Chương 1
Thiếu nữ đang say sưa nhìn màn hình tivi, bất thình lình có tiếng thét hãi hùng kèm theo tiếng đổ bể trong tivi vọng ra làm cho cô gái giật mình hét lên rồi bất ngờ ôm ngực, mặt tái xanh, cuối cùng thì ngã gục xuống. Có tiếng chân người từ một căn phòng, rồi một chàng trai vội vã chạy ra. Thấy thiếu nữ gục xuống bên ghế, chàng trai hốt hoảng bước nhanh tới: - Trời ơi! Uyên! Sao vậy nè? Uyên! Bác Phong ơi! ... Lập tức một người đàn ông và một người đàn bà trạc ngoài năm mươi tuổi xuất hiện từ căn phòng đối diện. Người đàn bà hớt hải: - Có chuyện gì vậy, Dũng? Chàng trai tên Dũng chỉ tay về phía cô gái: - Cháu đang ở trong phòng, bỗng nghe Uyên hét lên. Cháu chạy ra thì thấy ... Người đàn bà vội vàng bước lại salon: - Uyên! Uyên! Con có sao không? Uyên ... Thiếu nữ tên Uyên vẫn bất động. Người đàn bà quay ra phía sau, giọng khẩn thiết: - Ông Phong, con nó lại lên cơn nữa rồi. Đưa nó vô nhà thương mau lên. Ông Phong chưa kịp trả lời, thì trên tivi lại phát ra một tiếng thét khiếp hãi. Dũng nói với người đàn bà. - Bác Phong, chắc Uyên xem vidéo nên xúc động ... Bà Phong quay lại nhìn. Trên màn hình tivi đang diễn ra một màn đấm đá ngoạn mục. Bà bấm tắc tivi rồi quay sang ông Phong hậm hực: - Lại con Trâm nữa rồi! Nó biết em nó không chịu được xúc động mạnh, vậy mà đem mấy loại phim bạo lực kinh dị về. Nhìn lại Uyên đang thiêm thiếp, bà Phong nhăn tít đôi mày: - Còn con Uyên này nữa. Đã cấm không cho xem rồi, thế mà vẫn lén mò từ trong phòng ra đây lúc nào không biết. Con với cái ... Rõ chán! Ông Phong bước tới bế xốc Uyên lên, đoạn quay sang lườm vợ: - Con nó bị ngất xỉu như vậy, không đưa nó đi nhà thương, còn đứng đó kêu ca làm gì? Bà Phong như sực nhớ, hấp tấp chạy ra cửa phòng khách: - Để tôi kêu xe ... Dũng đến bên ông Phong: - Bác để cháu bế Uyên ra cửa cho. Ông Phong lắc đầu: - Thôi khỏi, cháu ở nhà coi nhà giùm bác. Con Trâm về, bảo nó vào bệnh viện ngay nhé. Nói xong, ông bước nhanh ra ngoài, vừa đi vừa cúi xuống nhìn Uyên với ánh mắt đầy âu lo. Trên tay ông, Uyên vẫn bất động. Mắt nàng nhắm nghiền, mặt xanh tái. Ông Phong đón người bác sĩ quen tại cửa phòng cấp cứu, bồn chồn hỏi: - Bác sĩ Hòa, tình trạng con của tôi thế nào vậy? Bác sĩ Hòa vuốt lại mái tóc hoa râm rủ xuống trán, đoạn lắc đầu: - Sức khỏe của con ông rất yếu. Hiện giờ thì cô ấy đã tỉnh lại rồi, nhưng lần này có lẽ phải để cô ấy nằm lại bệnh viện một thời gia cho chúng tôi tiện theo dõi. Bà Phong không hiểu đã đến cạnh hai người đàn ông từ lúc nào, thình lình lên tiếng: - Bás sĩ, tôi vào với con tôi được không? - Được, bà có thể vào, nhưng đừng nói chuyện nhiều với cô ấy nhé. À, lần này cô ấy gặp xúc động bở chuyện gì vậy? Bà Phong có vẻ bứt rứt: - Chúng tôi vô ý, để cho cháu nó xem nhầm một phim kinh dị. Bác sĩ Hòa cau mày trách: - Sao lại có thể như thế được? Tôi đã nhắc nhở ông bà nhiều lần rồi mà? Với bệnh tim của cô Uyên, ông bà phải tuyệt đối tránh cho cô ấy những gì gây xúc động mạnh ... - Thật ra chúng tôi vẫn nhớ lời dặn của bác sĩ, nhưng lần này là do chị cháu Uyên ... Ông Phong không để cho vợ nói hết câu, nhẹ nhàng ngắt lời: - Thôi, dù sao cũng là lỗi của tôi với bà đã không trông nom con cẩn thận. Bà vào với con đi. Bà Phong mím môi thở dài, đoạn đẩy cửa đi vào phòng bệnh. Còn lại một mình với bác sĩ Hòa, ông Phong hỏi: - Bác sĩ, liệu con tôi phải nằm viện trong bao lâu vậy? - Tôi chưa biết chắc, nhưng ít nhất cũng phải từ mười ngày đến nửa tháng. - Lâu vậy kia