Chương 1

Buổi sáng, Hoàng Thư say mê ngắm nhìn những giò phong lan trước nhà, cô cứ đứng mãi bên giỏ Hồng Lan đang nở rộ. Tự nhiên Hoàng Thư thấy mình thật sự thích thú trước vẻ đẹp kiêu sa của chúng.

Từ nãy giờ, Hoàng Thư vẫn đăm đăm nhìn vào giỏ hồng lan. Rồi cô như giật bấn người khi nghe tiếng thắng xe bên cạnh. Hoàng Thư ngạc nhiên hỏi:

– Mi mới xuống tới hả Trân?

Mỹ Trân vẫn nín thinh không nói gì, cô lướt nhìn Hoàng Thư rồi nói một cách khó chịu:

– Sao mi còn mặc đầm ngủ vậy hả nhỏ?

Hoàng Thư nhìn lại chiếc đầm ngủ của mình đang mặc rồi cô cười giả lả:

– Ở nhà thì ta hay mặc như thế này đấy Mỹ Trân à.

Dừng lại rồi Hoàng Thư nói nhanh như yêu cầu:

– Thôi, vào nhà chơi nhỏ ạ.

Mỹ Trân bước xuống xe, Hoàng Thư liền nắm tay nhỏ bạn đi vào phòng khách vừa đi, Mỹ Tân vừa nói với giọng hối thúc:

– Cứ từ từ, mi làm gì mà gấp gáp quá vậy?

Cả hai cùng ngồi xuống salon. Mỹ Trân lại nhìn Hoàng Thư rồi cô nói với vẻ bực bội:

– Ta đã điện thoại cho mi ngày hôm qua rồi để mi chuẩn bị sớm. Mi chưa chuẩn bị gì hết làm ta nán hết sức.

– Mi từ Sài gòn xuống đây chắc mệt lắm rồi. Ngồi nghỉ ngơi một chút đi.

Mỹ Trân nói như hối thúc:

– Nhanh nhanh thay đồ và makidê đi. Mình sẽ đi Gò Công chơi.

Hoàng Thư chỉ mỉm cười và chưa biểu lộ gì. Rồi Mỹ Trân lại nói như thông báo:

– Anh Quốc Nam vừa về nước. Ta đã hẹn với anh ấy rối. Anh ta sẽ đón tụi mình ở biển Gò Công để coi mắt mi nha Thư.

Nghe nhắc đến hai từ coi mắt, tự nhiên Hoàng Thư thấy ngượng hết sức. Từ đó giờ, Hoàng Thư rất dị ứng khi phải tiếp xúc với người xa lạ. Nhất là phải đối diện với ông anh họ mà Mỹ Trân nói là giới thiệu cho cô. Hoàng Thư ngẫm nghĩ một lát rồi cô nói như từ chối:

– Thôi, mình không đi biển Gò Công nha Trân.

Hình như Mỹ Trân hết sức ngạc nhiên vì câu nói đó cô tròn mắt nhìn Hoàng Thư:

– Mi có hiểu mi đang nói gì không vậy Thư?

Hoàng Thư nói chậm rãi như lắc:

– Mình đừng đi biển, Gò Công nha Mỹ Trân?

– Sao vậy hả?

Nói xong, Mỹ Trân chăm chú nhìn những biểu hiện của Hoàng Thư. Cô lặng im một lát rồi giải thích:

– Ta nghĩ ở biển Gò Công có gì vui đâu. Vả lại từ đây xuống đó xa lắm.

Mỹ Trân nói nhanh:

– Mi đã hứa với ta và ta cũng đã hẹn với Quốc Nam rồi.

Hoàng Thư thấy dị ứng vô cùng khi Mỹ Trân lại nhắc đến tên anh họ của cô ta, thật tình mà nói là cô không muốn đi biển và sự xuất hiện của Quốc Nam. Cô nhìn Mỹ Trâm rồi nói như yêu cầu:

– Mình đi cồn Phụng nha Mỹ Trân.

Mỹ Trân liền khoát tay như phản đối:

– Không được đâu.

– Sao vậy hả?

Mỹ Trân chưa kịp giải thích gì thì Hoàng Thư lại tìm cách thuyết phục cô:

– Bây giờ mình chỉ qua đó là tới cồn Phụng liền, ở đó cảnh đẹp và vui lắm Mỹ Trân à.

