Chương 1

Thủy Tiên hấp tấp chạy vào bệnh viện va phải một gã thanh niên ăn mặc rất lịch sự.

Hắn nhăn mặt chỉ trích cô:

– Chạy đi mô mà vô ý rứa? Mắt mũi để ở mô mà không thấy ai vậy hả?

Giọng Huế nặng trịch khó nghe.

Thủy Tiên chỉ biết nhã nhặn nhận tội:

– Xin lỗi! Xin lỗi. Tôi đang gấp.

Rồi cô lao vào trong thật nhanh như tia chớp không cần biết hắn có "tha lỗi" cho cô không.

Mấy tháng nay, Thủy Tiên làm "hộ lý" chăm sóc mẹ Thiên An ở bệnh viện.

Bây giờ người nhà rước về Huế, mệ yêu cầu Thủy Tiên đi theo.

Không cần suy nghĩ, Thủy Tiên quyết định cho mệ Thiên An về Huế.

Tự nhiên trở thành hộ lý bất đắc dĩ, chỉ có Thủy Tiên mới biết tại sao. Đại học năm cuối mà đành cam nghỉ giữa chừng, Thủy Tiên rất đau nhưng biết làm sao được.

Người nhà chuẩn bị mua vé máy bay đưa mẹ Thiên An về Huế nhưng mệ cương quyết:

– Ta thích đi xe lửa ngắm cảnh nì.

Ông Vĩnh Hy, con trai mệ phàn nàn:

– Mạ bệnh lo đi nhanh về nhà nghỉ ngơi, răng đòi đi xe lửa ngắm cảnh.

Mệ Thiên An khăng khăng:

– Ta thích rứa, cứ để ta đi xe lửa.

Ông Vĩnh Hy và vợ là bà Tịnh Vân phải chiều theo ý mệ.

Cháu nội Tôn Thất Vĩnh Khoa đi lo đi mua vé xe lửa. Xong xuôi trở vào bệnh viện rước mệ.

Vĩnh Khoa bước vào với giọng reo vui:

– Xong cả rồi! Lên đường hồi hương mệ nì.

Chợt thấy Thủy Tiên loay hoay dìu mệ Thiên An. Anh gõ trán, nheo nheo mắt hỏi một cách khôi hài:

– Thì ra là o! O là ...

– Hộ lý.

Thủy Tiên đã nhận ra anh chàng va chạm vào mình lúc nãy. Cô đáp thật nhanh.

Vĩnh Khoa ngạc nhiên:

– Rứa o là hộ lý hả?

Mệ Thiên An nhấn mạnh:

– O hộ lý Thủy Tiên sẽ theo mệ về Huế luôn.

– Rứa hả mệ?

Vĩnh Khoa hỏi mệ rồi quay sang Thủy Tiên nói với vẻ trêu chọc:

– Rứa o đồng ý về Huế chăm sóc mệ tui à?

Thì ra Vĩnh Khoa là cháu nội mệ Thiên An. Gã thanh niên đã khá nặng lời với Thủy Tiên lúc nãy.

Tại sao lại gặp hắn nữa? Tại sao hắn lại là cháu nội mệ Thiên An? Mà thôi mặc kệ hắn.

Nhìn Vĩnh Khoa, Thủy Tiên đáp một cách kiêu hãnh:

– Đồng ý nên tôi mới theo mệ đấy chứ.

Vĩnh Khoa nháy mắt với. Thủy Tiên, anh nói như hù dọa cô:

– Mệ tui khó lắm, o có chăm sóc được không, có chịu được không hả?

Mệ Thiên An kêu lên:

– Cái thằng ni, răng nói rứa? Mấy tháng ni o Thủy Tiên đã chàm sóc mệ rồi hì.

Vĩnh Khoa vẫn trả lời mệ Thiên An:

– Ở ni khác, về ngoài nớ khác chứ mệ.

Thủy Tiên biết Vĩnh Khoa cố ý nói cho cô ngao ngán. Hắn nói gì cô cũng mặc kệ. Cô đã quyết định rồi.

Mệ Thiên An hỏi cháu nội.

– Khác chi hả?

– Khác nhiều lắm đó mệ.

Bà Tịnh Thúy giục:

– Răng mà nói dông dài rứa Khoa? Lo đưa mệ ra xe.

– Vâng!

Thủy Tiên cùng mệ Thiên An đi xe lửa, còn cả nhà Vĩnh Khoa về Huế bằng máy bay cho nhanh.

Vĩnh Khoa căn dặn Thủy Tiên:

– Chừ tui giao mệ cho o. Nhớ lo chu toàn đấy.