à? Bác sĩ Hòa gật: - Ông cũng biết bệnh tim của cô Uyên có những cơn bộc phát rất bất ngờ. Cú sốc vừa rồi có thể gây nên những biến chứng có hại trong một thời gian. Bởi vậy, việc lưu cô ấy ở lại viện là điều hết sức cần thiết. - Tôi hiểu, thưa bác sĩ, nhưng ... Ông Phong ngập ngừng một lúc rồi tiếp: - Bác sĩ có cách nào tránh cho con tôi khỏi phải lưu viện không? Bác sĩ Hòa trầm ngâm giây lát, đoạn gật đầu: - Tôi hiểusự ngần ngại của ông. Có phải ông sợ cô Uyên không chịu lưu viện như những lần trước không ... - Chắc bác sĩ cũng hiểu, cháu nó mà bị trái ý thì sẽ sinh ra bực bội và có những xúc động nguy hiểm. Chúng tôi thật sự không dám ép buộc nó một điều gì hết. Bác sĩ Hòa suy nghĩ hồi lâu: - Kể ra cô Uyên cũng có thể về dưỡng bệnh ở nhà với điều kiện phải luôn có một bác sĩ túc trực bên cô ấy để chăm sóc và đề phòng. Ông Phong nói ngay: - Bác sĩ giúp chúng tôi việc này nhé? Dĩ nhiên chúng tôi sẽ tính thù lao cho bác sĩ thật thỏa đáng. Bác sĩ Hòa mỉm cười: - Tôi rất tiếc, thưa ông. Ngoài giờ làm việc ở đây, tôi còn một phòng mạch tư ở nhà nữa. - Vậy ... trong số những đồng nghiệp của bác sĩ, bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi một người được không? Bác sĩ Hòa nhíu mày, lắc đầu: - Ông Phong à, những đồng nghiệp mà tôi quen biết, đều đã có công việc riêng hết cả rồi. Thôi, ông bà cố gắng thuyết phục cô Uyên nằm viện một thời gian. Ông Phong thở dài: - Đành vậy. Nếu đã hết cách thì chúng tôi đành phải cố gắng vậy. - Ông vào thăm cô Uyên đi, tôi có việc phải về phòng trực. - Cám ơn bác sĩ. Tạm biệt bác sĩ Hòa, ông Phong đẩy cửa bước vào phòng bệnh. Uyên đã tỉnh lại, đang nằm trên giường, mặt nàng bớt tái nhưng vẫn còn vương nét bơ phờ, mệt mỏi. Bà Phong ngồi cạnh con, đang đưa tay vén lại những sợi tóc lòa xòa trên trán nàng. Ông Phong ngồi xuống trên giường, cầm lấy tay con gái, dịu dàng: - Sao con? Đã thấy đỡ mệt trong người chưa? - Con khỏe lại rồi, mình về nhà đi ba. Ông Phong cười lắc đầu: - Thong thả đã con. Bác sĩ bảo con còn yếu lắm, phải ở lại đây một vài ngày để theo dõi. Uyên nhăn mặt, rút tay ra khỏi tay ông Phong: - Con không ở lại đây đâu. Mùi của bệnh viện làm con nhức đầu lắm. Con muốn về nhà. Bà Phong nhỏ nhẹ: - Uyên, con không được cãi lại lời bác sĩ. Chịu khó ở lại một, hai ngày rồi về. Uyên vùng vằng chống tay ngồi dậy: - Con không ở một giờ nào hết. Ba mẹ đưa con về liền đi. Bà Phong cau mày: - Uyên, đừng có bướng. con về nhà rồi lỡ có chuyện gì thì ba mẹ làm sao trở tay kịp? - Sẽ không có chuyện gì đâu. Con khỏe thật rồi mà. - Khỏe cái gì? Tay còn run, mặt còn tái thế kia thì khỏe sao được? Nằm xuống đi. Uyên vẫn ngồi: - Con không nằm! Ba mẹ phải đưa con về ngay bây giờ. Trước thái độ bướng bỉnh của Uyên, dường như cũng bực mình, bà Phong khẽ gắt: - Không được cãi. Uyên, dạo này con hay cãi mẹ lắm đấy nhé. - Con đâu có cãi, nhưng con không thích ở đây ... Uyên lắc đầu lia lịa, rồi quay sang níu tay ông Phong: - Ba, con muốn về. - Uyên, ráng một, hai ngày thôi con. Chóng ngoan, mai mốt về nhà ba mua cho một hồ cá cảnh. Uyên phụng phịu: - Con không thích cá cảnh. - Vậy ba mua cho một con chó Nhật nhé. - Con không thích chó ... - Hay là một con sáo biết nói? - Con không thích sáo ... - Vậy con thích cái gì? Nói ba nghe rồi ba sẽ mua cho. Uyên giãy nẩy, lay mạnh cánh tay ba: - Con không thích cái gì hết, con chỉ thích được về nhà tôi. Ba, con đi về ... - Uyên à, nghe ba nói ... - Con không muốn nghe, con không muốn