Chương 1

Cổng trường mở rộng, từng đoàn học sinh lũ lượt ra về dưới ánh nắng trưa hè chói chang, ai cũng muốn tranh thủ về nhà. Riêng Trọng Hải cũng đạp xe một cách hối hả, nhưng không phải để về nhà, mà chỉ muốn đến tiệm may Thúy Nga. Ngày nào cũng vậy, nếu không ghé Thúy Nga, thì Trọng Hải thấy buồn làm sao. Ghé để nhìn và nói chuyện không đâu, vậy mà Trọng Hải vẫn phải ghé.

Trọng Hải tự nghĩ hình như anh có sự thay đổi, và bây giờ Hải đã hiểu vì hình ảnh Thúy Nga đã ngự trị trong trái tim của anh rồi. Nhiều lúc Trọng Hải muốn thổ lộ cùng Thúy Nga, nhưng anh vẫn còn e ngại. Sau những đêm dài nghĩ, hôm nay Trọng Hải quyết tỏ thật lòng mình với Thúy Nga. Tiết học học cuối cùng Trần Trọng Hải chẳng tiếp thu được gì. Anh chỉ mong sao chóng hết giờ để gặp Thúy Nga.

May quá! Giờ này tiệm của Thúy Nga vắng khách. Trọng Hải dừng xe lại bước vào, Thúy Nga đang thêu khăn, ngẫng đầu lên thấy Trọng Hải, Thúy Nga nói trong sự quen thuộc.

– Anh Hải mới đi học về hả?

Trọng Hải hôm nay có vẻ lúng túng:

– À ...Anh mới học về.

Thúy Nga hỏi tiếp:

– Sao anh không về ăn cơm mà lại ghé đây?

– Anh chưa thấy đói.

– Trưa thế này mà anh còn chưa thấy đói à?

– Anh quen bụng rồi.

– Chắc từ trước tới giờ đi học anh hay la cà đây đó, nên quen bụng rồi phải không?

Trọng Hải bào chữa:

– Trước đây tụi anh đi học về, thường rủ nhau đá banh, không thì xem phim, giờ quen Thúy Nga rồi, anh thích ... thích ghé chơi vậy mà.

Không biết nghĩ sao, Thúy Nga hỏi lại:

– Anh Hải nè! ở lớp anh học có giỏi không?

– Anh học tệ lắm.

– Xạo hoài! Em nghĩ là anh học sẽ giỏi lắm đấy.

– Sao em nghĩ vậy?

– Vì em thấy anh lúc nào cũng ăn mặc tươm tất, sách vở gọn gàng, và thường thấy anh đi học rất sớm.

– Như vậy là học giỏi sao Thúy Nga?

– Em học ít, em thấy thế thì em nói vậy, chứ em có biết gì đâu.

Nghe Thúy Nga nói vậy, Trọng Hải mới chợt nghĩ lại. Trước đây anh học cũng giỏi lắm chứ, bạn bè thường ghẹo ''Thằng Hải đẹp trai mà lại học giỏi hèn gì bao cô mê nó''. Vậy mà mấy tháng nay, Trọng Hải thấy mình học hành sa sút.

Những lúc cầm tập lên học bài, thì trong đầu Hải lại nghĩ đến Thúy Nga. Không biết Nga có nghĩ đến anh không nữa. Hải chỉ biết Thúy Nga luôn vui vẻ và ngọt ngào. Giọng nói của Thúy Nga thật quyến rũ luôn vang vào tai Hải trong những giấc ngủ. Vậy mà Hải cứ lo sợ bị chối từ và chắc sẽ khổ nhiều lắm nếu sự thật đúng là như vậy. Trọng Hải nhìn Thúy Nga e dè nói:

– Thúy Nga à! Thật ra trước đây anh học cũng dở lắm chứ, nhưng bây giờ ...

Thúy Nga liến thoắng:

– Giờ thì sao vậy?

– Anh học tệ lắm.

– Kỳ vậy?

– Tại ... tại ... anh biết yêu rồi.

Thúy Nga vỗ tay:

– A, vậy sao? Anh yêu ai mà lụy thế? Người mà anh yêu chắc là dễ thương lắm?.

Trước sự vui vẻ của Thúy Nga, Trọng Hải lại cảm thấy áy náy. Trọng Hải phải cố gắng lắm không dám nhìn thẳng vào.

Thúy Nga, anh ngập ngừng:

– Anh ... anh yêu ...

– Yêu ai?

– Anh nói, Thúy Nga làm mai cho anh nghe?

– Chịu liền, nhưng người đó em biết mới được à nha.

– Em biết mà, biết rất rành nữa là khác.

– Ai vậy?

– Người đó là ...

Trọng Hải cúi mặt xuống, cố gắng lắm mới nói được.

– Người đó là Thúy Nga đó.

– Hả? Thôi đi anh ơi. Xạo hoài !

– Thật đó. Anh không có xạo đâu. Anh đã để ý Thúy Nga từ lâu, nhưng anh không dám nói.

Thúy Nga e thẹn, mặt đỏ không còn vô tư như lúc nãy nữa.

– Sao hả Thúy Nga?

– Sao em không nói gì hết vậy Thúy Nga?

