Chương 1

Vũ không sao quên được cái ngày đầu tiên anh gặp Nguyệt Vy khi cô chính thức bước chân vào sống trong căn nhà này. Dù chuyện đó đã xa cách đây đã ba năm. Bao nhiêu ngày đã trôi qua, bao nhiêu biến cố đã xảy đến, nhưng những hình ảnh hôm ấy lại hiện ra như mới hôm qua.

Đó mà một buổi chiều cuối năm ảm đạm. Mùa đông năm ấy thật lạnh, cơn mưa cuối mùa đã kéo thật dài. Vũ đang học bài, cánh cửa phòng khách bật mở. Ba anh bước vào, người thoáng rùng mình vì những hạt mưa còn bám đầy người. Bên cạnh ông là một cô gái nhỏ nhắn đứng co ro trong chiếc áo lạnh rộng thùng thình, đôi môi tím ngắt mím chặt, chiếc mũi nhỏ phập phồng, khuông mặt thon thả... Điều đập vào mắt Vũ và gây ấn tượng cho anh mạnh nhất là đôi mắt của cô gái nhỏ, đôi mắt tròn đen mở to như ngạc nhiên với sự việc chung quanh, đôi mắt như dấu hỏi lớn với người đối diện.

Vũ nghe tiếng ba anh trầm trầm cất giọng:

-Lại đây ngồi cho ấm... con gái.

Cô gái vẫn rụt rè và bối rối, cho đến khi ông An nắm bàn tay nhỏ bé, lạnh ngắt của cô kéo đi, cô mới bước theo ông ngập ngừng. Khép nép ngồi ghé xuống chiếc nệm salon to lớn, trông cô như con mèo ốm o đang tìm cách chạy trốn sự săn đuổi.

Vẫn tiếng ông An:

-Vũ à! Ba giới thiệu với con. Đây là cháu Nguyệt Vy, con gái của bác Đông, bạn thân của ba...

-Thưa!... bác Đông đang sống ở Lâm Đồng phải không ạ?

- Đúng rồi, thế này vũ à...

Nhưng ông im lặng khi từ cầu thang có tiếng bước chân gõ lộp cộp vang lên. Hai cha con cùng ngước mắt nhìn, bà Nga, mẹ của Vũ đang bước xuống, tiến đến gần chỗ của ông An đang ngồi, bà lên tiếng hỏi nhẹ nhàng:

-Ông mới về đấy à?

-Bà ngồi xuống đây, tôi có việc cần nói...

Bà ngồi đối diện với ông, đưa mắt nhìn cô gái nhỏ, bà mỉm cười dịu dàng:

- Đây là con gái anh Đông phải không mình?

- Đúng rồi! Tôi có nói sơ qua với mình trong điện thoại rồi đó

Bà với tay qua nắm nhẹ bàn tay cô gái đang gác trên thành ghế, nhẹ nhàng vỗ về:

-Cháu có mệt vì chuyến đi dài không? Hay là bác đưa cháu về phòng nghỉ sớm nhé!

Ông An gật đầu đồng tình:

-Phải đó, cháu nên nghỉ sớm đi. Sau một giấc ngủ cháu sẽ khỏe hơn đấy.

Bà Nga tiếp lời:

-Bác đã chuẩn bị cho cháu một căn phòng trên lầu, bây giờ cháu cứ việc an tâm ở đây, mọi việc ngày mai sẽ bàn tiếp cháu nhé ! Nào, đi theo bác.

Từ lúc bước chân vào nhà đến giờ, Vũ mới nghe cô bé lên tiếng, giọng lí nhí:

-Cháu xin cám ơn hai bác...

- Được rồi, được rồi... cháu theo bác gái đi nghỉ đi.

Chỉ một lát sau bà Nga đã bước xuống. Thở dài thật nhẹ, bà ngồi xuống chỗ lúc nãy lên tiếng:

-Con bé đã ngủ rồi.

-Nó ngủ ngay à?

