Chương
Lời tựaDịch giả: Phạm Hải Chung
Nguồn: NXB Thông tấn
Công việc làm tin chiến trường về Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng lớn tới 35 năm trong nghề phóng viên quốc tế sau này của tôi. Khi đến với Việt Nam như một chàng trai trẻ đầy lý tưởng tôi nhận thấy không sự thỏa mãn cá nhân nào quá lớn cho một phóng viên chiến trường bằng việc nói ra sự thật về lòng dũng cảm và những bi thương đồng hành cùng người lính. Tôi viết về chiến tranh ở Việt Nam từ năm 1962 đến 1975, và tôi đã học được rằng trong chiến tranh hiện đại người dân thường thiệt thòi nhiều hơn những người tham chiến và vai trò của phóng viên chiến trường là phải nói lên câu chuyện của họ. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Đó cũng là niềm tin đồng hành cùng tôi nhiều năm sau này tới Baghdad trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 đã kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của lệnh cấm vận đối với 25 triệu người dân Iraq như sự trừng phạt lên người đứng đầu của họ, Saddam Hussein. Cũng như trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, tôi làm tin truyền hình trực tiếp về các trận đánh bom Baghdad trong suốt chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai vào thảng-2003. Giống như khi ở Việt Nam trước đó 40 năm, để chứng kiến sự thật ác liệt về chiến tranh của người Mỹ, tôi đã ở lại Iraq hơn 4 năm nữa để ghi lại những hỗn loạn và bi thương dẫn đến án treo cổ dành cho Saddam Hussein năm 2006.
Tôi có nhiều dấu mốc quan trọng trong suốt 50 năm làm tin chiến trường của mình, đó là vào tháng 3-1997, cùng với đội quay phim của CNN tôi đã phỏng vấn trùm khủng bố Osama Bin Laden ở nơi ẩn nấp trên núi của ông ta ở Afghanistan. Vào thời điểm đó, Bin Laden ít được công chúng biết đến, nhưng ông ta đã bị các cơ quan tình báo quốc tế theo dõi như một người cuồng tín Hồi giáo nguy hiểm với nguồn tài chính cá nhân đáng kể. Trong bài phỏng vấn cá nhân của mình, Bin Laden tuyên bố một cuộc thánh chiến với Mỹ và hứa sẽ gây ra nhiều xung đột và thiệt hại cho quân đội nhằm xóa bỏ sự ảnh hưởng của phương Tây trong giới Hồi giáo. Vào thời gian phỏng vấn ông ta, những mối đe dọa của Bin Laden từ những ngọn núi phía xa chỉ là lối nói hoa mỹ rỗng tuyếch. Nhưng khi cuộc tấn công không tặc mà ông ta tổ chức tấn cống vào Tòa nhà Thương mại thế giới ngày 11-9-2001 giết chết 3.000 người dân đã làm thay đổi trật tự thế giới.
Nhiều năm làm phóng viên quốc tế, tôi hiểu rõ vai trò quan trọng của truyền thông trong thời sự thế giới và đây cũng là thông điệp tôi truyền tải trong bài giảng ở các Trường Đại học Báo chí và các Tổ chức truyền thông trong nhiều năm.
Tôi đã dẫn một nhóm sinh viên của Trường Đại học Shantou (Sán Đầu) ở phía nam Trung Quốc tới thăm Việt Nam trong chuyến đi thực tế viết tin ba tuần đáng nhớ vào mùa hè năm 2007.
Với kinh nghiệm trước đây của tôi ở Việt Nam vào những năm 1960 và 1970 và rất nhiều chuyến thăm sau này, tôi đã giảng bài về chủ đề đó ở Trường Đại học Shantou. Tôi muốn các sinh viên có cảm nhận về cuộc chiến tranh đó và những người Việt nam đã được sinh ra khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Rất nhiều người quan sát đã viết rằng cuộc chiến tranh không còn ảnh hưởng trong đời sống của người Việt Nam, đất nước đã hòa bình và khôi phục kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mọi người.
