Chương 1

Buổi trưa, với cái nắng như thiêu đốt, vậy mà dòng xe và dòng người trên phố thì vẫn ngược xuôi qua lại mặc cho bóng nắng đang bao trùm hay đuổi chạy theo.

Mỉm cười với ý nghĩ vu vơ và ngộ nghĩnh của mình. Minh Minh lại thả hồn theo từng nhịp chạy của chiếc mini Trung Quốc cũ kỹ, mà chẳng nghe tiếng bóp kèn inh ỏi ở phía sau. Đến khi nghe được tiếng còi và chỉ kịp quay lại thì:

– Rầm!

Cô bị té nhào xuống đường đo một chiếc Novô vô tình quẹt phải khi cô mơ hồ vượt qua ranh giới dành cho dành cho người đi bộ và xe đạp. Nhanh như sóc, anh thanh niên chủ nhân của chiếc Novô bỏ xe và phóng đến bế cô vào lề đường. Tuy đau nhức, miệng kêu đau, dù không còn hồn vía, nhưng Minh Minh vẫn nhìn thấy và cảm nhận rõ được mình đang nằm trọn trong lòng của một người đàn ông lạ. Minh Minh hốt hoảng kêu lên:

– Ông! Ông làm gì vậy hả? Tại sao ông dám ... chứ?

Nghe cô gái kêu lên hốt hoảng anh thanh niên giật mình, nhìn cô gái, anh mấp máy đôi môi:

– Tôi ... tôi ...

Minh Minh cong môi:

– Tôi ... tôi cái gì?

Ngỡ cô gái giận chuyện va chạm xe lúc nãy, nên anh thanh niên vội phân bua:

– Tôi ... không cố ý.

Minh Minh lừ mắt:

– Ông kỳ lắm! Lợi dụng để ôm người ta.

Quá bất ngờ trước câu nói sỗ sàng của cô gái, người thanh niên lại lắp bắp:

– Tôi ... tôi chỉ vô ý.

Quắc mắt nhìn anh ta, Minh Minh cố nén đau, quát:

– Lợi dụng người ta mà còn bảo là vô ý. Ông đúng là ...

Đôi mày rậm hơi nhíu lại, anh thanh niên bất bình:

– Sự cố này cũng là một phần do cô không chỉ riêng mình tôi mà nên, mong cô dùng lời lẽ tôn trọng người khác một chút.

Chợt nhớ lại những gì đã xảy ra với mình và nhận ra chiếc xe vẫn còn nằm lấn qua đường lớn. Một chút hối hận thoáng qua vì cô đã quá lời, nhưng chóng vội biến mất. Bỗng chốc Minh Minh đã trở lại bản tính kiêu căng của mình, cô vội cãi:

– Nhưng anh cũng đâu cần lợi dụng thời cơ chứ!

Anh thanh niên chau mày:

– Lợi dụng! Tôi đã lợi đụng cô cái gì nào?

Minh Minh nổi cáu:

– Ông đã lợi dụng để ôm tôi mà còn chối.

– Nếu lúc nãy tôi không làm như vậy thì không biết giờ này cô bé đã ra sao rồi.

– Ra sao thì mặc tôi, không cần anh quan tâm.

– Đúng là làm ơn mắc oán.

Người thanh niên lầm bầm như thế nhưng rồi cũng đến đẩy xe vào lề đường cho Minh Minh. Anh nhẹ giọng:

– Cô còn đau không, hay để tôi đưa cô về nhà?

Minh Minh xua tay:

– Không cần, tôi có tay có chân tự tôi biết đi.

Anh rất bực cách nói chuyện kiêu căng của cô nhưng bản tính đàn ông không cho phép anh giận, nên anh nói:

– Như vậy thì tôi đi đây.

Anh vừa nói vừa đi đến chiếc Novo, chưa kịp mở khóa thì anh đã nghe tiếng gọi phía sau:

– Trọng Vĩ! Trọng Vĩ!

Trọng Vĩ quay lại:

– Ủa! Khải Nam mày đi đâu đây?

– Tao đi công chuyện cho mẫu hậu, còn mày?

– Tao cũng có chút chuyện.

Vừa nói hai người vừa cho xe chạy song song nhau bỏ lại một mình Minh Minh đang còn loay hoay nhặt lại bó và vài quả cam đánh rơi lúc nãy. Cô lãi nhãi:

– Thì ra hắn tên là Trọng Vĩ. Một tên con trai đáng ghét. Lẽ ra hôm nay cô sẽ được cùng mẹ và Minh Triết có một bữa ăn gia đình vui vẻ vậy mà gã Trọng Vĩ đáng ghét đó đã phá tan dự kiến của cô, thật bực mình.

Ngâm mình vào bồn tắm mát lạnh, Trọng Vĩ cảm thấy thoải mái vô cùng, thả hồn vào cảm giác mát lạnh Trọng Vĩ nhớ về chuyện xảy ra lúc trưa. Một cô gái kiêu căng và bướng bỉnh, chỉ nghĩ đến anh đã cảm thấy rợn người vì cái tính của cô. Thật lạ, tại sao anh lại phải nghĩ đến cô ta chứ, một cô gái ngang bướng không quen không biết.

– Cậu Hai! Cậu Hai ơi, có khách.

Tiếng kêu của cô sen người làm cho Trọng Vĩ trở về với thực tại. Anh nói vọng ra:

– Được rồi, tôi ra liền.

Sen trở lên nhà khách cùng với ly cam vắt đặt trước mặt Thanh Thư, Sen niềm nở:

– Mời cô dùng nước, cậu chủ sẽ ra liền đấy ạ.

– Được rồi, để tôi tự nhiên.

Cùng lúc đó, Trọng Vĩ cũng từ trên lầu bước xuống, giọng anh vui vẻ:

– Thanh Thư, em đến chơi đấy à?

