Tiến lái chiếc xe hơi chạy chầm chậm trên khu phố Mã Nhật Tân, New York. Trời hôm nay nắng đẹp, nhưng đường xá thì quá lầy lội bởi những đống tuyết trộn lẫn đất cát bẩn nấm ụ hai bên lề đường chưa được xe công chánh hốt đi. Từ sau ngày New York bị bọn khủng bố đâm hai chiếc phản lực Boeing phá sập hai toà nhà chọc trời của thị trường chứng khoáng Wall Street, các công ty thương mại cố vấn phòng trong hai tòa nhà đó đã phải bôn ba tìm địa điểm mới để tiếp tục làm ăn trong nỗi buồn đau mất cơ sở, và thương tiếc cho những nhân viên của mình đã vùi thây trong đông gạch vụn. Nhờ thế mà công ty thiết kế, trang tri phòng óc tại Orange County, nơi Tiến đang làm việc, bận tíu tít, gạt ra không hết khách.

Tiến là kiến trúc sư chính của phòng thiết kế cho nên chàng cứ phải bay tới bay lui từ Caliphornia tới New York để nghiên cứu địa thế, vẽ họa đồ cho khách hàng, cùng kiểm soát các công trình đang thực hiện tại đây. Cũng nhờ Tiến còn độc thân nên chàng không quản ngại đừơng xá xa xôi, làm việc tận tâm nên ban giám đốc của công ty chàng quý chàng lắm. Họ đã dành mọi ưu đãi cho chàng trên những chuyến công tác. Cũng như hôm nay, chàng cũng có một cái hẹn với một khách hàng mới. Nếu không vì tình nghĩa với ban giám đốc thì giờ này Tiến đã có mặt ở Việt Nam để chuẩn bị ăn Tết với đại gia đình an em, giòng họ nhà chàng rồi.

Hôm nay, ở Việt Nam đã là đêm 28 Tết ta rồi. Mọi năm, vào giờ này, chàng đang ngồi canh nồi bánh tét khổng lồ, trên bếp lửa hồng, với đám cháu của chàng, kể chuyện ngoại quốc cho chúng nó nghe. Hai bữa trước, Tiến đã điện thoại về Việt Nam thăm hỏi cha me chàng, và cho hay chàng phải làm việc thêm ít ra là mùng 1 Tết mới về đến nhà được. Cha chàng thì thông cảm. Còn mẹ chàng thì nói với giọng miễn cưỡng:

− Nếu bất khả kháng thì con cứ ở lại làm chớ biết sao bây giờ. Giao thừa năm nay vắng con, xấp nhỏ nó buồn lắm. Bữa cúng ông Táo, đứa nào nó cũng hỏi má là cậu tư Tiến bao giờ mới về hả Ngoại. Tụi cháu chờ cậu về đặng cậu lì xì cho tiền đô.

− Nhà bác Ba, chú Nam, chú Sáu, cô Bảy, dượng Tám khoẻ hết chứ má?

− Cũng bình thừờng con ạ Dượng Tám của con bán ruon^.g dọn qua nhà mới ở kế bên vườn xoài của ông Thiều đó con.

− Ong Thieu nào vậy ma?

− Thì ông Mười Thiều, ông ngoại của con Luyến đó.

Nghe mẹ nhắc tới Luyến, Tiến chợt nghe lòng man mac buồn. Kỷ niệm mối tình đầu tan vỡ từng đêm vẫn trở về ray rứt con tim đơn côi của chàng. Từ ngày Luyến gạt lệ lên xe hoa về nhà chồng, cha1ng đã không còn liên lạc với gia đình nàng nữa. Bây giờ nàng ra sao, chàng không được biết. Mà biết để làm gì khi nàng đã yên phận chồng con.

− Còn ông bà "Ghim" có khoẻ không con?

Nghe mẹ chàng nhắc tới ông bà mục sư Jim, ngừơi đã về Việt Nam làm việc xã hội, đã nhận chàng làm con nuôi, rồi bảo lãnh chàng qua Mỹ, Tiến thở dài:

− Dạ cũng thường, má ạ Sau cái vụ mấy người đạo tin lành bị nhà nước ở bển làm khó dễ, hai ông bà về ở luôn Hawaii rồi.

− Còn chuyện lập gia đình thì con tính lẹ lên, ưng ai thì cho ba ma biết đi chớ, còn chờ tới khi nào nữa. Nếu không, để má kiếm mấy con nhỏ bên này cho.

− Thôi má ơi, con chưa tính chuyện đó bây giờ đâu.

