Chương 1

Cộc ... cộc ... cộc ...

Liệt Quân gõ cửa thật gấp. Gõ mãi, Uyển Thư vẫn không chịu mở cửa, cậu em cất giọng thật nhẹ nhàng :

– Chị Hai ơi, chị Hai !

Uyển Thư vẫn không thèm lên tiếng. Cô nhốt mình trong phòng không ăn uống gì gần hai ngày. Liệt Quân vẫn không nản chí :

– Chị Hai ! Mấy ngày nay chị không ra ngoài, mớ nho tươi đã nổi meo rồi kìa. Không khéo mấy trái dâu để dành cho chị đắp mặt úng cả hết ...

Có tiếng đáp cộc lốc :

– Kệ nó !

Uyển Thư nằm úp xuống gối, hai tay bịt chặt lấy tai khôug nghe. Lát sau có tiếng bước chân Liệt Quân xa dần.

Liệt Quân chạy ra cổng. Không gian trở lại im ắng quanh cô. Mười phút sau, Liệt Quân gọi điện thoại di động cho Uyển Thư :

– Chị Hai ! Em vừa mới mua giùm chị năm bộ tiểu thuyết tình cảm rất hay, chị mau ra nhận đi.

Vốn ghiền tiểu thuyết tình cảm, vả lại với tâm trạng đang buồn và cô đơn.

Uyển Thư uể oải đứng lên hỏi :

– Em đang đi đâu vậy, Liệt Quân ?

– Em đang đi mua tiểu thuyết cho chị, đang lựa chọn. Chị thích Hoàng Thu Dung nữ tính, Bảo Châu ngọt ngào hay giọng văn của Hoàng Anh trẻ trung ?

Chị mau ra, em sẽ về ngay.

Uyển Thư vội mở cửa ra. Cô giật mình vì Liệt Quân đang đứng ngay trước cửa, nghiêng đầu nhìn cô cười.

– Sách đâu ? - Uyển Thư gắt.

Liệt Quân đưa lên trước mặt cô một chiếc túi ni lông bốc mùi thơm ''cháy dá'. Sách đâu không thấy, chỉ thấy mấy cái bánh bao nóng hổi và đĩa CD nhạc vui nhộn của nhóm ''Mắt Ngọc''. Uyển Thư cụp mắt xuống :

– Không ngờ chị lại bị em lừa một cú ngoạn mục.

Liệt Quân chặn ngang cửa, dúi chiếc túi ni lông có mấy cái bánh bao thơm phức, bảo :

– Không phải lừa mà là tiếp tế cho chị. Nên nhớ lần này là lần chót nha chị Hai. Em không rảnh đâu.

– Cám ơn. Chị đâu có mượn em , em cố gắng làm chi rồi than nghe mệt quá trời hà.

Liệt Quân vẫn dai nhách :

– Con gái cứ nhốt mình mãi trong phòng kiểu ''êm đềm trướng rủ màn ché' coi chừng trở thành ''hàng tồn khó', ''hàng mẫu không bán'', có nguy cơ ''ống chề'' cho chị xem.

– Ơ ! Cái cậu này dám ...

Hai chị em rượt đuổi nhau thật vui nhộn. Uyển Thư cố véo cậu em thật đau.

Liệt Quân cong ễn cả người. Tiếng cười vang rộn cả không gian ...

Sáng ngày hôm sau, Liệt Quân rủ rê :

– Chị Uyển Thư, dậy mau ! Chúng ta đi chơi há!

Uyển Thư buông quyển tiểu thuyết xuống bàn, hé cửa phòng nhìn em trai, vẻ khó chịu :

– Em đấy à ? Ai ngủ mà bảo dậy. Định đi đâu ? Trông bộ dạng em kìa, thật khó coi.

Chàng trai vuốt ngược mái tóc dài như nghệ sĩ, cười nheo một bên mắt :

– Bà chị ơi ! Không khéo chị sẽ già trước tuổi cho mà xem. Này! Thử soi gương đi, chị mới là người khó coi chứ ai ?

Uyển Thư thở hắt ra, với tay định cầm lấy quyển sácn nhưng Liệt Quân nhanh hơn chộp lấy, trề dài đôi môi :

– Lại tiểu thuyết, ! Sao chị mê ba cái truyện tình cảm này quá ? Mướn em đọc một quyển năm trăm ngàn, em cũng chả thèm, huống hồ gì sau khi đọc sách, tâm trạng mình không vui.

Uyển Thư định đứng lên :

– Chị không nói chuyện với em nữa. Lo mà làm ăn ... Nhìn em chị chán. Liệt Quân này !

– Ơ ... chị định đi đâu thế? Đã mấy ngày qua quanh quẩn trong căn phòng chật hẹp chị chưa đủ chán sao ? Không gian bên ngoài sôi động, cuộc sống vẫn tiếp diễn nhịp thời gian vẫn chảỵ. tuổi xuân có mấy năm, tất cả sẽ trải qua một cái vù. Chị thật khờ cứ mãi buồn khổ, u sầu mẹ có sống lại được đâu. Em nói đúng nay hơn cái lời văn mà chị vừa đọc không nhỉ ? Chị hết giam mình trong phòng lại biến mình thành con mọt sách. Em không hiểu nổi chị.

Uyển Thư chớp nhanh đôi mắt, sụt sịt rơi lệ :

– Em ... đừng có nhắc, mẹ sẽ buồn đó.

Liệt Quân ném quyển sách lên tay cô lừ mắt :

– Đúng, mẹ sẽ buồn, buồn đến nỗi chết lần thứ hai khi thấy chị như thế đó.

Uyển Thư tròn mắt :

– Em ... Liệt Quân ! Sao em nỡ nói thế ?

– Ai biểu chị cứ buồn chán, chán buồn ... em cũng thương mẹ nhưng không như chị. Chúng ta còn phải sống lo cho ba nữa. Chị có hiếu lắm mà.

Uyển Thư lại thở dài buồn bã :

– Nhưng chị không thể. Em gắng lo cho ba giùm chị.

Liệt Quân bật cười khanh khách, đứng lên đi đi lại lại trước mặt Uyển Thư :

– Em thương chị mới khuyên chị như thế. Chị cứ ngắm lại mình xem, mới có mấy ngày mà trông chị như một ''cụ bà'', í quên, “bà cụ non”, tiều tụy nhăn nheo. Hai ngày qua ở trong phòng, chị khám phá được cái gì ngoài mấy con gián và muỗi làm bạn và nỗi buồn chán đeo đẳng ?

Còn em, hai ngày nay, được anh chàng trưởng phòng của ba đưa em đến những nơi sôi động của thành phố, vui lắm chị ạ. Nếu chị chịu ra khỏi khuôn viên này, em đảm bảo chị sẽ có cách nghĩ khác.

Uyển Thư vẫn lười biếng buồn bã :

– Không ... không thể có nơi nào làm cho chị với được nỗi buồn này đâu em.

Liệt Quân bước đến gần chiếc Attila màu trắng mới toanh :

– Em cất xe máy, chị vào sửa soạn đi, em sẽ lái xe du lịch đưa chị đi Vũng Tàu. Em có nhiều bạn thân ở ngoài ấy lắm. Chúng ta đi đổi gió nha!

