Chương 1

Buổi chiều.

Linhda Bảo Châu ngơ ngác trước bến xe.

Phố cổ hội An đang hiện ra trước mắt cô, nhưng cô cảm thấy như hoàn toàn xa lạ.

Như một nàng ngố trên phố, Bảo Châu chưa biết phải về đâu. Ít nhất phảI có chỗ nghĩ ngơi rồi mới lên kế hoạch cho những ngay sắp tới.

Rời bến xe bước ra ngoài, Bảo Châu đang nhìn quanh quất, bất chợt có hai gã thanh niên chạy xe gắn máy rề theo Bảo Châu:

Tên ngồi sau, vỗ vai Bảo Châu:

– Đi đâu suốt cả ngày vậy? Về nhanh lên em!

Vừa nói, hắn vừa giật mạnh chiếc túi xách to trên tay cô, nhanh như đang làm xiếc.

Tên ngồi phía trước phóng xe cái ào trước khi Bảo Châu hiểu chuyện gì xảy ra.

Sửng sốt ngạc nhiên đến độ Bảo Châu chẳng thốt được lời nào.

Đến khi cô hoảng hốt la lên:

– Ăn cướp ...

Thì hai tên tướp đã về đến nhà rồi cũng nên. Chỗ này đường lại vắng vẻ.

Trời bắt đầu chuyển mưa, Bảo Châu chỉ còn biết đi lang thang. Một chiếc xe Honda ôm trờ tới. Nhìn dáng điệu thất thểu của cô, Quốc Tâm, tài xế xe ôm, hỏi một cách quan tâm:

– Có chuyện gì vậy cô?

Bảo Châu vẫn chưa hết lạ lùng lẫn tức tối:

– Tôi bị cướp ...lấy mất va li đồ ...

Quốc Tâm tròn mắt:

– Sao cô không cẩn thận?

Bảo Châu nói với vẻ ấm ức:

– Tôi vẫn ôm kè kè giữ chặt đó chứ, vậy mà bọn chúng vẫn giựt được.

– Nghề của chúng mà.

Quốc Tâm trả lời rồi ần cần nói với Bảo Châu:

– Nhà cô ở đâu? Lên xe đi tôi đưa về.

Vì quá lo sợ nên chẳng cần suy nghĩ hay khách sáo gì cả, Bảo Châu leo nhanh lên xe, nói với Quốc Tâm:

– Anh cho tôi đến nhà bà Tần?

– Nhà ở đâu hả cô?

Bảo Châu ú ớ, cuối cùng cô nói đại ở hướng khách sạn “Hoàng Phố” nhà số ...

Quốc Tâm chở Bảo Châu chạy lòng vòng tìm nhà, nhưng tìm mãi mà chẳng được.

– Cô không biết địa chỉ hả?

Bảo châu thú thật ...

– Tôi dưới quê lên, tìm nhà bà con.

Quốc Tâm giễu cợt:

– Tìm nhà bà con mà không biết địa chỉ lạ nhỉ!

Bảo Châu phân tâm:

– Tôi chỉ nghe nói thôi.

– Vậy à!

Nói thế nhưng Quốc Tâm vẫn tiếp tục chở Bảo Châu đi tìm kiếm khắp nơi dưới cơn mưa lất phất.

Mãi vẫn không tìm được trời tối mịt, mưa lạnh giá ...

Không thể đi được nữa, Quốc Tâm đành đưa Bảo Châu về phòng trọ.

Dừng xe lại anh nói khẽ:

– Tạm thời, cô nghĩ ở đây nghe!

Bảo Châu ngơ ngác:

– Nhà của ai vậy hả?

Quốc Tâm đáp tỉnh queo:

– Phòng trọ của tôi.

Bảo Châu phân vân:

– Rồi anh ở đâu?

– Hãy lo cho cô trước đi!

Tự nhiên lại ở phọng trọ của tên tài xế xe ôm lạ hoắc Bảo Châu thấy khó xử làm sao.

Im lặng nhìn quanh quất, Bảo Châu không biết làm gì bây giờ.

Quốc Tâm lại nói với vẻ quan Tâm.

– Suốt ngày nay chắc cô mệt rồi, để tôi làm cái gì ăn.

Đưa tay lên cổ định cởi sợi dầy chuyền nhờ Quốc Tâm mua thức ăn, bỗng Bảo Châu hốt hoảng mặt biến sắc:

– Thôi chết rồi?

– Gì hả?

– Sợi dây chuyền của tôi.

Quốc Tâm nhìn Bảo Châu chăm chăm.

– Bị mất à?

Bảo Châu thẫn thờ:

– Có lẽ hai tên cướp lúc nãy giật rồi. Bọn chúng bấm lúc nào mà tôi chẳng hay.

Giọng Quốc Tâm đầy tiếc nuối:

– Cô mất vali và cả nữ trang nữa à? Rõ khổ!

Bảo Châu nín thinh.

Sao mà số cô xui xẻo đến vậy. Xứ sở quê nhà chưa gì mà đã làm cho cô buồn buồn rồi đó.

Bỗng dưng Quốc Tâm thốt lên.lời trách móc như đối với người thân quen vậy:

– Lên thành phố, cô phải cẩn thận chứ, sao để cho bị mất hả?

Đã bị mất của còn bị tên Honda ôm lên mặt trách cứ, Bảo Châu tức không thể tả.

Mặt cô bí xị:

– Tôi có biết bọn cướp ngang nhiên hoành hành trên đường phố như vậy đâu.

Quốc Tâm chợt lấp lửng:

– Có lẽ chúng thấy cô ...

Bảo Châu hỏi nhanh:

– Tôi sao hả?

– Giống Việt kiều.

Bảo Châu giật mình:

– Tôi mà là Việt kiều à?

Nghe Bảo Châu phủ nhận, Quốc Tâm lại chăm chú nhìn cô. Trông cô cũng không giống hẳn Việt kiều ...

Bảo Châu nói cô ở quê lên, nhưng sắc vóc chẳng rõ nét của một cô gái quê.

Trang phục của cô cũng không phải là dân thành phố.

Quốc Tâm hỏi lại:

– Cô không phải là Việt kiều hả?

– Tôi ở quê ra phố xin việc làm.

Quốc Tâm hỏi một cách thân thiện:

– Cô tên gì nhỉ?

– Nguyệt Hằng.

Bảo Châu trả lời thật gọn cái tên mà cô đã chuẩn bị sẵn. Nguyệt Hằng là tên cô em họ của Bảo Châu bị bệnh tim đang điều trị tại viện tim ở Sài Gòn.

Trốn khỏi không khí ngột ngạt đầy bon chen ởHollywood, về Việt Nam, Bảo Châu tự nhủ phải trở thành cô gái khác chứ không còn là Linđa Bảo Châu nữa.

Và cái tên Nguyệt Hằng, cô đã mượn để khoác lên cho mình cùng với một lý lịch trích ngang mới.

Quốc Tâm vui vẻ giới thiệu:

– Còn tôi là Quốc Tâm, chạy Honđa ôm.

Bảo Châu cười một cách hồn nhiên:

– Khỏi giới thiệu, tôi cũng biết nghề của anh rồi.

Không nói gì, Quốc Tâm chỉ nở nụ cười bí ấn.

Anh lại bếp mở tủ. Trong tủ, thức ăn chẳng có gì ngoài những món trường kỳ bất hủ của anh:

mì gói, trứng vịt.

Quốc Tâm lấy gói mì tôm, bật bếp ga mini nấu nước làm canh, chiên hai quả trứng.

Bữa cơm giản dị được dọn ra, anh so đũa mời Bảo Châu:

– Mời cô dùng tự nhiên, đừng khách sáo.

Bảo Châu nhăn mặt:

– Ăn như thế này à?

Quên mình đang là cô gái quê Nguyệt Hằng nghèo khó đị xin việc làm, Bảo Châu đòi hỏi đủ thứ.

Quốc Tâm không thể nào đáp ứng cho cô, Bảo Châu ngồi chống đũa không ăn.

Quốc Tâm giục:

– Cô ăn đi chứ, kẻo đói bụng.

Bảo Châu lắc đầu:

– Tôi không thể ăn được.

– Sao vậy?

– Ăn thế này, làm sao mà sống nổi?

Quốc Tâm nhìn cô hơi lạ lùng.

– Tôi vẫn ăn, vẫn sống và làm việc đó.

Bảo Châu bướng bỉnh:

Tôi ăn uống khác anh.

– Khác sao hả?

– Tức là cô đầy đủ các món, chứ không kham khổ như thế này.

Quốc Tâm hỏi lại với vẻ bực dọc:

– Cô ăn uống cầu kỳ sang trọng như một tiểu thư đài các chứ gì.

Bảo Châu giải thích:

– Bữa ăn của tôi phải thịnh soạn, đủ đầy các món tôi thích.