− Già đầu gần 40 rồi chớ bộ nhỏ nhít gì nữa. Má thấy coi bộ con còn thương con Luyến lắm có phải không. Thôi, nó giờ như ván đã đóng thuyền rồi, quên đi cho khoẻ thân con ạ!

Lần nào nói chuyện với mẹ, Tiến thấy bà vẫn ưu tư tới nỗi khổ đau của chàng. Nhưng mối tình đầu làm sao mà dễ ai quên cho được. Chắc Luyến cũng vậy. Sự tan vỡ chẳng phải chàng và nàng phụ nhau, nhưng do sự ép duyên của cha nàng.

Ông ngoại Luyến là chủ vườn xoài. Cha Luyến, ông Trích, là nhân viên của phòng nông nghiệp quận. Gia đinh Tiến là nông dân, làm chủ mười mẫu ruộng, và cửa hàng tạp hóa nhỏ mở ngay tại nhà. Luyến và Tiến cùng học chung nhau một trường trung học ở trên quận. Tiến hơn Luyến tới 4 lớp. Nhà Tiến và Luyến chỉ cách nhau có một con kinh. Mỗi ngày Tiến quá gian ghe chở lúa của chú Sáu chàng, đi học ở trường trên quận, do đó Tiến va Luyến thường đi chung với nhau. Tình yêu tuổi học trò đã nở hoa trên đèn sách. Những ngày nghĩ, Tiến thường qua nhà Luyến chơi để kềm toán cho Luyến và Lưu, đứa em trai nhỏ của nàng. Có những buổi trưa hè, Luyến rủ chàng ra khu vườn xoài cuả ông ngoai. nàng hái những quả xoài tượng da xanh bóng, gọt vỏ, xắt từng miếng nhỏ chấm muối ớt, nhai dòn tan. Có những buổi chiều êm ả, hai người đi dạo chơi bên nhau trên bờ ruộng lúa, trong ánh hoàng hôn. Thỉnh thoảng, Tiến xách chiếc xuồng tam bản cuả nhà minh chở Luyến dạo chơi dọc trên con kinh vắng vẻ. Mái chèo nhẹ khua, mặt nước phẳng lặng xao động. Xuồng lướt êm dưới những tàn cây thấp mọc nhô ra 2 bên bờ kinh. Tiến còn nhớ rõ ngày hôm đó, cũng trong khung cảnh mây nước hữu tình này, chàng ngừng xuồng dưới một tàn cây ươm bóng mát. Chàng để mái chèo lên xuồng, tim đập hồi hộp, móc trong túi quần ra một chiếc hộp nhỏ, gói giấy hoa cẩn thận, đưa cho Luyến:

− Luye6n, anh có chút kỷ niệm này... tặng em để mừng...

Tiến run quá ngừng nói nữa chừng. Luyến ngạc nhiên đỡ lấy món qùa trong tay Tiến:

− Anh mừng chuyện chi vậy?

− Hôm nay là mùng 2 tháng 3, ngày sinh nhật của Luyến mà!

Luyến bỗng phá lên cười:

− Sinh nhật của Luyến qua lâu rồi. Từ tháng trước lận, Mùng 3 tháng 2, chớ đâu phải mùng 2 tháng 3.

Tiến đỏ mặt. Cũng bởi hấp tấp coi lén khai sinh của Luyến mà chàng đã ghi lộn thứ tự ngày, tháng. Định mang cho Luyến niềm vui bất ngờ, nào ngờ lại bị tổ trác. Chàng còn đanglúng túng thì Luyến đã cười thật tươi:

− Nhưng mà trễ chút đỉnh cũng hỏng sao.

Nàng mở hộp quà ra, trố mắt nhìn sợi dây chuyền bằng kim loại mạ ken sáng bóng, có cái mặt tròn khắc chữ L kiểu cọ:

− Sợi giây chuyền đẹp quá đi! Cám ơn anh nhiều lắm.

Nang nguoc nhin chang voi nu cuoi that xinh:

− Tại sao năm nay anh lại bày đặt quà sinh nhật cho Luyến vậy?

Tiến lúng túng:

− Anh cũng tính tặng lâu rồi, nhưng không tài nào biết được ngày sinh của Luyến. Năm ngoái nhờ chở thằng em của Luyến đi làm giấy tờ cho gia đình Luyến nên mới lén nhìn tờ khai sanh của Luyến...

Chàng ngừng lại một lúc rồi e dè nói tiếp:

− Nhân tiện đây anh cũng muốn báo tin cho Luyến biết là anh sắp đi Mỹ.