nghe gì hết. Con muốn đi về ... Đi về ... Uyên hét lên ầm ĩ, rồi thình lình, nàng đưa tay lên ôm ngực, miệng há hốc thở hồng hộc. Bà Phong hốt hoảng xoa ngực con: - Uyên! Uyên! Sao vậy? Ông Phong lao ra ngoài : - Bác sĩ! Bác sĩ ơi! Cấp cứu! Một phút sau, bác sĩ Hòa xuất hiện: - Chuyện gì? Có chuyện gì? Bà Phong mếu máo chỉ Uyên đang nằm thở dốc trên giường. - Bác sĩ, con tôi ... Bác sĩ Hòa cấp tốc đến bên Uyên, vừa bắt mạch vừa đặt ống nghe lên người nàng. Uyên nằm im, hơi thở vẫn dồn dập, thỉnh thoảng lại rùn mình. Nghe mạch xong, bác sĩ Hòa nói: - Cô ấy không sao hết, chỉ có nhịp tim hơi mạnh. Có điều, ông bà đừng nói chuyện với cô ấy nữa, sợ lỡ lời làm cô ấy xúc động ... Ông bà Phong đứng nín thinh, trao đổi với nhau bằng ánh mắt buồn bã. Mới hơn mười giờ sáng, nhưng cái nóng đã hầm hập bao trùm. Mặt trời đã chói lọi ở trên cao đang tỏa xuống những tia nắng gay gắt nóng như thiêu như đốt. không một ngọn gío, không một cụm mây. Trời chỉ một màu xanh ngăn ngắt. Màu xanh tuyệt đẹp nhưng dự báo cho thế gian biết về những ngày nóng bức đang và sẽ tới. Kiệt rút khăn tay chậm mồ hôi trên trán, rồi vương cổ nhìn về phía trước. Phải còn hơn mười chiếc xe nữa mới đến lượt xe mình. Bãi giữ xe ở bệnh viện trống trãi, không một bóng cây hoặc một tấm bạt che nên ánh sáng tha hồ hành hạ đoàn người rồng rắn đang chờ xếp hàng gởi xe. Biết thế này thì hồi sáng đem theo cái nón cho xong ... Kiệt nghĩ thầm và bất giác sờ lên đầu. Mái tóc dầy của chàng nóng ran dưới những tia lửa trời. Gần một năm rồi, mái tóc chàng mới có dịp nếm lại sức nóng của nắng Sài Gòn. Kiệt mới về lại Sài Gòn tối hôm qua. Chàng là một bác sĩ trẻ, có nhiều triễn vọng nhưng ít gặp cơ may. Kiệt đã từng chịu cảnh thất nghiệp non một năm trước khi được giới thiệu vào làm trong bệnh viện của một tỉnh ở miền cao nguyên. Chưa đến một năm sau, chính xác là mười tháng, Kiệt mâu thuẫn với giám đốc bệnh viện, xích mích với bác sĩ trưởng khoa để rồi ... khăn gói trở về Sài Gòn với mẹ. Những điều đã xảy ra, chẳng phải do Kiệt ưa gây gỗ, mà do tính thẳng thắn hay bất bình trước những chuyện mờ ám. Tính khí ấy đã biến Kiệt thành cá biệt, thành một cái gai dưới con mắt cấp trên. Kiệt tự hiểu mình là cái gai đơn độc, nên chẳng đợi đến khi người ta nhổ. Dĩ nhiên, sự ra đi của Kiệt đã đem đến cho nhiều người trong bệnh viện tiếng thở phào nhẹ nhõm. Chỉ riêng chàng ngậm ngùi với tiếng thở dài của mình. Lại thất nghiệp. Sau một năm mèo lại hoàn mèo. Sáng nay, việc đầu tiên Kiệt trở về Sài Gòn là ghé lại thăm người thầy cũ. Nắng mỗi lúc thêm gay gắt. Lưng áo Kiệt ướt đẫm mồ hôi, đầu Kiệt bừng bừng như bốc lửa. Nóng quá đi mất, còn bao nhiêu chiếc xe nữa mới đến lượt mình ? Xem nào, một, hai ... Hay quá, còn 5 chiếc nữa thôi! Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát ... Hừ, mát gì nổi! Cái anh chàng nhạc sĩ sáng tác ra bài hát này cảm thấy mát dưới ánh nắng Sài Gòn vì bên cạnh anh ta có một nàng mặc áo lụa Hà Đông, còn bênh cạnh mình bây giờ chỉ là ... Một chiếc áo pull thể thao màu vàng tưới vơi chiếc quần jean màu xanh mũ lưỡi trai trắng đập vào mắt Kiệt. Đó là một cô gái da trắng, mắt long lanh. Mũi cao, cằm nhọn, với một nốt ruồi duyên ở cạnh cánh mũi. Nhìn nghiêng cô gái khá đẹp, nhưng hành động của cô ta lại chẳng đẹp chút nào ... Cô đang dắt chiếc xe cub cánh én, luồn lách để lấn lên trên, ép Kiệt cùng chiếc xe phải nghiêng qua một phía. Những ý nghĩa tản mạn về nắng Sài Gòn trong đầu Kiệt lập