Uyển Thư lại cầm quyển sách đứng lên đi thẳng về phòng mình. Cô đóng sầm cửa lại. Liệt Quân khẽ lắc đầu chán nản :

– Thiệt là hết thuốc chữa !

Chiếc du lịch màu xanh lướt nhẹ vào sân. Anh tài xế nhẹ nhàng bước ra nhìn quanh. Anh lịch sự mở cửa :

– Mời ông chủ !

– Được, lái xe khá đấy. Anh vào trong xem vú Lan đã soạn chỗ riêng cho anh chưa. Cứ ở đây làm tài xế cho bác, lúc nào rảnh, cháu cứ sửa sang lại tất cả hoa kiểng khuôn viên. Nếu còn thì giờ ... mà thôi, vào nghỉ ngơi đi cháu.

Liệt Quân chạy đến và đưa mắt. nhìn anh :

– Kìa, ba mới về à !

Nãy giờ Liệt Quân quan sát anh chàng tài xế nho nhã. Khuôn mặt điềm đạm cương nghị, anh rất dẹp trai. Đẹp hơn cả Liệt Quân. Tự dưng Liệt Quân cảm thấy có cảm tình với anh. Anh tủm tim cười, thân thiện đưa tay bắt lấy tay người tài xế. Thấy thế, ông Liệt Văn giới thiệu :

– Đây là Liệt Quân, con trai thứ của tôi. Còn đây là Duy Khương, tài xế riêng của ba. Con làm quen đi !

– Dạ, chào cậu chủ ! - Duy Khương hơi lúng túng.

– Anh Duy Khương, cứ gọi tôi là Liệt Quân. Tôi nhỏ tuổi hơn anh mà.

– Dạ, cậu chủ cho phép.

Liệt Quân vỗ mạnh vào vai anh cười tươi :

– Lại cậu chủ ! Anh thật khách sáo.

Duy Khương bật cười theo nụ cười của cậu chủ nhỏ dễ mến. Trong lòng anh cám thấy nhẹ nhàng hơn khi bước chân vào ngôi biệt thự cao tầng đồ sộ của ông chủ công ty bánh ngọt và kẹo trái cây ''Bốn mùá' với tâm trạng lo lắng vô cùng.

Tâm trạng, ấy đã được rủ bỏ khi anh tiếp xúc với ông Liệt Văn và cậu con trai của ông chủ giàu sụ này. Họ thật dễ mến !

– Dạ .... Cậu Liệt Quân ! Hân hạnh được làm quen với cậu.

Liệt Quân nhìn cha cười :

– Cha tìm đâu một chàng tài xế đẹp trai ghê. Hay là cha cho anh ấy làm tài xế riêng cho chị Hai đi. Chị ấy hết thuốc chữa rồi.

Ông Liệt Văn gỡ cặp kính ra nhìn Liệt Quân ngạc nhiên :

– Chị con thế nào hả ?

Liệt Quân lắc mạnh mái tóc rất bụi của mình, nói khẽ :

– Thì vẫn thế, tự nhốt mình trong phòng hai ngày nay.

– Sao vú Lan không gọi nó ra, còn con không báo cho ba biết ?

Liệt Quân xịu mặt xuống khi cha nhìn anh nghiêm khắc :

– Hay là con chọc cho chị con giận, phải không ?

Liệt Quân im lặng, gương mặt cau có :

– Lúc nào cha cũng bênh chị ấy. Ai dại mà chọc bà chằn ấy. Lúc nào cũng như nữ tu sĩ. Con rủ chị Uyển Thư đi chơi mà chi đâu có chịu. Cha đừng đổ oan cho con khi con muốn chị ấy tốt mà.

Ông Liệt Văn dừng mắt trên bộ quần áo Jeans trên người Liệt Quân và nhất là mái tóc dài quá khổ khiến Liệt Quâu trở nên cứng cỏi, phong trần, đứng tuổi :

– Hừ ! Con lo mà làm ăn, lớn rồi ... Có mỗi một việc đi chơi là giỏi thôi. Con người ta hổ phụ sinh hổ tử, còn con giỏi món ăn chơi. Cha thất vọng vì các con quá.

Liệt Quân gãi nhẹ đầu như có lỗi :

– Cho con xin lỗi. Con đâu dám chọc cô tiểu thư khó tính của cha giận đâu.

Lúc nào cha cũng bênh chị ấy, con buồn ghê !

Ông Liệt Văn vừa đi vừa nói :

– Con là con trai, Uyển Thư là gái phải khác chứ. Nhớ đừng làm cho chị con buồn. Chị con rất nhạy cảm.

Liệt Quân bật cười nói thật nhỏ :

– Còn con chắc là câỵ hay là đá không có tình cảm ?

Bóng cha đi khuất vào trong nhàm Liệt Quân nhìn quanh. Gã tài xế ban nãy biến mất. Lúc nãy vì sợ Duy Khương cười nên Liệt Quân có nói năng với cha 5 cho lịch sự, chứ ông rầy oan, anh khó chịu lắm và thích cãi lại. Không phải anh không nể cha mà vì tính anh như thế. Cứ cãi khi người ta nói oan mình.

Liệt Quân không hiểu sao cha mình rất lịch sự với mọi người, với Uyển Thư, riêng với anh, ông lại rất cố chấp dù chỉ là lỗi nhỏ. Từ bé, Liệt Quân rất năng động nên thường bị cha mắng, anh có ấn tượng không thích gần ông lắm.

Liệt Quân còn nhớ ...

Ngày ấy anh vừa tròn năm tuổi. Mẹ anh rất cưng chiều cả hai chị em nên Liệt Quân muốn gì được nấy. Anh muốn một con rô-bốt bằng điện tử trong ngày sinh nhật của mình. Bà Thiên Lan đã hứa với con trai.

Vì sự cố mẹ Liệt Quân không giữ lời hứa với anh. Buổi chiều ấy, Liệt Quân chờ mãi , chờ mãi ... anh thiếp đi trong làn nước mắt. Đến tám giờ tối, một phụ nữ xinh đẹp đưa cha cậu về trong trạng thái say khướt. Lát sau, mẹ cũng về, im lặng buồn bã. Liệt Quân hỏi mẹ :

– Mẹ có nhớ hôm nay là ngày gì không ?

Thiên Lan khẽ thở dài :

– Mẹ nhớ ... là ngày 8-3, ngày sinh nhật của con. Nhưng mẹ xin lỗi, hẹn ngày mai con nhé !

– Không chịu ... mẹ dối con. Mẹ cha không thương con. Mẹ ghét con. Con ghét cha, ghét mẹ, ghét ... ghét ...

Nghe tiếng la hét của con trai, ông Liệt Văn mở mắt ra lè nhè :

– Cái gì ồn ào ... cái chợ hả ? Cô muốn làm gì thì làm. Mày la hả ... la nè ... la nè.

Bị ăn tát tai nảy lửa, Liệt Quân sợ hãi nín khóc ôm lấy mẹ. Ông Liệt Văn hùng hổ đánh con, quát vợ. Bà Thiên Lan khóc sụt sịt bế Liệt Quâu đi.

Và chuyện ấy đã xảy ra mười ba năm. Thiên Lan quyết định theo ba mẹ sang Pháp với hai đứa con.

