Tập 1

Ngày nào cũng như ngày nấy trong một tháng, mở cửa dọn hàng, lau chùi sạch sẽ mặt tủ kính xong, Lam Điền tự tìm cho mình một chỗ ngồi khiêm nhường nhất. Một góc khuất nhất. Cô còn phải chờ đợi bà bác dâu đi chợ mua thức ăn để cô mang về nấu nướng cho cả nhà cùng ăn. Thế đấy.

− Vậy là Lam Điền lên đây được gần bốn tháng rồi. Cuộc sống buổi đầu có chút bỡ ngỡ. Giờ thì cô đã dần dần quen. Mà dù không quen, cô vẫn phải cố gắng làm sao cho trở nên quen, trở nên thích nghi bằng được. Bởi lẽ cô đang rất cần một chỗ để nương thân và ngoài chỗ này ra, cô nghĩ sẽ không còn chỗ nào tốt hơn nữa cả.

− Lam Điền không nghe trước lúc chết, cô Ba đã dặn dò những gì và vợ chồng bác Hai đã hứa hẹn thế nào với cô ấy. Điền chỉ biết rằng vừa an táng cô Ba xong, lập tức cả hai giục Điền thu xếp đồ cùng theo về thành phố liền ngay sau đó.

− Và Lam Điền còn nhớ. Chỉ sau vài ba hôm thôi, cô đã được giao cho phần công việc này rồi. Ngoài ra, cô còn phải giặt giũ, quét dọn nhà cửa nữa.

− Cuối cùng, Lam Điền cũng đã hiểu. Tuy có tiếng được gia đình bác ruột cưu mang đùm bọc. Thật ra, để có nơi ăn chốn ở, cô phải làm tất cả công việc trong nhà. Chịu sự sai bảo của bác dâu và hai cô chị họ đỏng đa đỏng đảnh số một.

− Nhiều lúc Lam Điền có cảm tưởng cô không là con cháu gì hết. Trong mắt họ, cô chỉ là một con nhỏ ở đợ không hơn không kém. Nhưng con ở thì tới tháng được chủ ban phát vài trăm ngàn. Chứ không như cô. Ngoài hai bữa cơm, cô không được hưởng đặc ân nào khác.

− Bỏ qua thì thôi. Hễ nghĩ tới là Lam Điền cảm thấy thương cho thân mình xiết bao. Và rồi nỗi nhớ về người cô càng da diết thêm hơn. Mỗi tối, hoàn tất xong công việc nhà, chui vô mùng, Lam Điền thường hay vùi mặt trong gối mà khóc. Vừa khóc, đ không ngừng thầm gọi: cô ơi! cô ơi!

− Cô ơi! Ước gì cô vẫn còn sống để con được ở mãi bên cạnh cô. Nếu còn cô, con không phải bị dở dang việc học. Nếu còn cô, con không chịu cực nhọc như bây giờ.

− Cô ơi! Con b uon và nhớ cô lắm. Cô biết không hả cô?

− Lam Điền!

− Dạ.

− Giọng bà Tiên ngọt như mía:

− Nghĩ gì mà bác gọi mãi không nghe vậy hả con gái?

− Dạ. Không. Không có.

− Cái gì mà không có lia miệng vậy? - Bà Tiên mỉm cười - Nghe bác dặn nè.

− Dạ.

− Chỉ vào giỏ, bà Tiên nói:

− Khổ qua dồn thịt, bông cải xào, sườn ram mặn. Hôm nay chỉ nấu ba món đó thôi.

− Lam Điền dạ vâng răm rấp. Xách giỏ lên tay, sau khi chào bà Tiên, cô đi nhanh ra khỏi gian hàng bán quần áo trẻ em may sẵn.

Đang cắm cúi đạp chiếc xe đạp kiểu Trung Quốc, Lam Điền bỗng nghe thấy có nhiều tiếng động cơ gắn máy gầm rú rầm rộ Ở nhay phiá sau lưng cô.

− Trong lúc đ còn chưa kịp ngạc nhiên để hiểu chuyện gì thì đoàn xe khoảng hơn chục chiếc đã ào ạt vượt ngang mặt cô. Đồng thời có một chiếc chạy sát đến nỗi gần như muốn va vào người co, khiến cho cô phải một phen mất hồn hoảng vía. Và rồi vì không sao giỮ được bình tĩnh, tay lái của cô trở nên chao đảo, tiếp theo là người lẫn xe đồng ngã lăn kềnh ra mặt đường một lượt.

− Chạy đằng sau Lam Điền là một gã thanh niên đê tóc để râu đã tận mắt mục kích cảnh tượng trên. Gã lập tức thắng xe lại. Bằng một cử chỉ lẹ làng, nhanh nhẹn, gã dựng vội chiếc xe cuộc màu đen, cúi xuống nâng cô đứng dậy, gã hỏi:

− Cô bé có sao không?

− Hoản hồn chưa kịp, Lam Điền chẳng thốt được một lời. Cô chỉ còn biết giương tròn đôi mắt to đen nhìn trân trân vào gã mà thôi.

− Cô có bị gì không? Có đau ở chỗ nào không?

− Cô trả lời gã bằng cái lắc đầu thật nhẹ. Quan sát sắc diện cô, gã khẽ cau mày:

− Sao mặt cô xanh qúa vậy?

− Giờ thì Lam Điền đã định thần lại được đôi chút. Cô liếm môi:

− Có lẽ tại tôi bị một phen hoảng vía ne vậy. Tôi không sao.

− Gã vẫn không ngừng nhìn cô:

− Nghe tiếng xe, bộ cô không biết tụi qủy đó đang chạy đua hay sao mà cỨ bang bang ra ngoài mãu vậy?

− Lam Điền đáp nhỏ:

− Tôi thật sự không biết.

− Rồi Lam Điền lo dựng chiếc xe của mình lên, trong lúc gã thanh niên loay hoay lo cúi nhặt mấy trái khổ qua nằm lăn lóc trên đường đem bỏ vào giỏ xách cho cô.

− Cám ơn ông.

− Không có chi - Vuốt nhẹ đuôi tóc dài, gã tỏ ra quan tâm cô - Thật sự cô không sao chứ?

− Vâng. Tôi không sao.

− Nhưng bất chợt, Lam Điền cảm thấy ran rát chỗ khuỷu tay. Cô liền vén áo lên xem xét. Trông thấy vết thương, gã thanh niên vội nói:

− Tay cô bị trầy xướt rồi kìa.

− Lam Điền bậm môi:

− Không hề gì đâu ông ạ.. Tí nữa về đến nhà, tôi bôi chút Pommát vào là xong.

− Gã nghiêm giọng:

− Đừng xem thường. Trước khi bôi thuốc, tôi đề nghị cô nên dùng cồn sát trùng cái đã. Cẩn thận vẫn hơn.

− Lam Điền gật đầu:

− Tôi biết rồi. Cám ơn ông. Xin chào ông, tôi về trước.

− Dứt lời, Lam Điền lên xe chạy thẳng. Đừng nhìn một thoáng ngắn ngủi, gã thanh niên bước lại bên chiếc xe cuộc và rồi gã chầm chậm đạp theo sau cô. Nhưng chỉ đến một ngã ba, gã liền rẽ sang con đường khác.

− Vừa sắp xếp vào giá mấy cái băng đĩa compact nằm mất trật tự trên mặt tủ, Lam Điền vừa lúc lắc đầu, thầm nhủ: Tiểu thư nhà này người nào như người nấy, bày biện thì tài giỏi không ai bằng. Bày biện một cách hết sức vô tâm. Chỉ tội cho mình mất thời gian dọn dẹp mãi thôi. Hừm! Đúng là ăn cơm chúa phải múa tối ngày, họ mới hài lòng đây mà.

− Cộc. Cộc. Cộc.

− Tiếng gõ lên cánh cửa làm cho Lam Điền giật mình quay phắt người lại thật nhanh. Và rồi... sừng sững giữa cửa không hiểu từ lúc nào, là một gã thanh niên mày râu nhẵn nhụi, ăn vận vô cùng bảnh bao tươm tất.

− Lam Điền nhìn gã trân trối. Một gương mặt lạ hoắc lạ hươ. Gã nhìn lại cô. Trong mắt gã ánh lên một vẻ ngạc nhiên trông thấy rõ. Điền bước tới, gã cũng bước tới. Cả hai cũng dừng lại ở một khoảng cách chừng mực:

− Ông muốn hỏi ai?

− Cô là ai?

− Hỏi xong, liền theo đó, nhìn qua cách ăn mặc của cô, gã nhếch môi đánh giá:

− Cô là người mới vào làm phải không?

− Người làm ư? biết gã hiểu lầm, Lam Điền lắc đầu đính chính:

− Tôi là cháu trong nhà chứ không phải người giúp việc.

− Gã nhíu đôi mày đen ngòm, rậm ri, trông như hai con sâu rớm:

− Sao? cô là cháu trong nhà này ư?

− Lam Điền nghiêng đầu:

− Hình như ông ngạc nhiên lắm thì phải?

− Ngạc nhiên thật đấy - Gã thừa nhận. - Tôi cũng là cháu. Sao lâu nay hay lui tới đây, tôi không hề gặp cô?

− Tôi vừa lên đây mấy tháng nay thôi. - Lam Điền cho biết - Tôi là cháu ông Công.

− Gã gật gù:

− Vậy là ba năm rõ mười rồi. Thành thật xin lỗi cô bé nhé.

− Lam Điền lắc đầu, không nói gì hết. Gã lại lên tiếng:

− Dì Tiên là em ruột của mẹ tôi. A ha! - Búng tay thật kêu, gã hóm hỉnh - Vậy là chúng ta thuộc hệ "C. B. C. Ô. " rồi đấy.

− Lam Điền cau mày:

− C. B. C. Ô. Có nghĩa là gì?

− Mỉm cười, gã giải thích:

− Có nghĩa là cháu bà cháu ông ấy mà.

− Nghoảnh mặt đi, Lam Điền tỏ vẻ khó chịu. Gã trông thấy hết, vẫn phớt tỉnh ăng lê. Gã tự giới thiệu tên mình:

− Tôi là Huân Chương. Còn cô? Có thể cho tôi biết tên cô là gì không?

− Lam Điền cắn nhẹ môi. Nếu đã quen thân với gia đình này rồi, mình không nói, sớm muốn gì gã cũng biết được thôi. Nghĩ nhanh, cô buông cụt ngủn:

− Lam Điền.

− Lam Điền - Gã lặp lại, vẻ thích thú. Tên gọi nghe hay nhỉ.

− Có gì hay đâu - Thản nhiên, cô chỉ tay về phía salon - Ông ngồi chơi, tôi đi rót nước.

− Nheo mắt, gã hếch mặt:

− Khỏi đi. Khi nào khát, tôi sẽ tự lấy. Nhà này nào có xa lạ gì với tôi đâu. Cô không phải nhọc công tiếp đãi.

− Lam Điền liếc nhanh gã:

− Vậy để tôi lên lầu bảo cho chị Oanh biết có ông đến chơi.

− Gã vội hỏi:

− Bộ dì dượng tôi không có ở nhà sao?

− Vâng - Lam Điền gật đầu - Hai bác đều đi dự tiệc cả rồi. Chị Bạch vừa ra ngoài với bạn. Nhà chỉ còn mỗi chị Oanh thôi.

− Nói chuyện với anh vậy, Lam Điền?

− Vừa hỏi, Kiều Oanh yểu điệu bước xuống cầu thang. Và rồi nhận ra sự có mặt của Huân Chương, cô liền nhào đến mừng rỡ:

− Anh Chương!

− Chào em - Vỗ nhẹ lên vai cô em họ. Huân Chương cười, hỏi - Khỏe không?

− KHỏe. Anh về tới bao giờ vậy?

− Ch đáp:

− Anh về được mấy bữa nay.

− Nắm tay anh, Kiều Oanh rủ rê:

− Lại đây ngồi rồi anh em mình nói chuyện, anh ch há.

− Huân Chương không phản đối. Anh bước theo đã kéo của Kiều Oanh. Yên chỗ công, Huân Chương nhìn lại thì cô bé có cái tên Lam Điền đã không còn đứng ở đấy nữa rồi.

− Tuy đã được nghe và biết sơ qua phần nào thân thế của cô bé rồi, không hiểu sao Huân Chương vẫn cảm thấy chưa mấy hài lòng. Anh vẫn còn muốn tìm biết rõ hơn nữa.

− Cô bé đó ở đâu ra vậy?

− Kiều Oanh nhướng mắt:

− Anh hỏi Lam Điền phải không?

− Huân Chương gật đầu. Kiều Oanh nói:

− Nhỏ Điền vừa từ Cần Thơ lên ở nhà em.

− Huân Chương lại hỏi:

− Là bà con thế nào với gia đình mình vậy?

− Lam Điền là cháu gọi ba em bằng bác. Nghĩa là con gái của chú Út em.

− À! - Huân Chương bỗng nhớ - Chú Út. Có phải là người đã chết cùng vợ trong vụ tai nạn xe rớt xuống đèo hồi mười mấy năm về trước không?

− Kiều Oanh gật đầu:

− Đúng rồi. Lúc chú thím em ch^ét, Lam Điền vừa mới lên năm. Bấy giờ cô Ba thì hiếm muộn nên nhận phần nuôi nấng nó. Vừa qua, cô Ba em bị bệnh qua đời rồi.

− Việc này anh có nghe ba em nói lại.

− Cô Ba chết rồi, Lam Điền đầu thể sống chung với dượng rể là người dưng được. Vì vậy, ba mẹ em xin rước nó về đây ở luôn.

− Hiểu rõ tường tận hoàn cảnh của Lam Điền rồi, lòng Huân Chương không ngừng bâng khuâng, không ngừng xót xa thưƠng cảm.

− Không nghe anh họ nói gì thêm, Kiều Oanh chuyển sang đề tài khác:

− Từ hôm về đến giờ, anh đã gặp nhỏ Nguyệt Hằng chưa?

− Huân Chương nhướng mày:

− Anh vừa ở nhà Nguyệt Hằng đến thẳng đây đấy.

− Vậy sao! - Kiều Oanh tủm tỉm - Ái chà! Mấy tháng chia xa, phút giây trùng phùng, hội ngộ hẳn là không gì mừng vui cho bằng. Đúng không anh họ?

− Rất tiếc - Huân Chương rùn vai - Anh đã chẳng gặp được cô ấy.

− Kiều Oanh giương to mắt:

− Không gặp thật sao?

− Gật đầu, Huân Chương lộ vẻ không vui ra mặt:

− Nguyệt Hằng lên ĐàLạt quay ngoại cảnh phim cho một album nhạc.

− Kiều Oanh chớp mắt:

− Thế thì em đề nghị anh hãy gọi điện cho nhỏ hay đi.

− Để làm quái gì - Huân Chương lắc đầu - Đừng mong cô ấy bỏ công việc để về gặp anh.

− Vậy anh vẫn có thể bay ra đó gặp nhỏ kia mà.

− Huân Chương cau mặt:

− Anh vừa về, công ty tồn đọng bao nhiêu là việc. Em tưởng ông già sẽ để yên cho anh đi sao?

− Kiều Oanh cắn môi thinh lặng. Huân Chương nghiêm túc:

− Đôi lúc anh tự hỏi, không biết Nguyệt Hằng có thật sự yêu anh hay không nữa.

− Điều này em dám khẳng định - Kiều Oanh nhấn mạnh - Rằng nhỏ Hằng rất yêu anh.

− Nếu thật sự yêu, cô ấy đã không năm lần bảy lượt từ chối kết hôn với anh.

− Kiều Oanh nhăn nhó:

− Trời ơi! Anh thừa hiểu vì sao nhỏ không chịu kết hôn sớm rồi kia mà.

− Huân Chương gật gù:

− Đúng. Đúng. Anh hiểu. Nguyệt Hằng luôn lo rằng sau khi kết hôn rồi, cô ấy sẽ bị giới hâm mộ lãng quên. Nhưng không lẽ vì lý do đó mà cô ấy bắt anh phải chờ đợi mãi sao?

− Anh Chương!

− Em biết không Oanh? - Huân Chương thở dài - Cùng lúc, anh nhận ra Nguyệt Hằng là người coi trọng sự nghiệp hơn tất cả. Tình yêu chỉ là vấn đề phụ. Có cũng được, không có cũng chẳng sao.

− Kiều Oanh bên bạn:

− Không đâu. Em thấy Nguyệt Hằng coi trọng cả hai đấy chứ.

− Lắc đầu, Huân Chương nhếch mép:

− Em không hiểu Nguyệt Hằng bằng anh đâu Oanh. Bây giờ, nếu bảo giữa anh và sự nghiệp ca hát, cô ấy chọn bên nào. Chắc chắc cô ấy thà chấp nhận chia tay với anh chứ không buông rơi sự nghiệp của mình.

− Nhăn mặt, Kiều Oanh định nói, nhưng Huân Chương đã khoát tay ngăn cô:

− Được rồi Oanh. Đừng bàn chuyện này nữa. Bây giờ anh có việc phải đi. Khi nào dì dượng về, em bảo giùm có anh đến thăm nhé.

− Dạ.

− Huân Chương đứng lên, Kiều Oanh cũng đứng lên. Hai anh em cùng nhau đi ra cửa.

Cuối cùng, Lam Điền cũng giải quyết hết cả một đóng quần áo mà cô đã giặt giữ vào lúc tờ mờ sáng hôm nay.

− Rút phích cắm ra khỏi ổ điện, cô bước lại, buông người ngồi phịch xuống ghế. Lúc bấy giờ, Lam Điền mới thấm thía hết được thế nào là sự mệt mỏi của tứ chi.

− Hiện tại, Lam Điền thật sự rất uể oải. Cô phải thừa nhận rằng, trong tất cả mọi công việc được giao phó, ủi quần áo là việc làm mà Điền ngán ngẩm nhất. Cô vừa ngán lại vừa sợ lo nữa kìa.

− Điều cô lo là lỡ như ủi không cẩn thận để sai lệch một li quần, hoặc nhăn nheo một nếp áo, lập tức cô sẽ không tránh khỏi chuyện bị hai bà chị họ rầy la quát mắng. Họ qui tội cô làm ăn vô ý vô tứ mà ra.

− Thế đấy, khi cần sai khiến bảo ban cô điều chi, lúc đó lời lẽ của họ dịu ngọt không kém đường tinh. Nhưng nếu cô không làm họ đẹp dạ, hài lòng, thì cục đường sẽ trở thành cục muối ngay tức khắc.

− Lúc đầu bị mắng, tủi thân, Lam Điền chỉ biết chui rúc vào một góc khuất để khóc. Dần dà Điền hiểu ra. Cô cần tập chịu đựng và bây giờ Điền nghe chửi đã quen tai rồi, nên không còn thấy buồn khổ hay khó chịu nữa.

− Điền ơi!

− Giật mình, Lam Điền bật đứng dậy, đúng lúc Kiều Bạch bước vào:

− Chị Bạch!

− Kiều Bạch nhìn nhìn, ngó ngó:

− Ủi đồ xong hết chưa Điền?

− Lam Điền đáp:

− Dạ rồi. Chỉ còn việc đe máng vào tủ nữa thôi.

− Kiều Bạch nhướng mắt:

− Điền để đó, chị làm cho.

− "Chị làm cho". Lam Điền nghĩ nhanh. Hôm nay chị tốt qúa nhỉ. Chắc có bão lớn. Hừ! Biết rồi, chẳng qua chị có việc khác cần sai khiến tôi đấy thôi, chứ không tử tế chi đâu.

− Điền này!

− Dạ.

− Kiều Bạch cười thật dễ thương:

− Chị nhờ Điền tí việc nhé.

− Thấy chưa? Qủa tình Điền đoán không sai chút nào:

− Chị nói đi.

− Lời Kiều Bạch ngọt ngào hơn bao giờ hết:

− Điền biết tiệm chụp ảnh "Ánh Sáng" phải không?

− Dạ biết.

− Vậy Điền đến đó lấy hình giùm chị nghe. được không?

− Lam Điền gật đầu:

− Dạ được.

− Đưa biên nhận kèm theo tờ giấy bạc năm chục ngàn cho Lam Điền, Kiều Bạch dặn dò:

− Chị đã trả trước cho họ bốn chục ngàn rồi. Bây giờ em đưa thêm băm chục nữa là đủ.

− Dạ.

− Còn nữa nè - Kiều Bạch dặn thêm. Sẵn tiện em ghé vào điểm cho thuê băng hình video, hỏi thử xem bộ phim "Bí mật của trái tim" đã về tiếp chưa nghe.

− Lam Điền hỏi lại:

− Nếu có phim, em lấy đem về cho chị luôn hả?

− Ừ.

− Bỏ tiền và mảnh giấy vào túi áo, Lam Điền bước lên nhà trên, dẫn chiếc xe đạp Trung Quốc ra cửa.

− Chạy gần tới đầu con hẻm nhỏ, Lam Điền gặp chiếc Dream màu nho chạy sấn vào. Lập tức, cô tấp xe nép sát bên tường, nhường đường cho xe kia vượt qua trước.

− Gã thanh niên chạy chiếc Dream thoạt trông thấy cô liền gấp rút thắng xe lại ngay, bỏ mũ bảo hộ, gã cố tình kéo dài giọng:

− Đi đâu vậy Lam Điền?

− Thì ra gã chính là anh Kỳ, bạn trai của chị Kiều Bạch.

− Hừm! Vô duyên hết sức. Lần nào cũng vậy. Hễ gặp cô là gã giở giọng trêu đùa cợt nhã. Điền ghét gã cay đắng. Đôi lúc cứ muốn chửi tạt vào mặt gã cho bõ ghét... Ngặt một nỗi gã lại là người yêu của Kiều Bạch. Vì thế, dù ưa hay không. Điền vẫn phải để trong bụng mà thôi.

− Tôi đi công chuyện cho chị Bạch. phải rồi, hiện giờ chị Bạch dang ở nhà. Anh vào gặp chỉ đi há. Xin phép.

− Nói xong, không cần biết gã Anh Kỳ phản ứng ra sao, Lam Điền cắm đầu đạp xe vọt thẳng.

À! "Ánh Sáng" đây rồi. Dừng lại trước cửa hiệu chụp ảnh, dựng xe, Lam Điền bước hẳn vào bên trong.

− Người phụ nữ ngồi sau quầy. Thấy khách, chị đứng lên, đon đả hỏi:

− Em cần gì? Có phải muốn chụp hình không?

