Chương 1

Đông đưa mắt nhìn căn nhà lầu hai tầng. Anh giơ tay định nhấn chuông, nhưng tay vừa chạm cái nút màu đỏ, anh lại buông thõng. Lâu rồi, anh không đến căn nhà này. Nó là nhà của dì Út anh.

Dì Út không lấy chồng, một mình làm một mình ăn. Người ta thường ví "Cây khô không lộc, người độc không con". Anh không biết câu nói đó đúng với dì anh được bao nhiêu phần trăm? Nhưng gần chục năm nay, dì anh không xuất hiện trên thương trường, cũng chả thèm đến nhà chị em dòng họ. Một năm tháng, dì chỉ ra ngoài vào những ngày rằm, mồng một. Ngay cả việc về họp mặt anh chị em trong ngày giỗ ông bà ngoại của anh, dì Út cũng không đến nhà ai hết.

Gia đình ngoại anh có năm người con tất cả đều là con gái. Ngoại sanh được ''ngũ long công chúa", nên từ khi dì Út chào đời, ông bà làm ăn đều phát đạt, may mắn. Hồi trước, khi bà ngoại còn sống, dì Út anh vẫn rất vui vẻ và có phần dễ dãi nhất. Mỗi khi các chị cần vốn, dì đều giúp, rất chân tình. Đùng một cái, dì cấm cửa tất cả. Cho đến hôm nay, Đông nhận được thư của dì, nhắn anh về cho dì gặp. Trong thư dì còn viết "chắc nịch'':

''Cháu ra một mình thôi nhé! Dì không muốn gặp bất cứ đứa nào nữa".

Một lần nữa, Đông lại đưa tay, nhưng anh chưa nhấn nút chuông, đã nghe một giọng nói vang lên phía sau.

– Cậu là ai thế?

Đông nhìn người phụ nữ trạc tuổi mẹ anh, anh mỉm cười:

– Dì không nhận ra tôi à, dì Lợi? Tôi là cháu của dì Thảo.

Bà Lợi chớp mắt:

– Lâu không gặp, dễ bảy, tám năm nay rồi ... thanh niên các cậu thay đổi nhanh quá, tôi không nhận ra cũng phải. Cậu chờ tôi mỡ cổng.

Bà Lợi đặt chiếc giỏ nhựa đầy ắp rau củ xuống đất. Đông gợi chuyện:

– Dì đi chợ về à? Nhà đâu bao nhiêu người, dì mua chi nhiều dữ vậy?

Bà Lợi vừa kéo cổng vừa cười:

– Hai ngày, tôi mới phải đi cho một lần, cậu ạ. Cô chủ thích ăn rau quả, trái cây, nên lần nào ra chợ, tôi chỉ mua rau là chủ yếu.

– Dì cháu khỏe không dì?

Bà Lợi nhẹ giọng:

– Cô ấy vẫn bình thường, nhưng chỉ ở bên ngoài thôi. Cô mắc bệnh nan y, không sống được bao lâu nữa. Cô chủ nhắn cậu ra, chắc là có điều chi dặn dò.

Tính cổ xưa tay buồn vui thất thường, dạo này, cổ càng khó chịu hơn. Cậu ráng chịu đựng nghen, để cổ vui lòng. Đời người ngắn ngủi lắm, cậu ạ.

Nghe những lời nói chân tình của bà Lợi, Đông cảm nhận được tình cảm người phụ nữ giúp việc cho dì Út anh, dành cho bà rất sâu sắc, anh gật đầu:

– Cháu biết rồi.

Bà Lợi mở cửa phòng khách. Đông nhận ra căn phòng vẫn không hề thay đổi cách trang trí. Bộ xa lông bằng gỗ cẩm lai được chạm trổ khá tinh xảo. Chiếc tủ thờ, chính giữa đặt bức tượng Phật Bà Quan Âm, bên tay trái đặt bát nhang của ông bà ngoại Đông, bên tay phải là tượng. Mẫu mẹ. Dì út ăn chay một tháng tới ngày, dì khác hẳn mẹ của Đông.

– Cậu ngồi chờ, tôi lên thưa với cô chủ.

Bà Lợi dợm bước lên cầu thang. Liền ngay đó, Đông nghe tiếng bà Lợi thật nhẹ:

– Thưa cô Út, cậu Đông đến rồi.

Đông nhìn lên. Anh nhận ra dì Út của anh đang bước xuống cầu thang:

Anh vội vã đứng dậy.

Thưa dì Út, con mới đến.

Dì Út bình thản:

– Đến thì tốt! Dì Lợi, làm cho tôi ly nước cho cậu Đông nghen. Con uống nước gì Đông?

Dì Út vừa nói với bà Lợi, vừa hỏi Đông.

Đông từ tốn:

– Dạ, cho con ly nước lọc được rồi.

Dì Út vẫn không hề nở nụ cười, dù giọng dì rất dịu dàng:

Con đi đường xa, nên uống ly cam vắt hoặc nước dừa. Đừng sợ dì ở một mình rồi thiếu thốn.

Đông cười nhẹ:

– Không phải con nghĩ thế đâu dì. Tại con quen uống loại nước tinh khiết này mỗi khi đi xa.

Bà Lợi ngần ngừ:

– Vậy thưa cô ...

Dì Út khoát tay:

Thôi thì dì hãy lấy chai nước lọc trong tủ lạnh cho cậu Đông.

Bà Lợi nhanh chóng quay xuống nhà dưới. Dì Út ngồi xuống ghế, đối diện Đông.

Đông hỏi dì bằng giọng điềm đạm:

– Dì khỏe không? Con bận học, thời gian nghi rất ít, muốn ra thăm dì cũng không đủ thời gian.

Bà Út so vai:

Khách sáo làm gì con. Cứ nói thẳng là do dì độc đoán. Tự dì cấm mọi người đến với mình. Dì bị bệnh, mấy năm dì tách biệt bản thân khỏi gia đình, dì bắt đầu thấy mệt mỏi cô đơn. Nhưng mọi người ai cũng phải lo toan cho cuộc sống của mình, sẽ không ai còn thời gian quan tâm nhiều đến anh chị em, ngoại trừ khi đau ốm:

Bà nhìn Đông, chậm rãi thay cách nói chuyện:

– Con biết dì gọi con về làm gì không Đông?

Đông lắc đầu:

– Dạ, không. Nhưng đúng lúc con đang muốn ra thăm dì, thì nhận tin dì gọi, con đi đường vẫn cứ lo lắng, thẳc thỏm.

Bà Út hỏi:

– Cháu học xong chưa, Đông?

– Dạ, cháu vừa lấy xong bằng Thạc sĩ Kinh tế.

– Mỹ hay Úc?

– Dạ, thưa dì. Ở Mỹ ạ.

– Khá chứ?

– Dạ, cháu đậu loại ưu. Thủ khoa của trường Đại học cộng đồng Deanza, bang Cali- fornia.

