Chương 1

Nhón tới nhón lui mà chẳng thấy được gì, Bình An cảm thấy tiếc:

Cô nhảy cẫng lên để xem, vậy cũng chẳng thỏa mãn:

Cô cằn nhằn:

– Sao đông thế này?

Nãy giờ để ý thấy cử chỉ, thái độ của cô, Thái Tuấn không khỏi buồn cười.

Anh móc túi lấy chiếc điện thoại hiệu Nokia ra để chụp lén. Bấm liền mấy "pố', dường như chưa thõa mãn nên anh bấm máy tiếp.

– Bình An cảm thấy có gì đó bất bình thường cô ngẩng đầu lên, mở to mắt nhìn người đối diện. Cô quát to lên:

– Này! Ai cho anh làm cái trò ấy hả?

Thái Tuấn nhe răng cười trông thật ngạo nghễ:

– Cô đẹp, người ta mới chụp chứ.

Quắc mắt nhìn Thái Tuấn, Bình An đứng chống nạnh hai tay:

– Vô duyên!

– Sao lại chửi anh vô duyên?

Hất mặt, Bình An bĩu môi:

– Ai anh em với con người vô duyên ấy chứ?

Thái Tuấn nghiêm mặt:

– Này! Cô vừa nói ai vô duyên chứ hả?

– Tôi nói anh đó:

Thái Tuấn cười hì hì:

– Ai cũng bảo là anh đẹp trai đó cô em.

Chỉ có cô em mới nói thế mà thôi. Trề môi dài thườn thượt, Bình An dài giọng:

– Đúng lạ đẹp trai thật! Mà nhất nhì so với Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao đó.

Thái Tuấn phì cười:

– Trời đất! Em ơi! Làm sao em biết được nhân vật ấy đẹp xấu chứ. Tác giả chi nói về Thị Nỡ thôi mà:

Em cũng có phần giống Thị Nở nhiếu hơn đấy.

Trợn mắt nhìn Thái Tuấn, Bình An buông một câu nặng trịch:

– Hừm, anh giỏi lắm! Đàn ông gì mà nhỏ mọn như đàn bà vậy.

– Có thế mới lại cô em chứ? Cô em đâu thua gì bà chằn.

Bình An cảm thấy ấm ức vô cùng, và cô cũng biết mình sẽ không nói lại anh ta nên hất mặt, nói như ra lệnh:

– Anh xóa mấy tấm ảnh kia chưa? Nếu không thì đừng có trách tôi.

Thái Tuấn nhìn sững vào cô:

– Cô làm gì tôi nào?

Bí quá, cô nói liều:

– Làm gì thì tới chừng đó tôi hiết. Anh hỏi làm gì chứ?

Thái Tuấn cũng không vừa, anh cũng dọa lại:

– Tôi là tên côn đồ trôi sông lúc chợ, có gì mà sợ chứ.

Bình An nghe mà ớn lạnh. Khi khang lại đụng vào con người này làm gì chứ. Nhưng cô vẫn cố tình nói cứng mà không chút sợ hãi:

– Côn đồ thì sao chứ? Anh có dám động đến một sợi tóc của tôi không chứ?

Thái Tuấn bước lại gần cô hơn:

– Chà! Cô là người đầu tiên dằm thách tôi đó.

Nhìn cái mặt kênh kênh của cô, Thái Tuấn muốn bặt lên tiếng cười, nhưng anh cố làm ra vẻ lạnh lùng, nói tiếp:

– Tôi chưa từng tha tha cho những ai dám chọc giận tôi như thế.

Dù trong lòng cô nao núng thật, nhưng Bình An nghĩ đầy là chỗ đông người, anh ta đầu thể ăn hiếp mình được chứ.

– Hừ! Đàn ông con trai mà đi ăn hiếp một cô con-gái mà chẳng thấy xấu hổ gì cả:

– Đáng mặt anh hùng ghê nhi?

– Cô ta phản đòn thật thông minh. Thái Tuấn bắt đầu có thú,vị với cô bé:

– Hử! Cô có hiền thục gì đâu nhỉ! Dám ăn thua đủ với tôi như vậy, xem ra cô cũng có bản lĩnh đó.

Khịt mũi, Bình An xua tay:

– Ai cần khen chứ?

– Tôi chưa từng khen ai hao giờ. Chẳng qua là tôi nói sự thật mà thôi. Cô có gan to đấy!

Bình An quay trở lại vấn đề cũ, cô đưa tay ra phía trước:

– Mau mau xóa mấy tấm ảnh kia đi đấy!

– Cô ra lệnh cho tôi ư?

– Ra lệnh cũng được, năn nỉ cũng được, nhưng anh có chịu xóa hay không?

Thái Tuấn vờ kêu lên:

– Ơ hay! Máy điện thoại là của tôi, ánh trong mây cũng là của tôi, sao cô ngang vầy chứ?

Bình An trợn mắt nhìa anh, cô mím môi rồi nói:

– Chính anh mới là người ngang ngược đó. Dám chụp ảnh lén người ta mà còn chối sao?

Thái Tuấn bỏ chiếc di động vào túi. Anh nói một cách tỉnh queo:

– Người gì đâu mà thật là ngang. Xinh đẹp làm chánh!

Thấy Thái Tuấn có ý định bỏ đi, Bình An vội túm lấy vạt áo của anh mà kéo lại:

– Anh không được đi như thế!

Thái Tuấn cảm thấy buồn cười, anh quay lại hỏi:

– Cô làm cái trò gì như thế? Tự nhiên nắm áo người ta. Tôi đâu có thiếu nợ cô.

Một người đi đường thấy vậy liền kêu lên tiếng châm chọc:

– Vợ chồng có gì về nhà từ từ rồi nói:

Níu kéo vậy kỳ lắm!

– Trời ơi! Nghe anh ta nói như thế, Bình An mặt đỏ như gấc, thật sự cô chắng biết nên chui ở đâu nữa. Biết cô đang quê, Thái Tuấn gỡ tay cô ra còn nói:

– Thôi đi em, đừng níu anh nữa, người ta cười chết!

