Chương 1

Đang lướt mắt đọc trang tìm việc trên báo, bất chợt Tần Khải ''à'' lên một tiếng :

A, đây rồi?

Mẩu tin thật đáng chú ý :

"Cần tuyển một vệ sĩ kiêm hướng dẫn viên. Yêu cầu thành thạo Sài Gòn, đặc biệt là khu Đại học Y khoa. Lương caọ. . Liên hệ. .. địa chỉ.. . Điện thoại số " Công việc hấp dẫn đây. Tần Khải quyết định thử cơ hội ngay. Là một bác sĩ mới tất nghiệp ra trường chưa có việc làm, Tần Khải hiện đang sống với bà ngoại già yếu.

Ăn mặc tề chỉnh, Tần Khải vội đạp chiếc xe cà tàng đến địa chỉ đăng trên báo.

Đến nơi, Tần Khải thấy bốn năm chàng trai tướng lực sĩ vừa được phỏng vấn xong, lần lượt bước ra ngoài, ai cũng lắc đầu le lưỡi vẻ chào thua.

Thái độ của họ khiến Tần Khải ngao ngán. Chắc là gia chủ yêu cầu cao lắm đây.

Nhìn quanh quất chỉ còn mình là người cuối cùng, Tần Khải tự nhủ phải dũng cảm bước vào.

Hồi hộp nhưng Tần Khải vẫn giữ vẻ tự tin. Tần Khải được ông chủ phỏng vấn kỹ càng về mọi mặt. Trình độ văn hóa, có biết võ thuật, chơi môn thể thao nào, cớ am tường Sài Gòn và khu vực Đại học Y không.

Tần Khải điềm đạm trả lời các câu hỏi. Đặc biệt là Tần Khải rất rành khu vực Đại học Y khoa từ giảng đường đến khu giải phẫu tử thi.

Ông chủ rất hài lòng nhưng vẫn mang bộ mặt hình sự căn dặn.

– Sáng mai 7 giờ rưỡi, cậu có mặt ở cảng cá Cà Mau để bắt đầu nhận việc.

Thế là được nhận.Tần Khải mừng rơn, nhưng lòng đầy thắc mắc. Ông chủ phỏng vấn đủ thứ, nhất là về kiến thức địa lý đất Sài Gòn lại bảo Tần Khải làm việc ở bến cảng cá Cà Mau.

Lạ thật!

Tuy nhiên, Tần Khải cũng không có thời gian nghĩ ngợi thắc mắc lâu. Anh vội phóng nhanh về nhà và ra bến xe miền Tây mua vé đi Cà Mau gấp, vì đã bốn giờ chiều rồi. Đúng 7 giờ rưỡi phút ngày hôm sau, Tần Khải đã có mặt ở cảng cá Cà Mau. Ông Diệp Thanh - ông chủ đã thuê Tần Khải làm vệ sĩ. - giao việc cho anh ngay :

Cậu khuân vác các rương hành lý này xuống tàu siêu tốc?

– Trời ạ ! Tần Khải làm vệ sĩ hay bốc vác đây?

Tần Khải nhìn quanh thấy 1ỉnh kỉnh các rương lớn nhỏ để la liệt. Tần Khải thở dài ngao ngán. Đã lặn lội đến đây rồi chẳng lẽ không nhận việc.

Bốc vác thì bốc vác, miễn có tiền cho hai bà cháu sinh sống.

Tần Khải thoản thoắt khuân các rương lớn nhỏ xuống tàu siêu tốc ...

Xong việc, Tần Khải đứng ngó ...Ông Diệp Thanh nói với hai người phụ nữ, một già một trẻ:

– Vú Hảo lo việc nấu ăn chu đáo cho Trân Châu nghe. Còn út Tí Ti đi theo lo giặt giũ, ủi quần áo cho cô Trân Chầu đi học.

Tần Khải có thời gian quan sát hai người. Vú Hảo - người phụ nữ tuổi trung niên bị một vết sẹo nhô bên mặt, nhưng trông cũng rất hiền từ.

Còn út Tí Ti ? Tần Khải suýt phì cười.

Cô gái tròn trịa như chiếc bánh ú lại tên Tí Ti. Thật trớ trêu và cũng thật nực cười. Mọi người đi đâu nhỉ? Phải rồi, cô tiểu thư đi học. Ông chủ vừa mới nói.

Cô tiểu thư đi học mà có những hai người giúp việc. Giàu nhỉ ! Họa chăng ông chủ là tỷ phú.

Quả đúng như vậy, ông Diệp Thanh là tỷ phú, chủ đoàn tàu ba mươi chiếc đánh bắt xa bờ ở Cà Mau. Hôm nay ông đưa ái nữ duy nhất là Trân Châu lên Sài Gòn học đại học. Ông Diệp Thanh bắt đầu giới thiệu với Tần Khải :

– Cậu làm vệ sĩ kiêm hướng dẫn đưa rước con gái tôi đi học. Lên Sài Gòn tìm ngay nhà trọ sang trọng.

Rồi ông nói thêm, cố ý khoe khoang:

– Trân Châu con gái tôi vừa đậu Đại học Y khoa với số điểm tối đa 30 trên .

Tiểu thư Trân Châu học giỏi đến thế ư? Thảo nào mà ông chẳng lo lắng đến thế. Bao nhiêu người phục vụ cho một người ...

Tần Khải liếc nhìn Trân Châu:

Một cô gái đẹp, con nhà giàu, học giỏi ... Chắc là kiêu kỳ lắm đây.

Không quan sát đối tượng nữa, Tần Khải vội khuân tiếp các chiếc rương đặt xuống boong tàu.

Trân Châu bước đến, giọng kiêu kỳ cất lên :

– Anh nhẹ nhẹ tay giùm? Làm gì cũng phải nhớ cẩn thận nghen !