Gương mặt ngừơi con gái chợt buồn:

− Vụ ba má nuôi anh bảo lãnh xong rồi ha?

Tiến gật đầu:

− Anh mới được tin ngày hôm qua...

− Bao giờ anh đi?

− Chắc có lẽ 2 tháng nữa.

Luyến gượng cười:

− Em chúc anh gặp nhiều may mắn, bao giờ có tin vui với cô nào, nhớ biên thơ cho em biết để gởi quà mừng.

Tiến lắc đầu:

− Ngoài Luyến ra, anh sẽ chẳng quen cô nào khác nữa đâu. Bởi vì...

Chàng thu hết can đảm nói tiếp:

− Bởi vì... Luyến biết không... anh yêu em!

Đôi má người con gái chợt ửng đỏ, nhưng gương mặt nàng vẫn thật buồn:

− Thương em sao bây giờ anh mới nói. Đi chơi với anh bao lâu nay, mà cứ nghe anh nói tới những chuyện đâu đâu không hà, chẳng thấy anh đề cặp tới vấn đề tình cảm hay tỏ thái độ gì cả.

− Luyến muốn nói là thái độ gì?

Người con gái đưa anh' mắt buồn nhìn bâng quơ phía chân trời xạ Những ngón tay búp măng của nàng khua nhẹ xuống mặt nước lung linh, giọng ngập ngừng:

− Giả tỷ như là... anh cầm tay em, hay là...

Nàng không dám bạo dạn nói tiếp những ước mơ thầm kín của người con gái lần đầu vừa mới biết yêu.

Tiến hít một hơi dài để lấy can đảm:

− Anh cũng muốn lắm, nhưng anh chỉ sợ rùi làm vậy mình bị cự nự thì quê chết.

Luyến liếc xéo chàng, trách yêu:

− Anh đã lam` bao giờ chưa mà đổ thừa người ta cự nự.

Lời nói của người con gái khiến Tiến mạnh dạn hơn lên:

− Hôm nay anh muốn nói với Luyến 2 vấn đề quan trọng...

− Thứ nhất?

− Luyến! Anh... anh yêu em!

Đôi má người con gái ửng hồng, với ánh mắt vui mừng. Luyén mỉm cười:

− Biết rồi! Còn điều thứ hai?

Trống ngực Tiến đập nhanh. Chàng cầm lấy tay nàng, run giọng:

− Thứ hai là.. anh muốn... hôn em!

Nàng xúc động ngước cao mặt lên. Bốn mắt nhìn nhau thật lâu. Tiến còn đang chờ đợi câu trả lời thì Luyến đã nhoài tới ôm lấy chàng. Hai người trao nhau nụ hôn môi đầu tiên thật đắm đuối. Buông nhau ra, ngồi lên tử tế, Luyến chợt cất giọng lo ngại:

− Mai mốt anh sang Mỹ, em chỉ sợ anh sẽ quên em thôi.

Tiến nắm chặt lấy đôi bàn tay mềm mại của người con gái:

− Anh xin hứa sẽ yêu em đến trọn đời. Chỉ sợ anh đi rồi, em lại thay lòng đổi da.

− Vậy thì hai đứa cùng thề với trời đi!

− Được! Chúng mình thề liền đi.

Chàng kéo sát nàng về phía mình, rồi cả 2 cùng quỳ gối. Chiếc xuồng tam bản tròng trành. Nàng loạng choạng ôm chầm lấy chàng. Một lúc sau lời khấn nguyện của hai kẻ yêu nhau vọng lên khe khẽ trong không gian mây nước mông mênh.

Rồi Tiến lên đường đi Mỹ, định cư ở quận Cam, tiểu bang Caliphornia. Những ngày xa nhau, hai người vẫn thường xuyên thư tư qua lại. Mỗi lần Tết, chàng đều về quê hương thăm gia đình và người yêu. Khi Tiến đang theo học năm thứ 3 ngành kiến trúc ở Cali thì bang giao giữa Mỹ và Việt Nam đang tới lúc lên cao điểm. Nhiều công ty Mỹ sang lập cơ sở buôn bán ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây. Một hôm, Tiến nhận được lá thư báo nguy của Luyến. Cha nàng đã quyết định gả nàng cho Steven, một thương gia ngừơi Mỹ, kỹ sư hoá chất một công ty chuyên sản xuất phân hóa học tại Hoa Kỳ, có văn phòng lớn tọa lạc trong một toà cao ốc WTC, tại thành phố New York. Ông ta tuổi vào khoảng 50, mới góa vợ, sang Việt Nam cộng tác với nhà nước để thiết lập một nhà máy sản xuất phân bón ở Vĩnh Long. Luyến xin được chân thư ký làm việc cho xưởng này nên đã được ông ta để ý, rồi cầu hôn. Cũng vì ông ta thường giúp đỡ phân bón cho những chương trình phát triển nông nghiệp ở quận nên cha của Luyến đã kính nể ông ta và chụp ngay lấy cơ hội bằng vàng, bằng lòng gã Luyến cho ông thương gia ngoại quốc giàu có này.

