Chương 1

Bảo trìu mến nhìn đứa cháu gái:

- Dạ Thảo à! Anh Mỹ chủ nhà đây là bạn thân của ba con. Con cứ yên tâm ở đây học hành, thỉnh thoảng cậu sẽ lên thăm con.

Nhìn căn nhà sang trọng với những người thật xa lạ Thảo mới nhận ra cảm giác lẻ loi của mình. Muốn khóc lắm, nhưng nàng cố nén lại.

- Cậu yên tâm đi. Con không sao đâu mà.

Ông bà Mỹ từ nãy giờ vẫn mỉm cười nhìn 2 cậu cháu Thảo bịn rịn chia tay nhau. Mà không bịn rịn sao được, khi Thảo đã sống với cậu 10 mấy năm trời. Giờ nàng đậu đại học, buộc lòng đến thành phố này, nên xa lạ với tất cả mọi thứ.

Và cuối cùng thì giờ chia tay cũng đã đến. Bảo dặn dò:

- Thôi, ở lại ráng học hành cho tốt. Khi nào tiện, con hãy sắp xếp về quê thăm cậu.

Thảo cắn môi, cố lấy giọng bình thường.

- Con đã trồng cây hoa tím ở trên mộ của ngoại, cậu nhớ tưới nước dùm con.

Nói đến đây, Thảo nghẹn ngào. Thấy vậy, Bảo chọc:

- Năm nay con đã gần 20 rồi đó nhé. Đừng mít ướt như vậy, người ta cười cho.

Tiễn cho đến khi Bảo lên Honda ôm và mất hút vào dòng người, Dạ Thảo mới quay vào. Nàng cảm thấy bơ vơ giữa cảnh ồn ào náo nhiệt nơi đô thị phồn hoa này.

Thấy Thảo trở vào, bà Mỹ ân cần:

- Con lên phòng nghĩ đi. Hơn nữa ngày đường, chắc đã mệt mỏi lắm rồi.

- Da.

Thay quần áo xong, Dạ Thảo nằm duỗi đôi chân dài trên chiếc giường đôi rộng rãi kê sát tường. Sau 1 lúc, nhận ra giấc ngủ không dễ dàng đến với mình, Thảo xoay ngưỜi, ôm chiếc gối dài gần bằng nàng, rồi áp má vào đó. Chợt trông thấy 1 khung ảnh được đặt giữa 2 chồng sách trên bàn, Dạ Thảo chồm người lên, tò mò với lấy.

Trong ảnh là 1 chàng trai cao lớn, có khuôn mặt quen quen. Anh ta đang đứng trước 1 cao ốc, tay cầm chiếc áo khoát, cười tươi tắn.

Có lẽ là con trai của bác Mỹ -- Dạ Thảo suy nghĩ 1 chút rồi kết luận, tuy nàng chưa nhận ra sự liên quan nào giữa khuôn mặt chàng trai trong ảnh với ông bà chủ nhà.

Trong luc' đó thì tại phòng khách, Ái Liên nũng nịu ngả đầu vào vai bà Mỹ:

- Mẹ Ơi! Vậy là chị Dạ Thảo sẽ ở luôn trong nhà mình hả mẹ?

- Ừ. Con có ý kiến gì không?

Nghe mẹ hỏi, Ái Liên phụng phịu:

- Còn gì nữa mà ý kiến. Dù sao thì ba mẹ cũng đã đồng ý rồi còn gì.

Liếc nhìn chồng đang chăm chú đọc báo, bà Mỹ trách nhẹ:

- Con nói thế, chị Thảo nghe được sẽ buồn đó. Cách nói của con như có ý không vui khi chị Thảo đến đây vậy.

- Đâu có, đâu có -- Ái Liên xua tay lia lịa -- Chị Thảo đến đây, con càng vui chứ sao. Chỉ có điều... không nghe ba mẹ nói trước chuyện ấy với con.

Thật ra, từ nãy giờ, ông Mỹ vẫn nghe cuộc trò chuyện của vợ con. Nghe đến đây, ông chen vào:

- Có nghĩa là nó bắt lỗi em với anh đó.

Ái Liên lè lưỡi ra cười 1 cách lém lỉnh:

- Con đâu dám.

