Có tiếng sột soạt mở tủ và tiếng lách cách của những chiếc móc áo… Tôi hé mắt nhìn đồng hồ… Ba giờ rưỡI chiều… Rồi tiếng dắt xe ra cổng, tiếng ống khóa đập lanh canh khô khốc vào cửa sắt, cuốI cùng là tiếng xe nổ máy rồ lên một hồI rồI vút đi, ngắn và đầy biểu cảm như một dấu chấm than. Tôi xô đống mền gốI nhàu nát qua một bên, bước ra ngoài hiên và ngồI phệt xuống chiếc ghế đá, mệt mỏI nhìn những mảng nắng chiều gay gắt đến đau cả mắt, không biết mình phảI làm gì đây. Hôm qua vô tình tôi đã đọc được tin nhắn trong máy điện thoạI của anh ấy, tôi biết anh ta đang đi đến chỗ đó, nơi mà anh ta có thể tìm được một mái ấm thực sự với một ngườI đàn bà biết yêu thương bằng trái tim và tấm lòng của một ngườI vợ, tìm lạI được bản lĩnh và uy tín của một ngườI chồng mà từ lâu đã là một thứ hàng rất xa xỉ và hiếm hoi trong ngôi nhà này.

Thật ra tôi đã dự đoán và chuẩn bị khá chu đáo cho kết cuộc này từ lâu - một kết cuộc không có hậu nhưng hoàn toàn hợp logic đốI vớI một hôn nhân đầy ngộ nhận như thế này. Đơn ly hôn tôi đã viết sẵn, luật sư tôi cũng đã nói chuyện, và cũng có thể cả anh ấy cũng đã sẵn sàng cho cuộc chia tay này, nhưng cũng như trước nay vẫn thế, anh luôn ưu tiên quyền quyết định cho tôi. Tài sản chúng tôi từ lâu cũng đã rạch ròi phân chia, thu nhập và chi xài độc lập, thật ra mà nói thì chúng tôi không còn gì dính líu đến nhau …ngoài Tina, đứa con gái xinh xắn bé bỏng chưa được ba tuổI… Nó còn bé hơn tôi ngày xưa, bé hơn rất nhiều…

…Lúc đó tôi mườI hai tuổI, chị hai tôi mườI lăm. Hai đứa tôi vẫn còn là hai con bé hồn nhiên cắp sách đến trường và mãn nguyện được sống trong một mái ấm có cha và mẹ. Cha mẹ tôi không bao giờ lớn tiếng cãi vã mặc dù mẹ tôi đôi khi hơi thiếu đức tính dịu dàng và hy sinh của một ngườI vợ, ngườI mẹ, lạI có lúc bướng bỉnh và lãnh đạm. Chúng tôi cảm phục sự chịu đựng và thương cái tính lo toan quá chu đáo, đôi khi hơi đàn bà của cha, xem đó như một sự bù đắp hoàn hảo cho những khuyết điểm của mẹ. Những buổI chiều tan học về đến nhà, bức tranh gia đình chúng tôi hơi cá biệt hơn những gia đình khác: Mẹ tôi thì triền miên ngồI bấm máy tính tính toán toán chuyện lờI lỗ trong buôn bán hoặc sắn tay áo, bắc ghế trèo lên lục lọI mấy thùng giấy chất cao ngất xem hàng còn lạI bao nhiêu. Trong lúc đó, cha tôi lui cui dướI bếp xào xào nấu nấu, để vừa tầm lúc chị em tôi vừa tắm rửa sạch sẽ là bưng ra đầy đủ, khi thì món gà kho gừng chị tôi thích, khi thì món canh tần ô tôi rất ưa, nhưng thường xuyên nhất vẫn là món tàu hủ chiên xả ớt, là món “ruột” của mẹ tôi.

Mặc dù cha tôi cũng là kế toán trưởng của một doanh nghiệp tư nhân, thờI gian nhàn rỗI ở nhà của ông thường dành cho việc bếp núc và chia xẻ vớI vợ những việc nộI trợ khác. Ông làm tất cả những việc đó một cách tự nguyện và nhẹ nhàng không kém gì mẹ tôi. Tôi còn nhớ bài thi môn văn học kỳ hai năm lớp năm, tôi đã được chín điểm vớI đề bài “Hãy tả một ngườI mà em yêu quý nhất”. Đa số các bạn trong lớp đều nói về mẹ của mình, chỉ có tôi là viết về cha.

Thế rồI cha tôi ra đi đột ngột… Cuộc đờI tôi đôi ba lần gần như ngã quỵ trước những cú sốc bất ngờ: Tin thi rớt đạI học, tin nhà mình bị cháy thành tro, tin em tôi qua đờI trong một tai nạn thảm khốc, … nhưng cảm giác của buổI chiều hôm ấy thì đến chết tôi vẫn không thể nào quên… Hôm cha tôi qua đờI trong bệnh viện, tôi cuống cuồng chạy đến thì thấy trước cửa phòng bệnh lố nhố nhiều ngườI lạ, trong số đó có một thiếu phụ chừng hơn ba mươi tuổI, khuôn mặt hơi quê mùa nhưng xinh xắn và hiền lành, bế trên tay một đứa bé chừng sáu tháng tuổI, đôi mắt thâm quầng ngân ngấn nước. Chưa biết xưng hô ra sao vớI những ngườI này thì chị tôi kéo tay tôi chạy đến góc hành lang của bệnh viện thì thầm cho tôi biết bí mật của cha tôi: “Bà ấy là… “vợ” của cha, đứa bé ấy là… em của mình đó”. Tôi giằng tay chị ấy ra, chạy ra khỏI bệnh viện, mặc mọI ngườI gọI theo, và cứ như thế, không biết bằng cách nào tôi về được đến nhà…

