Chương 1

Chiếc phi cơ hạ cánh. Đến Luân Đôn rồi! Đứng ở sân bay, Tuyết Nhi ngỡ ngàng khi thấy bầu trời bàng bạc trắng.

Ôi, tuyết!

Mùa hạ mà ở Luân Đôn vẫn đang có tuyết rơi mù trắng. Lạ thật! Cô cứ ngỡ như mùa hạ ở quê nhà nắng chói chang và nóng, có chết không chứ!

Không áo khoác, Tuyết Nhi rét run lập cập. Bước vội ra ngoài, Tuyết Nhi còn đang ngơ ngác, bỗng một chiếc taxi trờ tới.

– Cô đón taxi hả?

Tên tài xế thò đầu ra hỏi. Tuyết Như mừng quýnh. Vừa đến xứ người mà gặp đồng hương, dù đồng hương lạ hoắc, Tuyết Nhi cũng mừng như bắt được vàng.

Anh tài xế giục:

– Lên xe đi!

Nhìn chiếc xe Tuyết Nhi vẫn đứng xớ rớ, tên tải xế giục lẩn nữa:

– Sao không lên, còn đứng đó làm gì hả?

Tuyết Nhi phát biểu:

– Chiếc xe gì kỳ quá nhỉ?

Tên tài xế nhún vai giải thích:

– Cô không biết đây là xe taxi đen, loại xe cổ đặc trưng ở Luân Đôn này hả?

Tuyết Nhi thản nhiên:

Tôi mới đến Luân Đôn lần đầu làm sao biết được.

Tên tài xế taxi nháy mắt với Tuyết Nhi:

– Như vậy cô sẽ còn nhờ đến tên tài xế này dài dài đó nghe!

Tuyết Nhi hất đầu:

– Ai thèm nhờ mà bày đặt lên mặt tự cao tự đại.

– Để rồi xem.

– Anh cứ chờ đi!

Không nói gì, Tường Khánh mỉm cười bí hiểm mở cửa xe cho Tuyết Nhi.

Cô chui vào anh phóng xe vun vút. Xe chạy Tuyết Nhi co ro vì lạnh. Không nghe cô nói gì, Trường Khánh bật hỏi:

– Ủa! Cô á khẩu rồi hả?

Tên tài xế này dám rủa Tuyết Nhi à? Tức không thể tả, cô hét:

– Lạnh muốn chết.

– Trời ơi! Sao không mặc áo khoác.

– Tôi nghĩ mùa hạ ở đây không lạnh.

– Mùa hạ ở Luân Đôn khác ở Việt Nam, cô bé ạ!

Khác chút sương thôi!

Và Tuyết Nhi ngẫu hứng đọc:

– ''Và sương mù thành Luân Đôn ngươi còn nhớ Giọt mồ hôi người nhỏ giữa đêm khuyá'.

Trường Khánh cười chọc:

– Lạnh mà còn đọc thơ được nhỉ?

Tuyết Nhi bày tỏ:

– Chính vì hai câu thơ này nên tôi nghĩ ở Luân Đôn chỉ cớ sương vào ban đêm thôi. Ai ngờ:.. – Có tuyết nữa hén?

Trường Khánh cướp lời cô, rồi hất hàm phán gọn:

– Mặc áo khoác vào đi.

Hai môi đánh vào nhau, Tuyết Nhi run lập cập, thú nhận:

– Không có đem!

Trường Khánh tặc lưỡi:

– Sao mà đểnh đoảng thế nhỉ!

Nói rồi, anh cởi áo khoác ra, khoác lên người Tuyết Nhi.

Tuyết Nhi ngúng nguẩy hất ra.

– Không phải cho tôi mượn áo khoác rồi tha hồ mắng mỏ nghe!

– Aị.mà dám mắng cô chứ?

– Vậy khen hả?

– Tôi chỉ muốn nhắc cô đến nơi lo sắm áo khoác ngay, kẻo chết cóng vì rét.

Tuyết Nhi nghênh cằm:

– Tôi chết cóng thì mắc mớ gì đến anh hả?

Trường Khánh nhìn Tuyết Nhi. Trông hiền thục mà sao có vẻ ngổ ngáo ưa đốp chát. Giọng anh tỉnh rụi:

– Mắc mớ chứ sao không!

Tuyết Nhi thẳng thừng:

– Sợ tôi chết cóng trên xe anh mang hoạ hả? Vậy bỏ tôi xuống đi!