Thủy Tiên nguýt Vĩnh Khoa một cái dài ngoằng. Hống hách không thể tả. Ai mà không biết anh là cháu quan lại, dòng họ danh gia vọng tộc ở xứ Huế. Trong những ngày chăm sóc mệ Thiên An, Thủy Tiên đã biết được nhiều điều.

Mệ Thiên An là người miền Nam được về làm vợ ông quan Tôn Thất Bửu Phùng, cha chồng mệ cũng là quan lớn dưới triều Nguyễn.

Mệ là con dâu xứ Huế, trở thành một mệnh phụ phu nhân thích nghi với bao phong tục tập quán xứ Huế.

Mấy mươi năm mệ chưa có dịp trở lại quê nhà.

Mệ Thiên An bị bệnh thận phải vào Sài Gòn phẫu thuật, sức khỏe tạm ổn, người nhà đưa về Huế.

Nghe mệ kể, Thủy Tiên bảo mệ giống hai bà Từ Dũ, Nam Phương quê ở Gò Công - Tiền Giang được tiến cung ra Huế làm hoàng hậu, mệ cười:

Mệ là hậu duệ của các bà ấy.

Người ta nói các bà mệnh phụ quí tộc ngoài Huế rất khó tính khiến Thủy Tiên hơi ớn. Nhưng khi tiếp xúc với mệ Thiên An, Thủy Tiên có cảm giác mệ không đến nỗi khó lắm.

Xe chạy lướt qua những cánh đồng lúa mênh mông, những hàng cây xanh biếc. Mệ Thiên An rất thích, mải đưa mắt ngắm nhìn.

Cuộc sống ngày xưa của mệ gắn bó với đồng lúa, bờ tre, dòng sông, xa cách bao nhiêu năm chưa được gặp chỉ nhìn thôi cho đỡ nhớ quê nhà.

Xa khuất miền Nam, rồi xe đến miền Trung bụi mù đất đỏ, gió cát lao xao, đồi núi chập chùng. Mệ lại bồn chồn.

Sắp đến Huế. Quê hương thứ hai:

quê hương gắn bó với quyền uy, thế lực, danh gia vọng tộc.

Ông Bửu Phùng, chồng mệ đã mất nhưng cuộc sống quí tộc danh giá của gia đình mệ vẫn không thay đổi ...

Mệ Thiên An vừa ngắm nhìn phong cảnh, vừa chỉ trỏ nói vớì Thủy Tiên đủ thứ. Sợ mệ mệt, cô nhắc mệ nằm nghỉ.

Thủy Tiên nhìn ra ngoài cũng nao nức lạ thường. Lần đầu tiên cô đến Huế, nghe nói nhiều về xứ Huế nên thơ. Bây giờ mới có dịp nhìn tận mắt phong cảnh, Thủy Tiên rất thích.

Nhưng Thủy Tiên không phải đến Huế để tham quan du lịch, ngắm nhìn cảnh đẹp như bao người mà đi làm hộ lý chăm sóc sức khỏe cho một mệ phu nhân quí tộc.

Thủy Tiên chẳng biết nên buồn hay vui khi đã chọn một hướng đi kỳ quặc thế này.

Thật ra Thủy Tiên đâu có chọn công việc và chuyến đi ra Huế này. Nhưng nếu không chọn thì cô cũng không thể làm gì khác hơn được.

Chẳng biết Huế có đem lại cho Thủy Tiên điều gì mới lạ không? Cô bắt đầu thấy lo lắng khi không mạo hiểm ra vùng đất miền Trung đầy dấu ấn phong kiến này.

Chế độ ăn uống dưỡng sức, nghỉ ngơi ... của mệ Thiên An đều do Thủy Tiên đảm nhiệm.

Cô chăm sóc cho mệ thật ân cần, chu đáo. Cô loay hoay ở trong phòng chỉ đến khi mệ ngủ mới thơ thẩn ra ngoài dạo chơi.

Khu tiền đường của dòng họ rộng lớn, hoành tráng, cổ xưa. Đã trải qua nhiều thế hệ sinh sống nơi đây.

Bên trong khu tiền đường có nhiều phòng. Những phòng này đã được chỉnh sửa khang trang mới mẻ, đủ tiện nghi.

Thủy Tiên thích nhởn nhơ ngoài khu vườn vắng lặng vào buổi chiều tà.

Khu vườn có những cây ăn trái như mít, ổi, chuối ...

Buổi chiều khu vườn yên tĩnh như ngôi tiền đường trầm mặc nghiêm trang.

Sự yên lặng bao trùm như nghe cả hơi thở của đất trời, của tiếng gió.

Thủy Tiên muốn khám phá nhưng chưa dám đi sâu vào khu vườn, không phải vì sợ bóng tối mà sợ mệ Thiên An gọi đến, cô chạy vào không kịp.