Bà Út gật gật đầu vẻ hài lòng:

– Khá lắm! Coi như dì đã không lầm khi nằm một chỗ, dì vẫn chọn được cháu.

Đông ngơ ngác:

– Dì nói vậy là sao ạ?

Bà Út chầm chậm:

– Cháu uống nước đi!

Đông không khách sáo. Anh đón ly nước do bà Lợi đưa, uống một hơi dài:

Bà Út mím môi:

– Con dự tính gì cho tương lai chưa?

Đông như được khơi đúng nguồn:

– Dự tính của con thì khá nhiều từ lúc con còn bên Mỹ lận, dì ạ. Về nước cả tháng nay, con đã kịp lang thang khắp Sài Gòn, về Đồng Nai, đi Vũng Tàu ...

con biết mình phải làm gì để sống rồi.

– Con mở công ty à?

Đông trầm tĩnh:

– Dạ. Chính xác hơn là con muốn mở một Trung tâm thương mại - du lịch ở khu công nghiệp. Tương lai Long Thành - Đồng Nai mình sẽ trở thành thành phố công nghiệp nối liền hai tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, con đường cao tốc sẽ đi qua Thủ Thiêm ...

Bà Út ngắt lời Đông:

Dì hiểu con muốn gì rồi. Đó là một dự án hay, khả quan lắm!

Nhưng con không đủ vốn, dì ạ.

Bà Út nhìn xoáy vào Đông:

– Nếu dì giúp vốn, cháu sẽ thực hiện dự án của cháu chứ?

Đông mừng rỡ:

– Được dì giúp, con đâu mong gì hơn ạ. Bà Út thủng thẳng:

Tất nhiên dì kèm điều kiện đấy.

Đông hơi khựng lại. Chỉ một thoáng, anh lại hào hứng:

– Con chấp nhận, nếu điều kiện của dì nằm trong khả năng con.

– Tất nhiên là với cháu, nó rất đơn giản, nhẹ nhàng và tế nhị.

Đông nôn nóng:

– Dì có thể cho con biết ngay không ạ?

Dì Út ngậm ngùi:

– Thật ra là dì muốn cháu giúp dì một việc, nếu không, dì nhắm mắt không được.

– Dì à ...

Bà Út cười héo hắt:

– Đừng nôn nóng! Dì sắp chết rồi, bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Nó luôn làm dì đau đớn và suy yếu mỗi ngày. Mười chín năm nay, dì tự nhốt mình trong sự cô đơn, thù hận. Bây giờ ngoài cháu ra, dì thật sự không tin tưởng đứa nào khác, vì cháu hội tụ tiêu chuẩn của người đàn ông thành đạt. Cháu có đủ vốn liếng, chắc chắn tài sản bao năm nay dì gây dựng không bị tiêu tán, đồng thời chỉ duy nhất cháu giúp được dì trả mối hận bị bạn phản bội, cướp người đàn ông dì đã chọn, đã đi hỏi cưới dì:

Đang nói, bà Út chợt ngừng lời. Đông bật lên tiếng kêu:

Dì muốn nói tới ông Nguyên, giám đốc Trung tâm Thương mại - Dịch vụ dụ lịch Đào Nguyên à?

Bà Út lựng khựng:

– Cháu biết ông ta?

– Cháu từng nghe mẹ và bà ngoại kể chuyện của dì. Về nước lần này, cháu dự định xin về công ty Đào Nguyên làm thử một thời gian, và ông trời đã cho cháu cơ hội. Hai tuần trước, cháu vô tình cứu được ông Nguyên.

Bà Út gấp rút:

– Là sao thế?

Đông trầm tĩnh:

– Dạ, ông Nguyên đi bơi ở hồ bơi trong thành phố, bị chuột rút. Khi ấy, cháu phát hiện ra, nên cứu được ổng. Giờ đó, hồ bơi rất vắng.

Bà Út lạnh tanh (dù Đông nghe trong giọng nói của dì anh, âm thanh nhẹ tênh, như dì vừa trút được gánh nặng). Ôi, là tình yêu. Thứ tình cảm không hề bỏ qua cho bất kỳ lứa tuổi nào.

– Cháu hãy yêu con gái của họ. Yêu rồi bỏ rơi nó, cho nó nếm trái vị đắng của đứa con gái bị bỏ rơi, nó đắng, nó nhục nhã cỡ nào ...

Đông bàng hoàng:

– Dì à! Cháu ... Chuyện này cháu không làm được đâu.

– Tại sao?

Đông xoắn hai bàn tay vào nhau:

– Cháu dám hy sinh tính mạng cháu để làm điều gì đó cho dì vui. Nhưng cô bé kia, cổ không có tội, cháu không có thói quen trăng hoa, cũng không tàn nhẫn được. Cháu xin lỗi ...

Bà Út khắc khoải:

– Cháu đừng vội trả lời. Ta chọn cháu, vì ta biết rõ cháu. Con bé này, thực ra là con riêng của Anh Đào. Bà ta đã yêu người đàn ông khác, sau khi hắn ta no xôi chán chè bèn quất ngựa truy phong, bỏ bà ta và cái thai hoang. Anh Đào không biết thân biết phận, đã tìm cách phá hoại dì. Bà ta nói muốn trả thù đàn ông. Tin bạn, dì đã vô tình trong một lần sinh nhật để ông Nguyên - khi ấy đã là vị hôn phu tương lai của dì, đưa bà ta về nhà.

Kết cục là Anh Đào đã bỏ thuốc mê vào ly nước của ông Nguyên, để sau đó vu cho ống tội cưỡng đoạt bà ta. Ông Nguyên là người đàn ông sống có lương tâm, trách nhiệm ... Ông đành hủy hôn ước với dì, để lấy Anh Đào. Câu chuyện không thuộc về lỗi ông Nguyên, và người dì muốn trả thù là vợ ông ta. Cháu giúp dì một lần nghe Đông. Cháu sẽ được rất nhiều, mà bản thân cháu không cần phải hy sinh.

Đông cắn môi:

– Dì đừng ép cháu! Chuyện tình yêu, cháu thật chưa nếm trải dù năm nay cháu đã hai tám tuổi. Việc học và phải học thật xuất sắc đã ngốn hết thời gian của cháu:

Cháu không muốn hại người ta, chỉ trên phương diện tình cảm, cháu xin lỗi dì.

Bà Út kiên nhẫn:

– Cháu nghĩ dì cháu độc ác, tàn nhẫn vậy sao? Ngoài chuyện dì kể, thật ra, dì còn một nỗi đau mà không sao hàn gắn nổi ... Bởi chính vì Anh Đào, dì vừa ...

Bà Út chợt nghẹn ngang, nước mắt bà rơi dài trên gò má gầy. Đông nhìn sững dì. Anh nghe bà ngoại và mẹ kẻ rất nhiều về dì:

Trong đầu anh, dì Út luôn tồn tại giữa hai tính cách nhân hậu đáng thương và tàn nhẫn lạnh lùng.

