Hồi 1

Ngàn dặm tầm thù

Vào thời nhà Bắc Tống khoảng niên hiệu Nguyên Hựu triều Triết Tông hoàng đế, ở phủ Thái Châu lộ Triết Giang có một tiêu cục rất lớn, gọi là Toàn Phong tiêu cục. Tiêu cục này là một trong những tiêu cục lớn nhất ở miền Giang Nam. Tổng tiêu đầu người họ Trương tên gọi Chấn Thiên, có ngoại hiệu là Phi Ưng đại hiệp.

Phụ thân lão là Trương Nhân Trí mổ tiêu cục này đã hơn 30 năm nay, làm ăn phát đạt, chỉ trong khoảng mười năm mà tiếng tăm nổi như sóng cồn.

Người con lớn cûa Trương Nhân Trí tên gọi Trương Thủ Tiết, nguyên chân võ tiến sĩ xuất thân, lập được nhiều công trạng, sau thăng quan lên được đến chức Đô giám tuần kiểm Quảng Tây Nam lộ (bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và Quý Châu ngày nay).

Gần mười lăm năm trước, An Nam sang xâm phạm, Trương Thủ Tiết được triều đình sai đem quân đi cứu viện thành Ung Châu bị quân An Nam vây hãm, nào ngờ bị quân An Nam đón đánh ổ cửa ải Côn Lôn, 4 phó tướng Ôn Nguyên Dụ, Trương Biện, Hứa Dự, Vương Trấn đều chết trong đám lọan quân. Trương Thủ Tiết bị vây chặt thế cùng lực tận, bèn vung kiếm đâm cổ tự tử chứ không chịu hàng giặc.

Sau đó chưa được một năm thì Trương Nhân Trí buồn rầu vì con lớn tử trận, cũng nhuốm bịnh từ trần, truyền tiêu cục lại cho con thứ là Trương Chấn Thiên nắm giữ. Trương Chấn Thiên thê thiếp đến năm người, nhưng rất hiếm hoi, chỉ có người thiếp thứ năm sinh được một con trai duy nhất, đặt tên là Trương Thúc Dạ.

Trương Thúc Dạ từ thuở nhỏ được phụ thân chăm sóc rất gắt gao kỹ lưỡng, bao nhiêu chân truyền về quyền thuật, kiếm pháp và tiễn pháp đều dạy cho chàng. Trương Chấn Thiên còn mời nhiều vị thâm nho về dạy bảo chàng kinh nghïa thi phú và binh pháp. Do sớm thấm nhuần giáo lý cûa Phật giáo và Khổng giáo, chàng không thích học võ, vì chàng cho là võ nghệ chỉ có công dụng giết người, phản lại đạo đức nhân nghïa, và dï nhiên cũng không muốn nối nghiệp cha vì hành nghề bảo tiêu tránh sao khỏi chuyện chiến đấu giết người. Bị phụ thân thúc bách quá, chàng ráng học qua loa, nhưng chỉ giỏi về tài cưỡi ngựa bấn cung vì bản tính chàng thích đi săn, còn các môn khác thì bän lãnh chẳng được bao nhiêu. Mấy năm gần đây, sanh ý thịnh vượng, công việc bảo tiêu bận bịu, Trương Chấn Thiên cũng ít hỏi han đến võ công của con.

Một hôm, Trương Chấn Thiên ngỏ ý muốn kén vợ cho con, rồi để Trương Thúc Dạ nối nghiệp điều khiển tiêu cục, còn mình rửa tay gác kiếm vui thú điền viên.

Trương Thúc Dạ hoảng sơ, khẩn khỏan với phụ thân, xin cho học thêm ba năm để đi thi rồi hãy hay. Nhờ mấy vị sư phó nói giúp vào, đề nghị cuối cùng được phụ thân chấp thuận, chàng được gởi đi tới Biện Kinh (phủ Khai Phong) tòng học một người bạn của bá phụ chàng ngày xưa, hiện đang là Giáo đầu dạy cấm binh để chuẩn bị cho kÿ thi võ khoa sắp tới. Nguyện vọng của chàng là đạt bước công danh như bá phụ Trương Thủ Tiết ngày xưa, chứ không muÓn lân lộn trên chón giang hồ như phụ thân.