− Lam Điền lắc đầu, cười:

− Dạ, không chụp. Em đến lấy hình của chị của em gởi rửa ở trên này.

− Vậy hả? - Chị phụ nữ gật gù - Em có đem theo biên nhận không?

− Dạ, có.

− Lam Điền thò tay vào túi áo. Cô hốt hoảng kêu lên:

− Ủa! Đâu rồi?

− Chị phụ nữ nhìn cô không chớp:

− Sao hả?

− Lam Điền lắp bắp:

− Ban nãy...em bỏ tiền và tờ biên nhận vô đây. Bây giờ... đâu mất tiêu rồi.

− Chị phụ nữ cau mày:

− Có chắc em đã bỏ vào túi không?

− Lam Điền qủa quyết:

− Rõ ràng là em bỏ vào túi này nè.

− Chị phụ nữ nghiêm giọng:

− Hổng chừng em bị móc túi rồi đấy.

− Móc túi?

− Phải rồi. Em nhớ coi mình đã ghé những đâu.

− Lam Điền lắc đầu nguầy nguậy:

− Không hề. Từ nhà, em chạy thẳng đến đây. Làm gì có ai móc túi em kia chứ.

− Nếu vậy thì...

− Chết em rồi. - Lam Điền khổ sở kêu. Có lẽ em đã làm rơi trên đường rồi.

− Chị phụ nữ tán đồng:

− Ừ. Nếu không bị móc túi thì chắc em đã đánh rơi nói thôi.

− Lam Điền vụt quay lưng. Chị phụ nữ vội gọi giật cô lại:

− Này, em gái!

− Lam Điền sựng lại:

− Em về đấy à?

− Không - Lam Điền lắc đầu - Em định quay lại đường cũ tìm thử xem sao.

− Trời ơi! - Chị phụ nữ nhăn mặt - Vô ích thôi, em gái ạ. Tốt hơn hết là em hãy về nhà báo chị của em đến đây gặp tôi đi. Nếu người và ảnh là một, tôi sẽ cho nhận ngay.

− Lam Điền cắn môi:

− Nhưng còn tiền. Em đánh mất những năm mươi ngàn lận đó. Thật tình em không biết ăn nói sao với chị ấy bây giờ.

− Chị phụ nữ cau mày:

− Ối dào! Lỡ mất thì thôi, em cũng đâu có muốn. Đúng không?

− Giọng Lam Điền nghèn nghẹn:

− Nếu dễ dàng như vậy, em cần gì phải lo. Em nghĩ em sẽ không gánh nổi trận bão này rồi.

− Lam Điền nghe mắt mình nồng cay. Cô không muốn chị chủ cửa hiệu chụp ảnh nhìn thấy mình khóc. Điền chào chị rồi bước mau ra cửa.

− Mở khóa, Lam Điền lầm lũi dẫn xe xuống thềm. Đúng lúc đó, một chiếc xe cuộc trờ tới. Gã thanh niên thật lanh mắt. Vừa thoáng trông qua, gã đã nhận ra cô ngay rồi. Không hiểu sao tim gã bỗng nhiên trỗi lên nhịp đập xôn xao đến kỳ lạ:

− Là cô đấy à?

− Ông là...

− Gã nheo nheo mắt:

− Không nhớ tôi sao cô bé?

− À! Nhớ rồi. Lam Điền đã kịp nhận ra khi cô nhìn thấy mái tóc dài cột nhong nhỏng phía sau của gã.

− Chào anh.

− Hà! Tạ Ơn trời đất.

− Gã tươi cười. Nhưng rồi đôi mắt ửng đỏ của cô bé bắt gã nghiêm túc trở lại ngay tức khắc:

− Hình như cô vừa mới khóc. Có chuyện gì vậy?

− Lời gã chạm trúng sợi dây cảm xúc của Lam Điền. Nước mắt cô lại rân rấn mi, rồi lăn dài xuống đôi gò má mịn màng.

− Ngẩn ra một thoáng, rút chiếc mùi xoa đưa cho cô, gã nhỏ nhẹ:

− Lau nước mắt đi. Không khéo người ta sẽ cho là tôi ăn hiếp cô đấy.

− Lam Điền ngượng ngùng. Lau khô giọt lệ tủi, cô lí nhí:

− Xin lỗi.

− Gã hất hàm:

− Có thể nói cho tôi biết vì sao cô khóc không? Liệu tôi có giúp được gì cho cô không?

− Cúi đầu cắn môi, rồi ngẩng lên, Lam Điền kể lể:

− Tôi đến đây lấy hình cho chị tôi. Không dè lại làm rơi mất biên nhận, nên tôi...

− Nên cô không lấy được hình. Đúng không?

− Vâng.

− Ngước mình nhìn lên tấm bảng hiệu, gã nhún vai:

− Không sao. Chỗ này tôi có quen. Để tôi nói với họ giúp cô.

− Lam Điền bối rối:

− Tôi... nhưng tôi không có tiền.

− Đã hiểu, gã gật gù:

− Hóa ra cô khóc vì bị mất tiền.

− Cúi mặt, Lam Điền nói nhỏ:

− Lần này e rằng tôi bị chị ấy chửi cả tháng luôn. Không chừng còn bị ăn vài ba tát tai nên thân nữa kìa.

− Gã nhíu mày:

− Bộ bà chị của cô chằn lắm sao?

− Lam Điền lắc đầu không đáp. Gã lại hỏi:

− Thế cô đánh mất bao nhiêu tiền?

− Năm chục ngàn.

− Bậm môi gật gù, gã quyết định thật nhanh:

− Được rồi. Tôi sẽ cho cô mượn tạm.

− Gì chứ? - Đôi mắt đẹp của cô mở to - Anh cho tôi mượn?

− Ngạc nhiên lắm sao?

− Lam Điền thừa nhận:

− Rất ngạc nhiên nữa là khác. Bởi lẽ tôi với anh không quen thân, chỉ là tình cờ gặp gỡ. Vậy thì hà cớ gì anh lại chịu giúp đỡ, còn cho tôi mượn tiền nữa.

− Gã nhướng đôi mày rậm:

− Có đừng hiểu lầm, chẳng qua dộng lòng trắc ẩn muốn giúp người gặp cảnh khó thôi. Ngoài ra, tôi không có ý gì khác đâu.

− Nếu vậy, tôi xin cảm ơn ý tốt của nah. Nhưng anh cho phép tôi được từ chối.

− Tại sao?

− Lam Điền thành thật:

− Mượn tiền của nah rồi thì cũng phải trả. Nhưng tôi không giấu chi anh. Bản thân tôi không có một cắc một đồng nào hết. Vậy tôi sẽ lấy gì trả lại cho anh đây.

− Gã nheo mắt:

− Tôi cho cô mượn vô thời hạn. Bao giờ có, cô hãy trả lại tôi. được chưa?

− Lam Điền lắc đầu:

− Ngày đó chắc là lâu lắm. Thôi di. Tôi không mượn đâu.

Thế cô không sợ bị bà chị đánh chửi sao?

− Đành chịu thôi - Lam Điền công nhẹ phiến môi. Cũng đáng tội cho tôi lắm. Ai biểu tôi hư qúa làm chi.

− Gã chợt tò mò:

− cô chỉ luôn nói về bà chị. Còn bà má cô đâu?

− Cặp mắt Lam Điền buồn buồn:

− Ba má tôi đều đã chết cả rồi.

− Gã tỏ ra ái ngại:

− Tôi xin lỗi.

− Lắc đầu, Lam Điền thinh lặng. Gã lại lên tiếng:

− Chẳng thà không nghe không biết gì hết, đằng này... Hãy để tôi giúp cô một lần đi nha.

− Tôi.

− Số tiền đó, sau này có thì cô mang trả cho tôi, còn không thì thôi. Đừng bận tâm lo lắng gì hết.

− Lam Điền phản đối:

− Như vậy không được đâu.

− Được mà - Lời gã như là một mệnh lệnh - Nào ! Quành xe quay vào với tôi nhanh lên.

− Nhưng mà tôi...

− Gã cau mày:

− Còn ở đó nhưng với nhị gì nữa? Cô mà không trở vào, tôi cũng không để cô ra về đâu.

− Miệng nói, gã nhanh nhẹn chồm sang nắm giư! cổ xe của cô trong tay.

− Không còn cách nào từ chối, Lam Điền đành ngoan ngoãn dẫn xe đem dựng lại chỗ cũ, rồi cùng gã bước vào cửa hiệu chụp ảnh.

− Bên trong vắng lặng. Người phụ nữ tiếp cô ban nãy không còn ngồi nơi quầy nữa.

− Sao không có ai hết vậy? - Gã hỏi.

− Lam Điền chỉ tay.

− Ban nãy có một chị ngồi ở kia.

− À ! Là chị Ánh đó. Để tôi - Nhìn vào trong gã cao giọng - Chị Ánh ơi ! Chị Ánh !

− Tôi đây.

− Vừa lên tiếng, Ngọc Ánh khoác mành trúc bước ra nhà ngoài.

− Ủa ! Triết Bằng !

− Chị Ánh !

− Ngọc Ánh dòn dã:

− Dữ không. Cả tháng trời nay cậu biến mất đi đằng nào mà biệt tích biệt tâm vậy?

− Triết Bằng vuốt vuốt đuôi tóc dài:

− Em đi lung tung. Khi thì ra Hà Nội, lúc lại về Lâm Đồng. Rồi Đã Nẵng, Nha Trang.

− Ngọc Ánh nhướng mày:

− Nói như vậy là một tháng nay cậu vắng mặt trong thành phố này sao?

− Triết Bằng lắc đầu:

− Không hẳn vậy. Em vẫn đi đi về về đấy chứ.

− Sao không ghé tôi?

− cũng muốn lắm, nhưng không có thời gian. Chị thông cảm cho.

− Ngọc Ánh chợt nhỏ giọng hẳn:

− Tuần trước, tôi có đến thăm chú Ba.

− Triết Bằng thờ ơ:

− Vậy sao !

− Cậu biết không? Chú Ba nói với tôi là...

− Chị Ánh ! - Bằng cau mặt, khoát tay - Em không muốn nghe đến chuyện đó nữa đâu.

− Bằng à !

− Một lần nữa, Triết Bằng ngắt ngang lời chị họ:

− Chị Ánh ! Em xin chị. Phải rồi. Cô bé này muốn gặp chị đấy.

− Vừa nói, Triết Bằng hất mặt về phía Lam Điền đang đứng xớ rớ gần đó.

− Bấy giờ, Ngọc Ánh mới chịu để mắt đến cô bé :

− À! Em gái. Sao rồi? Đã tìm được giấy và tiền chưa?

− Liếc nhanh Triết Bằng. Lam Điền lắc đầu. Bằng vội lên tiếng:

− Mất rồi dễ gì tìm được mà mong.

− Ngọc Ánh nhướng mày:

− Tôi cũng đã nói là không tìm được rồi. Tôi biểu cô ấy đưa người chị đến đây gặp tôi. Chỉ cần người đúng trong hình, tôi sẽ cho lấy ngay.

− Vậy thì không ổn đối với cô bé rồi.

− Nghe Triết Bằng nói, Ngọc Ánh ngạc nhiên:

− Không ổn chuyện gì?

− Chị không hiểu đâu - Triết Bằng nói rõ - cô chị này tánh tình khó khăn rắc rối lắm. Nếu cô ta biết việc mất mát tiền bạc cô bé sẽ bị mắng chửi ngay.

− Ủa ! - Ngọc Ánh nheo mắt - Bộ cậu có quen với họ sao?

− Triết Bằng nói dối:

− Quen. Cô bé là em gái của thằng bạn.

− Thế à !

− Chị Ánh này ! Chị uyển chuyển giải quyết cho cô bé được không? Em bảo đảm sẽ không có vấn đề gì đâu.

− Ngọc Ánh cười nói:

− Cậu đã lên tiếng, tôi có thể nói không sao.

− Lam Điền mừng rỡ:

− Em cảm ơn chị.

− Không có gì - Ngọc Ánh vẫy tay - Lại đây tìm xem hình nào của chị của em.

− Dạ.

− Ngọc Ánh kéo hộc tủ ra để Lam Điền lựa ảnh. Và Điền không phải tìm kiếm lâu. Vì bao giấy đựng ảnh của Kiều Bạch nằm ngay phía trên cùng.

− Đây rồi chị ạ.

− Ngọc Ánh nhìn vào những con số ghi bên ngoài bao giấy:

− Tổng cộng tất cả chín chục ngàn. Trả trước bốn chục. Còn lại năm chục.

− Gật đầu, Lam Điền đặt tờ giấy bạc năm chục ngàn mà Triết Bằng kịp thời nhét vào bàn tay cô lên bàn:

− Dạ, tiền đây chị.

− Ờ.

− Cầm bao giấy đựng ảnh trong tay, lòng Lam Điền khắp khởi. Tiền hung hậu kiết. Triết Bằng qủa là cứu tinh của cô.

− Anh Bằng ! Cảm ơn anh.

− Triết Bằng xua tay:

− Đừng khách sáo !

− Lam Điền định nói, Triết Bằng vội chặn ngang.

− Ảnh đã lấy được rồi. Cô hãy về đi.

− Nhưng tôi...

− Tôi tiễn cô. Đi thôi.

− Dứt lời. Triết Bằng bỏ đi ra ngoài trước. Lật đật chào chị chủ cửa hiệu chụp ảnh, Lam Điền bước vội theo sau anh.

− Cả hai cùng dừng lại bên chiếc xe đạp Trung Quốc. Nhìn anh, Lam Điền nhỏ nhẹ ngỏ lời cảm kích :

− Anh Bằng ! thật cảm ơn anh nhiều lắm. Hôm nay không có sự giúp đờ của anh, em không biết tính sao cho ổn nữa.

− Triết Bằng nhún vai:

− chuyện nhỏ thôi. Cô cứ cảm ơn mãi làm lỗ tai tôi không còn chố` để chứa đây này.

− Số tiền đó, em sẽ nhanh chóng tìm cách hoàn trả.

− Chỉ có năm chục ngàn thôi mà cô bé. Tôi đã nói rồi. Tiền đó cô có thì trả, bằng không thì thôi. Tôi sẽ không đòi đâu. Đừng lo.

− Lam Điền nghiêm trang :

− Em hiểu. Với anh, năm chục ngàn hay một trăm ngàn chỉ là con số nhỏ thôi. Riêng với em thì nó vô cùng to tát. Tuy anh có lời hứa sẽ không đòi.. nhưng em có bổn phận phải lo trả. Vì đây còn là tiền ơn tiền nghĩa nữa.

− có cần phải quan trọng hóa như vậy không cô bé?

− Em không biết thế nào là quan trọng hóa. Ở đây, em chỉ nghĩ sao nói vậy mà thôi.

− Triết Bằng chỉ còn biết lắc đầu cười trừ. Lam Điền nhỏ nhẹ:

− Thế này nhạ Anh Bằng cho em địa chỉ nhà anh đi. Khi nào có tiền rồi. Em sẽ mang đến đó để trả cho anh.

− Ờ - Triết Bằng vuốt mũi - Nhà của tôi nằm sau trong hẻm, đường đi nước bước quanh cô ngoằn nghoèo rất khó tìm. Còn nữa, lúc nãy cô cũng nghe chị Ánh nói rồi đó, không mấy khi tôi có mặt ở nhà.

− Mày liễu của cô khẽ cau:

− Vậy tính sao bây giờ?

− Triết Bằng nheo nheo mắt:

− Lo gì. Nếu có duyên phận nhất định chúng ta sẽ gặp lại nhau thôi. Như hôm nay vậy.

− Lam Điền rắn giọng:

− Không được. Thôi để em quay vào gửi lại xấp ảnh này vậy.

− Khoan đã nào, cô bé !

− Triết Bằng nhanh chân chặn cô lại. Nhìn anh, Lam Điền chờ đợi. Nhìn cô, Triết Bằng nhướng mày:

− Nhất định phải trả mới được sao?

− Phàm có nợ thì phải trả, có ơn nhớ ơn. Nhất định là vậy?

− cô bé đã quyết. Triết Bằng phải chịu thuạ Anh tính toán nhanh lẹ:

− Thôi được. Nhà cô có điện thoại không?

− Tuy chưa rõ ý anh ra sao, Lam Điền vẫn đá'p:

− Dạ, có.

− Tốt qúa. Vậy đi. Khi nào muốn trả tiền cho tôi, cô bé cứ việc nhất máy phone một cú, tôi sẽ đích thân đến lấy.

− Đến lấy? - Lam Điền nhíu mày - Nhưng mà đến đâu mới được?

− Thì đến nhà cô chứ còn đến đâu nữa. Triết Bằng dứt lời. Lam Điền vội xua tay kêu lên:

− Í ! không được. Anh đừng có đến nha.

− Sao vậy? - Triết Bằng nhìn cô đăm đăm - Không tiện à.

− Anh Bằng à ! - Ngập ngừng rồi cô nói khẽ - Gia đình em rất khó. Anh thông cảm.

− Triết Bằng gật đầu:

− Tôi hiểu rồi.

− Rút cay bút ghim ở túi áo và tờ giấy bạc một ngàn. Triết Bằng hí hoáy ghi vào đó những con số. Xong xuôi, đưa cho cô, anh nghiêm túc :

− Muốn gặp tôi hãy gọi số này. Còn gặp ở đâu thì tùy cô quyết định.

− Nhận tờ giấy bạc. Lam Điền gấp lại cẩn thận, cho vào túi áo. Triết Bằng lại nói:

− Thôi cô về đi.

− Lam Điền dẫn xe xuống thềm. Bước vội theo cô, Triết Bằng hóm hỉnh:

− cô bé chưa nói cho tôi biết tên cô là gì đấy nhé.

− Em tên Lam Điền.

− Nói xong, Lam Điền cho xe chạy thẳng.

− Lam Điền. Cái tên gọi nghe rất dễ thương. Cả cô bé cũng dễ thương nữa.

− Chợt nhiên, Triết Bằng tủm tỉm c uoi với điều anh vừa nhận xét.

− Vừa trông thấy Lam Điền, Kiều Oanh đã sa sầm nét mặt, rồi buông lời mỉa mai mát mẻ:

− Ủa ! Về rồi sao? Tôi còn định đến đài truyền hình nhờ nhắn tin tìm người đi lạc đấy.

− Kd thì lườm ngang liếc dọc:

− Nhờ có chút xíu chuyện thôi, mày lại biến mất cả buổi trời. Tao muốn biết hiệu chụp ảnh ở Hồng Kông hay tận bên Mỹ mà mày đi lâu dữ vậy?

− Đã chuẩn bị sẵn lý do giải thích cho sự chậm trễ của mình. Lam Điền nhỏ nhẹ:

− Chỉ tại cái xe giữa đường xẹp võ. Em dẫn đi tìm chỗ vá. Ai ngờ, vừa đến nơi moi hay dây xên bị sút nằm kẹt cứng trong miếng gạt phải tháo ra mới gắn lại được. Vì thế nên em về trễ. Em xin lỗi.

− Kiều Bạch trừng mắt:

− Trời ơi ! phải mày không Lam Điền? Chẳng hiểu mày hcạy xe kiểu gì nữa. Mới bữa trước té ngã làm chiếc xe trầy trụa sơn hết trơn. Hôm nay lại hư hỏng. Thật tao sợ mày luôn rồi đó.

− Vừa bước ra ngoài, thoáng nghe qua sự việc, ông Công lên tiếng can thiệp:

− Con nói ít một chút. Được không Oanh? Đồ đạc máy móc gì xài lâu ngày tất nhiên là phải hư hao rồi. Lam Điền nó cũng đâu có muốn. Đúng không?

− Ba à !

− Thôi đi Oanh - Kiều Bạch ngăn em.

− Kiều Oanh làm thinh, nhưng mặt mày vẫn giữ nguyên vẻ hậm hực.

− Ảnh của chị đây.

− Cầm lấy bao giấy đựng ảnh từ tay Lam Điền, Kiều Bạch hất hàm:

− Phim đâu?

− Lam Điền nói:

− Người ta bảo chiều nay phim mới về.

− Kiều Bạch không hỏi gì thêm. Cô kéo Kiều Oanh cùng ngồi xuống salon.

− Trong lúc cả hai chị em họ chụm đầu vào nhau xem ảnh, Lam Điền lẳng lặng rút lui về căn phòng nhỏ. Đó là thế giới của riêng cô.

− Vào phòng, ngồi xuống giường, Lam Điền thở hắt ra. Ôi ! thật là hú vía. Cũng may trên đời này vẫn còn có người tốt bụng chịu làm việc thiện. Anh đã dang tay cứu khổ cứu nạn giúp cô. Nếu không thì...

− Lắc đầu, Lam Điền rút vai khi nhớ lại lời lẽ cùng vẻ mặt của hai bà chị họ vừa biểu hiện lúc nãy mà ớn thầm.

− Đó là cô chỉ về trễ một chút thôi còn bị mắng thế đấy. Lỡ như họ biết chuyện cô làm mất tiền thì chao ôi, chả hiểu sự thể còn nghiêm trọng đến đâu nữa.

− Giờ thì coi như tạm ổn phần nào. Thật vậy. Chỉ là tạm ổn thôi. Bởi vì số tiền năm mươi ngàn kia hãy còn là mối bận tâm nhất đối với cô. Nó làm cho cô cứ canh cánh bên lòng một nỗi lọ Dù rằng Triết Bằng có hứa sẽ không đòi. Nhưng cô không thể nương theo đó rồi lạm dụng lòng tốt của anh.

− Không được. Nhất định cô phải hoàn trả lại anh. Có điều làm cách nào có tiền để trả thì thật sự cô chưa nghĩ ra.

− Và rồi câu hỏi. Tiền ở đâu? Lấy tiền đâu để trả? nó cứ bắt đầu óc Lam Điền không ngừng nghĩ ngợi.

− Bỗng Lam Điền chợt nhớ. Cô với tay kéo chiếc giỏ xách đựng quần áo nằm trong góc giường lại gần. Lục lọi, Điều lôi ra một cái hộp hình chữ nhật rồi mở nắp hộp. Điền cầm gói giấy vuông vuông lên.

− Phân vân một lúc, Lam Điền mở gói giấy. Bên trong là sợi dây chuyền vàng mười tám.

− Sợi dây chuyền này là của cô Ba sắm cho cô. Lam Điền xem như đây là chút kỷ niệm còn sót lại, vậy thì không lý nào cô đem đi bán.

− Nhưng nếu không bán thì cô lấy đâu ra tiền trả cho người tạ Tính sao? Tính sao đây?

− Điền à ! Lam Điền !

