Chương 1
Xuống xe taxi, Uy Vũ xách hành lý thong thả đi vào con hẻm và dừng lại trước căn phố nằm gần trong cùng. Căn phố lầu vẫn không khác gì bảy năm về trước.Nếu Phúc Bình vẫn còn ở đây thì hắn sẽ bất ngờ và vui mừng lắm đây. - Uy Vũ nhủ thầm. Anh cười tủm tỉm, hình dung bộ dạng của thằng bạn thân rồi bấm chuông.– Anh hỏi ai?Câu hỏi cụt ngủn, đôi mắt dò xét trên gương mặt lạnh như tiền của người phụ nữ trẻ lạ hoắc khiến Uy Vũ hụt hẫng:– Dạ .... tôi hỏi Phúc Bình!Cô ta ngoảnh vào trong gọi to:– Anh ơi! Có người tìm anh nè!Uy Vũ thầm hoang mang. Phải chăng đây là vợ Phúc Bình? Vậy thì gay rồi.Cứ ngỡ hắn vẫn còn độc thân nên vừa quay về nước anh mới hăm hở đến gõ cửa.Cánh cửa mở rộng hơn, Phúc Bình xuất hiện. Hắn phát tướng, mặt căng tròn và bụng phệ ra.– Ơ ... ai vầy nè ta? ... Uy Vũ phải không? Ngọn gió nào thổi mày tới đây vậy thằng quỉ?Uy Vũ cười hề hà:– Gió mưa gì? Máy bay đưa tao xuống phi trường Tân Sơn Nhất và taxi chở tới đây nè.Phúc Bình vỗ vai Uy Vũ:– Mừng quá! Có ai ngờ mày về bất tử vậy chứ? Vô, vô nhà! À, giới thiệu mày đây là Trúc Mai vợ tao.Uy Vũ chào:– Chào Trúc Mai! Tôi là bạn học thời phổ thông với Phúc Bình.Gương mặt Trúc Mai giãn ra và nét dè chừng cũng biến mất. Cô bước sang một bên nhường lối cho Uy Vũ. Phúc Bình giúp bạn xách hành lý vào nhà.– Em nhớ rồi! - Trúc Mai xởi lởi – Anh Bình cũng hay nhắc đến anh:Nghe nói sáu bảy năm trước anh xuất cảnh qua Mỹ cùng gia đình. Nay anh về chơi à?– À tôi ...Phúc Bình phẩy tay:– Thưa thả hẵng nói chuyện em à. Em đi lấy nước uống giùm anh đi. Uy Vũ, mày ngồi nghỉ đã.Trúc Mai sốt sắng vào trong làm nước uống. Phúc Bình ngắm bạn.Uy Vũ cười:– Sao? Phát hiện điểm nào lạ chưa? Chứ tao thấy tao vẫn vậy. Chỉ có mày là đường bệ vượt chỉ tiêu luôn. À! Mày cưới vợ khi nào?– Đã ba mùa lá rụng rồi! Còn mày?Uy Vũ làm bộ rầu rầu:– Tao thành trai già rồi!– Xì, mày còn ngon lành như xưa. Nói thật nghe, nay mai mấy cô gái nếu làm quen mày là bén luôn cho coi.Uy Vũ lắc đầu chép miệng:– Không đâu! Việt kiều cũng năm bảy hạngViệt kiều! Cứ nhìn bề ngoài thì lầm chết.Phúc Bình cười cười:– Mày thuộc hạng Vlệt kiều nào đây?Hơi ngần ngừ, Uy Vũ đáp:– Có thể gọi là trung bình. Chính vì vậy tao mới trở về Việt Nam. Không đâu bằng quê hương mình, mày ạ.Phúc Bình ngạc nhiên:– Có lộn không vậy? Lúc ra đi mày có nói sẽ cố học thật giỏi là tạo dựng sự nghiệp bên đó. Theo tao biết thì mày cũng hội nhiều điều kiện thuận lợi, sao bây giờ quay về và giọng điệu thiếu tự tin vậy hả?Uy Vũ hơi cúi đầu, đắn đo cân nhấc.Vài giây sau, anh ngước nhìn bạn, giọng tin cậy:– Phúc Bình à! Mấy năm qua cũng vì hoàn cảnh nên tao không liên lạc với mày. Nhưng tao tin rằng bọn mình vẫn là bạn tốt của nhau. Vì vậy, tao về đây mong mày giúp đỡ.Phúc Bình thoáng nhíu mày, băn khoăn. Anh cảm thấy không ổn, có gì đó nơi thằng bạn chí cốt với mình.Trúc Mai bưng nước uống lên tới.Phúc Bình hạ giọng nói nhanh:– Được rồi, từ từ tao với mày sẽ tâm sự - Đoạn anh oang oang - Nước uống lên tới rồi.Ba ly nước trái cây sóng sánh.Trúc Mai mời Uy Vũ:– Mời anh Vũ! Anh uống cho khỏe rồi lát nữa em dọn cơm. Vì bất ngờ nên chiều nay chúng ta ăn đạm bạc thôi. Ngày mai sẽ chính thức chiêu đãi anh Vũ.Uy Vũ bưng ly nước:– Cám ơn Trúc Mai! Nhưng thật tình mà nói thì tôi ngại bày vẽ kiểu cách lắm. Là bạn bè với tôi, Phúc Bình nó hiểu rõ tính tôi mà.Phúc Bình lên tiếng:– Phải đó em ạ. Chúng ta cứ coi nhau như người nhà là hay nhất. À, nên sắp xếp để Uy Vũ sử dụng phòng nào nhỉ?Trúc Mai nhanh nhẩu:– Trên lầu một và lầu hai chúng ta vẫn còn phòng, anh Vũ thích phòng nào cũng được. Hay là anh dùng phòng trên lầu hai nhé? Tuy mất công leo cầu thang nhưng trên đó yên tĩnh, lại có đủ máy tập đa năng nữa. Nếu anh thích thì sử dụng cũng tiện.Uy Vũ ngó Phúc Bình. Anh cảm thấy buồn cười Phúc Bình nhột nhạt:– Đừng nhìn táo kiểu đó!Uy Vũ tủm tỉm:– Ít nhất mày cũng giải tỏa thắc mắc của tao chứ. Có máy tập đa năng mà sao mày bề thế dữ vậy?Trúc