-Có lẽ thế, nó lẳng lặng thay bộ áo quần rồi leo lên giường nằm im lặng. Em nghĩ nên để nó nghỉ ngơi sẽ tốt hơn.

Ông An chép miệng không giấu được tiếng thở dài:

-Tội nghiệp ! Nó còn bé quá mà phải chịu cảnh mồ côi. Bố nó đau ốm đã lâu làm con bé cũng muốn ốm theo. Hơn 15 tuổi rồi mà nó bé như... cái kẹo...

Bà Nga lên tiếng hỏi chồng:

-Thế anh Đông mất vì bệnh gì hở mình?

Ông An chép miệng:

-Chậc, anh Đông vốn yếu bao tử mà, nó loét dần loét dần rồi cũng đến ngày hết chịu nổi.

-Thế con bé có học hành gì không?

Ông An gật đầu ra vẻ hài lòng:

-Nó đang học lớp 9, con bé học khá lắm. Anh Đông cho tôi xem học bạ của nó năm nào học lực cũng xuất sắc.

Vũ bỗng chen vào lên tiếng hỏi:

-Ba kể đầu đuôi đi ba, con không hiểu gì hết.

Rồi anh đứng bật dậy hối hả:

-Con quên! Tự nãy giờ chắc ba... đói bụng, để con dọn cơm...

Ông An khoát tay:

-Thôi con, ba không đó đâu. Con cho ba ly nước trà nóng, pha đậm đậm một chút. Xe cộ bây giờ đua nhau chạy tốc độ để giành giật khách chóng mặt thấy khiếp. Con bé Nguyệt Vy (Nguyệt Vy) không quen đi xe, thành thử nó mệt đừ.

Uống một hơi đến nữa ly trà nóng, ông An chậm rãi lên tiếng:

- Đã từ lâu ba được biết bác Đông ba con bé Nguyệt Vy bị bệnh, nhưng ba không ngờ bệnh của bác ấy lại trầm trọng đến thế. Cách đây hơn một tuần, bác ấy gọi điện mời ba ra Lâm Đồng gấp. Khi gặp bác Đông ba không thể nhận ra người bạn hiền lành của ba năm xưa. Bệnh tật đã biến đổi bác ấy thành một con người tàn tạ đến thương tâm... Hai cha con sống thui th?i, kinh tế eo hẹp thành ra ba hiểu tại sao Nguyệt Vy nó sống e dè, kép kín như vậy. Bác Đông sống thoi thóp, chỉ còn đủ sức trăn trối lại xin ba nuôi đứa con gái bé bỏng duy nhất sau khi bác ấy qua đời...

Ngưng lại một chút, căn phòng lắng đọng như nghẹn lại, ông An nói tiếp:

-Không tả hết được nỗi niềm đau thương của tình cảnh hai cha con... Thật tội!... Bác Đông rồi cũng yên tâm qua đời sau khi ba hứa sẽ nuôi nấng , dạy dỗ con gái bác ấy chu đáo. BA ở lại lo cho đám tang bác Đông hoàn tất... Thật tình thì Nguyệt Vy nhất định không chịu theo ba về. Nhưng vì rồi thương ba nó, rồi nhớ lại lời bác ấy trăn trối, con bé đành dứt bỏ mảnh đất nuôi sống hai cha con đạm bạc sau bao năm mà theo ba về đây. Con bé nó thương ba đến đứt ruột...

Vũ lại buộc miệng hỏi tới:

-Còn... mẹ Nguyệt Vy cũng... mất rồi sao ba?

Ông An buông một tiếng cụt ngủn:

-Ừ!...

Rồi quay sang vợ mình đang trầm ngâm lắng nghe, ông An hỏi vơ:

-Mình tính sao?

