Chương 1
Dân Quốc năm hai mươi tám. Giữa trưa hè gay gắt, có hai thanh niên mình đầy bụi bám, mang túi lữ hành, dừng lại phía trước một căn nhà to của một trang viện thuộc phía đông Thành Đô. Ở đó thuộc vùng ngoại ô, trước cửa có một con đường trải đá nhỏ, hai bên đường toàn là ruộng mè. Bấy giờ, hoa mè đang lúc rộ nở, đưa mắt nhìn đâu đâu cũng thấy thảm vàng. Gió lướt qua, hoa vàng ngả nghiêng một chiều, tiết đưa hương thoang thoảng. Ngôi nhà kín ẩn hiện trong lùm cây xanh um tùm. Dưới những bóng cá cây to, tường nhà lộ ra gạch đỏ và mái nhà hiện sắc ngói xám trọ Xem ra yên lặng quá, phảng phất mùi vị của một “thế tục đào viên”. Hai thanh niên đứng trước hai cánh cửa lớn sơn đen. Một người đứng tuổi có mày kiếm, mắt sáng, mũi thẳng, miệng rộng nhếch cười. Người ấy mặc áo dài màu xám nhạt trông có vẻ hào hoa phóng dật. Tuy có vẻ như châu như ngọc là thế nhưng hiện hai người đang chân vẽ tay múa, bàn luận gì ấy. Một người mặc áo trắng, mắt đen sâu lay láy, thần thái như đang nghĩ ngợi gì, nhìn đăm đăm ruộng mè vô bờ. Người mặc áo xám tro nhướng mày, sung sướng hỏi: - Thiệu Tuyền, anh thấy hoa mè thế nào? Vừa đến đây, thoáng thấy hoa mè là đã thấy có mùi vị nông thôn, sánh với thị thành đã có vẻ trong sáng, dễ chịu hơn nhiều lắm. Thanh niên tên Thiệu Tuyền chỉ nhếch môi cười lạt, không nói gì. Người áo xám lại vỗ vỗ vai bạn nói: - Thiệu Tuyền, mình đưa anh đến đây là để trị bệnh yêu đơn phương của anh. Suốt đường anh cứ trầm trầm, rầu rầu làm mình phát nóng muốn tóe lửa. Nếu anh cứ mãi châu mày ủ mặt thì mình sẽ bỏ mặc anh đó. Thiệu Tuyền uể oải đáp: - Có ai bảo anh màng đến tôi đâu! - Được rồi, cứ kể là tại tôi tào lao! (Thanh niên áo xám tự cúi đầu, tiếp) Thiệu Tuyền, chút nữa anh sẽ gặp cô tôi và em gái tôi. Anh mang bộ mặt bí xị đó đố khỏi cô tôi sẽ bảo là tôi lộn xộn ở Trùng Khánh, có lỗi gì với anh nên anh mới tìm tới nhà thanh toán! Tuyền cười ruồi: - Thế thì, Tông Kiều, anh muốn tôi phải làm ra mặt mày thế nào để tỏ vẻ thỏa mãn đây? Kiều – thanh niên áo xám - vỗ tay reo: - Đúng rồi, cứ cười như thế là được. - Hay! Anh như một đại đạo diễn mà tôi thì không phải diễn viên. - Anh xem, đầu óc anh chỉ có kịch là kịch không biết chừng đang nhớ tới Chuyên Tiểu Đường vĩ đại của anh. Tuyền cau mày: - Lại bày đặt nữa! Kiều rối rít: - Thôi, thôi, từ rày về sau mình không nhắc đến Chuyên Tiểu Đường nữa, được không? Nào vô nhà đã. (Kiều vỗ cửa rầm rầm, cất cao giọng Tứ Xuyên gọi) ông Triệu ơi, mở cửa, tôi về đây! Tuyền nhìn Kiều: - Có thể nói lần nầy anh sẽ thỏa mãn . Lát nữa sẽ thấy lòng thỏa mãn in nét lên mặt anh. - Chớ sao! Nhưng muôn ngàn lần anh đừng có đem mình ra làm trò đùa với cô em gái. Cô em không như Chuyên Tiểu Đường của anh đâu. Con người ta mắc cở, rụt rè, đụng chuyện gì cũng đỏ bừng mặt. Anh làm nó mắc cở thì mình cũng không tha thứ cho anh. - Coi anh sốt ruột kia! (Tuyền nhếch cười). Rốt cuộc chuyện lớn bằng trời mà không ăn nhằm gì đến anh thì chẳng