Mới được hơn năm, đang sống một cuộc đời sung sướng vô tư lự của gã học trò công tử ở đất kinh thành phù hoa, bất thình lình Trương Thúc Dạ nhận được một tin sét đánh. Phụ thân chàng bị ám hại chết trong một cuộc cạnh tranh nghề nghiệp trên đường bảo tiêu.

Năm ấy là năm Canh Ngọ, nhằm niên hiệu Nguyên Hựu năm thứ 5 (1090), Trương Thúc Dạ vừa 24 tuổi. Xếp cung kiếm bút nghiên, chàng gạt nước mắt trổ về cố hương, lo việc tống táng phụ thân.

Đám táng cûa phụ thân được chàng tổ chức linh đình trọng thể, để an ûi vong linh người quá cố. Nhưng dưới mắt các bằng hữu của Trương Chấn Thiên, quyến thuộc trong thân tộc cũng như mọi người trong tiêu cục thì đều cho đó là một việc làm vô ích.

Hôm thấy Trương Thúc Dạ về đến tiêu cục, câu nói đầu tiên của họ là bảo chàng phải tức tốc khởi hành đi tìm tên đạo tặc Điền Bá Thạch, kẻ đã giết phụ thân chàng bằng cách lén phóng độc châm sau lưng một cách đê hèn để ông mất sức kháng cự, rồi đâm chết xong cướp tiêu cao bay xa chạy. Chàng điềm tïnh trả lời :

- Chim đã xổ lồng, trồi cao đất rộng, biết đâu mà tìm, chi bầng ta ẩn nhẫn một thồi gian, đợi có tin gì rồi së quyết định sau.

Tất cả nghe vậy đều giấu nụ cười khinh bỉ. Sau lưng chàng, họ thầm nguyền rủa chàng là một thằng con bất hiếu, hèn nhát. Trong những người chung quanh, chỉ có một mình lão tiêu đầu già tên gọi Đoàn Cao Phong là người duy nhất tán thành ý kiến của chàng.

Bốn tháng sau, vào tiết Trung Nguyên, tháng 7, một hôm, có người bạn cũ cûa Trương Chấn Thiên đến tiêu cục báo mật tin rằng, ông đã thấy tên Điền Bá Thạch hiện đang lui tới ở vùng biên cương giáp giới với nước An Nam. Mọi người trong tiêu cục liền quyết định phái ba tay cao thû đi theo Trương Thúc Dạ để báo mối phụ thù.

Trương Thúc Dạ trước tiên cảm tạ lòng tốt của họ, rồi trả lời rằng chàng có ba ý kiến như sau :

- Điều thứ nhất, ba ngày sau, chàng mới có thể khởi hành.

Câu này vừa nói ra, mọi người đã nhao nhao phản đối. Theo ý họ, phải khởi hành ngay hôm ấy mới kịp. Trương Thúc Dạ phải phí rất nhiều lời lë để giäi thích cho họ biết rằng cần phải chuẩn bị rất nhiều mới đủ điều kiện xông pha vào khu khê động biên thùy của người An Nam, mà không bị bại lộ tông tích. Rốt cuộc họ chịu thua chàng ở điểm này, và chàng tiếp tục nói :

- Điều thứ hai, chuyến đi này chàng chỉ mang theo một mình lão Đoàn Cao Phong thôi. Vì lë mang theo nhiều người chỉ vướng chân, vướng tay vô ích.

Ý kiến này cũng bị mọi người phản đối kịch liệt. Ai cũng cho rằng Điền Bá Thạch là một cao thủ hấc đạo bản lãnh cao cường, còn chàng là một gã thư sanh công tử, lại mang theo một lão già gầy như que củi để tìm y, thì có khác chi lấy trứng chọi đá.

Biết r¢ằng có nhiều lời biện bác cũng vô ích, nên chàng lẳng lậng lấy cung tên rồi rủ họ ra sân. Chàng bảo Đoàn Cao Phong mang một tấm bia ra cắm ở chỗ cách chàng 100 bước. Rồi quay lại xin họ cử ra một tay thiện xạ cừ nhất để so tài với chàng.

Trương Thúc Dạ đặt diều kiện với họ, nếu một khi chàng thắng, thì họ phäi thuận theo ý kiến của chàng.

