Tập 1

Kỳ Anh vừa quét dọn vừa ca hát một mình, trong lòng cảm thấy vui lắm, vì cô đã tìm được việc làm thích hợp, có thể nói là toàn vẹn đôi bề. Cô vừa cầm khung ảnh một cô gái xinh đẹp nào đó định lau chùi thì có tiếng quát:

– Mau để xuống cho tôi!

Kỳ Anh giật mình đánh thót, cô lắp bắp:

– Tôi ... tôi ...

Giằng mạnh khung ảnh từ tay cô, Gia Lâm gắt lên:

– Tôi, tôi cái gì? Ai cho cô vào đây chứ?

Kỳ Anh vốn là cô gái cứng rắn, chưa từng để ai quát nạt mình. Vậy mà hôm nay ... cô cố dằn lòng xuống:

– Tôi được bà chủ mướn vào đây quét dọn phòng này.

Gia Lâm xua tay một cách lạnh lùng:

– Thôi, cô đi ra đi, không cần phải quét dọn gì cả.

– Nhưng ...

Gia Lâm vẫn giọng gay gắt nói:

– Còn nhưng nhị gì nữa, tôi bảo cô đi ra thì đi đi!

Tự ái dâng lên Kỳ Anh ném cây chổi lông gà xuống giường thật mạnh, nói:

– Đi thì đi, làm gì mà dữ thế!

Kỳ Anh bỏ ra ngoài, cô vừa đi vừa càm ràm:

– Hừ, bộ giàu thì giỏi lắm sao? Người gì đâu lạnh còn hơn đá.

Vú Hạnh vừa lên tới, nghe thấy liền kéo cô sang góc cầu thang khẽ nói:

– Con lại thất bại rồi đúng không? Ta đã nói rồi mà.

Kỳ Anh xua tay:

– Con người chứ đâu phải gỗ đá kia chứ, ỷ giàu rồi muốn làm gì thì làm sao?

Vú Hạnh đưa tay bịt miệng cô:

– Trời, bộ con không sợ cậu ấy đuổi việc sao?

Kỳ Anh chu môi:

– Đuổi thì tìm việc khác, ai mà chịu nổi thái độ ấy.

Vú Hạnh nắm tay lôi cô xuống bếp, ấn cô ngồi xuống:

– Con ngồi xuống đây phụ vú đi, đừng cằn nhằn nữa.

Kỳ Anh thắc mắc hỏi:

– Thế vú có bị anh ta hành hạ kiểu ấy chưa?

Vú Hạnh lắc đầu:

– Vậy thì không có, chỉ có mấy cô phụ việc là bị quát thôi.

– Chẳng hạn như con vậy phải không vú?

Vú Hạnh cười cười:

– Chắc là vậy.

Kỳ Anh thở dài:

– Vậy chắc con phải chuẩn bị tinh thần rồi.

Vú Hạnh giật mình nhìn cô:

– Con định làm gì nữa đây.

– Thì đi tìm việc làm mới thôi.

Vú Hạnh nhìn Kỳ Anh, ái ngại:

– Con định bỏ đi thật sao?

Kỳ Anh ngồi xuống chống tay lên cằm, cô nói giọng buồn hiu:

– Anh ta đâu có ưa con đâu mà ở lại. Đuổi còn hơn đuổi tà nữa kia mà.

Vú Hạnh bật cười:

– Con đó, lại nóng nảy nữa rồi. Đã bảo là phải dịu dàng kia mà.

Kỳ Anh cãi lại:

– Thì con cũng muốn dịu dàng với anh ta lắm chứ, nhưng mà tính khí anh ta quá đỗi bất thường đó.

– Thì vú đã nói với con rồi. Bởi vậy bà chủ mới cần một người chăm sóc an ủi cậu ấy.

Kỳ Anh bất đồng:

– Chiều chuộng cậu ấy quá nên mới thế mà thôi.

Vú Hạnh kêu lên:

– Ôi, con nên bớt nói một chút di, sẽ dễ chịu hơn.

Kỳ Anh phàn nàn:

– Làm gì mà ai cũng sợ anh ta như sợ cọp đến thế chứ?

Vú Hạnh khoát tay:

Thôi con lo làm bữa sáng cho cậu Hai đi.

Kỳ Anh đứng lên, cô nói:

– Chẳng biết con làm có thích hợp với anh ta không nữa.

Vú Hạnh khuyến khích:

– Thì con cứ làm đi rồi mới biết mà.

Kỳ Anh cẩn thận làm món điểm tâm cho cậu chủ khó tính cô nghĩ ra cách chơi khăm cậu ta, cô cười tủm tỉm bưng vào:

– Cộc ... cộc ... cộc ...

Không chờ anh ta quát ra tiếng gay gắt cộc lốc, Kỳ Anh đẩy cửa bước vào:

– Điểm tâm của cậu.

Không thèm quay lại nhìn cô, anh ta bảo:

– Để đó!

– Cậu có cần gì không ạ.

– Không!

Kỳ Anh cố nhịn lui gót, cô còn đứng nán lại bên ngoài để nghe ngóng:

– Cái gì mà mặn thế này chứ?

Kỳ Anh bụm miệng cười rồi chạy xuống cầu thang. Tiếng vỡ vụn của chén, dĩa đuổi theo chân cô, cô thầm rủa trong lòng. Thử xem ai đói cho biết, cho bỏ tật chửi người ta oan uổng.

Buổi tối hôm ấy, cơm đã dọn sẵn, bà Quế bảo Kỳ Anh:

– Lên mời cậu chủ xuống ăn tối.

Kỳ Anh liếc nhìn vú Hạnh, vú gật đầu ngầm bảo, thì đi đi.

Kỳ Anh lật đật chạy lên:

– Bà chủ gọi cậu xuống ăn tối.

– !!!

Kỳ Anh đập cửa ầm ầm:

– Bà chủ gọi cậu xuống ăn tối!

Kỳ Anh lại thốt tiếp:

– Bà ...

Cánh cửa mở tung, cậu ta quát:

– Cô làm ơn bớt âm thanh đi. Nhà có cháy đâu mà kéo còi inh ỏi như vậy?

Trời, anh ta ví mình như cái còi xe ư? Cô hậm hực nói:

– Đó chẳng qua là vì tôi muốn làm lọt vào lỗ tai của người điếc mà thôi.

– Cô ...

Kỳ Anh cũng không vừa, khi đối diện với một người có máu lạnh như thế.

– Hừ, con nhỏ này không dễ ăn hiếp đâu. Từ nay tôi sẽ theo chọc tức cho chết luôn.

Nói rồi, Kỳ Anh nhảy chân sáo xuống cầu thang.

Gia Lâm trợn mắt nhìn theo, trong lòng hậm hực khó chịu vô cùng. Chẳng hiểu mẹ lại tìm đâu ra con khỉ nhảy nhót thế kia. Ta sẽ cho con khỉ ấy về rừng mà thôi.

Tiếng quát của Gia Lâm ầm ĩ trong phòng, khiến bà Quế cũng phải giật mình chạy lên:

– Có chuyện gì mà con làm ầm lên như thế?

Gia Lâm giận dữ luôn cả với mẹ mình. Anh hằn học nói:

– Ai cho phép cô ta gom tất cả quần áo của con đi giặt?

Bà Quế ngồi phịch xuống ghế, bà ôm đầu rên rỉ:

– Tưởng chuyện gì mà con làm âm lên như thế. Mẹ bảo Kỳ Anh mang đi giặt rồi.

Gia Lâm mở to mắt nhìn mẹ:

– Mẹ biết là con không thích ai đụng vào đồ của con rồi mà.

Bà Quế nhẹ nhàng nói:

– Áo quần của con dơ bẩn hết rồi còn gì.

– Kệ con.

Bà vuốt ve:

– Như vậy làm sao được. Trước đây con vốn là người ở sạch sẽ lắm mà. Chỉ cần mặc vào cởi ra là phải giặt mới chịu mặc.

Gia Lâm lắc đầu:

– Nhưng bây giờ khác rồi.

– Khác ở chỗ nào chứ? Con đừng tự đày đọa mình mãi như thế.

Gia Lâm bây giờ phờ phạc, hốc hác không còn là một chàng đẹp trai phong độ như ngày nào nữa.

Bà Quế đau lòng khôn xiết:

– Con à, con không nghĩ đến thân mình, nhưng con cũng nên nghĩ đến mẹ chứ. Con làm mẹ thất vọng quá.

Gia Lâm ôm đầu rên rỉ:

– Con xin mẹ hãy để cho con được yên.

– Gia Lâm à, con là con trai duy nhất của mẹ, con là trụ cột trong nhà này, con có biết không?

Gia Lâm nhăn nhó mặt mày, anh nhìn mẹ như cầu khẩn:

– Con đã thử rồi, vẫn không được mẹ ơi!

Bà Quế đứng vụt lên, bà gắt gỏng nói:

– Con vì một cô gái mà biến mình như vậy có đáng không? Có phải con muốn mẹ chết đi con mới vừa lòng sao?

Gia Lâm lắc đầu:

– Mẹ hãy tha thứ cho con.

Bà Quế khóc nức nở:

– Được nếu con muốn mẹ tức chết để con hài lòng thì được rồi, con hãy ở đây mà sầu khổ vì con nhỏ đó đi, mẹ chết cho con vừa lòng.

Gia Lâm vẫn ngồi yên bất động, tâm tư anh như trống rỗng, không hề có một xúc động nào, mắt cứ nhìn đăm đăm vào tấm di ảnh trên bàn:

– Em đi thật rồi sao Lệ Hằng? Tại sao em lại phụ bạc anh thế? Anh đã cho em tất cả rồi mà.

Gia Lâm đứng bật lên, anh đi như chạy ra ngoài, không ai có thể cản được.

Anh vào quán rượu uống rượu mà cứ như uống nước vậy!

– Lệ Hằng, em ác lắm!

– Em có ác gì đâu, em vẫn ở đây mà.

Gia Lâm uống một hơi, anh đã say thật sự.

– Lệ Hằng, em về với anh đi.

Trong cơn say anh còn nghe rõ tiếng của cô cười lanh lảnh:

– Gia Lâm, em không yêu anh nữa đâu. Anh giàu mà chẳng chịu chơi gì cả.

Anh là con mọt sách.

– Lệ Hằng ...

– Thôi đi, em sẽ xa anh, em sẽ đi tìm người thật sự yêu em.

– Lệ Hằng ...

– Hãy quên em đi, em không thể yêu anh. Em đã có bạn trai khác rồi.

Gia Lâm gầm lên:

– Lệ Hằng, em đừng làm thế. Nó là bạn của anh mà.

Lệ Hằng cười mai mỉa:

– Anh ấy mới là người cho em tình yêu thật sự.

– Không, Lệ Hằng, anh yêu em!

– Anh yêu tủ sách của anh thì có. Thôi anh nên quay về đi, bai!

Lệ Hằng đưa tay vẫy vẫy mặc cho Gia Lâm gào lên thê thiết:

– Em đừng đi, Lệ Hằng ạ!

Gia Lâm gục xuống bàn, anh rên rỉ:

– Tại sao vậy? Lệ Hằng ơi!

Rồi anh vụt ngẩng đầu lên, nghiến răng ken két:

– Quang, cậu là thằng bạn tồi. Cậu biết tôi yêu Lệ Hằng còn hơn bản thân mình mà.

Vậy rồi anh lại uống, càng uống nỗi buồn càng gặm nhấm tâm càn mình.

Hình ảnh Lệ Hằng càng hiện rõ hơn ...

Kỳ Anh ngồi thừ ra đó, cô nhìn anh đăm đăm, cô nguyền rủa:

– Người gì đâu mà ngốc không thể tưởng được.

Gia Lâm trở mình, mặt anh nhăn nhó khổ sở:

– Đừng đi, Lệ Hằng!

Kỳ Anh quắc mắt nhìn anh ta::

– Lại là Lệ Hằng, ngốc hết biết!

Dù vậy nhưng Kỳ Anh vẫn phải chăm sóc anh chu đáo theo lời dặn của bà Quế, người mẹ hiền từ thương con vô bờ bến:

– Quang, mày khốn nạn lắm!

Kỳ Anh lẩm bẩm:

– Lại chửi nữa! Xỉn mà cũng còn khôn ghê đó chứ.

Cô lấy khăn lau mặt cho anh:

– Đúng là kiếp trước mình nợ anh ta sao chứ? Nên bây giờ phải trả mà thôi.

Gia Lâm quờ quạng đôi tay của mình, anh cầm lấy bàn tay của cô xiết mạnh:

– Lệ Hằng, em đừng đi nhé!

Kỳ Anh nghiến răng:

– Lại là Lệ Hằng nữa sao? Tôi bỏ cho anh chết luôn.

Nhưng Kỳ Anh lại bị Gia Lâm nắm bàn tay thật chặt:

– Đừng đi nghe Lệ Hằng.

Kỳ Anh buộc phải ngồi trở xuống, cô nói một cách dịu dàng:

– Vâng, em không đi nữa đâu!

Gia Lâm ghì cô xuống ngực mình:

– Lệ Hằng, anh yêu em!

Nghe ấm ức trong lòng, nhưng cô vẫn cố gắng nằm im. Cánh cửa vụt mở, bà Quế kinh hãi kêu lên thật to:

– Kìa, sao cô làm vậy.

Kỳ Anh ra hiệu cho bà chủ im lặng. Rồi từ từ gỡ tay mình ra, cô đứng lên sửa lại áo quần cho thẳng lại:

– Xin bà chủ đừng hiểu lầm. Tôi chỉ vì muốn để cho cậu chủ yên tâm mà ngủ nên mới thế thôi.

Bà Quế gật đầu thông cảm:

– Ta hiểu mà. Nhưng làm vậy ...

Kỳ Anh hiểu ý bà muốn nói gì nên nói:

– Cậu chủ vẫn chưa quên được Lệ Hằng nào đó cứ gào lên và gọi tên cô ấy.

Tôi chịu không nổi nên đành đóng vai Lệ Hằng để anh mau vào giấc ngủ.

Bà Quế nhìn cô thương cảm:

– Làm vậy thiệt thòi cho cô quá. Cô thật là tốt.

Kỳ Anh xua tay:

– Tôi chỉ muốn hoàn thành công việc của mình thôi.

Bà gật đầu hài lòng:

– Ta sẽ nâng lương cho con.

Kỳ Anh từ chối:

– Không cần đâu ạ! Nhiệm vụ con phải làm thôi.

Bà Quế nhìn con trai mà trong lòng xót xa:

– Cầu trời cho nó sớm quên đi cô ta.

Kỳ Anh thắc mắc hỏi:

– Cô Lệ Hằng nào đó chắc là đẹp lắm sao bà?

Bà Quế thở dài:

– Nó là cô gái bán quán bia mà thôi. Vì thương con, tôi cũng đành chấp nhận.

Nhưng chẳng hiểu sao cô ta lại từ chối, rồi phản bội lại Gia Lâm.

Kỳ Anh như đã hiểu:

– Vì vậy anh ấy thất tình, mới xảy ra thế này.

Bà Quế kể:

– Trước đây,nó là một thanh niên đẹp trai, phong độ, yêu đời, làm việc rất năng nổ đấy.

Kỳ Anh lẩm bẩm:

– Tình yêu là cái thứ gì mà con người phải đổ ngã vì nó chứ?

Bà Quế ấm ức:

– Tôi rất giận nhưng cũng không biết làm gì nữa, chỉ biết đêm đêm nguyện cầu cho nó bình tĩnh lại thông suốt vấn đề để trở lại như xưa.

Kỳ Anh thông cảm cho tấm lòng người mẹ. Cô quyết sẽ kéo anh về với con người thật của anh. Dù biết cô sẽ gặp nhiều khó khăn:

– Chẳng biết con có thể giúp gì được cho bà chủ không?

Bà Quế nhìn cô bằng ánh mắt thân thiện, bà nói:

– Đã có mấy cô gái đến đây rồi mà không ai có thể trụ lại được.

Kỳ Anh không mấy ngạc nhiên, vì cô đã nghe vú Hạnh nói rồi:

– Không biết con có giúp gì được cho bà chủ không?

Bà Quế nhìn cô hài lòng:

– Con cứ cố gắng xem, ta tin con sẽ làm được.

Kỳ Anh khiêm tốn nói:

– Con chỉ sợ làm bà thất vọng mà thôi.

Bà gượng cười, trấn an:

– Đêm qua nó say như vậy mà con có thể đưa nó về được, rồi còn cho nó ngủ yên như vậy, bước đầu con đã thành công rồi.

Kỳ Anh ngập ngừng:

– Con chỉ sợ khi anh ấy tỉnh lại thì mọi chuyện lại y như cũ.

– Từ từ thôi con ạ!

Kỳ Anh rất hiểu bà chủ đã đặt bao kỳ vọng vào mình, nên hứa với bà:

– Con sẽ cố gắng, xin bà an tâm đi.

Bà Quế đứng lên, căn dặn:

– Khi nó tỉnh lại, con gọi cho ta nhé!

– Vâng ạ!

Kỳ Anh tiễn bà chủ ra khỏi cửa, cô quay vào với Gia Lâm. Anh nằm nhắm nghiền mắt lại hiền lành đấy chứ. Tại sao khi tỉnh dậy anh không khác gì con hổ luôn muốn vồ vập xé cô ra làm trăm mảnh vậy. Ngủ đi, để thế giới này được bình yên.

Buổi tối, Kỳ Anh ngồi ngủ gật trên chiếc ghế chờ Gia Lâm đi chơi về, lần này cô không phải đi tìm ở quán rượu, bởi không có ai gọi về cả. Đang thiu thiu ngủ, cô đã bị quát vào tai thật to:

– Mới giờ này đã ngủ rồi sao? Bộ tôi mướn cô về đây để ngủ sao?

Tiếng quát của anh ta làm Kỳ Anh chợt tỉnh, cô đưa tay dụi mắt:

– Cậu về rồi sao?

Anh ta bật cười:

– Trông nhà như cô chắc ăn trộm vào khênh hết đồ của tôi.

Anh ta thật là quá đáng, đi về trễ mà còn lên tiếng dạy đời, bộ làm chủ rồi muốn nạt nộ ai cũng được sao? Cô mở to mắt nhìn cậu chủ nhỏ:

– Cậu về khuya quá nên tôi buồn ngủ đó thôi.

– Hừ, mới bây giờ là khuya sao? Cô thắc mắc gì chứ, phận ở đợ phải chịu thôi.

Kỳ Anh ấm ức, cô mở to mắt nhìn anh ta:

– Ở đợ thì tôi vẫn là con người đó thôi. Giờ đã mười hai giờ, bộ còn sớm lắm hả?

Gia Lâm xua tay bảo:

– Tôi muốn uống nữa, hãy mang lên phòng cho tôi.

Dường như hôm nay hắn không say. Vậy cũng còn dễ chịu một chút. Kỳ Anh đứng lên định đi thì bị anh gọi giật lại:

– Này ...

– Gì nữa?

Gia Lâm nói mà không nhìn cô:

– Bộ cô không còn việc gì để làm sao mà chịu vào đây?

Kỳ Anh hất mặt lên bảo:

– Tôi cũng vì bất đắc dĩ mới vào đây thôi. Bộ anh tưởng tôi muốn lắm à?

– Không muốn sao còn ở lì ra đây làm gì?

Kỳ Anh trợn mắt nhìn anh ta, dường như cô không còn sợ gì nữa, nên nói:

– Đúng là làm ơn mắc oán mà. Bộ anh tưởng mình ngon lắm sao người không ra người ngợm không ra ngợm, bẩn thỉu hôi như cú vậy.

Trời đất, chưa ai dám nói mình như vậy cả, cô ta thật là gan trời mà. Anh ta nhìn cô đăm đăm, như đang tức giận. Kỳ Anh hất mặt nói thêm:

– Bộ tôi nói không đúng sao? Hãy về phòng mà soi gương đi.

Gia Lâm hậm hực:

– Cô có tin rằng tôi tống cổ cô ra khỏi cửa hay không?

Kỳ Anh vênh mặt thách thức:

– Anh dám!

Trợn trừng mắt nhìn vẻ mặt thách thức của cô. Gia Lâm định làm gì đó, nhưng anh kịp dừng lại. Cô ta đâu đáng để mình động tay động chân, anh rít lên:

– Cô mau cút đi cho tôi!

Cô hất mặt:

– Đi thì đi tôi đâu có hứng thú để hầu chuyện con người có máu lạnh như anh chứ.

Gia Lâm nguyền rủa:

– Quái quỷ thật, chẳng hiểu mẹ tìm ở đâu ra con người thế này?

Kỳ Anh tức muốn no bụng vì những lời nói của anh:

– Tôi nói cho anh biết, tôi cũng không có muốn hầu hạ anh đâu à nha, đừng có rủa tôi đó.

Biết nói với anh chỉ thêm tức cho nên Kỳ Anh bỏ về phòng mình. Tiếng quát tháo của anh đã làm bà Quế tỉnh giấc, bà bước ra khỏi phòng:

– Khuya lắm rồi, con làm gì mà ầm ĩ như vậy?

Gia Lâm nói luôn:

– Từ ngày mai con không muốn thấy mặt cô ta nữa.

Bà Quế nghiêm khắc nhìn con:

– Con lúc này thật tệ, đến những suy nghĩ của mẹ con cũng không biết tới.

Mẹ rẻ mạt hơn người ta vậy sao con? Con có thể giết chết thân mình, nhưng mẹ là mẹ của con mà, con nên tỉnh táo lại đi Gia Lâm ạ!

Gia Lâm ôm đầu rên rỉ:

– Mẹ đừng nói nữa có được không? Con không muốn nghe gì cả.

– Hừ, con không muốn nghe và cũng không muốn nhìn thấy mẹ trong căn nhà này nữa chứ gì? Được, mẹ sẽ đi, mẹ đi cho con vừa lòng.

Bà Quế nói xong bỏ đi về phòng mình, bà khóa trái cửa lại. Khóc một mình.

Gia Lâm như sực tỉnh, anh đập cửa gọi:

– Mẹ, mẹ mở cửa ra!

Bà Quế im lặng. Bà quyết trị tội thằng con bất trị này vì tình mà quên đi chữ hiếu. Gia Lâm gọi mãi mà mẹ không mở cửa nên mòn mỏi khụy xuống ngủ luôn đến sáng.

Kỳ Anh giật mình khi nhìn thấy cảnh ngủ gật của anh ở đây. Cô vội đặt thức ăn lên bàn, gọi anh:

– Cậu chủ, dậy đi!

Gia Lâm choàng tỉnh. Thấy Kỳ Anh, để chữa thẹn, anh quát lên:

– Mới sáng mà cô làm gì mà ầm ỉ lên như thế?

Kỳ Anh quay mặt đi không thèm nói với anh lời nào. Cô dằn bước đi xuống bếp:

– Người gì đâu mà khó ưa vô cùng. Đáng ghét!

Vú Hạnh nghe được bèn hỏi:

– Con lại cằn nhằn chuyện gì thế?

Cô chỉ tay về phía phòng bà chủ, đáp:

– Vú nhìn đó. Chẳng ra thể thống gì cả.