Hình như cách nói đó không thể thuyết phục được Mỹ Trân. Cô xua tay rối rít như phản đối thì điện thoại cô lại phát tín hiệu. Hoàng Thư nhìn nhỏ bạn rồi tò mò hỏi:

– Ai gọi vậy Trần?

Mỹ Trân nín thinh như không để ý đến câu hỏi đó của Hoàng Thư. Cô mở máy và đi vội ra cửa. Hoàng Thư vẫn ngồi im chờ đợi nhỏ bạn. Một lát sau, Mỹ Trân bước trở vào và cô nói như mệnh lệnh:

– Mi hãy thay đồ và makide đi, ta sẽ chở mi ra biển.

Hoàng Thư khẽ kắc đầu, để thay cho lời từ chối, Mỹ Trân liền bước đến, cô nhéo nhỏ bạn rồi nói như hăm dọa:

– Mi có nhanh lên không hả nhỏ?

Hoàng Thư nhăn nhó rồi than thở:

– Ôi, đau quá Trân à.

– Mi có đồng ý đi với ta không hả?

Hoàng Thư hấp tấp nói:

– Ta đi. Ta đồng ý đi mà.

Vừa nói dứt câu, Mỹ Trân liền buông cô ra. Hoàng Thư cũng không nói thêm gì. Rồi cô miễn cưỡng bước vào phòng.

Một lát sau Hoàng Thư trở ra với chiếc áo bà ba màu tím nhạt. Hai bính tóc thắt nơ tím trông cô thật hiền dịu. Mỹ Trân lướt nhìn cô rồi trêu chọc:

– Con nhà ai mà dễ thương dữ vậy ta?

Hoàng Thư nhíu mày nhìn nhỏ bạn rồi nói với giọng hăm dọa:

– Mi mà chọc chọc thì ta đổi ý không đi đấy.

Mỹ Trân liền dịu giọng năn nỉ:

– Thôi ta không trêu chọc mi nữa đâu. Đừng đổi ý nha nhỏ.

Nói xong, Mỹ Trân vén tay áo nhìn đồng hồ. Cô thấy bối rối vô cùng, khi sắp đến giờ hẹn với Quốc Nam. Cô nói với giọng hối thúc:

– Mình đi nha Thư, từ Mỹ Tho mà ra đến biển phải mất hơn cả giờ rồi.

Hoàng Thư lặng im không phản ứng gì. Hình như cô chẳng muốn đi ra biển một chút nào. Nhưng vì lỡ hứa với Mỹ Trân nên cô bước đi một cách miễn cưỡng.

Vừa ra khỏi nhà, Mỹ Trân liền rú ga thật nhanh Hoàng Thư liến hỏi một cách khó chịu:

– Mi làm gì mà gấp dữ vậy Trân? Cứ từ từ thôi mà.

– Trễ quá rồi. Để Quốc Nam chờ lâu, tội nghiệp ảnh.

Nói Xong Mỹ Trân liền rẽ qua con đường tắt, nhưng không ngờ nó quá bụi vì đang thi công. Mỹ Trân đành chở Hoàng Thư vòng vào trong một siêu thị sắp xây xong, người ta đang quét vôi, sơn bảng hiệu quảng cáo ở phía cửa chính.

Mỹ Trân né một công nhân vô tình đụng ngã thùng sơn trên giá đỡ. Chiếc xe hơi màu trắng sữa từ trong gara trờ tới đã lãnh trọn thùng sơn.

Hoàng Thư hốt hoảng thốt lên:

– Chết rồi Trân ơi!

Mỹ Trân lặng im không nói nên lời, hình như cô cũng run muốn chết đi được. Hoàng Thư lại hấp tấp nói:

– Mi làm gì mà lái cẩu thả dữ vậy?

Cả hai người đều nín thinh thít. Những thợ sơn hiếu kỳ đã vây quanh họ.

Một người trong nhóm họ đùa đùa giọng:

– Hai cô đi đâu mà chạy nhanh quá vậy? Bộ không biết công trình đang thi công hả?

Anh ta chìa tay về chiếc xe hơi đã bị nhuốm màu xanh và nói thêm:

– Hai cô xem kìa! Còn gì là chiếc xe người ta không hả?

Hoàng Thư vẫn lặng thinh nhìn về phía chiếc xe. Tự nhiên cô thấy bối rối.