tức tan mất. Thay vào đó, là một cảm giác bất bình: - Này, cô ơi! Cô lấn đi đâu vậy? - Đi gởi xe chứ đi đâu. Giọng nói của cô gái trong nhưng cộc lốc. Nàng nói, song đôi mắt to đen vẫn không buồn tặng cho Kiệt một cái liếc nhỏ. Kiệt nổi cáu: - Cô lấn tôi muốn té đây này. Từ từ một chút có được không? - Xin lỗi, tôi đang gấp lắm. Giọng nói vẫn trong trẻo và đôi mắt vẫn chỉ nhìn phía trước. Kiệt hết kiên nhẫn, đưa tay nắm lấy tay lái chiếc cánh én: - Cô gấp, tôi cũng gấp. Cô đến sau tôi thì cảm phiền cô đứng phía sau giùm đi. Bây giờ cô gái mới quay sang nhìn Kiệt. Nàng có khuôn mặt xinh nhưng đầy nét bướng bỉnh. Giọng nói trong trẻo của nàng lúc này đã nhuốm vẻ gay gắt : - Anh là cái trò gì vậy? - Tôi yêu cầu cô phải tỏ ra có văn hóa một chút. Cô gái nhăn tít đôi lông mày đen đậm: - Tôi thấy có chỗ trống thì tôi chen lên, mắc mớ gì đến anh mà anh can dự vào? Nếu anh là người có văn hóa thì anh cũng phải biết thế nào là tôn trọng và nhường nhịn phụ nữ chứ? - Muốn người khác tôn trọng mình thì mình hãy tự trọng trước đã. Hơn nữa, tôi không có thói quen nhường nhịn kẻ ngang ngược dù kẻ đó là phụ nữ. Cô gái bị Kiệt nói như tát nước vào mặt, có vẻ phát bực, nàng trừng mắt: - Vậy anh muốn gì? - Tôi muốn cô lịch sự và công bằng. Đến sau thì đứng sau. Cô gái dắt xe lùi lại một bước: - Được, tôi nhường anh đó. - Tôi không cần cô nhường. Nếu cô đến trước tôi thì tôi sẵn sàng đứng sau cô. Cô gái bĩu môi nhìn sang chỗ khác: - Tôi không có thời giờ cãi lý với anh, người đâu mà thấy ghét. Kiệt nhún vai, rồi không chú ý đến cô gái nữa, lẳng lặng dắt xe nhích dần lên phía trước. Gởi xe xong, Kiệt vào bệnh viện và đi thẳng đến phòng trực. Bác sĩ Hòa đang làm việc thấy Kiệt vào liền nở nụ cười vui vẻ. - Kiệt đấy à? Về Sài Gòn hồi nào vậy? Kiệt chào rồi đáp: - Con về lúc tối hôm qua. Sáng nay con đến nhà biếu thầy gói trà, nghe cô bảo hôm nay thầy trực ở đây ... Bác sĩ Hòa gật gù nhìn Kiệt với ánh mắt âu yếm. Kiệt chẳng những là người học trò giỏi nhất của ông khi trước mà lại còn là người học trò duy nhất thường xuyên đến thăm ông kể từ sau ngày tốt nghiệp. Những người học trò khác, hầu như đều không còn giữ được tình nghĩa như Kiệt. Bởi vậy, đối với Kiệt, bác sĩ Hòa luôn luôn dành cho chàng một tình cảm yêu thương, trìu mến. Ông xem Kiệt không khác gì con mình, và Kiệt vốn mồ côi cha từ nhỏ, cũng tôn kính thầy học của mình bằng tấm lòng của một người con đối với cha. Đợi Kiệt ngồi, bác sĩ Hòa nói: - Con về Sài Gòn để nghỉ phép hay còn có việc gì khác? Kiệt mỉm cười: - Con về để nghỉ phép. Nhưng mà là nghỉ phép dài hạn không lương. Bác sĩ Hòa trố mắt: - Nghĩa là con đã nghỉ việc rồi? Kiệt gật đầu, rồi vắn tắt kể lại mối hiềm khích của cấp trên đối với chàng. Bác sĩ Hòa nghe xong, chép miệng: - Con vẫn chứng nào tật nấy, cái tính ngang bướng không biết đến khi nào mới bỏ được. Kiệt cười nhẹ. - Con nghe lời thầy dạy con mà. Chẳng phải thầy đã từng bảo con đừng bao giờ làm cọng cỏ uốn mình theo chiều gió, mà hãy làm cây thông đứng sững giữa trời hay sao? Bác sĩ Hòa tủm tỉm cười theo: - À, té ra bây giờ con đổ lỗi chuyện đó cho thầy hả? Kiệt khẽ lắc đầu: - Thật sự thì làm việc ở một môi trường như vậy, con cũng không thấy hứng thú gì. Nếu còn tiếp tục làm việc trên đó, không khéo lại bị qui chụp lỗi này lỗi nọ thì khổ. Bởi vậy, con thấy rút lui trước là tốt đẹp hơn hết. - Bây giờ về Sài Gòn con định làm gì? Kiệt trầm ngâm: - Con cũng chưa biết nữa. Có lẽ con phải chịu cảnh