Ngần ấy năm giận nhau, Thiên Lan đã nhận không biết bao lời xin lỗi của ông Liệt Văn. Cô đã nguôi ngoai phần nào nhưng nỗi buồn lẫn thất vọng về chồng vẫn đeo mang. Cô lao vào công việc nuôi hai chị em Uyển Thư, Liệt Quân với tình thương đầy ắp vô bờ. Nếu không có tai nạn cướp mất người mẹ bất ngờ ở bên Pháp, anh không muốn về bên cha, người cha khiến anh luôn có ấn tượng không tốt.

Cả hai về Việt Nam sống theo lời đề nghị của cha. Liệt Quân cảm thấy nao nao trong lòng, một cảm giác không yên ổn về người cha của mình. Sau bao năm xa cách hình như ông vẫn không thay đổi.

Liệt Quâu huýt sáo bài “Đêm đông”, anh nhẹ nhàng dẫn chiếc “ gà mờ” của mình ra sân, lái vọt ra ngoài. Mái tóc bồng bềnh trong gió, ánh mắt pha chút bướng bĩnh lẫn kiêu kỳ, Liệt Quân quyết chẳng thua ai.

Buổi chiều, ánh nắng chạy vào tận trong nhà. Uyển Thư cảm thấy mệt mỏi khi ở mãi trong căn phòng sạch thơm đầy đủ tiện nghi, nhưng thiếu vắng một chút gì mà cô không biết.

Uyển Thư đã ngốn hết mấy bộ sách báo, xem tivi, đầu óc quay cuồng, choáng váng.

Uyển Thư ngóc dậy mang đôi dép vào. Cô không buồn nhìn vào gương.

Ngón tay thon thả dài trắng xanh làm lượt chải vuốt nhẹ lên tóc, ăn mặc phong phanh Uyển Thư bước ra khỏi phòng. Cô khép nhẹ cửa. Chợt nhớ quyển tiểu thuyết. ''Như sóng xa bờ'' của một tác giả bình thường nhưng đọc mấy trang đầu khá lôi cuốn khiến cô phải bật cười tạm quên đi nỗi đau mất mẹ, Uyển Thư cầm lấy.

Cô lần bước ra chiếc xích đu đặt ở cuối vườn hoa. Đặt lưng xuống, cô cảm thấy dễ chịu hơn. Đầu gối cao lên thành ngang của xích đu, cô mở quyển sách ra.

Gió chiều hiu hiu, xào xạc. Cây cối trong vườn lắc lư nhưng sao êm đềm quá. Uyển Thư lại ao ước được trông thấy gương mặt xinh đẹp, dịu đàng của mẹ. Tại sao ông trời nỡ bắt mẹ cô phải chết, nỡ cướp đi tình yêu thương dịu ngọt của chị em cô ? Liệt Quân còn nhỏ dại quá, cô thì chưa hiểu hết trường đời.

Uyển Thư vô cùng hụt hẫng, cô muốn chết theo mẹ, chỉ ngại cho Liệt Quân không ai châm sóc.

Nhưng mấy hôm nay, cô có ngó ngàng gì đến cậu em của mình. Uyển Thư không hiều vì sao mẹ mất. mà Liệt Quân vẫn tươi cười được ? Đúng là thứ vô tâm mà. Kệ hắn ! Cô nhìn bầu trời xanh lơ êm đềm, buồn đến lặng người.

Gió vẫn rì rào ru âm điệu buồn thảm. Thật ra bầu trời mây gió vẫn đẹp đấy chứ, chỉ tại lòng cô không vui nên cánh phải buồn lây. Cô nghĩ mình đang sống 7 những ngày tàn tệ nhất trong cuộc đời. Cô muốn buông trôi ước vọng theo tháng ngày. Uyển Thư mất hết ý chí và hy vọng. Cô thở hắt ra như trút cạn nỗi lòng.

Ánh nắng bớt vàng hơn. Dưới vòm cây vú sữa quả tròn lẳng bóng xanh đu đưa mời gọi, cô cũng chẳng hứng thú gì. Uyển Thư đưa mắt vào quyển sách đọc tiếp. Lời đối thoại của các nhân vật nhí nhảnh, hồn nhiên làm cô thấy dễ chịu hơn. Nụ cười vẫn héo hắt trên môi. Gió chiều mơn man da thịt, thổi nhè nhẹ lao xao như ru hồn người vào cõi mộng. Uyển Thư ngủ thiếp đi tự bao giờ, quyền tiểu thuyết vẫn còn được cô nắm chặt trong tay dựng trên gò ngực mấp mô.

Duy Khương gấp tập tài liệu nghiệp vụ của ngành luật lại cẩn thận. Đầu óc căng thảng, anh gọi vú Lan :

– Cô Hai có mua giùm con kéo tỉa kiểng chưa ?

Vú Lan lật đật chạy vào nói :

– Khương à ! Cám ơn có lời khen, cô chủ sẽ lo cho con thôi mà.

Duy Khương ngẩn người ra không hiểu :

– Vú bảo gì ạ ? Con khen gì cổ ? Con hỏi vú có mua giùm con cái kéo tỉa kiểng chưa ?

– Vú nghe con nói vú khéo, không phải à ?

Duy Khương chợt hiểu ra, anh cười to lắc đầu :

– Không ạ. Cái kéo ấy mà.

Vừa nói anh vừa ra dấu. Vú Lan à lên một tiếng rồi cười :

– Vú hơi lảng tai, con thông cảm. Đây nè, con định làm gì mà lấy kéo.

– Trời ơi ! Cái kéo cắt kiểng chứ không phải kéo may áo. Vú ráng nghe, nếu không ông chủ đuổi vú thì khổ lắm.

– Ừ ... ừ, vú sợ bị đuổi lắm. Con ráng giúp vú nha.

– Được rồi, để con đi tìm. Khổ quá !

Duy Khương lục lọi dưới bếp. Cả bộ đồ cắt kiểng đã có sẵn. Duy Khương gom vài dụng cụ cần thiết cho vào túi xách, anh mặc vội chiếc áo cũ kỹ sờn vai màu nâu vào rồi bước về phía cuối vườn. Nơi có nhiều cây mai chiếu thủy um tùm, chưa ai xén tỉa, cây bồ đề xõa bóng xuống sân đầy lá, những cây mai vàng, cây dúi đưa bao cành lá về mọi phía một cách vô trật tự .... Tự nhiên trông thấy anh ngứa mắt vô cùng. Bắt đầu từ đâu đây ?

Duy Khương chọn cây mai vàng cao nhất trong vườn, bước về phía đó. Anh lúi húi cắt từng cành rơi vãi đầy sân. Nhìn cành mai trên cao với không tới, Duy Khương định tìm lấy chiếc ghế cao đặt cuối vườn hoa.

Duy Khương giật mình dừng bước. Trước mặt anh, một cô gái đang nằm ngủ, quyển sách úp lên ngực phập phồng. Cô gái có vẻ đẹp kiêu sa, của một tiểu thư, nhưng nước da trắng xanh, đôi cánh môi không tươi hồng, má hóp vào kém tươi tắn. Dù sao cô ấy vẫn đẹp. Duy Khương không biết nên lui hay tiến làm sao lấy chiếc ghế bây giờ ?