Mai phàn nàn:– Ổng lười lắm, anh Vũ ơi!Phúc Bình phân trần:– Sáng dậy phải tranh thủ đi làm sớm mới không bị kẹt xe. Chiều thì có khi về được đúng giờ, nhiều hôm dự tiệc chiêu đãi rồi còn đủ thứ việc trên đời dưới đất ... mày nói tao còn thời gian đâu mà tập với luyện? – Anh phẩy tay - Mặc kệ, người ta vẫn bảo phát tướng phát tài mà. Với lại, mục đích của tao là kiếm tiền nuôi vợ và lo cho con sau này chứ không ... giữ dáng làm tài tử xi nê như mày đâu.Uy Vũ lắc đầu cười trừ. Không thể chối cãi một điều là anh quá đẹp trai, lịch lãm. Cho nên ví dầu bây giờ anh thật sự lâm vào cảnh ngặt nghèo nguy khốn thì thiên hạ cũng khó mà tin.Hai vợ chồng Phúc Bình đưa Uy Vũ lên phòng. Nó rộng khoảng mười hai mét vuông yên tĩnh và sạch sẽ ...Buổi tối, UyVũ xuống nhà, lúc ấy vợ chồng Phúc Bình đang gọt trái cây trong phòng ăn.Uy Vũ gõ cửa phòng:– Tôi không làm phiền hai người chứ?Trúc Mai xởi lởi:– Anh Vũ xuống đúng lúc lắm. Tụi này tính lên mời anh ăn trái cây đây.Phòng ăn tuy nhỏ nhưng bài trí đơn giản và khéo léo nên nó cảm giác như rộng hơn diện tích thật của nó. Uy Vũ ngồi xuống ghế Phúc Bình vừa kéo ra.Anh đặt lên bàn hai chiếc hộp giấy. Một hộp mới nhìn cũng đoán ngay là rượu. Còn hộp kia vuông đẹp như dăm bảy cái đĩa CD.Phúc Bình nhìn anh:– Gì vậy?Uy Vũ cười nhẹ:– Quà cho hai người. Phúc Bình ạ! Đúng ra tao định hai món này mày sẽ để dành, nhưng bây giờ sử dụng được rồi.Phúc Bình chép miệng phàn nàn:– Mày bày đặt quá!Trúc Mai thì hỏi:– Anh Vũ nói vậy là sao? Em không hiểu.– Tôi tặng Phúc Bình khi nào hắn cưới vợ. Ai ngờ hắn đã cưới vợ được ba năm.– Ra là vậy! Một chai rượu vang đỏ của Pháp và xâu chuỗi ngọc cho cô dâu.Trúc Mai không giấu được sự hớn hở.Thỉnh thoảng, Phúc Bình có nhắc đến Uy Vũ, một vài kỷ niệm thời đi học và thắc mắc vì từ lúc xuất cảnh Vũ không hề liên lạc. Giờ thì anh bạn ấy đột ngột xuất hiện, không ngờ lại là dân xịn. Xâu chuỗi ngọc trai này phải vài triệu đồng Việt Nam chứ chẳng ít.Trong khi Trúc Mai hớn hở thì Phúc Bình băn khoăn. Uy Vũ bảo đang khó khăn mới quay về Việt Nam, sao hắn còn bày vẽ chi cho tốn vậy hổng biết? Có lẽ Phúc Bình phải hỏi Uy Vũ cụ thể hơn mới được.Phúc Bình chưa vội hỏi. Nhưng lúc ăn trái cây, Trúc Mai hỏi Uy Vũ chuyện gia đình và việc làm bên Mỹ.Uy Vũ đáp chung chung rằng ba mẹ anh sống tạm ổn thôi. Cuộc sống bên ấy vất vả hơn tại Việt Nam nhiều. Bản thân anh học về tin học, một ngành đầy hứa hẹn ở Việt Nam nhưng quá tầm thường tại Mỹ. Ra trường, anh đã phán đấu thật nhiều nhưng vẫn thua xa dần bản xứ. Cuối cùng đành khăn gói quay về Việt Nam mong có thể tìm được chỗ đứng dễ dàng hơn một chút.Trúc Mai chưng hửng. Anh ta không phải dư dả hay giàu có và về thăm quê.Thất bại (hay thất nghiệp) giờ trở về Việt Nam sinh sống ư? Dự tính vừa mới nhen nhóm trong đầu đã bị dập tắt ngay. Cầm xâu chuỗi ngọc trai trên tay mà Trúc Mai phân vân, không biết nên tỏ thái độ thế nào nữa.Đưa Uy Vũ về phòng, Phúc Bình tranh thủ hỏi chuyện luôn:– Vũ à! Tao hỏi thật nhé! Mày thật sự gặp khó khăn mới về nước hả.Uy Vũ trầm giọng:– Tao nói rồi đó, rất nhiều người Việt mình qua đó rồi phải vất vả lắm mới có thể sống được.Phúc Bình khẽ lắc đầu:– Tao không đồng ý nghe! Đã vất vả khó khăn mà mày còn bày đặt mua quà đắt tiền làm gì hả?Uy Vũ bật cười:– Ông cụ à! Rượu vang ở bển rẻ rề! Còn chuỗi ngọc trai tao mua cũng hơi lâu rồi, lúc đó người ta có đợt giảm giá nên không đắt lắm. Mày đừng nghĩ ngợi ba cái chuyện lẻ tẻ đó làm gì.Phúc Bình quan tâm:– Bây giờ mày định thế nào?– Trước mắt, có lẽ tao sẽ tìm một công việc để có thể kiếm áo cơm. Tao nghĩ vốn liếng tiếng Anh ngần ấy năm bên Mỹ có thể hữu ích cho tao lúc này. Sau đó từ từ tao dọ tìm một công ty tin học khả dĩ vô làm việc được lâu dài.Niềm vui cho ngày tao ngộ chưa kịp trọn vẹn thì phải nhường chỗ để sự xót xa mon men vào. Phúc Bình nén tiếng thở dài:– Tao sẽ giúp mày!– Ồ, không không! Bạn bè xa nhau sáu bảy năm trời mà vẫn vậy! Mày giúp tao có chỗ ở là quý lắm rồi. Tao không thể làm phiền mày thêm nữa dược.