sao. Nhưng gặp chuyện có liên quan tới anh thì trông anh lại như kiến bò chảo nóng! Kiều nói: - Nói cho anh biết nghe Thiệu Tuyền! Mình với Khiết Kỳ tuy đã chơi nhà chòi, nhảy chang cháng, chơi thân với nhau từ nhỏ đến lớn nhưng bây giờ thì là “Trời mọc hướng đông, mưa hướng tây. Mưa cứ mưa rơi mặc nắng gay” đấy. Trước sau vẫn không đến được đường ranh tình cảm anh em. - Tại sao không thể như ngày xưa? Kiều thở dài: - Ôi…Đợi khi anh gặp Kỳ rồi, anh sẽ biết. Cô em như một vị tiên không nhuốm bụi trần, mình cảm thấy nói chuyện tình cảm thường tình của thế gian là làm hoen ố em đi. - Đừng có nói cho quá, tôi không tin. - Rồi anh sẽ thấy. Kiều đáp xong lại vỗ mạnh cửa thêm mấy cái, gọi to: - Ông Triệu ơi, cái gì mà kêu cả ngày trời không chịu ra mở cửa. Cùng với tiếng đáp “Dạ” có tiếng chân người bước tới gần. Một lão bộc người Tứ Xuyên đánh tiếng: - Có đây! Có đây! Cửa mở, Kiều và Tuyền bước vào được đón tiếp nồng nhiệt. Lão Triệu nói vọng vào: - Có cậu tới chơi nè! Trong nhà huyên náo tiếng người, toàn là những a hoàn những bộc phụ đã giúp việc lâu năm. Họ vây hai thanh niên, nào vỗ vai nào kéo tay, tiếng cười vang lên rộn rã. Tiếp theo, từ cửa bước ra một trung niên phụ nữ tuổi khoảng bốn mươi. Bà ăn mặc rất tươm tất, mỉm cười bước tới vừa lúc Kiều vượt vòng vây, a tới chào: - Thưa cô! Có gì cho con ăn không cô? Người cô cười: - Coi con đó, luôn luôn khỉ khọt như con nít! Vừa bước vô cửa, chuyện gì cũng không hỏi lại đòi ăn! Sao? Còn cậu đây có phải là bạn học của con không? - Dạ…dạ… (Kiều vỗ vỗ trán) Con quên giới thiệu rồi (Kiều kéo Tuyền đến) Đây là anh bạn tốt nhứt, cần nhứt của con, anh Tống Thiệu Tuyền. Còn đây là cô tôi, một tay nấu ăn ngon số dách, lần hồi anh sẽ được thưởng thức. Tuyền bắt chước Kiều, kêu người đàn bà bằng cô, mỉm cười, hơi cúi đầu chào. Kiều kéo luôn Tuyền vào phòng khách, vừa đi vừa hỏi: - Cô, thiệt không có gì ăn hả cổ Con đói dữ lắm. Suốt đường ngồi trên xe, chạy đường gồ ghề, nhồi con đến thiếu điều xương cốt rụng ra! - Đồ ăn thì lẽ đương nhiên là có. Người cô nín cười đáp, một mặt dò xét Kiều tiếp: - Nhưng… Kiều chận lời: - Đừng nói! Ăn cho mập trước rồi ăn cho ốm sau! Người cô lại cười: - Ăn nói cái gì kỳ vậy cà? (cô chau mày) Không có một chút xíu tao nhã nào hết. Con học đại học theo lẽ phải lớn lên nhưng càng học càng thấy nhỏ lại. Kiều quay sang nhìn Tuyền: - Anh biết không, cô cho ăn theo qui tắc. Với người từ xa lại, phải tắm rửa trước cho sạch hết bụi đường trường rồi mới được ăn. Thật thì tắm rửa làm hao nguyên khí, “ốm em”! Đi một lèo khổ sở, mà còn bị Ốm em thì có chắc nào chúng ta bị mưu sát. - Coi miệng mồm của con đó! Bà cô quay hỏi Tuyền: - Cậu Tuyền, Kiều ở trường bộ cũng tham ăn như vậy hả? - Thưa, còn quá hơn ở đây. Ở trường ảnh có biệt danh là… Kiều nhảy dựng: - Thiệu Tuyền, mình cảnh cáo anh, không được phép nói à nha! - Chuyện gì đến không cho phép nói lận? Câu hỏi ấy từ nhà vọng ra. Thinh âm lảnh lót, không