Tập 1
Trong căn biệt thự của ông Khang Liêm tại Vũng Tàu, điện thoại reo liên tục: Reng…! Reng…! Reng…! Vú Thơm đang rửa dưa cà chuẩn bị bữa ăn sáng phải bỏ dở chạy lên tiếp máy: − Alô! Tôi là Uyển Hân! − Cô hỏi ai? − Anh Khang Tú! − Khang Tú đi vắng rồi. − Ông Khang Liêm ông nội của Khang Tú khoẻ không vú! − Khoẻ! Vú Thơm đáp nhanh vì sợ đầu dây bên kia, Uyển Hân sẽ hỏi lằng nhằng thêm nữa! Ông Khang Liêm nội Khang Tú ngày xưa là vua xe đạp leo núi rất nổi tiếng. Ông đã bị té chấn thương cột sống hiện đang bị cơn cao huyết áp và truỵ tim khá nặng. Ông phải ngồi xe lăn có bác sĩ điều trị tại nhà. Uyển Hân cúp máy, vú Thơm lo tiếp tucï chiên cá, ram thịt. Bỗng một hồi chuông nữa vang lên: Reng… reng…! Reng…! − Alô! Đông Nguyên từ Hàn Quốc gọi cho Khang Tú đây… − Cậu Đông Nguyên hả? Khang Tú đi vắng rồi! − Vú cho con số điện thoại di động mới của Khang Tú đi! − Cậu ấy đổi số mới liên tục, tôi không biết! − Thôi được, con sẽ gọi lại sao! Đông Nguyên vừa cúp máy thì đến bác sĩ Tường Khải - người trực tiếp điều trị cho ông Khang Liêm đang ở trên lầu cũng gọi điện xuống. Vú Thơm muốn điên cái đầu: − Alô, có phải Tử Mai đó không? − Tử Mai không có đây. − Vú bảo Tử Mai lên lầu gấp, ông nội cổ cần gặp. − Để… tôi đi gọi cô ấy. Vú Thơm bỏ máy đi kiếm Tử Mai: − Tử Mai ơi! Tử Mai! Mới thấy Tử Mai tập thể dục trước sân giờ đã biến mất. Cô chủ nhỏ này như con thoi vậy. Xẹt qua, xẹt lại rồi mất tiêu… Vú Thơm lại gọi lần nữa: − Tử Mai, ông nội gọi! Cô chủ có nghe hay không, vú Thơm cũng phải trở vào nhà. Ba cú điện thoại dồn dập suýt làm khét chảo cá chiên của vú Thơm. Reng…! Reng…! Reng…! Trời ơi sao mà gọi mãi thế? Tắt được chiếc điện thoại vú Thơm cũng tắt quách cho xong. − Alô! Vú nhắn với Khang Tú, Đông Nguyên ở Hàn Quốc sẽ bay sang Việt Nam vào tuần sau. − Được rồi! Tôi sẽ nhắn lại. − Vú gọi cô Tử Mai giùm, tôi cần gặp cô ấy. − Cậu chờ máy nhé, tôi sẽ đi tìm cô ấy! Vú Thơm bỏ máy chạy quanh trước sân tìm Tử Mai. Chẳng thấy đâu. Vú lại trở vào nhà. Chắc cô chủ ở trong phòng? Cửa phòng của Tử Mai chỉ khép hờ, vú Thơm vội gõ cửa: − Cô Tử Mai ơi! − Vú vào đi! Tử Mai đang quanh quần chơi đùa cùng mười hai chú búp bê ngộ nghĩnh - món quà mà Đông Nguyên đã tặng cô khi còn ở Hàn Quốc. Cô rất yêu quí các chú búp bê này. Vú Thơm thông báo: − Có điện thoại của cậu Đông Nguyên cần gặp con đó Tử Mai. Tử Mai mừng rỡ reo to: − Ồ thế hả vú? Con sẽ ra ngay! Hất các chú búp bê qua một bên, Tử Mai phóng như mũi tên bay ra phòng khách. Cầm ống nghe lên, Tử Mai nói nhanh: − Alô! Tử Mai đây. Đầu dây bên kia Đông Nguyên đã cúp máy. Tử Mai giận dỗi phàn nàn vú Thơm: − Có ai gọi cho con đâu? − Cậu Đông Nguyên đấy! Vú bảo cậu ấy chờ máy vậy mà… Tử Mai phụng phịu: − Anh ấy đã cúp rồi. hứ! Đáng ghét! Nói rồi Tử Mai bỏ máy cái cụp bước ra ngoài. Vú Thơm hỏi khẽ: − Đi đâu đó con. Ăn sáng đã. Tử Mai ngúng nguẩy một cách tức tối: − Con chẳng ăn! Vú Thơm cố thuyết phục. − Có món cơm tấm bì chả con rất thích. − Không thèm! Thế là Tử Mai giận dỗi không thèm ăn sáng. Cô lấy chiếc xe leo núi của Khang Tú chạy thẳng về phía ngọn đồi cạnh nhà. Vú Thơm lắc đầu chào thua cô chủ nhỏ, tính tình ngang bướng giống con trai và cũng trẻ con không chịu được. Tử Mai và anh trai Khang Tú vừa cùng ông nội rời Hàn Quốc về Việt Nam lập nghiệp. Vú Thơm đã chăm sóc hai anh em Tử Mai từ lúc lọt lòng. Ba mẹ đã mất, hai anh em càng gắn bó với Vú. Họ ở đâu thì vú ở đó!Truyền hình trực tiếp cuộc đua xe đạp leo núi trên đèo Ngoạn Mục từ Đà Lạt sang Nha Trang. Tử Mai cùng Út Mén, cháu vú Thơm đang hò hét theo dõi Khang Tú dự thi cùng các “cua rơ” ở khu vực Đông Nam Á. Các vận động viên trẻ khoẻ hào hứng trên yên xe đạp. Những chiếc xe đạp chạy băng băng như con tuấn mã lướt nhẹ trên đường. Giọng bình luận viên sôi nổi, truyền cảm. Út Mén hét lên khi thấy một chiếc xe đạp leo lên phía trước. − Xe anh Khang Tú về trước! − Phải không? − Em chắc mà! Vừa nói, Út Mén vừa bóc miếng mức khóm nhai nhóp nhép. Út Mén là một cô bé tròn trĩnh như hột mít. Tên Mén mà chẳng Mén chút nào. Thân hình phì nhiêu dư thịt thà. Út Mén rất sợ mập. Lúc nào cũng oang oáng cái miệng là phải ăn kiềm chế, phải tập thể dục để được thon thả như Tử Mai. Nhưng có kiêng được đâu. Mắt vừa dán trên màn hình xem đua xe đạp leo núi thì bàn tay cũng lia lịa nhón những miếng mứt trái cây nhai không ngừng nghỉ. Thấy dĩa mứt vơi gần hết Tử Mai châm chọc: − Mi bảo ăn kiêng mà xơi gần hết dĩa mứt rồi. Út Mén đổ thừa: − Có chị ăn nữa chứ bộ. − Xí, ta có ăn mứt đâu, chỉ trái cây thôi. Út Mén buông câu tỉnh rụi. − Bởi chị không ăn nên em phải ăn cho kỳ hết. Tử Mai vặn lại: − Có ai bắt buộc mi ăn đâu. − Không ai bắt buộc nhưng nếu em ăn không hết cất vào tủ bà dì Thơm cằn nhằn. Tử Mai tặc lưỡi: − Ai biểu mi tham lấy nhiều. Cho một miếng mứt dâu vào miệng, Út Mén cười tỉnh. − Lấy ít đâu đủ ăn. Tử Mai phê phán: − Nói ăn kiêng mà cái miệng cứ nhai đồ ngọt. Út Mén cười hì hì: − Em không muốn nhai nhưng cái miệng vẫn cứ đòi. Tử Mai đe doạ: − Hột mít ơi, mi sắp trở thành hột sầu riêng rồi. − Hột sầu riêng cũng chả sợ. − Vậy mi sợ hột gì? Coi chừng thành cái thùng biết đi rồi kìa. Lời hăm he của Tử Mai chẳng có tác dụng gì cả Út Mén cứ thoải mái nhâm nhi hết dĩa mứt trái cây và thản nhiên lý sự: − Dĩa mứt có chút xíu em mới ăn hết chứ đâu dám vơ cả nồi cơm to đâu. Tử Mai cười rúc rích: − Mi mà ăn hết nồi cơm to thì sẽ biến thành ông khổng lồ. Hi! Hi! Út Mén rụt cổ: − Chị nói làm em phát sợ. − Mi mà cũng sợ sao hột sầu riêng. Trên màn hình, các vận động viên vần điều khiển con tuấn mã của mình vượt dặm đường đèo dài xa tít. Út Mén la lên cổ vũ: − Áo vàng về đích… cố lên! − Áo đỏ về đích! − Coi chừng cua tơ xanh qua mặt. Tử Mai nhăn mặt phản đối. − Mi ba phải quá đi! Ai mi cũng bảo về đích. Út Mén nhe răng cười. − Em động viên cho họ có tinh thần và chạy nhanh về đích. − Ai cũng về đích thì đâu có giải. Mi không có lập trường gì cả. Út Mén nghiêng đầu nhìn Tử Mai rồi ngó vào màn hình hét to: − Anh Khang Tú về đích! Cố lên! − Có lên anh Khang Tú. Leo lên đỉnh đi! Tử Mai buông giọng thản nhiên. − Không cần mi cổ vũ anh Khang Tú cũng leo lên đến đỉnh đèo trước nhất. Chẳng quan tâm đến lời chế giễu của Tử Mai, Út Mén vẫn vỗ tay cổ vũ: − Lên đỉnh nhanh lên đi anh Khang Tú! − Vua leo núi là danh hiệu dành cho anh Khang Tú rồi, mi khỏi lo. − Cố lên anh Khang Tú, đừng để áo vàng qua mặt nghe! Đoàn đua vẫn chạy ào ạt, dòng xe lướt băng băng trên đỉnh đèo. Tử Mai thật hào hứng dõi theo, cùng lời hò réo của bình luận viên bên trong, của Út Mén bên ngoài. Bất chợt trên đường đua có mưa to và gió thổi mạnh. Út Mén kêu lên: − Ối trời mưa! Mưa to rồi! Tử Mai bình tĩnh hơn. − Mi đừng có quýnh lên như thế! Nhưng Út Mén càng quýnh lên. − Làm sao hả chị Tử Mai? Tử Mai bông đùa: − Mi lấy dù che cho họ. Út Mén làu bàu trong miệng: − Người ta lo mà chị cứ thản nhiên. Tử Mai khẽ hỏi: − Mi lo có được gì không? Trời vẫn mưa. Đoàn vận động viên vẫn lao vút đi… Khang Tú là người leo lên đỉnh đèo trước nhất. Tiếng vỗ tay của Tử Mai và Út Mén muốn vỡ tung căn phòng ra. − Anh Khang Tú leo lên đỉnh đèo rồi. Tuyệt quá! − Anh Khang Tú về nhất! Út Mén nhìn Tử Mai cười đắc ý: − Chị thấy chưa em nói anh Khang Tú về nhất mà! Tử Mai nhe răng cười thật tươi. − Ta còn biết chắc hơn mi nữa kìa. − Xí! Em theo dõi cuộc đua từ đầu đến cuối mà không biết à? Tử Mai khẳng định: − Anh Khang Tú là cháu nội của vua leo núi thì cũng phải đạt thành tích như ông nội theo. Hai cô gái hào hứng bình luận mãi không thôi. Bình luận sôi nổi hơn cả bình luận viên nhưng chỉ bình luận về Khang Tú. Đột ngột chiếc xe đạp của Khang Tú đứt thắng và đổ ập xuống vách núi… Các bác sĩ của đoàn đua gần năm phút sau mới đến kịp cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán Khang Tú bị chấn thương ở đầu và cột sống. Tử Mai hét lên một tiếng kinh hoàng và chết sững trước màn hình. Còn Út Mén thì ôm mặt khóc ré lên: − Trời ơi! Anh Khang Tú… Đang ngồi xe lăn tỉa mấy chậu hoa kiểng, nghe tiếng thét của hai cô gái vọng ra, ông Khang Liêm vội đẩy xe vào nhà. − Có chuyện gì mà con hét lớn quá vậy Tử Mai? Tử Mai vội giả lả với ông nội. − Không có gì đâu nội. Ông Khang Liêm phàn nàn: − Không có gì mà hét muốn bể nhà. Ông ở ngoài sân cũng nghe thấy. Tử Mai cúi mặt cố giấu ông sự lo lắng, và giải thích: − Tại theo dõi cuộc đua hào hứng quá nên con với Út Mén hét lên đó mà. Ông Khang Liêm vỗ đầu Tử Mai trách yêu: − con gái mà cũng la hét lớn như con trai. − Con gái không la hét sao nội? Tiếng Tử Mai vừa dứt không ngờ người xướng ngôn viên trực tiếp truyền hình xúc động thông báo vận động viên xe đạp leo núi Lê Khang Tú bị nạn vì xe đứt thắng trên đường đua, hiện đang cấp cứu ở bệnh viện Nha Trang khoa chấn thương… Ông Khang Liêm nhìn vào màn hình muốn nổ con mắt như để kiếm tìm Khang Tú. Hai tai ông lùng bùng nghĩ đến Khang Tú sẽ tàn phế như ông, bất chợt ông rùng mình hét lên. − Trời ơi Khang Tú chết mất! Và ông ngất xỉu: Tử Mai thảng thốt kêu lên: − Ông nội ơi ông nội! Cô muốn xỉu theo ông, lại cuống cuồng lo sợ cho ông, cho Khang Tú. Út Mén kêu khóc lu loa. − Ông ơi, tỉnh lại đi ông! Dì Thơm ơi! Vú Thơm chạy lên, bác sĩ Tưởng Khải trên lầu cũng chạy xuống. Mọi người hối hả lo cấp cứu ông Khang Liêm… Vừa lúc đó chú Khang Bình - chú út của Tử Mai ở bên Nhật mới về đến. Tử Mai khóc ngất bên chú Khang Bình. − Chú Út ơi, anh Khang Tú bị tai nạn, ông nội ngã bệnh nặng thế này. Chú Khang Bình tỏ ra điềm tĩnh: − Bệnh tình của ông nội để bác sĩ Tưởng Khải xem thế nào. Bác sĩ đã chữa trị và theo sát tình trạng của nội. Có cần đi bệnh viện thì con theo bác sĩ. Tử Mai vẫn khóc rấm rứt: − Con rối rắm quá, may mà có chú về kịp. Chú Khang Bình phóng lên lầu một lúc rồi trở xuống nói với Tử Mai. − Tình trạng ông nội tạm ổn. Con phải giấu nhẹm chuyện Khang Tú bị tai nạn với ông nội. Tử Mai kể khổ: − Lúc nãy ông nội nghe đài truyền hình thông báo nên mới xỉu. Chú Khang Bình dặn dò: − Nội khoẻ dậy có hỏi thì con cứ bảo Khang Tú, không sao bị xây xát nhẹ đã khỏi. − Vâng! − Con ở nhà cùng vú Thơm lo cho ông nội. Chú phải bay ra Nha Trăng đưa Khang Tú sang Nhật chữa trị. Tử Mai khóc nức nở: − Con không ra Nha Trang được, tình hình anh Khang Tú thế nào, chú điện cho con biết nghe. − Ừ được rồi! Chú Khang Bình trả lời rồi dặn tiếp: − Con hãy gọi điện ngay cho giới thông tin abó chí thể dục thể thao bảo họ ngưng đưa tin về vụ việc tai nạn của Khang Tú. Nếu không ông nội sẽ trở bệnh nặng mà chết. Tử Mai gật đầu liên tiếp. − Dạ con biết! Con sẽ gọi điện gấp cho họ. Cả nhà sợ ông Khang Liêm bị tổn thương. Ngày xưa ông là vua xe đạp leo núi nổi tiếng. Ông đã được nhiều giải thưởng. Tiếng tăm, tên tuổi vinh hoa, ông đã hưởng. Rồi tai nạn xảy ra niềm vui đua xe đạp không còn nữa. Còn bên ông là chiếc xe lăn. Ông Khang Liêm đặt bao kỳ vọng vào cháu nội Khang Tú. Thế mà Khang Tú lại bị tai nạn. Điều này sẽ làm ông hụt hẫng đớn đau. Ông Khang Bình phân tích cho cô cháu gái biết mọi chuyện. Tử Mai gật đầu làm theo lời chú Út dặn. Cô quay số điện thoại đến các phóng viên thể thao ở báo đài nhờ giúp đỡ, thôi đưa tin việc Khang Tú bị tai nạn. Công việc đã xong, chợt điện thoại lại reo vang. Ông Thái Lăng huấn luyện viênt trưởng của Khang Tú thông báo Khang Tú bị hôn mê người nhà ra Nha Trang gấp. Chú Khang Bình nói nhanh. − Chú đi ngay, con ở nhà chăm lo cho ông nội chu đáo. Tử Mai giọt vắn giọt dài đáp. − Vâng! Còn chú hãy lo cho anh Khang Tú, con chờ tin chú! Chú Khang Bình vội bay ra Nha Trang trong nỗi lo âu của mọi người. Gia đình đơn chiếc quá, lại gặp tai nạn dồn dập, Tử Mai hoang mang như kẻ mất hồn. Ba ngày nay bác sĩ Tưởng Khải túc trực bên giường bệnh của ông Khang Liêm. Ông bỏ cả ăn uống phải truyền dịch. Thấy tay chằng chịt dây chuyền nước biển, ông Khang Liêm hét lên: − Bứt dây ra để cho tôi đi gặp Khang Tú. Tử Mai và vú Thơm luôn kề cận an ủi và chăm lo cho ông! − Ông ơi, ông hãy khoẻ đi rồi gặp anh Khang Tú! Ông Khang Liêm nằng nặc: − Hãy để ông gặp Khang Tú ngay! − Anh ấy sẽ về mà ông. − Rồi ông sẽ gặp cậu Khang Tú. Ông hãy lo tĩnh dưỡng đi. Ông Khang Liêm khổ sở kêu lên: − Mấy người đừng có gạt tôi. Đưa tôi đi gặp Khang Tú ngay! Tử Mai gọi điện cho chú Khang Bình hỏi tình hình Khang Tú rồi bảo chú gọi về cho ông nội. Chú Khang Bình gọi điện về nói dối là ba ngày nữa Khang Tú sẽ về. Ông Khang Liêm chờ đợi. Bệnh tăng huyết áp cao quá cùng với chứng tiểu đường làm hai mắt ông Khang Liêm hơi loà, không thấy rõ. Thế nhưng ông một mực đòi gặp cậu cháu nội đích tôn Khang Tú. − Khang Tú về chưa? − Nó vẫn chưa về à? Giọng ông run run gọi Tư? − Tử Mai đâu, đưa ông nội đi gặp Khang Tú! Tử Mai ứa nước mắt, muốn trốn ông chứ không dám cho gặp mặt. Bối rối, Tử Mai đáp khẽ. − Anh Khang Tú sắp về rồi. Ông ráng chờ đi ông! Ông Khang Liêm mệt mỏi gắt lên: − Chờ lâu quá vậy? Nó đi đâu đưa nó về đây! Vú Thơm nấu súp cố ép ông ăn. − Ông ăn súp cho khoẻ để đón cậu Khang Tú về. Ông Khang Liêm cất giọng thều thào: − Tôi không ăn gì cả… hãy dẹp đi! Mọi người nhìn nhau lo lắng, ông Khang Liêm lại bảo: − Khang Tú không về thì đưa tôi đi gặp nó ngay. Tử Mai lấy xe lăn ra đây…! Một tuần lễ trôi qua, vú Thơm và Tử Mai cứ hẹn lần hẹn lựa mãi mỗi khi ông Khang Liêm hỏi về Khang Tú. Bác sĩ Tưởng Khải tự tin trong chữa trị nhưng cũng xuống tinh thần ông Khang Liêm khi ngủ thì thôi. Lúc tỉnh dậy cứ gào khóc đòi gặp cháu nội rất là thương tâm. Bác sĩ Tưởng Khải thở dài: − Bệnh của ông cụ không trầm trọng, nhưng vì tinh thần sa sút tâm trạng không ổn nên khó chữa trị. Vú Thơm buột miệng hỏi: − Phải làm sao cho tinh thần ông được vui tươi yên ổn đây? − Hy vọng cậu Khang Tú sớm bình phục trở về. Bác sĩ Tưởng Khải nói thế mà vẫn luôn túc trực bên cạnh chăm sóc cho ông từng chút. Thật bất ngờ hơn bảy giờ tối, chuông cổng reo vang, vú Thơm lật đật chạy ra mở cổng. Vú Thơm trố mắt nhìn người đối diện. − Ồ cậu Khang Tú! Khang Tú đã trở về với một cánh tay bó bột và băng quấn quanh đầu trắng toát bít hơn nữa khuôn mặt. Vú Thơm mừng rỡ chạy lao vào phòng báo tin cho ông Khang Liêm. − Ông ơi, cậu Khang Tú về! Ông Khang Liêm ngồi bật dậy. − Đâu! Đâu! Khang Tú nhào đến bên ông: − Ông nội ơi! Con về đây, ông khoẻ không! Như có một sức mạnh ông Khang Liêm giơ tay nhào về phía Khang Tú: − Ông khoẻ, con không sao chứ? Khang Tú nói cho ông nội yên tâm: − Con không sao. Chỉ bị xây xát nhẹ thôi ông. Hai ông cháu ôm nhau khóc nghẹn ngào. Ông Khang Liêm lắc lắc tay Khang Tú: − Con không sao thật chứ? Nội lo cho con quá! Vung cánh tay không bị thương lên cho ông nội thấy Khang Tú pha trò: − Con trẻ khoẻ, không sao đâu nội? − Còn đau không con? − Con sẽ hết đau ngay! Gặp cháu nội, thấy cháu nội không bị thương trầm trọng, ông Khang Liêm mừng rỡ, vui vẻ, khoẻ khoắn như vừa được chích thuốc hồi