh em cô mới thôi khổ. Anh Hai! Em sẽ cố không phụ lòng anh, em sẽ cố học, học để vươn lên, để không phải nghèo, không phải tủi nhục và để cho ánh khinh miệt trong mắt bà ta biến mất, để cho nụ cười rẻ khinh cũng không bao giờ hiện trên đôi môi đáng ghét của bà ta. Thanh lặng lẽ nhìn theo hai anh emTrúc đi khuất hẳn cuối đường rồi mới quay vào nhà, tình cảm của hai anh em họ đã khuấy động cảm xúc trong lòng cô, cô chợt thấy quý mến và ngưỡng mộ họ làm sao. Căn phòng yên ắng chỉ còn mỗi Thanh cho mãi đến khi Trúc quay về Thanh ngước nhìn lên rồi mỉm cười hỏi Trúc:

– Đi ăn cơm mới về à?

– Ừ!

– Anh của Trúc tốt quá, anh ấy thương Trúc ghê.

– !!! Thanh thở ra nhè nhẹ rồi mơ màng ao ước:

– Mình không có anh chị em nên mình thấy anh Hai của Trúc quan tâm đến Trúc mình thật ngưỡng mộ, nếu như là mình thì mình sẽ hạnh phúc lắm, không cô độc trơ trọi như lúc này. Trúc quay lại nhìn Thanh rồi nghĩ sao cô mới lên tiếng nói:

– Bộ cậu là con một à?

– Ừ!

– Vậy chắc được ba mẹ bồ thương lắm phải không? Nét mặt của Thanh chợt tối xầm cô như muốn né tránh điều gì đó khi nghe Trúc nhắc đến gia đình. Cô trả lời cho qua rồi lảng sang chuyện của Trúc:

– Ừ! Trúc nà, anh Hai Trúc ở gần đây không?

– Mình cũng không biết nữa.

– ?? Trúc nói nhanh để giải thích cho Thanh rõ:

– Anh mình làm công nhân cho công trường, công trình xây dựng ở đâu thì anh ấy theo ở đó, nên không ở một chỗ cố định, anh ấy không mướn phòng trọ vì sợ tốn tiền.

– Thì ra là vậy nhưng như thế chắc là khổ lắm.

– Mình biết! Mình có nói thì anh ấy bảo thân trai chỉ cần cái chăn thì muốn ngủ đâu cũng được, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy, có lần mình ghé đến chỗ anh ấy ở, chỉ là một lán trại sơ sài được che mấy tấm tôn và một dãy giường tre ọp ẹp. Nói đến đó thì Trúc thở dài xót xa:

– – Anh mình chịu cực nhiều lắm.

– Thế còn ba má bồ? Trúc cau mày khi nghe Thanh hỏi đến cha mẹ mình, cô lạnh lùng đứng lên cắt ngang câu chuyện.

– Mình đi tắm đây, mai có giờ thực tập. Thanh ngơ ngác trước thái độ của Trúc, cô tự nhủ:

– Không biết mình đã nói gì khiến cho Trúc giận, đang trò chuyện tự dưng Trúc lại giận dữ bỏ ngang. Mình có nói sai gì đâu, chỉ hỏi thăm cha mẹ bạn ấy thôi mà. Suy nghĩ mãi Thanh cũng không biết nguyên nhân vì đâu, cô đành soạn chỗ ngủ rồi nằm xuống để thắc mắc ấy đi vào trong giấc ngủ.

– Dậy đi Thanh tới giờ đi làm rồi. Thanh bật lên vội rửa mặt lật đật mặc quần áo, trời còn tờ mờ sáng thấm vào da thịt làm cho cô rùng mình. Trạm xe buýt đón công nhân đã đông người, Thanh nhìn sang cạnh Diệp đang đứng nép vào vai người thanh niên cao to bên cạnh, ánh nhìn của cô làm cho Diệp có chút bẽn lẽn cô lên tiếng giới thiệu với Thanh.