lớn, nhưng bao nhiêu tiếng cười đều không ngăn được thinh âm. Thiệu Tuyền đưa mắt nhìn theo hướng phát ra thinh âm, chợt hoa mắt thấy sáng như bị một cường quang đập mắt. Người Tuyền không sao giữ được khỏi chấn động. Trước mắt chàng, một thiếu nữ khoảng mười tám mười chín tuổi, mặc áo dài trắng mình bông nhỏ. Tóc nàng thắt bím, thả xòa về hai bên vai, lông mi dài cong che lấy cặp mắt to mọng nước. Mũi nhỏ xinh xắn, miệng nhỏ duyên duyên, trông nàng có vẻ gì thanh thoát không nói được. Một tay vịn thành cửa, miệng nhếch cười duyên nàng nói: - Đang ở trong phòng đọc sách mà nghe om sòm ngoài nầy thì đoán là anh tới chớ không ai, - Ha ha…Khiết Kỳ! Mau lại đây, anh giới thiệu cho. Kỳ đi tới, không ý thức lắm liếc qua Thiệu Tuyền một cái. Theo lời giới thiệu của Kiều, nàng nhẹ cúi đầu chào Tuyền, đoạn đưa mắt nhìn lại anh: - Anh Kiều, anh đen rồi, càng giống dân da đen! - Thiệt hả? (Kiều nhướng mày) Khiết Kỳ em lớn rồi, càng trở thành người đẹp! Mặt phớt hồng, Kỳ trừng mắt với Kiều rồi đi luôn ra ngoài, Kiều cười nói với theo: - Kỳ em, đừng chạy! Em không định xem quà tặng nhỏ của anh đem tới cho em sao? Kỳ dừng chân, Kiều mở ngay bọc hành lý, mò mò một lúc chẳng tìm được gì ráo. Chàng vứt áo quần, giày vớ ra ngoài tùm lum mà vẫn tìm không được món quà. Kỳ đưa mắt không tín nhiệm nhìn Kiều: - Anh lại xí gạt em rồi! - Quỷ mà xí gạt em. Kiều đưa mặt bí xị sang Tuyền hỏi: - Thiệu Tuyền, anh nhớ cái cặp mèo bằng pha lê mình nhét ở đâu không? - Cặp mèo pha lể (Tuyền suy nghĩ một thoáng) Nhớ rồi, trước khi đi anh luôn bảo là đừng có quên mang theo. Nhưng lại sợ để trong bọc đồ có thể bị bể nên anh cho vào túi quần. - A, thôi đúng rồi! Mắt Kiều rực cười, tay Kiều cho vào túi quần. Tuyền rùn vai nói tiếp: - Không được tích sự gì đâu. Trước khi đi, anh lại bảo quần anh dơ quá, cần phải cởi ra nhờ giặt. Rồi anh lại nói bỏ đồ trong mình nhiều quá bất tiện nên thôi không mang cặp mèo ấy nữa. - A!... Tay Kiều ngừng lục lạo mặt càng thêm bí xị, lúc lâu chàng mới rút tay ra. Bà cô đứng kề bên tức cười gập lưng, Kỳ cười tròn miệng, người làm bưng nước ra rửa mặt cũng cười không ngẩng đầu lên được. Tuyền không ngăn được cười, Kiều thấy mọi người cùng cười nên cũng cười theo. Đêm ấy, Kiều và Tuyền ở một phòng, lúc chuẩn bị lên giường ngủ, Kiều hỏi: - Anh thấy em gái của tôi so với Chuyên Tiểu Đường của anh như thế nào? - Cả hai hoàn toàn khác hẳn nhau, không làm sao so sánh được. - Kỳ còn là một “cây” đờn đấy, vài bữa nữa nó sẽ đờn cho anh nghe. Nói xong, Kiều nằm xuống trước kê tay làm gối. Tuyền vừa thay đồ ngủ vừa bàn: - Kiều này, anh thật may ghê! - Sao? Bộ mình đối với Kỳ hãy còn có điểm không rõ hả? - Ngu! Tuyền đến bàn bên, lấy giấy viết ra viết mấy câu, đưa cho Kiều xem và nói: - Đừng có bày đặt giả mù sa mưa! Kiều đọc mấy câu trong giấy: - Mong cho thiên hạ có người yêu đều trở thành quyến thuộc. Kiếp trước định rồi không sai lạc chữ nhân duyên. Kiều nhìn giấy, nghĩ ngợi sâu xa.