Từ lâu, họ vẫn biết chàng thích cưỡi ngựa bắn cung lắm, năm rồi lại làm môn đệ của viên Giáo đầu dạy toàn bộ cấm quân ở Biện Kinh, nhưng vì từ khi chàng trở về tới giờ chưa từng thấy chàng trổ tài, nên họp coi chàng chẳng ra gì, củ ngay một người ra tỉ thí.

Đối thủ của chàng bắn trước, mười phát tên trúng hồng tâm được bẩy. đến lượt chàng, Trương Thúc Dạ bình tïnh giương cung bắn luôn một hơi mười phát, rồi buông cung với nụ cười đắc thắng trên môi, vì lë mười phát đều xuyên hồng tâm cả mười. Chàng tuyên bố luôn điếu thứ ba :

- Chuyến đi này chàng nhứt quyết phải báo cho xong phụ thù, nếu hạ không được Điền Bá Thạch, hay tìm không gặp y, chàng thề së không trở về cố hương nữa.

o0o

Ba hôm sau, Trương Thúc Dạ và Đoàn Cao Phong lên đường. Sở dï chàng đem theo lão họ Đoàn chỉ vì lão là người Đại Lý, giáp giới với An Nam nên am hiểu hơn ai hết tình thế và phong tøc của người Giao Chỉ ở cái xứ Nam Man này. Lại nữa, lão ta là tay tiêu sư can trường và trầm tïnh nhất trong đám thuộc hạ của phụ thân chàng.

Hai người rời khỏi Triết Giang đi lần vào địa phận Phúc Kiến rồi lẩn quẩn trong vùng biên thùy Quảng Nam l (Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay). Dò la hơn một tháng trời mà không có tin tức gì, một hôm, hai người vào thành Ung Châu tạm nghỉ chân.

Thành Ung Châu 15 năm trước bị quân An Nam do Tôn Đản thống lïnh vây đánh đến hơn 40 ngày. Quan Tri Ung Châu là Tô Giám cố thû không hàng. Cuối cùng quân Giao ChÌ chồng bao đất trèo lên thành. Ung Châu thất thû. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố rồi châm lửa tự thiêu. Người trong thành cảm ân nghïa của Tô Giám, không một người nào chịu hàng. Quân Giao Chỉ vào thành giết hết hơn 58 nghìn người, rồi san bằng Ung Châu thành bình địa. Đến nay, thành Ung Châu đã được khôi phục lại, tuy vẫn còn kém phần náo nhiệt như xưa.

Hôm ấy, bọn Trương Thúc Dạ vào Phú Quý Đại tửu lầu trên một con đường lớn ở phía cửa nam thành Ung Châu ăn trưa. Đang ăn được nửa chừng thì hai người nghe tiếng vó ngựa, tiếng trục xe këo kẹt vọng đến. Âm thanh ồn ào này chứng tỏ đoàn xa mã ấy khá đông đảo và hàng hóa chở theo khá nậng nề.

Lát sau, đoàn lữ khách kia dừng chân trước cửa tửu lầu, lừa ngựa bên ngoài hí vang không ngớt, họ gồm mườii cỗ xe song mã, 10 con voi lớn và hơn 200 quân binh đi theo áp täi. Y phục của họ rất lạ, khác hẳn quan quân triều đình. Lính thì đồ vải, quan thì đồ lụa, nhưng đều có điểm chung là vạt áo dài quá gối, tay áo chật, ống quần rộng. Có hai viên quan đội mũ phốc đầu, hai viên võ tướng mình mang giáp trụ bầng da thuộc, Đầu quấn khăn, búi tóc cài trâm bạc lệch về phía sau chứ không ổ gần đỉnh đầu như người Tống, chân mang hài cũng bằng da.

Trên cỗ xe đầu tiên có cắm lá đại kÿ vuông vức bằng mảnh chiếu, nền vàng viền đỏ, một mặt có hai chữ Đại Việt, mặt kia là hai chữ Quảng Hựu, thêu bằng chỉ đen. Trên nóc chín cỗ xe còn lại là những lá cồ trắng nhỏ, thêu hai chữ Cống phẩm. Ngoài ra còn có bốn người lính cưỡi ngựa cầm bốn lá soái kÿ. Một lá thêu Chánh sứ, Tham tri bộ Lễ Trần, một lá thêu Phó sứ, Tham tri bộ Lại Quách, hai lá còn lại thì thêu Chiêu Vũ hiệu úy Bùi và Trấn Viễn tướng quân Nguyễn.