– Đây là anh Huy bạn trai của mình. Thanh gật chào Huy vừa lúc xe chờ tới, Huy đưa tay đỡ Diệp lên xe cử chỉ của anh thật ân cần dịu dàng, Diệp quay nhìn Thanh và gọi:

– Lên xe đi.

– Ừ! Gương mặt rạng rỡ và hãnh diện của một người đang được yêu trông thật xinh đẹp, Thanh chợt thấy chạnh lòng. Gió lùa qua cửa vào xe khiến cho Thanh khẽ co người lại, cô lùi ra sau và ngồi vào chiếc ghế trong cùng. Một ngày mới đang bắt đầu, ánh bình minh đang dần ló dạng, sắc mây đang tỏa sáng trên cao, một màu xanh biêng biếc thật êm ả, thật dịu dàng, một màu xanh tràn đầy sức sống tươi đẹp. Gió đã không còn mang hơi lạnh của sương mai mà đã trở nên ấm áp, mơn man đùa trên tóc Thanh. Một ngày mới đã thật sự đến, Thanh biết mình phải nên làm gì phải sống như thế nào. Tất cả sẽ tốt đẹp thôi, bởi vì Thanh biết bây giờ Thanh không có quyền chán nản thất chí mà phải kiên cường mạnh mẽ vì Thanh không chỉ sống cho riêng mình mà còn phải sống cho người khác, một người mà Thanh rất yêu thương. Nỗi nhớ chợt quay quắt bào bọt trong lòng Thanh, Thanh chỉ muốn được trờ về ngay nơi đó mà ôm xiết thân hình nhỏ bé thương yêu ấy vào lòng, nổi nhớ thật khó chịu đựng được nhưng Thanh lại không thể bộc bạch cùng ai càng không thể để lộ ra ngoài, nỗi khổ này chỉ mình Thanh biết cho mình, mắt Thanh cay cay, Thanh chưa kịp chùi đi giọt lệ vừa rân rấn nơi khóe mắt thì Diệp đã quay lại gọi Thanh khi xe vừa dừng nơi bến.

– Xuống đi Thanh, ủa Thanh sao vậy? Thanh ngượng cười che giấu:

– Không trời lạnh gió thổi vào mặt nên chảy nước mắt thôi.

– Ơ, xuống ăn canh bún rồi vào làm, mình bao.

– Thôi Diệp với Huy ăn đi.

– Đừng lộn xộn, ngại thì tháng sau có lương đãi lại mình không ăn làm sao có sức để làm, đi. Một ngày làm việc trôi nhanh, Thanh gửi thư xong thì quay về đường cũ. Nhịp sống về đêm của thành phố thật sôi động náo nhiệt, chỉ hôm nay Thanh mới có dịp ngắm nhìn, những dãy phố sáng rực ánh đèn và đầy ắp hàng hóa cùng người qua kẻ lại, Thanh hiếu kỳ hòa cùng dòng người, tất cả mọi thứ đều đẹp đẽ và lạ lẫm đối với Thanh, Thanh cứ đi, đi mãi cho đến khi cô cảm thấy mình lạc vào một tiền sảnh rộng lớn sang trọng.

– Thưa cô, cô cần gì? Thanh lúng túng hoảng sợ nhìn quanh khi nghe một giọng nói lạnh lùng vang lên.

– Đây là đâu vậy?

– Dạ, đây là khu thương mại cao cấp. .... Nghe đến hai từ cao cấp và cái sang trọng bề thế của quang cảnh quanh mình, Thanh chợt thấy e ngại, bối rối cô vội lên tiếng khi chưa kịp nghe thêm câu trả lời của người nhân viên.

– Xin lỗi tôi ... tôị .... tôi đi lạc Thanh vừa dợm quay gót thì sau lưng cô đã có tiếng người đàn ông vang lên, tiếng nói đầy quyền uy và nghiêm khắc:

– Khách đến tại sao anh lại khiến cho người ta bỏ đi.