Còn Mỹ Trân thì giãy nảy lên:

– Xe bị dính sơn đem rửa thì hết chứ gì?

Anh ta nhìn Mỹ Trân bằng ánh mắt giận dữ:

– Cô nói vậy mà nghe được hả?

Hoàng Thư nắm lấy tay Mỹ Trân và nói như nhắc nhở:

– Lỗi của mình tất cả mà Trân.

Cá một không gian nhốn nháo trở nên yên lặng khi người thanh niên ăn mặc rất sang trờ trong xe bước ra. Anh ta cứ nhìn chăm chăm hai cô như người ngoài hành tinh. Thấy vậy Hoàng Thư dịu giọng năn nỉ:

– Xin lỗi anh, chúng tôi gấp quá nên làm đổ thùng sơn vào xe anh.

Anh thanh niên đó chưa kịp nói gì thì Mỹ Trân nói lớn:

– Đâu phải chỉ xe của anh bị dính đâu. Quần áo của tôi cũng dính đầy sơn đây này.

Anh thợ sơn lúc nãy cũng đùa đùa giọng:

– Quần áo của cô chắc đắt giá hơn chiếc xe người ta hả?

Anh thanh niên lạ hoắc ấy nhìn anh thợ sơn rồi nói như mệnh lệnh:

– Anh đừng nói như vậy mà.

Mỹ Trân lại bạo dạn nói:

– Anh cũng bị thiệt hại. Tôi cũng vậy. Coi như tụi mình huề.

Anh thanh niên nhìn Mỹ Trân và cười tủm tỉm. Hoàng Thư lại dịu giọng:

– Anh cho tụi em xin lỗi nha.

Rồi cô quay qua Mỹ Trân nói thì thầm:

– Mi đừng ăn nói kỳ lạ như vậy mà Trân.

Anh thanh niên ấy nhìn Hoàng Thư một lúc thật lâu. Điều đó làm cô thấy ngượng không thể tả. Rồi anh nhỏ nhẹ nói:

– Không có gì đâu.

Hoàng Thư nói như có lỗi:

– Tại tụi em làm ngã thùng sơn vào xe anh mà.

– Chuyện rủi ro thôi mà. Đâu có ai muốn như vậy đâu.

Mỹ Trân gật gù tỏ vẻ hài lòng vì câu nói đó. Cô vừa nói vừa cười tủm tỉm:

– Đây là câu nói hay nhất từ nãy giờ đó.

Hoàng Thư nhéo nhẹ Mỹ Trân một cái:

– Mi nói gì kỳ lạ vậy Trân?

Hoàng Thư lại quay qua anh thanh niên ấy. Hình như cô nhận ra ánh mắt của anh ta đang đăm đắm nhìn cô. Tự nhiên Hoàng Thư thấy tim mình như đập loạn xạ. Cô cúi mặt xuống để giữ bình tĩnh một lát rồi như như nài nỉ:

– Tại tụi em quá gấp, mong anh thông cảm cho tụi em.

Anh ta vừa nhìn Hoàng Thư vừa mỉm cười một cái:

– Không có chi đâu. Hai người có sao không vậy?

Hoàng Thư vẫn lặng thinh chưa kịp nói gì thì Mỹ Trân hấp tấp nói:

– Không sao, tụi em không sao đâu.

Anh ta lại nhìn Hoàng Thư rồi hỏi một cách quan tâm:

– Còn em có sao không vậy?

– Dạ, không có sao đâu ạ.

Tự nhiên Hoàng Thư thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Rõ ràng là lỗi của hai người nhưng anh ta lại hết lời thăm hỏi hai cô một cách quan tâm. Phải công nhận người đâu mà tữ tế dễ sợ.

Mỹ Trân và Hoàng Thư không nói thêm gì. Đám công nhân vừa lau xe, vừa bình luận thì thầm:

– Công nhận giám đốc bữa nay galăng dễ sợ há.

Một công nhân khác tỏ vẻ đồng tình:

– Phải vậy chớ sao, phải galăng với phụ nữ mới được chứ.

Dừng lại một lát rồi anh ta lại nói thêm:

– Coi chừng mai mốt giám đốc làm rể quê mình luôn đó nha.

