Chương 1

- Ê, nhỏ Tuyết Hạnh, mai chờ mình đến rồi đi học luôn nha.

Loan ù nheo mắt, nói theo Hạnh trước khi rẻ vào nhà.

- Được, nhưng nhớ chừa phần kem Vinamike cho ta đó nha.

Dũng vừa ở phía sau trờ tới, hứng lấy câu trả lời bằng một giọng nhẹ nhàng như con gái:

- Kem Phú Lâm chịu không?

Hạnh bật cười, lắc đầu:

- Dứt khoát là không, bổn cô nương xuất ngôn như phá thạch.

Dũng rụt vai, vờ sợ hãi:

- Ghê quá, Dũng cứ tưởng đây là một nữ hiệp mới tái xuất giang hồ chứ không là cô giáo tương lai Tuyết Hạnh đâu à.

Trên đường về, ngẫm nghĩ lại những câu nói vui của các bạn Hạnh thấy cuộc đời sinh viên của mình cũng hay haỵ Dẫu gì ông Nhàn, ba nàng cũng rất mong một trong ba cô con gái của ông, có một người nối nghiệp ông. Và ông cho rằng Tuyết Hạnh là người thích hợp hơn cả.

Nhè nhẹ dắt xe vào nhà, chợt Hạnh nghe tiếng “rầm” cùng với tiếng nói gắt gỏng:

- Tôi còn sống ở đây mà bà tưởng tôi đã chết rồi hay sao, dám buôn bán gây nên nông nỗi này, bây giờ phải biết tính làm sao đây?

Giọng mẹ nàng, bà Nhàn nghẹn ngào:

- Tôi bị người ta giựt hụi, nếu không đâu có tệ hại như bây giờ.

- Rồi bà tính sao nếu người ta kéo tới đây đòi nợ, bà biết rằng từ xưa đến giờ tôi rất trọng chữ tín, trọng danh dự. Bà định phá hoại hết hay sao?

Tuyết Hạnh nghe giọng đầy nước mắt của bà Nhàn:

- Tôi xin lỗi ông, nhưng giờ phút này mong ông hãy ủng hộ tôi.

Ông Nhàn nạt lớn:

- Ủng hộ gì, bà muốn tôi ủng hộ để rồi bán luôn căn nhà này bà mới vừa lòng hay sao?

Hạnh không còn nghe gì nữa ngoài tiếng khóc của mẹ. Bà bán vải ngoài chợ, một gian hàng khiêm tốn. Lương thầy giáo của ông Nhàn không có là bao, chủ yếu là cả nhà sống nhờ vào bàn tay tần tảo của bà Nhàn. Nhiều lúc Hạnh nghe ba rầy mẹ rất oan, nhưng bà không một lời oán trách ông. Suốt bao nhiêu năm chung sống. Hạnh hiểu là mẹ mình đã hy sinh rất nhiều. Từ lúc bà từ bỏ sự giàu sang của gia đình mà chung sống với ông Nhàn, một thầy giáo nghèo nhưng rất mẫu mực.

Ngày hôm sau, khi đi học về, nàng nhận ra một mảnh giấy ở ngay trên bàn học phòng mình.

- Giấy gì đây?

Hạnh nhận ra đó là những giòng chữ quen thuộc của mẹ.

“Tuyết Hạnh, con!

Mẹ có việc cần phải đi xa một thời gian. Con ở nhà ráng học, lo giữ gìn sức khỏe. Hãy chăm sóc ba giùm mẹ.

Bắt buộc lắm mẹ mới có thể rời xa mái ấm của mẹ. Sau này lớn lên chút nữa, con sẽ biết nhiều hơn.

Mẹ của con”

Nước mắt Hạnh chảy ròng ròng. Trước mặt mẹ, nàng vẫn là đứa trẻ. Dường như bà bận rộn quá đến mức không hay là nàng đã trưởng thành, đã hiểu phần nào sự hy sinh của mẹ.

Suốt những năm cắp sách đến trường Hạnh không thiếu bất cứ thứ gì. Ba chị em nàng Thanh Anh, Tường Vân nữa, đều là con cưng của mẹ. Bà có thể thiếu thốn, nhưng chị em nàng thì không. Cho đến ngày hai chị nàng lập gia đình, Hạnh trở thành con cưng số một.

Vậy mà giờ đây nàng phải xa mẹ, căn nhà bỗng chốc trở nên trống vắng lạ thường.

Trưa hôm đó, Hạnh nấu cơm và dọn sẵn:

- Con mời ba ăn cơm.

Ông Nhàn nhận ra đôi mắt sưng húp của con gái:

- Con đã đọc thư của mẹ rồi phải không?

Hạnh cúi đầu, nghe cay cay ở mũi.

- Dạ.

Ông Nhàn thở dài:

- Thôi con ăn cơm trước đi ba chưa đói.

Thấy ông Nhàn định quay lưng, Hạnh:

- Ba, con muốn biết mẹ đi đâu hả ba?

Ông Nhàn cau mày, vẻ không bằng lòng:

- Con nên tập trung học hành, chuyện của ba mẹ con không nên bận tâm.

Hạnh chỉ biết tiu nghỉu quay đi. Vậy đó ông Nhàn cha nàng luôn nghiêm khắc như vậy đó, có lẽ nghề nghiệp ảnh hưởng nhiều đến tính cách của ông.

Ăn cơm một mình không thấy ngon, Hạnh nuốt đưọc một chén rồi dọn dẹp. Trước bàn học nàng ngồi thừ ra.

- Làm gì ngồi buồn vậy dì út?

Hạnh nhìn ra thấy hai vợ chồng Minh, Tường Vân về đến.

- Ủa, anh chị hai mới về hả?

Quay sang Tường Vân, Hạnh hỏi:

- Chị không đi làm sao?

- Chiều nay chị xin nghỉ, ủa ba đâu rồi Hạnh?

- Ba mệt, đang nghỉ ở trong phòng, có chuyện gì quan trọng mà chị xin nghỉ vậy?

Minh ngồi gác chân lên ghế salon, giọng sang sảng:

- Thôi vậy mình về Tường Vân.

Hạnh nhìn chị, nói nhỏ:

- Chẳng lẽ chị đến đây chỉ vì bấy nhiêu chuyện ấy thôi sao? Chị nên vào thăm ba một chút.

