Chương 1

Đêm Giáng sinh 2005 là đêm rộn rã nhất hành tinh với những chùm pháo bông tỏa sáng, những trái hỏa châu đủ màu, đặc biệt trời không lạnh cho người ta phải khoác thêm áo và thở phì phò hơi khói, bởi những đoàn người lũ lướt kéo về nhà thờ Đức Bà đón mừng đêm Noel cuối thế kỷ.

Tiếng chuông sinh nhật, tiếng đàn piano rộn rã vui tươi mang phúc lành của Chúa xuống cho nhân gian với một rừng người muôn màu sắc hát to lên:

''Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời ...'' thì ngay trong phòng thay đồ lễ có một cô gái gầy gò trong manh áo phong phanh đang nấp vào một góc màn đứng bất động.

Có một cái gì đó giãn ra trong người cô và bây giờ cô mới lặng lẽ khóc.

Khóc giữa tiếng cười của nhân gian.

Tại sao cô đến đây trong chiếc áo không lấy gì làm kín đáo giữa nơi tôn nghiêm như thế này. Cô dây bẩn lễ phục của nhà thờ chăng? Không? Cô đang trốn tránh tội lỗi của mình vào một nơi thanh vắng. Bàn tay cô vấy tội lỗi. Cô đã làm hại một người.

Những điều đến với cô hôm nay thật là khủng khiếp, có nằm mơ cũng không thấy được. Vút một cái, cô đã bay từ làng quê Hưng Định cái vèo đến giữa thành phố xa hoa này, cư ngụ nơi một gia đình thân thế không hề xa lạ với mọi người:

nhà tỉ phú bắt đầu sự nghiệp bằng gánh ve chai – ông Tấn Phát.

Vừa nghe qua cái tên là cô đã rụt đầu sợ hãi rồi. Ở Bình Dương, Tấn Phát là tên của một trại hòm nổi tiếng. Nhưng không phải như vậy. Ngôi nhà cô đến sang trọng quá mức. Nền gạch in hình cô gầy gò với bộ đồ vải quê mùa như những nghề thủ công nghiệp làm mộc chạm, đóng xe thổ mộ hay làm đồ gốm ở Hưng Định vậy.

Tất cả là tại cô, vào ngày mười sáu tháng mười một Âm lịch là lễ Kỳ Yên.

Đó là những ngày hội của nhân dân tỏ ý mong được mùa màng tươi tốt và cầu cho quốc thái dân an - lễ cúng đình của xã Hưng Định. Miên Hạ đã leo lên bàn thờ bốc trộm trái xoài cúng để đem về cho bà nội ăn. Bà nội cô bệnh quá chừng, bà thích ăn xoài lắm. Cây xoài trước nhà cô đã chết khiến bà tiếc ngẩn ngơ cả năm. Bây giờ nghịch mùa mà có trái xoài thì ngon phải biết.

Miên Hạ hí hửng cầm trái xoài lên, cô xụ mặt khi nhìn lại, nó là trái xoài bằng cao su. Tức quá, Miên Hạ ném mạnh ra xa và nó bay vèo ngay giữa trán của ông chủ tịch trước cái nhăn mặt la trời của ông từ giữ định.

– Cô kia! Ai cho phép cô leo lên đó?

Và trong nháy mắt cô đã bị áp giải vào căn phòng nhỏ. Có tiếng nói nhỏ nhẹ của ai đó:

– Nó là con cái nhà ai?

– Nhà bà Tám Tượng, cái bà trói chồng cho kiến vàng cắn mỗi khi ổng say rượu đó.

– A! Chị Tám Tượng đó mà. Tưởng ai xa lạ. Con nhỏ lớn bộn hở?

Cái biệt danh ''trói chồng cho kiến vàng cắn" của bà nội Miên Hạ vang cả xóm Hưng Định. Bà là người lao động cần cù, bám rễ bền chặt nơi mình khai phá và sống vững vàng đến nay.