– Nhưng ...– Được rồi, được rồi, tao hiểu tình cảm của mày mà! Mày yên tâm đi, tao sẽ tự xoay xở. Rồi sẽ ổn thôi. – Uy Vũ kết thúc câu chuyện - Chúc mày ngủ ngon.Tiễn bạn ra ngoài, Uy Vũ khép cửa vào nằm dài xuống giường:Anh cảm thấy có chút áy náy. Phúc Bình không chút nghi ngờ trong khi anh nói dối thật trơn tru. Rồi anh tặc lưỡi nói thầm:“Xin lỗi mày nhé Phúc Bình. Tao tin rồi mày sẽ hiểu cho tao”.Uy Vũ lật mình nằm nghiêng. Vẫn cảm thấy bứt rứt khó chịu, anh nằm ngửa, tay vắt trên trán, mắt nhìn thao láo lên trần nhà:Không hiểu sao nghĩ tới Trúc Mai vợ Phúc Bình, anh cảm thấy bất an.Sáng hôm sau, Uy Vũ thức đậy khá sớm. Anh làm vệ sinh cá nhân xong thay áo quần đi xuống nhà.Vợ chồng Phúc Bình cũng đã thức dậy. Chẳng biết Trúc Mai nói gì mà trở xuống Uy Vũ nghe tiếng Phúc Bình khẩn khoán:– Em nhỏ tiếng một chút đi, để Uy Vũ nghe thấy kỳ lắm!– Xì! Bộ tôi nói sai à? Có ai ở Mỹ về mà nghèo khổ không? Anh ta lại bảo vì thất bại mới quay về Việt Nam. Vậy thì không thể loại trừ bất cứ lý do nào dù là thật nhỏ. Anh đó nghe, cứ tin tưởng bạn bè, lỡ xảy ra chuyện gì hối hận không kịp đâu.Uy Vũ thụt lùi lại tựa vào tường.Quả là ba mẹ không hề sai khi căn dặn anh thật kỹ. Kiểu này chắc anh khó mà lưu lại nhà Phúc Bình lâu dài. Nghĩ cho kỹ, thấy ở nhà Phúc Bình cũng không tiện lắm. Giờ giấc đi về của anh và sinh hoạt của hai vợ chồng hắn ...Sau bữa ăn điểm tâm bình thường diễn ra trong bầu không khí gượng gạo, Uy Vũ nói với Phúc Bình, mình sẽ đi đạp một vòng, nhân đó tìm việc làm luôn.Uy Vũ vào một điểm truy cập Internet và ngồi lì hơn một tiếng đồng hồ. Anh không có nhiều thời gian rảnh rang. Phải kiểm tra hoạt động của tất cả các bộ phận để chắc rằng mọi người ở đó đều làm công việc rất chạy. Tiếp đó, anh gởi E-mail về cho cha, báo cho ông biết tình hình của mình sau khi về nước cũng như dự định trong những ngày tới dựa theo thực tế, có thể thay đổi so với kế hoạch lúc còn ở bên Mỹ ...Rời điểm truy cập, Uy Vũ thả bộ nhàn tản trên hè phố. Một buổi sáng thư thái đối với anh sau thời gian dài trên đất khách. Anh cảm giác như mình sống lại thuở còn học phổ thông. Rảnh rang và thêm một chút, lười biếng cộng lêu lổng.Một chiếc xe gắn máy vù qua làm vũng nước bắn lên tung tóe. Cũng may Uy Vũ đi sâu phía trong vỉa hè nên chỉ bị ướt chút đỉnh nơi ống quần Jeans.Anh lầm bầm:– Trời ạ! Cô ta mà là con trai thì còn quậy cỡ nào nữa chứ.Chiếc Honda chợt giảm tốc độ và dừng lại phía trước, cách chỗ Uy Vũ chỉ hơi mười mét. Cô gái chống chân xuống đầt, cô ta nói vài câu ai đó trong cửa hiệu rồi khởi động xe vù đi tiếp Tự nhiên Uy Vũ chú ý đến xung quanh hơn. Anh có cảm tưởng những cô gái ngạo mạn như thế hiện diện rất nhiều.Uy Vũ vào một quán cà phê. Chiếc bàn trống cuối cùng, anh kéo ghế ngồi và gọi một ly cà phê đen. Trong khi chờ cà phê nhỏ giọt xuống phin, Uy Vũ tựa lưng ghế ngắm người xe và con phố đối diện.Một bóng râm choàng lên anh:– Anh bạn trẻ! Tôi ngồi cùng với nhé?Uy Vũ ngước nhìn. Người đàn ông trạc bốn mươi đứng bên cạnh chờ đợi.Không cần đảo mắt, Uy Vũ mau mắn:– Dạ mời chú! Chú cứ ngồi tự nhiên.Ông khách ngồi xuống, cũng kêu một cà phê đen. Ông và Uy Vũ mau chóng làm quen với nhau. Hình như Sài Gòn vẫn vậy – quán cà phê bình dân là nơi người ta dễ dàng và mau chóng làm quen với nhau nhất.– Cậu có vẻ là người ở xa?– Dạ đúng ạ! Mà sao chú đoán được?Ông khách cười:– Thì đoán đại vậy thôi. Ai dè đúng. Cậu từ đâu tới?– Dạ, cháu vốn là dân Sài Gòn, đi xa gần bảy năm mới trở lại.– Tôi thì ở đây từ nhỏ tới giờ. Sáng nào tôi cũng ra quán này.Câu chuyện của hai người cứ vậy, không dồn dập cũng không quá rụt rè hay rời rạc. Uy Vũ cảm thấy người đàn ông mới quen này thật bình dị dễ gần. Ông tên Tùng, làm nghề kinh doanh kim khí điện máy. Nghe cách nói của Uy Vũ, ông ngầm hiểu anh là Việt kiều nhưng tế nhị không hỏi vì thấy anh có ý né tránh. Khi Uy Vũ hỏi ông Tùng biết một người nào cho thuê phòng trọ dài hạn không thì ông chỉ ngay.