thất nghiệp một thời gian. Bác sĩ Hòa suy nghĩ, rồi sực nhớ ra một việc: - Thầy có việc cho con làm rồi. Chẳng biết có lâu bền hay không, nhưng tạm thời cũng đỡ cảnh ngồi không, rách việc. Việc này hợp với chuyên môn của con lắm. - Việc gì hả thầy? Bác sĩ Hòa thuật lại cho Kiệt nghe về đề nghị của ông Phong lúc nãy, rồi nói thêm: - Nếu con chịu nhận công việc này, thầy sẽ giới thiệu con với ông ấy. Con nghĩ sao? Kiệt hơi nhướng mày, đoạn tươi cười: - Còn nghĩ sao nữa? Con đang buồn ngủ mà gặp chiếu manh thì nhất rồi, xin cám ơn thầy. Bác sĩ Hòa nheo mắt: - Với thầy mà con cũng còn khách sáo nữa sao? Thôi, đi gặp ông Phong với thầy. Kiệt gật đầu, vui vẻ đứng lên cùng bác sĩ Hòa rời khỏi phòng trực. Ông Phong nhìn cô gái mặc áo pull vàng đang đứng bên giường Uyên, nhỏ nhẹ nói: - Con đừng lo, em con nó không sao đâu, chỉ hơi mệt một chút thôi. Cô gái mím môi, thở dài áy náy, Bà Phong nguýt: - Trâm, con đã thấy tai hại chưa? Biết tính em con nó hay tò mò, vậy mà xem phim xong không chịu cất đi, cứ để lồ lộ ra đó. Lại gặp ngay cái phim kinh dị mới chết chứ. Cô gái tên Trâm nhăn mặt: - Cuộn phim đó con đem về nhưng đã coi đâu. Vả lại, bà cho thuê phim bảo phim đó là phim hài, con đâu có dè ... Bà Phong gắt: - Còn cãi nữa à? Đợi đến khi con dè được thì em con nó ... - Thôi bà đừng có la con nữa - Ông Phong can thiệp - Ai mà lại chẳng có lúc vô ý? Hơn nữa, Trâm nó cũng đâu có biết phim đó là phim kinh dị. - Không biết là phim gì nhưng cũng phải cẩn thận một chút chứ. Con gái lớn, hai mươi mấy tuổi rồi, vậy mà cứ vô tâm vô tính. Việc nhà thì khác, việc chú bác thì siêng, suốt ngày lông bông ngoài đường lo chuyện bao đồng. Trâm cãi mẹ: - Con lo chuyện bao đồng hồi nào? Con đi học kia mà. Bà Phong trề môi: - Phải, học! Thế thì mấy trò công tác xã hội xã hiếc gì đó, không phải là chuyện bao đồng hả? - Dạo này con đâu có đi làm công tác xã hội nữa mà mẹ nói , con cũng giúp mẹ là chuyện nhà vậy. Bà Phong lườm: - Ừ, may mà mấy tháng nay không có nơi nào bị lũ lụt hay hỏa hoạn nên tôi mới có phúc được con gái tôi giúp làm việc nhà. Ông Phong nhìn vợ, khẽ gắt: - Tôi bảo thôi đi mà, có nghe không? Ở đây là bệnh viện chứ đâu có phải ở nhà. Trâm khoanh tay đứng im, mắt lơ đãng nhìn ra cửa sổ. Bà Phong cũng thôi không nói nữa, quay sang vuốt tóc Uyên đang nằm thiêm thiếp trên giường. Bỗng Uyên cựa mình, rồi mở mắt ra: - Ba, sao ba chưa đưa con về? Ông Phong lật đật: - Ừ, ráng đi con. Thế nào rồi ba cũng đưa con về mà. Thấy Uyên đã tỉnh, Trâm bước lại: - Uyên đã khỏe chưa? Muốn ăn gì không chị đi mua cho. Xí muội nhé? Uyên nhìn Trâm, rồi ngoảnh sang chỗ khác bĩu môi: - Em không ăn gì hết. Dường như không để tâm tới thái độ đỏng đảnh của Uyên, Trâm nhẹ nhàng ngồi xuống bên giường. - Uyên à, chị đã dặn em là đừng bao giờ lén coi sách báo, phim ảnh của chị, vậy mà sao em không chịu nghe? - Em không muốn nghe. - Sao vậy? Em cũng biết là chị dặn em những điều đó đó chỉ vì muốn tốt cho em thôi mà. Uyên lắc đầu, môi vẫn trề ra: - Tốt cái gì mà tốt? Tại sao chị coi được những thứ đó, còn em thì không? Em cũng hai mươi tuổi rồi chứ đâu phải con nít mà cứ bắt em coi truyện nhi đồng với phim hoạt họa hoài? Ông Phong xen vào: - Coi kìa, Uyên, sao lại nói vậy? Con khác, chị con khác chứ. Uyên giãy nãy: - Khác cái gì? Chị Trâm hơn con có hai tuổi, vậy mà chị ấy muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, muốn đọc muốn xem gì cũng được ... Còn con, đụng tới cái gì cũng bị cấm, bị