Thì ra đây là đoàn sứ thần An Nam đang trên đường triều cống nhà TÓng. Nguyên là sứ An Nam sang Tống bao giờ cũng tới Ung Châu trước. Đợi khi viên Tri Ung Châu tâu về Biện Kinh, triều đình Tống së phái một viên tiếp dẫn sứ đến, rồi cùng với quân sï Quảng Tây hộ tống đi theo sứ đoàn theo đường Hồ Nam, Hồ Bắc lên Biện Kinh. Thường đường xa đi mất hai tháng, quan quân Tống phải khoản đãi, cung phụng sứ đoàn đến phờ người ra, thật là khốn khổ. Thời bấy giờ, An Nam đang mạnh, người Giao Chỉ rất kiêu ngạo hống hách, quân các khê động An Nam thường vượt biên sang cướp phá, bắt người, cướp của, trâu ngựa đem về mà các biên thần Nam phương Tống vẩn phải nhún nhường, nín nhịn cho qua. Còn dân Tống ở đây thì khỏi nói, vừa kinh sộ vừa căm ghét quân Giao Chỉ.

Bốn viên quan vào tửu lầu ngồi, theo sau là mấy tên quân sï. Bọn chúng tự mình lấy nước cho ngựa uống. Một tên quân có vẻ là đội trưởng lớn tiếng quát tháo, hò hét bằng giọng Hán lơ lớ bảo nhà quán giết gà làm cơm. Chủ quán vội khom lưng chạy ra, vâng dạ luôn miệng, thúc giục tiểu nhị hầu hạ. Còn hắn tự mình lấy khăn lau sạch bàn ghế cho bốn viên quan An Nam ngồi. Đám quân sï còn lại thì chia ra phần canh chừng cống phẩm , phần luân phiên nhau ăn uống.

Tửu lầu tuy khá lớn, nhưng vẫn không dủ chỗ cho bọn quân sï An Nam. Một tên quân An Nam thấy bọn Trương Thúc Dạ có hai người mà ngồi một cái bàn lớn dành cho sáu người, bèn nhìn Đoàn Cao Phong la lên :

- Này ! Lão kia ! Bọn lão ngồi xích vào với nhau để nhường cho bọn ta mấy chỗ chứ !

Trương Thúc Dạ nổi nóng khë cất tiếng thóa mạ :

- Con mẹ nó! Làm gì mà hách dịch thế?

Đoàn Cao Phong liền đua mắt cho chàng khë nói :

- Thiếu gia không nên gây thêm chuyện thị phi, đừng chấp nhất với y làm chi. Chúng ta nhường cho chúng chỗ ngồi cũng không sao.

Hai người liền đứng dậy vào ngồi chung với một nhóm khách khác để nhường bàn mình cho quân An Nam. Một số thực khách nhát gan còn vội vã trả tiền rồi len lén bỏ đi, số còn lại cũng khiếp vía ngồi yên lặng ăn uống.

Cũng may, đoàn sứ thần An Nam đang vội nên ân uống xong bữa liền rời quán, đốc quân sï lên đường, Lão chủ quán và bọn tiểu nhị đứng trước cửa, cúi chào đầu thật thấp, không dám đòi tiền cơm. Viên quan họ Quách có râu ba chòm đen nhánh quay sang nói bầng tiếng An Nam điều gì đó với tên đội trưởng, tên này bèn đưa cho lão hai nén bạc khá lớn. Lão chû quán mừng rỡ cám ơn rối rít, chấp tay xá lia lịa, thiếu điều muốn dập đầu xuống đất.

Sáng hôm sau, bọn Trương Thúc Dạ rời thành Ung Châu đi về phía Nam. Mấy ngày liền, hai người vừa đi vừa dò hỏi, bất giác lần lần đi sâu vào nội địa An Nam. Đoàn Cao Phong cũng bắt đầu bỡ ngỡ với đường xá chập chùng, rừng núi bao la ở phía trước, ngôn ngữ nghe được chữ hiểu chữ không nên hai người phải mua ngựa đỡ chân và mướn thêm một người bản xứ thông thạo nhiều thứ tiếng đi theo để làm hướng đạo và thông dịch.

o0o

Rời khỏi đất Tống đã bốn hôm rồi. Xế trưa hôm ấy, cả ba người đang phi ngựa lướt qua những cánh rừng rậm rạp hoang vu, đi đầu là tên hướng đạo, kế đó là lão Đoàn Cao Phong, Trương Thúc Dạ đi sau chót. Bổng nhiên, tên hướng đạo ngoảnh lại ra dấu cho Đoàn Cao Phong tiến lên phía trước. Hai người xầm xì vài câu, rồi Đoàn Cao Phong lùi ngựa lại nói vối Trương Thúc Dạ :

- Gã hướng đạo cho hay phía sau có một đoàn người đang phi ngựa rất nhanh đuổi theo chúng ta.