Thúy Nga ngẩng lên:

– Em chưa nghĩ tới Trọng Hải à?

Quá bất ngờ đối với Thúy Nga. Làm sao cô có thể trả lời với Hải được. Vì gia đình nghèo nên Thúy Nga phải nghỉ học sớm, vì thương em, nên Thúy Nga đã đi học may. Và mở được tiệm may này là cả một số tiền cần kiệm của cha mẹ trong những năm qua. Thúy Nga sợ mình chưa làm hài lòng khách được, thì sẽ phụ lòng mong mỏi của cha mẹ. Còn chuyện yêu thương Thúy Nga chưa hề nghĩ tới, cũng như không dám nghĩ đến tương lai mình sẽ ra sao. Mặc đù có nhiều bạn bè cũng đã đặt tình cảm nhưng Nga vẫn phớt lờ.

Nhưng riêng với Trọng Hải, thì Nga có một chút cảm tình, vì Trọng Hải trông đẹp trai, thư sinh và đặc biệt là có nụ cười rất hiền, và anh cũng đã gây cho Nga một chút xao động trước lời tỏ tình quá đột ngột. Thúy Nga vẫn còn suy nghĩ vu vơ:

''Yêu là gì hả?'' Giọng Hải vang lên gần gũi hơn:

– Thúy Nga à! Em có thời gian suy nghĩ mà. Anh sẽ đợi câu trả lới của em.

– Vâng, em sẽ suy nghĩ kỹ rồi sẽ trả lời với anh.

Hải tìm cách xua tan bầu không khí ngột ngạt giữa hai người.

– Vậy bây giờ mình nói chuyện khác nghe.

– Dạ.

– Từ sáng đến giờ, em may đỡ không?

– Dạo này ít khách quá, tới mùa lúa rồi, ai cũng lo làm cả.

– Nghề nghiệp mà, lúc vầy lúc khác. Khi qua mùa thì mọi người sẽ nhờ đến em để có đồ đẹp mà mặc hà.

– Dạ, em cũng nghĩ vậy ...

– Thôi, anh về nhé Thúy Nga. Trò chuyện với em nãy giờ cũng vui đủ rồi.

Bây giờ anh cảm thấy đói bụng rồi. Anh phải về thôi.

Thúy Nga trêu:

– Nãy giờ ăn không khí đủ no rồi, cần gì phải ăn cơm nữa.

– No cái nỗi gì. Đói muốn rã ruột đây nè.

– Vậy anh về ăn cơm đi.

Trọng Hải dẫn xe ra về. Thúy Nga nhìn theo để ý và nghĩ:

''Anh Hải thật hiền, thật dễ thương. Nhưng sao trong lòng ta không cảm:

nhận được gì, chẳng lẽ ta chưa biết yêu thật''. Thúy Nga tự cười thầm. Trọng Hải cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng như vừa trút được một gánh nặng. Tuy không biết Nga nghĩ gì về mình, nhưng sự vui vẻ của Nga cũng làm cho anh có được một chút hy vọng.

Trọng Hải về rồi, Thúy Nga bắt đầu suy nghĩ vu vơ:

''Hải yêu mình thật sao?

yêu là gi nhỉ? Sao mình không nghĩ đến? Và dòng suy nghĩ ấy bị cắt đoạn bởi một người khách bước vào tiệm.

– Nhờ cô may giùm tôi bộ đồ.

Thúy Nga nhanh nhẹn:

– Dạ, có ngay.

Và Thúy Nga bắt đầu công việc của mình, cô luôn vui vẻ với khách và không còn suy nghĩ vu vơ gì nữa.

Mỗi ngày đi học về, Trọng Hải đều phải ghé qua tiệm của Thúy Nga một chút, ngày nào mà không ghé thì ngày đó y như bị ai hết hồn. Tối rồi mà Hải còn phải chạy ra gặp Thúy Nga một chút, rồi mới về ngủ được. Vậy mà khi ghé, Hải thấy Nga cứ vô tư và vui vẻ, không đá động gì đến chuyện của Hải đã nói.

Hải muốn nhắc lại nhưng cảm thấy ngại, nên đành để cho Nga suy nghĩ.

Hôm nay Hải ghé rủ Nga đi chơi.

– Thúy Nga ơi! Ngày mai mình đi chơi vườn táo nhé.

Thúy Nga trả lời:

– Ngày mai hả? Mà anh có tiền không nghen?

– Có, anh có tiền mà.

– Đưa em coi.

Hải móc trong túi ra đưa cho Thúy Nga đếm.

– Bao nhiêu đi đủ không em?

Thúy Nga vui tươi:

– Đủ rồi! Nhưng đợi em xin phép má cái đã.. – Em cất tiền luôn đi, để anh về xài thâm vào à. Khi nào xin má được thì mình cùng đi chơi.

– Má ai? - Nga bắt bẻ.

– Ờ. thì má em.

– Ữ má em, anh không được kêu má em bằng má à nghen.

– Khó quá! Chịu cất tiền không?

– Cất thì cất, em ăn bánh hết thì ráng chịu à nghen.

– Ăn thì ăn, thôi anh về à.

– Ờ, anh về đi.