sinh. − Con không sao là ông nội mừng lắm! Khang Tú gật đầu: − Con sẽ về đây với ông nội! Ông nội đừng lo gì cả. Ông Khang Liêm lập cập: − Ừ! Ừ! Ông nội sẽ không lo! Khang Tú nhẹ nhàng bảo: − Ông nội hãy uống thuốc! Đừng để bác sĩ và vú Thơm lo lắng. Ông Khang Liêm lại run run: − Ừ ông khoẻ! Đừng ai lo! Vú Thơm lại nhắc nhở: − Ông khoẻ thì ông hãy uống sữa, ăn súp nhé! Tôi bưng lên cho ông mà ông cứ lo hoài. Ông Khang Liêm vui vẻ: − Đem sữa đây tôi uống! Có cháu nội tôi về rồi! Vú Thơm lật đật pha ly sữa mang lại cho ông Khang Liêm. Bác sĩ Tưởng Khải đỡ lấy, bưng đưa cho ông Khang Liêm uống từng ngụm. Trông ông có vẻ phấn chấn lạ thường. Nhìn cảnh hai ông cháu gặp nhau rất vui tươi mừng rỡ, bác sĩ Tưởng Khải thật sự xúc động. Ông yên tâm về bệnh tình của ông Khang Liêm. − Bây giờ tôi có thể về được rồi chứ? Khang Tú gật nhẹ: − Vâng! Bác sĩ về! Bác sĩ Tưởng Khải dặn dò: − Ngày mai tôi sẽ đến thăm bệnh cho ông. Có việc gì đột xuất vú Thơm cứ điện cho tôi. Bác sĩ Tưởng Khải ra về. Hai ông cháu Khang Tú vẫn còn ngồi bên nhau. Út Mén ghé vào cất tiếng gọi: − Dì Thơm ơi dì Thơm! Út Mén kéo tay vú Thơm chạy băng băng ra sau bếp. Đưa cho vú Thơm mảnh giấy Út Mén bảo: − Thư của chị Tử Mai gởi cho dì đây? Vú Thơm nhơ ngác hỏi: − Cô Tử Mai đi đâu mà bày đặt thư từ cho dì đây? − Dì đọc sẽ rõ! Vú Thơm mở mảnh giấy của Tử Mai ra đọc: “Kính gởi vú Thơm! Con phải vào Sài Gòn thi gấp các môn thực hành ở trường Đại Học Thể Dục Thể Thao, nếu không sẽ bị đuổi học. Kính nhờ vú và Út Mén chăm sóc ông nội vài hôm… con sẽ cố gắng về sớm. Tử Mai” Vú Thơm cầm mấy dòng thư viết vội của Tử Mai đi tới đi lui mà giọng đầy thắc mắc: − Cô chủ nhỏ này đi học thật hay lại lên núi tập đua xe đạp nữa đây!... Út Mén trả lời ngay: − Chị Tử Mai đi thật mà. Vú Thơm không tin lắm. − Ai biết được. Cô chủ nhỏ này cũng mê đua xe đạp. Út Mén cũng lẩm bẩm: − Nhà này sao lại cũng mê đua xe đạp leo núi nhỉ? Vú Thơm nhìn Út Mén tròn trịa mà châm chọc. − Con cũng nên tập đua xe đạp cho thon thả như Tử Mai vậy. Út Mén rụt cổ: − Đua xe đạp rủi bị đứt thắng té như anh Khang Tú. Vú Thơm kêu lên: − Đâu phải ai cũng gặp sự cố đó. Thôi dì về phòng lo cho ông đây. Để cậu Khang Tú nghỉ ngơi.Như đã hứa, Đông Nguyên từ Hàn Quốc bay sang Việt Nam là ra Vũng Tàu tìm Khang Tú ngay. Ở Hàn Quốc, Đông Nguyên và Khang Tú là đôi bạn thân nhau từ nhỏ cùng luyện tập ở câu lạc bộ “xe đạp leo núi”. Hiện giờ Khang Tú và cô em Tử Mai cùng nội về Việt Nam lập nghiệp. Xa vắng bạn Đông Nguyên ở Hàn Quốc thấy buồn nên xin mẹ về Việt Nam chơi. Vào căn biệt thự gần bãi biển của ông cháu Khang Tú, Đông Nguyên chẳng gặp ai chỉ thấy vú Thơm. − Vú Thơm ơi cả nhà đi đâu vắng? Vú Thơm hồ hởi: − Cậu Đông Nguyên mới sang hả? Có ai đâu mà đi rước cậu. − Từ Sài Gòn con về thẳng đây luôn. Vốn thân với Khang Tú nên Đông Nguyên cũng thân thiết với vú Thơm. Vú Thơm ân cần nhìn Đông Nguyên: − Cậu cất va li đi! Cậu chưa hay gì cả sao? Đông Nguyên lắc đầu: − Con có hay gì đâu vú? − Cậu Khang Tú đi xe đạp đứt thắng bị té. Đông Nguyên lo lắng kêu lên: − Khang Tú có sao không dì? Vú Thơm đáp nhanh: − Bị gãy tay, đỡ rồi về nhà rồi. − Nó ở trong phòng hả dì? − Khang Tú đi lấy thuốc cho ông nội sắp về rồi. Đông Nguyên hỏi dồn: − Ông nội thế nào rồi vú? Vú Thơm kể lể một hơi. − Hôm hay tin Khang Tú đua xe đạp bị té ông ngất xỉu bệnh nặng giờ đỡ rồi. Đông Nguyên nôn nao hỏi: − Còn Tử Mai dì? − Tử Mai vào Sài Gòn thi thực hành mấy môn thể dục thể thao. Đông Nguyên đưa mắt nhìn quanh. − Thảo nào nhà vắng vẻ quá. Vú Thơm ân cần bảo: − Cậu lên thăm ông, rồi vào phòng Khang Tú nghỉ ngơi. Tôi chuẩn bị bữa cơm, cậu ra dùng bữa với gia đình. − Dạ! Đông Nguyên lên lầu thăm ông Khang Liêm cùng với vú Thơm. Sau đó vú chỉ Đông Nguyên vào phòng của Khang Liêm. Suốt cuộc hành trình ngồi máy bay và ngồi xe ra Vũng Tàu, Đông Nguyên đã mệt mỏi. Vừa vào phòng Đông Nguyên nhảy tót lên chiếc giường nệm êm ái ngủ một giấc ngon lành. Khang Tú vừa vào phòng loay hoay định thay quần áo và buộc lại sợi dây đeo của cánh tay trái bị bó bột thì Đông Nguyên đã thức dậy. Đông Nguyên mừng lao ra ôm chầm lấy bạn. Không ngờ Khang Tú la ré lên: − Á! Trời ơi! Tưởng bạn hoảng hốt vì mình hiện ra đột ngột trong phòng như một bóng ma, Đông Nguyên phân trần: − Tao đây! Mày về Việt Nam rồi quên hẳn Đông Nguyên sao Khang Tú. Nhưng Khang Tú không nói không rằng vội chạy biến sang phòng bên cạnh. Đông Nguyên vừa ngạc nhiên vừa thắc mắc. − Cái thằng kỳ quặc! Bạn bè sang thăm mà chẳng chút niềm nở? Đến giờ ăn Khang Tú cũng chẳng ra khỏi phòng. Chỉ có vú Thơm, Út Mén và Đông Nguyên. Không khí thật tẻ nhạt. Đông Nguyên thắc mắc: − Khang Tú không ra ăn cơm sao dì Thơm? − Tôi mới gọi cậu ấy bảo hơi mệt không ăn. Đông Nguyên lẩm bẩm: − Cái thằng về Việt Nam rồi tính khí kỳ cục quá. Nó không muốn nói chuyện với con. Vú Thơm lý giải theo sự hiểu biết: − Cậu ấy mới bị tai nạn vết thương còn đau nên cau có, khó chịu. Út Mén chen vô: − Đúng rồi bị thương ở đầu và gãy tay đau không chịu nổi. Gặp anh cũng vậy thôi. Đau quá có thèm nói chuyện với ai. Đông Nguyên bật cười: − Chắc cô cũng vậy hả Út Mén? Út Mén ngơ ngác: − Em sao? − Đau không thèm nói chuyện với ai. Vú Thơm gật đầu xác định: − Đúng chứ còn gì nữa! Mỗi lần nó bị đứt tay thì quạu quọ phải biết làm như tôi chặt cho tay nó đứt vậy. Đông Nguyên cười suýt bị sặc, như muốn quên Khang Tú. Vú Thơm chợt nhắc: Khang Tú nghỉ ngơi đã khoẻ chưa cậu sang trò chuyện. − Vâng! Đông Nguyên ăn cơm rồi ra bãi biển tắm biển. Nhưng một mình tắm biển cũng chán, Đông Nguyên trở vào nhà. Suốt buổi tối hôm đó Khang Tú đóng cửa phòng im ỉm không thèm tiếp bạn thân từ Hàn Quốc sang thăm. Đông Nguyên tự ái cùng mình. Tức giận Khang Tú muốn bỏ về ngay cho rồi. Đông Nguyên không hay Khang Tú bị tai nạn khi đua xe đạp nên chẳng một lời hỏi thăm. Chẳng lẽ Khang Tú giận anh. Mà có giận Đông Nguyên thì cũng phải mở cửa phòng tiếp chuyện với anh để anh có một lời phân bua. Khang Tú té xe bị thương đau đớn đến thế nào thì cũng phải trò chuyện với Đông Nguyên để Đông Nguyên có một lời an ủi chứ. − Đua xe đạp hay làm bất cứ điều gì là không tránh nổi tai nạn xảy ra. Đang chạy với tốc độ nhanh như xe gắn máy mà đứt thắng té lúc lên đỉnh đèo thì đâu phải là chuyện đơn giản. Đông Nguyên xót xa đau cho nỗi đau của bạn. Thế mà Khang Tú có hiểu cho tâm tư của Đông Nguyên. Đóng cửa, lạnh lùng ở luôn trong phòng, Khang Tú thật đáng trách! Có cần gì hãy nói ra, Đông Nguyên sẽ giúp đỡ bạn. Đông Nguyên kêu cửa, Khang Tú vẫn lặng thinh. Chán chường anh cũng trở về phòng. Tự ái ngút trời, giận bạn bỏ quên mình, Đông Nguyên không sao ngủ được. Anh muốn tìm hiểu nguyên nhân nào Khang Tú lạnh nhạt với anh. Và cũng có một lý do để trả lời là Khang Tú bị té xe chấn thương. Đau đớn thể chất thì tâm tính cũng ảnh hưởng. Đông Nguyên hiểu vậy nhưng cũng tức cành hông. Buổi sáng cũng như buổi tối vẫn là cánh cửa phòng khép kín. Đông Nguyên không sao tiếp cận được. Từ Hàn Quốc sang Việt Nam, Đông Nguyên chỉ mong gặp Khang Tú và Tử Mai. Khang Tú thì bị thương và không chịu tiếp Đông Nguyên. Còn Tử Mai? Lại vào Sài Gòn thi. Đông Nguyên không nghĩ ra điều này. Tử Mai vẫn còn đi học. Không có Tử Mai ở nhà. Buồn! Đông Nguyên biết trò chuyện với ai bây giờ? Ông nội thì bệnh. Nói chuyện với ông không ngoài những lời hỏi thăm sức khoẻ. Và ông thì luôn tuôn ra một thời quá khứ vàng son của vua xe đạp leo núi đầy huy chương mà Đông Nguyên đã biết rồi! Đông Nguyên biết nói chuyện với ai đây? Định trở về Hàn Quốc nhưng Đông Nguyên muốn gặp Tử Mai. Anh xuống nhà bếp, lân la trò chuyện với vú Thơm và Út Mén. − Vú Thơm ơi, cô Tử Mai lúc này thế nào? Mắt vú Thơm lấp lánh, vú tươi cười trả lời Đông Nguyên. − Để xem lúc ở Hàn Quốc thế này, bây giờ về Việt Nam cô chủ nhỏ đã cao thế này… này. Vừa nói vú Thơm vừa đưa tay ra hiệu chiều cao của Tử Mai rồi kết luận. − Cô Tử Mai… bây giờ là một thiếu nữ. Út Mén cười như nắc nẻ: − Dì Thơm nói như thế làm sao anh Đông Nguyên hình dung ra được chị Tử Mai. Rồi Út Mén nghiêng đầu phỏng vấn Đông Nguyên. − Anh xa cách chị Tử Mai bao lâu rồi? Đông Nguyên đáp nhanh: − Mấy năm rồi. Hồi Tử Mai về Việt Nam bằng thế này… Vừa nói Đông Nguyên vừa ra dấu chiều cao của Tử Mai. Út Mén tài lanh miêu tả cho Đông Nguyên nghe. − Chị Tử Mai bây giờ cao lớn nè, thân hình như người mẫu vậy và đẹp cực kỳ luôn. Vú Thơm chen vào chọc Út Mén. − Chứ không phải ục nịch hột mít như Út Mén đâu. Út Mén phụng phịu: − Dì đừng có chọc con. Tại con chưa tập lắc vòng đấy thôi. Vú Thơm đưa mắt nhìn Út Mén: − Cháu tôi có lắc một triệu vòng thì cũng vẫn còn hột mít hà. Út Mén than phiền: − Con chưa tập mà dì nói nghe mất hy vọng quá vậy? Vú Thơm chế nhạo: − Muốn có hy vọng con phải kiêng… ăn chứ. Cái miệng lúc nào cũng nhai thì cái hột mít còn hoài. Đông Nguyên cười phá lên. Liếc nhìn thân hình tròn trịa hột mít hột sầu riêng của Út Mén, anh hỏi: − Tử Mai có tròn như Út Mén không? Vú Thơm được dịp khoe cô chủ: − Tử Mai vóc dáng thon thả xinh đẹp lắm. Tôi bảo Út Mén bắt chước cô chủ nhỏ luyện tập mà nó có chịu nghe! Út Mén thanh minh thanh nga: − Con có ở không đâu. Lúc nào cũng phải phụ công việc với dì. Vú Thơm tố khổ Út Mén: − Sáng dậy sớm chạy bộ thì không chịu, nằm ngủ nướng tới khét, làm sao mà thon được? Út Mén nhăn nhó mặt mày: − Dì nói con tức quá! Con sẽ tập cho dì thấy. Vú Thơm khuyến khích: − Ừ cố tập đi cho đẹp bằng cô Tử Mai! − Không dám đẹp bằng chị Tử Mai đâu dì ơi. Đông Nguyên bật hỏi: − Tại sao? Út Mén hồn nhiên giải thích: − Chị Tử Mai xinh đẹp cực kỳ. Em đâu dám so sánh. Đông Nguyên tò mò hỏi: − Tử Mai đẹp thế nào? Út Mén liến thoắng: − Chị Tử Mai có một sắc đẹp như tiên. Mái tóc đen nhánh quăn tự nhiên. Khuôn mặt trắng hồng mịn màng, cặp mắt to tròn, mũi thẳng, môi đỏ chót, cười rất có duyên, vóc dáng thì khỏi chê. Đông Nguyên vờ hỏi. − Út Mén tả có đúng không đó. − Y chang! − Không thêm thắt chứ? Út Mén hơi phật ý. − Không tin anh hỏi dì Thơm xem. Em tả chị Tử Mai đúng y như thật. Anh mà gặp sẽ thấy chị ấy đẹp cực kỳ luôn. “Út Mén không ganh tị à?” May không Đông Nguyên bật hỏi một câu vô duyên. Cô bé hột mít này rất hồn nhiên không ganh tị so bì với Tử Mai. Út Mén vô tư tả Tử Mai khiến Đông Nguyên muốn gặp cô bé ngay. Mấy năm rồi còn gì. Vú Thơm lên tiếng. − Út Mén với Tử Mai chơi rất thân nhưng hai cô lại trái ngược nhau. Út Mén dài giọng: − Dì muốn nói con tròn hơn chị Tử Mai chứ gì? Thấy ghét chị ấy cứ nói con là hột sầu riêng. Vú Thơm hóm hỉnh: − Hột sầu riêng đúng quá rồi! Quần áo của Tử Mai con mặc đâu có vừa. Út Mén tức khí: − Dì cứ chê bai con hoài. Con sẽ phấn đấu trở thành cây tre, cây sậy cho dì xem. Đông Nguyên kêu lên: − Ý trời! Cây sậy biết đi sao được. − Chứ bị chê hột mít hoài, anh có tức không. Đông Nguyên cất giọng bông đùa: − Trái mít tôi còn không sợ nữa là hột mít. Út Mén lý sự. − Tại anh là đàn ông. Đưa mắt nhìn Út Mén, cười hóm hỉnh. − Út Mén sợ hột mít thì phải nén lại đi há! Út Mén phàn nàn giận dỗi. − Tới anh nữa rồi! Không thềm tả chị Tử Mai cho anh nghe đâu! Đông Nguyên vội xuống giọng năn nỉ: − Út Mén kể nữa đi. Anh muốn biết Tử Mai đang học ở trường nào. − Chị Tử Mai đang học Đại Học Thể Dục Thể Thao ở Sài Gòn. − Tử Mai ở luôn trong ấy à? − Vài ba tuần về một lần. Nghỉ hè thì về ở luôn. Đợt này chị vào thi thực hành là hoàn tất chương trình. Út Mén tuôn một hơi giải thích. Đông Nguyên muốn đến Sài Gòn ngay để gặp Tử Mai. Chẳng biết Tử Mai ngày xưa bây giờ có còn nhớ Đông Nguyên. Xa cách mấy năm rồi nhỉ? Tử Mai có còn nhớ những chuỗi ngày ở Hàn Quốc. Đông Nguyên nao nao cứ muốn gặp Tử Mai ngay. Chợt nhớ vú Thơm hỏi Đông Nguyên: − Hôm nọ cậu gọi điện bảo muốn gặp Tử Mai. Sao cô chủ xuống nói chuyện thì cậu cúp máy. − À con xin lỗi! Lúc đó con có chuyện đột xuất phải đi liền. Đông Nguyên trả lời vú Thơm rồi hỏi: − Chắc Tử Mai giận con dữ lắm hả vú. Vú Thơm chép miệng: − Còn phải hỏi. Cô Tử Mai phụng phịu cằn nhằn tôi rồi bỏ cả ăn sáng lấy xe đạp chạy lên núi. Đông Nguyên cười một cách thích thú. − Tử Mai vẫn bướng bỉnh như thế à? − Còn hơn thế nữa. Tính cô chủ nhỏ ngang bướng như con trai vậy. Út Mén chen vô. − Vú nói như con trai chứ con thấy chị Tử Mai yểu điệu thục nữ đẹp như tiên. Vú Thơm lại trêu chọc: − Tử Mai yểu điệu thục nữ chứ ai như con Út Mén hột mít. Út Mén cự nự: − Nữa, dì cứ xuyên tạc con hoài. − Dì nói sự thật chứ có xuyên tạc đâu. Út Mén chép môi ao ước: − Phải chi dì nói mà con ốm bớt thì hay biết mấy. Vú Thơm cao giọng: − Nói mà được à? Tự con phải làm cho con ốm. Đông Nguyên đế vô: − Cầu gì được nấy. Út Mén hãy ráng đi. Út Mén lúc lắc thân hình tròn trĩnh: − Anh đừng có khích tướng em. Đông Nguyên nheo mắt khôi hài: − “Tướng” cô quá tốt, tôi đâu có dám khích? Út Mén ca bài rên rỉ: − Ôi sao ai cũng châm chọc Út Mén vậy. Phen này nhất định Út Mén sẽ ăn kiêng. Cả vú Thơm và Đông Nguyên cùng cười ngất. Vú Thơm lại càng chọc Út Mén: − Nói ăn kiêng hoài mà có được đâu? − Tại dì cứ bắt con ăn. − Đừng đổ thừa dì! Tại con thích ăn mà chẳng thích kiêng. Út Mén cất giọng đầy cương quyết. − Phen này con sẽ kiêng để dì và anh Đông Nguyên khỏi cười con. Đông Nguyên đính chính: − Tôi đâu dám cười cô. − Anh không cười nhưng chị Tử Mai cười. Lại nhắc đến Tử Mai. Đông Nguyên cười cười bảo: − Thì cô cứ khiếu nại Tử Mai. Út Mén không khiếu nại mà bảo: − Chị Tử Mai cứ bảo em là hột mít, có ngày chị ấy cũng sẽ hột mít mít như em. Vú Thơm dứ tay trước mắt Út Mén: − Bồ tượng xấu xí mà còn muốn cô Tử Mai giống như con hả? Đông Nguyên cũng nói nhanh: − Tử Mai không hột mít như Út Mén đâu. − Sao anh biết? − Nãy giờ Út Mén đã tả Tử Mai cho anh nghe đó. Vú Thơm đế vô thêm. − Con tả Tử Mai cực kỳ xinh đẹp mà hột mít chỗ nào? Út Mén phụng phịu hỏi: − Sao ai cũng khen chị Tử Mai hết vậy? Đông Nguyên nhe răng cười: − Chính Út Mén cũng khen Tử Mai mà! Không biết nói sao Út Mén đành gật đầu mà phụng phịu: − Ừ thì chị Tử Mai xinh đẹp, còn Mén hột mịt xấu xí. Đông Nguyên cùng vú Thơm lại bật cười cô Út Mén ngồ ngộ này. Sáng hôm sau Đông Nguyên thức dậy sớm chào vú Thơm quyết định vào Sài Gòn tìm Tử Mai.Dù báo chí thôi đưa tin việc vận động viên xe đạp leo núi Khang Tú bị tai nạn, Uyển Hân cũng hay tin. Uyển Hân vội vã mua đủ thứ trái cây mật, sữa… ra Vũng Tàu thăm Khang Tú. Không biết tình trạng sức khoẻ của anh thế nào. Uyển Hân nôn nao gặp mặt. Đến nơi Uyển Hân lịch sự và thân thiện ghé vào phòng thăm ông Khang Liêm trước. Hay tin vú Thơm bảo có Uyển Hân đến Khang Tú vội vã khoá cửa phòng lại và dặn với vú Thơm: − Con đi công việc gấp vú bảo với Uyển Hân là con đi công việc tối mới về nghe! Nói xong không cần đợi phản ứng của vú Thơm, Khang Tú biến nhanh. Vú Thơm lắc đầu chép miệng. Chuyện gì mà gấp dữ vậy? Có bạn gái ra thăm cũng bỏ đi, bắt bà vú này tiếp. Uyển Hân