Trong sự yên tĩnh gần như u tịch, bỗng một cơn gió thoảng qua, cây lá lao xao.

– Hú! Hú ... Phù ... phù!

Bất chợt những âm thanh lạ lùng vang lên bên tai Thủy Tiên. Cô giật mình lắng tai nghe ngóng.

Những tiếng hú, tiếng rên lại vang lên, âm thanh lạ lùng bí ẩn nghe mới ghê rợn làm sao. Chẳng lẽ khu vườn có ma? Những âm thanh quái gở vừa nghe là do con ma tạo nên?

Thủy Tiên hơn ớn, lùi lại ngó quanh, chẳng biết con ma đứng đâu?

Thủy Tiên hình dung bóng ma áo trắng phất phơ, mái tóc xõa dài, khuôn mặt trắng nhợt, mắt lòi ra, hai hàm răng trắng nhởn, hai chiếc răng dài ngoằng đáng sợ. Có phải bóng ma đang lửng lơ trên ngọn cây?

Ngôi tiền đường cổ xưa, khu vườn rậm âm u chắc chắn là sẽ có bóng ma về thăm viếng ...

Một chuỗi cười ghê rợn vang lên. Đúng là con ma! Không có một chút gan để đối đầu với con ma, Thủy Tiên hoảng hốt tháo chạy.

– Hừm! Chạy đi đâu! Ta đã bắt được mi rồi.

Đột ngột, Tôn Thất Vĩnh Khoa phóng từ trên cây xuống như con sóc, anh đứng nhìn Thủy Tiên nhe răng cười.

Hai hàm răng trắng toát, Thủy Tiên run run mắt nhìn Vĩnh Khoa chằm chặp cố tìm dấu vết con ma.

Hình như đọc được ý nghĩ trong đầu Thủy Tiên, Vĩnh Khoa mỉm cười hỏi một cách châm chọc:

– Có thấy tôi giống ma không hả Thủy Tiên.

Thủy Tiên hậm hực nhìn Vĩnh Khoa. Khuôn mặt chữ điền điển trai, kiên nghị "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" của Hàn Mặc Tử đây. Chiếc quần jean bạc, áo thun trông Vĩnh Khoa thật trẻ trung, mạnh mẽ.

Dáng vẻ khỏe khoắn, thanh lịch, điển trai như thế này mà là ma à?

Thủy Tlên trả lời Vĩnh Khoa một cách ấm ức:

– Ma giả.

Ngắm nghía Thủy Tiên từ đầu đến chân, Vĩnh Khoa cười một cách đắc ý.

– Ma giả mà có người sợ hết hồn, cắm đầu bỏ chạy.

Thủy Tiên lừ mắt hỏi lại:

– Ai bỏ chạy đâu hả?

Vĩnh Khoa cười hì hì, nói với vẻ trêu chọc:

– Bị tôi bắt lại, nên Thủy Tiên mới không chạy thục mạng đó chứ.

Thủy Tiên vểnh mặt lên:

– Anh mà bắt tôi lại được à?

– Chứ còn gì nữa?

– Còn lâu.

Vĩnh Khoa xổ giọng Huế:

– Rứa mà Thủy Tiên không chạy hả?

Thủy Tiên nói một cách tỉnh bơ:

– Tôi muốn nhìn xem con ma nó như thế nào?

Vĩnh Khoa nheo mắt hỏi:

– Rứa con ma thế nào há Thủy Tiên?

– Tiếc là tôi chỉ thấy con ma giả.

– Tiếc à? Bộ Thủy Tiên muốn thấy ma thật lắm sao?

Thủy Tiên chưa kịp trà lời thì Vĩnh Khoa nói tiếp vẻ châm chọc:

– Thôi đừng thấy ma, thấy người thật thích hơn.

Thúy Tiên nhìn bằng đuôi mắt thật dài:

– Thấy người thật mà thích à?

Vĩnh Khoa mỉm cười khẳng định:

– Chứ còn gì nữa, Thủy Tiên sẽ tha hồ ngắm, bình luận và trò chuyện.

Thủy Tiên bắt đầu trò chuyện với người thật, cô hỏi với về chất vấn:

– Tại sao anh giả ma nhát tôi hả?

Vĩnh Khoa đáp một cách nhẹ nhàng:

– Để xem Thúy Tiên có sợ ma không?

– Người thường, người ta còn sợ huống hồ chi ma.

Vĩnh Khoa cười phá lên:

– Vậy là Thủy Tiên khẳng định mình sợ ma.

Thủy Tiên gật nhẹ:

– Tôi không chối cãi.

Rồi cô lại lý giải:

– Một mình vào khu vườn vắng vào lúc chập choạng tối như thế nào chứng tỏ là đâu có sợ ma.