– Xin lỗi mau! - Tiếng ông Từ quát lên.

– Xin lỗi ... Nhưng tại ông đi đi làm chi. - Miên Hạ sượng đỏ mặt.

Ông Tư nhắc nhở:

– Tuy ông ấy đã về hưu nhưng thừa sức bẻ cổ cố đấy.

Bất chợt có ai đó nhận xét về cô:

– Con nhỏ này linh lợi à chú. Nếu mua được nó chắc anh Hai con vừa ý lắm.

– Nói cái gì vậy? Mua người à? Đây đâu phải thời nô lệ – Đúng vậy! Nếu cô thuận ý, anh Hai tôi sẽ mua về làm mẫu. Anh ấy đang cần có một người để cười vui, để nhìn ngắm, để tạc tượng. Sau tai nạn giao thông, anh ấy không còn là người bình thường mà hay nhốt mình trong phòng với thái độ buồn rầu.

Miên Hạ quay ngoắt nhìn chàng trai to khỏe trước mặt. Hắn ta không mặc áo thụng xanh theo truyền thống lễ hội mà mặc áo chemise trắng, quần tây xanh, thắt cà vạt đường hoàng.

– Ông còn ngu hơn thằng Sư ở xóm trên khi nói tiếng mua người. Nhưng thôi được, có sáu mười triệu chồng cái rụi trước mặt tôi, tôi chịu liền.

– Sáu mươi triệu ư? Được! Khi nào tôi cần, tôi sẽ mua.

– Khi nào tôi cần, tôi bán.

Ông chủ tịch sửng sốt ngó Khải Đằng. Thằng cháu của mình từ Sài Gòn mới lên, vậy mà nghe nó nói, ông tưởng nó ở trong rừng đi ra.

– Tụi bây nói cái gì lạ vậy? - Ông Từ nhắc nhở.

Nhân lúc người qua tiếng lại, Miên Hạ biến mất. Cô không thể để người ta vu cho cái tội ăn trộm, người ta không thể biết bà nội Miên Hạ đang đau khổ.

Bà không đói ăn nhưng đói tình thương của thằng Thiện, em trai Miên Hạ đã đi lang thang hơn một năm nay.

Ngôi nhà của nội trống trước trống sau, gió lùa như ở ngoài hiên. Thằng Thiện đã lần lượt bán từng chiếc tủ cái bàn, cái ti vi, nồi cơm điện, chiếc xe đạp và mới đây là cái giường sắt. Tất cả đã ra đi không hẹn ngày trở lạị .... Bất chợt, cô nghe không khí trên đầu mình loãng ra gần như là trống trải.

Miên Hạ từ từ chớp mi và cô xém kêu rú lên. Một đôi mắt quá quen thuộc khiến cô rùng mình vụt bỏ chạy. Nhưng chạy đi đâu giữa đêm sáng ánh đèn như thế này? Cô cần một nơi nấp vào ngay tức khắc. Bỗng lúc đó tiếng chuông vang dậy một góc trời. Đã đến nửa đêm.

Phải rồi! Chỉ còn một cách thôi. Miên Hạ nở nụ cười buồn thiu. Cô sẽ đu lên sợi dây chuông và quấn cổ mình trên đó. Nếu đáng tội chết cô sẽ chết nơi trong sạch nhất:

tại tháp chuông nhà thờ.

Đêm nay sẽ có một ánh sao trên trời rơi xuống đón linh hồn của cô bay đi.

Rồi cả nhà cô đột ngột biến mất khỏi vùng đất sum sê cây trái đã gợi biết bao hình ảnh và ý niệm về thời gian khổ nhọc của người Hưng Định xưa kia, như bà nội cô.