Khi hai chị em vào đến phòng thì thấy ông Nhàn đang nửa nằm nửa ngồi ở mép giưòng, mặt tái xanh, một cánh tay giơ ra cố chồm tới phía bàn gần đó, Hạnh hốt hoảng kêu:

- Ba sao vậy ba?

Tường Vân đã hiểu mọi chuyện cô vội vã mở hộc bàn lấy chia thuốc trợ tim nhỏ vào miện ông Nhàn.

Ông Nhàn thở gấp, thều thào:

- Ba….mệt….quá!

- Đưa ba đến bệnh viện liền – Hạnh nói và chuẩn bị thật nhanh.

Khi ngồi lên xe cấp cứu, lòng Hạnh rối như tơ vò. Chỉ có mấy ngày mà gia đình cô xảy ra bao nhiêu điều rắc rối. Nhìn cha thiêm thiếp nàng lo sợ quá. Ông Nhàn là trụ cột trong gia đình, suốt mấy chục năm qua, bằng nghề “gõ đầu trẻ” khiêm tốn của mình, ông đã chở che, giữ cho gia đình được bình an, vui vẻ. Tuy cha cô nghiêm khắc, nhưng Hạnh hiểu rằng ông đã dành tất cả tình cảm của mình cho vợ và các con. Ông một lòng với vợ và hết mực dạy dỗ con cái nên người.

Sau khi được khám và tiêm thuốc, sắc mặt của ông Nhàn trông khá hơn một chút, bác sĩ căn dặn:

- Lát nữa cho ông uống số thuốc này và để ông ấy nghỉ ngơi.

Hạnh lo lắng:

- Ba tôi có sao không hở bác sĩ?

- Không trầm trọng lắm, nhưng đừng để ông ấy xúc động nhiều.

- Cám ơn bác sĩ.

Ngồi cạnh cho cha ngủ. Hạnh nghe buồn vô hạn. Mẹ đi, ba bệnh nằm ở đây. Lúc đưa ông Nhàn vào có cả Tường Vân và Minh, nhưng sau khi biết ông Nhàn không có gì nguy hiểm, họ đã bỏ về lúc nào Hạnh cũng không hay biết.

Thế đó, Tường Vân là chị cả. Thuở còn đi học, Vân chăm chỉ từ việc học đến việc nhà, yêu thương ba mẹ. Thế nhưng từ ngày lấy chồng, chị không quan tâm mấy đến gia đình, có về phần lớn là để hỏi tiền ba mẹ. Vân yêu và chiều chồng hết mực, cô dành cả mọi ưu đãi cho Minh. Vậy mà anh ta sống rất vô trách nhiệm thích chơi hơn làm.

Suy nghĩ một lúc thầy đau đầu, Hạnh tựa lưng vào ghế, ngủ gà gật.

Không biết ngủ được bao lâu mà Hạnh chợt có cảm giác là lạ, như đang có ai đó đang chăm chú nhìn nàng.

Hạnh mở mắt, chạm ngay vào cái nhìn của một người đàn ông.

Anh ta cất giọng từ tốn:

- Xin lỗi, tôi có làm phiền đến giấc ngủ của cô không?

Hạnh lắc đầu, ánh mắt sau giấc ngủ hãy còn ngơ ngác như nai:

- Dạ không, nhưng tại sao anh lại ở đây?

Chàng trai mỉm cười:

- Tôi đi thăm bệnh.

Bây giờ Hạnh mới có dịp quan sát anh tạ Một thanh niên cao lớn, ăn mặc giản dị trong chiếc quần Jean xanh và áo carô màu xanh trang nhã. Trông thái độ, anh ta cũng không kém phần lịch sự, có vẻ là một công chức. Nhưng tại sao anh ta lại đến ngay phòng bệnh của ba nàng. Chẳng lẽ hai người đã quen nhau. Hạnh không nén được tò mò.

- Nhưng anh thăm ai.

Dường như nhận ra câu nói của Hạnh hơi ngớ ngẩn, anh ta bật cười khẽ chỉ vào ông Nhàn:

- Thăm thầy giáo của tôi.

Trong khi Hạnh chưa biết ngạc nghiên thì ông Nhàn trở mình thức giấc. Ông nhìn người khác rồi gượng ngồi dậy nói:

- Có phải em là Trường đó không, cậu học sinh lớp 12B Phan Bội Châu.

Chàng thanh niên bước lại gần thầy giáo, vẻ xúc động:

- Thưa thầy, con mừng vì đã lâu lắm rồi mà thầy vẫn nhớ con.

- Sao em lại biết thầy ở đây?

- Tình cờ con đến thăm một người bạn, ngang đây con nhìn thấy thầy.

Và Trường đưa mắt nhìn Hạnh, cái nhìn Hạnh chưa hiểu hết ý nghĩ của nó. Trường nói tiếp:

- Con nghe bác sĩ bảo thầy bệnh tim nhưng nên cẩn thận một chút sẽ ngăn ngừa được nguy hiểm.

Ông Nhàn thở dài:

- Thầy biết bệnh của mình mà, chẳng qua mấy hôm vừa rồi thầy làm việc quá sức đó thôi.

- Bây giờ thầy dạy ở đâu?

- Cách nhà thầy không xa lắm. Còn em, lúc này em làm nghề gi hả Trường?

- Em làm ở một công ty xuất khẩu.

- Cuộc sống có khá không?

- Cũng tạm được, thưa thầy.

- Có vợ con gì chưa Trường?

Trường chợt nhìn sang Hạnh, nụ cười như dành cho nàng:

- Dạ chưa, sự nghiệp còn tay trắng mà thầy.

Thấy ba mình và Trường có ý tâm tình, Hạnh ra phòng vệ sinh rửa mặt. Sau đó nàng mua nước ngọt cho khác và mua ly sữa nóng cho ông Nhàn.

Trường nhìn nàng:

- Cứ lo cho thầy được rồi, không cần thiết phải bày vẽ như thế này.

Đến bây giờ mới nhận ra mình chưa giới thiệu cho hai người trẻ biết nhau, ông Nhàn nói:

- Trường à, đây là Hạnh, con gái út của thầy.

- Là Hạnh? – Trường ngạc nhiên kêu lên.

Ông Nhàn nhìn người học trò cũ, thắc mắc:

- Sao hả?

- Con cứ ngỡ đây là Tường Vân hoặc Thanh Anh, không ngờ bé Hạnh bây giờ lớn đến như vậy.

