Sáng chủ nhật, ký túc xá rộn ràng với bao âm thanh. Hình như chỉ riêng mình Hương Nhu ngồi lặng lẽ trên chiếc giường tầng, cô không có kế hoạch gì cho ngày nghỉ của mình.
Hương Nhu không thích ngày chủ nhật. Đơn gỉản vì ngày này, phòng trực ban không có người đến đưa thư. Không biết Hương Nhu đã thất vọng đến lần thứ mấy mươi rồi, nhưng cô vẫn còn mãi cái cảm giác nôn nao và chờ đợi. Nỗi khắc khoải này có ai thấu hiểu cho cô không?
– Đi chơi Nhu ơi!
– Nếu muốn ăn chè Yên Đỗ thì theo tụi này, còn muốn đi Lái Thiêu thì tháp tùng với tổ 4.
Hai địa điểm được nêu ra không kém phần hấp dẫn mà sao Hương Nhu vẫn dửng dưng.
Cô cười che lấp tâm trạng:
– Hôm nay, Nhu chẳng muốn đi đâu, “long thể bất an”.
– Vậy tụi này “go” đó nha.
Từng tốp lo nhau rời khỏi phòng.
Phòng Hương Nhu ở có lẽ là căn phòng rộng nhất ở tầng 1. Mười hai chiếc giường đôi, tổng cộng 24 con người. Lúc đầu cảm thầy ngột ngạt, nhưng giờ thì Hương Nhu đã quen. May mắn là chiếc giường của cô nằm cạnh cửa sổ, có gió lùa, có thể nhìn thấy bầu trời, nhìn thấy cả những dòng xe tấp nập bên dưới.
Có tiếng gõ cửa nhưng Hương Nhu vẫn ngồi im. Nào giờ cô không có phản ứng trong trường hợp này vì vị trí của cô vừa xa vừa cao ... không thích hợp để đón khách. Mà hơn một tháng nay, có người nào đến tìm cô đâu chứ.
Tiếng gõ cửa vẫn không dứt khiến Hương Nhu ngạc nhiên. Chẳng lẽ cả phòng giờ chỉ còn lại mình cô? Đảo mắt một vòng, Hương Nhu vội tuột xuống giường.
Cửa mở cô giương mắt nhìn người khách lạ. Không cho cô thời giờ để quan sát, gã con trai nói ngay:
– Làm ơn cho tôi gặp Hương Nhu lớp Y2.
Cô chớp mắt lạ lẫm:
– Gặp Hương Nhu hả? Cô chuyện gì không?
– Có. Bạn ấy đang giữ cái áo blouse của tôi.
Đôi mắt Hương Nhu mở to. Đúng là cô đang giữ cái ái blouse mới toanh với cái tên ở ngực áo:
“ Nguyễn Đỗ Thường Anh”. Cách đây mấy hôm, Nhu có nghe loáng thoáng cô chủ nhiệm nhắc với lớp trưởng cái tên này. Hình như một tuần nữa mà “Thường Anh” không trình diện, không chuyển hộ khẩu về trường thì coi như “xóa sổ” trong danh sách. Lúc giao chiếc áo cho Nhu giữ, chị Bích lớp phó đời sống còn nói:
“Con nhỏ Thường Anh, Thường Em gì đó, chắc là bỏ học rồi”.
Thấy Nhu đứng im, anh ta nhíu mày:
– Hương Nhu không có trong ấy hả?
Có không trả lời mà vội vàng nói:
– Chắc là nhầm rồi Hương Nhu không có giữ áo đâu.
Anh ta dứt khoát:
– Có. Chị Bích bảo thế mà.
Hương Nhu giật mình:
– Chị Bích bao thế sao? Chắc chị ấy nhớ không rõ ... Tôi đâu có giữ áo của con trai ...
– Vậy bạn là Hương Nhu?
Hương Nhu gật nhẹ lúc này cô đã nhìn rõ mặt gã con trai trước mặt. Trắng trẻo, cao hơn cổ cả một cái đầu.
Gã nhìn lại cô, cặp mắt hơi nheonheo:
– Không có giữ áo thật hả?
– Thật chứ! Thử đi qua mấy phòng nam hỏi xem sao.
– Chắc phải vậy. Nghe nói không có áo, ngày mai dược sĩ Việt không cho vào thực tập.