Anh thắc mắc cô gái nào lại ngủ trong vườn hoa của ông chủ. Có lẽ là người làm trong nhà ông Liệt Văn. Tà áo bà ba bay phất phới khiến anh dừng bước lại nhìn. Cô gái có nét hay hay. Áo bà ba chân đất. Lạ nhỉ ! Cổ áo hình trái tim lộ chiếc cổ trắng ngần.

Một cơn gió thổi mạnh làm trang sách lật mạnh trên tay cô. Duy Khương giật mình vội quay đi. Uyển Thư bật nhanh dậy như chiếc lò xo. Cô có cảm giác ai đó vừa sờ vào mình làm cô bàng hoàng ngơ ngác. Chính là hắn !

Cô nhìn quanh quắt, kiểm tra lại áo xống. Cô gọi giật giọng :

– Anh kia ! Anh là ai, sao anh dám vào đây ?

Chờ cho cô hết ngượng, Duy Khương mới quay lại. Anh thoáng thấy tia ngạc nhiên trong mắt cô khi nhìn anh. Anh điềm đạm :

– Còn cô tôi muốn hỏi cô là ai lại trốn ra vườn hoa ngủ say như thế?

Cô gái mặt mày trắng bệch giận dữ :

– Anh có biết nhìn người ta đang ngủ là tội gì không ? Thật là ... nhưng anh là ai lại vào vườn tôi ? Sao anh phá cây tan tành thế này ? Có phải là ăn trộm không ?

Duy Khương ngồi xuống ghế đá gần đó, tay anh nhịp đều chiếc kéo lên những chiếc lá. Cành lá rơi xuống lả tả quanh anh.

– Tôi nghe cô hỏi nhiều quá. Tôi không nhớ hết và phải trả lời bao nhiêu câu hỏi của cô khi tôi chưa hề quen biết nhau. Là ăn trộm, sao tôi dám ngồi đây.

– Có phải anh nhìn xem người ta ngủ không ? Anh dám nhìn lén ... thật vô duyên !

Duy Khương mím môi tự ái, điều anh dự đoán đã thành sự thật :

– Xin lỗi, tôi không cố ý, tôi chỉ đi tìm ... Cô xem lại mình đi, tóc tai rũ rượi, tôi chẳng thích nhìn đâu. Cô giống ...

Uyển Thư nhướng đôi mắt to, nói lớn :

– Ai biết anh tìm cái gì ở đây ? Anh bảo tôi giống cái gì chứ?

Duy Khương đưa mắt về chiếc ghế cao, nhưng Uyển Thư không để ý, cô tức tối :

– Anh đừng bảo là anh đã tỉa kiểng nha. Tôi chúa ghét kẻ lợi dụng lúc người ta sơ hở.

Uyển Thư im lặng. Duy Khương giận mình bị cô gái nhỏ nhắn mắng. Anh muốn biết, cô là ai nên hỏi :

– Tôi có lợi dụng ai đâu, cô đừng nói thế tội nghiệp tôi. Tôi không biết là cô đang ngủ ở đây. Cho là tôi mạo phạm lỡ nhìn nhưng không cố ý, tội ấy vẫn nhẹ.

Vả lại, mặt mày cô bơ phờ kém thần khí, không đáng để tôi quan tâm.

Uyển Thư lạnh lùng bảo :

– Anh ăn nói khéo lắm, giỏi biện hộ. May mà anh là tên sửa kiểng chứ là luật sư, ai nói lại. Không ngờ ba tôi lại cho kẻ mất lịch sự vào làm việc ở khu biệt thự này chứ. Hết người rồi chắc.

– Kìa ! Tôi đã xin lỗi rồi mà. Thật ra, tôi có làm gì để cô mắng tôi nhiều như thế? Nếu tôi là luật sư tôi xử bỏ tù những người như cô rồi.

– Anh có quyền gì ... đúng là dốt nát.

Uyển Thư khinh khỉnh nét mặt bỏ đi. Vú Lan gọi to :

– Cô Hai ơi, cô Hai !

– Chuyện gì vậy vú ?

– Ủa ! Thì ra cô ở đây, vậy mà tôi tìm cô muốn đứt hơi. Tôi vừa nấu canh thịt hầm tổ yến, ông chủ bảo cô ăn hết kẻo không hết bệnh. Thành thử ...

Duy Khương lẩm bẩm :

– Cô ta là tiểu thư ! Hèn gì ...

Rồi anh nói với theo :

– Xin lỗi tiểu thư, cô đừng giận ...

Uyển Thư quay lại nhìn anh trân trối. Trong đáy mắt Duy Khươug, hình như có sao. Anh ta cũng nhìn mình lạ lắm. Cái nhìn khó mà quên được. Cái nhìn nao 10 lòng nhưng Uyển Thư vốn ghét ai nhìn mình như thế. Đúng là con trai, gã nào cũng muốn thu hồn các cô gái bằng cái nhìn ác nghiệt ấy. Cô cảnh giác :

– Nhìn lén chưa đã hay sao ? Tôi cấm anh nhìn tôi như thế, nghe chưa ?

– Cô hai đừng giận. Có phải cháu chọc giận cô không ? Nó hiền lành lắm, cô chớ hiểu lầm.

Vú Lan thấy cô chủ giận dỗi, cau có liền nghĩ Duy Khương có lỗi liền đổi giọng năn nỉ. Uyển Thư hái mấy cành hoa hồng, bị gai đâm chảy máu. Cô nhăn nhó giật mạnh cành hoa vẫn không đứt.

– Ái da ! Xui xẻo thật. Vú Lan, hái giùm con hết mấy cái hoa này, đừng chừa cái nào cả.

Đang vặt mạnh, cành hoa bỗng đứt lìa làm Uyển Thư giật mình :

– Ai thèm nhờ anh.. . Thật nhiều chuyện Duy Khương than thở :

– Nếu biết làm ơn mắc oán, tôi chẳng thèm cắt giùm. Sao cô không nhờ tôi cắt hoa cho đẹp ? Cô làm giập gãy cành, làm sao cắm vào bình.

Uyển Thư bóp nhẹ ngón tay nén đau mắt nhìn chỗ khác.

– Anh cứ lo chuyện của anh rồi về nhà. Tôi không mượn anh lo chuyện của người khác. Thích hoa hay không là chuyện của tôi. Chúng ta đi vú !

– Cô có sao không cô Hai ? Để tôi mang canh ra đây cho cô ăn. Ở ngoài này chiều mát mẻ, cô nên đi tới đi lui cho bớt buồn bực.

Uyển Thư ngồi xuống ghế đá rên rỉ :

– Mát với mẻ, con bực mình muốn chết con chẳng muốn ăn.

Bỗng chú mèo con từ trong nhà chạy vọt ra kêu meo meo, cọ chiếc mõm xinh xắn vào bàn chân cô. Uyển Thư vui ngay :

– Ôi ! Ti Ti ra đây với chị. Sao cưng biết chị ở đây mà đến ? Ngoan quá !