Anh vẫn không dám tin chỉ lý do hận ông Nguyên mà dì anh trở thành tàn nhẫn, tự cô lập mình.

Như đoán được suy nghĩ của anh, bà Út khẽ thở dài, vẻ mệt mỏi:

Dì đã thề, chết đem xuống mồ, sống phải trả hận, nên dì không thể kể hết nỗi đau của dì. Cháu đừng nghĩ dì mất hết tính người.

Nếu cháu muốn, hãy hỏi mẹ cháu. Trong số năm người chị của dì, chỉ có mẹ cháu và bà ngoại hiểu đúng nhất lý do vì sao dì xa lánh mọi người. Cháu cứ thoải mái nghỉ ngơi, suy nghĩ. Dì mệt lắm rồi.

Đông áy náy:

– Dì ơi! Cháu rất muốn dì vui. Nhưng ...Bà khoát tay:

– Dì không trách cháu. Cháu tự tìm lý do rồi trả lời dì. Nếu cháu muốn có số tiền để tự thành lập trung tâm thương mại, dì hứa cho cháu hết số tài sản dì có trong tay. Vậy nhé!

Đông nhìn sững vào mặt dì Út bà không tỏ thêm một thái độ nào khác. Khẽ xoay người, bà chậm rãi vịn tay vào thành lan can bằng gỗ bóng lộn của cầu thang, bước chậm từng bước lên phòng.

Nhớ đến bản thiết kế khu trung tâm mà anh và Vân Nhi đã vẻ, Đông khẽ cắn môi. Anh rất muốn có tiền để thực hiện tâm nguyện của anh. Ba mẹ anh không thể có nhiều tiền để giúp anh anh phải làm sao đây?

􀃋 􀃋 􀃋 Đông đóng cửa căn phòng dì Út dành cho anh trên lầu hai. Một căn phòng đẹp và đầy đủ tiện nghi đắt tiền, tất cả đều còn mới tinh. Chứng tỏ dì anh vừa mới mua, để cho anh xài trong thời gian ở đây. Dì anh không phải vô cớ khi chi ra số tiền hơn ba chục triệu để trang trí nội thất căn phòng này.

Đông mở valy, tìm bộ đồ. Anh nhanh chóng bước về phía phòng tắm. Mặc kệ câu trả lời của anh thế nào và thái độ của dì Út giận hay ghét Đông, trước mắt, anh cần tắm và ngủ một giấc. Chuyện gì từ từ tính.

Buổi chiều. Đông tỉnh giấc sau khi ngủ ngày đến ba tiếng đồng hồ. Chắc do hành trình đi đường xa, ngồi xe chật chội, nên Đông khá mệt.

Anh lưỡng lự một chút, sau đó quyết định gọi điện về nhà. Chưa đầy một phút, mẹ anh đã nhấc máy.

Đông nhẹ tênh:

– Là con đây mẹ.

Bà Hồng (tên mẹ anh) nhẹ giọng:

– Con ra tới nhà dì Út Vân chưa Đông?

– Dạ, con đến nhà cách đây năm tiếng lận.

– Dì con thế nào?

Bề ngoài, dì ốm lắm, chúng ta đã vô tình khi dì bệnh, mẹ ạ.

Giọng bà Hồng thảng thốt:

– Con nói sao? Dì Út con bệnh à? Bệnh gì hả con?

Dạ, dì bị ung thư đại tràng, giai đoạn cuối rồi mẹ ơi. Hiện dì không nằm được trên giường ngoại trừ võng.

– Trời ơi! Sao có thể như thế chứ? Mẹ vẫn gọi điện hỏi thăm, nhưng dì con và cả bà Lợi nữa, chẳng ai nhắc tới việc dì con bệnh:

Đông ơi! Con hãy đưa máy cho dì Út, mẹ muốn nói chuyện với dì con.

Đông trầm tĩnh:

– Con nghĩ, dì không nghe đâu, ngoại trừ việc con đồng ý giúp dì Út một chuyện.

– Đông à! Nếu có thể được, con hãy vì mẹ mà giúp dì, con nhé! Dù sao thì hơn hai chục năm nay, dì Út con đã ôm trong lòng một nỗi đau hận không thể bù đắp.

Chuyện này, con đang muốn hỏi mẹ đây. Dì Út muốn con yêu con gái ông Đào Nguyên. Anh nghe đầu máy bên kia, tiếng mẹ anh than trời, câu nói rất khẽ, như cố đè nén nỗi khổ tâm. Rồi mẹ anh chậm rãi:

– Đông à! Dì con có nói lý do tại sao chứ?

– Dạ. Nhưng hình như dì đã không kể hết.

Dì bảo, nếu muốn biết sự thật, con nên hỏi mẹ:

– Dì Út nói vậy à?

– Mẹ! Nhìn dì lúc này, con bối rối lắm. Nhưng là một thằng con trai, con không muốn gây đau khổ cho ai cả, dù vết đau ấy nhẹ nhàng theo kiểu nói của dì.

– Con biết cô gái kia à?

– Con mới gặp một lần, khi đưa ông Nguyên về nhà. Đó là một cô gái xinh xắn, nhưng kênh kiệu.

– Con bé ấy tính nết không khác mẹ của nó.

Dì Út bảo, cô ta là con riêng của vợ ông Nguyên, hả mẹ?

Bà Hồng thở dài:

– Ừ! Dì Út con luôn nghĩ, con bé kia chính là nguyên nhân để bà Đào lừa gạt dì con. Và đúng ngày ông Nguyên từ hôn dì con, dì con đau đớn đến loạn cuồng, đã buông xuôi đời con gái. Cho đến lúc biết mình có thai, dì Út giấu tất cả gia đình. Trong một lần, mẹ tình cờ thấy dì dùng sợi khăn quấn bụng lại, dì đành phải kể cho mẹ và ngoại nghe. Ông ngoại con rất nghiêm, ông chẳng thể tha thứ cho đứa con gái hư hỏng, bà ngoại càng không dăm hé răng vì sợ ông ngoại nóng giận sẽ giết chết dì, ngoại và mẹ phải bày kế, nói dì Út bị bệnh nan y, phải sống cách ly mọi người. Ông con tin, để mẹ đưa dì con về Qui Nhơn chữa chạy, thực chất là dì về đó chờ ngày sanh. Đông chợt nói nhanh vào máy:

– Mẹ chờ con chút! Điện thoại hết pin rồi.

Anh lục valy, tìm pin nạp vô điện thoại.

– Anh không thể tưởng tượng được, gút thắt cuộc sống của dì anh với gia đính chính là giọt máu dì anh không mong đợi. Nhưng đứa bé ấy sống hay chết?

