Chương 1

Sửa lại cổ áo và khoác thêm chiếc áo veston, Trọng Luân mỉm cười với mình trước gương với mái tóc dài bồng bềnh, trông anh giống một lãng tử hơn một chuyên gia vi tính.

– Nếu còn đứng đó, cậu sẽ trễ giờ mất.

Ông quản gia nhắc chừng, Trọng Luân ngoái cổ nhìn ra cửa, không trả lời.

Thậm chí còn nhìn ông bằng ánh mắt khó chịu, rồi mới lằng lặng bước ra cửa.

– Chúng ta đi thôi!

Ông quản gia vẫn cung kính cúi đầu. Cậu chủ của ông là thế, thầm lặng và chỉ dùng ánh mắt để biểu lộ suy nghĩ của mình.

Bước vào lắp cặp táp để sẵn trên bản làm việc, ông nhanh chóng khép cửa lại và đi xuống lầu.

Trọng Luân ngồi sẵn trong xe, ông phải tự tay mở cửa chiếc xe Ford bóng lộn, ngồi vào.

Đảo mắt qua, ông thấy Trọng Luân đang mơ màng nhìn ra giàn hoa Lan ngay bên lối đi. Khẽ lắc đầu, ông không thể nào hiểu nổi tại sao đã là một nhà kinh doanh trẻ tạm gọi là tài ba, nhiều người biết đến mà ông chủ trẻ của ông vẫn còn những phút giây lãng mạn.

Xoa xoa cằm và ngắm nghía nhánh lan màu tím đang đong đưa theo ngọn gió. Trọng Luân có cảm giác ai đó đang nhìn mình. Anh quay qua, mắt hơi nheo lại nhìn ông quản gia với vẻ không hài lòng.

Ánh mắt bối rối, ông quản gia quay đi, vì ông biết đó là cái cách phật ý mà Trọng Luân muốn biểu lộ. Anh không thích bị người khác quan sát hay xen vào chuyện riêng tư riêng của anh.

Nuốt nước bọt, ông vỗ nhẹ vào lưng anh tài xế:

– Đi được rồi!

Anh tài xế cũng quá quen với nếp làm việc thường nhật nên mở máy xe, cho xe từ từ lăn bánh ra cổng, xa dần ngôi biệt thự Phong Lan tráng lệ.

Xe đi một đoạn, ông mới lên tiếng nhắc Trọng Luân:

– Cậu Luân! Sáng nay cậu vẫn làm việc ở công ty. Còn buổi chiều, cậu có hen với bà chủ bốn giờ ba mươi.

Tờ báo đang lật dỡ trên tay, ánh mắt Trọng Luân tối lại, môi anh cắn vào nhau, anh nghiêng đầu sang với vẻ giận dữ. Ông quản gia hoảng hồn ấp úng:

– Cậu Luân. Tôi không cố ý làm cậu phật ý, nhưng dù gì ...

Tờ báo bị ném mạnh vào giữa hai người, cắt lời ông quản gia, nhưng không có một lời nói nào, gương mặt Trọng Luân đanh lại.

Quá quen với tính cách này nên ông quản gia im bặt, đó là cách tốt nhất nếu không muốn có điều đáng tiếc xảy ra. Im lặng và anh tài xế cứ lái xe đến công ty, cho một ngày làm việc như mọi ngày.

Song, đúng bốn giờ, Trọng Luân có mặt ở nhà, bộ đồ veston buổi sáng được thay ra bằng quần Jean, áo thun màu lông chuột nhẹ nhàng trẻ trung. Có điều hai ống quần rách bươm. Dù biết đó là mode và Trọng Luân cố tình ăn mặc như thế, ông quản gia vẫn cố can thiệp:

– Cậu Luân! Cậu mặc bộ quần áo này, bà sẽ không hài lòng đâu.

Nhưng mắt, Trọng Luân nhìn vào khoảng không như suy nghĩ điều gì.

Không tán thành hay phản đối, Trọng Luân trở vào ngồi lên giường, bật nút ti vi xem như không có chuyện gì xảy ra.