Bà Nga vẫn như lúc nào, nhỏ nhẹ dịu dàng:

-Anh thấy đó. Mình có hai đứa con, Thu Vân (Thu Vân), chị của thằng Vũ thì đã có chồng, mặc dù mình bắt rể nhưng hai vợ chồng nó sống riêng biệt ở tầng trên cùng. Thằng Vũ thì đang còn đi học, ở căn phòng trên lầu kế. Còn căn phòng trống bên cạnh lâu nay dành cho khách, bây giờ có thêm con bé Nguyệt Vy về sống, mình cho con bé ở căn phòng ấy. Em thấy chẳng ảnh hưởng gì đến nếp sống cả, có thêm một đứa con gái càng vui chứ sao. Kinh tế gia đình mình cũng không đến nỗi khó khăn. Em rất hoan nghênh sự có mặt của con bé Nguyệt Vy.

Vũ không giấu được sự vui sướng:

-Vậy là con lại có thêm một cô em gái phải không hả mẹ?

-Con có thích không?

-Rất thích mẹ à! Nhà mình rộng thênh thang, chị Vân thì đi bán tới tối mới về, ba mẹ cũng đi buôn bán xa, có khi cả tuần, nhà còn có mình con ra vào với bà Sáu, buồn lắm mẹ Ơi!

Bà N mắng yêu con trai

-Thôi đi cậu ơi! Lớn rồi mà còn vòi vĩnh như trẻ con. Nếu như có em gái con phải sống sao cho ra dáng một người anh trai xứng đáng, không thôi Nguyệt Vy nó cười cho xấu hổ lắm đấy!

Vũ cười tươi rói:

-Ba mẹ yên chí. Con trai của ba mẹ đâu phải thứ... dỏm...

Hai ông bà cười xòa hài lòng nhìn cậu con trai yêu quý. Ông bà cũng tin chắc vào những lời nói của con, từ xưa đến giờ thằng bé vốn chưa làm cho ông bà buồn lòng điều gì.

Vũ lại le6n tiếng:

-Ba mẹ Ơi! Chị Vân và anh Thắng có... ý kiến gì về việc này không nhi?

Người cha cau mày:

-Ý kiến gì nữa! Việc này đâu ảnh hưởng gì đến vợ chồng no đâu. Hai vợ chồng nó tối ngày ở ngoài cửa hàng, về đến nhà thì tối mịt, một Nguyệt Vy chứ mười Nguyệt Vy cũng chẳng phiền phức gì đến vợ chồng chị con đâu.

Bà mẹ xen vào:

- Điều quan trọng là làm cách nào cho con bé nó sớm thích nghi với lối sống gia đình của mình. Mẹ trông nó có vẻ nhút nhát quá!

Ông bố giải thích:

-Nó vốn sống cô độc, khép kín mà. Ngoài giờ đi học nó chỉ biết quanh quẩn trong nhà nấu nướng nuôi người cha bệnh hoạn. Bác Đông cũng có mấy công càphê, nhưng từ ngày bị bệnh bác khóan trắng cho người ta mướn đất nên chẳng thu hoạch được bao nhiêu. Nguyệt Vy cũng không quen việc trỗng trọt, có một mình nó thành ra bác Đông cũng không muốn cho con vất vả...

Bà N nhình chồng:

-Lúc nãy anh bảo Nguyệt Vy học lớp mấy rồi nhi?

-Lớp 9, nhưng ba nó bệnh rồi mất, thành ra nó phải nghỉ ngang theo anh về đây. Có thể nó sẽ phải học lại lớp 9, anh đã lấy hết hồ sơ học bạ của nó xin chuyển về đây rồi. Hy vọng chỉ một thời gian ngắn nó sẽ ổn định bình tâm trở lại.

Vũ phấn khởi hứa hẹn:

-Con sẽ kèm Nguyệt Vy học. Năm nay con học lớp 12 rồi, dư sức chỉ bài cho lớp 9

Bà mẹ bật cười:

-Nói được thì phải làm được đó nghen. Mẹ giao Nguyệt Vy cho con phụ trách phần học hành. Làm sao mà con bé vẫn là học sinh xuất sắc như lời ba con nói mới là giỏi.