Bà Mỹ cốc nhẹ lên đầu con gái:

- Con có ngán ai đâu mà không dám cơ chứ.

Vẫn chưa thỏa mãn với những gì đã nói, Aí Liên tiếp tục hỏi:

- Mẹ Ơi! Chị Dạ Thảo hổng có ba mẹ hả mẹ?

- Sao lại không? -- Bà Mỹ vuốt tóc đứa con gái cưng 16 tuổi, cười -- Ai ở trên đời cũng có ba mẹ cả, chỉ có điều chị Thảo không được may mắn là còn có ba lẫn mẹ săn sóc.

- Vậy ba mẹ chị ấy đâu hả mẹ?

- Ba chị ấy mất sớm, còn mẹ chị ấy nghe đâu bị tai nạn giao thông cũng đã qua đời rồi.

Ái Liên cau mày:

- Tại sao mẹ lại dùng chữ "nghe đâu", giống như không được chắc chắn lắm hả mẹ?

Bà Mỹ phì cười, thừa nhận là cô con gái rất tinh ý:

- Đúng rồi. Cả gia đình nội, ngoại của chị Thảo đã không tìm được xác của mẹ chị ấy, vì xe lật xuống đèo sâu lắm.

Ái Liên lặng đi 1 lúc, rồi thở dài:

- Tội quá mẹ hả Không biết bà ngoại với cậu Bảo của chị Thảo có thương chị ấy nhiều không hở mẹ?

Ông Mỹ bỏ tờ báo trên bàn, gỡ cặp kính trắng ra nhìn cô con gái, nói:

- Tất nhiên là thương rồi. Nhưng bây giờ, sau khi ngoại chị Thảo mất, chị ấy chỉ còn có cậu Bảo là ruột thịt mà thôi.

Bà Mỹ tiếp lời chồng:

- Ba của chị Thảo trước đây là bạn thân của ba con. Vì vậy, kể từ đây, cả nhà mình phải xem chị Thảo là người thân trong gia đình, thương yêu, và giúp đỡ chị ấy học hành. Phần con, con nên xem chị Thảo như chị ruột vậy. Con hiểu không?

Ái Liên cười lém lỉnh:

- Vậy còn anh Hai, ảnh sẽ xem chị Dạ Thảo là gì?

Bà Mỹ nghiêm mặt:

- Con nhỏ này! Chị Thảo lớn tuổi hơn con và lại nhỏ tuổi hơn anh Hai thì là em gái của anh Nguyên và là chị của con chứ sao nữa.

- Vậy là nhà mình có thêm chị Ba.

Ông Mỹ sửa lại:

- Con có thêm chị Ba chứ.

Ái Liên vỗ tay:

- Hay lắm. Ba mẹ có định tổ chức ăn mừng không?

Bà Mỹ mỉm cười nhìn chồng. Thấy ông Mỹ gật đầu, bà nói:

- Được thôi, nhưng phải chờ anh Nguyên con về nước đã.

Ái Liên dẩu môi, phụng phịu:

- Anh Hai tới tháng 10 mới về.

- Thì có sao đâu. Chỉ 1 tháng nữa thôi, chẳng lẻ con chờ đợi không được? -- Bà Mỹ hỏi.

Biết không thể nào khác được, Ái Liên đành cười cầu hòa:

- Thì cũng... được. Nhưng hơi lâu.

Ông Mỹ mắng yêu:

- Con gái mà xấu tánh ghê chưa.

Dạ Thảo đứng ngắm mình trong gương. Có một đôi mắt to, tron` và long lanh như hai hạt nhãn đang nhìn nàng. Xoay một chút, chiếc áo thun ngắn tay màu đen ôm lấy thân hình với những đường cong quyến rũ. Vậy đó, Thảo vẫn chưa hay mình đẹp và không hề biết õng ẹo làm duyên. Mọi cử chỉ, lời nói của Thảo đều rất giản dị, tự nhiên và lại đáng yêu vô cùng.

Mở toang cánh cửa sổ, từ trên lầu nhìn xuống. Dạ Thảo có thể nhìn thấy hai chiếc xà đơn, xà đôi thấp thoáng trong bóng mát của những cây nhãn, cây vú sữa xum xuệ Ái Liên khoe, đây là "vũ khí" thể dục của anh Đình Nguyên, một bác sĩ giỏi đang đi dự một cuộc hội thảo ở nước ngoài.