trò chuyện với ông Khang Liêm xong trở xuống lầu hỏi vú Thơm: - anh Khang Tú ở trong phòng hả vú? − Cậu Khang Tú không có nhà. Uyển Hân than thở: − Người ta ra thăm mà đi vắng có buồn không chứ? Vú Thơm nói nhanh: − Cậu ấy đi công việc chút tối về! Uyển Hân thở ra: − Vậy con vào phòng chờ anh ấy nghe vú! Vú Thơm đưa Uyển Hân lại phòng Khang Tú nhưng phòng đã khoá cửa bên ngoài. Uyển Hân bực dọc thở hắt ra như bị ai đó chẹn quả núi lên ngực. Vú Thơm ra chiều thông cảm: − Cô ra phòng khách chơi! Tôi làm nước uống. Đành vậy chư biết sao. Uyển Hân ấm ức trong lòng. Ngồi lọt thỏm trong chiếc salon, Uyển Hân đưa mắt nhìn khắp gian phòng khách cho đỡ sốt ruột. Căn phòng khách nhà Khang Tú thật rộng. Tường sơn vàng nhạt, mấy tấm rèm hình con ốc buông dài, gió thổi những hàng con ốc xoắn xuýt vào nhau. Mấy bức tranh phong cảnh treo trên tường tuyệt đẹp. Đặc biệt là bức tranh hoàng hôn trên biển. Chân trời tím thẩm biển mênh mông huyền ảo…! − Cô uống nước rồi nghỉ ngơi nhé! Tôi chuẩn bị cơm chiều. Vú Thơm đặt chiếc khay lên bàn có ly trái vải ướp lạnh. Uyển Hân mỉm cười: − Cám ơn vú! Rồi cô bưng ly rượu uống từng ngụm và cất tiếng hỏi. − Anh Khang Tú có khoẻ không vú? Vú Thơm trả lời nhanh: − Cậu ấy khoẻ nhiều rồi. Vẫn thường đi công việc hay mua thuốc cho ông nội. − Anh ấy bị thương ở đâu? − Gãy tay trái và bị thương ở đầu. Uyển Hân kêu lên: − Ôi gãy tay à? Còn bó bột không vú? − Còn chứ! Cũng may là chỉ gãy tay. Hồi mới đầu cả nhà sợ hết hồn. Út Mén ở đâu vừa mới bước vào cũng chen vô chứng tỏ sự có mặt của mình. − Chị biết không lúc em với chị Tử Mai theo dõi cuộc đua xe, thấy xe anh Khang Tú đổ ập xuống em và chị Tử Mai hét lên kinh hoàng. Hai đứa khóc quá, ông hay tin cũng bị xỉu luôn. Uyển Hân kêu lên: − Ôi thế à? Út Mén kể tiếp: − Sau đó anh Khang Tú được ra bệnh viện Nha Trang. Chú Khang Bình về kịp lo cho anh ấy. Còn chị Tử Mai, em và dì Thơm ở nhà lo cho ông! Ông sợ anh Khang Tú bị giống ông. Uyển Hân rùng mình: − Tội nghiệp ông quá! Ông thương anh Khang Tú nhiều lắm. Út Mén đáp rành lắm. − Anh Khang Tú là cháu đích tôn của ông mà. Chợt nhớ người đang nói chuyện với mình nãy giờ không biết là ai, Uyển Hân cất tiếng hỏi: − Còn em là ai? Em Khang Tú hả? Em tên gì? − Em cháu dì Thơm tên Út Mén! Vú Thơm tươi cười chỉ Út Mén. − Cô nhìn xem nó có Mén không? Mặt nhăn nhó Út Mén rên rỉ: − Trơi ơi dì lại giới thiệu thân hình hột mít của con nữa à? − Dì không giới thiệu thì cô Uyển Hân cũng thấy mà! Vú Thơm trả lời rồi bảo: − Thôi hai chị em nói chuyện đi, vú lo làm cơm. Chắc cậu Khang Tú cũng sắp về. − Thấy cô bé Út Mén vui vẻ, Uyển Hân vui vẻ hỏi chuyện. − Anh Khang Tú về nhà rồi, ông nội mừng lắm hả em? Út Mén gật đầu: − Ông mừng lắm! Hai ông cháu quấn quít trò chuyện bên nhau mãi không rời. Uyển Hân tò mò hỏi: − Còn em có trò chuyện với anh Khang Tú không? − Ít lắm! Em thân với chị Tử Mai hơn! − À, Tử Mai đâu? − Vào Sài Gòn thi mấy môn thực hành rồi. − Chừng nào Tử Mai về? − Chị ấy nói thi xong sẽ về. Cũng chẳng biết bữa nào nữa đây. Uyển Hân lại đưa mắt nhìn quanh. − Anh Khang Tú ở nhà chỉ nói chuyện với ông nội thôi à? Út Mén tươi cười gật đầu: − Hai ông cháu thân lắm mà. − Em có nghe anh Khang Tú nhắc đến chị không? Khang Tú có nhắc không, Út Mén chẳng biết vì cô có bao giờ nói chuyện với Khang Tú đâu. Thấy cái đầu quấn băng trắng toát, cái tay bó bột treo dây lên cổ là Út Mén phát ơn và tránh xa. Út Mén sợ Khang Tú đau rồi nổi quạu lắm. Đưa mắt nhìn Uyển Hân chăm chú rồi Út Mén hỏi khẽ: − Chị là bạn gái của anh Khang Tú hả? Uyển Hân mỉm cười giới thiệu: − Bạn rất thân! Út Mén thông báo: − Bởi vậy chỉ có một mình chị ghé thăm, từ hôm anh Khang Tú bị nạn đến nay đó! Uyển Hân mừng rỡ: − Chỉ có mình chị hả Út Mén? − À có một người… Câu trả lời của Út Mén làm Uyển Hân tiu nghỉu. − Ai thế? Út Mén chậm rãi đáp: − Một anh chàng! Uyển Hân thở phào nhẹ nhõm: − Anh chàng nào vậy Út Mén? Út Mén láu táu: − Anh Đông Nguyên bạn thân của anh Khang Tú và Tử Mai ở Hàn Quốc. − Thế à? Anh ta đâu rồi? − Vào Sài Gòn thăm Tử Mai. Uyển Hân mỉm cười nhận định. − Vậy là Đông Nguyên thân với Tử Mai hơn. Út Mén kết luận thật đúng ý Uyển Hân. − Cũng như chị thân với anh Khang Tú vậy đó. Vậy đó mà giờ này Uyển Hân ngồi đây, còn Khang Tú đi đâu mất tiêu. Út Mén nhắc nhở: − Chị ở đây chơi chờ anh Khang Tú về để gặp thôi. Phải gặp thôi vì Uyển Hân thân đến đây thăm Khang Tú mà. Uyển Hân gật nhẹ! − Chị sẽ chờ. Út Mén lém lỉnh bồi thêm: − Em bảo đảm là gặp chị, anh Khang Tú rất mừng! − Thật chứ? − Em bảo đảm mà! Thế nhưng sự thật không như Út Mén bảo đảm. Buổi tối Khang Tú về nhà rồi đóng cửa phòng im ỉm. Cực chẳng đã anh phải tiếp Uyển Hân vì Út Mén bảo: − Chị Uyển Hân chờ anh Khang Tú suốt buổi. Chị có lòng từ Long Hải ra đây thăm anh. Khang Tú vẫn im lặng ngó đâu đâu mà không nói gì. Ngỡ là Khang Tú giận mình Uyển Hân sà vào anh, nhõng nhẽo. − Anh giận em à? Thôi mà đừng giận cưng! Nhìn quanh căn phòng không có ai, Uyển Hân hôn thật kêu vào má anh. Khang Tú né ra. Uyển Hân ngạc nhiên: − Anh làm sao vậy? Bộ còn đau hả? Khang Tú cũng vẫn nín thinh. Uyển Hân sờ vào cánh tay bó bột của anh. − Cánh tay bó bột chắc là nặng nề đau đớn lắm hả anh? Môi Khang Tú mấp máy chỉ buông ra một tiếng. − Ừ đau! Uyển Hân nũng nịu: − Đau em làm cho anh hết đau nghe! Vừa nói chuyện Uyển Hân vừa vuốt cánh tay bó bột và cả cánh tay không đau của Khang Tú. Rồi cô áp mặt vào chỗ tay bó bột âu yếm hỏi: − Hết đau chưa! − ……! − Em đến thăm là anh phải hết đau nghe! − Nghe Út Mén kể lúc anh bị té ập xuống vách núi mà em bàng hoàng. − Cũng may là anh chỉ bị thương thế này. − Tay bị gãy xương. Anh uống sữa cho mau lành lặn nghe! − ……! − Bình phục rồi anh phải tịnh dưỡng lâu đó. Đừng có gấp đua xe nghe ông vua leo núi! − ……! − Cuộc đua vừa qua anh đã về nhất. Đúng là ông vua leo núi. − ……! − Em phục anh ghê! Phát hiện ra chỉ có mình độc thoại với chính mình, Uyển Hân ngó Khang Tú trân trân. Mọi cử chỉ ân cần, lời nói yêu thương của Uyển Hân đều bị Khang Tú phớt lờ. Uyển Hân giận dỗi. Tại sao Khang Tú lạnh nhạt với cô? Anh đã thay lòng đổi dạ rồi ư? Uyển Hân vừa bối rối, vừa mắc cỡ. Trong khi cô âu yếm, yêu thương, nũng nịu thì Khang Tú dửng dưng. Khang Tú không đáp trả. Không một lời yêu thương dành cho Uyển Hân. Cơn giận biến thành ngọn lửa bốc lên đầu, Uyển Hân cau có hỏi Khang Tú: − Tại sao anh im lặng chẳng chịu trả lời em? Khang Tú vẫn như ngậm hột thị trong miệng mà không nói một lời nào. Uyển Hân ấm ức vô cùng. Rõ ràng Khang Tú đã thay đổi tính tình, thay đổi thái độ. Anh không còn là Khang Tú khi chưa bị tai nạn. − Anh thật kỳ. Anh trách cứ em ư? Vừa hay tin em bị nạn là em chạy ra ngay. − ……! Tức tối, giận dỗi Uyển Hân trách móc Khang Tú: − Anh thật là tệ! Em lặn lội ra thăm mà chẳng thèm đếm xỉa đến. Rồi cô hăm doạ: − Em về đây! Vẫn dửng dưng lạnh lùng như pho tượng đá, Khang Tú chẳng màng đến lời hăm doạ của Uyển Hân. Cơn giận của Uyển Hân lên đến đỉnh điểm. Nếu anh không cần đến em nữa thì em về đây! − Sự dửng dưng và thái độ lạnh lùng như băng giá của anh đã cho em biết rõ anh không còn tình cảm gì với em nữa. Uyển Hân giận dỗi đứng dậy ra về dù bên ngoài trời đã tối. Khang Tú ngồi đăm chiêu. Không buồn chạy đuổi theo Uyển Hân, cũng chẳng một lời phân trần gì với cô. Uyển Hân chào vú Thơm tức tốc đón xe về Long Hải gấp. Khang Tú lên phòng ông Khang Liêm, chăng sóc cho ông uống thuốc, trò chuyện cùng ông. Bỗng chuông điện thoại reo vang: − Alô, Khang Tú hả? Im lặng! − Tao! Đông Nguyên đây! − Ờ! − Tao biết mày bị tai nạn, tính tình có thay đổi nhưng tao chẳng trách mày đâu thằng bạn tri kỷ ạ! Mày và tao thân thiết mà! − ……! − Làm ơn cho tao biết nhà trọ của Tử Mai đi! − Hả? − Tao đã đến trường Đại Học thể dục thể thao tìm kiếm, chờ đợi Tử Mai mà không gặp. Khang Tú ớ: − À… ờ! Đông Nguyên hỏi lớn: − Tử Mai ở nhà trọ đường nào, số mấy…? − À… à…? Đông Nguyên nghe không rõ lại hỏi nữa: − Hay là Tử Mai ở ký túc xá? − ……! − Nhưng tao đã hỏi ký túc xá rồi không có. − ……! − Chẳng lẽ mày không nhớ số nhà trọ của Tử Mai? Mặc cho Đông Nguyên gào hỏi, Khang Tú chỉ ú ớ rồi thản nhiên… cúp máy. Ông Khang Liêm nhìn thấy thái độ không nhiệt tình trả lời điện thoại của Khang Tú, vội hỏi: − Đông Nguyên gọi hả? − Dạ! Ông Khang Liêm la cháu nội. − Sao con trả lời lợt lạt với Đông Nguyên vậy? Xưa nay bạn bè chơi thân thiết bên nhau. Nó đã về đây thăm con mà con đối xử tệ vậy. Khang Tú nín thinh. Ông Khang Liêm bồi tiếp bằng giọng giáo huấn. − Chơi với bạn phải nghĩ đến tình cảm tri âm tri kỷ ngày xưa. Ai cũng vậy dù nghèo khó hay đang trên đà danh vọng cũng đều cần có bạn thân. Giọng Khang Tú thật nhỏ: − Con biết! Ông Khang Liêm lại rầy: − Biết sao con lại hững hờ với Đông Nguyên. Nội thấy con đối xử với nó không như trước. Đừng để Đông Nguyên tưởng con đạt thành tích rồi lơ là với bạn. Không hiểu sao Khang Tú ôm mặt bật khóc ngon lành. Ông Khang Liêm thấy lạ đưa mắt nhìn Khang Tú. Ông thầm thắc mắc về sự thay đổi của cháu nội. Từ trước tới giờ, Khang Tú là một chàng trai rất cứng rắn mạnh mẽ. Sao hôm nay lại khóc lóc uỷ mị như con gái vậy.Tìm Tử Mai ở Sài Gòn không gặp, Đông Nguyên lại trở ra Vũng Tàu. Nhất định sẽ cự cho Khang Tú một trận. Ai đời Tử Mai đi học ở Sài Gòn, ở trọ bao lâu nay mà Đông Nguyên hỏi đến địa chỉ nhà trọ thì Khang Tú ớ có tức không chứ. Báo hại Đông Nguyên tìm muốn khùng cũng không gặp. Câu đầu tiên khi gặp Khang Tú, Đông Nguyên đã trách móc: − Thằng quỉ! Tử Mai ở trọ đâu, tao hỏi mà mày cứ ấm ớ! Khang Tú nín thinh: − À… ờ…! Đông Nguyên lại trách nữa. − Chẳng lẽ mày quên địa chỉ của Tử Mai? − ……? − Em Út đi học mày phải quan tâm chứ! − ……! − Tìm Tử Mai không được tao trở ra Vũng Tàu hỏi tội mày đây. “Hỏi tội” vì thế chỉ có mình Đông Nguyên hỏi, Khang Tú nín thinh. Đông Nguyên nổi doá nhìn thằng bạn thân chằm chặp. Rồi Đông Nguyên tức khí hỏi nữa: − Mày á khẩu ư? Hay khi dễ tao mà không trả lời? − ……! − Tao về Hàn Quốc ngay đây! Khang Tú nhìn Đông Nguyên môi mấp máy muốn nói rồi lại nín thinh. Đôi mày rậm của Đông Nguyên nhíu lại giọng gay gắt. − Mày thật kỳ. Bị tai nạn thay đổi tâm tính là lẽ thường tình nhưng mày thay đổi bạn bè luôn hả? Khang Tú chỉ nói một tiếng gọn lỏn: − Nội…! Rồi lao ra ngoài chạy lên phòng ông Khang Liêm. Ông Khang Liêm đang ngồi trên xe lăn: Khang Tú gật đầu, đẩy xe lăn lại cạnh giường đỡ ông Khang Liêm xuống. Đông Nguyên cũng phụ một tay. Khang Tú bắt đầu xoa bóp vai tay chân cho ông Khang Liêm. Ông Khang Liêm cười hể hả: − Đêm nào cũng có cháu tôi xoa bóp đỡ mỏi lắm. Đông Nguyên giành phần: − Con xoa bóp cho ông nữa nghe. Ông Khang Liêm cười nhẹ. − Đủ rồi! Rồi ông nhìn Khang Tú tự hào khen ngợi: − Vua xe đạp leo núi xoa bóp cho ông, tốt hơn cái máy đấm bóp nhiều. Đông Nguyên pha trò: − Thế hả ông? Vậy cái máy thất nghiệp rồi. Ông Khang Liêm nói tiếp: − Cái máy của chú út Khang Tú mua để đó. Ít khi dùng. − Thì ông đã có bàn tay Khang Tú đấm bóp tuyệt vời rồi. Vẫn không nói gì, Khang Tú lẳng lặng lấy thuốc và bưng nứơc đưa cho ông nội uống. Trả lại cái ly cho Khang Tú, ông Khang Liêm nói với Đông Nguyên: − Khang Tú chăm sóc ông chịu hơi con Út Mén. Đông Nguyên cười hỏi: − Út Mén nó rề rề chậm học. Nghĩ đến cô Út Mén tròn trịa, lạch bạch như con vịt bầu mà Đông Nguyên bật cười. Ông Khang Liêm nói như kể với Đông Nguyên. − Hôm Khang Tú bị tai nạn ông xuống tinh thần, tưởng chết được! Giờ mừng lắm rồi. Hai ông cháu đều khoẻ mạnh. Chờ cho Khang Tú chăm sóc ông nội xong, Đông Nguyên rủ rê. − Ê Khang Tú! Đi uống cà phê với tao rồi đi dạo biển. − ……! − Tao về xứ biển Vũng Tàu của mày mà chưa được đi đâu cả. Ông Khang Liêm gật gù vỗ vai Khang Tú động viên: − Nội đã bình phục rồi, con với Đông Nguyên hãy đi uống cà phê vui chơi đi. Đừng lo cho ông! Khang Tú vẫn lặng thinh không trả lời đồng ý hay không. Ông Khang Liêm ôn tồn nói tiếp: − Hay là hai anh em cứ lai rai chút đỉnh ở các quán hải sản ven biển cũng được. Đông Nguyên cười thích thú phụ hoạ lời ông Khang Liêm. − Ông tâm lý hiểu tuổi trẻ tụi con ghê. − Thì bạn bè tri kỷ lâu ngày gặp nhau cứ lai rai trò chuyện tâm đắc bên nhau. − Con thích dạo biển tắm biển nữa ông ạ! Ông Khang Liêm vui vẻ: − Cứ tha hồ đi dạo biển! Rồi ông giục Khang Tú: − Đưa bạn đi Khang Tú. Vào quán đặc sản cho Đông Nguyên thưởng thức tôm, cua, cá, mực… Khang Tú ậm ờ. Đông Nguyên vỗ vai bạn: - đi Khang Tú. Nghe ông giới thiệu ta thèm tôm, cá rồi đây. Ông Khang Liêm nói với Đông Nguyên. − Cháu mà ăn đặc sản thì sẽ mê luôn đấy. − Mê đặc sản hay mê Vũng Tàu hở ông? Ông Khang Liêm hóm hỉnh đáp: − Mê hết! Rồi ông quay qua Khang Tú: − Đi! Đi Khang Tú! Sao còn quàng rờ hoài vậy? Tối rồi! Coi chừng khuya mất! Đông Nguyên nhìn Khang Tú mát mẻ: − Chắc là Khang Tú thích đi với cô nào hơn đi với con! Khang Tú lừ mắt với Đông Nguyên. Đông Nguyên vờ không thấy bồi thêm. − Hôm nọ có cô Uyển Hân đến thăm, thích đi dạo biển với cô ấy hơn phải không? Khang Tú không thèm nhìn Đông Nguyên. Ông Khang Liêm lại nhắc: − Đi đi Khang Tú đừng để Đông Nguyên chờ con! Và ông tiếp tục với lời giáo huấn: − Ông đã nói rồi bạn bè tri âm tri kỷ gắn bó yêu thương nhau hết mình. Đông Nguyên về Việt Nam là cũng vì con, đừng để bạn thất vọng. Khang Tú ngần ngừ. Hết nhìn ông nội lại nhìn Đông Nguyên. Không muốn ông nội buồn. Không muốn Đông Nguyên thất vọng, Khang Tú đành phải… đi uống cà phê với Đông Nguyên. Ông Khang Liêm nói thêm cho Khang Tú yên lòng: − Ông nội khoẻ rồi, con cứ đi, đừng lo gì cho ông! Do dự một chút, cuối cùng Khang Tú bước vào phòng lấy chiếc áo khoác dài khoác thùng thình bên ngoài đồng ý đi với Đông Nguyên. Hai người hai chiếc xe cuộc cùng đi dạo biển đêm. Đông Nguyên thích thú thót lên yên xe chầm chậm đạp bên cạnh Khang Tú. Ngôi biệt thự của ông Khang Liêm gần sát ngay bãi biển. Hai người đạp xe ra khỏi đã nghe âm vang sóng vỗ và thấy biển mênh mông. Khang Tú đạp xe thẳng ra biển, Đông Nguyên muốn lên phố trước rồi dạo biển sau. Thành phố biển về đêm tuyệt đẹp. Lung linh huyền ảo những sắc màu. Khang Tú đạp xe chầm chậm mà không nói gì. Đông Nguyên cũng theo bạn mà lòng đầy thắc mắc. Tính tình Khang Tú thay đổi hẳn rồi. Lạ thật! Tai nạn xảy ra làm cho ông vua xe đạp leo núi tịnh khẩu rồi. Đông Nguyên muốn châm chọc bạn nhưng Khang Tú chẳng thốt một lời. Hai chiếc xe đạp vẫn cứ chạy song song nhau. Đông Nguyên tự hỏi. Tại sao Khang Tú thay đổi? Không có câu trả lời. Tại sao Khang Tú không muốn nói chuyện với Đông Nguyên? Tai nạn xảy ra đâu đến nỗi kinh thiên động địa mà Khang Tú tịnh khẩu. Không thể để sự yên lặng kéo dài, Đông Nguyên vội lên tiếng. − Biển đêm nay đẹp quá nhỉ? Bây giờ dạo chơi, sáng mai tao với mày tắm biển một chặp. Khang Tú rùng mình không đáp. − Hôm nọ mới về tao tắm chỉ có một mình chán chết. Mắt Khang Tú vẫn nhìn ra biển khơi