Anh đã nhượng bộ một bước là chịu đi gặp, vậy mà ông quản gia còn muốn chọc giận anh, bắt ăn mặc long trọng. Anh cố tình ăn mặc như gã bụi đời chính tông đó, thì sao nào? Phản đối hả, như thế chẳng cần đi gặp ai cả.

Ông quản gia biết là không nên chọc giận Trọng Luân, nên rụt rè:

– Thôi, cậu ăn mặc như thế này cũng được, trông cũng trẻ trung cởi mở, có sức “hút'' lắm.

Trọng Luân cười thầm. Ít ra cũng như thế chứ. Tuy vậy, anh vần ngồi yên vờ như mê xem ti vi.

Ông quản gia nhắc lại:

– Cậu Luân! Chúng ta đi được chứ?

Chậm rãi, Trọng Luân bấm tắt ti vi, nhìn cái vẻ cung kính của ông, anh thấy sao ấy, nên đứng dậy, chụp mắt kính đen đeo vào, đi một mạch ra cửa:

– Đi chiếc Spacy này!

– Hả ! Nhưng ...

Ông quản gia ngẩn ngơ nhìn Trọng Luân và chỉ biết cúi đầu, không dám phản đối, dù biết một lát nữa có thể có chuyện không vui.

Đẩy cánh cửa dầy của nhà hàng Hoàng Hậu, Trọng Luân bước ra ngoài, không quên hào phóng “boa" cho người gác cửa. Nụ cười anh ta rạng rỡ, cám ơn Trọng Luân rối lít.

Mọi người quay nhìn Trọng Luân, anh thản nhiên vò nát tờ giấy mẹ mình mới đưa cho ném xuống chân. Trước khi đi, anh còn nháy mắt với cô tiếp tân xinh gái nhất.

Mọi người đang bàn tán về cậu con trai của bà chủ nhà hàng Hoàng Hậu, Trọng Luân chẳng để tâm. Điều anh thú vị là lúc nãy phóng xe hết tốc độ bỏ ông quản gia ngồi xe ô tô lại phía sau.

Cuộc nói chuyện với mẹ chẳng cho anh niềm vui hay chút ấn tượng nào.

– Cửu ...cửu ...tôi với ...cứu ...

Tiếng kêu cứu thất thanh và tiếp theo một cô gái đầu tóc rối bù đang lao về phía Trọng Luân, phía sau là ba tên đàn ông bặm trợn dữ dằn đuổi theo. Cô gái la bài hãi:

– Cứu tôi với, cứu ...

Trọng Luân muốn phớt lờ, cách ăn mặc của cô gái cho anh biết cô ta thuộc hạng người nào trong xã hội, váy ngắn cũn cỡn, áo cũng ngắn đưa một khoảng bụng ra, cái ngữ này tập tành ăn chơi và vay nợ nóng không trả tiền đấy thôi.

Cô gái vớ lấy Trọng Luân như cái phao, trốn vào sau lưng anh, giọng run sợ:

– Làm ơn cứu tôi với ...

Ánh mắt đẫm lệ thống thiết khơi ''dòng máu anh hùng" trong Trọng Luân, hãy cứu giúp cô ấy. Trọng Luân dùng thân mình che chắn cho cô, hất hàm nhìn ba gã đàn ông vừa chạy tới:

– Ba người đàn ông ăn hiếp một cố gái yếu đuối như vậy sao?

– Mày biết cái gì mà nói, tốt nhất chớ can thiệp vào.

Một gã ăn mặc nguyên complet đen, đầu đội nón kết quay ngược hùng hổ đốp lại, tay vươn ra sau định kéo cô gái. Trọng Luân gạt tay gã ra:

– Có chuyện gì từ từ nói đi.

Gã áo đen gầm lên:

– Không có gì từ từ cả trả tiền cho bọn này làm êm chuyện.

Trọng Luân nhíu mày nhìn ra sau:

– Cô thiếu nợ họ à, bao nhiêu?

– Dạ ....vay mười triệu, bạc ba mươi phân tháng, rồi tôi không có tiền trả.

Trọng Luân trợn mắt:

– Bộ ăn cướp hay sao? Vay bạc ba mươi phân, mười triệu một tháng trả ba triệu tiền lời, năm tháng mười lăm triệu, tính cả vốn lẫn lời là hai mươi lăm triệu?