Nghĩ xong, Miên Hạ nhắm mắt đu vào sợi dây chuông, bỗng dưng nó có sức kéo, kéo người cô lên thật cao đồng thời những âm thanh vỡ vụn lại phát đi tiếng leng keng. Ớn quá! Cô không dám thả tay ra, có mà bể đầu. Chết như vậy thì đau quá. Không được! Cô tụt xuống ngay rồi quấn sợi dây vào cổ, cột tay lại mới gồng mình đu lên, chứ nếu không theo bản năng cô sẽ giữ cho mình khỏi té. Phải quấn dây vào cổ trước.

Nhưng bất chợt ngay lúc đó có tiếng người phát ra sau lưng cô:

– Giựt chuông như vậy đó hở?

Thế là hắn giựt sợi dây chuông ba ba tiếng kêu inh ỏi. Hắn la to:

– Giựt mạnh lên!

Thêm một người khùng giống cô chăng?

Tiếng chuông vang kinh cong tưng bừng khắp bầu trời đêm. Hay thật! Cô đã biết giựt chuông. Mồ hôi Miên Hạ đổ ra như tắm, có ai đó thảy cho cô chiếc áo thiên thần, cô nghe tiếng chân vội vã vang lăn trên từng bậc thang.

– Ra ngoài ngay!

Chúa ơi! Chính là Khải Đằng. Anh đã đi báo công an rồi ư? Không thể nào.

Cô đã hớt tóc cao thế này mà anh vẫn nhận ra cô ư?

Ra khỏi được vòng vây của một rừng người vây quanh thánh đường, Khải Đằng lôi cô lên xe như người ta bắt một con thú vậy.

– Tôi sẽ đánh đòn cô.

– Chết tôi còn chưa sợ nữa là ...

– Cô đã làm gì ông ấy rồi bỏ trốn ra đây?

Miên Hạ giãy nảy lên:

– Ông anh của ông bắt tôi mặc cái áo mỏng te, rồi đi vò cục đất sét nắn ra y như cái vú của tôi vậy đó, đắp lên mình của một con nhỏ đứng gần đấy. Vậy mà ông ta không ngừng ngó tôi. Giận quá, tôi vơ lấy cái cây lau nhà đập vào đầu ổng nghe cái bốp. Tôi thấy ...

Khải Đăng quát lên:

– Thấy sao?

– Máu chảy ra ... Chắc ông ta chết rồi.

Như hiểu ra chuyện Khải Đăng vờ quát lên:

– Muốn vào tù chứ gì?

Miên Hạ riu ríu:

– Vậy thì tôi phải làm sao? Tôi không cố ý mà.

– Về nhà. Nếu anh tôi còn sống đưa đi cấp cứu được thì cô phải vâng lời tôi tuyệt đối. Còn nếu như ảnh lỡ chết, tôi sẽ đi thăm nuôi cô mười tám năm tù.

– Ối trời!

Tiếng mười tám năm tù thật là khủng khiếp. Cô nghe người ta nói thằng Thiện sẽ bị ra tòa với tội danh hút heroin mười tám năm tù, nhưng không biết họ nói có đúng không, chứ bây giờ trải qua một phút nóng giận tội danh của cô đã là sự thật rồi.

– Để tôi đâm đầu xuống xe còn hơn.

Khải Đằng đạp thắng, miệng hét lên khi thấy điệu bộ của Miên Hạ:

– Ngồi im! Đồ khùng!

Nhưng chỉ được một lát, Miên Hạ lại ngọ ngậy trên nệm xe, đường phố rực rỡ nhưng vẫn không giúp cô quên được Chí Thiện, bởi vì cô lên đây là cốt để lấy tiền lo cho nó mà.

– Nếu tôi không có tiền kịp lúc, chắc họ đổ lỗi cho em tôi hết quá!