Vú Hạnh hiểu ra, bà mỉm cười:

– Chuyện đó xảy ra thường ngày thành cái lệ rồi con ạ!

Kỳ Anh phàn nàn:

– Dư giả tiền bạc rồi muốn làm gì thì làm sao?

Vú Hạnh khuyên:

– Kệ người ta, con để ý làm gì, hãy lo chuyện của mình đi!

Kỳ Anh đi thẳng xuống bếp, Vú Hạnh thì đến cửa phòng bà chủ:

– Bà muốn ăn gì để tôi đi chợ?

Bà Quế nói vọng ra:

– Vú cứ mua cho Gia Lâm, tôi không ăn đâu.

Vú Hạnh lo lắng:

– Sao bà nói thế, không khỏe à?

– Tôi bị nó chọc tức chết đi, còn ăn uống gì nữa.

Vú Hạnh khuyên:

– Bà đừng có giận như vậy chỉ hại đến thân mà thôi. Hãy vì sức khỏe của mình nữa chứ.

Gia Lâm ngồi ăn sáng, cậu nói với mẹ mình:

– Mẹ ra ăn sáng, hôm nay vú làm thức ăn ngon lắm!

Bà Quế nạt ngang:

– Ngon thì con cứ ăn đi, con đâu cần quan tâm đến mẹ làm gì!

Gia Lâm nhăn mặt năn nỉ:

– Con xin mẹ mà, con sẽ sửa đổi. Vậy mẹ đã chịu chưa?

Bà Quế thở dài than thở:

– Con đúng là làm cho mẹ điên cả đầu. Ai đời chỉ vì một cô gái tầm thường mà con dám bỏ luôn cả mẹ, cả công ty mà vùi đầu vào men rượu như vậy.

Gia Lâm ôm đầu:

– Con van mẹ đừng có nói nữa được không?

Bà Quế vẫn chưa buông tha:

– Con hãy tự nhìn lại mình đi, mẹ cũng không muốn nói nhiều đâu.

Bà đóng cửa phòng, vú Hạnh cũng đành bó tay luôn:

– Hôm nay con có đến công ty không Gia Lâm? Hôm qua kế toán có điện đến nói gì đó khiến cho mẹ con buồn lắm.

Gia Lâm nhìn vú Hạnh, anh lắc đầu chán nản nói:

– Con cũng không biết nữa, liệu con có thể làm được không khi tinh thần con chưa thật sự tỉnh táo.

Vú Hạnh thở dài:

– Vậy tùy con thôi, vú phải đi chợ đây. Con nên nhớ mẹ con đã vì con mà buồn nhiều rồi.

Vú Hạnh đi rồi, Gia Lâm cảm thấy cô đơn vô cùng. Kỳ Anh bê lên thau nước ấm, cô hỏi:

– Cậu có cần rửa mặt bằng nước ấm không?

Gia Lâm đáp cộc lốc:

– Không cần.

Kỳ Anh bê luôn cả thau nước gọi bà chủ:

– Bà ơi! Con mang nước vào để bà rửa mặt cho khỏe đây ạ!

Bà Quế nghe tiếng gọi ngọt ngào của cô đã mở cửa:

– Con mang vào cho ta đi!

Kỳ Anh vừa đi vừa nói:

– Hy vọng sau khi rửa bằng nước ấm, bà sẽ tỉnh táo lại ngay.

Bà Quế hết lời khen ngợi cô:

– Con thật là tốt với ... phải chi ...

Thấy bà ngập ngừng.Kỳ Anh biết bà đang nói gì nên cô cười rồi nói:

– Bà đưa đây, con rửa mặt trước rồi mới đến tay chân.

Bà Quế giành lấy:

– Thôi, hãy để ta làm. Đừng làm thế ta bị tổn thọ.

Kỳ Anh nói với bà:

– Bà hiền từ, đức hạnh thế này mà sao lại có người con như thế?

Bà thở dài:

– Có lẽ do ta không biết dạy nó thôi.

– Bà đừng nên tự trách mình như thế, con thấy cậu chủ cũng không đến nỗi nào đâu.

Bà nhìn Kỳ Anh lom lom, nó chỉ là đứa ở thôi mà cũng biết cách làm cho bà vui nữa. Bà hỏi:

– Con có đi học nấu ăn không mà những món con nấu đều hợp khẩu vị của ta.

Kỳ Anh cười cười:

– Con chỉ học qua loa ở sách vở thôi ạ!

Bà tấm tắc khen:

– Con thật là giỏi đó!

Kỳ Anh bưng thau nước đứng lên, cô hỏi:

– Con bưng xuống được rồi chứ!

Bà Quế nhìn cô hài lòng rồi gật đầu. Người ta ngoan ngoãn nhanh nhẹn như vậy mà nó cứ kiếm chuyện với người ta hoài, thật là hết thuốc chữa rồi.

Kỳ Anh cố gắng làm hết công việc của mình. Cô bấm bụng cầm cây chổi lên phòng của Gia Lâm, trong lòng thật không muốn chút nào cả. Trời, anh ta là một tên lười thật mà, trên giường, áo, quần, chăn, màn không có thứ tự gì cả.

Trên bàn viết, dưới sàn gạch sách vở giấy tờ hỗn độn, giống như ở đây vừa xảy ra một cuộc chiến vậy. Cô ngao ngán lắc đầu:

– Cẩu thả, bề bộn thế này chứng tỏ con người không ngăn nắp rồi.

Dọn dẹp một lát cảm thấy mệt, Kỳ Anh ngồi thở, mắt nhìn quanh căn phòng, có thể nói đây là một bãi chiến trường thì đúng hơn. Cô định làm tiếp công việc thì đã nghe tiếng quát:

– Cô vào đây làm gì?

Đã như quen với tiếng cáu gắt, tiếng nạt nộ của anh ta, Kỳ Anh tỉnh bơ nói:

– Cậu không thấy nó bẩn thỉu, thiếu ngăn nắp à?

Gia Lâm nhìn cô đăm đăm:

– Mặc kệ tôi!

Kỳ Anh bĩu môi chế giễu:

– Thì đúng là tôi cũng muốn mặc kệ anh lắm đó. Nhưng tôi làm đây là vì mẹ anh kìa.

– Nhưng đây là phòng của tôi.

Hơi ngẩng lên, Kỳ Anh hơi cười:

Ai giành của anh đâu mà lên tiếng. Nếu tôi không dọn, ở đây là một đống rác chứ không phải là cái phòng ở của một giám đốc tài ba đâu.

Trợn mắt nhìn cô, Gia Lâm giận đến tím môi:

– Cô ăn nói vậy sao?

– Lọt tai anh rồi à? Vậy mà tôi chỉ sợ nói nhiều mà anh không hiểu đó chứ.

Gia Lâm xua tay:

– Cô ra khỏi phòng tôi ngay!

– Ra thì ra, nhưng tôi có câu này muốn nói với anh đó.

– Tôi không nghe.

– Nhưng tôi buộc anh phải nghe. Con gái thì thiếu gì, anh muốn giờ nào mà không có. Nhưng ngược lại mẹ thì duy nhất chỉ có một mà thôi. Mất mẹ rồi đời này anh không tìm thấy đâu. Ân hận thì muộn rồi.

Xưa nay Gia Lâm rất ghét ai lên lớp dạy đời mình, nên nghe những lời này, anh bực tức nói:

– Cô im đi, và cút khỏi phòng của tôi ngay!

Kỳ Anh mở to mắt nhìn anh, cô vẫn nói một cách cứng rắn:

– Tôi không đi, nhất định là như vậy. Dù anh có cho rằng tôi lì lợm cũng được.

Gia Lâm lắc đầu ngao ngán:

– Tôi chưa từng thấy ai ngang bướng và lì lợm như cô cả.

– Tôi là người thứ nhất, anh gặp đấy!

Gia Lâm phùng má:

– Tôi nói cô đi ra cho tôi!

Kỳ Anh đứng chống nạnh hai tay và cô cũng nói, giọng rất quả quyết:

– Tôi nói là tôi không đi, anh có nghe rõ chưa?

– Trời đất ơi, cô dám chống lại tôi hả?

Cô thách thức:

– Anh dám đánh tôi không?

Gia Lâm giơ tay lên định tát vào mặt cô, còn Kỳ Anh thì gướng cặp mắt to đen nhìn anh không chớp. Gia Lâm tức mình vung mạnh tay vào không gian:

– Cô thật là quá đáng!

Cô cãi lại:

– Anh mới là người quá đáng. Trong khi tôi là người ơn của anh mà anh lại to tiếng như vậy.

Gia Lâm ậm ự:

– Tôi đâu muốn cô vào đây.

Hất mặt lên, Kỳ Anh bảo:

– Bộ tôi muốn lắm hả? Do mẹ anh nhờ tôi, nên tôi mới bất đắc dĩ mà thôi.

Gia Lâm xua tay:

– Vậy thì thôi, cô đừng vào phòng tôi nữa.

– Vậy thì cũng được, tôi đã lỡ nhận tiền của mẹ anh rồi.

Gia Lâm bực mình xua tay:

– Thì tôi cho luôn cô đó.

Kỳ Anh lắc đầu:

– Tôi chưa khi nào có ý định nhận tiền của ai mà không làm chuyện gì đó cho họ.

Gia Lâm trừng mắt nhìn cô:

– Vậy cô muốn sao mới tha cho tôi đây chứ?

Kỳ Anh cười nhạt:

– Sao tôi lại tha cho anh chứ, trong khi anh đâu có lỗi gì.

– Thật tình thì tôi chỉ muốn được yên ổn mà thôi.

Kỳ Anh bĩu môi:

– Anh làm như tôi khoái vào cái phòng của anh lắm vậy, vừa hôi vừa đầy mùi ảm đạm khó chịu muốn chết đi được.

Gia Lâm dường như không thể kềm chế được nỗi bực dọc trong lòng. Nên anh vội đẩy cô ra:

– Cô mau cút khỏi đây cho tôi.

Vì không chuẩn bị trước,nên khi Gia Lâm đẩy cô, Kỳ Anh bị chúi nhũi, trán đập vào vách tường đánh bốp, máu từ trán chảy xuống má, cô hét lên:

– Anh định giết người sao?

Thấy máu ở đầu cô ta ra nhiều quá, Gia Lâm cũng hoảng hốt:

– Ôi, máu ra nhiều quá. Cô có sao không?

Anh định sờ vào người cô, nhưng bị cô hét lên:

– Anh tránh ra, không đụng vào người tôi, đồ máu lạnh.

Gia Lâm cuống lên:

– Nhưng cô ...

– Mặc xác tôi, quan tâm gì chứ. Mẹ anh anh còn bỏ mặc thì tôi là cái thá gì chứ?

Gia Lâm nhăn mặt:

– Tôi không cố ý!

Lúc ấy vú Hạnh đi lên thấy đầu Kỳ Anh máu chảy đỏ mặt, bà kêu lên:

– Ôi, sao lại xảy ra chuyện thế này? Mau đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Gia Lâm gọi điện cho xe cấp cứu đến để đưa cô đi. Nhưng Kỳ Anh từ chối:

– Không cần đến bệnh viện đâu vú ạ! Con có chết cũng chết một lần thôi, để anh ấy sáng mắt ra.

Gia Lâm tái mặt đi, cô ta có thể giận mình đến đau, không sợ chết vậy sao?

Vú Hạnh năn nỉ:

– Con làm ơn đi giùm vú đi, Kỳ Anh ạ! Máu ra nhiều không tốt.

Gia Lâm cũng sợ sệt:

– Tôi năn nỉ cô đó Kỳ Anh.

Cô đáp tỉnh bơ:

– Anh có lỗi gì mà để năn nỉ tôi. Tại tôi ngu nên mới xảy ra chuyện đó.

Vú Hạnh gắt lên:

– Không nói nhiều nữa, con mau đi với vú.

Kỳ Anh đành phải đứng lên, cô nương theo vú Hạnh bước ra xe:

– Vú đi với con nhé!

– Được rồi, vú sẽ đi với con.

Vừa đi cô vừa nói:

– Chắc lần này con xin bà chủ cho con nghỉ việc ở đây luôn.

Vú Hạnh khuyên:

– Con đừng nói như vậy, Gia Lâm nó nhất thời như vậy thôi, thực chất nó hiền lành và dễ thương lắm con ạ!

Cô như nổi giận:

– Con mặc anh ta. Hiền hay dữ cũng không liên quan đến con.

Vú Hạnh để đầu Kỳ Anh dựa vào vai mình, bà cằn nhằn:

– Không đau sao mà nói lanh lảnh thế?

– Đau muốn chết luôn đó vú. Nhưng trước mặt anh ta, con làm vậy đó.

Vú Hạnh thở dài kể:

– Trước đây, nó là đứa con rất hiếu thảo, thông minh tháo vát việc của công ty.

Kỳ Anh thì thầm:

– Thất tình thật là khủng khiếp hở vú, làm cho người ta có thể điên lên được.

Vú Hạnh nói xa xôi:

– Mai mốt yêu rồi con sẽ biết liền mà thôi.

Kỳ Anh cảm thấy đau buốt vô cùng, cô không dám than thở vì sợ vú Hạnh sẽ thêm lo lắng cho mình mà thôi.

Bà Quế lo lắng chăm sóc Kỳ Anh như chính con ruột của mình, bà không tiếc lời mắng chửi Gia Lâm. Bà không ngờ con bà lại thô bạo đến như vậy:

– Con còn điều gì để nói nữa hay không?

Gia Lâm ngồi ôm đầu, anh nói:

– Con đâu có cố ý, tại cô ta yếu ớt quá đó thôi.

– Con còn nói thế được à? Nó vì mẹ nên mới ở lại đây thôi.

Gia Lâm chợt hiểu ra mình cũng hơi quá đáng với cô ta. Nhưng do bản tánh không chịu khuất phục bất cứ ai nên anh vẫn tỏ thái độ bất cần:

– Ai bảo cô ta vẫn cố lì ở trong phòng của con làm chi.

Bà Quế bực bội:

– Thế mà con vẫn chưa chịu hiểu ra nữa. Con thật hết thuốc chữa rồi, mẹ không muốn nói chuyện với con nữa.

Gia Lâm cất tiếng năn nỉ bà:

– Con xin lỗi, mẹ đừng giận con nữa.

Bà nói giọng thật nghiêm:

– Con mau đến công ty mà làm đi, đừng để mẹ thêm phiền nữa.

Gia Lâm biết bà đang giận, cho nên anh ngoan ngoãn gật đầu:

– Được rồi mà mẹ, con sẽ đi.

Bà thở dài:

– Những tưởng sẽ an nhàn ở tuổi già, nào ngờ con làm cho mẹ tức chết đi được.

Liền lúc đó điện thoại bàn reo lên, bà nhấc máy:

– A lô! Tôi nghe đây!

– Dì Hai, công ty đang nhận hai hợp đồng mới, một ở Vũng Tàu, hai là ở Đà Lạt, dì định thế nào?

Bà vội trấn an:

– Con an tâm, anh Hai con sẽ đến ngay thôi.

Bên kia đầu dây Sơn tỏ vẻ mừng rỡ:

– Thật hả dì?

– Thì thật.

– Vâng ạ! Con cúp máy đây.

Bà Quế đặt ống nghe xuống nói với Gia Lâm:

– Công ty có chuyện cần con giải quyết đó.

Gia Lâm sẵn dịp đứng lên:

– Vậy con đi nghe mẹ!

Vú Hạnh bước ra:

– Trưa cậu muốn ăn gì?

Gia Lâm xua tay:

– Thôi, vú cho gì con ăn nấy!

Ngoan vậy sao trời, hôm nay mình hên chăng?

– Vậy cũng được.

Vú Hạnh quay vào với Kỳ Anh:

– Con có nghe chuyện lạ có thật đó hay không?

Kỳ Anh nhăn nhó:

– Có chuyện gì thế vú?

Bà ngồi xuống cạnh cô:

– Hôm nay cậu ấy ngoan lắm! Vú hỏi ăn gì cậu bảo vú cho gì ăn nấy.

Kỳ Anh cười:

– Vậy có gì lạ đâu vú.

– Không đâu, có thể qua vụ việc của con nó thay đổi.

Kỳ Anh bật cười:

– Thôi đi vú, nghèo hèn ở đợ như con đâu có gì để cho người ta quay một trăm tám mươi độ như vậy.

Vú Hạnh lườm cô:

– Con đó, nói gì cũng phớt lờ đi cả, ăn gì vú nấu cho.

Kỳ Anh từ chối:

– Con không ăn gì đâu, mới uống ly sữa vú cho đây mà.

Bà quay lại nhìn Kỳ Anh:

– Nếu vú nhìn không lầm thì con không phải là con nhà nghèo thất học đâu.

Kỳ Anh bật cười:

– Thôi đi vú, vậy vú nói con xuất thân từ đâu chứ?

Bà bảo:

– Tướng mạo con không phải là con nhà nghèo được.

Kỳ Anh nói tránh:

– Nếu không nghèo khó thì ai dại gì mà đi ở đợ cho cực thân.

Vú Hạnh nhìn cô lom lom:

– Có phải gia đình có vấn đề hay không?

Không muốn để vú bận tâm về mình nên Kỳ Anh lẩn tránh:

– Dạ không đâu vú, để khi nào rảnh con đưa vú về nhà con chơi cho biết.

– Con nói quê con ở tận Vũng Tàu sao?

– Dạ.

– Con gái miền biển mà nước da trắng hồng à.

– Vú này, cứ chọc quê con hoài, ở đợ suốt trong nhà bảo sao đừng trắng.

Vú Hạnh ngớ ra:

– Vậy à.

– Vú tin con chưa?

Bà đành gật đầu:

– Ừ, tin rồi. Thôi con nằm nghỉ để vú đi nấu cơm.

Kỳ Anh đứng lên:

– Để con phụ vú làm món ăn.

Vú Hạnh phải nể tài nấu nướng của cô. Cả bà chủ và Gia Lâm đều hài lòng những món ăn mà cô chế biến:

– Con mệt thì nằm nghỉ đi.

Cô nài nỉ:

– Con khỏe rồi mà vú.

Bà bảo:

– Con đi tới đi lui, lại rỉ máu ra nữa cho mà xem.

Kỳ Anh cười hì hì:

– Không sao mà vú.

– Đúng là ngang bướng chịu không nổi. Vú thua con luôn.

Đến chiều, Gia Lâm cùng Sơn về nhà cùng một lúc, bà Quế mừng lắm nên nói:

– Bữa cơm hôm nay chắc là ngon miệng lắm đây.

Sơn thông báo:

– Tụi con vừa ký được cả hai hợp đồng đó dì.

Bà Quế nhìn Sơn trìu mến:

– Cám ơn con. Nếu không có con, công ty chẳng biết thế nào.

Sơn đùn đẩy:

– Do anh hai thôi, con có làm gì đâu.

Bà Quế lườm Sơn:

– Con đó, khiêm tốn mãi thế. Nào ăn đi con, những món này vú Hạnh nấu ngon lắm.

Vú Hạnh quay nhìn Kỳ Anh, nhưng cô lẩn tránh. Sơn ngạc nhiên về sự có mặt của Kỳ Anh.

– Cô này là ...

Bà Quế lên tiếng giới thiệu:

– Dì đưa cô ấy về đây để phụ giúp vú Hạnh đó.

Sơn tiếp tục ăn cơm, anh thắc mắc cô ấy đâu thể nào là mẫu người đi làm mướn thế này chứ? Mặt da hoa phấn, đôi mắt long lanh nhìn cô cũng như hốt cả hồn kia mà, thật khó tin.

Sơn theo Gia Lâm vào phòng, anh liền lên tiếng để phá tan sự thắc mắc trong lòng:

– Anh à, anh thấy cô ấy thế nào?

– Cô nào?

– Thì cô Kỳ Anh gì đó!

Gia Lâm hỏi một cách thờ ơ:

– Vậy thì sao?

– Cô ấy xinh đẹp vô cùng.

Gia Lâm uống ngụm nước, vẫn giọng tỉnh bơ anh hỏi:

– Đẹp thì đã sao chứ?

Sơn gãi gãi đầu:

– Chẳng lẽ trái tim của anh đã nguội lạnh thế sao?

Gia Lâm gay gắt nói:

– Bọn họ là những con người luôn phản bội, tham sang phụ khó.

Sơn nhìn sững vào mắt anh:

– Trời, anh có cái nhìn vào con gái thế sao?

– Vậy là còn nhẹ đó.

Sơn cười tủm tỉm:

– Nếu em có tình ý gì với Kỳ Anh, anh không phản ứng gì chứ?

– Phản ứng gì?

– Có nghĩa là anh phản ứng không cho em quen cô ấy.

– Vớ vẩn. Em cứ tự nhiên! Nhưng nói trước, phải xem chừng đó, hoa hồng càng đẹp càng gai nhọn hơn.

Sơn bật cười giòn:

– Trong con mắt của anh, con gái đẹp bây giờ là có gai hết.

Gia Lâm thở dài:

– Cậu đụng vào đi rồi sẽ biết.

Sơn lại nói:

– Em thấy Kỳ Anh có gì đó rất lạ, cô ta không nghèo hèn như mình tưởng đâu.

– Vậy giàu chắc!

– Có thể lắm!

– Giàu thì cô ấy chui vào đây ở đợ à? Vất vả và bị khinh miệt sao?

Sơn lạ lẫm hỏi:

– Ai khinh miệt cô ấy?

Gia Lâm nói tỉnh bơ:

– Thì anh chẳng hạn.

Sơn nhăn nhó kêu lên:

– Trời ơi, chẳng lẽ Lệ Hằng ra đi đã lấy hết tình cảm của anh rồi hay sao vậy?

Gia Lâm trợn trừng nhìn Sơn:

– Cậu đừng có nhắc đến con người ấy có được không?

Thấy anh nổi giận, Sơn nói lảng sang chuyện khác:

– Ngày mai anh đến công ty chứ?

Gia Lâm thả mình xuống nệm êm rồi nói:

– Hên xui!

– Gì nữa. Anh đâu thể giao công ty cho một mình em được.

– Vẫn làm tốt đó mà.

Sơn giãy nảy:

– Thôi đi anh, em muốn khùng lên luôn đấy. Mọi chuyện không đơn giản đâu.

– Có gì phức tạp thì gọi anh.

Sơn khuyên:

– Ở nhà một mình buồn rồi hay suy nghĩ lung tung lắm, đi làm sẽ vui hơn.

Không thích Sơn nói nhiều nên anh kết thúc câu chuyện:

– Vậy cũng được. Nhưng giờ anh cần được nghỉ ngơi.

Sơn đứng lên:

– Đuổi về chứ gì?

– Vậy thôi.

Sơn lại đùa:

– Em đi từ giã cô ấy của em mới được.

Gia Lâm thở hắt ra. Sơn nghe thấy rõ điều ấy. Anh đã điên đảo vì yêu một lần, nên cẩn thận là đúng thôi.

Sáng nay bà Quế đến nhà bạn chơi, vú Hạnh đi chợ. Gia Lâm chưa chịu đi làm. Quanh quẩn mãi trong phòng cũng chán, anh bước ra ngoài đi lần xuống bếp:

– Vú ơi ...