Đây có phải là một cô gái quê lên thành phố xin việc làm không nhỉ? Quốc Tâm không thể nào hiểu nổi Bảo Châu. Tại sao cô lại đòi hỏi trong hoàn cảnh này:

Quốc Tâm phàn nàn:

– Ăn uống như cô thì đến khách sạn, nhà hàng mà đòi hỏi.

Nói xong, anh và cơm ăn tỉnh bơ rồi thong thả giải thích:

– Tôi là tài xế xe ôm, không có điều kiện tiếp lữ khách. Cô thông cảm! Muốn ăn cao lương mỹ vị gì, cô hãy chờ sáng mai.

Bảo Châu vẫn chống đũa, không nhúc nhích.

Quốc Tâm bực dọc:

– Ăn Đi! Cô không thấy đói hả?

– Đói, nhưng ăn như thế này tôi không ăn nổi.

Quốc Tâm nhún vai:

– Sao tôi ăn nổi?

Bảo Châu dẩu môi lên:

– Tôi đâu phải là anh.

Quốc Tâm trêu chọc:

– Cô là quý tộc đài các hả?

Bảo Châu tỉnh bơ:

– Chứ còn gì nữa.

Quốc Tâm thắc mắc:

– Cô bảo lên đây tìm việc làm mà!

Bảo Châu lý sự:

– Ai mà chẳng phải làm việc.

Nói nghe hay lắm! Quốc Tâm gật đầu.

– Thôi được rồi. Cô ăn đi!

Bảo Châu vẫn ngang bướng:

– Tôi ăn không nổi.

Quốc Tâm hừ giọng:

– Người ta quan niệm ăn để mà sống chứ không phải.

– Sống để mà ăn.

Bảo Châu cắt ngang lời Quốc Tâm, anh giễu cợt:

– Cô cũng biết câu đó à?

– Biết chứ.

– Biết mà sao không thực hiện?

– Tôi khác.

Quốc Tâm nóng mũi. Quốc Tâm cứ bảo cô khác anh làm như cô là tiểu thư đài các không bằng. Tại sao đang ở trong tình cảnh khó khăn như thế này mà cô lại cầu kỳ như thế nhỉ?

– Nếu cô ăn uống đơn giản không được thì thôi vậy.

Và anh không mời nữa, ngồi ăn cơm tỉnh bơ. Suốt ngày làm việc đủ thứ, Quốc Tâm cần phải ăn để “nạp năng lượng” chứ.

Bảo Châu nhìn mông lung rồi gắp mấy đũa mì vào chén nếm thử và nhăn mặt. Cô không thể nào nuốt nối chén mì tôm này được.

Theo dõi từng động tác của Bảo Châu, Quốc Tâm cau mày khó chịu.

Ăn không được, Bảo Châu lại khổ sở với chuyện ngủ. Ngủ làm sao đây?

Căn phòng trọ của Quác Tâm chật chội bằng cái lỗ mũi, chỉ đủ một người ăn ngủ. Một chiếc giường, một chiếc bàn, một góc bếp. Đêm nay chứa thêm Bảo Châu, chắc là phiền toái cho anh lắm.

Bảo Châu không muốn nhưng trong tình cảnh này, cô không biết làm sao, chẳng thể đi được.

Quốc Tâm chủ động giải quyết vần đề tế nhị này, Chỉ chiếc giường, anh bảo Bảo Châu:

– Cô cứ yên tâm ngủ ở đây, tôi ra ngoài.

Nói xong anh lịch sự ôm chăn ra ngoài và đóng cửa phòng lại.

Trời cũng đã thôi mưa, bên ngoài tối mịt.

Quốc Tâm nằm ngoài mé hiên, canh giấc ngủ cho Bảo Châu.

Trong pbòng, Bảo Châu cứ trăn trở mãi. Cô có mạo hiểm không khi lén gia dình rời bỏ Hollywo về Việt Nam?

Những chuyện xui rủi hôm nay làm cho cô thấy nản chưa tưng thấy.

Tuy nhiên gặp được anh chàng lái xe ôm tốt bụng cô thấy chưa đến nỗi mất tinh thần.

Gần sáng, BảoChâu ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

􀃋 􀃋 􀃋 Buổi sáng.

Tiêng chim hót ríu rít trên cành cây bên ngoài vang lên, Quốc Tâm giật mình choàng tỉnh.

Giật mình ngồi bật dậy, Quốc Tâm mới phát hiện ra mình đang ngủ ngoài hiên. Anh nhớ chuyện xẩy ra tối qua, vội đẩy cửa vào trong.

– Sáng rồi, dậy nghe cô bé!

Bảo Châu vẫn còn ngái ngủ, giọng nhừa nhựa:

– Giờ này mà dậy à?

Quốc Tâm ngạc nhiên:

– Cô còn muốn ngủ nữa hà?

Bảo Châu hỏi lại:

– Anh có biết là tôi ngủ đến trưa mới dậy không?

Quốc Tâm tỉnh giọng:

– Tôi không biết, nếu cô thích thì cứ ngủ tiếp:

Nói xong, anh vào trong làm vệ sinh cá nhân rồi trở ra.

Hình như bây giờ Bảo Châu đã nhớ ra mình la ai. Nguyệt Hằng đi tìm việc làm, đang ở tạm trong nhà trọ của anh lái xe ôm.

Cô bật dậy như chiếc lò xo, chạy đi rửa mặt mũi và chải đầu.

Quốc Tâm nhếch mép cười giễu cợt.

– Nắng đã lên rồi, tưởng cô không chịu dậy chứ.

Bảo Châu bĩu môi:

– Tôi đâu là kẻ thích ngủ nướng!

– Vậy à!

Quốc Tâm kêu lên:

– Cô thích ăn điểm tâm món gì, để tôi lo?

Bảo Châu hỏi với vẻ chế nhạo:

– Bộ anh nấu được hả?

– Tôi không nấu mà sẽ đi mua.

Bảo Châu tỉnh rụi:

– Anh mua cho tôi ít trái cây nghe.

QuốcTâm tròn mắt:

– Cô ăn sáng bằng trái cây à?

– Chứ còn gì nữa?

Ra vẻ hiểu biết Quốc Tâm giải thích:

– Ăn sáng để nạp năng lượng làm việc, cô ăn trái cây xót luột đau bao tử, làm sao chịu nổi hả?

Bảo Châu vênh mặt lên:

– Tôi thích ăn trái cây thì sao hả?

– Không được.

– Anh mới lạ, dám xâm phạm quyền tự do cá nhân của người khác à?

Quốc Tâm có vẻ ôn tồn hơn:

– Tôi phan tích cho cô hiểu vấn đề thôi!

Bảo Châu nói với giọng khiêu khích:

– Tôi không muốn hiểu thì sao?

Quốc Tâm lầm bầm:

– Ngang bướng thật!

Bỗng nhiên Bảo Châu đổi giọng:

– Anh không cho tôi ăn thì mua bào ngư, vi cá, yến sáo cho tôi nghe.

Quốc Tâm liếc. nhìn cô rồi nhún vai:

– Làm như vua chúa không bằng. Đòi sơn hào hải vị.

– Bộ vua chúa mới ăn sơn hào hải vị hả?

– Chứ còn gì nữa.

Không cãi với Quốc Tâm nữa, mà Bảo Châu lại hối thúc:

– Thôi anh đi mua đi. Tôi đói quá rồi.

Quốc Tâm nháy mắt chọc Bảo Châu:

– Cô cũng biết đói rồi hả?

Bảo Châu nguyt ạnh một cái dài cả cây số.

Quốc Tâm hối hả chạy ra ngoài mua về cho Bảo Châu tô phở.

Khi tô phở, vừa đặt lên bàn, Bảo Châu đòi hỏi:

– Anh láy khăn giấy cho tôi lau muỗng đũa.

Quốc Tâm làm gì có khăn giấy đưa cho cô, anh lắc đầu:

– Không có khăn giấy.

Bảo Châu kêu ca:

– Điều kiện vệ sinh tối thiểu mà anh cũng không có nữa à?

Tức không thể tả,Quốc Tâm nhắn nhó:

– Cô đừng đòi hỏi các thứ ở phòng trọ của một thằng đàn ông độc thân.

Bảo Châu hỏi lại:

– Vậy đàn ông độc thân thì nhếch nhác hả?

Quốc Tâm cau mày:

– Từ chuyện ăn cô lại lọ xọ qua chuyện khác à?

Bảo Châu cự lại:

– Tại anh mà tôi mới nói.

– Rồi cô đòi hỏi Quốc Tâm các thứ như khi ăn ở nhà hàng.

Quốc Tâm nhìn Bảo Châu ngạc nhiên với bao câu hỏi trong đầu.

Anh nói với cô một cách bực dọc:

– Cô làm cho tôi có cảm giác cô là tiểu thư đài các ăn uống quá cầu kỳ.

Bảo Châu thản nhiên:

– Ăn để mà sống mà anh.

– Vậy thì hãy đơn gỉan một chút.

– Đơn giản sao được hả?