Hải về rồi, Thúy Nga nghĩ:

Sao mình có vẻ khó khăn với anh Hải quá nhỉ!

Hay là mình về hỏi má xem sao.

Thúy Nga chợt nhớ về mẹ. Bà là một cô giáo, rất thương Nga và em gái của Nga. Mẹ rất tâm lý và thông cảm với tuổi trẻ. Nga luôn đặt niềm tin ở mẹ. Nga thường tâm sự vđi mẹ những điều mà Nga muốn biết. Chiều nay, Nga muốn hỏi mẹ về Trọng Hải, nhưng thấy hơi ngại. Cô cứ cười mãi. Bà Sáu thấy lạ liền hỏi:

– Có gì vui mà cười hoài vậy con?

– Con ... có chuyện này muốn hỏi mẹ, mẹ đừng cười con nghen.

– Chuyện gì vậy?

– Mẹ. Trong đám bạn của con, mẹ biết anh Trọng Hải chứ?

Bà Sáu suy nghĩ và nhớ:

– À, phải cái thằng tới lui chơi hoài, mẹ hay khen có nụ cười hiền đó không?

– Dạ, ảnh đó mẹ.

– Rồi sao?

– Ảnh nói, ảnh thương con đó mẹ.

– Rồi con nói sao?

– Con nóỉ cho con suy nghĩ kỹ.

– Con có suy nghĩ gì chưa?

– Chưa mẹ à! Con định hỏi xem ý mẹ thế nào, rồi mới có suy nghĩ.

Bà Sáu nghe con nói mà tức cười. Ai đời yêu thương mà đợi mẹ xét rồi mới suy nghĩ. Thật là trẻ con quá. Mà trẻ con thật! Nga năm nay mới mười chín tuổi, có biết gì về tình yêu. Bây giờ, mới nói về tình yêu thì bà Sáu cảm thấy lo ngại thật sự. Bà sợ con mình khi bước vào đường tình duyên là dánh mất đi tuổi vô tư, hồn nhiên. Cái tuổi mà con người ta ai cũng thường kéo trong tiếc nuối. Bà biết xung quanh Nga có rất nhiều người đeo đuổi, phải công nhận rằng Nga càng lớn càng đẹp ra, giọng nói ngọt ngào, dễ gây thiện cám với bạn bè xung quanh. Tình cảm cứ đến thế này mãi, thì có ngày Nga sẽ nhận dạng được tình yêu. Bà muốn cho con tự suy nghĩ và lựa chọn, bà nói:

– Thúy Nga à! Con còn nhỏ lắm. Mẹ nghi con chưa nhận định được tình yêu đâu Mẹ sợ con không chín chắn mà phải khổ về sau. Con đã có nghề làm ăn thì không còn ràng buộc gì, con cũng có thể yêu được, nhưng con đừng vội, hãy suy nghĩ kỹ đã.

Nga âu yếm ôm choàng lưng mẹ:

– Con cũng nghĩ vậy. Tại con muốn mẹ xem anh Hải có được không vậy mà.

– Thằng đó có ăn học, lại hiền, mẹ thấy nó cũng được. Nhưng con cần tìm hiểu kỹ hơn.

– Dạ. Mẹ nè! Ngày mai ảnh rủ con đi chơi vườn táo. Mẹ cho phép con đi chơi vài tiếng đồng hồ nha.

Bà Sáu nhìn con:

– Đi thì đi, nhưng đừng đi lâu quá bỏ tiệm không ai trông đấy.

– Dạ, con biết rồi.

Bà Sáu đứng dậy:

– Thôi, đi tắm rửa rồi còn nghỉ ngơi! Để mẹ vào xem bài của em con thế nào rồị. Nói đoạn, bà Sáu bước đến bàn học của Bạch Duyên. Nhìn mẹ, Nga nghĩ và thương mẹ vô cùng. Hằng ngày ngoài giờ dạy học, mẹ còn phải lo toan mọi việc trong nhà. Bạch Duyên đã mười ba tuổi rồi, vậy mà mẹ cứ xem như còn nhỏ và không cho làm gi hết. Một mình mẹ cứ lui cui suốt ngày. Từ lúc học nghề cho tới nay, Thúy Nga ít khi về giúp mẹ. Nga tự hứa với lòng là sẽ không phụ lòng mẹ. Mẹ nói cũng phải, bước vào yêu sớm thì sẽ khổ sớm. Vậy thì mình không yêu đâu. Với Hải, mình cứ xem như một người anh, vậy chắc vui hơn. Mẹ đã cho đi vườn táo chơi rồi, nhưng sao mình sợ người ta nói con gái mà đi chơi với con trai. Từ nào đến giờ, Nga có dám đi với ai, nhưng lần này ... thôi cứ xem tính ý của Hải ra sao.

Đi học về, Trọng Hải về thẳng nhà ăn cơm rồi mới qua Thúy Nga. Trên đường đi, Hải cầu mong mẹ của Nga cho phép Nga đi chơi với mình. Ra đến tiệm khoảng một giờ trưa, Hải thấy hồi hộp làm sao. Bà Sáu đã có mặt ở đó từ lâu Hải bước vào thưa:

– Thưa bác Sáu, con mới đến.