Là đàn ông, bị nhắc nhớ Tần Khải hơi tự ái Nhưng nhìn gương mặt mỹ miều và giọng nói thanh thanh pha chút nũng nịu của cô chủ Trân Châu, thì Tần Khải giận không nổi, đành dẹp tự ái qua một bên để chiều lòng tiểu thư vậy.

Tần Khải nghiêng người pha trò một chút:

– Vâng, tôi nhớ rồi cô chủ !

Trân Châu căn dặn với giọng cô chủ :

– Nhớ rồi thì đừng làm gì sai sót để tôi phải nói đó.

Tần Khải buột miệng:

– Cô chủ yên tâm, tôi sẽ không sai sót đâu.

– Thế thì tốt ?

Trân Châu gật đầu rồi căn dặn thêm :

– Anh làm vệ sĩ cho tôi, nhưng nhớ đừng để ai biết đó.

Học đại học mà như chính trị gia không bằng. Tần Khải muốn chế giễu Trân Châu. Nhưng thôi, người ta con nhà đại gia giàu có mà!

Ông Diệp Thanh có quyền thuê vệ sĩ bảo vệ và đưa rước con gái đi học, đó là chuyện của ông; còn làm vệ sĩ là chuyện của Tần Khải. Người ta cần, anh mới có việc làm để kiếm sống.

Mới nhận việc đã thấy cô chủ giở giọng gia chủ, Tần Khải thấy phát ngán.

Chẳng lẽ mình bỏ cuộc? Không, công việc mới bắt đầu mà!

Có lẽ thấy ''chỉ giáó' sơ với tên tân vệ sĩ đã đủ tiểu thư Trân Châu quay sang ông Diệp Thanh. Hai cha con từ giã nhau thật lâu. Ông Diệp Thanh dặn cơn gái hàng trăm thứ chuyện, chung quy việc gì cũng có vệ sĩ lo.

Lần đầu tiên tiểu thư đi học xa nhà, xa cha, cô bịn rịn nhưng chẳng có gì phải lo, cô cổ người giúp việc phục vụ tối đa.

Giá như có ai học thế, ông Diệp Thanh cũng thuê người học luôn cho con gái. Tần Khải suýt bật cười vì ý nghĩ này.

Ông Diệp Thanh lo lắng và trang bị cho con gái không còn gì để nói.

Trân Châu dặn cha ở nhả giữ gìn sức khỏe, đừng có làm việc quá sức. Kể ra, cô cũng biết quan tâm đến bậc sinh thành. Không đến nỗi tệ!

Tần Khải thường hay ấn tượng với mấy cô tiểu thư nhà giàu lấm. Anh có quá trình tiếp xúc mà!

Màn chia tay rồi cũng kết thúc. Hai cha con vẫy chào nhau.

Tàu siêu tốc nhổ neo khởi hành. Tất cả rời bến cảng Cà Mau để vào thành phố Sài Gòn.

Tần Khải khoan khoái thả tầm nhìn ra sông nước.

Biển Cà Mau mênh mông, tàu thuyền xuôi ngược, cảnh làm ăn tấp nập.

Nghĩ đến cảnh mình làm vệ sĩ cho cô sinh viên Đại học Y khoa, Tần Khải thấy nực cười. Không thể hình dung là được công việc thế nào. Thôi, đã. nhận.n rồi, cứ làm chứ biết sao. Ba người làm việc lãnh lương để phục vụ cho một người đi học. Có quá đáng không nhỉ . Tần Khải cứ suy nghĩ vẩn vơ mãi. Phải có những tỉ phú như ông Diệp Thanh, Tần Khải, vú Hảo, út Tí Ti mới có công ăn việc làm chứ.

Tàu siêu tốc chạy thật nhanh, lướt sóng êm ả.

Tàu đang chạy khoảng ba cây số, bỗng nhiên Trân Châu khóc òa lên, nức nở gọi:

– Vú Hảo ơi ! Chết ... con rồi!

– Vú Hảo hoảng hất sờ đầu sờ trán Trân Châu.

– Con bị trúng gió hả?

Rồi vú ca cẩm:

– Đi trên sông nước, dễ bi trúng gió lắm.

Trân Châu vẫn khóc tấm tức như có điều gì oan ức lắm.

Vú Hảo mô một những chiếc rương nhỏ lấy chai dầu để đánh gió cho cô chủ.

Trân Cháu. Tiếng khóc nđc nở của tiểu thư Trân Châu càng làm cho vú Hảo quýnh quáng hơn :

– Chắc con đi tàu bị say sóng rồi. Để vú đánh gió cho !

Rồi vú bảo út Tí Ti.

– Út Tí Ti, lấy túi ni lông ra đây, coi chừng cô Trân Châu sắp ói đó út Tí Ti là cháu họ của vú Hảo, người mập tròn nên thiếu nhanh nhẹn.

Vú Hảo nuôi Trân Châu từ bể, sống với gia đình cô đã lâu, còn út Tỉ Ti chỉ mới đến đây thôi. Thấy út Tí Ti mồ côi cha mé, vú Hảo đưa đến đây xin ông chủ cho cô cháu giúp việc.

Có út Tí Ti bầu bạn với Trân Châu nên ông Diệp Thanh đả đồng ý, út Tí mở rương tìm túi ny-lông cho tiểu thư Trân Châụ .... ói.

Vú Hảo khui chại đầu xanh, nói với Trân Châu:

– Để vú giựt gió ở cổ cho con đỡ ói.

Tiểu thư Trân Châu đẩy tay vú Hảo ra, đáp tỉnh rụi:

– Con không có trúng gió, say sóng gì cả – Thế sao con khóc ?

– Con bỏ quên con mèo và chú chó Nhật lại rồi.

Vú Hảo kêu lên như vừa gặp đại nạn:

– Trời đất! Bỏ quên à?

Bởi vì vú Hảo biết cô chủ Trân Châu không thể sống thiếu hai con vật cưng này được.

– Bảo bác tài công lái tàu quay lại đi!

Trân Châu điềm tĩnh gọi lớn:

– Bác tài công ơi, quay lại! Quay lại nhanh lên!