Ý nghĩ Trường biết nàng từ thuở còn bé làm Hạnh động lòng hiếu kỳ. Nàng nhỏ nhẹ hỏi:

- Sao anh Trường? Hạnh ngày xưa thật khác bây giờ phải không?

Trường cười:

- Phải nói là một trời một vực.

Ròi không hiểu sao. Trường lại tủm tỉm:

- Hạnh như cô bé lọ lem đã lột xác vậy.

Có mặt ông Nhàn mà Trường tự nhiên như vậy Hạnh cảm thấy khó chịu. Nàng lảng chuyện, nói với ba:

- Con đi làm thủ tục đưa ba về há ba?

Ông Nhàn gật đầu, Trường hỏi:

- Đó là ý kiến của bác sĩ phải không thầy?

- Ừ, họ hẹn thầy ba giờ chiều nay sẽ khám lại, cho thuốc rôi ra viện. À, khi nào rảnh, con hãy đến nhà thầy chơi. Con còn nhớ không?

- Giờ thì đường phố thay đổi nhiều quá chắc con không tìm ra nhà thầy đâu. Thầy hãy ghi cho con địa chỉ đi, hôm nào con sẽ đến thăm thầy sau.

Đưa ông Nhàn về nhà được một lúc, trong khi ông nghỉ ngơi trong phòng thì Hạnh buộc phải tiếp một người đàn bà lạ. Bà ta mặc chiếc áo soa bông, mày được tỉa tốt rất kỹ. Nghĩ đây là bạn bè cùng buôn bán với mẹ, Hạnh lễ phép:

- Dạ, mời bà vào nhà.

Bà ta không nói gì, theo Hạnh vào phòng khác và trong khi Hạnh rót nước bà ta cứ đảo mắt khắp nhà quan sát:

- Bà Nhàn đâu rồi?

- Dạ mẹ tôi không có nhà, mời bà uống nước.

Người đàn bà lạnh lùng nói:

- Vậy bà ta ở đâu?

Hạnh lắc đầu:

- Tôi không biết.

Bà ta trừng mắt nhìn Hạnh:

- Cô nói gì lạ vậy, cô là con gái bà Nhàn. Ở chung nhà, nếu cô không biết mẹ cô đi đâu thì ai biết đây?

- Tôi thật không biết, mẹ tôi có chuyện buồn nên đã đột ngột bỏ đi.

Người đàn bà cười gằn rồi đứng dậy:

- Chuyện buồn gì, bà ta thiếu nợ thì có. Mẹ cô đang nợ tôi một số tiền lớn, cô hãy báo lại với bà ấy phải thanh toán cho tôi ngaỵ Nếu không tôi sẽ không dể yên việc này đâu.

Đã bước đi, người đàn bà chợt quay phắt lại:

- Nhắn với bả tên tôi là Tú. Tú mập đấy. Nó không dễ dàng bị người ta chơi xỏ đâu.

Tuyết Hạnh lặng người. Có lẽ nào gia đình nàng lại tai tiếng như vậy sao? Nàng phải làm gì trước cảnh rối ren này, mẹ bỏ đi, ba bệnh. Hai chị gái cô cũng như không, bạn bè? Có ai gíúp được nàng trong lúc này đâu?

Hôm sau, ông Nhàn cương quyết đi dạy học chứ không muốn ở nhà. Khi Hạnh đi học về thì chỉ mỗi mình nàng lủi thủi ăn cơm.

Có tiếng chuông cửa, Hạnh chạy ra trước mặt nàng là một cô gái khoảng ba mươi tuổi.

- Chị tìm ai vậy? – Hạnh nhỏ nhẹ hỏi.

Người con gái mặc đồ bó sát người, cô ta cao ráo đầy đặn như người mẫu. Hạnh vốn tự hào mình có thân hình đẹp nhất trong đám bạn, giờ trước cô gái này, Hạnh thầm soi lại mình.

Cô gái chẳng thèm nở một nụ cười trả lễ:

- Bà Nhàn đâu rồi?

Trẻ nhưng quá xấc xược. Hạnh cảm thấy bực dọc:

- Xin lỗi, chị đến không đúng lúc. Bà Nhàn vắng nhà lâu rồi, chị cần gì hãy nhắn lại cho tôi.

Mũi chân phải nhịp nhịp xuống sàn xi măng với một vẻ thách thức, cô gái cười mỉa:

- Trốn thì nói đại trốn đi, còn bày đặt nói vắng nhà, vắng nhà. Nói cho cô biết nghen. Đúng một tuần sau, nếu bà Nhàn không đến giải quyết nợ nần, tụi tôi sẽ phát đơn kiện ra tòa án đó. Hãy báo cho bà ta chuẩn bị đi.

Cảm thấy nói thế vẫn chưa đủ, cô gái để vô thêm:

- Còn nữa, số tiền bả vay ở ngân hàng gần cả trăm triệu, cô hãy mau mau lo bán nhà đi. Nếu không thì nhà nước sẽ không bỏ qua đâu.

Nghe nói đến chuyện vay ngân hàng Hạnh không khỏi lo sợ. Sao bà Nhàn không nói về chuyện này. Giờ nếu mọi chuyện lở dở nàng biết phải tính sao đây?

Nghĩ vậy, Hạnh nhỏ nhẹ nói:

- Mẹ tôi thiếu chị bao nhiêu?

Cô gái nhìn xoáy vào Hạnh:

- Cô có tiền trả à?

Không kềm lại được, Hạnh bực tức nói:

- Tôi hỏi chị đàng hoàng, nếu chị có thiện ý cùng chúng tôi giải quyết nên nói rõ ràng. Còn nếu không, chị cứ đi tìm mẹ tôi rồi hai người tự bàn bạc với nhau.

Cô gái chúm miệng, kêu lên một tiếng thích thú mai mỉa:

- Chà! Không ngờ trẻ tuổi như cô mà cũng nói năng như thế. Đúng là hổ phụ sinh hổ tử. Ngang ngược và tự tin y như nhau.

Hạnh nghe nóng mặt. Nhưng cô kịp nghĩ lại. Dù gì mẹ cô cũng đang mắc nợ người ta.

- Nếu chị thấy không còn gì để nói với tôi thì thôi. - Hạnh nói.

- Sao lại không, cô hãy nói cho bả biết là tôi – Phương Trinh có đến tìm đòi nợ. Thời hạn cho bả tôi đã nói rồi. Và tôi sẽ không để yên cho bả nếu như bả có ý quỵt nợ tôi và nhiều người khác.