Không biết tình cờ hay cố ý, Thảo đã được sắp xếp ngủ ở căn phòng trước đây là của anh chàng ấy.

Trưa nay, thấy buồn vì ông bà Mỹ đã đến làm việc ở bệnh viện, Liên thì đi học, Thảo đi ra vườn, mang theo vợt bóng bàn.

Giơ cao tay cầm vợt, Thảo đập mạnh. một trái, hai trái nhưng đến trái thứ 3, bóng chạm mạnh vào mặt bàn khô khốc rồi lại bật tung lên, vọt wa lưỚi, bay hẳn ra ngoài sân. Thảo đuổi theo, wả bóng lăn đến mí viền khoảnh sân hẹp. Thảo cúi xuống, mái tóc từ nảy giờ búi cao chợt xổ tung ra.

- Ôi, tóc ơi!

Thảo kêu lên và bới lại mớ tóc gọn gàng trên đầu, những ngón tay mềm mại khéo léo trông thật haỵ Xong, nàng xoay người định đưa tay nhặt wả bóng.

- Ôi! Cái gì vậy?

Thảo rú lên như gặp mạ một đôi chân trong đôi giày đàn ông bóng loáng đang đứng cạnh gốc cây bùm sụm cách đó không xa.

- Anh là ai vậy? Sao không bấm chuông?

1 đôi mắt cũng đang mở to nhìn nàng, vẻ ngạc nhiên không kém gì nguoì đối diện.

Thảo trấn tỉnh lại. Trước mặt cô một thanh niên cao lớn, tay mang một vali tọ Nhìn đôi mắt sáng, chiếc mũi thẳng trên khuôn mặt rộng. Thảo ngờ ngợ nhận ra một vẻ gì đó quen quen, nhưng nàng không kịp nhớ ra là đã gặp ở đâu.

Nguoì thanh niên có lẽ mau lấy lại vẻ bình thản hơn nàng. Anh ta tiến đến thềm nhà, rồi ngồi phịch xuống đó. Thảo vội đi theo như một người trông nhà đầy cảnh giác.

Trong khi đó, anh chàng nhìn nàng thêm một lúc, rồi hỏi:

- Cô bé là gì ở nhà này?

Hơi bất mãn vì bị gọi là "cô bé", nhưng Thảo không thể không lên tiếng. Tuy nhiên, nàng tìm cách để bắt bẻ lại:

- Câu hỏi đó dành cho anh mới phải. Anh là ai?

Anh chàng hơi nghiêng đầu, mắt nheo lại như có nụ cười:

- Tôi hả Tôi là người rất thân thiết ở gia đình này.

- Vậy... anh đến đây để... thăm hai bác phải không?

Hỏi xong, Thảo thấy mình có vẻ lẩm cẩm. Nhưng anh chàng không để tâm lắm.

- Ừm. Được chứ?

- Tất nhiên là được rồi.

Đến lượt anh chàng gật gù.

- Thế còn cô bé?

Nhận thấy cái nhìn có một chút tinh wái trong ánh mắt của chàng trai, Thảo cảnh giác. Nàng định suy nghĩ thêm một chút nữa thì anh chàng lại cất tiếng:

- Cô có vẻ như là con... trong gia đình này vậy. Nhưng theo tôi được biết, nhà này chỉ có một cô con gái mới 16 tuổi thôi. Hay là...

- Ý anh muốn nói gì? -- Thảo hỏi một cách nghiêm nghi.

Chàng trai mỉm cười:

- Nhưng cô bé không giận chứ?

- Việc gì tôi phải giận.

- Được. Cô bé không phải là con gái của ông bà chủ nhà, nhưng có vẻ thận trọng, cảnh giác, làm cho tôi có ý nghĩ cô như là một thành viên rất quan trọng của gia đình.

Cảm thấy khó hiểu, Thảo cau mày:

- Vậy là sao?

Chàng trai chỉ mỉm cười, nhìn Thảo.

Cái nhìn làm cho nàng không khỏi bối rối. Tuy nhiên, nàng vẫn không quên vai trò hiện tại của mình. NGhĩ vậy, nàng rành rọt nói:

- Cám ơn sự thăm viếng của anh. Nhưng hiện giờ cả nhà không có ai ở nhà cả. Phiền anh buổi chiều hãy quay trở lại.