Bác tài công quay đầu chiếc tàu siêu tốc lại thật nhanh.

– Quay lại cảng cá, tôi bỏ quên đồ rồi!

Tất nhiên lệnh của cô chủ được thực hiện ngay.

Tiểu thư Trân Cháu lấy chiếc điện thoại di động trong chiếc túi xách tuyệt đẹp ra gọi cho ông Diệp Thanh, giọng nhõng nhẽo cất lên:

– Papa ơi! Bắt mèo A miêu và chó Sukha ra cảng cá giùm con nha, con lỡ bỏ quên rồi ...

– Papa nhớ lấy sợi xích bạc xích cổ chúng nó lại, nghe! papa !

– Nói với chúng là đi Sài Gòn với chị Trân Châu là chúng chịu liền hà.

– Papa ơi! Con không thể sống thiếu chúng nó được !

Không sống thiếu mấy con vật yêu được thì đem chúng nó theo. Có vậy mà cũng quên. Đúng là tiểu thư đỏng đảnh làm rộn chuyện.

Tần Khải rủa thầm Trân Châu, nhưng anh chẳng dám nói ra ngoài miệng.

Mười lăm phút sau, tàu siêu tốc quay lại cảng cá. Đích thân ông Diệp Thanh mang mèo A miêu và chó Sukha ra cho cô con gái cưng.

– Nè con ! Có thế mà cũng quên Tiểu thư nũng nịu với cha:

– Con bận thu xếp đồ đạc nhiều quá, nên quên chúng chứ bộ.

Thật ra, Trân Châu có thu xếp gì đâu, mọi việc vú Hảo và út Tí Ti làm hết.

Ông Diệp Thanh vỡ đầu con gái :

– Đem chúng nó theo thì ráng mà chăm sóc nghe con !

Tiểu thư Trân Châu gật đầu:

– Con biết rồi papa.

Ôm chú chó Sukha và mèo A miêu vào lòng nựng nịu, Trân Châu vui vẻ bảo.

– Gặp con, chúng nó mừng ghê kìa papa!

Ông Diệp Thanh phẩy tay:

– Ừ. Thôi, papa về nghe con! Nói xong, ông Diệp Thanh định quay bước.

Bất chợt tiểu thư Trân Châu lé lên:

– Í chết .Con còn quên!

Ông Diệp Thanh bật hỏi :

– Quên gì nữa hả con?

Trân Chầu vừa chợt nhớ ra chậu hồng tỉ muội màu cam trên sân thượng. Cô đi rồi không ai chăm sóc, tưới nước vun phân nó sẽ chết héo.

Cô nũng nịu nói vội Ông Diệp Thánh:

– Chậu hồng tỉ muội màu cam của con.

Ông Diệp Thanh tặc lưỡi :

Lại muốn đem theo đủ thứ hết sao con ?

Trân Châu trả lời cha:

– Con đem chậu hồng tỉ muội theo, nếu không nó sẽ chết héo mất.

Ông Diệp Thanh cười khà khà :

– Papa có cấm cản con đâu.

Thế là Tần Khải được gọi làm nhiệm vụ.

Giọng véo von của cô chủ vang lên lảnh lót :

Phiền anh trở lên sân thượng khuân chậu hồng tỉ muội xuống tàu siêu tốc giùm:

Làm thuê thì phải thực hiện lệnh phán của cô chủ nhỏ chứ sao.

Tần Khải cùng ông Diệp Thanh trở về nhà. Tần Khải phải leo tót lên sân thượng ở lầu năm, mang chậu hồng tỉ muội màu cam xuống tàu siêu tốc.

Mồ hôi ướt đẫm trán và lưng Tần Khải.

Mệt bở hơi tại vì phải leo lên bước xuống thang lầu, vác chậu hoa đi bộ ra cảng cá.

Mọi việc xong xuôi, Tần Khải chỉ nhận một câu ngọt của cô chủ:

– Cám ơn anh nhiều nha!

Có còn hơn không, chứ mấy khi cô chủ mà tỏ một lời ... cám ơn với người giúp việc.

Tàu siêu tốc lao vun vút về hướng thành phố Tần Khải tự hỏi không biết cô chủ có còn quên gì nữa không? Tàu mà quay trở lại chắc đến mai cũng chưa đến Sài Gòn.

Tần Khải thầm nhủ :

Mới tiếp xúc với tiểu thư Trân Cháu có gần một tiếng đồng hồ mà mệt muốn đứt hơi:

Lên tới thành phố chắc là cô tiểu thư thế kỷ mới này xoay anh như chong chóng cho mà xem:

Trần Châu được cha mẹ nuông chiều cưng như trứng mỏng, quen được phục vụ cô sẽ tha hồ sai khiến người giúp việc.

Tần Khải là vệ sĩ thì cũng là người giúp việc của cô chủ thôi.

Lên đến thành phố, Tần Khải lo đi tìm địa chỉ nhà trọ cho Trân Châu mà ông Diệp Thanh đã thuê rồi.

Đó là một căn nhà nhỏ, sạch sẽ khang trang có đủ tiện nghi. Tất nhiên không bằng căn biệt thự của Trân Châu ở Cà Mau, nhưng cuộc đời đi học có căn nhà trọ như thế này là khá tốt rồi.

Tần Khải thuê tắc xi chở mọi người về nhà trọ. Đích thân anh sắp xếp nơi ăn chốn ở cho cô chủ Trân Châu, vú Hảo, út Tí Ti.

Trân Châu chiếm căn phòng ngủ rộng, vú Hảo và út Tí Ti ở ngoài sau bếp.

Vú Hảo động tay động chân dọn bếp núc ngay, còn út Tí Ti lo sắp xếp quần áo cho cô chủ Trân Châu nhìn quanh:

– Chắc là còn phải mua sắm nhiều thứ. Vú xem múa sắm cho các thứ nhà bếp.

Vú Hảo gật đầu:

– Vú phải đi mua sắm ngay để còn lo bữa ăn cho con.