– Dạ, hai mươi lăm triệu.

Tên áo đen nạt đùa:

– Khi mày vay nợ mày có nghe đại ca tao nói bạc ba mươi phân không? Có đồng ý mày mới vay, là mày năn nỉ đại ca tao mượn tiền, đâu phải đại ca tao ép mày mượn? Trả mau đây! Nếu không, bữa nay tao sẽ rạch mặt mày làm ba đường.

Gã chụp được tay cô gái kéo mạnh về phía mình, còn lại một tay, cô gái vội ôm chặt Trọng Luân không buông, giống như anh là cái phao cứu sinh cho cô.

– Anh ơi, làm ơn cứu tôi ... .

Trọng Luân xua tay:

– Buông cô ấy ra đi, tôi trả giùm cổ mười lăm triệu, có chịu không?

Cô gái há hốc mồm, không ngờ có người hào phóng trả tiền cho mình. Cô và anh nào có quen biết gì đâu.

Trọng Luân móc túi ra, một xếp bạc năm trăm ngàn, số tiền này sáng nay anh rút ở công ty định mua dàn máy vi tính tốt hơn, mới nhập về Việt Nam.

Thôi thì dịp khác mua vậy. Lâu lâu làm nghĩa hiệp anh hùng cứu mỹ nhân đôi khi còn hơn ...xây bảy kiểng chùa.

Tên áo đen sáng mắt lên khi nhìn thấy tiền, lại là loại tiền lớn, gã vội chộp lấy ngay:

– Con kia! Mày còn nợ lại ông mười triệu nữa.

Bây giờ cô gái trở nên nanh nọc:

– Còn mười triệu nữa hả? Còn lâu à!

Trả lại đây, chừng nào đủ hai mươi lăm triệu mới trả cho ông.

– Mày là trứng mới đẻ, tao đẻ ra mày đấy con, không có ngu hơn mày đâu.

Gã nhét tiền vào túi quần, phẩy tay cho hai tên đàn em đi theo gã, còn hát nghêu ngao như chọc tức:

– Nếu ai hỏi kẻ nào khờ nhất Là kẻ tin con gái tức thì Mà kẻ nào luôn tin con gái Dính vào đi ắt sẽ lao đao ...

Câu hát khiêu khích chọc quê lòng hào hiệp, không biết có đúng lúc đúng người không những bắt Trọng Luân suy nghĩ. Cái gì bắt mà anh hào hiệp đến đi ngon lành mười lăm triệu không tiếc thương vậy?

Sau câu hát chọc quê là những tiếng cười khùng khục. Trọng Luân quay phắt lại lừ mắt nhìn cô gái. Cô ta còn quá trẻ, mười tám là cùng, cô đang nhìn lại anh.

– Cám ơn anh nghen! Lẽ ra anh đưa cho tụi nó mười triệu vốn thôi, còn năm triệu ... đưa cho em.

– Cô ta nói gì thế? Trọng Luân phát bực nghiêng vành tai:

– Cô nói lại xem! Cho hắn làm thịt cô luôn hả! Một tháng ba triệu tiền lời mà dám vay, cô làm cái gì cho ra ba triệu đồng lời?

– Thì ... - Cô gái ấp úng - Ngộ biến phải tùng quyền chứ. Nhưng dù sao thì cám ơn anh đã trả tiền giùm.

Trọng Luân xua tay:

– Không cần!

Anh đi về chỗ xe của mình leo lên nổ máy, cô gái gọi giật:

– Anh đi đâu vậy?

Trọng Luân thở phì:

– Ngộ không! Làm ơn cho cô, bây giờ phải khai báo với cô, là trong túi tôi không còn tiền, phải về nhà thôi. Cô có tiền trả cho tôi không?

Cô gái cụp mất xuống lí nhí:

– Không có! Nhưng em muốn ... xin anh cho em quá giang với.

Phiền chết đi được! Trọng Luân ân hận đã rước cái bực mình vào mình, nên xẳng giọng:

– Nè, cô đừng có quá đáng nghen! Mười lăm triệu, cô nghĩ nhỏ lắm hả? Chưa đủ nên còn muốn làm phiền, không có dễ bị lợi dụng hơn nữa đâu nghen. Cô tự tìm phương tiện về đi.