Khải Đằng nghiêm mặt:

– Pháp luật rất nghiêm minh, cô không phải chạy lo vô ích. Nếu Chí Thiện nặng tội hơn thằng Hoàng mua bán heroin, tôi sẽ giúp cô kiện tới cùng. Mấy thằng đó ghé lại nhà thằng Hùng phân thuốc, bắt thằng Thiện canh cửa rồi cho nó hút không. Dần dần nó nghiện. Cô nghe cho rõ đây. Chí Thiện không hề mua bán heroin trong tuổi vị thành niên nên tội nhẹ. Biết chưa! Cứ bình thản cho nó đi cải tạo vài năm cho nên người. Biết đâu trong đó nó học được nhiều điều hay.

Khải Đằng vội ngưng ngay câu nói. Anh biết Miên Hạ còn bà nội nghèo ở dưới quê, bao nhiêu của cải dành dụm bị thằng cháu bán sạch và giờ đến ngày xét xử tụi thằng Hùng, buộc lòng Miên Hạ phải tới đình thần. Cô nằng nặc nhờ ông Từ giữ Đình gọi điện cho Khải Đằng. Hôm đó anh có cuộc họp rất quan trọng thế mà phải bỏ ra ngoài vài phút trả lời. Giọng của cô lo sợ cuống cuồng:

– Tôi cần tiền của ông gấp.

Khải Đằng buồn cười vì câu nói chơi của anh trong buổi lễ Kỳ Yên. Rồi anh cũng muốn giúp cô làm phước khi nhớ đến anh Hai mình sau tai nạn giao thông vừa qua.

Anh Khảo Vy là một người hoạt bát học thức uyên thăm. Anh kế nghiệp cha ông Tấn Phát - làm giám đốc công ty Khải Hưng, nhưng anh có sở trường riêng, đó là hội họa và điêu khắc.

Khải Vy tự lái xe cho mình, dù lúc sinh tiền cha anh vẫn thường nhắc nhở anh phải chọn cho mình một tài riêng, anh cứ vâng dạ mà không thực hành, cho đến một hôm đang đổ đèo Bảo Lộc, xe bị đứt thắng. May mà Khải Vy còn sống.

Từ đó Khải Đằng không những là trợ lý công ty mà anh phải đứng ra cáng đáng mọi việc. Ba vừa mới mất, anh Hai bị tai nạn và mơ ước của anh say mê nghiên cứu về ngành địa chất đành phải gác lại.

Khải Đằng đã ngờ ngợ khi nghe bác sĩ kết luận về chứng bệnh tám thần phân liệt của anh Hai. Theo anh tìm hiểu qua sách vở, thì chứng bệnh này đa số người mắc bệnh là người lớn tuổi. Nếu người bệnh có một con vật thân thương bên mình như con chó, hay chim hoặc cá kiểng thì bệnh sẽ giảm bớt và có khả năng phục hồi nhanh chóng. Những người đã bệnh tâm thần phân liệt mà sống trong cô đơn buồn rầu sẽ sinh ra mất trí nhớ vĩnh viễn. Nhưng tiếc thay, anh Khải Vy không thích thú con vật nên cứ trầm tư mặc tưởng bên những hình tượng của mình.

Cách đây một tuần, Khải Đằng đưa Miên Hạ về. Khải Vy vừa nhìn thấy Miên Hạ anh đã chào bằng nụ cười thật tươi, những đường nét uốn cong của Miên Hạ khiến đôi mắt anh sáng lên thoáng vẻ hài lòng.

Đứng từ xa, Khải Đằng thở phào nhẹ nhõm. Anh nói với anh Hai rằng Miên Hạ là người láng giềng của chú ở Hưng Định. Một tuần trôi qua trong êm ả nhưng không ngờ xảy đến chuyện như vậy.

Chiếc xe vừa dừng lại là Khải Đằng chạy nhanh lên phòng anh Hai. Đến cửa phòng, Khải Đằng nghe hồi hộp muốn nín thở. Trước mặt anh là đôi chân dài của anh Hai mình buông thõng bất động, anh nằm trong tư thế úp mặt xuống đất.

Khải Đằng hoảng hốt lay gọi:

– Anh Vy! Anh Vy à!