cản ... Trâm dịu dàng cầm tay em: - Uyên, bây giờ em đang bệnh nên phải bị bó buộc một chút, mai mốt em khỏi rồi, thì em cũng sẽ được như chị thôi. - Em muốn được như chị ngay bây giờ. Em đã khỏe rồi mà. Trâm cười lắc đầu: - Chưa khỏe đâu. Nếu em khỏe rồi thì em đâu cần phải nằm đây? Uyên giật tay mình ra khỏi tay Trâm, cau có: - Em đâu có muốn nằm đây hồi nào? Em muốn về nhà từ nãy giờ kia mà. Dứt lời với Trâm, Uyên lập tức quay sang níu tay ông Phong: - Ba, con muốn về. Đưa con về đi ba. - Từ từ, con. Ngày mai ba đưa con về. Uyên vùng vằng, giãy đạp trên giường: - Con muốn về liền bây giờ. - Uyên, nghe lời ba đi ... - Con không nghe, ba phải đưa con về liền. - Thì mai ba sẽ đưa con về ... Uyên lắc đầu rồi bất thần chụp cái gối liệng xuống đất và hét: - Không có ngày mai gì hết. Ba phải đưa ... Ông Phong vòng tay ôm lấy Uyên, vỗ về: - Uyên, đừng có làm như vậy, con. Chịu khó nghe lời ba. Uyên xô mạnh ông Phong ra, rồi hét lớn hơn nữa: - Tại sao ba không nghe lời con? Con muốn về kia mà ... Ông Phong bị xô bất ngờ lảo đảo ngã ngữa ra giường. Trâm từ nãy giờ đứng yên chứng kiến cảnh Uyên làm nũng với ba, tuy đã quá quen mắt nhưng vẫn cảm thấy khó chịu vô cùng. Bây giờ, thấy hành động hỗn xược của Uyên, nàng nhịn hết nổi. - Uyên, tại sao em dám xô ba như vậy? Em quá đáng lắm rồi đó nghe. Uyên trừng trừng nhìn chị: - Em muốn về nhà. Trâm trừng mắt nhìn lại: - Không về nhà gì hết, em phải ở lại đây để dưỡng bệnh. - Chị Trâm, em không muốn chị la lớn như vậy với em ... Giọng Trâm có vẻ gay gắt: - Dẹp mấy cái muốn của em đi. không phải em muốn gì là cũng nằng nặc đòi mọi người phải chiều em cho bằng được. Lớn rồi phải biết suy nghĩ chứ. Uyên sững sờ, quay sang bà Phong, mếu máo: - Mẹ, coi chị Trâm la con kìa ... Bà Phong ôm vai Uyên, đoạn nhìn Trâm xẳng giọng: - Trâm, sao con dám lớn tiếng với em con như vậy? Con không sợ nó xúc động sao? - Nhưng nó hỗn với ba quá, con chịu không nổi. - Nó hỗn với ba thì để ba mẹ la nó, còn con thì không được. Trâm run giọng: - Con là chị của nó mà không có quyền la nó hay sao? Ông Phong lúc này đã ngồi lên, nghe giọng nói của Trâm đầy uất ức nên ôn tồn bảo: - Dĩ nhiên là con có quyền la nó chứ, nhưng em con trong người không được khỏe nên mỗi khi nói với nó con phải lựa lời mới được. Trâm chưa kịp nói gì thì bà Phong đã cau mặt: - Nó mà biết lựa lời cái gì? Nó đâu cần biết em nó bệnh hoạn như thế nào đâu. Mười lần con Uyên lên cơn thì đã hết chín lần là do nó gây ra rồi. Uyên đang ngồi yên cho mẹ Ôm, bỗng dưng duỗi hẳn người ra, nhăn nhó rên: - Mẹ Ơi, sao tự nhiên con thấy mệt và tức ngực quá ... Bà Phong lật đật: - Sao hả con? Nằm xuống đi, nằm xuống đi ... Mẹ kêu bác sĩ nhé ... - Mẹ Ơi, con khó thở quá ... Bà Phong cuống cuồng: - Chết ... khó thở nữa hả con? Ông ... bác sĩ... kêu bác sĩ mau ... Uyên yếu ớt đưa cánh tay lên ngăn lại: - Đừng kêu bác sĩ ... con sợ bác sĩ lắm ... Mẹ Ơi, ba ơi .. chân con lạnh ... Bà Phong cấp tốc tung chăn đắp lên người Uyên. Uyên thở khò khè, nghiêng đầu sang một bên, mắt nhắm nghiền mệt mỏi. Bà Phong đợi một lúc, thấy Uyên đã nằm yên, liền nhìn Trâm quắc mắt: - Đó, là nó nữa đi, mắng nó nữa đi ... Hừ, làm chị gì mà vô tâm hơn cả người dưng nước lã. Trâm mím môi thật chặt: - Được rồi, được rồi ... lỗi của con hết ... Bây giờ con về để khỏi làm gai mắt nó. Ông Phong nắm tay Trâm lại: - Trâm, không phải ba mẹ đổ lỗi cho con nhưng ... Trâm hờn dỗi: - Con hiểu rồi. Từ giờ trở đi con sẽ thưa