Phùng má, Bình An liếc anh một cái rõ dài:

– Ham lắm! Bụi đời mà bày đặt trèo cao hả?

Tới phiên Thái Tuấn há hốc mồm. Trời ạ! Cô ta lại cho mình là kẻ ăn mày nữa rồi kìa.

Thái Tuấn nhìn mặt cô giận đỏ lên mới xinh đẹp làm sao. Nhưng anh không xúc động mà còn nói thêm:

– Dân giang hồ gặp gái tứ chiếng vậy cũng xứng hả?

Giận anh ta đến bầm gan tím mật. Anh ta dám cho mình là gái loại đó sao?

Bặm môi, Bình An nói một cách giận dữ:

– Đồ đồ vô duyên!

Thái Tuấn nghiêm nét mặt:

– Này, nãy giờ chữi nhiều rồi nghe.

– Tôi chửi đó, chửi chừng nào chịu xóa hết mấy tấm ảnh thì thôi.

Thái Tuấn lì lợm nói:

– Nếu tôi không xóa?

– Thì tôi sẽ trù ẻo anh đến suốt cuộc đời:

Thái Tuấn cười hì hì:

– Vậy càng tốt. Nếu thế thì tôi càng vui hơn khi biết cô người hàng ngày vẫn nhớ tới mình.

Bình An trề môi:

– Hổng dám đâu! Tôi chửi anh tối ngày thì có.

Thái Tuấn chế giễu:

– Chửi tức là nhớ, mà có nhớ thì mới chửi, đúng không?

– Anh ...

– Ê, không được khóc đâu nhé!

Bình An giậm chân, cô bặm môi nhìn trừng trừng vào Thái Tuấn:

– Con này không dễ bắt nạt đâu nhé. Đừng để tôi gặp lại lần nữa.

Nói rồi, Bình An hậm hực bỏ đi. Người gì đâu mà dễ ghét đến như vậy. Nhìn đồng hồ, cô hết hoảng. Trời quá nửa trưa rồi. Vậy là chết chắc rồi, mà cũng tại cái tên chết tiệt ấy mà ra cả.

Buổi tối, biết bà cô đang giận mình cái tội trưa này về trễ. Nhớ lại Bình An vẫn còn ấm ức. Nhưng nhớ lại ánh mắt cô mình sắc lạ cô càng lo sợ nhiều hơn.

– Làm gì mà ngồi thừ ra như vậy?

Bình An giật thót mình cô âp úng:

– Dạ .... con ...

– Hừ! Biết yêu rồi phải không?

Cô hoảng hốt:

– Da, không có!

Bà cô đay nghiến:

– Không có mà tối ngày thơ thẩn vậy sao?

Bình An cố phân bua:

– Dạ, con buồn vì mãi đến hôm nay vẫn chưa xin được việc ạ.

Bà hỏi cộc lốc:

– Có thật thế không?

– Dạ, thật!

Bà cô quay ngang:

– Không có việc thì cứ tiếp tục ăn rồi chưng diện rong chơi.

Bình An biết từ thuở nhỏ cô mình đã không ưa mình lồi. Nhưng mẹ mất sớm, cha có vợ kế, Bình An phải sống nhờ nội. Được cái nội rất mực thương yêu cô. Phiền một nỗi nội vừa qua đời một năm nay rồi. Bình An phải sống dựa vào bà cô không chồng cực kỳ khó tính này:

Bình An rụt rè nói với cô mình:

– Con muốn xin làm tiếp viên nhà hàng trước cho có cơ hội xin việc làm ở công ty sau, được không cô?

Bà đứng vụt lên như cái bật lò xo:

– Hay nhỉ! Muốn đi làm tiếp viên nhà hàng à?

– Đang chờ việc mà cô.

Bà nhìn Bình An đăm đăm:

– Có phải con muốn sống cách ly nhà này không? Muốn được tự do muốn làm gì làm phải không?

– Dạ, con không dám. Con muốn kiếm thêm tiền về phụ giúp cô mà thôi.

Bà phẩy tay cái rột:

– Muốn gì thì về cha của con mà hỏi. Cô không có quyền.

Bình An ngước nhìn bà:

– Từ lâu con vốn xem cô là cha mẹ của con rồi. Con chỉ biết nghe lời cô mà thôi.

– Nếu như vậy thì khỏi bàn thêm gì nữa con nên ở nhà không được đi làm.

– Cô à ...

Bà đứng lên lần nữa. Nói tiếp một câu:

– Nếu cãi lời thì đừng có gặp mặt cô nữa. Nói rồi, bà bỏ đi một nước. Bình An cảm thấy khó xử vô cùng. Tự nhiên cô cảm thấy buồn ghê gớm. Phải chi mẹ còn sống thì chưa hẳn cô đã khổ thế này đâu?

Lệ Quyên vừa đến đã lên tiếng:

– Ê! Làm gì mà âu sầu thế kia vậy? Không khác gì kẻ thất tình.

Lườm bạn, Bình An bảo:

– Nhỏ thì lúc nào cũng thế cả. Có tình hồi nào mà đòi thất tình.

Lệ Quyên cười lí nhí:

– Đi chơi không?

Bình An thở dài:

– Đi đâu cũng chán thấy mồ.

Lệ Quyên tỉ tê:

Bảo đảm đi chỗ này là mi không bao giờ chán.

Sực nhớ, Bình An hỏi:

– Việc ta nhờ mi đến đâu rồi?

Lệ Quyên chặc lưỡi:

– Thì đã nhớ rồi, đạng chờ kết quả đấy. Bình An quan tâm:

– Được mấy phần trăm hy vọng. Lệ Quyên trấn an:

– Cứ hy vọng đi rồi sẽ có.

– Ta nuôi hy vọng để rồi thất vọng thì buồn lắm.

Lệ Quyên lắc đầu:

– Mi đừng có như vậy được không? Hãy phấn chấn lên xem nào!

Bình An vò vờ mấy chiếc lá um trong lông bàn tay rồi nói:

– Khổ nỗi sao ta không thể phấn chấn lên được. Ta còn thất nghiệp ngày nào thì ngày ấy còn buỗn mà thôi.