– Tôi cũng nghĩ vậy nhưng nếu con ma thật hiện ra thì Thủy Tiên cũng chạy dài hà?

Thủy Tiên nhìn Vĩnh Khoa nói một cách mát mẻ:

– Còn anh thì hay lắm, ngồi vắt vẻo trên cây hú hí, rên rỉ làm ma nhát người khác.

Vĩnh Khoa mỉm cười khoái trá:

– Ngồi trên cây làm ma nhìn người khác sợ chạy dài, thích lắm Thủy Tiên.

Thủy Tiên nhăn mặt:

– Vậy mà thích à?

– Không tin, Thủy Tiên cứ giả ma thử xem.

– Tôi chẳng làm giống anh đâu.

– Vậy Thủy Tiên thích làm gì hả?

– Làm ...

– Hộ lý.

Thủy Tiên chưa dứt câu thì Vĩnh Khoa đã tiếp 1ời cô, rồi cất tiếng hỏi:

– Cô làm hộ lý bao lâu rồi hả Thủy Tiên?

– Mới làm.

Vĩnh Khoa mỉm cười:

– Mới làm mà Thủy Tiên cũng rành ghê vậy đó.

Thủy Tiên lắc đầu:

– Anh có thấy tôi làm gì đâu.

– Nghe mẹ nói.

Vĩnh Khoa trả lời rồi hăm he:

– Thủy Tiên mà chăm sóc không đàng hoàng, chu đáo sẽ nghe mẹ tôi ca cẩm.

Thủy Tiên đối đáp nhanh:

– Người già ca cẩm dù sao cũng dễ chịu hơn người trẻ.

Vĩnh Khoa mỉm cười một cách thân thiện:

– Bị người trẻ ca cẩm rồi hả Thủy Tiên?

Thủy Tiên lặng thinh, không thừa nhận, cũng chẳng phản đối.

Vĩnh Khoa cũng yên lặng. Anh đảo mắt nhìn quanh khu vườn.

Trời nhập nhoạng tối. Cây cối như bắt đầu chìm vào bóng đen im lặng. Vĩnh Khoa chợt hỏi:

Thích đi dạo trong khu vườn lắm hả Thủy Tiên?

Thủy Tiên gật nhẹ:

– Những lúc rảnh tôi cũng thích đi dạo mát ngoài vườn.

Rồi cô lại phân trần:

– Nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Anh đừng nghĩ là tôi bỏ mệ mà cbạy ra đây nghe.

Vĩnh Khoa lắc đầu:

– Tôi không nghĩ rứa. Thủy Tiên là hộ lý tốt mà.

Hộ lý tốt à? Một hộ lý bất đắc dĩ thì có.

Đang là sinh viên trở thành hộ lý ra tận xứ Huế xa xôi mà chăm sóc cho một bà già phong kiến, có ai biết tại sao?

Thủy Tiên đáp lời Vĩnh Khoa với vẻ khiêm tốn:

– Là hộ lý thì tôi phải cố chăm sóc tốt cho mệ thế thôi.

Vĩnh Khoa nói một câu thật lòng:

– Mệ tôi có lẽ phải cần hộ lý chăm sóc cho suốt tuổi già.

– Tôi cũng nghĩ như vậy.

– Rứa cô có chịu chăm sóc cho mệ tôi mãi mãi không hả Thủy Tiên?

Làm sao Thủy Tiên trả lời được. Cô vẫn chưa biết mình chăm sóc mệ Thiên An cho đến bao giờ.

Thật tình Thủy Tiên cũng muốn ở mãi ở đây. Huế cổ kính, nên thơ đã cuốn hút cô rồi.

Thùy Tiên nói với Vĩnh Khoa một cách dè dặt:

– Việc gì tôi chưa biết chính xác, tôi không thể trả lời.

Vĩnh Khoa nhìn cô nhận định:

– Tôi nghĩ Thủy Tiên ngẫu hứng làm hộ lý. Khi nào hết ngẫu hứng thì trở về.

Thủy Tiên bối rối:

– Anh nghĩ như thế à?

– Tôi cứ thắc mắc vì sao Thủy Tiên ở thành phố mà chịu theo về đây làm hộ lý cho mệ tôi.

Đơn giản vì tôi muốn biết xứ Huế.

Vĩnh Khoa lại hỏi:

– Biết rồi thì sao hả?

– Tôi chưa nghĩ đến những điều tiếp theo.

Vĩnh Khoa nói với vẻ nhắc nhở:

– Khi nào Thúy Tiên có điều gì mới thì bảo để gia đình tìm hộ lý khác cho mệ nha!

Tất nhiên không có Thủy Tlên thì sẽ có những cô hộ lý khác chăm sóc mệ, không có Thủy Tiên cũng chẳng sao.