– Em có rảnh đâu mà đi chơi.

– Vậy em đến tìm em có chuyện gì?

Lại ngồi gần Trọng Vĩ, Thanh Thư nhẹ giọng:

– Em định nhờ anh cùng em đi mua sắm.

Trọng Vĩ cười cười:

– Chuyện mua sắm thì anh thua, nhưng làm tài xế cho em thì được.

– Vậy thì hay quá!

Thanh Thư reo lên:

– Nhưng em định mua gì vào giờ này?

Thanh Thư chu môi:

– Thì cứ đi đi rồi anh sẽ biết.

– Được, đợi anh một lát.

Nói rồi Trọng Vĩ trở về phòng thay cho mình bộ đồ một cái áo thun và một cái quần Jean, trông anh phong độ làm sao. Chỗ hai người đến là shop thời trang lớn nhất nhìn thành phố shop Vạn Phương.

– Mình vào đây nha anh.

Tiếng Thanh Thư vang lên:

– Tại sao vào đây mà lại không là shop thời trang Thanh Lan của nhà em?

Thanh Thư chu môi:

– Em muốn vào đây hà. Để xem ở đây có bằng của nhà em không?

Trọng Vĩ cười cười:

– Được rồi, tuân lệnh tiểu thư.

– Anh lại chọc em.

Thanh Thư véo vào hông Trọng Vĩ. Hai người cùng bước vào shop thời trang Vạn Phương. Thanh Thư chọn hết cái này đến cái khác, hình như cô không vừa ý mấy. Là một người mẫu chuyên nghiệp độc quyền cho chính công ty của cha mình là tập đoàn Hoàng Long, nên Thanh Thư rất có tài trong lĩnh vực thời trang, và việc chọn một bộ đồ phù hợp cho mình là điều cần rất cẩn trọng.

Thấy Thanh Thư như chọn hết cái này đến cái khác nên Trọng Vĩ lên tiếng:

– Vẫn chưa chọn được cái nào vừa ý sao tiểu thư?

– Vẫn chưa được, em chẳng có thấy cái nào hợp với em cả.

Trọng Vĩ bước tới:

– Tại em kén quá thôi, hay để anh chọn giúp cho em nhé.

Thanh Thư vỗ tay:

– Vậy thì còn gì bằng, anh mau giúp em đi.

Trọng Vĩ nhìn tới nhìn lui cuối cùng anh chọn một cái váy màu cam có đính cái nơ nơi cổ, trông nó xinh xắn làm sao, nó rất hợp Thanh Thư nên cô nhỏ mê tít:

– Ôi! Đẹp quá, em cám ơn anh. Vậy mà anh nói là anh không biết mua sắm, mắt thẩm mỹ của anh còn hơn cả em nữa.

Trọng Vĩ nhún vai:

– Em quá khen, anh chỉ chọn đại thôi không ngờ lại hợp với em.

– Anh cứ khiêm tốn, em sẽ chọn cái này.

Cả hai lại lòng vòng trong shop, cuối cùng thì họ cũng ra ngoài. Vừa lên xe Thanh Thư đã lên tiếng:

– Mình đi ăn cái gì nha anh, em đói lắm.

Trọng Vĩ vừa tra chìa khóa vừa nói:

– Đi ăn thì được nhưng nói trước là anh không mang theo tiền đâu nhé. Thư có đủ can đảm để bao anh không?

Thanh Thư cong môi:

– Anh ích kỷ quá đi, chỉ có một bữa ăn mà cũng tính toán, nhưng thôi để bù lại chuyện chiếc váy lúc nãy em sẽ chiêu đảm anh một bữa xem như đền ơn anh.

Trọng Vĩ giọng đùa đùa:

– Vậy thì đừng cô hối hận nha, bởi vì anh ăn rất nhiều đấy.

– Cho anh ăn thoải mái luôn.

– Vậy thì đi thôi.

Vừa dứt lời Trọng Vĩ đã cho xe hòa vào dòng người đông đúc trên đường phố Sài gòn về đêm đầy những ánh đèn.

Chân phải sưng tấy lên, chân trái lại bị trầy xước, ê ẩm không chịu nổi, lại còn cánh tay phải hình như bị bong gân, thật bực mình. Nếu không tại cái gã Trọng Vĩ đáng ghét đó thì giờ này mình đâu khổ sở như vậy chứ. Minh Minh vừa xoa dầu vừa lảm nhảm một mình mà không hay biết Minh Triết đang đứng cạnh mình. Đến khi cô phát hiện thì, Minh Triết đang lù lù trước mặt. Thấy chị Hai trên tay cầm chai dầu nóng, chân tay trầy xước, Minh Triết hốt hoảng la lên:

– Chị Hai, chị bị làm sao vậy?

Minh Minh đưa một ngón tay lên miệng ra hiệu cho Minh Triết im lại:

– Em đừng có la lớn kẻo mẹ biết, mẹ sẽ lo lắng đấy.

Minh Triết gật đầu:

– Em biết rồi, nhưng làm sao mà chị Hai bị như vầy?

Minh Minh xua tay:

– Không có gì đâu, tại chị sơ ý té ngã khi đi xe thôi.

Minh Triết xoa xoa tay chị:

– Vậy mà trưa gì chị làm như không có việc gì vậy. Thật là không biết thương lấy thân mình.

Cách nói quan tâm giống như một ông cụ non của Minh Triết làm cho Minh Minh phá lên cười:

– Em làm gì mà giáo huấn dữ vậy, chị chỉ bị trầy sơ thôi.

– Không phải em giáo huấn chị đâu mà em quan tâm chị vậy thôi. Không biết em còn có thể quan tâm đến chị bao nhiêu lần nữa khi mà ...