Bảo Châu pbản đối Quốc Tâm, rồi chợt hỏi:

– À, rồi anh ăn gì?

Quốc Tâm tỉnh bơ:

– Tôi lúc nào cũng có sẵn cơm chiên, mì gói.

Bảo Châu tròn mắt nhìn Quốc Tâm.

– Cái gì! Anh ăn uống như vậy, đâu đủ chất dinh dưỡng, làm sao có sức khỏe mà làm việc hả?

Quốc Tâm cười một cách sảng khoái:

Tôi vẫn khỏe và làm việc đều đặn, Cô không thấy sao?

Bảo Châu chắt lưai:

– Nói chuyện với anh thiệt là tức.

– Thì cô đừng nói.

Tôi vẫn muốn nói.

Đúng là cô gái bướng bỉnh, Quốc Tâm buộc phải giục cô:

– Cô ăn đi! Than đói lắm kia mà.

Bảo Châu lắc đầu:

– Tôi không ăn nổi.

Quốc Tâm phàn nàn:

– Cô phải ăn cho có sức khỏe chứ.

– Nguội mất rồi!

– Tại cô cứ đòi hỏi đủ thứ, ai mà chịu cho nổi.

Bảo Châu vùng vằng đứng dậy:

– Tôi có bắt anh chịu nổi đâu.

Quốc Tâm phê phán:

– Cô không biết thich nghi với hoàn cảnh.

Bảo Châu vặn lại:

– Tại sao tôi phải thích nghi hả?

– Cô bảo đi tìm việc làm mà đòi đủ thứ. Đúng là ăn mày mà đòi xôi gấc.

Bảo Châu giận dỗi:

– Anh nói tôi như vậy. Được rồi, tôi đi xin việc làm đây.

Nói xong cô lao ra khỏi phòng trọ của Quốc Tâm, hấp tấp đi thẳng.

Quá bất ngờ, Quốc Tâm chi kịp gọi với theo.

– Cô đi đâu vậy Nguyệt Hằng? Trở lại đây đi!

Nhưng Bảo châu đã không thèm nghe, không thèm quay lại.

􀃋 􀃋 􀃋 Bảo Châu đi lang thang trên đường phố.

Phố cổ Hội An hoàn toàn xa lạ với Bảo Châu. Quê cha ở đây, thủa xa xưa còn trong ký ức tuổi thơ mịt mù. Cha đã đưa gia dình vào Sài Gòn sinh sống, sau đó sang Mỹ định cư.

Bảo Châu chỉ biết hoài niệm về quê quán ông cha và hình dung về dòng họ và cô em chú bác Nguyệt Hằng.

Ta đang là Nguyệt Hằng, nhớ nghe! Nguyệt Hằng đang đi tìm việc làm ...

Nguyệt Hằng quê Hội An ...

Ơi, Hội An biết mấy thân thương?

Hội An trầm mặc với những mái ngói rêu phong cổ kính. Tưởng chừng xa lạ, nhưng thật ra Hội An có cái gì đó thân thuộc đối với Bảo Châu. Dù xa xa, nhưng cô vẫn nghe cha vẫn về phố cổ Hội An.

Và giờ đây một mình, Bảo Châu đang lang thang trên phố cổ.

Cô cũng chưa tưởng tượng là có lúc mình đặt chân lên mảnh đất quê nhà:

Những ngôi nhà sát nhau trên con phố đổ dài trước nhà có những hàng dây leo xanh mướt.

Hồn phố cổ Hội An nằm ở ngôi nhà mái ngói rêu phong. Các ngôi nhà cổ này có giá trị cao về măt kiến trúc và là những biểu tượng nhà cổ độc đáo của Hội An.

Và kia là Chùa Cầu, các hội quán Phúc Kiến, Quáng Đông, Triều Châu ...

Bảo Châu vừa đi vừa ngắm nhìn đường phố Hội An. Rồi cô bỗng nhớ ngay mình không phải là khách nhàn dụ đang tham quan Hội An mà là một Nguyệt Hằng đang đi tìm việc làm.

Bảo Châu tự nhủ khi đã có việc làm rồi mỗi buổi chiều rảnh rỗi, cô sẽ tản bộ nhìn ngắm Hội An.

Hội An có một không gian yên bình như cô mong muốn. Cô đã sợ sự ngột ngạt, tất bật lắm rồi.

Hội An có những ngôi nhà cũ, những cửa sổ nhỏ luôn mở toang cửa chờ đón gió từ sông Hoài, và gió biển từ cửa Đại.

Thôi chờ nhé, Hội An thân thương! Phố cổ Hội An đang là một trong những tuyển điểm du lịch của nước, Bảo Châu hy vọng là sẽ tìm được việc làm. Cô đến cả nhà hàng khách sạn quán ăn ... không ai nhận cô ...Nơi đâu cũng bảo là đủ người.

Ôi! Chẳng lẽ Về Hội An lại khó xin làm đến vậy. Quê nhà ơi, hãy cho ta một cơ hội!

Hơi chán nản nhưng Bảo Châu vẫn cứ đi. Cô hỏi xin bán hàng, xin rửa bát, dọn dẹp cho tiệm ăn cũng không được. Bảo Châu bắt đầu chán nản.

Đúng là xin việc làm chẳng dễ chút nào. Có lẽ Bảo Châu không có người giới thiệu, cô hoàn toàn không xa lạ với mọi người ở đây. Chẳng một ai biết cô, tin cô thì làm sao nhận vào cho làm việc.

Mệt mỏi rã rời, Bảo Châu thấy buồn chông chênh. Một cảm giác cô đơn lấn chiếm Bảo Châu. Cô không than trách số phận vì chính cô đã chọn con đường này, tìm về Hội An yêu dấu để làm việc với cái tên Nguyệt Hằng.

Ở Hollywood, Bảo Châu có đầy đủ tất cả, nhưng cô lại từ bỏ mà bay về đây với bàn tay trắng. Có điên không hả Bảo Châu?

Hội An không là thiên đường dành cho Bảo Châu, nhưng cô vẫn tin là cô sống và làm việc được ở nơi đây.

Bảo Châu lại tiếp tục đi. Có những người phụ nữ gánh hàng đi bán trông họ rất thong dong.

Chẳng lẽ Bảo Châu cũng gánh hàng đi bán? Cô có làm gì được như người ta đâu.

Khổ thật! Cứ ngỡ xin được việc làm dễ dàng, Bảo Châu sẵn sàng làm bất cứ điều gì chứ đâu nề hà, thế mà công việc lại chẳng đến với cô.

Mọi người vẫn làm việc, phố cổ Hội An vẫn bình lặng nhịp sống vẫn rộn ràng, khách du lịch thanh thản ngồi trên xe xích lô ngắm nhìn phố phường đi.

chuyển giữa các nơi với nét mặt rạng ngời thích thú ...

Chỉ có một mình Bảo Châu lẻ loi, thẫn thờ giữa phố.

Mệt mỏi, chán không thể tả, Bảo Châu ngồi xuống dưới một gốc cây ven đường mặc cho tư tưởng đi rong.

– Sao ngồi đây hả, Nguyệt Hằng?

Câu hỏi vừa cất lên nghe giọng hơi quen quen, Bảo Châu vội ngước mắt lên:

Anh chàng xe ôm đang dừng xe bên cạnh Bảo Châu nhìn cô với nụ cưởi tươi rói.

Bảo Châu hơi ngượng nghịu, cô thấy mình kỳ kỳ khi xử sự với anh chàng xe ôm Quốc Tâm.

Có thể nói, Quốc Tâm là anh tài xế xe ôm cực kỳ tốt. Đêm qua, Quốc Tâm đã giúp đỡ cô tận tình, thế mà cô lại xích mích với anh, vùng vằng bỏ đi, quên mất một lời cảm ơn đơn giản.

Gặp anh Bảo Châu cảm thấy xấu hổ. Quốc Tâm quan tâm đến cô, mà cô thì Ấp úng, Bảo Châu trả lời Quốc Tâm:

– Tôi ngồi nghỉ chân một chút.

– Lên xe đi, tôi đưa cô đến chỗ này. Quốc Tâm nở nụ cười thân thiện với Bảo Châu.

Biết cô đi tìm việc làm, suốt cả ngày nay, Quốc Tâm âm thầm theo dõi cô, bỏ cả công việc học hành riêng tư.

Anh biết Bảo Châu không đùa, khi cô đến các nhà hàng, khách sạn quán ăn, ngay cả vào trong chợ để tìm việc làm. Rõ ràng tìm việc là nhu cầu bức thiết của Bảo Châu, nhưng nơi đâu, Bảo Châu cũng bị từ chối.

Quốc Tâm cảm thấy ái ngại cho Bảo Châu, anh cũng thật sự sốt ruột khi cô bị từ chối.

Âm thầm theo dõi Bảo Châu như một tên thám tử, Quốc Tâm đội nón bảo hiểm, đeo kính đen, mang khẩu trang và giữ một khoảng cách, Bảo Châu nào biết nào hay.