Và Vũ đã giữ đúng lời hứa, năm đó anh đã kèm cho Nguyệt Vy học rất tận tình. Kết quả là cô bé đậu vào lớp 10 với số điểm khá cao. Nhưng ai cũng công nhân đó là phần lớn là do tính chăm chỉ và rất chịu khó. Với nụ cười dịu dàng, e ấp cô bé luôn làm vừa lòng mọi người trong gia đình. Tuy chưa được cởi mở lắm, nhưng chỉ sống trong gia đình ông bà An chừng nữa năm thì Nguyệt Vy đã trở thành một thành viên quen thuộc.

Thời gian trôi qua... Xuân sang, Hạ tới, Thu qua, Đông tàn... cô bé Nguyệt Vy nhỏ bé, nhút nhát ngày nào giờ đã trở than`h cô nữ sinh lớp 12 dễ thương, xinh đẹp. Còn anh chàng Vũ cũng đã là sinh viên trường đại học Y năm thứ 3... rất bảnh chọe...

... -Hù!

Kèm theo tiếng hù dọa là tiếng cười hồn nhiên:

-BẮt gặp anh Vũ đang ngồi làm thơ há!

Sợ cô bé mất hứng, Vũ giả vờ giật mình, mắt trợn tròn:

-Em làm anh hết hồn. Học ở đâu cái trò hù dọa nghịch ngợm này vậy nho?

Nguyệt Vy! Đúng là cô bé năm xưa đang che miệng cười khúc khích:

-Lâu lâu mới hù được anh Vũ một lần thích ghê! Anh Vũ ơi ! Ba mẹ về chưa?

Vũ đưa tay xem đồng hồ:

-Chắc cũng sắp về rồi...

Cô bé mỉm cười hiền lành:

-Em đi thay áo dài đã. Hôm nay kiểm tra toán thây cho bài khó dễ sợ, em suýt nữa là làm không kịp giờ. Hú hồn!

Vũ nói với theo bước đi của cô em:

-Anh đã nói rồi, phải nắm vững lý thuyết, thuộc lòng công thức...

Nguyệt Vy đứng lưng chừng cầu thang quay xuống le lưỡi cướp lời anh:

-... Và thường xuyên làm bài tập. Em thuộc lòng "bài kinh" của anh lắm rồi, anh Vũ ơi!

Dứt lời cô nhảy chân sáo chạy về phòng. Vũ nhìn theo, miệng huýt sáo một điệu nhạc vui. Từ ngày nhà xuất hiện thêm một cô gái nhỏ, Vũ yêu đời hẳn ra, căn nhà không còn buồn tẻ, chán ngắt như lời anh đã... tả với ba mẹ. Trái lại lúc nào cũng có tiếng cười đầm ấm, hạnh phúc. Vũ thích chọc ghẹo cô em "từ trên trời rơi xuống", thích được nhình cô phụng phịu, giận dỗi, thích sự chăm sóc ân cần của Nguyệt Vy dành cho mình. Vũ... yêu những khoảnh khắc xum vầy khi có ba mẹ, anh em quây quần đùa vui trò chuyện...

Chỉ một lát sau ba mẹ V về đến. Nguyệt Vy lăng xăng phụ bà Sáu dọn cơm. Vừa ngồi xuống chỗ ngồi quen thuộc, ông An đã lên tiếng:

-Tuần tới ba mẹ đi giao hàng ở Vũng Tàu, hai đứa có muốn đi đổi gió không?

Cậu con trai reo lên ngay:

-Hoan hô! Con vừa mới thi xong, có thể đi chơi vài ngày thoải mái được rồi.

Và quay sang cô em nháy mắt:

-Còn em? Đi được chứ?

Nguyệt Vy cười buồn thiu:

-Em đang chuẩn bị kì thi học kì I cơ mà, bài vở năm thi nhiều muốn ngập đầu luôn, làm sao dám đi.

Vũ xúi:

- Đi hai ngày thôi, sáng thứ bảy đi chiều chủ nhật về được không ba?

