Chương 1
Tôi tiễn Thục ra cửa. Bầu trời bỗng dưng u ám lại. Thục bảo tôi: - Khéo Thục lại bị mưa.Nhìn dáng Thục tươi trẻ trong bộ đồ hớp thời trang với khuôn mặt vui tươi, lòng tôi dấy lên một nỗi xót xa ước muốn. Tôi thèm tuổi trẻ và niềm tươi vui của Thục. Tuổi trẻ của tôi mất rồi, không còn lại gì nữa cả. Thục đẩy khẽ cánh tay tôi:- Vào nhà đi để Thục về.Tôi hỏi nhỏ:- Sợ mưa đến nơi rồi Thục. Hay ở lại với mình đi.Thục mỉm cười:- Ở lại không được đâu. Hôm nào rảnh Thục đến thăm Diễm.Tôi chớp nhẹ ánh mắt nhìn mông lung ra ngoài. Gió bắt đầu thổi mạnh làm rụng những chiếc lá vàng trên hàng rào dâm bụt trước cửa nhà. Tôi đi với Thục ra ngõ, Thục nói:- Mới đây mà đã gần mười năm rồi. Sao nhanh ghê hở Diễm?Tôi thở dài:- Thục thì chẳng thay đổi gì cả. Riêng Diễm... Thục chớp mắt:- Mỗi người một hoàn cảnh, làm sao mà giống nhau được.Tôi chép miệng:- Cuộc sống của Thục bình yên bao nhiêu thì cuộc sống của Diễm sóng gió bấy nhiêu.Thục khoát tay lên vai tôi, nhỏ nhẹ:- Có bình an hay không là do chính tâm hồn mình chứ không phải do hoàn cảnh. Diễm cứ yên tâm đi, rồi lòng Diễm sẽ lắng xuống.- Còn Trường? Liệu Trường có hạnh phúc không Thục.Thục tròn mắt nhìn tôi, làm như Thục ngạc nhiên khi nghe tôi nhắc tên Trường vậy.- Diễm vẫn nghĩ đến Trường đấy à.Tôi cười nhẹ:- Thỉnh thoảng thôi.- Còn yêu chứ.- Không biết được.Thục cười tinh nghịch:- Lại dối lòng đấy nhé. Còn yêu thì nói còn yêu. Trả lời không biết được hơi yếu.Tôi cắn nhẹ đôi môi:- Quả thật là mình có hơi yếu. Tuy nhiên, còn yêu hay hết yêu thì cũng chả giữ lại được gì.Thục bảo tôi:- Còn chứ. Còn lại đứa con của tình yêu.- Mình gởi nó ở nhà bà ngoại, thỉnh thoảng mới về thăm nên tình mẹ con hình như không thấm thiết mấy. Hải yêu bà ngoại hơn yêu mẹ. Quấn quít mấy cậu mấy dì hơn quấn mẹ, thế đó, Thục nghĩ xem tình yêu có còn hay không?Thục cười, vẫy một chiếc xe đi trờ tới, Thục bảo tôi trước khi leo lên xe:- Tình yêu còn có hay không thì tối nay về nhà nằm buông thả lòng mình sẽ biết. Đừng cố gắng che đậy quá lại thêm khổ.Tôi đứng lặng bên đường nhìn chiếc taxi chở Thục đi khuất. Nỗi buồn nào rụng trong mắt tôi, nước mắt muốn ứa ra. Có thật tôi đã quên Trường rồi không? Có thật không hở trời? Từ bao nhiêu năm nay tôi trốn tránh tôi, trốn tránh con tôi, tôi sống như người mộng du để cố dìm chết dĩ vãng và kỹ niệm. Bất ngờ lại gặp Thục, bất ngờ lại nghe tiếng nòi của kỷ niệm thôi thúc tội tên tôi trở về với cái tên Trường thân mật cũ. Thì ra tôi chưa quên được chàng.Gió thổi tung những hạt cát lên chân tôi. Bụi mờ cả mắt. Cơn mưa sắp đến rồi. Bầu trời đỏ ửng một phía. Tôi đi nhanh về nhà, mở rộng cánh cửa. Tôi nhìn tôi đơn độc quanh căn phòng vắng. Người bạn ở chung vừa đi nghỉ mát với bạn trai, có lẽ ở Nha Trang hay Đà Lạt gì đó. Bích có rũ tôi đi chung với nó nhưng tôi từ chối. Bích la tôi ngu:- Mày phải sống cho tuổi trẻ của mày nữa chứ.Tôi cãi Bích:- Tao