– ! ! !

Không có tiếng trả lời, anh ghé mắt vào phòng của vú. Anh chợt phát hiện ra, Kỳ Anh rên rỉ như người lên cơn sốt. Anh vội đẩy cửa bước vào, linh tính báo cho anh biết điều chẳng lành đang đến với cô:

– Này, cô có sao không?

Kỳ Anh không còn e ngại nữa mà nói giọng run run:

– Làm ... ơn ... cho tôi ... xin miếng nước nóng.

Gia Lâm cũng lo lắng:

– Cô làm sao vậy?

Cô lắc đầu:

– Tôi không biết, tự nhiên tôi cảm thấy lạnh lắm.

Đưa cho cô ly nước, Gia Lâm nói:

– Nước đây!

– Cám ơn!

Anh đề nghị:

– Dường như cô không được khỏe, tôi gọi xe cấp cứu nhé!

Kỳ Anh ngần ngại:

– Như vậy có phiền anh không?

Gia Lâm quay đi:

– Giờ này mà còn sợ phiền.

Thế là anh đưa cô vào bệnh viện. Bác sĩ bảo:

– Anh dìu vợ anh vào đây!

Gia Lâm trợn mắt, định cãi lại, nhưng thấy Kỳ Anh bèo nhèo như con mèo con nên thôi:

– Cô cố gắng lên nhé!

Kỳ Anh thều thào:

– Cám ... ơn anh!

Bác sĩ nói như ra lệnh:

– Anh làm ơn cởi bớt chiếc áo khoác của chị ấy ra.

Lúng túng vụng về, một hồi lâu Gia Lâm mới cởi được chiếc áo khoác của cô, anh nghĩ tự nhiên dính vào chuyện này chứ, bác sĩ bảo anh:

– Anh ra ngoài chờ đi!

Chờ có thế, Gia lâm vọt nhanh ra ngoài. Quái quỷ ông bác sĩ ấy thật là hồ đồ, dám bảo mình là chồng của cô ta. Ngượng chết đi được.

Bác sĩ bước ra:

– Ai là chồng của cô Kỳ Anh?

Gia Lâm không muốn lên tiếng tí nào. Nhưng vì muốn biết bệnh tình của cô ta nên anh hỏi:

– Cô ấy sao rồi bác sĩ?

Ông bác sĩ bảo anh:

– Anh ra ngoài đóng viện phí đi. Não cô ấy có vấn đề.

Gia Lâm giật mình:

– Bác sĩ nói sao cơ?

Tưởng anh lo lắng cho vợ nên bác sĩ vội nói:

– Cũng may là anh đưa đến kịp lúc, nếu không thì hậu quả khó lường được.

Gia Lâm có vẻ sợ sệt, chẳng lẽ do vết thương cũ tái phát? Ảnh hưởng đến như vậy sao?

– Mình là thủ phạm!

Đóng viện phí xong, Gia Lâm quay trở lại. Kỳ Anh nằm nhắm nghiền đôi mắt như đang ngủ. Bây giờ Gia Lâm mới cảm thấy cô gái xinh đẹp lạ lùng. Cô vẫn chưa tỉnh ư? Tại sao cô phải như thế chứ. Cô dậy đi, dậy để gây với tôi nè.

Bác sĩ bước vào, Gia Lâm lo lắng hỏi:

– Liệu cô ấy có tỉnh lại không vậy bác sĩ?

Vị bác sĩ vỗ vai anh, thân thiện nói:

– Tất nhiên là tỉnh chứ. Nhưng anh cần chăm sóc người nhà chu đáo một chút.

Gia Lâm gật đầu:

– Tất nhiên rồi. Bác sĩ cứ điều trị cho cô ấy, bao nhiêu tiền bạc cũng không sao đâu.

– Được rồi, cứu người là trách nhiệm của chúng tôi mà.

Bác sĩ ra rồi, Gia Lâm vẫn đứng đó, anh ngắm nhìn Kỳ Anh mà trong lòng day dức. Điện thoại của anh có tín hiệu:

Nhận ra số điện thoại của mẹ, Gia Lâm mừng lắm:

– Alô! Con đây mẹ!

– Con đang ở đâu, còn ...

– Mẹ muốn nhắc đến Kỳ Anh chứ gì?

Bà gay gắt nói:

– Con còn hỏi mẹ sao, mau cho mẹ biết Kỳ Anh ở đâu?

Cô ấy quan trọng vậy sao? Mẹ lo lắng cho cô ta kìa. Sốt ruột, bà lại hỏi:

– Con nói mau, Kỳ Anh ở đâu?

– Cô ấy ...

– Nó làm sao?

– Đang ở bệnh viện.

– Cái gì? Tại sao nó lại ở bệnh viện? Con nói mau!

Gia Lâm trấn an:

– Mẹ bình tĩnh đi, lúc mẹ đi cô ấy bị sốt nên con đưa cô ấy vào bệnh viện thôi mà.

Bà hốt hoảng:

– Vậy nó sao rồi?

– Dạ, đang ngủ?

Bà nói:

– Được, mẹ sẽ đến ngay.

Gia Lâm cất điện thoại vào túi, anh nhìn Kỳ Anh một lần nữa rồi mới bước ra ngoài.

Bà Quế nắm tay Gia Lâm lắc lắc:

– Kỳ Anh đâu? Cô ấy đâu rồi?

Gia Lâm nhăn nhó:

– Mẹ làm sao vậy. Chỉ là một người ở thôi mà?

Bà tròn mắt nhìn Gia Lâm:

– Con còn nói được câu ấy sao? Con làm người ta ra nông nỗi này mà vẫn chưa ân hận à?

Gia Lâm xua tay:

– Đó chỉ là tai nạn thôi mà.

Bà Quế không muốn dông dài với Gia Lâm nữa, bà bước vội vào phòng để tìm Kỳ Anh. Thấy vậy, vú Hạnh trấn an bà:

– Chắc Kỳ Anh không sao đâu, bà đừng quá lo như vậy!

Bà Quế thở dài:

– Con nhỏ đến nước này mà sao tôi không lo cho được.

Vú Hạnh nắm tay bà kéo vào:

– Phòng này nè bà. Cô ấy kìa.

Cả bà Quế và vú Hạnh cùng đứng lại nhìn Kỳ Anh đang nằm đó mắt nhắm nghiền như ngủ say lắm. Bà Quế sửa lại tấm chăn cho cô:

– Con đừng có sao nghe Kỳ Anh, ta xin con đó.

Vú Hạnh cũng nắm bàn tay lạnh của cô, tâm sự:

– Con tỉnh lại để cùng vú đi chợ, cùng vú làm thức ăn ngon cho chủ chứ.

Bà Quế bàn với vú Hạnh:

– Không được, mình phải tìm bác sĩ để cầu cứu ông ta lo cho Kỳ Anh mới được.

Vú Hạnh bằng lòng ngay:

– Bà chủ nói phải đó.

Gia Lâm ngăn lại:

– Mẹ và vú đừng làm bận rộn bác sĩ có được không?

Bà Quế nhìn con trai:

– Trời đất, tình cảm của con đã bị chó ăn mất rồi sao hả? Con có thể lẩn tránh trách nhiệm vậy sao? Con có còn là con nữa không?

Gia Lâm lắc đầu:

– Mẹ cứ như vậy, đã đến đây rồi thì hãy để cho bác sĩ người ta lo chứ.

Bà Quế tỏ ý không hài lòng:

– Con có thái độ như vậy, mẹ không hài lòng đâu. Sống phải có tình có nghĩa mà con.

– Nhưng sự lo lắng của mẹ bây giờ liệu được gì. Con thấy mẹ nên về nghỉ thì hơn.

Bà Quế lắc đầu, bà thở dài chán nản:

– Chẳng biết chừng nào con mới thoát ra được cái ám ảnh ấy.

Vú Hạnh đề nghị:

– Hay là Gia Lâm đưa bà chủ về, để tôi ở lại chăm sóc Kỳ Anh được không?

Gia Lâm từ chối:

– Thôi, vú đưa mẹ con về đi, con đã mướn người chăm sóc cô ấy rồi. Hai người an tâm đi.

Vú từ chối:

– Như vậy sao được.

Gia Lâm nhìn vú, khẩn cầu:

– Xin các người đừng quan trọng hóa vấn đề như vậy, cô ấy sẽ không sao đâu mà.

Vú Hạnh đành đưa bà Quế về nhà, tuy trong lòng bà không thấy vui.

Chẳng hiểu sao Gia Lâm mỗi lần nhìn Kỳ Anh thì hình ảnh Lệ Hằng lại hiển hiện rõ nét. Anh lắc đầu cố xua đi hình ảnh ấy, nhưng khổ nỗi anh chưa thể làm được.

Kỳ Anh bừng tỉnh, cô mở mắt giật mình khi thấy Gia Lâm đang làm gì đó trên đầu mình, cô kêu lên thật to:

– Ôi ... anh ... làm gì thế?

Bị tiếng quát bất ngờ của cô, Gia Lâm giật mình đánh thót một cái:

– Trời ... hết cả hồn?

Kỳ Anh ngồi dậy, cô lùi dần về phía vách tường, giọng cô thật sắc và khô:

– Anh định làm gì tôi?

Gia Lâm hơi nheo nheo mày:

– Tôi mà thèm làm gì cô sao? Chẳng qua tôi vì lỡ tay gây tai nạn cho cô nên phải chịu ngồi đây cạnh cô đó.

Kỳ Anh lắc đầu:

– Tôi không cần, anh có thể đi ra ngoài cho.

Hơi bị tự ái, Gia Lâm to tiếng:

– Này, bộ cô tưởng tôi muốn ngồi đây lắm sao?

– Vậy thì anh mau đi di, tôi không muốn làm phiền anh đâu.

Gia Lâm làm ra vẻ phớt đời:

– Tôi ham muốn gì mà ngồi ở đây, chẳng qua là do mẹ tôi mà ra thôi.

Kỳ Anh ấm ức:

– Anh mau đi đi, lát nữa tôi sẽ nói lại với bà chủ.

Gia Lâm vẫn ngồi im tại chỗ:

– Tôi không muốn làm phật lòng bà lúc này đâu.

Kỳ Anh dọa:

– Nếu anh không chịu đi thì tôi sẽ đi.

Gia Lâm vô cùng ngạc nhiên về thái độ của cô ta. Coi bộ cũng ngang bướng không kém đây, chưa biết tính sao thì Sơn ở phía cửa lù lù đi tới trên tay cầm bó hoa thật đẹp. Anh cười thật tươi, nói với Kỳ Anh:

– Chúc cô mau khỏe, tặng cô!

Kỳ Anh liền đưa tay nhận bó hoa, cười thật tươi với Sơn:

– Cám ơn anh, anh khách sáo quá!

Sơn cười cười:

– Cô khỏe hẳn chưa?

– Cám ơn anh, em cũng tạm ổn.

Vừa nói, Kỳ Anh vừa liếc nhìn Gia Lâm, có ý khiêu khích anh. Sơn dường như hiểu ý cô nên nói:

– Em khỏe là tốt rồi, sao khi không lại bị bệnh vậy?

Kỳ Anh hơi mỉm cười:

– Bị sự cố ngoài mong muốn.

Sơn ngạc nhiên hỏi:

– Em nói vậy nghĩa là sao?

– Chuyện vô cùng khó nói, thôi anh cũng đừng nên hỏi làm gì. Biết rồi, anh cũng phải giật mình và không tin điều đó.

Biết cô không muốn nói nên Sơn thôi không hỏi thêm:

– Cố gắng hết bệnh anh sẽ đưa em đi chơi.

– Anh hứa rồi đó nghe. Em rất thích đi chơi. Và thích chiều chuộng, còn nạt nộ, la mắng, em thật không thích đâu.

Sơn cười:

– Dĩ nhiên con gái thì phải thích ngọt ngào rồi. Em an tâm, anh sẽ đưa em di chơi và kể cho em nghe nhiều chuyện vui nữa đấy!

Kỳ Anh cười hớn hở:

– Anh thật là ga lăng đó! Nhất định em sẽ khỏe lại ngay.

Xem đồng hồ, Sơn nói:

– Anh phải về công ty đây! Em cố gắng uống thuốc để mau lành bệnh đó.

– Vâng, em biết rồi!

– Em về nghe anh Hai, ngày mai anh nhớ đến công ty đó.

Gia Lâm im lặng. Kỳ Anh định nằm xuống thì đã bị anh ta dựng ngồi dậy:

– Uống thuốc đi!

Kỳ Anh quay mặt đi chỗ khác:

– Tự tôi lấy được rồi, không cần anh phải bận tâm.

Đưa cho cô tô cháo, Gia Lâm nói như ra lệnh:

– Ăn xong rồi mới được uống thuốc đó.

Kỳ Anh vẫn trơ mắt ra nhìn:

– Tôi nói hãy để mặc tôi, anh đi về được rồi.

– Cô ...

Cô lắc đầu:

– Tôi đâu phải là chủ mà cần có người phục vụ. Tôi là con ở đợ, là Ôsin của anh mà.

Đặt tô cháo trở xuống bàn, Gia Lâm hằn học:

– Vậy thì tùy cô.

Cô chép miệng:

– Phải chi người ở đây là anh Sơn thì coi bộ thích hợp hơn.

Trời đất, cô ta tỏ rõ thái độ với mình như vậy mà không cần giấu giếm gì ư?

Thật là quá đáng mà.

– Cô ăn hết cháo rồi uống thuốc, nếu muốn về nhà sớm thì đừng có bướng nữa.

Cô bật cười:

– Anh là gì của tôi mà tôi phải bướng chứ cậu chủ, tôi là đày tớ còn cậu là cậu chủ cơ mà.

Gia Lâm tức muốn điên lên vì giọng nói đầy khiêu khích, chọc tức của cô ta.

Chưa ai dám nói cái giọng đó với anh cả:

– Cô giỏi ghê nhỉ!

– Xin lỗi, tôi đâu có làm gì để cậu chủ phải khen.

– Tôi không thích ai gọi tôi như vậy đâu.

– Không thích cũng phải nghe, nghe riết rồi sẽ quen mà thôi. Vì cậu rất thích được như thế mà.

Trời ơi, chẳng lẽ trời xui đất khiến cho cô ta đến ở nhà mình là để suốt ngày mình gây chuyện với cô ta sao?

– Cô không chịu ăn uống gì thì tôi đi đây.

– Được, cậu đi đi. Thấy cậu chủ, tôi như muốn bệnh thêm đó.

Gia Lâm bực tức nện gót giày thật mạnh đi ra khỏi phòng. Kỳ Anh nhìn theo bật cười một mình. Đúng là con nhà giàu có khác, mới chọc một chút đã chịu không nổi rồi. Kỳ Anh mân mê những bông hoa mà Sơn vừa tặng cho cô, cô đưa lên mũi ngửi, mùi thơm của hoa thật là dễ chịu.

– Tỉnh táo rồi mới chịu ngồi đậy mà ngửi hoa ư?

Kỳ Anh giật mình:

– Kìa vú, làm con giật cả mình hà.

Vú Hạnh để thức ăn lên tủ:

– Bà chủ đích thân nấu cho con món gà hầm thuốc bắc đó.

Kỳ Anh ngần ngại:

– Ôi, sao bà chủ lại làm thế? Tội lỗi chết đi.

Vú Hạnh trấn an:

– Con khỏi cần phải ái ngại như vậy, xem ra bà chủ rất mến con đấy. Hãy lo mà đền ơn.

Kỳ Anh thật sự không dám nhận cái tình cảm này, bởi cô sợ một ngày nào đó cô quay về với cuộc sống thật của mình thì sẽ ra sao đây.

– Vú à, con chỉ sợ ....

Bà xua tay:

– Thôi, dù gì thì bà ấy cũng đã nấu rồi, con ăn đi cho khỏe.

– Vâng ạ!

– Thế cậu chủ đâu rồi?

Kỳ Anh lắc đầu:

– Con không biết!

Vú Hạnh thở dài:

– Bà chủ rất khổ tâm về cậu ấy, chẳng biết khi nào cậu ấy trở lại bình thường.

Kỳ Anh chợt nói:

– Anh ta đã bình thường rồi đó vú. Có lẽ nhanh thôi đây.

Vú Hạnh nhìn đóa hoa trên bàn, bà cười tủm tỉm:

– Đó là lời khẳng định của con à?

Kỳ Anh lắc đầu, giải thích:

– Không đâu, đấy là quà của anh Sơn tặng con thôi.

– Vậy sao, nói vậy Sơn cũng đã đến tìm con?

– Vâng ạ!

Vú Hạnh kể:

– Sơn cũng là người tốt. Nhờ có cậu ấy mà bà chủ mới an tâm việc công ty.

– Nhưng con thấy giữa Gia Lâm và anh Sơn có gì đó không thật lòng nhau.

Vú Hạnh cười:

– Con thấy vậy là sai rồi. Hai đứa nó sống với nhau từ nhỏ, anh em rất thương nhau.

Kỳ Anh vừa ăn vừa nói:

– Món gà này ngon lắm vú ơi! Bà chủ thật là khéo.

Vú Hạnh bảo:

– Trước đây, bà chủ là một thợ nấu nổi tiếng đó.

– Hèn gì, những món con nấu, bà đều biết cả.

– Nhắc đến mới nhớ, mấy hôm nay bà chủ ăn uống ít hơn.

Kỳ Anh lo lắng:

– Sao vậy vú? Bà chủ bệnh à?

– Tất cả là do con đó.

Kỳ Anh giật mình:

– Là tại con ư? Con đã làm gì sai rồi sao?

Vú Hạnh vội nói:

– Thì con bệnh nằm ở đây không ai nấu món ngon cho bà ấy ăn đó.

Kỳ Anh thở phào:

– Vậy mà vú làm cho con hết hồn hà.

– Uống thuốc rồi ngủ một giấc đi. Chiều vú lại đến.

Kỳ Anh ngoan ngoãn uống xong thuốc rồi nằm xuống, để vú an tâm mà ra về. Cô cảm thấy thế này là được an ủi lắm rồi. Cô nhắm mắt chìm vào giấc ngủ.

Ông Kỳ Phong nghe bà Liên kể tội Kỳ Anh một hơi dài. Cuối cùng bà tóm gọn một câu:

– Nó đã bỏ nhà ra đi! Là con gái của anh, anh tính sao thì tính.

Ông Phong cảm thấy khó chịu về con gái mình. Ông bảo:

– Mặc xác nó đi!

Bà Liên mai mỉa:

– Anh nói kệ là kệ được sao? Không khéo người ta lại bảo con ghẻ mẹ chồng nên mới xảy ra chuyện.

Ông Phong xua tay:

– Em bận tâm làm gì chuyện ấy, anh hiểu em là được rồi!

Bà Liên được nước làm tới:

– Anh đó, nhận nuôi con thì phải chăm sóc cho chu đáo chứ.

– Anh đâu có bỏ bê nó, tại nó cứng đầu đó thôi.

Bà Liên mân mê ngón tay út của mình rồi nói:

– Tánh tình của nó chẳng khác gì mẹ nó chút nào. Chỉ thích gây chuyện thôi.

Ông Phong khó chịu hỏi:

– Sao khi không em lại nhắc đến người đàn bà đó chứ?

Bà Liên vờ như khó hiểu:

– Em chỉ thuận miệng nhắc nhở anh thôi.

Ông Phong chợt hỏi:

– Mấy hôm nay cậu Minh có đến đưa em đi chợ không?

Bà Liên làm ra vẻ thật thà:

– Không có anh ở nhà, đi chợ em giao cho chị bếp nên không đi đâu cả.

Ông gật đầu hài lòng:

– Ngoan vậy sao?

– Còn phải hỏi nữa.

Ông bảo:

– Để anh gọi điện bảo cậu Minh đến để đưa chúng ta đi ăn nhà hàng.

Mặt bà Liên tươi tắn hẳn lên:

– Thật vậy hả anh?

– Trời, anh có nói dối bao giờ chưa, em mau chuẩn bị đi.

Bà cười với ông:

– Bộ anh thấy em vầy chưa được sao mà bảo sửa soạn nữa?

Choàng tay qua vai bà, ông bảo:

– Thì em đẹp lắm rồi.

Bà gục đầu lên vai ông, thì thầm:

– Giá mà anh luôn ở bên em thì vui biết mấy.

Ông nựng cằm bà, khuyên:

– Anh phải đi kiếm tiền để em tiêu xài thoải mái chứ.

Bà cười thật hạnh phúc:

– Cám ơn anh, anh lúc nào cũng là người em yêu nhất. Đã biết kiếm tiền thật nhiều cũng tốt! Nhưng vắng anh, em buồn ghê lắm.

Ông dỗ dành:

– Thì cố gắng chịu đựng đi em. Anh sẽ thu xếp để về với em nhiều hơn.

Bà giục ông:

– Thôi anh vào tắm rửa cho khỏe, em đi chuẩn bị trước.

Ông Phong bước về phòng mình, định đi tắm, ông chợt nhận ra mọi thứ bị đảo lộn, đồ đạc của bà Hương vợ ông không cánh mà bay đi mất.

– Em à, các thứ ở đây sao biến mất hết rồi?

Bà đáp rất tự nhiên:

– Em cho người mang đi hết rồi, nhìn vật thấy người mất công anh lại buồn, vả lại ...

Bà ngập ngừng, ông nói:

– Vả lại làm sao, nói đi chứ?

Bà Liên phụng phịu:

– Vả lại em sợ nhìn vật, anh lại nhớ đến người ta rồi bỏ quên em đó.

Bao nhiêu bực tức tan biến đi mất và ông cho lời của bà cũng phải nên lờ đi:

– Vậy cũng tốt!

Bà gợi thêm:

– Biết đâu giờ này chị ấy đang hạnh phúc bên chồng rồi cũng nên.

Ông gạt ngang:

– Em nhắc làm gì chuyện ấy.

– Vậy anh có đi tìm Kỳ Anh về đây không?

Ông Phong nổi giận:

– Nó đi được thì về được, tại sao anh phải đi rước chứ?

– Sao vậy anh. Con nó còn nhỏ nên nhất thời vậy thôi.

– Em đừng có nói nữa.

Rồi ông gọi điện cho tài xế Minh:

– Cậu đến ngay nhé!

– Vâng ạ.

Ông đứng lên:

– Anh đi tắm đây!

Bà Liên làm ra vẻ quan tâm:

– Em chuẩn bị áo quần sẵn cho anh rồi đó.

– Được rồi.

Nghe tiếng xe của Minh tài xế, bà Liên đi nhanh ra để gặp anh ta:

– Này, anh nhớ cẩn thận đấy, ông ta có gì đó rất thay đổi.

Minh nhỏ hơn bà gần năm tuổi, tướng mạo dễ nhìn, to, cao, mạnh mẽ, đã có vợ và hai con rất hạnh phúc. Vậy mà bị bà lôi cuốn làm chuyện đen tối phản bội vợ con. Minh cười trấn an:

– Đừng lo mà, tôi không dại dột đâu mà lo.

Với bà, Minh luôn là người tình khiến cho bà thỏa mãn dục vọng, còn Minh thì lại thích cái chi tiền rất sộp của bà, cuộc trao đổi có qua có lại, nghĩ cũng đúng thôi.