Luyến đau khổ, chỉ có mẹ Luyến là thông cảm tình yêu của con gái, nhưng không ngăn được quyết tâm của chồng và đám họ hàng tham vinh hoa phú quý. Hai mẹ con lạy lục, van xin, cha của Luyến đã nói thẳng với vợ rằng:

− Làm thân con gái thì cha mẹ đặt đâu phải ngồi đó mới là đứa con hiếu thảo. Con Luyến nó lấy chồng giàu sang thì cả gia đình và dòng họ được nhờ, chớ lấy cái thằng sinh vien chưa ra trường thì tương lai cái nỗi gì. Bọn con trai Việt kiều thời nay cũng ba trợn khó tin lòng dạ tụi nó lắm. Nhà mình có con gái thì mình phải lo cho tương lai của nó.

Tiến nhận được tin kinh hoàng đó. Chàng viết thư cầu cứu với cha me chàng nhờ người mai mối gấp, nhưng không thê lật ngược được thế cờ. Tiến buồn khổ vô cùng. Chàng viết thư khuyên Luyến là nên tìm ké hoãn binh chờ dịp chàng nghỉ hè, về Việt Nam rồi tính sau. Hè tới. Tiến đáp chuyến bay về Việt Nam. Vừa về tới xóm là Tiến kêu người chở chạy qua nhà Luyến ngaỵ Tới đầu ngõ, Tiến rụng rời tay chân khi nhìn thấy tấm bảng Vu Quy kết khung lá dứa treo nơi chiếc cổng nhà nàng. Trong sân, đám bàn ghế đãi tiệc khách khứa còn để nguyên chưa kịp dọn dẹp. Chàng liếc nhìn trong ha, trên bàn thờ trải gấm đỏ, trang hoàng lư đồng và cặp đèn cày Long Phụng, những mâm lễ vật bao giấy kiếng đỏ còn bày trên đó đập vào mắt chàng. Tiến cảm thấy tim mình đau nhói. Thằng Lưu, em trai của Luyến ở trong đi ra, thấy chàng, nó mừng rỡ nắm lấy tay chàng:

− Anh về lâu chưa?

− Mới về tức thời. Đám cưới chị Luyến ngày nào vậy?

− Mới hôm quạ Chi Luyến lúc lên xe hoa, đã khóc sưng cả mắt. Anh vô nhà chơi để em đưa lá thư của chị Luyến cho anh.

Tiến nhìn quanh, ngập ngừng hỏi:

− Ba má có nhà không em?

− Đi vắng hết rồi.

Tiến bảo tài xế xe ôm chờ mình, rồi bước theo Lưu vào nhà. Cảnh vật quen thuộc nơi đây còn vân vương bao kỷ niệm của mối tình đầu khiến lòng chàng se thắt lại. Lưu lấy một phong thư dán kín của Luyến đưa cho chàng. Tiến run run mở ngay ra xem. Lá thư với tuồng chữ viết vội vã chỉ vỏn vẹn có vài dòng:

"Anh thương,

Ba em đã tịch thu đươc lá thư mới nhất mà anh đã viết cho em. Kế hoạch hoãn binh và bỏ trốn của chúng min`h đã bị bại lộ Ba đã tức tốc cho Steven cử hành hôn lễ ngaỵ Làm thân con gái, còn sống nhờ vào sự nuôi nấng và tình thương của cha mẹ, em không còn cách chọn lựa nào hơn là phải gạt lệ buộc theo chồng. Hãy tha thứ cho em, ngừời con gái đã phản bội lời thề hứa năm xưa. Dù mai đây có ở đâu thì trong trái tim em cũng chỉ có một bóng hình duy nhất là anh mà thôi. Món quà sinh nhật trễ nãi của anh đã tặng em ngày đó, em xin đươc giữ mãi bên mình cho tới ngày em nhắm mắt. Chúc anh tìm được hạnh phúc mới. Hãy quên em đi nghe Tiến.

Thương anh nhiều.

Luyến."