– Thưa cậu, cô ấy không có ý vào mua hàng vả lại tôi thấỵ .... - Hừ! Chúng ta kinh doanh thì cứ ai có khả năng đến mua hàng ta đều chân trọng và đón tiếp, thái độ phục vụ của anh thật vô lễ.

– !!! Nói rồi anh ta quay sang Thanh lên tiếng:

– Trung tâm chúng tôi hoan nghênh cô đến thăm quan, xin mời cô. Thanh lắc đầu xua tay:

– Không ... tôị .... Thế nhưng nụ cười trên môi chàng trai đã khiến cho Thanh không nói được lời từ chối.

– Đã đến đây rồi, không mua thì cũng mời cô vào tham quan. Thanh rụt rè theo sau người thanh niên, cô cảm thấy mình lạc lõng hèn mọn làm sao trước cảnh quan sang trọng đẹp đẽ nơi này, những dãy hàng hóa đắt tiền kiêu sa đứng trên giá cao như biết được giá trị của mình, chúng trông thật quý phái sáng rực dưới ánh đèn. Thanh mê mải ngắm nhìn, cô rất muốn được sờ vào chúng nhưng lại không dám, cô biết khả năng của mình không đủ để có được chúng. Chàng trai lúc nãy vẫn đi theo bên Thanh, anh ta lịch thiệp và im lặng như chờ để phục vụ cho cô một thượng khách, điều đó khiến cho Thanh ái ngại cô biết mình nên rút lui sớm để thoát khỏi cảm giác lúng túng này. Cô quay lại gật đầu cám ơn anh ta rồi nói:

– Xin lỗi, tôi không có ý mua gì cả đã làm phiền anh, hàng hóa ở đây rất đẹp.

– Cám ơn cô.

– Dạ, tôi về. Thanh vừa đi được vài bước thì đã nghe anh ta nói theo:

– Nếu có dịp cô cứ ghé lại xem hàng. – Dạ.

– Này cô.

– Có gì ạ?

– Cô có thích gì ở của hàng chúng tôi không?

– Dạ cái gì cũng thích ạ.

– À.

– Tôi xin phép.

– !!! Cô quay lưng và thấy sự luyến tiếc đuổi theo mình, đôi mắt của chàng trai, một đôi mắt vừa mới gặp mà sao ấm áp dịu dàng quá. Cái ý nghĩ ấy vừa bật ra thì Thanh đã thấy hổ thẹn cô vội rảo bước đi nhanh ra ngoài thế nhưng cái cảm giác ấy cứ đeo bám lấy cô đôi mắt của chàng thanh niên đó thật kỳ lạ, nó đem cho cô một cảm giác thân thương quen thuộc, một cảm giác mà cô đã từng cảm nhận. Không! Không hẳn, nó chỉ rất giống, rất giống cảm giác ấy thôi, phải, đôi mắt ấy đã gợi lại cho cô rất nhiều cảm xúc mà từ bao lâu nay cô chôn chặt trong đáy lòng mình, cô lại thấy cay cay nơi khóe mắt, cô nuốt vội nước mắt vào lòng, cô cố kiềm chế mình, cô gạt đi những hình ảnh xưa vừa về trong trí nhớ, cô không muốn nghĩ gì về nó, không muốn khơi gợi lại dĩ vãng, bởi vì cô đang cố sống thật kiên cường và mạnh mẽ để lo cho mình, cho hiện tại và cả tương lai sau này, cô không muốn sống trong chuỗi hình ảnh đầy đau thương ấy, nó chỉ khiến cho cô mất hết chí khí và mất luôn cã mục đích đời mình, nó chỉ đem lại cho cô nỗi đau. Nỗi nhớ và nỗi tủi hờn tuyệt vọng. Cô rảo bước đi nhanh, cái không khí mát lạnh ngoài trời khiến cho cô tỉnh táo hơn. Ngày mai cô phải tăng ca, cô phải về thôi.