đã chẳng sống cho tuổi trẻ của tao là gì. Tao đang lợi dụng nhan sắc của tao để moi tiền thiên hạ đấy thôi.Bích cười vào mặt tôi:- Mày sống cho gia đình, các em và con mày nặng quá. Mày có vì mày lúc nào đâu.Tôi chớp mắt xa xót:- Gia đình, các em và con tao là niềm sống của tao. Không vì họ tao còn vì ai được nữa.Bích bĩu môi chê tôi dở hơi:- Cái hy sinh của mày chẳng được ai chấp nhận cả. Các em mày nó coi thường mày. Chê mày, khinh mày. Việc gì mày phải hy sinh cho họ chứ.Tôi cười cay đắng:- Nhưng ít nhứt chúng nó cũng còn được hưởng những tiện nghi vật chất. Có tủ lạnh, có tivi, có quần áo đẹp mặc, có tiền thỉnh thoảng đi xi nệ Không như tao ngày xưa... Bích đanh đá:- Đó mới là cái ngu của mày.Tôi lặng lẽ không cãi Bích. Buổi sáng tôi còn ngủ thì Bích đi. Nó viết giấy để lại cho tôi không định được ngày về, có thể hai ba ngày, cũng có thể vài tuần tùy theo túi tiền của người bao bọc nó. Tôi thấy buồn trong nỗi nhớ xót xa, trở dậy một mình tôi thấy lạc lỏng. Muốn về thăm gia đình lại thấy e ngại một điều gì đó. Cô em gái của tôi đang đến tuổi lấy chồng. Có lẽ tôi e ngại cô bé không thích tôi về nhà, luôn chỉ gây buồn phiền cho nó. Sự tuổi buồn vì có người chị làm ca sĩ phòng trà. Một thứ ca sĩ hạng ba, không có tiếng tăm gì. Nhưng nghề chính của tôi không phải là nghề đi hát. Tôi có nghề “yêu” mấy ông nhà giầu dư tiền muốn bao một cô gái chịu chơi, trẻ đẹp một thời gian cho quên tuổi già chợt đến. Tôi đã có nhiều người bao, và tôi đã có quá nhiều tiền với cái nghề ấy. Cái nghề không đàng hoàng đã khiến mẹ tôi xấu hổ với hàng xóm. Cái nghề làm buồn tủi cho em tôi vì nó mất đi những con trai tán tỉnh. Thế đó, nhưng tôi đã cho nó rất nhiều tiền. Tôi dúi vào tay mẹ những nắm bạc lớn mà nước mắt cứ chực ứa ra. Mẹ thì đi dấu tiếng thở dài chua xót. Mẹ nuôi cho tôi đứa cháu ngoại của mẹ, đứa con của tôi. Đứa con đúc kết trong ba năm dài tình yêu chân thật của Trường và của tôi. Rồi thì mẹ lại nuôi thêm một đứa nữa. Một đứa con gái do tôi sanh ra, nhưng không phải là đúc kết của tình yêu mà là sự cần thiết của một số tiền. Tôi đã sinh ra một đứa bé mà tất cả những người đàn ông quen tôi đều không nhận làm chạ Tôi đem đứa con hoang về để vào lòng mẹ:- Nó không có cha.Mẹ tôi vuốt ve đứa bé mà nước mắt ướt trên mị Tôi cắn răngkhông một lời than thở. Các em tôi nhìn tôi bằng ánh mắt nửa xót xa, nửa khinh bỉ. Tôi trở về nhà trong nỗi buồn thênh thang, không muốn nhận một cái nhìn nào trong những cái nhìn buồn phiền của mẹ nữa cả. Chẳng trách được mình mà cũng chả dám trách ai. Tôi chấp nhận về tất cả.Cơn mưa đã không đổ xuống ào ào như tôi và Thục đã tiên đoán. Gió một lúc rồi cũng lần lần lắng xuống nhưng bầu trời thì vẫn âm ụ Làm như trời không mưa được trời cũng buồn sao ấy. Tôi bỏ bữa cơm chiều nằm dài lên giường. Tối nay không đi hát, không có Bích để rủ đi lang thang cũng không có một tên đàn ông nào đến