Minh Triết chợt nghẹn giọng. Tội nghiệp cho em cô từ lúc mới sinh ra nó đã mang chứng bệnh tim. Ba mẹ cô đã tìm đủ mọi cách để trị bệnh cho Minh Triết.

Nghe mẹ cô kể lại lúc cô lên bốn thì Minh Triết lên hai, cha cô vì căn bệnh của Minh Triết mà bán cả căn nhà để trị bệnh nhưng vẫn không có kết quả. Ông vốn là trưởng của nhóm thợ xây dựng công ty Hồng Phát cuộc sống cũng có phần khá giả, mẹ cô thì làm nội trợ cuộc sống dần trôi qua lặng lẽ với con bệnh tim của Minh Triết. Rồi một ngày trời mưa tầm tả, Minh Triết lên cơn đau tim cha cô đành phải bán căn nhà để trị bệnh cho con vẫn không có kết quả. Từ đó ông càng đi làm nhiều hơn để có tiền lo cho con, và rồi tai nạn ập đến khi ông đang xây một căn biệt thự ở vùng ngoại ô. Tai nạn kia đã cướp đi mạng sống của ông, mẹ cô cũng vì vậy mà lúc nào cũng buồn rầu. Lúc đó cô mới lên bốn còn Minh Triết thì lên hai. Từ đó ba mẹ con phải nương tựa vào nhau, cũng may mẹ cô còn chút tiền nên đã mua một căn phòng như khu chung cư gần thành phố. Phần bà từ đó, bà đã phải bôn ba để nuôi hai con ăn học bằng nghề bán bánh do chính tay bà làm. Cuộc sống dần trôi thấm thoát mà cô đã 23 tuổi và hiện đang là sinh viên năm thứ tư của trường đại học kinh tế. Còn Minh Triết năm nay cũng đã hai mươi mốt là sinh viên năm nhất của trường đại học y dược. Cũng chính vì cơn bệnh tim của mình mà Minh Triết quyết định phải đi con đường này để sau này nếu có cơ hội anh sẽ giúp cho những người như mình được mạnh khỏe và vui sống.

– Chị Hai! Chị làm sao vậy?

Tiếng kêu của Minh Triết đã kéo Minh Minh về với thực tại. Cô nhìn Minh Triết giọng an ủi:

– Em đừng buồn nữa chị tin rồi một ngày nào đó em sẽ khỏi bệnh. Trời không phụ người hiền đâu.

Giọng Minh Triết buồn buồn:

– Bệnh của em, em biết mà, chị đừng an ủi em làm gì. Tự em biết lo cho mình mà.

Chợt nhớ ra điều mình định nói với chị Hai, Minh Triết reo lên:

– Chị Hai ơi, em đã tìm được việc làm thêm rồi. Từ đây em có thể phụ thêm cho mẹ và chị rồi.

Minh Minh nhìn Minh Triết vẻ bất ngờ:

– Cái gì, em đi làm thêm à?

Xua tay Minh Minh nói tiếp:

– Thôi! Thôi không được đâu. Chuyện kinh tế gia đình hãy để mẹ và chị lo, em không cần phải đi làm thêm đâu, vã lại em vẫn còn đang bệnh mà.

– Nhưng em muốn phụ giúp mẹ và chị một tay. Ngày ngày thấy mẹ phải đi bán bánh, còn chị thì một buổi thì học còn một buổi thì đi làm mà em chẳng giúp được gì em buồn lắm.

Sửa lại tư thế Minh Minh tiếp:

– Em cứ ở nhà mà lo chuyện học của em đi, đừng làm cho chị và mẹ phải lo thêm nữa.

Minh Triết kiên quyết:

– Nhưng mà em muốn làm thêm, em không muốn suốt ngày ngoài việc học mình cứ ru rú trong nhà giống như chàng công tử bột, trong khi mẹ và chị thì cực khổ kiếm tiền lo cho em.

Giọng Minh Minh buồn buồn:

– Chị hiểu, chị biết tất cả, nhưng mà nếu như em đi làm sẽ càng làm cho mẹ và chị lo lắng thêm.

– Chị Hai à, em đã lớn, biết tự lo cho mình mà.

– Chị biết em đã lớn nhưng con căn bệnh của em thì sao?

Minh Triết tự tin:

– Em hiểu bệnh của em mà, em sẽ mang thuốc theo bên mình.

– Nhưng mà ...

– Không nhưng gì nữa hết em đã quyết định rồi chị đừng cản em nữa.

– Mà em đã tìm được việc gì?

– Em xin vào làm tiếp viên của một nhà hàng.

Im lặng một lát Minh Minh lên tiếng:

– Chuyện này để chị suy nghĩ lại đã nhưng em cũng phải hỏi qua ý kiến của mẹ vì người quyết định cuối cùng là mẹ chứ không phải chị.

– Em biết rồi.

– Thôi, em đi ngủ đi trời đã khuya lắm rồi.

Minh Triết đứng lên:

– Dạ em biết rồi, em đi về ngủ đây, chị ngủ ngon nhé.

– Ừ, em cũng ngủ ngon.

Minh Triết đi rồi, Minh Minh lại suy nghĩ về việc Minh Triết vừa nói, có nên cho nó đi làm không nhỉ, dù gì nó cũng đã lớn chắc sẽ biết tự chăm sóc cho mình. Nhưng còn chứng bệnh tim sẽ ra sao đây. Ôi, thật tội nghiệp cho đứa em trai của mình tại sao người bệnh không phải là mình chứ. Mong một ngày tốt đẹp sẽ đến với nó.

Buổi sáng chủ nhật thật ấm áp và dễ chịu làm cho Minh Minh cứ muốn vùi mình mãi trong chăn để ngủ, bù lại tối qua cô dạy kèm về khuya.