Dọc hành trình từ Bắc tới Nam, chúng tôi thấy sự tốt bụng và niềm vui trên những gương mặt người Việt Nam với những người khách nước ngoài. Tôi nhận ra rằng Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác kinh tế và chính trị với những kẻ thù trước đây ở phương Tây.
Hầu hết những người Việt Nam chúng tôi gặp ở miền Bắc đều hiểu được những đau thương mất mát trong chiến tranh họ phải gánh chịu và chúng tôi được biết có khoảng 3 triệu người chết. Chúng tôi tìm thấy rất nhiều tàn tích của chiến tranh ở miền Nam nhưng cũng hiểu rằng đó là miền Bắc đã cung cấp sức người sức của cho miền Nam với khẩu hiệu "sinh ra ở miền Bắc và chết ở miền Nam". Đó là lời thương xót của những gia đình Việt Nam mất con trong chiến tranh. Cảm nhận về nỗi đau đã lan tỏa trong Văn học Việt Nam vài thập kỷ qua. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Các sinh viên Trường Đại học Shantou nhanh chóng nhận ra rằng Chính phủ Việt Nam ghi nhận lòng yêu nước và sự hy sinh từ việc dựng lên nghĩa trang Trường Sơn ở khu vực Bến Tắt, Quảng Trị với hơn 10.000 ngôi mộ tôn kínhcho đến nhà tù của Pháp cũ có tên "Hỏa lò" ở trung tâm thủ đô, nơi bộ quần áo phi công còn vấy máu của Jonh McCain ở một trong những phòng nơi những người tù Mỹ bị giam giữ trong nhiều năm. Bi thương hơn nữa, nhà tù còn phác họa những hình ảnh và mô hình về các hình thức tra tấn dã man mà thực dân Pháp đã sử dụng đối với tù chính trị trong suốt 100 năm thống trị gồm máy chém cao bằng gỗ với lưỡi dao sắc và chiếc rổ đựng đầu vấy máu nằm gần đó.
Có một khung cảnh đặc biệt thu hút sự chú ý của các sinh viên và tôi hy vọng nó sẽ đọng lại lâu trong ký ức của họ. Đó là một căn phòng lớn trong Bảo tàng Chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh với những trưng bày cho các phóng viên nước ngoài, những người đã làm tin về các cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp. Những khuôn mặt và hình ảnh đều quen thuộc với các sinh viên Shantou bởi vì họ là những đồng nghiệp trước đây của tôi và tôi thường nói về họ trong các bài giảng của mình, các phóng viên ảnh hy sinh trong chiến tranh như Larry Borrow của tạp chí Life, Henri Huet và Huỳnh Công la của AP và Koichi Sawada của UPI cùng nhiều người khác nữa. Sự đau thương mất mát của chiến tranh đã không làm mờ đi sự ghi nhận của Chính phủ Việt nam về lòng dũng cảm và sự hy sinh của các phóng viên chiến trường ở các quốc gia đã đấu tranh để nói lên sự thật về cuộc chiến và sự hy sinh của họ. Đó là điểm nhấn trong chủ đề bài giảng của tôi ở Trường Đại học Shantou rằng báo chí có một vài trò to lớn và đáng giá trong thế giới ngày nay.
Những chuyến thăm trở lại Việt Nam, đặc biệt là hành trình cùng với các sinh viên là những chuyến thăm hài lòng trong cuộc đời tôi. Đó là những chuyến thăm khép lại vòng tròn từ khi lần đầu tiên tôi đến với tư cách là một phóng viên trong một đất nước bị chiến tranh tàn phá vào năm 1962 đến khi từ những tàn tích của một cuộc chiến tranh dài, một đất nước hòa bình, độc lập xuất hiện tự hào trên chính trừong quốc tế.
Peter At, tháng 3-2009