Hương Nhu gật đầu nhưng rồi cô ngạc nhiên:
– Đúng là không có áo không được đâu nhưng thứ hai làm gì có tiết của cô Việt.
– Có chứ! Tiết đầu tiên mà!
Sao lạ vậy? Hương Nhu cố rà soát lại, nhưng rõ ràng là không có. Ngước mắt nhìn gã con trai lần nữa, nhưng Hương Nhu vẫn thấy anh bạn này rất lạ. Sỉ số lớp gần 60 người ... có thể cô không nhớ hết, nhưng khuôn mặt này, vóc dáng này, không hề có chút gợi quen.
Dường như anh bạn đọc được ý nghĩ của Hương Nhu nên cười nhẹ nhàng:
– Tôi học bên lớp Y3 ... thời khóa biểu làm sao giống nhau được.
Ra là vậy Hương Nhu mỉm cười:
– Hèn gì thấy lạ .... nhưng sao học lớp Y3 mà qua lớp Y2 hỏi áo?
Giọng giải thích cũng nhẹ nhàng:
– Đầu tiên tôi được xếp vào Y2, nhưng sau đó thì xin chuyển qua Y3. Bên ấy có nhều đồng hương, tôi nghĩ sẽ vui hơn.
Hương Nhu gục gặc:
– Ừ! Đi học xa có nhiều đồng hương thì tốt quá còn tôi chỉ có một mình nên học lớp nào cũng vậy.
Có lẽ anh bạn cũng thấy ngại vì đã đứng trước cửa phòng con gái hơi lâu, nên tìm lời rút lui:
– Thôi, cám ơn Hương Nhu. Để tôi đi tìm áo.
Đi tìm áo? Hương Nhu chợt thấy buồn cười. Cô với tay khép cửa.
Giờ giải rao, nhưng Hương Nhu vẫn không rồi hội trường, cô đang loay hoay tìm cái buộc tóc trong túi xách thì bất ngờ bên vai bị phát 1 cái thật mạnh:
– Này Nhu! Hôm Hôm trước, chị đưa cái áo blouse của Thường Anh cho em giữ, đúng không?
Hương Nhu ôm ngực, thở hắt một cái:
– Trời! Chị làm em muốn đứng tim.
– Có không? - Bích vặn hỏi.
– Đương nhiên là có. Chị làm gì khẩn trương vậy?
– Thế sao hôm qua, Thường Anh đến lấy, em không chịu đưa cho nó? Báo hại sáng nay, thằng nhỏ không vào được phòng thực tập.
Hương Nhu trố mắt:
– Chị nói ... thằng nhỏ nào?
– Thì thằng Thường Anh ... chẳng phải hôm qua em đã gặp nó rồi sao?
Cái buộc tóc trên tay Hương Nhu rơi xuống đất, đôi mắt cô mở to nhìn chằm chằm Hoàng Bích:
– Vậy sao hôm trước, chị báo là ... con nhỏ?
Hòang Bích phì cười:
– Thì tại cái tên nghe con gái quá, nên chị tưởng ... Mà em giữ áo, chẳng lẽ không mở ra xem là áo nam hay áo nữ sao?
Hương Nhu lấy tay che miệng, nếu không cố ngăn chắc cô đã cười lớn:
– Chị tưởng em rãnh đến độ vạch áo người ta ra xem hay sao? Hóa ra người đó là Thường Anh ... Tôi nghiệp, chắc là suốt ngày hôm qua đã chạy vạy đi tìm áo.
Hoàng Bích nhăn mũi:
– Ở đó mà cười hoài. Lấy áo giao cho nó đi!
– Làm gì có áo ở đây mà giao, em cất ở ký túc xá, sáng mai nhất định sẽ nhớ mang theo.
– Ừ! Nhớ giao cho xong đi nha.
Hoàng Bích bỏ ra ngoài. Trong lớp, Bích lớn tuổi nhất, lại là người năng nổ nên cứ phải nhận lãnh trọng trách.
Cúi nhặt dây buộc lại tóc, Hương Nhu cũng khoác túi đi ra ngoài. Xuống tới tầng trệt, nhìn đồng hồ tay, thấy không đầy mười phút nữa lại vào tiết học, nên Hương Nhu cứ lững thững qua lại ở dãy hành rang.