như không chú ý nghe những lời Đông Nguyên nói: − Đông Nguyên vẫn độc thoại một mình. − Bãi biển về đêm thanh tịnh dễ chịu quá nhỉ? − ……! Đông Nguyên lại giở giọng thầy thuốc. − Thành phố biển, không khí trong lành thích hợp cho những người nghỉ ngơi dưỡng bệnh. − ……! Thấy Khang Tú không hưởng ứng những lời của mình, Đông Nguyên đổi tông: − Ghé quán đặc sản lai rai với tao như ông nội nói đó Khang Tú. Lâu rồi hai đứa mình mới gặp nhau. − ……! Hay mà mày không muốn nhậu. Đã bình phục rồi ngại gì? Nhìn thấy cái lắc đầu của Khang Tú, Đông Nguyên lại rủ: − Thôi chúng ta đi uống cà phê rồi trò chuyện đến khuya luôn. Tao có bao điều muốn nói với mày. Khang Tú không có dấu hiệu hưởng ứng. Mặt Đông Nguyên bí xị như quả bóng xì hơi. Cái thằng nói gì cũng cứ lặng thinh chỉ lắc chứ không gật đầu lấy một lần. Đông Nguyên bực dọc, chán nản vì sự độc thoại một mình. Đi chơi chỉ có hai người. Một người thì nói thao thao và một người thì im bặt. Chẳng công bằng chút nào. Đông Nguyên không thèm nói nữa. Yên lặng. Hai chiếc xe vẫn chạy bên nhau. Không nhậu đặc sản. Không muốn cà phê. Hai tên bạn đành ngồi trên xe cuộc ngắm biển đêm. Gió biển thổi vi vu. Sóng ngoài khơi rì rào bài ca bất tận. Bầu trời khoác chiếc áo nhung tím thẩm, lấm tấm những vì kim cương chiếu sáng. Trời và biển rất gần nhau. Biển thì thầm cai bài hát dịu êm. Sương giăng giăng toả biết phía xa những dãi núi nổi bềnh bồng như vị thần bất tử ngự trên sóng. Mải mê ngắm cảnh, Đông Nguyên như quên hẳn người bạn đường bên cạnh. Khang Tú vẫn chăm chú nhìn biển khơi xa. Đông Nguyên muốn khám phá tên bạn thân. Nhưng tìm hiểu sự thay đổi của Khang Tú không phải là chuyện dễ. Đông Nguyên hỏi thăm dò: − Khang Tú, mày nghĩ gì thế? Khang Tú lắc đầu. Nhìn thấy cái lắc đầu đó Đông Nguyên biết là không dễ khai thác tâm tư tình cảm của Khang Tú nhưng anh vẫn hỏi: − Út Mén bảo hôm nọ Uyển Hân có đến thăm mày phải không? − ……! − Mày với Uyển Hân đến đâu rồi nói cho tao mừng. Khang Tú không nói gì. Đông Nguyên không biết là khi bị té, đầu của Khang Tú bị thương. Chẳng biết có ảnh hưởng gì không? Hay chuyện tình cảm với Uyển Hân có vấn đề? Nhưng Khang Tú không nói thì làm sao Đông Nguyên khai thác. Chắc phải khai thác từ Út Mén? Nhưng thật ra Út Mén có biết gì nhiều đâu. Cô bé chỉ thân với Tử Mai chẳng rành về Khang Tú. Lại nhớ Tử Mai. Có lẽ cô đổi nhà trọ khác. Khang Tú không nhớ thì vú Thơm với Út Mén cũng mù địa chỉ của Tử Mai luôn. Đông Nguyên trở lại nói với Khang Tú: − Mày phải giới thiệu Uyển Hân cho tao biết đó, tao ở đây chơi thế nào Uyển Hân ra thăm mà lần nữa cũng gặp. Trời tối hai người cùng hướng ra biển nên Đông Nguyên không thấy Khang Tú nhăn mặt nhíu mày phản ứng. Đông Nguyên hình dung cô người yêu Uyển Hân của Khang Tú chắc là rất xinh lắm. Bất ngờ Đông Nguyên cất tiếng hỏi, kèm theo nụ cười tươi. − Nè có phải Uyển Hân là fan của ông vua “xe đạp leo núi” Khang Tú không? − ……! − Thế thì tuyệt quá! Mày có fan ngưỡng mộ còn tao thì không? Tao ganh tị đó nghe. Mặc cho Đông Nguyên pha trò Khang Tú vẫn câm như hến, trơ như đá. Thấy mà phát tức. Khang Tú bị đứt dây nói chuyện rồi hay sao? Hay là tình cảm có vấn đề làm thần kinh suy sụp bất ổn. Phải nói ông nội lêu Khang Tú đi khám bệnh! Như không muốn phân vân thắc mắc về Khang Tú nữa, Đông Nguyên lại rủ: − Đi uống cà phê Khang Tú? Món cà phê đen sánh đặc, lúc trước mày rất thích. − ……! − Hai đứa mình vẫn thường đi uống chung đó. − ……! Trước sự lặng thinh của Khang Tú, Đông Nguyên trách móc: − Chắc mày quên hồi tụi mình ở Hàn Quốc rồi hả? Hai đứa thân nhau ông nội bảo là bạn “nối khố”. − ……! − Tao chẳng hiểu bạn nối khố là gì. Ông nội giải thích, mày nhớ không? Chẳng biết Khang Tú có nhớ không mà chẳng nghe trả lời. Bất chợt một tia chớp loé lên như cắt bầu trời. Tiếng sấm rền rì. Gió thổi ào ào. Cơn mưa đột ngột kéo đến. Đông Nguyên kêu lên: − Mưa rồi, về nhanh Khang Tú ơi! Hai người bạn vội vã đạp xe quay trở về. Chưa về đến nhà bất ngờ xe của Khang Tú bị đứt sên. Hai người loay hoay dừng lại. Cơn mưa cứ đổ trút. Đông Nguyên giải quyết nhanh chóng: − Xem nhà quen đâu đây gởi xe tạm đi, lên ngồi trên đòn dông xe tao đèo về. Nhưng Khang Tú cứ ấm ớ mãi rồi đứng thần ra đó chẳng biết làm gì. Có lẽ cơn mưa đến bất thình lình quá, Khang Tú bối rối không đối phó kịp. Khang Tú cứ đứng xớ rớ, Đông Nguyên giục mấy lần không chịu gửi xe. Bỏ xe của mình đang chạy cho Khang Tú, Đông Nguyên nhanh nhẹn dắt chiếc xe đứt sên gởi ngôi nhà phía trước rồi trở ra hối Khang Tú. − Mưa to quá lên ngồi đòn dông ngồi đi! Tao vọt lẹ! − ……! − Cái thằng sao mà chậm lục quá vậy. Dù Đông Nguyên thúc hối, Khang Tú vẫn đứng yên không lên xe. Chợt Đông Nguyên thấy Khang Tú run như cầy sấy. Khang Tú vừa mới bình phục, trời mưa gió lạnh khiến Khang Tú run lập cập. Đông Nguyên hối hận vì mình rủ bạn đi chơi. Thật nhanh Đông Nguyên kéo Khang Tú vào lòng siết chặt như muốn truyền hơi ấm cho bạn. Khang Tú la ré lên thất thanh rồi bỏ chạy một mình trong cơn mưa đêm lạnh giá. Đông Nguyên bất lực nhìn theo đầy lạ lẫm. Đến khi Đông Nguyên phóng lên xe chạy thì chẳng thấy Khang Tú đâu. Đông Nguyên nhìn ngó chung quanh chẳng thấy Khang Tú đâu - tên bạn đã chui vào đâu trú mưa? Hay trốn dưới gốc cây nào? Không thông thạo đường nhưng Đông Nguyên vẫn cố tìm Khang Tú. Cái thằng lẹ thật. Chẳng thấy đâu. Hay về đến nhà rồi? Đông Nguyên lại phóng xe trong cơn mưa ào về nhà.Út Mén cười nói: − Lần này lạ đó dì Thơm! Vú Thơm vừa dọn dẹp nhà cửa vừa hỏi Út Mén: − Cái gì lạ? Út Mén hỏi cơ: − Dì không thấy gì cả sao? Anh Khang Tú đi chơi với anh Đông Nguyên. Vú Thơm cười ngất: − Con nhỏ này mới lạ. Thì hai người bạn thân đi chơi với nhau. Út Mén hỏi dì Thơm mà như vặn lại Khang Tú: − Chứ sao cái hôm anh Đông Nguyên mới về đây, anh Khang Tú không chịu mở cửa trò chuyện. Báo hại anh Đông Nguyên giận bỏ đi Sài Gòn tìm chị Tử Mai. Vú Thơm ôn tồn giải thích. − Lúc đó bị tai nạn chưa lành lặn còn đau. Giờ khỏi rồi. Út Mén đi qua đi lại lúc lắc thân hình tròn trĩnh: − Khỏi rồi thì chịu đi chơi hả dì? − Chứ sao? Hai người bạn thân từ nhỏ ở Hàn Quốc. Cậu Đông Nguyên sang đây thì cậu Khang Tú phải dẫn bạn đi khắp Vũng Tàu cho biết. Út Mén cắc cớ hỏi: − Có nhậu không dì? − Mày hỏi hai người họ, sao hỏi dì? Út Mén lẩm bẩm: − Đi chơi, đi ăn đặc sản thì phải nhậu chứ dì? Vú Thơm gật đại: − Chắc vậy! Mày còn hỏi gì nữa không? Út Mén hỏi liền: − Có uống cà phê không dì? Vú Thơm tặc lưỡi: − Ôi sao hồi nãy cháu của tôi không đi theo mà hỏi? Út Mén lắc đầu: − Con đi theo mà làm gì? Cũng chẳng đời nào hai người đó cho con theo đâu. Vú Thơm vặn lại: − Mày biết vậy sao còn hỏi? Út Mén nghiêng nghiêng cái đầu thật tức cười, cất giọng dõng dạc. − Con còn cả núi thắc mắc phải hỏi cho rõ đây dì! Vú Thơm pha trò vui vẻ: − Vậy thì con hãy hỏi cho đã đi để ôm trong lòng ấm ức lắm. − Con thắc mắc là sao anh Khang Tú chịu đi chơi dạo biển với anh Đông Nguyên mà không chịu đi chơi với chị Uyển Hân? − Sao con biết cậu ấy không đi chơi với cô Uyển Hân? − Dì không nhớ sao? Hôm đó chị Uyển Hân chờ anh Khang Tú cả buổi. Đến tối anh ấy mới về. Không biết hai người nói gì mà chị Uyển Hân về Long Hải ngay không chờ đến sáng. Vú Thơm nói đại: − Chắc hai người giận nhau? Út Mén không chịu: − Chị ấy mới ra thăm mà giận gì? − Ôi chuyện của người ta mà sao dì biết được. Út Mén buột miệng. − Có lẽ anh Khang Tú trách móc chị Uyển Hân ra thăm trễ. Vú Thơm đưa tay lên: − Thôi con đừng có suy diễn nữa - dì mệt cái đầu. − Nhưng con cứ thắc mắc. − Chuyện của người ta mà thắc mắc làm gì? − Tại con thấy anh Khang Tú kỳ quá. − Cái gì mà kỳ? Út Mén buông gọn: − Chẳng lẽ anh Khang Tú thích anh Đông Nguyên hơn chị Uyển Hân. Vú Thơm đưa ngón tay lên doạ Út Mén: − Nè! Đừng có nói khùng nghe! Cậu Khang Tú nghe được là con không có ở đây. − Con nói thật mà dì! Người yêu ra thăm mà anh ấy hững hờ lạnh nhạt, lại đi chơi với anh Đông Nguyên hơn. Vú Thơm nhẹ nhàng phân tích. − Dì nghĩ chắc cô Uyển Hân bận công việc nên phải về gấp. Út Mén lại lý giải. − Có bận việc gì đâu. Chị ấy ngồi chờ suốt buổi, nói chuyện với con mà chỉ hỏi về anh Khang Tú không. − Lâu ngày không gặp lại nghe tin cậu Khang Tú bị tai nạn thì phải chứ sao? Vậy mà cũng thắc mắc. − Con không thắc mắc chuyện đó. Nghe hỏi và nói chuyện con biết ngay chị Uyển Hân là người yêu của anh Khang Tú. Vú Thơm gật đầu. − Thì đúng như con nói. Út Mén cất tiếng hỏi vú Thơm mà như hỏi Khang Tú. − Tại sao anh Khang Tú không đưa chị Uyển Hân đi chơi dạo biển Vũng Tàu? − Con hãy hỏi cậu Khang Tú đừng có hỏi dì! − Con biết dì đâu có trả lời được. Vú Thơm cằn nhằn: − Hơi khùng đó! Ai mà trả lời. Út Mén cải chính: − Dì đừng nói con khùng nghe! Con sẽ hỏi anh Đông Nguyên đó. − Hỏi cái gì? − Hỏi xem phải anh Khang Tú thích anh ấy hơn chị Uyển Hân không? Vú Thơm trừng mắt la lên: − Nè đừng có hỏi điên nghe! Rồi dì nhắc nhở: − Làm ơn phụ dọn với dì cho xong rồi còn nghỉ ngơi. Chắc hai cậu đó đi đến khuya quá. − Thì dì canh cửa. − Tôi có sai cô cháu tôi đâu. Lúc đó cô ục ịch ngủ khò rồi. − Dì đừng có nói xấu con! − Thôi lên xem ông ngủ chưa rồi dọn dẹp phòng cho sạch. Út Mén giơ tay lên bông đùa. − Xin tuân lệnh chỉ huy… trưởng. Vú Thơm cười khì: − Cô Tử Mai đi rồi đến con phá dì à? − Con với chị Tử Mai không phá thì dì buồn lắm đó, dì biết la ai? Vú Thơm vỗ đầu Út Mén. − Giỏi lý sự dữ! Thôi đi đi! Út Mén vừa quay bước, bất chợt nghe bên ngoài trời đổ mưa. Vú Thơm kêu lên: − Thôi chết rồi hai cậu ấy bị mắc mưa ướt hết. Út Mén nhìn vú Thơm trấn an: − Dì khéo lo! Hai anh ấy biết tìm chỗ trú mưa. − Lúc nãy dì quên nhắc hai cậu ấy mang theo áo mưa. Út Mén ré lên: − Đi dạo chơi ngắm biển mà ai đem áo mưa kè kè dì ới Vú Thơm lý giải theo người lo xa. − Đem theo mới khỏi bị mắc mưa. − Chắc chắn hết cơn mưa hai anh ấy sẽ về. − Chứ trời mưa rồi đi chơi đâu nữa. − Con lên phòng của ông đây. Dì mở cho họ nhé! − Ừ đi đi, dì ở dưới này mở cổng khỏi lên lầu khoẻ hơn. Út Mén lao lên phòng ông Khang Liêm. Còn vú Thơm ngồi ở phòng khách đợi Khang Tú và Đông Nguyên về.Sáng hôm sau Út Mén dọn dẹp phòng của Khang Tú đã phát hoảng lên khi thấy trên giường ngủ của Khang Tú không phải Khang Tú. Tử Mai! Út Mén nhìn kỹ khuôn mặt, mái tóc, bộ quần áo… tất cả đều là của Tử Mai. Tử Mai đang sốt mê man nằm không biết gì cả. Út Mén la ré lên chạy đi tìm vú Thơm: − Dì Thơm ơi… chị Tử Mai! Sang phòng bên cạnh, Út Mén lắp bắp réo Đông Nguyên: − Anh… Đông Nguyên ơi! Chị Tử Mai… Đông Nguyên phóng ra khỏi phòng: − Có chuyện gì vậy Út Mén? − Chị Tử Mai… − Tử Mai à? − Không phải… theo em! Đông Nguyên và Vú Thơm lao vào phòng. Út Mén nói nhanh: − Không phải anh Khang Tú mà là chị Tử Mai… Đông Nguyên nhạy bén chợt hiểu ra: − Vậy ra Khang Tú mấy tuần nay chính là Tử Mai. Út Mén vỗ đầu kêu lên: − Trời ơi chị Tử Mai giả làm anh Khang Tú mà em ngu quá không biết. Vú Thơm sờ trán Tử Mai lo lắng bảo: − Cô chủ nhỏ bị sốt cao quá! Tội nghiệp vì thấy ông nội bị bệnh nặng mà Tử Mai phải giả làm cậu Khang Tú cho ông yên lòng. Đông Nguyên nhớ ra. − Tối qua Tử Mai bị mắc mưa nên giờ sốt cao quá! Út Mén phụ hoạ theo: − Vậy là chị Tử Mai bị cảm nặng, phải làm sao hả dì. Vú Thơm hối Út Mén: − Đem khăn lạnh đến đây cho dì! Đông Nguyên kêu lên khi sờ vào trán Tử Mai. − Sốt cao! Phải đưa Tử Mai đi bệnh viện cấp cứu vú ạ! Đông Nguyên bế Tử Mai ra kêu xe, Vú Thơm hối Út Mén soạn đồ xách theo. Chú Út Khang Bình vừa về đến thấy mọi người lính quýnh chú hỏi Vú Thơm: − Chuyện gì vậy? − Cô Tử Mai bị sốt! Chú Khang Bình thảng thốt kêu lên: − Tử Mai à… Tử Mai đang… Út Mén nhanh nhảu: − Chị Tử Mai đang giả làm anh Khang Tú, tối qua đi chơi với anh Đông Nguyên bị mắc mưa nên bệnh. Chú Khang Bình vỗ đầu ca cẩm. − Thôi rồi chuyện bị bại lộ. Út Mén hồn nhiên hỏi: − Lộ sao hả chú? Chú Khang Bình từ tốn đáp: − Chị Tử Mai đã xin ý kiến tôi giả làm Khang Tú để cứu bệnh tình của ông nội, trong khi Khang Tú còn đang điều trị. Vú Thơm lo lắng hỏi: − Giờ sao hả chú? − Chuyện bại lộ rồi nhưng đừng cho ông hay. Mọi người hãy đưa Tử Mai đi bệnh viện, có tôi lo cho ông. Ông Khang Liêm đã tự lăn xe ra và nghe rõ mọi người nói chuyện. Giọng ông run rẩy: − Con cháu gạt ông nội sao? Chú Khang Bình đặt tay lên vai ông: − Không có đâu ba. Khang Tú khoẻ rồi. Con về đây lo cho ba. Ông Khang Liêm phàn nàn: − Lo cái gì, sao không đưa Khang Tú về đây? − Vài bữa nữa Khang Tú về ba ạ! Con gấp về đây là để đưa ba vào Sài Gòn. Ông Khang Liêm gay gắt hỏi: − Đưa tao vào Sài Gòn làm chi? Chú Khang Bình giải thích nhanh: − Có đoàn bác sĩ từ Pháp sang bệnh viện lớn ở Sài Gòn trị liệu rất hay. Phải tranh thủ vào gấp người ta khám chữa trị cho ba! Ông Khang Liêm nhăn nhó: − Ba không đi đâu cả. Không cần phải chữa trị cho ba. Chú Khang Bình động viên: − Phải chữa trị cho dứt căn bệnh của ba. Ba khoẻ mạnh để mừng con cháu ba ạ! Ông Khang Liêm than thở: − Mừng cái gì? Mấy chú cháu bây cứ gạt tao! Chú Khang Bình nói nhanh: − Không có đâu ba. Con luôn mong cho ba khỏi bệnh. Còn Khang Tú, con vẫn lo cho nó. Ông Khang Liêm ngồi trầm ngâm không chịu quyết định đi Sài Gòn. Chú Khang Bình ân cần: − Đi nghe ba! Con thu xếp đưa ba bào Sài Gòn ngay. Và không để cho ông từ chối, chú Khang Bình bảo Út Mén. − Cháu mau soạn đồ cho ông rồi cùng vào Sài Gòn chăm sóc ông. Út Mén hoảng hốt kêu lên: − Cháu ư? − Chứ còn ai nữa. Vú Thơm ở nhà trông nom nhà cửa. Tử Mai vào bệnh viện chỉ còn biết nhờ Đông Nguyên chăm sóc. Út Mén riu ríu nghe theo lời chú Khang Bình mà nước mắt tuôn giọt vắn giọt dài.Tại bệnh viện, Tử Mai vừa tỉnh lại thì nghe giọng nói ngọt ngào thân quen của Đông Nguyên. − Khỉ con! Khoẻ rồi phải không? Nhớ anh không? Tử Mai ngơ ngác nhìn Đông Nguyên rồi thẹn thùng ngúng nguẩy. − Không biết! Mắt Đông Nguyên ánh lên nét tinh nghịch. − Không biết và cũng không thèm nói chuyện như lúc giả làm Khang Tú phải không? Mặt đỏ bừng, Tử Mai xấu hổ kêu lên: − Ghét anh ghê vậy đó. Dám chọc người ta à? Đông Nguyên cười cầu hoà: − Anh đâu dám chọc. Thấy em khoẻ xinh mừng muốn phát sốt đây nè! − Ý đừng có sốt. − Để một mình em sốt thôi phải không? Đông Nguyên cười hỏi rồi nhìn Tử Mai với tia nhìn trìu mến. − Em dầm mưa bị cảm, sốt mê man đưa vào bệnh viện vẫn chưa chịu tỉnh làm anh sợ hết hồn. Dù hơi mệt mỏi, Tử Mai vẫn lên tiếng liến thoắng: − Có gì mà anh sợ, em mê một chút rồi hết chứ đâu có mê luôn. Đông Nguyên gật đầu: − Phải rồi! Khỉ con thì đâu có bệnh được. Tử Mai hỏi lại: − Anh vẫn nhớ em là khỉ con à? Đông Nguyên tự hào đáp: − Nhớ như in. Hồi nhỏ ở Hàn Quốc em là một cô bé liến thoắng, khí tính ngang bướng như con trai. Anh và Khang Tú phải chiều mệt nghỉ. − Ứ… ừ! Em có bắt anh chiều đâu? Nheo một bên mắt với Tử Mai, Đông Nguyên kể: − Không chiều? Em ngang bướng, đòi gì phải được nấy. Tử Mai hỏi tỉnh bơ: − Còn gì nữa không? − Còn