Chương 1
Đỗ Quang Trung về nước
Chuyến tàu André Lebon ở Pháp qua Sài Gòn hôm ngày 29 Juillet 19... , lối 9 giờ sớm mai, tàu vừa cập bến hành khách chen nhau lần lượt đi lên. Trên bờ thì rộn rịp, kẻ rước con người rước cháu, tiếng chào mầng xen với tiếng xe cộ vang rân.Bây giờ ai có để ý trông lên bon tàu sẽ thấy một chàng thanh niên Nam Việt, tuổi độ 25, 26, tay cập một cô đầm, xuân xanh hai chín mặt hoa da phấn đứng dựa bon ngó xuống, không rõ chàng kiếm ai mà sắc mặt hầm hầm, cặp mắt ngó láo liên. Một chập kêu coolie lên khiêng rương rồi cùng cô đầm xuống, lên xe kéo bảo chạy thẳng đến nhà hàng Continental Palace thuê phòng ở.... Lối 10 giờ có một cái xe hơi mui kiến hiệu Talbot, trên xe có một ông lão tuổi độ lục tuần kỳ, khăn đen áo dài, mang mề đay đỏ ngực. Xe chạy đến bến tàu vừa đậu ông lão lật đật mở cửa xe bước xuống ngó dáo dác lồi nửa giờ sau thiên hạ tản lạc hết ông mới chịu lên xe bảo sốpphơ rằng: "Chạy qua Saigon kiếm mấy cái nhà hàng, chắc nó trông không thấy rước, nên qua ở ngụ bển".Xe qua chợ, nhà hàng nào cũng ghé, đến chót mới thẳng lại Continental. Ông lão xuống xe vào đưa cho người thơ ký một tấm Carte hỏi rằng:- Thầy có thấy người nầy ghé đây không?Thầy thơ ký tiếp lấy xem Carte ấy như vầy:Đỗ Quang TrungDocteur en médecineParisNgười thơ ký lẹ làng đặt thiệp trả lời rằng:- Dạ thưa có, mới vào hồi chín giờ đây, ở phòng số 1.ông lão tỏ sắc vui mừng đi thẳng lên phòng, ông không gõ cửa mở chốt đi vào. Ông vừa bước vào thoạt nghe hỏi rằng:- Entrez, qúest-ce qúil y a?Lời người thanh niên vừa dứt thì ông lão bước vào hỏi cách sốt sắng rằng:- Mày về bao giờ? Tao... - Bonjour mousieur.Cô đầm lại tiếp:- Good morning sir! (Tiếng Ănglê: chào ông)-... ? (ông lão đứng sượng sùng)Người thanh niên bây giờ nói tiếng mẹ đẻ rằng:- Tôi về đến hồi 9 giờ, tôi đã sợ Ông không biết ngày giờ tàu cập bến, có đánh cho ông ba bốn cái dây thép mà chả biết rằng ông mắc công việc gì ở nhà. Thế là tôi cùng ông bây giờ không còn thân thuộc gì nữa.ông lão bây giờ giận run lên, ông nói cách lập cập rằng:- Trung à, tao sanh mày cho mày ăn học, bây giờ mày báo ơn đáp nghĩa cho tao đó phải không Trung?- Phải, ông nói trúng thật, ông có công sanh tôi thật, nhưng xã hội buộc ông phải nuôi tôi, ông có con mà không nuôi con ấy là ông không trọn phận làm người. Bây giờ ông không nên kể ơn nữa. Vả lại rồi đây tôi cũng phải nuôi con tôi như ông nuôi tôi vậy.- Mày thật lớn gan hả Trung? (ông dợm bước đến đánh)- ê, ông già, ra lập tức khỏi phòng cho mau.- Boy boy... !Nãy giờ cô đầm không hiểu chồng cô và ông già nói sự gì, đến chừng ông già muốn đánh chồng cô, cô nổi giận ngồi dậy xô ông lão ra ngoài rồi đóng cửa phòng lại, và cô an ủi chồng cô.ông lão này là quan phủ Đỗ Quang Hiếu, hiện ông đang ngồi tại châu thành Vĩnh Long. Còn anh chàng thanh niên kia là Tấn sĩ Đỗ Quang Trung con trai của ông vậy. Ông sanh có một mình Đỗ Quang Trung, ông cưng như ngọc quí tợ ngà, cho sang Pháp du học gần 12 năm, tiền muôn bạc vạn ông không tiếc, chỉ mong cho con công danh chiếm đoạt thì toại lòng. Phật trời không phụ lòng ông nên Đỗ Quang Trung thi đậu đến chức tấn sĩ. Ông hay được tin chi xiết vui mừng nên ông đi một mình lên rước (vì bà bịnh nhức đầu không đi được). Nào hay đâu con ông bị hấp thụ cái văn minh lạ lùng ấy, làm cho ông ngẩn ngợ Ông bị cô đầm đuổi lấy làm hổ thẹn nên lên xe bảo sốpphơ chạy về Vĩnh Long một nước.Xe về đến nhà, bà nghe tiếng xe lật đật chạy ra đặng mừng con, nào hay đâu ra đến nơi chẳng thấy con mà mặt ông giận te lét. Bà hỏi:- Con nó về chưa tới sao ông?- Con nào, ối không con cái nào hết, bà nó vào tôi nói cho mà nghe.Bà nghe mấy lời lấy làm lạ đi theo ông vào nhà, ông bèn thuật các điều ngỗ nghịch của Tấn sĩ Trung cho bà nghe. Bà nghe nói cũng nghẹn ngào, ông tiếp rằng:- Rõ ràng sanh con ai dễ sanh lòng, tôi cũng liều như không có con, mai tôi vô toà từ nó cho rồi.Bà khóc rằng:- Con nó lỡ dại lần thứ nhứt xin ông bớt cơn giận, không lẽ một lần đạp cứt một lần chặt chân, để mai tôi lên hỏi nó coi thế nào rồi sẽ tính.ông tuy giận song thấy bà than thở cũng xiêu lòng nói:- Tự ý bà, tôi e bà lên nó không cho vào phòng nó mà mang xủ.