– Bà chuẩn bị xong rồi à?

Thấy dáng ông Phong bước ra, bà lại nói với Minh:

– Cậu nói chuyện với ông chủ đi, tôi phải vào chuẩn bị đây.

Ông Phong bảo Minh:

– Cậu ngồi xuống đó đi!

Minh vẫn còn đứng:

– Ông chủ về khi nào. Hôm nay mình đi đâu ạ?

Ông Phong tỏ ý vui vẻ:

– Đến nhà hàng chén một bữa cho ra trò.

Minh biết nịnh bợ nói:

– Chắc chắn là ông gặp may trong chuyến này.

Ông Phong cười giòn:

– Lúc nào cậu cũng nói trúng cả.

Cậu nói mát:

– Chẳng phải chuyến nào ông chủ cũng gặp may đó sao?

Ông chợt hỏi:

– Lúc này bà chủ có bảo cậu chở đi đâu không?

Minh nhăn nhó:

– Có chứ làm sao không?

– Dường như cậu bất mãn.

Minh chán nản nói:

– Lúc thì đi chợ, lúc thì đi họp mặt, lúc đi mua sắm, ôi đủ mọi chuyện.

Ông Phong hơi nhíu mày:

– Cậu không hài lòng à?

– Vậy thì không.

Ông cao giọng nói:

– Tôi mướn cậu là để phục vụ cho bà ấy. Vậy sao cậu còn phàn nàn gì chứ?

Minh cảm thấy mình đã thành công, nên thêm:

– Tôi đâu dám phàn nàn gì đâu, nhưng có điều tôi thấy ông chiều bà hơi quá đáng đó.

Ông nạt:

– Có gì là quá đáng chứ?

– Vậy còn Kỳ Anh thì sao, tôi không thấy ông quan tâm?

– Cậu ...

– Tôi xin lỗi đã hỏi những câu không nên hỏi. Vì tôi thấy ông hơi thiên vị.

Ông lừ mắt nhìn Minh:

– Tôi mà thiên vị sao? Kỳ Anh nó thật quá đáng, chỉ lo quậy phá mà thôi.

– Cớ lẽ do cô ấy buồn.

– Nó buồn gì chứ?

Thấy ông sắp nổi giận, nên Minh khôn khéo đổi hướng:

– Cô ấy sung sướng mà chẳng chịu hưởng lại tự ý bỏ nhà mà đi.

– Cậu khó chịu à?

Minh gật đầu:

– Vậy chứ còn sao nữa. Bà chủ cứ bắt tôi đi tìm, tìm đến nỗi muốn lật tung cả thành phố lên mà nào có thấy.

Câu nói của anh khiến cho ông Phong càng thêm tức:

– Từ nay không cần phải đi tìm nữa đâu.

Minh cảm thấy vui:

– Thật vậy hả ông chủ?

– Đúng vậy!

Minh tỏ ý vui:

– Vậy thì từ nay, tôi không còn phải thức khuya rình mò hết quán cà phê này, đến vũ trường kia nữa rồi.

Ông Phong khó hiểu hỏi:

– Cậu đến đó làm gì?

– Thì đó, bà chủ bảo tôi phải rình mò tìm cô Hai về đó thôi.

Ông cảm động nói:

– Thật vậy sao?

– Ông không hiểu đó thôi. Thật tội cho bà chủ, cứ sợ ông về trách đó thôi.

Bà Liên vừa ra tới, hất mặt hỏi:

– Cậu nói gì thế?

Minh bối rối:

– Dạ không nói gì đâu ạ.

– Cậu đừng có bẻm mép đó.

Ông Phong khoác tay bà bước đến chiếc xe du lịch:

– Em đừng giận, sẽ xấu đi đó.

Bà làm ra vẻ không thích:

– Em không thích ai nói chuyện của em đâu.

Ông Phong dìu bà vào xe, tình cảm ông dành cho bà càng nhân lên rõ rệt. Bà cảm thấy an tâm vô cùng. Minh thật đáng yêu.

Thấy bóng Nghĩa, bà Liên cảm thấy khó chịu vô cùng. Bởi bà không mấy ưa anh, cho nên mới nói:

– Cậu còn đến đây làm gì?

Nghĩa cố nhịn nhục mà nói:

– Tôi tìm Kỳ Anh!

Bà bật cười khan:

– Cậu có sao không đó? Kỳ Anh đã bỏ nhà đi lâu rồi mà.

Nghĩa nhìn bà trân trân:

– Tôi nghĩ không phải vô duyên vô cớ mà cô ấy bỏ nhà đi.

– Vậy cậu nghĩ sao?

– Chắc cũng phải có nguyên nhân gì đó.

Bà Liên nhìn xoáy vào mặt anh, bà hỏi:

– Theo cậu là nguyên nhân gì?

Nghĩa thản nhiên nói:

– Câu ấy tôi phải hỏi bà thì đúng hơn đó.

– Cậu ...

Bà Liên trợn mắt nhìn anh, bà nói giọng mai mỉa:

– Thấy người sang bắt quàng làm quen hả? Kỳ Anh đã cho cậu bao nhiêu tiền rồi?

Nghĩa sững người nhìn bà:

– Tôi nể bà là người lớn, xin ăn nói cho đúng, đừng để tôi xem thường.

– Bộ tôi nói không đúng sao?

– Đúng mà đúng với bà đó. Kỳ Anh xem ra vậy mà còn khôn hơn bà nhiều.

Vung tiền vào túi đàn ông thật xấu hổ.

Bà Liên giận tím cả mặt:

– Cậu muốn ám chỉ ai?

– Tôi nói thẳng chứ có ám chỉ ai đâu. Bà còn vờ không biết.

Bà Liên xua tay:

– Cậu mau rời khỏi đây cho tôi.

Nghĩa gật đầu:

– Bà nói cũng phải, tôi tìm Kỳ Anh không có ở nhà thì tôi về. Chứ đâu phải tìm bà mà ở lại.

Bà Liên nói đuổi theo:

– Cái thằng khốn khiếp, mày đừng có vác mặt đến đây nữa đó.

Bà ngồi phịnh xuống ghế, trong lòng vẫn còn ấm ức. Ở đâu xuất hiện cái thằng ôn dịch vậy không biết.

– Làm gì mà mặt mày tái xanh lên như thế?

Thấy Minh, bà đổ trút vào anh:

– Tại cái thằng ôn dịch mà tôi phải tức vậy đó. Phải chi anh đến kịp lúc thì hay rồi.

Minh ngồi xuống cạnh bà, vuốt ve:

– Thằng ôn dịch nào đám chọc giận em tôi thế?

Bà hậm hực:

– Thì thằng Nghĩa chứ còn ai.

Minh giật mình:

– Thằng Nghĩa đến đây ư? Nó đến đây làm gì?

Bà Liên sẵng giọng:

– Nó tìm Kỳ Anh.

– Tìm Kỳ Anh hay là tìm em.

Bà nguýt dài:

– Nói điên khùng gì thế?

Minh cười cầu hòa:

– Nói vậy thôi, mà hơi sức đâu mà em lại giận cái thằng đó.

Bà vẫn còn hậm hực:

– Không giận làm sao được. Nó toàn là nói chuyện khiêu khích em thôi.

Minh nhíu mày:

– Nó nói gì mà em giận đến như vậy?

– Nó bảo em lấy tiền cho trai.

Minh giật nảy mình:

– Em có bạn trai nữa hả?

Bà Liên nắm tay Minh kéo ngồi trở xuống cạnh mình:

– Nó nói anh đó.

– Nói anh ư?

– Đúng vậy.

– Thằng này khó sống rồi. Anh phải cho nó bài học mới được.

Bà Liên lo lắng:

– Anh định làm gì nó?

– Giết nó chứ còn làm gì.

Bà Liên ngăn lại:

– Ôi đừng, anh làm vậy sẽ bị ở tù đó.

Minh nói chắc:

– Nếu ở tù vì em cũng đáng mà.

Bà Liên lắc đầu:

– Anh điên chắc? Anh ở tù thì em sống làm sao đây?

Minh ngồi xuống vuốt ve bà:

– Em nói cũng phải lắm. Tụi mình đâu thể mất nhau được.

Bà ghì đầu Minh vào lòng mình. Bà thì thầm:

– Chẳng hiểu sao em lại yêu anh đến như vậy?

Minh cũng dùng lời mật ngọt nói vào tai bà:

– Anh cũng thế, không gặp em một ngày là anh thấy mình chịu không nổi rồi.

Bà lo lắng:

– Nếu sau này ông ấy về ở hẳn đây luôn rồi thì sao đây? Em sẽ chịu không nổi đâu.

– Vậy theo em mình phải làm sao?

Bà Liên ngồi bật dậy:

– Thế mình nên tính cách gì đi?

Minh thở dài:

– Theo em, mình tính thế nào?

Bà nghĩ ngợi một lát rồi nói:

– Tụi mình can chạy xa bay tới một nơi nào đó xây dựng hạnh phúc.

Minh do dự:

– Vậy còn vợ con anh thì sao?

– Họ lớn cả rồi, tự lo liệu.

Minh phân vân:

– Đứa con gái út của anh mới học lớp năm thôi mà em.

Bà giận dỗi:

– Vậy anh tính làm sao cho vẹn vẻ đôi đường?

Minh vờ suy nghĩ rồi nói:

– Chúng ta mua nhà cho họ, rồi gởi ngân hàng ít tiền cho hai đứa con anh.

Em thấy thế nào?

Bà Liên liền gật đầu:

– Anh tính vậy cũng được.

Minh vào thẳng vấn đề:

– Nhưng anh đâu có số tiền lớn như vậy. Hoàn cảnh của anh, em cũng biết rồi mà.

Bà Liên thở dài:

– Chuyện này, anh để em suy nghĩ rồi mới tính.

Minh đẩy đưa:

– Vậy thì tùy em tính, anh thì sao cũng được.

Bà Liên nắm tay Minh kéo đứng lên:

– Chúng ta tranh thủ nghe anh, kẻo lão già ấy lại quay về.

Minh tần ngần nhìn bà:

– Anh có chuyện này muốn nhờ em.

Bà Liên nguýt dài:

– Ngại ngùng gì chứ, anh cứ nói cho em nghe đi!

Minh làm ra vẻ như lấy can đảm lên để nói:

– Anh muốn mượn em ít tiền.

– Mượn tiền ư? Anh làm gì?

Minh thở dài, nói giọng buồn buồn:

– Con gái út của anh tự nhiên phát bệnh, chứng bệnh thật là kỳ lạ.

Bà Liên có hơi quan tâm:

– Là bệnh gì chứ?

– Thật ra thì anh vẫn chưa biết nữa, anh muốn đưa con đến bác sĩ.

Bà Liên sốt sắng:

– Tưởng chuyện gì, thôi anh đừng buồn ảnh hưởng đến cuộc vui của mình.

Em sẽ cho anh chứ mượn nỗi gì, làm em vui là được.

Vậy là Minh đã làm cho bà thỏa mãn và chi tiền rất hậu.

– Anh cầm về nhà mà lo cho con đi. Em sẽ không đòi lại đâu.

Minh cầm số tiền đi như chạy ra cổng, trước cái nhìn tò mò của chị bếp:

– Ủa, sao về sớm vậy cậu Minh?

Minh hơi chột dạ, nhưng anh cố trấn tĩnh mình:

– Tôi bận việc, chị mở cửa giúp tôi với.

Chị bếp nhận thấy rõ một điều, trước khi đến cậu ăn mặc rất chỉnh tề, ảo bỏ thùng rất đứng đắn, còn bây giờ thì ...

– Sao về mà không đợi ông chủ?

– Ông nói đến chiều tối mới về.

– Vậy à!

Minh cho xe nổ máy thật nhanh, phút chốc đã mất hút. Chị bếp cảm thấy lạ vô cùng.

– Kỳ Anh!

Kỳ Anh giật mình quay lại, cô mở to mắt nhìn người vừa gọi mình:

– Anh Nghĩa.

Nghĩa làm mặt giận:

– Thì ra em vẫn còn nhớ đến anh sao?

Kỳ Anh tròn mắt ngạc nhiên hỏi:

– Sao anh nói vậy?

– Mấy tháng nay em trốn đi đâu mà biệt tích như vậy?

Kỳ Anh không muốn kể thật cho anh nghe nên cô nói:

– Em đi tìm việc làm.

– Vậy đã có chưa?

– Bây giờ thì chưa.

Nghĩa trách cô:

– Gì cũng được, em nên gọi điện cho anh biết với.

Kỳ Anh cười cười:

– Em không muốn làm bận rộn anh đó thôi.

Anh trách:

– Em nói vậy là đã xem anh như người xa lạ rồi.

– Em không có.

Nghĩa nhìn cô rồi lo lắng hỏi:

– Mấy tháng nay em sống ở đâu và làm gì?

Cô lẩn tránh:

– Thì cứ chạy rông đi tìm việc, công việc làm luôn chạy trốn em đó.

– Em có cần vất vả như vậy hay không?

– Em muốn tự kiếm sống bằng đôi tay của mình.

– Vậy còn cha, mẹ em thì sao?

Kỳ Anh thở dài, tỏ ý buồn:

– Đành chịu thôi, anh hiểu hoàn cảnh của em quá rồi còn gì.

Nghĩa khuyên cô:

– Nhà đó là nhà của em, em đâu thể để cho bà ta toại nguyện như vậy được.

– Mẹ em giờ không biết sống chết thế nào, chẳng biết có no cơm ấm áo không nữa?

– Em tính sao?

Cô hơi cúi đầu:

– Em tìm việc làm dành dụm ít tiền để sau này tìm và lo cho mẹ.

Nghĩa gật đầu đồng tình:

– Em nghĩ vậy cũng đúng, anh nghĩ bác gái không phản bội lại bác trai đâu.

Cô lắc đầu:

– Chẳng qua là do bà Liên nói bậy mà thôi. Em biết mà không làm gì giúp được cho mẹ cả.

– Anh hiểu nỗi đau trong lòng em. Anh cũng buồn khi không giúp được gì cho em cả.

Kỳ Anh khuyên:

– Anh đừng nói vậy, em hiểu anh mà.

– Uống nước rồi về nghe em!

Kỳ Anh từ chối:

– Em vừa uống nước xong đó thôi, lần sau nhé anh!

Nghĩa đành nói:

– Vậy thôi, anh đi đây!

Kỳ Anh nhìn theo ái ngại, cô đâu khờ đến nỗi không biết tình cảm anh dành cho mình. Nhưng thà vậy còn hơn.

– Làm gì mà đứng ngây người ra như thế vậy nhỏ?

Kỳ Anh mừng rỡ khi gặp Hảo, cô bạn thân của mình:

– Hảo, bấy lâu nay mi đi đâu mà ta không gặp?

Hảo nguýt bạn:

– Câu ấy ta hỏi mi mới đúng. Làm gì mà mi có vẻ xanh xao như thế?

Kỳ Anh chối:

– Làm gì có, ta vẫn bình thường thôi mà.

– Không, mi hơi gầy đó.

Trời, con nhỏ này luôn có cặp mắt tinh đời vậy ta, làm sao cũng không thể giấu nó được!

– Chắc tại tối ngày cứ lo chạy rông ngoài đường tìm việc làm đó thôi.

– Có vậy chứ, mà mi lo chi chuyện tiền nong, ông già mi đâu có thiếu gì tiền.

Lườm bạn một cái, cô hỏi:

– Ta chỉ thích tự lập mà thôi.

– Mi có thể trơ mắt đứng nhìn bà ta tung hoành ở nhà mi à?

– Chuyện nhỏ thôi mà.

Hảo bảo bạn:

– Mình vào quán nước đi. Mình có nhiều điều muốn tâm sự với mi.

Không thể nào từ chối được, nên Kỳ Anh đành dắt xe theo bạn. Vừa đi, cô vừa cằn nhằn:

– Muốn trốn mà trốn cũng không xong nữa.

Hảo lườm bạn:

– Nói vậy mà cũng nói được sao? Bạn bè vậy mà mi không hiểu gì cả.

Trời, nói chỉ một câu thôi mà nó xổ ra một hơi, ai mà chịu nổi đây chứ?

– Thôi, xem như ta lỡ lời được chưa? Nhìn mặt quạu quọ khó ưa ghê đi.

Hảo cười cười:

– Uống gì gọi đi, lắm lời.

– Nước dừa.

– Cho xin nước dừa nghe chị.

Kỳ Anh buông tiếng thở dài:

– Mấy tháng nay mình vẫn chưa tìm được việc làm gì cả. Chán thật!

Hảo nhìn bạn, cười tủm tỉm:

– Quay đầu là bờ, mi nên về nhà đi!

Cô nói giọng kiên quyết:

– Có chết đói mình cũng không quay về đó đâu.

– Sao thế, ông ấy là cha mi kia mà? Nói bỏ là bỏ sao?

Cô tâm sự:

– Về đó, ta sống không nổi.

Hảo gật đầu:

– Ta hiểu mi mà. Nhưng con gái bon chen ngoài đời không tốt đâu.

Câu nói của Hảo khiến cho Kỳ Anh nhớ lại ngày đầu tiên gặp vú Hạnh, vú cũng khuyên như thế.

– Mình nghĩ không có gì phải ngại cả. Ăn thua mình mà thôi.

Hảo nói đùa:

– Xem vị giám đốc nào đó vừa đẹp trai vừa giàu có tấp đại vào để hưởng phước.

Kỳ Anh phàn nàn:

– Tấp vào để sống kiếp tầm gửi đó hả? Ta không thích đâu.

Trợn mắt, Hảo nhìn bạn, kêu lên:

– Trời ơi! Cái này không được, cái kia cũng không xong, mi muốn gì đây?

Cô chợt cười hì hì:

– Muốn tự do, muốn sống tự lập thôi.

Hảo vẫy tay:

– Một ngày nào đó mi sẽ hối hận.

– Hối hận việc gì?

– Từ chối làm bà giám đốc để sống cuộc sống tự lập đó.

Kỳ Anh phá lên cười:

– Mi hù ta đó hả?

– Thật chứ hù gì!

Kỳ Anh lại hỏi:

– Mi và anh Thắng tới đâu rồi?

Hảo lườm bạn:

– Tới đầu rồi!

– Không, ta muốn hỏi nghiêm túc đấy. Cưới nhau đi!

Hảo nói thật:

– Tụi mình định ra giêng cơ.

– Trời, khôn dữ thế? Ra giêng ai cưới em đây?

– Thì chính là anh!

Cả hai cùng cười. Kỳ Anh nói, giọng hờn mát:

– Mi thì hạnh phúc rồi còn gì, chỉ có ta còn lông bông đây mà thôi.

– Nói nghe hay nhỉ. Vậy chứ còn anh Nghĩa kia chi?

Kỳ Anh lườm bạn:

– Ta với anh ấy có gì đâu chứ, chỉ là bạn thôi.

Hảo chợt nói nghiêm túc:

– Ta thấy anh Nghĩa rất yêu mi đó. Tại vì anh mặc cảm cho nên không dám nói đó mà thôi.

Kỳ Anh chua xót nói:

– Mi thấy rồi đó, hoàn cảnh của ta hiện giờ rất bi đát, ta không có thời gian để suy nghĩ việc khác đâu.

Hảo nhìn bạn không chớp mắt:

– Chúng ta chỉ mới không gặp nhau đây thôi mà. Mi thay đổi nhiều rồi đó.

– Mi thấy vậy à? Ta thấy mình vẫn bình thường thôi.

Uống hết trái dừa, Kỳ Anh nói với bạn:

– Tụi mình chia tay ở đây nhé.

Hảo luyến tiếc:

– Gì mà vội vậy? Mi không muốn nói chuyện ta nữa sao?

Kỳ Anh cười cười:

– Lại hờn mát nữa rồi, ta bận thật đó.

– Ê, vậy khi nào tụi mình mới gặp nhau được?

– Ai mà biết được.

Hảo trách:

– Đôi lúc muốn gặp còn khó hơn lên trời nữa đó.

Kỳ Anh động viên:

– Đành chịu thôi, một thời gian nữa thôi mi ạ!

– Thời gian của mi là bao lâu, chắc chắn sẽ kéo dài đến một năm.

Kỳ Anh gượng cười:

– Cũng có thể lắm chứ. Ai biết được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì.

Điện thoại của Kỳ Anh có tín hiệu, biết là vú Hạnh, nên cô liền lên tiếng:

– Alô, con nghe nè vú!

– Trời ơi, con đang ở đâu thế? Vú lo cho con quá!

Kỳ Anh vội nói:

– Dạ, con sẽ về ngay thôi mà vú.

– Con đó, làm cho vú và bà chủ phát hoảng lên hà.

– Con không sao, gặp nhỏ bạn thân hồi trước nên tụi con nói chuyện hơi lâu một tí.

Vú Hạnh thở dài:

– Vậy thì tốt rồi, vú sợ con lại gặp chuyện không may đó thôi.

– Con xin lỗi đã làm cho vú phải lo, con sẽ về ngay thôi.

– Lỗi phải gì, con mau về là được rồi. Nhớ mua mấy món mà vú đã dặn con đó.

– Vâng ạ! Con sẽ nhớ mà vú.

Vú Hạnh cúp máy, Kỳ Anh nói với bạn về vú Hạnh:

– Vú Hạnh rất thương mình và mình cũng thế. Hợp ý lắm đó.

– Vú ư! Mi có vú khi nào vậy?

Kỳ Anh gật đầu:

– Bà ấy tốt lắm, mới đây thôi.

Hảo ngạc nhiên:

– Có khi nào ta nghe mi nhắc đến bà ấy đâu.

– Thì tại chưa có dịp đó thôi. Nếu gặp, mi cũng sẽ thích thôi hà.

Hảo rùn vai:

– Ta không dám nhận bừa như mi đâu! Ạ, hay là vú ấy có con trai đã làm rung động tim mi.

Kỳ Anh chu môi:

– Vậy thì chưa có, bởi vú Hạnh không có con cháu gì cả.

Hảo cười:

– Vậy là mi lại lỡ cơ hội mất rồi, đúng không?

Kỳ Anh xua tay:

– Mình chưa tìm ra được mẹ thì chưa thể nghĩ đến chuyện khác.

Hảo chất vấn:

– Ví dụ không tìm được mẹ, mi vẫn độc thân à?

– Chắc vậy, thôi tính tiền rồi về. Mình đang có việc.

Hảo theo bạn ra lấy xe. Hai người đi với nhau một đoạn nữa rồi mới chịu chia tay.

Vú Hạnh rất ngạc nhiên vì thái độ của Gia Lâm. Anh lầm lì ít nói. Nhưng mở miệng ra thì hằn học khó chịu với mọi người:

– Cô ta là người giúp việc, chứ đâu phải là mướn về để đi chơi như thế?

Bà Quế nhìn con rất đỗi ngạc nhiên, bà lạ lẫm về thái độ ấy:

– Con làm sao vậy?

– Bộ con nói sai sao?

– Không phải là sai nhưng mà quá khắc khe đó.

Gia Lâm bào chữa cho thái độ của mình, anh nói:

– Mẹ dung dưỡng cô ấy, con e cô ta được nước làm tới đó.