Tần Khải lên tiếng :

– Vú mới lên Sài Gòn lạ lẫm, con sẽ chở vú đi mua sắm.

Vú Hảo chép miệng than :

– Đường phố trên này rộng, xe cộ đông đúc quá, chắc vú đi lạc mất.

– Út Tí Ti lên tiếng :

– Chắc con không dám đi ra đường.

Vú Hảo gật đầu :

– Ừ con cứ ở nhà giặt giũ, chẳng việc gì phải ra đường.

Tần Khải bật cười :

– Đi mãi sẽ quen dần, không có lạc đâu vú ạ Út Tí Ti cất tiếng nhắc nhở :

– Đi chợ mua thức ăn về nấu cơm vú. Kiến cắn bụng rồi.

Vú Hảo cười thật hiền:

– Cô chủ chưa đói mà con đã đói rồi ư?

– Út Tí Ti phán trần :

Tại chị Trân Châu ăn kiêng để giữ eo nên không đói, chứ con có ăn kiêng đâu:

Vú Hảo châm chọc :

– Tròn như cái bánh ú mà không ăn kiêng thì. qua cửa này sẽ không lọt đó nghe con.

– Vú nói thế thì con sẽ kiêng chút chút, chứ bữa chính không bỏ được đâu.

Khi mọi người sắp xếp xong công việc, Trân Châu bảo :

– Chúng ta mới lên lại dọn chổ ở mệt quá, bây giờ đi ăn nhà hàng rồi chiều tính.

Út Tí Ti vỗ tay reo lên như bắt được vàng:

– Ôi, tuyệt quá ? Đi ăn ngay khỏi nấu nướng mất công.

Vú Hảo cười châm chọc:

– Nghe nói biết ngay mày là kẻ lười biếng nấu cơm.

Út Tí Ti chống chế:

– Có vú lo cho chị Trân Châu mà.

Vú Hảo hăm dọa :

– Con mà không phụ thì vú không cho ăn.

Nhìn quanh quất căn nhà vừa mới dọn dẹp xong khá tươm tất, Tần Khải rất hài lòng dù anh không phải là người được ở. Anh nói với Trân Châu:

Chổ ở đã ổn định lồi, cô chủ nghỉ ngơi, sáng mai tôi đưa cô đến trường làm thủ tục nhập học.

Thấy mọi việc sắp xếp khá chu đáo, Trần Châu cũng rất đỗi hài lòng.

Tặng cho Tần Khải một nụ cười, Trân Châu nhẹ giọng bảo :

– Cám ơn anh vệ sĩ nha. Anh đi ăn cơm với chúng tôi luôn.

Tần Khải chỉ muốn về nhà ngay với bà ngoại:

Vừa lúc đó, ông Diệp Thanh đi xe đò từ Cà Mau lên tới. Nhìn thấy nhà cửa ngăn nắp, mọi việc đã ổn, ông Diệp Thanh khen ngợi Tần Khải :

– Cậu làm tốt lắm? Đây, tôi thưởng cho cậu !

Và ông lấy một phong bì tiền khá dày đã chuẩn bị sẵn trao cho Tần Khải.

Không ngờ được hậu đãi sớm thế, Tần Khải phấn chấn nhận phong bì :

– Cám ơn ông chủ.

Ông Diệp Thanh nói thêm :

Mong rằng những ngày sắp tới, cậu sẽ làm tốt công việc.

Tần Khải lịch sự :

– Vâng! Tôi sẽ làm tròn công việc được giao, thưa ông. Ông Diệp Thanh quay qua con gái cưng :

Thế nào con gái? Đi đường bình yên chứ ? Có quen tàu siêu tốc không?

Trân Châu vui vẻ đáp lời cha :

– Ba tưởng con đi tàu say sóng à? Không có đâu !

Ông Diệp Thanh vỗ vai con gái :

– Vậy là tốt ! Sao, có hài lòng chổ ở không ?

Trân Châu than phiền :

– Nhà nhỏ quá, không bằng căn biệt thự ở Cà Mau.

Ông Diệp Thanh cười khà khà:

Chẳng lẽ ba bê căn biệt thự ở Cà mau lên đây cho con ở đi học ?

– Con muốn căn nhà trọ tốt hơn.

– Căn nhà này quá tốt rồi con ! Thuê hẳn căn nhà mấy triệu bạc hàng tháng để trọ học, sang thế này mà cô chủ còn chê. Thật hết biết! Đúng là tiểu thư !

Tần Khải giấu cái lắc đầu.

Đưa mắt nhìn mọi người, ông Diệp Thanh ân cần hỏi:

– Sao, cả nhà đã ăn uống gì chưa?

Trân Chầu liến thoáng:

– Tất cả đang chờ ba đưa đi ăn nhà hàng.

Ông Diệp Thanh tươi cười vỗ bụng :

– Nào, đi ăn ngay, bụng ba lép xẹp đây này.

Trân Châu kêu lên:

– Khoan, chờ cơn đi tắm thay đồ ! Ngồi tàu suốt cả ngày rồi còn gì!

Vú Hảo giục:

– Út Ti Ti chuẩn bị cho cô chủ nhanh lên!

Út Tí Ti rối rít chạy đi soạn đồ đem ra phòng tắm cho Trân Châu. Mọi người chờ đợi một người, dù sốt ruột cũng phải cố nén.

Lát sau, Trân Châu bước ra tươi mát, xinh xắn trong chiếc đầm vàng điểm hoa trắng. Mái tóc cắt ngăn ôm lấy khuôn mặt mỹ miều trắng mịn. Trân Châu có đôi mắt tròn to đen láy với hàng mi cong mượt mà. Đôi mắt như muốn cười khiến cô dù đỏng đảnh tỏ uy quyền cũng không làm Tên Khải nổi giận được.

Mọi người chuẩn bị đi ăn, ông Diệp Thanh hỏi Tần Khải :

– Cậu ở thành phố, có biết nhà hàng nào nổi tiếng và ăn ngon không ?