– Minh Minh! Minh Minh ơi, mày dậy chưa vậy hở Minh Minh?

Nghe tiếng kêu biết là nhỏ Quế Lan nên Minh Minh vẫn nằm im không thèm lên tiếng. Đến khi Quế Lan vào lật tung chiếc chăn ra Minh Minh mới lồm cồn bò dậy.

Giọng vờ tức giận:

– Mi làm gì vậy hả Lan? Mi có biết xâm nhập gia cư bất hợp pháp là tù mấy năm không?

Quế Lan phá lên cười:

– Chà, hôm nay bày đặt đem món nghề đó chơi tao hả?

– Không ai thèm chơi mày làm gì mà là tao làm thật.

– Mày dám làm thật không?

Giọng Quế Lan khiêu khích:

– Tạo sao lại không dám, hãy đợi đấy.

– Được, tao sẽ đợi, nhưng trước khi đợi mày chơi tao, tao phải cho mày biết tay bà.

Nói rồi Quế Lan nhào vô thọt lét Minh Minh lia lịa, làm cô không phản đòn kịp, la í ới:

– Thôi, thôi tao xin đầu hàng, xin nữ tặc ý quên nữ vương tha mạng.

Quế Lan không tha:

– Cho mi chừa cái tội này, đáng ghét.

– Thôi, cho ta xin thua mà, hãy tha cho ta đi.

Quế Lan đùa:

– Được thôi, ta sẽ tha cho mi nhưng với điều kiện.

– Điều kiện gì?

– Mày phải cùng đi với tao.

Minh Minh bước xuống giường:

– Đi, nhưng mà đi đâu?

– Đi xin việc làm.

– Xin việc làm? - Minh Minh bất ngờ hỏi.

– Chẳng phải mày đang dạy kèm cho một cô bé ở biệt thự Hoa Mai sao?

– Lúc trước thì phải, nhưng giờ thì không.

– Tại sao?

Quế Lan nói tỉnh:

– Tại tao cãi lộn với con bé ấy mà bay thôi.

Minh Minh bất bình:

– Mày lại nổi máu võ sĩ nữa chứ gì, đã nói không biết bao nhiêu lần, một câu nhịn là chín câu lành mà mày cứ ... hết biết.

Quế Lan cao giọng:

– Tại con bé ấy thôi, đòi cho tao nghỉ việc, thật đáng giận.

– Thế là mày nghỉ việc.

– Đúng, tao không tin là không có chỗ đó tao sẽ đói đâu.

– Thôi được rồi, tao thua mày, mày đợi tao chút đã.

– Được rồi, mày cứ tự nhiên.

Minh Minh làm vài động tác vệ sinh rồi chọn cho mình một bộ đồ rồi đi cùng Quế Lan trên chiếc xe cà tàng cũ kỹ của nó.

Đi được một lát Minh Minh lên tiếng:

– Mày định làm việc gì nữa hả?

– Tao cũng chưa biết nữa, cứ đi biết đâu sẽ được một công việc nào đó.

Chợt như nhớ ra. Minh Minh reo lên:

– Hay mày đến nhà hàng chỗ Minh Triết làm cho có chị có em.

Quế Lan dừng xe sát vào lề đường quay lại:

– Trời ơi! Có vậy mà tao cũng không nhớ.

– Thì giờ nhớ cũng có sao đâu. Thú thật để Minh Triết đi làm tao chẳng yên tâm. Lúc đầu mẹ tao cũng không đồng ý, nhưng thấy nó kiên quyết quá, nên mẹ tao cũng cho nó đi làm thử, cũng gần tháng trời rồi.

– Vậy tao với mày đến đó đi. Nếu được nhận vào làm tao sẽ dòm ngó nó giùm cho.

– Vậy tao cám ơn mày trước Hai cô gái lại xuôi dòng xe chạy. Mỗi người mỗi ý nghĩ riêng. Minh Minh thầm cảm ơn cô bạn thân nhất của mình, bao năm qua, Minh Minh, Quế Lan và cả Minh Triết nữa cùng xem nhau như chị em. Hoàn cảnh Quế Lan cũng không kém gì Minh Minh, lúc xưa gia đình nó được xem là phú nông nhưng rồi ba nó vì có người đàn khác nên đã lấy hết tài sản còn cầm cố luôn căn nhà. Từ đó mẹ con Quế Lan cũng trở nên không nhà không cửa. May mà người chú của Quế Lan còn chút lòng nhân đã cho chút tiền để mẹ con Quế Lan mua một căn nhà nhỏ của khu chung cư gần căn của Minh Minh. Từ đó họ trở nên rất thân. Quế Lan rất có nghị lực và đầy cá tính, cô hiện cũng là sinh viên năm tư cùng lớp với Minh Minh. Gia đình chỉ có hai mẹ con nên Quế Lan có phần đỡ cơ cực hơn Minh Minh, chỉ hơn chút thôi, Quế Lan vẫn thường hay giúp Minh Minh mọi thứ nên có thể nói tình cảm của họ còn hơn ruột thịt.

Chỉ khoảng mười lăm phút họ đã đứng trước nhà hàng khách sạn Đình Thái, một nhà hàng hạng nhất nhì thành phố.

Quế Lan lên tiếng trước:

– Mày vào cùng tao hay ở ngoài này Minh Minh đỡ lấy xe:

– Mày vào một mình đi để tao ngoài này giữ xe.

Quế Lan cười cười:

– Xe tao cho người ta cũng không thèm, không làm tốn công mày giữ đâu.

– Thèm hay không cũng được mày cứ vào một mình đi để tao ngoài này được rồi.

Quế Lan nhún vai:

– Được, vậy mày ở đây đợi tao, tao sẽ ra liền.