Tại sao bao năm nay, anh không nghe mẹ kể? Và bên cạnh dì Út, hơn chục năm qua, từ ngày ngoại mất đi, dì ở chỉ một mình? Tại sao chứ?

Anh nôn nóng gọi trở vào máy:

– Alô. Mẹ còn nghe máy không mẹ?

Bà Hồng nhẹ nhàng:

– Mẹ vẫn ở đây. Nãy giờ con nói chuyện với mẹ, con đang ở đâu vậy Đông?

– Con vừa ngủ dậy. Vẫn còn trong căn phòng dì Út dành cho con. Mẹ kể tiếp đi!

Giọng mẹ anh bặt hắn:

Vào một đêm mưa bão đầy trời, dì con trở dạ. Lúc ấy, dì con được một người chị em họ xa chăm sóc giúp đỡ, dưới sự gửi gắm của bà ngoại. Nơi dì con ở cách trung tâm thành phố hơn cây số. Dì chuyển dạ, chị giúp việc vội kêu xe đưa dì vào bệnh viện. Nhưng dì con sanh khó, bác sĩ phải mổ để cứu đứa bé. Nó là một đứa con gái. Lẽ ra, mọi việc đã được suôn sẻ.

Ông ngoại con vẫn không hề biết chuyện. Cho đến gần một năm sau, ông con lặng lẽ dò hỏi bà Đào, vì ông biết họ từng là bạn rất thân. Và đến bây giờ, mẹ vẫn không hiểu, chẳng rõ từ đâu mà. Anh Đào lần ra được chỗ dì con ở, và cô ta phát hiện được đứa bé. Đứa nhỏ rất giống cha, nên Anh Đào ghen lồng lộn. Thêm một lần nữa, cô ta chỉ điểm để ông ngoại con tìm thấy dì Út. Ngoại con bất chấp lời van xin của dì con, thậm chí của cả bà ngoại và mẹ .... Ông buộc dì con phải cho đứa bé đi, nếu không ông sẽ giết chết dì. Dì Út thà chết chứ không chấp nhận. Ông ngoại phải dùng kế cho dì con uống thuốc mê, và bắt đứa bỏ đi. Thời gian đầu, dì con phát điên cả năm trời. Sau đó, thề không nhìn nhận cha mẹ, anh chị em.

Đông kêu lên:

– Tại sao ông ngoại lại tàn nhẫn như thế?

– Ngày xưa, những gia đình gia giáo thường khắt khe, độc đoán trong việc dạy con cái, kèm theo những tục lệ phong kiến, đẩy người ta vào tội lỗi mà chính họ không thể ngờ. Ngoại con bảo thủ, cố chấp, cho đến lúc chết, ông vẫn không chịu thừa nhận mình sai.

– Và, dì con hận thù vợ chồng ông Nguyên là thế, hả mẹ?

Bà Hồng không trả lời, bà hỏi Đông:

– Dì Út muốn gì ở con?

– Dì yêu cầu con trả thù giùm dì. Bù lại, dì sẽ cho con toàn bộ tài sản của dì.

Bà Hồng kinh ngạc:

– Trả thù ư? Là sao hả?

Đông thở dài:

– Không phải giết bà Đào, mà dì yêu cầu con hãy làm quen con gái bà ta, yêu cô ta rồi quay ra ruồng rẫy cô ta, để cô ta nếm vị đắng bị tình phụ như ngày xưa đi đã phải nuốt vào tim.

– Con trả lời chưa?

– Con không thể làm chuyện vô tình vô nghĩa như vậy. Nhưng bây giờ, qua câu chuyện mẹ kể, con đang rất căm phẫn. Nếu người đàn bà kia đứng trước mặt con lúc này, ắt con sẽ bóp bả ta chết.

– Đông à!

– Mẹ đừng cản con nhé! Bên cạnh sự trả thù cho dì, con còn được dì tặng một tài sản mà với con lúc này, con đang rất cần tiền để đầu tư xây dựng trung tâm thương mại. Con đã xin được giấy phép và con muốn con tạo được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Mẹ tùy con quyết định. Dù việc con làm là vì dì của con, con cũng đừng đánh mất lòng nhân của mình, nhớ nghen Đông!

– Dạ.

Nói với dì, mẹ muốn ra thăm dì.

– Vâng! Nhưng mẹ chờ con gọi lại. Mẹ tự ý ra, dì sẽ giận đấy.

– Mẹ biết rồi. Nhớ bảo trọng, con nhé!

Đông tắt máy. Lần đầu tiên anh gọi một cuộc điện thoại di động dài như vậy.

Bây giờ anh hiểu, mình cần phải làm sao rồi.

􀃋 􀃋 􀃋 Anh Thư đi tới đi lui trong phòng khách, đến mức bà Đào phải nhăn mặt kêu nhỏ:

– Thư à! Đã xảy ra chuyện gì vậy? Nãy giờ con không thấy chóng mặt hay sao hả?

Anh Thư buông phịch xuống ghế:

– Con đang bực mình lắm, làm sao mà chóng mặt được. Mẹ nhất định phải làm chủ cho con chuyện này đấy.

Bà Đào nhìn con gái:

– Là sao chứ? Ai khiến con bực mình?

– Phải mấy thằng nhóc học chung con không?

Anh Thư cong môi:

– Xời! Mẹ nghĩ con gái mẹ thèm để mắt đến mấy tên con trai lóc chóc cỡ tuổi con à?

Hạ giọng, Anh Thư nói:

– Con đang cay cú Hạ Vân. Mẹ biết không?

Nó vừa được ông giám đốc ngân hàng đến tận trường tặng học bổng cả:

Bà Anh Đào ngắt lời Thư bằng giọng kể ối? Mẹ tưởng chuyện gì to tát lắm. Việc con bé Vân được học bổng, càng chứng tỏ gia cảnh nó nghèo hèn, kém xa con, hơi đâu con tức nớ.

Anh Thư vung tay:

– Tại mẹ không biết nên nói thế. Đứa nào trong khoa con đều mong được một ngăn hàng nổi tiếng để mắt đến, nhưng rốt cuộc chỉ có Hạ Vân đạt chuẩn.

Ông ta hứa khi nó ra trường. Ngân hàng Công thương Châu á sẽ nhận nó ngay.

Ba con quen biết nhiều, mẹ nói ba con giúp con về đổ làm nghen mẹ.

– Tại sao phải vô đó, mà không là về công ty của ba con hả?

– Con thích tự do, mẹ ạ. Làm việc dưới quyền ba, khó chịu lắm. Nhất cử bất động đều bị cho rằng "tại cô ta là con gái giám đốc'' ...nghen mẹ.

Bà Đào gật đầu.

– Còn cả năm trời nữa kia mà. Không chừng lúc đó con đổi ý đâu. Thôi nào, mẹ hứa. Nhìn mặt con thể kia, mẹ thấy phát rầu cả ruột. Bây giờ con mau trang điểm để cùng ba mẹ đi dự tiệc.