Anh ta nói vừa dứt câu thì mọi người cười ồ lên. Tự nhiên Hoàng Thư thấy hai má mình nóng bừng vì ngượng, cô quay qua Mỹ Trân rồi nói như yêu cầu:

– Thôi mình đi nha Mỹ Trân.

Mỹ Trân liền gật đầu đồng ý:

– Ừ, chứ ở lại đây làm gì.

Nói vừa dứt câu, Mỹ Trân quay qua anh thanh niên ấy và nói nhanh:

– Chào anh giám đốc trẻ. Tụi em đi trước nha.

Anh ta gật gù thay cho câu trả lời. Hoàng Thư lại nhỏ nhẹ nói:

– Tụi em xin phép được đi trước nha.

– Hai người cứ tự nhiên, mong có dịp gặp lại.

– Dạ.

Hoàng Thư lại khẽ nhìn anh chàng giám đốc trẻ, và Hoàng Thư lại nhận thấy anh ta đang nhìn gì cô. Tự nhiên cô thấy ngượng không thể tả. Người gì đâu mà lại nhìn người ta chằm chằm như vậy.

Một lát sau, Hoàng Thư mới thật sự lấy lại được bình tĩnh, và cô đã nhận thấy Mỹ Trân đã chở cô đi một đoạn đường khá xa. Hoàng Thư hấp tấp thốt lên:

– Trời ơi! Mi chở ta đi đâu vậy Trân?

Mỹ Trân nói nhanh:

– Thì đi biển chứ đi đâu nhỏ.

Hoàng Thư liền lay mạnh vai cô rồi nói như phản đối:

– Thôi đi, mi chở ta trở về nhà đi.

Mỹ Trân thấy sửng sốt vô cùng trước phản ứng kỳ lạ đó. Cô thắng vội xe lại, rồi quay lại nhln Hoàng Thư:

– Tự nhiên mi nói gì kỳ lạ vậy Thư? Lúc nãy ở nhà mi đồng ý đi với ta rồi sao bây giờ trở chứng hả nhỏ?

Hoàng Thư ngẫm nghĩ một lát rồi phụng phịụ nói:

– Thôi, mình trở về đi. Bữa nay ta không đi đâu.

Mỹ Trân tròn mắt:

– Sao vậy hả?

Hoàng Thư hít một cái thật sâu rồi cô nói nhanh:

– Quần áo lấm lem như thế này mà còn ra biển cái nỗi gì nữa chứ.

Mỹ Trân không nói gì. Cô nhìn quần áo của Hoàng Thư rồi nhìn lại mình. Cả hai đều dính đầy sơn. Nhưng nếu thất hẹn với Quốc Nam thì cô thấy rất kỳ.

Mỹ Trân dịu giọng hẳn lại:

– Thôi mình cử đi đại nghe Thư. Lỡ hứa với anh Nam rồi để anh chờ thì tội nghiệp lắm.

Hoàng Thư nói nhanh như yêu cầu:

– Thì mi cứ điện thoại từ chối cuộc hẹn với anh Nam đi.

Mỹ Trân khẽ lắc đầu phản đối.

– Không được. Phải khó khăn lắm mi mới đồng ý đi với ta.

Hình như Hoàng Thư thấy bực bội vô cùng vì câu nói đó. Cô lặng im một lát rồi phụng phịu nói:

– Chứ quần áo lắm lem thế này mà còn đi chơi cái nổi gì.

– Không có sao đâu mà. Mình cứ đi nha Thư.

Hoàng Thư vội lắc đầu và cô nói một cách dứt khoát:

– Ta nói là không rồi mà sao bữa nay mi lại nói nhiều dữ vậy?

Mỹ Trân vẫn ngỡ ngàng nhìn Hoàng Thư. Cô chưa kịp phản ứng gì thì Hoàng Thư ra lệnh:

– Chở ta về đi.

– Mỹ Trân lặng im nhìn Hoàng Thư, một lúc thật lâu sau cô mới nhỏ nhẹ nói:

– Mi quyết định như vậy hả Thư?

– Ừ.

Trầm ngâm một lát rồi Hoàng Thư lại nói bừa:

– Mình cứ trở về đi, cứ gọi điện cho anh Nam là dịp khác mình gặp ảnh cũng được mà.

Mỹ Trân lặng im như không thể nói gì. Từ đó giờ cô chưa hề thấy Hoàng Thư tỏ ra kiên quyết đến như vậy, rồi cô quyết định lỗi hẹn với Quốc Nam để chìu ý của Hoàng Thư.