Quế Lan đi rồi chỉ còn một mình Minh Minh ở lại, bỗng Minh Minh nghe tiếng kèn phía sau cùng với giọng của người thanh niên:

– Tránh qua chút xíu đi cô bé ơi dựng xe ngay đường đi rồi.

Minh Minh lẳng lặng dẫn xe vào gần bòn hoa trước khách sạn và ngồi ở đó chờ Quế Lan. Nhận ra cô gái ấy là cô gái mà anh vô tình quẹt phải hôm nào nên Trọng Vĩ đã xuống xe và tiến lại gần Minh Minh. Giọng anh niềm nở:

– Là cô đó à, cô đã hết đau chưa?

Ngước lên nhìn mặt Trọng Vĩ Minh Minh ngờ ngợ đã gặp anh ta ở đâu đó.

chợt cô đậy tay vào trán một cái kêu lên:

– Ạ! Là anh à, đúng là oan gia ngõ hẹp mà.

Vẫn giữ nụ cười trên môi Trọng Vĩ tiếp:

– Cô vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.

– Trả lời gì cơ?

– Tôi hỏi là cô đã hết đau chưa.

– A, ra là chuyện đó, chỉ một chút chuyện nhỏ đó không làm khó được tôi đâu, anh đừng lo.

Trọng Vĩ đùa đùa:

– Vậy mà hổm nay tôi cứ thấy lo lo không biết cô gái bướng bỉnh mà mình vô tình quẹt phải có suốt ngày lầm bầm chửi rủa mình không?

Minh Minh không vừa:

– Còn tôi thì cứ lo cho người quẹt phải tôi cũng sợ đi vì mất vía.

– Có gì mà tôi phải sợ mất vía chứ?

Minh Minh cong môi:

– Bộ anh không sợ lỡ như tôi bị thương quá nặng và chết đi tôi sẽ trở vẹ đòi nợ anh sao?

Trọng Vĩ phá lên cười ha ha vì cách nói chuyện của Minh Minh:

– Xin lỗi tôi không thể nhịn cười.

– Bộ tôi nói chuyện mắc cười lắm hay sao chứ? Đúng là ...

– Thật sự tôi không thể nín cười được.

– Vậy thì anh cứ cười cho đã đi.

Được một lát Trọng Vĩ lại hỏi:

– Cô làm gì ở đây vậy?

– Tôi ...

Định nói là tôi đang chờ người bạn vào xin việc làm nhưng Minh Minh lại thôi, việc gì phải nói với hắn ta.

– Tôi sao?

– Tôi đến đây chơi.

Trọng Vĩ lại cười, nụ cười làm cho bao cô nàng mê mệt, nhưng đứng trước Minh Minh nụ cười đó đã trở thành nụ cười vô duyên. Anh tiếp:

– Ở đây có gì cho cô chơi chứ?

– Có gì mặc tôi không cần anh quan tâm.

Trọng Vĩ chợt đổi giọng:

– À! Cô này, cô tên gì vậy? Gặp cô hai lần nhưng tôi chưa được biết tên.

– Biết tên tôi để làm gì khi mà tôi và anh không hề quen nhau.

– Tôi chỉ hỏi để tiện xưng hô thôi, nếu cô không thích nói thì tôi chịu vậy?

– Minh Minh ơi!

Đang nói chuyện thì tiếng Quế Lan kêu lên Minh Minh mừng rơn vì đã có thể thoát khỏi tên Trọng Vĩ đáng ghét này, cô la lên:

Quế Lan, tao ở đây này.

– Ủa, Minh Minh mày ở đây hả làm tao tìm muốn chết.

Quay lại Trọng Vĩ Quế Lan niềm nở:

– Chào anh, anh là ...

– Chào cô, tôi tên làTrọng Vĩ là bạn của Minh Minh.

Minh Minh giật mình:

– Sao anh lại biết tên tôi với lại ai là bạn của anh chứ?

Trọng Vĩ cười cười:

– Nhờ cô bạn của Minh Minh mà tôi biết tên của Minh Minh.

Ngừng một chút anh tiếp:

– Tuy Minh không xem tôi là bạn nhưng tôi vẫn xem Minh là bạn rồi.

– Xem tôi là gì mặc xác anh.

Quay qua Quế Lan Minh Minh hỏi:

– Sao rồi Quế Lan mày có xin được việc không?

– Không, họ bảo ông chủ của họ đã ra ngoài rồi bảo ngày mai hãy trở lại.

À, thì ra là cô ta đến xin việc làm. Trọng Vĩ lầm thần rồi nôi:

– Quế Lan định xin vào làm tiếp viên của nhà hàng này à?

– Phải!

– Vậy thì để tôi giúp cho, chừng nào Quế Lan có thể làm được?

Quế Lan ngạc nhiên:

– Sao anh chắc là tôi làm được mà hỏi như vậy?

Trọng Vĩ tỉnh bơ:

– Đơn giản vì chính tôi là ông chủ khách sạn mà Quế Lan cần tìm.

– Là ông chủ?

Cả Quế Lan và Minh Minh đồng la lên rồi nhìn Trọng Vĩ:

– Anh là ông chủ của nhà hàng khách sạn Đình Thái này thật sao?

Rút trong túi áo ra một tấm cacvidit đưa cho Minh Minh anh khẳng định:

– Phải, tôi là chủ khách sạn tư nhân này và tôi đồng ý nhận Quế Lan.

Quế Lan reo lên:

– Vậy Lan cám ơn anh Trọng Vĩ nhiều nha.

– Lan đừng khách sáo bạn của Minh Minh cũng là bạn của tôi mà.

Nói rồi anh nhìn qua Minh Minh:

– Phải không Minh Minh?

Minh Minh quay mặt chỗ khác:

– Anh thích nói gì mặc anh.

– Thôi xin chào Quế Lan và Minh Minh tôi phải đi đây.