Thủy Tiên không phải là sự cần thiết của mọi người. Cô có mặt ở đây hay không chẳng quan trọng gì cả.

Thủy Tiên gật đầu:

– Tất nhiên, không có tôi thì sẽ có hộ lý khác chăm sóc mệ.

Vĩnh Khoa nói với vẻ than phiền:

– Tự nhiên làm hộ lý rồi lại không làm, tại sao hả Thủy Tiên?

Thủy Tiên đáp tỉnh rụi:

– Anh đã bảo là tôi làm theo ngẫu hứng mà.

Vĩnh Khoa tặc lưỡi:

– Tôi rất băn khoăn về ngẫu hứng của Thủy Tiên đó.

Thủy Tiên nói một cách bình thản:

– Anh đừng băn khoăn gì cả. Trên đời này mọi việc đều có thể xầy ra.

Và Thủy Tiên sẽ bỏ đi bất cứ lúc nào, không làm hộ lý nữa.

Thủy Tiên nói như phân bua:

– Tôi đang làm hộ lý cho mệ, anh đừng nói đến việc bỏ đi.

– Mong là như vậy há Thủy Tiên.

Làm như anh mong Thủy Tiên làm hộ lý cho mệ anh mãi vậy.

Im lặng. Hai người như đang chìm trong những suy nghĩ riêng tư.

Thoáng thấy bóng dáng Vĩnh Khoa bước vào từ ngõ sau tiền đường lại có cả Thủy Tiên. Bà Tịnh Thúy vô cùng ngạc nhiên:

– Mạ tưởng con ở trong phòng, đi mô rứa hả Vĩnh Khoa?

Vĩnh Khoa thản nhiên đáp:

– Con đi dạo cho mát mạ ạ.

Bà Tịnh Thúy nhìn Thủy Tiên, hỏi với vẻ không hài lòng:

– Còn cô Thủy Tiên?

– Dạ .... con ...

Thủy Tiên vô cùng bối rối trước tia nhìn soi mói của bà Tịnh Thúy.

Vĩnh Khoa đỡ lời cho cô:

– Thủy Tiên mới ra thì gặp con đó mẹ.

Bà Tịnh Thúy phàn nàn:

– Răng mà ra ngoài, ở trong phòng lo chăm sóc mệ chứ.

Thủy Tiên phân trần:

– Mệ mới vừa ngủ nên con mới ra ngoài ạ Bà Tịnh Thúy gắt lên:

– Con trả lời nữa hả? Người già bệnh hoạn có ngủ nghê gì được mô. Lo mà canh chừng chứ.

Thủy Tiên ấm ức dạ rồi chạy nhanh về phòng mệ Thiên An. Cô sợ đứng đây sẽ nghe thêm những lời chì chiết tràng giang đại hải của bà Tịnh Thúy.

Giữa hai người phụ nữ quyền uy, quí tộc trong gìa đình, Thuy Tlên thấy mệ Thiên An dễ chịu hơn bà Tịnh Thúy. Bà là con dâu của bà Thiên An, cũng thuộc dòng dõi quí tộc một phụ nữ Huế chính gốc.

Bà Tịnh Thúy rất lạnh lùng, nghiêm khắc phân biệt đối xử, cái chất phong kiến đã ăn sâu trong đầu óc và thể hiện qua tính tình của bà.

Bà sống đúng nguyên tắc, mẫu mực, khá kiêu kì. Đối với người giúp việc trong nhà thì rất khắt khe.

Thủy Tiên cứ ngỡ những điều mà cô biết được về tầng lớp quí tộc phong kiến ngày xưa chỉ còn trong ký ức, trong sách vở chứ không ngờ cô đang đối diện.

Biết tính bà Tịnh Thúy khắt khe, cô luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ không để sơ hở điều gì.

Hôm nay xui xéo đi dạo chơi vào gặp bà, lại đi cùng với “cậu cả” nữa chứ.

Cô sẽ cố gắng tránh vậy.

Đợi cho Thủy Tiên vào trong, bà Tịnh Thúy vội vàng chất vấn Vĩnh Khoa:

– Rứa con với cô ta dạo chơi chung hả?

Vĩnh Khoa phân hua:

– Không phải mô mạ.

– Không phải mà vào nhà cùng một lượt như rứa à?

Vĩnh Khoa bật cười:

– Mạ mới lạ, khu vườn của mình, tổ đường của mình của mình, loanh quanh dạo chơi thì phải ra vào chung chứ răng.

Giọng bà Tịnh Thúy thật khô khan:

– Con phải biết cô ta là hộ lý cho mệ, là người giúp việc, con đừng thân thiện dạo chơi chung như vậy.