Chàng trai lại gật gù.

- Tôi hiểu mà. Nhưng tôi vừa đi một đoạn đường xa lắm, giờ mệt rồi. Xin cô chủ nhà vui lòng cho tôi ngồi ở đây một lát nhé?

- Tôi đã nói tôi không phải là cô chủ.

Lại cái nhìn có một chút tinh nghịch trong đôi mắt sáng của chàng trai:

- Hay là cô... dâu?

Thảo la lên:

- Ợ Anh nói bậy.

Chàng trai cười nho nhỏ. Thảo nhận ra đó là một nụ cười đẹp, với hàm răng đều, chắc chắn:

- Vậy thì... xin lỗi.

Mỗi lúc, Thảo càng cảm thấy mình thật phiêu lưu khi cứ đứng trò chuyện theo kiểu này với nguoì đàn ông lạ, mặc dù trông nét mặt, dáng dấp không có vẻ gì là kẻ xấu. Trên đời này, có nhiều chuyện bất ngờ lắm.

Nghĩ vậy, giọng nàng cương quyết hơn:

- một lần nữa, xin lỗi anh. Anh vui lòng... rời khỏi đây giùm.

Nét mặt chàng trai trở nên thất vọng. Nhưng anh ta vẫn không có vẻ gì chuẩn bị để rời khỏi chỗ:

- Vậy à! Đáng tiếc quá.

Hơi áy náy, Thảo nói:

- Xin anh thông cảm cho, bởi vì...

Bỗng một tiếng reo làm cắt ngang câu nói của Thảo:

- A! Anh 2! Anh hai về.

Liên chạy ào tới, níu lấy cánh tay anh trai, miệng líu lo:

- Anh về, sao không báo trước để nhà ra sân bay đón?

Thì ra anh ta là Đình Nguyên, anh trai của Liên. Vậy mà... Thảo luống cuống không biết phải nói gì, mặt mỗi lúc mỗi đỏ nhừ.

Lúc đó, Nguyên vừa gỡ tay em gái, vừa liếc về phía Thảo. Anh hạ giọng một chút nhưng nàng vẫn nghe rõ mồn một:

- Ê, con nhỏ! Anh đâu có biến mất ma1 giữ chặt wá vậy? Ở nhà mình nay đã có... thêm một nguoì nữa ha?

Liên như sực tỉnh, vỗ tay reo:

- A! Em quên. Anh hai biết không? Đây là chị Thảo, con của...

Nguyên gật gù, ngắt lời:

- Con của bác Phú, bạn thân của ba phải không?

- Ợ Sao anh biết hay vậy?

- Ba mẹ có biên thư cho anh đó mà.

Liên nói với Thảo, giới thiệu theo cách của mình:

- Chị à! Anh hai em đó.

Như có ai nhét wả chanh vào miệng, THao không nói được tiếng nào. Tinh ý, Nguyên đỡ lời:

- Ừ. Anh và Thao đã biết nhau từ... hồi nảy giờ.

Liên sờ vào túi áo Nguyên, giọng nhõng nhẻo:

- Anh2 có mua wà cho em không?

- Có chứ -- Nguyên nhướng mày.

- Chị Thao nữa?

- Có luôn -- Nguyên trả lời, rồi xách vali đi về phía cầu thang, không quên nheo mắt nhìn Thao.

Liên lật đật chạy theo, giật áo anh, Nguyên quay lại, nạt:

- COn nhỏ này! Đòi gì nữa vậy?

- Anh nghĩ xấu cho em không hà -- Liên phụng phịu -- Em muốn hỏi là anh đi đâu vậy?

Nguyên trợn mắt:

- Thì... lên phòng dọn đồ đạc chớ đi đâu.

Liên nhìn ra sân, nơi Thao đang thu dọn vợt, lưới, bóng, chặc lưỡi:

- Khổ quá! Không hay diễn biến “chiến sự” gì hết. Phòng đó, ba mẹ đã sắp xếp cho chị Thao rồi. Anh ở phòng dưới này nè, ông 2.