Quay qua Quế Lan anh hỏi:

– Chừng nào Lan làm việc được.

– Ngay ngày mai.

– Được mai Quế Lan cứ đến tôi sẽ sắp xếp công việc cho, bây giờ thì xin chào.

– Chào anh!

Chỉ mình Quế Lan chào Trọng Vĩ còn Minh Minh thì vẫn quay nơi khác, Quế Lan không hiểu giữa hai người này có chuyện gì và không biết hai người quen khi nào nữa nhưng thôi kệ nó đi, Quế Lan cũng chẳng buồn hỏi Minh Minh cả hai lại hòa vào dòng xe tấp nập đông đúc.

Trọng Vĩ đỗ xe trước biệt thự Thanh Lan, anh bước xuống xe nhấn chuông.

Người ra mở cổng cho anh là dì Hai quản gia của biệt thự này, Dì niềm nở:

– Cậu Vĩ, mới đến à?

Trọng Vĩ lễ phép:

– Dạ con mới đến không biết bác Hoàng Long gọi con đến có việc gì nữa?

Dì Hai lắc đầu:

– Chắc tại lâu quá cậu không đến nhà nên ông gọi cậu đến.

– Chắc vậy.

Chợt dì Hai nói:

– Sao gần tháng nay không thấy cậu đến chơi bà vô cô cứ nhắc cậu hoài.

Trọng Vĩ nhìn dì Hai với nụ cười thân mật:

– Dạ, lúc này chuyện công ty cứ lu bù, rồi lại chuyện bên khách sạn, nên con không có thời gian rảnh đến đây ạ.

Dì Hai cười hiền:

– Cậu đúng là tuổi trẻ tài cao, cô gái nào có phước mới gặp được cậu.

– Dì Hai quá khen chứ giờ con vẫn độc thân.

– Thôi đừng khiêm tốn nữa mau vào nhà đi, ông bà và cô Thanh Thư đang chờ cậu đó.

– Dạ! con vào ngay đây ạ.

Nói rồi Trọng Vĩ lại lễ phép gật đầu với Dì Hai một cái, rồi anh bước vào phòng khách. Nơi phòng khách hình như mọi người đang chờ Trọng Vĩ. Nên vừa thấy anh Thanh Như đã reo lên:

– A! Anh Trọng Vĩ đến rồi.

– Trọng Vĩ cười với Thanh Như một cái Trọng Vĩ quay qua ông bà Hoàng Long:

– Dạ, con chào hai bác.

Ông Hoàng Long nở nụ cười thật tươi:

– À! cháu mới đến, ngồi đi cháu.

– Dạ cám ơn bác. Trọng Vĩ vừa nói vừa nói vừa ngồi xuống chiếc salon cạnh ông Hoàng Long anh tiếp:

– Lúc này bác vẫn khỏe chứ ạ. Hổm nay con bận rộn quá nên không qua thăm bác được, con thật thiếu sót.

Nãy giờ im lặng giờ bà Thanh Lan mới lên tiếng.

– Thì con cũng bận việc công ty của nhà ta nên ít đến đây được, cũng đúng thôi. Con đừng có trách là mình thiếu sót.

Trọng Vĩ khiêm tốn:

– Dạ, cũng nhờ hai bác tin tưởng mà giao công ty cho cháu, nên cháu phải cố hết sức mới phải đạo.

Đẩy ly nước về phía Trọng Vĩ, giọng ông Hoàng Long ôn tồn:

– Cháu dùng nước đi.

– Dạ, cháu cảm ơn bác.

Ông Hoàng Long mỉm cười:

– Trước sau gì bác cháu cũng sẽ là người một nhà, con đừng khách sáo làm gì.

Ngưng một chút ông Hoàng Long tiếp:

– Nói thật từ lúc mới nhận cháu vào làm bác đã có cảm tình ngay vì sự chân thật của cháu. Mới đó mà đã bốn năm, nhớ ngày nào cháu còn là một anh chàng sinh viên tỉnh lẻ, vậy mà giờ đây cháu đã là giám đốc của tập đoàn Hoàng Long, và còn là chủ của một khách sạn nhất nhì thành phố. Nếu nói cháu không có tài thì thật là sai sót.

Trọng Vĩ vui vẻ:

– Dạ, đó cũng là nhờ bác nâng đỡ nên cháu mới có ngây hôm nay. Còn như khách sạn Đình Thái thì như bác đã biết, nó là của người chú ruột đã để lại cho cháu trước khi ông rời Việt Nam sang định cư ở Mỹ. Còn phần cháu thì chẳng có tài cán gì.

Ông Hoàng Long tươi cười:

– Cháu lại khiêm tốn, cháu có năng lực thật sự thì ta mới đám giao cả sự nghiệp của ta cho cháu chứ.

Thật vậy, quả là Trọng Vĩ rất có tài, chỉ mới vài năm mà anh đã đưa tập đoàn Hoàng Long trở thành tập đoàn có tầm cỡ. Ông Hoàng Long rất an tâm về anh về cách làm việc và tài ứng xử của Trọng Vĩ nên ông đã tin tưởng giao cả công ty Hoàng Long cho anh và ông phó tổng giám đốc Hoàng Nam em trai của mình mà về hưu dưỡng già.

Nãy giờ nghe hai người nói chuyện mà chẳng ai đá động đến mình nên Thanh Thư phụng phịu:

– Hai người kỳ quá đi cứ nói mãi chuyện công ty, chẳng ai thêm đếm xỉa đến con, con giận hai người luôn.

Ông Hoàng Loang cười cười nhìn con gái, mắng yêu:

– Cái con nhỏ này đã lớn chồng ngồng sắp lấy chồng được rồi mà còn nhõng nhẽo không sợ Trọng Vĩ nó cười cho.