Vĩnh Khoa kêu lên:

– Thời đại này mà còn phân biệt chủ tớ, không ổn đâu mạ ơi!

Bà Tịnh Thúy cao giọng:

– Không phân biệt để nó ngồi trên đầu, trên cổ mình à? Bọn ni cũng trèo cao lắm nớ.

Vĩnh Khoa nhăn mặt:

– Răng mạ nói rứa?

– Chứ còn chi nữa.

– Mạ rành chúng nó hơn con. Mạ muốn nhắc nhở con.

– Nhưng con có làm chi mô.

Bà Tịnh Thúy nhìn con trai nhấn mạnh:

– Con không được thân thiện với con nớ, phải luôn giữ khoảng cách chủ tớ nghe chưa!

Vĩnh Khoa nhăn mặt như bị đau răng:

– Mạ kỳ rứa, răng lại phân biệt chủ tớ, sang hèn. Đời bây chừ mọi người bình đẳng ngang nhau.

Bà Tịnh Thúy kêu ca:

– Con nói như rứa, bọn nớ sẽ được ''đằng chân lân đằng đầu" đó. Bọn người làm răng ngang hàng với mình được.

– Ai cũng phải đi làm để kiếm sống chứ mạ.

– Nhưng mỗi người mỗi khác, mình là chủ, con nghe chưa.

Vĩnh Khoa phàn nàn:

– Con thấy chẳng có gì phải phân biệt chủ tớ.

Bà Tịnh Thúy nói một cách bực dọc:

– Con không phân biệt nó tưởng là ngang hàng với con đấy.

– Thì có sao mô mạ.

– Sẽ có bao rắc rối, phiền phức nghe con. Mẹ không muốn thấy con gần gũi, thân mật với con nớ nữa.

Vĩnh Khoa chép miệng, lắc đầu, Mẹ anh thật là độc đoán, anh không thể nào nói được với bà.

Thủy Tiên là cô hộ lý chăm sóc mệ, cũng như mọi người, rứa mà mạ phân biệt. Sự phân biệt kéo theo lòng khinh khi.

Vĩnh Khoa không nghĩ như bà Tịnh Thúy, còn bà thì khẳng định:

– Con thân thiện với con nớ, nó đâu có bỏ lỡ cơ hội.

– Cơ hội gì mạ?

– Con khéo vờ hỏi, con là cậu chủ mà, nó sẻ nhấm tới, không chừng nó tấn công, rủ rê con trước. Mần răng mà cùng ra vườn dạo chơi một lượt vậy hỉ?

Vĩnh Khoa hơi khó chịu:

– Vườn rộng, ai muốn ra chơi thì ra chứ mạ.

Bà Tịnh Thúy quả quyết:

– Chứ không phải con với con nớ hẹn nhau hả?

– Khổ quá mạ ơi! Vườn nhà mình ai thích thì cứ đi dạo.

Bà Tịnh Thúy lạnh lùng nói như phán lệnh:

– Mẹ cấm con nớ léo hánh ra vườn. Ai biết được khi chỉ có mình nó với con.

Vĩnh Khoa phàn nàn:

– Mạ đa nghi quá mạ à.

– Nam nữ gần gũi tiếp xúc nhau răng mà biết được.

Nói chuyện với bà Tịnh Thúy thật khó chịu, Vĩnh Khoa kiếm cớ rút lui:

– Đừng nói chuyện này nữa mạ ơn! Con về phòng đây.

– Cái thằng ni nghe mẹ nói hết đã.

– Con đang bận mạ ạ!

– Hừ! Ở ngoài vườn chơi cho đã, bây chừ than bận.

Vĩnh Khoa mỉm cười:

– Con ở ngoài vườn để thư giãn. Bây chừ về phòng giải quyết nốt công việc.

Bà Tịnh Thúy vội vàng thông báo:

– Nghe anh chị Phán Thông bảo Linda Băng Châu sắp về nước rồi đó.

Vĩnh Khoa đáp một cách thản nhiên:

– Con biết rồi.

– Biết rồi thì chuẩn bị lo đón Băng Châu và chuẩn bị các thứ.

Vĩnh Khoa cười hỏi:

– Chuẩn bị gì hả mạ?

Bà Tịnh Thúy đưa ngón tay lên dứ dứ Vĩnh Khoa:

– Đừng có vờ vịt như con nít rứa.

Bà nói vừa dứt câu thì Vĩnh Khoa đã bước đi rồi.

Buổi trưa, Linda Băng Châu ghé nhà Vĩnh Khoa. Cô Việt kiều Pháp sang trọng trong bộ váy đỏ.

Băng Châu là vợ hứa hôn của Vĩnh Khoa. Cô theo gia đình sang định cư ở Pháp hơn mười năm nay.