– À, có đấy! Một người láng giềng của tôi có nhờ tôi chỉ. Họ chỉ có ba người mà căn nhà hai tầng lầu. Họ định cho thuê tầng trệt với hai phòng khá rộng rãi.Nếu như cậu thật sự cần thuê thì tôi đưa cậu tới xem qua.Uy Vũ tâm sự:– Về tới Sài Gòn, cháu tới nhà thằng bạn học cũ. Hồi đó tụi cháu rất thân ...Uy Vũ gãi đầu:– Bây giờ thì sao? Hắn thay đổi à?– Không hẳn vậy. Cháu thấy hắn vẫn nhiệt tình vui vẻ. Nhưng hắn đã có vợ, cho nên cháu suy đi nghĩ lại thấy mình ở nhà hắn lâu ngày thì hơi bất tiện.Ông Tùng đồng tình:– Phải đó! Cậu nên ra ngoài sống độc lập sẽ tốt cho cậu hơn. Ừm ... cậu đi xem nhà ngay bây giờ hả?– Dạ .... nếu như cháu không làm mất thời gian của chú.– Không sao! Tôi thường ra cửa tiệm từ sau mười một giờ, tức là vào buổi chiều.Uy Vũ theo ông Tùng đi xem phòng trọ. Ông Tùng nói địa chỉ cũng gần ở đây nên hai người đi bộ. Uy Vũ nhận thấy nó ngược lại hướng nhà Phúc Bình.Chợt ông Tùng hỏi anh?– Mà Uy Vũ này! Cậu không e ngại gì tôi hay sao?Uy Vũ ngơ ngác hỏi lại:– Chú nói ngại là ngại gì ạ?– Làm trung gian mấy chuyện này không phải là dễ dàng. Cậu vội tin như vậy, nếu bị tôi đòi tiền cò quá cao thì thế nào đây?Uy Vũ cười hiền:– Thì cháu đành chịu thôi. Có điều ... thật lòng mà nói cháu thấy chú chẳng có một vẻ gì của mấy tay cò hết.Ông Tùng cười tủm tỉm:– Vậy sao! Tức là cậu biết cách nhận dạng cò? Theo cậu, họ thế nào?– Cháu không biết! Tóm lại, họ khác chú!Ông Tùng quẹo vào một con hẻm rộng:– Cậu nhìn kìa! - Ông Tùng trỏ tay vào ngôi nhà chính diện phía trong hẻm - Nếu thỏa thuận được thì cậu sử dụng mặt tiền nhé. Sân cũng rộng đủ cho xe hơi đậu nữa.Uy Vũ ngước nhìn ngôi nhà hai tầng lầu. Nó nằm độc lập và chiếm một vị trí tuyệt vời trong con hẻm. Màu tím lam của tôn lợp và vách tường dịu mắt trung hòa tông màu ngói đỏ rực của dãy nhà bên trái và màu xanh đậm, nâu đỏ, vàng chanh rực lỡ của dãy lầu ngất ngưỡng phía bên phải.Cửa đóng rèm buông. Ông Tùng thò tay kéo chất phía trong cánh cổng sắt sổ song.Uy Vũ đi theo ông. Bên hông nhà, phía trái từ ngoài nhìn vào là một hành lang cỡ thước rưỡi. Nó dừng lại trước cánh cửa ra vào. Uy Vũ thầm nghĩ, nếu chủ nhà cho thuê trọn vẹn hai phòng mặt tiền thì đây là cửa chính của họ.Mở cửa cho họ là người đàn ông tóc đã hoa râm:– Chú Tùng! Giờ này chưa ra cửa hàng sao mà ghé đây?Ông Tùng khoát tay về phía Uy Vũ:– Hôm nay tạm gác chuyện làm ăn bình thường lại để thực hiện vụ môi giới cho thuê nhà đầu tiên. Ái chà! Tôi hy vọng sẽ suôn sẻ thuận lợi cho cả đôi bên.Ông chủ nhà nheo mắt nhìn Uy Vũ:– Nói vậy lả chú ...– Chào bác ạ!– À, chào cậu!– Hôm trước, anh bảo tôi tìm giúp người thuê nhà ... nay tìm được, tôi đưa tới đó.– Ờ, cảm ơn chú quá! Mời, chúng ta vô nhà rồi nói chuyện!Ông mở rộng hai cánh cửa. Uy Vũ nhìn thấy bàn ghế nhỏ, tủ lạnh ... ở góc trong, một phụ nữ đứng tuổi đang nấu gì đó bên kệ bếp. Ở góc phòng tiếp giáp với phía trước là cầu thang lên lầu.Uy Vũ ngồi xuống chiếc ghế ông Tùng vừa kéo ra, ông nói:– Giới thiệu với cậu Uy Vũ, đây là anh chị Đồng, chủ nhà. Có lẽ cậu nói chuyện với anh chị ấy vài câu rồi hẵng xem nhà hử?Uy Vũ đồng ý.Bà Đồng tắt bếp, đậy nắp vung cho xong thức ăn, mở tủ lạnh lấy nước mát đem đến mời khách và ngồi xuống gần chồng.Ông Đồng không thuộc những người ưa màu mè rào đón. Ông giản dị và thẳng thắn cho Uy Vũ biết là thằng con trai duy nhất ở nước ngoài tuy không mấy giàu có nhưng cũng gởi tiền về cho ông sửa sang ngôi nhà một trệt một lầu thành hai tầng lầu, có sân thượng. Bây giờ nó trở nên quá rộng rãi dư thừa với gia đình ông. Ông quyết định cho thuê tầng trệt với hai phòng. Như vậy vừa không lãng phí vừa có thêm một khoản đưa vào sinh hoạt phí. Vả lại, hồi này con trai ông còn phải lo cho hai đứa con bên ấy, ông nghĩ nên giảm bớt gánh lo cho nó.Ông Tùng nói:– Thật thà mà nói thì thuê nhà ở khu vực này cậu sẽ rất an tâm. An ninh bảo đảm tuyệt đối tốt.