Hình như anh ta còn thở. Khải Đằng nghe tiếng rên rỉ của anh Hai:

– Ui da! Đau quá!

Một vết xướt bên mép tai ri rỉ máu. Thật là hú hồn hú vía!

Đêm nay Khải Đằng đến dự lễ sinh nhật. Anh vui vẻ hòa đồng với anh em trong ban trật tự. Thánh lễ đông và nhộn nhịp làm ách tắc cả giao thông. Khi thấy mọi việc đâu vào đấy cả, Khải Đằng đi một vòng quanh khuôn viên và bước vào phòng thay áo. Nhìn các em giúp lễ trang nghiêm trong bộ áo trong có tua ren ở phần dưới, thắt lưng to bản trắng muốt, rất đẹp với nụ cười tươi, tự dưng Khải Đằng liếc một vòng quan sát và ngạc nhiên khi thấy dưới màn cửa có một đôi chân trần.

Anh có nhìn lầm không nhỉ?

Đúng rồi! Đôi chân con gái! Khải Đằng vừa giở màn lập tức cô bỏ chạy tuôn các cô mặc áo thiên thần của đêm đông, làm rơi những mũ triều thiên và lệch những đôi cánh giấy.

Thoắt một cái, cô đã biến mất giữa rừng người đông đúc. Khải Đằng ngờ ngợ như có điều gì đó bất thường, anh chen chúc ra khỏi dòng người, cố tìm một vị trí cao hơn để quan sát. Rồi bỗng dưng tiếng chuông lại phát leng keng như lũ nhỏ hay chơi nghịch. Thế là Khải Đằng nhanh chân đến đó và thật không ngờ cô gái ban nãy đang giựt chuông trong cái áo mỏng dính bên cạnh một chàng trai trẻ.

Với một thánh lễ rộn ràng, người ra thường bỏ qua những chi tiết nhỏ và luôn dự trù những sự cố sẽ xảy ra. Nhưng buồn cười thật, cô gái không ai khác hơn là Miên Hạ, người Khải Đằng đem đến thành phố này.

Với tay lấy chiếc điện thoại, Khải Đằng bấm số gọi bác sĩ riêng rồi dìu anh trai nằm lên giường. Khỏi Vy có vẻ tỉnh táo trở lại và đòi uống sữa. Khải Đằng bấm chuông gọi dì Lương làm bếp và căn dặn đôi điều rồi như sực nhớ điều gì nên vội bỏ ra ngoài.

Không khí im lặng làm Miên Hạ hoảng sợ cô nghe tiếng chuông gọi người làm. Mọi thứ cấp tốc đều được chuẩn bị ở phòng Khải Vy Miên Hạ nhìn tòa nhà vĩ đại chìm trong bóng tối, bất giác cô thở dài. Cô không muốn ở lai đây chút nào. Cô nhớ nội quá! Đêm Giáng sinh này không biết nội có nấu chè nếp không? Nội thường ém thành hai chén thật đầy cho Miên Hạ và Chí Thiện rồi mới mời người khác ăn cùng, nhưng thằng Thiện lại thích ăn dề chấy dưới đít nồi. Cái thằng thật là lạ.

Mãi suy nghĩ, cô không thấy Khải Đằng ra xe tự lúc nào. Anh ta hỏi tửng tửng:

– Có đói không?

– Rất đói.

– Cô muốn ăn gì?

– Ổ bánh mì nhân xíu mại.

Khải Đằng lẳng lặng lái xe đi. Được một đỗi Khải Đằng dừng lại trước quán bên bờ sông. Anh mua cho Miên Hạ ổ bánh mì và gọi cho manh ly cà phê đá.

Khải Đằng thoáng nhìn Miên Hạ rồi lẳng lặng khoác áo cho cô.

Đó là một chiếc áo veston sang trọng nặng trịch làm Miên Hạ giãy nảy lên, ngại ngùng:

– Tôi sợ lấm áo ông. Không mặc đâu!