Về nước lần này, Linda Băng Châu định ở lại Huế cùng Vĩnh Khoa kinh doanh làm ăn.

Mẹ của Băng Châu là bà Băng Tâm, bạn với bà Tịnh Thúy. Hai nàng Tôn nữ, hoa khôi của trường Đồng Khánh ngày xưa.

Hai bà bạn thân lấy chồng cũng đều là con cháu quan lại. Cả hai rất hãnh diện về gia thế và cả con cái của mình, nên quyết định kết thông gia.

Băng Châu và Vĩnh Khoa thân thiết từ thời thơ ấu. Thời gian sau khi Băng Châu đi Pháp, Vĩnh Khoa cũng sang Pháp du học.

Băng Châu được gia đình giữ lại ăn cơm.

Cô tíu tít đòi hỏi:

– Dì Thúy cho con ăn các món Huế, con đang thèm món bún bò Huế đây nì.

Bà Tịnh Thúy vui vẻ:

– Dì sẽ cho con thường thức các món Huế. Dì biết bên ấy là nhớ món này lắm. Mẹ con cũng than với dì hoài.

Băng Châu nói tiếp:

– Ở bên ấy có bún bò Huế của cộng đồng Việt kiều mà ăn vẫn thấy thiếu hương vị quê nhà dì ạ!

Bà Tịnh Thúy réo Thủy Tiên xuống bếp phụ nấu các món Huế để bà đãi con dâu tương lai.

Thủy Tiên lúng túng chẳng biết làm các món ăn của xứ Huế.

Bà Tịnh Thúy vừa chỉ lại vừa la mắng té tát.

Thật ra Thủy Tiên làm gì cũng không vừa ý bả.

Thủy Tiên chỉ biết nấu các món ăn phổ biến của miền Nam:

canh chua cá lóe, cá rô kho tộ, mắm kho ...

Lạ một điều là những món Thủy Tiên nấu, mệ Thiên An rất thích và ăn rất ngon miệng. Mệ luôn đòi nấu món canh chua cá lóc, cá bông lau với giá, bạc hà hoặc bông điên điển, bông so đũa ...

Thủy Tiên chợt nhớ ra bà là người dân Nam bộ, có ăn các món của xứ Huế vẫn nhớ các món ăn dân dã miền Nam.

Bình thường mệ Thiên An ăn cơm trong phòng riêng. Hôm nay có cô cháu dâu tương lai nên mệ được Thủy Tiên dìu ra phòng ăn.

Suốt bữa ăn, mệ Thiên An chỉ ăn canh chua, cá rô kho tộ và tấm tắc khen ngon, còn món Huế thì mệ chỉ nếm qua.

– Thủy Tiên nấu món ăn vừa ý mệ.

Băng Châu láu táu hỏi:

– Còn món Huế thì sao hớ mệ?

– Mệ hợp khẩu vị với các món miền Nam.

Bà Tịnh Thúy nói với vẻ khó chịu:

– Mạ ở Huế thường thức món Huế bao nhiêu rồi bây chừ lại chê.

Mệ Thiên An nói:

– Mệ có chê mô.

Băng Châu xen vô hỏi:

– Sao mệ không ăn món Huế?

– Lúc trước ăn nhiều món Huế rồi, bây giờ lại thích món miền Nam hơn.

– Bữa ni mệ không ăn các món Huế, dì Thúy buồn lắm đó.

Im lặng nãy giờ, Vĩnh Khoa thấy khó chịu nên lên tiếng:

– Ai thích gì cứ ăn, răng mà ép buộc chi cho thêm phiền phức rứa?

Băng Châu phân trần:

– Em có ép buộc mô.

Bà Tịnh Thúy lên tiếng:

– Mạ nghĩ mình là người Huế thì phải ăn các món truyền thống của Huế.

Băng Châu phụ họa theo bà:

– Đúng đó đì Thúy. Con luôn thích ăn các món truyền thống Huế.

Vĩnh Khoa phàn nàn:

– Ngày nào cũng ăn các món Huế, truyền thống Huế chắc chết quá mạ ơi!

Bà Tịnh Thúy kêu lên:

– Răng chết?

– Chết vì các món ăn quen thuộc, phải thay đối chứ mạ.

Băng Châu nhìn Vĩnh Khoa:

– Rứa là anh thích thay đổi.

Vĩnh Khoa đáp tỉnh queo:

– Thay đổi cho đỡ nhàm chán.

Băng Châu hỏi một cách ngụ ý:

– Cái gì cũng thay đổi hả anh Khoa?

– Cũng còn tủy chứ Băng Châu.

Bà Tịnh Thúy lên tiếng nhắc nhở:

– Lo ăn đi, cứ nghe Vĩnh Khoa nói là đói đấy Băng Châu.