Thời gian trôi nhanh vùn vụt, chớp mắt đã hết một ngày. Khi Bảo Châu ngồi nghỉ, Quác Tâm mới xuất đầu lộ diện như một sự tình cờ đi ngang qua. Một lần nữa, anh nhắc lại:

– Lên xe đi Nguyệt Hằng!

Gặp Quốc Tâm như gặp cứu tinh, Bảo Châu không thể từ chối. Cô lên xe Quốc Tâm, mặc cho anh muốn đưa đến đâu thì đến.

Quốc Tâm chở Bảo Châu đến một quán cơm. Anh gọi hai đĩa cơm, rồi nói với Bảo Châu một cách ranh mãnh.

– Ở đây có khăn giấy cho cô tha hồ lau muỗng đũa.

Bảo Châu nguýt Quốc Tâm, không thèm nói gì. Đòi khăn giấy, bộ cô không đúng sao chứ?

Hai đĩa cơm được mang ra. Dù khá đói nhưng cô vẫn cứ khoan thai từ tốn nhẩn nha đòi hỏi đầy đủ các thứ gia vị, khăn giấy, cả hộp tăm để trước mặt rồi mới ăn.

Quốc Tâm ăn một loáng thì hết vèo. Anh gọi hai ly trà đá, vừa chậm rãi uống vừa nói với Bảo Châu.

– Hôm nào, tôi sẽ đưa cô đi ăn cao lầu ngon tuyệt ở Hội An này, và thưởng thức cả bánh bao, bánh quai vạc nổi tiếng nữa.

Bảo Châu tròn mắt nhìn Quốc Tâm:

– Còn có hôm nào nữa hả?

Quốc Tâm bảo:

– Có chứ!

– Vậy mà tôi tưởng ...

– Tưởng gì? Chẳng lẽ Nguyệt Hằng không thích gặp lại tôi nữa?

Bảo Châu nói với vẻ bồn chồn:

– Tôi nợ anh nhiều quá.

Quốc Tâm cười một cách dịu dàng:

– Ồi! Không có gì đâu. Cô uống nước đi!

Bảo Châu uống từng ngụm. Ăn đĩa cơm và uống ly nước bây giờ có thấy cơn mệt mỏi, rã rời đã được xua tan.

Quốc Tâm thanh toán tiền, rời quán ăn, anh cho xe chạy thong thả, lém lỉnh hỏi Bảo Châu:

– Không hỏi tôi cho đi đâu sao, Nguyệt Hằng?

Bảo Châu tinh nghịch đáp trả:

– Tôi nghĩ anh không đưa tôi đến địa ngục đâu.

Quốc Tâm cười vẻ úp mở:

– Vậy à! Thôi, đến thì biết.

Anh dừng xe trước một ngôi nhà gỗ khang trang có giàn hồng leo trước ngõ.

Sau tiếng gõ cửa, một ngời đàn bà có gương mặt phúc hậu mở cửa cho anh.

– Con chào dì Ngà!

Dì Ngà vui vẻ hỏi:

– Đi đâu mà tối vậy, Quốc Tâm?

Quốc Tâm nói nhanh:

– Con có việc nhờ dì đây!

Bảo Châu lễ phép chào dì Ngà như Quốc Tâm.

Dì Ngà đon đả:

– Ai đây? Thôi, tất cả vào nhà đi!

Bảo Châu theo Quốc Tâm vào nhà dì Ngà. Căn phông khách rộng rãi, ngăn làm hai, gian bên kia bày la liệt các thanh tre và giấy màu, Bảo Châu chẳng biết để làm gì.

Khi mọi người đã ngồi xuống, Quốc Tâm nói khẽ:

– Dì hãy cho cô Nguyệt Hằng ở đây phụ làm lồng đèn với dì nghe.

Dì Ngà đưa mắt nhìn Nguyệt Hằng, từ tốn bảo:

– Cũng được, nhưng không biết cô Nguyệt Hằng có làm được công việc tỉ mỉ này không?

Sợ Bảo Châu từ chối, Quớc Tâm giới thiệu với cô:

– Nhà dì Ngà có xưởng sản xuất đèn lồng đó, Nguyệt Hằng:

Loại đèn lồng này gắn nến vào, tối treo ở hiên nhà, khách sạn hay nhà hàng, đẹp lộng lẫy.

Bảo Châu thú vị:

– Vậy hả anh?

Dì Ngà lại hỏi:

– Cô thấy làm được không hả?

Bảo Châu gật đầu lia lịa:

– Con đang tìm việc làm, công việc gì, con cũng cố gắng làm được.

Bảo Châu hơi run, không biết làm lồng đèn là làm những gì, có khó lắm không? Cô mà không làm được, chắc chẳng còn mặt mũi nào nhìn Quốc Tâm.

Quốc Tâm phụ họa thêm:

– Buổi đầu, dì hãy chỉ dẫn cho Nguyệt Hằng nghe. Từ từ, cô ấy sẽ thành thạo ngay.

Dì Ngà ôn tồn đáp:

– Tạm thời là cứ như vậy nhé.

Quốc Tâm nhìn Bảo Châu động viên:

– Nguyệt Hằng cứ ở đây làm lồng đèn với dì Ngà nghe. Thỉnh thoảng tôi sẽ sang.

Là một cô gái thông minh, Bảo Châu hiểu rõ những lời gửi gắm và dặn dò động viên của Quốc Tâm. Cô gật đầu với anh:

– Anh yên tâm ! Tôi sẽ cố gắng làm thật tốt công việc. Chắc chắn tôi sẽ làm được những chiếc lồng đèn.

Dì Ngà ân cần:

– Làm lồng đèn phải qua nhiều công đoạn lắm đó cháu. Vất vả lắm!

– Dạ.

Quốc Tâm đùa đùa giọng:

– Dì đừng có hù cô ấy!

– Thật chứ dì có hù đâu. Làm lồng đèn thật cực khổ.

Bảo Châu liến thoáng:

– Con biết làm việc gì cũng có sự vất vả, ngay cả việc chạy xe ôm của anh Tâm cũng vậy.

Quốc Tâm kêu lên:

– Sao Nguyệt Hằng lại kéo công việc tài xế xe ôm của tôi vào đây hả?

Bảo Châu thân mật:

– Nghề chạy xe của anh cũng vất vả vậy!

Quốc Tâm cười bảo:

– Nói công việc làm lồng đèn đi.

Rồi anh ân cần giới thiệu:

– Dì Ngà là nghệ nhân làm lồng đèn nổi tiếng ở đây đó Nguyệt Hằng. Dì khéo tay lắm đó!

Dì Ngà cười thật hiền:

– Nghệ nhân gì đâu. Chẳng qua dì khéo tay một chút đó mà.

Quốc Tâm mỉm cười nhận định:

– Dì hành nghề mấy chục năm rồi, khéo tay nhiều chứ đâu có một ít được.

– Cậu này thật kỳ đó nghe!

Không biết mối quan hệ giữa dì Ngà và Quốc Tâm là người quen hay ruột thịt, mà Bảo Châu thấy hai người vui vẻ thân thiện. Quốc Tâm có vẽ rất yêu quý dì Ngà, dì cũng vậy.

Bảo Châu nói một cách vui vẻ:

– Làm nghề thủ công bắt buộc khéo tay phải không đi? Con mong là được dì truyền cho một chút sự khéo tay của dì.

Quốc Tâmnhìn Bảo ~hầu, hóm hinh nói:

– Yên trí đi Nguyệt Hằng! Thế nào dì Ngà cũng truyền hết sự khéo tay cho cô chứ không phải một chút đâu.

Bảo Châu tươi cười:

– Vậy như anh Tâm nói nghe dì.

Dì Ngà ôn tồn:

– Cô lại nghe cậu Tâm này à?

Quốc Tâm phân trần:

– Con có nói sai đâu dì?

Dì có bảo con nói sai đâu.

Quốc Tâm mừng rỡ:

– Vậy là dì đồng ý truyến bí quyết làm lồng đèn cho Nguyệt Hằng?

Dì Ngà cười hiền từ:

– Làm đèn lồng thật đơn giản, ai cũng có thể làm được, chẳng bí quyết gì cả.

– Bí quyết khéo tay đó dì.

– Cái thằng, cứ nói dì khéo tay hoài Bảo châu xen vào:

– Phải khéo tay mới làm đẹp chứ dì.

Quốc Tậm cười nhận định:

– Không chịu khéo tay thì dì có hoa tay vậy!

Bảo Châu ờ lên:

– Có hoa tay tức là có hoa tay, phải không dì?

Dì Ngà kêu lên:

– Hai đứa này lạ ghê! Cứ nói y như nhau.

Bảo Châu thẹn thùng nhìn Quốc Tâm không nói gì. Còn anh thì động viên cô:

– Nguyệt Hằng cứ ở đấy làm lồng đèn với dì Ngà nhé!