Trường Khánh mỉm cười bí hiểm:

– Đâu được! Cô đã đón xe thì tôi phải đưa đến nơi để còn lấy tiền chứ.

Tuyết Nhi bướng bỉnh:

– Cứ thả tôi xuống!

Trường Khánh cười đắc ý:

– Thả cô xuống có mà cô đi lạc.

Tuyết Nhi lườm lườm:

– Hứ! Đồng hương, đồng nước gì mà ...

– Sao hả?

– Không đồng cảm.

– Đồng cảm, tôi mới chở cô và cho mượn áo khoác.

Ném trả lại áo khoác cho Trường Khánh, Tuyết Nhi giận dỗi:

– Trả áo anh nè! Cho mượn mà kể. Còn tiền xe, tôi sẽ trả anh như bao hành khách khác, có ưu tiên gì đâu.

– Tôi thật sự ưu tiên cho cô.

– Thôi, đừng nói tốt!

– Thật mà!

– Tôi không tin.

Môi nở nụ cười bí hiểm, Trường Khánh hắng giọng hù Tuyết Nhi:

– Được rồi! Không tin thì tôi sẽ chở cô đến bất cứ nơi nào tôi thích.

Hoảng hồn, Tuyết Nhi la oai oái:

– Anh không được chở tôi đi bậy đó nha!

Trường Khánh nheo mắt:

– Cô vẫn chưa cho tôi biết cô đến đâu.

– Viện Bảo tàng X ...

– Vậy à!

Mười phút sau, chiếc taxi đen đỗ trước Bảo Tàng X:

Tuyết Nhi xách hành lý xuống xe. Cô gửi tiền cho anh.

Trường Khánh phẩy tay:

– Thôi khỏi!

Tuyết Nhi thắc mắc:

– Đòi tiền dữ lắm, sao bây giờ lại không nhận.

– Tôi được giao nhiệm vụ rước cô từ sân bay về Bảo Tàng.

Tuyết Nhi tròn mắt:

– Sao anh không nói sớm hơn hả?

– Chi vậy?

Đề nghị anh chở tôi tham quan khắp thủ đô Luân Đôn.

Trường Khánh nhún vai:

– Không ngờ cô cũng tính toán dữ!

– Chứ sao! Đi xe miễn phí mà không tranh thủ thì uổng quá!

– Bây giờ thi uổng thật phải không?

– Cũng tại anh không chịu nói sớm:

– Có nới sớm, tôi cũng không chở cô đi đâu mà ham.

Tuyết Nhi lừ mắt:

– Keo kiệt!

Trường Khánh gãi đầu:

– Có phải xe của tôi đâu mà hào phóng với cô chứ!

Tuyết Nhi nói ngang:

Dù không phải xe anh nhưng khi anh cầm vô lăng thì cứ việc làm chủ.

Trường Khánh dứ tay:

– Xúi bậy!

– Anh không có gan!

– Tôi không nghe lời xúi bậy của con gái.

– Ai xúi anh làm bậy chứ?

Trường Khánh thản nhiên:

– Lấy xe công làm xe riêng là bậy rồi chứ còn gì nữa? Lạm dụng hả?

Tuyết Nhi dẫu môi lên:

– Hừ! Chạy lòng vòng một chút tham quan nước Anh mà lạm dụng à?

Chợt nhớ chiếc áo của Trường Khánh đang khoác trên người, Tuyết Nhi cởi phăng ra ném vào tay Trường Khánh:

– Trả anh đấy? Nếu không, anh bảo tôi lấy áo anh làm của riêng thì nguy.

Trường Khánh phẩy tay:

– Cô cứ giữ lấy!

– Giữ làm gì hả?

– Làm tin trong nhà.

Tuyết Nhi liếc anh.

– Tôi không thích giũ làm tin.. – Cứ giữ mặc, chừng nào hết lạnh trả tôi:

– Hết lạnh rồi.

Hết lạnh mà môi cô tím ngắt thế kia. Lại còn hắt hơi liên tục nữa.

Rồi anh lại trêu cô:

– Môi tím xấu lắm! Đỏ hồng mới đẹp!

Ngượng không thể tả, Tuyết Nhi cắn môi lại:

– Vô duyên!

Cô vô duyên thì có. Tôi chịu lạnh nhường áo cho cô lại còn bị chỉ trích.

– Tôi chịu lạnh được.