Băng Châu cười, nói lấy lòng bà Tịnh Thúy:

– Con nhớ món Huế của dì, con phải ăn chứ.

Bà Tịnh Thúy ngó Băng Châu, âu yếm:

– Ăn hết hỉ!

– Con sẽ ăn hết các thức ăn của dì.

Vĩnh Khoa nhìn Băng Châu trêu chọc:

– Băng Châu ăn hết, anh sẽ phong làm ...

Băng Châu ngắt lời Khoa:

– Phong làm gì hả anh?

– Nữ hoàng ăn.

Băng Châu trề môi:

– Rứa mà cũng nói, chức danh có hay chi mô.

Vĩnh Khoa mỉm cười thật hiền:

– Nữ hoàng ăn, răng mà không hay?

Băng Châu phụng phịu một cách trẻ con:

– Anh nói em là vua ăn nhiều hả.

Vĩnh Khoa vội phân bua:

– Không có mô.

Băng Châu hăm he:

– Anh mà nói rứa là thức ăn của dì Thúy ế đấy.

Mọi người cười rộ lên. Thủy Tiên chỉ biết lắng tai nghe, cô đang gắp thức ăn cho mệ Thiên An.

Bà Tịnh Thúy lại quay sang Thủy Tiên nói một cách gay gắt:

– Con ni lo cho mệ ăn răng mà lơ đãng vậy.

Có lẽ bà rầy để thị uý, chớ Thủy Tiên nào có lơ đãng. Nhiệm vụ của cô là chăm sóc sức khỏe cho mệ. Cô lo cho mệ từng li từng tí chứ có dám lơ là.

Bà Tịnh Thúy nói thế thật oan, nhưng Thủy Tiên cũng chẳng thể thanh minh được. Cô đành lặng lẽ đút cơm cho mệ Thiên An ăn rồi đưa mệ về phòng.

Bà Tịnh Thúy dặn dò Thủy Tiên mà như phán lệnh:

– Ăn xong lo cho mệ nghỉ ngơi chu đáo nghe mi. Mệ ngủ cũng không được ra ngoài chơi.

Băng Châu nhìn theo Thủy Tiên, tò mò hỏi:

– Cô ni không chu đáo răng mà dì dặn kỹ rứa?

– Phải dặn chứ con. Chăm sóc người già mà chểnh mảng mô có được.

Bà Tịnh Thúy trả lời Băng Châu rồi bảo:

– Con ở chơi với dì bao lâu hỉ?

Băng Châu tươi cười:

– Con muốn tham quan cảnh Huế.

Và cô quay sang Vĩnh Khoa nói với vẻ nũng nịu:

– Đưa em đi ngắm cảnh Huế nghe anh Khoa.

Vĩnh Khoa trêu chọc Băng Châu:

– Rứa em làm như du khách không bằng.

Băng Châu đáp một cách kiêu hãnh:

– Chứ còn gì nữa. Em là du khách nước ngoài đó.

Bà Tịnh Thúy vui vẻ hỏi:

– Xa Huế đã lâu cũng nhớ phải không?

Băng Châu liếc nhìn Vĩnh Khoa, nói một cách ngụ ý:

– Vâng! Con nhớ cảnh nhớ người.

Bà Tịnh Thúy phán lệnh cho Vĩnh Khoa:

– Khoa nì, chiều con đưa Băng Châu đi chơi cho nó xem lại các cảnh cố đô:

vào Thành nội, đi chùa Thiên Mụ ....

Vĩnh Khoa nhăn mặt muốn phản ứng. Anh không thích làm gì cũng do sự sắp đặt của bà Tịnh Thúy. Ngay cả đưa Băng Châu đi chơi mà bà cũng nhắc anh.

– Khi mô đi chơi chẳng được mạ. Băng Châu còn ở đây mà.

– Ở đây còn đi nhiều chỗ, con cứ đưa Châu đi đi?

Hưởng ứng lời bà Tịnh Thúy, Băng Châu yêu cầu Vĩnh Khoa một cách ngọt ngào:

– Em ở đây chơi, chiều ni anh Khoa đưa em đi dạo trên cầu Tràng Tiền ngắm sông Hương nhé!

Vĩnh Khoa gật nhẹ:

– Em thích nơi mô thì anh sẽ đưa đến đó.

Băng Châu nhìn Vĩnh Khoa một cách thú vị:

– Em thích vào một nơi, và ở luôn đó.

– Nơi mô?

– Vào tim anh chứ mô.

– Tim anh khóa chặt rồi, chưa có ai vào được mô.

Bà Tịnh Thúy mỉm cười trước sự dí dỏm của con trai và con dâu tương lai.