Nói xong, Phương Trinh còn lườm Hạnh một cái rồi vung chiếc túi xách lên, ngoe nguẩy bước ra ngoài.

Khách về, Hạnh ngồi phịch xuống ghế. Không ngờ bà Nhàn lại mang nợ nhiều đến thế. Nàng phải tìm xem bà thực sự thiếu bao nhiêu mới được. Nghĩ vậy, Hạnh bật dậy định bước về chiếc tủ, nơi chứa những giấy tờ quan trọng của cả nhà.

Nhưng nàng sững lại:

- Ba.

Ông Nhàn đã đứng từ phía sau nàng tứ lúc nào. Không biết ông có nghe toàn bộ câu chuyện từ nãy giờ hay không?

Hạnh làm ra vẻ thản nhiên như không có gì:

- Sao ba không nằm nghỉ đi ba?

Ông Nhàn đến ngồi trên ghế salon, buồn bã nói:

- Ba đã nghe hết mọi chuyện rồi.

Sợ Ông Nhàn lo nghĩ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, Hạnh trấn an:

- Ba cứ để con bàn tính với các chị xem có cách giải quyết nào không.

Ông Nhàn cười buồn:

- Thân tụi nó còn lo chưa xong, nói chi lo cho người khác.

- Mẹ không có nhà, họ sẽ không làm gì được mình đâu ba.

Ông Nhàn nghiêm khắc nhìn con gái:

- Nhưng còn danh dự của ba nữa kia mà. Ba còn bao nhiêu học trò đang nhìn ba như tấm gương soi vậy. Mẹ con thật là…..

Ông buông lửng câu nói, chỉ thở dài. Thấy vậy, Hạnh an ủi:

- Ba à, việc đã xảy ra rồi, mình chỉ nên tìm cách giải quyết thôi ba.

Ngồi trầm ngâm một lúc, ông Nhàn nói:

- Có lẽ ba sẽ bán căn nhà này.

Hạnh sửng sốt kêu lên:

- Ba! Con không chịu đâu.

Vẻ đau đớn hiện rõ trên nét mặt của ông Nhàn:

- Con tưởng ba dễ chịu trước quyết định đó lắm hay sao? Căn nhà mình tuy không sang trọng nhưng đây là công sức cả đời mà ba mẹ đã chắt chiu dành dụm. Nó tồn tại và lớn lên cùng các con với bao nhiêu là niềm vui lẫn nỗi buồn. Nhưng không còn cách nào khác đâu. Ba đã nghĩ kỹ từ lúc mẹ con bỏ đi!

- Ba! Rồi mình sẽ ở đâu hả ba?

- Mình sẽ mua một căn nhà nhỏ hơn ở chung cự Tạm thời như vậy con ạ. Ba đã nhờ người bạn hỏi giá cả hết rồi.

- Vậy căn nhà này bán được bao nhiêu hở ba?

- Chắc không quá một trăm cây vàng con ạ. May mà ngày xưa ba mua được căn nhà nằm trong khu vực này.

Tưởng tượng ra lúc phải rời bỏ căn nhà thân yêu này, Hạnh bần thần mãi và cả ông Nhàn cũng vậy. Hạnh hiểu hơn cả nỗi buồn da diết của ông, hèn gì mà ông phát bệnh.

Suốt mấy ngày hôm đó Hạnh như người mất hồn. Giá như trời cho nàng trúng số để trả nợ cho mẹ, khi đó căn nhà không phải bán đi thì còn hạnh phúc nào hơn nữa. Thế mới biết, khi đang sung sướng người ta không bao giờ hiểu hết giá trị của hạnh phúc. Sau những ngày suy nghĩ cặn kẽ, Hạnh quyết định thôi học để đi tìm việc làm. Chuyện này, nàng giấu không để cho ông Nhàn biết. Hạnh đi gõ cửa một số nơi đang có nhu cầu cần người. Gần một tuần lễ nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Mớ học cao đẳng sư phạm khoa tiếng Anh có một năm, vốn kiến thức ít ỏi đó chưa đủ cho nàng xin được một việc làm có thu nhập tương đối để gíúp đỡ gia đình.

Đang lang thang ngoài phố buổi trưa hôn may, Hạnh gặp Bạch, cô bạn thân từ thời trung học.

- Ê nhỏ, làm gì mà lang thang dưới nắng thế này?

Lau những giọt mồ hôi lấm tấm. Hạnh cười:

- Ta có chút việc.

Bạch liếng thoắng kéo tay bạn:

- Vào quán uống nước đi, ta đang khát đây nè.

Cả hai vào một quán giải khát gần đó, Hạnh nhìn bạn:

- Mi đi đâu mà mấy tháng nay tao không thấy mặt mày gì hết?

- Đi làm chứ đi đâu.

Hạnh tròn mắt:

- Đi làm? Công nhân à?

- Kế toán.

Hạnh còn ngạc nhiên hơn:

- Nhưng có học hành gì đâu mà làm.

- Sao lại không, khóa cấp tốc chỉ có ba tháng. Sau đó vào công ty làm. Tối lại đi học thêm.

- Ừ há! Nhưng có lẽ mi quen biết trước ở chỗ công ty đó hả?

- Tao không quen nhưng anh hai tao quen. Đời này quen biết giúp ích cho mình nhiều lắm.

Nghĩ lại mình, Hạnh buồn xọ Thấy thái độ của bạn, Bạch tinh ý hỏi:

- Đang có việc gì lo lắng hở nhỏ?

Hạnh cười nhẹ:

- Nhỏ vẫn như trước, hay đoán trúng tâm trạng của người khác.

Bạch quậy đều ly nước cho bạn, nói:

- Kể hết cho tao nghe đi.

Thành thật kể lại mọi chuyện cho Bạch nghe, cuối cùng Hạnh nói:

- Tao đã quyết định nghỉ học đi tìm việc làm rồi. Nhưng không dễ dàng chút nào, nhất là đối với người đang cần tiền như tao.

Chợt Bạch vỗ nhẹ vào đùi bạn, nhớ ra:

- Ê! Nhưng cậu mi làm giám đốc xí nghiệp may mà, sao không đến đó.

Biết thế nào Bạch cũng hỏi như vậy, Hạnh trả lời:

- Mình không thích nhờ vả dù gia đình cậu rất khá. Hơn nữa ngày xưa giữa mẹ và cậu có chút xích mích. Mẹ đã chối bỏ sự giàu sang mà gầy dựng sự nghiệp bằng đôi tay của mình. Bây giờ tao cũng muốn như thế.