− Tiếng của bác Công. Bỏ sợi dây chuyền trở vào chỗ cũ, đẩy chiếc giỏ vào góc giường. Lam Điền bước ra mở cửa.

− Bác Hai !

− Ông Công nghiêm túc:

− Bác Hai muốn nói chuyện với cháu một chút.

Đạ. Bác vào đây ngồi đi bác.

− Ừ.

− Bước vào, ngồi xuống chiếc ghế duy nhất trong phòng, ông Công ngập ngừng:

− chuyện lúc nãy con đừng buồn, cũng đừng có giữ trong lòng nghe Lam Điền. Hai chị em tụi nó là như vậy đấy.

− Lam Điền lắc đầu:

− Tại con làm sai quấy, bị rầy cũng làđáng lắm, bác Hai ạ.

− Ông Công trầm giọng.

− Về đây ở, hẳn là con khổ sở cục nhọc hơn hồi sống với cô Bạ Đúng không?

− Lam Điền chối bai bải:

− Dạ, đâu có cực khổ gì, bác Hai.

− Còn nói không có - Ông Công cau mày - Bô. con tưởng bác ít khi xuống dưới này, rồi không hay biết gì hết sao?

− Bác Hai !

− Con lầm rồi. Bác hiểu hết. Có điều lực bất tòng tâm. Bác không thể làm gì khác hơn. Thật sự bác rất buồn.

− Lam Điền cắn nhẹ môi:

− Con hiểu tâm trạng của bác. Con cũng biết bác rất thương và quan tâm đến con. Chẳng qua tại cái số con phải chịu cảnh lao đao, lận đận như vậy đấy. Muốn tránh cũng không làm sao tránh khỏi.

− Ông Công thở dài than vắn:

− Mấy năm nay, từ ngày về hưu, không hiểu sao bác cứ đau bệnh triền miên. Báo hại vợ con tốn tiền tốn bạc. Vì lẽ đó mà trong ngôi nhà này, bác không còn chút quyền hành nào cả.

− Ngừng lại rồi lắc đầu, chép miệng, ông Công nói tiếp:

− Đôi lúc bác cảm thấy cuộc sống của bác sao mà vô vị nhàm chán vô cùng tận. Và rồi bác bỗng ước ao. Phải chi bác chết được có lẽ sẽ tốt hơn sống.

− Kìa bác ! - Lam Điền hốt hoảng kêu. Đừng nói vậy, không nên đâu.

− Bác thật vô dụng. Không giúp được gì cho con. Con có trách buồn bác Hai không Điền?

− Lam Điền nắm lấy tay ông :

− Không đâu, bác Hai. Gia đình chịu nhận con về đây, cho con chỗ ăn, chỗ ở đàng hoàng. Con mang ơn còn không hết nữa là. Làm sao con dám trách buồn bác.

− Ông Công nhìn cháu.

− Con không trách thật chứ?

− Con đâu dám nói dối bác.

− Con nói thế, bác cũng thấy yên tâm lắm. Thôi, bác ra ngoài đây.

− Đứng lên, vừa định quay lưng, ông chợt nhớ một việc. Ông Công thò tay vào túi áo móc ra hai tờ giấy bạc năm chục ngàn mới toanh, thẳng thớm. Đưa cho Lam Điền, ông nói:

− Cầm lấy tiền này để dành muốn ăn gì thì ăn.

− Thưa bác.

− Nhét tiền vào tay cô, ông Công rắn giọng :

− Con từ chối, bác sẽ giận đấy.

− Dứt lời, ông Công đi ra cửa thật nhanh. Nhìn theo ông một thoáng, rồi nhìn lại số bạc trong tay, xúc cảm trong lòng Lam Điền mỗi lúc một dâng cao.

Thơm qúa.

− Giật mình, Lam Điền quay phắt lại. Thì ra là gã Anh Kỳ đáng ghét:

− Là anh hả?

− Vâng. Xin chào người đẹp.

− Mặt Điền sa sầm:

− Anh vào tận đây làm gì vậy?

− Anh Kỳ nhướng mắt:

− Tôi tìm xem Kiều Bạch có vào đây không ấy mà.

− Chị Bạch hổng có ở nhà.

− Vậy à ! Cô ấy đi đâu rồi kìa?

− Gã hỏi trống không như vậy, Lam Điền nghĩ mình không hơi đâu trả lời. Cô lo quay lại với công việc nội trợ của mình.

− Tưởng rằng gã đã trở lên nhà trên ngồi chờ chị Bạch, hoặc đã ra về. không ngờ chẳng bỏ về mà gã còn bước lại, cố tình đứng sát ngay sau lưng cô. Rồi vờ nhóng cao cổ cò nhìn vào chảo, gã hỏi:

− Điền xào thịt bò phải không?

− Lam Điền lẩm bẩm:

− Không thấy sao còn hỏi.

− Hơi thở của gã phà vào gáy Lam Điền nóng hôi hổi. Khó chịu lẫn bực tức, bước tránh sang một bên, Lam Điền nghiêm nghị răn đe :

− Làm ơn đứng xê ra giùm dị Nếu không, mỡ văng trúng rồi bị phỏng, chừng đó đừng bảo sao xui xẻo.

− Miệng nói, Lam Điền cố ý trở miệng thịt khá nặng tay làm cho mở trong chảy bắn ra tua tủa.

− Ây da !

− Gã Anh Kỳ sợ thật sự. Vừa kêu, gã vau thụt lùi phía sau. Nghoảnh mặt giấu đi nụ cười ranh mãnh, Lam Điền nói:

− Theo tôi thì anh lên nhà ngồi chờ chị Bạch đi. Ở đây không phải chỗ của anh đâu.

− Chống tay lên sường, Anh Kỳ hất hàm:

− cô có biết Kiều Bạch đi đâu không?

− Lam Điền buông cộc lốc:

− Hổng biết.

− Anh Kỳ lại hỏi:

− Thế cô ấy không nói với cô sao?

− Liếc ngang, Lam Điền gắt gỏng:

− Tôi là cái thá gì. Tại sao chị ấy phải nói cho tôi biết?

− Ờ thì... - Nghiêng đầu nhìn cô, Anh Kỳ tủm tỉm - Ha ! thật không ngờ người đẹp như cô lại dễ nổi giận đến vậy.

− Nè ! - Xoay nhanh người lại, Lam Điền mím môi: - Đủ rồi nha.

− Anh Kỳ ngạc nhiên:

− cô nói gì?

− Nhìn thẳng vào gã, Lam Điền rắn giọng:

− Tôi nói anh mỉa mai tôi như thế là đủ rồi. Anh nghe rõ chưa?

− Anh Kỳ trợn mắt:

− Cái gì? tôi mỉa mai cô cái gì?

− Lam Điền mím môi:

− Tôi không phải là người đẹp. Anh gọi như vậy mà không mỉa mai thì là gì?

− Hiểu ra vì sao cô nổi cáu, Anh Kỳ nhún vai:

− cô đừng hiểu lầm. Tôi không hề có ý mỉa mai. Tôi khen thật tình. Bô. cô không biết mình đẹp sao?

− Lam Điền quay ngang:

− Tôi không biết.

− cô chẳng những đẹp mà còn rất dễ thương.

− Tôi thế nào mặc tôi, không cần anh khen.

− Anh Kỳ lắc đầu:

− Không thể nói vậy được. Cô không nghe câu: "Hoa đẹp phải cho người ta ngắm. Con gái đẹp phải để cho người ta khen" hay sao?

− Nhưng tôi...

− Anh Kỳ !

− Quay lại, Anh Kỳ vờ reo vui:

− Kiều Bạch !

− Lướt mắt qua cả hai một lượt, Kiều Bạch hất mặt:

− Sao anh lại vào đây?

− Anh Kỳ nhướng mày:

− Tưởng em ở trong này nên anh vào tìm em.

− Kiều Bạch sừng sộ với Lam Điền :

− Bộ mày không nói cho anh Kỳ biết là tao không cô ở nhà sao?

− Em có nói đó chứ.

− Đúng vậy - Anh Kỳ gật đầu - Lam Điền có nói. Anh vừa định ra về. Đúng lúc em về tới đây.

− vậy sao !

− Anh Kỳ hỏi cô :

− Em đi đâu vậy?

− Ra cửa hàng gặp mẹ em có chút việc - Rồi cô đề nghị - Thôi, mình ra ngoài hẳng nói chuyện.

− Gật đầu đồng tình, Anh Kỳ cùng Kiều Bạch rời khỏi nhà bếp.

− Nhìn theo họ, Lam Điền nhún vai, thở ra nhẹ nhỏm.

Gác ống nghe vào máy, nhìn những con số ghi trên tờ giấy bạc một ngàn, Lam Điền vô cùng ngạc nhiên, đồng thời không ngăn nổi sự thất vọng.

− Thật là kỳ cục ! Cô đã gọi cho anh mấy lần rồi mà lần nào cũng vậy. Trả lời cô chỉ vọn vẹn mỗi một câu sáu chữ mà thôi.

− "Số máy này không có thật "

− Thế là thế nào cơ chứ? không lẽ số điện thoại anh ghi cho cô chỉ là số ma? Tại sao? Vì sao anh lại làm như vậy?

− Ngồi thừ trên ghế, Lam Điền không ngừng phân vân nghĩ ngợi. Sau cùng, cô tự mình suy ra nguyên do.

− Phải rồi. Anh làm vậy chẳng qua là không muốn cô tìm gap. Anh không có ý nhận lại số bạc này nơi cộ Với anh, đã thi ân thì bất cầu báo.

− Ừ. Cho dù đó là ý tốt của anh. Nhưng Lam Điền lại muốn sự việc cần phải sòng phẳng hẳn hoi. Cô không thể để mình mang nợ anh mãi được. Và như vậy, cô nên làm gì bây giờ.

− A ! Có cách rồi. Triết Bằng quan biết với chủ hiệu chụp ảnh "ánh sáng". Tuy cô không liên lạc, không trực tiếp gặp mặt anh. Anh cô vẫn có thể mang tiền đến đó nhờ họ chuyển hộ đến anh cũng được mà. Ôi ! việc đơn giản thế đấy. Sao mãi bây giờ cô mới nghỉ ra nhỉ?

− Tìm được giải pháp ổn thỏa rồi, lòng Lam Điền vui như tết. Bỏ tờ giấy vào túi, cô chạy ngay về phòng. Thay nhanh bộ áo quà^n khá tươm tất xong. Lam Điền dẫn xew đạp ra cửa.

− Leo lên xe, Lam Điền công lưng đẹp thẳng một mạch. Ra đầu ngõ, mãi hân hoan hớn hở vì được đắc thành sở nguyện, Lam Điền không chú ý đến những điều cần chú ý dành cho luật giao thông đường phố. Đó là mỗi khi muốn qua khúc quanh phải quan sát cẩn thận xem có xe ngược chiều hay không.

− cô cứ mải mê lo đạp cho trọn vòng quay của xe. Đến chừng cô sực nhớ lạit hì mọi chuyện đã không còn cứu vãn kịp nữa rồi.

− Thay vì trách chiếc Dream vừa ôm của, Lam Điền luýnh quýnh nên cứ đâm sầm vào nó.

− Rầm. Lam Điền cảm nhận được mình bị hất văng ra khỏi xe. Tiếp theo là cô bị rơi xuống.

− Ôi ! Cô đau đến nỗi không còn hơi sức để kêu lạ Sau đó, những chuyện gì xảy ra, Lam Điền không biết nữa.

Vuốt vuốt lớp băng bột cứng bó quanh cổ chân, Lam Điền không ngừng buông từng chuỗi thở dài thườn thượt.

− Bây giờ mà ân hận thì cũng đã muộn màng lắm rồi. Ôi ! Chỉ vì một chút sơ xuất thôi. Nếu không, cô chẳng phải chịu ngồi một chỗ, chịu đớn đâu khổ sở như thế này đâu.

− Ừ. Cũng còn phước đức ông bà cha mẹ để lại. Bằng không, có thể giờ đây cô đã vào nằm thẳng cẳng trong chiếc quan tài nào đó ngủ yên một giấc ngàn thu rồi.

− Đúng là trong sự rủi ro vẫn còn gặp được cái may mắn. Có điều khi nhìn lại cái chân bó bột thì gương mặt Lam Điền trở nên rầu rầu sầu thảm hẳn.

− Ngọ nguậy mấy ngón chân cho đỡ tê, Lam Điền thầm nhủ. Không biết chừng nào thì chỗ bị thương liền khớp? Đến chừng nào cô mới đi đứng bình thường như trước được?

− Chao ôi ! cô không thể ngồi một chỗ thế này quá lâu đâu. Bởi vì đó qủa là một cực hình đối với cô. Không được. Cô còn phải làm việc. Ở đây cô không có quyền an không ngồi rồi. Cho nên Lam Điền mong mỏi sao chân của cô nhanh chóng bình phục hơn bao giờ hết.

− Từ lúc xảy ra tai nạn đến giờ, trong gia đình chỉ có bác Công là quan tâm đến cô nhất. Lam Điền còn nhớ rõ. Vừa tỉnh lại, cô đã bật khóc òa lên vì sợ. Bác Công đã ân cần an ủi, vỗ về cô.

− Nín đi con gái, không sao. Không sao đâu. Tai qua nạn khỏi rồi. Bình an được là mừng rồi. Đừng khóc nữa. Ngoan.

− Thế đấy, bác không hề hằn học, trách móc cô như bác Kiều Tiên.

− Con gái con đứa gì ra đường không chịu đi đứng cẩn thận, trông trước khó sau một chút. Cái mặt cứ vắt hất lên trời, bảo sao chẳng xảy ra tai nạn cho được. Hừm !

− Bác cũng không dùng lời lẽ không đẹp để nhiếc mắng nhục mạ cô thậm tệ như hai bà chị họ Kiều Bạch, Kiều Oanh :

− Lam Điền à ! Lam Điền ! Mày có hư cũng vừa thôi, báo hại cũng vừa thôi nghe.

− Chắc chắn là mày chạy xe, nhưng hai mắt thì mãi mê lo nhìn, liếc, háy nên mới ra khốn khổ như vậy đấy. Đúng không?

− Đúng cái gì kia chứ. Đã biết thân phận mình chỉ là cỏ dại, mỗi khi ra đường, cô có dám ngẩng cao đầu nhìn ngó ai đâu. Thật là oan ức cho cô hết sức.

− Dù biết là bị Oan, Lam Điền vẫn pha ngậm tăm không cải chính. Bởi lẽ cô hiểu cô cải c hính cũng chẳng ích lợi gì. Họ lớn, cô nhỏ. Họ giàu, cô nghèo. Thôi thì mặc kệ họ muốn nói cô thế nào tùy thích. Cô chỉ còn mỗi một việc để làm. Đó là gằm mặt thật sâu, giả câm giả điếc cho xong.

− Nghĩ tới nghĩ lui, cô càng nghĩ càng buồn. Và rồi Lam Điền tự an ủi chính mình. Ai bảo cô trót sinh ra đời nhằm ngôi sao xấu. Ai bảo số cô xui xẻo nên đành phải chấp nhận vậy thôi.

− Ừ. Qủa thật suốt tháng nay cô gặp hạn xui thấy rõ. Làm bất cứ việc lớn nhỏ gì, nếu không hư hỏng cũng mất mát. Thế đấy, bảo sao cô không bị rầy la, chửi mắng thậm tệ cho được.

− Phải rồi. Không biết còn mấy ngày nữa thì qua hết cái tháng chết tiệt này nhỉ? Để tính xem. Bữa nay là...

− Thế nhưng Lam Điền đã không còn thời gian đâu mà tính với toán nữa rồi.

− Lam Điền ! Trời đất ơi ! Sao lại đến nông nỗi này kia chứ?

− Bỏ vội cái túi đựng mấy hộp sữa lên bàn, rồi quay lại, nhìn chăm chú vào cái chân bỏ bột của Lam Điền, Anh Kỳ tỏ ra xót xa thật sự:

− Thế này thì đau nhức chịu sao thấu.

− Dù vốn từng ghét cay ghét đắng cái gã Anh Kỳ này lâu nay. Nhưg hiện tại, sự quan tâm thật tình của anh ta khiến cho Lam Điền có muốn làm căng cũng không thể được.

− Bữa nay đỡ đau nhiều lắm rồi. Cảm ơn đã có lòng đến thăm tôi.

− Anh Kỳ nhăn trán:

− Khách sáo với tôi chi vậy, Lam Điền?

− Lam Điền nhếch môi:

− Sao anh biết tôi đang nằm điều trị trong bệnh viện này vậy?

− Anh Kỳ nheo mắt:

− Tôi hỏi thăm bác trai. Bác ấy đã chỉ vẽ đường cho tôi đến đây đấy.

− Ra thế.

− Tôi gởi Điền mấy hộp sữa để cô uống cho mau chóng phục hồi sức khỏe.

− Nhìn túi nilon nằm trơ trên bàn, Lam Điền từ chối không một chút nể nang:

− Cảm ơn mấy hộp sữa đó của anh.

− Kìa, Lam Điền !

− Nhưng nếu anh mang nó về, tôi sẽ cảm ơn anh nhiều hơn.

− Anh Kỳ nhăn nhó:

− Đừng vậy mà Điền.

− Lam Điền nói thẳng:

− Tôi không nhận đâu. Xin lỗi anh.

− Anh Kỳ ỉu xìu:

− Điền không nhận, tôi sẽ buồn lắm đó.

− Lam Điền rùn vai:

− Anh có buồn, tôi cũng đành chịu. Bởi vì tôi không thể làm khác được.

− Nhưng mà...

− À ! phải rồi. Anh vào đây thăm tôi. Chị Bạch có biết không?

− Anh Kỳ khó chịu:

− Tôi không có nói. Mà tại sao tôi phải nói cho cô ất biết tôi đi thăm viếng ai và làm gì chứ?

− Những vấn đề khác, tôi không quan tâm. Còn trong sự việc này, ít ra anh nên nói cho chị Bạch biết. Và tốt nhất là anh nên rủ chị ấy đi cùng.

− Tại sao tôi phải rủ cô ấy chứ?

− Lam Điền ranh mãnh:

− Tại vì chị Bạch là người yêu của anh. Vì tôi không muốn bị hiểu lầm này nọ.

− Anh Kỳ chau mày:

− Hiểu lầm cái gì chứ? Dù sao cũng là chỗ quen biết. Bây giờ Điền gặp chuyện rủi ro như vậy? Tôi quan tâm thăm hỏi một chút thì đã sao? Có gì sai trái đâu nào?

− Lam Điền phản ứng:

− Xin lỗi. Tôi cần nói rõ với anh. Tôi muốn anh hiểu rằng. Tôi chỉ biết, chứ không quen anh bao giờ. Còn nữa. Xin anh đừng quan tâm đến tôi. Như vậy sẽ tốt hơn cho tôi.

− Anh Kỳ khổ sở kêu lên:

− Trời ơi ! Nể mặt tôi một chút. Được không Lam Điền?

− Sao ạ.

− Chậc ! Tại sao lần nào gặp tôi. Điền chị d ùng toàn những lời lẽ không lạnh lùng thì cũng gai góc để đối phó với tôi vậy? Điền hãy nói cho tôi biết đi. Có phải tôi đáng ghét lắm không?

− Lắc đầu, Lam Điền chưa biết nên trả lời sao cho ổn thì Anh Kỳ lại nói:

− Lắc đầu nghĩa là sao?

− Lam Điền vẫn giữ im sự thinh lặng. Nhìn cô, Anh Kỳ giả vờ buồn bã:

− Không cần Điền lên tiếng, tôi vẫn hiểu. Điền vố không ưa tôi. Qua cái nhìn cử chỉ và lời nói của Điền, tôi đã nhận ra điều đó. Tại sao vậy? Tôi đã làm gì để cô phải ghét tôi? Cô nói đi.

− Ây da ! nói năng đàng hoàng nghiêm chỉnh khiếp. Bữa nay bộ uống lộn thuốc rồi hay sao ấy. Lại còn bày đặt hỏi khó mình nữa kia đấy. không sao. Nể mặt anh một lần này vậy.

− Nghĩ rồi, Lam Điền mỉm cười, nhỏ nhẹ nói:

− Anh Kỳ à ! Có lẽ vì con người của tôi khô khan, nói năng không được khéo léo, xử sự không được thông minh, nên để anh hiểu lầm. Thật ra. Giữa tôi và anh. Vô duyên vô cớ không oán không thù, thử hỏi hà tất gì tôi lại ghét bỏ anh chứ. Anh nghĩ xem tôi nói có đúng không?

− Bậm môi, Anh Kỳ gật gù:

− cũng phải. Có lẽ do tôi qúa nhạy cảm, nên nhận xét sai lầm. Nhưng mà...

− Sao hả? - Lam Điền nhìn anh ta - Còn nhưng nhị gì nữa vậy?

− Nếu là vậy, tại sao lúc nào Điền cũng tránh tiếp xúc với tôi?

− Lam Điền nghiêm giọng:

− Tôi đã nói rồi. Tôi không muốn bị người ta hiểu lầm. Tôi cần được yên thân.

− Anh Kỳ nheo mắt:

− Sao lắm từ "tôi" thế.

− Tôi...

− Lại tôi nữa. Lam Điền à. Thật lòng từ lâu rồi, tôi rất muốn làm bạn với cô.

− Chút bối rối thoáng qua, Lam Điền lắc đầu:

− Cảm ơn lời đền nghị thật lòng của anh. Nhưng mà tôi...

− Cửa bật mở. Ngăn lại lời từ chối nửa chừng của Lam Điền.

− Kiều Bạch !

− Chị Bạch !

− Sững sờ một thoáng, rồi Kiều Bạch nhanh chóng lấy lại sự bình thản ngay :

− Anh cũng vào tận trong này nữa à?

− Anh Kỳ lật đật phân bua:

− chuyện là vầy. Anh đi thăm thằng bạn. Biết được em họ của em cũng đang nằm điều trị trong này, nên anh ghé vào hỏi thăm vài câu. Chỉ vậy thôi.

− Nhếch môi, Kiều Bạch dài giọng:

− Chỉ vậy thôi thì anh cần gì phải thanh minh thanh nga dữ thế?

− Anh Kỳ gãi cằm:

− Ờ. Bởi vì anh không muốn em hiểu lầm.

− Hiểu lầm gì chứ? - Kiều Bạch gật gù - À! Anh sợ em hiểu lầm có tình ý với em họ của em phải không?

− Ờ thì...