Bà Nga xen vào:

-Ba mẹ đi từ thứ 5, định thứ 7 về, nhưng nếu hai đứa đi chung thì chủ nhật cả nhà cùng về.

Cô con gái kêu lên:

-Eo ơi! Vậy con phải xin nghỉ học mấy ngày sao?

Cậu con trai giải thích:

-Ba mẹ cứ việc đi trước giao hàng, thứ bảy hai anh em con đi xe tốc hành ra sau, rồi ở lại chơi hôm sau về cả nhà, chịu không?

Nguyệt Vy vẫn ngập ngừng:

-Em cũng hông dám chắc nữa. Năm lớp 12 nghỉ học ngày nào cũng sợ hết á.

Vũ cười động viên:

-Nguyệt Vy học giỏi lắm mà, sao nhát quá vậy?

-Không có đâu! Học sinh ở thành phố ai cũng học giỏi, không như hồi em còn học ở tỉnh. Anh biết không, hồi cuối năm lớp 11 cả lớp em có dến 2/3 là học sinh xuất sắc, còn lại là tiên tiến. Trời ơi! Học lơ mơ là rớt đài ngay.

Vũ bật cười thành tiếng:

-Ai biểu em học trường chuyên. Ai cũng học giỏi là đúng thôi.

Ông An ngưng đũa xen vào:

-Thôi, em nó không thích đi thì không nên ép, đi vui chơi giải trí là phải thoải mái. Năm nay là năm thi phải để em tập trung cho việc học.

Bà Nga cười cười nhìn con trai:

-Vũ thích thì cứ đi với ba me...

Cậu con trai vừa cười vừa gãi đầu ra vẻ bối rối:

-Con muốn đi chung với... Nguyệt Vy cho vui, chứ ra đó ba mẹ đi công chuyện, con tắm biển thui thủi có một mình... ui chao ơi! Hết hứng...

Cô con gái có vẻ áy náy vì làm anh... mất hứng, ngập ngừng đề nghị:

-Hay anh vũ rủ anh Thắng với chị Vân đi chung cũng được vậy. A! Cho cu Bin đi theo luôn...

V lắc đầu lia lịa:

-Thôi, thôi xin can, hai ông bà đó chưa bao giờ dám nghỉ một ngày nào kể cả ngày lễ để đi chơi. Với lại cứ tưởng tượng bà Vân nhà mình ục ịch bước xuống biển... Trời ơi! Thật khủng khiếp, chắc là nước biển phải dâng cao như... sóng thần.

Nghe Vũ diễn tả, cả nhà không ai nhịn được cười. Quả là cô con gái lớn trong nhà, sau khi sinh cu Bin, cậu con trai đầu lòng, không biết vì đã ăn quá nhiều đồ bổ lúc mang thai hay vì nuôi con bằng nhiều thức ăn bổ dưỡng, mà giờ đây "trọng lượng" của cô chị đã tăng nhanh đến mức đáng sợ. Hai ông bà An đều cao, hai người con cũng thừa hưởng gen di truyền tốt đẹp của ba mẹ, ne6n cả hai chị em đều to cao. Tóm lại Thu Vân giờ trông không khác người... Tây mà ta hay gặp trên đường phố...

Ông An cười to sảng khoái:

-Con nói phải trông trước trông sau, chị con nó nghe được thì... xé xác con ra "trộn gỏi" cho chồng nó nhậu thì đừng hối hận nhe con trai.

Anh chàng giơ hai tay lên phân bua:

-Mà cả nhà phải công nhận con... phát biểu quá đúng không? Không biết chị VÂn được ông Thắng tẩm bổ kỹ tới cỡ nào mà bể... "phoọc" hết trơn.

Bà mẹ phì cười vỗ vào vai con trai:

-Người phụ nừ sinh con xong rồi thì khó mà giừ được người thon thả được như ngày xưa, con đừng trêu chọc chị rồi mai mốt con gặp phải cô vợ y chang như thế thì...