Dừng chân trước tấm bảng ghi thời khóa biểu trongtuần, Hương Nhu chỉ đọc lấy lệ, vì hôm thứ bảy cô đã ghi vào trong vở. Vô tình, ánh mắt Hương Nhu đậu lại ở giới hạn dành lớp Y3. Chết thật! Chiều nay Y3 có tiết thực hành dụng cụ đo lường ... chắc chắn lại cần đến áo ...
Nghĩ tới Thường Anh. Hương Nhu chợt thấy bứt rứt. Sáng nay hắn ta đã mất một tiết thực tập, chiều nay mà thế nữa, chắc hắn sẽ rủa cô thê thảm.
Giữ nguyên ý định nên vừa kết thúc buổi học. Hương Nhu vội lấy xe đạp “dông” nhanh về ký túc xá.Thật ra Hương Nhu cũng không hoàn toàn nghĩ cho anh bạn Thường Anh đâu, vừa đẩy xe vào trong, cô đã ba chân bốn cẳng phóng vào phòng trực ban để mong tìm thấy cánh thư cô đang chờ đợi.
Vẫn không có! Hạo Khang không buồn viết cho một bức thư, anh không giữ lời hứa, anh quên cô thật rồi sao? Không thể nào! Anh không phải là người chóng quên như vậy. Hương Nhu tự trấn tỉnh, nhưng từng bước chân lên cầu thang lại quá đỗi nặng nề.
Lôi chiếc áo của Thường Anh ra từ chiếc vali nhỏ, Hương Nhu vội vàng dúi vào túi xách. Đáng lẽ cô phải thao tác nhanh hơn để con quay lại trường ăn buổi cơm trưa, nhưng rồi cô như 1 người không còn sinh lực, chuồi người xuống giường, cô tự do để nước mắt tuôn rơi.
Hạo Khang ơi! Người ta đã phân bố việc làm cho anh chưa? Anh hài lòng cới công việc của mình không? Về với quê hương em biết là anh sẽ vui vẻ hơn, em đã cố hình dung ra cuộc sống của anh ở nơi xa đó. Làm ợn cho một chút tin tức của anh đi. Sống ở đây thiếu thốn mấy cũng không sao, vất vả mấy cũng không hề gì, nhưng nếu anh cứ im lặng nhứ thế, chắc là em sẽ không thể thở được nữa ... Có một bàn tay vô hình nào đó đang bóp chặt trái tim em.
Đừng như vậy mà Hương Nhu! Hãy mạnh mẽ lên! Anh ấy không quên mi đâu, làm sao có thể quên một người đã có với mình biết bao kỷ nệm. Thời gian này Hạo Khang đang bận bịu sắp xếp một cuộc sống mới, không đơn giản chút nào đâu. Hãy biết thông cảm!
Hương Nhu ngồi dậy, dùng tay rau khô nước mắt. Cô hiểu rằng, dù không có Hạo Khang, cô vẫn phải thở, vẫn phải sống một cách đàng hoàng.
Bốn tháng trôi qua.
Chừng đó thời gian cũng đủ để Hương Nhu,biết rằng, cô thật sự mất Hạo Khang. Anh rời xa cô trong yên lặng, anh để lại cho cộ một vết thương lòng thật dịu dàng mà tê tái. Có trăm ngàn lý do để Khang buông bỏ một tình cảm mà Hương Nhu đã trân trọng, nhưng cô không còn muốn hiểu, ngoại trừ anh đang gặp điều bất an. Chỉ cần cô biết về anh vẫn khỏe mạnh và sống vui vẻ thì nhất định cô sẽ không quấy rầy anh nữa. Dù cô có yêu và nhớ thương anh đến độ nào vẫn phải giữ lại cho mình chút tự trọng của người con gái. Tình cảm không thể míễn cưỡng, cố nắm níu chỉ nhận lấy kết quả ngược lại. Hương Nhu ý thức được điều đó và cô quyết tâm sẽ làm như vậy.
Tan học, Hương Nhu không về ký túc xá, cô đạp xe thẳng đến ngôi nhà trọ của Hạo Khang. Lúc trước, anh có cho cô biết ở đó anh còn có một người em trai và một người em gái cùng trọ học. Để làm được điều này, Hương Nhu đã phải hạ quyết tâm và để tránh bị xem thường, cô đã đùng những lời hỏi thăm khéo léo nhất. Vậy mà cô vẫn thấy ngại quá trước ánh nhìn của người em trai ...
anh ta không giống Hạo Khang một chút nào.