− Liếc xéo Lam Điền, Kiều Bạch khinh khỉnh:

− Không đâu. Bởi vì em biết đối với anh, con nhỏ này không là cái tha gì cả, so với đám con gái bu anh như bầy kiến. Cho nên anh nói đi. Nó có đáng để cho em phải hiểu lầm không?

− Anh Kỳ nhăn mặt:

− Em đừng nói qúa dáng nghe Kiều Bạch. Anh là người chứ có phải bánh trái hay cục đường đâu mà kiến bu ruồi đậu.

− Kiều Bạch nhún vai:

− À! Thế t hì cho em xin lỗi. Em không có ý nói như vậy đâu.

− Nheo mắt, Anh Kỳ mơn mởn:

− Anh biết là không ai hiểu an h bằng em. Bây giờ anh hết lo rồim, nhẹ nhỏm cả người. Kiều Bạch ! Cảm ơn em.

− cười nhẹ, rồi bằng một giọng kẻ cả, Kiều Bạch hất hàm hỏi Lam Điền :

− Anh Kỳ có lòng tốt vào tận đây thăm viếng, mày đã cảm ơn anh ấy chưa vậy Điền?

− Lam Điền gật đầu:

− Dạ, có rồi.

− Kiều Bạch lại nói:

− Hôm nay bác Hai không khỏe, nên không vào thăm mày được. Ổng bảo tao ghé qua xem mày thế nào rồi.

− Lam Điền nhỏ nhẹ:

− Em khỏe nhiều rồi. Chị nói với bác yên tâm, đừng lo gì cho em hết.

− Kiều Bạch gật gù:

− Vậy tao về đây.

− Dạ. Chị về.

− Anh Kỳ xum xoe:

− Anh đưa em về ngh e.

− Kiều Bạch buông gọn:

− Em có xe rồi.

− Anh biết. Anh sẽ làm người hộ tống em vậy.

− Tùy anh.

− Dứt lời, Kiều Bạch quay lưng đi trước. Không chậm trễ, Anh Kỳ lật đật nối gót theo sau.

− Nhìn cánh cửa khép lại, Lam Điền cảm thấy ngao ngán làm sao, đồng thời cũng buồn cười làm sao.

− Không buồn cười thế nào được. Mới trước đó vài phút thôi, gã Anh Kỳ còn bảo thật lòng muốn làm bạn với cô. Chớp mắt một cái, sự việc đã đổi ngay lập tức.

− Đúng là cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Phải công nhận gả bản lãnh dễ sợ. nói dối mà chẳng hề biết ngại miệng là gì.

− Với một người như thế, không hiểu sao chị Bạch lại yêu được, tin tưởng được cũng hay.

− Ô hay ! chuyện của người ta thì mặc kệ người ta, mắc mớ chi đến cô mà cô nghĩ ngợi lo âu kia chứ.

− Trước mắt và thực tế nhất, cô nên lo chuyện của cô là hơn. không phải cô đang mong được nhanh chóng xuất viện, được nhanh chóng đi lại bình thường sao?

− Hà ! Chân ơi là chân ! Nhìn vào nó Lam Điền lại rầu rầu sầu thảm.

− Nhìn khuôn mặt đăm đăm không một chút khí sắc mùa xuân của Kiều Bạch, Anh Kỳ nhớng mắt hỏi:

− Em làm sao vậy Kiều Bạch?

− Kiều Bạch nhếch môi:

− Sao là sao?

− Mặt mũi trông hình sứ khiếp.

− Gì chứ?

− Anh Kỳ hất hàm:

− Em có biết mình đang là trung tâm cho mọi người dòm ngó không?

− Kiều Bạch bất chấp:

− Mặc kệ họ. Em đang bực trong lòng đây này. Anh có biết không hả?

− Anh Kỳ giả nai:

− Ờ ! Em bực chuyện gì? Ai làm cho em bực vậy?

− Kiều Bạch ngoảnh ngang:

− chuyện gì thì anh thừa biết rồi, còn khéo làm bộ hoài.

− Nhìn cô, Anh Kỳ hóm hỉnh:

− Chẳng lẽ em lại đi ghen với em họ của mình.

− Ai nói vậy? - Kiều Bạch bĩu môi. - Nó đáng sao? Còn lâu em mới đi nghen với nó.

− Đúng. Chí lý lắm - Anh Kỳ khen vuốt đuôi. - Nó thật không đáng cho em bận tâm chút nào. Vậy em cần gì phải bực bội kia chứ.

− Cầm muỗng khuấy ly cà phê đá, Kiều Bạch nghiêm giọng:

− Em không ghen. Nhưng em không thích bị người ta qua mặt.

− Anh Kỳ nheo mắt cợt đùa:

− Ủa ! Ai đám qua mặt Kiều Bạch cô nương vậy ta?

− Kiều Bạch buông cụt ngủn:

− Anh đó.

− Là anh?

− Chứ anh tưởng ai?

− Anh Kỳ trợn mắt:

− Anh qua mặt em chuyện gì nào?

− Kiều Bạch ấm ức:

− Anh bảo đến đó thăm bạn mà lại chuẩn bị sẵn cả đường sữa cho con nhỏ Lam Điền. Anh giải thích sao với em đây? Chẳng phải anh qua mặt em thì là gì?

− Anh Kỳ không ngờ Kiều Bạch lại tinh mắt đến thế. Nhưng anh ta đã nhanh trí giải thích một cách hết sức trơn tru:

− Cái gì mà chuẩn bị sẵn chứ. Chuyện là vầy. Anh tưởng thằng bạn anh còn nằm trong này nên anh vô thăm. Ai dè nó xuất viện sáng nay rồi. Mấy hộp sữa đó lỡ mang đến, không lý nào mang trở về. Anh nghĩ thôi thì đem biếc cho em họ của em. Vừa có ơn ích, vừa rảnh tay. Vậy đấy.

− Kiều Bạch rắn giọng:

− Người bạn đó của anh là ai vậy? Em có quen không?

− Em không quen đâu.

− Không quen thật sao?

− Gật đầu, Anh Kỳ hỏi lại cô :

− Em không tin anh sao?

− Kiều Bạch dài giọng:

− Không tin cũng đâu làm gì được anh.

− Anh Kỳ nhăn mặt:

− Đừng vậy mà em.

− Kiều Bạch tỏ ý dứt chuyện:

− Về thôi anh. Em còn phải dọn hàng phụ mẹ nữa.

− Ồ ! Mình về đây.

− Trong lúc Anh Kỳ gọi chủ quán tính tiền, thì Kiều Bạch bỏ đi trước ra cửa.

− Lam Điền không nghĩ rằng Huân Chương lại đến bệnh viện vào giờ này, nên cô cứ ngồi ngẩn người, giương đôi mắt to tròn với hai đồng tử đen lay láy lên nhìn anh đến quên cả việc chào hỏi sao cho phải phép.

− Và thái độ của cô làm cho Huân Chương vừa buồn cười lẫn ngạc nhiên. Bước lại đặt giỏ trái cây lên bàn, anh hỏi:

− cô bé làm gì nhìn tôi dữ dội thế?

− Hàng mi dài của cô khẽ chớp:

− Tối rồi, anh anh còn vào đây chi vậy?

− Ồ ! - Huân Chương nheo mắt: - Tôi vào đây là để thăm em. Có gì phải ngạc nhiên đâu nào.

− Nhưng... - Lam Điền ngập ngừng - Sáng nay và cả buổi trưa, anh đã vào thăm tôi rồi kia mà.

− Huân Chương gật gù:

− Đúng là tôi đã đến thăm rồi. Bây giờ đến thăm nữa không được à?

− Tất nhiên là được.

− Em có vẻ không vui.

− Lam Điền phủ nhận:

− Đâu có.

− Nghiêng dầu quan sát sắc diện của cô. Huân Chương nhướng mày:

− To nghĩ em không quen nói dối rồi. Lam Điền a...

− Lam Điền lúng túng:

− Tôi...

− Huân Chương nghiêm giọng:

− Nếu như em không hoan nghênh sự có mặt của tôi, em cứ việc lên tiếng. Lập tức, tôi sẽ rời khỏi đây ngay.

− Lam Điền vội nói:

− Ồ ! không. Anh có lòng, sao tôi lại không hoan nghênh. Có điều...

− Sao hả Điền?

− Tôi ngại làm mất thời gian của anh.

− Buổi tối tôi rảnh mà.

− Lam Điền chớp mắt:

− Thế anh không đi đâu chơi sao?

− Huân Chương thành thật:

− Đi đâu, khi không có mục đích kia chứ.

− Lam Điền liếm môi:

− Chẳng hạn như đi chơi với bạn bè, hò hẹn với người yêu.

− Huân Chương lắc đầu:

− Ngoại trừ những mối quan hệ giao tiếp cần phải có trong công việc kinh doanh tôi ít khi la cà bên ngoài. Còn người yêu của tôi, cô ấy hiện giờ hong có mặt ở thành phố này.

− Lam Điền tò mò:

− Chị ấy đi đâu?

− Huân Chương nhếch môi:

− Lên ĐàLạt quay ngoại cảnh phim ca nhạc.

− Lam Điền tròn mắt:

− Chị ấy là ca sĩ sao?

− Huân Chương gật đầu:

− cô ấy là ca sĩ Nguyệt Hằng.

− Nguyệt Hằng - Lam Điền reo lên - Tôi thích nghe chị ấy hát lắm đó.

− Vậy à !

− Tôi đã nhìn thấy Nguyệt Hằng trên ti vị Chị ấy chẳng những hát hay mà còn rất đẹp. - Giọng cô đầy sự khâm phục - Anh lọt được vào mắt xanh của chị ấy thì anh cũng tài thật nha.

− Huân Chương chỉ lắc đầu cười trừ, chứ không trả lời sao hết. Lam Điền lại nói:

− Phải rồi. Có khi nào anh dẫn chị Hằng đến nhà bác Hai chơi không?

− Huân Chương hóm hỉnh nói:

− Có bé muốn thấy người thật ngoài đời chứ gì? Yên trí đi. Rồi em sẽ được gặp thôi. Tôi có bí m ật này tiết lộ với em đây.

− Lam Điền vội hỏi:

− Là bỉ mật gì vậy?

− Chương hạ thấp giọng:

− Nguyệt Hằng là bạn thân của Kiều Oanh. Họ qua lại với nhau thường xuyên hơn với tôi nữa cơ đấy.

− Thật vậy à?

− Tôi dối em làm gì. Tôi quen với cô ấy cũng là nhờ Kiều Oanh đó.

− Lam Điền thắc mắc:

− Tôi vào nhà bác Hai ở đã mấy th'ang nay rồi. Sao tôi không hề gặp chị Nguyệt Hằng đến chơi lần nào hết vậy?

− Huân Chương suy đoán:

− Có lẽ thời gian gần đây, Nguyệt Hằng bận rộn qúa, cho nên không đến đó chơi thôi.

− Lam Điền gật gù:

− Chắc là vậy.

− Thôi, được rồi. Thông qua chuyện này đi nha.

− Dạ.

− Huân Chương nghiêm giọng:

− Thật ra, biết được buổi tối em ở trong này một mình, tôi sợ em buồn nên cố tình đến để nói chuyện với em cho vui.

− Lam Điền cảm kích:

− Cảm ơn anh đã lo lắng cho tôi.

− Huân Chương lắc đầu:

− Đừng khách sáo.

− Lam Điền nhỏ nhẹ:

− Tôi rất hiểu thành ý của anh. Nhưng anh Chương ạ ! Anh có biết càng được anh quan tâm lo lắng, tôi càng thêm áy náy không?

− Đây là bổn phận và trách nhiệm của tôi. Tôi cần phải làm. Em không nên áy náy.

− Không thể nói vậy được. Trong tai nạn này, tôi là người hoàn toàn có lỗi.

− Huân Chương phản đối:

− Không đúng. Sự việc không hoàn toàn lỗi do em, mà chính tôi cũng dự phần. Nếu hôm đó tôi chạy chậm một chút thôi, có lẽ tôi đã kịp thời lách trách và như vậy thì tai nạn không xảy ra. Em không bị gãy chân ngồi một chỗ. Thút hat, trông thấy em thế này. Trong lòng tôi cứ ray rứt không yên.

− Lam Điền không chấp nhận những gì Huân Chương vừa nói:

− Là do tôi chạy xe vô ý tứ. Trong gia đình, ngoại trừ bác Công ra, mọi người thường mắng tôi như thế. Cũng đúng lắm. Tại tôi vô ý không chịu nhìn trước ngó sau. Đã vậy, còn liên lụy đến anh. May mà anh chỉ bị xây xác sơ sơ thôi. Cho nên người ray rứt trong lòng phải là tôi cơ.

− Huân Chương phát tay:

− Thôi đi, thôi đi. Ai lỗi ai sai cũng được. Chúng ta đừng tranh giành nữa. Cũng không nên nhắc đến vấn đề này nay. Bỏ qua hết. Em đồng ý không?

− Nhìn anh một thoáng, Lam Điền trả lời bằng cái gật đầu khẽ. Huân Chương hăm hở:

− Tốt rồi. Bây giờ tôi gọt bom cho em ăn nghe.

− Nhìn giỏ trái cây Huân Chương vừa mang vào để trên bàn, Lam Điền chép miệng:

− Anh lại tốn kém với tôi nữa rồi.

− Huân Chương nhướng mắt:

− Đâu có bao nhiêu.

− Kéo chiếc ghế lại bên cạnh giường, Huân Chương ngồi xuống. Vừa gọt vỏ trái bom, anh vừa bắt chuyện.

− Hôm nay có ai vào đây thăm em không?

− Dạ có.

− Ai vậy?

− Lam Điền cho biết:

− Chị Kiều Bạch với lại ông bạn trai của chị ấy.

− Huân Chương hỏi cô :

− Là Anh Kỳ phải không?

− Gật đầu, Lam Điền chỉ tay:

− Mấy hộp sữ đó là của Anh Kỳ đem vào. Tôi từ chối không chịu nhận, anh ta cũng để lại. Đúng là kỳ cục.

− Huân Chương cười tủm tỉm:

− Tôi thấy em kỳ cục thì có.

− Đôi mắt đẹp của cô mở to :

− Tôi ấy hả?

− Huân Chương gật đầu:

− Người ta có lòng tốt tặng qùa cho em, em nên nhận chứ không nên từ chối. Vậy mới đúng.

− Lam Điền bĩu môi:

− Lòng tốt đó của anh ta, tôi hổng dám nhận rồi.

− Em sao vậy, Lam Điền? Hình như em không ưa Anh Kỳ cho lắm

− Ghét muốn chết luôn.

− Huân Chương bật cười trước lối nó năng thẳng thừng như ruột tượng của cô bé. Đồng thời anh cảm thấy có chút ngạc nhiên nên hỏi:

− Anh ta làm gì để em ghét đến muốn chết luôn vậy? Có thể nói cho tôi nghe với được không?

− Lam Điền lắc đầu thinh lặng. Huân Chương xoa tay:

− Không sao. Em không muốn nói thì thôi vậy.

− Chẻ đôi trái bom được gọt nhẵn vỏ, anh đưa cho Lam Điền một nửa. Huân Chương ân cần:

− Ăn đi Lam Điền.

− Cảm ơn - Cô mời lại anh - Anh Chương cùng ăn cho vui.

− Được rồi.

− Không khách sáo, Huân Chương đưa nửa trái bom còn lai lên miệng cắn một miếng thật tọ Rồi vừa nhai anh vừa vừa nuốt, trông hết sức là ngon. Cứ như đây là lần đầu tiên anh được ăn loại trái cây này vậy.

− Nhìn anh, Lam Điền không sao nén được nên cứ cười tủm tỉm mãi:

− Nè ! Em cười gì vậy?

− Tôi...

− À! - Huân Chương điểm điểm ngón tay - Có phải cười tôi lúc ăn không hả?

− Lam Điền bậm môi, rụt cổ:

− Tôi đâu dám.

− Huân Chương thú nhận:

− Ngày thường, tôi không thích mấy loại trái cây này cho lắm. Không hiểu sao hôm nay ăn thật rất ngon.

− Lam Điền nhoẻn miệng cười:

− Còn nữa kìa. Anh thấy ngon thì ăn thêm đi.

− Ái chà ! - Nhìn cô, Huân Chương thích chí kêu lên - Từ lúc vào đây đến giờ cũng khá lâu rồi, tôi mới được chiêm ngưỡng nụ cười trọn vẹn của em đấy nhé.

− Anh nói gì vậy?

− Huân Chương nheo mắt:

− em có biết những lúc em coi, trông em xinh đẹp và dễ thương lắm không?

− Khuôn mặt Lam Điền như vừa được phủ lên một lớp phấn màu hồng vậy.

− Thật vậy sao?

− Huân Chương gật đầu:

− Thật. Rất thật. Tin tôi đi.

− Chớp mi, Lam Điền nhẹ giọng:

− Với người khác, tôi cho rằng họ có ý giễu cợt tôi. Nhưng với anh thì tôi xin cảm ơn về lời khen của anh. Tôi cũng cảm ơn anh đã quan tâm đến tôi.

− Huân Chương trở nên nghiêm túc hẳn:

− Thật ra, có một người quan tâm, lo lắng cho em còn hơn cả tôi nữa kìa.

− Lam Điền chớp mắt:

− Anh muốn nói ai vậy?

− Huân Chương nhướng mày:

− Là bác Hai của em, cũng là dượng của tôi đấy.

− Bác Hai đã nói gì với anh?

− Nói nhiều điều lắm.

− Lam Điền nhìn anh chăm chú. Nhìn lại cô. Huân Chương từ tốn:

− Lẽ ra, em có thể xuất viện rồi. Nhưng dượng Công muốn em nằm lại đây vài hôm nữa hẵng về nhà.

− Lam Điền thảng thốt:

− Trời ơi ! Nằm ở đây tốn hao đủ thứ. Tại sao bác Hai làm như vậy để làm gì kia chứ?

− Ý của dượng Công là muốn em được yên tỉnh nghỉ ngơi.

− Lam Điền cắn môi:

− Tôi biết bác Hai rất thương tôi. Có điều...

− Huân Chương vội ngắt lời cô :

− Lực bất tòng tâm. Có phải em muốn nói vậy không?

− Lam Điền gật đầu trong thinh lặng. Huân Chương lại lên tiếng:

− Hôm qua, dượng Công có đến nhà gặp tôi. Dượng ấy nói với tôi rất nhiều chuyện về em.

− Bác ấy nói sao?

− cô bác như cha, cậu dì như mẹ. Vậy mà dượng Công không giúp đỡ em được gì. Không thể cho em một cuộc sống an nhiên, vui vẻ. Trong lòng dượng ấy rất buồn và vô cùng ân hận vì sự bất lực của mình.

− Lam Điền cười buồn:

− Với tôi, cuộc sổng hiện tại đã là tốt đẹp lắm rồi. Tôi không dám ước mơ gì hơn nữa đâu.

− Huân Chương tỏ ra bực dọc:

− Tôi không hiểu. Dù gì cũng là bà con họ hàng với nhau. Tại sao dì Tiên rồi hai chị em Kiều Bạch nữa lại đành lòng đối xử tệ bạc với em như vậy mà coi được? Họ thật qúa đáng.

− Lam Điền chua chát:

− Họ chấp nhận tôi vào nhà, cho tôi chỗ ăn chỗ ở đàng hoàng. Tôi không phải lang thang vất vả bên ngoài cũng là có lòng tốt với tôi rồi. Dù họ có đối xử tệ bạc thế nào chăng nữa, tôi vẫn chịu đựng được.

− Nhưng mà Lam Điền à !

− Anh Chương ! - cô ngăn lời anh - Chúng ta nói chuyện khác đi nhạ Được không?

− Nhìn cô một thoáng, Huân Chương gật đầu:

− cũng được.

− Giọng cô đổi khác, vui vẻ hẳn.

− Anh biết không? Tối nay tôi vui lắm.

− Vui thật không đấy?

− Thật mà - Lam Điền chớp mắt - Một lần nữa, cảm ơn anh đã đến đây trò chuyện cùng tôi tối nay.

− Huân Chương cau mày khó chịu:

− Lại cảm ơm. Bộ nói mãi em không biết mỏi miệng sao Lam Điền?

− cô nhỏ nhẹ:

− Ngoài lời cảm ơn ra, tôi còn biết nói gì hơn.

− Huân Chương hóm hỉnh:

− còn tôi, nghe hai chữ đó cu em đến nỗi đầy cã lỗ nhĩ, không còn chỗ để chứa nữa đây này.

− Nghe Huân Chương nói vậy, Lam Điền chỉ biết chúm chím miệng cười:

− Đơn giản chỉ là một nụ cười thôi, thế nhưng không hiểu tại sao tối nay trong lòng Huân Chương lại mang một cảm giác xôn xao đến là kỳ la...

Gởi xe xong, Huân Chương bước dọc theo hành lang đi thẳng về hướng cầu thang của bệnh viện.

− Úy ! Huân Chương !

− Triết Bằng !

− Tay bắt mặt mừng. Huân Chương nhướng mày nói:

− Tôi nghe bạn bè bảo mấy tháng nay cậu đã mai danh ẩn tích ở một nơi thâm sơn cùng cốc nào đó rồi mà. Bây giờ, sao cậu lại ở đây vậy?

− Triết Bằng nhún vai, khôi hài:

− Đúng là tôi cũng có ý đó đấy. Ngặt một nỗi, chẳng có cốc em nào chịu nhận tôi hết. Thế nên tôi đành phải hoàn cốt khỉ, ôm máy ảnh làm kẻ phiêu bạc giang hồ cho trọn kiếp này thôi.

− Vỗ vai bạn, Huân Chương cười xòa. Nhìn Huân Chương, Triết Bằng hất hàm:

− Cậu đi Singapore về lâu mau rồi?

− Về đâu cũng được nửa tháng nay. Phải rồi - Huân Chương ngạc nhiên - Cậu vô đây chi vậy?

− Thăm bạn. Còn cậu?

− Huân Chương nghiêm nghị:

− Tôi đi thăm cô bé bị xe của tôi đụng phải.

− Triết Bằng tỏ ra quan tâm cho bạn:

− Tình trạng ra sao? Có nghiêm trọng lắm không?

− Huân Chương cho biết :

− Không có gì nghiêm trọng. Cô bé chỉ bị thương ở chân. Bác sĩ đã chỉnh lại và bó bột xong cả rồi.

− Không sao thì tốt. À! Cậu vừa vào đến đây phải không?

− Ừ. Cậu rảnh không?