– Dạ, lúc nãy cháu cũng cảm thấy vậy. Ngoài đầu hẻm có cổng sắt ...Ông Đồng gật đầu:– Cánh cổng ấy được đóng lại trước mười hai giờ đêm và mở ra vào năm giờ sáng hôm sau.Uy Vũ băn khoăn:– Nếu như vậy ...Bà Đồng giải thích thêm:– Cậu không phải lo đâu. Mỗi gia đình khu này đều có một chìa khóa cổng.À ... Uy Vũ hiểu ra rồi!Hai bên tiếp tục thảo luận về những điều kiện khác. Hai căn phòng rộng gần bốn lăm mét vuông, toilet tiện nghi cao cấp có hai máy lạnh. Giá thuê cho mỗi tháng là bốn trăm đô, không bao điện nước.Hơi cao, Uy Vũ lên xem nhà ngã giá và cuối cùng anh vẫn ưng thuận qui ra tiền Việt Nam sẽ là sáu triệu đồng một tháng.Uy Vũ ưng ý vì nhà rộng, nơi đây khá yên tĩnh và đặc biệt là có sân có mái che chắc chắn vừa đủ cho cỡ hai chiếc xe con vào đậu một lúc.Bản hợp đồng được ký ngay sau đó và Uy Vũ đặt cọc sáu triệu, tức một tháng tiền thuê. Theo thỏa thuận, khi nào đến ở chính thức anh sẽ phải giao thêm năm tháng, tức là hai mươi lăm triệu nữa.Bà Đồng hỏi anh:– Khi nào cậu chuyển tới? Tuy là khách trọ và chủ cho thuê nhà nhưng chúng tôi mong cậu xem chúng tôi như láng giềng. Chúng tôi sẽ giúp cậu sắp xếp đồ đạc nếu cần.Uy Vũ hơi đắn đo. Anh đương nhiên là muốn mau chóng đến đây nhưng ngay lúc này thì khó mà nói chắc chắn được.Anh suy nghĩ một thoáng rồi đáp:– Dạ, cháu sẽ thu xếp để chuyển tới sớm ạ. Cháu rất thích nơi này!Thời buổi hiện đại và có lẽ khách hàng còn hơn cả thượng đế. Chỉ cần "phôn" một cú, chưa đầy ba mươi phút sau nhân viên cửa hàng trang thiết bị nội thất xuất hiện ghi chép yêu cầu của chủ nhà, đo đạc lại kích thước cho phù hợp rồi vài tiếng đồng hồ sau hai căn phòng trống được lấp kín vật dụng.Uy Vũ không nấu nướng nhiều nên đặt kệ và bàn bếp ở phòng ngoài. Quầy bar xinh xắn làm căn phòng thêm sang trọng. Nếu không thích xa-lông thì ngồi trên ghế xoay chân cao bên quầy bar cũng có thể xem ti vi thoải mái.Phòng trong, Uy Vũ sắp xếp mang hai tính năng, vừa làm việc vừa nghỉ ngơi. Tất cả đều được nhân viên cửa hàng thực hiện, Uy Vũ chẳng phải mó tay.Cho nên vợ chồng ông chủ nhà tốt bụng cũng chỉ còn biết đứng nhìn, rồi khi lui về lãnh thổ của mình, họ nói với nhau:– Đúng là Việt kiều cũng nhiều hạng Việt kiều. Xem ra cậu Uy Vũ này giàu có quá không như thằng Đức nhà mình, phải làm thuê cực khổ. - Ông Đồng chép miệng nói:– Ừ, chắc gia đình cậu ta bên đó có cơ ngơi lớn lắm - Bà Đồng tiếp - Mà ...cậu ta về nước làm công việc gì nhỉ?– Chịu thua! Có điều, tôi thấy cậu ta cũng hiền. Chắc làm nghề lương thiện bà ạ.Trong giang sơn mới mẻ của mình, Uy Vũ buông người xuống chiếc giường nệm êm ái mới tinh, nó nẩy lên nhún xuống vài giây làm anh nhớ lại những buổi tập thể dục, môn nhảy sào hồi học phổ thông:Lũ bạn ngày ấy bây giờ như chim trời tung cánh bay đi tứ phương. Chỉ còn mỗi Phúc Bình. Nghĩ tới Phúc Bình, bất giác Uy Vũ thở dài. Phải mất ba ngày cân phân, áy náy anh mới nói với hai vợ chồng Phúc Bình quyết định ra ngoài ở. Lý do anh đưa ra là vì dạy Anh văn tại một trung tâm ngoại ngữ, giờ giấc đi về thường rất muộn, như vậy sẽ làm phiền hai người.Phúc Bình ngần ngừ trong khi Trúc Mai nhẹ nhõm ra mặt - Uy Vũ thấy rõ như vậy.Anh xách hành lý rời nhà Phúc Bình sau bữa tiệc mà bầu không khí thật nặng nề khó chịu đối với anh. Anh cảm thấy xót xa hơn khi trộm nghe được cuộc tranh cãi nho nhỏ của hai người sau bữa ăn.Phúc Bình tỏ ra áy náy:– Để Uy Vũ ra đi lúc này, anh cảm thấy có lỗi sao ấy.Trúc Mai hớt ngang:– Anh nói mới lảng à nghe! Lỗi là lỗi gì nè? Dọn ra ngoài ở là quyết định của anh ta. Mà anh ta nói có lý chứ bộ. Hổng lẽ mai mốt em hay anh phải thay phiên nhau chờ mở cửa cho anh ta mỗi tối? Còn nữa, bây giờ không thiếu Việt kiều dỏm, Việt kiều lừa đảo đâu. Em thấy chúng ta cánh giác cao vẫn hay hơn.– Em nói kỳ quá! Gì mà dỏm? Uy Vũ sống ở Mỹ gần bảy năm thật chứ bộ.