Một tuần trôi qua, Hoàng Thư không thể nào quên được cái hôm mà Mỹ Trân chở cô suýt té ở siêu thị, cô không thể nào quên cái nụ cười nhếch môi, cái nhìn đăm đăm của anh giám đốc trẻ tuổi ấy. Nghĩ đến điều đó bây giờ Hoàng Thư vẫn còn ngượng kỳ lạ.

Buổi chiều, Hoàng Thư chuẩn bị thật chu đáo để trở lên Sàigòn thực tập. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là cô hoàn thành chương trình học của ngành kinh tế. Hoàng Thư vừa vừa bước đến phòng khách định chào hỏi mẹ thì bà liền ngọt giọng bảo:

– Con gái, ngồi xuống đây đi con.

Cách nói đó của bà làm Hoàng Thư không khỏi thắc mắc. Cô bước đến gần mẹ rồi nhỏ nhẹ hỏi:

– Có chuyện gì vậy mẹ?

Bà Hoàng Diễm mỉm cười một cái rồi nói nhanh:

– Chưa bao giờ mẹ cảm thấy vui như thế này cả. Bây giờ gia đình mình không còn phải lo lắng gì đâu Hoàng Thư à.

Bà Hoàng Diễm càng nói Hoàng Thư càng thấy ngạc nhiên vô cùng. Cô tròn mắt nhìn mẹ:

– Con không hiểu mẹ đang muốn nói gì cả. Thật ra là có chuyện gì vậy mẹ?

Bà Hoàng Diễm nói vẻ bình tĩnh:

– Đây là tin vui mà con, có chuyện gì đâu mà con tỏ ra căng thẳng dữ vậy hả?

– Mẹ không nói thẳng ra thì làm sao mà con không sốt ruột chứ.

Như hiểu được sự tò mò của Hoàng Thư, bà Hoàng Diễm mỉm cười thật tươi, rồi nói như thông báo:

– Hai chục triệu mẹ vay ngân hàng sắp có cơ hội để trả rồi.

Hoàng Thư liền sốt hỏi:

– Làm sao mẹ có số tiền lớn như vậy hả?

Hình như bà Hoàng Diễm không hề do dự gì, bà nói một cách thẳng thừng:

– Quốc nam, anh họ của Mỹ Trân hứa giúp mẹ lo hết chuyện nợ nần.

Tự nhiên Hoàng Thư lại thấy sửng sốt vô cùng vì cầu nói đó. Cô chưa kịp phản ứng gì thì bà Hoàng Diễm lại nói thêm:

– Cậu ấy hứa sẽ cất cho mẹ con mình một ngôi nhà mới.

Bà Hoàng Diễm vừa nói dứt câu thì Hoàng Thư xua tay phản đối:

– Không được đâu mẹ ơi. Làm gì mà để anh ta giúp mình như vậy?

– Con nói lỳ lạ chưa, khi con và Quốc Nam cưới nhau rồi thì cậu ấy cũng là người trong nhà mà.

Bà Hoàng Diễm vừa nói dứt câu thì Hoàng Thư giãy nảy lên:

– Trời ơi! Mẹ có hiểu mẹ đang nói gì không vậy. Sao mẹ lại nói con và Quốc Nam cưới nhau.

Bà Diễm tỏ ra bình thản vô cùng vì phần ứng đó của cô. Bà lại nói một cách ngọt ngào:

– Quốc Nam xin được cưới con gấp đấy con gái. Khi con ra trường thì tổ chức cưới ngay nha Thư.

Hoàng Thư lắc đầu nguầy nguậy, rồi nói như phản đối:

– Con chỉ quen biết Quốc Nam trên mạng thôi thì làm gì có chuyện cưới nhau.

Bà Hoàng Diễm nói nhanh:

– Vậy là tụi con đã quen nhau rồi mà.

Hoàng Thư liền nói nhanh như đính chính:

– Chỉ biết nhau do Mỹ Trân giới thiệu thôi mà mẹ.

– Như vậy cũng là tốt lắm rồi. Con thấy bây giờ rất nhiều cô gái lấy chồng việt kiều mà có biết mặt mũi gì đâu.

Hoàng Thư lại xua tay rối rít rồi nói như phản đối:

– Nhưng con thì không thể chấp nhận như vậy. Cưới nhau theo kiểu mai mối thì làm sao mà sống có hạnh phúc.