NGuyen ngỡ ngàng:

- Vậy à! Thôi được -- Nguyên trao vali cho em gái -- Lấy đồ đạc trong đó ra giùm anh. Anh phải đi tắm cái đã. Nóng quá.

- Mẹ cưng anh hai nhất nhà -- Liên vừa lặt rau, vừa lên tiếng so đo -- Mới về hôm wa, hôm nay đã đãi tiệc linh đình.

Bà Mỹ cười và nhìn Thao ngồi cạnh đó rửa mực, như ngầm bảo: “Nó là vậy đó”, rồi bà lấy giọng thản nhiên:

- THương anh hai là phải rồi. Còn con ngày xưa nhặt ở gốc me, nên đâu có ruột rà thâN thiết với ai.

Liên lắc đầu, nũng nịu:

- Con không chịu mẹ nói vậy đâu à nhạ Rủi người ta nghe tưởng... thiệt thì sao?

- Thì mẹ nói thiệt chứ bộ giỡn với con sao? -- Bà My nghiêm giọng , nhưng mắt lại ánh lên nụ cười.

Thấy không ăn thua, Liên cuoì hìhì:

- Cũng được thôi. Vậy sau này ăn học thành tài, con tự đi tìm tương lai của con, tìm ba mẹ của con. Lúc ấy, mẹ đừng có khóc à nha.

Nhìn con gái, bà Mỷ lại nói với Thao:

- Con có nghe không Thao? Nó cảnh cáo trước với bác đấy.

Nãy giờ, Thao chỉ cười, tẩn mẩn làm công việc của mình. Mớ thịt nạc, tép bạc và râu mực đã được bằm nhuyễn để chuẩn bị dồn vào mực.

Còn Liên thì vẫn liến thoắng:

- Ở nhà này chỉ có ba là bênh mẹ, còn chị Thao thuộc về phe của con.

Thao cười:

- Nhưng mà hơi... yếu thế đó, Liên ạ CHị em mình cần phải thật là mềm dẻo, nếu không sẽ bị thiệt thòi nhiều quyền lợi lắm.

Bà My cho cua vào chảo mở nóng, mùi thơm bốc lên ngào ngạt:

- Ôi! Thơm wá.

NGuyen bước vào bếp, cánh mũi phập phồng. Nhìn anh trai, Liên nhanh nhẩu nói:

- À! Quên. Còn anh hai Nguyên nữa nè, chị Thao ơi. Bây giờ anh nói đi. Anh thuộc phe nào?

Nguyên ngơ ngác nhìn em gái:

- Em nói cái gì vậy?

- Có vậy mà cũng không hiểu -- Liên ra giọng tài lanh -- Ở nhà này ba mẹ một phe, em và chị Thao một phẹ Còn anh ở phe nào?

Nguyên bước lại gần mẹ, nhìn vào chảo cua, hít hà:

- Về phe mẹ chắc ăn hơn, có cua rang muối.

- Anh suy nghĩ kỹ chưa? -- Liên hỏi.

- Rồi. Chẳng lẽ còn có món nào ngon hơn sao?

Liên nhướng mắt, thừa nhận sự nhạy bén của anh trai:

- Anh nói không sai chút nào. Chị Thao còn một món hấp dẫn nữa.

- Vậy à! -- Nguyên nhìn nhanh về phía Thao. Nàng đang khâu lại những con mực đã nhồi thịt:

- Khoan, khoan -- Nguyên giơ cao một tay, ra dấu điều đình -- Hay là anh đăng ký ở phe trung lập, chịu không Thao?

Thao cười nhẹ:

- Thao dễ tính lắm, nhưng anh nên hỏi ý kiến của Liên xem sao.

- Không, không. EM không chịu đâu -- Liên la lên.

Vừa sắp cua lên đĩa xà lách xoong để sẵn, bà My vừa rầy con gái:

- Làm gì ong óng cái miệng vậy, con nhỏ này? Phải học hỏi chị Thao kìa, đằm thắm, nết na.

Thao chuẩn bị bếp để lăn dầu những con mực đã nhồi thịt, liền đở lời cho Liên:

- Liên vui tánh lắm bác ạ Con có muốn hồn nhiên như vậy cũng không được.

Liên vỗ tay reo:

- Đó, mẹ và anh hai thấy không? Chỉ có chị Thao là hiểu đúng về con thôi. Chị Thao ở đây luôn với em, đừng về quê nữa nha.