Tiến đau khổ gấp bức thư lại, nhét vào túi áo, mắt đỏ hoẹ Thằng Lưu nhìn chàng với ánh mắt cảm thông. Tiến gượng cười vỗ nhẹ vai nó:

− Nhờ em nhắn lại với chị Luyến là anh chẳng bao giờ trách chị Luyến đâu. Chẳng qua tại trời đã định như vậy. Dù duyên số không thành, nhưng lúc nào anh cũng vẫn một lòng thương yêu chị ấy...

Chàng từ giã thằng Lưu. Sau lần đó, Tiến không còn liên lạc với gia đình Luyến nữa. Cha mẹ chàng cũng vì tự ái bởi sự khước từ mai mối của cha Luyến nên cũng tuyệt giao với gia đình nàng luôn. Mẹ chàng hiểu niềm đau của con trai nên hết lời an ủi. Tiến hứa với mẹ là sẽ quên Luyến cho bà yên tâm, nhưng tình yêu đầu thường khi cố quên thì chàng lại càng nhớ tới nó.

Năm ngoái chàng nghe phong phanh là ông Trịch, cha Luyến đã qua đời vì bệnh sạn thận. Người nắm quyền hành để ngăn cản cuộc tình của chàng đã yên giấc ngàn thu, nhưng không hiểu sao Tiến lại buồn hơn vui khi nghĩ tới tang tóc đổ xuống gia đình Luyến. Mắt Tiến ươn ướt, cổ họng như nghẹn lai. Chàng lẩm bẩm:

− Luyến ơi! Giờ này em ở đâu? Em có biết là anh vẫn sống thui thủi một mình để nhớ thương em hay không?

Chợt có tiếng còi xe bóp inh oi phía sau khiến Tiến giật mình trở về thực tại. Đèn ngã tư đã bặt xanh từ hồi nào mà xe chàng vẫn chưa chịu chạy. Tiến sang số, cho xe rẻ sang một con đường khác thuộc khu nhà giàu, toàn là những căn biệt thự nguy nga, đất rộng, kín cổng cao tường. Chàng vừa đi vừa dòm chừng số nhà. Kia rồi, căn biệt thự khang trang, có hàng rào như Dinh Độc Lập ở Sài Gòn là của thân chủ chàng. Tiến cho xe chạy vào cổng, đậu trong một chiếc sân rộng, bên cạnh chiếc xe Mercedes sang trọng đời mới nhất, chắc là cuả chủ nhân căn biệt thự này. Một nam gia nhân người Mễ mời chàng vào trong phòng khách rộng rãi ngồi chờ. Căn biệt thự kiến trúc theo lối xưa cho nên những vật dụng trang hoàng trong phòng khách này như tranh vẽ và đồ sứ, tượng đồng, cũng đều thuộc những món đồ cổ sưu tầm đắt giá. Nghe ban giám đốc của công ty chàng nói là ngôi biệt thự này mới được sang tay chủ mới. Người chủ này muốn sửa sang hoàn toàn mới mẻ tiện nghi toàn bộ, sớm chừng nào tốt chừng đó. Đây là lý do chàng phải c'o mặt nơi này hôm naỵ Còn đang mải ngoái cổ nhìn ngắm những bức họa treo tường, chợt có tiếng đàn bà vang lên bên tai:

− Mời ông dùng tách nước trà.

Giọng nói Việt Nam khiến Tiến giật mình quay lại. Một người đàn bà tuổi trạc mẹ chàng, búi tóc có bọc lưới đen, mặc bộ đồ tươm tất, bưng khay trà để trên bàn đá cảm thạch để nơi bộ sa-lông chàng ngồi, giọng lịch sự:

− Bà chủ tôi đang bận nói điện thoại. Xin ông cảm phiền ngồi chờ một lát.

Rồi bà ta ngồi xuống chiếc ghế sa-lông đối diện chàng. Chợt một đứa bé gái tóc vàng chừng 4 tuổi, ôm con búp bê Barbie từ cánh cửa trong, thò đầu nhìn ra, vẫy tay với người đàn bà, và giương đôi mắt đen lấy ngó Tiến. Chàng giơ tay chào nó. Con bé nhoẻn miệng cười, rồi lại thụt vộ Hình ảnh này khiến nổi ngạc nhiên về sự hiện diện của người đàn bà Việt Nam trong căn nhà này vụt biến nhanh trong đầu Tiến. Bên Mỹ này, chuyện một người Mễ, người Hoa, người Việt làm công việc trông nom trẻ con cho người Mỹ thì chẳng có gì lạ. Dù sao trong lúc chờ đợi, có một người đồng hương nói chuyện với chàng cũng đỡ buồn.