Bà Hoàng Diễm lặng im không nói gì. Bà trầm ngầm một lát rồi nói như năn nỉ:

– Con phải đồng ý lấy Quốc Nam nha Thư. Chỉ có như vậy mới giúp được gia đình mình.

Hoàng Thư lắc đầu nguầy ngậy, mà không chút nghĩ ngợi gì, cô nói một cách dứt khoát:

– Con nhất định là không đồng ý. Còn nợ của nhà mình để khi con tìm việc làm rồi tìm cách xoay sở.

Bà Hoàng Diễm nói một cách khó chịu:

– Đồng lương ít ỏi của con thì làm được gì hả?

Hoàng Thư trầm ngâm một lát rồi liều lĩnh nói:

– Nhưng con không đồng ý để mẹ nhận sự giúp đỡ của Quốc Nam. Mẹ có biết mẹ làm như vậy là mẹ bán con không?

Từ đó giờ chưa lúc nào mà Hoàng Thư lại phản ứng dữ dội như vậy. Điều đó làm bà Diễm tức giận không thể tá. Bà nói với giọng đầy hăm dọa:

– Bữa nay con nói chuyện với mẹ như vậy hả?

– Chẳng lẽ con phải chấp nhận theo quyết định kỳ lạ của mẹ.

Hoàng Thư vừa nói dứt câu thì bà Hoàng Diễm liền đứng bật dậy. Bà hất tung tóe mấy giỏ quần áo của cô, và nói một cách tức giận:

– Cô hãy ở nhà đi, bây giờ tôi không còn khả năng lo cho cô ăn học nữa.

Nói vừa dứt câu, bà Hoàng Diễm một mạch bỏ đi. Hoàng Thư ngồi ủ rũ trên ghế mà không biết phải làm gì. Hoàng Thư lặng lẽ trở về phòng. Cô hiểu rằng không thể ra đi trong lúc mẹ tức giận như thế này được. Ngoài sự giúp đỡ của mẹ, thì cô không còn cách nào khác để kiếm ra tiền chi phí trong thời gian học còn lại.

Buổi sáng, Hoàng Thư nằm lặng lẽ trong phòng. Mấy ngày qua cô ở lại nhà và cảm thấy buồn ghê gớm. Một lát sau, cô nghe tiếng mẹ gọi lớn ở cổng:

– Thư ơi!

Hoàng Thư liền ngồi bật dậy và luýnh quýnh chạy xuống, cô ngạc nhiên hỏi:

– Gì vậy mẹ?

– Mở cửa giúp mẹ đi.

Hoàng Thư mở cổng rồi hai người cùng bước vào trong, Hoàng Thư xách giúp mẹ vài giỏ đồ trên tay rồi thắc mắc:

– Sao bữa nay mẹ mua gì mà nhiều dữ vậy?

Bà Hoàng Diễm nói như thông báo:

– Bữa nay nhà mình có tin mừng.

Tự nhiên Hoàng Thư lại thấy lo lắng vô cùng. Cô không biết là mẹ cô lại nói đến chuyện của Quốc Nam hay không.

Hoàng Thư cầu mong sao cho mẹ mình đừng nhắc đến chuyện đó nữa.

Một lúc sau, bàn tiệc được bày ra nhưng chỉ có Hoàng Thư và mẹ dự. Cô ngồi đối diện với mẹ rồi thắc mắc:

– Chỉ có con và mẹ thôi à, mẹ không có mời khách hả?

– Không. Chỉ có hai mẹ con mình thôi.

Hoàng Thư liếc nhìn các món ăn được bày đầy ắp trên bàn rồi thắc mắc:

– Sao mẹ lại chuẩn bị nhiều quá vậy?

– Ăn mừng mà con.

Hoàng Thư ngẫm nghĩ một lát rồi bạo dạn hỏi:

– Thật ra là ăn mừng chuyện gì vậy mẹ?

Bà Hoàng Diễm nhìn con gái rồi nói một cách chậm rãi:

– Mẹ đã xin cho con được việc làm ở Siêu Thị, con ăn nhanh chóng để chiều nay đi làm.