Trường Khánh nhìn cô khiêu khích:

– Ai lại để một cô gái tội nghiệp ngồi co ro trong xe mình chịu lạnh:

Tuyết Nhi bực dọc:

– Cũng đâu có sao! Không cần anh lo.

– Đúng lá vô ơn. Phải chi lúc nãy tôi để cô rét cóng cho biết.

– Đồ nhỏ mọn!

Nói cứng cự nự gã tài xế nhưng Tuyết Nhi vẫn run vì lạnh. Cô muốn chạy bay vào trong, nhưng Trường Khánh đã giữ lại nhét chiếc áo vào tay cô:

– Cô khoác áo đi, lạnh run lạy bẩy rồi kìa!

Tuyết Nhi bướng bỉnh:

– Không khoác! Tôi biết anh đâu mà trả.

Trường Khánh hóm hỉnh:

– Thì tìm tôi mà trả.

Nói xong, anh cười đắc ý phóng xe chạy thẳng.

Tuyết Nhi ngơ ngác nhìn theo:

Tìm anh mà trả há, tên tài xế mắc dịch? Đừng hòng Tuyết Nhi tìm anh. Có mà mơ!

– Giữa thành phố Luân Đôn xa lạ này, tìm anh để đi lạc hả?

Khoác chiếc áo của tên tài xế, Tuyết Nhi thấy ấm áp dễ chịu:

Nhờ chiếc áo mà cô đã hết hắt hơi trong lúc ngồi xe.

– Chẳng nghĩ gì nhưng giờ đây cô thấy mình khoác chiếc áo của một người đàn ông xa lạ.

Dù là áo khoác bên ngoài, cô vẫn cô cảm giác ngửi thấy một mùi đàn ông gay gay.

Buổi sáng!

Ở khu bảo tàng X, giáo sư Smit giới thiệu với các nhân viên trong khu bảo tàng:

Cô Trần HoàngTuyết Nhi là sinh viên xuất sắc ở trường Đại học Việt Nam được gửi sang Luân Đôn thực tập về ngành cổ vật. Cùng thực tập với Tuyết Nhi có Nga Loan sinh viên Việt Nam ở đây và hai sinh viên nước ta.

Những tràng pháo tay vang lên chào đón Tuyết Nhi.

Cô khá giỏi tiếng Anh nên nghe khá rành rọt những lời giới thiệu của giáo sư Smit.

Tuyết Nhi đứng dậy chào mọi người. Tầm mắt của cô chưa mở hết công suất để quan sát khu bảo tàng và mọi người đang có mặt.

Giáo sư Smit nói tiếp:

– Giám đốc khu bảo tàng Trường Khánh sẽ là người trực tiếp hướng dẫn cô Tuyết Nhi thực tập. Anh hãy giúp đỡ cô ấy nhé! Trường Khánh đứng lên:

– Vâng! Xin chấp hành sự phân công của giáo sư.

Hai mắt Tuyết Nhi trợn tròn nhìn Trường Khánh, giám đốc khu bảo tàng cổ vật.

– Trời ạ! Sao có thể như thế được? Khốn khổ rồi đây, phen này Tuyết Nhi sẽ bị hắn trả thù cho mà biết thân.

Trường Khánh ở đây. Bởi vậy anh chàng mới cho Tuyết Nhi mượn chiếc áo khoác:

Còn dám bảo cô tự đi tìm anh để trả áo chứ. Đồ chết bầm.

Nhớ đến chiếc áo của anh ta đã khoác trên người từ hôm qua đến nay, Tuyết Nhi ngượng đỏ mặt.

Nhất định lát nữa sẽ trả quách anh ta cho xong.

Tuyết Nhi mãi nghĩ lan man, buổi họp kết thúc rồi mà cô chẳng bay. Các sinh viên khác đã cùng các nhân viên tham quan bảo tàng.

Trường Khánh đến bên Tuyết Nhi, nói với vẻ tự tin:

Chắc chắn cô đang nghĩ đến tôi.

Xấu hổ không thể tả. Đúng là ăn trộm bị bắt quả tang. Nhưng Tuyết Nhi biết chống chế.

– Nghĩ đến cái đầu anh.

Trường Khánh cười thích thú:

– Nghĩ đến trái tim tôi luôn chứ!

Tuyết Nhi vênh mặt:

– Anh nói gì hả?

Tim óc đính liền. Cô nghĩ đến cái đầu không, tim tôi khiếu nại đấy!