Tiến bưng ly trà nóng lên hớp nhẹ một miếng, rồi hỏi:

− Bác tới làm việc ở đây lâu chưa?

− Thưa ông, cũng được b^'on năm, từ lúc cháu nhỏ lúc nãy mới san(.

− Bác người quê ở đâu vậy?

− Quê tui ở Vĩnh Long.

Tiến reo lên:

− Ủa vậy là bác cùng quê với cháu rồi. Cháu ở gần khu Chợ Lách đó.

Người đàn bà tươi nét mặt:

− Thì tui cũng thường làm ba cái đồ ăn mang ra Chợ Lách bỏ mối cho người ta bán. Ông có biết mắm lóc bà Tư Sang không?

− Dạ biết, mắm đó ngon lắm, gia đình cháu thường ăn hoài.

− Gia đình ông có mấy cháu rồi?

Tiến cười:

− Gia đình đây là ba má, anh, chị em của cháu, chớ cháu còn độc thân, có con cái gì đâu bác.

− Ủa thiệt hả Dòm ông, tui chắc là ông phải lập gia đình, có con cái rồi chớ.

Lời ba Tư gợi lại nổi sầu mênh mông trong lòng Tiến. Niềm vui gặp người đồng hương đã khiến Tiến quen phứt đi mình đang sống ở Mỹ, một xã hội rất tôn trọng đời tư người khác, và nên tránh kể chuyện đời mình cho thiên hạ biết. Nhưng với Tiến, kỷ niệm yêu thương chồng chất mỗi ngày đã tràn ngập cả con tim, chàng cần có người đồng hương tâm sự để lòng vơi đi nhung nhớ thương ray rứt. Tiến thở dài:

− Thưa bác trước khi đi Mỹ, cháu cũng đã có người yêu rồi đó chớ, nhưng tình duyên hai đứa lận đận nên phải xa nhau. Cháu đi, nàng ở lại. Nếu mệnh số tốt đẹp thì có lẽ giờ này cháu cũng đã có con cái như người ta rồi.

− Theo kinh nghiệm của tui thì mấy người thanh niên đi Mỹ dễ có người yêu mới nên người ở lại khó mà tin được sự thuỷ chung cuả các cậu. Mấy cổ phải lấy chồng chớ. Trường hợp của ông chắc cũng tương tự như vậy.

Tiến lắc đầu:

− Nếu cháu phản bội thì giờ này cháu đâu có ở một thân một mình như vầy.

− Vậy thì chắc là tại cô?

− Cũng không phải nữa. Nguyên nhân chính là sự ép buộc của gia đình nàng.

Bà Tư nhìn chàng với ánh mắt cảm thông:

− Vậy sao ông không lập gia đình cho rồi?

− Tình yêu nó là như thế đó bác ơi. Ba má cháu cũng hối cháu hoài, nhưng không hiểu sao cháu không thiết tha tới chuyện lấy vợ nữa.

− Đừng chán đời như vậy. Ông phải nghĩ tới chuyện nối dõi tông đường.

− Nhà cháu có mấy anh em lận. Ngừơi nào cũng nên gia thất và con con cái đùm đề rồi.

− Ông có thường liên lạc gì với cổ không?

Giọng Tiến buồn xo:

− Liên lạc gì nửa khi người ta đả yên phận chồng con. Tình yêu thơ mộng của tụi cháu bây giờ chỉ còn là dĩ vãng. Còn được sống ngày nào cháu quyết giữ trọn lời thề hứa với nàng ngày đó, cho tới khi mình nhắm mắt!

Bà Tư nhìn chàng với ánh mắt cảm thông:

− Ở cái xã hội bây giờ, tìm được một người thủy chung như ông thiệt là hiếm có.

Lời an ủi đó làm Tiến cảm thấy ngượng ngùng. Hôm nay, chẳng hiểu ma xui quỷ khiến gì mà một người đàn ông luôn trầm lặng lại thổ lộ chuyện lòng của mình với một người vừa quen biết, cứ như là nói chuyện với mẹ ruột của chàng vậy.

Bà Tư Sang im lặng một lúc, rồi thở dài:

− Chuyện duyên số của ông làm tui nhớ lại hoàn cảnh của một cô gái, con của ngừơi bà con tui. Tội nghiệp lắm ông ạ Cổ cũng có người yêu đi ngoại quốc rồi chớ. Nhưng cha cổ ép gã cho một người Mỹ. Ngày vu quy cổ khóc ơi là khóc. Người trong cuộc biết cổ khóc vì bị ép duyên. Còn mấy người xa lạ thì cứ nghĩ là con gái về nhà chồng hay khóc vì biết mình phải xa nhà.