Hoàng Thư thấy thật sự bất ngờ vì điều bà Hoàng Diễm vừa nói. Cô trầm ngâm một lát rồi dè dặt nói:

– Con chỉ còn có một học kỳ cuối thôi. Chẳng lẽ phải ngừng học sao mẹ?

Bà Hoàng Diễm thở dài một cái rồi nhỏ nhẹ nói:

– Bây giờ mẹ không ép con phả lấy Quốc Nam. Nhưng để tìm ra số tiền cho con đi học thì mẹ không thể.

Hình như cách nói đó của bà đã thuyết phục được Hoàng Thư. Cô ngồi lặng im mà không nói gì. Bà Hoàng Diễm lại nhỏ nhẹ nói:

– Chiều nay con đến siêu thị để nhận việc làm nha Hoàng Thư.

Thật tình mà nói thì bây giờ Hoàng Thư không còn chọn lựa nào khác được.

Cô đành phải hoãn đợt thực tập lại để kiếm sống mà thôi.

Buổi chiều, Hoàng Thư đến siêu thị để nhận việc. Cô cứ đứng lớ ngớ nhìn xung quanh để chờ phân công. Tổ trưởng Thành Quí đã sắp xếp các nhân viên khác vào những công việc cụ thể, bây giờ chỉ còn lại Hoàng Thư.

Thành Quí vần trầm ngâm như để chọn một công việc cho Hoàng Thư. Một lúc thật lâu sau, cô dè dặt hỏi:

– Công việc cụ thể của em là gì vậy anh?

Thành Quí thở dài một cái rồi nói một cách nghiêm túc:

– Thôi, bây giờ tạm thời em trực ở cửa chính.

Tự nhiên Hoàng Thư thấy sửng sốt vô cùng, vì câu nói đó, cô tròn mắt:

– Anh Quí nói gì hả? Em phải trực cổng sao?

Thành Quí khẽ gật gù rồi chậm rãi nói:

– Đúng vậy. Nhưng đó là công việc tạm thời của em thôi.

Hoàng Thư thở dài như bất mãn rồi hỏi một cách mạnh dạn:

– Bộ không còn công việc nào khác sao? Kế toán quản lý quầy, cái gì cũng được mà anh.

– Thật tiếc là em nộp hồ sơ rất trễ. Cuộc nhận công nhân viên do giám đốc Khải Hưng sắp xếp từ lâu rồi.

Hoàng Thư nói nhanh:

– Bộ ông ta phân công em phải trực cổng hả?

Thành Quí khẽ cười một tiếng rồi nói như đính chính:

– Không phải như vậy đâu, anh xếp cho em một công việc tạm thời, khi nào ổn định nhân sự, thì em sẽ có một công việc thích hợp hơn.

Hoàng Thư lặng im một lát rồi nũng nịu nói:

– Tự nhiên lại bắt em phải trực cổng.

Cách nói đó của Hoàng Thư, làm Thành Quí không khỏi bật cười. Anh nhíu mày nhìn cô:

– Chỉ làm tạm thời thôi cô bé ạ.

Dừng lại một lát rồi anh nói như ra lệnh:

– Thôi, em hãy vào công việc của mình đi.

Vừa nói dứt câu Thành Quí liền bỏ đi, Hoàng Thư cũng miễn cưỡng làm nhiệm vụ của mình. Suốt buổi tối cô phải quan sát hàng loạt người qua lại. Thật là một công việc khó chịu chưa từng thấy.

Buổi tối, Hoàng Thư trở về nhà. Cô đi ngang qua phòng bà Hoàng Diễm thì đèn đã tắt. Hình như mẹ cô đã ngủ trước khi cô trở về. Hoàng Thư ngã lưng ra giường để nghỉ ngơi một lát.

Rồi cô quyết định lấy máy gọi cho Mỹ Trân:

– Alô!

– Alô!

Mỹ Trân liền hỏi như rất ngạc nhiên:

– Làm gì gọi cho ta khuya dữ vậy Thư?

Hoàng Thư chưa kịp giải thích gì thì cô nàng lại thắc mắc:

– Ủa, sao mi không cùng khoa mình tham gia chuyến thực tập này vậy?

Hoàng Thư thở dài một cái rồi nói một cách thành thật:

– Gia đình ta đang thiếu thốn dữ lắm. Ta phải hoãn đợt thực tập lại.

Mỹ Trân hỏi nhanh:

– Rồi mi định chừng nào trở lên trường?