Bà Sáu cười nhẹ, nói:

– Ờ, con mới đến hả? Ngồi chơi đi con ạ – Dạ.

Hải ngồi xuống ghế mà trong bụng run run, nhìn sang Thúy Nga. Thúy Nga cười định hỏi mẹ đi thì có khách đến. Thúy Nga phải ở lại nhận đồ và đo đạc cho khách. Thúy Nga làm khoảng đến ba giờ chiều mới xong. Trọng Hải vẫn ngồi đợi, Nga thấy tội nghiệp anh quá.

Vừa nhận xong đồ của khách cuối cùng, thì Thúy Nga liền đến bên bà Sáu xin phép đi chơi, và bà đồng ý nói:

– Đi thì đi, nhưng chút về thôi, kẻo muộn nghe con.

Lúc này Hải mới cảm thấy nhẹ nhõm.

Hải bước tới thưa:

– Thưa bác, bác cho phép chúng con đi chơi khoảng một giờ thôi, chúng con sẽ về.

– Ừ, bác cho phép đó, đi chơi một lát rồi về.

– Dạ, con cảm ơn bác.

Trọng Hải và Thúy Nga ra khỏi tiệm đi hướng về vườn táo. Vườn táo rất gần, đi bộ một chút là tới ngay:

Vậy mà Thúy Nga chưa vào đó bao giờ. Bạn bè cũng hay rủ đi, nhưng Nga không có thời gian rảnh để đi chơi và đều từ chối.

Hôm nay đi với Hải thế này, Nga cũng cảm thấy hơi ngại, sợ người ta hiểu lầm mà cười Nga. Nhớ lại số tiền hôm qua, Thúy Nga móc trả lại cho Trọng Hải, nói:

– Tiền của anh nè, em trả lại đó. Anh cầm trả tiền vào vườn, để con gái trả tiền, người ta cười chết.

Trọng Hải nhận tiền lại và nhìn Thúy Nga trìu mến.

Vào sâu trong vườn táo, Thúy Nga và Trọng Hải đều reo lên, táo đang mùa say quả. Hèn gì các bạn thường rủ nhau vào đây thích chết đi được. Trọng Hải và Thúy Nga say sưa hái những trái chín bóng vàng, đầy cả nón, rồi cùng ngồi xuống băng đá ăn. Thúy Nga nói:

– Anh Hải ơi? Tụi mình vào vườn tới mười ngàn đắt quá. Mình phải ráng ăn thật nhiều vào, kẻo bị lỗ mất.

– Ừ, anh hái nhiều mình cùng ăn.

Thúy Nga vô tư rượt đuổi Trọng Hải. Cô dùng hạt táo chọi vào Trọng Hải và Hải chọi lại. Cứ thế, cả hai cứ hái và cứ ăn. Mệt quá, cả hai cùng ngồi xuống băng ghế đá. Trọng Hải rút khăn rụt rè lau nhẹ những giọt mồ hôi trên trán của Thúy Nga. Nga mắc cỡ quay đi chỗ khác. Trọng Hải lúng túng lấy táo đưa cho Thúy Nga.

– Ăn nữa đi em.

Thúy Nga đưa tay lấy táo. Bất ngờ Trọng Hải cầm lấy tay Thúy Nga làm cho Nga run bắn lên. Thúy Nga vội rụt tay lại:

– Mình về đi anh.

– Ờ, về cũng được, em ăn táo ngán chưa? - Trọng Hải ngượng ngùng.

– Ngán rồi, em ăn hết nổi rồi nè.

– Mình cầm ra ngoài ăn được không anh?

– Người ta không cho mình mang ra đâu. Để anh mua đem về.

– Thôi, anh lại phải tốn tiền, không muốn đâu.

– Không sao, anh còn tiền nè - Trọng Hải thật thà.

Thúy Nga thấy ân hận. Anh vẫn còn đi học, tiền bạc đâu có nhiều, vậy mà cuộc đi chơi này anh phải tốn hao nhiều. Nhưng chẳng lẽ Thúy Nga lại trả tiền sao?

Trọng Hải và Thúy Nga ra trước cổng mua thêm ít táo rồi về nhà. Trong cuộc vui này, họ vẫn chỉ dừng lại ở tình cảm bạn bè.

Khi về đến tiệm, Trọng Hải cũng xin phép bà Sáu về nhà luôn. Thúy Nga tiễn Trọng Hải về và nghĩ trong đầu:

''Tội nghiệp anh Hải quá. Nhưng hình như mình chưa biết yêu là gì cơ mà!'' Cơm nước xong thì Thúy Nga tắm rửa và lên giườờg ngủ. Cô vẫn vô tư chưa cảm nhận được tình yêu là gì.

Thời gian thấm thoắt trôi qua, mùa hè lại đến. Trọng Hải vừa thi xong học kỳ hai. Hải biết kỳ thi này Hải sẽ phải thi lại vài môn. Đời học sinh rõ khổ, yêu làm gì để giờ này phải trong tâm trạng lo âu, lo không đủ điểm lên lớp Lo Thúy Nga từ chối tình yêu. Không biết Nga có yêu mình không mà không hề cỏ vẻ gì thay đổi. Vẫn vô tư, hồn nhiên, vẫn nụ cười đó, ánh mắt đó, vẫn gần gũi bên anh. Anh đã nói và Thúy Nga không chối từ mà cũng không hề đáp lại tình anh.