Trương Thúc Dạ hỏi lại :

- Người Tống hay người An Nam ?

Đoàn Cao Phong đáp :

- Gã bảo là người Việt.

- Sao hấn biết là họ đuổi theo chúng ta ?

Đoàn Cao Phong lộ vẻ quä quyết nói :

- Gã hướng đạo chấc là họ đuổi theo ta, vì lë người An Nam mỗi khi đi đâu, nếu không có việc gì khẩn cấp, chẳng bao giờ họ phi nước đại cả.

- Thôi ! Mậc kệ họ !

Nói rồi, Trương Thúc Dạ giục ngựa chạy lên phía trước, Đoàn Cao Phong phi ngựa lëo đëo theo sau.

Tiếng vó câu đang phi nước đại rồn rập ở phía sau vẳng lại càng ngày càng nghe rõ. Đoàn Cao Phong thúc ngựa tiến lên, đi kề bên chàng khë nói :

- Thiếu gia, chúng ta phäi chuẩn bị ứng chiến ngay bây giờ.

Chàng và Đoàn Cao Phong đồng gò cương quành ngựa lại để chờ bọn họ. Thì ra đó là đoàn người cûa viên tù trưởng động Lôi Hóa họ Nùng, là người mà bọn Trương Thúc Dạ làm quen dọc đường khi vừa đặt chân đến đất An Nam. Bọn họ gồm tất cä 10 người, nhưng có đến 11 con ngựa.

Nguyên cách đấy bốn hôm, đến động Lôi Hóa, một trong những khê động ít ỏi của bộ tộc Nùng theo An Nam chứ không theo Tống, bọn Trương Thúc Dạ đã ghé vào để mua lấy thực phẩm và dò hỏi tin tức Điền Bá Thạch. Tù trưởng Lôi Hóa là một hán tử chừng ba mươi tuổi, thân hình vạm vỡ, trên cổ có quàng một tấm da beo. Khi được Trương Thúc Dạ hỏi y có từng gặp một người Tống tuổi độ bốn mươi, có vết sẹo trên trán ở mé tả đi ngang qua đây không thì y trả lời rầng không hề thấy.

Sẵn dịp, chàng nhờ y dò la tin tức hộ, nếu biết được người Tống này ở đâu dến báo cho chàng hay, chàng së hậu tạ. Y hứa së tìm gấp nguồn tin này cho bọn chàng.

Thời bấy giờ, miền biên cương giữa hai nước Tống - Việt do các bộ tộc thiểu số sinh sống, cả thẩy có 207 khê động. Người Giao Chỉ và người Trung Nguyên chính gốc ổ đây rất ít, đa số là quan lại, quân lính hay lái buôn. Các khê động này hợp lại thành bốn châu lớn là Trường Sinh, Lạng Châu, Phong Châu và Thượng Oai, do các châu mục địa phương quản lïnh. Họ không nhất định về theo triều đình Đại Tống hay Đại Việt, mà chỉ bên nào mạnh thì họ triều cống để được yên thân. Vua Đại Việt muốn khống chế họ, thường kết mối giao hảo bầng các cuộc hôn nhân để ràng buộc, gả công chúa cho các châu mục trở thành lệ thường cûa vua nhà Lý bên Đại Việt. Châu Trường Sinh của tộc người Nùng sau thất bại của Nhân Huệ hoàng đế Nùng Trí Cao đã thuộc Tống gần bốn mươi năm nay. Ba châu kia vẫn theo An Nam.

Bọn Trương Thúc Dạ hiện đang ở đất Lạng Châu, do châu mục họ Thân cai quản. Lạng Châu lại chia ra làm bốn châu nhỏ là :

- Quảng Nguyên do tù trưởng họ Lưu trấn nhậm.