Cô vuốt nhẹ lưng Ti Ti. Ti Ti vụt cong mình lên phóng đến bên Duy Khương. Anh đang cắt một nhánh cây rơi ngay xống thân hình nhỏ nhắn của Ti Ti. Chú mèo kêu lên đau đớn vụt bỏ chạy. Uyển Thư trừng mắt :

– Anh kia ? Định giết chết Ti Ti của tôi à ? Người gì độc địa, ác tâm.

Duy Khương bước xuống đất, đến bên Ti Ti, anh nói nhỏ :

– Tao xin lỗi nha Ti Ti. Làm sao biết mày đến mà tao dừng tay. Đừng giận dai, không tốt đâu cô bé.

– Hứ ! Làm sao anh biết Ti Ti là cô bé. Đừng sờ vào, nó cắn ráng chịu đó.

Ti Ti không tỏ vẻ gì hung dữ, Duy Khương mỉm cười :

– Đúng rồi, Ti Ti ngoan ! Ti Ti đâu biết giận dai như người. Thôi, đừng có chạy lại chỗ này nguy hiểm lắm, biết không ?

Uyển Thư không hiểu sao mình lại nói chuyện dây dưa với anh chàng đáng ghét này. Lẽ ra cô phải bỏ đi mới phải. Người đâu đáng ghét.

Uyển Thư không thích cãi cọ với ai cả. Vậy mà hôm nay, anh chàng làm cô bực nên cô buột miệng nói qua lại hơi nhiều. Đây không phải là tính khí của cô, nhưng sao cô lại thích nhìn anh cắt kiểng nhỉ ? Cô phát hiện ra nhiều điều, giọng nói điềm đạm của Duy Khương như gõ vào không gian.

– Ti Ti dễ thương quá. Vật sao chủ vậy. Ti Ti lại đây.

Chú mèo lại đến ngay bên anh cất giọng meo meo thân thiện. Duy Khương mừng rỡ khiến Uyển Thư nhíu mày gọi lớn :

– Ti Ti ! Vào nhà, làm rộn người ta quá.

Cô chạy nhanh đến bế chú mèo con lên tay. Duy Khương tiếp tục công việc của mình. Anh vờ không để ý đến thái độ tức giận của Uyển Thư. Anh nghiêng phải, nghiêng trái, từng cành cây rơi xuống. Một chốc sau, cây mai cổ thụ đã tỉa gọn gàng.

– Chà ! Cháu cắt đẹp quá ! Thật tài hoa !

Ông Liệt Văn đứng nhìn anh tạo dáng cho cây mai, thích thú khen làm cho Uyển Thư không hài lòng.

– Kìa ba ! Ba về từ lúc nào thế? Sao không ai đưa ba về ? Ba tự lái xe nguy hiểm lắm.

Ông Liệt Văn cười to :

– Con gái lo cho ba à ? Ba khỏe mà con.

Uyển Thư nũng nịu :

– Con lo cho ba chứ sao. Mẹ mất rồi con chỉ còn mình ba. Con sợ lắm. Ba mướn tài xế đi.

Cười nhẹ nhàng, ông Liệt Văn nắm tay Uyển Thư đứng lên, kéo cô lại gần Duy Khương. Cô bối rối :

– Ba định đưa con đi đâu ?

– Lại đây, ba giới thiệu với con vị tài xế ba mới tuyển về. Khó khăn lắm mới tìm được chàng trai đa tài. Duy Khương đây còn biết sửa kiểng và dạỵ. .

Uyển Thư vọt miệng :

– Ba ơi ! Thiếu gì người tài giỏi, sao ba không tìm lại tìm người ... thấy ghét !

Ông Liệt Văn chưng hửng nhìn cô dò xét :

– Sao con chê Duy Khương ? Chàng trai này tốt lắm. Con đừng nói thế, Duy Khương buồn con ạ.

– Nhưng ... con không thích ... - cô dài giọng thách thức.

– Con không thích mà ba thích. Có phải cậu làm gì cho Uyển Thư giận không? Liệu mà bắt đền. Còn con thật trẻ con.

Duy Khương chẳng những không có biểu hiện giận dỗi mà nét mặt anh càng rạng rỡ hơn. Anh lễ phép :

– Thưa bác, tiểu thư ở xa nhà mới về chưa quen cách sống ở đây nên buồn bực, bác đừng trách cô ấy.

Đúng là tức anh ách. Uyển Thư chưa bao giờ để cho người khác dạy đời mình. Thế mà anh ta dám lên mặt trước ông Liệt Văn mắng cô Uyển Thư chờ cha phản ứng :

– Cháu nói đúng. Hai chị em Uyển Thư mới về nước, cái gì cũng lạ. Có lẽ bác phải nhờ cháu giúp bác kèm thêm cho Uyển Thư và Liệt Quân. Bác bận rộn lắm. Cháu giúp bác chứ?

Uyển Thư há hốc nhìn cha :

– Cha đùa ư? Bộ dạng anh ta mà dạy ai ? Ba quên con là một luật sư ư? Con chẳng phải học hành gì nữa.

Ông Liệt Văn không để ý đến cái cau mày khó chịu của cô con gái. Ông lo nhìn từng cành cây uốn éo theo bàn tay khéo léo của anh mà chắt lười :

– Cháu đúng là nghệ nhân ! Cây mai um tùm giờ thật như ý. Bác đâu có chọn lầm người. Cháu hãy xem đây như là nhà của mình. Có khó khăn gì cứ nói với vú Lan, bác sẽ giúp cháu.

Uyển Thư nghe cha nói như thế, cô thầm giận trong lòng trách nhẹ :

– Cha dễ tin quá, coi chừng bị gạt không hay.

– Con khéo lo. Cậu Duy Khương là người học rộng hiểu sâu. Con phải nghe theo lời cậu ấy. Hai người làm quen đi.

– Dạ. Cháu chỉ ngại cô ấy không thích nghe thôi bác ạ.

– Cháu đừng lo chuyện ấy, chỉ sợ cháu không nhận lời giúp bác mà thôi.

Anh mỉm cười đáp gọn :

– Vì công việc cháu sẽ hết mình giúp bác. Chỉ xin bác một điều kiện nhỏ thôi ạ.

Ông Liệt Văn cười to :

– Chẳng những một điều kiện mà mấy điều, bác cũng chấp nhận. Thôi, cháu ở đây nói chuyện với Uyển Thư đi. Mấy ngày nay nó nhốt mình trong phòng, khổ ghê.

Uyển Thư nhanh miệng cãi lại :

– Ba ! Con không thích ai quản thúc con cả, ba hiểu chứ. Mẹ chưa từng làm như vậy.

– Lại mẹ, nhắc tới rồi buồn. Ba muốn con vui vẻ, đừng cãi lời ba nghe con.

– Nhưng con không muốn, ba đừng ép.

Nhìn dáng vóc hao gầy nhỏ nhắn của Uyển Thư, ông nao cả lòng. Công việc của ông rối bù. Là ông chủ của công ty bánh ngọt và kẹo trái cây ''Bốn mùá' lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Liệt Văn thường xuyên đi miền Tây coi sóc các công ty hoạt động nên ít ở Sài Gòn cùng cô con gái. Ông rất cưng chiều cô.