Rời khỏi ngôi nhà đó, Hương Nhu cảm giác như đầu óc chỉ còn lại một khối rỗng. Sài Gòn chiều tháng tư khó dứt trạng thái oi nóng. Đường phố đã lên đèn nhưng Hương Nhu trông dật dờ, say nắng.
Từ đây cô hết mong đợi bồn chốn, hết mộng mơ vẽ vời một cuộc sống có Hạo Khang. Cám ơn anh đã giúp cô lớn lên trong tình yêu mật ngọt, giúp cô hiểu rằng trong đời sống nếu có hợp thì phải có tan, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Về ký túc xá, Hương Nhu chạm mặt Thường Anh và Cảnh Dương ở nhà xe.
Hai anh bạn lớp Y3 ngoại trú không biết đến đây có việc gì mà vẻ mặt ra vẻ quan trọng lắm.
– Hay tin gì chưa Nhu?
Cảnh Dương bước lên một bước nên Hương Nhu phải chùn chân lại:
– Chuyện gì?
– Ngày mốt lớp Y2 phải đi Đồi Viễn rồi đó.
Hương Nhu thở nhẹ:
– Tưởng chuyện gì chứ chuyện đó, Nhu đương nhiên là biết rồi.
Cảnh Dương vẫn sốt sắng:
– Nhưng đi bao lâu, Nhu có biết không?
Nhu đáp bằng chính suy nghĩ của mình:
– Lớp Y1 đi một tháng, thì chắc lớp Y2 cũng vậy thôi.
Liếc nhìn Thường Anh, Cảnh Dương nói luôn:
– Thường Anh đang tiếc, hắn nói phải chi hồi đó đừng chuyển qua lớp Y3.
Hương Nhu thấ buồn cười nhưng không nhếch nổi đôi môi. Cô thật không có tâm trạng để nghe và nói những mẫu chuyện như thế này.
Rút chìa khóa xe, Hương Nhu liếc nhìn Thường Anh. Nãy giờ anh bạn không nói câu nào, nhưng trong ánh mắt thì chứa đựng rất nhiều điều.
Cô không hề có ác cảm với Thường Anh nên lịch sự nói:
– Thường Anh đừng nôn nông, đợt tới chắc chắn lại đến lượt lớp Y3. Nhưng nghe nói Đồi Viễn nắng nóng lắm, lại gần lò thiêu nên cả ngày lẫn đêm đều có cảm giác ...
Cảnh Dương trợn mắt:
– Hương Nhu không địn h áp đảo tinh thần tụi này chứ?
– Ai mà dám ...
– Thật ra, Dương có nghe nhiều mẫu chuyện ly kỳ ở Đồi Viễn, bởi vậy Thường Anh cứ nôn nóng đến đó.
Lần này thì Hương Nhu không nhịn được cười. Nhưng cô cười không phải vì câu nói của Cảnh Dương mà vì đã phát hiện ra hai cái đầu lấp ló phía trên cầu thang. Biết không trốn được nữa, Thuần Mỹ và Thái Hòa đành xuất đầu lộ diện.
Giọng của Thuần Mỹ lúc nào cũng giòn tan như bắp nổ:
– Bắt quả tang rồi nha! Vừa tan học, ba người rủ nhau đi đâu giờ mới về.
Thường Anh đính chính ngay:
– Tụi này vừa tới thì Hương Nhu cũng vừa về, làm gì có cơ hội đi chung với nhau chứ.
Thái Hòa dài giọng:
– Sao biết không có cơ hội? Bây giờ Thường Anh thử rủ xem, tụi này có đi hay không?
Thấy Thường Anh bối rối, Cảnh Dương xen vào:
– Vậy tụi mình đi xem ca nhạc đi. Dương rủ thiệt chứ không phải rủ thử đâu.
Thái Hòa, Thuần Mỹ ngó nhau. Sau đó một ngưới lên tiếng:
– Ừ, rủ thiệt thì cũng đi thiệt. Nhưng thử hỏi Hương Nhu xem, nhỏ này làm biếng đi chơi lắm.
Xoay qua nhìn Hương Nhu, Cảnh Dương hơi nghiêng mình:
– Đi nghe Nhu! Xem ca nhạc, tinh thần thư thái, tối về sẽ có giấc ngủ ngon.
Cảm giác mệt mỏi đang xâm chiếm, Hương Nhu cũng không biết mình nên đi hay từ chối.