chứ. Em khỉ khọt, phá phách, nghịch ngợm phát sợ. Anh với Khang Tú phải năn nỉ để được yên thân. − Thế à? − Lại sợ em leo trèo chạy té phải năn nỉ thậm chí hù doạ nữa, mà em đâu có nghe! Tử Mai cười khanh khách: − Thế à? Đông Nguyên nhắc nhở: − Còn nhiều chuyện lắm! Đừng làm bộ quên nghe khỉ con! Tử Mai hếch mũi lên: − Em đâu có quên! Đông Nguyên tươi cười hỏi: − Em còn nhớ em mê gì không khỉ con? Tử Mai lắc đầu, giọng nhẹ tênh: − Không nhớ! Chiếu cho Tử Mai tia nhìn ấm áp, Đông Nguyên hăm he: − Không nhớ thì đánh đòn đấy khỉ con! Tử Mai tinh nghịch đáp: − Anh có nhớ thì nói ra xem nào! − Không nói! − Vậy là anh không nhớ? Làm sao mà Đông Nguyên không nhớ những gì liên quan đến Tử Mai? − Anh không có quên đâu nhé! Em là “khỉ con” mà rất mê búp bê điện tử. Tử Mai bổ sung lời của Đông Nguyên: − Bởi vậy anh mới tặng cho em bộ búp bê điện tử mười hai con giáp mà em rất thích. Tử Mai còn kể thêm: − Anh không biết, em rất thích chơi với lũ búp bê điện tử. Ngày nào cũng chơi với chúng. Có lúc đi ngủ em còn mang theo. Em không cho Út Mén rớ đến đâu. Đông Nguyên kêu lên: − Trời đất! Em sợ mất màu à? − Tại em quí chúng nó. Đông Nguyên nhe răng cười dí dỏm: − Anh đâu ngờ em quí đồ chơi của anh đến thế. Quí hơn cả anh nữa. Tử Mai buông lửng: − Anh có gì mà quí? Đông Nguyên vặn lại: − Em không quí anh ư? Uổng công anh từ Hàn Quốc sang đây thăm em… Tử Mai ngoẹo đầu hỏi lại Đông Nguyên: − Anh thăm em hay thăm ông bạn tri kỷ của anh đó. − Cả hai. Nhưng khi ông bạn tri kỷ không chịu tiếp anh, anh phải lặn lội vào Sài Gòn tìm khỉ con. Tử Mai vờ hỏi: − Có gặp không anh? Đông Nguyên hơi nheo mắt: − Gặp đâu mà gặp. Khỉ con đang giả làm Khang Tú ở Vũng Tàu chứ có ở Sài Gòn đâu. Tử Mai bật cười khanh khách. Tiếng cười rất hồn nhiên trong trẻo. − Thế là em có tài hoá trang Khang Tú, không ai nhận ra cả. Dứ ngón ray gõ trán Tử Mai, Đông Nguyên chế nhạo: − Hay nhỉ? Anh thấy ông bạn thân Khang Tú kỳ quặc quá. Khi không tịnh khẩu hỏi gì cũng không nói. Anh nghi… − Nghi gì? − Tình cảm có vấn đề. Thần kinh rối loạn. Tinh thần bất ổn… Mặt phụng phịu, Tử Mai đấm lưng Đông Nguyên thùm thụp: − Anh dám nói em tâm thần hả? − Không dám! Không dám! Tử Mai tặng cho Đông Nguyên một cái liếc dài bằng đuôi mắt. − Xí! Không dám mà nói thế! Đông Nguyên cười hềnh hệch: − Anh chỉ nói là em bị tai nạn tâm tính bất thường, nên tịnh khẩu luôn. Tử Mai ré lên: − Miệng anh độc địa quá chừng: − Không phải sao? Tự dưng em tịnh khẩu. Một lời cũng không thốt lên. Báo hại một mình anh độc thoại, nghĩ lại mà phát tức. Tử Mai buông gọn: − Có gì mà tức? Em không nói thì anh nói hết. − Làm như anh ham nói lắm vậy. Tại em không chịu mở miệng đó chứ. Tử Mai giải thích thật gọn: − Em mà nói chuyện thì bại lộ làm sao? Đông Nguyên cười một cách thích thú: − Ha! Ha! Cuối cùng thì chuyện cũng bại lộ. Mặt phồng lên, Tử Mai cự nự Đông Nguyên. − Chuyện bại lộ anh thích lắm phải không? Đông Nguyên tỉnh bơ đáp: − Nhờ chuyện bại lộ anh mới biết Tử Mai là Khang Tú giả. − Giả nhưng mà được việc. Tử Mai ấm ức trả lời. Đông Nguyên vẫn trêu chọc: − Được việc rồi quên giả nữa phải không? Tử Mai nghếch mũi lên hỏi lại: − Sao quên được? Đông Nguyên nhìn Tử Mai một cách ranh mãnh. − Quên giả chứ còn gì nữa. Ngủ ở giường Tử Mai nhưng không phải là Khang Tú. Tử Mai ngượng nghịu xấu hổ muốn chết được. Nghĩ đến lúc sốt mê man, nằm trên giường Khang Tú mà quên hoá trang thành Khang Tú là cô muốn đấm Đông Nguyên cho hả? − Tại anh mà còn nói nữa à? Tử Mai buột miệng thốt lên. Đông Nguyên nhăn mặt hỏi lại: − Sao lại anh? Anh có làm gì đâu? − Anh làm cho em bị mắc mưa còn nói nữa hả? Đông Nguyên nhe răng cười phân bua: − Tại ông trời làm mưa, chứ đâu phải tại anh. Nếu ông trời làm mưa không thì đâu có gì để nói. Đằng này… tại Đông Nguyên làm Tử Mai vừa sợ hết hồn vừa ngượng chín người phải bỏ chạy trong mưa về nhà bị cảm lạnh mới ra nông nổi. Nhăn mặt, Tử Mai trả lời Đông Nguyên: − Tại ông trời ít mà tại anh thì nhiều. Đông Nguyên cắc cớ hỏi: − Tại anh thế nào, em nói đi! Anh xin nhận tội! Biết sự ranh mãnh của Tử Mai, Đông Nguyên lắc đầu. − Thôi tội anh để đó! Em không truy cứu trách nhiệm cũng không làm lớn chuyện đâu. Đông Nguyên cười hỏi: − Huề hả em! − Để đó chứ không huề đâu anh. Đông Nguyên hạ một câu nhận định: − Em đúng là “khỉ con” như hồi còn ở Hàn Quốc. − Còn anh là… − Là gì? − Ông bạn tri kỷ khó ưa của anh Khang Tú. Đông Nguyên đính chính: − Em nói sao chứ, Khang Tú rất ưa anh mà! Tử Mai nghếch mũi lên: − Còn em không ưa. − Anh chiều em hơn cả Khang Tú nữa mà không ưa anh sao? − Anh kiếm chuyện chọc cho em tức rồi làm bộ chiều. Bất chợt Đông Nguyên đổi giọng: − Thế anh từ Hàn Quốc lặn lội sang Việt Nam thăm em, em có hoan nghênh không? − Hoan nghênh tinh thần thăm hỏi của anh. Đông Nguyên dõng dạc đòi quyền lợi: − Em hãy bắt đền anh! Đôi mắt Tử Mai tròn xoe lại: − Bắt đền anh? Đền cái gì? − Anh vào Sài Gòn tìm em mấy ngày ở trường Đại học thể dục thể thao mà chẳng gặp. Cố ý đón em ở cổng nhưng không thấy. Tử Mai đáp tỉnh rụi: − Em có đến trường đâu mà anh gặp? Đông Nguyên cũng thản nhiên bảo: − Anh gọi điện hỏi địa chỉ nhà trọ của Tử Mai, Khang Tú ấm ớ chứ có chịu trả lời đâu. Tử Mai lý giải: − Làm sao Khang Tú trả lời được vì Tử Mai đang ở nhà chứ đâu có đi ở trọ. − Và điều quan trọng là Tử Mai đang là Khang Tú. Hì… hì…! Tử Mai lắc đầu nguầy nguậy: − Không nhắc chuyện đó nữa nghe. Đông Nguyên mỉm cười một cách thú vị. − Phải nhắc để thấy tài năng hoá trang khéo léo của Tử Mai chứ em. Ai cũng ngộ nhận. − Em chỉ mong ông nội ngộ nhận là được. − Anh còn ngộ nhận huống hồ ông nội. Tử Mai thở hắt ra: − Anh ngộ nhận cũng không sao, em chỉ ái ngại cho chị Uyển Hân. Em đâu phải là anh Khang Tú. Đông Nguyên trấn an Tử Mai: − Được rồi! Để Khang Tú giải quyết chuyện Uyển Hân. − Chị Uyển Hân giận bỏ về Long Hải lúc trời khuya tối. Đông Nguyên bổ sung lời Tử Mai với giọng khôi hài. − Còn anh giận bỏ vào Sài Gòn tìm Tử Mai lúc sáng sớm. Tử Mai thích thú buông một chuỗi cười trong vắt. − Ôi, một mình em có thể làm cho người giận. Đông Nguyên dứ trán cô: − Vậy mà ham lắm hả? Thôi lo cho em đi! − Lo gì hả anh? − Em đỡ sốt rồi phải không? Đói bụng chưa? Anh đi mua thức ăn. Tử Mai hơi uể oải. − Em không đói đâu anh. − Không đói cũng phải ăn để uống thuốc cho mau khoẻ mạnh. − Anh nói giống bác sĩ. − Cũng như em làm bác sĩ cho ông nội vậy. Nói xong Đông Nguyên xuống căn tin nữa thức ăn cho Tử Mai. Một lúc sau anh mang lên lỉnh kỉnh nào cháo, trái cây, bánh kẹo cả nước chanh nữa. Tử Mai kêu lên: − Ôi sao anh mua nhiều thứ quá vậy? Em ăn một tuần cũng chưa hết. Đông Nguyên nheo một bên mắt với Tử Mai. − Nghe nói em cũng là vận động viên xe đạp leo núi mà! Bao nhiêu thức ăn đây có thấm gì. Tử Mai xí dài rồi bảo. − Em sẽ bảo Út Mén ăn phụ. Đông Nguyên cười xoà. − Út Mén phải kiêng ăn, còn em cần ăn nhiều cho mau lớn! − Em đã lớn rồi anh đừng có dụ…! Đông Nguyên nháy mắt với Tử Mai: − Quả thật em lớn rồi! Út Mén đã tả cho anh biết Tử Mai cực kỳ xinh đẹp. Tử Mai nghịch ngợm hỏi: − Anh thấy Út Mén tả em xinh đẹp có đúng không. Đông Nguyên lém lỉnh đáp trả: − Anh thấy em giả Khang Tú giống y chan. Lại nói nữa! Tử Mai ngượng ngùng véo cho Đông Nguyên một cái. Đông Nguyên pha trò: − Em còn yếu, véo không đau đâu. Cố gắng ăn nhiều cho mau lại sức! Nói xong Đông Nguyên nhanh chóng múc cháo cho Tử Mai ăn rồi thoăn thoắt gọt cam. Tử Mai nhìn theo bàn tay Đông Nguyên: − Coi chừng đứt tay anh. Đông Nguyên pha trò: − Trái cam đứt chứ tay anh không đứt đâu. Tử Mai bị Đông Nguyên ép buộc ăn cháo, ăn cam rồi uống nước chanh nữa. Cô la ré lên vì no mà anh còn bảo. − Uống thuốc cho em ngậmviên kẹo trái cây cho đỡ đắng miệng! − Ngậm kẹo rồi làm sao em nói chuyện! Đông Nguyên cắc cớ hỏi lại: − Thế sao hôm nọ không ngậm kẹo mà em cũng chẳng thèm nói chuyện? Đấm vai Đông Nguyên, Tử Mai phụng phịu: − Chọc em hả? Bây giờ em nói bù đó. Nắm nhẹ bàn tay Tử Mai, Đông Nguyên cười khuyến khích. − Bây giờ có sức rồi, khoẻ rồi hén. Cứ tha hồ nói bù và đấm anh! Hai người đang nói chuyện vui vẻ, bất chợt điện thoại di động của Đông Nguyên có tín hiệu. Đông Nguyên cầm máy lắng nghe. − Alô, Đông Nguyên đó hả? Mẹ bị tai nạn xe cộ. Con hãy về gấp. Bối rối và hoảng hốt, Đông Nguyên báo với Tử Mai rồi gọi điện bảo Vú Thơm vào bệnh viện chăm sóc cho Tử Mai, còn anh vội vã thu xếp bay về Hàn Quốc lo cho mẹ. Tử Mai cũng thúc hối. − Anh khỏi chờ Vú Thơm. Em ở đây một mình. Anh tranh thủ về thu xếp đồ đạc vào Sài Gòn nhanh đi! Tuy đốc thúc Đông Nguyên nhưng Tử Mai thấy lòng buồn tênh. Hai người vừa mới gặp nhau, chuyện trò chưa hết chuyện (lúc trước Tử Mai phải giả Khang Tú cho nên đâu có nói chuyện được, Đông Nguyên phải trở về Hàn Quốc). Việc trở về là quan trọng, Tử Mai không thể giữ anh được. Hai người bịn rịn chia tay nhau. Đông Nguyên dặn dò Tử Mai: − Em cố gắng giữ gìn sức khoẻ nhé! Đừng dầm mưa mà bị cảm lạnh. − Vâng! Anh đi đường bình yên nghe! Đông Nguyên bước đi mà lòng đầy lưu luyến.Vú Thơm vừa vào bệnh viện đã cất tiếng hỏi: − Con khoẻ chưa Tử Mai? Vú lo cho con quá! − Con khoẻ rồi vú. Anh Đông Nguyên đi chưa hở vú? − Cậu Đông Nguyên mới vừa đi! Vú Thơm trả lời rồi nói thêm: − Nghe gọi điện nhưng vú phải chờ cậu ấy về thu xếp đồ đạc rồi mới đóng cửa vào đây với con được. Tử Mai ôn tồn bảo: − Vú khỏi lo cho con! Chắc mai con xuất viện. Vú Thơm sờ trán Tử Mai: − Đã khoẻ chưa mà đòi xuất viện? Phải ở đây, hết bệnh mới về. − Con về lo cho ông nội vú ạ! Tử Mai trả lời rồi bỗng hỏi Vú Thơm. − Biết con là Tử Mai chứ không phải Khang Tú, ông nội có sao không vú? − Ông nội giận lắm, la cự nự mấy chú cháu gạt ông! Tử Mai lo lắng: − Rồi ông có sao không vú? Có trở bệnh không? Vú Thơm đáp khẽ: − Cũng may chú Khang Bình về đến năn nỉ đưa ông đi chữa trị ở bệnh viện Sài Gòn. Tử Mai ngạc nhiên. − Ông nội đi Sài Gòn rồi ai lo cho ông? − Con yên tâm, có Út Mén đi theo chú Khang Bình để lo cho ông. Tử Mai chép miệng: − Chẳng biết Út Mén lo thế nào đây! Vú Thơm mỉm cười trấn an: − Con đừng bận tâm nghĩ ngợi. Út Mén coi vậy chứ cũng biết quán xuyến công việc và chăm sóc người bệnh lắm. − Vậy là vú ở nhà chỉ có một mình. Vú có sợ không? Vú Thơm mỉm cười: − Vú quen rồi. Có sợ gì đâu? Tử Mai than vãn: − Mọi người đều bận rộn, còn con nằm ở đây. − Con nằm để chữa bệnh chừng nào hết thì về. − Ông nội đi chữa bệnh ở Sài Gòn chừng nào về hở vú? Chừng nào ông về vú làm sao biết được. Nhưng vú vẫn ân cần trả lời Tử Mai. − Chú Khang Bình bảo có đoàn bác sĩ ở Pháp sang phối hợp với bác sĩ Việt Nam chữa trị bằng nhiều phương pháp tân tiến. Chú đưa ông đi điều trị, chừng nào bình phục sẽ về. Tử Mai quyết định: − Chừng nào bình phục xuất viện về nhà, con sẽ vào Sài Gòn chăm sóc ông nội. Vú Thơm tán thành: − Phải đó! Con sẽ phụ với Út Mén lo cho ông, rồi trở lại trường học hành luôn. Tử Mai gật đầu: − Hết hè thì con phải học lại chứ vú. − Khi nào ông về nhà thì có vú với Út Mén lo. Chợt nhớ Tử Mai cất tiếng hỏi: − Vú ơi chú Khang Bình có nói tình hình sức khoẻ của anh Khang Tú thế nào không? − Cậu ấy vẫn đang điều trị ở bệnh viện Sài Gòn. Tử Mai bồn chồn: − Anh Khang Tú vẫn chưa bình phục ư? Con lo quá! Vú Thơm trấn an Tử Mai: − Chắc cậu ấy không sao đâu mà. Chú Khang Bình vẫn không có điều gì. Hôm con điện hỏi về tình trạng anh Khang Tú chú bảo chắc phải lâu mới bình phục và chú đồng ý cho con giả dạng anh ấy để nội yên tâm khỏi bệnh. Vú Thơm buột miệng khen: − Con giả cậu Khang Tú khéo ghê! Vú còn lầm nữa là… − Anh Đông Nguyên cũng chọc ghẹo con như thế. Vú Thơm buông lời nhận xét: − Cậu Đông Nguyên là bạn tốt. Cậu ấy lo cho Khang Tú mà cũng rất lo cho con. Tử Mai mỉm cười: − Thế hả vú? − Lúc con bị sốt cậu ấy hốt hoảng bế con ra kêu xe đi cấp cứu, vừa hối thúc Út Mén soạn đồ. Nó đang phát hoảng vì thấy con không phải là Khang Tú. Mắt Tử Mai lại đỏ như gấc chín. Cứ tưởng Vú Thơm và Út Mén đưa cô ra xe. − Sao vú với Út Mén không đưa con? − Ôi vú thì lập cập mà Út Mén thì phục phịch chẳng làm được gì. Nhỏ Út Mén này phục phịch vì không chịu ăn kiêng, mai mốt về Tử Mai sẽ la cho mà biết.Tử Mai bình phục về nhà, vội vã thu xếp vào Sài Gòn. Thăm nom ông nội vài ngày rồi Tử Mai trở lại trường Đại học thể thao tiếp tục học tập. Tử Mai tích cực lao vào việc học tập để chuẩn bị ra trường. Vừa học Tử Mai vừa trông tin Đông Nguyên từng ngày. Đông Nguyên không phone hỏi thăm Tử Mai một lời, cũng chẳng email cho cô. Giận Đông Nguyên vô cùng, anh đã quên Tử Mai rồi ư? Anh về Hàn Quốc đã bao ngày rồi Đông Nguyên? Ngày xưa ở Hàn Quốc, hai người thân thiết như anh em ruột. Cùng Khang Tú nữa, bộ ba đi đâu cũng có nhau. Cùng nhau học tập, chơi đùa, luyện tập thể dục thể thao, tình cảm của Đông Nguyên, Tử Mai và Khang Tú ngày càng gắn bó. Đông Nguyên cứ gọi Tử Mai là khỉ con. Lúc đầu cô bé phụng phịu hờn dỗi nhưng rồi cũng quen. Khỉ con thì khỉ con. Đông Nguyên cười và lý giải cho sự nghịch ngợm của mình. − Tại em tên khỉ con, anh mới gọi. Tử Mai lại còn vênh mặt lên: − Em tên Tử Mai chứ khỉ con đâu. Bằng giọng ranh ma, Đông Nguyên phiên dịch: − Tử là con, Mai là khỉ. Tử Mai là con khỉ cũng là khỉ con. Tử Mai tức tối khóc nhè không chịu. Đông Nguyên cười gỡ tội. − Anh dịch đúng tên em chứ không gọi bậy đâu. Không tin em hỏi ông nội xem. Và ông nội cũng trả lời như thế. Tử Mai đành chấp nhận cái tên khỉ con ngồ ngộ của mình. Và giao hẹn với Đông Nguyên: − Chỉ cho một mình anh gọi khỉ con và chỉ gọi khi chỉ có một mình em. Đông Nguyên châm chọc: − Sợ người ta nghe thấy hả khỉ con? − Không thèm sợ. − Tên em rất giống mà sợ gì? Tử Mai ré lên: − Anh nói em giống khỉ con hả? − Chứ còn gì nữa! Em khỉ quá chừng. Về Việt Nam rồi lớn mà có lúc thấy Tử Mai lấy xe cuộc lên núi tập dợt Vú Thơm cũng la. − Con gái mà khỉ quá chừng như con trai vậy. Chẳng lẽ Tử Mai giống con trai. Tử Mai soi gương. Khuôn mặt thiếu nữ xuân thì, mắt đen, má hồng, môi thắm. Là con gái nhưng Tử Mai vẫn biến thành con trai. Cô giả Khang Tú thật giống vì ăn mặc quần áo của Khang Tú. Chỉ tiếp xúc với mọi người vào ban đêm nên không ai phát hiện. Tử Mai không dám nói chuyện vì sợ lộ. Cô giả giọng Khang Tú nói ồm thật khó khăn. Cười thầm cho những ngày giả dạng đã qua, Tử Mai bắt đầu lo cho những ngày sắp tới. Học và trông tin Đông Nguyên dù anh không có dấu hiệu liên lạc. Hồi chưa về Việt Nam anh hay gọi điện cho Khang Tú và Tử Mai, bây giờ nín thinh. Tử Mai đang lo vì tình trạng sức khoẻ của Khang Tú vẫn chưa thuyên giảm. Tai nạn làm Khang Tú bị chấn thương khá nặng. Chú Khang Bình nói với Tử Mai: − Có lẽ phải đưa Khang Tú sang Nhật ghép tuỷ cháu ạ. Các bác sĩ bảo ở bên ấy phương tiện thiết bị tối tân. Tử Mai gật đầu phát biểu: − Phải đưa anh ấy đi chữa trị ngay đi chú ạ. Tốn kém bao nhiêu cũng phải lo. Ra trường con sẽ đi làm ngay. Chú Khang Bình