− Gật đầu, Triết Bằng hỏi lại bạn:

− Rảnh. Cậu hỏi chi vậy?

− Huân Chương rủ rê:

− Cậu trở vào với tôi được không? Thăm cô bé một lúc. Sau đó mình cùng nhau đi uống vài lon bia chơi. OK?

− OK.

− Hợp đồng đã được ký kết xong, cả hai cùng bước lên n hung bậc thang dẫn lên tầng trên.

− Không lâu, cả hai đã lên đến phòng bệnh của Lam Điền :

− Xin chào.

− Buông tờ tạp chí xuống giường,ld nhìn ra cửa. Cô ngạc nhiên tột cùng khi nhận ra theo sau Huân Chương còn có một người khác nữa.

− Đó là người mà Lam Điền đang mong mỏi gặp và giờ thì cô đã gặp.

− Ôi ! Qủa thật bất ngờ làm sao ! Bởi lẽ cô không nghĩ mình lại gặp anh hôm nay, gặp ngay trong lúc cô đang nằm viện như thế này.

− Phần Triết Bằng, anh cũng ngạc nhiên không kém chi cô. Cho nên thoạt trông thấy mặt, anh đã thảng thốt kên lên:

− Lam Điền ! Là cô sao?

− Huân Chương thì ngạc nhiên theo cách khác:

− Ủa ! Bộ hai người có quen nhau sao?

− Triết Bằng gật đầu:

− Ừ. Có quen.

− Huân Chương tò mò:

− Quen bao lâu rồi?

− Triết Bằng thành thật:

− Nói rằng quen. Thật ra, chúng tôi gặp nhau chỉ có hai lần thôi.

− Vậy à !

− Nheo mắt với Lam Điền, Triết Bằng hóm hỉnh:

− Qủa nhiên là trái đất tròn, phải không cô bé?

− Lam Điền định mở miệng. Ngay lúc đó, cô chợt nhớ đến chuyện Triết Bằng đã gạt cô, cho cô số điện thoại mạ Lập tức, bao nhiêu giận hờn ấm ức gì trong lòng cô cũng đều bùng dậy. Thế là thay vì đáp trả lời anh, cô lại mím chặt môi thinh lặng.

− Trong khi đó, Triết Bằng vẫn vô tâm:

− Tôi đã nói. Nếu chúng ta có duyên phận, tất sẽ gặp lại nhau. Cô còn nhớ không?

− Lam Điền vẫn khư khư thủ khẩu như bình. Cảm thấy lạ, Triết Bằng nghiêng đầu nhìn kỹ cô hơn :

− cô sao vậy? không muống ặp lại tôi à?

− Bây giờ, Lam Điền đã chịu lên tiếng:

− Đâu có. Tôi đang rất muốn gặp anh đấy chứ.

− Triết Bằng nheo mắt:

− Thật vậy sao?

− Không trả lời trả vốn, Lam Điền móc túi áo đưa ra tờ giấy bạc năm mười ngàn. Cô lạnh nhạt nói:

− Trả cho anh. Cám ơn.

− Thìra - Tv nhướng mày - cô muốn gặp tôi chỉ để trả số bạc này.

− Tôi đã nói rồi - Lam Điền rắn giọng - Thiếu nợ phải trả. Ngoài chuyện này ra, anh nghĩ tôi cần gặp anh để làm gì đây.

− Nghe lời lẽ đối đáp của hai người, Huân Chương thắc mắc không thể không hỏi:

− Nè ! n. nần gì ở đây vậy?

− Vỗ vai bạn, Triết Bằng hứa hẹn:

− Để rồi tôi sẽ nói cho cậu nghe sau.

− Huân Chương gật gù:

− cũng được.

− Quay sang Lam Điền, Triết Bằng nghiêm nghị:

− Lam Điền này ! Trong lời nói của cô, tôi nghe dường như cô có điều gì đó bất mãn tôi thì phải.

− Lam Điền nhếch môi:

− Anh cảm thấy vậy sao?

− Triết Bằng nhìn cô chăm chú:

− cô nói đi. Tôi đã làm gì khiến cô bất mãn chứ?

− Lam Điền bĩu môi:

− Làm gì thì tự anh hiểu, còn hỏi tôi.

− Triết Bằng nhăn mặt:

− Tôi thật sự không hiểu. Tôi đã làm gì đắc tội với cô? tôi rất muốn nghe cô nói.

− Nhưng tôi không muốn nói.

− Nhìn cô một thoáng, Triết Bằng nhún vai:

− Hết cách thì phải chịu thôi.

− Lam Điền ! Em đừng xử sự ấu trĩ như vậy? được không? chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó, giận hờn Triết Bằng chuyện gì thì em phải nói cho hắn biết với chứ.

− Nhìn xoáy vào Triết Bằng, Lam Điền nhấn giọng:

− Sở dĩ tôi không nói là vì tôi không muốn mình bị người ta gạt một lần nữa.

− Triết Bằng chỉ tay vào mũi mình:

− cô nói tôi?

− Chẳng lẽ tôi lai đi gạt chính mình.

− Nhưng mà - Triết Bằng hoang mang - Tôi đã gạt cô chuyện gì?

− Lam Điền ấm ức:

− chuyện gì? Hừ ! không biết anh không nhớ thật, hay giả bộ quên đây?

− Triết Bằng tỏ ra bực tức:

− Tôi nghĩ tôi hong hề làm điều gì cô vừa nói đó.

− Quắt mắt, Lam Điền huỵch toẹt:

− Còn nói không có. Thế chuyện anh cho tôi số điện thoại không có thật. Anh không gạt tôi đấy sao?

− Giờ thì tv đã kịp nhớ ra :

− chuyện đó thì...

− Thì sao? Anh nói đi - Chỉ tay vào cái chân bó bột của mình. Lam Điền nóng nảy - Anh có biết vì gấp rút muốn trả nợ cho anh mà tôi phải ra nông nổi này không?

− Tôi...

− Lam Điền mắc mỏ:

− Bây giờ tôi ngồi một chỗ như thế này, anh hài lòng chưa?

− Triết Bằng nhăn nhó:

− Lam Điền ! Cô cho tôi là con người như thế nào chứ?

− Lam Điền mím môi, rắn giọng:

− Dù gì tôi cũng phải cảm ơn anh đã giúp tôi thoát ra cảnh khó. Giờ đây nợ tôi thiếu anh, tôi trả xong rồi. Từ nay, tôi không mong gặp lại anh nữa.

− Triết Bằng khổ sở nói:

− cô nghe tôi nói đi Lam Điền.

− Huân Chương xen vào:

− Phải đó Điền à. Em hãy bình tĩnh, hãy nghe Triết Bằng giải thích đi. Có được không?

− Không được - cô lắc đầu nói - Anh Chương ! Xin lỗi. Tôi muốn được yên tĩnh.

− Điền à !

− Lam Điền phản ứng bằng cách quay mặt, bịt kín hai tai lại. Chứng tỏ cô không muốn trông thấy hay nghe gì nữa cả.

− Hai gã con trai đưa mắt nhìn nhau. Cả hai đồng có chung một ý nghĩ. Họ không ngờ bình thường Lam Điền dịu dàng mềm mỏng thế đấy. Nhưng đến lúc đụng chuyện thì cô cũng dữ dằn, cứng rắn đáng gờm.

− Thôi đi Chương - Triết Bằng lên tiếng - cô ấy đã nói vậy rồi. Chúng ta nên về là hơn.

− Biết có nán lại cũng chẳng làm lay chuyện được ý của Lam Điền. Huân Chương tán đồng ngay:

− Ừ, thì về đây.

− Tiếng chân của hai người dần xa. Phòng bệnh trở nên vắng lặng. Nhìn ra cửa, Lam Điền thầm nhủ:

− "Họ đã đi hết rồi ư?"

− Vòng tay bó gối, bỗng nhiên Lam Điền muốn khóc xiết bao. Và cô đã bật khóc thật ngon lành.

− Triết Bằng dứt lời. Huân Chương nghiêm giọng:

− Sự viec cậu làm, đến tôi còn giận, huống hồ chi Lam Điền.

− Triết Bằng phân bua:

− Không phải tôi cố tình gạt Lam Điền đâu. Chỉ vì tôi không muốn cô ấy bận tâm về chuyện trả lại số tiền đó cho tôi, nên tôi làm vậy thôi.

− Huân Chương gật gù:

− Tôi hiểu ý của cậu. Ngặt một nỗi đó lại là sự tổn thương đối với Lam Điền. Thế mới chết chứ.

− Triết Bằng chặc lưỡi:

− Tôi đâu ngờ sự tình lại trở nên xấu như thế. Và cô bá lại dễ nổi giận như thế chứ.

− Ngửa cổ uống một hơi bia rồi liếm môi, Triết Bằng nói tiếp:

− Đã vậy còn cố chấp nữa, không chịu nghe giải thích gì hết. Cậu cũng thấy rồi đó. Tôi đành chào thua.

− Trầm ngâm một thoáng, Huân Chương thấp giọng:

− Cậu biết không, Triết Bằng? Lam Điền là một cô gái có thân thế rất đáng thương.

− Triết Bằng nhìn bạn:

− Cô bé đã kể với cậu à?

− Không.

− Vậy là đích thân cậu dò la tìm hiểu. Đúng không? Mà này!

− Gì vậy?

− Triết Bằng hóm hỉnh:

− Tại sao cậu lại chịu khó tìm hiểu thân thế cô bé làm gì vậy? Tò mò đâu phải là tính của cậu đâu. Hà! chuyện lạ bốn phương đấy nhé.

− Huân Chương ca u mặt:

− Nghiêm túc chút đi anh bạn.

− Triết Bằng nhướng mày:

− Nghiêm túc qúa rồi còn gì.

− Huân Chương hất hàm:

− Thế cậu nói vậy là có ý gì?

− Không - Triết Bằng nheo mắt - Tại tôi cảm thấy thắc mắc chút thôi.

− Cậu thắc mắc ở chỗ nào?

− Triết Bằng nói ngay:

− Ở chỗ cậu gay tai nạn, cậu chịu trách nhiệm bồi thường thuốc men cho nạn nhân là được rồi, hà tất cậu phải tốn thời gian, hao công sức đi điều tra thân thế của người ta làm gì cơ chứ? Trừ phi một điều...

− Huân Chương vội hỏi:

− Điều gì?

− Là cậu bảo mình phải nói đấy nhé.

− Lề mề, lắm lời, nhiều chuyện - Huân Chương nhướng mày - Cậu đổi tính đàn bà từ lúc nào vậy, Triết Bằng?

− Anh chàng trợn mắt:

− Ê! Bộ cậu cho tôi là lại cái, pê đê sao hả?

− Nếu không phải, vậy thì trừ phi là điều gì? cậu nói mau lên. Tôi không thừa kiên nhẫn đâu đấy.

− Được rồi. Tôi nói - Triết Bằng huỵch toẹt - Trừ phi cậu có ý gì đó với người ta nên chịu khó điều tra thôi. Ừ. Công nhận cô bé xinh thật đấy.

− Huân Chương lừ mắt:

− Này! Cậu nói bậy cái gì vậy?

− Triết Bằng hóm hỉnh:

− Có lộn không vậy? Nói trúng hay nói bậy? Cho cậu lập lại lần nữa.

− Huân Chương điểm điểm ngón tay:

− Cậu nghe cho rõ nè. Tôi chả cần mất thời gian, hao công sức để điều tra mà vẫn biết rành thân thế của Lam Điền kia đấy.

− Vậy sao?

− Cậu không tin chứ gì? - Huân Chương hất mặt - Thế cậu muốn biết do đâu không?

− Triết Bằng cười nói:

− Tiếc rằng tôi không phải là nhà tướng số, nên viec gì cũng đoán biết được đâu.

− Huân Chương tỏ ra bất mãn:

− Cậu đó! Lúc nào cũng giỡn được hết. Cậu không muốn nghe, tôi sẽ không nói nữa.

− Triết Bằng phì cười:

− Ối giời! Trông mặt cậu kìa. Giận dỗi cứ như con gái không bằng. Vậy mà vừa lúc nãy, cậu còn cười tôi tánh tình đàn bà nữa kia.

− Cậu thật là... - Huân Chương lắc đầu - Chịu thua cậu rồi đấy.

− Có vậy chứ. Nhưng tohi, không đùa với cậu nữa - Triết Bằng tỏ ra nghiêm chỉnh thật sự - Nào! Bây giờ cậu hãy nói cho tôi nghe đi. Do đâu cậu biết được thân thế của cô bé Lam Điền?

− Huân Chương khẽ khàng:

− Kiều Oanh đã nói với tôi.

− Gì chứ?

− Cậu biết không? Lam Điền là em họ của Kiều Bạch, Kiều Oanh đó.

− Triết Bằng kêu lên:

− Ồ! Thế thì cô bé cũng là bà con với cậu rồi còn gì. Hóa ra từ đầu chí cuối, tôi bị cậu đưa vào xiếc mà không hề biết. Này! Cậu có phải là bạn của tôi không đấy?

− Huân Chương khoát tay:

− Cậu khoan hãy nổi cáu.

− Triết Bằng vờ hậm hực:

− Chuyện như vậy, tôi không nổi cáu mới là lạ.

− Cậu có chịu nghe tôi nói không nào?

− Được thôi - Triết Bằng tỏ ra rộng lượng - Cho cậu một cơ hội nữa, kẻo cậu bảo tôi tánh đàn bà nhỏ mọn.

− Huân Chương tủm tỉm:

− Cảm ơn nghe.

− Triết Bằng so vai:

− Không có gì. Cậu nói đi.

− Huân Chương trở nên nghiêm túc hẳn:

− Tôi với Lam Điền, một đàng là cháu ông, một đàng là cháu bà. Giữa hai chúng tôi không hề có quan hệ dòng họ với nhau.

− À! Điều này thông qua.

− Còn nữa. Lâu nay Lam Điền sống ở Cần Thơ. Tôi chỉ vừa mới biết cô bé thời gian gần đây thôi. Nếu Kiều Oanh không nói, tôi cũng không biết rành lắm đâu.

− Triết Bằng nhướng mắt:

− Vậy là hiểu lầm. Xin lỗi cậu nghe.

− Huân Chương trầm giọng:

− Lam Điền là cháu gọi dượng Công bằng bác. Cha mẹ của cô ấy đều đã chết trong một vụ tai nạn xe lọt đèo. Lúc đó, Lam Điền còn rất nhỏ.

− Triết Bằng thương cảm:

− Chuyện Lam Điền không còn cha mẹ, tôi có nghe cô ấy nói qua. Nhưng thật không ngờ họ chết thảm thương như vậy.

− Huân Chương nói tiếp:

− Cảm thương cháu gái bơ vơ côi cút, người cô thứ ba đem Lam Điền về Cần Thơ nuôi dưỡng. Mới đây, cô Ba bệnh nặng và đã qua đời. Lam Điền chỉ còn dượng Công là người thân duy nhất, cho nên cô bé đành về đây náu nương nhờ vả.

− Triết Bằng nhìn bạn:

− Vậy ra hiện giờ Lam Điền đang sống trong nhà Kiều Oanh?

− Đúng vậy - Huân Chương chép miệng - Một cuộc sống không thoải mái chút nào.

− Nghĩa là sao?

− Huân Chương thở dài:

− Họ không hề xem Lam Điền là cháu. Họ đón' nhận cô ấy, tiếng là đùm bọc, nhưng thật ra để họ khỏi tốn tiền thuê người ở mà thôi. hàng ngày, mọi công chuyện trong nhà, Lam Điền đều làm tất.

− Triết Bằng tức giận:

− Sao lại có thể như thế được.

− Huân Chương lắc đầu. Anh ngửa cổ uống hết chỗ bia còn lại trong ly. Vẫn giữ nguyên vẻ hậm hực, Triết Bằng phê phán:

− Dì của cậu với Lam Điền là người dưng thì còn có phương châm chước. Dượng Công là bác ruột, sao lại không biết thương cháu của mình chứ?

− Huân Chương giải thích giùm ông Công:

− Cậu lầm rồi. Dượng Công rất thương Lam Điền. Phải chứng kiến nhun gì Lam Điền gánh chịu, dượng ấy thật sự rất đau lòng, khổ một nỗi là trong gia đình, dượng Công lại không có chút quyền hành nào hết.

− Triết Bằng ca u mặt:

− Thương cháu, nhưng không có quyền giúp thì cũng như không.

− Huân Chương lại nói:

− Lam Điền học rất giỏi. Dượng Công dự tính sẽ cho cô ấy tiếp tục viec học. Nhưng dì tôi phản đối, dượng đành chịu phép.

− Triết Bằng bất mãn:

− Dì của cậu thật là quá đáng.

− Huân Chương lắc đầu:

− Tôi thật không hiểu tại sao họ không thể rộng lượng với Lam Điền một chút? Sự viec cô ấy bị bạc đão, nếu như dượng Công không nói ra, hẳng là tôi cũng không biết.

− Chương này! - Triết Bằng góp ý - Tại sao cậu không khuyên bà dì của cậu một lần thử xem?

− Lời nói thì tôi không tiếc, có điều...

− Sao hả?

− Huân Chương thở dài:

− Tôi rất hiểu tính tình dì Tiên. Bà là người tự cao tự đại, lại cố chấp. Tôi chỉ lo chẳng những không giúp được, còn đem thêm phiền phức đến cho dượng Công và Lam Điền nữa thì càng khổ.

− Triết Bằng gật gù:

− Cậu nói cũng có cơ sở đúng.

− Huân Chương hứa hẹn:

− Tuy nhiên, nếu có dịp thuận tiện, nhất định tôi sẽ không bỏ qua đâu.

− Triết Bằng không nói gì thêm. Anh rót bia vào ly, rồi đưa lên môi nhấp từng ngụm, từng ngụm nhỏ.

− Huân Chương cũng vậy. Hiện tại không ai buồn lên tiếng. Thế nhưng trong sự thinh lặng đó, không hẹn mà cùng một lúc, cả hai lại cùng nghĩ đến chỉ mỗi một người mà thôi.

− Nhìn vào đôi mắt tròn to trong voe của Lam Điền, Triết Bằng nhướng mày, hỏi:

− Chúng ta vừa mới gặp mặt hôm qua thôi. Đúng không?

− Lam Điền khẽ nhếch môi:

− Vâng.

− Triết Bằng nghiêng mặt:

− Thế thì tôi hôm qua và tôi hôm nay vẫn là một, cứ có gì khác lạ đâu. Tại sao cô bé nhìn tôi dữ qúa vậy?

− Lam Điền chớp mi:

− Em nhìn không phải vì anh lạ, mà vì ngạc nhiên:

− Ngạc nhiên ư?

− Đúng vậy.

− Vì cái gì nào?

− Lam Điền nhỏ nhẹ:

− Vì nghĩ rằng không bao giờ anh đến đây thăm em nữa. Em không mong gì được gặp lại anh.

− Triết Bằng nhún vai :

− Tại sao lại không chứ? Trừ phi em không hoan nghênh tôi đến. Nhưng em hãy cho tôi biết. Vì sao em lại nghĩ vậy?

− Lam Điền cắn môi:

− Em nghĩ anh giận em.

− Gì chứ?

− Anh Bằng! - Cúi mặt, cô lí nhí - Chuyện hôm qua, em xin lỗi anh.

− Đã hiểu chuyện, Triết Bằng lắc đầu:

− Chính tôi đã dối gạt em. Chính tôi có lỗi. Tôi đến là để xin lỗi em. Đồng thời tôi cũng muốn giảithích cùng em mọi viec.

− Lam Điền ngẩng lên, nói nhanh:

− Anh không phải giải thích gì cả.

− Điền à!

− Cho em nói hết đã.

− Nhìn cô, Triết Bằng khẽ gật:

− Em nói đi.

− Lam Điền khẽ khàng:

− Em hiểu rõ tâm lý của anh rồi. Chỉ vì anh không muốn em trả lại tiền, buộc lòng anh phải làm vậy. Đúng không?

− Triết Bằng nhướng mắt:

− Vậy ra Huân Chương gặp em và hắn đã nói tất cả với em rồi.

− Vâng - Gật đầu, cô hỏi lại anh - Có phải em nông nổi quá không anh?

− Cũng tại tôi hong khéo léo trong cách xử thế đối nhân, để em phải hiểu lầm. Nhưng mà không sao - Mỉm cười, Triết Bằng nói tiếp: - Bây giờ mọi viec đã được sáng tỏ. Em hiểu được tôi rồi nên tôi vui lắm.

− Lam Điền cũng cười:

− Còn em. Biết anh không giận, em cũng rất vui.

− Nghiêng đầu nhìn cô, Triết Bằng hỏm hỉnh trêu:

− Em cười tươi như hoa đủ biết em vui cỡ nào rồi.

− Lam Điền lườm ngang:

− Cái anh này!

− Triết Bằng lắt léo:

− Anh này làm sao nào? Dễ thương phải không?

− Bĩu môi, Lam Điền nói trớ đi:

− Hổng dám đâu. Ham lắm. Ý em muốn nói... cái anh này có ghế sao không chịu ngồi, lại đứng chi cho mỏi chân.

− Đúng là miệng lưỡi con gái có khác. Triết Bằng lắc đầu chịu thua. Với tay kéo chiếc ghế lại gần và ngồi xong. Triết Bằng nghiêm túc hỏi:

− Nghe Huân Chương bảo em là em họ của Kiều Oanh. Chuyện này là thật chứ?

− Dạ, thật. Chị ấy con bác. Còn em là con chú.

− Và em hiện đang ở nhà cô ta?

− Lam Điền thoáng chút ngạc nhiên:

− Dạ, phải. Có gì không anh?

− Triết Bằng lắc đầu:

− Không. Không có gì.

− Cô nhìn anh chăm chú:

− Bộ anh cóq eun với chị Kiều Oanh hả?

− Quen nhưng không thân. - Rồi anh nhìn lại cô - Em hỏi chi vậy?

− À! Hỏi cho biết vậy mà.

− Triết Bằng nói thêm:

− Em cũng biết rồi đó. Tôi và Huân Chương là chỗ bạn bè. Do vậy, tôi có tiếp xúc với Kiều Oanh vài lần trong những lúc cô ta đi chung với hắn.

− Lam Điền cảm thấy buồn cười:

− Anh có cần giải thích cặn kẽ như thế không?

− Triết Bằng lừ mắt:

− Có phải em đang cười tôi lẩm cẩm không?

− Đâu dám.

− Vậy em cười gì nào? - Triết Bằng truy gạn.

