Mở đầu
Mở đầuĐã từng có người hỏi tôi:- Tác phẩm nào trong sự nghiệp văn chương của chị làm chị hài lòng nhất?Tôi trả lời:- Sự nghiệp văn chương của tôi còn chưa bắt đầu. Cho đến nay, tôi vẫn chỉ là kể chuyện. Mà kể chuyện thì trọng tâm của nó là “câu chuyện” và đặc điểm là “kể”.Cái gọi là “câu chuyện” chẳng qua là chuyện của những người bạn cũ, chuyện xảy ra trong quá khứ, không thể gọi là “tư tưởng trung tâm”, cũng không thể gọi là “ý nghĩa sâu xa”. Có ý nghĩa sâu xa thì câu chuyện cũng đã xảy ra, không có ý nghĩa sâu xa thì câu chuyện cũng vẫn sẽ xảy ra. Bạn không thể vì một câu chuyện nào đó không có ý nghĩa sâu xa mà ngăn cản không cho nó xảy ra được, bạn cũng không thể vì nó đã xảy ra rồi mà cố ý gán cho nó một ý nghĩa sâu xa. Cũng giống như vậy, bạn không thể vì một câu chuyện nào đó không có ý nghĩa sâu xa mà không để cho tôi kể, bạn cũng không thể vì tôi đã kể một câu chuyện nào đó mà nhất định phải đánh giá, xem xét ý nghĩa sâu xa của nó.Vẫn là câu nói cũ, tôi kể chuyện chỉ vì muốn nói với bạn rằng: Có một người như vậy, cô ấy (hay anh ấy) đã trải qua một số chuyện như vậy.“Kể” chính là trần thuật lại câu chuyện bằng hình thức nói chuyện. Tất nhiên, tôi có rất nhiều độc giả ở khắp nơi trên thế giới, tôi không thể tổ chức một cuộc hội nghị qua điện thoại để đích thân kể câu chuyện cho mọi người nghe, cho nên tôi đành phải viết lại, đưa lên mạng Internet cho mọi người đọc.Nhưng cách tôi viết văn là cách “kể”, giống như có một vài người bạn cùng ngồi trong phòng khách nhà tôi, còn tôi thì ngồi đối diện với họ để kể cho họ nghe vậy, kể đến anh Trương nói câu gì đó tôi liền ướm giọng của anh Trương nào đó nói, kể đến chuyện nhà anh Lý khóc vì chuyện gì đó, tôi liền bắt chước tiếng khóc của anh Lý, kể đến chuyện anh Trương nọ cãi nhau với anh Lý kia tôi liền lúc nói bằng giọng anh Trương, lúc lại là giọng anh Lý, cãi qua cãi lại, ồn ào vô cùng.Những từ vựng và câu nào tôi không sử dụng khi ngồi kể chuyện ở phòng khách thì tôi cũng sẽ không sử dụng khi viết tác phẩm. Tôi sẽ không giống một nhà văn nào đó, mặc dù trong cuộc sống đời thường nói chuyện toàn là “khẩu ngữ”, nhưng vừa cầm bút lên đã biến thành “văn ngôn”, “ngôn ngữ văn học”, dường như chỉ có như vậy mới được coi là đang “sáng tác văn học”.Nói và viết trong tiếng Hán luôn có sự khác biệt rất lớn, nhưng xu hướng chung vẫn là tiến tới sự thống nhất. Ví dụ trước đây người ta gọi văn nói là “bạch thoại”, gọi văn viết là “văn ngôn” (tác phẩm viết bằng ngôn ngữ cổ của Trung Quốc), nhưng hiện nay rất ít khi dùng “văn ngôn” để viết tác phẩm văn học. Do sự phát triển mạnh mẽ của Internet, xu thế ngày càng rõ nét, những người đọc sách quen với việc tách bạch văn viết với nói sẽ càng ngày càng cảm thấy thất vọng.Không phải “câu chuyện cũ nào” cũng đáng để kể. Câu chuyện không đáng được kể thì theo thuật ngữ trần thuật được gọi là “không có chuyện để kể”, còn theo góc độ sáng tác văn học mà nói thì gọi là “không đáng đọc”. Mười năm sóng gió[1] viết về câu chuyện của tôi và Ngải Luân xảy ra trong mười năm, cũng là có chút bi hoan li hợp, nên cũng có chút “đáng đọc”. Nhưng nếu tôi viết ra cuộc sống hiện tại của tôi và Hoàng Nhan[2] thì chẳng khác gì mấy bữa cơm thêm chút mắm muối gia vị, có thể ban đầu còn có vài người đọc, nhưng nếu ngày ngày tôi ghi lại cuộc sống của tôi thì sẽ trở thành quyển sổ ghi chép tào lao, sẽ chẳng có ai thèm đọc nữa.Không phải mỗi một câu chuyện đáng kể đều sẽ phù hợp để tôi kể, như tác phẩm Totem sói[3] có nhiều người đọc như vậy, chứng tỏ nó “đáng đọc”, đáng để kể. Nhưng câu chuyện như vậy tôi kể sẽ không hợp, tôi cũng ngại đọc kỹ, nên tìm một bài bình luận khá sâu, đọc một lượt, bởi vì trọng tâm của câu chuyện như vậy không nằm ở câu chuyện, cũng không nằm ở tình tiết, mà nó truyền tải một “message” (thông điệp), chỉ cần làm rõ message đó thì coi như đã hiểu được toàn bộ tác phẩm, những tình tiết được viết ra đều do tác giả sáng tác để truyền tải message, không đọc cũng được.[1]. Tên một tác phẩm của Ngải Mễ.[2]. Tức chồng Ngải Mễ.