bảo: − Được rồi chú sẽ lo Khang Tú nhưng phải giấu ông nội. Thế là chú Khang Bình cứ phải nói dối với ông nội là Khang Tú đã bình phục hiện giờ đang tập huấn dài hạn ở nước ngoài. Tử Mai cũng phụ hoạ với chú Khang Bình nói dối về tình trạng sức khoẻ của Khang Tú cho ông nội yên lòng. Chú Khang Bình bảo trong trường hợp này nói dối không có tội mà để bảo vệ sức khoẻ của một người. Ông Khang Liêm được điều trị ở bệnh viện tim có bác sĩ người pháp sang nên sức khoẻ khả quan. Ông đã bình phục nên đòi về nhà nghỉ ngơi cho khuây khoả. Buổi chiều, Tử Mai ở trường về nhào xuống bếp. Thấy Vú Thơm và Út Mén tất bật chuẩn bị bữa ăn, Tử Mai ngạc nhiên: − Bộ có tiệc sao làm đồ ăn nhiều vậy vú? Vú Thơm đang thái thịt ngước mắt lên trả lời: − Tiệc lớn. Tử Mai lẩm bẩm: − Tiệc gì nhỉ? Đâu phải đám giỗ bà nội. Vú Thơm đáp gọn: − Thì tiệc mừng ông nội khỏi bệnh. Đang nhặt rau, Út Mén cũng láu táu xía vô: − Tiệc này chắc chắn phải mời khách vì ông bảo nấu nhiều món ăn lắm. Tử Mai tỉnh bơ: − Khách của ông nội thì ông nội lo. Út Mén ra vẻ chỉ huy. − Chị phải phụ với ông tiếp khách chứ? Tử Mai kêu lên: − Ối trời! Mấy ông cụ già mà bắt ta tiếp chắc nghe giảng đạo đầy lỗ tay. Út Mén nhe răng cười trêu chọc: − Chị có làm gì sai trái đâu mà sợ nghe giảng đạo. Tử Mai giải thích: − Ta sợ mấy ông già thích giáo huấn con cháu đó mà. Vú Thơm góp lời: − Người lớn giáo huấn con cháu là tốt đó con! Phải nghe! Tử Mai rụt cổ rên lên: − Ôi thêm một bà già thích giáo huấn con cháu đây! Út Mén cười rúc rích: − Chị không sợ nghe mấy ông già giáo huấn thì phụ bếp với em. Tử Mai ca cẩm: − Ôi mới đi học về mệt muốn chết bị bắt phụ bếp! Út Mén vừa gọt khoai tây vừa chọc Tử Mai. − Cũng có phần ăn của chị vậy. Muốn ăn phải lăn vào bếp. Tử Mai lườm lườm Út Mén. − Câu này để dành cho mi thì đúng hơn. Út Mén phản đối: − Sao lại dành cho em. Em ăn kiêng mà. Tử Mai chỉ trích Út Mén. − Kiêng của mi là không từ chối bất cứ thứ gì. − Tại chị chê nên em phải ra công ẩm thực giùm chị. Tử Mai cười hì hì chỉ Út Mén. − Tốt quá nên phục phịch như hột sầu riêng. Út Mén nhìn Tử Mai trả đũa: Hột dầu riêng còn đỡ hơn chị hột mận. Tử Mai tức khí cự nự: − Ta thế này mà hột mận à? Đưa mắt nhìn hai cô gái đang cãi cọ, Vú Thơm phàn nàn: − Có yên lặng lo phụ vú hay không? Hay là định để bà già này làm một mình? Liếc mắt nhìn vào chảo cá chiên, Tử Mai cười hỏi: − Cá chiên xù hả vú? Ngon quá! Vú Thơm cười đắc ý. − Còn phải hỏi. Vú làm ngon hơn nhà hàng nữa đó! − Để con gọt thơm… ủa khóm để vú pha mắm nêm nghe. Út Mén cười như nắc nẻ vì nghe Tử Mai dài giọng cử tiếng thơm dùng tiếng khóm… Vú Thơm nhắc nhở: − Út Mén nhanh lên lo vẫy rau, sắp bánh tráng rồi dọn bàn ăn đi! Út Mén rên rỉ: − Sao phần con nhiều việc quá vậy? Tử Mai vỗ vai Út Mén: − Làm nhiều cử động cho thon thả, cho Mén bớt. Út Mén lườm lườm Tử Mai: − Còn chị hột mận coi chừng đó! Không đếm xỉa đến lời của Út Mén, Tử Mai hỏi Vú Thơm: − Có món cá chiên xù thôi hả vú? − Còn gỏi tôm, lẩu đặc sản nữa kìa. Tử Mai ôm vai Vú Thơm: − Vú giỏi ghê! Làm đủ thứ món. Vú Thơm vờ hỏi: − Định khen nịnh rồi không làm phụ vú hả cô chủ nhỏ? Nói thế chứ Tử Mai cũng phụ với Vú Thơm và Út Mén một tay cho xong việc. Vừa làm công việc Tử Mai vừa suy nghĩ vẩn vơ. Khách ông nội mời là ai đây? Sao không nghe ông nội báo trước? Hay là thấy Tử Mai bận học hành thi cử, ông không nói gì. Chắc ông nội mời nhưng ông bạn một thời đua xe cuộc leo núi như ông. Hết bệnh rồi. Nhớ bạn xưa. Ông mời họ đến nhà chơi để ôn lại những kỷ niệm vàng son của thời đua xe đạp. Công việc làm bếp đã kết thúc. Bữa ăn thịnh soạn được dọn lên. Tử Mai đi tắm. Nước từ vòi hoa sen toả khắp người làm cho cô sảng khoái, dễ chịu vô cùng. Vào Sài Gòn nhớ biển Vũng Tàu. Có lẽ tuần tới rủ Út Mén về tắm biển một ngày cho thoả thích. Nước mát rượi, Tử Mai muốn ở mãi trong phòng tắm, Út Mén bên ngoài réo to: − Tử Mai nhanh lên cho em tắm, còn phụ chị tiếp khách nữa chứ. Tử Mai cũng trả lời Út Mén thật to: − Ta ra ngay! Đừng có hối. Tử Mai tắm xong hỏi ông Khang Liêm: − Mấy giờ khách đến hả ông? Ông Khang Liêm đáp nhanh: − Bảy giờ. Tử Mai tò mò: − Khách nào vậy ông? Phải mấy ông bạn cùng thời đua xe đạp của ông không? Ông Khang Liêm phẩy tay: − Bí mật! Đừng có hỏi. Tử Mai cười khúc khích: − Có mấy ông bạn già của nội mà làm gì bí mật dữ vậy? Ông Khang Liêm nghiêm nghị nhắc nhở: − Lo chuẩn bị các thứ chu đáo cho ông đi! Út Mén ra đến láu táu trả lời để chứng tỏ sự có mặt của mình. − Chuẩn bị xong cả rồi ông ạ! Chỉ còn chờ ăn thôi! − Chuẩn bị rồi thì tốt. Ông Khang Liêm vui hẳn lên. Nét mặt hồng hào tinh thần phấn chấn. − Tử Mai soạn bộ quần áo mới thay cho ông. − Ông phải ăn mặc tươm tất đẹp đẽ để tiếp bạn quí. Ông Khang Liêm cười hóm hỉnh: − Ông sao cũng được! Lo cho con kìa cháu nội! Mọi người đều xuống phòng khách trong niềm hân hoan cùng ông Khang Liêm. Đúng bảy giờ! Chiếc xe đời mới màu đỏ lửa bóng lộn xuất hiện trước cổng. Chuông cổng reo vang. Vú Thơm lật đật ra mở cổng mời khách. Chiếc xe tiến vào. Không phải mấy ông già. Hai người đàn ông, một trung niên, một còn trẻ bệ vệ bước vào trong. Ông Khang Liêm lăn xe ra niềm nở tiếp khách. − Chào chú! − Chào ông! Ồ hai cha con đến đúng hẹn quá! Vào đây! Vào đây! Tử Mai trố mắt nhìn khách của ông nội. Không phải mấy ông bạn già như Tử Mai nghĩ đến. Ai thế nhỉ?Sự thắc mắc của Tử Mai có lời giải đáp ngay khi ông Khang Liêm gọi cô lại. − Tử Mai lại đây nội giới thiệu. Đây là Hạo Thanh nhà thiết kế trang phục thể thao. Hạo Thanh con của bác Hạo Tâm, nhà tài trợ chính cho các cuộc đua của ông nội ngày xưa. Tử Mai lịch sự cất tiếng chào hai người khách. − Chào bác! Chào anh! Một luồng điện từ mắt Hạo Thanh chiếu vào Tử Mai khiến cô bối rối. Ông Khang Liêm tươi cười phấn khởi: − Mời ngồi! Chúng ta cùng nâng ly. Chủ và khách cùng ngồi vào bàn ăn. Ông Khang Liêm rối rít gọi: − Vú Thơm, Út Mén đâu tiếp khách nhanh lên. Lấy bia ra mời khách. Hạo Thanh lên tiếng: − Ông để chúng tôi tự nhiên! Vú Thơm mang bia ra khui. Ông Khang Liêm bảo: − Mời khách chứ tôi không uống được bia. Nước trà, nước suối thôi. Vú Thơm đặt ly trà nơi tay ông. Út Mén lau chén đũa mời khách. Tử Mai nín thinh và lòng đầy thắc mắc. Không hiểu ông nội lại mời hai người khách này? Nhà thiết kế quần áo thể dục thể thao đến đây làm gì? Ông Khang Liêm mời khách cầm đũa. Câu chuyện giữa khách và chủ bắt đầu nổ ran. Ông Hạo Tâm giới thiệu thêm về con trai một cách tự hào. − Hạo Thanh ở Singapore về Việt Nam lập hãng sản xuất quần áo thể dục thể thao. Ông Khang Liêm khen ngợi. − Tuổi trẻ tài cao. Ông Hạo Tâm bồi tiếp: − Hạo Thanh vừa là nhà thiết kế trang phục thể dục thể thao vừa làm giám đốc công ty sản xuất điều hành công việc. Ông Khang Liêm kêu lên: − Nhiều công việc quá sao cháu làm xuể? Hạo Thanh đáp với vẻ cao ngạo: − Con có trợ lý giám đốc, thư ký riêng, có máy vi tính có đội ngũ công nhân may… việc gì làm cũng được ông ạ! − Giỏi giang như cháu chẳng mấy chốc công ty sẽ phát triển mạnh. Sản phẩm sẽ nổi tiếng khắp. Ông Hạo Tâm bày tỏ: − Sản phẩm sản xuất ra nhiều có chất lượng. Vấn đề là làm sao đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và ai cũng biết đến. Hạo Thanh nhanh nhẹn đáp lời cha: − Cần phải quảng cáo sản phẩm đó ba. Ông Hạo Tâm gật đầu: − Thì cần phải quảng cáo. Nhưng quảng cáo thế nào để sản phẩm bán chạy khắp nước là điều chúng ta phải bàn. Hạo Thanh nhắc nhở ông Hạo Tâm. − Ba hãy bàn với ông đi! Ông Hạo Tâm nói nhanh với ông Khang Liêm. − Chúng tôi muốn bàn với chú một việc. Ông Khang Liêm vội bảo: − Việc gì chú cứ nói! Hai cha con đến đây là tôi rất vui. Ông Hạo Tâm nói thẳng: − Chúng tôi muốn nhờ uy tín vua xe đạp ngày xưa của chú và hiện nay là “vua xe đạp leo núi” của Khang Tú để quảng cáo thời trang sản phẩm thể dục thể thao. Ông Khang Liêm ra vẻ đồng ý. − Được! Được! Chú vẫn nhớ đến ông cháu tôi rất tốt. Quảng cáo trang phục thể thao thì còn gì bằng. Ông Hạo Tâm giải thích: − Chúng tôi phải lựa chọn người quảng cáo chứ không mời bừa bãi đâu. Ông Khang Liêm gật gù tán thành: − Tôi biết! Tôi vẫn luôn nhớ chú đã tài trợ cho các cuộc đua của chúng tôi ngày trước. Ông Hạo Tâm hớn hở nói tiếp: − Con trai tôi bây giờ cũng thế, luôn tài trợ các cuộc đua thể thao và làm công tác từ thiện. Hạo Thanh lên tiếng ngay: − Cháu luôn góp sức, góp tiền tài trợ giúp người khác. − Cháu biết quan tâm đến người khác là tốt. − Ông đồng ý quảng cáo sản phẩm của công ty cháu nghe ông! Ông Khang Liêm gật đầu nhưng lại phân vân: − Được thôi nhưng bây giờ ông già rồi, quảng cáo sao được? Ông Hạo Tâm nói nhanh: − Chú có uy tín vua xe đạp một thời nổi danh. Hạo Thanh bồi thêm: − Hiện tại là Khang Tú với danh hiệu “vua xe đạp leo núi”. Khang Tú quảng cáo trang phục thể thao là rất phù hợp. Ông Khang Liêm lên tiếng: − Hiện giờ Khang Tú còn đi tập huấn ở nước ngoài chưa về. Hạo Tâm nhanh nhảu trả lời: − Chừng nào “vua xe đạp leo núi” về tiến hành quảng cáo sản phẩm ngay. Rồi anh ta thòng thêm: − Cũng có thể cháu gặp anh ấy chụp ảnh rồi lắp ghép qua sản phẩm đưa vào mạng vi tính xử lý. Ông Khang Liêm cười khà khà ra vẻ thích thú. − Thời đại khoa học tiến bộ, cái gì cũng giải quyết được tất. Hạo Thanh cũng thích thú nói thêm: − Bây giờ thời đại công nghệ thông tin, vi tính thịnh hành mọi việc càng giải quyết nhanh gọn đó ông. Rồi anh chàng nói thao thao về phần mềm, phần cứng của máy vi tính, ông Khang Liêm nghe mà chẳng hiểu gì. Hạo Thanh lại tiếp tục giới thiệu về công việc thiết kế trang phục thể dục thể thao của anh một cách rành rẽ. Chẳng biết có phải để phô trương với ông cháu Tử Mai không? Suốt bữa ăn Tử Mai chỉ ngồi im nghe ông nói và hai vị khách nói thao thao bất tuyệt. Tử Mai đã biết rõ mục đích của họ khi đến gặp ông Khang Liêm. Tử Mai chẳng có ý kiến cũng chẳng có gì bàn bạc cùng họ. Cô lơ đãng nhìn quanh. Ông Khang Liêm như nhớ nhiệm vụ chủ nhà, vội mời khách cầm đũa. − Hai cha con cầm đũa đi chứ! Xem thức ăn bà bếp và cô cháu nội tôi nấu thế nào. Chắc là thua nhà hàng rồi. Hạo Thanh đáp với giọng cao ngạo: − Cháu dự chiêu đãi tiệc tùng mãi ở nhà hàng cũng chán. Lâu lâu được thay đổi khẩu vị tại gia cũng thích lắm chứ. Ông Khang Liêm vui vẻ: − Vậy cháu cứ tự nhiên thưởng thức nhé! Hai cha con ông Hạo Tâm vui vẻ thưởng thức các món ăn và bàn chuyện rất thoải mái với ông Khang Liêm. Chủ khách rất tâm đắc nói hoài không hết chuyện. Ông Hạo Tâm nâng ly cùng ông Khang Liêm rồi tươi cười bảo: − Việc quảng cáo sản phẩm xem như đã bàn xong. Chắc chắn nhờ uy tín của chú và hình ảnh của “vua xe đạp leo núi” mà trang phục thể thao sẽ đắt như tôm tươi cho xem. Hạo Thanh gật gù với vẻ đắc ý. − Chắc chắn rồi đó ba! Có uy tín của ông quảng cáo sản phẩm do con thiết kế sẽ không đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ đấy. Ông Khang Liêm ân cần: − Vậy cháu phải sản xuất cho nhiều vào. Mọi người cùng cười sảng khoái. Cứ như là công việc đã thành công rực rỡ vậy. Không ai đá động đến Tử Mai. Cũng chẳng sao! Vì công việc mọi người bàn bạc có liên quan gì đến cô đâu. Tử Mai thấy rất tự do… ăn. Mặc cho ông Khang Liêm và khách bàn bạc mọi chuyện, cô rất thản nhiên. Không ai chú ý đến sự có mặt của Tử Mai thì Tử Mai cũng chẳng chú ý đến ai. Tuy nhiên một mình Tử Mai ăn uống, cô cũng ngượng ngập vô cùng. Út Mén không ngồi cùng với Tử Mai mà lẻn ra sau rồi. Vậy mà nói phụ với Tử Mai tiếp khách! Nhỏ Út Mén sẽ biết tay Tử Mai. Bất chợt Tử Mai ngẩn lên, cô bắt gặp tia mắt như luồng điện của Hạo Thanh chiếu vào cô. Ôi đôi mắt như có nam châm cuốn hút lạ kì và nụ cười của Hạo Thanh nữa. Có lẽ nãy giờ mải mê nói chuyện về công việc làm ăn, nghề nghiệp mà Hạo Thanh quên hẳn Tử Mai. Hay anh chàng muốn giới thiệu cho Tử Mai biết tài năng của giám đốc kiêm nhà thiết kế trang phục thể dục thể thao. Dù lý do gì thì bây giờ Hạo Thanh cũng biết trước mặt anh có một cô gái cực kỳ xinh đẹp. Anh hào phóng tặng cho Tử Mai một nụ cười đầy tự hào của gã đàn ông biết mình điển trai, hào hoa, cử chỉ garland hết chỗ chê, Hạo Thanh ân cần gắp thức ăn cho Tử Mai: − Mời cô! Trái tim con gái chao đảo mấy nhịp. Không thể làm ngơ trước thái độ lịch lãm đầy nam tính của chàng thiết kế trang phục thể dục thể thao, Tử Mai mỉm cười đáp trả. Hạo Thanh vẫn nở nụ cười quyến rũ với giọng ngọt lịm. − Cô gì nhỉ? Nghe Hạo Thanh hỏi Tử Mai, ông Khang Liêm mới chợt nhớ ông mãi lo mừng khách mà chưa giới thiệu cháu nội với khách. Ông vội lên tiếng đáp thay Tử Mai: − Cháu nội ông tên Tử Mai, đang học trường Đại học thể dục thể thao. Chẳng biết nghĩ gì mà Hạo Thanh reo lên một cách thích thú. − Tử Mai học thể dục. Ôi tuyệt quá! Và anh chàng lại garland gắp cho Tử Mai con tôm đỏ hồng. − Tử Mai dùng đi! Ông Khang Liêm vội kêu lên: − Ôi chủ nhà phải mời khách chứ sao ngược lại thế này? Tử Mai con gắp đãi Hạo Thanh đi! Hạo Thanh cười tít mắt vì được chiếu cố đặc biệt. Nhưng vờ bảo: − Ông để cháu tự nhiên! Cháu gắp cho Tử Mai là phải thôi. Cả bàn tiệc chỉ có Tử Mai là phụ nữ. Ông Hạo Tâm tiếp lời con trai: − Và phụ nữ thì phải được quan tâm hả con? Hai người đàn ông cười xoà. Tử Mai bẽn lẽn nhìn xuống rồi lại ngước lên chạm phải tia nhìn nóng bỏng của Hạo Thanh. Giọng Hạo Thanh dịu ngọt vang lên: − Phụ nữ được quan tâm chăm sóc ưu tiên phải không Tử Mai? Tử Mai mỉm cười nhẹ nhàng: − Tử Mai không mong điều đó! Hạo Thanh hỏi một cách châm chọc: − Chẳng lẽ Tử Mai không phải là phụ nữ? Tử Mai phật ý hỏi vặn lại: − Anh thấy Tử Mai không phải là phụ nữ sao? Mắt Hạo Thanh nhìn Tử Mai rất chăm chú làm cô ngượng nghịu quá đỗi. Giọng Hạo Thanh vang lên văn vẻ: − Tử Mai là một phụ nữ cực kỳ xinh đẹp. Một bông hoa đầy sắc thắm đưa hương. Tử Mai lúc lắc mái tóc, một cử chỉ thật duyên dáng. − Tử Mai không như anh nói đâu. Hạo Thanh đầy vẻ nịnh đầm: − Còn hơn thế nữa kìa! Tử Mai không thấy mình xinh tươi như bông hoa sao? Trái tim con gái thoáng vui vui vì được khen tặng, Tử Mai nhìn Hạo Thanh khẽ chớp mi. Hai người vừa ăn vừa nghe hai người trẻ nói chuyện. Bữa ăn kết thúc. Mọi người uống trà đàm đạo. Hạo Thanh rủ Tử Mai ra trước sân trò chuyện. Hạo Thanh rủ rê: − Hôm nào em đến nhà anh chơi. Căn biệt thự rộng lắm. Có hoa viên cây cảnh như ở công viên, tha hồ nhìn ngắm. Tử Mai cũng giới thiệu: − Căn biệt thự của nội em ở Vũng Tàu cũng rộng lắm. Nhà này chỉ ở tạm để ông nội chữa bệnh, còn em đi học. Hạo Thanh thích thú bảo: − Hôm nào anh đi Vũng Tàu tắm biển ghé nhà nội em được chứ. − Tất nhiên là được! Hạo Thanh lại tỏ vẻ garland. − Anh xin lỗi nhé! Lúc nãy anh mải mê nói chuyện mà bỏ quên em. Tử Mai ra chiều thông cảm: − Anh có chuyện cần bàn với ông nội mà! − Nhưng anh vẫn nhìn thấy cô Tử Mai kiều diễm đang đối diện. Tử Mai cươi cười: − Chứng tỏ là anh đâu có quên. Hạo Thanh ân cần hỏi thăm Tử Mai: − Tử Mai còn học bao lâu? − Em sắp ra trường rồi. − Thế