gởi mỗi khi nói chuyện với nó. Rút tay ra khỏi tay ông Phong, Trâm hậm hực bước nhanh ra cửa với những dấu hỏi không vui trong đầu. Uyên đã nhiều lần làm cho nàng không hài lòng nhưng chưa lần nào phải bực tức như lần này. Qúa lắm rồi! Nó biết cả nhà thương nó, chiều chuộng nó, sợ nó lên cơn nên nó càng ngày càng tỏ ra quá quắt. Đồng ý là phải nhỏ nhẹ với nó, nhưng cũng tùy từng chuyện chứ. Ba mẹ làm như vậy chỉ khiến nó hư thêm thôi. Hồi nãy Trâm la nó đâu có nặng nề, thế mà nó đã vật mình vật mẩy làm như sắp chết đến nơi. Có bao giờ nó lên cơn mà nói được nhiều như hồi nãy đâu? Còn con mắt nó nữa. Rõ ràng là tỉnh bơ, không có vẻ thất thần như những lần trước. Hừ, con nhỏ này bây giờ biết đóng kịch rồi. Nhưng đừng hòng! Nó chỉ lừa được ba mẹ chứ không lừa được Trâm đâu. Thế nào cũng có ngày Trân lật tẩy nó ra cho mọi người biết ... Kể ra, nó bệnh hoạn và bị cấm đoán đủ thứ thì cũng đáng thương thật. Mình cũng thương và tội nghiệp em lắm, nhưng chẳng hiểu sao, không thể chịu nổi những cái trò quá đáng của nó. Và mẹ nữa, không biết vì lý do gì mà mẹ luôn kiếm chuyện trách mắng Trâm. Mẹ làm như Trâm không phải là con của mẹ vậy. Ôi, bực quá! Vừa đi vừa suy nghĩ lan man, Trâm đã tới hành lang dẫn tới cổng bệnh viện. Cô cúi rẽ ngang với những bước chân đầy bực dọc. Trâm bất ngờ đâm sầm vào người đang đi ngược chiều. Dội ngược và lảo đảo mấy bước, Trâm mới gượng đứng lại được. Trước mắt nàng không phải một, mà là hai người đàn ông. một người đứng tuổi, mặc áo blouse trắng, còn người kia là một thanh niên đang dưa tay xoa mũi, và nhăn nhó vì đau. Chẳng khó khăn gì, Trâm nhận ra chàng trai bị nàng đụng phải, chính là người đã đôi co với nàng ở bãi giữ xe. Trâm trố mắt: - Ủa, là anh à? Người thanh niên nhận ra Trâm, cũng tròn mắt ngỡ ngàng: - Lại là cô nữa à? Sẵn đang bực mình, Trâm gắt gỏng: - Ừ, tôi đây. Hôm nay không hiểu là ngày gì mà xui xẻo quá, đi đâu cũng đụng phải cái mặt anh. Người thanh niên cau có: - Cái cô này đúng là kém văn hoá! Cô đi hùng hục không nhìn ai, đụng nhằm người tôi đã không xin lỗi mà lại còn trách ngược. Cơn bực sôi sục trong lòng Trâm, nhưng biết mình có lỗi, Trâm đành cố nhịn: - Được rồi, chuyện gì cũng chỉ mình tôi lỗi thôi. Xin lỗi anh, xin lỗi cả ông này nữa. Nàng hướng về người đàn ông đứng tuổi mặc áo blouse trắng mà nàng đoán là một bác sĩ khẽ gật đầu tỏ ý xin lỗi, rồi quay lại người thanh niên: - Tôi đã xin lỗi rồi đó. Bây giờ tôi đi được chưa? - Cô muốn đi đâu thì cứ đi, ai mà cản. Thôi, tạm biệt. Trâm bĩu môi: - Vĩnh biệt luôn thì có. Tôi không hề mong muốn gặp lại cái mặt anh. Người thanh niên cau mày: - Cô tưởng tôi mong gặp lại một người đanh đá như cô lắm sao? - Anh bảo ai đanh đá? Còn anh, anh là cái thứ gì? Thô lỗ, bất lịch sự ... Chàng trai đỏ mặt toan trả đũa nhưng bác sĩ Hòa đã nắm tay kéo chàng đi: - Thôi Kiệt, hơi đâu mà cãi nhau với người ta. Mình đi đi con. Kiệt hậm hực trừng mắt nhìn Trâm một lần nữa rồi rồi nối bước theo bác sĩ Hòa. Đáp lại ánh mắt của Kiệt, Trâm cũng chống nạnh và quắc mắt nhìn trả cho đến khi Kiệt với bác sĩ Hòa khuất hẳn sau hành lang. Về nhà, vừa bước vào phòng khách, Trâm đã bi. Dũng chận lại hỏi: - Uyên có bị gì không, Trâm? - Nó khỏe rồi. Trâm đáp gọn, rồi gieo mình xuống ghế. Dũng vào theo, ngồi đối diện: - Uyên khỏe rồi thì tại sao lại chưa về? - Nó nằng nặc đòi về, nhưng bác sĩ bảo phải ở lại vài ngày để theo dõi. Dũng thở dài, không hỏi nữa nhưng trên mặt hiện lên vẻ lo lắng, bần