Bạch hầm hừ:

- Đời này phải dẹp bỏ mọi tự ái qua một bên, Hạnh à. Nếu không dễ gì có cách xoay sở trừ khi….

- Trừ khi thế nào?

- Tìm một chàng Việt Kiều nào hoặc một ông triệu phú góa vợ.

Hạnh nạt nhỏ:

- Nhỏ này điên quá, sao lại nghĩ như thế được.

- Đó là điều rất thực tế. Bộ mi tưởng mi bỏ học là giải pháp tốt hay sao. Với số nợ vài trăm triệu mi có thể trả bằng lương của mình à?

Nghe Bạch nói có lý, Hạnh chống tay lên cằm rầu rĩ.

Thấy bạn như vậy, Bạch thấy cũng thương nên an ủi:

- Mà thôi, việc cũng đã lỡ rồi. Mi đừng buồn, tới đâu hay tới đó. Nè uống nước đi!

Trò chuyện thêm mốt lúc, chợt Bạch reo lên:

- À quên nữa, tao có một người chị họ bán hàng ở shop tại sân bay Tân Sơn Nhất. Để tao hỏi chị ấy, nghe đâu chỉ cũng định tìm người phụ việc đó.

Hạnh hơi sững:

- Thật hả? Hay là tụi mình đi bây giờ đi Bạch. Hôm nay nhỏ có bận gì không?

- Được, tao nghỉ làm chiều nay mà.

Hai cô bạn cùng sóng bước vào cổng sân baỵ Có mấy lần đến đây tiễn đưa bạn bè, lòng Hạnh luôn bồi hồi xúc động. Nơi đây là nơi có nhiều nước mắt nhất trong thành phố. Người ta dường như ít quan tấm tới chung quanh, mục đích của họ phần lớn là để tiển biệt hay chào đón, niềm vui xen lẫn nỗi buồn.

Shop bán hàng nơi Mai, chị của Bạch làm cũng khá lớn. Mai là chủ, có hai nữ nhân viên đang giúp việc nhưng công chuyện vẫn rất bận rộn. Tuy niềm nở với em gái nhưng Mai vẫn lăng xăng phụ bán hàng. Và khác ở đây cũng đủ loại, phần lớn là người nước ngoài. Hạnh để ý, hai cô gái giúp việc nói tiếng Anh như lặt rau. Điều đó làm Hạnh e ngại. Vốn tiếng Anh của nàng quá ít.

Y như dự đoán của Hạnh, sau khi nghe Bạch trình bày mục đích đến đây, Mai nhìn Hạnh rồi nói:

- Chị cũng đang tìm thêm người làm. Em có ngoại hình đẹp, lại còn trẻ, rất thích hợp. Nhưng em học tiếng Anh đến đâu rồi?

Hạnh và Bạch nhìn nhau, Hạnh nói:

- Em chỉ mới học có một năm chương trình tiếng Anh tại trường Cao Đẳng Sư Phạm.

- Có giao tiếp được không?

- Dạ, em nghĩ là chưa?

Suy nghĩ một thoáng, Mai bảo:

- Thôi được, chị tạm tính như vầy, chị sẽ dành cho em một chỗ nhưng em phải gấp rút học thêm. Nhớ chọn các lớp chuyên dụng bán hàng. Chỉ cần ba tháng sau em có thể nhận việc được. Thường thì qua thời gian nói chuyện trực tiếp với khách nước ngoài, em sẽ có điều kiện trao dồi thêm.

Bạch lên tiếng:

- Chị, nó đang nghèo, không biết chị sẽ trả lương khoảng bao nhiêu.

Thấy bạn đặt vấn đề tiền bạc rõ ràng quá, Hạnh thấy ngại. Nhưng Mai thì thản nhiên đáp:

- Một trăm đô mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu em nào giới thiệu tốt, khách mua nhiều thì sẽ được thưởng thêm.

Bạch nheo mắt với Hạnh:

- Tao nghĩ không nơi nào tốt hơn ở đây đâu nhỏ.

Hạnh và Bạch ra về, từ lúc này Hạnh đã phác thảo kế hoạch trong đầu. Tối nàng học Anh văn, ban ngày nàng sẽ tìm việc làm gì đó. Nhưng làm sao nói cho ông Nhàn biết việc nàng đã nghỉ học rồi đây. Thật là rắc rối.

- Thưa ba con mới về, ba khỏe hả ba?

Tường Vân đang đi vào nhà, vẻ mệt mỏi:

- Ba khỏe, thằng Minh đâu sao con về có một mình hà.

- Ảnh đi Thủ Đức có chút chuyện rồi ba.

Tường Vân khẽ khàng ngồi xuống ghế. Ông Nhàn nhận ra vẻ hốc hác của con gái:

- Hình như con ốm đi nhiều phải không?

Vân gượng cười nói dối:

- Hổm rày công chuyện ở cơ quan nhiều quá, à con Hạnh đâu hả ba?

- Nó đi chợ rồi.

Ông Nhàn lại quan tâm nói:

- Lúc này vợ chống con sống ra sao và thằng Minh có tìm được công trình nào mới chưa?

Vân nén tiếng thở dài:

- Vẫn chưa ba à. Giờ nhiều thầu xây dựng cạnh tranh dữ quá.

- Mỗi ngày làm ăn một khó chứ sao con. Thằng Minh nếu không chí thú làm ăn thì coi chừng đánh mất cả tương lai đó. Còn con nữa, tụi bây lấy nhau đã mấy năm rồi phải có một đứa con để ràng buộc trách nhiệm với nhau.

Nghe đến đây, không nén được nữa, Vân than thở:

- Bây giờ chỉ có hai vợ chồng, ảnh còn nuôi không nổi. Mai mốt có con, chắc chỉ có mỗi mình con lọ Nghĩ đến đó, con chán lắm ba ơi.

- Thì chỉ có con mới lựa lời khuyên can nó được thôi, vợ chồng bảo nhau chứ con.

Hai cha con trò chuyện thêm một lúc thì Hạnh về đến. Cô bé reo lên:

- Chị Vân về đó hả, ra phụ em xách đồ vào nhà đi.

- Em làm gì mà mua lỉnh kỉnh vậy? - Vân vừa đứng lên, vừa hỏi.

- Đâu có gì nhiều, chỉ có rau thôi.

Vân phì cười:

- Vậy mà đùm đề như Việt kiều về nước vậy?