Cả đời Tần Khải có đi ăn nhà hàng đâu mà biết. Anh khẽ lắc đầu:

– Nhiều nhà hàng quá, tôi cũng không biết nữa.

Ông Diệp Thanh ôn tồn bảo:

– Được rồi, cứ đi, gọi tắc xi hỏi mấy tay tài xế vậy Tần Khải cùng tháp tùng ông chủ, cô chủ đi ăn nhà hàng.

Về đến nhà, Tần Khải hớn hở khoe với bà ngoại :

– Ngoại ơi ! Con có việc làm rồi. Từ nay ngoại không phải làm thuê vất vả nữa. Đôi mắt già nua của bà Tư Lành ánh nét vui :

– Có việc rồi hả con ? Việc gì vậy ?

Tần Khải kéo bà ngoại ngồi xuống chiếc giường cũ kỹ. Ngoại sẽ rất vui khi Tần Khải có việc làm.

Bao nhiêu năm nay, bà Tư Lành làm thuê làm mướn nuôi Tần Khải ăn học.

Ngoài giờ học, Tần Khải đi dạy thêm để kiếm tiền đóng học phí.

Hai bà cháu cứ sống lây lất qua ngày. Cuộc sống cơ cực vất vả nhưng rất hạnh phúc. Bà lo cho cháu, cháu lo cho bà.

Bà Tư Lành nhắc nhở Tần Khải :

– Khoan đã! Đi ăn cơm rồi hãy kể chuyện cho ngoại nghe! Con vừa mới ăn xong với ông chủ, ngoại ạ.

Tần Khải trả lời, rồi lấy phong bì tiền trong túi đưa cho bà Tư Lành :

– Đây là tiền ông chủ mới thưởng cho con, ngoại giữ để xoay xở.

Bả Tư Lành lắc đầu :

– Con giữ mà chi xài.

– Con không có xài gì đâu ngoại. sao không xài chứ ? à ! Con làm việc gì, nói cho ngoại nghe xem ?

– Con làm vệ sĩ, ngoại ạ.

Bà Tư Lành nhìn Tần Khải lom lom :

– Làm vệ sĩ là làm gì hả con ?

Quên lả bà ngoại Chẳng biết gì về nghề vệ sĩ Tần Khải vội cười giải thích :

– Con làm vệ sĩ cho con gái ông chủ. Chẳng có gì khổ cực cả, chỉ mỗi việc đưa rước cô ấy đi học và đi mọi nơi, bảo vệ cô ấy.

Bà Tư Lành thắc mắc :

– Sao học bác sĩ mà làm vệ sĩ vậy con ?

Tần Khải giải thích cho bà ngoại rõ:

– Bác sĩ phải làm ở bệnh viện, nhưng con chưa xin được. Trong khi chờ đợi, con làm tạm công việc vệ sĩ này vậy:

Bà Tư Lành tán thành:

– Thôi, việc gì cũng được, miễn làm đàng hoàng.

Tần Khải mỉm cười :

– Con làm việc đàng hoàng. Ngoại đừng lo gì cả !

– Con hối hả đi hôm qua nay, ngoại lo sao không.

Tần Khải giải thích thêm :

– Con đi nhận việc đô ngoại. Bắt đầu từ ngày mai, con đi làm, tối về nhà, ngoại không phải lo gì cả. Tần Khải đặt phong bì vào tay bà Tư Lành:

Tiền này ngoại giữ mua thức ăn hoặc muốn mua gì thì mua:

Bà Tư Lành nhìn đứa cháu, hỏi khẽ :

– Con muốn mua gì, nói ngoại mua cho?

– Con chẳng mua gì đâu ngoại.

– Đi làm cũng phải trang bị chứ con.

– Khỏi ngoại. ơi! Con chỉ đưa rước cô tiểu thư con nhà giàu đi học.

Bà Tư Lành hấp háy đôi mắt già nua nhìn cháu, thắc mắc hỏi:

– Con nhà giàu nào mà đi học phải có người đưa rước vậy con ?

Tần Khải đáp lời bà ngoại:

– Con gái của ông chủ tàu đánh cá ở Cà Mau. Cô ấy lên Sài Gòn học chưa biết đường sá .

Bà Tư Lành nhận xét :

– Số con hay làm việc cho mấy nhà giàu.

– Lúc trước dạy kèm cũng vậy.

Tần Khải cười khì :

– Họ giàu mới cần mình làm việc chứ ngoại.

Bà Tư Lành vội nhắc nhở :

Con không ăn cơm thì lo tắm rửa nghỉ ngơi đi.

Tần Khải cũng nhắc bà ngoại:

– Ngoại ăn cơm tối chưa? Ngoại đừng có chờ con nghe !

Bà Tư Lành mỉm cười:

Ngoại không chờ con, nhưng ăn một mình cũng thấy buồn. Tần Khải nghe thương bà ngoại vô hạn. Nhà có hai bà cháu mà anh cứ đi suốt, để bà lủi thủi ở nhà một mình. Trước ngoại, lúc nào Tần Khải cũng cảm thấy bé nhỏ vì luôn được bà chăm lo.

Tần Khải đi tắm. Nước mát rượi khiến anh thấy sảng khoái vô cùng.

Ngày nay, chưa làm vệ sĩ mà anh đã thấy căng thẳng vì tiểu thư Trân Châu về những chuyến bỏ quên đồ. Tần Khải phát bực chẳng biết bác tài công có bực không nhỉ ?

Tắm xong, Tần Khải trở ra bà Tư Lành vội hỏi:

– Hôm nay làm gì mà ông chủ gọi con đi ăn cơm ?

– Hôm nay, cô Trân Châu con gái ông chủ dọn nhà lên Sài Gòn trọ học. Đi từ Cà Mau suốt từ sáng đến gần chiều. Ông chủ vừa lên đưa mọi người đi ăn ngay.

– ông chủ rộng rãi quá nhỉ!