Bảo Châu gật đầu:

– Vâng !Em sẽ cố gắng.

Rồi cô lại hỏi Quốc Tâm:

– Anh sợ khó quá em bỏ cuộc hả?

Dì Ngà lên tiếng giải thích:

– Làm lồng đến đơn giản theo từng công đoạn, không khó lắm đâu.

Bảo Châu nói một cách thật lòng:

– Đối với dì thì đơn giản, nhưng con chưa biết gì hết, thấy khó quá chừng!

Dì Ngà động viên:

– Có thấy cũng đừng nản.

Bảo Châu đáp khẻ:

– Vâng, con sẽ cố gắng!

Quốc Tâm cũng động viên cô:

– Tôi tin Nguyệt Hằng sẽ làm được dù khó khăn đến đâu.

Nói xong, Quốc Tâm đứng lên nói với vẻ thân mật.

– Mình đi xem lồng đèn của dì Ngà đi!

Dì Ngà cũng đứng lên, ba người cùng bước sang gian bên kia.

Những chiếc lồng đèn hình quả bí, quả nhót ...đủ màu sắc xinh xắn đang được treo lên đẹp lạ thường.

Bảo Châu “ồ” lên một cách thích thú:

– Ồ, đẹp quá! Vậy là xong rồi đó hả dì?

– Hoàn tất rồi đó. Dì còn chờ đủ số rồi mang đi giao hàng.

Quốc Tâm như một hướng dẫn du lịch đang diễn thuyết với khách tham quan.

– Về đêm những chiếc lồng đèn này, đem đến cho bộ mặt của phố cổ Hội An một vẽ đẹp lung linh, huyền ảo đấy.

– Vậy à!

Không hiểu sao Bảo Châu muốn bắt tay vào làm những chiếc lồng đèn ngay khi vừa trông thấy chúng.

􀃋 􀃋 􀃋 Buổi sáng.

Bảo Châu cùng ăn điểm tâm với dì Ngà. Cô luôn tự nhủ mình là Nguyệt Hằng, đang tìm việc làm rất khó khăn nên không đòi hỏi gì cả.

Mà thật sự Bảo Châu cũng khó khăn khi bị bọn cướp lấy mất đồ, cô không còn gì cả.

Tối qua, Bảớ Châu đã kể mọi việc cho dì Ngà nghe. Dì cứ tặc lưỡi than thở cho cô:

– Thật là khổ thân!

Sáng, dì tạm ứng cho Bảo Châu ít tiền để đi mua sắm vài bộ quần áo và đồ dùng cá nhân.

Dì Ngà sống chỉ có một mình nên Bảo Châu ở với dì, đó cũng là một dịp may cho cô.

Dì bảo:

– Hai dì Cháu sống hủ hỉ cho vui.

Bảo Châu nói khẽ:

– Con chỉ sợ làm phiền dì!

Dì Ngà, ánh mắt lấp lánh:

– Có gì đâu mà phiền. Có con sống chung, dì thêm vui nữa là.

– Con cảm ơn gì nhiều.

Dì Ngà nói với vẻ triết lý:

– An cư mới lạc nghiệp. Con ổn định cuộc sống thì mới làm việc được.

Bảo Châu bày tỏ một cách cảm kích:

– Đến phố cổ Hội An này, con đã được hai người tốt bụng giúp đỡ. Dì và anh Quốc Tâm là quý nhân của con, suốt đời con không quên ơn.

Dì Ngà khẽ giọng:

– Nói chi mà dữ vậy! Con ở đây làm việc cho dì mà.

– Không gặp anh Quốc Tâm, chắc con còn lang thang ngoài đường và chẳng bao giờ được biết đến gì.

Dì Ngà nhìn Bảo Châu, nói với vẻ hóm hỉnh:

– Lúc Quốc Tâm mới giới thiệu, dì tưởng con là bạn gái của nó chứ.

Bảo Châu e thẹn, hai má ửng hồng như quả mận ch~n:

– Dì không ngờ là con chĩ mới gặp anh Quốc Tậm cóhơn một ngày hả., Dì Ngà nhận xét :

= Thàng Tâm coi vậy chớ sĩêng năng và ~ tất bụng lấm.

Bảo Châu ôn tồn kể:

– Anh Tâm xuất hiện sau khi con bị bọn cướp giật đồ, con đang thất thần, vậy mà anh ấy bảo gì, con cũng răm rắp nghe theo làm theo.

Dì Nga ôn tồn nói:

– Có lẽ con nhìn thấy nơi thằng Tâm sự lương thiện, đáng tin.

– Chắc là như vậy đó dì.

Dì Ngà tiếp tục nói về Quốc Tâm:

Cái thằng coi vậy mà rất cô ý chí. Vừa đi học vừa chạy xe kiếm sống. Nó luôn mong cho nó mau tốt nghiệp và thành đạt. Có đứa con như nó thật đáng biết bao.

Bảo Châu ngạc nhiên:

– Anh Tâm còn đi học hả dì?

– Sinh viên mỹ thuật đó!

– Ôi ? Vậy mà Bảo Châu thật hồ đồ, cứ bảo Quốc Tâm là tài xế xe Honđa ôm. Sao Quốc Tâm không làm nghề phụ khác nhỉ? Như gia sư, tiếp thị chẳng hạn? Sinh viên cũng thiếu gì người đi làm.

Thắc mắc, Bảo Châu hỏi ngay dì Ngà:

– Sao anh Tâm lại chạy xe ôm mà không làm gì khác hả dì?

Dì Ngà bật cười:

– Nó bảo sống ở phố cổ du lịch này, chạy Honda ôm là thiết thực nhất, có tiền chi xài hàng ngày, không chờ tới tháng lãnh lương lâu quá, ra điều quan trọng là chạy xe ôm thì chủ động được giờ giấc, không ảnh hưởng gì.

Bảo Châu buông gọn:

– Anh Tâm thật là biết tính toán.

– Dì thấy nó nói rất có lý.

Bảo Châu im lặng. Dì Ngà nói tiếp:

– Dì thấy ở đời cũng thật trớ trêu.

Bảo Châu tò mò:

– Sao hả dì?

Dì Ngà bày tỏ bức xúc:

– Có những đứa siêng năng, học giỏi, có ý chí thì gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, còn có những đứa sống trên núi tiền của cha mẹ thì không thèm học, chỉ lo ăn chơi.

Bảo Châu ngồi trầm tư, cô thấy mình thật quá đáng khi đòi hỏi Quốc Tâm đủ thứ trong chuyện ăn uống.

Quốc Tâm đã phải bươn chải để sống và học tập. Bây giờ cô chợt nhớ chiếc bàn và kệ sách trong phòng trọ của anh.

Đêm trước, Bảo Châu được Quốc Tâm nhường cho chiếc giường ngủ, mà cô lại chẳng mấy quan Tâm đến người đã hy sinh cho mình.

Đúng là kẻ vô ơn bạc nghĩa, không chừng Quốc Tâm nghỉ Bảo Châu như vậy cũng nên.

Cô thấy xốn xang nhưng không thể giãi bày.

Bảo Châu chợt hỏi dì Ngà:

– Chừng nào anh Tâm ra trường hả dì?

Dì Ngà nhanh nhảu đáp:

– Cuối năm nay Quốc Tâm thi tốt nghiệp. Dì mong là nó có được việc làm ngay khi ra trường.

Thái độ và giọng nói đầy vẻ quan tâm của dì Ngà cứ như dì là mẹ ruột của Quốc Tâm vậy.

Thắc mắc, Bảo Châu lại nói:

– Dì là họ hàng với anh Tâm hả dì?

Dì Ngà đáp với vẻ tự hào:

– Quen thôi, nhưng dì xem nó như con vậy. Lồng đèn dì làm xong là nó đi giao hàng đó, nó còn giúp dì mua các vật liệu.

– Vậy hả dì!

Bảo Châu thốt lên rồi chẳng biết nói gì nữa, cô đang nghĩ đến Quốc Tâm.

Giờ này, chắc hẳn anh đang ngồi ở giảng đường đại học. Buổi trưa về ăn qua quít, anh bắt đầu chạy xe đến tối mịt.

Cô thấy mình nợ anh nhiều quá. Bỗng cô nói nhanh với dì Ngà:

– Dì chỉ cách cho con làm lồng đèn đi dì.

Dì Ngà bày các thứ ra, hướng dẫn Bảo Châu cách chuốt tre, dán giấy màu.

Dì bảo:

– Hôm nay chỉ hướng dẫn thôi, ngày mai hãy bắt đầu làm.

Nhưng Bảo Châu đã làm ngay. Cô theo dõi từng động tác của dì Ngà. Bàn tay dì thoăn thoắt và khéo léo khi cầm con dao nhỏ chuốt từng cọng tre. Trông dì Ngà chuốt mới thành thạo làm sao.

Tưởng dễ nhưng khi Bảo Châu bắt tay vào việc mới thấy khó ơi là khó.