Trọng Luân leo lên xe nổ máy định chạy đi, cô gái vội ôm cánh tay anh lại van lơn:

– Tôi không có chỗ về đêm nay thật mà.

Trọng Luân định quát lên, nhưng nhìn đôi mắt đen như hạt nhạn đang đầy nước mắt, lòng anh chùng xuống. Một đôi mắt mà có lẽ thức trắng đêm nay, anh cũng chẳng quên được.

Anh buông thõng:

– Vậy chứ mọi hôm cô ở đâu? Tôi chỉ có thể giúp cô như vậy thôi. Cô mà nói nữa, tôi sẽ xem như cô lợi dụng tôi.

Anh gỡ tay cô và đạp mạnh số cho xe phóng đi. Vậy là xong. Nhưng chỉ không quá mười mét, Trọng Luân giật mình. Nếu lỡ cô ta không có chỗ ở và bị kẻ xấu bắt nạt nữa thì sao?

Nhẫn tâm quá, cứu người phải cứu cho trót, Trọng Luân vòng xe lại, cô gái đang lầm lũi đi, anh thắng xe bên cô:

– Có thật không có chỗ để đi không?

– Dạ!

– Vậy thì lên xe đi!

Được Trọng Luân cho quá giang, cô mừng quýnh, lọng cọng leo lên, một tay vịn vào vai Trọng Luân để làm điểm tựa.

Cho cô quá giang rồi, Trọng Luân mới giật mình. Anh mà đưa cô về nhà thể nào lão quản gia nhà anh cũng khó chịu, ca cẩm và hạch sách. Nhưng lỡ rồi, cho cô ta về nhà đêm nay, ngày mai cô ta phải đi khỏi nhà anh, lòng hào hiệp của anh cũng cần có giới hạn.

Chín giờ đêm, ông quản gia bước vào nhà, thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy chiếc Spacy của Trọng Luân đậu trong sân.

Ông vội vã hỏi chị giúp việc vừa mở cửa cho mình:

– Cậu Luân về rồi à?

Không chờ nghe chị giúp việc trả lời mình, ông hối há vào nhà đi lên lầu và đứng khựng lại. Trước mặt ông là một cô gái ngồi co ro trên nệm salon, cứ ngước nhìn ông khi thấy ông nhìn mình rồi đứng dậy rụt rè chào ông. Ông gật đầu đáp lại:

– Cô là ai vậy?

– Dạ ....

Trọng Luân bước ra, anh mới vừa tấm xong, mặc áo thun ba lỗ, quần đùi dài đến đầu gối, chưa kịp nói, ông quản gia đã hỏi:

– Cô ta là ai vậy cậu Luân?

Câu hỏi băn khoăn và cái nhìn lạ lùng, bởi đây là lần đầu tiên, Trọng Luân đưa một cô gái lạ về nhà. Lâu nay ông vẫn quen xem Trọng Luân là một cậu bé ngoan cứ ngồi nghĩ cách sổ lồng, hôm nay có lẽ “thời cơ” đã đến, vị thần hộ mệnh xuất hiện nhưng "hộ'' hay ''hại" anh đây?

Ông quản gia ngập ngừng:

– Cậu Luân! Bà đã nói gì mà bây giờ cậu đưa cô này về nhà, cậu muốn ...

Ông im bặt, khi Trọng Luân lia tia mắt sáng quắc và không hài lòng. Cuối cùng, không nghe Trọng Luân nói gì, ông tiếp:

– Cậu Luân! Tôi không can thiệp chuyện của cậu, nhưng tối nay cậu cố tình bỏ tôi đi một mình ...

Trọng Luân ngắt lời:

– Tôi đã về nhà và không có chuyện gì nữa xảy ra, đừng có xem tôi là trẻ con nữa.

– Vậy cậu và ...

Trọng Luân phẩy tay:

– Đừng có nói nữa!

Ông quản gia im bặt. Có lẽ kết quả cũng như những lần trước:

vô vọng. Thật không hiểu cái dòng họ này ra sao, nếu cứ như thế này. Nhưng có gái lạ này ông cần biết đến xuất xứ, cô ta ở đâu đến, người xấu hay người tốt?