Thao cười, giấu nổi buồn vừa nhen lên. Nàng nhìn vào bếp lửa rồi tỉ mỉ nhúng từng con mực vào tô trứng đã đánh sẵn, sau đó lăn wa lớp bột mì, rồi bỏ vào chảo mỡ đang sôi. Trong không khí đầm ấm này, nàng chợt nhớ đến mái nhà của mình. Những ngày đó, Thao đã quán xuyến hầu hết các công việc nội trợ Đó là công việc rất đơn giản, nhưng đây hào hứng. THao luôn vui khi thấy ngoại và cậu Bao có được bữa ăn ngon.

- Món này chắc ngon lắm hả, Cỏ Đêm?

Thảo giật mình. Nguyên đang đứng bên cạnh, nàng có thể thấy rõ những bắp thịt cuồn cuộn, săn chắc ở hai cánh tay trần.

- Anh nói gì ạ?

- Món này chắc là ngon lắm hả -- Nguyên lặp lại.

- Còn nữa?

Nguyên nhướng mắt, đáp gọn:

- Cỏ Đêm.

- Anh nấu chè đổi tên nguoì ta từ lúc nào vậy? -- Thao cười khẽ, nhưng luôn tỏ ra nhạy cảm.

- Học khoa Văn, nhưng tại sao lại hỏi lạ vậy kìa? Dạ Thảo chẳng lẽ không phải là Cỏ Đêm sao?

- Anh hay lý sự lắm. Nhưng Thao thấy hơi lạ Tại sao anh không học trường Luật mà lại vào trường Y?

Nguyên nhún vai:

- Biết sao được, cuộc đời có những lối rẽ rất bất ngờ.

- Thí dụ như thế nào? Anh nói rõ một chút đi. Thao tối dạ lắm.

- Có gì đâu. Thí dụ như bây giờ Thao học khoa Văn, biết đâu sau này lại làm trợ lý cho một bác sĩ thì sao?

Là ý gì nhỉ Thao tự hỏi. Nguyên mới trở về, còn rất xa lạ đối với nàng. Vì vậy, Thao luôn cảm thấy cần phải dè dặt trước anh chàng này.

Nghĩ vậy, Thao lại mỉm cười:

- Thao đã nói rồi, Thao chậm hiểu lắm. Nhưng có thể nói trước điều này. Thao sợ những người làm ngành y lắm.

- Tại sao vậy?

Vớt những con mực đã vàng bỏ lên vỉ sắt gác trên chảo, Thao nói:

- Họ thường có cặp mắt đáng sơ.

Nguyên tiến thêm một bước, như thể cho Thao nhìn rõ hơn:

- Vậy còn anh thì sao?

Ở phía cửa, bà My và Liên đang chuẩn bị rau, nước chấm đển dọn lên bàn. Và ở đằng này, NGuyen vẫn như đang chờ nghe câu trả lời của nàng.

- Thì...

Rồi Thao cuoì và Nguyên cũng cười.

Những ngày đầu tiên, Thao nhận ra mọi người trong gia đình này thật đáng mến.

- Sau này ra trường, chắc Thao sẽ về đây làm việc, phải không?

Dì Loan, người yêu của cậu Bao nhìn Thao đong đưa trên võng, hỏi.

- Dạ, chắc phải thế thôi, dì Loan. Nhưng không biết có việc làm ngay không?

Cậu Bao đang ngồi cạnh Loan ở bàn tròn lên tiếng:

- Có chớ sao không con. Chỉ sợ con chê không muốn trở về thị trấn nhỏ này thôi.

Thao ngóc đầu lên khỏi võng một chút, rồi cười khì:

- Cậu cứ cho cháu mình là thành phần ưu tú nhất phải không? Con đâu có kén chọn gì lắm đâu. Có được việc làm là quí rồi. Tuy nhiên, nếu có được việc làm mà mình thích thì còn gì bằng.

Loan cười cười, nhìn Bao:

- Thì trong thời gian Thao học, anh cố gắng ngắm nghía xem có còn chỗ nào có thể đầu quân được.

- Anh vốn rất lo xa, điều đó em biết mà. Nhưng không biết kết wả thế nào?