– Anh có trái tim đen. Không nghĩ đến, tôi cũng biết.

Trường Khánh rên rỉ:

– Trời đất! Sao cô nghĩ đen đúa vậy!

– Thì tim anh như vậy.

Tim tôi hồng hào trong sáng đẹp đẽ nghe!

– Không hồng hào đâu. Anh là tài xế taxi đen mà!

Trường Khánh phân trần.

– Dù là tài xế taxi đen nhưng tim tôi không đen đâu nha!

Bưng má nhìn anh, Tuyết Nhi hỏi như chất vấn:

– Tại sao anh giả làm tài xế taxi đen?

Trường Khánh cười hì hì:

– Tôi có giả mạo gì đâu. Tôi lấy xe của bảo tàng rước cô mà!

– Sao anh không nói rõ.

– Nói gì hả?

– Anh là giám đốc khu bảo tàng cổ vật?

Trường Khánh nhìn cô giễu cợt:

– Cô sẽ cho là tôi tự cao, tự đại, tự giới thiệu.

Không tự cao mà lừa đáo giả làm tên tài xế taxi đen gạt tôi:

Trường Khánh nghiêm giọng.

– Tôi rước cô về đây đàng hoàng, có gạt cô đâu hả?

Tuyết Nhi ngắc ngứ. Cãi với tên tài xế này phải cẩn thận, nếu không bị hắn bắt bẻ thì nguy:

Tuyết Nhi ương ngạnh đáp:

– Nếu biết anh là giám đốc khu bảo tàng, tôi không về đây thực tập đâu:

Trường Khánh cười đắc thắng.

– Cô không về đây mà được à?

– Tôi xin đổi chỗ.

– Không dễ đâu cô bé ơi!

Tuyết Nhi tự tin:

– Tôi nghĩ mọi người sẽ tạo mọi điều kiện thoải mái cho tôi.

– Đương nhiên.

Tuyết Nhi nói ngang:

– Vậy anh chuyển chỗ thực tập cho tôi đi.

Trường Khánh cáu kỉnh:

– Cô là sinh viên phải chấp hành kỹ luật nghe. Bên nhà đã đài thọ chi phí, cấp học bổng cho cô đi thực tập không phải để cho cô chọn lựa chỗ thực tập đâu nha.

Tuyết Nhi bừng thụng mặt:

– Tôi biết anh thích được hướng dẫn tôi thực tập lắm.

Trường Khánh cau mày:

– Cô thì có gì đặc biệt chứ?

Cục tức nổi lên, Tuyết Nhi ấm ức vô cùng.

Trường Khánh nói như tạt ca nước lạnh vào mặt cô.

Đồ không biết tôn trọng phụ nữ. Chẳng lẽ thua hắn? Không! Tuyết Nhi biết chuyển bại thành thắng.

Vênh mặt, cô trả lời Trường Khánh:

Không đặc biệt nhưng tôi đã gây ấn tượng cho anh.

– Ấn tượng gì chứ?

– Ấn tượng được giám đốc đón rước. Nhìn và biết ngay tôi là Tuyết Nhi sang Anh thực tập.

Trường Khánh nheo mắt chọc tức cô:

– Nhìn cái vẻ lạ lẫm ngơ ngác của cô ở sân bay, ai mà chẳng biết đó là sinh viên Tuyết Nhi ở Việt Nam sang.

– Làm như giỏi dữ.

– Tôi mà đến trễ dám chắc trời Luân Đôn sẽ ngập tràn. ....nước mắt chứ không phải chỉ có tuyết rơi!

– Tôi đâu phải con nít.

– Không phải con nít cũng khóc nhè vì sợ.

– Sợ gì chứ?

– Không có bố mẹ thì sợ chứ sao?

Tôi đâu phải cậu ấm cô chiêu được ủ kín đâu.

– Vậy à! Nhưng tôi dám chắc đây là lần đầu tiên cô xa bố mẹ.

– Thì sao?

Thì đừng khóc nha, tôi không dỗ được đâu.

– Vô duyên!

Nheo mắt nhìn Tuyết Nhi, Trường Khánh cười vu vơ. Gương mặt cũng hay hay, đôi mắt to đen, vầng trán cao, sóng mũi nhỏ xinh, chiếc miệng rộng và cái đầu bướng bỉnh.

Nhột nhạt trước nụ cười của Trường Khánh, Tuyết Nhi hỏi xẵng lè:

– Anh cười gì?