Lời nói của bà Tư khiến Tiến giật thót người. Chàng vội ngắt ngang:

− Bác... à... bác... bác dự cái đám cưới ấy ở đâu vậy?

− Thì ở Vĩnh Long chớ đâu. Cái đám cưới ấy lớn lắm. Xe hơi nhà trai dài cả cây số. Toàn là Mỹ và người SaiGon không hà. Cả khu Chợ Lách ai cũng nghe tiếng.

Câu diễn tả của bà Tư khiến Tiến chợt hoa mắt ù tai. Chàng lắp bắp:

− Có phải tên cô đó là... là... Luyến không bác?

− Đúng vậy. Bộ Ông cũng biết gia đình cổ ha?

Nỗi niềm đau khổ, nhớ thương người yêu xưa như nhâm thạch của một ngọn núi lửa chợt trào dâng tràn ngập tâm hồn. Tiến nhìn bà Tư với ánh mắt rưng rưng. Giọng chàng run run như muốn khóc:

− Luyến... Luyến chính là người yêu của cháu đó bác ơi! Bây giờ hai đứa đã vĩnh viễn xa nhau thật rồi...

Xúc động đã khiến Tiến nghẹn ngào không nói tiếp nên lời. Chàng bỗng ôm mặt gục đầu xuống lặng người đi, nước mắt tuôn trào ướt đẫm cả hai lòng bàn taỵ Bầu không khí trong gian phòng khách im lặng như chia x?e thương đau với người đàn ông cô đọc. Đôi vai run run, chàng nức nở trong tiếng nấc nghẹn ngào:

− Luyến ơi! Bây giờ em ở đâu?

Không gian vẫn lặng lẽ như tờ. Chợt có tiếng chân người di chuyển, rồi gót chân nhẹ nhàng bước lại gần, ngồi xuống bên Tiến. Một cánh tay ai đó choàng nhẹ lên vai chàng:

− Em đang ở bên cạnh anh đây, Tiến ơi!

Giọng nói ngọt ngào quen thuộc khiến Tiến giật mình ngẩng gương mặt đầm đìa nước mắt, nhìn lên kinh ngạc. Bà Tư đã không còn ở đó nữa mà chỉ có một người đàn bà đẹp, ăn mặc thời trang sang trọng với gương mặt buồn, đang ngồi sát bên chàng. Tiến nhìn sững người đàn bà. Nàng mỉm cười:

− Luyến của anh đây! Anh không nhận ra em nữa sao?

Tiến bàng hoàng như người ở trên cung tră(ng vừa rơi xuống. Đây là thật hay mợ Mắt chàng hoa lên khi nhìn thấy sợi giây chuyền có chữ L của mình đã tặng Luyến hôm nào đang đeo nơi cổ nàng. Phải mất một lúc sau, Tiến mới định thần được. Chàng vội lau nước mắt gượng cười:

− Bây giờ em khác xưa nhiều qúa. Nếu không nghe giọng nói và nhìn sợi dây chuyền thì anh chẳng tài nào nhận ra em được.

Luyến dịu dàng nắm lấy bàn tay chàng:

− Ăn mặc, điểm trang có thể làm em khác xưa một chút, nhưng trái tim của em thì vẫn thế. Anh có tin không?

Tiến cố đè nén niềm xúc động, chàng gật đầu:

− Tin chứ. Sợi giây chuyền rẻ tiền này đã nói hộ em tất cả. Bởi vì bây giờ, em muốn đeo kim cương hay ngọc thạch gì mà không được. Có đúng thế không?

Luyến gật đầu:

− Cũng như anh, anh muốn lấy vợ lúc nào mà chẳng được. Tội nghiệp anh đã chịu cảnh cô đơn bao lâu nay cũng vì tôn thờ tình yêu của chúng mình.

Tiến cười gượng:

− Đối với anh, chẳng có ai thay thế hình ảnh của em trong tim anh được. Niềm vui của anh là nghĩ tới hạnh phúc của em. Em có một gia đình êm ấm, giàu sang là anh mừng lắm.

Đôi mắt Luyến chợt buồn:

− Nhưng cái hạnh phúc ấy, giờ đây không còn nữa. Anh biết khong?

Câu nói của Luyến khiến Tiến ngạc nhiên:

− Bộ hai người ly di nhau sao?