Ngay lúc đó, Thái Hòa bỗng thông báo:
– Phải rồi! Mi có thư đó Hương Nhu. Ta để ở trên đầu giường.
Không nói gì, Hương Nhu như chạy lên những bậc thang. Mọi người ngỡ ngàng nhìn theo cô. Lần đầu tiên Thường Anh thấy cô có phản ứng mạnh mẽ đến như vậy.
Ùa vào phòng, Hương Nhu hối hả cởi giày và thót lên giường thật gọn.
Trước mắt Nhu không phải một mà đến hai lá thư. Nhưng cho dù có nhiều hơn nữa cũng không cô nét chữ nào là của Hạo Khang. Biết vậy mà sao Nhu vẫn không ngăn được nỗi thất vọng.
Tựa người bên thành cửa sổ, Nhu không buồn mở thư ra xem. Một lá của anh trai, một lá của đứa bạn thân thời trung học ... Chưa đọc nhưng cô đã đoán biết trong đó viết những gì rồi.
Đừng lo! Cô vẫn sống tốt ... Cô luôn luôn muốn làm một người tốt. Dù bản thân không có điều vui, nhưng cô vẫn mong mang lại nụ cười cho mọi người.
Có tiếng đàn ghi-ta văn vẵng ngoài ban công. Hương Nhu cố kềm nén mà sao nước mắt vẫn tuôn rơi.
“Cuộc tình tàn Cuộc tình vắng bóng anh Vắng ánh sáng Vắng tháng năm Cuộc tình xanh Nào ngờ mối tình mong manh.
Tình tan vỡ Nên em xin đành mất anh Xin đành sống quanh Với bao kỷ niệm long ranh Tình đã chết Nên em như là bóng đêm Đi tìm bóng anh Giữa trăng thanh ...”.
Chiều nào, tối nào cũng có tiếng đàn tiếng hát, không ở lầu một thì cũng lầu hai. Lớp Y2 nổi tiếng máu văn nghệ. Kẻ hát hay, người hay hát, chưa kể đến sáng tác nhạc ... Vì vậy, ai chăm học hành thì phải lấy bông gòn bịt hai tai lại muốn hiệu quả hơn thì phải ôm tập vở lên hội trường mà nghiền ngẫm.
Hương Nhu là kẻ đứng trung gian, cô học cũng nhiều mà hát hò cũng dữ.
Thuần Mỹ bảo cô là người hai mặt, vui buồn bất chợt, khó đoán được tâm tư.
Nghe tiếng cười nói của Thuần Mỹ và Thái Hòa, Nhu vội rau mắt nhưng vẫn bị phát hiện.
– Sao vậy? Trong thư viết gì lâm ly bi đát lắm ư?
Rồi chộp lấy hai phong thư, Thuần Mỹ gắt lên:
– Ủa! Thư vẫn còn chưa đọc, vậy thì nguyên cớ gì hả?
Hương Nhu cười cười:
– Tại giọng hát của nhỏ Khôi Khoa đầy cảm xúc ... ta không ngăn được cảm động đây.
Thái Hòa nhăn mũi:
– Đồ ủy mị!
Thuần Mỹ liếc Hòa:
– Tuyến lệ phải được hoạt động, mắt mới đẹp chứ. Ai như mi, khô khan thấy mồ.
– Trời ơi! Mắt của ta sáng lóng lánh thế này mà dám bảo là khô khan hả?
– Cặp mắt của mi không mở được cửa sổ tâm hồn.
– Xì! Tâm hồn bí ẩn, dễ mở lắm sao?
Nghe hai cô bạn đấu khẩu, Hương Nhu chợt nhớ tới Cảnh Dươngvà Thường Anh, cô hỏi:
– Rốt cuộc, có đi xem ca nhạc không vậy?
Thái Hoà nhún vai:
– Nhìn thái độ của mi hai tên ấy mất hứng nên về rồi.
– Lúc nãy, Cảnh Dường rủ thật tình mà.
– Mi rút lui, ta và Thuần Mỹ cố tình dấn tới, mất công thiên hạ lầm tưởng 4 người làm thành hai cặp.
Thuần Mỹ xen ngang:
– Thật ra giữa Thường Anh và Cảnh Dương, mi chấm ai vậy Hương Nhu?
Hương Nhu mỉm cười:
– Là bạn bè với nhau thôi, hồn ai nấy giữ.