Anh Thư nhún vai:

– Con không đi đâu. Kể từ nay, mẹ đừng kéo con theo mẹ đến các buổi tiệc tùng nữa.

Con lớn rồi nhưng cũng chưa đủ tuổi ngồi chung bàn với người lớn. Hồi bé thì khác. Mẹ đừng năn nỉ, con nhất định không tới đó:

Bà Đào nghiêm mặt:

– Gia đình bác Hùng mời cơm cả nhà mình. Ba mẹ đã hứa, con nhất định không được để hai bác ấy phiền ba mẹ.

– Thì ba mẹ tới dự theo lời mời, chứ đâu ở nhà. Mẹ à, con không thích đâu.

Bà Đào hạ giọng:

– Mời ba mẹ chỉ là cái cớ thôi, con gái ạ. Họ muốn con đến, cho con trai họ coi mặt.

Anh Thư trợn mắt:

– Mẹ nói sao? Muốn coi mặt con à?

Cô bật cười:

– Trời ạ! Bây giờ là thời đại nào rồi chứ?

Đàn ông được ăn học đàng hoàng, ai lại kém bản lĩnh dữ vậy. Con gái mẹ bộ khờ lắm sao, phải chờ người ta coi mắt. Rõ thật nực cười!

Bà Đào suỵt khẽ:

– Thư à! Nói nhỏ một chút kẻo ba con nghe được, ông mắng đó. Gia đình bác Hoàng là ân nhân của mẹ. Họ giúp đỡ ba con rất nhiều trong việc ký những hợp đồng kinh tế lớn. Bác gái không chịu con dâu người nước ngoài, trong khi con trai họ qua Pháp ở đã mười ba năm nay, cậu ta có bạn gái là một người Pháp, nhưng bác Hùng gái phản đối. Cậu ta đành chiều ý ba mẹ, về nước tìm vợ. Con đừng vội coi thường cậu ta.

– Con không dám khi dể ai cả, chỉ thấy buồn thay cho anh ta thôi.

Bà Đào năn nỉ:

– Thư à! Nghe lời mẹ, một lần này nhé. Con không chịu, thì hai bác Hùng đâu ép được con trai. Ba mẹ lỡ hứa rồi.

Anh Thư chép miệng:

– Mẹ nói vậy, con đâu thể từ chối. Nhưng con nói trước, chỉ lần này thôi đấy.

Mẹ còn đặt con vào những chuyện như hôm nay, con sẽ ra ngoài ở đấy.

Bà Đào cười cười:

– Mẹ biết rồị.Nhớ chọn bộ đồ sang trọng nghe, con gái.

Anh Thư đi lên phòng. Cô chúa ghét kiểu tò tò theo sau ba mẹ đến mấy chỗ tiệc tùng.

Thường thì cô viện đủ lý do để từ chối. Nhưng hôm nay, cô đang buồn, hơn nữa, cô vừa nhờ mẹ giúp một việc, phận làm con, cô phải biết đáp trả lễ chứ.

Xoay qua ngấm lại một mình trước gương lần cuối, Anh Thư đã mỉm cười, tự bằng lòng với bộ trang phục của mình. Anh Thư thích mặc quần áo màu vàng. Nói chính xác là màu vàng tôn vinh thêm sự kiêu hãnh đẹp rực rỡ của Thư. Vì lý do này, bạn bè cô tặng cô biệt danh “Nữ hoàng mặt trời”. Nhìn cô luôn toát lên vẻ sinh động rực rỡ của loài hoa hướng dương duy nhất.

Bà Đào, mẹ Thư lại không mấy vui khi con gái mặc gam màu vàng. Tất nhiên bà không nói lý do và Anh Thư cũng rất bướng bỉnh, cô luôn bảo thủ ý thích của mình.

Hôm nay cũng vậy. Vừa thấy Anh Thư xuất hiện trong bộ đầm màu vàng chanh, bà Anh Đào đã chau mày:

– Con không còn màu để mặc sao Thư? Con gái nhà giàu mà lúc nào ra đường can cũng mặc một màu vàng. Người ta vẫn ví màu vàng là màu thất vọng. Con mặc màu hồng sẽ trẻ trung hơn rất nhiều.

Anh Thư so vai:

– “Giang sơn dễ đổi, bản tính khố dời”. Con lỡ mê màu vàng rồi. Thời đại này, màu vàng là màu của hoàng đế, chẳng ai so sánh như mẹ cả. Nếu mẹ không thích, con sẽ ở nhà.

Con không muốn mình trở thành con nai con ngơ ngác trước mắt thiên hạ.

Con là con. Con muốn ngay phút tiếp xúc đầu tiên, con đã khiến đối phương kiêng dè.

– Hay! Con gái ba nói hay lắm. Ba đồng ý quan điểm của con, hạ gục đối thủ bằng bán lĩnh mình.

Ông Nguyên cười vang. Bà Anh Đào nhăn mặt:

– Ông đó, không phụ tôi, khuyên dạy con cho đàng hoàng, còn ở đó bắc cầu cho con bé.

Ông Nguyên thong thả:

– Bà nói vậy mà nghe lọt lỗ tai sao? Anh Thư nhà mình vừa xinh đẹp thông minh, lại học giỏi, bao nhiêu đó chưa đủ để bà tự hào về con à? Tôi không phản đối việc bà muốn Anh Thư gặp mặt con trai anh Quốc Hùng, nhưng phải để con gái mình tự nhiên. Con gái treo cao giá ngọc khiến người ta vị nể gia đình mình hơn, bà ạ.

Bà Anh Đào biết mình vô lý, bà đành cười giả lả:

– Tôi chịu thua hai cha con ông rồi. Chúng ta đi cho kịp giờ hẹn nào.

Anh Thư nhún nhảy trên đôi giày thể thao đắt tiền. Cách trang phụ của cô, hoàn toàn theo mốt mới, dù trong ánh mắt các bà mẹ thuần á Đông, áo đầm đã như một món đồ xa xỉ, nếu mang đôi giày cao gót, có lẽ phù hợp hơn. Vậy mà Anh Thư lại mang giày thể thao.

Một đôi giây khá đắt tiền cùng màu với bộ váy áo. Nhìn cô càng giống đóa hoa vàng hơn, ông bà Quốc Hùng mời cơm gia đình ông Nguyên tại nhà. Quốc Văn - con trai ống Hùng là nhân vật chính trong bữa tiệc. Ngoài gia đình ông Nguyên, Quốc Văn còn mời thêm vài người bạn từng học cùng anh ở nước ngoài. Họ đang làm việc tại thanh phố Hồ Chí Mình.

Nhà ông bà Quốc Hùng tọa lạc trên bán đảo Thanh Đa. Do vậy, khuôn viên căn nhà khá lớn. Nhà được xây theo lối biệt thự của Pháp, có hồ bơi gia đình và cả một vườn hoa lan hàng mấy trăm loại, toàn giống lan quý hiếm và độc đáo.