– Ta đi làm một thời gian để kiếm tiền. Có thể ta sẽ thực tập cùng khóa sau.

– Vậy à?

Lặng im một lát rồi Mỹ Trân thắc mắc:

– Có chuyện gì không mà mi gọi cho ta khuya vậy Thư?

– Lâu quá không gặp nên ta nhớ mi mà.

Ở đầu dây bên kia, Mỹ Trân bật cười thành tiếng:

– Có thật không vậy nhỏ?

– Thật.

– Mi làm như ta là người yêu của mi không bằng vậy?

Hoàng Thư cũng bật cười câu nói đó. Cô nói như pha trò:

– Ta chưa từng có người yêu nên chưa biết cảm giác phải nhớ như thế nào.

Mỹ Trân liền nói nhanh như trêu chọc:

– Thì mi nhớ anh Nam như thế nào thì cảm giác nhớ người yêu như vậy đấy.

– Thôi, đừng nhắc đến ông anh họ của mi nữa nhỏ ạ.

– Sao vậy?

Hoàng Thư cũng muốn nói về chuyện của Quốc Nam nhưng cô đành nín lặng. Nếu để Mỹ Trân biết được chuyện anh ấy hứa giúp đỡ gia đình cô cũng kỳ. Hoàng Thư liền lảng sang chuyện khác:

– Mi có biết ta điện thoại cho mi để hỏi chuyện gì không?

– Gì vậy?

Hoàng Thư nói một cách chậm rãi:

– Hồi chiều này ta đi nhận việc đấy. Ta xin vào làm trong một siêu thị mới khai trương.

Mỹ Trân liền hỏi nhanh:

– Có phải cái siêu thị mà ta và mi đụng vào xe của anh giám đốc galăng không?

– Đúng rồi.

– Coi chừng mai mốt mi gặp lại anh giám đốc đó nha.

– Không có đâu. Mình là nhân viên quên làm thuê thì làm gì gặp được giám đốc.

Cả hai cùng im lặng không nói thêm gì. Một lát sau, Mỹ Trân lại tò mò hỏi:

– À, mi làm bên khâu gì vậy?

Hoàng Thư thở dài một cái rồi bất mãn nói:

– Trực cửa.

– Cái gì, con gái mà trực cửa hả?

Hoàng Thư lặng im không nói thêm gì. Cô thật sự chẳng thích thú chút nào với công việc kỳ quặc đó. Mỹ Trân lại hấp tấp nói thêm:

– Biết bao nhiêu công việc không làm, sao mi lại chọn trực cửa?

Hoàng Thư chậm rãi nói:

– Công việc đó là do tổ trưởng phân công chứ ta đâu có chọn. Ta cứ tưởng là sẽ được làm kế toán hay quản lý quầy cũng được. Ai ngờ lại phải trực cửa, ta thấy nản dễ sợ.

Mỹ Trân thắc mắc:

– Sao lại phân công cho mi công việc kỳ vậy?

– Ta nghe anh tổ trưởng nói đã đủ người nên xếp là làm tạm.

– Vậy à?

Cả hai cùng im lặng một lát rồi Hoàng Thư bộc bạch:

– Ta thấy ta hơi bị nản nên gọi điện cho mi để nói chuyện này.

Nghe lời bộc bạch đó. Mỹ Trân thấy cũng tội nghiệp cho nhỏ bạn. Cô nói như động viên:

Mi phải cố lên chứ đừng nản Thư à. Người ta chỉ xếp tạm thời thôi mà.

Dừng lại một lát rồi Mỹ Trân nói thêm:

– Biết đâu mai mốt người ta xếp mi làm kế toán trưởng thì sao?

Cách nói đó của Mỹ Trân làm Hoàng Thư phải bật cười. Rồi cô nhỏ nhẹ nói:

– Ta không dám mơ như vậy đâu nhỏ ạ.

– Phải lạc quan lên chứ.

Mỹ Trân vừa nói dứt câu thì cả hai đều bật cười, rồi hai người cũng không nói thêm gì. Hoàng Thư tắt máy rồi trở lại giường.

Từ nãy giờ hình như Hoàng Thư không còn nhớ gì về công việc của cô nữa, nghe Mỹ Trân nói là gặp lại anh giám đốc trẻ hôm nọ làm Hoàng Thư vừa mừng vừa ngượng không thể tả.