– Nhưng từ ấy hai người không hề liên lạc với nhau. Bây giờ đùng một cái anh ta trở về, lại bảo ở bển thất hại, thất nghiệp. Em nói thật, bạn bè là bạn bè mà cảnh giác là cảnh giác. Anh dễ ngươi không được đâu.Uy Vũ cắn môi cay đắng. Nếu như giữa lúc hai vợ chồng họ tranh cãi với nhau, anh bước vào và nói sự thật hiện trạng của mình thì sao nhỉ?Uy Vũ tặc lưỡi. Tạm thời hãy quên chuyện ấy đi. Trước mắt, anh còn quá nhiều việc cần làm. Có thể anh phải đến chính thức đảm nhận vai trò quản lý trực tiếp khu nghỉ mát của gia đình. Nhưng ... anh vẫn thích lưu lại Sài Gòn hơn.Với lại, ba mẹ anh cũng đã đồng ý cho anh tự do hoàn toàn, miễn sao vẫn làm tốt công việc thì thôi. Đã vậy, anh phải tận hưởng sự tự do này chứ.Trỗi dậy, UyVũ ra phòng ngoài. Anh đứng chống nạnh kế bên quầy bar, ngắm nhìn căn phòng một lượt. Màu hồng phơn phớt tím của tường sao mà ngọt dịu đến vậy.Uy Vũ thấy mình thật may mắn. Anh thích hai căn phòng này. Nó có diện tích vừa phải, không quá rộng mà cũng không chật chội. Mà thích nhất vẫn là màu tường. Cảm ơn ôngTùng điềm chỉ, cảm ơn ông Đồng đã xây dựng ngôi nhà xinh đẹp. Có lẽ nên mời ông bà chủ nhà dùng một bữa cơm, tiện thể mời ông Tùng để cảm ơn lần nữa luôn. Ông nói vậy chứ đâu có nhận tiền cò gì, môi ông ấy một bữa cơm đáng lắm chứ.Uy Vũ đang ngẫm nghĩ xem nên mời vào lúc nào và tổ chức ở đâu thì ông Đồng gõ cửa:– Cậu Vũ à! Vợ chồng tôi có nấu vài món ăn, mời cậu qua dùng cho vui.Uy Vũ kêu lên:– Ôi trời! Lẽ ra cháu phải mời hai bác! Để hai bác thiết đãi vầy ... ngại quá.– Ậy ậy, cậu đừng ngại! Chỉ là một bữa cơm bình thường thôi. Coi như thủ tục làm quen của chúng ta. Với lại ... tôi cũng có vài điều cần nhắc nhở cậu. Lát nữa cậu sang nhé!Uy Vũ đành gật đầu. Ông bà Đồng đã nhiệt tình như vậy, anh từ chối coi sao được. Anh nói:– Dạ, cháu sẽ qua ngay ạ.Uy Vũ thay quần áo xong nhưng còn lừng khừng chưa đi ngay. Anh muốn có món gì đó tặng ông bà chủ nhà. Nhưng khổ nỗi anh chưa có xe, lại mới đến nên chẳng biết rõ địa chỉ các cửa hàng:Hay là ... Uy Vu mở tủ lấy chai rượu ra.Nó là chai thứ nhì trong số bốn chai anh mang về. Hy vọng ông Đồng sẽ vui khi nhận nó.Khóa cửa, anh đi ra nhà ông Đồng theo hành lang bên hông. Giá mà ông đồng ý cho anh đi bằng cửa sau thì tiện quá.Hai cánh cửa ra vào mở rộng, Uy Vũ còn cách xa mấy thước đã nghe mùi vị thức ăn tỏa ra thơm phức. Anh nhìn thấy bàn ăn đã được bày chén đũa và một hai dĩa thức ăn.Ông Đồng đang loay hoay bên tủ lạnh, bà vợ đảo thức ăn trên bếp.– Cháu chào hai bác ạ.Bà Đồng nhìn ra cười niềm nở:– Cậu đến rồi. Mời cậu ngồi. Vài phút nữa là xong xuôi hết.Uy Vũ đặt chai rượu lên bàn, gần hai dĩa xào và tôm rim. Anh ngập ngừng:– Hai bác có cần cháu giúp gì không ạ?Ông Đồng đáp ngay:– Không phiền cậu đâu. Chúng tôi chuẩn bị xong hết rồi. Cậu ngồi đi. Tự nhiên nhé!– Dạ.Ông Đồng làm ba ly trà đá. Ông bưng qua bàn cùng với một chai rượu đế.Chợt thấy hộp giấy trang trọng in hình chai rượu Tây, ông chép miệng:– Sao cậu bày vẽ quá vậy?Uy Vũ cười nhẹ:– Cái này cháu đem từ bên ấy về. Cũng không đáng là bao. Cháu tặng bác để uống cho vui vậy mà. Rượu vang cùng Santa Bar-bara đó bác.– Phải, phải. Nhìn mẫu mã này là tôi nhận ra ngay. Thi thoảng thằng con trai của tôi cũng gởi về cho tôi loại này.Bà Đồng bê cái bếp gas mini qua bàn. Trong lúc chờ món lẩu, ba người bắt đầu bằng món bò lụi, bánh hỏi và món xào.Ông Đồng khề khà:– Cậu Uy Vũ à! Nếu như cậu không cảm thấy bất tiện thì hãy xem chúng tôi như người thân của mình. Có cần gì thì đừng ngại gõ cửa nhà chúng tôi.Bà Đồng tiếp lời chồng:– Phải đó cậu Uy Vũ. Chẳng hạn như gặp khó khăn lúc nấu nướng thì cứ nói với tôi, tôi rất sẵn lòng giúp cậu.– Dạ, chắc chắn là cháu sẽ phải nhờ hai bác nhiều. Cháu xin cảm ơn trước ạ.– Ối dào! - Ông Đồng phẩy tay – Đã như người một nhà thì cậu đừng khách sáo.