Chương 1
Một người bạn đã nhường trường ấy lại cho Thành.Trường ở vào một phố đông đúc và hỗn tạp miền ngoại ộ Trước mặt có đường xe điện chạy qua và cách độ dăm chục thước là một cái chợ suốt ngày ồn ào. Một căn nhà gạch một từng, hẹp và thấp, thụt sâu vào một mặt phố lủng củng những nhà cửa không biết trọng hàng lối. Mặt hè trước cửa chỗ thì khập khiễng những mô gạch sót lại của một mặt hè xây cẩn thận từ ngày trước, chỗ thì là đất đen thẫm, rắn cấc, cả từ những vết lồi lõm cũng mòn đi vì những bàn chân năng qua lại. Hai cây bàng cao độ đầu người, thân khẳng khiu bó trong một vòng rơm, chòm lá lơ thơ trắng xóa những bụi. Nếu không có tấm bảng gỗ sơn mấy chữ: "Khai trí học hiệu" treo hơi lấp dưới một mái hiên kẽm xệch xoạc thì khách qua đường không ai nỡ bảo đó là một trường học, dù chỉ một trường học tư.Những người hay qua lại các xóm ngoại ô lúc nhúc và bẩn thỉu quanh Hà Nội, chắc đều để ý tới những trường tư nho nhỏ, bề ngoài khiêm tốn và nghèo nàn như vậy. Những trường ấy là một sự xấu hổ cho những trường tư thục lớn trong thành phố có một tổ chức rộng rãi và hoàn bị, qui mô chiếm hẳn nửa một dãy phố, cũng như quảng cáo chiếm hẳn nửa một trang báo hàng ngày. Những trường ấy sống vất vưởng và tối tăm ở các miền lân cận Hà Nội, giữa xóm những người nghèo phức tạp đi làm thợ hoặc buôn bán vặt. Số học trò thường thường rất lơ thợ Học phí là những số tiền nhỏ mọn, vụn vặt tương đương với túi tiền của bố mẹ học trò, từ dăm ba hào cho tới một đồng. Sự tồi tàn, thưa vắng của những trường tư ấy có một vẻ gì thất vọng làm cho ta động lòng thương. Ta nghĩ ngay đến những người vất vơ trong xó tối, bị đời sống gay go vùi dập, xua đuổi, những người không gặp được may mắn, trong đời bao giờ cũng là kẻ đến chậm quá, chỉ giành được một phần sống bé nhỏ và hèn mọn.Thành cũng là một trong những người ấy. Chàng năm nay hăm ba tuổi, nhưng vì nghèo túng và lo nghĩ nhiều, nên trông chàng có vẻ mang quá cái tuổi mình. Giọng chàng nói khẽ và hơi run, người chàng cao, có những cử chỉ ngượng nghịu và rụt rè. Mắt lờ đờ không bao giờ nhìn thẳng. Tay trái chàng có cái thói quen đưa lên gạt mái tóc xõa xuống gần tới mắt và ấp vào trán một cách mỏi mệt chán nản, mỗi khi chàng có điều gì suy nghĩ hoặc đau đớn. Chàng đỗ bằng tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học đã ba năm naỵ Khi mới ở nhà trường ra, cậu học trò ngây thơ tên là Thành ấy tưởng tượng rằng, với mảnh bằng tốt nghiệp, cửa các công sở sẽ mở ra trước mặt chàng một cách dễ dàng. Sự thực không thế. Đơn xin việc của chàng có kèm theo một bản sao văn bằng, gởi đi đâu đều không có trả lời. Sở nào cũng không có chỗ. Mà Hà Nội không thiếu gì những cậu Thành, có bằng Cao đẳng tiểu học hoặc cả bằng Tú tài nữa, ngày ngày, đứng chực chõm trước cửa các công sở. Sở công không được thì đành sở tư vậy! Chật vật chán rồi, Thành xin được một chân thư ký kế toán ở một sở buôn. Cái đời không có gì của một người làm việc cạo giấy... Thành lấy vợ để có người coi sóc việc trong nhà và để khỏi đi chơi bậy như những người thiếu niên cùng tuổi. Một đứa con ra đời. Vừa lúc ấy sở thừa người làm. Bị thải. Những ngày thất nghiệp chán nản và túng thiếu. Công nợ lây lất. Cái khổ của vợ con ở trước mắt.Thành đã từng biết những ngày dài dằng dặc, đi lang thang khắp trong các phố với một cái đơn xin việc ở tay, đôi khi ngồi nghỉ ở một công viên vắng người, thân thể và tâm hồn mỏi mệt, chán nản, muốn khóc lên được; những buổi sáng giật mình tỉnh dậy thấy mình vẫn nằm xó nhà lòng thắt lại khi nghĩ đến cái ngày đương bắt đầu và bao nhiêu ngày mai tối tăm và đáng sợ; những giấc ngủ nặng nề, đau đớn, dài suốt buổi, trong đó tâm trí vùi sâu tất cả mọi sự phiền muộn, băn khoăn và lo lắng.Giữa lúc khốn quẫn, một người bạn ngỏ ý nhường cái trường tư nhỏ ở vùng ngoại ộ Người bạn ấy trước cũng cùng cảnh không có việc làm. Nhưng sẵn có ít vốn, hắn xoay mở trường kiếm ăn về dăm ba đứa học trò, để chờ dịp may mắn. Được sở Hỏa xa gọi đi làm ở một tỉnh nhỏ, hắn bèn điều chỉnh giao giấy phép mở trường lại cho Thành. Không phải mất công của gì hết, Thành đã có ngay một trường tư nho nhỏ với một số học trò gây sẵn. Còn những đồ dùng cần cho một trường học như bàn ghế và bảng đen, vì muốn giúp anh em, hắn chỉ xin Thành một giá rất rẻ, giá vốn lúc mới sắm.