thì tuyệt quá. Tử Mai nhẹ nhàng bày tỏ: − Em cũng mong sớm ra trường, tìm việc làm. Hạo Thanh bật hỏi: − Tử Mai học trường thể dục thể thao tính theo nghề ông nội và anh trai hả? − Em tập đua xe vui chơi. Còn công việc gì thì tính sau. Hạo Thanh mời mọc ngay: − Em hãy về công ty của anh nhé! Tử Mai trầm tư: − Em chưa biết nữa! Hạo Thanh hứa hẹn: − Anh sẽ luôn ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em làm việc. Chưa dự tính về công việc làm, cũng chẳng biết Hạo Thanh hứa hẹn cho cô làm công việc gì mà tạo điều kiện ưu tiên, Tử Mai lơ đãng: − Em chẳng biết có làm được việc gì cho công ty anh. Thôi khoan bàn chuyện đó đã. Hạo Thanh gật gù: − À phải chúng ta mới gặp nhau lần đầu. Hãy kể về em đi! Tử Mai lắc đầu: − Em chẳng có gì để kể đâu. Hạo Thanh cười hóm hỉnh: − Cháu nội của ông vua xe đạp leo núi. Bây giờ lại em vua xe đạp leo núi mà không có gì để kể ư? Tử Mai lém lỉnh đáp trả: − Ông nội và anh trai em mới có thành tích đua xe để kể, chứ em đâu có gì mà kể. Hạo Thanh bông đùa: − Kể thành tích học tập của em đi! Tử Mai reo lên: − Ối anh có phải nhà tài trợ, hội khuyến học không mà bắt em báo cáo thành tích học tập? − Vậy hãy kể thành tích em đốn ngã bao nhiêu cây si đi! Hiểu ý Hạo Thanh nhưng Tử Mai vẫn tròn mắt hỏi: − Anh nói mới lạ. Em có đốn ngã cây si nào đâu? − Chưa hả? Vậy anh tình nguyện làm cây si nhé! Tử Mai chưa kịp trả lời Hạo Thanh thì ông Hạo Tâm đã ra đến gọi anh chàng về. Hạo Thanh vẫy tay tạm biệt Tử Mai. − Chào nhé Tử Mai! Hẹn gặp lại!Có phải vì cái hẹn gặp lại mà liên tiếp mấy hôm sau, ngày nào Hạo Thanh cũng nhà gặp Tử Mai và tán tụng cô: − Em có một thân hình lý tưởng, mặc trang phục thể thao do anh thiết kế là hết sẩy luôn. Môi Tử Mai phớt nhẹ một nụ cười. − Các cô người mẫu mới mặc hết sẩy. Hạo Thanh vẫn tiếp tục tán tụng: − Các cô người mẫu mặc không đẹp bằng em đâu. − Các cô người mẫu mà nghe anh nói thế sẽ kiện anh đấy. − Kiện sao? − Người ta thi người mẫu để biểu diễn thời trang các loại mà anh cho là mặc không đẹp. Hạo Thanh vẫn một mực: − Nhưng họ mặc trang phục thể thao không bằng em đâu. Rồi đột ngột Hạo Thanh đề nghị. − Em làm người mẫu quảng cáo trang phục thể thao của anh nghe! Tử Mai lắc đầu: − Khi không làm người mẫu ngang xương. Đâu có được! Hạo Thanh cố thuyết phục: − Em quảng cáo trang phục thể thao của anh là hết sẩy luôn. Tử Mai tinh nghịch hỏi: − Rủi em quảng cáo làm sản phẩm của anh bán ế thì sao? Bằng giọng tự tin Hạo Thanh đáp nhanh. − Làm gì có chuyện đó? Em là sinh viên trường thể dục thể thao quảng cáo là rất thích hợp. − Em không biết có thích hợp không nữa. Hạo Thanh bồi thêm: − Chắc chắn mà. Em lại là em, cháu của vua xe đạp leo núi nữa. Em mặc sản phẩm do anh thiết kế bảo đảm các cô gái sẽ bắt chước ào ào mua sắm trang phục thể thao cho mà xem. Tử Mai nói nữa đùa nữa thật. − Vậy anh nên sản xuất cho nhiều nhiều để bán. Nét mặt Hạo Thanh hớn hở sáng ngời. − Tất nhiên. Anh còn thiết kế nhiều kiểu trang phục mới lạ nữa. Chỉ cần em nhận lời quảng cáo. Tử Mai nghĩ ngợi: − Em chưa biết tính sao. − Còn tính gì nữa! Nhận lời anh nghe! Như sợ Tử Mai không nhận lời, Hạo Thanh buông giọng hứa hẹn thẳng thắn: − Anh sẽ trả thù lao đầy đủ mấy xuất quảng cáo cho em. Tử Mai thầm nhủ. Tất nhiên! Bỏ thời gian công sức ra làm việc quảng cáo thì phải nhận thù lao chứ có ai làm không? Tử Mai vẫn không biết có nên nhận lời Hạo Thanh hay không? Cô rất lưỡng lự vì xem ra công việc quảng cáo này Tử Mai cũng không thích lắm. Bỗng dưng mặc quần áo thể dục thể thao, rồi nói những câu khen ngợi trang phục mình đang mặc như quảng cáo trên ti vi thật kỳ kỳ. Chắc Tử Mai không làm được. Thấy Tử Mai do dự không trả lời, Hạo Thanh thúc giục thêm. − Nhận lời nhé! Em mà quảng cáo trang phục thể thao của anh thì tuyệt vời biết bao. Chúng ta sẽ phối hợp làm ăn chặt chẽ. Công ty anh mà ăn nên làm ra thì thù lao của em ngày càng cao. Nghe mà nôn nao vì Tử Mai cũng cần làm việc để có thù lao. Nhưng nghe giọng điệu cao ngạo của Hạo Thanh, Tử Mai khó chịu làm sao. Thôi mặc cho anh ta đề nghị chuyện đó tính sau? − Anh sẽ đưa em đi chụp ảnh quảng cáo nghe Tử Mai! Hạo Thanh tưởng Tử Mai đã đồng ý quảng cáo sản phẩm cho anh rồi hay sao ấy. Tử Mai thờ ơ hỏi: − Chụp ảnh quảng cáo à? Sao phải chụp? Hạo Thanh bật cười trước vẻ ngây ngô của Tử Mai. − Em giới thiệu thì phải mặc nhiều kiểu trang phục thể thao để quảng cáo chứ sao? Đưa mắt ngắm nghía Tử Mai, Hạo Thanh bồi thêm. − Vóc dáng của em mặc bộ trang phục nào cũng gợi cảm và hết sẩy luôn. Tử Mai buông gọn: − Em chưa mặc nên chẳng biết có hết sẩy không? Hạo Thanh cười mơn: − Em chưa mặc nhưng anh đã thấy rất tuyệt! Đúng là ba xạo, Tử Mai xí dài không nói gì. Hạo Thanh thú vị nói thêm. − Trang phục thể thao thành công, anh sẽ thiết kế thời trang áo tắm tung ra thị trường nữa đó. Tử Mai tinh nghịch bảo: − Chúc ông vua quần áo thành công! Hạo Thanh bật cười sảng khoái, rồi cất giọng dịu dàng mời Tử Mai. − Chúng ta sẽ đi ăn nhà hàng để chúc mừng sự hợp tác với nhau. Tử Mai hỏi lại: − Em có hợp tác gì đâu! Hạo Thanh hào hứng tuyên bố: − Từ nay em và anh sẽ hợp tác làm ăn. Tử Mai vẫn lắc đầu: − Việc đó em không hứa, để ra trường rồi tính. − Vậy trước mắt chúng ta đi ăn. Anh không muốn nghe em từ chối đâu. Hai người cùng đi đến nhà hàng. Hạo Thanh muốn chứng tỏ cho Tử Mai thấy cuộc sống vương giả và sự hào phóng của anh. Đưa tờ thực đơn cho Tử Mai rồi anh hỏi: − Gọi tất cả nhé! − Ăn sao hết? Nheo môt bên mắt với Tử Mai, Hạo Thanh châm chọc: − Bộ em ăn kiêng sao mà không hết? Anh thấy em rất thon thả chứ không có béo phì đâu. Tử Mai mỉm cười giải thích: − Tại ăn không hết chứ em không sợ béo phì đâu. Hạo Thanh gọi nhân viên nhà hàng mang thức ăn lên. Cá nướng, thịt bò cuộn Jambon, hạt sen hầm gà… − Em ăn xem giống thức ăn hôm nọ ở nhà em không nhé! Tử Mai nhún nhường! − Thức ăn ở nhà em không ngon bằng nhà hàng đâu. Hạo Thanh vui vẻ: − Ngon chứ! Món nào cũng có chất lượng. Ông nội em bảo do bà bếp và em nấu mà. − Em phụ với Vú Thơm chứ có biết làm gì đâu. − Phụ được là rất tốt. Có những cô tiểu thư nhà giàu chẳng biết phụ nữa kìa! Không biết Hạo Thanh nói ai, mấy cô tiểu thư nhà anh? Hay là mấy cô người yêu của anh? Giám đốc kiêm nhà thiết kế trang phục tài năng, hẳn là có nhiều cô ngưỡng mộ? Muốn hỏi Hạo Thanh nhưng Tử Mai nghĩ chẳng việc gì phải hỏi. Hạo Thanh vừa gấp thức ăn cho Tử Mai vừa quan sát cô. Cô gái trước mặt anh vừa xinh đẹp vừa có ưu điểm là con em của vua xe đạp leo núi. Hạo Thanh sẽ nhờ uy tín của ông nội và anh Tử Mai để quảng cáo sản phẩm thể dục thể thao. Quần áo và các vật dụng khác. Chính bản thân Tử Mai cũng sẽ là người quảng cáo tuyệt vời cho anh. Sản phẩm của công ty Hạo Thanh tha hồ mà bán chạy và sẽ đánh bại trang phục của các hãng khác. Hạo Thanh tha hồ hốt bạc. Rời nhà hàng, Hạo Thanh đưa Tử Mai đi chơi, rủ cô đi mua sắm. Tử Mai ngạc nhiên: − Hôm nay ông giám đốc hãng trang phục thể dục thể thao rảnh lắm ư? Hạo Thanh kiêu hãnh đáp: − Công việc tất bật nhưng vì em, anh sẽ rảnh. Anh rất vui khi mời em cùng cộng tác với hãng Á Đông của anh. Tử Mai không nói gì. Sao Hạo Thanh cứ nghĩ là cô cùng cộng tác làm ăn với anh? Hạo Thanh tiếp tục buông giọng cao ngạo của một giám đốc. − Anh làm giám đốc điều hành còn mọi công việc có nhân viên làm cả. Guồng máy làm việc của hãng Á Đông rất trôi chảy. Anh không có mặt ở hãng, một ngày hay mấy ngày cũng chẳng ảnh hưởng gì cả. Còn công việc thiết kế anh đưa lên vi tính và làm ở nhà. Tử Mai buột miệng: − Thế à? Hạo Thanh đắc ý rủ: − Hôm nào anh đưa em tham quan hãng Á Đông nhé! Bảo đảm em sẽ muốn làm việc ngay. Tử Mai hồn nhiên hỏi: − Thế hãng có gì mà hấp dẫn thế? Hạo Thanh đáp tỉnh bơ: − Có anh! Mặt Tử Mai nóng bừng lên. Anh chàng thật là trâng tráo, cũng cao ngạo hết chỗ chê. Làm như anh ta ngon lành lắm vậy. Ra vẻ thản nhiên, Tử Mai cất tiếng hỏi châm chọc. − Vậy chắc hãng của anh phụ nữ làm không hả? Không nghĩ Tử Mai châm chọc, Hạo Thanh cười đáp: − Có nam giới làm nữa chứ, các kỹ thuật viên, công nhân khuân vác kiện hàng. Em muốn biết số người làm để gia nhập hả? Tử Mai đính chính: − Tại nghe anh nói em cứ ngỡ hãng của anh chỉ có phụ nữ. Hạo Thanh hóm hỉnh bảo: − Nơi nào cũng có cả âm dương. − Âm thịnh dương suy hay ngược lại? − Cả hai cùng thịnh. Hạo Thanh trả lời rồi nói thêm. − Như vậy mới công bằng. Tử Mai đưa ý kiến. − Em thấy ở nơi làm việc hay bất cứ nơi đâu cũng phụ nữ nhiều hơn nam giới. − Em chưa đi làm việc sao biết. − Nhìn thấy thực tế. − Cứ cho là phụ nữ nhiều hơn nam giới đi! − Như vậy là bên thừa bên thiếu. − Bởi vậy mới có cảnh một ông nhiều bà. Tử Mai hỏi vặn lại. − Dường như người đàn ông nào cũng thích cảnh đó. Hạo Thanh phân bua: − Anh không có à nha! − Anh không ngoại lệ đâu. − Thật ra cảnh này từ ngày cha ông ta đã thực hiện rồi: “trai năm thể bảy thiếp”. Tử Mai chặn lại ngay. − Đó là quan niệm của những gã đàn ông tham lam. Hạo Thanh đắc ý bảo: − Chính ngày táo quân cũng đã như vậy. Đâu phải ông ấy tham. Tử Mai nhận định. − Táo quân vì hoàn cảnh trớ trêu chứ ông ấy không muốn thế đâu. Anh đừng viện vào ông ấy để bắt chước. Hạo Thanh bật cười: − Anh đâu có định bắt chước táo quân. Tử Mai thốt lên: − Làm giám đốc như anh còn hơn táo quân nữa kìa. − Ôi sao em nói thế? − Em nghĩ anh là giám đốc kiêm nhà thiết kế tài năng cũng là một ngôi sao, chắc chắn nhiều fan ái mộ lắm. − Được ái mộ thì tốt chứ sao? Tử Mai lý sự: − Nhưng được phụ nữ ái mộ và giành nhau thì không tốt đâu. Hạo Thanh cắc cớ hỏi: − Sao em biết? Bộ có kinh nghiệm hả? Tử Mai lý sự: − Em đâu phải mấy gã đàn ông ngôi sao mà có kinh nghiệm. Đưa mắt nhìn Tử Mai, Hạo Thanh buông lời hứa hẹn: − Yên chí đi, anh không phải là ngôi sao được nhiều fan phụ nữ ái mộ. − Phải hay không thì đó là chuyện của anh. − Anh muốn nói cho em biết. − Em đâu cần biết điều đó. − Thế mà anh tưởng em quan tâm đến anh, muốn biết về anh. − Anh đừng đặt mình cao quá nhé dù là giám đốc. − Anh đâu có đặt mình cao quá, chỉ muốn nói vấn đề hợp tác với em về quảng cáo. Hạo Thanh vẫn nhắc đến chuyện quảng cáo nữa! Tử Mai nói khẽ: − Em chưa biết có nhận lời anh không. Hạo Thanh mỉm cười: − Nhận đi! Mai anh đến đưa em đi chụp ảnh. Anh sẽ làm lịch luôn nữa đó. Chưa muốn nhận lời Hạo Thanh, Tử Mai không biết hỏi ý kiến ai. Ông nội thì chắc chắn khuyến khích cô nhận lời rồi. Tử Mai tìm thầy Xuân Lăng là huấn luyện viên của Khang Tú để hỏi ý kiến: − Giám đốc hãng sản xuất quần áo thể dục thể thao mời em quảng cáo sản phẩm, có nên nhận lời không thầy? Thầy Xuân Lăng đáp nhanh: − Giám đốc Hạo Thanh là một người khá nổi tiếng. Cậu ta trẻ tuổi, tài cao sớm thành đạt. Tử Mai cười bảo: − Em hỏi ý kiến thầy mà thầy lại khen ngợi anh ta nức nở. Thầy Xuân Lăng vui vẻ bảo: − Thầy thấy sao nói vậy. Khen trước rồi đưa ý kiến sau. Tử Mai nôn nóng hỏi: − Vậy ý kiến của thầy thế nào? Thầy nói cho em biết đi! Thầy Xuân Lăng giơ tay lên: − Khoan đã! Thầy nói chưa hết. − Ủa! Thầy còn nói gì? Tử Mai rất tự nhiên, thân mật với thầy Xuân Lăng vì thầy là huấn luyện viên của Khang Tú rất thân thiết với gia đình. Thầy Xuân Lăng cười cười: − Thầy nói về Hạo Thanh chưa hết mà. Tử Mai vờ ngoan ngoãn nghiêm túc: - thầy nói đi, em nghe giảng bài đây. Thầy Xuân Lăng dứ dứ tay trước mặt Tử Mai. − Đừng méo mó. Thầy có giảng bài đâu mà nghe! Tử Mai lém lỉnh: − Không giảng bài, thầy cũng đừng giảng đạo nghe. − Bộ em hay bị nghe giảng đạo lắm hả? − Thầy quên em sống với ông nội sao? Mấy ông già ưa giáo huấn lắm. Thầy Xuân Lăng hóm hỉnh hỏi: − Ông nội không bắt em trở thành vua xe đạp leo núi chứ. Tử Mai kêu lên: − Ở nhà đã có hai vua rồi thầy ơi. Em sợ làm vua lắm. Thầy Xuân Lăng đùa vui: − Vậy em làm hoàng hậu! − Hoàng hậu không vua há thầy. − Hoàng hậu trang phục thể dục thể thao. − Thầy nói sao? − Em quảng cáo cho sản phẩm của hãng Á Đông thì sẽ trở thành hoàng hậu trang phục đấy. Tử Mai chép môi: − Tưởng hoàng hậu gì chứ hoàng hậu trang phục đâu có ngon. − Hoàng hậu trang phục nguy hiểm lắm nghe Tử Mai! Tử Mai buông câu kết luận: − Em cũng đâu ham làm hoàng hậu trong cung. Thôi để em làm em cho chắc ăn. Thầy Xuân Lăng cười xoà trở lại giọng nghiêm túc: − Đúng rồi em hãy là mình và hãy làm việc đúng theo năng lực của mình. − Thầy muốn nói… − Thầy khuyên em nên nhận lời quảng cáo sản phẩm cho hãng Á Đông của Hạo Thanh đi! Tử Mai hỏi lại: − Thế hả thầy? Thầy Xuân Lăng cất giọng nhẹ nhàng kể: − Hạo Thanh là người tốt. Anh ta là một Mạnh Thường Quân rất hào phóng, giúp đỡ các sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn bằng những xuất học bổng giá trị. Hạo Thanh còn giúp xe lăn cho nhóm trẻ em bại não ở làng SOS. Tử Mai thắc mắc: − Sao thầy rành về Hạo Thanh quá vậy? Thầy Xuân Lăng cởi mở: − Hạo Thanh là nhà từ thiện cũng hay tài trợ các cuộc đua thể dục thể thao nên thầy biết. Báo chí cũng thường đăng tin về anh ta. − Thế hả thầy? Thầy Xuân Lăng động viên: − Hạo Thanh là doanh nhân thành đạt, em nên nhận lời quảng cáo trang phục của hãng anh ta. Tử Mai nhẹ nhàng bảo: − Hạo Thanh đã thành đạt rồi thì cần gì phải quảng cáo sản phẩm hả thầy? Thầy Xuân Lăng vội giảng giải: − Chuyện kinh doanh trên thương trường rất phức tạp phải cạnh tranh nhau, sản phẩm phải được quảng cáo rộng khắp cả nước. − Thầy thấy em quảng cáo được hả? − Em đang học thể dục thể thao quảng cáo là phù hợp quá rồi. Tử Mai lại phân vân: − Nhưng anh Hạo Thanh còn nhờ uy tín vua xe đạp leo núi của ông nội em cả anh Khang Tú nữa để quảng cáo. Thầy Xuân Lăng gật gù: − Kết hợp càng nhiều biện pháp càng có kết quả. Cả gia đình em cùng quảng cáo sẽ rất tuyệt. Tử Mai mỉm cười: − Nghe thầy nói, em cũng muốn quảng cáo thử xem thế nào. Thầy Xuân Lăng khuyến khích: − Cứ thử đi! Cả nhà em mà quảng cáo thì sản phẩm sẽ bán rất chạy. Hãng Nam Á ăn nên làm ra thì Hạo Thanh sẽ làm công tác từ thiện nhiều hơn nữa. Có lẽ muốn thấy Hạo Thanh làm công tác từ thiện nhiều hơn nữa mà Tử Mai đã nhận lời quảng cáo thời trang thể dục thể thao.Hạo Thanh vui vẻ phấn chấn hẳn lên khi Tử Mai nhận lời quảng cáo quần áo thể thao. Sáng sớm Hạo Thanh đã đến nhà bảo Tử Mai: − Anh đưa em đi chụp ảnh quảng cáo trang phục thể thao. − Chụp ở đâu? − Ở nơi nào có các vận động viên hoạt động. Hạo Thanh trả lời rồi giải thích: − Chụp ảnh quảng cáo trên báo còn phải quay phim để thực hiện mấy tiết mục quảng cáo trên ti vi nữa. Tử Mai ngây thơ hỏi: − Bộ quảng cáo nhiều lắm hả? Hạo Thanh ưỡn ngực tự hào đáp: − Em tưởng chỉ có một kiểu ư? Quần áo thể thao anh thiết kế đủ loại cho các vận động viên bơi lội, chơi bóng bàn, bóng đá, tơ nít, cầu lông, đua xe đạp cho học sinh tham dự các môn thi, đặc biệt cho các bà các cô tập thể dục nhịp điệu nữa. Tử Mai trầm trồ: − Phong phú kiểu dáng quá nhỉ? Hạo Thanh nói nhanh: − Em sẽ chụp ảnh mặc hết các quần áo thể thao