– Bà Tư Lành nhận định rồi hỏi - Bộ nhiều người lắm sao ?

Tần Khải kể cho bà ngoại nghe về vú Hảo, út Tí Ti :

những người đi theo để lo cho cô chủ.

Bà Tư Lành ngạc nhiên :

– Cô ấy không tự lo cho mình được sao ?

Tần Khải cười giải thích :

– Cô chủ bận học suốt ngày. Hơn nữa con nhà giàu luôn có người giúp việc, đâu có tự lo cho minh.

Bà Tư Lành nhìn Tần Khải thương cảm :

– Chỉ có con vừa đi học vừa phải đi làm.

Tần Khải cười nhẹ tênh:

– Mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai cả ngoại ạ.

Bà Tư Lành chép miệng:

– Người sao giàu quá, người thì không có gì ''Kẻ ăn không hết người lần không rá', ông bà xưa cũng đã nói thế.

– Ông bà xưa nói đúng há ngoại ?

Bà Tư Lành nhìn Khải với ánh mắt hiền từ :

– Nói đúng ! Bởi vậy, ngoại tội nghiệp cho thân con vất vả quá. Tần Khải phì cười :

Con không sao đâu ngoại ơi. Chỉ tội ngoại già rồi mà chưa được thanh thản nghỉ ngơi.

– Ngoại còn khỏe mà.

Ngoại còn khỏe.Tần Khải luôn mong bà ngoại khỏe mạnh sống đời với anh để anh nuôi dưỡng, đền đáp công lao bà lo cho anh ăn học.

Ngoại còn khỏe ! Tuy bà nói thế, nhưng bà cũng đã già rồi. Bảy mươi rồi còn gì. Có ai cãi được quy luật của tự nhiên.

Nghĩ đến bà, nghĩ đến công việc, Tần Khải thấy nao nao.

Trân Châu. bắt đầu làm cô sinh viên Y khoa bước vào giảng đường đại học. Cuộc sống hoàn toàn mới mẻ, bao sinh hoạt đổi thay, Trân Châu cảm thấy bỡ ngỡ vô cùng, chưa thích đáng ngay được. Trân Châu cứ nhớ cuộc sống vương giả trong căn biệt thự rộng lđn sang trọng ở Cà Mau. Nhớ để mà nhớ chứ bây giờ Trân Châu đang sống ở Sài Gòn lo nhiệm vụ học tập.

Sài Gòn ồn ào nhộn nhịp. Trân Châu đã biết rồi hôm lên thi đại học. Sài Gòn đẹp hơn hẳn thị xã Cà Mau của Trân Châu. Trân Châu sẽ ở đây bao năm đèn sách, rồi Sài Gòn cũng sẽ gắn bó với cô như Cà Mau.

Ông Diệp Thanh gọi điện nhắc nhở Trân Châu chuyện học tập. Cô không thể suy nghĩ vẩn vơ mà. Xao lãng việc học.

Thi đậu vào trường Y với số điểm cao, Trân Châu phải quyết tâm học thật giỏi. Học y khoa rất cần tài liệu sách tham khảo, ,thư viện trường không đủ sách cung cấp cho sinh viên, Trân Châu muốn mua sắm riêng.

Trân Châu bảo Tần Khải:

– Anh chở tôi đi mua sách tham khảo nghe anh vệ sĩ.

Tần Khải nghiêng mình cất giọng pha trò:

– Xin phục vụ cô chủ ngay đi liền chứ, cô chủ ?

Trân Châu vặn lại:

– Tôi nói đi là đi liền, chẳng lẽ để ngày mai. Tôi đang cần tài liệu tham khảo.

Tần Khai chuẩn bị xe vừa xong, Trân Châu vội bảo:

– Khoan đã, chờ tối chút!

Tần Khải còn lạ gì ''một chút'' của cô chủ Trân Châu. Cô còn phải thay đổi xiêm y.

Quần áo cô tiểu thư mang lên đây hàng mấy rương, chính Tần Khải khuân vác kia mà. Lên Sài Gòn, Trân Châu còn mua sắm thêm nữa cho phù hợp thời trang. Cô gái nào mà chẳng ăn diện. Đặc biệt các cô tiểu thư thì càng ăn diện nhiều hơn nữa để chứng minh sự giàu có của ... cha mẹ.

Tần Khải luôn phải chờ đợi cô chuẩn bị chuẩn bị đi học, chuẩn bị đi phố ...

Thời gian chuẩn bị của tiểu thư thì lâu phải biết, chờ mệt nghỉ ! Tần Khải đã tập thói quen không nôn nóng, thản nhiên. .. chờ, khi nào cô chủ ra réo thì đi.

– Nhìn cô chủ xinh tươi rạng rỡ trong những bộ quần áo mđi cũng hay hay, và nghề giọng thanh thanh pha chút nũng nịu cất lên :

– Xong rồi ! Đi anh vệ sĩ !

Bao bực dọc chờ đợi tiêu tan. Cũng chẳng giận hờn gì được gương mặt khả ái với đôi mắt biết cười kia.

Tần Khải lái xe chê Trân Châu đi khắp các hiệu sách. Nơi nào anh cũng xông vào cùng lùng sục với cô chủ.

Tần Khải giới thiệu rất nhiều tài liệu về ngành y cho cô chủ. Sinh lý người, giải phẫu người, các chứng bệnh, thức ăn bài thuốc, thảo dược ...

Trân Châu ngạc nhiên:

– Sao anh biết lành những tài liệu này quá vậy ?

''Vì tôi cũng đã từng ngấn ngấu những tài liệu này mà''. Nhưng Tần Khải không nói thế mà đáp lờl Trân Châu :

– Tôi thấy những tài liệu này liên quan đến ngành y.

Tiểu thư Trân Châu vui vẻ bảo:

– Anh biết tàị liệu y khoa nào cứ giới thiệu, tôi sẽ mua hét về ' nhà. Tôi thừa khả năng mua.