– Cô không hỏi tôi công việc ở bảo tàng cổ vật này à?

Tuyết Nhi đáp một cách hiên ngang.

– Bổn phận anh hướng dẫn tôi thực tập gì phải nói.

Được rồi tôi sẽ quay cho cô biết.

– Cô hãy chuẩn bị tập vở, theo tôi.

– Ngay bây giờ à?

– Chứ còn chừng nào nữa?

– Tôi tưởng là còn nghỉ ngơi chuẩn bị.

Tranh thủ đi, thời gian cô thực tập đâu có nhiều.

Tuyết Nhi sẽ làm việc với anh chàng nói là làm ào ào, chứ không chậm lãi từ tốn đâu.

Thấy Tuyết Nhi nín thinh, Trường Khánh nhìn cô nhếch môi.

– Nghe đồn cô là sinh viên xuất sắc?

Tuyết Nhi tỉnh bơ:

– Lời đồn không sai!

– Sao cô lười biếng vậy?

– Anh có thấy tôi lười biếng chưa hả?

– Thấy mới nói đó.

– Hồ đồ thì có.

– Chính xác.

– Không nói với anh nữa!

– Vậy là cô chịu thua tôi!

– Tôi chỉ muốn thực tập nhanh để trở về Việt Nam.

– Muốn vậy hãy nghe lời thầy nhé em. Tuyết Nhi dẫu môi:

– Ham lắm! Tôi sẽ gọi anh là tên tài xế.

– Dám không?

– Dám chứ!

Trường Khánh nhìn xoáy vào Tuyết Nhi sinh viên rồi mà sao vẫn như trẻ con nhỉ?

Tuyết Nhi được bố trí ở chung ký túc xá với Nga Loan trong trường Đại học. Nga Loan là du học sinh, sang Anh đã ba năm. Đợt thực tập này xong, cô cũng về luôn.

Hai cô mới quen mà đã trở nên thân thiết.

Nga Loan ân cần bảo:

Nghe nói có Tuyết Nhi sang thực tập chung, mình mừng ghê vậy đó.

Tuyết Nhi ngạc nhiên:

– Loan ở đây không có bạn thực tập chung à?

– Có bạn chung ký túc xá nhưng học khác ngành.

– Mình với Loan chung ngành há! Thực tập xong, Loan về nước hay ở đây?

Nga Loân ngập ngừng:

– Loan cũng chưa biết nữa! Anh Jean Star rủ mình ở lại.

– Jean Star là ai vậy?

Nga Loan e thẹn:

– Người yêu!

Tuyết Nhi mỉm cười:

– Có người yêu rồi à?

– Con Nhi?

– Nhi còn đi học nên chưa nghĩ đến.

– Học thì học chứ, có người yêu dung dăng dung dẻ đi chơi cho biết với người ta.

Mình bận túi bụi, có thời gian đâu mà đi chơi.

Nga Loan nhìn ngắm Tuyết Nhi.

– Định biến thành con mọt sách hả? Bận gì cũng phải có người yêu để anh chàng dẫn đi chơi chứ?

Tuyết Nhi lắc đầu:

– Nhi còn bé lắm Nga đừng dụ nghe!

Nga Loan lanh chanh:

– Bé như que kem chắc cũng làm cho mấy anh chàng thèm mút.

Phát vào vai Nga Loan, Tuyết Nhi la ơi ới.

– Không có chuyện đó đâu.

– Nếu Nhi chưa có, thì mình sẽ giới thiệu cho một anh chàng.

– Thôi, đừng đầu độc Nhi mà.

Nga Loan cười lanh lảnh:

– Bảo đảm khi gặp Nhi, anh chàng sẽ mê ngay.

Tuyế Nhi lắc đầu:

– Gặp mà mê liền, tình cảm khó bảo đảm lắm.

– Đánh giá chung chung không chắc đâu. Vào cuộc mới biết!

Tuyết Nhi nhăn mặt:

– Thôi đi bà!

Nga Loan tặc lưỡi:

Người ta lo cho tương lai mà cứ bảo thôi hoài. Bạn của anh Jean Star nhiều lắm.

Tuyết Nhi thật lòng:

– Mình ngại người nước ngoài lắm.

– Nước ngoài nước trong gì cũng như nhau. Tình yêu không biên giới Nhi ơi!

Tuyết Nhi buông gọn:

– Thôi, để ta về ta tắm ao ta.

Nga Loan kêu lên như phát hiện ra điều bí mật.