Anh Thư thích mê căn nhà, bỡi nó vừa đẹp, vừa sang trọng lại quá đầy đủ tiện nghi. Cô buột miệng ngay khi xe vừa ngừng trước cổng ngôi nhà.

– Họ quá giàu, phải không mẹ?

Bà Anh Đào mỉm cười:

– Bác Hùng thuộc hàng ti phú tốp đại gia ở đất Sài Gòn. Con cái không nhiều, ngoài một cô con gái út trạc tuổi con và Quốc Văn.

Bà hạ giọng:

– Con gật đầu đồng ý, tất nhiên tài sản này sẽ thuộc về con. Hãy biết tận dụng cơ hội, con ạ!

Anh Thư cong môi:

– Xời! Con chỉ thuận miệng khen thôi, chứ con không có mê trở thành con đâu nhà đại tỉ phú đâu mẹ ơi. Tài cản của ba mẹ cũng đủ sức nuôi con mấy đời sung sướng vậy.

Bà Anh Đào rất muốn phân tích cho con gái hiểu lỷ lẽ, nhưng bà đã không thể nói, bởi ở đây không phải gia đình bà. Anh Thư biết nó không phải con gái ruột ông Nguyên, vậy mà con bé vẫn vô tư hưởng thụ, không chút ý thức và ngày mai của mình, tương lai sẽ được gì, mất gì?

Bà Anh Đào không có thời gian suy nghĩ thêm, bởi chủ nhà đã bước ra tận cổng đón chào.

Bà Hùng tươi cười kéo Anh Thư về phía bà, khi cô cất tiếng chào rất dễ thương.

– Anh Thư à! Hôm nay cháu đẹp quá. Gam màu này thật hợp với cháu. Lại đây, để bác giới thiệu nhé. Con trai của bác, Quốc Văn vừa từ Pháp về, nó ...

Bà Hùng chợt ngừng câu nói, bởi giọng cười têu tếu của ông chồng bà vang lên:

– Bà xã à! Nói gì cũng phải nhìn xem người mình muốn quảng cáo đứng ở đâu chứ.

Quốc Văn, nó còn trong phòng khách. Mời anh chị và cháu vô nhà! Tính bà nhà tôi xưa nay là vậy Thích ồn ào vui vẻ ấy mà.

Bà Hùng hơi quê. Thiệt tình là QuốcVăn ...Rõ ràng Văn đã theo bà ra cửa, sao khi không còn quay trở vô chứ?

Bà chép miệng, cười gượng:

– Cháu coi đó, chưa gì bác đã bị Quớc Văn “xiếc”. Cháu phải giúp bác trị cho Quốc Văn một trận nghe Thư.

Anh Thư cười nhẹ:

Cháu nghĩ anh Văn là người thích đùa, anh ấy không dễ bị người khác lợi dụng đâu bác. Cháu sợ mình không đủ tài ăn nói với ảnh.

Bà Hùng kêu lên:

Cháu nhất định phải thắng Quốc Văn, phải giúp bác thức tỉnh nó. Bác muốn Quốc Văn quay về Việt Nam.

Anh Thư nhỏ nhẹ:

Cháu hứa cố gắng thuyết phục ảnh giùm bác, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là do anh ấy, bác ạ.

Vừa nói đến đó, thì trên bậc tam cấp đã thấy dáng một người thanh niên cao to, đẹp trai. Anh ta trắng trẻo như một sinh viên hơn là người làm kinh tế. Thư đoán chừng anh ta chính là Quốc Văn.

Quả như lời Thư nói, anh ta chứng tỏ tính cách của mình thật nhanh nhảu:

– Cháu chào hai bác! Chào cô bé?

Anh Thư cong môi:

– Chào anh kỹ sư. Em bỏ lỗi cho anh một lần, nhớ không được gợi em thêm câu thứ hai. Bởi em sắp tốt nghiệp đại học, em không phải là cô bé con.

Ông Hùng cười vang:

– Con thấy ba mẹ nói đâu có sai phải không? Anh Thư không dễ bị con bắt nạt đâu Văn:

Quốc Văn thản nhiên:

Các cô gái mới lớn thường háo thắng. Với con, các cô còn ngồi trên ghế nhà trường, dù ở đại học hay phổ thông đều vẫn còn bé.

Anh Thư thích làm người lớn, cũng cần xem cô ấy thật sự lớn hay chưa, ba ạ:

Ông Nguyên tủm tỉm:

Ngựa hay, cần tay nái ngựa giỏi. Mong sao cháu trở thành tay nài cứng, để trị con ngựa non háu đá của bác.

– Anh Thư giậm chân?

– Ba à! Chưa gì đã bênh vực người dưng mà hạ con gái mình:

Con sẽ nghỉ chơi với ba luôn.

Bà Hùng khoác tay Thư:

– Cháu mặc kệ mấy người đàn ông đó, đừng thèm giận họ chi cho mệt óc cháu ạ. Vẫn còn bác và mẹ cháu bên cạnh cháu mà. Thôi, chúng ta mau vô nhà dùng cơm nhé!

Bữa cơm diễn ra vui vẻ, thân mật. Anh Thư cảm nhận được sự ưu ái của ông bà Hùng dành cho cô. Nhưng con trai của họ, Quốc Văn thì khác hẳn. Anh luôn giữ một khoảng cách với riêng cô. Chính điều này, khiến Thư thấy mình bị coi thường. Cô ấm ức và ngầm thể trong lòng bắt Quốc Văn phải khốn khổ về cô.

Anh Thư nói được sẽ làm được.

Sau bữa cơm, người lớn kéo nhau ra phòng khách trò chuyện. Anh Thư lững thững đi ra phía hồ bơi phía sau hông tòa nhà. Hồ bơi rộng, nước trong xanh.

Chủ nhân còn trồng thêm ít cầy dừa bên cạnh hồ. Buổi trưa nắng nóng, hồ nước êm đềm, mát rượi, đến quyến rũ những cô gái thích quậy phá tinh nghịch như Thư. Dù sao Thư cũng mới đến đây lần đầu? Cô không thể tự do quá lố.

Ngồi xuống chiếc ghế bố được kẽ dưới bóng mát của cây vú sữa. Anh Thư nhắm mắt, tìm cảm giác bình yên.

– Văn, con nhỏ thế nào?

Giọng nói của một gã con trai vang lên, đánh thức sự tò mò của Anh Thư.

Chiếc ghế nơi Thư ngồi bị che khuất bởi hai, ba khóm trúc vàng và hai gã con trai đang từ phía đối diện bên kia hồ bơi nói chuyện, họ vô tình không biết sự có mặt của Thư.

Quốc Văn so vai:

– Đẹp, đúng như lời mẹ tao quảng cáo.