Mua về để chật nhà mà có đọc không nhỉ ?

Ai mà không biết con gái tỉ phú Diệp Thanh chủ tàu đánh bắt cá lớn nhất ở Cà Mau có thừa khả năng mua.

Tần Khải vờ hỏi:

– Cô chủ mua hết để làm gì ?

Trân Châu trề môi:

– Anh thật là ngố không thể tưởng. Tôi học y khoa, mua tài liệu về tham khảo, học tập chứ để làm gì ?

Tần Khải nổi sùng. Cô chủ xem thường anh quá. Rồi cô sẽ thấy Tần Khải này không phải là vệ sĩ, là hướng dẫn viên đường sá tầm thường của cô đâu nhé.

Tần Khải tỉnh bơ nói:

Tôi biết cô chủ học y khoa rồi. Cô giỏi ghê, đỗ thủ khoa với số điểm tối đa.

Trân Châu hồn nhiên khoe :

– Ba tôi mở tiệc ăn mừng rất lớn trước khi đưa tôi lên Sài Gòn học.

Tần Khải mỉm cười:

– Tất nhiên phải mở tiệc ăn mừng thật lớn. Nhà cô mà không khao tiệc, mọi người mới ngạc nhiên.

Trân Châu nghiêng đầu nói thật vô tư :

– Tiếc là lúc đó không có anh vệ sĩ dự. Tần Khải lém lính đáp trả :

– Lúc đó, tôi chưa về làm vệ sĩ nên đâu được mời dự tiệc.

Trân Châu mỉm cười hứa hẹn:

– Chờ đến khi tốt nghiệp ra trường, tôi sẽ mời anh vệ sĩ nha !

Tần Khải thoáng reo lên:

– Hân hạnh cho tôi quá! Chờ cô chủ bao lâu, tôi cũng chờ !

Vì thích thú quá anh thốt lên câu nói mà chỉ có anh hiểu. Chờ ! Bây giờ lúc nào cũng chờ cô chủ. Và tiếp tục chờ cô chủ học tập bảy năm mới tốt nghiệp ra trường. Thế nhưng Trân Châu lại không hiểu ý anh, cô ngây thơ hỏi :

.

– Tôi đâu có bảo anh vệ sĩ chờ tôi ? Chờ làm gì ?

Tần Khải tuôn một hơi vớỉ giọng khôi hài:

– Tôi chờ để đưa cô chủ đi học, đi chơi, đi mua sách, đi ăn và chờ cô tất nghiệp ra trường.

Bất chợt, Trân Châu ngước đôi mắt đen láy hay cười nhìn Tần Khải :

– Tôi tốt nghiệp ra trường, anh vệ sĩ có buồn không ?

Tần Khải có vẻ ngạc nhiên:

– Sao tôi! buồn ? Vui chứ !

Tiểu thư Trân Châu cất giọng hồn nhiên :

– Tại vì lúc đó anh không làm vệ sĩ đưa rước tôi đi học, hướng dẫn đường cho tôi nữa, anh sẽ thất nghiệp.

– Tôi hy vọng lúc đó, tôi có việc làm khác. Còn cô chủ học thì phải ra trường, chứ học luôn thì kỳ lắm.

Trân Châu nghiêng đầu suy nghĩ rồi đáp :

– Tôi học thì phải ra trường và đi làm.

Bỗng dưng Trân Châu reo lên vui vẻ :

– À phải rồi ! Lúc tôi đi làm, anh cũng làm vệ sĩ cho tôi luôn nhé !

Bây giờ mới bước vào học mà tiểu thư nói chuyện đi làm, thật xa vời quá.

Ngần sáu, bảy năm đi học, thời gian cũng lắm đổi dời bao việc. Học xong như Tần Khải rồi cũng chứa có việc làm, chưa thể trở thành bác sĩ được ...

Nhưng Tần Khải tỉnh bơ trả lời tiểu thư Trân Châu :

– Làm vệ sĩ cho cô đi làm à ? Được, tôi sẵn sàng làm vệ sĩ suốt đời cho cô.

Bất chợt, Trân Châu tâm sự :

– Thật ra, anh chỉ làm tài xế đưa rước tôi đi học là được. Làm vệ sĩ kè kè một bên, khiến tôi mất cả tự do.

Tần Khải cất giọng phân trần :

– Không phải tôi ham làm vệ sĩ lãnh lương đâu. Tại ông chủ chu đáo lo lắng cho cô chủ.

Tiểu thư chép miệng :

– Ba tôi lo lắng thật quá đáng!

Tần Khải ân cần phát biểu:

Được cha mẹ quan tâm lo lắng là điều hạnh phúc nhất trần gian.

Đôi môi hồng nở nụ cười rất xinh tươi, Trân Châu vô tư bảo:

Tôi xin nhường hạnh phúc nhất trần gian cho người khác.

Tưởng chừng như thật, Tần Khải giơ tay ngăn lại :

– Í, đừng nhường, cô chủ ! Trời cho ai nấy hưởng !

Trân Châu cười rúc rích:

– Tôi nhường cho anh vệ sĩ đó.

– Đừng nhường, cô chủ sẽ hối hận cho coi !

Trân Châu buông giọng hỏi như phỏng vấn Tần Khải :

– Tôi chỉ muốn biết cảm giác của anh khi được vệ sĩ đi theo thế nào?

Tần Khải ườn ngực đáp:

– Tự hào vì có người đi theo để bảo vệ và tôi yên tâm làm bất cứ điều gì.

Trân Châu bày tỏ.

– Nhưng tôi thấy mất tự do.

– Đâu có mất tự do:

Cô vẫn cứ làm bất điều gì, không ai ngăn cản.

Trân Châu tỉnh bơ:

– Có ngăn cản, tôi cũng làm.

Tần Khải bật cười:

– Thế thì tại sao cô than phiền?

Giọng Trân. Châu ngọt lịm cất lên:

– Không than phiền nữa anh lựa sách nhanh lên nha!