- Phải chấp nhận may rủi thôi, vì anh đâu phải là người quyết định cuối cùng -- Loan an ủi.

Thao vén một mớ tóc chà nhẹ một bên má, mắt nhìn xa xôi:

- Cậu và dì biét không? Ở ký túc xá các trường đại học, hiện nay còn một số anh chị ra trường rồi mà vẫn còn ở đó.

Loan ngạc nhiên hỏi:

- Ủa! Vậy họ làm sao mà sống?

- Bằng đủ thứ nghề, tùy theo khả năng mỗi người. Có người vì chưa tìm đưo8.c việc làm vừa ý, họ vẫn chưa muốn trở về địa phương nên tạm sống bằng đủ thứ nghề.

Bao tròn môi, thổi từng vòng thuốc ra ngoài bằng hình chữ Ọ Khi vòng cuối cùng vừa tan dần, nhìn cháu, mắt Bao hấp háy nụ cuoì:

- Hay là nhờ anh chị My kiếm cho cháu một anh chàng vậy?

Thao cuoì. Bao vẫn hay đùa như vậy:

- Để cậu mừng. Không thì con cứ lẽo đẽo phá cậu chứ gì?

- Ừ.

Ngay cả trong câu trả lời trái ngược của Bao, Thao vẫn nhận ra tình yêu thương cậu đã dành cho mình. Nhất là từ lúc ngoại wa đời, Bao đã hoãn việc cưới hỏi của mình để lo cho Thao ôn thi, rồi gởi học hành đàng hoàng. Hơn mấy tháng nay, Bao đều đặn gởi gạo và wà cáp cho xứng với lòng ưu ái của ông bà My dành cho nàng.

- Nè! Anh chàng bác sĩ con của bác My ra sao hở Thao?

Bất ngờ trước câu hỏi của cậu, THao ngớ người ra một chút rồi nói.

- Con... cũng không rõ nữa. Nhưng riêng em gái của ảnh thì dễ thuong lắm, cậu a.

- Nguyên có đẹp trai không?

Không hiểu sao Thao cảm thấy mặt mình nóng lên, dường như cậu Bao đang có ngụ ý nào đó.

- Con không biet' -- Thao đáp.

- Ở chung nhà, vô ra gặp nhau, chẳng lẽ con không nhìn anh ta lần nào sao?

Nhớ đến lần đầu tiên gặp mặt Nguye, Thao tủm tỉm cười:

- Anh ấy... cũng kỳ lạ lắm. Hôm ảnh từ nước ngoại về, làm con ngại muốn chết.

Thế rồi Thao kể lại cảnh gặp Nguyên lần đầu tiên. Nghe chuyện, Bao và Loan đã cười phá lên.

Bao nói:

- Riêng cậu thì cậu thấy anh chàng đó hay hay chứ. Mai mốt con hãy rủ anh ta về nhà mình chơi.

- Anh ta luon bận rộn với nghề bác sĩ, dễ gì có dịp để đi chơi, cậu ơi.

Nhìn Thao, Bao cuoì cuoì:

- Cậu thì nghì khác. Có lẽ một lúc nào đó, gần đây thôi, anh ta sẽ chỦ động bảo con dẫn anh ta về đây ra mắt cậu.

Nãy giờ, thấy Bao cứ nói những câu nghe thật kỳ, Thao giận dỗi:

- Hôm nay cậu thế nào ấy, lạ lắm. Cậu nói toàn là chuyẹn gì không hà.

Rồi truóc nụ cuoì của Bao và Loan, Thao vùng vằng buóc ra vườn.

Duói tàn cây ô môi mùa này đang trổ hoa tím ngát, ngôi mộ của ngoại lọt thỏm trong bóng râm. Thao ngồi ben mộ, hốt từng nắm hoa ô môi rụng thảy lên, rồi lại hứng lấy như trò chơi thảy chanh thời bé.

Cũng ở khu vười wen thuộc này, Thao đã gắn bó suốt wảng đời thơ của mình với những trò chơi dân dã, mộc mạc. THời thơ ấu với những kỷ niệm vui bườn lần lượt trôi wa thế nhưng hoa ô môi năm này wa năm kh'ac đúng vào mùa thu lại nở, rồi lại rụng đầy trên lối bước.