thăm nữa cả. Tôi có nguyên một riêng tư dài để nằm vắt tay lên trán như lời Thục khuyên, để buông thả lòng mình trở về với Trường cùng những năm tháng nghèo khổ của tôi và đấy ắp những đam mê ngọt ngào trong tình yêu hai đứa... Tiếng đàn của anh sinh viên bên cạnh nhà như một điệp khúc quen thuộc đến độ thân mật mỗi tối đến với tôi. Nhưng lại là một khó chịu cho Nhã. Nó than:- Tiếng đàn của anh ấy làm em không học được.Tôi thì không có gì than van hay phiền trách vì tiếng đàn ấy lắm vì thường tôi đi học vào xế chiều, tám giờ tối tôi mới về. Ăn cơm, tắm rửa xong là có quyền nghỉ ngơi một mình ở mái hiên nhà để thưởng thức tiếng đàn vô hại ấy. Nhã đếm được số con trai của nhà bên bằng cách “nhận diện” tiếng nói:Giọng ồm ồm là của anh Hải. Giọng lao xao nhanh nhẩu là của anh Tú. Giọng nhỏ nhẹ là của anh Ngữ. Nhân vật chuyên môn làm phân tâm bài học của em bằng tiếng đàn âm ỉ buổi tối.Tôi cười nghĩ tới bốn tên con trai ở cạnh nhà, những người hàng xóm gần gũi nhất mà cho đến lúc này tôi cũng chỉ biết được loáng thoáng họ qua vài lần ra cửa đứng hay nhìn họ phóng xe từ ngõ về mà thôi.Tính tôi lơ đãng, ít khi để ý đến những người chung quanh tôi. Trái lại, tính Nhã hay để ý và cằn nhằn mọi người. Ít khi tôi cãi Nhã, một phần vì tôi thương nó, một phần vì nó có vẻ “ăn hiếp” tôi từ những ngày còn nhỏ cho đến giờ. Tôi tốt nhịn các em. Mẹ nói tôi lớn nhất nhà phải có bổn phận với nó. Mười tám tuổi thi rớt tú tài, tôi ở nhà nhận quần áo thêu giúp mẹ. Buổi tối tôi đi học thêm sinh ngữ để mong kiếm được việc làm. Với mẹ, lúc nào cũng phải chui rúc trong vòng tay Mẹ, sống trong nỗi cực khổ chia sớt từng miếng ăn, nhường nhịn nhau từng manh áo mới. Tôi xống lặng lẽ không se sua với bạn bè, nhưng lòng tôi thật tự tin và kêu hãnh. Vì tôi đẹp, tôi có một gia đình thật nghèo nhưng vẫn giữ được nề nếp đoan trang. Mẹ tôi hiền hậu ngày hai buổi tới sở làm với cài lương thư ký chết đói. Người mẹ gầy với hai bàn tay cứng, nhỏ bé nhưng chứa đầy nghị lực và sức dẻo dai trong công việc kiếm tiền cho chị em tôi đi học. Chúng tôi mồ côi cha, ngày mẹ sinh em Phước thì bố mất. Thế là bơ vơ, chúng tôi bị bỏ rơi trong mắt của họ hàng, những người quen và những liên hệ mật thiết. Mẹ bán căn nhà tương đối khang trang, giữ một số tiền chi dụng hàng tháng và mua căn nhà nhỏ, chật và nghèo nàn này trong một khu đôn đúc để ở. Xa lánh mọi người quen, năm mẹ con nương nhau mà sống. Rồi chúng tôi lớn lên, nhu cầu càng nhiều, mẹ càng khổ người trong công việc. Tôi đã cố gắng thi lấy cái bằng tú tài mong đi làm cho mẹ nghỉ ngơi, nhưng tôi con nhà nghèo, học hành không liên tục, sách vở không đủ dùng, tôi thi rớt, nghỉ học ngày ngày nhận lãnh quần áo trẻ con về thêu tay, cũng giúp được một phần nào cho mẹ.Năm nay Nhã học lớp mười trường Lê Văn Duyệt. Nhã nhỏ hơn tôi ba tuổi, khó tính nhất nhà. Buổ chiều Nhã đến trường với khuôn mặt nhăn nhó. Ngồi