- Môn Châu do tù trưởng họ Hoàng trấn nhậm.

- Quảng Lăng do chính châu mục họ Thân kiêm nhiệm.

- Và Tô Mậu do tù trưởng họ Vi quản lïnh.

Các châu mục và tù trưởng đều cha truyền con nối đời đời cai trị các châu. Lúc này châu mục Lạng Châu là phò mã Thân Cảnh Long, được vua Đại Việt Lý Thánh Tông gả công chúa Thiên Thành cho. Nhà vua còn phong công chúa ThiênThành làm nữ vương Bắc Biên cai quản toàn bộ ba châu thuộc Đại Việt. Hiện nữ vương đã gần 50 tuổi, cũng là hoàng tỷ của đương kim vua Đại Việt là Quảng Hựu Đế (tức Lý Nhân Tông).

Động Lôi Hóa vốn thuộc châu Trường Sinh, khi châu mục châu này theo Tống, thì Lôi Hóa tách ra xin thống thuộc vào Quảng Lăng, Lạng Châu của Đại Việt.

Viên tù trưởng họ Nùng đi đầu vẫy tay chào bọn Trương Thúc Dạ, rồi thúc ngựa tiến lên phía trước, nhờ tên hướng đạo thông dịch nói lại với chàng rằng :

- Cái người Tống mà huynh đệ đang tìm, Nùng mổ đã bắt được tin tức. Bây giờ đã trưa, chúng ta hãy tìm chỗ nghỉ, rồi Nùng mổ së nói tường tận cho huynh đệ nghe.

Chàng hỏi lại :

- Có phäi vì việc này mà lão huynh đuổi theo bọn tại hạ đến đây chăng?

Y không trả lời ngay mà trỏ tay vào một tên thủ hạ đang dắt một con ngựa đen cao lớn, đẹp một cách vạm vỡ, uy nghi. Trên mình nó là một cái yên ngựa năm màu rực rỡ, trên mắt có che hai miếng da hộ nhãn, đû biết nó hẳn là đứa con cưng của chủ nhân.

Nùng tù trưởng trịnh trọng nói với Trương Thúc Dạ :

- Nùng mổ muốn đến động Đại Giáp để tham gia cuộc đua ngựa hàng năm. Con ngựa này năm nay bốn tuổi, nó là con ngựa hay nhất trong bộ tộc mổ đấy.

Chàng gật đầu, lòng nhẹ nhỏm, biết y không cố tình đuổi theo mình. Rồi quan sát bọn thủ hạ của y, thấy bọn họ đều mang theo vũ khí, nhưng thái độ hòa nhã, chẳng có lộ vẻ gì bất chính, chàng mới thật yên tâm.

Hai đoàn người ngựa tìm một chỗ bóng mát căng lều ra nghỉ ngơi. Xong đâu đấy, viên tù trưởng mới rủ chàng và Đoàn Cao Phong cùng nhau bách bộ ra tận phía xa trò truyện.

Nùng tù trưởng mở đầu :

- Người mà huynh đệ đang tìm có phải tuổi độ bốn mươi?

- Phải rồi.

- Tác người không cao không thấp nhưng rất vạm vỡ?

- Phải.

- Hắn đến Đại Việt độ nửa năm về trước?

- Đúng.

- Nghề bắn tên và phóng tiêu của hắn rất tài tình?

- Phải.

- Hắn thường bịt đầu bằng một vuông lụa trắng?

Lần này thì Trương Thúc Dạ lắc đầu :

- Không.

- Hình như huynh dệ có bảo rầng ngườii này có một vết sẹo trên trán thì phải?

Chàng xác nhận :

- Đúng, năm phân bề dài.

Nùng tù trưởng nở một nụ cười :

- Chiếc khăn trên đầu hắn luôn chít nghiêng nghiêng, gần che lấp vầng trán mé tả.

Trương Thúc Dạ thổ phào một hơi khoan khoái. Lặn lội hơn hai tháng nay, đây là lần đầu tiên chàng tìm ta một chút dấu vết cûa kẻ thù. Chàng hỏi Nùng tù trưởng với giọng vui vẻ :

- Vậy bây giờ hắn ở đâu?