– Dạ, bác đã nói vậy thì cháu cũng chân thành mong hai bác coi cháu như người nhà mà đồng ý với cháu một chuyện ...Hai người thoáng băn khoăn. Sau, ông Đồng lên tiếng:– Nếu là trong khả năng thì chúng tôi từ chối sao được? Cậu nói đi!Uy Vũ nhỏ nhẹ:– Thật ra, ngay khi hợp đồng thuê nhà ký xong, cháu đã có dự định này. Để cảm ơn chú Tùng và hai bác, cháu muốn mời mọi người một bữa cơm tại nhà hàng.Hai người nhìn nhau trao đổi ngầm ý kiến rồi bà Đồng nói:– Đương nhiên chúng tôi sẽ nhận lời mời của cậu. Nhưng mà thay vì đến nhà hàng, ta có thể bày tại nhà cũng được mà.– Xin hai bác đừng ngại. Một bữa ăn bình thường thôi. Sở dĩ cháu muốn đến nhà hàng vì cháu nghĩ như vậy bác cháu mình sẽ đỡ cực hơn một chút. Với lại, lâu lâu thưởng thức các món ăn là lạ bên ngoài cũng ít nhiều thú vị.– Được rồi! Chúng tôi sẽ theo ý cậu. Hôm nào cậu mời, nhất định tôi với bà nhà tôi sẽ ăn mặc thật tươm tất để xứng với khung cảnh ở nhà hàng. Phải vậy không bà?Bà Đồng gật đầu đồng tình. Uy Vũ cười theo hai người. Họ gợi anh nhớ ba mẹ quá. Cũng đầm ấm, yêu thương nhau. Khác ở chỗ họ chỉ có hai đứa con, còn ba mẹ Uy Vũ có ba đứa con:hai gái, một trai.Nét mặt ông Đồng chợt nghiêm lại:– Còn chuyện này, tôi suýt quên mất. Uy Vũ ạ! Nếu mai mốt con gái chúng tôi có xử sự không phải, mong cậu cũng thông cảm mà bỏ qua nhé?Uy Vũ ngơ ngác. Là thế nào?Bà Đồng cười xuề xòa:– Con nhỏ nhà chúng tôi vốn được cưng từ nhỏ nên ...Uy Vũ đỡ lời:– Cháu hiểu rồi ạ. Xin hai bác yên tâm.Ông Đồng khẽ lắc đầu, chép miệng:– Cậu chưa gặp nó nên chưa biết tính nó. Tôi e rằng cậu sẽ sớm nghe được những lời chói tai từ nó. Nếu có như vậy thì tôi mong cậu nể mặt tôi và mẹ nó mà bỏ qua cho. Dĩ nhiên nếu như chúng tôi phát hiện thái độ quá đáng của nó thì cũng rầy nó ngay.Uy Vũ miệng dạ dạ mà bụng thấy ngạc nhiên lẫn thú vị. Có vẻ đứa con gái của ông bà chủ nhà thuộc hàng siêu quậy? Nếu đã như vậy, bây giờ ông bà nhắc nhở hay la rầy liệu có chút hiệu quả gì chăng?Nhưng ... Uy Vũ chợt cảm thấy tò mò. Cô con gái của nhà này thật ra là người như thế nào? Trong đầu anh hiện lên một gương mặt quạu quọ nhăn nhó và một dáng điệu kênh kiệu, đỏng đánh khó ưa.– Thưa hai bác, cô nhà ...– Ô! - Mắt bà Đồng chợt sáng lên.Uy Vũ ngạc nhiên. Trước khi anh quay nhìn ra phía cửa thì một giọng nữ vang lên.– Ba, mẹ! Con đã về rồi nè!Uy Vũ xoay người nhìn ra cửa và ... ngẩn ngơ. Hình như nhịp tim anh đập loạn xạ. Chúa ơi! Người ở đâu mà xinh đẹp như thế này? Cô bé xuất hiện làm căn phòng như bừng sáng hẳn lên. Mái tóc buộc thành hai đuôi nhí nhảnh sau vành tai, gương mặt trắng hồng và hai cánh môi đang cười khoe một chiếc răng khểnh duyên dáng.Nụ cười vụt tắt, cô bé ngỡ ngàng nhìn người đàn ông lạ hoắc đang ngồi bên mâm cơm cùng với ba mẹ mình.Bà Đồng đứng lên mừng rỡ:– Con về sớm vậy Diễm Chi?Ông Đồng tươi cười:– Hay lắm! Con cứ để đồ đạc đó, rửa mặt rửa tay rồi cùng ăn cơm luôn.Cô bé Diễm Chi xách hai valy khá to. Còn thêm một túi xốp căng phòng.Sau phút đầu bỡ ngỡ, Uy Vũ lấy lại vẻ tự nhiên và đứng lên nhã nhặn:– Chào cô, cô Diễm Chi!Diễm Chi buông hai valy xuống đất, đôi mày nhíu lại ngó thật buồn cười. Cô bé ngó Uy Vũ lom lom rồi quay phắt qua ba mẹ:– Người này là ai vậy, ba mẹ?Bà Đồng toan trả lời nhưng ông Đồng đã nói trước:– Con thật là nóng nảy. Cứ phải biết ngay à? Ừ, thì để ba giới thiệu luôn nhé.Đây là cậu Uy Vũ người ở trọ nhà ta đó.Diễm Chi tròn xoe mắt, giọng lạc đi:– Sao, ba nói ... chả lẽ ba cho thuê hai phong này rồi ư?– Ừ! - Ông Đồng gật đầu, ngạc nhiên - Con làm gì mà hoảng lên vậy?Chuyện chúng ta cho thuê nhà đã được bàn tính từ mấy tháng nay rồi mà.Bà Đồng xách hành lý của con gái vào. Vì đứng ở vị trí gần cửa ra vào nên Uy Vũ giúp bà Đồng một tay.Diễm Chi kêu lên:– Con không ngờ con mới đi có vài ngày mà ba mẹ tìm được người đến trọ rồi. Trôi ơi! Bây giờ thì chết con?Uy Vũ ngẩn ra nhìn Diễm Chi đang bồn chồn lẫn tức tối. Cô bé ngồ ngộ sao ấy.