Hiểu tâm sự của bạn, nên Lệ Quyên khuyên một cách chân thành:

– Hay là mi tìm đến cha mi thử xem sao?

Bình An lắc đầu từ chối:

– Ta có chết đói cũng không thêm đến cầu lụy ông ta nữa.

Lệ Quyên lại khuyên:

Thấy mi như thế này ta thật sự rất lo. Nhưng khổ nỗi, ta không biết phải giúp mi bằng cách nào nữa.

Bình An cười méo xệch:

– Dù gì thì ta cũng cám ơn mi đấy. Chỉ có mi là người hiểu ta nhất mà thôi.

Lệ Quyên thở dài, cô nói như tự trách mình:

– Hiểu thì có ích gì đâu chứ?

– Thì mi đến an ủi ta thế này thì cũng tốt rồi.

Lệ Quyên cười hì hì:

– Vậy thì được rồi. Ta muốn rủ mi đi đế chỗ này.

– Đi đâu?

– Đến đó rồi biết.

Bình An hất mặt vào trong:

– Cô đang ở ghà đấy.

Nghe nhắc đến cô Lài, Lệ Quyên liền rụt cổ, le lưỡi:

– Chết cha! Vậy mà nãy giờ ta quên mất.

Thấy bạn sợ, Bình An vội trấn an bạn:

– Không sao! Giờ chắc cô đang đọc tiểu thuyết trên phòng.

Lệ Quyên cằn nhằn:

– Trời! Cô hay thật, giờ này mà chịu nhốt vào phòng để đọc sách.

Bình An bênh vực:

– Dù sao đó cũng là thói quen của mỗi người mà.

Quen gì mà lạ lẫm đến như vậy. Thật tình mình cũng có ý phục cô đấy.

Điện thoại bàn reo, Bình An nói với Lệ Quyên:

' – Có người tìm cô đấy!

Lệ Quyên chắp hai tay xá xá:

– Vái có người tìm cô đi chơi.

Bình An nguýt bạn một cái rồi mới nhấc ống nghe lên:

– Alô! Bình An nghe đây!

– Cho cô gặp cô Lài của con.

Bình An nheo nheo mắt nhìn bạn rồi trả lời điện thoại:

– Ngay bây giờ hả cô? Vậy cô chờ máy nhé!

Bình An chạy ù vào phòng bà Lài, gõ cửa:

– Cô ơi! Có cô Tuyết tìm cô.

Bà Lài bỏ nhanh quyển sách xuống giường lật đật đi ra nhanh. Bình An nhìn Lệ Quyên tủm tỉm cười sau lưng bà Lài:

– Alô. Lài nghe đây!

– Qua đây chơi. Mấy bà tụ đủ cả, còn thiếu bà đấy.

– Vậy hả! Ừ, qua liền!

Bà Lài cúp máy. Quay qua thấy Lệ Quyên, bà nói ngay:

– Hai đứa ở nhà chơi, cô đi công việc một chút.

Bình An đáp lí nhí:

– Vâng ạ! Con sẽ ở nhà, cô đừng lo.

Bà dặn dò thật kỹ lưỡng:

– Không được đi lung tung đâu đó!

Bình An vẫn đáp, một cách lễ phép:

– Vâng. Con sẽ ở nhà chờ cô về.

Bà đã ra khỏi cổng. Lệ Quyến lắc đầu than thở:

– Mi sống với bà cô như vậy suốt từ ấy đến giờ quả là hay thật. Ta phục mi luôn.

Bình An nói một câu an phận:

Phải chịu thôi. Dù gì cô cũng là người thân duy nhất của mình mà. Phải chịu thôi?

Mi nói cũng phải lắm.

Lệ Quyên giục:

– Mi sửa soạn nhanh lên, tụi mình phải tranh thủ về trước cô mới được, kẻo nguy đấy!

Bình An do dự:

– Có nên đi không mi? Cái án treo hôm qua vẫn còn đấy!

– Án treo ư?

Bình An gục gặc đầu:

Hôm qua ta bị sự cố bất ngờ, nên đã về hơi trễ.

Lệ Quyên quan tâm:

– Sự cố gì thế?

Tủm tỉm cười, Bình An từ chối:

– Có nói sợ mi cũng không hiểu được đâu.

Chu môi, Lệ Quyênbảo:

– Chẳng lẽ ta tối dạ đến như vậy hay sao hả?

Bình An lắc đầu:

– Ý ta không phải vậy.

– Chứ làm sao?

– Ta hổng biết.

Lệ Quyên tò mò:

– Có phải mi bị ăn cướp ngăn đường không?

Gần như vậy.

Lệ Quyên nhìn cô trân trân:

– Như vậy là có kẻ muốn rình rập đánh cắp trái tim của mi, đúng vậy không?

Bình An trợn mắt:

– Mi đoán mò kiểu gì kỳ thế? Ai lại ăn cắp Lệ Quyên cười tủm tỉm:

– Ta chắc chắn là như vậy, đúng không?

– Sai bét!

– Hừ! Mi cố tình giấu thì có.

Bình An đánh trống lảng:

– Giờ đi không hả?

Lệ Quyên đứng lên:

– Tất nhiên là đi rồi.

Cả hai dắt xe ra phố. Trong đầu Bình An vẫn còn loáng thoáng nhớ đến câu chuyện hôm qua, cũng chỉ vì hiếu kỳ mà cô bị một vố quá lớn.

Một tuần trôi qua thật nhanh, Bình An vẫn thất vọng trong chờ đợi. Bình An đi lang thang hết con đường này đến góc phố khác. Cô thầm nghĩ chẳng lẽ cuộc đời mình nó đen đủi đến như vậy được sao? Cô không tin điều này.

– Bình An!

Giật mình, cô ngẩng đầu lên. Ôi! Sao mình lại gặp ông ta. Cô định quay mặt đi thì tiếng Mỹ Lan the thé cất lên:

– Sao vậy? Muốn đến xin xở bao nhiêu thì nói đi.