– Tôi muốn biết cô gái này ...

– Ông thấy ở đâu thì ở đó ra.

Ông quản gia thiếu điều bật ngửa ra sàn nhà trước cách nói chuyện ngang phè này. Trọng Luân đi vào phòng mình, đứng trước gương chải tóc, ông quản gia bước theo:

– Cậu Luân! Đây không phải là chuyện đùa, cậu phải biết địa vị của mình.

Bây giờ cậu mang về nhà một cô gái lạ, mọi người sẽ nghĩ sao?

Trọng Luân bắt đầu bực mình. Sao anh ghét nghe những lời ca cấm này, nó giống như cái khung sắt nhốt anh vào lòng. Chú chim thích bay tự do, liệu có thể ép mình vào khuôn khổ bao lâu đây?

Anh lại bỏ đi ra ngoài, ông quản gia lo lắng:

– Cậu đi đâu vậy?

Dừng lại, Trọng Luân nheo mắt:

– Không phải ông đang muốn biết sự có mặt cô có gái kia à?

– Gì cơ, cậu ... cũng không biết?

Trọng Luân xẵng giọng:

– Tôi mang về đây khi gặp cô ta gặp chuyện bất bình, cứu giúp vậy thôi. Cổ bảo không có chỗ ở, ông muốn biết thì hỏi cổ đi.

Ông quản gia há hốc mồm, mang một cô gái về nhà mà không biết gì về cô ta. Ôi trời ! Bà chủ lớn của ông biết được chắc ngất luôn chứ chẳng phải chơi.

Ông đi ra phòng khách, cô gái vẫn ngồi đó co ro, cô đơn.

Không có gì đặc sắc!

Đó là nhận xét đầu tiên của ông khi ông nhìn cô, cô ta đang ôm khư khư một cái túi nhỏ. Gì thế kia? Ông không dám nghĩ là cậu chủ mình ... dụ một cô bé dưới quê lên, mặt mũi non choẹt búng ra sữa.

Trọng Luân mang ra một hộp sữa tươi và đĩa trái cây đặt lên bàn, trong lúc mắt cô gái sáng lên, đôi mắt của loài thỏ non khi trông thấy những củ cà rốt.

Trọng Luân bảo:

– Ăn trái cây và uống sữa đi!

Anh đưa cho cô chùm nho, xong ngồi xuống ghế, thản nhiên mở tờ báo ra xem.

Ông quản gia đành gợi chuyện:

– Cô có thể cho tôi biết tên gì, để tiện bề xưng hô.

Không có câu trả lời vì cô đang bận ăn nho, như người đói ăn vậy. Ông quản gia nhìn Trọng Luân như ngầm hỏi:

Bộ cô ta câm hả?

Trọng Luân phớt lờ, chăm chú đọc báo mặc hai người.

Ông quản gia bắt đầu hơi nặng giọng, vì câu hỏi của mình rơi vào khoảng không:

– Cô vào đây ít nữa tôi cũng cần biết tên cô chứ, dù cô là người được cậu chủ tôi mang về.

Trọng Luân từ từ đặt tờ báo xuống, ánh mắt anh nghiêm lại lạnh nhìn ông, bởi cái vẻ khó chịu xuất hiện trên mặt ông.

Đến phiên ông quán gia phớt lờ:

– Cô nên biết, người này là cậu chủ ở đây, nhưng không có nghĩa cậu ấy muốn làm gì thì làm.

A, ông ta muốn giở trò gì đi nữa thì cũng đâu cần bĩ mặt anh như thế.

Trọng Luân vừa mới có ý nghĩ này là ông quản gia gần giọng:

– Nếu cô không nói, mà tỏ thái độ xem thường tôi, tôi mời cô ra khỏi nhà này.

Trọng Luân lại cầm tờ báo lên xem tiếp. Cũng may là anh chưa lên tiếng.

Quả nhiên chiêu này cao tay thật!