thêu trên giường nhìn Nhã vùng vằng xếp vở vào cặp tôi hỏi:- Gì thế Nhã?Nhã nói:- Cái áo rách rồi.Tôi đến gần Nhả nhìn vết vứt ở đường may ngang eo chiếc áo dài trắng, chợt nghe tái tê buồn. Tôi an ủi:- Có chút xíu thôi, chiều về tao mạn cho.Nhã hơi nhăn mặt:- Tụi nó cười em có hai chiếc áo dài.Tôi chớp mắt:- Làm sao nó biết được Nhã mặc hai cái áo?Nhã bĩu môi:- Ai mà không biết, suốt năm đi học với một chiếc áo rách tay, một chiếc sứt đường chỉ may đi may lại mà không biết sao được.Tôi lặng thinh nhìn Nhã bước ra cửa. Buổi trưa nắng nghiêng soi lên dáng Nhã buồn rầu trong chiếc áo dài cũ. Lòng tôi xót xa thương Nhã. Nước mắt ứa ra. Nỗi khổ này làm sao bạn bè tôi hiểu được. Chị em tôi tránh tất cả mọi giao thiệp ở nhà. Nhã dấu kín cả con đường vào ngõ. Tôi dấu kín cả tên con đường tôi ở. Những tên con trai theo tôi vẫn không tài nào tìm được nhà tôi. Chúng nó gọi tôi là người đẹp bí mật. Tôi không ý kiến gì về biệt danh của những tên con trai đặt cho tôi. Trái lại Nhã đi học về lần nào cũng kể cho tôi nghe về lớp học của nó, về bạn bè và những mơ ước như bùng lên trong đầu Nhã:- Đi xe buýt cực quá Diễm ạ. Trưa nào em cũng phải đi bộ ra tận đầu đường bên kia mới đón được xe. Phải chi có được chiếc xe đạp cũng đỡ.Tôi cười nhẹ:- Chiếc xe đạp cũ bây giờ cũng phải mười mấy ngàn.Nhã so vai:- Mười mấy ngàn... hết mơ ướt.Tôi nói đùa an ủi Nhã:- Thôi chịu khó đi nắng đi, mai mốt tao lấy được chồng giầu, mua xe honda chạy cho ngon.Nhã nhìn tôi thoáng nét cay đắng:- Con gái nghèo như chị em mình có ma nào thèm lấy mà ham.Tôi tự tin bảo Nhã:- Mình nghèo nhưng đàng hoàng tử tế, lại đẹp nữa, lo gì không có người yêu.Nhã bĩ môi:- Đẹp mà nghèo cũng bỏ đi. Con gái nhà giầu xấu điên người mà vẫn thối người dòm ngó chị Ơi. Chị đẹp thật đấy, nhưng chị nghèo quá, chắc chỉ có mấy anh chàng sinh viên dở hơi bên cạnh là mê chị mà thôi.Tôi cười:- Mày chấm... chồng cho tao rồi hở, tên nào vậy?Nhã nói:- Tên gầy đàn làm ồn ào hàng xóm ấy.- Tiếng nói thế nào?- Tiếng nói nhỏ nhẹ êm ái nhất trong bốn ông.Tôi nháy mắt:- Thế thì tên đó “ao” mất rồi. Con trai mà nhu mì vậy thì làm sao nói nổi tao. Mày không thấy giọng tao à, la hét hai tên nhóc muốn bể cả nhà luôn ấy chứ.Nhã ra vẻ người lớn khuyên tôi:- Chị phải giữ ý mới được. Nên phô trương cái nghèo của mình ít đi một chút. Hàng xóm của mình toàn là con trai.Tôi hất mặt:- Kệ họ, tao không để ý đứa nào cả.- Biết đâu họ để ý chị.- Thì đã sao?- Họ sợ.Tôi cười:- Sợ gì?