− Bối rối, Lam Điền chỉ còn biết ngậm tăm chịu trận. Triết Bằng làm nghiêm:

− Tính của tôi là vậy đấy. Viec gì cũng phải rõ ràng, mạch lạc hẳn hoi. Em có cười, tôi đành chịu.

− Lam Điền nhỏ nhẹ:

− Em sai. Cho em xin lỗi.

− Bỏ đi.

− Cùng lúc, Triết Bằng sực nhớ ra một viec. Anh vội lên tiếng:

− Lam Điền này!

− Dạ.

− Có một chuyện tôi muốn hỏi em.

− Lam Điền chớp mắt:

− Anh hỏi đi. Biết gì em sẽ trả lời.

− Triết Bằng nhìn thẳng vào mắt cô :

− Tiền đâu mà em trả lại tôi nhanh vậy?

− Nghe hỏi vấn đề đó, Lam Điền cúi mặt, nhẹ cắn môi. một lúc sau, ngẩng lên, cô đáp:

− Em định đem bán sợi dây chuyền vàng mười tám. Đó là vật kỷ niệm mà người cô đã để lại cho em.

− Tn cảm thấy bất nhẫn:

− Đã bảo là vật kỷ niệm, vậy sao em còn đem bán? Em thật là...

− Lam Điền sa sầm mặt:

− Anh tưởng em muốn bán lắm sao? Chỉ vì bất đắc dĩ thôi chứ bộ.

− Tn ca u có gắt:

− Bất đắc dĩ thôi. Hừm! tôi đã nói rồi. Số tiền đó em không cần trả gấp cho tôi. Vậy thì tội tình gì đem bán đi vật kỷ niệm của mình chứ? Sao em khờ quá vậy hả Lam Điền?

− Cô cong môi lên:

− Nhưng em đã bán đâu. Người ta chỉ mới vừa định thôi chứ bộ.

− Chứ bộ. Chứ bộ - Triết Bằng nóng nảy - Em không bán, thế tiền ở đâu em có? Em trả lời tôi đi.

− Của bác Hai cho em đó.

− Sao hả?

− Triết Bằng thoáng ngạc nhiên. Đã biết rõ hoàn cảnh của Lam Điền rồi. Giờ đây nghe cô nói vậy, anh cảm thấy không thể không nghi ngờ nên càng nhìn cô chầm chập:

− Nhìn lại anh, Lam Điền lấy làm lạ nên cứ chớp mắt lia lịa:

− Sao anh nhìn em? Bộ mặt em dính dơ à?

− Lắc đầu, Triết Bằng nghiêm giọng:

− Em bảo tiền đó của bác Hai cho em hả?

− Dạ.

− Tôi muốn biết là ông bác hay bà bác vậy?

− Lam Điền nói rõ:

− Là của bác Công. Bác ấy cho em một trăm ngàn lận. Bác còn dặn em để dành ăn qùa vặt nữa cơ.

− Gật gù, Triết Bằng rắn giọng:

− Vậy thìđược. Tôi tưởng em bán đồ để trả nợ, tôi sẽ giận em cả đời này đấy. Biết chưa?

− Biết rồi. Biết rồi. - Cô phùng má - Anh đó! Dữ dằn dễ sợ.

− Triết Bằng nheo mắt:

− Bộ trông tôi dữ lắm sao?

− Lam Điền rụt cổ, bĩu môi. Rồi cô thò tay vào túi xách nhỏ nằm bên cạnh, moi ra tờ giấy bạc một ngàn. Đưa cho anh, cô nói:

− Trả cho anh nè.

− Trong lúc Triết Bằng sững người nhìn, Lam Điền thản nhiên kể lể:

− Hôm đó có được tiền rồi, em liền gọi điện cho anh. không ngờ đó chỉ là số điện thoại ma.

− Triết Bằng khổ sở:

− Em vẫn còn giận tôi viec đó sao Điền?

− Lam Điền lắc đầu:

− Không. Một chút cũng không.

− Vậy sao em còn nhắc nhở?

− Em chỉ muốn câu chuyện phải có đầu có đuôi thôi.

− Triết Bằng thở phào:

− Em làm tôi cứ lo.

− Lam Điền kể tiếp:

− Gọi điện không đượcm, em bối rối không biết làm sao trả cho xong nợ. Cuối cùng, em quyết định đem tiền đến hiệu chụp ảnh gởi cho chị Ánh, nhờ chị ấy chuyển giao giupp em. Đã có cách giải quyết, em mừng qúa, lấy xe chạy một mạch. Không ngờ vừa tới đầu hẻm thì bịt ai nan. phải vào nằm đây đến giờ.

− Triết Bằng gật gù:

− Bây giờ tôi đã hiểu vì sao em bảo tại tôi.

− Lam Điền đỏ mặt, ngượng ngùng:

− Hôm qua, tại em giận nên nói càn. Anh đừng để bụng nha.

− Triết Bằng nhướng mắt:

− Tôi nhỏ mọn vậy sao cô bé?

− Ngoẻo đầu, cô chúm chím môi:

− Em cũng biết anh không phải rồi.

− Lắc đầu, cười, Triết Bằng xoay qua vấn đề khác:

− Ngày mai em ra viện rồi phải không?

− Dạ.

− Triết Bằng chép miệng:

− Tiếc là sáng sớm ngày mai tôi phải đi Hà Nội rồi.

− Lam Điền chớp mi:

− Có thể nói cho em biết công viec của anh là gì không? Tại sao anh cứ phải đi xa như vậy?

− Triết Bằng không giấu giếm:

− Tôi làm tài xế cho một công ty du lịch.

− Đôi mắt đẹp của cô mở to :

− Ôi! vậy là hần như anh biết hết mọi danh lắm thắng cảnh trong nước rồi. Đúng không?

− Triết Bằng gật gù:

− Cũng có thể là vậy.

− Thích thật. Thế anh đi bao lâu?

− Nửa tháng - Triết Bằng hứa hẹn - Khi nào về, tôi sẽ ghé đằng nhà thăm em.

− Nghe vậy, Lam Điền vội vàng ngăn anh:

− thôi đừng. Không nên đâu.

− Triết Bằng ca u mặt:

− Tại sao không nên?

− Cắn môi, Lam Điền buồn buồn:

− Anh cũng biết em đang ăn nhờ ở đậu nhà người ta. Em không muốn.

− Triết Bằng cao giọng bất mãn:

− Vậy thì sao? Chẳng lẽ vì thế rồi em không được phép có bạn bè. Họ lấy quyền gì ngăn cấm em chứ?

− Lam Điền lắc đầu:

− Họ không ngăn cấm em. Chỉ tại em tự cảm thấy ngại thôi, anh Bằng à.

− Triết Bằng khoát tay:

− Hiểu rồi. Hiểu rồi. Vầy đi. Tôi đến một mình thì em ngại. Nhưng nếu tôi đến cùng Huân Chương, chắc là được chứ?

− Lam Điền chép miệng:

− Quen anh không lâu, nhưng em hiểu rõ một khi anh đã quyết định viec gì tôi thì khó ai ngăn nổi.

− Ha! - Triết Bằng điểm điểm ngón tay - Hóa ra em cho tôi thuộc loại người ngang như của, phải vậy không?

− Không có đâu - Lam Điền phùng má cãi - Ý của em không phải muốn vậy. Anh đừng có suy diễn lung tung nha.

− Triết Bằng tủm tỉm:

− Nói chơi thôi, cô bé làm gì hốt hoảng lên dữ vậy?

− Ai thèm hốt hoảng. Ai thèm nói chơi với anh. Anh đó! Bộ thích trêu chọc em lắm hả?

− Triết Bằng nheo mắt:

− Ai bảo cô bé dễ thương chi.

− Mặt Lam Điền đỏ ửng:

− Xạo qúa trời!

− Không xạo chút nào. Là tôi nói thật đó.

− Không thèm nói với anh nữa đâu.

− Triết Bằng rụt vai:

− Thì thôi. Tôi về vậy.

− Xụ mặt, Lam Điền phụng phịu:

− Người ta nói chơi, vậy cũng giận.

− Triết Bằng chỉ tay:

− Bộ trên trán tôi có chữ giận sao?

− Lam Điền lắc đầu:

− Vậy thì không có.

− Không có là được rồi. Thật ra, tôi có cái hẹn. Với lại, tôi cần thu xếp vài viec trước khi đi.

− Nếu vậy... thôi được, em không giữ anh nữa đâu.

− Rút cây bút trong túi áo và vẫn là tờ giấy bạc một ngàn, Triết Bằng ghi nhanh vào đó một hàng số. Xong rồi, dưa nó cho cô, anh nghiêm túc:

− Đây là số điện thoại cầm tay của tôi. Nếu cần, em gọi bất cứ lúc nào cũng được hết.

− Da.

− Nhìn cô, ánh mắt anh thật ấm:

− Mong rằng lầns au gặp lại, cô bé sẽ không phải ngồi một chỗ như thế này nữa.

− Lam Điền xúc cảm ngập lòng:

− Dạ. Hy vọng là vậy.

− Triết Bằng đứng lên:

− Tôi về nha.

− Cô vâng dạ thật ngọt ngào với lời chúc thượng lộ bình an.

− Vẫy tay mỉm cười với cô, Triết Bằng ra về, mang theo một tâm trạng thật vui.

− Còn lại một mình, đưa tờ giấy bạc lên ngang tầm mắt, Lam Điền đọc thầm những con số Triết Bằng vừa ghi.

− Đọc xong rồi gấp lại, Lam Điền đem cất vào một ngăn nhỏ trong túi xách.

− Tuy cất nó thật kỹ, nhưng trong thâm tâm cô không nghĩ rằng mình dùng đến nó.

− Ừ. Sẽ không bao giờ đâu.

− Trông thấy chiếc Dream mang biển số quen thuộc nằm án ngữ trước cửa. Kiều Oanh biết ngay đó la xe của Huân Chương. Đồng thời, cô còn biết tỏng anh vì ai mà đến đây thường xuyên hơn trước. Lập tức, mặt cô sa sầm hẳn. Rồi bằng một cử chỉ biểu lộ sự bực dọc tức tối, cô giật mạnh túi xách trên vai xuống. Sau đó, cô bương bả bước thẳng một mạch vào nhà.

− Vào đến phòng khách, người mà Kiều Oanh gặp không phải là Huân Chương, mà chính là bà chị thân mến của cô ta.

− Kiều Bạch ngồi lọt thỏm trong lòng ghế salon. Ngay trước mặt cô, nằm trên bàn là những dụng cụ để cắt da cùng với mấy lọ nước sơn, màu sắc khác nhau. Thì ra cô đang bận bịu với công viec làm đẹp cho bộ móng tay của mình.

− Về rồi hả?

− Bước lại rồi buông người ngồi phịch xuống ghế dài, Kiều Oanh hất hàm vào bên trong:

− Ông Chương chắc đang ở trong bếp phải không?

− Đưa bàn tay ra xa một chút, vừa ngắm nghía, Kiều Bạch vừa đáp rồi trả lời em :

− Trêu lầu, đang nói chuyện với ba.

− Kiều Oanh mím môi:

− Ngày nào cũng ghé, chả hiểu ra làm sao hết.

− Kiều Bạch nhướng cao đôi chân mày mỏng:

− Chẳng phải anh Chương đã nói rõ lý do rồi sao?

− Thì có. - Kiều Oanh ấm ức - "Tại anh mà cô bé bị vậy. Anh phải có trách nhiệm cho đến khi nào chân cô bé lành hẳn mới thôi ". Một lý do vô cùng chính dáng, không ai có thể phản đối gì được.

− Mặc kệ Ông ấy đi. Tội tình gì phải tự bực với mình chứ?

− Kiều Oanh nhìn chị:

− Chị không cảm thấy ông anh họ của mình dạo này có cái gì đó khác lạ sao?

− Kiều Bạch vảy vảy mấy ngón tay:

− Tao không cảm thấy mà tao đã cảm nhận một điều. Và tao tin rằng điều này không hề sai lệch với những gì tao cảm nhận được.

− Kiều Oanh tò mò :

− Chị cảm nhận được điều gì? nói ra nghe thử.

− Kiều Bạch hóm hỉnh:

− Tao nhận ra ông anh họ của mình đã bắt đầu quen hơi bén tiếng con nhỏ Lam Điền rồi. Vì thế nên hôm nào không đến nhà này, không gặp được nó, ông ấy sẽ ăn không được ngon, ngủ không được yên giấc.

− Mặt Kiều Oanh sa sầm. Trong thâm tâm cô cũng đã và đang nghi ngờ sự quan tâm của Huân Chương đối với Lam Điền có điều gì đó không bình thường. Cô ta thầm lo giùm cho bạn. Tuy vậy, ngoài miệng, cô ta vẫn không ngừng phản bác, không ngừng loại trừ mọi tình huống xấu.

− Đó là cảm nhận của riêng mỗi mình chị thôi. Đúng không? cũng như em vậy. Chỉ cảm thấy chứ đâu đã dám chắc một cộng với một là hai. Đúng không? Công bằng xét nét cho kỹ thì con Điền làm sao là đối thủ của Nguyệt Hằng được. Đúng không?

− Đúng. Đúng - Kiều Bạch gật gù - Con Điền, đương nhiênlà thua kém hẳn cô bạn ca sĩ của em đủ mọi phương diện rồi.

− Cho nên, có đời thưở nào anh Chương lại thích nó.

− Vừa thu dọn bãi chiến trường trên bàn cho vào chiếc hộp, Kiều Bạch nhấn mạnh:

− Chưa hẳn là không. Chuyện tình cảm đôi khi cũng khó lý giải lắm đấy.

− Kiều Oanh rắn giọng:

− Nói gì thì nói. Với ngần ấy năm dài yêu nhau, em không tin anh Chương là loại người dễ dàng tha y đổi.

− Kiều Bạch nói giọng kể cả:

− Tao cũng không tin. Nhưng mày có để ý gần đây anh Chương thường hay tả oán, thường phàn nàn về Nguyệt Hằng không vậy?

− Có, nhưng sao?

− Thì đó. Mày nghĩ xem. Anh ấy có tha y đổi hay không? Và do đâu lại tha y đổi?

− Ngậm tăm một thoáng, Kiều Oanh mím môi hậm hực:

− Đúng là lù đù vác cái lu. Cái con qủi Lam Điền này xem ra đáng gờm thật. Chẳng riêng gì anh Chương mà ngay cả anh Kỳ của bà. Hình như cũng bị nó mê hoặc. Bà hãy coi chừng.

− Kiều Bạch như người ngồi phải cọc nhọn. Đứng vụt lên, cô ta gằn giọng:

− Nó dám. Tao cảnh cáo nó. Chài mồi ai, tao cũng mặc xác nó. Ngoại trừ anh Kỳ. Bằng không, tao sẽ không tha cho nó đâu.

− Vừa xuống tới phòng khách, nghe loáng thoáng mấy lời sau của Kiều Bạch, Huân Chương ngạc nhiên:

− Em bảo không tha cho ai vậy, Kiều Bạch? Ai dám chọc giận em? nói anh nghe đi nào.

− Chị em Kiều Bạch nhìn nhau, không ai buồn trả lời anh.

− Liếc mắt quan sát nét mặt của hai cô em họ, Huân Chương pha trò:

− Sao thế? Mặt người nào người nấy đằng đằng sát khí. Cư[' như ở đây vừa xảy ra cuộc chiến tranh vùng vịnh ấy. Kiều Bạch, Kiều Oanh! chuyện gì vậy?

− Bây giờ Kiều Bạch đã chịu nhếch môi:

− Không có gì.

− Không có thật?

− Đã bảo không rồi. Anh không tin thì thôi vậy. Còn nữa. Anh nói chuyện với Kiều Oanh, em có viec phải làm.

− Dứt lời, cầm lấy chiếc hộp lên tay, Kiều Bạch quày qủa bỏ về phòng riêng của mình.

− Nhíu mày nhìn theo một thoáng, rồi ngồi xuống cạnh Kiều Oanh, Huân Chương hạ thấp giọng:

− Hôm nay nhỏ Bạch làm sao vậy Oanh?

− Mặc kệ chị ấy đi. - Rồi Kiều Oanh hỏi anh họ: - Anh nói chuyện gì với ba em vậy?

− À! Thì nói về thời tiết nắng mưa. Về cuộc sống trong xã hội ngày nay. Tóm lại, chỉ toàn những mẫu chuyện đời thường ấy mà.

− Vậy sao?

− Huân Chương có ý dẫn dắt câu chuyện sang chiều hướng khác:

− Phải rồi. Anh đến suốt mấy tiếng đồng hồ mới trông thấy mặt mũi của em. Sao hả? Đi chơi phải không?

− Kiều Oanh sụ mặt:

− Sao anh biết người ta đi chơi mà nói vậy?

− Nhìn đồng hồ đeo tay, Huân Chương cười tỉnh bơ:

− Theo anh biết. Em tan ca mười một giờ. Vậy mà mãi gần một rưỡi, em mới có mặt ở nhà. Nếu không di chơi thì cũng đi mua sắm thôi.

− Kiều Oanh dài giọng:

− Dạ thưa ông anh. Vừa tan ca là người ta chạy ngay đến cửa hàng phụ giúp mẹ chứ không hề đi chơi đâu cả. Ông nghê rõ chưa?

− Nheo mắt lại, Huân Chương giễu cợt:

− Ối giời! Ngoan vậy sao? không ngờ nha.

− Lườm dài anh, Kiều Oanh móc ngoéo:

− Chứ bộ anh tưởng ai cũng rảnh rỗi như anh, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm sao?

− Đưa thẳng bàn tay lên, Huân Chương pha trò:

− Đúng là lầm to. Sorry. Sorry.

− Tha cho anh đó.

− Cảm ơn nhiều.

− Kiều Oanh nghiêm chịnh đi thẳng vào vấn đề chính của sự viec. Và nhất định hôm nay, cô phải sáng tỏ một lần cho xong.

− Anh đã gặp con Điền chưa?

− Huân Chương gật đầu:

− Đã gặp. Có gì không?

− Kiều Oanh cười nhẹ:

− Ngày nào cũng ghé qua thăm viếng. Coi bộ Ông anh của tôi quan tâm cô nhỏ đó hơi nhiều đấy nhé.

− Sao rồi? Ganh tị phải không?

− Anh nói gì?

− Huân Chương cười khỏa lấp:

− Nói chơi thôi. Anh biết em không phải người nhỏ mọn mà. Lam Điền là em họ của em. Hiển nhiên em quan tâm coấy còn hơn cả anh nữa kia. Vậy thì đâu lý nào em lại đi ganh tị với cô ấy. Đúng không?

− Kiều Oanh hất mặt lên:

− Ganh tị thì không có. Nhưng em có chút ngạc nhiên.

− Ngạc nhiên ư?

− Đúng vậy.

− Vì chuyện gì?

− Kiều Oanh nhướng mày:

− Lam Điền là em họ của em. Đu

'ng vậy. Nhưng với anh, nó chỉ là người dưng nước lã. Sự quan tâm qúa nhiệt tình của anh dành cho nó làm em phải đánh một dấu hỏi to tướng đấy.

− Huân Chương so vai:

− Em quên câu: "Làm sui một nhà, biết ra cả họ" rồi sao? Huống hồ chi Lam Điền còn là nạn nhân của anh nữa. Thế nên, dù cô ấy không có bà con với anh, anh vẫn phải quan tâm lo lắng cho đến khi nào cô ấy đi lại bình thường như trước mới thôi.

− Nhếch môi, Kiều Oanh cười khẽ:

− Trời ơi! Xin anh đừng lặp lại mãi câu này. Được không? Bởi vì em đã nghe hàng chục lần và nghe đến thuộc lòng rồi đó.

− Phớt lờ giọng điệu chế giễu của Kiều Oanh, Huân Chương nói :

− Nghe nhiều lần, tất em đã thấu hiểu mọi vấn đề rồi. Tại sao còn thắc mắc?

− Tại vì em nhận ra sự viec có phần khác thường.

− Khác thường ở điểm nào?

− Kiều Oanh liếm môi:

− Anh không cảm thấy sự quan tâm của anh đối với con Điền đã vượt trên mức bình thường sao?

− Ồ! thật vậy sao?

− Nhìn anh, Kiều Oanh gật nhanh. Nhìn lại cô, Huân Chương lắc đầu:

− Thế sao anh lại chẳng cảm thấy có gì khác thường hết?

− Kiều Oanh khoanh tay:

− Người trong cuộc thì tối, ngoài cuộc thì sáng. Có thể là anh không cảm nhận taht. Cũng có thể anh đã cảm thấy, nhưng lại không chịu thừa nhận.

− Huân Chương chau mày:

− Cái gì mà trong cuộc với ngoài cuộc? Còn nữa, cái gì mà phủ nhận với thừa nhận? Anh cho rằng em qúa nhậy cảm rồi đó, Kiều Oanh ạ.

− Kiều Oanh gật gật đầu:

− Ừ. Cứ cho rằng em nhạy cảm cũng được hoặc em nhiều chuyện lắm lời cũng được. Có một điều quan trọng em cần nhắc nhở anh.

− Điều gì?

− Kiều Oanh nhấn mạnh:

− Nguyệt Hằng nó rất yêu anh. Chỉ có nó mới xứng với anh. Cho nên anh không được phụ lòng nó, cũng như không được làm gì có lỗi với nó. Nếu không...

− Huân Chương khó chịu:

− Nếu không thì sao? Em nghĩ lệch đi đâu vậy Oanh? Anh đã làm gì sai trái nào? Em nói đi.

− Ờ thì... anh đối với con nhỏ...

− Huân Chương nóng nảy ngắt lời:

− Đối với Lam Điền, anh chỉ xem cô ấy như em và Kiều Bạch vậy thôi. Ngoài ra, anh không hề có ý gì khác cả.

− Kiều Oanh nhìn anh, ánh mắt đầy sự nghi ngờ:

− Thật không? Anh thật sự không có ý gì với nó chứ? Anh không hề tha y đổi chứ?

− Hết kiên nhẫn nổi nữa. Huân Chương đứng vụt lên. Bằng giọng lạnh lùng, anh nói:

− Anh đã hết lời. Tin hay không tùy em. Anh về đây.

− Kiều Oanh vội kêu lên:

− Kìa! Anh Chương!

− Huân Chương gạt phắt:

− Đừng nói nữa. Dù sao cũng cảm ơn em đã có lòng nhắc nhở. Cho anh gởi lời chào dượng Công.

− Dứt lời, Huân Chương sải bước thật dài, thật nhanh ra cửa, bất chấp Kiều Oanh đang sầm mặt tức tối nhìn theo.