Thôi thì cứ để cho Thúy Nga suy nghĩ, chắc Nga muốn chín chắn trong tình yêu. Mình yêu Nga chân thật, rồi đây Nga cũng sẽ hiểu thôi. Nghĩ vậy, Hải cảm thấy yên tâm. Mấy ngày nay, bận lo việc thi cử nên Hải không ghé Thúy Nga thường, nên hôm nay ra chơi đến chiều luôn.

Thúy Nga ngồi may hoài, có vẻ mệt nhọc lắm. Hải càng thấy thương Nga nhiều. Thấy Nga nghỉ tay, Hải hỏi:

– Mệt lắm hả Thúy Nga?

– Dạ, không mệt đâu anh. Em đã quen như vầy rồi.

– Ngồi mãi mà không mệt sao? Em hay thật đấy!

– Làm được nhiều thì em cảm thấy vui hơn.

Trọng Hải nhìn thấy hộp cơm còn để, Hải liền hỏi:

– May từ sáng đếri giờ chắc em chưa ăn cơm hả?

– Dạ chưa.

– Vậy em hãy ăn cơm đi.

– Thôi được, lát em sẽ ăn.

– Hay là có anh ngồi đây em không chịu ăn? Hay để anh về cho em ăn cơm nhé. Nhịn đói em sẽ bị bệnh đấy.

– Không đâu, anh cứ ngồi chơi đi. Còn bệnh thì em đang bệnh thật đấy. Em cảm thấy rát cổ quá và còn nói tiếng khan nữạ. Hải tỏ ra lo lắng:

– Vậy em uống nước chưa, hay là để anh đi mua thuốc.

– Thôi, em uống rồi. Anh đừng đi.

– Thật không đó nghe, em mà không uống ngày mai se không nói chuyện được luôn đó.

– Sao vậy?

– Thì tắt tiếng chớ sao.

– Nhưng em uống rồi, và vẫn còn một liều nữa, lát chiều em uống.

– Vậy thì được.

Thúy Nga cảm động nhẹ trong lòng khi thấy Hải có vẻ lo lắng cho mình.

''Yêu là thế đó ư?'' Bình thường có người khác, anh Hải ít nói chỉ cười, còn lúc chỉ có hai đứa, anh cũng nhiều lời lẽ lắm chứ. Nghĩ thế, Thúy Nga chợt cười, Trọng Hải thấy lạ nên hỏi:

– Em cười gì vậy?

– Ủa ... đâu có.

Thúy Nga lảng sang chuyện khác:

– Anh Hải đến chơi còn đi đâu nữa không?

– Không, anh đến chơi, lát nữa anh về nhà luôn.

– Vậy anh chờ em ăn cơm xong em sẽ cùng anh đi luôn thể.

– Em định đi đâu?

– Em đến nhà chị bạn, mượn vài ống chỉ màu, hết chỉ rồi em chưa đi mua được.

– Ừ, ăn cơm đi anh chờ.

Thúy Nga vào dọn cơm, nói vọng ra:

– Anh Hải ơi! vào ăn cơm với em nè. Chắc giờ này anh cũng đói rồi.

– Em ăn đi, anh không ăn đâu.

Thúy Nga nhiệt tình:

– Cơm nhiều lắm, vào ăn đi anh.

Có gì bằng khi được ăn cơm chung với Thúy Nga. Hải thật thà bước vào.

Thúy Nga lí lắc nói:

– Không được giành ăn với em à nghen.

– Anh sẽ ăn hết cho em đói luôn.

– Hổng dám cho anh ăn hết đâu.

Trọng Hải và Thúy Nga càng ăn cơm vui vẻ. Anh nhìn Thúy Nga tràn trề hy vọng. Vô tình bắt gặp ánh mắt của Trọng Hải, Thúy Nga ngượng ngùng quay đi Trọng Hải cũng lúng túng, tự trách mình sao nhát như con gái. Ăn cơm xong Thúy Nga dọn dẹp và chuẩn bị cùng Trọng Hải ra chị Hằng mượn chỉ.

Trọng Hải lại đánh mất một cơ hội khơi lại chuyện lòng, nhưng anh tự nhủ cứ để cho Thúy Nga suy nghĩ thật kỹ.

Hai đứa vừa đi, vừa kháo chuyện đâu đâu Bỗng ...

– Ê Hải! Mày đang đi với cô nào vậy?

Trọng Hải giật mình quay qua, nhìn vào tiệm may và nhận ra Danh. Trọng Hải trả lời:

– Ờ. bạn ...

– Ghé đây chơi chút mày!

– Mình ghé chơi chút đi Thúy Nga.

Thúy Nga dừng xe:

– Không quen, ghé kỳ quá không anh?

Trong tiệm có người nói vọng ra:

– Bây giờ lạ, sau sẽ quen mà.

Thúy Nga cùng Hải bước vào. Đây là một tiệm may khá lớn hơn so với tiệm may của Thúy Nga. Đồ may xong treo đầy tủ, vải chồng cao đủ màu, chứng tỏ tiệm này khá đắt. Trong tiệm hiện đang có bốn người, ai cũng nhìn Thúy Nga.