Thanh Thư đỏ mặt:

– Ai bảo với bố là con sẽ lấy chồng chứ. Con sẽ ở vậy hoài để phụng dưỡng bố và mẹ.

Ông Hoàng Long cười to:

– Có thật là con sẽ ở vậy với bố mẹ không đây?

– Con nói thật chứ bộ.

– Nếu con nói thật thì sau này đừng có hối hận đó, sau này nếu bố có làm mai cho Trọng Vĩ một cô gái xinh đẹp nào đó thì con đừng trách bố tàn nhẫn nhé.

– Con hổng thèm nói chuyện với bố nữa đâu, bố ăn hiếp con, nghỉ chơi với bố luôn.

Cả nhà cùng cười to vì câu nói trẻ con của Thanh Thư riêng Trọng Vĩ anh cảm thấy không thoải mái cho lắm nhưng vẫn cố gượng cười. Kệ đi, miễn ông Hoàng Long vui là được rồi. Không biết từ khi nào mà anh lại cảm thấy thương ông làm sao, không biết có phải vì từ nhỏ anh thiếu vắng tình cảm của người cha hay vì lý do gì thì anh cũng không biết nữa, nhưng anh cảm thấy gần gũi với ông lắm, anh thường tự nói với mình rằng, chắc tại ông quá hiền từ.

Chợt nhớ ra Trọng Vĩ lên tiếng:

– Bác ơi! Hôm nay bác gọi cháu đến để có việc gì ạ?

Ông Hoàng Long uống ngụm nước và nói:

– Chẳng có gì cả chỉ tại ta thấy cháu lâu quá mà không ghé nhà chơi, với lại con Thanh Thư cứ nhắc anh Trọng Vĩ của nó hoài, nên bác gọi cháu đến đây chơi.

Trúng tim đen của mình rồi, Thanh Thư reo lên:

– Bố, bố nói gì vậy. Bố không sợ anh Vĩ cười con sao?

– Có gì đâu phải cười, bố chỉ nói sự thật thôi mà.

Bà Thanh Lan cầm tay con gái:

– Thôi được rồi đừng có cãi nhau nữa đến giờ ăn tối rồi, để tôi bảo chị hai dọn bàn rồi cả nhà cùng dùng bữa.

Ông Hoàng Long tiếp:

– Phải đó, bà nhắc tôi cũng cảm thấy đói bụng.

Quay qua Trọng Vĩ ông nhẹ giọng:

– Vĩ nè! Hôm nay ở lại dùng cơm với bác luôn cho vui. An xong con đưa Thanh Thư đi vòng vòng thành phố cho thoải mái đầu óc.

Trọng Vĩ gượng cười:

– Dạ, con sẽ làm phiền bác hôm nay ạ.

– Lại khách sáo.

Bữa cơm gia đình vui vẻ trôi qua, Đúng như lời ông Hoàng Long nói, khi ăn xong là Trọng Vĩ và Thanh Thư đi vòng vòng thành phố chỉ khoảng nửa tiếng là họ đã trở lại biệt thự Thanh Lan, tuy thời gian đi chơi ngắn ngủi, nói chuyện được vào ba câu nhưng cũng làm cho Thanh Thư vui vẻ và có một giấc mộng đẹp.

Buổi trưa tại khách sạn nhà hàng Đình Thái, đông nghẹt làm mấy cô tiếp viên bận bịu chạy ra chạy vào. Trong đó có Trọng Vĩ anh đang ngồi ở chỗ tính tiền. Chỉ ngồi đó quan sát mọi người thôi chứ còn chuyện tính tiền đã có Quế Lan lo cả. Lúc nhận Quế Lan vào làm Vĩ đã sắp xếp cho cô làm tiếp viên bưng rượu và thức ăn chỉ được vài ngày thì anh đã đổi cô làm ở vị trí thu tiền này vì anh biết cô hiện đang là sinh viên năm ba của trường đại học kinh tế chung trường với Minh Minh. Cứ nghĩ đến Minh Minh con tim anh lại xao xuyến thấy lạ, mặc dù anh rất bực cách nói chuyện kiêu căng của cô nhưng không hiểu sao anh còn nghĩ về cô. Anh đã hỏi Quế Lan rất nhiều về cô ...

– Minh Triết, Minh Triết cậu làm sao vậy?

Tiếng kêu thất thanh của cô tiếp viên làm cả Trọng Vĩ và Quế Lan điều giật mình quay lại Quế Lan kêu lên:

– Trời ơi! Em làm sao vậy?

Cô xuống ôm Minh Triết vào lòng la lớn:

– Gọi cấp cứu, ai gọi dùm cấp cứu mau lên.

Nhanh như chớp Trọng Vĩ rút điện thọai di động của mình ra và gọi xe cấp cứu. Gọi xong anh lớn tiếng:

– Tất cả trở lại vị trí nơi này đã có tôi lo rồi.

Tiếng la to cũng như lời ra lệnh, mọi người giản ra. Trọng Vĩ đến đỡ lấy Minh Triết và bảo Quế Lan:

– Để tôi bế cậu ấy, còn cô theo tôi.

Cả ba cùng ra xe cấp cứu, tiếng còi cấp cứu hú vang làm mọi người phải rùng mình, chỉ khoảng mười phút xe đã dừng trước bệnh viện và Minh Triết được đưa vào phòng cấp cứu. Còn Trọng Vĩ và Quế Lan thì đứng ở ngoài, chợt Trọng Vĩ hỏi:

– Mimh Triết là em của Quế Lan hả?

Quế Lan gật đầu:

– Cũng gần đúng như vậy.

Trọng Vĩ khó hiểu:

– Gần đúng như vậy là sao?

Quế Lan từ tốn trả lời:

– Minh Triết là em trai của Minh Minh nhưng từ nhỏ tụi tôi đã rất thân với nhau, nên tôi xem Minh Triết như em ruột của mình.