– Đừng có bướng! Áo cô đang mặc là áo ngủ. Người ta nhìn vào sẽ đánh giá cô đó. Vả lại, trời khuya rồi.

Tự dưng Miên Hạ nổi chứng lên:

– Ông đừng có tưởng tôi là bồ của ông nha. Cái thứ này để đập cho mấy cô sang trọng kia. Chứ tôi ...

– Cô cũng làả một người như họ. Tôi đi dạo với cô giữa đêm như vậy là có chuyện muốn nói. Tôi biết, không khí gia đình tôi ngột ngạt quá, cô không được tự do như ở miền quê. Nhưng cô phải rằng chấp nhận vì những thỏa thuận ban đầu chứ. Miên Hạ này ...

Khải Đằng trầm giọng:

– Cô phải biết rằng cô có một thân hình rất đẹp. Thoạt nhìn qua tôi đã rất ngưỡng mộ và tìm ngay một việc cho cô ở thành phố này. Đó là thành ý của tôi với cô. Về phía tôi, tôi biết tình trạng sức khỏe của anh mình. Anh Khải Vy đối với tôi rất tốt, anh ấy là một người đa tài, thế mà số mệnh đã dun dũi anh ấy gặp tai nạn rồi quên đi mọi chuyện. .... Khải Đằng có vẻ khó nói:

– Anh ấy nhìn cô qua hình ảnh của nghệ thuật. Mà vóc dáng cô là một tuyệt tác của tạo hoá. Điều đó có lẽ cô cũng chưa nhận định rõ được giá trị của mình.

Xin phép cho tôi được nói nhé, tôi không muốn nói đến những điều tế nhị này.

Tôi muốn nói đến tình hình anh tôi. Anh ấy là một người rất đàng hoàng biết dung hòa tình yêu nghệ thuật và rất phân minh trong công việc ...

... Nhưng công việc này đối với cô rất là nguy hiểm khi ở gần một người đàn ông có tình trạng như anh tôi. Nhưng tôi muốn cô quan tâm đến anh ấy, săn sóc, nói cười. Sự tinh nghịch hồn nhiên của cô sẽ đem đến cho anh ấy niềm vui.

Điều đó sẽ giúp cho anh ấy dần bình phục và vui vẻ trở lại ...

... Có điều gì nghi ngại cô cứ bấm chuông, sẽ có người đến với cô trong vòng ba phút. Tôi rất tin tưởng cô. Mong cô hãy cố giúp tôi.

– Ông thương anh trai đến như vậy sao?

– Vì tôi chỉ có mỗi mình anh.

– Nghe ông nói với cái giọng nghiêm chỉnh như vậy, tôi cứ tưởng tôi là một cái gì đó rất quan trọng.

– Đúng vậy. - Khải Đằng gật đầu xác nhận.

– Lúc rày tôi thấy anh Vy có vẻ tươi tỉnh hơn, chẳng bù với lúc cô chưa tới, anh ấy ủ rũ suốt ngày.

– Được. Nhưng tôi nhớ bà nội quá. Sáng mai ông có thể đưa tôi về thăm nội được không?

– Đồng ý.

– Còn một điều nữa! Nếu tôi có bị anh ông làm gì thì ai sẽ chịu trách nhiệm về tôi?

– Nếu cô bệnh, tôi sẽ lo lắng.

Miên Hạ thở dài. Trên đời có người yêu quý anh mình đến vậy sao? Điều đó làm Miên Hạ chợt nhớ đến Chí Thiện - thằng em đẹp trai, trắng trẻo của mình.

Gia cảnh cô bi đát đến nỗi cô không dám nói ra, nhưng Chí Thiện là người hiểu hơn ai hết và nó không thể chấp nhận hiện tại được. Còn cô, cô đã không nhẫn nại với nó. Bây giờ cô hối hận quá chừng.