Nga chưa biết ai nên chỉ gật đầu chào.

Có người lên tiếng nói:

– Mời cô ngồi chơi.

– Dạ.

– Trọng Hải, mày giới thiệu đi.

– Hổng thẳng thằng mập, gấp gì dữ vậy?

Quay sang chỉ vào Thúy Nga, Hải nói:

– Đây là Thúy Nga, bạn của Hải.

Danh liến thoắng:

– Bạn gì? Giới thiệu cho kỹ đã.

– Thì bạn thôi, chứ bạn gì?

– Chứ không phảị .... – Bậy đi!

Cả bọn cùng cười làm Thúy Nga đỏ mặt, nàng muốn đứng dậy về, xét hơi kỳ, Thúy Nga cố gắng bình tĩnh gượng cười.

Trọng Hải 1ườm bạn và quay sang Thúy Nga. Hải nói:

– Bạn anh tếu lắm, em đừng buồn.

Hải bắt đầu giới thiệu với Thúy Nga:

– Đây là Danh, Chánh, Bình đều là bạn của anh. Còn đây là Phú Tân, em bà con của anh.

Vừa nói, Hải vừa chỉ từng người. Thúy Nga nhìn theo bẽn lẽn gật đầu:

– Em hân hạnh được biết các anh.

Phú Tân vội lên tiếng:

– Em không làm anh của chị Nga được đâu.

– Sao vậy? Em còn nhỏ thì phải gọi bằng anh chớ sao.

Phú Tân không vừa:

– Anh Hải là anh của em, mà chị là bạn của ảnh, thì em phải gọi chị bằng chị mới phải.

Thúy Nga một lần nữa đỏ mặt, nàng bào chữa:

– Bạn thì ai cũng là bạn, Thúy Nga chẳng nghĩ gì, mong các anh đừng hiểu lầm. Vả lại, Nga còn nhỏ lắm.

– Chị bạo nhiêu mà nhỏ?

– Thúy Nga mới mười chín tuổi.

– Em mười tám, nhỏ hơn chị mà!

Thúy Nga nhìn sang Phú Tân, nghĩ Tân không thể nào mười tám được, nhưng ý Tân muốn tội gì Nga không gọi bằng em. Nghĩ thế, Nga nói:

– Nếu Tân mười tám, thì Nga gọi bằng em vậy.

Hải thấy Tân cứ trêu Nga mãi, vội lên tiếng:

– Thôi Tân, mày cứ chọc Nga hoài, Nga giận bỏ về luôn bây giờ.

Tân ráng thêm lnột câu nữa.

– Đừng về nghe chị Nga.

Thúy Nga không khỏi bật cưới vì sự liến thoắng của Tân. Trong nhà một cô gái bước ra, nhìn Thúy Nga và Trọng Hải chào:

– Chào hai bạn, mới tới chơi hả?

Trọng Hải và Thúy Nga gật đầu chào lại. Nãy giờ thấy Tân làm tội Thúy Nga hoài, Chánh chỉ đứng cười. Thấy Ngọc bước ra, Chánh mới lên tiếng:

Đây là chị Ngọc, cùng học may chung với tụi này đó Hải. Thúy Nga, đây là.

Ngọc cướp lời :

– Thôi, Ngọc biết rồi. Hải và Thúy Nga phải không?

– Ợ. bộ chị biết họ trước hả?

– Thì Chánh vừa mới nói đó.

– A ... chị hay thật!

Cả bọn cùng cười rộ lên. Thúy Nga cũng bật cười theo họ, nàng nghĩ chị Ngọc cũng vui tính chứ. Nga bước lại gần Ngọc, hỏi:

– Chị Ngọc học may lâu chưa?

– Gần ra nghề rồi Nga ạ. Còn Nga làm nghề gì?

– Dạ, em cũng thợ may.

– Ồ, vậy thì mình cùng nghề rồi. Thích quá!

Danh xen vào:

– Vậy cũng là cô thợ đây! Tiệm ở đâu vậy Nga?

– Dạ, ở gần ngã ba anh ạ.

– Vậy tụi này sẽ đến phá đám Nga một trận mới được.

– Vậy há, hôm nào Nga mời các bạn đến chơi.

Từ lúc đến tới giờ, Bình vẫn lo may không để ý gì về Nga cả, chỉ nghe rồi cười theo. Còn Danh thì để ý Nga rất kỹ, cô bé có giọng nói rất dễ thương, nụ cười dễ cảm, để lộ đôi hàm răng đều nhự hạt bắp trắng ngần. Mái tóc ngắn hợp với gương mặt trái xoan, nhất là đôi mắt đen láy, long lanh nằm dưới đôi chân mày đen tự nhiên, chạy dài cuối mắt. Danh nghĩ, nếu ông trời nắn thêm cho sống mũi cao tí nửa, thì Thúy Nga sẽ trớ thành một hoa hậu. Đã vậy, Danh còn biết thêm Thúy Nga là một cô thợ may trẻ tuổi nửa. Mình phải làm quen mới được. Danh vội lên tiếng:

– Tụi này đến, không biết Nga có tiếp không chứ.