Bà Quế lên tiếng bênh vực:

– Mẹ không tin Kỳ Anh là con người như vậy, nó vừa đẹp nết vừa giỏi giang, hiền lành nữa.

– Mẹ có thiên vị không đó? Mẹ chưa từng khen ai bao giờ.

Bà nhìn con trai bằng ánh mắt khác thường:

– Thì đúng là mẹ chưa khen ai bao giờ, nhưng trên thực tế Kỳ Anh là như vậy mà.

– Nhưng cô ta không hiền như mẹ tưởng đâu.

Bà khuyên con:

– Con nên rộng lượng một chút đi. Đừng quá khắt khe mà làm khổ mình khổ người.

Thái độ và tình cảm giữa Sơn và Kỳ Anh lúc ở bệnh viện chẳng hiểu sao càng nhớ đến anh càng cảm thấy bực mình:

– Dung dưỡng cô ấy, có ngày mẹ là người nhận lãnh hậu quả.

Bà chép miệng bảo:

– Mẹ thấy con đi hơi xa rồi đó, mẹ không nhìn lầm người đâu. Con đừng ích kỷ như vậy.

– Con mà ích kỷ ư?

– Còn nói nữa, con nổi giận vô cớ, đuổi người ta như đuổi tà vậy. Nó dọn dẹp phòng con cũng nạt nộ người ta, con làm vậy mà không quá đáng à.

Gia lâm cảm thấy bực mình, khi anh nói câu nào ra cũng bị mẹ tìm cách chê bai cả:

– Con không muốn cô ta quấy rầy thế giới riêng của con.

Bà Quế xua tay:

– Nếu vậy thì thôi, từ nay mẹ sẽ bảo nó không quấy rầy con nữa, được chưa?

Anh nói thật là ngang:

– Tất nhiên là được rồi đó mẹ.

– Vậy thì từ nay cái ăn, cái mặc, rồi đến dọn dẹp phòng, mẹ sẽ để con được tự do.

Việc làm của mình như vậy không biết là đúng hay sai, nhưng Gia Lâm vẫn gật đầu:

– Vâng ạ!

– Con đúng là, đã làm cho người ta phải ngất xỉu để vào bệnh viện mà không một chút ân hận nào cả.

Anh nhăn nhó nói:

– Con đã nói rồi, đó chỉ là do con lỡ tay mà thôi.

Bà không chấp nhận được thái độ của con trai mình:

– Thái độ của con đó, không thể chấp nhận được. Mẹ rất buồn, chỉ vì một người con gái mà con thay đổi tánh tình như vậy, thật có đáng hay không?

– Con ...

– Thưa bà chủ con mới về, con xin lỗi vì đã về muộn.

Gia Lâm nhìn cô bằng ánh mắt soi mói. Còn bà Quế thì tươi cười nhìn cô, bảo:

– Không sao đâu, lâu lâu cũng nên để cho con thư thả một chút. Con xuống với vú Hạnh đi.

Trước khi bước đi, Kỳ Anh quét cái nhìn sang Gia Lâm một cái:

– Con cám ơn bà.

Vừa dợm bước đi, Kỳ Anh phải dừng lại khi nghe tiếng quát của Gia Lâm cất lên thật to:

– Cô dừng lại!

Thái độ của anh làm cho bà Quế và Kỳ Anh giật mình, cô đứng lại để chờ lệnh:

– Từ nay, mỗi sáng cô phải vào phòng tôi để dọn dẹp, còn nữa lo điểm tâm cho tôi. Đi chợ mua những món ăn mà tôi thích.

Kỳ Anh mở to mắt nhìn anh, cô hỏi lại:

– Có nghĩa là suốt ngày tôi chỉ phục vụ một mình anh ư?

– Sao, cô làm không xuể à? Nếu cảm thấy không xuể thì có thể xin nghỉ việc.

Kỳ Anh cười ngạo mạn:

– Nghĩ việc thì quá dễ dàng rồi có gì phải xin, chỉ cần anh phán một câu thì tôi có thể ra khỏi đây mà. Anh nhìn người quá nông cạn đó.

– Cô dám nói sao?

Kỳ Anh vẫn nói:

– Bà chủ mướn tôi chứ không phải anh. Tôi sẵn sàng làm theo lời bà, dù bà có bảo tôi chết đi.

Gia Lâm hỏi mẹ mình:

– Đó, mẹ thấy thế nào?

Bà Quế bảo cô:

– Thôi, con xuống bếp phụ vú Hạnh đi. Để ta dàn xếp cho.

Kỳ Anh đi rồi, bà Quế mới nói với Gia Lâm bằng giọng như khuyên lơn:

– Con đối xử với người ăn kẻ ở như vậy không tốt đâu. Tuy mướn nó, nhưng mẹ chưa bao giờ nghĩ rằng nó là con ở của mình đâu. Tội lắm con ạ!

Gia Lâm thôi không nói nữa, anh bỏ về phòng mình, nằm vật xuống giường.

Chính anh cũng không hiểu tại sao mình lại có thái độ với cô ấy như vậy nữa.

Nhìn căn phòng bề bộn, lộn xộn mọi thứ, anh biết mấy hôm nay cô ta không lên đây dọn phòng vì nghe theo lời ngăn cấm của mình. Vậy mà cũng nghe theo mình sao? Gia Lâm bật ngồi dậy bước ra ngoài:

– Mời cậu chủ xuống ăn cơm!

Gia Lâm giật mình khi vừa mở cửa ra đã thấy cô đứng lù lù ở cửa, anh giật mình kêu lên:

– Bộ cô định giết người sao?

Kỳ Anh lí nhí nói:

– Tôi sợ cậu chủ ngủ rồi nên không dám kêu thôi ạ! Mời cậu xuống ăn cơm.

Gia Lâm vốn ghét ai gọi mình như vậy. Anh nhìn cô hồi hộp:

– Hừ, được rồi, đâu cần phải nhắc đi nhắc lại như thế!

Kỳ Anh quay gót, Gia Lâm cũng nối gót theo sau:

– Này, ăn xong lên dọn phòng cho tôi đấy!

Kỳ Anh sợ mình nghe lầm nên hỏi lại:

– Cậu vừa nói gì ạ?

Gia Lâm thản nhiên nói:

– Cô lên dọn phòng cho tôi.

Cô làm ra vẻ ngạc nhiên:

– Ủa, hôm nọ cậu cấm tôi không được dọn dẹp nữa kia mà! Để vậy sẽ dễ chịu hơn.

Anh nạt ngang:

– Tôi bảo làm thì cứ làm đi, sao cứ lôi thôi như vậy.

Kỳ Anh cãi lại:

– Tôi thấy người lôi thôi là anh chứ không phải tôi, nay vầy mai khác thật chẳng hiểu nổi. Bộ muốn sao cũng được à?

Hai người cùng bước xuống phòng ăn. Thấy cô, vú Hạnh bảo:

– Thôi ăn cơm đi, bà chủ đợi lâu rồi.

Kỳ Anh nói với Vú Hạnh:

– Dạ con không ăn, bà chủ cứ ăn đi.

Bà Quế ngạc nhiên nhìn cô:

– Con lại làm sao nữa rồi? Gia Lâm lại chọc giận con à?

Kỳ Anh cười để lấy lòng bà:

– Dạ, xin bà đừng bận tâm, con không bao giờ để ý giận ai đâu. Chỉ tại con thấy trong người không được khỏe mà thôi. Tối con sẽ ăn thôi mà.

Bà Quế nhìn Gia Lâm, nhưng anh không hề tỏ thái độ gì. Anh ngồi ăn một cách thản nhiên.

Điện thoại Kỳ Anh có tín hiệu, cô lộ nét vui mừng:

– Alô! Anh Sơn hả, có chuyện gì vậy anh?

– ! ! !

Cô nhìn mọi người bằng nét mặt thật tươi vui. Điều này Gia Lâm cũng nhận thấy rõ:

– Hẹn em đi chơi ư? Vâng ,em sẽ xin phép bà chủ mới được.

– ! ! !

– Dạ, chào anh.

Kỳ Anh cúp máy, thái độ của cô vui lắm, khiến cho Gia Lâm không dằn lòng được, anh đặt chén xuống, đứng lên đi thẳng về phòng mình. Kỳ Anh như không thèm để ý, cô ngồi xuống cố tình hỏi thật to:

– Tối bà chủ cho con đi chơi với anh Sơn nha!

Bà Quế tươi cười, nhận lời ngay:

– Được rồi. Nhưng con cũng phải ăn cơm rồi mới đi.

Kỳ Anh dạ thật to rồi cầm đũa lên ăn cơm:

– Con cám ơn bà chủ.

Vú Hạnh bảo cô:

– Đi cũng tranh thủ về sớm nghe con. Vết thương con chưa lành hẳn đâu đó.

Kỳ Anh cảm thấy ấm áp tình cảm mà bà chủ và vú Hạnh dành cho mình, không như ai kia lúc nào cũng hằn học như muốn ăn tươi nuốt sống mình vậy.

Được thôi, cô sẽ làm cho anh ta hài lòng mà. Muốn gì cô cũng chiều hết, thử xem gan ai to hơn ai cho biết.

Kỳ Anh giật mình quay mặt đi chỗ khác, cô không thể nào tin tưởng vào đôi mắt của mình, cô đưa tay dụi lại để nhìn cho thật kỹ. Đúng là bà ta rồi, tại sao bà lại đi với anh Minh, tài xế của cha mình? Họ quá thân thiết và gần gũi như vậy sao? Đúng hơn đây là một cặp tình nhân đang tha thiết yêu nhau mà.

– Chị uống gì ạ?

Kỳ Anh giật mình nói nhanh:

– Cho tôi ly cà phê.

Cô quay lại thì giật mình đánh thót một cái, bà ngả đầu lên vai anh Minh, giọng nói đầy hờn mát:

– Đi chơi mà lén lút mãi thế này sao anh?

Gai ốc nổi khắp người Kỳ Anh. Bà ta xưng hô quả là ngọt ngào và tha thiết.

Tiếng Minh đáp trả lại:

– Chứ còn biết làm sao hơn. Anh còn vợ còn con, em còn chồng mình nữa mà.

– Nhưng em không muốn tình trạng này kéo dài nữa, em muốn mình phải làm cái gì đó cho riêng chúng mình.

Minh khuyên:

– Như vầy mãi cũng được mà. Em đừng đòi hỏi quá đáng rồi hậu quả không lường được.

Bà nói ngang:

– Em mặc kệ, em chỉ cần có anh mà thôi. Lão ta thì được gì đâu chứ.

– Tất nhiên là có rồi, ông ấy cho em tiền cho em cuộc sống sung sướng rồi còn gì.

Bà Liên chu môi, bảo:

– Nhưng em không muốn điều đó, em cần cái thứ mà anh cho cơ.

Minh dỗ dành bà:

– Thỉnh thoảng anh lại đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cho em, được rồi chứ!

Bà cằn nhằn:

– Lén lút mãi thế này,em sợ lắm.

Minh trấn an:

– Ở đây xa nhà lắm, chắc không ai để ý mà thấy đâu.

Kỳ Anh cố nén giận vào lòng đúng là đôi gian phu, dâm phụ. Rất tiếc là cô chưa thể đứng ra vạch mặt họ được. Kỳ Anh không muốn nghe và nhìn thấy cảnh chướng tai gai mắt ấy nữa nên tính tiền rồi bước ra khỏi quán, cô đi lang thang trên đường phố, cô thật sự thấy mình trống trải và cô đơn lạ thường. Đi được một lúc chán, cô gọi taxi quay về nhà. Gia Lâm đang ngồi ở phòng khách.

Thấy cô, anh ta chẳng tỏ thái độ gì cả. Kỳ Anh đi nhanh vào phòng vú Hạnh.

Nhưng bị anh ta gọi giật lại:

– Này, cô lên phòng dọn lại cho tôi.

Kỳ Anh mở to mắt nhìn anh. Cô hơi nhíu mày:

– Sao anh thất thường, lúc vầy lúc khác thế?

Gia Lâm đang bực, anh sẵng giọng:

– Tôi bảo cô làm thì cô cứ làm đi, còn cãi gì nữa.

Kỳ Anh định nói, tôi đâu phải là con ở, nhưng cô kịp dừng lại, cô thở dài:

– Dọn thì dọn.

Cô lên phòng của anh, cô đứng sững lại nhìn, không tin vào mắt mình nữa.

Đây là phòng ngủ của một giám đốc đây sao? Trời, cô tưởng tượng đây là phòng chơi của giám đốc trẻ thì đúng hơn:

– Một bãi chiến trường.

Gia Lâm đứng sau lưng cô lên tiếng hỏi:

– Cô vừa nói gì thế?

Vốn định không nói chuyện với anh nhưng bức xúc quá cô mới nói:

– Tôi tưởng đây là nhà trẻ chứ, không phải là phòng của giám đốc đâu.

Anh nói như ra lệnh:

– Sao cô lôi thôi vậy. Chỉ dọn phòng thôi mà cũng lười à?

Kỳ Anh vừa dọn vừa nói:

– Thật tình tôi chưa từng thấy một giám đốc vừa ở dơ, còn thêm bề bộn nữa chứ!

– Cô đó ...

– Bộ tôi nói sai à? Anh nhìn đi. Cô nào mà thấy cảnh này không co chân chạy mất mới là lạ.

Gia Lâm nạt cô:

– Thôi đi, tôi bảo cô lên đây dọn dẹp phòng cho tôi, chứ không phải để cô dạy đời tôi đâu.

Bỗng Kỳ Anh kêu lên thật to:

– Ôi, tấm ảnh đẹp thế này.

Gia Lâm nổi giận thật sự, anh nhìn cô trừng trừng:

– Cô mau dọn sạch nó đi.

Kỳ Anh cũng lấy làm lạ về thái độ của anh:

– Trời đất, sao mà thất thường vậy trời, lúc nắng lúc mưa ghê quá vậy!

Gia Lâm giật phăng tấm ảnh bị xé làm tư từ trên tay Kỳ Anh rồi vò nát trong tay mình:

– Cô mau làm đi, rồi cút ra ngoài cho tôi!

Kỳ Anh đứng thẳng người lên tỏ rõ thái độ như lúc nào cũng muốn nghênh chiến với anh:

– Này, anh có làm sao không vậy. Chính anh nhờ tôi lên đây để dọn dẹp sao bây giờ anh lại giở chứng như vậy?

Tức muốn điên lên mà Gia Lâm không biết làm sao? Anh chỉ còn biết đứng trơ ra đó nhìn cô. Điện thoại trong túi của Kỳ Anh có tín hiệu, cô mở ra xem rồi cười tủm tỉm:

– Xin lỗi, tôi nghe điện thoại.

Kỳ Anh đến bên cửa sổ để nói chuyện điện thoại:

– Alô! Em đây ...

– ! ! !

– Vâng! Em đang dọn phòng cho giám đốc đấy.

– ! ! !

Kỳ Anh cố tình dài giọng:

– Khó ưa, khó gần, bất đắc dĩ em mới có vài câu với anh ta mà thôi. Lúc nào cũng khó đăm đăm vậy đó.

– ! ! !

Kỳ Anh cười thật tươi, cô quan tâm anh thật nhiều, cô hỏi:

– Anh chưa ngủ à?

– Chưa đâu.

– Em còn phải dọn phòng của giám đốc. Cậu chủ yêu cầu như vậy đó!

– Vậy thôi nghe! Ngủ ngon!

– Vâng, Anh cũng thế, ngủ ngon nhé! Em hả, chắc còn bị hành đến tận khuya đây! Vì là ôsin mà, phải chịu thôi.

Thấy cô tắt máy, Gia Lâm hầm hầm nhìn cô rồi nói:

– Mai mốt làm việc nhớ tắt nguồn giùm.

Kỳ Anh vênh mặt phản ứng:

– Trong hợp đồng không ghi cấm nghe điện thoại trong lúc làm việc.

– Nhưng tôi không cho phép.. Cô bướng bỉnh cãi lại:

– Ngược lại, tôi thích làm thì sao? Cậu chủ đâu cấm tôi được chứ.

Gia Lâm trừng mắt nhìn cô:

– Lời tôi nói mà cô dám cãi sao?

– Tất nhiên, vì đó là điều vô lí.

– Cô có biết nó sẽ làm ảnh hưởng đến công việc không?

Kỳ Anh bật cười khan:

– Cậu chủ đẹp trai, ga lăng lịch sự như vậy mà ích kỷ với người làm như thế à?

Biết cô cố tình châm chọc mình Gia Lâm bảo:

– Cô khỏi cần nói khích tôi như vậy đâu.

– Anh đuổi việc tôi hử?

Gia Lâm nhếch môi cười:

– Vậy thì cô lầm rồi. Tôi vẫn muốn giữ cô bên cạnh để hầu tôi đó.

Kỳ Anh hỏi mỉm cười:

– Anh khỏi cần nói ra điều đó. Tôi đã nhìn thấy tất cả mà. Hèn gì mới như vậy.

Anh nổi khùng lên:

– Cô muốn ám chỉ điều gì?

– Ơ không, tôi có biết anh thế nào đâu mà ám chỉ. Có chăng tôi chỉ nói thật mà thôi.

– Cô nói thật.

Kỳ Anh mỉm môi, gật đầu:

– Cô ta đúng là biết nhìn xa trông rộng đấy. Sớm chia tay để khỏi khổ sau này.

Gia Lâm nghe lùng bùng lỗ tai, anh không ngờ cô ta dám nói với mình như vậy, anh gắt lên:

– Cô làm ơn im cái mồm lại giùm tôi đi. Bớt nói, cô không chết đâu mà sợ.

Kỳ Anh nói tỉnh bơ:

– Tôi không chết mà có kẻ phải điên lên và thất tình đó.

– Cô ...

Kỳ Anh cười hì hì:

– Cậu giận làm gì? Cậu đã giận cá rồi chém thớt, cậu có biết mình làm vậy là sai không? Tôi là tôi chứ không phải là hiện thân của Lệ Hằng người yêu của cậu đâu mà hở chút cậu lại trút giận lên đầu tôi như vậy.

Gia Lâm ngồi phịch xuống giường Anh giận đến nỗi không cất thành tiếng được.

– Cô thật quá đáng!

Kỳ Anh bỏ đi ra ngoài. Gia Lâm ôm đầu, mọi thứ đều đảo lộn tất cả. Anh muốn quên đi mà, tại sao cô cứ khơi dậy chứ?

Cô ta thật là ác mà. Kỳ Anh, tôi không tha cho cô đâu.

Buổi sáng vào công ty, Gia Lâm hôm nay có phần tươi tỉnh hơn nhiều.

Gặp Sơn, anh bảo:

– Lát uống cà phê!

Sơn từ chối:

– Em phải đi, chiều mới về!

Gia Lâm đưa tay vỗ đầu:

– Ồ anh quên mất.

Sơn nói:

– Lúc này em thấy anh hay như vậy lắm đó. Hãy giữ gìn sức khỏe anh ạ!

Lại dạy khôn nữa rồi, nhưng anh lại nói khác đi:

– Lúc này, cậu vui vẻ yêu đời ghê đó chứ?

Sơn cười:

– Có gì đâu anh!

– Thôi đừng giấu, có phải đã yêu ai rồi không?

– Vậy thì có đó, nhưng người ta vẫn chưa gật đầu:

Gia Lâm làm ra vẻ quan tâm:

– Kiên nhẫn là được mà, cây đốn mãi cũng đổ thôi.

Sơn làm ra vẻ như muốn hiểu rất nhiều về Kỳ Anh:

– Anh thấy cô ấy thế nào?

– Cậu muốn hỏi ai thế?

– Thì là Kỳ Anh đó. Anh thấy cô ấy với em có xứng đôi không?

Gia Lâm gượng cười:

– Chắc là được mà, cô ấy vừa xinh đẹp lại vừa giỏi nữa đấy.

Sơn cười cười gợi ý:

– Nếu thế, anh không thể nào thay thế Lệ Hằng trong lòng anh được sao? Cô ta đã phản bội anh còn nhớ làm gì?

Gia Lâm nạt ngang:

– Thôi đi, cậu lo chuyện của mình kìa. Tào lao làm gì chuyện của người khác chứ.

Sơn gãi đầu:

– Em chỉ sợ sau này anh lại hối tiếc thì mọi chuyện sẽ không được vui đâu.

– Cậu này hôm nay làm sao vậy chứ?Ăn nói luẩn quẩn mãi?

Sơn lại cười thật tươi:

– Nếu anh nói vậy thì em an tâm rồi. Em sợ anh cũng phải lòng Kỳ Anh, hóa ra hai anh em cùng yêu một cô gái thì sẽ khó xử lắm.

Gia Lâm nạt ngang:

– Vớ vẩn!

Sơn cười tủm tỉm, nói:

– Nếu vậy em đi làm đây. Đấy là hồ sơ hợp đồng, anh xem rồi cho ý kiến luôn nhé!

Gia Lâm thở dài:

– Được rồi, cậu để đó cho tôi, đi xem anh em người ta sản xuất như thế nào.

Sơn vừa đi thì bà Quế xuất hiện, bà tỏ ý hài lòng khi thấy Gia Lâm đã trở lại công việc bình thường.

– Mẹ, mẹ mới đến à?

Bà bảo:

– Lâu lâu mẹ cũng phải kiểm tra đột xuất xem anh em con làm việc thế nào thôi!

Gia Lâm khen Sơn trước mặt bà:

– Cậu Sơn vẫn làm tốt mà mẹ, cậu ấy rất nhiệt tình.

Bà Quế rất hài lòng về đứa cháu này, bà bảo anh:

– Tuy thế, nhưng con cũng nên kèm cặp nó thêm đấy.

– Vâng, con biết rồi mẹ.

Bà đưa cho anh túi xách và nói:

– Mẹ bảo Kỳ Anh nấu súp gà cho con đây. Món mà con rất thích đấy.

Món súp gà ư? Món này Kỳ Anh nấu thì hết ý rồi. Chẳng hiểu sao món nào cô ta nấu, ăn cũng hấp dẫn cả:

– Sao mẹ không để mà ăn đi?

Bà Quế lườm con:

– Tất nhiên là mẹ ăn rồi chứ. Con nhỏ vậy mà được việc hả con?

Gia Lâm cười để lấy lòng mẹ:

– Con thấy ai ở gần mẹ cũng đều được mẹ khen đó thôi.

Bà cười ngất:

– Con lại ganh tị nữa rồi.

– Chứ không phải sao mẹ?

– Ừ thì phải!

Gia Lâm đỡ túi xách để lên bàn rồi cùng đi một vòng qua các phòng máy đang sản xuất. Sau đó họ đi qua thăm hỏi sức khỏe của anh em công nhân. Sợ bà mệt nên Gia Lâm gợi ý:

– Mẹ hỏi tổng thể được rồi. Đi hết công ty xem ra mẹ sẽ mệt.

Bà Quế nhìn mọi người bằng ánh mắt thân thiện:

– Chào tổng giám đốc.

– Chào bà.

– Xin chúc sức khỏe bà.

Bà Quế tươi cười với mọi người:

– Cám ơn, tôi khỏe.