- Sợ cái nghèo của mình.Tôi bảo Nhã:- Quên cái nghèo của mình đi mình sẽ sống thoải mái hơn Nhã ạ.Nhã chớp mắt, nó có vẻ chịu đựng nỗi thiếu thốn một cách quá đáng làm tôi mủi lòng. Thương cái tuổi đang lớn của Nhã với những đòi hỏi cần thiết. Một đôi giầy đẹp, một cái áo mới, một vài trăm trong túi để có quyền bao bạn bè những ly nước buổi trưa. Tôi muốn quên tuổi tôi để nghĩ đến tuổi của Nhã. Tôi muốn Nhã được sung sướng với bạn bè, không buồn khổ vì nỗi nghèo của gia đình. Nhưng biết làm sao hơn khi tôi cũng chỉ biết kiếm tiền bằng cách cố thêu thật nhiều quần áo, tiền kiếm được quá nhỏ nhoi cho gia đình tôi lấy gì cho Nhã may sắm với bạn bè được.Nhã đi học về giúp tôi sửa soạn bữa cơm chiều. Hai đứa em trai còn nhỏ, chưa biết thắm thía nỗi bơ vợ Chúng nó hồn nhiên đùa phá. Nhã nhìn hai em, nói:- Như cu Hoàng với bé Phúc thế mà sướng. Đùa như giặc suốt ngày, đến bữa thì đòi ăn loạn cả lên:Tôi cười, nhìn đứa em út bằng đôi mắt âu yếm:- Bố mất từ khi nó mới sanh ra, tao thương nó nhất.Nhã nháy mắt:- Chị nuôi nó kỹ còn hơn mẹ nuôi.Mẹ cười buồn nhìn tôi:- Mẹ đi làm suốt ngày vất vả, Diễm phải nuôi em chứ sao.Tôi nói:- Con có tay nuôi trẻ con, mẹ xem, bé Phước mập tròn dễ thương ghê không? Nó bám con suốt ngày thế đó, con chả đi đâu được với thằng chó này.Nhã đùa đùa:- Khéo may mốt chị lấy chồng, bé Phước không chịu cứ nắm áo chị Diễm lại thì chết.Tôi xoa mái tóc ngắn mịn màng của Phước, cười hiền hòa:- Chừng nào Phước thất lớn chị mới lấy chồng, nhỉ Phước? Lúc đó Phước đâu cần chị nữa, đúng không?Phước cười, ánh mắt tròn nhìn tôi thật thơ dại, lòng tôi thênh thang một tình thương vô bờ. Tôi muốn cắn nghiến lên đôi má non của Phước, muốn cho Phước được hưởng tất cả sung sướng và đầy đủ như những đứa trẻ đồng tuổi. Và từ những ý nghĩ ấy tôi thèm muốn một thay đổi. Một thay đổi cho riêng tôi mà thôi. Tôi ước lấy được chồng giầu – Phải thật giầu và thật rộng lượng cho tôi đem tiền về may sắm cho các em tôi, chàng phải biết tôi yêu gia đình tôi hơn cả bản thân tôi nữa. Vì tôi sống cho họ, luôn luôn tôi sống cho gia đình, mỗi cái nhăn mặt buồn phiền của các em là mỗi cái đau đớn cho tôi. Mỗi thiếu thốn buồn tủi của Nhã cũng chính là nỗi thiếu thốn của tôi. Nên tôi phải lấy chồng giầu. Đó là cách giải quyết ổn thỏa nhất cho những mong ước của hai chị em. Không còn cách nào khác hơn được nữa.Nhã dọn dẹp chén bác cho tôi đi học. Tôi mặc lại chiếc áo dài cũ mầu nâu nhạt với chiếc quần đen, xỏ đôi dép da vào chân, tôi bứơc đi rón rén và dè đặt như sợ đôi dép sẽ bung quai bất ngờ vào bất cứ lúc nào. Đôi dép duy nhất của tôi, tôi quý nó và thương yêu nó vô cùng, nó đã chịu đựng chân tôi hơn một năm rồi.Nhã đang lau tay ướt vào chiếc khăn treo trên tường:- Đi học đó hả Diễm?Tôi cười:- Ừ!- Sớm thế?- Tao đi bộ đến trường phải đi sớm cho đủ thì giờ vào lớp.Nhã nhìn xuống chân tôi nheo mắt:- Đi bộ mà dám mang đôi dép vía, gan quá nhỉ?Tôi cười không nói. Nhã hất mặt sang nhà bên cạnh, nói với tôi:- Bên đó bắt đầu lên tiếng. Tôi nhỏ nhẹ:- Kệ họ, mình ở đây quen với những tiếng động ấy rồi, Nhã để ý đến làm gì.Nhã hơi nhăn mặt:- Chị có biết sắp đến giờ em học bài rồi không?Tôi không biết nói sao hơn. Nhã nói tiếp:- Càng ngày họ càng ồn ào. Mầy hôm nay lại có thêm một số con trai lạ hợp nhau ở bên ấy nữa. Người thì đàn, người thì hát, người thì đứng ở cửa chọc gái, ồn không chịu được.Tôi thở dài nhè nhẹ. Cái gì rồi cũng quen đi, tôi dễ dãi và giỏi chịu đựng. Vậy mà Nhã luôn luôn bất mãn với cái nghèo của gia đình, cái ồn ào của hàng xóm. Không muốn đứng lại để nghe Nhã cằn nhằn, tôi bảo Nhã:- Thôi tao đi học đây.Nhã hỏi tôi:- Diễm có tiền không?Tôi gật đầu:- Có mấy chục.