– Vậy, mày nên nghe lời ba mẹ mày, trở về Việt Nam sinh sống và lấy vợ.

– Tao đồng ý về quê hương, còn chuyện vợ con chưa thể quyết định dễ dàng.

Con bé mồm mép chả thua gì Hoàng Loan em tao. Tao không thích con gái cá tính mạnh quá. Hay là mày tiếp cận thử nghe Đông!

– Lảng nhách! Con bé được mẹ mày chọn cho mày, tại sao mày xúi bậy tao?

Tao có đối tượng rồi.

Quốc Văn kêu lên:

– Hả! Mày không đùa tao chứ? Mấy tháng trước mày vẫn cờn sôlô, sao bây giờ đã tuyên bố chắc nịch vậy? "ẻm" là ai?

– Bí mật! Tao không phải muốn giấu mày, tại tao cũng đang được người lớn ký kết một giao ước, và tao bất buộc phải hoàn thành giao ước này.

“Đáng ghét thật”! Bọn đàn ông này, họ coi con gái người ta là món hàng chắc. Đàn ông thành đạt nhưng lại không thể tự tách khỏi sự kiềm chế của cha mẹ. Bọn họ có khí phách nam nhi không nhỉ? Ba mẹ nữa, tự nhiên dẫn cô đến đây, biến cô thành món đồ để gã Việt kiều kia coi mắt. Hắn biết một mình được rồi, còn kể cho bạn hắn nghe, rõ ràng hắn coi thường người lớn, coi thường Anh Thư:

Đã vậy, cô nhất định phải lọt được vào trái tim Quốc Văn, để được nhào nặn, bóp méo trái tim hắn, coi hắn đau đớn một phen. Bặm môi, Anh Thư nghĩ.

Lòng kiêu hãnh của cô bị Quốc Văn đã kích, tự ái trỗi dậy, cô bật nhếch môi cười nhạt.

􀃋 􀃋 􀃋 Hai gã đàn ông lao xuống nước bơi trong hồ, như hai con rái cá. Họ vô tình không biết rằng không gian ngoài này còn có thêm một cô gái. Anh Thư nhìn xung quanh hồ bơi, may mắn cho cô, gia đình ông Hùng tự kiến tạo một cảnh vườn khá thơ mộng với đầy đủ những khóm cây kiểng. Hai gã đàn ông sau khi cởi bỏ bộ quần áo dài, họ vắt bờ lên thành ghế đá, cách chỗ Anh Thư ngồi không xa. Và Anh Thư nhanh chóng nghĩ được cách phá hai gã con trai. Bằng sự nhanh nhẹn của mình, cô thừa lúc hai tên con trai bơi về phía cuối hồ bơi, cô đã ôm hết hai bộ đồ của họ, giấu sau bụi trúc, phía dưới vòi phun nước.

Xong xuôi. Anh Thư quay trở lại chiếc ghế của cô và thản nhiên nằm ngủ.

Gió mát và tật quen ngủ trưa của Thư, đưa cô đi vào giấc ngủ thật sự. Cho đến lúc Thư nghe tiếng hét bên tai, cô giật mình đụi mắt nhìn lên:

– Này nhóc! Dậy mau! - Giọng đáng ghét của Quốc Văn.

Anh Thư nhắm mắt, không thêm ngó bộ dạng Văn cũng chẳng thèm ư hừ.

Quốc Văn gằn nhẹ:

– Này! Cô có nghe tôi gọi không hả?

Anh Thư nói, vẫn không hề mở mắt:

– Có. Anh gọi nhóc nào thế?

Quốc Văn hơi bối rối:

– Ờ thì ... tôi gọi cô đấy.

Anh Thư sửa lưng Văn:

– Tôi cảnh cáo anh rồi. Tôi có tên tuổi đàng hoàng, đâu phải đứa nhóc mặc quần tà lỏn để anh gọi.

Nghe cô nói, Quốc Văn khẽ giật mình và bên cạnh Văn, Đông cũng đang vừa tức, vừa buồn cười. Cô gái không hề nhìn bọn anh, nhưng dựa vào cách nói của cô, rõ ràng cô ta là thủ phạm giấu đồ của bọn anh. Con gái con đứa, đám dùng chiêu này "hạ thủ" đàn ông, ắt cô ta cũng thuộc dạng quái quỷ chứ không phải yểu điệu thục nữ gì:

Ờ! Hình như Đông thấy cô ta quen quen nữa.

Quốc Văn cáu tiết:

– Tôi đoán đâu có sai. Cô mau trả lại đồ cho tôi. Con gái gì chơi đùa tục quá.

Anh Thư bật đậy nhanh hơn điện:

– Đồ gì mà trả? Ối trời ...

Nhìn thấy hai gã đàn ông chỉ có chiếc quần bơi trên người, Anh Thư hét lên, đưa tay bịt lấy mặt.

Quốc Văn dài giọng:

– Sao hả? Thân hình bọn anh quá lý tưởng phải không? Có gan giấu đồ để được nhìn người khác, thì mắc chi ngượng nhỉ?

Anh Thư cáu kỉnh:

– Anh nói tối giấu đồ của anh à? Điên vừa thôi ông! Người đàng hoàng như tôi, ai hạ mình trêu chọc đàn ông chứ. Anh khiến tôi thất vọng quá đấy.

Dứt lời, cô xăm xăm bước đi. Đông bật lên:

– Anh Thư phải không?

Bước chân Thư hơi khựng lại:

– Phải thì sao? Anh là bạn của anh ,ta, sao lại biết tên tôi?

Đông luống cuống:

– Là anh đây, anh Đông. .... .

Anh Thư quay phắt lại:

– Đông ư? Tại sao anh lại ở đây?

Nhìn bộ dạng hai gã con trai, cô chợt phá lên cười ngặt nghẽo. Đông lúng túng:

– Thư à? Em có đùa nghịch thì cho tụi anh xin lại đồ. Anh chỉ là khách, không lẽ mặc thế này vào nhà?

Anh Thư tắt ngay tiếng cười:

– Hai người khiến tôi tức cười nên cười thôi. Tôi hoàn toàn không có giấu đồ của hai người:

Anh biết tính tôi mà, anh Đông.

Quốc Văn bực bội:

Ngoài này vắng vẻ, trừ hai thằng tôi và cô, đâu còn ai chứ. Chẳng lẽ chim trên trời bay qua, tha đi?

Anh Thư nhếch mối:

– Tôi không thèm cãi với anh nữa. Tôi vô nhà thưa với ba mẹ anh, để xem hai người họ còn khen anh được bao nhiêu điểm nữa.

Cô xặm xăm bỏ đi. Quốc Văn gầm gừ:

– Quỷ tha ma bắt con nhóc con này cho rồi!