Hai chị em lui cui xuống bếp vừa làm vừa trò chuyện. Hạnh nhận ra đôi mắt chị sưng húp.

- Tường Vân, hôm qua chị khóc hả?

- Ồ không, chị thức khuya thôi.

- Bộ chị tưởng giấu em thật sao, anh Minh lại làm chị buồn à.

Vân cố chối:

- Đã bảo không có mà.

Hạnh bực tức nói:

- Cho dù chị không nói nhưng em cũng đoán ra được. Thấy chị mà em chán quá, em sẽ không bao giờ lấy chồng đâu.

- Chuyện của chị thì có liên quan gì việc lấy chồng của em. Con nhỏ này thật là ngây thợ Mỗi người một hoàn cảnh biết đâu sau này em hạnh phúc hơn chị?

Hạnh vặn vẹo:

- Vậy là chị thừa nhận chị không có hạnh phúc rồi.

Tường Vân ngẩn người một chút rồi nói:

- Thôi được, đúng là không che giấu được nhỏ em thông minh của chị.

Rồi Vân kể trưa hôm qua, khi đi ra chợ cùng một người bạn, Vân nhìn thấy Minh đang ngồi với một cô gái xa lạ Ở một quán cơm sang trọng. Cử chỉ của Minh rất tình tứ, y như ngày mà Minh và Vân mới yêu. Tối Minh về trễ, Vân vẫn im lặng. Nhưng anh ta không để cho Vân yên:

- Vụ tiền sao rồi, em chạy lo chưa?

- Chưa có mà, mẹ mắc nợ người ta, em đâu còn chỗ mượn.

Minh mai mỉa:

- Bè bạn em tốt lắm mà, tới lúc em khó khăn, họ làm lơ sao?

Đến đây thì Vân bắt đầu bực dọc:

- Họ đã cho em mượn bao nhiêu lần, chính anh là người biết rất rõ kia mà.

- Vậy sao lần này họ không cho?

Vân trừng mắt nhìn chồng:

- Bởi em là một người biết xấu hổ. Chỉ có hai vợ chồng, cả hai đều có việc làm chưa phải nuôi đứa con nào. Thế mà hàng tháng phải hỏi vay hết người bạn này tới người bạn khác, thử hỏi làm sao không biết thẹn với người ta.

Minh trơ tráo:

- Vậy sao không về nói bạ Mẹ trốn đi, thật ra ở nhà chẳng lẽ không còn một đồng nào. Chỉ có ba triệu bạc kia mà.

Máu Tường Vân như dồn tới cổ:

- Từ trước tới giờ anh đã xúi em bao nhiêu lần mượn mẹ rồi, chỉ có mượn chứ không bao giờ có trả. Anh không làm việc gì, lại ăn xài thoải mái như vậy làm sao gia đình em chịu nổi.

Minh bĩu môi:

- Làm sao không gánh nổi, ý em nói là anh là đồ ăn bám đó hả.

- Em không nói thế, như tự anh phải thấy là em đã không bỏ anh vào lúc anh khó khăn nhất.

Thừa hiểu là vợ mình không có gì sai cả, nhưng Minh cố kiếm cớ để gây sự.

- Nói nghe hay quá, giờ anh đang khó khăn nè, sao chẳng thấy em lo?

- Từ đây về sau em sẽ không bao giờ mượn tiền cho anh nữa đâu, anh không thấy em gầy xọp như thế nào sao?

Minh không nói gì, hầm hầm bỏ đi. Đêm đó, anh ta không về, Tường Vân khóc ròng. Cô tự nhận thời gian cô chỉ biết có chồng, gián tiếp góp phần không nhỏ trong việc làm ăn thất bại của bà Nhàn.

Nghe chuyện, Hạnh an ủi:

- Đừng buồn nữa chị Vân à, ngày xưa gia đình nội ngoại luôn cho rằng ba chị em mình là đồ vô tích sự, sẽ chẳng làm ăn được gì. Em nghĩ mình sẽ làm thay đổi quan niệm của họ. Ráng phấn đấu lên chị ạ, mình còn phải trả nợ cho mẹ nữa.

Vân ôm vai em gái:

- Không ngờ chính út của chị lại vực chị dậy trong lúc này. Cám ơn em, út ạ, chị sẽ không mềm yếu nữa đâu.

Tuần lễ sau, Hạnh được nhận vào làm tiếp thị Ở một công ty liên doanh với nước ngoài. Số lương hàng tháng cũng khá, một trăm hai mươi độ Tường Vân giao cho nàng chiếc Chaly để làm chân. Hạnh đã dành cả buổi để thuyết phục ông Nhàn cho nàng đi làm kiếm tiền. Cuối cùng ông cũng hiểu là không thể thay đổi gì được nữa, nhưng ông buồn lắm. Hạnh chỉ còn cách an ủi ông mà thôi.

Giám đốc của Hạnh là một người ngoài năm mươi tuổi, ông Trần Nghị. Hạnh để ý thấy ông hao hao giống ba mình, có đôi mắt tuy nghiêm khắc nhưng lại hiền từ. Trái với ông Nghị, Khánh cậu con trai ông lại cao ngạo, lạnh lùng. Anh ta nói tiếng Anh thường xuyên với nhân viên. Điều đó làm Hạnh không thích chút nào.

Ngay ngày đầu tiên đến nhận việc, người đàn bà làm tạp vụ vô ý làm vỡ lọ hoa quí. Vẻ hoảng sợ của bà ta làm Hạnh thấy tội nghiệp. Ngay lúc ấy Khánh vào, anh ta đã lớn tiếng quát nạt. Bất bình quá, Hạnh lên tiếng:

- Chỉ có một lọ hoa thôi mà, anh làm gì la lối dữ vậy?

Khánh quay ngoắt lại nhìn Hạnh, mày anh ta cau lại:

- Cô là ai mà xen vào?

Hạnh im lặng, một cô gái đang ngồi gần đó lên tiếng:

- Nhân viên mới mà, ông chủ mới nhận.

Nghe thế, Khánh lạnh lùng:

- Không phải là việc của cô, đừng xen vào. Hãy đi làm việc đi!

Cô gái kéo tay ra dấu với Hạnh ngừng cuộc tranh cãi. Trước khi đi, Hạnh cố nói thêm một câu:

- Dì hai đây gần bằng tuổi cha mẹ của anh, có cần thiết phải quát mắng như vậy không?