- Đi xe cho khỏi phí đôi dép.Tôi lắc đầu:- Tôi về tao mới đi xe cho nhanh, bây giờ còn sớm đi bộ cho mát. Muốn ăn gì không tối tao mua cho.Nhã so vai:- Gớm! Chị làm như có nhiều tiền lắm ấy. Em muốn ăn nho, ăn táo được không?Tôi xót xa buồn, nhỏ giọng:- Ăn ô mai me, hột bí thì mua được.Nhã cười:- Mua cho em gói hột bí. Mà tối chị phải nhớ đi xe về cho sớm đấy nghe. Cấm tiếc tiền đi bộ đứt đôi dép uổng lắm.Tôi quay nhanh ra cửa, vạt áo dài ngắn quần lấy bước chân tôi nghẹn ngào. Nhà nghèo buồn quá. Con gái nghèo lại tủi thân hơn. Hai chị em có mỗi một đôi dép đẹp. Chân bước thật nhẹ mà vẫn sợ bị dép đứt, đứa này nhường nhịn cho đứa kia. Thỉnh thoảng Nhã mới dám đi dép của tôi, thường thì Nhã đi học mang guốc thấp, nó bảo mang guốc cho rẻ tiền. Tôi biết là Nhã muốn để dành đôi dép lâu lâu đi chơi với bạn, và nó bảo tôi con gái lớn có quyền diện hơn nó. Tôi thì không thèm được diện hơn Nhã. Ước muốn của tôi bao giờ cũng hướng về các em nhiều hơn. Có tiền, tôi sẽ mua nhiều thứ cần thiết cho Nhã trước khi mua cho tôi.Tôi đi trong ngõ nhỏ, nước mắt muốn ứa ra vì thương cái nghèo túng của gia đình. Lòng tôi trĩu nặng mà bước chân cứ phải nhấc cao, e dè nhìn bùn bám trên quai dép, tôi không dám nhìn lên cứ mãi chăm chú tránh những vũng nước bẩn trong ngõ nhỏ nên tôi không nhìn thấy chiếc Vespa đang đâm sầm vào ngõ. Có tiếng thắng thật vội vàng, nhưng chiếc xe vẫn dội vào người tôi. Tôi chập choạng la lên khi bánh xe vừa sát lại chân tôi, tôi ngã ngồi xuống đất, rát trên bàn chân.Người con trai dựng xe, vội vàng cúi xuống tôi, lo lắng:- Cô có sao không?Tôi không trả lời người con trai, nhìn xuống bàn chân mình rướm máu. Và mắt tôi chợt mờ đi, lòng tôi thắt lại. Chiếc dép của tôi đã đứt quai. Nỗi gì làm tôi muốn bật khóc. Bàn chân xây xát không làm tôi đau, mà chiếc quai dép đứt đã làm tôi nghẹn ngào. Nước mắt ứa ra, tôi không buồn che dấu những giọt nước mắt trước mặt tên con trai lạ. Tên con trai xốc nhẹ cánh tay tôi, dìu tôi đứng dậy:- Cô đau lắm hả, để tôi đưa cô đi bác sĩ nhé?Tôi mím môi ngước đôi mắt buồn khổ lên nhìn người con trai, giận dữ:- Bác sĩ cái gì! Ông vào ngõ mà phóng xe như bay vậy đó hả?Tên con trai nhìn tôi vẻ ân hận:- Tôi xin lỗi. Tại cô đi giữa lối mà mải nhìn xuống đất nên tôi tránh không kịp.Ông phải nhìn thấy tôi.