Tít ... tít ... chiếc di động trong túi áo ông vang lên từng hồi. Ông nhận điện, vẻ mặt không vui. Tắt máy, ông hỏi Uyển Thư :

Liệt Quân đâu rồi. Công ty báo về báo Liệt Quân không ngó ngàng đến việc tiếp thị ở công ty bánh kẹo, công việc đọng lại thành khối ở đó. Con mau gọi nó về đi. Con cái thật khổ ...

– Liệt Quân đi chơi ở Vũng Tàu. Cậu ấy không báo với công ty sao ba ?

Ông Liệt Văn lắc đầu than thở :

– Công việc ngập đầu, tự dưng lại đi chơi. Nó về, con bảo nó đến gặp ba ngay nghe chưa ? Chơi bời chẳng nên tích sự gì. Không hiểu Liệt Quân giống ai, nó chẳng giống ta, con ạ.

Uyển Thư cố biện bạch cho Liệt Quân, nhưng xem ra chẳng ăn thua gì. Lúc bấy giờ Duy Khương lên tiếng :

– Cậu Liệt Quân không đi chơi đâu bác. Vả lại công việc tiếp thị hình như không hợp với cậu ấy. Bác nên dành cho con trai mình một công việc khác.

Ông lườm Duy Khương :

– Nó làm được gì mà giao. Tiếp thị nhẹ như đi chơi còn bỏ bê, nếu làm trưởng phòng hay giám đốc, công ty này tồn tại chỉ ba ngày.

Duy Khương đề nghị :

– Tuổi trẻ hiếu động, đôi khi công việc không hợp khiến cậu ấy chán nản.

Cháu thấy Liệt Quân tốt, chứ bác.

– Ừ, thì tốt, nhưng nó hay cãi lời bác và làm theo ý của nó. Mà ý thích của lớp trẻ bây giờ không thích làm, chi muốn hưởng thụ. Bác muốn Liệt Quân giỏi giang, sau này nối nghiệp bác. Xem ra bác đang thất vọng về nó nhiều hơn.

Uyển Thư vuốt lại mái tóc rối bời :

– Ở bên Pháp, Liệt Quân chi biết ăn học chưa làm được việc, ba đừng trách.

Bỗng ông Liệt Văn cười to nhìn cả hai :

– Chà ! Hai cô cậu sao cứ chằm chặp bênh cho Liệt Quân. Xem ra tính ý giống nhau đấy. Thôi được, Liệt Quân về cứ bảo nó đến gặp ba bàn công việc.

Còn con, nhớ theo học hỏi ở Duy Khương. Cậu ấy bây giờ là tài xế riêng của ba, kiêm nghề sửa hoa kiểng cho gia đình ta. Cậu là cháu ruột của vú Lan, con nhớ đối xử tốt với Duy Khương nghe chưa ?

Duy Khương vẫn cắm cúi tỉa những cành lá, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn ông và cô chủ nhỏ. Cô nhỏ nhắn, thanh mảnh nhưng gương mặt cương nghị, sầu não làm héo úa cả dung nhan. Hèn gì, Liệt Quân gọi là ''bà cụ non''. Cái cười khinh khỉnh của anh không qua khỏi đôi mắt đang quan sát anh của cô tiểu thư khó tính. Cô cảm thấy anh chàng này có nhiều nét rất khó ưa. Anh ta được cha cô tăng bốc nên đang bay lên tận chín tầng mây, chắc khoái chí nên cười. Cái cười dễ ghét làm sao. Hình như anh ta xem thường cô thì phải. Uyển Thư cảm thấy khó chịu.

– Dạ .... con hiểu ý ba. Con không thích làm phiền ai.

Duy Khương không ngờ cô ta lại ngoan hiền như con mèo. Nhưng trong lời nói ấy lại bật lên vẻ kiêu hãnh cùng ánh mắt kiêu kỳ khó bảo. Anh nhìn cô, cái nhìn vừa giễu cợt vừa đa tình để thử cô ta. Nếu yếu đuối, cô sẽ chết ngụp trong ánh mắt ấy. May mà cô rất cứng cỏi và thông minh.

A ? Hắn đang ngắm mình đấy ư? Chưa ai vô duyên bằng.

Bốn tia mắt thỉnh thoảng lại giao nhau vừa ngầm chống đối nhau. Duy Khương đọc được ý nghĩ của cô, anh cười nhẹ quay đi. Cái cười thật đẹp làm nao lòng bao cô gái. Uyển Thư cũng thế. Cô giật mình lẩm bẩm ánh mắt, nụ cười của anh chàng đẹp quá ... nhưng ta không ưa nổi. Nỗi tức dâng trào làm cô tối sầm mặt.

Uyển Thư nhún nhảy bước đi bỏ lại phía sau lưng cô ánh mắt đeo bám như bỡn cợt, cười đùa làm cho cô không chịu được.

Cô sà vào bàn trang điểm, soi gương thử. Nét mặt giận dữ làm cho cô xấu đi.

Cô mỉm cười rạng rỡ hơn một tí. Uyển Thư tự ái ném chiếc lược vào gương và ngã dài trên tấm nệm êm ái. Đầu óc cô không chút yên ổn thanh bình. Tại sao thế? Trước đây vài tiếng, cô còn muốn giữ chặt hình bóng người mẹ thân thương trong đầu. Với cô, mẹ ta bất diệt. Nhưng muốn lưu giữ không phải dễ, lúc hiện, lúc mất như ảo ảnh xa vời. Hình ảnh mẹ tươi đẹp bị nhòe đi trong gương mặt đầy máu. Thật đau thương. Hình ảnh ấy cứ lặp lại choán hết tâm trí cô làm cô đau đớn bàng hoàng. Cô mất hết tinh thần suy sụp nặng. Không khéo cô bị trầm cảm mất. Cô khép kín cửa hai ngày nay, Uyển Thư vẫn quanh quẩn trong tuyệt vọng, chán chường.

Bây giờ lại khác, Uyển Thư đang giận một kẻ xa lạ. Hắn nhìn mình ghê thật, lại thích nhìn lén. Lúc mình ngủ, hắn tha hồ nhìn ngắm. Không hiểu lúc ấy mình xấu hay đẹp ? Chắc là xấu. Cô lo lắng. Là một tiểu thư mà xấu xí còn ra thể thống gì. Anh ta phát hiện ra cái gì mà cười một mình ? Trời ạ ? Uyển Thư như muốn điên cái đầu vì hàng chục câu hỏi mà không có lời giải đáp. Cô đâu thể hỏi hắn. Không bao giờ có chuyện ấy xảy ra.

Uyển Thư lăn lộn trên giường nệm không yên. Ngoài trời mênh mông, gió chiều mát mẻ, hoa bướm rập rờn, từng cành hoa, chiếc lá, cành cây rơi xuống quanh anh như rừng hoa. Anh cắt tỉa thật khéo, thảo nào ba cô chẳng khen. Ước gì mình vẫn ngồi đó ngắm cảnh, bây giờ trở ra thì bẽ mặt. Anh ta có thể hiểu lầm là mình thích nhìn, mê anh ta nữa là khác.

Cô vớ lấy quyển tiểu thuyết định xem, nhưng những con chữ như nhảy múa trước mặt. Cô ném quyển sách vào chỗ cũ. Với Uyển Thư, tiểu thuyết là người bạn thân nhất của cô. Sao hôm nay cô lại không hứng thú với người bạn ấy nhỉ ?