Vũ kêu to hoảng hốt một cách cố ý:

-Không dám đâu! Trong nhà có một "gấu mẹ vĩ đại" là đủ khủng khiếp rồi... Mà mẹ nói sao chứ con thấy người ta thường nói "GÁi một con trông mòn con mắt", trong khi bà Vân nhà mình thì trông muốn... nổ con mắt luôn.

Nguyệt Vy vốn hiền lành cũng không ngăn được tiếng cười khúc khích:

-Anh có dám nói trước mặt chị Vân không?

Vũ nhún vai lắc đầu:

-Anh không muốn bị "gấu mẹ vĩ đại" xé xác một cách oan uổng. Kệ! Thì mang tiếng nhát gan, nói lén cũng được... sống sót.

Vừa lúc đó từ dưới nhà bếp, bà Sáu mang le6n một dĩa đu đủ vàng ươm đã được cắt thành từng miếng vuông vức trông thật ngon mắt.

Vũ reo lên như trẻ con:

-Hoan hô bà Sáu yêu quý! Con khoái loại... nhuận trường này nhất.

Bà già người làm cười hiền lành:

- Đu đủ chính cây đấy cậu Vũ à! Ngọt lắm. Loại này phải để tủ lạnh nguyên trái, tới giờ ăn mới gọt. Mời ông bà, mời cô cậu...

Nguyệt Vy bao giờ cũng ngoan ngoãn, lễ phép:

-Con cám ơn bà Sáu.

-Bà có để phần lại cho vợ chồng con Vân không? Nó cũng khoái đu đủ chín cây đấy!

- Dạ có! Tôi biết tính cô Vân nhà này mà.

Vũ cười hề hề tìm cách trêu chọc bà người làm hiền lành, tốt bụng:

-Thế bà Sáu có biết tính con không hả bà Sáu?

Bà Sáu gật đầu mạnh bạo:

-Có chứ, tui nuôi cậu từ nhỏ mà. Cậu thì dễ nuôi hơn cô Vân, thứ gì cũng ăn...

Anh chàng lém lỉnh nhăn mặt giả vờ ngây thơ... cụ:

-Sao kỳ quá hén! Trong khi con dễ ăn thì ốm nhom, còn chị Vân kén ăn thì mập ù. Nghe có vẻ không ổn bà Sáu ơi!

Bà già hiền lành chỉ còn biết cười trừ:

-Tui cũng không hiểu tại sao lại như vậy nữa. Chứ cô Vân ăn khó lắm! Thịt mà có dính một chút mỡ là cổ không đụng tới... Thật đó!

Bà Nga xua tay:

-Ôi hơi đâu mà bà Sáu nghe cái thằng ba hoa chích chòe này. Nó chọc ghẹo bà đó, con Vân ăn hàng như mỏ khoét cả ngày ở ngoài cửa hàng, bụng dạ đâu mà ăn cơm ở nhà nữa. Nội bà Sáu thấy thằng cu Bin con nó, mới hơn một năm mà to như con người ta hai ba tuổi là đủ biết.

Rồi bà đúng dậy kéo ghế:

-Thôi ăn xong thì lên nhà cho bà Sáu dọn dẹp. Khiếp thật! Mẹ thấy con là con trai sao mà mồm miệng quá sức, chẳng bù cho Nguyệt Vy chỉ biết cười. Xem ra trong nhà này phụ nừ coi bộ bị mang tiếng là phái lắm chuyện một cách oan ức đấy!

Vũ ôm vai mẹ trổ tài... "Điêu Thuyền".

-Ôi mẹ Ơi! Con công nhận lời mẹ nhận xét rất chí lý, nhưng mẹ nhớ phải chừa chị Vân ra nghe.

-Cái thằng! Cái gì cũng nói được.

Anh chàng cười xòa quay sang cô em gái:

-Nè! Nguyệt Vy, le6n anh nói cái này cho nghe. Hay lắm!

Cô em lắc đầu từ chối:

-Anh lên trước đi, em phụ bà Sáu dọn dẹp đã.