Gia Lâm đưa bà ra xe, bảo tài xế đưa bà về cẩn thận. Đi một vòng với mẹ, Gia Lâm quay về phòng mình. Anh mở nồi súp, mùi hương thật ngọt ngào tỏa ra khắp phòng. Chà ngon lắm đây! Anh ăn một cách ngon lành.

– Ăn có ngon không?

– Tất nhiên là ngon rồi.

– Em đặc biệt nấu cho anh ăn đó, anh cố ăn cho hết đấy.

Anh cười:

– Tất nhiên là anh phải ăn hết rồi, nếu không em lại giận thì sao đây.

Tiếng cười của cô khúc khích vang lên:

– Em cười gì thế?

Thủy hơi giật mình đáp:

– Dạ, em có cười gì đâu, thưa giám đốc!

Anh sực tỉnh:

– À, có việc gì không?

Thủy quay mặt đi nơi khác, cô không dám cười khi nhìn thấy miệng của anh còn bóng mỡ gà:

– Dạ, vừa có điện thoại đặt hàng ạ!

– Vậy à? Thế còn Sơn đâu?

– Dạ anh ấy đã xuống xưởng sản xuất rồi ạ!

Gia Lâm liếm mép, rút khăn lau miệng rồi nói:

– Được, cô ra trước hẹn khách, tôi sẽ gọi lại sau.

Thủy đưa tay bịt miệng đi nhanh ra ngoài.

Chiều về, Gia Lâm đưa cho Kỳ Anh túi xách đựng thức ăn rồi nói.

– Cảm ơn cô!

Kỳ Anh ngạc nhiên:

– Ơ sao lại cám ơn tôi?

– Vì cô nấu súp gà cho tôi.

Kỳ Anh chối bay:

– Ơ không đâu, đó là do công của vú Hạnh đó. Cậu chủ nên gặp cám ơn cho vú vui.

Gia Lâm nhìn cô trân trân:

– Vậy sao?

– Tất nhiên rồi.

– Ừ, để tôi gặp vú để cám ơn.

Kỳ Anh lẩm bẩm trong miệng, vái trời cho hôm nay sóng lặng gió êm cho con nhờ. Người gì đâu không thấy một nụ cười nào cả. Chẳng lẽ cô ta đã cướp đi luôn cả nụ cười của anh ấy rồi.

– Cô dọn phòng tôi chưa?

Kỳ Anh đáp thản nhiên:

– Cậu không nhớ là mình đã mang chìa khóa đi luôn sao?

Gia Lâm vỗ vỗ trán:

– Vậy mà tôi quên mất chứ. Đây nè, cô vào dọn đi, tôi đi quanh vườn một lúc.

Đành phải chịu thôi. Kỳ Anh cầm xâu chìa khóa đi lên phòng của anh:

– Trời, vẫn còn nguyên vẹn sạch sẽ kia mà!

Cô sắp xếp mọi thứ vào đúng vị trí. Dường như tất cả đã thay đổi. Thật khổ hiểu cho anh chàng này. Tính tình thất thường quá.

– Làm gì mà thừ người ra vậy?

Cô lúng túng nói:

– Ngày mai, cậu chủ nên để chìa khóa ở nhà cho tôi giặt chăn màn, có mùi rồi đó.

Gia Lâm ngồi xuống ghế, anh cũng không biết nói gì với cô cả. Kỳ Anh đứng lên:

– Mọi chuyện đã xong, coi như bổn phận tôi chấm hết. Tôi có thể đi được rồi chứ?

Tự nhiên anh hỏi:

– Hết công việc, buổi tối cô làm gì vậy?

Ạ, quan tâm hay là soi mói nữa đây, phải dè dặt mới được:

– Buổi tối là của riêng tôi. Là chủ, anh đâu có quyền biết làm gì.

– Thuận miệng tôi hỏi thôi.

Kỳ Anh nói mà không cần phải suy nghĩ nhiều:

– Chúng tôi hẹn nhau đi chơi!

Gia Lâm hỏi nhanh:

– Cô hẹn với Sơn à?

– Không, anh ấy hẹn tôi.

– Ai hẹn cũng vậy thôi.

Kỳ Anh lắc đầu:

– Làm sao cũng vậy được. Con gái đâu thể được phép hẹn con trai đi chơi.

– Tại sao?

Kỳ Anh cười:

– Thì lúc nào con trai cũng phải chủ động hơn chứ.

– Vậy à? Có nghĩa là con gái thì phải làm già, làm eo hả?

Kỳ Anh nói luôn:

– Tất nhiên rồi, phái nữ luôn là vậy mà. Ai cũng muốn mình được nghe những lời ngọt ngào, âu yếm của bạn trai chứ.

– Cô cũng thế?

– Tất nhiên, vì tôi cũng là con gái. Nhưng bất hạnh cho tôi là chưa được người nào âu yếm cả. Chỉ toàn là nạt nộ, chửi mắng không thôi.

Anh hơi nhíu mày:

– Vậy còn cậu Sơn thì sao?

Cô bỗng ngập ngừng:

– Ừ ... thì ... tôi cũng mới gặp được người tốt với tôi là anh Sơn thôi. Vì anh ấy thông cảm cho hoàn cảnh nghèo hèn, ở đợ như tôi. Chứ không như người khác nhìn đâu. Mà sao cậu hỏi nhiều vậy?

Anh nói tránh:

– Ồ không, tôi biết Sơn rất hiền. Cậu ấy rất ga lăng, lịch sự nữa.

Kỳ Anh gật đầu xác nhận:

– Đúng là như vậy đó. Thôi không còn việc gì thì tôi xin phép.

Gia Lâm cũng đứng lên theo:

– Được rồi, cô cứ đi đi!

– Cậu chủ cũng nên xuống ăn tối, đừng để bà chờ.

Nói xong, cô biến mất sau cầu thang. Gia Lâm nhìn theo, trong lòng trống vắng.

Kỳ Anh vào tiệm phục vụ vi tính để chát vào máy của cha mình với những lời dọa dẫm:

– Hãy xem chừng cô vợ bé nhỏ của ông đấy! Và cả với tài xế Minh của ông.

Ông quá tin tưởng họ, có ngày ông mất cả chì lẫn chài đấy.

– Bạn là ai mà cảnh báo tôi như thế?

– Là một người xa lạ.

– Có phải là Kỳ Anh không?

– Kỳ Anh là ai vậy? Tôi không quen với bà ấy đâu.

– Vậy bạn là ai?

– Tôi không thể nói tên! Chào!

– Chào!

Kỳ Anh ngồi thừ ra giây lâu rồi mới trả tiền, bước ra khỏi cửa, cô hy vọng rằng cha mình sẽ để ý đến việc làm của bà ta.

– Kỳ Anh!

– Ôi, anh Sơn!

Sơn hỏi cô:

– Em đi đâu vào giờ này vậy.

Cô cười:

– Hẹn nhỏ bạn ra đây chơi. Thế còn anh, định vào vũ trường à?

Sơn cười:

– Anh gửi xe đằng kia, định đi bộ cho mát. Em cùng đi dạo với anh được chứ!

Cô vui vẻ gật đầu:

– Tất nhiên là được rồi, em đang rảnh đây mà.

Hai người đi song song nhau, Sơn hỏi cô:

– Làm ở đó, em thấy thế nào?

Kỳ Anh nói mà không cần suy nghĩ nhiều:

– Mọi người rất thương em, duy chỉ có một người luôn khó dễ nói em mà thôi.

– Ý em muốn nói đến anh Gia Lâm đó ư?

– Tất nhiên là anh ta rồi, làm như em nợ ảnh hồi kiếp trước hay sao đó? Lúc nào cũng bắt nạt em.

Sơn phân minh giùm anh mình:

– Không phải vậy đâu, lúc trước gặp anh ai cũng thương mến cả, chỉ từ lúc gặp sự cố đến nay anh ấy mới như vậy.

Kỳ Anh cãi lại:

– Nhưng em đâu có dính vào chuyện đó chứ. Mọi chuyện xảy ra trước có em mà.

– Đành vậy, bộ em không nghe người ta nói sao? Giận cá chém thớt đó thôi.

– Thì có, nhưng em thấy oan ức cho mình lắm.

Sơn bỏ qua chuyện ấy, anh lại hỏi cô:

– Chẳng lẽ em đi làm mướn vầy hoài sao Kỳ Anh?

Kỳ Anh chợt buồn, cô tâm sự:

– Dường như ông trời không ưu đãi cho người xấu số như em, anh ạ. Bắt em cứ phải lặn hụp mãi mà không ngoi lên được.

– Anh nghĩ em không phải là một người dốt và con nhà nghèo khó đâu.

Cô cười:

– Vậy anh nói em là người thế nào đây chứ.

– Con nhà quyền quý, học giỏi đậu cao nữa đấy.

Cô cười thành tiếng:

– Anh càng nói, em càng thấy xấu hổ thêm mà thôi. Nếu như anh nói, ai thèm đi ở đợ chi cho người ta mắng chứ.

Sơn thở dài:

– Chắc chắn là có nguyên nhân gì đó mà thôi.

Cô ngước mặt nhìn anh:

– Thế theo anh là nguyên nhân gì?

Sơn mỉm cười nhìn cô:

– Tạm thời anh chưa nghĩ ra. Nhưng anh dám cam đoan, em không phải là người tầm thường.

Cô cười thành tiếng:

– Em là tiên giáng trần à?

Sơn dọa:

– Một ngày nào đó anh mà biết được em không phải là thế này thì anh sẽ hỏi tội em đó.

– Được thôi!

Sơn lại rào đón:

– Anh thấy chỉ có mình em mới dựng anh Gia Lâm đứng dậy nổi mà thôi. Đã mấy cô chào thua, chạy thật nhanh rồi đó.

Kỳ Anh gật gù nói:

– Anh nói em mới nhớ, có lúc em không hiểu nổi anh ấy luôn đó. Người gì mà kỳ cục, lúc thì cầm tấm ảnh như báu vật, có lúc lại xé tung ra sàn nhà. Anh thấy có điên không?

Sơn đính chính:

– Anh ấy không hề điên tí nào đâu.

– Đó là hành động của người điên.

– Anh ấy bị thất tình. Lệ Hằng là người anh ấy yêu thương nhất. Cô ấy đã phản bội ảnh.

Kỳ Anh xua tay:

– Điều này em có nghe rồi.

– Nghe thì biết rồi, sao còn thắc mắc làm gì?

Cô lại cười:

– Không phải là em thắc mắc mà ý của em muốn hỏi anh, chị Lệ Hằng trước đây vì sao, mà bỏ anh ấy?

Sơn thở dài:

– Đây là chuyện mâu thuẫn giữa hai người, anh cũng không rành. Thôi, đừng nói chuyện này nữa, nói chuyện của em đi.

Kỳ Anh lắc đầu từ chối:

– Chuyện của em, anh đã biết cả rồi, còn nói gì nữa.

Sơn đứng lên:

– Chúng ta vào quán uống nước nhé, cứ để người ta đi qua đi lại nhìn kỳ lắm.

Kỳ Anh cũng bước theo anh:

– Mỗi lúc người thêm đông. Nhìn mãi mà không thấy ai quen cả.

Sơn chế giễu:

– Em đứng đó từ giờ tới sáng thế nào rồi cũng sẽ gặp thôi.

– Gặp ai?

– Ma đó.

– Ý?

Cô chạy theo anh:

– Anh này kỳ ghê, ma đâu mà giờ này, đèn điện sáng trưng.

Sơn cười:

– Vậy mà có người giật cả mình.

Cô lườm anh:

– Bất ngờ làm sao mà người ta không sợ cho được.

Vào quán, Sơn hỏi cô:

– Em uống gì?

– Cà phê!

Sơn gọi hai ly nước rồi hỏi cô:

– Có khi nào anh Gia Lâm rủ em đi uống nước không?

Kỳ Anh nhìn anh lắc đầu:

– Gặp chỉ để bắt nạt, để gây gổ mà thôi, làm gì có chuyện rủ đi uống nước.

Sơn hỏi vòng vo:

– Thế, nếu anh ấy rủ, em có chịu đi hay không?

Kỳ Anh hất mặt đáp:

– Không.

– Sao vậy. Nếu người ta rủ là đã có thành ý rồi mà.

– Ai thì em tin chứ còn anh ta thì không đâu. Đã có lần anh ta đuổi em còn hơn là đuổi tà nữa. Tự ái hết sức.

Sơn cười, giải thích:

– Do lúc ấy ảnh còn buồn, em thông cảm đi.

Kỳ Anh nhăn mặt:

– Thì em đã thông cảm cho ảnh nhiều lắm rồi đó. Nhưng xem chừng anh ta đã quá lời với em rồi.

Sơn cố động viên:

– Xem như anh thấy thì có lúc nào đó anh ấy sẽ hiểu mà thông cảm cho em.

Cô lại cười:

– Đến lúc ấy, chắc chắn là cổ em dài như cổ cò rồi. Với lại, em cần gì anh ta thông cảm cho em.

– Duyên nợ!

Kỳ Anh trợn trừng:

– Làm gì có duyên nợ ở đây.

Sơn mỉm cười:

– Em tin không? Chứ anh tin vào duyên nợ lắm đó.

– Lại mê tín nữa rồi.

– Không, anh nói thật đó. Anh rất tin vào duyên nợ. Biết đâu em và anh ấy có duyên với nhau thì sao?

Cô mắc cỡ quay mặt đi:

– Thôi đi, tự nhiên anh đề cập đến chuyện ấy kỳ ghê!

– Có gì đâu mà kỳ, em nghĩ lại xem, anh nói có lý không?

Uống ngụm cà phê, Sơn nói tiếp:

– Anh ấy bây giờ đã quên Lệ Hằng rồi, em đã có cơ hội rồi đó.

Kỳ Anh giãy nảy:

– Anh mà còn nói bậy là em về ngay đó.

Sơn cười:

– Không chịu thì thôi, ngồi xuống đi.

Kỳ Anh vùng vằng ngồi xuống. Cô rất hiểu điều Sơn nghĩ trong lòng. Nhưng Kỳ Anh có cái tự ái riêng của mình chứ, cô không dễ dàng đối với bất cứ ai và đối với chính bản thân mình.

Nhìn vẻ mặt hầm hầm của Gia Lâm là biết chuyện không vui đã đến rồi.

Kỳ Anh bước vào nhà, cô mặc cho anh ta không thèm nói tới, may mắn sao anh ta không đá động gì tới mình cả. Cô chạy tọt xuống bếp tìm vú Hạnh, cô thỏ thẻ hỏi:

– Lại có chuyện gì sao vú?

Vú Hạnh thở dài bảo:

– Công ty đang có chuyện, chuyến hàng sắp xuất đi mà không có người kinh nghiệm đi theo.

Kỳ Anh tò mò:

– Xuất đi nước nào vậy vú?

– Hàn Quốc hay gì đó.

Kỳ Anh hỏi kỹ hơn:

– Thế từ trước tới nay do ai đảm trách chuyện này?

Vú Hạnh giải thích:

– Do cô kế toán cùng đi. Nhưng cô ấy đột nhiên từ chối chuyến này đó mà.

– Kế toán ư?

– Ừ.

Bà Quế cũng vừa xuống tới, bà hỏi vú Hạnh:

– Ăn cơm được chưa vậy?

Vú Hạnh nhanh nhẹn nói:

– Vâng, chỉ chờ bà và Gia Lâm nữa thôi.

Trong bữa cơm, không khí nặng nề, bà Quế cứ thở dài:

– Chuyện gấp rút thế này, tìm đâu ra người tin cậy chứ?

Gia Lâm cũng nói:

– Con đã suy nghĩ lựa chọn rồi mà không tìm ra được mẹ ạ!

Thấy bà như muốn buông đũa Kỳ Anh nhỏ nhẹ lên tiếng:

– Xin bà hãy gạt sang một bên, ăn xong rồi tính tiếp ạ!

Bà Quế lắc đầu nhìn cô, than:

– Chuyện này rất nan giải, phải tìm ngay người nội trong ngày nay.

Kỳ Anh góp ý:

– Kế toán bây giờ thất nghiệp nhiều lắm bà ạ!

Bà gật đầu:

– Thì đúng là nhiều đó. Nhưng tìm người tin cậy thì không phải dễ đâu con ạ!

Kỳ Anh lại nói:

– Hay là ...

Gia Lâm nhìn cô:

– Cô nên ăn đi, chuyện này cô làm sao hiểu được, lên tiếng làm gì?

Kỳ Anh trố mắt nhìn anh, cô không nói gì nữa, cụp mặt xuống mà ăn. Thấy ghét, người gì đâu vô duyên không thể tưởng. Thấy vậy, bà Quế hỏi cô:

– Con có cách gì hay không?

Gia Lâm xen vào, giọng mai mỉa:

– Cô đừng bảo để cho cô đi đó nha!

Bị nói khích, Kỳ Anh liền gật đầu:

– Vâng con muốn xin bà chủ để cho con đi chuyến này.

Cả vú Hạnh và bà Quế đều nhìn cô. Bà Quế hỏi lại:

– Con muốn đi thật sao?

Cô gật đầu chắc nịch:

– Vâng, xin bà hãy tin con.

Gia Lâm buông đũa, anh nói:

– Cô đùa sao? Chuyến hàng lên đến bạc tỷ đó.

Cô kênh mặt lên:

– Vậy thì đã sao chứ?

Thấy cô nói chắc, bà Quế như tin lời:

– Con nói thật chứ Kỳ Anh?

Kỳ Anh muốn chứng minh bản lĩnh của mình liền gật đầu:

– Vâng, con sẽ giúp bà chuyến này thôi nhé.

Sợ mẹ mình sẽ gật đầu, Gia Lâm lên tiếng ngăn cản:

– Mẹ làm ơn đi, cô ta thì làm được gì chứ? Có bằng kế toán loại ưu hẳn hoi mà có người làm được gì đâu.

Kỳ Anh tức muốn no bụng, nếu không vì bà chủ anh đừng có hòng mà tôi giúp, vú Hạnh cũng thấy ngại:

– Con thấy được không đó?

Cô cười trấn an bà:

– Con vốn xưa nay chưa hề nói khoác bao giờ. Nhưng con nói thiệt, con chỉ giúp bà chủ lần này thôi đó.

Bà Quế nhìn Gia Lâm, hỏi:

– Con thấy thế nào?

Gia Lâm gay gắt:

– Con thấy mẹ cá cược vụ này khá nguy hiểm đấy. Tiền tỷ chứ không phải là con số nhỏ.

Kỳ Anh dọn bát đũa, cô nói vào mặt Gia Lâm:

– Tôi chỉ muốn giúp bà chủ lần này thôi, tin hay không là tùy anh.

Kỳ Anh đi rồi, bà Quế khuyên con trai:

– Mẹ thấy con nên gật đầu là hơn. Mẹ tin vào sự thông minh nhạy bén của Kỳ Anh.

Gia Lâm cãi lý:

– Nhưng vấn đề ở đây là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là những con số chi li chứ không phải là mua mớ rau ở ngoài chợ.

Bà phẩy tay:

– Thế con tính sao cũng được, mẹ đi nghỉ đây.

Buổi tối, Sơn đến xem tình hình chọn người như thế nào thì bà Quế nói:

– Ta muốn bảo Kỳ Anh đi cùng với con, con thấy thế nào?

Câu hỏi này quá bất ngờ, khiến cho Sơn sững sờ nhìn bà:

– Dì bảo sao, Kỳ Anh đi à?

Gia Lâm mai mỉa:

– Vậy là trọn vẹn ý của hai người, còn gì mà xem ra cậu sửng sốt như vậy.

Sơn không để ý đến câu mai mỉa của anh mà Sơn hỏi dì:

– Liệu cô ấy có làm được việc hay không?

– Con cũng đắn đo như vậy à?

Sơn lúng túng:

– Dạ, dù cho cô ấy có thông minh, có lanh lợi, nhạy bén thì cũng không thể, vì đây là những con số là làm trên laptop. Con chỉ sợ cô ấy không làm được thôi.

Gia Lâm cười nhạt:

– Mẹ thấy Sơn có cùng ý với con không?

Bà Quế cảm thấy hụt hẫng:

– Thì ý hai con là đúng.

Gia Lâm xua tay:

– Tóm lại, cô ấy không thể đi chuyến hàng này được.

Cô đã nghe tất cả, cho nên cô gọi Sơn:

– Anh Sơn, vào phòng em, em nhờ cái này một tí.

Sơn đứng lên trước cặp mắt khó chịu của Gia Lâm. Nhưng còn bà Quế thì gật đầu:

– Con vào đi.

Sơn bước vào phòng của Kỳ Anh, cô liền đóng cửa lại:

– Gì mà bí ẩn vậy em?

– Anh đừng có nóng. Trước khi nói chuyện này em muốn anh thề với em một câu.

Sơn cười, tò mò:

– Chuyện gì mà xem ra quan trọng vậy em?

– Thì anh hứa đi rồi em nói.

Sơn đưa tay lên rồi nói:

– Anh xin thề giữ mọi bí mật của em, nếu nói ra với ai anh sẽ bị thụt lưỡi.

Kỳ Anh cười hì hì:

– Vậy thì em tin anh rồi. Anh xem nè!

Sơn không tin vào mắt mình anh vừa nhìn vào những thứ để trên bàn rồi nhìn cô:

– Sao em lại có những thứ này vậy?

Kỳ Anh nheo nheo mắt hỏi:

– Bây giờ anh có hiểu vì sao em đòi đi giúp bà chủ chuyến này rồi chứ?

Sơn đã hiểu ra. Rồi cô đưa cho anh bằng tốt nghiệp đại học ngành tài chính kế toán của mình:

– Anh xem đi!

Sơn không tin vào mắt mình, anh há hốc mồm hỏi:

– Tại sao em lại phải làm như thế? Em nói đi!

Kỳ Anh nói giọng buồn buồn:

– Em có nỗi khổ riêng không thể nói cho ai nghe được, kể cả anh cũng thế.

Sơn gật đầu:

– Được rồi, anh hiểu mà. Khi nào đó thấy cần, em sẽ nói, đúng không cô nương?

Kỳ Anh nhìn anh tỏ vẻ biết ơn, Có được người hiểu chuyện như anh thật là khó:

– Tất nhiên là em hiểu rồi. Em tin anh nên mới cho anh biết một nửa bí mật của em đấy, còn phần sau rồi đây anh cũng sẽ hiểu ra mà thôi.

Sơn nhìn cô rồi nói:

– Lần đầu tiên gặp em là anh đã thấy điều khác thường rồi.

Kỳ Anh lại nói:

– Nếu anh đồng ý để cho em đi, liệu Gia Lâm có phản ứng gì hay không?

– Em an tâm, anh sẽ có cách. Nếu em làm thành công chuyến đi này thì nhất định mọi người sẽ nể em lắm đó:

Kỳ Anh tâm sự:

– Em không cần mọi người nể đâu, điều quan trọng em muốn cho bà chủ vui và Gia Lâm không xem thường em nữa mà thôi.

Sơn như đã hiểu tâm trạng của cô, anh động viên:

– Cố gắng lên em, anh sẽ là người ủng hộ em đó.