Chắc chắn là do Duy Khương rồi. Anh ta giành mất khoảng không gian yên lặng của cô ngoài vườn hoa. Uyển Thư tiếc vô cùng. Cô mở cửa sổ ra. Ánh hoàng hôn đỏ lựng chân trời.

Gian phòng riêng của cô đặt ngang tầm gian nhà kho cất tách biệt với biệt thự vài mét. Cô chợt thấy Duy Khương đi về phía đó. Uyển Thư tò mò quan sát khi nép kín vào tấm rèm xanh biếc.

Duy Khương mở cửa gian nhà kho, đi vào bên trong. Lâu lắm không thấy anh ta, cô đưa tay vén rèm. Một tiếng ''xoảng'' vang lên làm cô hết hồn. Thôi rồi, chậu hoa xương rồng bát tiên đặt ở cửa sổ rơi xuống vỡ tan tành. Cô nhìn trân trối tiếc thầm.

Nghe tiếng đổ vỡ, Duy Khương chạy ra. Uyển Thư đang nhặt từng mảnh vỡ.

Anh ngăn lại :

– Khéo đứt tay, để tôi nhặt cho.

– Mặc tôi, việc gì đến anh.

– Tôi giúp cô sao cô không biết ơn mà còn. .. Đúng là tiểu thư đài các.

– Tiểu thư đài các thì sao ? Tôi vẫn biết làm biết ăn ai cần anh lo.

– Đúng, việc gì tôi phải lo cho người khác trong khi tôi rất nhiều việc đang cần làm. Nhưng tôi thấy cô bơ phờ, tóc tai rũ rượi, thần sắc kém vui nên muốn nói chuyện để cô thư giãn tâm hồn chút thôi. Nếu cô không cần, tôi xin phép cô.

Uyển Thư tròn mắt :

– Xin phép cái gì ? Anh lúc nào cũng vờ điềm đạm, lịch sự. Có phải anh cố chọc tức tôi không ?

– Lạy trời ! Ai dại gì đi chọc tức người khác chứ? Cô chớ hiểu lầm.

– Sao lúc tôi buồn giận, tôi lại gặp anh là thế nào ?

– Tôi đâu có biết. Cô thích cãi cọ nên mới tìm tôi trút giận chứ gì ?

– Tôi tìm anh ? Bao giờ ? Cái tội nhìn lén ban chiều tôi chưa thèm nói, anh còn nhắc.

Duy Khương mỉm cười, sự cố ban chiều cô gái này không dễ bỏ qua. Anh nói như cố thanh minh :

– Xin cô đừng hiểu lầm. Thật tình tôi đi tìm chiếc ghế cao để sửa kiểng.

Chiếc xích đu chắn ngang. Tôi bước đến lúc cô đang ngủ. Tôi thề, tôi không hề nhìn thấy gì cả, cô đừng lo.

– Hừ ? Không nhìn, không thấy mà anh biết tôi đang ngủ à ?

– Tôi ... tôi biết cô ngủ ... nhưng tôi định đi thì cô giật mình dậy.

– Ai bảo anh làm tôi giật mình.

– Tôi không có tội gì trong chuyện này, xin cô hiểu cho.

– Anh đâu phải luật sư mà miệng lưỡi ghê thật, lúc nào cũng thanh minh biện hộ.

– Còn cô là luật sư, nhưng bào chữa cho mình yếu quá, lời lẽ không thuyết phục.

– Anh ... Nếu anh không cố ý nhìn lén sao anh cứ chối quanh thế.

– Hừ ! Cô cứ ghép tội cho tôi. Cô nhìn lại mình xem. Cô đâu đáng cho tôi quan tâm, đừng tự đề cao mình quá cô ạ.

Bị chê bai lần nữa, Uyển Thư xám mặt, giật mạnh mảnh vỡ trên tay anh.

– Anh dám ...

– Ối ! Ui da ...

Duy Khương ôm lấy ngón tay vờ rên rỉ làm cho Uyển Thư hết hồn. Đáng lẽ cô hỏi thăm anh, đằng này nỗi tức tối vô cớ lại trào dâng. Cô nghênh mặt :

– Thật đáng đời ! Ai biểu anh nhặt làm chi. Đây là chứng cứ chứng tỏ anh thích xen vào chuyện người khác. Lần sau liệu mà chừa.

Duy Khương ngồi bệt ra đất nhìn Uyển Thư gom chỗ chậu hoa vỡ, anh cười mũi :

– Đúng ra tôi không nên thương người ... dưng, đây là bài học quý mà cô luật sư dạy tôi.

– Tôi cấm anh mỉa mai tôi nghe chưa ?

– Thì cô là luật sư, tôi bảo luật sư chứ tôi có bảo cô là bác sĩ đâu mà cô không bằng lòng.

– Nghề gì mặc tôi, không can hệ tới anh.

– Làm luật sư cốt ở phải có cái tâm. Có ý chí mới mong thành công.

– Tôi không muốn anh dạy đời. Anh không phải là thầy của tôi.

– Tôi chỉ buột miệng nói cho vui thôi, cô đừng để tâm nha. Thật ra tiểu thư như cô cũng giỏi đó chứ.

Uyển Thư hốt gọn mớ tro bỏ vào thùng rác, đanh mặt nói :

– Ai cần anh khen.

– Lời khen ngợi luôn được người ta thích, ngược lại được khen mà cô chẳng hài lòng. Thật ra cô là loại người nào đây? Chê thì giận, khen thì ghét ... Chao ôi.

Một mẫu người mới.

– Anh bảo tôi điên à ? Thật quá đáng ! Anh đi đi !

– Xin lỗi cô, phía bên đây là của tôi, bên kia là của cô, tôi không vi phạm bên cô, cớ gì cô đuổi tôi chứ. Đúng luật không cô bé ?

Bị chọc tức, Uyển Thư tức anh ách. Hắn nói đúng. Sao cô có thể đuổi hắn chứ ? Trời ơi ! Cô gặp con đỉa dai hay là bánh cao su thứ thiệt ? Anh ta vừa nói dai vừa chai mặt, mình chịu thua ư? Cô tìm cách phản công.

– Kìa, anh Duy Khương ! Làm gì thừ người vậy ? Anh ở đây làm em tìm muốn chết. Em điện cho cho dì Mai, dì bảo anh dã dọn nhà. Ơ ! Tay anh sao chảy máu rồi ? Để em xem.

Uyển Thư ngẩn nhìn cô gái trẻ măng vừa đến. Mái tóc suôn dài, gương mặt thanh tú, giọng nói ngọt ngào. Cô gái rất xinh, khỏe mạnh trong bộ trang phục ôm gọn người. Duy Khương cười :

– Anh đâu có sao, chỉ vô ý đứt tay chút xíu. Anh là con trai, trầy chút da, chuyện nhỏ, đâu phải tiểu thư mà đứt tay hơn ăn mày đổ ruột đâu, Lệ Mai.

– Đứt tay vầy mà bảo nhẹ. Làm gì cho đứt tay ? Thường, anh cẩn thận lắm mà.

Anh mỉm cười đưa tay cho Lệ Mai băng bó, mắt không lời Uyển Thư. Cô vẫn nhìn Lệ Mai không chớp mắt. Lệ Mai vô tình không thấy.