- Tôi có chối đâu. Tôi thấy cô mà vẫn không tránh kịp cô.Tôi la lên:- Ông nói lạ. Đi xe vào ngõ ông phải cẩn thận chứ. Đi như thế có bữa ông cán chết người thì sao?Giọng tên con trai có vẻ năn nỉ:- Thì tôi đã xin lỗi cô rồi mà. Chân cô đau tôi đưa cô đi bác sĩ săn sóc nhé?Tôi tức tê người vì câu nói của tên con trai. Bác sĩ nào mà săn sóc được vết đau trong lòng tôi. Hắn làm như không hiểu tôi tức hắn phát khóc vì đôi dép của tôi đứt, mà hắn tưởng tôi khóc vì đau chân. Một vết bầm nhỏ việc gì phải đi bác sĩ.Tên con trai dịu dàng nắm nhẹ cánh tay tôi:- Lên ngồi đây tôi chở cô đi bác sĩ.Tôi lườm hắn:- Tôi không đi- Chân cô chảy máu rồi, khéo nhiễm độc thì chết.Tôi mím mội:- Tôi không sợ chết.Tên con trai vẫn từ tốn:- Nhà cô ở đâu tôi đưa cô về vậy.Tôi chùi nước mắt trong chiếc khăn tay nhỏ, nhìn hắng bướng bỉnh:- Tôi về bộ được rồi.- Nhưng chân cô đâu lắm, đi sao nổi.Tôi hất mặt nhìn tên con trai lầm lầm nét mặt, hắn cười với tôi dịu dàng:- Cô khó tính quá, hay tôi kêu xích lô cho cô về vậy?Tôi quay phắt đi từ chối lời hắn, tên con trai nhìn tôi đăm đăm, đôi mắt hắn dừng lâu ở ống quần tôi rồi, xuống chân. Hắn chợt la lên:- Chết, dép cô đứt quai nữa. Thôi, chở cô về là đúng quá rồi còn gì. Cô ngại tôi không đàng hoàng hả. Tôi xin thề với cô là tôi đàng hoàng nhất. Nào, mời cô.Tôi một mực phản đối lời đề nghị của hắn. Tên con trai có vẻ ngẩn ngơ, hết nhìn tôi rồi lại nhìn đôi dép của tôi. Tôi nói:- Ông đi đi, đừng đứng nhìn tôi kiểu đó.Hắn hỏi:- Sao lạ vậy?- Cái gì lạ!- Cô.Tôi tròn mắt:- Tôi lạ.- Ừ!Tôi biểu môi:- Ông mới là lạ kìa.Tên con trai bật cười:- Cô đấy chứ. Bây giới nhất định đứng đây sao?Tôi nhăn mặt:- Ăn thua gì đến ông đâu.- Có chứ.- Sao?- Tôi đứng đây với cô.Tôi trợn mắt la lên:- Đứng đây làm gì, xe ông để ngay giữa đướng thế kia hả?Tên con trai gật đầu:- Tôi nhất định không đi nếu cô không đi.Tôi tức hắn quá. Cái khổ của tôi chưa lo nỗi, lại đến phiên hắn làm phiền tôi. Nước mắt lại ứa ra, tôi nói như miếu:- Ông đi đi rồi tôi về, việc gì cứ phải đứng cạnh tôi thế này.Tên con trai lắc đầu một cách bướng bỉnh:- Cô sẽ không về nỗi một mình với cái chân đau nầy. Ít nhất cũng phải chính tôi đưa cô về tôi mới yên tâm.Tôi gay gắt hắn:- Ông nói nghe có lương tâm quá. Phải chi lúc nãy ông đừng đụng tôi thì tôi đâu có khổ thân thế này.Tên con trai cười cười:- Không còn phải chi được nữa. Dù sao thì tôi cũng đã đụng cô.- Vậy thôi, ông đi đi.- Không thể được.Tôi nói như hét lên:- Nhà tôi ở cuối ngõ nầy, có xa xôi gì mà ông phải đưa về.Tên con trai nhìn theo ánh mắt tôi:- Nhà đâu.- Đằng kia.- Gần không?- Gần.Tên con trai ân cần:- Cô nói thật chứ?Tôi bĩu môi:- Dối ông có ít gì cho tôi.- Cám ơn cô.Tên con trai nói, ánh mắt đầy vẻ tinh nghịch. Tôi không hiểu nỗi hắn đang nghĩ gì sau câu nói cám ơn cộ Hắn mở máy xe và ngồi lên:- Mong gặp lại cô lần khác vui vẻ hơn.Tôi mím môi không trả lời hắn. Hắn dặn tôi:- Nhớ về lấy Alccol rửa sạch vết trầy rồi nói mẹ đưa đi chích nhé.Tôi nhìn theo hắn, ánh mắt tối lại vì bực tức. Hắn làm như tôi giầu có lắm vậy. Hắn không nghĩ đến đôi dép của tôi mà chỉ nghĩ đến vết trầy sơ sài trên chân mà thôi. Chờ hắn đi khất tôi mới quay về nhà. Điệu này hết đi học nổi vì trễ giờ rồi. Một tay cầm chiếc dép đứt, tôi đi như chạy trốn ánh mắt mọi người. Bước nhanh vào cửa, tôi dấu nhanh đôi dép xuống gầm tủ vừa lúc Nhã đi ra, nó nhìn tôi ngạc nhiên:- Sao về sớm vậy?Tôi nói dối:- Giáo sư nghỉ.