Xoáy cái nhìn vào Mỹ Lan, Bình An lắc đầu:

Cô nhầm rồi, tôi đang đi ngoài đường mà ...

Tiếng Mỹ Lan cười giòn:

Cô nên nhớ tôi không phải là một đứa trẻ lên ba đầu.

Bình An đáp cứng cỏi:

– Lên ba lên bảy gì đầu có liên quan đến Mỹ Lan mím môi:

– Cô khống muốn xin xỏ mà chi lạc bước đến đầy à?

– Cô thật vô lý, đường công cộng kia mà.

– Cô đâu có quyền cấm tôi!

Ông Thắng hỏi Bình An:

– Con có khỏe không?

Bình An cười nhẹ:

– Thấy tôi thế này cũng đủ biết tôi vẫn no cơm ấm áo, chứ chưa hắn phải chết đổi mà đi ăn xin đâu.

Mỹ Lan trề môi:

– Thất nghiệp dài ra, bày đặt chảnh chọe.

Bà Mỹ Hằng giục ông:

– Thôi đi, kẻo muộn rồi đó.

Mỹ Lan dè bĩu:

Năn nì mẹ tôi đi, để bà cho một chỗ mà làm.

Ông Thắng cũng nói:

Mỹ Lan nói đúng đó con, nên qua đây mà làm với ba.

Bình An lắc đầu:

– Con cám ơn lòng tốt của hai người.

Nhưng dù có chết đói đi nữa thì tôi cũng không , thèm nhờ và các người đâu.

Mỹ Lan cao giọng:

– Vậy thì thôi! Cô nên về sống với bà cô già của mình đi.

Bình An ném cho Mỹ Lan cái nhìn không mấy thiện cảm, rồi vội bước đi. Cô không ngờ ba của mình lại là một con người như thế.

Một bàn tay đặt nhẹ lên vai mình. Bình An giật mình quay lại:

– Sao ...

– Sao gì chứ?

Nhận ra Quân, người bạn học cùng trường Bình An vui vẻ reo lên:

– Ôi! Là anh đây sao anh Quân?

– Chính anh đây!

Bình An nhìn anh từ đầu đến chân rồi nhận xét:

– Chà! Dày dày dạn phong trần, xem ra anh cũng bụi lắm.

Quân cười cười:

– “Bụi” không có nghĩa là "bặm" phải không Bình An?

Cả hai cùng cười. Quân đề nghị:

– Ta vào quán uống rồi nói chuyện nhé Bình An?

Lâu lắm mới gặp nhau, BìnhAn đảnh phải gật đầu:

– Được rồi! Nhưng nói thật, Bình An không có tiền để khao anh ly nước đâu à.

Quần cười hiền:

– Vẫn cái tính trẻ con như ngày nào vậy sao?

Nghênh nghênh căi mặt. Bình An nói vui:

– Cái tính trời cho thì bỏ cho ai đây chứ Quân gọi nước xong, Bình An nhìn anh trân trân:

Không ngờ Quân vẫn còn nhớ đến cái sở thích của mình.

Quân cười cười:

– Thuộc về kỷ niệm thì khó quên là phải thôi mà.

– Kỷ niệm ư?

Quân nhìn cô dò hỏi:

– Thế Bình An không còn nhớ à?

– Dĩ nhiên là nhớ rồi. Quân có nhắc thì mình sẽ nhớ ngay thôi.

– Vậy cũng nói.

Cô chủ nhỏ mang nước lên, Quân khuấy đều ly nước rồi đưa cho cô:

– An uống nước đi!

– Cám ơn!

Quân lại nhìn cô:

– Dường như Bình An đang có tâm sự?

– Cô trả lời ngang ngang!

– Tâm sự thì không, nhưng buồn thì một khối.

Quân chợt hỏi:

– Vẫn là chuyện của ba Bình An phải không?

Bình An thở dài:

– Mình mới gặp ba ở tại cha này đấy.

Quân chau mày:

Ông ấy không hỏi qua Bình An hay sao mà buồn vậy?

– Ngược lại! Nhưng đứa con riêng của vợ ông xem thường mình một cách quá đáng.

– My Lan ấy à?

– Sao, Quân cũng biết cô ta à?

Quân khuấy ly nước của mình, anh chậm chạp kể:

– Anh biết cô ta trong một dịp tình cờ mà thôi.

Bình An chặn đầu:

– Đừng nói với tôi là anh thích cô ấy đó nhé!

Quần lắc đầu:

– Không có xảy ra chuyện ấy đâu.

– Tại sao?

Đưa tay vuốt vuốt tóc, Quân nhìn Bình An một lúc rồi nói:

– Có lẽ lý do đó Bình An đã biết rồi cơ mà.

Cô ngơ ngác nhìn anh:

– Không biết, thật đó. Anh kín bưng cái miệng, tôi làm sao biết được.

Hơi cúi đầu, Quân nói:

– Vậy thì mai mốt Bình An sẽ biết mà thôi.

Tự nhiên, cô lại nói:

– Tuy nói thế chứ, tôi thấy con nhỏ đó cũng dễ thương, rất xứng với anh đó.

– Đùa gì kỳ vậy Bình An?

– Tôi nói thật chứ đùa gì đâu. Anh cũng lớn tuổi rồi mà.

– Nhưng đối tượng của anh không phải là cô ấy.

Bình An cười tủm tỉm:

– Sao là vậy được?

– Anh nói thật mà.

Bình An nói lang sang chuyện khác:

– Bấy lâu nay anh làm ở đâu? Sao chẳng có tin tức gì cả vậy?

Quân nghĩ ngợi rồi nói:

– Thất nghiệp nên lên tận Lâm Đồng trồng cà phê.

– Vậy bây giờ giàu sụ rồi phải vậy không hả?

Quân mỉm cười khiêm tốn:

– Giàu thì chưa, chỉ mới vừa đủ no cơm ấm áo mà thôi.

Bình An chợt hỏi:

– Đã có người nâng khăn sửa túi rồi chưa?

Quân thở dài:

– Nghèo thế này ai mà chịu chứ?

– Anh chỉ tổ khiêm tốn thế mà thôi. Tôi không có vay đâu.