– Nhưng người ta đang theo đuổi mi ráo riết mà. Thường anh có vẻ kín đáo, rụt rè còn Cảnh Dương thì sôi nổi, quyết liệt. Để ta chống mắt xem ai sẽ là người công phá được trái tim non dại của mi đấy.
Đang buồn mà Hương Nhu phải bật cười thành tiếng. Trái tim non dại ư? Mi lầm to rồi, Thuần Mỹ ơi:
Thái Hoà cũng cười theo:
– Nghĩ cũng lạ .... Con nhỏ Nhu này có gì đặc biệt đâu mà lắm người để ý vậy không biết. Còn tên Quân lớp mình nữa, hắn đẹp như người mẫu, ăn to nói lớn, mà sao mỗi lần giáp mặt nhỏ Nhu thì lí nhí không thành câu. Những lúc đó, nhìn hắn thấy dễ thương lạ.
Ánh mắt Thuần Mỹ sáng lên:
– Cho nên mi đã thầm thương trộm nhớ hắn chứ gì? Tưởng ta không biết sao?
– Nói bậy!
Thái Hòa đấm thùm thụp vào bờ vai tròn của Thuần Mỹ. Hương Nhu nhận ra đôi gò má của cô bạn thoáng ửng hồng trong lúc ra tay phản kháng.
Chuyện tình cảm không thể lý giải được, nhưng hình như người ta thích đeo đuổi những thứ không thuộc về mình.
Bất giác Nhu đề xướng:
– Bây giờ vẫn còn kịp. Tụi mình đến nhà hát Hòa Bình xem ca nhạc đi.
Cặp mắt Thái Hoà sáng trưng:
– Ừ! Đi ra ngoài cho khuây khỏa. Chiều tối nào cũng nhốt mình ở ký túc xá thì túng chết đi được.
Thuần Mỹ nhấp nhứ:
– Đi hai đứa à?
Hương Nhu so vai:
– Thì rủ thêm Khôi Khoa cho chẵn.
– Phải đó! - Thái Hòa phấn khởi ra mặt - Kéo nó đi, để ngồi ngoài đấy toàn đàn hát những bản nhạc buồn mất công thiên hạ hao tốn nưóc mắt.
– Thôi Khoa ơi!
Thuần Mỹ lớn tiếng gọi nhưng cô nàng mải mê thả hồn theo điệu đàn lời hát. Thái Hòa phải chạy ra níu tay Khoa:
– Thôi stop đi! Nãy giờ hát nhiều rồi bây giờ đi nghe người ta hát.
Buông đàn nhưng gương mặt Khôi Hoa vẫn còn thẫn thờ. Chẳng biết đang nhớ nhà hay có tâm sự?
Nhìn ba gương mặt đang háo hức, Khoa hỏi:
– Đi nghe người ta nào hát?
– Ca sĩ chứ ai! - Hòa đáp.
Khoa lắc đầu:
– Nghe hát mà tốn tiền, ta không nghe đâu.
Hòa lườm dài:
– Nhỏ này keo kiệt ghê. Đừng nói nhiều, vô thay đồ mau lên!
Khôi Khoa bị kéo xuống thành ran can. Hòa đẩy cô từ phía sau vào tuốt trong phòng.
Thuần Mỹ nhìn Nhu cười rồi cầm cây đàn đi theo vào trong.
Mười phút sau mỗi người một xe đạp rong ruổi trên phố Sài Gòn. Mua được tấm vé ca nhạc không phải là chuyện dễ dàng nhưng cuối cùng cả bọn cũng được yên vị bên cánh trái khán phòng. Một nữ ca sĩ mở màn bằng bài “Quê hương là chùm khế ngọt ...”.
Nghe đến điệp khúc, Thái Hòa xoay qua nhìn Hương Nhu thở dài:
– Chẳng biết hôm nay là ngày gì mà không khí ảm đạm quá. Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa ...
Khôi Khoa khúc khích cười, trong lúc Hương Nhu nói lời trấn an:
– Yên tâm đi! Hết bài này sẽ tới ca khúc sôi động ngay mà.
– Ừ! Hy vọng là vậy ... Nếu không, ngày mai tao sẽ nghỉ học tiết đầu để vào chùa Vĩnh Nghiêm tìm lại phút giây thanh thản.
Câu nói của Thái Hòa làm cả bọn vội vàng bụm miệng cố nén cười.
Một ngày của tuổi trẻ đến lâu nhưng cũng qua thật chậm.