Lựa hoài lựa mãi mà chẳng đủ số sách cần tìm, Tần Khải chở Trân Châu đi khắp nơi? hết nhà sách này đến nhà sách khác, tổng cộng gần mười nhà sách thế mà vẫn chưa tìm mua đủ các loại sách và tài liệu tham khảo về y khoa.

Trân Châu bực dọc than vãn :

– Bao nhiêu cửa hiệu sách qui mô vậy mà chẳng có đủ tài liệu cho tôi mua.

Tức ơi là tức!

Nhìn cô chủ đang phụng phịu, Tần Khải thấy thương lạ. Chắc cô chủ ham học lắm.

Anh chỉ muốn trêu chọc cô nhưng lại nghiêm giọng giải thích:

– Những tài liệu cô chủ cần rất quý hiếm.

Thường là tài liệu dịch từ nước ngoài.

Trân Châu nói nhanh:

– Tôi sẽ gởi đi nước ngoài mua. - Rồi cô lại chép miệng than phiền - Đang cần mà gởi đi nước ngoài mua biết chừng nào mới có đây. Thiệt khổ ghê !

Chợt nhớ những tài liệu đã học rồi, Tần Khải vỡ đầu :

– A, nhớ rồi?

Trân Châu nôn nóng hỏi nhanh :

– Anh biết chỗ nào có bán tài liệu phải không ? Tìm mua cho tôi đi!

– Ở nhà tôi.

Đôi mắt đen láy biết cười mở lớn ngạc nhiên :

– Ở nhà anh ? Anh chứa tài liệu để bán chợ đen hả?

Tần Khải phì cười :

– Cô chủ cần, tôi cho mượn ngay, chứ bán chợ đen chợ đỏ làm gì ?

Trân Châu thúc hối :

– Anh hãy về lấy tài liệu cho tôi ngay đi !

Nói là muốn có liền. Tần Khải còn phải lục soạn tìm lại. Những tài liệu tham khảo đã học xong, anh sắp xếp cột bỏ trên gác. Anh hẹn với Trân Châu :

– Ngày mai tôi sẽ đem đến cho cô chủ.

– Ngay bây giờ không được à ?

Tôi con phải soạn lại.

– Ngày mai, anh chắc chứ?

– Bảo đảm có cho cô chủ một mớ tài liệu.

Trân Châu gật đầu :

– Được, tôi đồng ý ! Bây giờ đi uống nước.

Lùng sục gần cả mười nhà sách khát khô cả cổ rồi.

Tần Khải cất tiếng hỏi:

– Cô muốn giải khát ở quán nào?

– Quán nào ngon nhất.

Cô chủ hỏi quán nào bèo nhất thì may ra Tần Khải biết được. Đó là những quán cóc, xe nước mía, xe sâm lạnh ... địa chỉ quen thuộc phù hợp với, túi tiền của Tần Khải mỗi khi anh ghé vào cho hạ cơn khát.

Tần Khải đáp bằng một 1ogic :

– Quán mà sang thì có thức ngon chứ gì:

Trân Châu vặn lại :

– Anh có chắc là quán sang thì thức uống ngón không?

Tần Khải cười dí dỏm :

– Tôi nghĩ là như vậy. Quán sang thì thức uống ngon mới xứng với bề thế.

Trân Châu tán thành với vẻ hoài nghi:

– Hãy đi, xem logic của anh có đúng không!

Tần Khải chở Trân Châu đến một quán giải khát thật sang trọng.

Quán ''Mâý' nằm dưới những giàn hoa vừa lãng mạn thơ mộng, vừa thanh lịch sang trọng. Bàn ghế đủ kiểu, màu sắc hài hòa, không khí dễ chịu, âm nhạc êm dịu với những.

Ca khúc trữ tình ngọt ngào. .. Suốt cả buổi chúi mũi ỷào những quầy sách lựa chọn mệt nhoài, giờ được ngồi nghe nhạc thư giãn, thật thích thú.

Trân Châu cất giọng dịu dàng:

– Tôi uống sinh tố. Anh thích gì cứ gọi!

Tần Khải cười hóm hỉnh:

– Tôi uống giống cô chủ luôn, cũng thưởng thức để dễ đánh giá.

Hai ly sinh tố được phục vụ bàn mang lên. Tần Khải mời Trân Châu :

– Cô chủ tự nhiên!

Trân Châu bưng ly lên kề môi vào ống hút. Từng ngụm trái cây, ngọt ngào mát lịm thấm nơi đầu lưỡi, một dư vị tuyệt ngon.

Tần Khải như đang chờ cô thẩm định ly sinh tố.

– Cô chủ thấy thế nào?

Chỉ cái ly sinh tố của Tần Khải, Trân Châu bảo:

– Anh thưởng thức đi!

– Tôi chờ ý kiến của cô .

– Tôi chưa thể đánh giá được.

– Tại sao?

Trân Châu trả lời tỉnh bơ :

– Mới uống có một ly sinh tố, làm sao đánh giá được thức uống của quán này ngon.

Tần Khải nheo mắt cười.

– Vậy là cô muốn uống hết các thứ trong quán này. Để tôi gọi cho!

Trân Châu lừ mắt với Tần Khải:

– Đừng tài khôn! Tôi có uống thi với anh đâu chứ.

– Thế mà tôi cứ tưởng ... .

– Tưởng gì ?

Hỏi nhưng cũng không đợi Tần Khải, Trân Châu thúc hối:

– Uống nhanh đi ! Anh còn về nhà lấy tài liệu cho tôi đó.

Lại bắt đầu giở giọng cô chủ đây. Trân Châu đòi hỏi bất cứ yêu cầu gì, thì Tần Khải phải đáp ứng cho cô.

Trân Châu bảo có vệ sĩ kè kè theo một bên làm cô mất tự do. Nhưng Tần Khải thấy rằng anh mới chính là người mất tự do Phải đành chịu chứ biết sao, vì anh đã đem thân đi làm vệ sĩ rồi.