Dì Ngà dặn dò:

– Dao bén, con hãy cẩn thận nghe.

– Dạ.

Bảo Châu cầm con dao lóng la lóng cóng.

Lần đầu tiên trong cuộc đời, cô mới làm công việc tỉ mỉ công phu này.

Bảo Châu thật căng thẳng khi phải chú ý con dao, chú ý cọng tre.

Tuy nhiên, cô tự nhủ vẫn phải cố gắng, chuốt tre không được thì còn làm gì nữa bây giờ.

Mỗi lần chuất được một cọng tre, Bảo Châu hớn hở như lập được một kỳ công.

Buổi trưa, ãn cơm xong, Bảo Châu tiếp tục chuốt tre. Con dao bén ngót loay hoay thế nào mà cô bị đứt tay, máu chảy nhiều. Bảo Châu không biết làm thế nào, chỉ nắm chặt ngón tay cho máu đừng chảy.

Bảo Châu muốn khóc ghê, nhưng rồi tự nhủ mình có phải con nít đầu mà đứt tay lại khóc.

Quốc Tâm đến, vui vẻ hỏi:

– Sao, làm lồng đèn được chưa Hằng?

Giấu ngón tay bị đứt ra sau, Bảo Châu đáp khẽ như muốn khóc:

– Em chuốt tre được rồi.

– Vậy à! Dì Ngà đâu rồi hả Hằng?

– Dì Ngà nghỉ trưa.

Thấy Bảo Châu đáp với vẻ thiếu tự nhiên, Quốc Tâm nhìn cô đăm đăm. Bàn tay trái cô cứ giấu phía sau.

Tinh ý, Quốc Tâm khẽ:

– Tay sao vậy Hằng? Bị đứt phải không?

Bảo Châu bối rối:

– Không có gì đâu anh.

Quốc Tâm nắm lấy tay Bảo Châu ân cần:

– Cô bị đứt tay đây này, còn giấu nữa.

Bảo Châu xấu hổ đỏ bừng mặt, máu nơi ngón tay bị đứt đang chảy nhiều.

Quốc Tâm nhanh nhẹn lấy bông băng, thuốc sát trùng ở nhà dì Ngà băng bó vết thương cho Bảo Châu.

Anh làm nhẹ nhàng cln thận như Bảo Châu là một em bé vậy.

Xong rồi, anh còn an ủi:

– Xong rồi, không đau đầu, ngày mai sẽ lành đấy.

Bảo Châu nhìn anh buồn buồn:

– Em thật vụng về, chẳng làm gì được cả.

Quốc Tâm bật cười trấn an cô:

– Từ từ sẽ quen và làm được thôi. Có ai ngay buổi đầu mà thành công đâu Hằng.

Bảo Châu nhăn mặt than thở:

– Anh đừng an ủi em! Em thấy mình thật tệ chưa làm gì đã đứt tay.

Quốc Tâm nhìn Bảo Châu pha trò:

– Cầm dao mà Nguyệt Hằng không đứt tay mới là lạ.

Bảo Châu phì cười:

– Thật khéo nói!

– Chứ còn gì nữa. Hằng đứt tay là chuyện thường, nếu không mới đáng lo đó.

– Em đang lo mà anh còn chọc.

– Lo gì hả?

Bảo Châu trầm giọng:

– Đứt tay sẽ không làm gì được.

Quốc Tâm tỉnh giọng:

– Hằng khỏi lo, ngày mai sẽ lành hẳn.

Bảo Châu hỏi lại:

– Anh đảm bảo chứ?

– Chắc chắn. Phải lành để Nguyệt Hằng làm việc chứ.

– Nghe anh nói mà em thấy hổ thẹn.

– Sao vậy?

– Em có làm được gì đâu.

Quốc Tâm nhìn cô nói với vẻ nghiêm túc:

– Hằng không tin là mình sẽ làm được lồng đèn hả?

Bảo Châu nhẹ giọng:

– Em không biết nữa.

– Phải tự tin chứ Hằng!

Bảo Châu nhìn xuống bàn tay trái, nơi ngón trỏ bị đứt được Quốc Tâm băng cẩn thận. Một cảm giác dịu êm len nhẹ vào lòng. Cô thấy bớt đau. Nhất định cô sẽ làm được lồng đèn để không phụ lòng Quốc Tâm. Phải tự tin như anh đã tin tưởng cô!

􀃋 􀃋 􀃋 Buổi chiều.

Quốc Tâm rủ Bảo Châu:

– Đi dạo phố cổ Hội An nghe, Nguyệt Hằng.

Bảo Châu mỉm cười hỏi lại:

– Tối nay, anh không chạy xe à?

Quốc Tâm đáp một cách thoải mái:

– Thỉnh thoảng cũng phải nghĩ ngơi, vui chơi giải trí chứ.

Bảo Châu hưởng ứng lời rủ của Quốc Tâm. Còn gì thú vị hơn dạo chơi phố cổ vào buổi chiều tà.

Từ hôm về đây đến nay, Bảo Châu chỉ mới một lần lang thang xin việc chứ chưa dịp đặt chân lên phố.

Hai ngưởi đi bộ bên nhau trên con đường Bạch Đằng nhìn ngắm sông Hoài.

Gió ngoài sông thổi mát rượi. Hội An xanh tươi quyến rũ và bình yên chi ạ.

Xa xa, những chiếc thuyền trôi bồng bềnh, những người ngư dân đi đánh cá trở về.

Cảnh chiều Hội An êm ả như một bức tranh.

Bảo Châu mải mê ngắm nhìn.

Đi bên cô, Quốc Tâm hào hứng thốt lên:

– Hôm nào rảnh, chúng ta sẽ ra biển cửa Đại vui chơi một ngày, tha hồ tắm biển.

Bảo Châu reo lên:

– Tắm biển nữa à? Thích quá nhỉ!

Rồi cô thú nhận:

– Em chưa bao giờ hình dung ra phố cổ Hội An đẹp và thơ mộng thế này. Có lẽ em sẽ ở Hội An luôn đó.

Quốc Tâm nhìn cô hỏi khẽ:

– Thật không?

– Thật chứ. Khi em thích điều gì là sẽ thực hiện ngay.

Câu đáp chắc nịch của Bảo Châu khiến Quốc Tâm đăm đăm nhìn cô. Anh cảm giác như Bảo Châu có cái gì đó thật lạ.

Thấy Quốc Tâm nhln mình không chớp, Bảo Châu hơi chột dạ. Vô tình, cô đã thốt lên câu nói thể hiện cá tính của mình.

Bảo Châu thích gì là làm ngay, bằng chứng là cô đột ngột rời bỏ Hollywoođ để bay về Việt Nam, vì muốn có cuộc sống yên ả.

Từ nhỏ, Bảo Chau quen cảnh được cưng nuông chiều, muốn gì được nấy.

Khi cô đòi về Việt Nam, cha không đồng ý, không biết có phải vì ông bận rộn không? ông bảo muốn du lịch về Việt Nam, để dịp khác.

Bảo Châu chẳng biết dịp khác là đến bao giờ. Thế là cô lén bay về Việt Nam, để bây giờ đơn thương độc mã đến Hội An chỉ có một mình.

Đột ngột, Bảo Châu hỏi Quốc Tâm – Anh không tin em ở luôn Hội An hả?

Không nghĩ ngợi, Quốc Tâm gật đầu đáp:

– Tôi sẽ tin như tin Nguyệt Hằng làm lồng đèn vậy?

Bảo Châu hớn hở khoe:

– Bây giờ thì em làm lồng đèn được rồi nghe!

– Vậy à!

– Em nhất định sẽ thành thạo.

Quốc Tâm ranh mãnh hỏi:

– Có còn bị đứt tay nữa không hả?

Bảo Châu phụng phịu:

– Cái anh này, người ta chi vụng về một lần thôi chứ.

Quồc Tâm vẫn hăm:

– Dao chuốt tre bén dữ lắm đó.

– Biết rồi.

– Biết rồi thì nhớ cẩn thận nghe Hằng!

Lời anh dặn dò sao mà êm ái đến lạ. Bảo Châu sẽ cố gắng thật nhiều để không bị dứt tay.

Bảo Châu cười gật nhẹ:

– Em sẽ cẩn thận!

Quốc Tâm nói vui:

– Nếu đứt đột xuất thì tôi không có mặt kịp thời đâu nghe.

Bảo Châu nhìn Quốc Tâm ra vẻ bí mật:

– Em vừa biết được tin này, quan trọng lắm.

Quốc Tâm tò mò:

– Tin gì hả?

– Anh không phải là tài xế xe ôm.

– Vậy tôi là gì hả?

– Anh là ...sinh viên mỹ thuật năm cuối, phải không nào?

Quốc Tâm hỏi lại:

– Dì Ngà nói với Hằng hả?

Quốc Tâm cười hỏi lại:

– Anh không phiền dì Ngà cho em biết bí mật chứ?