– Anh đúng là tri kỷ của em. Những gì anh hứa rồi thì phải nhớ lấy.

Sơn thân mật vỗ vai cô như để khích lệ:

– Em an tâm, mọi việc rồi cũng sẽ qua thôi. Anh còn mong muốn hiểu nửa phần còn lại trong cái bí mật của em đó.

Cô gật đầu tự tin:

– Anh sẽ là người biết trước nửa phần còn lại đó.

Sơn cười thật tươi bước ra ngoài. Kỳ Anh đậy kín lại mọi thứ rồi mới bước ra ngoài. Mọi như vẫn còn chờ đợi câu nói gì đó của Sơn. Còn Kỳ Anh không có tư cách ngồi ngang hàng với chủ, nên cô đi tìm vú Hạnh để nói chuyện.

Gia Lâm nhìn Sơn đăm đăm, anh tỏ ý phật lòng:

– Cậu chọn Kỳ Anh thật à?

Sơn gật đầu:

– Vâng, vì em thấy cô ấy rất có khả năng giúp ta thành công.

Gia Lâm nhăn nhó như khỉ ăn ớt:

– Cậu đùa sao? Chuyến hàng này đâu phải là nhỏ.

– Đúng là không nhỏ, nhưng anh cần phải tin em.

– Nhưng anh không hùa cùng em mà đùa được đâu.

Bà Quế lên tiếng:

– Mẹ thấy ý của Sơn cũng hay đó, dù sao hãy để cho nó cơ hội.

Sơn nói chắc như đinh đóng cột:

– Em bảo đảm với anh là sẽ không có chuyện gì xảy ra cả.

Gia Lâm hậm hực:

– Chẳng lẽ xảy ra chuyện rồi đem cậu đi giết được sao? Chỉ thiệt hại cho công ty mà thôi. Anh sẽ gánh chịu đấy.

Sơn hỏi ngược lại:

– Ví như thành công thì sao?

Gia Lâm lắc đầu:

– Nếu chuyến này cô ấy thành công, chắc chắn anh sẽ nhường luôn chiếc ghế giám đốc cho cô ấy.

Sơn hơi nản lòng:

– Anh nhìn người như vậy là không đúng đâu anh ạ! Nói mạnh quá sau này có hối cũng không kịp đâu đó.

Gia Lâm nhìn Sơn, anh bảo:

– Chuyện công ra công tư ra tư, không thể gộp lại làm một được đâu nhé!

Sơn hơi ngạc nhiên, anh không ngờ Gia Lâm lại có thể nghĩ anh như thế.

Nhưng vì muốn chứng minh cho anh thấy tài năng của Kỳ Anh, nên Sơn cố nhịn nhục mà nói:

– Mọi chuyện hãy để chuyến đi giao hàng về rồi sẽ tính. Anh thấy sao ạ?

Gia Lâm nhìn mẹ:

– Mẹ thấy sao? Mẹ quyết định đi.

Bà Quế đành phải nói:

– Thôi được, chuyến này dì giao cho con và Kỳ Anh đi đó.

Sơn nói với mọi người:

– Chuyến này nhất định sẽ thành công chứ không thể thất bại.

Gia Lâm như vẫn chưa tin vào quyết định của Sơn:

– Chưa biết được chuyện gì ở ngày mai đâu Sơn ạ.

– Nhưng anh hãy tin em chứ?

– Tôi chỉ sợ cậu vui quá mà quên nhiệm vụ mà thôi.

Sơn đứng lên:

– Thôi con về công ty đây dì ạ! Em về anh nhé!

Gia Lâm đứng nghe Kỳ Anh hát. Trời, được đi với nhau, họ vui đến như vậy sao? Chả trách Sơn nằn nì đòi cô ta đi cho bằng được. Trong lòng anh chợt có cái gì đó hơi ganh tị:

– Cô vui lắm hả?

Quay lại, Kỳ Anh cười tủm tỉm:

– Tất nhiên rồi.

– Tại sao vậy?

Kỳ Anh gõ gõ ngón tay trước mặt anh, kể:

– Thứ nhất là tôi được tạm tha khủng bố được mấy ngày nè, thứ hai tôi được mở rộng tầm mắt với thế giới bên ngoài.

Gia Lâm hằn học hỏi:

– Vậy còn thứ ba thì sao?

Cô lắc đầu:

– Hết, có hai điều là đủ rồi.

Gia Lâm mai mỉa:

– Còn một điều quan trọng nhất trong chuyến đi này mà cô lảng đi làm như tôi không biết.

Cô ngơ ngác:

– Còn chuyện gì nữa chứ?

– Cùng với người tình được tự do vẫy vùng.

Trời, anh ta có thể nói mình như vậy sao? Anh nghĩ tôi như vậy thật à? Cô nhìn anh lom lom:

– Nếu có, đó là chuyện riêng của tôi, tôi làm sao kể cho anh nghe được chứ.

Gia Lâm cay đắng nói:

– Tôi chúc phúc cho cô.

– Cám ơn, tôi không nhận đâu.

– Tại sao?

– Vì bây giờ quá sớm để nói điều đó mà.

Gia Lâm nhìn cô, rồi nói:

– Cô không cần chuẩn bị gì sao?

Cô lắc đầu:

– Với tôi bấy nhiêu là đủ rồi, không cần phải màu mè mất thời gian lắm.

– Tôi không hiểu sao Sơn lại chấp nhận để cho cô đi theo trong chuyến này?

Cô cười:

– Đây là điều bí mật không thể nói ra được.

– Hừ, trừ việc hai người làm chuyện mờ ám.

Cô lại cười:

– Anh lại đa nghi nữa rồi. Đừng đa nghi như Tào Tháo sẽ hỏng việc hết giám đốc ạ.

– Tôi không đa nghi đâu.

– Vậy thì anh nên tin tưởng vào ngày mai chứ.

Nói chuyện với cô ta xem ra còn mệt hơn đi uống rượu, vậy là anh quay gót bỏ đi, Kỳ Anh nhìn theo ái ngại. Vú Hạnh rón rén đi lên:

– Kỳ Anh à, sao vú lo cho con quá. Con liều lĩnh làm chi vậy.

Kỳ Anh ôm vai vú nũng nịu:

– Con chỉ muốn giúp bà chủ một chuyến thôi.

– Dường như bà chủ cũng rất tin tường ở con đó.

Kỳ Anh cố trấn an bà:

– Vú an tâm đi, con sẽ cố gắng hết sức mình.

Vú Hạnh vẫn chưa hết lo:

– Sang bên đó, bất đồng tiếng nói, con làm sao mà hiểu được?

Kỳ Anh cười hì hì:

– Thì con ra dấu cho họ hiểu.

Vú Hạnh nạt cô:

– Con đó, lúc nào cũng đùa được, vú lo muốn chết nè.

Cô vội trấn an:

– Vú an tâm đi, bên cạnh con còn có anh Sơn mà.

Nghe nhắc đến Sơn, vú hỏi:

– Nói thiệt cho vú biết đi. Con và Sơn đã có chuyện gì rồi?

Kỳ Anh tròn mắt nhìn vú hỏi:

– Vú hỏi con vậy là sao? Con không hiểu gì cả.

– Vú hỏi, con không được chối đó. Có phải hai đứa yêu nhau rồi không?

Kỳ Anh kêu to:

– Ôi vú, sao vú hỏi kỳ thế?

– Có gì đâu mà kỳ, trai chưa vợ gái chưa chồng, đây là chuyện bình thường thôi mà.

Kỳ Anh mắc cỡ đỏ mặt:

– Tụi con không có gì cả đâu vú ạ!

– Không có gì mà kẻ xướng người họa nhịp nhàng vậy sao?

Chu môi, Kỳ Anh nói:

– Con chỉ muốn giúp cho bà chủ qua chuyện này thôi.

Bà lo sợ:

– Chuyện này không phải đùa đâu nghe con.

Cô cằn nhằn:

– Vú không tin con sao?

– Vú tin con, nhưng mà vú sợ.

– Vú sợ gì?

– Sợ con không vượt qua nổi đó.

Ngả đầu lên vai bà, Kỳ Anh trấn an bà:

– Vú an tâm đi, chuyến này nhất định con sẽ làm được.

Vú Hạnh lại nói:

– Cậu Sơn cũng là người tốt, mồ côi cha mẹ mà nên người như vậy thật hiếm thấy. Ai gặp cậu ấy sẽ được may mắn.

Kỳ Anh xua tay:

– Vú nói chuyện ấy với con làm gì?

– Để con biết mà cân nhắc.

Kỳ Anh đứng lên, cô sửa lại áo quần cho ngay ngắn rồi nói:

– Tóm lại, con và anh Sơn không có gì đâu vú ạ!

Bà dọa:

– Cứ bảo là không có gì, mai mốt đừng kêu réo vú này nọ.

Kỳ Anh cười hì hì, rồi nói đùa:

– Vú sợ làm chủ hôn cho con đó hả?

Bà xua tay:

– Thôi, tôi không làm đâu.

Kỳ Anh rời xa bà bằng tiếng cười giòn:

– Vú phải làm thôi!

Rồi đi như chạy về phòng mình, vú Hạnh lẩm bẩm:

– Chẳng biết có nên trò trống gì không đây.

Nếu nó và Sơn yêu nhau thì cũng tốt. Nhưng bấy lâu bà vẫn mong mỏi Gia Lâm sửa đổi tánh tình dể hai đứa hiểu nhau. Vậy mà, bà chợt thở dài ...

Từ Hàn Quốc, Sơn gọi điện về báo tin cho bà Quế:

– Alô! Dì có khỏe không?

Bà Quế mừng rỡ.

– Dì khỏe. Công việc thế nào rồi vậy con?

Sơn vội nói:

– Dì an tâm, mọi việc tốt lành. Kỳ Anh giỏi lắm dì ạ!

– Thật sao?

– Cô ấy nói tiếng Hàn Quốc sành sỏi cho nên ký hợp đồng tiếp cũng dễ dàng.

Bà Quế lo lắng hỏi:

– Tiền hàng các con đã làm xong hết chưa?

– Con đã gửi chuyển khoản cả rồi, mọi chuyện đều ổn cả.

Bà Quế thở dài nhẹ nhõm:

– Vậy là thành công rồi, Kỳ Anh giỏi thật.

Gia Lâm nãy giờ ngồi nghe, anh vẫn tỏ ý không tin:

– Chắc là Sơn muốn thổi phồng vấn đề lên thôi mẹ ạ!

Bà nhìn con trai, khuyên:

– Con đó, lúc nào cũng nhìn người ta qua bề ngoài mà đánh giá thì không nên đâu.

Gia Lâm vẫn giữ ý mình:

– Chuyến này là do công ty chúng ta đã ký hợp đồng trước rồi. Có kết quả tốt cũng là điều đương nhiên mà thôi.

– Con đó, lúc nào cũng có cái nhìn không tốt về Kỳ Anh cả.

Gia Lâm chối:

– Con không ghét bỏ gì cô ấy cả. Nhưng mẹ thấy đó, con không thể nào tin cô ta làm được việc.

Bà Quế xua tay:

– Thì thôi, hãy chờ chúng nó về rồi hẳn nói, mẹ đi nghỉ đây.

Cảm thấy đói bụng, Gia Lâm quay vào tìm vú:

– Vú ơi, có gì ăn không? Con xót ruột quá!

Vú Hạnh gật đầu:

– Còn, con ăn thì để vú hâm nóng lại cho.

Gia Lâm ngồi xuống bàn, anh gợi chuyện:

– Không có Kỳ Anh ở nhà chắc là vú mệt lắm?

Vú Hạnh tươi cười:

– Cũng không có gì mệt cả, vú chỉ lo mình nấu không hợp khẩu vị của con và bà chủ thôi.

Anh làm ra vẻ dễ dãi:

– Ăn sao cũng được mà vú.

– Ý đâu có được, mấy hôm nay vú thấy con và bà chủ ăn ít đi đó chứ.

Gia Lâm cười trấn an:

– Chắc vì áp lực công việc chứ không phải vì thức ăn không ngon.

Vú cười hiền lành:

– Thấy con vui vẻ trở lại, vú thật mừng hết sức vậy.

Anh chợt hỏi:

– Bộ con xấu tính lắm hả vú?

– Bậy nà, ai nói như thế, con là người đẹp trai giàu tính nhân ái, biết thương người nữa đó.

Gia Lâm ngừng nhai:

– Vậy chứ ai cũng bảo con là cộc cằn, thô lổ, đôi lúc còn tàn nhẫn nữa đó.

– Họ hiểu lầm con mà thôi. Khi hiểu ra, họ sẽ nhìn con khác đi. Vú sẽ bênh vực cho con.

Gia Lâm cười buồn:

– Chỉ có vú là nói con như vậy thôi hà. Dường như ai cũng ghét con cả.

– Làm gì có, chắc tại con tự nghĩ vậy thôi.

Gia Lâm chợt hỏi:

– Vú có hay gì chưa?

Vú Hạnh lắc đầu:

– Vú có biết đâu.

– Sơn vừa gọi điện về.

Vú Hạnh lo lắng:

– Tụi nó nói sao vậy con. Vú lo quá.

– Mọi chuyện đã thành công.

Vú Hạnh thở phào:

– Cám ơn trời Phật đã giúp tụi nó thành công. Vậy là vú an tâm rồi.

Thấy vú Hạnh mừng như vậy, Gia Lâm cũng hiểu được tình cảm của bà dành cho Kỳ Anh:

– Chỉ hai ngày nữa là cô ấy về với vú mà.

Vú Hạnh hỏi đùa:

– Vậy còn con, con không mong nó quay về đây sớm để còn gây lộn sao?

Gia Lâm bật cười:

– Kìa vú, vú lại trêu con nữa. Thật ra, con đâu có muốn. Tại Kỳ Anh cứ cố tình trêu tức con mà thôi.

Vú Hạnh bật cười:

– Ai mà dám trêu tức con chứ? Mà thôi đi Gia Lâm ạ, vú nuôi con từ nhỏ nên biết mà, con nên quên chuyện cũ mà làm lại từ đầu. Con còn trẻ tuổi mà.

Gia Lâm biết là vú o lắng cho mình nên nói:

– Vâng, con biết rồi vú! Thôi con lên phòng đây.

Gia Lâm đi rồi, vú Hạnh thở phào nhẹ nhõm, cầu mong mọi chuyện xảy ra êm xuôi.

Bà Quế đi xuống, vú Hạnh liền hỏi:

– Bà chưa ngủ sao?

Bà Quế cười nhẹ:

– Tôi khó ngủ quá, xuống nói chuyện với bà chơi.

Vú Hạnh lấy ghế cho bà:

– Cố dỗ giấc ngủ, nếu không thì bệnh đấy.

Bà Quế nhìn người bạn già rồi hỏi:

– Chị có thấy nhớ Kỳ Anh không vậy?

Vú Hạnh nói thật lòng:

– Tất nhiên là tôi nhớ chứ, có nó hủ hỉ cũng đỡ buồn. Vắng nó, tôi thấy thiếu thiếu cái gì đó.

– Nếu nó đi lấy chồng hoặc xin nghỉ ở đây thì sao?

Vú Hạnh thở dài:

– Có lẽ mình cũng bằng lòng với hoàn cảnh mà thôi.

Bà Quế cũng tỏ rõ lòng mình:

– Nghĩ đến đó, tôi cũng cảm thấy buồn lắm chị ạ! Có cách gì để giữ nó ở lại không?

Vú Hạnh ngạc nhiên:

– Có cách gì đâu chứ. Trừ việc nó làm dâu ở đây.

Bà Quế cười buồn:

– Tôi cũng cầu cho nó và Sơn nảy sinh tình cảm. Dù gì thì nó cũng sẽ ở đây thôi.

Vú Hạnh cảm thấy câu nói ấy có gì đó xót xa:

– Điều ấy tôi cũng có hỏi tới. Nhưng Kỳ Anh nó nói là nó chỉ xem anh Sơn như một là người anh trai của nó mà thôi.

Bà Quế ngớ ra:

– Thế không phải tụi nó đã phải lòng nhau sao chị?

Vú Hạnh xua tay:

– Chuyện này tôi cũng không rành đâu. Nhưng dường như hai đứa rất tâm đầu ý hợp đấy.

Bà Quế buông tiếng thở dài:

– Cũng cầu mong cho chúng nó tình trong như đã nhưng ngoài còn e, tôi sẽ vun đắp cho chúng.

Vú Hạnh vui ra mặt:

– Tốt, Kỳ Anh sẽ có nơi nương tựa vững chắc, không còn sợ bơ vơ nữa. Bà thật tốt đó.

Bà Quế từ chối:

– Tốt đâu chẳng thấy chỉ thấy toàn là chuyện bất hạnh thôi.

Biết bà lại nói chuyện dâu, con, cháu, nên bà Hạnh nói tránh:

– Mai mốt con đàn cháu đống mặc sức mà ẵm bồng.

– Tôi chờ chắc chắn là phải dài cổ ra mất.

Vú Hạnh bật cười:

– Tôi nghĩ sắp đến rồi đó, bà cũng đừng bận tâm làm gì.

Bà Quế thở than:

– Gia Lâm bây giờ đâu thể nói đến chuyện vợ con với nó được.

– Từ từ rồi thời gian sẽ giúp cậu ấy quên dần chuyện quá khứ để làm lại từ đầu thôi.

– Chờ đến chừng nào đây chứ? Có lẽ tôi bồng ẵm con của Sơn trước thôi.

Vú Hạnh động viên:

– Con nào cũng con, cháu nào cũng cháu, miễn nó làm cho mình vui là được rồi.

Bà Quế rủ rê:

– Ngày mai, tôi với chị đến shop quần áo để mua nhé.

Vú Hạnh từ chối:

– Sao không chờ Kỳ Anh về rồi hãy đi luôn. Con nhỏ vậy chứ có mắt tinh đời lắm.

Bà Quế chép miệng, tiếc nuối:

– Phải chi đứa con gái của tôi còn, chắc là cũng trạc tuổi Kỳ Anh bây giờ hả chị?

Vú Hạnh gật gù:

– Có lẽ là như vậy.

Đêm đã khuya, vú Hạnh nhắc nhở bà chủ:

– Thôi, bà hãy đi nghỉ, cũng khuya lắm rồi đó.

Bà Quế cảm thấy đêm nay bà có thể mất ngủ:

– Khó ngủ quá.

Vú Hạnh khuyên:

– Bà uống ly sữa sẽ dễ ngủ hơn.

Bà Quế đồng ý:

– Vậy cũng được.

Vú Hạnh pha cho bà ly sữa, uống xong bà dặn vú Hạnh:

– Chị cũng cố dỗ giấc ngủ đi, kẻo lại bệnh đó.

Vú Hạnh gật gù, rồi quay gót:

– Bà ngủ ngon!

– Ngủ ngon!

Suốt buổi đi chơi, ông Phong cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ. Bà vợ yêu quý của ông cứ líu lo bên anh tài xế trẻ mãi, ông chợt nhớ lời cảnh báo của người bạn nào đó qua thư chát. Ông hậm hực gọi bà lại ngay:

– Liên, Liên à!

Bà Liên rời chỗ đứng với Minh, chạy lại:

– Gì thế anh?

Ông lừ mắt nhìn vợ:

– Ở đó có gì mà em cứ ngắm hoài thế?

Vì mải vui và rất hạnh phúc bên Minh mà bà quên đi ông chồng già ngồi trên xe, nên chống chế nói:

– Thì cảnh đẹp anh không thích ngắm, nên em nhờ Minh đưa đi ngắm với em thôi. Anh sao vậy?

Ông hậm hực:

– Em vừa phải thôi, ý là có anh ở đây đó.

Bà Liên biết ông đang nghi ngờ mình, nên phụng phịu nói:

– Anh nghĩ bậy cho em nữa rồi phải không? Em thật bất hạnh mới lấy chồng già, cưng chiều đâu không thấy mà chỉ thấy ghen tuông bậy bạ làm xấu hổ chết đi được.

Ông nhăn nhó:

– Anh chỉ mới nói có thế thôi, em làm gì mà đông đổng lên vậy?

Liên lắc đầu lia lịa:

– Em không biết, em muốn về thôi.

Ông Phong hỏi:

– Sao thế? Đòi đi ra đây chơi, chưa chi đã đòi về.

Cô phùng má:

– Vậy chứ ở lại đây làm gì? Ra đây để bị nhốt trong xe thế này đây hả? Về thôi!

Ông Phong ôm eo của bà dỗ dành một cách ngọt ngào:

– Thôi thì em muốn làm gì đó thì làm đi, anh chờ.

Bà vờ giận dỗi:

– Hết hứng để vui chơi rồi, không thèm đi nữa.

– Thôi mà cưng, đừng giận mà.

Bà Liên chì chiết:

– Đến giờ này mà anh vẫn chưa chịu tin em sao? Nếu có tình ý với Minh thì em rủ anh theo làm gì, em chỉ thích Minh vì cậu ấy trung thực, thật thà mà thôi.

Còn chuyện tình cảm hả, cậu ấy không có cửa đâu.

Nghe bà ta nói vậy, ông Phong trong lòng không còn nghi ngại điều gì cả, ông xua tay:

– Em ra ngoài chơi đi, đói thì bảo cậu Minh đưa về ăn nhé!

Bà Liên còn làm mình làm mẩy với ông một hồi nữa rồi mới chịu xuống xe:

– Anh nên xuống xe đi dạo một chút cho thư giãn.

Ông Phong nói, giọng lười biếng:

– Thôi đi, anh muốn ngủ một chút, em đi chơi nhớ về sớm sớm đó.

Bà ta cười tươi tắn:

– Em biết rồi mà.

Bà trườn mình qua người ông, hôn một cái thật kêu:

– Anh đáng yêu lắm, chờ em đi chơi một chút.

Ông dặn với theo:

– Nói Minh cẩn thận đó, em cũng thế nhé!

– Vâng!

Bà Liên đi như chạy đi tìm Minh. Đi chơi với lão già thật là mất hứng đó.

Minh ngồi trầm tư mắt hướng về phía núi, bà Liên đi nhè nhẹ lại gần rồi đưa tay bịt mắt anh:

– Đố anh là ai?

Minh nói đùa:

– Là ma!

Bà Liên kêu lên thật to:

– Ôi, anh dám nói em là ma sao hả? Ma này, ma này.

Minh đưa hai tay lên đầu hàng:

– Tôi thua, thua rồi đó.

Bà Liên vờ như té để người bà đè lên người của Minh:

– Ối ...

Và bà lập tức khóa miệng anh bằng bờ môi khép kín của bà. Hai người cuộn tròn với nhau như chơi trò cuốn chiếu vậy. Thời gian với họ như ngừng đông lại, hai trái tim hòa cùng nhịp thở. Minh chợt hiểu ra điều gì đó nên vội đẩy bà ra, hổn hển nói:

– Dừng lại đi là vừa, đừng làm quá coi chừng đổ bể hết đấy.

Bà Liên như vẫn còn nuối tiếc giây phút thần tiên ấy, nên vẫn còn ngồi trong lòng anh:

– Làm gì mà nhát như thỏ vậy?