Luyến lắc đầu:

− Khi hai chiếc máy bay của bọn khủng bố đâm vào phá sập hai tòa nhà chọc trời dạo đó, chồng em đang có mặt ở trong văn phòng. Cũng may lúc đó em dắt con đi phố mua sắm nên thoát chết. Có lẽ đây là số mệnh đã an bài. Con bé tóc vàng lúc nãy là con gái đầu lòng của em đó.

Tiến thở dài. Giọng ngậm ngùi:

− Anh xin chia buồn với em. Đứa bé gái lúc nãy trông xinh quá. Anh đâu ngờ em lấy chồng bao nhiêu năm rồi mà con em còn nhỏ xíu.

− Cũng tại Steven bị bệnh hiếm muộn. Phải chạy chữa mãi, em mới sinh được cho anh ấy một đứa con.

Tâm hồn chợt vui, Tiến nhìn sâu vào đôi mắt của người yêu:

− Anh cám ơn trời đã xui khiến cho chúng ta có dịp tình cờ gặp lại nhau hôm nay, tại nơi này.

Luyen cuoi:

− Chuyện em đến nhờ công ty của anh về họa đồ để xây nhà mới là tình cờ. Hôm đó em nhìn thấy anh, nhưng anh đang bận cắm cúi vào ba cái họa đồ với mấy người cộng sự viên trong khu làm việc của anh nên anh không để ý tới em. Em đã dò hỏi thật kỹ về anh, có ý sắp xếp để cho chúng mình gặp lại nhau hôm naỵ Luôn tiện thăm dò tình cảm của anh có đổi thay gì không.

− Hèn chi ông giám đốc của anh cứ năn nỉ anh phải đến gặp người khách hàng này với bất cứ giá nào. Và cũng hèn chi bà Tư cứ gợi chuyện lòng của anh để anh phải thổ lộ, rồi khóc như một đứa trẻ con. Anh yếu đuối quá phải không em?

Luyến nắm chặt tay Tiến:

− Chỉ có những con ngừơi biết giữ thuỷ chung mới khóc thương cho tình yêu dang dở của mình mà thôi. Còn người phản bội thì đang vui với hạnh phúc mới, làm sao mà họ có được giọt nước mắt của tình yêu. Phải vậy không anh?

Tiến gật đầu:

− Em đã khóc lúc vu quy và còn biết bao đêm khác em rơi lệ mà anh không được chứng kiến. Còn anh thì cũng thế, chẳng phải chỉ có lúc này, mà hầu như lúc nào anh cũng thương nhớ về em. Nét u sầu đã tan biến, nhường chỗ cho vẻ tươi vui trở về, Luyến ngước nhìn chàng, mỉm cười:

− Ngày xưa, lúc chúng mình thề trên xuồng, anh đã hỏi em hai câu gì đó. Bây giờ anh có dám nhắc lại không?

Tiến cười dòn:

− Có gì mà không dám!

Dứt lời, chàng choàng đôi cánh tay rắn chắc, ôm chầm lấy nàng, giọng thật ấm:

− Luyến, anh yêu em! Anh muốn sống bên em trọn đời, ngay từ giây phút này. Em bằng lòng không?

Luyến gật đầu. Đôi môi thắm của nàng hé nụ cười xinh:

− Kể từ hôm nay, anh không được rời em nữa bước. Anh có chịu không?

− Ô-kê, anh xin ký cả hai tay! Anh sẽ bỏ Cali, bỏ công ty, bỏ hết mọi thứ, để về đây sống bên em cho tới khi nhắm mắt như lời mình đã thề hứa với nhau. Bây giờ... em cho anh... hôn em nghe?

− Khoan đã anh!

Luyến rướn người, với tay lấy chiếc đồ bấm để trên mặt bàn, bấm nhẹ Tiếng nhạc vui xuân từ giàn âm thanh nổi đắt tiền để ở đâu đó chợt trổi lên rộn rã. Luyến quăng chiếc đồ bấm xuống bàn. Rồi y như thưở xa xưa ấy, cử chỉ rất tự nhiên, đôi tình nhan ôm choàng lấy nhau, hôn như điên như dại. Bồ môi khao khát quần quýt bờ môi... Không gian như ngừng trôi. Gian phòng khách sang trọng chợt thu nhỏ lại, biến thành chiếc xuồng tam bản đơn sơ ngày xưa, đang tròng trành trong khong gian tràn ngập hạnh phúc, hòa lẫn âm thanh vui tươi của bản hợp ca mừng Xuân quen thuộc:

"Ngày xưa nâng chén , ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi. Người thương gia lợi tức. Người công nhân ấm no, thoát ly đời gian nan nghèo khó... Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương, xây to ^? ấm trên cành yêu thương... "

Hết