Cô gái bắt đầu nhúc nhích trên ghế. Sự nao núng của cô trông ngộ ngộ sao ấy. Trọng Luân giơ cao tờ báo che mặt, kín đáo nhìn qua cười thầm. Anh không tin cô ngao ngán lời doạ dẫm của ông già tí nào.

Ông quản gia lại hỏi:

– Sao, cô tên gì? ở đâu tới?

Cô gái đưa mắt nhìn Trọng Luân như cầu cứ, sự thản nhiên của anh làm cô thất vọng ra mặt, cô lí nhí:

– Xin ... đừng đuổi tôi.

Hoá ra cô đâu có câm, ông quản gia bắt đầu nổi giận hơn là thương hại, ông giữ nguyên thái độ lạnh lùng:

– Không được! Cô không thể ở lại đây, hay đúng hơn là chúng tôi không thể chứa chấp cô khi chưa biết rõ cô là ai.

– Tôi không phải là người xấu.

Xoạt ...Trọng Luân gấp đôi tờ báo lại, anh quắc mắt nhìn cô gái, làm cô sợ hãi ấp úng:

– Ba mẹ tôi ly hôn, dượng ghẻ tôi bán tôi cho một gã côn đồ, tôi ... đã bỏ trốn.

– Rồi sao nữa?

– Tôi trốn đi, lúc nãy họ đuổi theo tôi bắt lại, thì anh ... Xin đừng đuổi tôi đi.

Trọng Luân đã hiểu. Anh xua tay không cho cô nói nữa, nhưng lần này là bằng cái giọng giễu cợt:

– Cô muốn ở lại đây à? Hỏi ông ấy đi! Tôi còn phải xin phép ông ấy mới được ăn cơm nữa đấy.

Biết Trọng Luân nói lẩy mình, ông quản gia cười như xin lỗi:

– Đó là những điều cô nói, có gì làm bằng chứng đây?

– Nhưng tôi không phải là người xấu.

– Cái gì để chứng minh cô là người tốt đây?

Đôi mắt cô gái bắt đầu long lanh nước mắt bờ mi cụp xuống. Trọng Luân đảo mắt qua ông quản gia. Lòng thương người của ông không thiếu, nhưng sự non nớt của cô bé sẽ chẳng bao giờ gợi được lòng thương người của ông ta, đẩy cô bé ra khỏi nhà trong đêm tối như vậy là tàn nhẫn. Chính vì thấy tàn nhẫn nên anh đã mang cô về nhà mình, dù biết sẽ rắc rối to với ông già khó tính.

Trọng Luân hỏi:

– Cô có giấy tờ tuỳ thân gì không?

Cô gái khẽ gật, mở túi xách ra lấy cái ví nhét tận dưới đáy lôi lên và đưa cho Trọng Luân tờ giấy nhỏ ép nhựa, lí nhí:

– Đây là thẻ chứng minh của tôi, có cả thẻ sinh viên nữa.

Cả Trọng Luân và ông quản gia cùng nhìn nhau, cái mặt búng ra sữa mà là sinh viên sao? Anh cầm lấy đọc trong cái hiếu kỳ lẫn tò mò và buột miệng:

– Cô học ... đại học luật à?

– Tôi mới nhập học có mấy tháng thôi, dượng tôi vào bảo nghỉ học để lấy chồng.

Trọng Luân hết nhìn cô gái lại nhìn vào thẻ sinh viên. Cô ta có cái tên đẹp:

Trần Hoàng Anh Thư.

Anh trêu:

– Tên cô đẹp đấy chứ.

Mặt Anh Thư hớn hở:

– Ai cũng bảo tên tôi đẹp.

Trọng Luân phì cười. Con nhóc này là ''vua" nói chuyện, tại chưa ''mở đài" nên lúc nãy cô ta câm như hến. Nếu như anh biết được cô ta "câm" vì quá đói, ly sữa với mấy trái nho đủ cho cô tăng calori và lên tinh thần.

Tuy nhiên anh tắt ngay tiếng cười, đứng lên:

– Chúng tôi tin cô là người tốt, nhưng không có nghĩa là giữ cô ở lại. Ông lo thu xếp chỗ cho cổ ngủ, rồi sáng mai đi. Tôi mệt lắm, cần đi nghĩ.