Duy Khương hơi lúng túng, anh vội giới thiệu :

– Lệ Mai ! Anh đang có khách.

– Ủa ! Cho em xin lỗi. Chào chị ! Chị đây là bạn của anh Duy Khương à ?

Uyển Thư gắt gỏng :

– Cô hiểu lầm rồi. Tôi không phải là bạn anh ta. Xin lỗi, tôi đi đây.

– Kìa chị ! Chị giận anh ấy làm chi. Anh sao đứng im vậy.

Duy Khương nói lớn :

– Là khách nhưng anh không mời đến. Kệ ! Cô ta đến rồi đi tự nhiên, can gì tới anh.

Uyển Thư nghe lời anh nói vọng theo cô càng tức hơn. Đúng là một gã đàn ông bất lịch sự trong những người bất lịch sự. Chấp nhất gì hắn cho mệt. Cô vùng vằng đi vào bếp tìm vú Lan. Vú Lan đón cô với nụ cười tươi tắn trên môi :

– Cô chủ ! Nãy giờ có điện gọi cô đó.

– Lâu chưa ? Sao vú không gọi con ?

– Cô đi đâu, tôi tìm mãi không thấy.

– Ơ tôi ra phía sau có chút việc.

Vú Lan cười :

– Tìm cậu Duy Khương phải không ? Duy Khương nó thật thà lắm. Cô chủ thấy cháu tôi thế nào ?

– Cháu của vú à ? Con không có ý kiến.

Vú Lan năn nỉ :

– Cô là luật sư mà. Cô có ý kiến để tôi giúp cháu tôi sửa đổi. Nó không còn mẹ.

– Vậy à ! Nhưng anh ta cũng có thiếu gì bạn gái, vú Lan lo làm gì cho mệt.

Họ đang vui vẻ dưới ấy.

– Sao, thằng Duy Khương có bồ ? Nó bảo với cô thế à ? Không có đâu, thằng này nhát gái lắm.

– Vú cứ tin người, anh ta không hiền như vú nghĩ đâu. - Uyển Thư cười cười.

– Hiền ... mà cô chủ. Cô chủ ăn cơm nha, tôi dọn sẵn rồi.

– Không, tôi không ăn nổi. Vú cứ để đó, bao giờ đói tôi sẽ ăn.

– Không được, ông chủ chờ cô cùng ăn trên ấy.

Uyển Thư cùng vú Lan đi vào bàn ăn. Bữa ăn thịnh soạn chỉ có ông Liệt Văn và Uyển Thư. Cô nhìn lướt qua các món rồi thở hắt ra, ngán ngẩm. Vú Lan ngạc nhiên :

– Cô không khỏe hở cô chủ ?

Uyển Thư lắc đầu.

– Ăn đi con, cứ buồn mãi không có lợi cho sức khỏe đâu.

– Nhưng con không muốn ăn ba ạ. Ba cứ dùng tự nhiên.

Ông Liệt Văn tự tay gắp thức ăn cho Uyển Thư. Nể cha, cô ăn chút ít như mèo. Vú Lan đứng kề bên chọn món ăn ngon mà cô thích.

Vú Lan nài ép :

– Cô ráng bồi dưỡng, kẻo xấu xí tiều tụy thì nguy lắm.

Ông Liệt Văn bồi thêm :

– Con à ! Vú Lan nói đúng, con gái mà xấu xí thì khổ lắm. Chăm sóc sức khỏe cho mình đi con.

– Dạ .... Bộ con xấu lắm hả ba ?

Ông Liệt Văn nghĩ lời đe dọa của mình có tác dụng, ông ra hiệu vú Lan :

– Ngày mai, cô làm món ăn bồi bổ cho cô chủ nghe cô Lan.

– Dạ.

– Vú Lan . Vú xem con thế nào ?

– Hơi xanh xao, da dẻ không được hồng hào. Cô chủ phải chăm sóc cho bản thân mình hơn.

Uyển Thư bỏ chén đứng lên.Vú Lan biết mình lỡ lời liền chạy theo năn nỉ :

– Cô Hai ! Cô không có xấu ... chỉ hơi yếu một chút.

''Rầm'' cánh cửa phòng đóng sập lại. Vú Lan lẩm bẩm :

– Cô chủ đừng giận, tôi không cố ý.

Vú Lan đừng lo, Uyển Thư rất sợ xấu.

Cứ để cô Hal tự suy nghĩ, cô đừng tự trách mình nữa. Dọn đi !

Uyển Thư trở về phòng nằm dài, cô buồn bã. Vú Lan bảo mình xanh xao, có lẽ đúng, bởi mấy ngày qua cô chỉ nhấm nháp như mèo gặm bánh mì khô. Buồn chán, Uyển Thư chỉ muốn ngủ sớm. Cô ráng dỗ giấc ngủ. Uyển Thư chợt nhớ đến lời chê bai của hắn lúc ban chiều, cô bật dậy soi gương. Dưới ánh đèn néon, Uyển Thư giật mình. Một cô gái xinh tươi căng đầy nhựa sống bao chàng trai theo đuổi đó ư? Chỉ mới một tháng mẹ mất, cô hoàn toàn đổi khác. Trong gương, Uyển Thư không nhận ra mình, đó là cô gái tiều tụy xanh xao đang nhìn lại cô. Uyển Thư ngẫm nghĩ lời Duy Khương. Có lẽ anh ta nhận xét đúng. Có thể mình đã hiểu lầm anh ta. Nhưng bị một anh tài xế kiêm sửa kiểng cho gia đình chê bai, thật xấu hổ vô cùng. Uyển Thư từ nhỏ đến lớn chưa hề bị ai chê bai như thế. Cô rất tự ái dù Duy Khương nói đúng.

Uyển Thư ngồi thừ ra nhìn dung nhan héo úa của mình trong gương mà giận cho bản thân mình. Cô nhớ đến nét mặt đẹp trai của Duy Khương, nụ cười Khinh khỉnh của anh và đôi mắt tình tứ ... nửa nhìn say đắm nửa bỡn cợt. Đôi mắt ấy xáo động tâm hồn cô. Cô cảm thấy ghét cay ghét đắng con người ấy.

Hình như anh ta xem thường cô thì phải dù cô là một tiểu thư giàu có. Uyển Thư muốn anh chàng đẹp trai ấy phải phụ cô phải năn nỉ, xin lỗi cô, thán phục trước sắc đẹp kiêu sa và sự giàu có của gia đình cô.

Uyển Thư nhặt cành hoa hồng cô hái ban chiều đã héo rũ, vì cô quên cắm vào bình hoa. Cô thắc mắc, thì ra cành hoa đẹp biết mấy nếu thiếu nước vẫn rũ xuống, cành hoa giống như cô Uyển Thư như tìm ra được chân lý. Cô rửa lại mặt mày, chải tóc gọn gàng và quyết định đi ngủ sớm vì ngày mai cô có nhiều dự định mới rất hay.

Uyển Thư nhắm mắt lại, hình ảnh Duy Khương lại hiện ra với cái cười thật đẹp. Anh giễu cợt cô hay nhìn cô say đấm ? Uyển Thư trở mình, cô chìm sâu vào giấc mơ đẹp tuyệt vời.