Ông bà An đã lên nhà trên, Vũ biết rõ tính cô em nên lắc đầu cười cười bước theo cha mẹ. Từ khi về nhà này, Nguyệt Vy là cánh tay đắc lực của bà Sáu. Cô bé ít khi chịu ngồi không, vườn hoa nho nhỏ trước sân nhà là một kỳ công của cộ Từ hồi nào tới giờ có ai để ý đến mảnh đất xác xơ đó đâu. Thế mà chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, Nguyệt Vy ra sức nhổ cỏ, xới đất, tìm mua cây con, phân bón... Ôi thôi đủ thứ và tỉ mỉ, lẳng lặng làm một mình mặc cho Vũ trêu ghẹo.

Rồi việc làm bếp nữa. Nguyệt Vy rất thích phụ bà Sáu. Buổi sáng thì phải đi học, thế nào cô cũng phải lao vào bữa cơm chiều cho dù nhà chỉ có mấy người, bao lâu nay một mình bà Sáu vẫn đảm nhiệm. Tối đến canh me tuần hai ngày chương trình "khéo tay hay làm", món nào cũng học rồi thực hiện liên tục... Cô còn đi học cắm hoa, nữ công gia chánh... Nói chung là rất đảm đang. Cho mãi đến khi Vũ phải la lên cảnh cáo khi cô bé bước vào năm học lớp 12, năm cuối của thời phổ thông, Nguyệt Vy mới ngừng...

Đã có một đôi lần Vũ nghe mẹ anh nói bóng gió: "Con bé Nguyệt Vy mà làm dâu nhà nào thì nhà đó có phước lớn. Con gái mà lo toàn việc trong nhà gọn gàng rồi nội trợ đảm đang thì không nhừng chồng con được nhờ mà cả nhà chồng cũng được hưởng"... Những lúc ấy cô bé chỉ biết đỏ hồng hai má, xấu hổ, ngượng nghịu không dám nói một lời.

Vũ thì sướng rơn trong bụng, liếc nhìn Nguyệt Vy rồi tủm tỉm cười một mình...

Ông An cũng góp phần trêu ghẹo cô con gái nuôi nhỏ bé mà ông bà đã thương yêu, chăm sóc như ruột thịt.

-Này! Có quen ai thì phải dẫn tới giới thiệu ba mẹ đàng hoàng, để ba mẹ còn chấm điểm. Muốn làm rễ nhà này đâu phải dể phải không mình?

Bà vợ cười khẽ:

- Dĩ nhiên rồi! Con gái... út của mẹ "công dung ngôn hạnh" vẹn toàn thì phải lựa chọn người tài giỏi thật xứng đáng chứ!

Nguyệt Vy chỉ còn biết đứng chết trân, mặt đỏ bừng, miệng lắp bắp mãi mới thốt lên được lí nhí:

-Con... không... lấy chồng đâu. Con... Ở vậy với... ba me... suốt đời...

Ông An bật cười to:

-Ối chào! Lại cái điệp khúc muôn thưở của các cô gái. Này, ba nói cho con biết. Hồi trước con Vân cũng dẫy lên y như con vậy, mà đâu chỉ hơn vài tháng sau lại khóc lóc nỉ non xin... lấy chồng sớm...

Vũ xen vào:

-Người ta nói các cô gái hay nói... ngược lại những điều mình muốn mà ba.

Nguyệt Vy bỏ chạy le6n lầu tránh các ngón đòn trêu chọc của mọi người vì biết rõ mình vô phương chống đỡ. Lúc nãy cô đã nói rất... thật lòng mình nhưng chắc không ai tin. Hơn bao giờ hết, cô chỉ muốn mãi mãi được ở lại đây, mái ấm tràn đầy hạnh phúc mà cô đang được hưởng. Cô thật lòng không muốn rời những người thân yêu trong gia đình này. Cô chỉ muốn mình được ở mãi nơi đây, mãi mãi... suốt đời...