TốI hôm đó và cả ngày hôm sau, mặc mọI ngườI kêu gọI, nài nỉ, đe dọa đến thế nào, tôi vẫn giam mình trong phòng, chẳng thiết ăn uống. Tôi không khóc…, dù lòng nát tan vớI nổI đau khổ quá lớn so vớI sức chịu đựng của một con bé mườI hai tuổi. Tôi thề không bao giờ thèm nhỏ một giọt nước mắt cho ngườI đàn ông đó, ngườI đàn ông bộI bạc, nhưng trớ trêu thay, lạI là ngườI đàn ông mà tôi yêu thương và kính trọng nhất đờI mình. Tôi lục lọI hết tất cả những thứ mà cha tôi đã tặng: con gấu bông ngày mừng sinh nhật tôi được tám tuổI, cây sáo mà tôi đã nằng nặc đòi dù không biết thổI, cha đã tặng nó cho tôi nhân lần tôi được danh hiệu học sinh giỏI văn của quận năm lớp năm, cái mai rùa nhỏ, đôi hài đỏ đính cườm lúc tôi dự thi múa ở trường… RồI không biết sau đó, bằng cách nào và bằng cái gì tôi đã đập nát, cắt vụn chúng ra từng mảnh, từng mảnh nhỏ… cho đến khi căn phòng tôi trở thành một bãi chiến trường xơ xác thì đôi tay bé nhỏ của tôi cũng ứa máu và bầm tím. Khi mẹ tôi và mọI ngườI phá cửa vào thì tôi đã rũ ra như một mảnh vảI trắng lạnh lẽo và tang tóc.

… Lớn hơn một chút, tôi dần dần hiểu được mỗI cuộc chia tay trong từng gia đình đều là hậu quả của sai lầm từ hai phía. Sự phán xét của tôi đốI vớI lỗI lầm của cha, một tộI nhân vắng mặt, cũng khách quan hơn. Mẹ tôi cũng nhiều lần khuyên chị em tôi đừng quá khắt khe khi lên án người cha bạc mệnh của mình và bà cũng nhìn nhận trong sự đổ vỡ này bà cũng phảI gánh một trách nhiệm rất lớn. Mặc dù vậy, tôi không bao giờ tha thứ cho chạ Có thể đốI vớI mẹ tôi, ông ấy không có lỗI nhưng ông ấy đã có lỗI vớI chúng tôi, những đứa trẻ vô tội. Ông ấy đã tạo ra chúng tôi và đã âm thầm, lén lút rũ bỏ chúng tôi như một kẻ hèn hạ và vô trách nhiệm. Ông ấy ra đi thanh thản như vậy và chẳng bao giờ biết được trên thế gian này vẫn còn hai đứa trẻ vật vờ lớn lên vớI một hình hài xinh đẹp và một trái tim thương tật – Trong trái tim ấy trước đây đã có một chỗ dành cho tình phụ tử và sự kính trọng cha, thần tượng của chúng tôi, giờ đây nó đã khuyết đi rồI và nơi đó vĩnh viễn vẫn là một vết khuyết, không bao giờ liền lạI, vĩnh viễn…

… Tina đã thức dậy. Nó ngái ngủ bước ra khỏI phòng và sà vào lòng tôi, miệng bi bô khoe vớI tôi chiều nay cha nó hứa sẽ mua cho nó một chiếc xe đạp. Tôi ôm nó vào lòng, tết mớ tóc mỏng và mịn như tơ của nó lạI thành bím, tự dưng cảm thấy hốI hận như mình đã có lỗI vớI nó. Con bé hồn nhiên và thánh thiện như một thiên thần nhỏ, vậy mà chỉ mấy phút trước đây, tôi đã quá ích kỷ khi nghĩ đến việc cướp đi ngườI cha và một mái ấm gia đình khỏI đôi tay bé bỏng của nó. Trong thâm tâm, tôi hiểu rằng việc níu kéo hạnh phúc cuộc sống vợ chồng vớI anh chưa chắc còn cơ hộI, nhưng dù khó khăn cách mấy, tôi cũng sẽ cố gắng giữ lạI cho Tina ngườI cha mà trong cõi nhân gian này vai trò của ngườI đó không một ngườI đàn ông nào khác có thể thay thế được. Tôi hôn lên đôi má phúng phính mịn màng của con và thầm hứa vớI nó, dù vượt qua chính mình không phảI là điều dễ dàng, tôi sẽ có cách, chắc chắn sẽ có.

TốI nay tôi sẽ nói chuyện vớI anh… Lẽ nào tôi lại muốn nhìn thấy vết khuyết trong trái tim đứa con gái thân yêu của mình bởI vì vết khuyết ấy trong trái tim tôi vẫn còn chảy máu, vẫn còn đến tận bây giờ…

01/2001

Người gửi: Vietpen