– Dạ, em rất vui nếu các anh, các bạn đến thật sự.

– Nói là phải nhớ nha cô Thúy Nga.

Thúy Nga nở nụ cười thật tươi nhìn Danh:

– Vâng, em sẽ nhớ.

Nhìn qua Trọng Hải, Thúy Nga mới nhớ ra rằng nãy giờ anh ngồi chẳng nói lời nào, chỉ cười, rõ là người hiền. Không biết mình có nhiều chuyện lắm không.

Thúy Nga nghĩ mình đã chơi hơi lâu, nên đứng dậy từ giã các bạn:

– Thúy Nga xin phép các bạn, Nga về, hôm khác có dịp Nga sẽ ghé chơi lâu hơn. Các bạn nhớ đến chơi với Nga nhé.

Phú Tân lên tiếng trả lời:

– Chắc ăn là sé đến, chị sẽ thấy bực mình lắm đây.

– Không có gì đâu.

Quay sang Trọng Hải, Nga tiếp:

– Anh Hải về hay ở chơi, em đến chị Hằng xong là về ngay, nãy giờ chơi lâu quá.

Giờ Trọng Hải mới lên tiếng:

– Thôi, anh về luôn, anh đói rồi.

Trọng Hải và Thúy Nga từ giã ra về. Các bạn nhìn theo, Tân ráng thêm một câu:

– Anh chị xứng đôi ghê?

Thúy Nga tái mặt, đạp xe thẳng không chờ Trọng Hải. Riêng Trọng Hải thấy rộ lên một niềm vui. Hai người chia tay.

Thúy Nga đến nhà chị Hằng. Trên đoạn đường về, Thúy Nga miên man nghĩ:

''Không hiểu tại sao ai lại cặp mình với Trọng Hải, mình cảm thấy khó chịu và bực mình. Không biết Hải có thấy điều đó không? Anh đâu có điều gì làm mình phật ý đâu, ở mình đặt cho anh ấy tình cảm gì, nếu là tình yêu thì mình đâu có bực mình như vậy. Chẳng lẽ mình chưa yêu? Phải xác nhận là đôi lúc vắng anh vài bữa, mình cũng cảm thấy hơi buồn. Thật chính lòng mình cũng chưa hiểu nổi. Vừa nghĩ Thúy Nga vừa tự cười mình.

Đúng là lời hứa danh dự, chiều nay vừa thu xếp đồ đạc xong, Thúy Nga định về nhà thì cả bọn Ngọc, Danh, Bình, Chánh, Phú Tân và một người lạ mặt mà Nga chưa biết ghé vào. Thúy Nga mừng rỡ:

– Ôi, các bạn mới đến. Mời vào chơi.

Ngọc bước vào:

– Uy tín mà,. phải vào phá Thúy Nga mới được chứ.

Danh, Bình, Chánh, Tân đi thẳng vào ghế ngồi không đợi mời. Danh nói:

– Thúy Nga chuẩn bị đi, sẽ bực mình cho coi.

– Anh Danh cứ nhạo hoài. Nga đã chuẩn bị rồi.

Quay sang người mà Nga chưa biết.

– Còn anh đây là ...

Ngọc giới thiệu:

– Anh Lâm, thầy của tụi này đấy.

Thúy Nga nhìn Lâm cười:

– Nga hân hạnh được biết anh Lâm.

Lâm lịch sự chào lại:

– Anh cũng hân hạnh được biết Thúy Nga. Hôm Nga đến chơi, anh không có ở nhà, về nghe các bạn kể lại, anh vào 1àm quen với Nga đây.

– Dạ, mời anh ngồi.

Thúy Nga bước qua quán gọi nước về mời khách. Bình liền cản:

– Tụi này vào chơi. Nga đừng mua nước làm gì.

– Khách đến nhà không trà thì bánh, anh lo gì!

Nghe Nga nói cả bọn chợt nhớ đến hôm Nga ghé chơi. Chánh lên tiếng:

– Ấy vậy, tụi này cảm thấy ngại rồi, hôm Nga đến chơi chẳng có trà nước gì cả.

Thúy Nga khiêm tốn:

– Nga không nghĩ gì đâu. Tại hôm đó mình mới quen mà. Hôm naỵ mới thật sự chúng ta là bạn.

Cả bọn nghe Nga nói vậy cũng an tâm.

Ngọc liền nói:

– Thúy Nga nói vậy, để kỷ niệm ngày chúng ta có thêm cô bạn Thúy Nga, Ngọc đề nghị ....

Ngọc chưa nói hết lời thi ngoài cửa có hai người bước vào làm Ngọc mất hứng. Hai người không ai khác hơn là Trọng Hải và Khanh. Tân thấy Hải liền la lên:

– Các bạn ơi. Anh Hải sợ mình cuỗm mất chị Nga kìa. Mình vào chưa nóng chỗ là tới ngay liền.

Trọng Hải nhìn Tân tươi cười nói:

– Thôi Tân, nói bậy còn nói cho lớn nữa.

– Thiệt bậy hôn? Nếu bậy là không có gì hết phải không? Mất đừng trách à!