Trọng Luân về phòng mình đóng cửa lại, mặc cho ông quản gia nhìn theo anh không hiểu. Rõ ràng lúc nãy ông thấy Trọng Luân tìm cách giúp cô gái, vậy mà bây giờ như muốn phủi bỏ cô ta vậy.

Anh Thư năn nỉ:

– Ông à! Tôi xin ông đừng đuổi tôi đi. Ông hãy cho tôi ở đáy, tôi biết làm việc nhà ... Nhưng bây giờ có cơm cho tôi ăn không, tôi đói quá.

Ông quản gia giật thót người. Chết mất!

Mới đi sáu giờ sáng, Trọng Luân còn say ngủ, đêm qua anh thức làm việc cho tới khuya nên sáng dậy không muốn nổi, mặc cho điện thoại báo thức reo ầm ĩ.

Một âm thanh lạ rì rào xuất phát đâu đây. Chuyện gì thế kia?

Trọng Luân bật ngồi dậy, anh cảm thấy giận. Không phải trời mưa, nhưng những giọt nước cứ bắn vào từ cửa sổ tạt vào giường chỗ anh nằm.

Quái đản! Trọng Luân chống hai tay lên hông. Nhất định không phải mưa, mà dù có mưa nữa thì bên ngoài là giàn cát đằng phủ kín. Đặc biệt là có mái hiên phía trên che ra làm sao tạt vào được.

Trọng Luân đi nhanh về góc phòng đối diện với chân giường, nơi có cánh cửa thông ra lan can bên ngoài. Vừa mới bước ra, Luân sửng người thụt nhanh vài vì nhớ lại mình chỉ mặc độc chiếc quần lót, mà dưới sàn là cái dáng nhỏ bé đang ... ngửa cổ nhìn lên để xịt nước cho giàn hoa bò trên tường.

Cô làm cái quái gì ở đây? Tối qua không phải đã dàn xếp rồi sao? Trọng Luân rón rén bước đến lan can thò đầu nhìn xuống, anh bật cười khi nhìn cái dáng ngông nhênh của Anh Thư, ông quản gia tìm ở đâu ra chiếc áo sơ mi cùng cái quần sọt rộng thùng thình cho cô ta vậy không biết.

– Ê! Bộ cô rảnh lắm sao mà dậy sớm phá người ta vậy hả?

Trọng Luân chống hai khuỷu chỏ lên lan can hỏi vọng xuống. Anh Thư nhìn lên:

– Hả! Anh nói cái gì?

Cô la lớn lên và xỉa vòi nước lên cao đúng vào Trọng Luân, làm anh phải thụt vào Anh quát cô:

– Bà Tám kia, muốn tắm hả?

– Hả! Anh nói cái gì?

– Cái đầu cô chứ nói gì!

Trọng Luân làu bàu giữ nước trên tóc và cả trên người, cơn giận lại bùng lên.

– Quỷ tha ma bắt mà!

Rầm!

Anh bước vào phòng đóng cửa lại. Cầm điện thoại lên, anh hầm hầm:

– Ông Tư! Ông mau đuổi con bé đó đi đi, trước khi tôi xuống.

Ông quản gia chưa kịp trả lời, Trọng Luân quát tiếp:

– Mau gọi người làm lên dọn phòng cho tôi.

Anh dập máy xuống cái rầm. Không cần lịch sự với con người kia, anh sẽ tống cổ cô ta đi không chút xót thương.

Trọng Luân đi tìm khăn lông để lau đầu và tóc, cái đầu ướt nước bị anh vò lên trong cơn giận thành sùm sùm.

Mở tủ áo anh lấy ra bộ đồ định mặc vào, tiếng ông quản gia gọi bên ngoài:

– Cậu Hai, có chuyện gì vậy?

Trọng Luân mở cửa, anh chỉ vào mình cùng cái giường ướt nước.

– Ông nhìn đi!

Anh đùng đùng bỏ vào phòng tắm. Còn lại bên ngoài, ông quản gia mới quan sát căn phòng.

Giường bị lấm tấm nước trên nệm, cánh cửa kiếng như mới bị nước ướt, ông điếng hồn chạy ra lan can nhìn xuống.