Quốc Tâm thản nhiên:

– Chẳng có gì bí mật cả. Tôi phải làm để sống và học tập chứ.

Bảo Châu nhìn Quốc Tâm tỏ vẻ Thám phục:

– Anh hay ghê! Vừa đi học vừa tự bươn chải.

– Hoàn cảnh phải như vậy.

Bỗng Bảo Châu nói với vẻ quan tâm:

– Sắp thi tốt nghiệp, anh hãy lo tập trung thời gian.

Quốc Tâm nhe răng cười:

– Nhưng tôi vẫn phải ăn để mà sống chứ.

Bảo Châu ỉm lặng thấy hổ thẹn vì không giúp được gì cho Quốc Tâm.

Phải chi cô không bị mất đồ thì hay biết mấy. Hoàn cảnh của cô bây giờ cũng như Quốc Tâm.

Mất tất cả, cũng may sợi dây chuyền bạch kim có mặt hồng ngọc của mẹ để lại, cô không có đeo mà gói cẩn thận giữ trong người nên còn.

Sợi dây chuyền bạch kim là kỷ vật của mẹ, Bảo Châu không bao giờ bán.

Giữ gìn nó, cô cảm giác như mẹ luôn ở bên cạnh.

Quốc Tâm nói tiếp với giọng pha trò:

– Hằng đừng khuyên tôi nghĩ chạy xe ôm nghe.

– Anh không nghỉ được hả?

– Nghề kiếm tiền nhanh nhất của tôi hiện giờ mà.

Bảo Châu buột miệng:

– Gặp những người khác như em, chắc anh lỗ vốn quá.

Quốc Tâm tỉnh rụi:

– Có vốn đâu mà sợ lỗ hả?

Bảo Châu tinh nghịch:

– Vậy là mất ...chén cơm!

– Tlường hợp đặc biệt, có mất cũng không sao.

– Anh cho là đặc biệt à?

– Chứ còn gì nữa?

Bảo Châu nhắc lại:

– Hôm nọ không gặp, anh chẳng biết em sẽ ra sao?

Quốc Tâm đùa đùa giọng:

– Chừng nào trời tối, Nguyệt Hằng mới thấy sao.

Bảo Châu lém lỉnh hỏi lại:

– Tối như bây giờ hả?

Quốc Tâm phì cười. Hai người quay trở lại con đường lúc nãy.

Phố cổ về đêm thật độc đáo, càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong những chiếc lồng đèn kiểu Trung Hoa, có đèn hình quả bí, quả nhót bằng tre, phủ những vuông lụa tơ Tằm đủ sắc màu treo ở đầu các hiên nhà.

Ôi! Những đèn lồng thật huyền ảo và không kém phần lãng mạn, ấm cúng thân thiện.

Như bị thôi miên, Bảo Châu say sưa ngắm nhìn những chiếc lồng đèn.

Quốc Tâm hóm hỉnh bông đùa:

– Sản phẩm của Nguyệt Hằng kìa?

Bảo Châu nói một cách hào hứng:

– Em mà làm nên những chiếc lồng đèn ấy thi đáng tự hào biết bao.

– Nguyệt Hàng đã làm nên rồi đó.

– Anh nói mà không sợ mọi người và dì Ngà kiện.

Quốc Tâm cười thật dịu dàng:

– Ai mà dám kiện. Nếu Nguyệt Hằng chưa hoàn thành nguyên sản phẩm, thì cũng đã góp công sức qua nhiều công đoạn.

Bảo Châu nói vui:

– Công đoạn cột dây.

– Rồi Hằng cũng sẽ có thương hiệu cho sản phẩm lồng đèn.

– Anh nghĩ em sẽ kinh doanh sản xuất lồng đèn hả?

– Biết đâu ...

Quốc Tâm buông gọn hai từ “biết đâu” một cách nhẹ tênh. Bảo Châu tưởng chừng như chính cô thốt lên. Phải! Biết đâu Bảo Châu sẽ kinh doanh như Quốc Tâm nói.

Bảo Châu hỏi với sự quan tâm:

– Có nhiều loạl lồng đèn lắm, phải không anh?

– Nhiều kiểu dáng và kích cỡ ở nhà hàng, khadch sạn, buổi tối, người ta treo những chiếc lồng đèn lớn có vẽ hoa văn, đẹp lắm!

Quốc Tâm say sưa kể về các loại lồng đên khiến Bảo Châu rất say mê. Cô hồn nhiên:

– Hôm nay, mình đến nhà hàng khách sạn xem lòng đèn lớn nghe anh!

– Buổi tối chứ!

Bị sửa lưng, Bảo Châu phụng phịu:

– Thì tối! Có ai đòi xem lồng đèn ban ngày đâu chứ.

Quốc Tâm giới thiệu:

– Buổi tối, Hằng sẽ thấy những chiếc lồng đèn thật huyền ảo diệu kỳ, trong nhà hàng khách sạn. Xưởng của dì Ngà chỉ làm những chiếc lồng đèn nhỏ, chỉ có mấy người phụ việc. Cơ sở của dì Ngà nếu khuếch trương, đầu tư mạnh hẳn sẽ phát triển.

Bảo Châu gật đầu tán thành lời của Quốc Tâm:

– Nghe anh nói là em rất thích những chiếc lồng đèn ấy rồi.

Quốc Tâm cười bảo:

– Còn gì vui khi chính tay mình làm những chiếc lồng đèn ấy phải không?

– Em thì biết đến bao giờ mới thành thạo như dì Ngà chứ.

– Dì Ngà là nghề cha truyền con nối đấy.

– Sao dì Ngà không phát triển cơ sở mạnh lên hả anh?

– Dì không có điều kiện. Nhưng hiện tại dì làm đủ bỏ cho các nơi bán hàng.

Quốc Tâm trả lời rồi trêu Bảo Châu:

– Coi bộ Hằng quan tâm đến nghề làm lồng đèn rồi đây.

– Em thấy đây là việc làm có ý nghĩa.

– Đúng rồi! Làm lồng đèn rất có ý nghĩa. Biết đâu một ngày gần đây, Nguyệt Hằng sẽ là bà giám đốc công ty chuyên sản xuất lồng đèn.

Bảo Châu lắc đầu:

– Anh nói chi chuyện xa vời, chẳng thực tế chút nào.

Quốc Tâm mỉm cười nhìn cô đầy ý nghĩa:

– Vậy nói chuyện gần nhá.

– Chuyện gì hả?

– Chúng ta vào quán uống chút gì nghe Hằng.

Bảo Châu gật đầu. Hai người cùng vào một quán cà phê nhỏ ven đường.

Những chiếc lồng đèn lấp lánh trước hiên quán mang vẻ đẹp lãng mạn, huyền ảo. Chính những chiếc lồng đên đủ màu sắc thu hút khách vào đây.

Không gian trữ tình phù hợp cho những đôi tình nhân bên nhau tâm sự.

Bảo Châu chợt thẹn thùng bối rối. Tự nhiên đi với Quốc Tâm vào đây. Có phải cô với anh cũng là một đôi tình nhân bên nhau tình tứ.

– Hằng uống sữa nghé?

Hai má phồng lên, Bảo Châu nhìn Quốc Tâm phản đối:

– Anh làm như em là con nít vậy, bắt uống sữa.

Quốc Tâm nhe răng cười:

– Không chịu uống sữa à?

Bảo Châu hỏi lại:

– Uống cà phê có sao đâu hả?

– Cà phê đắng lắm!

– Nhưng cà phê rất thơm, hương thơm thật quyến rũ.

Thật tự nhiên, Bảo Châu đối đáp với Quốc Tâm, rồi cô còn buông một cầu đầy ý nghĩa:

– Khi mình thích thì vị đắng cũng hóa ngọt ngào.

Quốc Tâm nhìn Bảo Châu, cách nón chuyện của cô khiến anh có cảm giác cô không tầm thường đơn giản, mà có cái gì đó là lạ. Và cái điều lạ kỳ đó làm cho anh luôn muốn khám phá.

Quốc Tâm gọi hai ly cà phê. Một bài hát vang lên. Quốc Tâm ngồi ngả người ra ghế, lắng nghe giọng người ca sĩ trầm ấm, ngọt ngào:

“Chiều Hội An Phố cổ rêu phong Chùa Cầu cho ai trầm mặc Cho ta bên người Tình tự Chuyện trăm năm Ngõ Phố ai qua Một thời mơ ước Gió sông Hoài Bối rối tóc em bay Về Hội An Nhắn nhủ sông Hoài Sông nhớ ai Để ta mãi nhớ người ...”.

Bài tình ca lãng mạn xao động con tim bao đôi lứa yêu nhau.

Hội An ơi! Sông Hoài ơi! Nói hộ ta lời thương chưa ngỏ.

Bảo Châu cũng đang đắm hồn trong bài hát tình tự Hội An.

Bài hát của ai mà dễ thương đến lạ!

Quay nhìn sang Quốc Tâm, Bảo Châu nêu lời nhận xét.