ở nhiều nơi để quảng cáo. − Mặc hết một lượt ư? Hạo Thanh cười phá lên: − Sao em ngây thơ quá vậy? Mặc mỗi lần một bộ thôi chứ. Tử Mai cười liến thoắng: − Em mặc mỗi lần mười bộ cũng được nữa kìa! Hạo Thanh kêu lên: − Trời đất! Anh giới thiệu sản phẩm chứ không phải giới thiệu cô tâm thần đâu nhé! Tử Mai giận dỗi: − Anh nói em tâm thần em sẽ không quảng cáo sản phẩm cho anh đâu nhé! Hạo Thanh nghiêm giọng: − Thôi không nói. Chúng ta đi ăn sáng rồi làm việc ngay nhé! − Em ăn sáng rồi! − Không ăn thì nhìn anh ăn! Tử Mai than thở: − Không có gì khó chịu hơn nhìn người khác ăn. Hạo Thanh bông đùa: − Khó chịu vì thấy thèm hả? Tử Mai hứ nhẹ: − Hạo Thanh đến quán ăn phở và gọi cho Tử Mai ly nước trái cây. Ăn uống xong, Hạo Thanh chở Tử Mai đến hãng Đông Á lấy một số kiểu trang phục thể thao lên đường đi chụp ảnh. Tử Mai chẳng biết phải chụp ở những đâu. Hạo Thanh đưa cô đi đâu thì cô đi đó. Hai người đến công viên, Tử Mai thay trang phục thể thao, Hạo Thanh chụp cho Tử Mai một số kiểu. − Ảnh của em đẹp hết sẩy. Anh sẽ in bộ lịch tháng tặng khách hàng luôn. − Anh khéo tính toán ghê! − Làm ăn phải biết tính toán chứ em! Hạo Thanh trả lời rồi thòng thêm: − Anh sẽ tự thiết kế trang mấy mẫu quảng cáo trên ti vi, ngày mai sẽ liên hệ với công ty quảng cáo để quay phim. Tử Mai bật hỏi: − Sao anh không mặc trang phục thể thao để tự quảng cáo luôn. − Ồ ý kiến hay đấy. Nhưng anh mà quảng cáo nữa thì cả thế giới sẽ lên án anh. − Tại sao? − Người ta sẽ cho anh là một ông giám đốc hết sài. Tử Mai vẫn thắc mắc: − Tại sao? Chính anh đã quảng cáo cho sản phẩm của hãng mình à? − Người ta sẽ cho anh là kẻ cướp tài của những ngôi sao quảng cáo cực kỳ tốt đẹp như em chẳng hạn. − Anh làm sao miễn có lợi cho công ty của mình thôi chứ! Hạo Thanh nói thêm: − Có kẻ cho là anh sợ tốn tiền thù lao quảng cáo nên không dám thuê người. Rồi anh cười hề hề: − Thôi để anh làm giám đốc điều hành công ty là đủ rồi. Tử Mai châm chọc: − Làm giám đốc để điều hành nhân viên nữa chứ. Hạo Thanh thản nhiên buông lời: − Và bây giờ anh điều hành em đó cô quảng cáo. Tử Mai lườm lườm Hạo Thanh: − Em không phải là nhân viên của hãng Đông Á đâu nhé! − Em quảng cáo cho hãng Đông Á. − Người quảng cáo có quyền sáng tạo theo cá nhân mình, giám đốc phải nghe theo. Hạo Thanh bẻ lại: − Giám đốc mà nghe nhân viên ư? − Anh phải nghe để có những mẫu quảng cáo độc đáo chứ. Hạo Thanh ranh ma bảo: − Bây giờ thì em phải nghe giám đốc trước. Mặc bộ trang phục tắm đến hồ bơi làm vận động viên bơi lội. Tử Mai kêu lên: − Em đâu có quảng cáo trang phục tắm? Hạo Thanh giải thích: − Trang phục thể thao bơi lội. − Có khác gì đâu? − Có chứ. Hết buổi chụp ảnh, Hạo Thanh đưa Tử Mai đi ăn, chăm sóc cô rất chu đáo. Cử chỉ rất mực garland làm Tử Mai nao nao thích thú. Ăn xong Hạo Thanh đưa Tử Mai dạo chơi. Anh mua tặng cô chiếc đồng hồ xinh xắn. − Món quà tặng em để kỷ niệm ngày đầu tiên cùng cộng tác làm ăn với hãng Á Đông. Tử Mai cười nhẹ nhàng: − Có gì mà anh trịnh trọng thế? Em chỉ quảng cáo sản phẩm thôi mà! Hạo Thanh cất giọng nhận định của một giám đốc. − Công việc quảng cáo rất quan trọng đó em. Tử Mai ngoẹo đầu nhìn Hạo Thanh: − Biết rồi. Quảng cáo để sản phẩm bán đắt, ông giám đốc nào cũng cần đến khâu này. − Mong là Tử Mai sẽ tiếp tục giới thiệu sản phẩm cho hãng Á Đông nữa. Tử Mai đã nhận lời rồi thì chắc hẳn còn tiếp tục giới thiệu trang phục thể thao của hãng Á Đông. Về đến nhà, Tử Mai kể chuyện đi chụp ảnh giới thiệu trang phục thể thao cho Út Mén nghe. Út Mén phân bì: − Sao ông giám đốc Hạo Thanh của chị không mời em quảng cáo trang phục thể thao nhỉ? Tử Mai cất giọng đùa vui. − Mời mi quảng cáo đầm bầu thì được. Út Mén xụ mặt: − Chị thật là. Em có bầu đâu mà mặc đầm bầu. − Uïc ịch giống bầu thì mặc đầm bầu. Tiếc là anh Hạo Thanh chưa thiết kế đầm bầu để cho mi mặc quảng cáo. Út Mén phụng phịu: − Em chả thèm! Tử Mai thôi không nói chuyện quảng cáo sản phẩm nữa mà kể chuyện Hạo Thanh rất garland cho Út Mén nghe. Dường như Tử Mai đã cảm mến Hạo Thanh bởi cử chỉ lịch sự, thái độ ân cần của Hạo Thanh. Cô đã suy nghĩ nhiều về anh. − Anh Hạo Thanh rất tốt nghe Út Mén, tài trợ các cuộc đua nè, học bổng cho sinh viên nghèo, tặng xe lăn cho trẻ em bị bại liệt. Út Mén trêu chọc: − Em coi bộ chị thích anh giám đốc rồi đó. Cứ khen anh ta không hà. − Người ta tốt thì khen chứ sao? Út Mén bỗng hỏi: − Tốt bằng anh Đông Nguyên của chị không? Bỗng nhiên Út Mén nhắc đến Đông Nguyên một nỗi nhớ mơ hồ trỗi dậy. Tuy nhiên Tử Mai thấy giận Đông Nguyên kinh khủng. Hơn tháng nay Đông Nguyên bặt vô âm tín chẳng chịu liên lạc với Tử Mai. Tại sao? Đông Nguyên đã quên Tử Mai rồi chăng? Không điện thoại, không email cho Tử Mai làm sao mà Tử Mai không giận Đông Nguyên. Con gái cần sự quan tâm. Con gái thích được nuông chiều. Thái độ phớt lờ của Đông Nguyên, Tử Mai không thể chấp nhận được. Tử Mai tự ái vì bị bỏ quên và cô cũng muốn quên Đông Nguyên cho bỏ ghét. Tử Mai không trả lời Út Mén. Không biết nghĩ sao mà Út Mén bảo: − Em thấy anh ta không tốt bằng anh Đông Nguyên đâu. Tử Mai hỏi lại: − Làm sao mi thấy được? − Chị không thấy chứ em thấy đó. Út Mén trả lời rồi lý giải thêm. − Anh Đông Nguyên chăm lo cho chị từng chút. − Thôi đừng so sánh nữa! − Tại em thấy chị khen anh giám đốc em không thích. Tử Mai bật cười: − Người ta có điểm đáng khen thì chị khen chứ. Út Mén hỏi lại: − Sao chị không khen anh Đông Nguyên? − Anh ấy về Hàn Quốc. Út Mén chất vấn: − Về Hàn Quốc rồi chị không nhớ, không khen hả? Tử Mai lộ vẻ trách móc: − Anh Đông Nguyên không điện, không email cho chị. − Chắc chắn anh ấy sẽ trở qua đây. − Chị nghĩ anh ấy ở luôn bên Hàn Quốc. Út Mén quả quyết. − Anh ấy sẽ trở qua thăm anh Khang Tú với chị, cả ông nữa. Đông Nguyên có trở qua Việt Nam hay không chẳng biết được? Tử Mai vẫn giận vì sự im bặt của anh. Trong khi đó Hạo Thanh vẫn liên tục đến nhà tìm gặp Tử Mai. Đi theo anh là những loại thuốc đặc trị, sâm cao ly hảo hạng, thức ăn quý hiếm để tặng cho ông Khang Liêm. Ông nội Tử Mai rất hài lòng về điều này. Ông khen Hạo Thanh biết điều, sống có tình cảm. Một giám đốc thành đạt mà chừng mực như thế là rất tốt.Một buổi tối ông Khang Liêm gọi Tử Mai đến thông báo: − Hạo Thanh đòi làm lễ đính hôn với con trong mười ngày nữa! Như bị điện giật, Tử Mai bật dậy kêu to: − Cái gì? Thấy Tử Mai đầy vẻ ngạc nhiên, ông Khang Liêm mỉm cười: − Hạo Thanh muốn kết hôn với con. Chẳng lẽ con không biết? Tử Mai lẩm bẩm: − Ôi sao lại có chuyện này? Kỳ quá vậy? − Có gì kỳ đâu? Nội thấy con với Hạo Thanh rất thân mật. Con đã nhận lời quảng cáo sản phẩm cho hãng của Hạo Thanh là tốt rồi. Cậu ấy cầu hôn với con. Quá bất ngờ, Tử Mai kêu lên bằng giọng rên rỉ: − Nhưng con đâu có nhận lời cầu hôn với Hạo Thanh. Ông Khang Liêm hỏi lại: − Thế Hạo Thanh không nói gì với con sao? Tử Mai lắc đầu: − Con và anh ấy chỉ bàn chuyện quảng cáo sản phẩm. Ông Khang Liêm hóm hỉnh: − Hạo Thanh không bàn với con chuyện kết hôn cũng phải. Tử Mai tức khí hỏi lại: − Phải sao hả ông nội? − Để bàn với nội là người lớn. Không nói một lời nào với Tử Mai, bỗng dưng đòi mười ngày nữa sẽ làm lễ đính hôn, Hạo Thanh thật là quá đáng. Tự ái bốc lên, Tử Mai thấy giận Hạo Thanh kinh khủng. Bộ anh ta đòi điều gì, Tử Mai cũng phải chấp nhận ư? Bản tính kiêu kì nổi dậy theo cơn tự ái, Tử Mai cựa quậy trên ghế ngồi khi đối diện cùng ông Khang Liêm. Với ông nội Tử Mai sẽ không nói gì. Nhưng với Hạo Thanh cô nhất định sẽ cự anh chàng một trận. Hừ! Tưởng là giám đốc có quyền với nhân viên rồi với người khác cũng vậy sao? Bắt người ta nghe? Không thấy những giằng co ấm ức trong tâm tư Tử Mai, ông Khang Liêm thản nhiên bảo: − Mười ngày nữa làm lễ đính hôn, từ đây đến đó con lo chuẩn bị đi! Tử Mai tròn xoe mắt nhìn ông nội. − Con chưa đồng ý mà ông nội! Đến lượt ông nội trố mắt nhìn Tử Mai. − Con còn chần chờ gì nữa chứ. Tử Mai ấm ức hỏi lại: − Nội tưởng con đồng ý sao? − Nội nghĩ là con đồng ý. Con và Hạo Thanh thân thiết gắn bó như thế, có gì trở ngại đâu. Tử Mai lại bắt bẻ: − Anh ta không nói với con một lời về chuyện quan trọng này. Ông Khang Liêm thản nhiên: − Không nói với con thì nói đã nói với nội, có gì khác đâu. − Khác chứ nội! Ông Khang Liêm cười hỏi: − Khác sao? Tử Mai vẫn phàn nàn: − Anh ta cầu hôn con mà nói với nội. Ông Khang Liêm buột miệng: − Bởi vì nội là nội của con. Tử Mai lộ vẻ khó chịu: − Con không chịu cái kiểu anh ta sắp đặt như thế. Ông Khang Liêm cau mày: − Thôi đừng ca cẩm gì nữa! Con hãy đồng ý để nội trả lời người ta. Tử Mai ngúng nguẩy: − Hạo Thanh có hỏi ý kiến con đâu mà trả lời. − Con đúng là ngang bướng và bắt bẻ. Nó đã nói chuyện với người lớn rồi còn gì? − Nói với ông nội thì nội đồng ý. Ông Khang Liêm gắt lên: − Nói bậy ông đập bây giờ. Con gái hay bày đặt lắm, có người tiến tới hôn nhân còn ở đó ưng ẩy. Nghe ông nội nói mà Tử Mai tức khí. Tức Hạo Thanh chứ chẳng dám tức ông. Tử Mai trả lời ông nội giọng không mấy hài lòng. − Tự dưng ông nội nhận lời Hạo Thanh rồi bắt con đồng ý. Ông Khang Liêm nhăn trán: − Tự dưng sao được? Hai đứa đã có cảm tình với nhau. Nội thấy rõ mà. Tử Mai lắc đầu: − Đừng nói chuyện này nữa nội ơi! − Mười ngày nữa làm lễ đính hôn mà bảo nội đừng nói. Vậy nói chuyện gì đây? Ông Khang Liêm gay gắt la Tử Mai dịu giọng: − Thôi đồng ý đi con! Đừng than phiền trách móc nữa. Hạo Thanh là người tốt, biết lễ nghĩa, biết lo làm ăn. Là một giám đốc thành đạt, con còn đòi gì nữa? Tử Mai bình thản: − Hạo Thanh còn là nhà từ thiện, nhà tài trợ cho các cuộc thi thể thao nữa đó nội. Ông Khang Liêm gật đầu thích thú. − Tốt quá! Con còn đòi hỏi gì nữa? − Con có đòi hỏi gì đâu! Mắt ông Khang Liêm vụt sáng lên: − Vậy là con đồng ý. Tử Mai ré lên: − Con có nói là con đồng ý đâu nội? Ông Khang Liêm rên rỉ: − Sao con cứ rắc rối mãi vậy. Hạo Thanh đường đường là một giám đốc… − Giám đốc rồi nội bắt con ưng thuận sao? − Thôi đừng có lộn xộn nữa. Ông nội đau đầu rồi đây. Tử Mai nín thinh. Sợ ông nội bệnh nên không dám tranh luận nữa. Lát sau, Tử Mai nói khẽ: − Nội để cho con một thời gian suy nghĩ chuyện này. Suốt đêm suy nghĩ, Tử Mai không biết quyết định thế nào. Tử Mai cảm mến Hạo Thanh. Đó có phải là tình yêu? Còn Đông Nguyên? Sự thân thiết của hai người. Đó có phải là tình yêu? Đông Nguyên im lặng càng làm cho Tử Mai không hiểu gì cả. Lòng cô như cuộn chỉ rối bời, chẳng giải quyết được gì. Chuyện hôn nhân quan trọng một đời. Tự nhiên Hạo Thanh nói đến buổi lễ đính hôn vào mười ngày nữa. Tử Mai đắn đo cân nhắc. Chính Tử Mai là người quyết định. Cô không thể nhắm mắt gật đầu một cách vội vã. Trằn trọc, băn khoăn suốt đêm thức trắng, cuối cùng Tử Mai cũng chẳng giải quyết được chuyện này. Tử Mai lại hẹn ông nội cho một thời gian suy nghĩ. Hạo Thanh đến rủ Tử Mai đi chơi và thẳng thắn hỏi: − Ông nội đã nói gì với em chưa? Tử Mai vờ hỏi: − Nói gì? − Mười ngày nữa chúng ta làm lễ đính hôn. Hạo Thanh buột miệng thông báo một cách thản nhiên làm Tử Mai muốn nổi sùng. Cứ làm như là anh nói chuyện của ai vậy. Tử Mai bắt bẻ lại: − Anh chưa cầu hôn với em mà. Hạo Thanh nhún vai với vẻ cao ngạo: − Thời đại công nghiệp anh đã bỏ một giai đoạn không cần thiết mất thời gian. Và anh cười một cách đắc ý. − Anh làm lễ đính hôn là đã cầu hôn rồi con gì? Tử Mai vẫn còn ấm ức: − Anh chỉ nói với ông nội. Hạo Thanh cười sang sảng: − Chuyện hôn nhân thì bàn với người lớn chứ sao? Sao giọng điệu của Hạo Thanh cũng giống như ông nội Tử Mai nhỉ? Chuyện của Tử Mai liên quan đến Tử Mai thế mà Hạo Thanh chỉ nói với ông nội. Nói với lớn, chứ không cần nói với Tử Mai. Được. Vậy thì cứ bàn với người lớn đi! Cố giữ giọng thản nhiên, Tử Mai cất tiếng hỏi: − Anh nói gì với ông nội mà đòi mười ngày nữa đính hôn? Hạo Thanh trả lời tỉnh bơ: − Trước sau gì chúng ta cũng kết hôn. Làm lễ đính hôn càng sớm càng tốt. Tử Mai nhăn trán phản đối: − Với em thì phải suy nghĩ cân nhắc càng chậm càng tốt. − Có gì phải suy nghĩ cân nhắc? Chúng ta cần phải đính hôn và tổ chức cười cho sớm. Cuộc hôn nhân tốt đẹp thì cần phải tiến hành gấp. Đó là luận điệu của Hạo Thanh hay của ai nữa? Tử Mai dẫu môi lên: − Việc hôn nhân mà anh làm gì gấp gáp như chạy giặc vậy? Hạo Thanh cười trêu chọc: − Em có biết chạy giặc là thế nào đâu mà nói. Tử Mai lý giải: − Em không biết cũng có nghe kể. Chỉ có chạy giặc mới gấp gáp chứ kết hôn đâu có gấp. Mắt Hạo Thanh nhìn Tử Mai một cách tình tứ: − Anh gấp vì muốn chung sống với em. Chẳng lẽ em không thấy tình cảm của anh dành cho em? Điều này Tử Mai có thấy qua sự chăm sóc ân cần của anh đối với cô. Nhưng đúng là Hạo Thanh đã quá vội vàng khi đòi tổ chức lễ đính hôn. Tử Mai buột miệng trách móc. − Lẽ ra anh phải bàn với em. − Anh nghĩ là em đồng ý. Tự tin dữ! Đúng ra là Hạo Thanh muốn áp đặt Tử Mai. Hứ! Áp đặt thì đừng hòng! Tử Mai luôn giải quyết chuyện theo ý mình. Tử Mai là Tử Mai! Hạo Thanh nghĩ là Tử Mai đồng ý. Anh quyết định thay cả cô. Thật đáng ghét! Vẫn tự tin Hạo Thanh hỏi Tử Mai: − Em đồng ý phải không nào? Có ý mà em phải suy nghĩ cân nhắc nữa đâu. Tử Mai nói nhanh: − Chuyện hôn nhân quan trọng một đời phải suy nghĩ cân nhắc chứ anh. Hạo Thanh pha trò: − Em suy nghĩ xem có nên làm giám đốc phu nhân không hả? Tử Mai bỗng buột miệng đáp rắn rỏi: − Thì làm giám đốc chứ phu nhân giám đốc đâu có quyền hạn gì. Hạo Thanh nhe răng cười: − Cưới nhau xong anh sẽ nhường chức giám đốc cho em để em có quyền hạn. Tử Mai khẳng khái bảo: − Cái gì em muốn phải do em thực có chứ không phải do ai nhường. Hạo Thanh gãi đầu kêu ca: − Ái chà, giám đốc không chịu, giám đốc phu nhân cũng không chịu. Vậy em đòi làm gì? − Chẳng đòi làm gì cả. Hạo Thanh cười mơn: − Thôi chịu làm vợ anh đi! Tử Mai lắc đầu: − Chuyện này anh hơi gấp đó. Để bàn lại. − Bàn lại đến bao giờ hả em? Anh quyết định mười ngày nữa tổ chức lễ đính hôn. − Chưa được đâu. − Sao chưa được? Để lâu anh sợ… − Sợ gì? − Sợ mất! − Mất cái gì? − Mất em…! − Em có phải là nước bốc hơi đâu mà anh sợ mất? Hạo Thanh cười cười: − Em không bốc hơi mà bị rinh mất. − Em không để cho ai rinh đâu nha! Hạo Thanh hỏi lại: − Em nói thật chứ? Tử Mai đáp nhanh: − Em không phải món đồ mà bị rinh mất. Hạo Thanh khẳng định: − Em là của quý, anh phải giữ kỹ không để ai rinh mất. Tử Mai lừ mắt nhìn anh. − Không có cho anh sở hữu đâu mà ham. − Em không cho anh mới đính hôn gấp đó. − Anh đừng bắt buộc! Nhân vật chính chưa đồng ý thì không tiến hành được đâu. Hạo Thanh buông gọn: − Ông nội đồng ý rồi. − Ông nội đâu phải nhân vật chính. − Nhưng ông có quyền quyết định. Nghe Hạo Thanh nói với giọng đắc ý mà Tử Mai thêm tức: Bực dọc Tử Mai bảo: − Được rồi, anh với ông nội cứ bàn tính đi! Hạo Thanh cất giọng vui vẻ: − Em khỏi lo gì cả. Để anh với ông nội bàn tính. Hai người cứ việc bàn tính. Nhưng Tử Mai là người quyết định, có biết không?