– Là em của Minh Minh ư?

Trọng Vĩ tự hỏi mìmh như thế? Tại sao Quế Lan lại không cho mình biết điều đó chứ. Mà cũng phải, mình có hỏi bao giờ đâu mà người ta phải nói chứ.

Thấy Trọng Vĩ im lặng Quế Lan nói tiếp:

– Tội nghiệp cho Minh Triết khi vừa mới sinh ra đã được mang chứng bệnh tim bẩm sinh. Cha thì qua đời vì tai nạn, còn mẹ thì bán bánh nuôi hai chị em ăn học. Lớn lên Minh Minh vừa học vừa làm để phụ giúp mẹ và kiếm tiền để chữa trị cho em. Nhờ vậy mà Minh Triết mới sống được đến ngày hôm nay. Ngưng một chút Quế Lan tiếp:

– Vì thấy mẹ và chị cực khổ lo cho mình nên Minh Triết cũng đi xin làm thêm không ngờ lại. Thở dài một cái Quê Lan nói:

– Thật là tội nghiệp cho chị em Minh Minh.

Trọng Vĩ gật đầu:

– Đúng là đáng thương thật.

Chợt nhớ ra Trọng Vĩ nói nhanh:

– Vậy cô có biết giờ Minh Minh đang ở đâu không?

Mau gọi cô ấy đến đây mau. Nghe nhắc Quế Lan cũng quýnh lên:

– Anh nhắc tôi mới nhớ để tôi gọi nó. Hôm nay là thứ ba buổi sáng nó đi học còn buổi chiều nó dạy kèm. Anh ở đây canh Minh Triết giùm tôi để tôi ra gọi điện đến chỗ Minh Minh dạy kèm.

– Trọng Vĩ xua tay:

– Thôi khỏi cô cứ gọi điện thoại của tôi.

– Vậy cám ơn anh.

Nhận lấy chiếc điện thoại từ tay Trọng Vĩ Quế Lan nhấn nhanh số điện thoại:

– Alô phải biệt thự Khánh Ngọc không ạ? Làm ơn cho tôi gặp Minh Minh một chút ạ – Minh Minh hả?

– Tới liền nha Minh Triết đang cấp cứu ở bệnh viện ...

– Ừ! ờ mày tới liền nha.

Chỉ khoảng nửa tiếng sau Minh Minh đến và cũng là lúc cánh cửa phòng cấp cứu mở ra. cả ba ùa vào hỏi bác sĩ. Minh Minh lên tiếng trước.

– Thưa bác sĩ em cháu có sao không ạ?

Vị bác sĩ từ tốn:

– Hiện cậu ấy đã qua thời kỳ nguy hiểm nhưng gia đình phải sắp xếp để cậu ấy được phẫu thuật sớm.

– Phẫu thuật.

Cả ba không hẹn đồng reo lên:

Vị bác sĩ vẫn từ tốn:

– Phải, nếu gia đình muốn cậu ấy được sống tiếp phải sắp xếp cho cậu ấy làm phẫu thuật thay tim.

Quế Lan kêu lên:

– Vậy phải cần bao nhiêu hở bác sĩ.

– Cái đó còn tùy vào ở mức độ bệnh tình của cậu ta.

– Nhưng ít nhất cũng khoảng ba mươi triệu.

– Ba mươi triệu. – Quế Lan kêu lên.

– Phải, đó là khoảng chi phí ít nhất cho một ca mổ, gia đình hãy cố gắng lo cho cậu ấy, thôi tôi xin chào.

– Xin chào, cám ơn bác sĩ.

Trọng Vĩ tiếp lời bác sĩ:

Quay qua ôm lấy Quế Lan, Minh Minh khóc ngất lên:

– Làm sao bây giờ hả Quế Lan? Làm sao để có khoảng tiền lớn đó để trị bệnh cho Minh Triết dây.

Quế Lan bình tỉnh hơn:

– Mày đừng khóc nữa Minh Minh từ từ rồi tụi mình tìm cách, mày đừng lo nữa.

– Quế Lan nói phải đó Minh Minh, cô đừng khóc nữa Quay qua Trọng Vĩ, Minh Minh nói qua hai hàng nước mắt:

– Anh thì biết cái gì chứ? Những người giàu có như anh làm gì biết nỗi khổ của dân nghèo chúng tôi chứ.

Trọng Vĩ trầm ngâm rồi lắc đầu nhè nhẹ:

– Cô lầm rồi, tôi cũng như cô thôi, tôi cũng đã có một thời nghèo khổ, vừa học vừa làm còn nuôi cả người mẹ ốm đau.

Nhìn Trọng Vĩ một cái Quế Lan nói:

– Thì ra anh cũng có một thời cơ cực, hèn gì anh luôn thông càm cho chúng tôi.

– Chỉ thông cảm thôi chứ tôi có giúp gì được đâu.

Quế Lan phân tích:

– Đôi khi người ta giúp đỡ nhau không bằng vật chất mà bằng sự cảm thông.

– Tôi cũng nghĩ vậy.

Hai người mải mê nói chuyện mà không hay Minh Minh đã vào thăm Minh Triết. Khi nhớ ra cả hai cùng cười và bước vào phòng cấp cứu thăm Minh Triết.

Minh Triết đã tỉnh và đang trò chuyện với Minh Minh, Quế Lan và Trọng Vĩ cũng hỏi qua loa vài câu, Trọng Vĩ nói anh đang bận chuyện nên phải về. Tiễn anh chỉ có mình Quế Lan. Anh đi ra phía hành lang vô tình gặp người bác sĩ lúc nãy. Anh nói gì đó với vị bác sĩ, bác sĩ chỉ gật gật đầu.