– Nếu Bình An chịu vay, anh nhất định sẵn sàng.

– Không dám làm phiền anh đâu.

Bình An lúc nào cũng khách sáo vậy cả. Thật buồn ghê!

Bình An đâu có ngu gì mà không nhận ra tình cảm của anh dành cho mình.

Nhưng mà giữa cô và anh không hòa đồng với nhau. Vả lại, mẫu người lý tưởng của cô không phải thế.

– Lúc này làm ở đâu Bình An?

Bình An cười gượng gạo:

– Ờ vẫn còn thất nghiệp anh ạ. Vẫn sống bám vào cô đấy.

Nhìn cô bằng một cử chỉ không tin, Quân lắc đầu:

– Bình An định giấu anh sao?

– Giấu anh chuyện gì cơ? Tôi nói thật thôi mà, vẫn còn ở nhà để chờ tin đấy?

Thừa dịp Quân nói luôn:

– Hay là Bình An giúp anh một tay nhé.

Anh đang rất cần có người hỗ trợ anh. Bình An từ chối:

– Tôi có biết gì đầu mà giúp anh. Tôi chưa có một chút kinh nghiệm nào cả.

Nghề dạy nghề mà Bình An.

Cô lắc đầu nguầy nguậy:

– Không có một cái bằng trong tay, thử hỏi tôi giúp anh cái gì?

Trồng coi, quán lỷ hộ công ty. Bình An xua tay:

– Bộ anh chán sống rồi sao mà đưa cho tôi làm cái chuyện đó?

– Tại Bình An khiêm tốn đó thôi. Bình An biết là mình có thừa khả năng để giúp anh, nhưng vẫn cố tình để mà từ chối.

– Thật đó, tôi sẽ gây phiền hả thêm cho anh mà thôi.

Quân nói giọng buồn:

– Tại Bình An không có thiện chí muốn giúp anh mà thôi.

– Sao anh lại nói thế?

Quân nói qua hơi thở dồn dập:

– Điều này có lẽ Bình An sẽ là người hiểu anh hơn ai hết mà.

Không dám ngước lên nhìn vào mắt anh, Bình An sợ, cô sợ giây phút yếu lòng của mình, nên cô nói lảng sang chuyện khác:

– Hồi này anh có gặp mấy bạn trong nhóm mình không?

– Thỉnh thoảng, anh có gặp Sơn, Hà mà thôi.

– Vậy sao! Họ khỏe cả chữ anh. Hai người ấy bây giờ giàu cô lắm rồi:

– Mừng cho họ.

Quân hỏi lại:

– Còn chuyện của Bình An thì sao?

Cô cười cười:

– Có làm sao đầu. Vẫn giậm chần tại chỗ đó mà.

Quân đề nghị:

– Đây là danh thiếp của anh, nếu có thể thì Bình An cứ lên tìm anh.

Đưa tay nhận lấy, Bình An cười:

– Sợ đến lúc đó anh không còn muốn gặp nó nữa mà thôi.

Họ chia tay nhau trơng vui vẻ và đầy hứa hẹn:

Đang loay hoay lựa những trái hồng chín đỏ, Bình An hỏi một cách vô tư:

– Hồng này mếm mà ngọt không cô?

Bà chũ bán trả lời:

– Chín là ngọt chứ sao!

Bình An nhoẻn miệng cười, thú nhận:

– Xưa nay cháu chưa từng ăn nên không biết đâu ạ.

Người bán trái cây nhìn Bình An thông cảm:

– Không sao! Không biết thì ăn cho biết. Bình An ngập ngừng:

– Hồng này cháu muá giúp cho người ta thôi cô ạ!

– Vậy sao?

– Có tiếng một cô gái xen vào:

– Thèm thì ăn thử lén một trái đi!

Bình An ngẩng đầu lên. Nhận ra Mỹ Lan, cô mím môi cái rồi mới nói:

– Tôi tuy không cha không mẹ, nhưng sống rất là nguyên tắc. Cái gì không thuộc về mình thì tôi không thể lấy dù chỉ là một loại trái cây.

Mỹ Lan sấn tới.

– Cô nói vậy là ý gì?

Bình An đáp tỉnh:

– Có ý gì đầu, đó là tôi nói sự thật. Sao vô duyên vô cớ vô muốn gây sự với tôi.

Mỹ Lan trắng mắt:

– Cô coi chừng tôi đó!

Bình An bật cười:

– Đúng là đồ điên thật, khi không gây sự với người ta.

Người bán hàng nhìn Bình An:

Dường như giữa cô và cô ấy có quan hệ không bình thường.

Bình An mau mắn lắc đầu:

– Dạ không ạ!

Trả tiền, Bình An bước vội ra ngoài. Không ngờ, Mỹ An là kẻ tiểu nhân lái xe như muốn đâm vào người cô. Bình An được ai đô đẩy sang một bên:

– Á ...

Mỹ Lan cười giòn rồi cho xe chạy đi luôn. Giỏ trái cây bị rơi xuống mặt đường lăn tứ tung BìnhAn như chưa hết hoàn hồn. Cô đứng nhìn trái cây mà lòng ấm ức:

– Thế này thì hỏng hết rồi còn gì?

Cô định khom xuống nhặt lại, thì một giọng nói vang lên:

– Bỏ đi, giập hết rồi?

Biết là Thái Tuấn, nên Bình An xẳng giọng gay gắt.

– Chuyện của tôi ai mượn xỉa vào.

Thái Tuấn bật cười.

Cô đúng là vô ơn thật mà. Người ta cứu mình mà chẳng chịu trả ơn mà còn gay gắt nữa.

Bình An như vẫn còn giận. Cô quắc mắt nhìn Thái Tuấn:

– Ai bảo anh cứu tôi chứ?

Thái Tuấn ngạc nhiên:

– Sao chứ? Bộ cô muốn chết thật hả?

Cố kềm không cho nước mắt chảy ra, Bình An đứng im giây lâu rồi mới nói:

– Chết có gì mà sợ đâu chứ?

– Nhưng mà vì sao cô lại có ý định ấy vậy?