thần. Nhìn Dũng, Trâm bất giác cảm thấy tội nghiệp. Dũng là con một người bạn thân đã qua đời của ông Phong. Nhà Dũng ở dưới quê, đông anh em nhưng rất có nề nếp. Dũng đang học năm cuối đại học Bách Khoa, trọ tại nhà Trâm từ ba năm nay. Ông Phong vì cảm nghĩa người bạn cũ nên xem Dũng như con ruột của mình. Ông dành cho Dũng một căn phòng riêng trong nhà và không chịu nhận một phí tổn ăn ở nào. Dũng, trước nghĩa cử của ông Phong, cũng tỏ ra rất cảm kích. Dũng kính trọng ông bà Phong, hòa nhã và nhường nhịn chị em Trâm. Anh vô cùng ý tứ trong sinh hoạt hằng ngày. Tính tình của Dũng, dần dần đã khiến cho Trâm và bà Phong có thiện cảm, coi Dũng gần như là một thành viên của gia đình. Chỉ trừ Uyên, không hiểu Uyên đã có những ý nghĩ gì, song nàng luôn nhìn Dũng với ánh mắt khó chịu. Dũng càng cô tỏ ra hòa nhã, thận thiện với Uyên bao nhiêu, Uyên lại càng xa lánh và đố kỵ bấy nhiêu. Chưa bao giờ Trâm thấy Uyên cười hoặc nói với Dũng một câu nhỏ nhẹ thân mật. Và cũng chưa bao giờ Trâm thấy Dũng tỏ ra một vẻ gì bất mãn về Uyên. Với Uyên, dường như Dũng hiểu được tâm tính thất thường của nàng nên Dũng sẵn sàng gạt bỏ tự ái, thường dành cho Uyên cảm tình đặc biết hơn hẳn tình cảm Dũng dành cho ông bà Phong và Trâm. Bây giờ, nhìn vẻ quan tâm của Dũng, Trâm xúc động và bỗng dưng cảm thấy tự xấu hổ. Dũng chỉ là người dưng, vậy mà còn tỏ ra lo lắng ái ngại cho Uyên, trong khi mình là chị ruột nó, lại nghĩ đến nó bằng những ý nghĩ đầy bực bội, tức giận. Trâm ơi! Mi xấu quá, mi tồi quá! Mi đi làm công tác xã hội, mi thông cảm nỗi khổ của những kẻ bất hạnh, thế mà mi lại dửng dưng với nỗi bất hạnh của em, mình. Uyên bị bệnh tim bẩm sinh, tính mạng của nó có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Nó hiểu điều đó nên nó mới sinh ra mặc cảm và đâm ra có tâm tính bất thường, mình biết như vậy mà tại sao mình vẫn còn đố kỵ với nó? Có phải mình ghen với nó vì thấy nó được ba mẹ thương yêu và chăm sóc hơn mình? Nếu thế thì mình đúng ra đồ tồi, đồ ích kỷ. Giả sử mình là Uyên, có lẽ mình còn nhõng nhẽo và bẵng tính hơn nó nữa kìa. Phải sửa đổi đi, Trâm ... Dũng ngồi lặng thinh một lúc, đoạn nhỏ nhẹ hỏi: - Uyên ở phòng số mấy vậy Trâm? Tôi muốn vào thăm cô ấy. Trâm nói số phòng. Dũng gật đầu, đứng đi ra ngoài lấy xe. Trâm ngẫm nghĩ, rồi nói theo: - Anh Dũng, chờ Trâm một chút. Lấy một tờ 5000 đưa cho Dũng, Trâm tiếp: - Anh mua giùm một gói ô mai hay xí muộn gì đó, đem vào cho Uyên, bảo là của Trâm gởi nha. Dũng đi rồi, Trâm về phòng riêng thay đồ và chải lại mái tóc. Cái lược vừa chạm đầu đã gây cho Trâm một cảm giác đau nhức. Trâm nhăn mặt và lập tức nhớ đến "gã thô lỗ" mà nàng đã đụng đầu lúc sáng. Sao trên đời này lại có người dễ ghét đến thế được nhỉ? Người gì đâu mà tính tình hung hăng, lúc nào cũng chỉ chực gây gổ với người khác .. Chả bù với mấy anh chàng ở trong trường, luôn galăng, dịu dàng, không bao giờ dám nói những câu bất nhã với mình. Còn cái gã ... gã .. gì nhỉ ? À, phải rồi, Kiệt ... Gã Kiệt này đúng là một mẫu người kém văn hóa, bất lịch sự, cộc cằn, thô lỗ ... Cầu trời đừng bao giờ cho mình gặp phải hạng người như vậy một lần nữa ... Hừ! với mấy anh chàng ở trong trường, luôn luôn galăng, dịu dàng, không bao giờ dám nói một câu bất nhã với mình...Con cái gã...gã...Tên gì nhĩ ?... À, phải rồi, Kiệt... Gã Kiệt này đúng là mẫu người kém văn hóa, bất lịch sự, cộc cằn, thô lỗ... Cầu trời đừng cho mình gặp phải hạng người như vậy một lần nữa... Hừ !