[3]. Tiểu thuyết của nhà văn Khương Nhung (Trung Quốc), đã được dịch giả Trần Đình Hiển chuyển ngữ sang tiếng Việt.Có không ít bạn bè trên mạng Internet gửi câu chuyện của cá nhân họ hoặc của bạn bè họ cho tôi, hỏi tôi có thể sáng tác được không, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã cảm ơn tôi, đồng thời cũng phải gửi lời xin lỗi đến những bạn có câu chuyện không được chọn, do nhiều lý do khác nhau mà tôi không thể viết hết truyện của từng người được.Nguyên tắc cơ bản để tôi lựa chọn câu chuyện như sau:Khi chọn câu chuyện nào đó, trước tiên tôi phải xem có “câu chuyện” hay không, tức là có “đáng đọc” hay không, tiếp theo, tôi cũng cần phải xem tôi kể có hợp không.Câu chuyện như thế nào tôi thấy là “đáng đọc”?1. Ít nhất có một số điểm khác ngườiCâu chuyện mà chỉ a dua theo mọi người thì không “đáng đọc”, bởi vì mọi người đều đã từng trải qua, nếu chưa từng trải qua thì cũng đã từng được nghe, câu chuyện như vậy nếu kể ra thì sẽ không có người nghe, trừ khi giọng văn của bạn phải thật xuất chúng thì người đọc mới không để ý đến câu chuyện xảy ra như thế nào mà chỉ thưởng thức ngôn từ của bạn.Tôi biết lối diễn đạt của tôi không đạt được đến trình độ đó, tôi cũng biết số độc giả biết thưởng thức và đánh giá giọng văn như vậy cũng không nhiều, cho nên tôi rất quan tâm đến tính “đáng đọc” của câu chuyện.Trên thực tế, những câu chuyện không có tính đáng đọc mà chỉ hoàn toàn nhờ vào giọng văn đặc sắc của tác giả sẽ không thể tồn tại lâu dài. Giọng văn hài hước thì lúc mới đọc sẽ cảm thấy thú vị, nhưng nếu một cuốn tiểu thuyết mấy trăm nghìn chữ mà không có tình tiết nào cuốn hút thì cũng chỉ là tác phẩm chọc cười độc giả, khua môi múa mép mà thôi, độc giả sẽ thấy chóng chán.Vậy thế nào mới được coi là “khác người”?Tôi khá coi trọng sự khác người, trước tiên đó là sự khác biệt của câu chuyện, tức sự khởi đầu, phát triển và kết thúc của câu chuyện ít nhất phải có điểm đặc biệt; sau đó là sự khác biệt của nhân vật chính, tính cách và số phận của nhân vật chính ít nhất phải có sự khác người.2. Chưa từng có người viếtBất luận câu chuyện hay đến đâu, nếu đã có người viết thì dù tôi viết lại cũng sẽ không còn ý nghĩa nữa.Có người đã gửi cho tôi câu chuyện nói về mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, đó là câu chuyện rất hay, rất đáng đọc, nhưng bởi vì Lục Lục[4] đã từng viết tác phẩm Băng dính hai mặt, là câu chuyện nói về một bà mẹ chồng ở nông thôn với con dâu ở thành phố, hơn nữa đã có hồi kết khá cực đoan, cuối cùng cô con dâu đó bị bà mẹ chồng và chồng giày vò đến chết, dù tôi có viết nữa thì cũng không thể viết giật gân hơn cuốn đó (cũng không thể viết cho cô dâu cái chết đến hai lần?), cho nên tôi sẽ không viết những câu chuyện kiểu như vậy.[4]. Nữ nhà văn Trung Quốc hiện đang sống ở Singapore, năm 2010 là nhà văn hải ngoại gốc Hoa có thu nhập hàng đầu trong bảng xếp hạng Danh sách nhà văn tỉ phú lần thứ V của Trung Quốc.Tất nhiên, có người sẽ thắc mắc, chẳng phải cũng đầy người từng viết về bệnh máu trắng đó sao? Sao chị lại còn viết Cùng anh ngắm hoa sơn tra?Cái tôi gọi là “đã từng viết” ở đây để chỉ cả câu chuyện, từ chủ đề, tình tiết cho đến nhân vật chính, đều đã được người ta viết trong một câu chuyện, chứ không phải một sự kiện trong câu chuyện đã được viết. Nếu một câu chuyện đã tửng viết mà tôi không thể viết nữa thì tôi sẽ chẳng còn gì để viết cả. Hiện đã là năm 2009, những chuyện đã từng được viết trên thế giới có thể chất cao thành núi, liệu có sự kiện đơn lẻ nào mà chưa từng được người khác viết không?Không thể vì bệnh máu trắng đã từng được viết mà nói là hai cậu chuyện giống nhau; cũng không thể vì viết về căn bệnh khác nhau mà nói là hai câu chuyện khác nhau. Bệnh máu trắng chỉ là một tình tiết trong toàn bộ câu chuyện. Sự kiện này đóng vai trò gì trong toàn bộ câu chuyện, nhân vật xử lý chuyện này thế nào mới là những nhân tố cơ bản quyết định sự khác nhau của câu chuyện.Nếu vì có một tình tiết giống nhau mà lại cho rằng hai câu chuyện giống nhau thì chúng ta có thể nói, tất cả các câu chuyện trên thế gian này đều giống nhau, bởi vì chúng đều viết về tình yêu. Thậm chí chúng ta có thể nói tất cả câu chuyện trên thế gian này đều giống nhau, bởi vì chúng đều viết về thế giới, hoặc viết về thế giới mà con người trong thế giới này tưởng tượng ra.