Bình An ta mặt ngay:

– Đó là chuyện của tôi, anh hỏi để làm gì.

– Rỗi việc nhỉ!

Thái Tuấn bặm môi. Anh không ngờ cô ta lại là người như thế. Phải biết vậy anh đi luôn cho yên chuyện. Nhưng nhìn đôi mắt to đen chất chứa nỗi buồn thăm thắm kia làm cho anh dừng bước:

– Tôi sẽ mua trái cây khác giúp cô được chứ?

Bình An sực nhớ cô lại quay nhìn mấy ký không tiếc rẻ. Ngon vậy bỏ thật là uổng. Mà nhặt thì anh ta sẽ cười mình. Nên Bình An gắt lên để đuổi anh ta:

– Anh làm ơn đi! Chuyện của tôi không cần anh lo đâu. Người gì đâu mà nhiều chuyện.

Thái Tuấn hơi bị quê nên gật đầu rồi nói:

– Vậy thì kệ cô vậy:

Thái Tuấn đi rồi, Bình An mới cẩn thận nhặt từng trái hồng cho vào giỏ. Mặc nó có hư hay không, cô quày quá về nhà. Biết là thế nào cũng bị bà cô chửi một trần nên thân.

Nhà có khách, Bình An đi vòng ra cửa sau, lần về phòng mình.

– Cô cố tình lắng tai nghe chuyện ...

– Cô không được đối xử với Bình An như vậy.

Tiếng bà Lài đanh lại:

– Tôi nuôi nó từ nhỏ, và dạy dỗ nó kia mà.

– Nhưng dù sao nó cũng là con của anh kia mà.

Bà Lài cười mai mỉa:

– Anh nói nghe hay lắm! Lúc nó bệnh hoạn ốm đau, cần người chăm sóc thì anh lại ở đâu hả?

Ông Thắng lắc đầu:

– Cô đâu thể vì một chút công lao ấy mà giành con nhỏ với anh mình như vậy?

Bà Lài khẳng định:

– Tôi không tranh giành với anh. Nhưng anh có thương yêu gì nó chứ. Có bao giờ anh quan tâm đến nó hay không?

Ông Thắng nhăn nhó:

– Hoàn cảnh thôi mà cô?

– Hoàn cảnh ư? Hoàn cảnh gì đây? Có phải bà Mỹ Hằng cấm đoán anh không cho quan hệ với vợ con lớn, rồi họ hàng thân thiết không?

– Cô đừng làm khó anh.

– Lắc đầu, bà Lài bảo:

– Tôi không làm khó anh, nhưng nói cho anh biết tôi không giao Bình An cho anh đâu.

– Cô dám?

– Anh thử mà xem. Dù nó có là con của anh, nhưng trên pháp lý nó là con cũa tôi đấy.

Bình An đã nghe cầu chuyện. Thì ra ông ta chịu nhìn mình là để giành mình về cho ông ta. Bình An không bao giờ về với ông ta.

Dù sống với cô có đói nghèo thì cô vẫn sống. Bình An bước ra:

– Cô à:

Thấy cô, ông Thắng như mừng rỡ:

– Bình An!

Cô nhìn ông bằng ánh mắt lạnh lùng, cô nói:

– Ông đến đây làm gì? Chỗ này dơ bẩn mất vệ sinh, ông coi chừng bị nhiễm đấy ...

Ông Thắng vẫn ôn tổn.

Ba muốn đưa con ra khỏi chỗ này. Ba đã tìm cho con một việc làm rất tốt rồi Bình An ạ:

Bình An lắc đầu từ chối:

– Tôi dù có chết đói cũng quyết không nhờ vả ông đâu.

Bà Lài hất mặt:

– Anh nghe chứa? Anh nên cút khỏi nơi này đi. Mẹ đã từ anh. Chúng tôi cũng không hoan nghênh anh.

Ông Thắng chạnh lòng:

– Anh thật có lỗi, ngày mẹ mất mà anh không thắp cho mẹ cây hương nào cả.

Bà Lài cười nhạt:

Bà ấy cô cần gì đâu. Vì bà đã xem như anh đã chết ta thuở nhớ mất rồi.

Ông Thẳng nghe chơi với trong lòng. Ông định bước đến bàn thờ đốt cho mệ nên nhang thì điện thoại của ông có tín hiệu. Nghe xong, ông lật đật đi ngay mà không kịp đốt hương cho mẹ mình. Bà Lài thấy vậy liền nói:

– "Mẹ vợ" lớn lệnh hơn mẹ đẻ của mình, đúng không anh Hai? Thôi, về đi kẻo không còn chõ dựa. Sống nhờ hơi thở của vợ thì phải vậy thôi. Bà ta ho một tiếng là anh đã điếng cả ông Thắng không hề đế ý đến cầu nói mai mỉa của em, ông vội xách cặp bước ra ngoài:

Con suy nghĩ cho kỹ nhé Bình An. Rồi tìm đến ba, con không bị thiệt thòi đâu.

Bình An đứng chết lặng:

Cô không ngờ cha mình lại sợ bà ta đến như vậy.

Bà Lài nhìn Bình An hỏi thăm dò.

– Sao, con có muốn về với ba để sống sung không?

Bình An lắc đầu nguầy nguậy:

– Có chết con cũng không về đâu cô ơi!

Bà Lài gật gù.

– Vậy thì được, không uổng công cô nuôi dưỡng bấy lâu.

Bình An lo lắng nói:

– Nhưng con chỉ sợ ba con đùng áp lực với con mà thôi.

Bà Lài an ủi:

– Không có đâu. Cô sẽ bênh vực con tới cùng.

Bình An cảm thấy không an lòng:

– Con sợ lắm cô ơi!

Bà gắt để trấn an:

– Con không cần phải sợ gì cả, đã có cô đây rồi.

Bình An vẫn lo âu:

– Liệu cô có đối lại nói với ba của con không?

– Được rồi, con vào trong đi, cô mệt lắm rồi. Moi chuyện để cô lo.