- Diễm ở nhà hả.- Ừ!- Có mua hột bí cho em không?Tôi lắc đầu:- Không, quên rồi, lát nữa tao với mày đi mua.Nhã gật đầu:- Cũng được. Đi dạo một tí cho mát mẻ.Nhìn xuống chân tôi. Nhã kêu lên:- Sao áo dài chị bẩn thế kia, mà dép đâu rồi?Tôi ngẩn ngơ nhìn Nhã. Kéo vạt áo dài lên, vết bùn bám đầy vạt áo, quần tôi cũng đầy đất. Nhã vẫn tròn mắt kinh ngạc:- Chị ngã phải không?Rồi Nhã ngồi thụt xuống chân tôi:- Chân chẩy máu rồi này. Em gọi mẹ nhé.Tôi bịt miệng Nhã lại:- Đừng la um sùm. Có chút xíu gọi mẹ làm gì.Nhã hỏi:- Chị ngã sao không nói. Ở đâu vậy?Tôi ngập ngừng:- Ở đầu ngõ.Nhã la tôi:- Đi từ đây ra ngõ ma ngã. Chắc bị xe đụng chứ gì?Tôi gật đầu:- Ừ! Đụng xe.- Xe gì?- Vespa.Nhã trợn mắt:- Nó đâu rồi?Tôi hỏi Nhã:- Nó nào?- Cái đứa đụng xe chị ấy.Tôi bật cười:- Nó đi rồi.Nhã mím môi có vẻ giận dữ:- Sao chị để cho nó đi. Mắng cho nó một trận chứ.Tôi gật đầu:- Mắng xong rồi.- Nó có nói gì không?- Hắn xin lỗi.- Xin lỗi suông vậy đó hả?Tôi hỏi Nhã:- Chứ làm sao bây giờ? Mà hắn có đòi đưa tao đi bác sĩ nữa.Nhã bĩu dài đôi môi:- Dấm dớ lắm. Cái thằng cha mất dạy.Tôi nhìn Nhã lo lắng:- Sao Nhã chửi nó?- Tại nó làm phách. Làm như hơi một tí đi bác sĩ là sang dữ vậy.Tôi cười nhẹ nhàng:- Tao đâu có thèm trả lời hắn. Thôi, bỏ đi Nhã.Nhã có vẻ lo lắng cho tôi:- Chị có đau lắm không? Còn chổ nào nửa không?Tôi lắc đầu kéo tay Nhã ngồi xuống giường:- Ăn nhằm gì mà lọ Nhã này. Nhã ngước mắt nhìn tôi. Tôi nghĩ đến đôi dép đứt cùng nỗi thất vọng của Nhã mà thấy cay cay ở mắt. Chắc Nhã buồn lắm. Có mỗi một đôi dép đẹp lại đứt thì làm sao không buồn cho được. Tôi hối hận quá thể, tại tôi vô ý không nhìn thẳng mà đi nên mới xẩy ra tai nạn đáng tiếc đó. Ước gì tôi bị đau hơn thế này mà đôi dép không đứt nhỉ. Nhã hỏi:- Gì thế Diễm?Tôi nhìn Nhã rưng buồn:- Đôi dép đứt quai rồi Nhã.Nhã chớp mắt, khuôn mặt nó thoáng buồn. Tôi nói nhỏ, an ủi:- Nhưng còn may lại được. Mai tao đem ra đầu ngõ nhờ ông thợ đóng giầy khâu lại, chắc chả sao đâu.Nhã bảo tôi:- Nghĩ đến đôi dép làm gì cho mệt. Chị không bị đau đớn gì là mừng rồi.Tôi cảm động đến nghẹn cả cổ. Nhã cố an ủi tôi như tôi đang an ủi Nhã. Khổ cho hai chị em. Tôi muốn ôm Nhã vào lòng để đẩy tôi đứng lên:- Chị đi thay quần áo đi, ra đây em bôi thuốc đỏ cho.Tôi đứng dậy:- Xong rồi đi mua hột bí ăn nhé. Nhã gật đầu. Tôi thay quần áo ở góc giường ngủ của hai chị em. Mẹ nằm ở gian phòng với hai cậu bé út. Lúc trở ra Nhã đang loay hoay với miếng bông gòn trên taỵ Tôi thấm Alcool chà xát thật mạnh vết trầy, xuýt xoa vì xót. Nhã bôi lên trên một lớp thuốc đỏ. Hai chị em nhìn nhau, ánh mắt đậm đà thương yêu và thân thiết...