Ông Đồng phẩy tay:– Gì mà dữ vậy con? Vô rửa mặt đi rồi ra nói chuyện tiếp!Diễm Chi tới mở tủ lạnh khom xuống lấy một chiếc khăn lạnh dưới ngăn cuối cùng. Cô hối hả xé bọc nhựa lôi ra lau qua khuôn mặt đẹp. Sau đó cô lau hai tay rồi tới kéo chiếc ghế trống còn lại ngồi xuống.Khoanh tay ngay ngắn trên bàn, Diễm Chi có dáng vẻ của một cán bộ điều tra hay đại loại. Trong khi bà Đồng lăng xăng đi lấy chén đũa thì Diễm Chi chất vấn Uy Vũ:– Anh gì nè! Anh đến trọ được mấy ngày rồi vậy?Uy Vũ chưa hết ngẩn ngơ vì nhan sắc của cô chủ nhỏ thì bây giờ thêm ngạc nhiên và cố đoán ra ý đồ của cô ta với thái độ hơi kỳ quặc và lối hỏi chuyện thẳng đuột thế này.– À ... tôi vừa chuyển đến hồi sáng này.Diễm Chi chộp nói ngay:– Nếu vậy chắc là hợp đồng chưa hoàn tất?Uy Vũ mơ hồ cảm thấy cô bé không hoan nghênh sự xuất hiện của mình.Anh vẫn chưa biết cô bé đang tính toán gì nhưng chợt nảy ra ý nghĩ tham gia một trò chơi.Anh điềm đạm:– Sao như vậy được hở cô Diễm Chi? Theo nguyên tắc thuê nhà dài hạn, tôi đã đặt cọc một tháng và ký hợp đồng, trả đủ sáu tháng tiền trọ mới chuyển đến đó chứ.– Nhưng chỉ mới tiến hành hồi sáng nay. Bây giờ tôi muốn thay đổi. Tôi chấp nhận bồi thường thiệt hại cho anh. Anh làm ơn ...Ông bà Đồng ngỡ ngàng. Trời ạ! Con bé vừa nói cái gì chứ? Nó yêu cầu người ta dọn đi ư?Bà Đồng ca cẩm:– Con nói cái gì vậy Diễm Chi?Ông Đồng nghiêm nghị:– Diễm Chi! Thay đổi là thay đổi thế nào? Bồi thường thiệt hại nữa chứ! Đây không phải là chuyện đùa giỡn đâu.Diễm Chi nhìn cha, không hề nao núng:– Con đâu có đùa ba. Ruột gan con đang nóng như lửa đây. Con đã hứa đón một chị tới xem để thuê nhà. Giờ phải tính sao đây?Lặng đi hơn một phút, ông Đồng phẩy tay:– Tưởng gì! Con chỉ mới hứa với người ta thôi mà, có gì nghiêm trọng đâu.Con đừng ồn ào nữa đi Diễm Chi.Không ngờ bữa cơm ông bà Đồng mời Uy Vũ cuối cùng lại không mấy vui vẻ.Trước khi ra về, Uy Vũ nói với Diễm Chi:– Bác trai nói cũng phải đó cô Diễm Chi à. Dù sao cô cũng chỉ hứa với người kia thôi. Chắc họ sẽ thông cảm cho cô. Tôi mong từ nay được làm hàng xóm thân thiện của cô.Ông Đồng tỏ ra ái ngại:– Cậu đừng buồn nhé. Hôm nào đó nhất định chúng ta sẽ uống với nhau một bữa đàng hoàng hơn thế này.Chờ cho Uy Vũ khuất ở phía trước ông Đồng ''làm việc'' cô con gái ngay:– Con ngồi xuống đó đi Diễm Chi! Thái độ vừa rồi của con là gì hả? Ngay từ phút đầu con đã để cho người ta có ấn tượng không hay về mình rồi.Diễm Chí vùng vằng:– Có sao đâu ba! Thật lòng nếu anh ta dọn đi thì con cúng ông Địa nải chuối liền.Ông Đồng nạt nhỏ:– Nói linh tinh nào! Người ta thuê nhà có ký hợp đồng, lên phường chứng nhận tạm trú rồi nữa, dọn đi là dọn làm sao chứ! Vi phạm hợp đồng phải bồi thường không ít đâu.– Anh ta trả cho ba mẹ bao nhiêu tiền một tháng ạ? - Diễm Chi hỏi.Bà Đồng vừa lau tay xong tới ngồi cạnh ông Đồng và đáp thay:– Vậy chứ con kêu giá người kia là bao nhiêu một tháng?– Dạ .... bốn triệu.Bà Đồng trợn mắt:– Có bốn triệu thôi à? Cậu Uy Vũ chấp nhận ngay cái giá ba mẹ đưa ra ban đầu. Tức là bốn trăm đô. Thấy cậu ta rộng rãi nên ba mẹ quyết định bao nước, cậu ta chỉ trả tiền điện thôi.Ông Đồng cười khinh khỉnh:– Ba mươi sáu triệu, con nói nếu cậu ta đòi bồi thường thì sẽ là bao nhiêu. Ít nhất cũng mười phần trăm. Trời ạ, hứa với người ta mức giá bốn triệu thôi mà làm ồn lên. Con có bình thường không vậy hả?Diễm Chi lặng thinh. Người mà cô hứa là một chị của cô bạn học. Chị ấy đang là một vũ sư Diễm Chi định bụng sẽ học khiêu vũ với chị nên mới đưa ra giá cả mềm như vậy. Nhưng bây giờ nói cho ba mẹ nghe lý do này chắc là không ổn lắm.Diễm Chi tìm lý lẽ cho suông:– Ba mẹ thấy lạ sao? Chỗ bạn bè của con nên con mới thỏa thuận mức giá đó.Mà ... ba mẹ cũng thật là dễ dãi quá chừng.Hai ông bà ngớ ra:– Hả! Dễ dãi à? Con đang nói gì vậy?Diễm Chi dẩu môi:– Con nói nghiêm túc chớ bộ. Ba mẹ quá tin người, không cần tìm hiểu kỹ mà đồng ý cho anh ta thuê nhà ngay. Ít tiền một chút nhưng ngưới thuê nhà là nữ, sống tại thành phố có phải dễ cho chúng ta đề phòng hơn không?Bà Đồng nhíu mày:– Sao? Con sợ cậu Vũ là người xấu?– Mẹ ơi! Người sống chung một khu phố với nhau còn lừa nhau, báo công an đàng hoài đó. Đương nhiên con phải cảnh giác với người lạ hoắc lạ huơ rồi.