Bây giờ chỉ mình với mìinh trong căn phòng đầy ắp sự tĩnh lặng này, Huân Chương mới có cơ hội suy gẫm, đồng thời xét nét kỹ lại những lời Kiều Oanh đã nói cùng anh khi nãy.

− Suy gẫm xét nét, để rồi sau đó Huân Chương tự đặt ra câu hỏi của chính anh.

− Có phải anh đang tha y đổi không?

− Có đúng là sự quan tâm của anh đối với Lam Điền vượt lên trên cả mức bình thường như Kiều Oanh đã cảm thấy không?

− Hỏi rồi Huân Chương cũng tự cho mình lời giải đáp.

− Không phải. Không đúng. CHẳng qua vì Lam Điền có hoàn cảnh đáng thương, mồ côi cha lẫn mẹ, thiếu thốn tình thương lẫn vật chất. Chính vì thế mà anh đặc biệt quan tâm đến cô.

− Và như vậy, sự quan tâm đó của anh chẳng qua xuất phát từ lòng thương hại. Ngoài ra, không cô chút tình ý nào khác.

− Chỉ tại Kiều Oanh qúa nhậy cảm thôi. Cô bé sai lầm rồi. Anh vẫn là anh. Anh không hề tha y đổi. Anh không có.

− Thế nhưng, tại sao những lúc ngồi một mình như thế này, anh lại thường hay vớ vẩn nghĩ ngợi về cô?

− Còn nữa. Tại sao cứ hôm nào trong một ngày vì công viec bận rộn, anh chưa kịp đến thăm, chưa được trông thấy mặt, chưa được nghe giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ của cô, là lòng anh mang hoài một cảm giác nôn nao, bồn chồn khó tả.

− Vì sao? Tại sao lại như vậy? không lý nào anh đã.. không đâu. Không thể nào đâu.

− Chồm người về phía bàn, anh cầm lấy bức ảnh chụp bán thân của Nguyệt Hằng lên tay. Nhìn vào đó đăm đăm, Huân Chương thầm nhủ:

− Nh! Anh yêu em. Chỉ yêu em mỗi mình em mà thôi. Anh không thể làm chuyện gì có lỗi với em được. Không thể được.

− Dùng ngón trỏ, Huân Chương vuốt ve từng đường nét trên khung kính bằng một vẻ trân trọng, yêu thương. Này là suối tóc dài buông rũ xuống bờ vai. Còn đây là khuôn mặt thanh tú. Rồi cặp chân mày. Rồi đôi mắt.

− Ô hay! Sao lại là đôi mắt to tròn, đen lay láy? Sao lại l à đôi mắt của cô bé kia chứ?

− Không. Không phải. Lắc đầu thật mạnh, Huân Chương đặt bức ảnh trở về vị trí cũ. Rồi thật vội vàng, thật gấp rút,anh mở cửa bước mau ra khỏi phòng.

− Đúng rồi. Anh cần ra khỏi đây ngay để không phải nghĩ ngợi về những điều anh không muốn nghĩ va `càng không nên nghĩ đến.

− Nghe tiếng xe ngừng lại trước nhà, Kiều Oanh bước vội ra cửa. Và quả là một bất ngờ đối với Kiều Oanh khi cô thấy người khách vừa đến là ai.

− Ôi! Triết Bằng!

− Nhủ thầm, rồi Kiều Oanh cứ đứng ngẩn ra nhìn.

− Đã dựng xong chiếc xe cuộc, bước lên thềm nhà nhìn qua vẻ mặt Kiều Oanh, Triết Bằng nghiêng đầu hóm hỉnh:

− Ngạc nhiên lắm à?

− Kiều Oanh vẫn đứng yên giữa cửa. Triết Bằng nheo nheo mắt hỏi:

− Thế nào? không định mời tôi vào nhà sao?

− Bừng tỉnh, Kiều Oanh vội cười, nhũn nhặn:

− À! Em xin lỗi. Mời anh.

− Nói rồi cô quay lưng đi trước, Triết Bằng nhanh nhẩu nối gót theo sau. Cả hai cùng vào phòng khách.

− Anh ngồi chơi. Em lấy nước uống.

− Thôi khỏi đi.

− Sao lại khỏi - Cậu mày, cô hỏi - Anh muốn uống gì nè? Nhà có nước ngọt. À! Có cả cà phê nữa. Hay em pha cà phê cho anh nghe?

− Biết có ngăn cũng không được, Triết Bằng chỉ còn một viec là chọn thức uống nào tiện dụng nhất.

− Vậy thì cho tôi nước ngọt được rồi.

− Đưa ngón trỏ lên môi, Kiều Oanh làm duyên làm dáng:

− Chờ em một chút. Em nhanh lắm.

− Được.

− Chỉ cần Kiều Oanh vừa khuất xau cửa phòng. Triết Bằng lập tức đứng lên. Bước lại gần bức màn, anh ghé mắt nhìn vào trong, cố tình tìm kiếm bóng dáng người anh muốn tìm muốn kiếm.

− Lạ qúa! Sao không thấy cô bé đâu hết? Lẽ nào đã đi khỏi? nếu thế thì buồn năm phúc. Đành phải hỏi Kiều Oanh vậy.

− Nghĩ rồi, Triết Bằng quay lại ngồi xuống chỗ cũ và chờ đợi.

− Một lúc sau, Kiều Oanh trở ra ngàoi với hai ly nước ngọt. Đưa tận tay Triết Bằng một ly, cô ân cần mời :

− Anh Bằng uống nước đi.

− Không thể chối từ, Triết Bằng nhận ly nước song anh chỉ nhấp môi lấy vị mà thôi. Đặt ly xuống bàn, rồi nhìn cô với một vẻ chăm chú, anh nói:

− Lâu lâu gặp lại, trông Oanh khác lạ ghê.

− Chớp mắt, Kiều Oanh ỏn ẻn:

− Lạ sao hả an?

− Oanh xinh đẹp hẳn ra.

− Kiều Oanh được khen thì trong bụng thích chí, nhưng ngoài mặt giả vờ phản ứng cho có lệ bằng cách bĩu dài môi. Kéo dài giọng ra, cô nói:

− Cho xin đi. Em không có bạc lẽ đâu.

− Triết Bằng chỉ rùn vai, nhướng mắt, chứ không nói gì thêm. Cầm ly noc của mình lên, Kiều Oanh cười mỉm chi:

− Thú thật nha, ban nãy em có hơi bất ngờ một chút vì không nghĩ khách đến viếng thăm lại là anh.

− Vậy à!

− Lời Kiều Oanh như trách cứ:

− Từ lúc anh Chương sang Singapore công tác thì hầun hư anh cũng mất tăm luôn. Bộ anh bận lắm sao?

− Triết Bằng thừa nhận:

− Đúng là tôi rất bận.

− Kiều Oanh công cớn:

− Thế sao hôm nay rảnh rỗi ghé nhà em vậy? Thăm em hay có viec gì không?

− Nhìn cô, Triết Bằng cho biết:

− Tôi đến thăm Oanh cũng để thăm một người nữa.

− Kiều Oanh tò mò:

− Ai vậy?

− Triết Bằng buông gọn:

− Lam Điền.

− Cái gì? - Kiều Oanh thảng thốt: - Anh có quen con Điền?

− Đúng vậy.

− Lời thừa nhận của Triết Bằng làm Kiều Oanh ngớ ra với ý nghĩ:

− Con Điền lên thành phố không bao lâu, làm sao nó lại quen được ấy vậy kìa? ừ, phải hỏi cho ra lẽ. Nghĩ rồi, nhìn Triết Bằng, Kiều Oanh truy gạn:

− Anh quen với con Điền từ bao giờ? Sao em không hề nghe nó nhắc nhỏ gì hết vậy?

− Triết Bằng thành thật:

− Tôi và l cũng vừa mới quen biết nhau mấy tháng nay thôi.

− Kiều Oanh soi mói:

− Vừa mới mà đã đến tìm tận nhà viếng thăm rồi. Xem ra sự quen biết này không bình thường đấy nha.

− Triết Bằng cố giấu đi nỗi khó chịu trong lòng:

− Bạn bè quen biết viếng thăm nhau có gì là không bình thường đâu chứ. Oanh đừng nên nghĩ ngợi xa xôi qúa. Được không?

− Kiều Oanh lẩm bẩm vừa đủ nghe:

− Mong rằng em đã nghĩ sai.

− Triết Bằng hỏi thẳng:

− Lam Điền có ở nhà chứ, Kiều Oanh?

− Khoanh tay, Kiều Oanh nhếch môi:

− Đáng tiếc là anh đã đến không đúng lúc rồi.

− Nghĩa là sao?

− Nó vừa đi công chuyện cho mẹ em.

− Triết Bằng vội hỏi:

− Cô ấy đi bằng gì?

− Tất nhiên bằng xe đạp.

− Vậy còn chân của cô ấy?

− Kiều Oanh lại ngạc nhiên thêm một lần nữa.

− Ủa! Anh cũng biết chuyện con Điền bị xe đụng hả?

− Gật đầu, Triết Bằng nói rõ:

− Tôi gặp Huân Chương trong bệnh viện. Được biết Lam Điền bị tai nạn, tôi đã vào thăm cô ấy. Sau đó tôi có viec phải ra Hà Nội. Mãi đến hôm qua mới về lại đây.

− Dừng lại rồi nhìn Kiều Oanh, Triết Bằng hỏi:

− Oanh này! tôi muốn biết chânc ua Lam Điền đã khỏi hẳn chưa?

− Đã khỏi rồi. Anh không cần lo cho nó.

− Thế thì tôi mừng cho cô ấy.

− Kiều Oanh công cớn đôi môi:

− Cũng may, chân con Điền bị sai kho('p, chỉ cần chỉnh lại rồi bó bột đắp thuốc là xong. Ấy thế mà anh Chương cứ lo sốt vó hẳn lên. Nếu như nó bị què giò gãy cẳng ngồi một chỗ luôn, không biết anh ấy còn lo đến mức độ nào đây nữa.

− Triết Bằng cau mày bất mãn:

− Kiều Oanh! Sao cô rủa cô ấy?

− Kiều Oanh sụ mặt, cãi:

− Em rủa nó hồi nào? Em chỉ thí dụ thôi chứ bộ.

− Triết Bằng nhăn nhó gắt:

− Cũng không nên thí dụ như vậy.

− Bộ em nói vậy rồi nó sẽ bị vậy hay sao? - Kiều Oanh chế giễu - Ha! không ngờ anh cũng mê tín dữ há.

− Tôi...

− Không muốn cãi lý với cô ta nữa, Triết Bằng dịu giọng hỏi:

− Oanh có biết Lam Điền đi bao lâu không?

− Kiều Oanh buông cộc lốc:

− Không biết.

− Đúng lúc, Lam Điền dẫn xe vào nhà. Cô chợt khựng lại vì sự hiện diện không hẹn trước của Triết Bằng. Anh đang ngồi kia và đang nhìn theo cô với ánh mắt rực sáng và nụ cười thật tươi.

− Lẳng lặng quan sát, Kiều Oanh trông thấy hết nét mừng vui rạng rỡ trên gương mặt khá điện trai của Triết Bằng. Lòng thầm khó chịu, nhưng cô vẫn cố gượng làm ra vẻ bình thản vô tư.

− Lam Điền này!

− Dạ.

− Anh Bằng đến thăm mày. Anh ấy chờ mày nãy giờ khá lâu rồi đó.

− Dạ.

− Liếc Triết Bằng một cái, rồi xách túi trái cây trong giỏ lên tay, Lam Điền lí nhí:

− Xin lỗi. Em xin phép đem mấy thứ này vào cất.

− Dứt lời, Lam Điền rút lui thật nhanh vào bên trong và khi cô trở ra thì chỉ thấy còn mỗi mình Triết Bằng ngồi chơ vơ ở salon mà thôi.

− Nhìn lên lầu, rồi nhìn chiếc charly không còn dựng trong nhà, Lam Điền hỏi anh:

− Chị Oanh đi làm rồi phải không anh?

− Triết Bằng gật đầu:

− Phải. Cô ấy vừa mới đi.

− Ngồi xuống ghế, Lam Điền rụt cổ:

− Anh có biết ban nãy em đã sợ muốn đứng tim không?

− Triết Bằng rùn vai:

− Anh thấy Kiều Oanh xử sự cũng biết điều đấy chứ.

− Không muốn nói xấu hay phê bình người vắng mặt. Lam Điền lảng chuyện:

− Anh Bằng về hồi nào vậy?

− Triết Bằng cho biết:

− Anh về chiều hôm qua. Định rủ thêm Huân Chương cùng đi chung, thế nhưng đến nhà mới hay hắn đã bay sang Singapore rồi.

− Vâng. Anh Chương đi hôm thứ ba.

− Không biết hắn đi bao lâu sẽ về. Mà anh thì rất muốn ghé thăm xem chân của em đã lành lại hay chưa. Nên anh phải tự đến một mình.

− Rồi nhìn cô, Triết Bằng nheo mắt:

− Em có giận vì sự đường đột này của anh không Điền?

− Cô lắc đầu:

− Không có.

− Em nói thật?

− Nếu giận, em đã không ngồi đây tiếp chuyện anh như thế này đâu.

− Triết Bằng nhăn trán:

− Nói vậy là cô bé chẳng hiểu anh chút nào rồi.

− Lam Điền chớp mi:

− Anh muốn em hiểu gì cơ?

− Nhìn cô, Triết Bằng trở nên nghiêm túc hẳn.

− Qua lời của hc, anh biết được hàng ngày em luôn sống trong buồn bã, tẻ nhạt. Vì vậy, những lúc gặp nhau thế này, anh muốn đùa giỡn trêu chọc em một tí đểe m vui vẻ phần nào thôi.

− Trong lòng thầm cảm kích, Lam Điền chưa kịp ngỏ lời cảm ơn thì Triết Bằng lại lên tiếng:

− Lam Điền! Anh xin chúc mừng em.

− Lam Điền ngạc nhiên:

− Chúc mừng em? Về chuyện gì?

− Anh mừng em đã thật sự bình phục.

− Cô liếm nhẹ vành môi:

− Ông trời thương em, ổng không nỡ bắt em phải ngồi một chỗ lâu hơn.

− Triết Bằng nheo mắt:

− Đúng là ở hiền gặp lành. Xem ra anh không tin luật này không được rồi.

− Lam Điền nghiêm giọng:

− Thật ra, cũng nhờ anh Chương nên chân em mới nhanh chóng did lại được như trước.

− Triết Bằng nhướng mắt:

− Hắn được viec vậy sao?

− Lam Điền kể lể:

− Ra viện được hai hôm, không hiểu nghe ai mách bảo, anh Chương chở em đến ông thầy nhà bên Khánh Hội bỏ thêm thuốc nam. Không ngờ vậy mà hiệu nghiệm ghê.

− Triết Bằng có vẻ chăm chú lắng nghe. Đan tay bó gối, Lam Điền nói tiếp:

− Bây giờ em mới biết. Thì ra cỏ cây hoa kiểng trông tầm thường, ấy thế lại là những vị thuốc có công dụng rất hữu ích.

− Thử cho thí dụ xem.

− Đại loại như cây co: mực nè, cỏ mầm chồi vong nem, cây ngà với, trắc bách diệp. Tất cả đều là vị thuốc hết đấy.

− Triết Bằng cười cười hỏi:

− Hay nhỉ! Ai nói cho em biết vậy?

− Thì cái ông thầy bó thuốc cho em đấyy. Ông ấy còn dẫn giải để em hiểu. Vị kia trị bệnh gì nữa cơ.

− Gật gù, Triết Bằng bỗng bất ngờ hỏi cô :

− Huân Chương đến đây thường lắm phải không?

− Lam Điền thật thà:

− Lúc chưa đi, hầu như ngày nào anh Chương cũng đến. Mà anh hỏi có gì không?

− Không. Hỏi cho biết vậy thôi.

− Lam Điền nhẹ giọng:

− Anh Chương tốt thật.

− Triết Bằng nhếch môi khó hiểu:

− Ừ. Hắn qúa tốt là đằng khác.

− Đôi mắt có hàng mi dài của cô khẽ chớp:

− Cả anh cũng thế. Anh cũng là người tốt.

− Thật sao? Em thấy anh tốt thật sao?

− Vâng - Lam Điền chân thật đáp : - Trong đời em, ngoài cô Ba ra, anh và anh Chương là hai người tốt nhất mà em được gặp.

− Triết Bằng nheo mắt:

− Lần đầu tiên anh được khen đấy nhé. Khoái chí làm sao ấy.

− Lam Điền phùng má:

− Anh cứ đùa hoài.

− Triết Bằng trợn mắt lên:

− Anh nói thật đó. Kể từ khi lớn lên rồi hiểu biết đến giờ, anh làm bất cứ viec gì cũng không hề được họ hoan nghênh hoặc ngợi khen, mà còn ngược lại. Thế nhưng anh mặc kệ, anh bất cần sự khen chê của họ.

− Lam Điền nhìn anh không chớp:

− Họ là những ai vậy? Sao trong lời nói của anh, em nghe dường như có mùi vị đắng cay chua chát thế nào ấy.

− Triết Bằng nghiêm nghị:

− Nếu em biết được là trong gia đình, anh bị coi là đứa con bất hiếu, là một thằng cứng cổ khó dạy nhất, thì em cóc òn cho anh là người tốt hay không?

− Lam Điền khẳng định:

− Người ta cho anh là cái gì, nghĩ về anh ra sao, em không cần biết. Trong thâm tâm của em, anh là người tốt. Ngay từ lần đầu gặp nhau, em đã nhậnr a điều này rồi.

− Cảm ơn em đã nghĩ tốt về anh.

− Em chỉ nhận xét sao thì nói vậy thôi.

− Triết Bằng mỉm cười trong im lặng. Nhìn ly nước đã tan loãng trên bàn, Lam Điền đề nghị:

− Em lấy ly khác cho anh nha.

− Thôi khỏi. - Nhìn đồng hồ đeo tay, Triết Bằng nói : - Anh có cái hẹn. Anh phải về rồi.

− Lam Điền ranh mãnh:

− Hẹn hò với người yêu phải không?

− Triết Bằng nheo mắt:

− Có ai chịu yêu anh đâu mà hẹn với hò.

− Cô bĩu môi:

− Em hổng tin đâu.

− Anh còn sô lô thật đấy.

− Một người có ngoại hình không tệ, lại có nghề nghiệp hẳn hoi như anh mà bảo là sô lô thì thật khó tin lắm đó.

− Triết Bằng rùn vai:

− Cô bé không tin, anh cũng đành chịu. Thôi, anh về nhé.

− Em tiễn anh.

− Cũng được.

− Lam Điền!

− Tiếng gọi sắc lạnh vang lên đầy bất ngờ khiến Lam Điền giật nẩy người quay phắt lại. Một tay chặn ngực, cô buột miệng bật thốt:

− Ôi! Trời ơi!

− Khoanh tay, Kiều Oanh hất hàm:

− Tao chỉ muốn hỏi mày chút chuyện. Mày làm sao vậy?

− Chị làm em hết cả hồn.

− Có tật giật mình phải không? - Nhìn xoáy vào cô, Kiều Oanh hoạnh họe: - Mày đang mộng mơ, tưởng nhớ đến ai vậy?

− Lam Điền ngây thơ:

− Em đâu có mơ tưởng đến ai đâu ạ.

− Kiều Oanh hếch mặt lên:

− Nếu vậy, tại sao mày lại giật mình?

− Lam Điền cụp mắt lặng thinh. Kiều Oanh nhướng mày:

− Sao mày không trả lời?

− Lam Điền đứng im chịu trận. Qủa tình cô không biết phải trả lời sao cho ổn. Thái độ của cô càng làm Kiều Oanh thêm nổi sùng.

− Bộ mày câm rồi hả?

− Em...

− Hừm! Mày cũng đáo để ghê ghớm. Tao không ngờ thật đấy.

− Lam Điền cắn môi:

− Em không hiểu chị nói gì.

− Kiều Oanh liếc cô bằng nửa con mắt:

− Mày còn giả nai tơ.

− Lam Điền chớp mi :

− Em không hiểu thật.

− Kiều Oanh nhún vai:

− Được rồi. Tao hỏi mày nè. Mày vừa lên đây ở, còn chân ướt chân ráo, làm cách nào mày quen với anh Bằng? nói tao nghe coi. Mà phải nói cho thật, không được quanh cô giấu đấy nhé.

− Biết lắm mà. Đâu dễ gì chỉu bỏ qua. Càng không dễ gì chịu để yên cho mình. Đương nhiên là có sao nói vậy thôi. Mình không làm chuyện xấu xa, mờ ám thì cần chi phải quanh cô, giấu giếm cho mệt xác. Nghĩ rồi Lam Điền bình tĩnh hẳn.

− Em quen với anh Bằng là do một sự tình cờ mà thôi.

− Kiều Oanh nhếch môi:

− Thế nào là tình cờ?

− Lam Điền nhỏ nhẹ:

− Lần đó, từ cửa hàng về nhà, trên đường đi em bị một băng nhóm đua xe lấn té lăn cù. Cũng may nhờ có anh Bằng ra tay giúp đỡ.

− Kiều Oanh gai góc:

− Và thế là mày tận dụng cơ hội đó để đeo theo làm quen với người ta chứ gì?

− Không phải - Lam Điền lắc đầu nguầy nguậy: - Em không có.

− Nếu không thì tại sao anh Bằng đến tận đây để gặp mày? phải rồi, nghe nói ảnh còn vô bệnh viện thăm mày nữa. Có không?

− Lam Điền không chối:

− Dạ có. Bữa đó anh Bằng cùng đi với anh Chương.

− Kiều Oanh liếc cô :

− Vậy mà mày cứ leo lẻo cái miệng không phải, không có. Hừm!

− Lam Điền khổ sở:

− Em nói sự thật. Sau vụ té xe, mỗi người một ngã. Không bao giờ em nghĩ rằng sẽ còn g(ạp lại anh ấy một lần thứ hai.

− Vậy sao? - Kiều Oanh hỏi bằng giọng châm biếm: - Mày không nghĩ thật sao?

− Vâng. Thật lòng em đã nghĩ vậy. Thế nhưng quả là trái đất tròn. Vào cái hôm chị Bạch sai em đi lấy hình ở cửa hiệu chụp ảnh "Ánh Sáng", em đã gặp anh Bằng một lần nữa.