– Bài hát hay quá anh nhỉ! Em chắc chắn nhạc sĩ là người ở Hội An.

Nguyệt Hằng nghĩ vậy à.

Bảo Châu gật đầu và nhận xét tiếp:

– Phải là người Hội An, mới cảm nhận mới bày tỏ tình cảm tinh tế và đằm thắm đến vậy.

Quốc Tâm nhìn Bảo Châu, nói với vẻ thích thú:

– Nguyệt Hằng nhận xét cũng tinh tế không kém.

– Em chỉ là người thưởng thức thôi.

– Thưởng thức kiêm nhận xét.

Bảo Châu cười khúc khích:

– Nhận xét mà không chính xác, chắc bị nhạc sĩ cấm nghe:

Quốc Tâm nói một cách vui vẻ:

– Tôi mà làm nhạc sĩ, tôi sẽ mời Nguyệt Hằng nghe mãi và nhờ thẩm định nữa đó.

Bảo Châu lắc đầu nguầy nguậy:

Hổng dám đâu!

– Dám đại đi!

– Dám uống cà phê hà?

Bảo Châu trả lời với vẻ tinh nghịch khi hai ly cà phê vừa được người phục vụ mang ra đặt trên bàn.

Khuấy ly cà phê Quốc Tâm ân cần:

– Mời Hằng thưởng thức cà phê của phố cổ sông Hoài:

– Cứ như là anh đang quảng cáo sản phẩm của quê nhà vậy.

BảoChâu thú vị bưng ly cà phê đặc sánh nhắp từng ngụm. Hương thơm lan tỏa, vị ngọt đắng hòa quyện, tạo cho cô một cảm giác dễ chịu.

Quốc Tâm cũng bưng ly cà phê lên thưởng thức rồi nheo mắt nhìn Bảo Châu:

– Có đúng như lời tôi quảng cáo không hả?

– Hơn thế nữa!

– Vậy à!

– Tức là anh quảng cáo chưa đạt.

Quốc Tâm nói một cách hài hước:

– Thôi, đành quảng cáo sản phẩm khác vậy.

– Sản phẩm gì hả?

– Lồng đèn!

Những chiếc lồng đèn lung linh lại hiện ra trước mắt Bảo Châu.

Và đêm ấy trở về nhà dì Ngà, Cô đã nằm mơ, một giấc mơ lãng mạn đẹp đẽ, khi cô lạc giữa rừng lồng đèn lung linh rực rỡ, sắc màu.

􀃋 􀃋 􀃋 Buổi Sáng.

Quốc Tâm vừa phóng vào cổng trường đã bị hai cô bạn cùng lớp là Ngân Hảo và Trinh Lan chặn lại.

Giọng Ngân Hảo lảnh lót phỏng vấn:

– Anh Tâm, chiều tối qua đi đâu mà Hảo đến nhà trọ không gặp hả?

Quốc Tâm thản nhiên:

– Làm việc chứ đi đâu.

Ngân Hảo nguýt mắt:

– Xí! Tối rồi mà làm việc gì hả?

– Tối có công việc của buổi tối, Trinh Lan chen vô:

– Nghe anh nói, nghi quá!

Quốc Tâm cười cười:

– Nghi gì hả?

Trinh Lan tinh bơ:

– Công việc buổi tối là hẹn hò đi chơi với bồ chứ gì?

Ngân Hảo nhìn Quốc Tâm bồn chồn hỏi:

– Anh Tâm đi chơi với bồ thật hả?

Quốc Tâm nói với vẻ lấp lửng:

– Tôi có đi chơi với bồ cũng là chuyện của cả nhân.

Trinh Lan châm chọc:

– Vậy là anh Tâm thừa nhận rồi đó Hảo.

Ngân Hảo bực dọc:

– Anh đi chơi với ai vậy hả?

Không trả lời mà Quốc Tâm hỏi lại:

– Hảo tìm tôi có việc gì không?

Ngân Hảo nhanh nhảu:

– Hảo định nhờ anh xem hộ mấy bức vẽ.

Quốc Tâm tỉnh bơ:

– Tôi có phải là thầy bộ môn đâu mà thẩm định cho Hảo.

Ngân Hảo hậm hực:

– Anh xem cho người khác được hả?

– Tôi chưa có xem cho ai cả, ngoài tôi.

– Hảo thấy anh vẽ đẹp, được thầy khen nên mới nhờ anh.

– Hảo hãy đưa cho thầy xem, chứ đưa tôi làm gì.

Trinh Lan xen vô:

– Anh đúng là không tế nhị mà cũng chẳng tâm lý gì cả. Ngân Hảo đưa anh xem là muốn cho anh hoàn chỉnh luôn giùm đấy.

Quốc Tâm thản nhiên:

– Không dám hoàn chỉnh đâu. Rủi tôi chê thì sao?

– Chê thì anh vẽ lại cho Hảo!

Không ngờ thần khẩu hại xác phàm. Quốc Tâm nhìn Ngân Hảo phân trần.

– - Tôi mà vẽ cho Hảo là thầy biết ngay đó.

Ngân Hảo tỉnh bơ:

– Có sao đâu hả?

– Thầy cho Hảo không điểm.

– Hảo sẽ lấy điểm của anh Tâm.

– Không được! Của ai nấy giữ. Tôi có cho Hảo đâu.

Trinh Lan láu táu:

– Không cho điểm, anh sẽ cho Hảo thứ khác chứ gì?

Quốc Tâm kêu lên:

– Tôi chẳng có thứ gì cho ai cả.

Ngân Hảo phàn nàn:

Không cho ai gì cả, sao anh ích kỷ quá vậy hả?

Quốc Tâm nhìn thẳng Ngân Hảo:

– Không cho là ích kỷ à?

– Chứ còn gì nữa?

– Tôi không nghĩ như vậy.

– Anh ích kỷ mới không cho, không nghĩ đến ai.

Trinh Lan nhận xét:

– Chắc là anh Tâm cho và nghĩ đến ai rồi đó Hảo.

Ngân Hảo ấm ức:

– Có phải vậy không hả, anh Tâm?

Bỗng dưng bị hai cô bạn chất vấn lung tung, Quốc Tâm thấy phiền phức quá đỗi, Anh nói nhanh:

– Tôi vào trước nghe.

Ngân Hảo chặn lại:

– Anh chưa vào được đâu!

– Sao hả?

Ngân Hảo bướng binh:

– Anh chưa nói rõ, tối qua anh đi chơi với ai?

Quốc Tâm nhăn mặt:

– Tôi đâu có nhiệm vụ phải khai báo.

Trinh Lan xen vào phê phán:

– Anh Tâm thật vô tình, đáng trách.

– Sao hả?

– Nhỏ Hảo hỏi vậy là quan Tâm đến anh. Anh có nhiệm vụ phải giải đáp thắc mắc.

– Trời đất?

Vừa lúc đó, tên bạn Sĩ Kha đi tới, cười hỏi:

– Gì mà kêu trời dữ vậy, Tâm?

Quốc Tâm hạ giọng:

– Kêu trời mới thấu.

– Trời ở xa lắm, có thấu đâu.

Quốc Tâm nháy mắt với Sĩ Kha:

– Trời không thấu thì mày thấu.

Sĩ Kha bật hỏi:

– Cái gì đây, thằng quỷ?

Quốc Tâm nói gọn hơ:

– Mày hạy thẩm định bức vẽ của Ngân Hảo đi, rồi vẽ lại giùm cho cô ấy.

– Cái gì?

Sĩ Kha kêu lên, còn Quốc Tâm nói xong thì vọt ngay.

Anh thừa biết Sĩ Kha rất thích Ngân Hảo. Sĩ Kha là cậu ấm con nhà giàu, chơi nhiều hơn học, thỉnh thoáng mới đến lớp.

Và khi vào lớp, chỉ là để gặp Ngân Hảo rủ Hảo đi chơi. Hảo cũng con nhà khá giả nên không màng đến sự giàu có của Sĩ Kha Ngân Hảo thích vẻ phong trần của Quốc Tâm, nhưng Quốc Tâm thì luôn tránh xa các cô gái con nhà giàu kiêu kỳ. Đối với anh, bọn con gái nhà quý tộc khó mà gần gũi, dù họ có muốn tiếp xúc thì anh cũng né tránh.

Mỗi buổi đến lớp học, Quốc Tâm rất nghiêm túc. Tan học là anh phóng xe về, ăn cơm rồi rong ruổi trên đường phố đón khách kiếm tiền. Tối về phải lo tranh thủ bài vở.

Cuộc sống của Quốc Tâm khá tất bật, nhưng anh đã biết sắp xếp đâu vào đấy.

Sắp thi tốt nghiệp rồi, những ngày tháng tới phải miệt mài.

Quốc Tâm nhủ lòng chỉ đến nhà dì Ngà khi thật sự cần thiết. Nhưng rồi bước chân vẫn đến như ở đó có cái gì cuốn hút.