- Ở động Đại Giáp.

oOo

Bọn thủ hạ của Nùng tù trưởng đã dọn bữa cơm trưa ra. Trương Thúc Dạ, Nùng tù trưởng và Đoàn Cao Phong ngồi chung một mâm. Thừa dịp ấy, chàng dò hỏi :

- Theo lão huynh thì cuộc đua ngựa năm nay có những đối thủ nào đáng sợ nhất?

- Ít nhất phải có hai con, đó là ngựa của châu mục Quảng Nguyên và ngựa của nữ tù trưởng động Đại Giáp.

Chàng lấy làm kinh ngạc hỏi thêm :

- Nữ tù trưởng này là ai vậy?

- Là Thân Lan Hoa, điệt nữ của phò mã Thân Cảnh Long.

- Động Đại Giáp có bao nhiêu nóc gia?

- Khỏang chừng ba ngàn nóc gia.

Trương Thúc Dạ nghï thầm bộ tộc này to quá mà sao tù trưởng lại thuộc phái nữ? Chàng hỏi :

- Chắc Thân Lan Hoa lớn tuổi lắm thì phäi?

- Không, chỉ hai mươi hai tuổi.

Chàng lại kinh ngạc thêm lần nữa. Một bộ tộc to thế kia sao lại có thể do một thiếu nữ trẻ tuổi cai quản nổi? Chàng hỏi tiếp :

- Thân Lan Hoa làm tù trưởng chắc là cha truyền con nối?

- Đúng. Nhưng phụ thân cûa Thân Lan Hoa còn sống, chỉ vì hai năm trước bị ngã ngựa, phải nằm liệt một chỗ, nên mới nhường ngôi cho con gái.

- Cô ấy quản lĩnh bộ tộc có đắc lực không?

- Ồ, còn chu đáo hơn phụ thân nữa.

Nói đến đây, Nùng tù trưởng lảng sang chuyện khác. Thấy y không muốn mình biết nhiều về việc của Thân Lan Hoa, chàng hỏi sang huớng khác :

- Người Tống chít khăn đang làm gì ở Đại Giáp thế?

- Nùng mổ không rõ lắm, nhưng có điều lạ là hắn đến đó thì ngụ ngay nhà tù trưởng. Theo chỗ mổ biết thì Thân Lan Hoa chưa hề rời khỏi Đại Việt và người Tống lạ mặt kia chỉ đến đây là lần thứ nhất, thế thì tại sao họ lại quen nhau mới lạ chứ. Nữ tù trưởng hình như kính trọng hắn lấm, mỗi lần có yến tiệc hội hè gì đều mời hắn tham gia cả.

- Hắn biết nói tiếng An Nam không?

Nùng tù trưởng lắc đầu :

- Mổ không biết.

Y dừng lại một chút rồi tiếp :

- Nghe đâu hắn cũng là một tay thiện xạ.

- Sao lão huynh biết?

- Vì hai tháng trước tại Đại Giáp có tổ chức cuộc tỷ thí võ nghệ cưỡi ngựa bắn cung. Điều lệ buộc bắn mười phát tên vào một cái bia cắm xa 150 bước. Hắn bắn trúng tám phát được xếp hạng ba.

- Vậy hạng nhất, nhì là ai?

- Người đúng nhì là vị quan phụ cận của tù trưởng, mười phát trúng chín.

- Vậy người đứng nhất chắc là mười phát trúng cà mười. Ai thế?

- Đúng rồi! Mười phát trúng cả mười. Người ấy chính là Thân Lan Hoa nữ tù trưởng.

Trương Thúc Dạ kêu lên :

- Ủa! Thân Lan Hoa...

Đoàn Cao Phong thúc nhẹ chàng một cái, dùng tiếng Triết Giang cảnh tỉnh chàng :

- Viên tù trưởng không muốn mình chú ý nhiều đến Thân Lan Hoa. Thiếu gia cứ hỏi y về việc Điền Bá Thạch thôi.

Chàng suy nghï, về phần Điền Bá Thạch thì chắc Nùng tù trưởng không hiểu gì thêm nữa, nên hỏi một câu bâng quơ :

- Từ đây đến Đại Giáp, còn mất bao nhiêu thì giờ nhỉ?

Nùng tù trưởng đã dùng xong bữa cơm, đứng dậy ngửa mặt nhìn trời :

- Nếu đi nhanh thì ta së tới nơi khi mặt trời chưa lặn.