Tuy nói thế chứ trong lòng của bà cũng chưa biết phải đối phó với ông anh độc tài của mình như thế nào cả. Nhưng bằng mọi giá cô phải giữ Bình An luôn ở bên mình. Nhất định là như vậy.

Buổi tối, tại nhà Thái Tuấn. Anh thật sự lo lắng khi cha bảo hôm nay phải ở nhà để tiếp khách. Thấy ông bước ra, anh liền hỏi:

– Khách nào mà quan trọng vậy cha?

Ông Thái Tính ngồi xuống châm cho mình điếu thuốc thơm rồi nói:

Lát nữa rồi hẵng hay.

Anh như sốt ruột, nhưng ngại không dám nói ra. Thái Thanh, cô em gái của anh bước ra:

– Chà! Sao hôm nay ngoan vậy anh? Chịu ngồi nhả cả buổi tối à?

Ông Thái Tính đưa mắt nghiêm nghị nhìn con gái:

– Con bớt nói vài câu có được hay không.

Thái Thanh chu môi:

– Hôm nay là ngày vui của anh, con vui ké không được sao cha?

Thái Tuấn ngạc nhiên:

– Ngày vui gì cơ?

Thái Thanh nói luôn:

– Là ngày xem mắt vợ đó.

Thái Tuấn giật mình, anh đứng vụt lên khỏi ghế:

– Gì chứ?

Ông Thái Tính ra hiệu cho anh ngồi xuống, ôn tồn nói:

– Con đã lớn rồi, ta muốn cưới vợ cho con để có người phụ giúp con cai quản công ty.

Thái Tuấn nhăn mặt. Đây là điều mà anh lo sợ nhất:

– Nhưng con chưa tìm được người vừa ý đâu cha ạ.

Ông Tính nghiêm nghị nói:

Cha đã tìm cho con rồi. Con an tâm đi, cô này con nhất định sẽ ưng thuận mà thôi.

Thái Tuấn lắc đầu phản đối:

– Không, con không chấp nhện vầy đâu.

– Con không thể!

– Tại sao?

Anh trả lời một câu:

– Con chưa muốn cưới vợ. Xin cha đừng ép con.

Ông bảo:

– Hãy gặp nguời ta đi rồi hãy tính:

Giờ con đừng nói trước điều gì cả. Hãy chuẩn bị đi!

Ông Thái Tính bỏ lên lầu. Còn lại hai anh em, Thái Thanh nói:

Chị ấy xinh đẹp cực kỳ, em chỉ sợ người ta chê anh thôi.

Chấp tay xá mấy cái, Thái Tuấn rên thật thầm:

– Cầu trời cho cô ta đừng có quan tâm để ý đến anh là anh đã mừng lắm rồi.

Có tiếng xe du lịch đỗ ngoài cổng, Thái Tuấn biết là họ đã tới, anh bước vội vào trong. Ông Thái Tính đón tiếp họ rất thân mật. Ông vui vẻ chào mời:

– Mời anh chị và cháu vào nhà.

Mỹ Lan kêu hãnh, mặt nghênh nghênh bước theo mẹ vào phòng khách. Cô nhìn quanh một lượt rồi mới nói:

– Trang trí cũng tạm được hả mẹ?

Bà Mỹ Hằng gật gù khen:

– Con có cặp mắt thẩm mỹ rất khéo đó.

Cô nghênh mặt nói:

– Nghề của con mà mẹ.

Bà Hằng gật gù:

– Con gái của mẹ là nhất rồi.

Mỹ Lan ngồi xuống ghế một cách tự nhiên.

Cô nói với mẹ mình:

– Ngồi đi mẹ!

Ông Thắng nói với Mỹ Lan:

– Sao con lại tự nhiên đến như vậy? Đây là nhà của người ta.mà.

Mỹ Lan chu môi:

– Nhà người ta thì sao? Chúng ta là khách mời cơ mà. Nếu cha sợ thì cứ đứng.

Ông Thắng cảm thấy khó chịu về tính tình của đứa con riêng của vợ.

– Em khéo dạy con riêng ghê nhỉ.

Bà Mỹ Hằng trừng mắt nhìn chồng một cái rồi quay qua Mỹ Lan, bà nói như mai mỉa:

– Cố gắng đàng hoàng một chút đi con, khéo để người ta khó chịu.

Mỹ Lan im miệng luôn. Cô trông chờ sự xuất hiện của một người. Thái Tuấn bước ra anh cúi đầu chào mọi người. Quay qua Mỹ Lan, anh hơi khựng lại, anh sững sờ nhìn cô.

– Là cô à?

Mỹ Lan chớp chớp mắt nhìn anh, cô nhoẻn miệng cười xinh xắn:

– Chào anh! Hân hạnh gặp lại anh ở đây.

Ông Thái Tính vui vẻ:

– Sao hai con đã biết nhau rồi à? Vậy cũng tốt.

Thái Tuấn gật đầu:

– Vâng, tụi con thường gặp nhau ở ngoài đường đó.

Bà Mỹ Hằng đã hài lòng chàng rể hào hoa phong nhã này rồi nên bà phẩy tay nói.

– Ôi! Gặp nhau ỡ đâu cũng vậy thôi. Bây giờ thành vợ chồng cũng tốt phải không anh xui.

Thái Tuấn nhìn cha mình như muốn cầu cứu:

– Chuyện thế này là sao, thưa cha?

Ông Thái Tính vui lắm, nên ông phớt lờ câu hỏi của con trai mà nói:

Mời anh chị và cháu qua phòng ăn, ta vừa ăn vừa bàn chuyện.

Thấy Thái Tuấn lựng khựng không muốn đi, ông Tính ra hiệu:

– Sang bên ấy đi.

Lựa lúc mọi người đi hết, anh mới từ chối thẳng với cha:

– Con thà chết chớ không bao giờ chịu cưới cô ấy. Xin cha hiểu cho con.

Ông Thái Tính gằn giọng:

– Hãy vui vẻ mà tiếp khách đi, mọi chuyện bàn lại sau.