Trọng Hải sợ Thúy Nga buồn, Hải xuống nước nhỏ:

– Anh năn nỉ em mà, đừng chọc ghẹo nữa. Anh và Thúy Nga chỉ là bạn, không có gi hết mà.

Tân vẫn chưa chịu tha:

– Hổng có thiệt há. Vậy em báo cho anh một tin buồn là băng tụi này có vài người để ý chị Nga rồi đó à nghen.

Lời của Phú Tân nói làm cho Bình và Danh hơi hổ thẹn. Trọng Hải gãi đầu hết nói. Thúy Nga lên tiếng:

– Chúng ta đều là bạn cả, các bạn đừng nghĩ quấy. Nga không chịu đâu.

Ngọc can ngăn:

– Thúy Nga không thích thì mình đừng chọc nữa.

Lâm cũng chen vào:

– Ừ, thôi Tân đừng ghẹo Nga nữa. Hãy để Ngọc tiếp tục lời đề nghị lúc nãy đi.

Nghe lời Lâm, ai cũng im lặng chờ Ngọc nói. Ngọc nhớ lại sự bỏ dở lúc nãy, liền tiếp tục:

– À, Ngọc nói là để kỷ niệm ngày chúng ta có bạn mới là Thúy Nga, hôm nào chúng ta sẽ tổ chức nấu chè ăn mừng đi.

Danh khoái chí. Bình cũng đồng tình:

– Đúng rồi, nấu chè ăn mừng đi.

Thúy Nga mắc cỡ nói:

– Các anh làm như Nga quan trọng lắm, quen Nga mà phải ăn mừng.

Phú Tân liền nói:

– Đương nhiên rồi, kể từ hôm nay chị Thúy Nga sẽ là người quan trọng nhất, phải không anh Hải?

Ngọc đánh vào vai Tân một cái thật đau.

– Đồ quỷ! Lại chọc nữa.

– Phú Tân chọc mãi, Thúy Nga sẽ buồn đó à nha.

Tân thấy Nga nhăn mặt có vẻ buồn thiệt, nên làm tỉnh nói:

– Vậy thôi, Tân không chọc nữa, xin lỗi chị Thúy Nga nha.

Thúy Nga nhìn Tân bật lên nụ cười tha thứ. Lâm liền có ý kiến:

– Thôi như vầy há. Ngày mai Nga nấu chè trước, tụi này sẽ vào chơi. Ba hôm sau, anh sẽ tổ chức nấu ngoài tiệm may, và Nga ra chơi nha.

– Dạ được, ngày mai em sẽ nấu chè, nhất định các bạn sẽ vào nhé, còn ra ngoài anh thì em không hứa được, vì chưa xin phép mẹ.

– Cố gắng, Thúy Nga à. Tụi anh sẽ cho người đến rước và sẽ đưa về đàng hoàng mà.

Được dịp, Phú Tân cười to:

– Thấy chưa, anh Hải. Em đã nói kể từ nay chị Thúy Nga sẽ là người quan trọng nhất mà.

Cả bọn cùng cười. Thúy Nga cũng cười, nhưng cười buồn, vì các bạn cứ trêu chọc mãi.

Danh gợi chuyện:

– Bực mình chưa Thúy Nga, anh đã báo trước rồi mà.

Thúy Nga chợt nhớ ra cười tươi la liền:

– Đâu có. Em đâu có bực mình.

Dù nói vậy, nhưng Thúy Nga cũng thấy hơi bực mình. Trời đã tối nhiều, mới đó mà đã tám giờ. Lâm đề nghị ra về sau khi hứa hẹn giờ giấc cho cuộc nấu chè ngày mai. Chia tay với các bạn, Thúy Nga vào nhà với những vui buồn lẫn lộn.

Vui vì bạn bè thật dễ mến, mới quen mà họ xem như quen lâu lắm vậy. Còn buồn là họ cứ hiểu lầm Thúy Nga với Trọng Hải mãi. Mà anh Hải cũng kỳ, ai nói gì anh cũng chỉ cười. Người gì dâu mà hiền như cục bột. Trước người khác không biết nói câu gì cho ra trò. Chẳng lẽ vì Thúy Nga không đồng tình với các bạn về việc đề cập Thúy Nga và anh, khiến anh buồn không nói. Thúy Nga không thể phân biệt được, vì thường khi Trọng Hải vẫn thế. Có đông người anh chỉ nghe nhiều hơn nói. Thúy Nga thấy rõ đối với Trọng Hải, Thúy Nga chỉ mến chứ không phải yêu, vì yêu mà không lẽ ... khó hiểu thật.

Còn Trọng Hải về nhà rồi, dưới ánh trăng mờ ảo, Trọng Hải mang chiếc ghế dựa ra sân nhìn lên bầu trời rộng mang một ý nghĩ xa xôi. Thúy Nga có yêu mình không? Sao em vẫn vô tư điềm nhiên trước tình cảm của mình, làm sao dám nói lần nữa, run chết đi được. Mà nghĩ Thúy Nga cũng ngộ, thương thì không nói thương, mà vui vẻ vẫn vui vẻ, ngọt ngào vẫn ngọt ngào, Thúy Nga nghĩ gì nhỉ? Ôi, yêu làm gì cho khổ. Học hành không lo, đêm buồn thức trắng.