Minh lắc đầu bảo:

– Em nên nhớ là ngoài xe vẫn còn có ông Phong.

– Ông ta ngủ rồi.

Minh ngồi dậy sửa lại áo quần, anh nói như nhắc nhở cô:

– Đừng để mọi chuyện đổ bể ra sớm quá không nên.

Bà Liên chợt hỏi:

– Chuyện mua nhà, anh làm thủ tục tới đâu rồi?

Minh lắc đầu:

– Vẫn chưa xong đâu.

– Sao lâu vậy anh?

Minh vuốt lưng áo bà:

– Mua nhà chứ đâu phải mua con gà, con vịt mà mau được.

Bà xua tay:

– Có tiền trong tay rồi, xem căn nhà nào ưng ý thì “bụp” thôi.

Minh gật đầu đồng tình:

– Thì đúng là như vậy đó, nhưng vừa tìm căn nhà vừa ý thì giấy tờ chưa đầy đủ, hoặc là trong gia đình có người không đồng ý. Nói chung là lằng nhằng mãi thôi.

– Sao nghe anh nới cái gì cũng nghe khó khăn cả?

Minh nói như thách thức:

– Nếu vậy thì em nên tìm giúp đi, tôi bó tay rồi.

Bà Liên chu môi:

– Nếu vậy thì cũng được, nếu dọ giá được em sẽ điện cho anh.

Minh đứng lên:

– Vậy thì tốt rồi, ta về thôi.

Đi sau lưng anh, Liên phàn nàn:

– Đi chơi chẳng vui tí nào cả.

– Nơi này là em chọn mà.

– Thì đúng là em chọn, ý em nói đến lão già ấy cơ.

Minh chỉnh lại:

– Em mới kỳ đó, có ông ta thì mới có mình, sao em chẳng nhớ ơn người ta gì cả vậy.

Bà Liên càng thêm tức:

– Có ông ấy càng thêm phiền.

Minh căn dặn:

– Thôi im đi, đến xe rồi kìa. Em mà cằn nhằn một hồi sẽ trời long đất lở luôn đó.

Vừa tới tầm mắt của ông Phong, đôi guốc cao gót của Liên nó dở chứng gãy đôi, cô té lăn cù xuống đất. Ông Phong mở cửa xe phóng xuống, ông trách Minh không tiếc lời:

– Cậu sao vậy, thấy bà chủ té mà không đỡ lấy!

Minh xua tay, nói rất lạnh lùng:

– Tôi không dám.

Ông Phong nổi giận:

– Cậu nói vậy, chẳng lẽ thấy vợ tôi bị chết chìm cậu cũng không cứu hay sao?

– Vâng!

– Hả?

– Không, không, tôi không vớt, nhưng tôi sẽ chạy đi kêu ông.

Ông Phong trừng mắt nhìn Minh:

– Cậu gọi tôi làm gì?

– Để vớt bà lên.

Miệng ông Phong méo xệch:

– Vậy thì còn đâu là vợ tôi, mắc dịch sao cậu không nhảy xuống cứu vợ tôi?

Minh đáp tỉnh:

– Nhảy xuống dưới là tôi phải bế bà lên, rủi ông ghen nói bậy rồi đập tôi què giò thì sao?

Ông Phong hậm hực:

– Cậu mà để vợ tôi chết thì tôi giết luôn cậu đó.

Minh lè lưỡi:

– Dạ, tôi không dám đâu.

Ông Phong dìu vợ lên xe rồi hỏi:

– Em có đau ở đâu không?

Bà Liên nũng nịu:

– Sao hỏi kỳ thế? Té vậy mà không đau được à?

Ông Phong ra lệnh cho tài xế Minh hướng thành phố trực chỉ.

Bà Liên nhăn nhó:

– Về luôn, không ghé ăn sao?

Ông Phong do dự:

– Em đói à?

Bà đưa tay vò vò bụng:

– Anh xem đi, nó xẹp lép như con tép vậy đó.

Ông dỗ dành:

– Thôi được trên đường em muốn ăn gì ở đâu bảo tài xế ghé lại.

Minh nhắc nhở:

– Thức ăn mang theo còn nhiều lắm mà, sao không lấy ra ăn?

Ông Phong sực nhớ nên nói:

– Đúng rồi, vậy mà quên mất.

Liên nhăn nhó kiếm chuyện:

– Bụng em nó xấu lắm, ăn đồ nguội là sẽ có vấn đề đó.

Ông Phong đành nói với Minh:

– Thôi, xem chỗ nào đó ghé ăn đi, kẻo bà đói bụng đó.

Liên ra hiệu cho Minh chạy tiếp theo con đường quốc lộ. Lâu lâu vẽ lão già này một phen cho ra trò mới được. Lão vốn nổi tiếng là keo kiệt mà. Vào tay Liên này rồi, núi cũng lở chứ đừng có nói giàu thế này.

Mọi người vui mừng chúc tụng sự thành công của Kỳ Anh. Còn Gia lâm thì vẫn thản nhiên, anh cho đó là một chuyện bình thường không có gì đáng nói cả. Nhìn thấy thái độ của anh, Sơn vỗ vai hỏi:

– Em thấy anh không được vui.

Gia Lâm cười nhạt:

– Có gì đáng vui đâu.

Sơn nhìn sững vào anh:

– Công ty vừa ký được liên tiếp mấy cái hợp đồng lớn vậy mà anh cho là không có gì đáng nói hết sao?

– Điều đó dễ hiểu thôi mà, nó rất là bình thường, ai cũng có thể làm được cả.

Sơn lắc đầu tỏ ý bất bình:

– Anh thay đổi nhiều quá, từ cử chỉ đến tình cảm của mình.

Gia Lâm mai mỉa:

– Chẳng phải cậu đang vui đó sao? Thôi, vào vui với mọi người đi, cậu hãy mặc tôi.

Sơn cảm thấy khó hiểu người anh này, ngoài mặt thì luôn chống đối, gay gắt với Kỳ Anh còn bên trong tình cảm của anh như thế nào chứ? Kỳ Anh nhìn thấy vắng cả hai người, nên vội bước ra để tìm. Thấy hai người cô liền lên tiếng:

– Sao tự nhiên anh ra đây vậy Sơn? Có điều gì không vui à?

Sơn gượng cười:

– Có gì đâu em, anh muốn ra đây là để thay đổi không khí một chút thôi.

Cô nói với Sơn:

– Chuyện mấy hợp đồng đó em giao lại cho anh, em trở về với nhiệm vụ của mình.

Sơn ngăn lại:

– Sao em lại nói vậy. Anh thấy em rất có năng lực làm việc mà. Hãy vào công ty giúp anh và anh Gia Lâm đi!

Kỳ Anh cười buồn:

– Em có làm được trò trống gì đâu, đó chẳng qua là em gặp may mắn mà thôi.

Sơn nhìn cô:

– Em quên là trong lúc làm việc, em đã hẹn hò với người ta rồi à?

– Thì có, nhưng em tin anh sẽ có lý do cho em vắng mặt chính đáng, đúng không?

Sơn nhìn Kỳ Anh, hôm nay anh mới chợt nhận ra Kỳ Anh là một cô gái đẹp dịu dàng, có duyên, tài ăn nói luôn thu hút mọi người.

– Làm ơn thì hãy làm ơn cho trót đi em.

Kỳ Anh vẫn từ chối:

– Làm việc với bầu không khí nặng nề, và rồi với lòng ganh tị, ngờ vực nhau, em làm không được đâu anh ạ!

Sơn hiểu ý cô, nhưng lại hỏi ý kiến của Gia Lâm:

– Anh thấy sao Gia Lâm?

Nghe hỏi đến mình, Gia Lâm lại hỏi ngược lại:

– Thấy mà thấy gì đây?

– Anh thấy có cần mời Kỳ Anh về công ty làm việc không?

Gia Lâm hơi nhếch môi cười:

– Cái đó tùy em đi, anh không có ý kiến.

Sơn lắc đầu tỏ ý khó chịu:

– Anh là giám đốc mà sao cứ đẩy đùn cho em vậy chứ? Anh quyết định thẳng thắn xem nào.

Gia Lâm miễn cưỡng nói:

– Nếu em thấy cô ta có tài thì cứ nhận vào chứ có gì mà phải đắn đo. Với lại em nên hỏi ý kiến mẹ xem sao?

Kỳ Anh giận lắm, cô nói thẳng với Sơn:

– Nói thật, làm việc chung với một giám đốc như anh ta, tôi không có hứng thú đâu.

Nói rồi cô bỏ vào trong. Sơn gãi đầu nhăn nhó:

– Anh à, anh không thể nói lời nào với cô ta cho dễ nghe được hay sao?

– Bộ anh nói vậy là khó nghe lắm sao? Em chỉ anh nói như thế nào để vừa lòng cô ấy đi.

Sơn thở dài:

– Nếu hận con gái mà anh trút giận lên đầu những người sau này, như vậy anh không thấy oan uổng sao? Kỳ Anh cô ấy đâu có tội gì?

Gia Lâm tức điên lên vì câu nói ấy của Sơn:

– Em nói sai lệch đi đâu vậy chứ. Làm gì có chuyện anh trút giận lên cô ta.

– Không có mà anh luôn chống đối và phủ nhận tất cả. Và còn luôn dè bỉu người ta.

– Em chỉ trích anh đó à?

– Em không dám, nhưng anh cũng nên xem xét lại mình đi.

– Cậu ...

Hôm ấy, quay về nhà, Kỳ Anh vô cùng sửng sốt khi thấy căn phòng của anh gọn gàng ngăn nắp, sắp xếp một cách khoa học nữa. Cô ngạc nhiên kêu lên:

– Ôi, căn phòng hôm nay đẹp quá, chắc là bà chủ hoặc vú Hạnh làm thay mình đây?

Cũng vừa lúc Gia Lâm xuất hiện, anh lên tiếng rất lạnh lùng:

– Cô lên đây có chuyện gì?

Kỳ Anh không ngờ anh ta lại hỏi mình một câu hết sức là vô duyên như thế.

Cô mím môi, cố nén giận mà nói:

– Tôi định lên dọn phòng giúp anh, nhưng phòng đã được dọn trước, vậy tôi xin phép.

Cô vừa quay đi thì bị anh gọi giật lại:

– Đứng đó!

– Gì cơ?

– Tôi bảo cô đứng đó.

Kỳ Anh ngơ ngác:

– Còn chuyện gì nữa chứ?

Gia Lâm nhìn cô trân trân:

– Bộ mặt tôi đáng ghét lắm sao?

– Sao anh hỏi vậy?

– Thì cô vừa thấy tôi là đã muốn lẩn tránh rồi.

Cô phản ứng ngay:

– Bộ anh thấy vậy à?

Gia Lâm nhìn thấy thái độ ngạo mạn của cô, nên càng thêm hậm hực:

– Cô quá xem thường tôi đó.

Cô lắc đầu bảo:

– Anh nói chuyện tôi nghe lạ quá. Tôi là người ở là con hầu, thì làm sao dám xem thường anh, có chăng là tự anh nghĩ ra thôi.

Gia Lâm đột ngột hỏi:

– Đi công tác vui lắm hả?

Cô tròn mắt nhìn anh, rồi đáp:

– Tất nhiên là có vui và có buồn.

– Nghĩa là sao?

Kỳ Anh không muốn nói cũng phải nói:

– Vui là vì mình được quan hệ với thế giới rộng bên ngoài, còn buồn là thấy mình còn quá hạn hẹp sự hiểu biết so với người ta.

– Thì ra cô buồn về chuyện ấy.

Cô nghĩ một lát rồi nói:

– Xa nhà, tôi nhớ bà Quế và vú Hạnh ghê lắm.

– Có thật không? Hay bên đó vui quá rồi quên mất mọi người.

Cô đủ thông minh để hiểu câu nói bóng gió của anh:

– Đi với anh Sơn, anh ấy luôn chăm sóc tôi chu đáo lo lắng đủ điều. Tôi không thấy cô đơn buồn tẻ như như ở nhà đâu.

Anh cười chua chát:

– Cô muốn nói là ở nhà có tôi luôn quát tháo với cô chứ gì?

– Cái đó là do anh nói đó nha, tôi không dám nghĩ đâu.

Tự nhiên Gia Lâm thay đổi đột ngột, anh nói với cô:

– Tôi muốn mời cô ly nước, cô nghĩ sao?

Kỳ Anh rất đỗi ngạc nhiên, cô nhìn anh trân trân:

– Anh mời tôi đi uống nước với anh sao?

Nhìn thái độ ngạc nhiên đến ngơ ngác của cô, Gia Lâm liền hỏi với giọng khẩn trương:

– Sao, cô ngại đi với tôi à?

– Không, tôi nhận lời mời của anh, tôi cảm thấy quá bất ngờ đó thôi. Vì ...

– Vì sao?

– Vì lâu nay anh đâu có ưa tôi. Vả lại, đi với tôi anh không sợ xấu hổ à?

Câu hỏi của cô làm cho Gia Lâm hơi khó nghĩ. Vậy là từ bấy lâu nay cô cho rằng mình là người phân biệt sang hèn đó sao?

– Sao cô lại nói vậy?

– Thái độ và hành động của anh bấy lâu cho tôi thấy điều đó. Và tôi tin rằng mình nhận xét không hề sai.

Ngước nhìn cô, anh hỏi:

– Vậy cô luôn cho những suy nghĩ của cô là đúng sao?

– Có thể nói là chính xác.

– Vậy cô từ chối lời mời của tôi.

Cô bảo:

– Mời thì tôi không đi đâu, mà ngược lại anh yêu cầu hoặc là ra lệnh thì tôi đi.

Gia Lâm lắc đầu:

– Ngược lại, tôi thấy cô càng lúc càng khó hiểu đó.

– Vậy sao?

Gia Lâm hỏi lại:

– Thế cô có cùng đi với tôi không?

– Tất nhiên là tôi đi rồi. Giám đốc mời nhân viên, hoặc là cậu chủ mời người ở cũng vậy thôi.

Câu nói mai mỉa mà cô nói ra khiến cho Gia Lâm không giận mà còn cảm thấy thú vị hơn.

Hai người đi tản bộ trên đường. Hai người giữ im lặng và khoảng cách nhất định. Gia Lâm bỗng dừng lại:

– Cô không muốn đi cùng tôi như thế này à?

Kỳ Anh ngơ ngác:

– Sao anh hỏi tôi như thế?

– Nếu không, sao cô chẳng nói gì hết vậy?

Cô cười tủm tỉm, hỏi lại:

– Thế còn anh thì sao? Tôi không đáng để anh nói chuyện hay là anh ngại ngùng điều chi?

Gia Lâm chẳng hiểu sao khi đứng trước cô, những ý nghĩ, những lời nói dường như bay đi đâu mất cả.

– Ta vào quán nước đi nhé?

Kỳ Anh gật gù:

– Nếu anh ngại đi thế này thì vào quán nước cũng được.

Anh nói:

– Ta vào quán này nhé?

Kỳ Anh mỉm cười:

– Tùy anh thôi!

Ngoan vậy sao? Mà Gia Lâm chợt thấy ở cô có một cái gì đó rất giản đơn, không cầu kì hoa lá như những cô gái khác:

– Cô uống gì?

Cô lại cười:

– Anh gọi gì, tôi uống nấy.

– Tôi gọi cà phê không đường.

Cô cười hóm hỉnh:

– Thì tôi vẫn uống, có sao đâu. Đã bảo anh gọi gì, tôi uống nấy rồi kia mà.

Gia Lâm ngạc nhiên:

– Cô không sợ đắng sao?

Cô rùn vai:

– Tôi luôn gặp điều đắng cay cho nên có lẽ quen rồi.

– Dường như cô trách tôi?

Cô vội chối:

– Làm sao tôi dám.

Gia Lâm nhìn cô:

– Cô ghét tôi lắm phải không?

Cô lắc đầu:

– Tại sao tôi phải ghét anh chứ? Tôi không ghét ai bừa bãi vậy đâu. Và cũng không cảm thấy buồn khi ai xúc phạm mình.

Gia Lâm cảm thấy Kỳ Anh có điểm gì đó rất là lạ, nếu là những cô gái khác hoặc là bỏ đi hoặc là cố tình moi tiền của anh rồi.

– Cô có tài vậy sao chẳng tìm việc làm nào khác tốt hơn?

Uống ngụm cà phê đắng, Kỳ Anh lắc đầu bảo:

– Tôi mà có tài gì đâu chứ. Anh đừng có chế nhạo tôi vậy nha!

– Vậy những lời Sơn nói thì sao? Chẳng lẽ nó nói dối?

– Có lẽ là vậy đó.

Ngước lên nhìn cô Gia Lâm hỏi:

– Tuần sau bên Hàn Quốc người ta sang, cô có vào tiếp không?

Kỳ Anh khiêm tốn nói:

– Nếu anh cần thì tôi đi, còn như anh sợ gặp trở ngại khi có mặt tôi thì thôi cũng được.

Anh nhìn cô, khó hiểu:

– Sao cô lại nói thế? Tôi có nhã ý thật mà.

– Thì tôi cũng phân hai vậy đó, tôi sợ anh lại nổi giận rồi tống cổ tôi ra ngoài bất tử lắm. Lúc đó chắc tôi độn thổ quá!

Gia Lâm bật cười, đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy anh cười như vậy. Cô hơi nghiêng người nhìn anh một cách chăm chú. Thấy vậy, anh hỏi:

– Sao cô nhìn tôi dữ thế?

Cô cười tủm tỉm:

– Lâu quá tôi mới thấy anh cười to đến như vậy. Anh cười trông cũng đẹp lắm đó.

Gia Lâm cảm thấy luôn bất ngờ với những câu nói của cô:

– Bộ tôi ngầu lắm sao vậy?

Cô cười:

– Anh lại mặt hình sự, ai trông mà không thấy sợ chứ?

– Cô cũng thế à?

– Tất nhiên, vì tôi lúc nào cũng là bệ phóng để anh buông tên mà.

Anh lại cười:

– Cô có nói quá không đó.

– Bộ tôi nói sai sao?

Gia Lâm ngập ngừng:

– Có lẽ cô nói đúng.

– Tôi không ép đâu đó.

Nói chuyện, tâm sự với cô, anh cảm thấy rất dễ gần gũi, vậy mà bấy lâu nay anh không khám phá ra được. Bây giờ liệu có trễ lắm không?

– Nếu tôi muốn cô làm trợ ly cho tôi cô thấy sao?

Ngó đăm đăm vào anh, Kỳ Anh ngạc nhiên hỏi:

– Anh nói vậy là sao? Tôi sẽ giúp anh được gì chứ?

– Tôi thấy có đó.

Cô cười:

– Tôi chỉ sợ làm cho anh bực thêm thì có.

Hơi nghiêng người nhìn cô, Gia Lâm nói:

– Tôi rất tin vào sự nhận xét của Sơn, và cách nhìn của mình.

Cô kêu lên:

– Ôi, anh có chủ quan không đó? Tôi sợ mình không giúp gì được cho anh đâu!

Gia Lâm lại nhìn cô không chớp mắt, anh đưa ra nhận xét:

– Bên Hàn Quốc người ta vừa gọi điện sang công ty tìm cô đó.

– Họ tìm tôi ư?

– Phải!

Cô cười:

– Anh đùa thôi.

– Đùa chết liền đó.

Kỳ Anh từ chối:

– Chắc là tôi không thể gặp họ. Anh nên tìm người khác thay vào đó đi.

– Tại sao thế?

– Trước đây tôi hứa chỉ giúp bà chủ một lần thôi.

Gia Lâm lắc đầu:

– Nhưng bây giờ anh cần em, cần lắm Kỳ Anh ạ!

Cô lạ lẫm nhìn anh:

– Anh vừa nói gì thế?

Gia Lâm cầm lấy bàn tay của cô, giọng thật tha thiết:

– Anh rất cần có em, Kỳ Anh ạ?

Bàn tay cô run lên trong tay anh:

– Tôi ...

Cô rút tay nhanh về:

– Tôi xin lỗi!

Thái độ của cô làm cho Gia Lâm bối rối:

– Tôi ... tôi xin lỗi!

Sợ anh bị chấn động, hụt hẫng nên Kỳ Anh mỉm cười:

– Không, anh không có lỗi gì cả, có lẽ do bất ngờ quá nên tôi chưa chuẩn bị tinh thần đó thôi.

Anh hấp tấp nói:

– Thế cô không giận tôi chứ?

Cô cười, nhẹ nhàng nói:

– Làm sao tôi giận anh được. Đó là chuyện thường thôi mà, chúng ta là người ở cùng một nhà mà.

Gia Lâm như vẫn còn ngại ngùng về thái độ của mình:

– Tôi thành thật xin lỗi!

– Đã bảo là không có gì rồi mà, lúc trước anh đuổi tôi như đuổi tà tôi còn không thèm giận mà.

Lời nói của cô càng làm cho anh thêm xấu hổ. Đúng, cô là một cô gái tốt thật. Anh định nói gì đó với cô, nhưng điện thoại của anh có tín hiệu. Nhìn số điện, anh chỉ nhíu mày rồi tắt máy, thấy lạ cô hỏi:

– Sao anh không nghe điện thoại?

Anh cười:

– Không cần đâu!

Cô cười. Thấy lạ, anh hỏi:

– Cô cười gì?

– Lần đầu tiên tôi thấy anh lười nghe điện thoại đến như vậy.

Gia Lâm giải thích:

– Vì tôi không muốn ai quấy rầy cuộc nói chuyện giữa chúng ta.

Kỳ Anh nhận xét:

– Có lúc tôi thấy anh dữ dằn tôi rất sợ, có lúc tôi lại thấy anh thật là hiền.

– Thế em thích điểm nào ở tôi?

Kỳ Anh chợt nhận ra sự thay đổi cách xưng hô của anh lần thứ ba rồi, cô cười cười:

– Dường như tôi thích cả hai!

Gia Lâm bật cười:

– Thích hết mà được sao?

– Tất nhiên rồi? Vì với anh, hai lĩnh vực ấy đều đáng yêu cả.

Anh nhìn cô đăm đăm:

– Em ...

Đưa tay ngăn, cô nói:

– Anh đừng hiểu lầm ý của tôi.

Rồi anh thì thầm:

– Chẳng lẽ em không thể tha lỗi cho anh sao Kỳ Anh?

Nghe anh nói thế, tim cô cũng đang rộn ràng lên niềm vui khó tả. Nhưng cô gắng kềm lại:

– Anh có lỗi gì đâu chứ!

– Đã làm em khổ bấy lâu.

Cô cười:

– Đó là đúng chứ đâu có sai. Em là người ở còn anh là ...

Anh đưa tay bịt miệng cô:

– Đừng làm anh đau lòng nữa mà Kỳ Anh, anh xin em đó.

Kỳ Anh cũng nghe con tim mình đập rộn rã, thôi thúc điều gì đó không thể nói được.

Gia Lâm siết mạnh tay cô trong tay mình. Kỳ Anh để yên tay mình trong tay anh, họ lặng nhìn nhau trong âu yếm yêu thương. Có lẽ họ đã tìm được tình yêu sau bao ngày ngụp lặn trong đầy dẫy yêu và hận.