Rồi Hạnh quay đi, trong phòng chỉ còn lại Khánh và người đàn bà tội nghiệp đang cố nhặt nhanh những mảnh pha lê vụn vỡ.

Còn Khánh, anh chàng đứng phỗng ra bực bội gõ mạnh gót giày rẽ vào phòng làm việc của mình.

Mấy hôm nay không thấy các con nợ đến quấy nhiễu nữa, Hạnh thấy yên tâm phần nào. Tuy nhiên, ông Nhàn và nàng vẫn đang ráo riết kêu bán nhà. Hôm qua đã có người đến coi và trả giá.

Trưa nay, khi đi làm về được một lát thì có chuông cửa. Hạnh mặc bộ áo quần ở nhà, tóc chưa kịp cột, nàng bới nhanh búi tóc rồi bước ra.

Cửa cổng mở, Hạnh ngẩn người. Trước mặt nàng là ông chủ con đáng ghét nơi công ty Hạnh đang làm việc.

- Sao, chẳng mời tôi vào nhà à?

Hạnh né người ra một bên, hỏi:

- Anh tìm ai vậy?

Khánh thản nhiên bước qua cổng rồi dừng lại, vẻ khiêu khích:

- Tôi nhớ rõ là chúng mình đã quen nhau rồi mà. Người quen gặp nhau không được sao?

Hạnh chưa tìm được câu trả lời thích đáng thì Khánh ung dung vào nhà. Tức quá. Ông Nhàn đi dạy vẫn chưa về, nếu không Hạnh tin chắc anh chàng kiêu ngạo này sẽ bị lên lớp một trận đích đáng.

Hạnh theo sau Khánh, thấy chàng tao vào ngồi chễm chệ trên ghế salon, nhịp nhịp chân như ông chủ. Thật phách lối! Hạnh rủa thầm, tại sao có những người như thế nhỉ.

- Tôi nghĩ chúng ta đâu có gì để nói với nhau – Hạnh lạnh lùng nói.

Khánh nhướng mắt:

- Tôi thì khác, tôi nghĩ ngược lại.

- Có gì anh cứ nói thẳng ra đi, lát nữa tôi còn phải nghỉ ngơi.

- Và chiều còn phải đến công ty nữa chứ gì? Thôi được, tôi được biết căn nhà này đang kêu bán phải không?

Không ngờ lại là chuyện đó. Hạnh hơi ngỡ ngàng. Còn Khánh thì nhịp chân, mắt không thôi quan sát nàng.

- Sao hả? Thông tin của tôi có sai không?

Vẻ kiêu ngạo của Khánh đã dẫn Hạnh tới một quyết định mà từ bây giờ nàng đang do dự. Khoanh tay trước ngực, Hạnh chẳng nhìn Khánh, giọng lạnh nhạt.

- Trước đây thì có, bây giờ thì không?

Im lặng một chút, Khánh bước đến bên cạnh nàng. Nói như từ trong tim Hạnh bước ra.

- Sao vậy? Giận tôi nên không bán nhà ư?

Hạnh quay phắt lại, chạm ngay vào vai Khánh, thì ra anh ta đứng sát bên nàng.

- Người không biết suy nghĩ như anh tôi giận làm gì chứ.

- Không biết suy nghĩ? - Khánh chỉ vào ngực mình – Tôi không ngờ cái đầu tôi lại trống rỗng như vậy, phen này phải đến bác sĩ thôi.

- Thì anh cứ việc đi! Bây giờ tôi bận lắm.

Rồi Hạnh định bỏ vào trong. Nhưng Khánh đã nhanh nhẹn kéo tay nàng lại. Sự đụng chạm bất ngờ làm Hạnh ngẩn ngợ Và hình như Khánh cũng thế, anh ta ngơ ngác nhìn xuống tay mình đang giữ cổ tay Hạnh, rồi lật đật buông ra. Trong giây phút bất ngờ đó, cả hai nhìn vào mắt nhau.

Tiếng chuông cửa đã giúp hai người thoát khỏi tâm trạng bàng hoàng.

Ông Nhàn đã về, người khác trong nhà đã thu hút sự quan tâm của ông.

- Ai vậy Hạnh?

- Dạ, anh ta….

Khánh nhanh nhẩu nói, giọng lễ phép lạ thường:

- Thưa bác, cháu đến đây để xem nhà.

Ông Nhàn niềm nở:

- Vậy hả, mời cậu ngồi. Hạnh à, pha nước chanh đi con.

Hạnh không nói được gì, đành quay vào trong. Nghĩ cứ ấm ức, hình như Hạnh chưa gặp người thanh niên nào có kiểu cách như Khánh. Có lẽ sự thành đạt quá sớm của Khánh đã làm anh ta tự mãn kiêu ngạo.

Ở ngoài, sau khi hỏi thăm giá cả, nghe ông Nhàn giới thiệu căn nhà xong. Khánh thăm dò:

- Bác sẽ rời nơi khác sống hở bác?

- Ừm.

- Hạnh đang làm việc ở thành phố này chẳng lẽ phải bỏ việc sao?

Ông Nhàn tinh ý hỏi ngược:

- Ủa, sao cậy biết con Hạnh đang đi làm?

- Hạnh làm chung với cháu ở công ty.

Nghe vậy, ông Nhàn tỏ vẻ cởi mở hơn:

- Thì ra là người quen. Cậu mua nhà cho cậu hay cho gia đình.

- Dạ, cho cháu.

- Vậy hả, được mấy con rồi.

Khánh tủm tỉm cười:

- Cháu chưa có vợ?

Ông Nhàn ngạc nhiên:

- Vậy sao mua nhà?

- Cháu muốn có một nơi ở riêng vậy mà.

Nhìn chàng trai trước mặt, ông Nhàn tấm tắc khen:

- Trẻ mà giỏi quá!

- Nhờ ba má cháu yểm trợ thôi bác ạ.

- Anh chị Ở nhà có làm gì không?

- Dạ cũng có buôn bán chút đỉnh, bác.

Sự khiêm tốn của Khánh làm ông Nhàn thích, ít khi nào thấy ông bỗng nhiên dễ tính như hôm naỵ Hạnh bưng nước lên mời và nhận thấy ngay vẻ tâm đắc của ba mình.

- Mời ba uống nước, mời anh Khánh uống nước.

Khánh quay nhìn nàng, mỉm cười:

- Cám ơn Hạnh.