– Còn bàn gì nữa? Nếu hôm nay anh không có thái độ dứt khoát thì ngày mai đừng hòng mà từ chối. Thái Tuấn vẫn đứng một chỗ:

– Con không thể chấp nhận cô ấy, xin cha đừng ép con.

Ông Thái Tính biết cố ép buộc gắt qua cũng không tốt, nên ông đành nhân nhượng:

– Được rồi! Vào đi, ta không ép.

Thái Tuấn ngoan ngoãn theo ông vào phòng ăn. Suốt buổi ăn người lớn nói chuyện. Thái Tuấn không lên tiếng lấy một câu:

Hậm hực, ấm ức bị coi thường nên Mỹ Lan cá tình gắp bỏ vào chén cho Thái Tuấn, cô nói:

– An đi để lột lưỡi.

Thái độ của Mỹ Lan làm mọi người ái ngại. Nhưng cùng lúc ấy Thái Tuấn gắp để trái ớt vào chén của Mỹ Lan, anh nói:

Ông bà ta xưa có câu:

"Muốn ăn thì gắp bỏ cho người", chắc là cô muốn ăn lắm hả. Vậy thì tôi xin tặng lại cô đó.

Mỹ Lan đỏ nhạt sượng sùng vì sự phân công của Thái Tuấn, cô cười gượng gạọ .... – Anh cũng biết phái nữ chúng em đầu có thích ăn cay.

Thái Tuấn cười nhếch môi:

– Ngược lại, tôi cũng thế. Tôi không thích ăn cay và cũng không thích giả dối:

Mỹ Lan trợn mắt. Cô nghĩ:

Anh ta cũng thật là đáo để không tầm thường như cô nghĩ.

– Anh cũng giỏi thật đó!

Thái Tuấn nói mạt câu châm chậc:

– Sao vô duyên vô cứ cô lại khen tôi như vậy. Tôi thấy mình không xứng để được cô khen đầu.

Thấy hai bên nói chuyện có vẻ không vui nên ông Thái Tính lến tiếng góp phần:

– Hai đứa nên nói chuyện vui một chút Thái Tuấn đáp thản nhiên:

– Có lẽ do không tâm đầu ý hợp nên mới thế thôi. Vả lại, con ''à cô ấy luôn là như vậy, Mỹ Lan cũng lên tiếng, nhưng cô nói một cầu ngược lại với Thái Tuấn mà vui lòng ông Thái Tính:

– Con chưa hiểu tính anh Tuấn là bao nhiêu nên mới như thế. Con xin bác an tâm con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.

Cô đang chơi cái trò gì nữa đây. Tôi vốn không ưa gì cô. Đừng có mà nuôi hy vọng". Nghĩ thế thôi, nhưng anh không nói ra.

Thái Tuấn chỉ hơi nghiêng người nhìn cô rồi nói khích:

Nếu như vậy thì cô nên cố gắng thấy nhiều hơn nữa. Chừng nào tôi cảm thấy được sẽ lên tiếng:

Bà Mỹ Hằng cảm thấy như con mình bị ăn hiếp nên lên tiếng:

– Không đến nỗi nào phải như vậy đầu can. Chỉ cần lễ hỏi xong, hai đứa qua lại với nhau thì sẽ hiểu nhau thôi.

Thái Tuấn biết bà đang gài mình nên nói:

Đây là hạnh phúc cả đời người nên cả hai cần phải thận trọng.

Ông Thái Tính cười vui vẻ:

– Chuyện này con khỏi cần phải đắn đo gì cả. Có cha mẹ hai bên sẽ giúp hai con. Nghe ông nói vậy, Mỹ Lan khoái chí cười tủm tỉm. Nhưng cô thôi không nói gì thêm.

Bữa cơm rồi cũng tấn. Thái Tuấn không thèm vào phòng khách mà anh lại bước ra ngoài ban công. Tựa hai tay lên thành lan can, mắt nhìn luống đường:

Người qua lại đông đúc vui vẻ. Vậy mà mình bị chôn chân ở nhà, chán chết được.

– Anh đang buồn à.

– Thất vọng thi có.

– Về việc gì?

Thái Tuấn không cần quanh co, anh nói mà không nhìn cô:

– Việc xuất hiện của cô đó.

Lan bật cười:

– Không đến nỗi tồi tệ thế chứ?

– Cô cũng thấy rõ chúng ta không thể đến với nhau cơ mà.

Hơi nghiêng đầu, cô hỏi:

– Tại sao?

Thái Tuấn xưa tay:

– Tại tôi không thích cô. Giữa tôi và cô có một vách tường khá lớn. Cô là cô tôi là tôi.

Mỹ Lan nhún vai:

– Nhưng tôi thích anh thì sao?

Thái Tuấn rùn vai:

– Đó là một bất hạnh cho tôi:

– Anh ...

Cô đừng giận, đó là sự thật.

Mỹ Lan nghe tự ái.

– Anh đã có người yêu.

Thái Tuấn nói thành thật:

– Vậy thì chưa.

Mỹ Lan rào đón:

– Vậy thì đâu có điều gì làm anh phải từ chối tôi?

– Tôi không từ chối cô, mà chỉ vì tôi không thích cô.

– Vậy sao!

Thái Tuấn gật gù:

– Cô giàu có xinh đẹp, nhưng kiêu ngạo, xem thường kẻ khác, đức tính đó tôi luôn ghét.

Mỹ Lan mím môi:

– Anh thấy tôi như vậy à?

– Hành động của cô hôm nọ, làm cho tôi phải cánh giác.

Mỹ Lan cười ngạo nghễ:

– Vì con nhỏ quê mùa ấy mà ánh giận tôi.

Thái Tuấn sửa lưng cô:

– Không phải giận, mà xem thường thái độ của cô mà thôi. Cô gái ấy thật đầu có tội gì.

Mỹ Lan ấm ức, cô chống chế.

– Đó chỉ là một sự vô tình.

– Tôi thấy cô cố tình thì có:

– Anh ...

Nhưng Thái Tuấn đã bỏ cô đứng một mình ở đó. Anh vào phòng mình và đóng cửa lại. Mỹ Lan giận lắm, cô mím môi đi tìm mọi người.