Rào ... Rào ... Nước ở dưới bắn lên phun vào phòng, ông hét lên:

– Tắt nước ngay!

Rồi chạy vụt xuống ...

Đã tắm, thay bộ quần áo khác, Trọng Luân đi xuống phòng ăn. Anh quấy ly cà phê bưng lên uống để dằn cơn giận xuống.

Ông quản gia nắm tay Anh Thư lôi vào:

– Cậu Luân! Lúc sáng là do tôi ... cậu đừng đuổi cổ ... cổ cũng làm ...

Trọng Luân gạt ngang:

– Ông định như thế nào là quyền của ông. Nhưng nhà này tôi không muốn có một người vô ý vô tử ở.

Anh Thư ngước nhìn Trọng Luân:

– Vô ý vô tứ? Nếu tôi biết đó là phòng ngủ của anh tôi đã không xịt nước lên.

Làm gì dữ vậy. Hứ!

Ông quản gia hết hồn muốn bụm miệng Anh Thư mà không kịp, ông mắng cô:

– Cô làm gì vậy, tôi dặn cô đừng có cãi mà!

– Nhưng ...

– Trả treo hay lắm!

Trọng Luân đứng bật dậy:

– Đồ vô lễ!

– Anh ...

Cổ họng Anh Thư nghẹn lại vì tức, không thể tưởng Trọng Luân mắng cô như vậy. Suốt đêm qua cô năn nỉ ông quản gia gần gãy lười, ông mới bằng lòng cho cô ở lại. Sáng nay định dậy sớm lập công, ai ngờ ...

Trọng Luân bỏ đi lên phòng khách, bà bếp vội bước theo:

– Cậu Luân! Xưa nay tôi chỉ biết chăm sóc cậu miếng ăn, thức uống, hay cậu nể tình tôi cho cô Anh Thư ở lại, có cổ làm việc cũng đỡ tay đỡ chân. Sáng nay ...

– Bà làm việc nhiều mệt lắm à?

Trọng Luân vẫn ngồi im không tỏ thái độ nào khác, ông quản gia thì mừng khấp khởi, vì bà bếp đã lên tiếng, thường là Trọng Luân không từ chối điều gì.

Ông nhìn bà cười.

Trọng Luân ngước lên bắt gặp nụ cười ấy anh xuống giọng:

– Tôi biết bà vất vả cực nhọc, tôi sẽ cho người khác phụ bà, nhưng cô ta thì không được.

Ông quản gia xen vào năn nỉ:

– Nhưng cậu Luân, ý tôi là ...

Trọng Luân phẩy tay ra hiệu không ai được nói, anh bước ra sau nhìn Anh Thư, cô đang lo sợ cúi gằm mặt xuống.

Trọng Luân cười khẩy:

– Cô thuộc loại người để người ta tin tưởng sai vặt được không?

Bất ngờ vì câu hỏi mang tính quyết định, Anh Thư từ từ ngẩng lên nhìn Trọng Luân. Anh nhìn lại cô, mày nhướng nhướng lên:

– Sao, không chịu để người khác sai vặt à?

Anh Thư lại cúi đầu. Ông quản gia tiến đến vỗ vai cô:

– Sao không trả lời đi!

– Ơ ...tôi ...

Ông quản gia lấp liếp giùm Anh Thư:

– Cậu Hai! Cô bé mừng đến không thể nói lời cám ơn cậu.

Trọng Luân nhìn tất cả mọi người bằng đôi mắt doạ dẫm. Cô ta có ưu điểm gì mà mọi người mới qua một đêm thôi, đã bênh vực cô ta như thế?

Anh gằn giọng:

– Cô hãy thực tập bằng cách chọn trang phục cho mình đi.

Anh bỏ đi luôn ra ngoài. Anh Thư ấp úng:

– Bộ trông cháu tệ lắm hả?

– Cũng không hẳn, nhưng cái áo sơ mi này cô mặc vào dị lắm, vì thật ra bộ đồ này là của ... cậu Hai.

– Ối!

Anh Thư bụm miệng kêu lên. Hèn chi mà anh ta nhìn cô như muốn ăn tươi nuốt sống cô vậy. Đồ nhỏ mọn, khó ưa!