– A, giấu đầu lòi đuôi. Có anh chàng rồi còn giả vờ hả?

– Không có đâu!

– Chối thì ta làm mối cho phải chịu đấy!

Tuyết Nhi la oai oái:

– Đừng ép buộc như mụ dì ghẻ độc ác nghe Nga Loan dứ tay:

– Còn gọi ta là mủ dì ghẻ độc ác hả?

Mai mốt đừng năn nỉ ta làm bà mối nha.

– Ai thèm năn nỉ?

Mốt bây giờ con gái Việt Nam lấy chồng ngoại đấy. Ta đang có lợi thế.

Tuyết Nhi cười châm chọc:

– Loan bảo bạn của Jean Star đứng xếp hàng, mi làm mối kiếm hoa hồng.

Nga Loan gật gù:

– Ý kiến hay để ta mở dịch vụ đó.

Tuyết Nhi hoảng hồn lắc đầu:

– Đua thôi nghe bà!

– “Môi giới hôn nhân” Dịch vụ béo bở đó nghe.

– Tôi sợ bà luôn!

Bất chợt Nga Loan hỏi:

– Ông giám đốc bảo tàng cổ vật thế nào hả?

Tuyết Nhi tuôn một hơi:

– Làm đúng vai trò hướng dẫn mình thực tập. Cho tham quan bảo tàng thuyết minh các cổ vật cặn kẽ, mình tha hồ tìm hiểu ghi chép thắc mắc và hệ thống các loại.

– Được trực tiếp nhìn thấy các bức tranh bình cổ xưa, mình thích ghê vậy đó!

Nga Loan lém lỉnh:

– Còn người cô thì sao?

Tuyết Nhi lè lưỡi:

Người tiền sử chắc là khủng khiếp lắm.

Đập vai Tuyết Nhi, Nga Loan xì giọng:

– Hay dữ! Người ta hỏi một câu trả lời mười câu.

Tuyết Nhi cười tỉnh rụi:

Trả lời cụ thể cho Loan nắm luôn.

– Loan đâu có hỏi nghề nghiệp?

– Vậy Loan hỏi gì?

– Con người.

– Ai hả?

Ông giám đốc của Nhi.

Tuyết Nhi liến thoắng:

– Anh ấy là người Việt Nam.

Nga Loan lại trêu:

– Phải rồi Nhi thích tắm ao ta.

Tuyết Nhi kêu ơi ới:

– Thôi đi bà! Nhi không biết gì về anh ta cả.

Không biết thì phải tìm hiểu thông tin.

– Loan ở đây lâu năm, chắc thu thập nhiều thông tin.

Mình cô anh Jean Star chẳng quan tâm đến ai cả.

– Chung thuỷ ghê nhỉ? Jean Star mà nghe được chắc mát bụng lắm.

Hai má Nga Loan ửng hồng:

Jean Star bảo mình là cô gái việt Nam làm cho anh ấy rung động.

– Vậy à!

Hai người đang trò chuyện sôi nổi thì có tiếng gõ cửa phòng.

Một chàng trai cao lớn mắt xanh tóc quăn xuất hiện.

Biết ngay là ai, Tuyết Nhi nháy mắt với Nga Loan.

– Linh ghê chưa!

Nga Loan cười khúc khích.

– Để ta giới thiệu hai người.

Tuyết Nhi gật đầu chào Jean Star khi Nga Loan giới thiệu hai người với nhau.

Anh chàng Jean Stal '''helló' liên tục.

Tuyết Nhi lịch sự nói với Nga Loan.

– Để ta rút lui cho hai người tự nhiên. Nga Loan lắc đầu:

– Bọn ta đi chơi, không ở nhà đâu. Đi luôn nhé Nhi!

Mình không đi đâu.

Anh chàng Jean Star xen vào:

– Đi khiêu vũ với tụi này nghe Tuyết Nhi!

– Nhi không biết khiêu vũ đâu.

– Không biết thì hãy đi cho biết.

Hai người cứ đi đi. Nhi ở nhà còn nhiều việc phải làm.

Thuyết phục Tuyết Nhi không được, Jean Star và Nga Loan cùng đi.

Nga Loan mặc chiếc đầm kim tuyến tuyệt đẹp. Anh chàng Jeân Star ôm lưng cô rời khỏi phòng.

Tuyết Nhi nhìn theo lắc đầu, cô không quen với cách sống của Nga Loan.