− Chân mày Kiều Oanh nhíu lại rồi giãn ra ngay trong phút chốc:

− À! Tao nhớ rồi. Thảo nào hôm đó mày về muộn. Thì ra mày bận đi hẹn hò với trai.

− Chị Oanh! - Lam Điền cố gắng phân trần : - Hoàn toàn do tình cơ gặp gỡ, chứ em không hề có hẹn hò gì trước hết. Ngay cả chuyện anh Bằng đến bệnh viện cũng như đến đây thăm viếng quả thật là một điều bất ngờ đối với em.

− Vậy sao!

− Nhìn xuống chân, Lam Điền hạ thấp giọng:

− Em thừa hiểu em là ai, thân phận của em là cái gì trong gia eđình này. Cho nên đời thưở nào em dám tự nguyện tự quyền rủ rê hay mời mọc bất cứ một ai. Ngàn lần em cũng không dám, xin chị hãy tin em.

− Kiều Oanh gật gù:

− Xem ra mày cũng là đứa có ý thức biết điều. Được rồi. Tao tin mày vô tư trong chuyện này.

− Lam Điền ngẩng lên:

− Chị Oanh! Cảm ơn chị đã chịu thông cảm cho em.

− Kiều Oanh mỉm cười, chuyển tông dịu ngọt:

− Mình là chị em cùng sống chung trong một mái nhà. Có cần phải khách sạo vậy không?

− Ngạc nhiên, Lam Điền đứng ngẩn người ra. Sao thế? Lỗ tai cô không nghe lầm chứ? không đâu, thính giác cô tinh tế lắm cơ mà. Nếu thế thì hôm nay sắp sửa có giông bão to rồi đây.

− Này! - Vỗ nhẹ lên vai Lam Điền, Kiều Oanh ra chiều thân ái: - Nghĩ gì mà mặt mũi cứ thộn ra vậy?

− Lam Điền chối biến:

− Dạ không. Em có nghĩ gì đâu ạ.

− Kiều Oanh gật gật đầu, không hỏi thêm nữa. không biết nói gì, kd cũng thinh lặng luôn. Một lúc không lâu, Kiều Oanh bất chợt lên tiếng gọi cô :

− Điền này!

− Dạ.

− Em nhận xét thế nào về Triết Bằng?

− Nhìn chị ho,, Lam Điền dè dặt trả lời:

− Em chỉ mới gặp anh Bằng một hai lần. Câu chuyện trao đổi cũng không nhiều lắm. Cho nên em có biết gì đâu mà nhận xét.

− Kiều Oanh chớp mắt:

− Hỏi vậy thôi chứ chị cũng đoán là em không biết gì rồi. Nếu không, em đã không quen với anh ta.

− Lam Điền lấy làm lạ lùng:

− Bộ anh Bằng có vấn đề hả chị?

− Kiều Oanh làm ra bộ trang trọng:

− Nếu là người khác, chị sẽ không thèm nói, cũng chẳng cần bận tâm chi cho mệt trí. Đằng này em lại là em họ của chị, thành thự chị không thể biết trước là cạm bẫy mà cứ làm ngơ, bỏ mặc em dấn bước vào tròng.

− Lam Điền không hiểu:

− Cạm bẫy gì vậy, chị Oanh?

− Đặt tay lên vai Lam Điền, Kiều Oanh tỏ vẻ thân tình:

− Điền à! Em có biết là chị đang lo lắng vì em không vậy?

− Lo cho em ư?

− Phải. Bởi vì em thì qúa hiền hậu thơ ngây. Trái lại, Triết Bằng, anh tạ..

− Kiều Oanh cố tình b ỏ dở dang câu hỏi:

− Lam Điền nôn nao hỏi:

− Anh ta là người như thế nào hả chị?

− Ngập ngừng một thoáng, Kiều Oanh mới chịu nói:

− Triết Bằng là một người có lối sống không mấy nghiêm túc. Do đó, khi biết được em quen với anh ta, chị chỉ lo em bị anh ta lợi dụng.

− Lam Điền cười hết sức vô tư:

− Chị nói gì vậy? Em là đứa con gái mồ côi, không tiền bạc cũng chẳng có tài sản qúi giá, anh Bằng lợi dụng được gì ở em?

− Chậc! Anh ta cần chi mấy thứ đó. Cái anh ta muốn là con người của em đấy, cô khờ ạ.

− Em ấy hả? - Lam Điền lại cười : - Chị Oanh à! Em nghĩ chị hiểu lầm rồi đó. Anh Bằng chỉ xem em là bạn hoặc là em gái thôi. Ngoài ra, không có ý gì khác. Trong mắt anh ấy, em không là cái thá gì cả.

− Kiều Oanh rùn vai:

− Bởi vậy, chị bảo em khờ không sai chút nào. Chẳng lẽ vừa gặp em, họ đã vồ vập tấn công em liền sao. không đâu, họ phải tiến từng bước, từng bước một. Ban đầu là bạn bè hoặc là em gái, dần dần đi tới mức bày tỏ tình yêu. Có điều thật hay giả thì còn xét lại.

− Thấy Lam Điền chăm chú lắng nghe, Kiều Oanh liền bồi tiếp:

− Điền à! Chị muốn em hiểu rằng, Triết Bằng không hề thật lòng với bất cứ một ai bao giờ. Quen đó rồi xù đó. Theo chị biết thì con gái khổ sở khóc lóc vì anh ta có hàng tá là ít.

− Lam Điền rùng mình:

− Chị làm em cảm thấy sợ hãi thế nào ấy.

− Kiều Oanh khoanh tay:

− Chị không nói ngoa đâu. Một người bị gia đình khai trừ, không nhìn nhận. Không cần nói nhiều, chắc em cũng hiểu họ thuộc thành phần quậy quạng đến mức độ nào rồi. Phải không?

− Lam Điền lắp bắp:

− Chị nói... bộ chuyện đó có thật hả chị Oanh?

− Kiều Oanh chơi đòn phủ đầu:

− Muốn biết thật hay giả, em có thể hỏi thẳng anh ta kia mà.

− Lắc đầu, Lam Điền nhíu mày nghĩ ngợi. Nhìn cô, Kiều Oanh nói tiếp:

− Thật lòng chị chỉ muốn tốt cho em thôi. Còn tin hay không tùy ở nơi em.

− Lam Điền vội nói:

− Thương em, chị mới lên tiếng chỉ bảo. Em không tin chị thì em còn biết tin vào ai nữa.

− Kiều Oanh có vẻ hài lòng:

− Nếu tin, chị khuyên em từ ngay không nên giao du qua lại với Triết Bằng nữa, hầu tránh mọi phiền phức về sau. Chuyện anh ta lăng nhăng là thật đó.

− Lam Điền cắn môi:

− Từ đầu, em đã không có ý qua lại với anh ta rồi. Giờ thì em nghĩ em càng không nên. Chị Oanh! Em biết mình phải làm sao rồi. Xin chị yên tâm.

− Kiều Oanh gật gù:

− Tốt lắm. Coi như đó là lời em đã hứa với chị đấy nhé.

− Dạ.

− Thôi được rồi.Em đi làm viec đi.

− Lam Điền vâng dạ rồi rút lui vào nhà trong. Nhìn theo cô, Kiều Oanh cười đắc ý.

− Mày làm gì hù con nhỏ dữ vậy?

− Quay lại nhìn Kiều Bạch, Kiều Oanh khó chịu:

− Bà nghe hết rồi hả?

− Tao không có ý nghe lén đâu nhé.

− Hừm!

− Cả ông Chương lẫn cha Bằng đều có ý với con Điền. Xem ra nó cũng có số đào hoa ghê.

− Kiều Oanh bĩu môi xì sài. Kiều Bạch lại nói:

− Chuyện không nói có. Bộ mày không sợ sao?

− Sợ cái gì chứ?

− Đến tai hắn.

− Ai sẽ nói?

− Con Điền chứ ai.

− Kiều Oanh mím môi:

− Tôi nghĩ nó chẳng dám há miệng ra nói đâu.

− Kiều Bạch hất hàm:

− Ngộ nhỡ nó dám thì sao.

− Kiều Oanh rắn giọng:

− Tôi chối phắt. Ai làm gì được tôi chứ

− Kiều Bạch nhìn em, ánh mắt soi mói, thăm dò:

− Tao đang ngạc nhiên tự hỏi. Con Điền quen biết Triết Bằng cũng không có gì sai trái, mày lại chắn đường rào ngõ nó là sao?

− Kiều Oanh hếch mặt lên:

− Tôi làm vậy chỉ muốn tốt cho nó và tốt cho gia đình mình thôi.

− Kiều Bạch nhíu mày:

− Tao chưa hiểu cho lắm.

− Kiều Oanh nói rõ:

− Bà nghĩ coi. Con Điền ăn đây ở đây. Nếu để nóg iao du tùy tiện, nhỡ xảy ra chuyện không tốt, có phải nha `mình bị tai tiếng hay không?

− Mày muốn nói xảy ra chuyện gì kia chứ? Tuy không tiếp xúc nhiều với Triết Bằng, nhưng tao có thể nhận biết hắn không phải người xấu. huống hồ chi hắn còn là bạn của anh Chương.

− Bộ là bạn anh chương thì họ đều tốt hết sao? - Kiều Oanh triết lý: - Biết người biết mặt, nhưng khó biết lòng người. Chị có hiểu không?

− Kiều Bạch gật gù:

− Hiểu. Đương nhiên là hiểu rồi. Nhưng tao cảm thấy mày làm vậy là có ý khác.

− Kiều Oanh quắc mắt:

− Ý gì chứ?

− Kiều Bạch nhếch môi cười cười:

− Mày khoái thằng cha Bằng nên ngăn cấm con Điền quen hắn.

− Kiều Oanh nhảy dựng:

− Nói thì khó nghe qúa vậy. Khoái hẳn hả? Còn khuya. Bà cũng biết rồi đó. Mấy tên đeo đuổi tôi khá hơn hắn nhiều tôi còn chưa thèm. Hắn không có hơn rồi.

− Đúng là có người hơn hắn. Nhưng chuyện tình cảm khó nói lắm.

− Kiều Oanh im lặng. Cười mỉm chi, Kiều Bạch nói tiếp:

− Tao chỉ e ngoài miệng mày nói vậy, nhưng trong bụng không hề nghĩ vậy thôi.

− Chi.... - Kiều Oanh bực tức : - Hừ! thôi đi. Không thèm tranh cãi với bà chi cho mệt. Đi ngủ sướng hơn.

− Dứt lời, Kiều Oanh ngoe nguẩy bỏ về phòng một nước.

− Lam Điền không ngừng ngọ nguậy trong lòng ghế. Cô không biết nói năng thế nào cho ổn.

− Chao ôi! Nghĩ thì rất dễ. Nhưng đến lúc phải mở miệng. Chậc! Sao mà khó qúa.

− Cử chỉ của Lam Điền không lọt qua khỏi cặp mắt vốn tinh t^é của Triết Bằng. Quan sát cô thật kỹ, một lúc, nhướng cao đôi mày rậm, anh hỏi :

− Hình như em có điều muốn oi với anh thì phải?

− Mím mím môi, Lam Điền nói nhỏ:

− Anh Bằng! Em có một yêu cầu.

− Triết Bằng nheo mắt:

− Yêu cầu gì? Em nói đi.

− Cúi mặt, Lam Điền không dám nhìn anh :

− Từ nay, anh đừng đến đây, cũng đừng gặp em nữa.

− Tại sao?

− Bởi vì em...

− Triết Bằng tỏ vẻ bực tức:

− Em không nói, anh cũng hiểu nguyên nhân vì sao rồi. Có người ngăn cấm em. Đúng không?

− Ngẩng lên, cô lia miệng:

− Anh đừng hiểu lầm. Không ai ngăn cấm em cả.

− Không dời mắt khỏi gương mặt khả ái của Lam Điền, Triết Bằng lắc đầu:

− Em nói dối không quen đâu Điền ạ. Chắc chắn người trong gia đình này đã ngăn cấm em.

− Em đã nói là không rồi mà. Sao anh không chịu tin em chứ?

− Được - Nhìn cô chăm chú, Triết Bằng nghiêm giọng: - Muốn anh tin, em phải cho anh biết nguyên nhân nào khiến em bảo anh đừng đến, đừng gặp em.

− Lam Điền rụt rè:

− Trước khi nói nguyên nhân, em muốn hỏi anh một điều.

− Triết Bằng gật liền:

− Được. Em hỏi đi.

− Im lặng một lúc, Lam Điền thận trọng:

− Em và anh là hai người xa lạ, gặp nhau chẳng qua là do tình cờ mà thôi. Thế nhưng tại sao anh lại ra tay giúp đỡ em? Tại sao anh quan tâm đến em? Tại sao anh bỏ công hỏi han thăm viếng em. Một con bé mồ côi không có lấy một mái nhà, phải đến ở nờ hết chỗ này sang chồ khác? Anh hãy nói cho em biết. Anh moun gì nơi em?

− Sầm mặt, Triết Bằng bất mãn:

− Tại sao? Tại sao? Thì ra em nghi ngờ anh có ý đồ bất chính với em.

− Lam Điền vội vàng phủ nhận:

− Không. Em không nghi ngờ, mà chỉ cảm thấy khó hiểun en hỏi để biết.

− Vậy sao?

− Anh trả lời em đi. Thật sự, anh muốn gì nơi em?

− Triết Bằng nhún vai:

− Điều anh muốn nơi em là một tình bạn. Đơn giản chỉ có thế.

− Lam Điền nhìn anh không chớp mắt. Bằng một giọng trầm trầm, Triết Bằng nói tiếp:

− Còn nữa. Lam Điền ạ! Sỡ dĩ anh quan tâm đến em, vì anh cảm thông cho hoàn cảnh của em. Nó có phần giống tương tự với hoàn cảnh của anh.

− Đôi mắt đẹp của cô mở to :

− Nghĩa là anh cũng...

− Gật đầu, Triết Bằng nói rõ:

− Có khác là em mồ côi cha lẫn mẹ. Còn anh mất mẹ từ bé. Có cha mà cũng như không.

− Anh nói vậy là sao?

− Triết Bằng buồn buồn kể lể:

− Lúc anh lên bảy thì mẹ anh qua đời. Ít lâu sau, ba anh cưới vợ. Đó là một người đàn bá khá sắc sảo. Hồi ấy, anh rất ư bất mãn. Nhưng vì còn qúa nhỏ, nên anh không đủ su('c phản kháng lại ý muốn của ba mình. Anh không thể làm gì khác hơn là câm lặng.

− Câm lặng nhưng trong thâm tâm anh không nguôi oán ghét bà ta. Bởi vì anh hiểu sự hiện diện cu abà ta sẽ làm cho ba anh quên đi người mẹ mà anh yêu thương nhất. Và rồi lòng oán ghét đó càng sâu nặng hơn lên khi anh khám phá ra một sự thật.

− Lam Điền tò mò buột miệng:

− Sự thật gì vậy?

− Lời Triết Bằng trở nên hằn học, bức xúc:

− Sau này anh mới biết. Thì ra bà ta là kẻ thứ ba chen chân vào phá hoại hạnh phúc gia đình anh. Chính bà ta đã gián tiếp gây ra cái chết cho mẹ anh.

− Lam Điền trố mắt:

− Nói như thế thì ba anh cùng bà ấy...

− Triết Bằng gật đầu:

− Đúng vậy. Họ có quan hệ bất chính với nhau từ khi mẹ anh còn sống. Mẹ anh biết tất cả, nhưng không nói được chỉ ghen tuông âm thầm. Khổ đau, u uất cứ gậm nhấm dần mòn tinh thân lẫn thể xác của mẹ. Cuối cùng, bà chết vì phát sinh tâm bệnh.

− Nói đến đây, Triết Bằng gục mặt vào đôi tay dằn nén cảm xúc:

− Lam Điền vô cùng ái ngại. Cô nhỏ nhẹ:

− Anh Bằng! Xin lỗi vì đã vô tình khơi lại chuyện đau lòng của anh.

− Triết Bằng chỉ lắc đầu không nói. Nhìn anh, Lam Điền thật sự rất muốn an ủi anh. Nhưng cô lại không biết dùng lời lẽ gì cho phải, cho thích hợp trong thời điểm này. Cô chỉ còn một viec để làm là ngồi im thinh lặng.

− Một lúc sau, chợt nhớ một viec, Lam Điền hỏi anh với vẻ e dè:

− Anh Bằng này! Em nghe nói anh đã không còn sống chung với gia đình nữa. Chuyện đó có không vậy?

− Từ từ ngẩng lên, Triết Bằng gật đầu thừa nhận:

− Có. Khi anh đã biết rõ sự thật rồi. Buồn giận, hận oán ngổn ngang, anh không thể nào tha thứ cho họ, càng không thể nào cùng sống chung trong một mái nhà, ngày ngày đối mặt với họ mãi được. Vì vậy, anh chọn cách thoát ly là giải pháp tốt nhất.

− Lam Điền buột miệng:

− Vậy mà chị Oanh đã nói khác với em về anh?

− Kiều Oanh ư?

− Dạ.

− Triết Bằng hỏi nhanh:

− Cô ta nói sao?

− Cắn môi, Lam Điền ngập ngừng:

− Chị Oanh nói anh bị gia đình từ bỏ. Rằng anh thuộc thành phần quậy quạng, lung tung. Còn nữa, chị ấy còn nói...

− Triết Bằng sốt ruột giục:

− Còn gì nữa?

− Lam Điền nhỏ giọng:

− Anh là người có lối sống không nghiêm túc. Anh lăng nhăng ghê lắm. Con gái quen anh chỉ có khóc dài dài.

− Triết Bằng sầm mặt:

− Tại sao cô ta lại bịa chuyện không có về anh như vậy? Mục đích của cô ta là gì đây?

− Em cũng không biết.

− Được rồi - Triết Bằng mím môi bực tức - Anh sẽ gặp cô ta hỏi cho ra lẽ.

− Nghe vậy, Lam Điền đâm ra hốt hoảng:

− Đừng nha! Anh mà hỏi chị ấy hả? Anh thì không sao. Còn em chết chắc đó.

− Triết Bằng hậm hực:

− Anh phải hỏi để biết lý do gì cô ta nói xấu anh. Anh nào có gâu thù chuốc oán chi với cô ta đâu.

− Lam Điền phụng phịu:

− Người ta nói xấu anh. Nhưng anh không xấu thì thôi. Mình hiểu mình là được rồi.

− Dễ dàng vậy sao - Triết Bằng vẫn khăng khăng giữ nguyên ý định - Không được. Nhất định anh không bỏ qua viec này đâu.

− Ừ. Vậy thì anh cứ đi mà hỏi chị ấy. Bất qúa em bị chửi, bị đánh một trận là cùng chứ gì.

− Nhìn gương mặt ỉu xìu, giọng nói như sắp khóc của cô, lòng Triết Bằng chợt nhiên chùng xuống:

− Em có tin anh là loại người như Kiều Oanh đã nói không Điền?

− Lam Điền thành thật đáp:

− Lần đầu gặp anh, em cảm nhận anh là người tốt. Đến chừng nghe chị chị Oanh nói vậy về anh, thú thật ý nghĩ của em có phần lung lay.

− Triết Bằng nóng nảy ngắt lời cô :

− Cho nên em đòi tuyệt giao với anh?

− Đôi mắt có hàng mi dài của cô khẽ chớp:

− Nhưng bây giờ đã hiểu ra rồi, em hoàn toàn tin tưởng anh là người tốt.

− Triết Bằng lắc đầu:

− Anh không hoàn toàn tốt đâu Điền ạ. Trong anh cũng có những đòi hỏi, nhug ham muốn và tham vọng. Nhưng không vì thế rồi anh không biết suy nghĩ, không biết nhận định điều gì nên làm, điều gì khôngne để khắc phục bản thân mình. Lam Điền! Dù sao anh cũng vẫn phải cám ơn em đã tin tưởng anh.

− Em chỉ nhận thấy sao thì nói vậy tho.

− Thật sự anh không hiểu nổi. Tại sao Kiều Oanh lại bịa chuyện không có về anh để làm gì?

− Lam Điền mím nhẹ bờ môi:

− Bây giờ thì em hiểu tại sao rồi.

− Em hiểu ư?

− Phải. Em hiểu.

− Em nói đi. Tại sao?

− Lam Điền nghiêm giọng:

− Tha y vì thẳng thừng ngăn cấm, chị Oanh nói thế đểe m sợ mà tránh xa anh. Tóm lại, chị ấy có ý không muốn em quen biết anh.

− Triết Bằng hậm hực:

− Thật là quá đáng. Cô ta đâu có quyền làm vậy.

− Đan những ngón tay vào nhau, Lam Điền buồn buồn:

− Sao lại không? Chừng nào em không còn ăn ở trong nhà này nữa. Chừng đó, em mới có quyền làm chủ bản thân em.

− Triết Bằng ca u mặt:

− Nếu vậy, từ nay không lẽ chúng ta không còn cơ hội gặp nhau nữa sao?

− Lam Điền thở dài:

− Biết sao bây giờ hả anh.

− Triết Bằng thành khẩn:

− Điền ạ! Em có biết rằng anh rất muốn làm bạn với em không?

− Anh Bằng!

− Cô ta ngăn cấm em không được gặp anh, nhưng không thể ngăn cấm anh gặp em đâu.

− Lam Điền khổ sở:

− Anh đừng gây khó cho em. Được không? Coi như anh và em chưa từng quen biết nhau đi.

− Triết Bằng phản đối:

− Anh không thể coi như không được. Bởi vì thực tế anh đã quen biết em rồi. Có điều...

− Anh muốn nói gì?

− Anh sẽ không đến đây nữa. Anh không muốn em khó xử. Nhưng em phải hứa với anh. Nếu như chúng ta gặp nhau bất cứ nơi nào ngoài phạm vi ngôi nhà này, em không được phớt lời anh. Em hứa không?

− Lam Điền không do dự:

− Được. Em hứa.

− Triết Bằng nheo mắt:

− Đã hứa thì không được nuốt lời nghe chưa?

− Gật đầu, Lam Điền hỏi anh với vẻ bất an:

− Thế anh có còn giữ ý định gặp chị Oanh hỏi cho ra lẽ không?

− Không. Anh nghĩ không cần thiết nữa. Em nói đúng. Mình hiểu mình là đủ rồi. Hơn nữa, anh không muốn em bị phiền phức.

− Vậy là em không còn lo nữa. Cảm ơn anh.

− Nghe cô nói, nhìn cô cười, không hiểu sao lòng Triết Bằng không ngừng xôn xao, xôn xao.