Tự dưng lại tỏ ra lịch sự khác hẳn với thường ngày. Hạnh nghĩ vậy nhưng không nói gì. Nàng lẳng lặng bước vào trong nấu cơm. Bên ngoài ông Nhàn và Khánh lại tiếp tục câu chuyện.

- Cháu nghĩ vị trí căn nhà ở đây rất tốt, bác bán đi cũng uổng.

Rồi thấy ông Nhàn nhìn mình với vẻ ngạc nhiên, Khánh giải thích thêm:

- Vì thành thật nên cháu nói như vậy. Tất nhiên là cháu ưng ý căn nhà này nên mới hỏi mua nó.

Nghe Khánh giải thích cũng chấp nhận được, ông Nhàn thở dài:

- Bất đắc dĩ chúng tôi mới làm như vậy. Tiếc lắm chứ.

- Bác sẽ dọn ở đâu ạ?

- Một căn hộ Ở chung cư gần đây.

Khánh ái ngại nhìn ông Nhàn hổi lâu rồi nói:

- Cháu chưa cần xử dụng căn nhà này bác và Hạnh cứ từ từ dọn sang chỗ mơi cũng được.

- Nghĩa là….

- Nghĩ là cháu chấp nhận mua theo giá cả mà bác vừa nói, vài tháng sau cháu mới cần ở. Còn tiền thì cháu sẽ giao cho bác phân nửa, khi giấy tờ xong xuôi bác sẽ chồng số còn lại.

Ông Nhàn thở phào:

- Cháu tính toán thật là nhanh nhẹn. Bác hứa là sẽ ở tạm đây, trong vòng ba tháng, bác sẽ dọn đi nơi khác.

Với số tiền ứng trước của Khánh, ông Nhàn đã gọi bà Nhàn về lo tính toán trả bớt được một số nợ. Các con nợ đã ít đến nhà thôi thúc. Sự việc cũng tạm ổn, nhưng vấn đề là ở chỗ nàng với Khánh. Những hôm đến làm việc, nàng đã cố tình để không chạm mặt anh tạ Thế mà trời chẳng chiều người. Dường như Hạnh càng muốn tránh thì Khánh càng muốn kiếm cớ để phá phách nàng.

Không muốn mọi chuyện làm ảnh hưởng đến công việc ở công ty, Hạnh tảng lờ như không quan tâm đến chuyện gì cả.

Buổi trưa hôm đó, cả đám bạn cũ ở trường Cao Đẳng Sư Phạm kéo đến nhà Hạnh.

- Ôi! Chào các bạn, vào nhà đi!

Nhỏ Thúy nheo mắt nhận xét:

- Sao hôm nay thấy Hạnh dịu dàng lạ thường vậy các bạn?

Loan ù liếc sang Tiến Dũng, cười hì hì:

- Bởi vì trong phái đòan của chúng ta có thêm một nhân vật đặc biệt.

Các bạn trong lớp vẫn gán ghép Hạnh với Dũng, hai cô cậu học giỏi nhất nhì ở lớp.

- Con kia! Tao cho một cái kí đầu bây giờ.

Dũng cười cười nhìn Hạnh:

- Trở thành cán bộ, quên bọn này rồi phải không.

- Đâu dám, mình nhớ các bạn nhưng không dám đến trường kiếm, sợ làm phiền thôi vào nhà ngồi nghỉ chút nhé. Thúy hứ nhỏ?

- Đâu chỉ có nghĩ không, tao muốn báo cơm trưa nay, ba xuất thôi mà, cộng với chủ nhà là năm.

Hạnh bật cười:

- Chỉ sợ mi không nuốt nổi mấy món ăn ở nhà của tao thôi.

Cả bọn cười đùa thật vô tự Nhìn mọi người trong bộ đồng phục, tự nhiên Hạnh nghe buồn buồn. Thời cắp sách là lúc đẹp nhất thế mà nàng đành phải sớm từ giã nó.

Khi mấy nhỏ bạn phân công nhau làm bếp, Dũng đã tranh thủ thăm dò:

- Trước đây Hạnh thích làm cô giáo lắm mà, sao lại bỏ dở vậy?

- Cũng là bất đắc dĩ thôi Dũng ạ.

- Sao Hạnh không nói rõ, là bạn è biết đâu Dũng có thể giúp đỡ được.

- Nếu được, Hạnh đã gõ cửa nhà các bạn từ lâu rồi. Nhưng nay mọi việc đã tạm ổn rồi Dũng.

- Vậy sao Hạnh không xin trở lại học?

- Hạnh không hối tiếc về những việc Hạnh đã làm. Bây giờ đâu đã vào đó rồi, có quay trở lại cũng không kịp.

Dũng bóp nhẹ cọng rau muống Hạnh đang nhặt, giọng buồn buồn:

- Hạnh nghĩ học, lớp như trống vắng hẳn đi.

Hạnh biết Dũng có tình cảm với mình, nhưng nàng không muốn sớm sa chân vào mớ bòng bong ấy:

- Rồi sẽ quen dần thôi. Một tuần, rồi hai tuần, Dũng sẽ thấy bình thường trở lại.

- Nhưng đối với Dũng, chuyện ấy khó lằm. Từ xưa giờ, mình là người chậm thích nghi nhất trong gia đình.

Lúc ấy Loan ù mang xoong gạo vừa mới vo đi vào:

- Nè nè, hay là Dũng giúp Hạnh đi, ba Dũng làm giám đốc, giàu kếch sù luôn.

Hạnh và Dũng đều thấy ngại trước sự thẳng thừng của Loan.

- Thôi đi nhỏ, mình không dám nhờ vả ai đâu. Hơn nữa mọi việc đã ổn rồi mà.

Loan vừa cắm điện vào nồi cơm vừa chặc lưỡi hít hà:

- Phải chi mi nói cho Dũng biết sớm hơn, biết đâu.

Không muốn nói mãi về chuyện này, Hạnh lảng chuyện:

- Thúy ơi! Mang cá vào đây nè, nước đã sôi rồi đó.

Bên cạnh, Hạnh nghe tiếng thở dài của Dũng. Chợt Hạnh có ý nghĩ kỳ quặc phải chi Khánh có một ít sự trầm lặng của Dũng. Nhưng rồi nàng tự gạt bỏ ý nghĩ đó ngay:

- Mi điên rồi sao, anh ta là dân đi buôn bán. Miệng bằng miệng tay bằng tay, đâu có cái vẻ hiền lành học trò của Dũng.