Đông so vai:

– Thôi nào, đừng đứng đó giận dữ nữa, mau vô nhà lấy đồ cho tao, mượn tạm. Và hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời với ba mẹ mày đi. Cô ta nhất định méc tội mày đấy.

Quốc Văn ấm ức:

– Nhưng tao ...

– Con bé này kiêu hãnh,bướng bỉnh làm. Mày tới số nên mới bị ba mẹ mày đặt vào bàn tay của con bé. Nhưng nói thật nhỏ, so với cô Linda của mày, Anh Thư còn trên cả tuyệt vời đấy.

Quốc Văn làu bàu:

– Mày và con bé quen nhau à?

– Chính xác là ba mẹ tao và ba mẹ cô ta là đối tác làm ăn lâu năm. Tao biết Anh Thư qua nhiều lần đến công ty của gia đình cổ. Cô ta không nhóc, không dịu dàng như mày gọi Đông chợt cười:

– Tao cảnh cáo mày nhé. Tao đang có ý định "cua" con bé. Nếu mày chê thật sự, tao sẽ nhảy vảo lửa đấy.

Quốc Văn rùn vai:

– Tao đang rối rắm, mày đừng chọc tao nữa. Chuyện hôn nhân của tao và Linda bị ba mẹ tao phản đối quyết liệt. Tao yêu Linđa, nhưng Vịệt Nam mới là tổ quốc của tao, tao không thể bỏ ba mẹ để lấy Linda, còn cô ấy cũng không thể bỏ mẹ cổ để sang Việt Nam.

Linda không biết chút gì về chức năng làm người phụ nữ của gia đình. Vì thế, tao đành phải đầu hàng ba mẹ. Nhưng bỏ Linda để cưới con bé nhóc tì này, tao thấy không cam lòng.

Đông nhẹ tênh:

– Vậy mày hãy rút lui, để con bé cho tao.

– Mày thích con bé thật à?

Đông ậm ừ:

– Tao ... tao muốn hơàà thành sự ủy thác của một người.

Đang lau người, Quốc Văn dừng tay sửng sốt:

– Mày nói vậy, nghĩa là mày cũng giống tao à?

– Khác một chút, Chuyện của tao dài lắm.

Khi nào có điệu kiện, tao sẽ kể cho mày nghe. Bây giờ thì xuống nhà thôi, mẹ mày đang kêu dưới đó kìa.

Phòng khách không còn ai ngoài bà Hùng. Quốc Văn hỏi mẹ:

– Mẹ! Khách về rồi hả mẹ?

Bà Hùng nhìn con trai – Ừ! Hai bác Nguyên kẹt công việc. Con ngồi xuống để mẹ hỏi chút.

Quốc Văn ngồi vào ghế. Bà Hùng chậm rãi:

– Sao con? Con nhận xét thế nào về Anh Thư?

Quốc Văn buột miệng:

– Một con bé đáng ghét!

Bà Hùng trợn mắt:

– Văn! Con sao vậy hả? Khi không con ghét Anh Thư là sao? Do con bị ba mẹ ép à?

Thật ra, đây chỉ là buổi gặp mặt để hai đứa quen nhau. Anh Thư thuộc dạng con gái nhà gia giáo, con bé học về ngân hàng, ra trường nó sẽ theo bác Nguyên quản lý ngân hàng.

Con gái nhà giàu ngày nay không bị biến chất vì thời buổi hội nhập chả còn nhiều đâu con.

Quốc Văn so vai:

– Ba mẹ lúc nào cũng bênh vực cô ta, hai người có chịu hiểu cho nỗi khổ tâm của con không? Bộ con trai mẹ tệ đến mức không thể tự tìm vợ cho mình à?

Con không cần biết cô ta là người thế nào, nhưng ngay từ lúc đầu, cô ta đã khiến con bực mình. Con muốn mẹ để con tự tìm hạnh phúc của con, nếu không, con đành quay sang Pháp sống. Thà bị người đời cười chê con bất hiếu, còn hơn cưới nhằm một người con gái đáng ghét như Anh Thư.

Bà Hùng gắt nhẹ:

– Con muốn đe dọa mẹ? Lời hứa do con hứa trước ba mẹ, chưa khô bờ môi.

Anh Thư có gì không tốt chứ? Con yên tâm, dẫu con thích con bé, thì Anh Thư cũng không chịu một đứa con trai như con đâu. Mẹ đành mặc kệ con vậy. Dù sao, mẹ cũng cảnh báo con trước. Một ngày nào đó, rồi con phải hối hận khi để con bé -vuột khỏi gia đình này.

Dứt lời, bà Hùng bực tức bỏ lên phòng riêng. Đông chạy nhanh xuống lầu.

Ngắm bộ mặt bí xị của Văn, Đông cười cười:

– Bị mẹ màng à?

Quốc Văn so vai:

– Ừ! Tao không hiểu con bé đáng ghét kia có gì đặc sắc mà ba mẹ tao kết nó đến mức giận luôn thằng quý tử của mình. Và tao ngẫm thấy luôn mày nửa, mày cũng đang thích Anh Thư. Mày thử nói thật tao nghe coi Đông, cô ta có gì hấp dẫn.

Đông chậm rãi:

– So tao với mày, thì khoản gái đẹp, mày thuộc hàng sư phụ tao. Tao biết gì chứ? Tao không chối là tao đang muốn cua con bé, nhưng tao cô lý do riêng. Cô ta xinh đẹp thế, chả lẽ bao nhiêu đó chưa đủ để mày thích tán cô ta à?

– Sài Gòn này, con gái đẹp hằng hà sa số, Anh Thư chỉ như hạt cát nhỏ.

Đông cười cười:

– Nhưng là hạt cát vàng.

Quốc Văn muốn cãi nữa, song nhìn vẻ mặt Đông, anh biết Đông không hề đùa cợt. Điều suy nghĩ này, khiến anh chợt dấy lên một chút băn khoăn về hình dáng, tính cách của Anh Thư. Người ta thường bảo con gái nói ghét là thương, vậy câu nói ấy có dành cho phái mày râu bọn anh không nhỉ? Nếu đúng thì nãy giờ anh đã nhắc cả chục lần danh từ ghét Anh Thư. Ghét cho roi cho vọt, phải anh thật sự thương người ta, nên mới biến đổi danh từ hay không?

Văn càng không biết được nãy giờ, Đông lặng lẽ quan sát anh và tủm tỉm cười một mình ý nghĩ trong tim Đông hiện tại anh cát giữ cho riêng anh. Coi như là ý trời sắp đặt cho anh thêm một lần gặp Anh Thư. Từ miền Trung, anh về lại Sài Gòn, ngay sau khi chấp nhận yêu cầu của dì anh. Anh bắt đầu thấy căm hận ông bà Đào Nguyên. Vì bà Đào, dì Út của anh phải sống những năm tháng căm hận chính gia đình, cha mẹ mình. Anh nhất định thay dì anh, trả mối hận tình này.