Tự dưng, Thao cảm thấy sống mũi mình cay cay.

Buổi trưa thật yên lặng.

Ng` lớn trong nhà đã đi làm và Liên chiều nay có buổi học đàn tranh. Thao mang sách ra vườn đong đưa trên chiếc xích đu đặt dưới bón gmát của một cây xoài. Nghe tiếng xạc xào của những chiếc lá khi một cơn gió thoảng wa, Thao cảm nhận một điều gì đó thật thân thương và gần gủi. Đã hơn một năm vào học, mọi việc ở đây và cả ở lớp cũng vào nề nếp wen thuộc.

Cuộc đời nghĩ cũng lạ, ngôi nhà toàn người dưng này bỗng chốc trở nên wen thuộc. Cái khoảng trống tâm hồn của cô gái vì nỗi bất hạnh mất mẹ, mất cha, mất bà dường như đã được an ủi. Sự tế nhị của ong bà My, sự hồn nhiên của Liên làm cho Thao wên đi phần nào sự lẻ loi của mình.

Chỉ riêng đối với Nguyên, Thao vẫn giữ một khoảng cách như cũ, Nguyên gần như bận rộn suốt vì công việc, hễ về nhà lúc nào thì lại tranh thủ đến phòng mạch tư thuê ở đầu phố.

Đến năm thứ 2, may là Nguyên được chuyển về làm ở một bệnh viện cách trường Thao không bao xa, nên Thao được chàng cho wá giang. Ban đầu, Thao từ chối, vì nàng nghĩ ràng buộc như vậy rất phiền phức, nhưng ông bà My lại rầy:

- Phiền gì chứ? Con xem ở đây là người dưng hay sao?

Thế là sáng sáng, Thao đành ngồi sau xe của Nguyên, trưa lại được anh chàng đón về. hai anh em chỉ nói với nhau một vài câu ngắn ngủi rồi thôi.

Và nếu không có một biến cố xảy ra...

Tối hôm đó, ông bà My đi chơi ở nhà một người bạn. Liên nằng nặc đoì Nguyên dẫn cô bé và Thao đi ăn kem. Trước sự voì vĩnh dễ thương của Liên, Nguyên và Thao đành miễn cưỡng chiều theo.

Ba anh em bách bộ được một quãng, chợt nghe tiếng la thất thanh trong con hẻm nhỏ phía sau vừa đi wa:

- Cướp! Cướp! Bà con ơi! Nó giật sợi dây chuyền của tôi.

- Đó! Thằng áo sọc đó, bà con!

2, 3 người đi đường cũng nhốn nháo báo động.

NGuyen xoay người thật nhanh. Thao cùng Liên còn ngơ ngác thì thấy chàng đã đứng chặn truóc mặt một tên áo sọc và tên áo trắng vừa trở ra khỏi hẻm. Thao kéo tay Liên buóc lại gần. Lúc đó, người đàn bà mất của khi nảy cũng hớt hải chạy đến.

0 dễ gì chịu đầu hàng, hai tên cuóp giật một lúc nhảy lên đấm vào mặt Nguyên. Nhanh như chớp, Nguyên trả đũa bằng những đòi vừa mạnh, lại vừa hiểm hóc. một tên bị té ngã, ôm bụng oằn oại dưới đất. Nguyên đối mặt với tên áo sọc, vừa đánh, vừa la:

- Trả lại cho người ta đi.

Tên áo sọc vẫn ngoan cố chống trả.

Thật bất ngờ, tên áo trắng đang ôm bụng khi nãy chợt đứng phắt dậy và chộp lấy hai cánh tay Thao, bẻ quặt ra sao. Nguyên biến sắn, giận dữ hét lên:

- Buông tay cô ấy ra!

- 0. Mày để cho tụi tao rút êm -- Tên áo sọc nhảy đến bên cạnh đồng bọn, đe dọa -- Nếu 0, tao để thẹo con bé này.

0 còn cách nào khác, Nguyên bước tránh wa một bên. Tên áo trắng đẩy Thao ra phía trước làm vật chắn, rồi bước thụt lùi vào con hẻm phía tay phải.

Thừa lúc chúng vừa lơi tay, bằng toàn bộ sức mạnh của mình, Thao giằng mạnh cánh tay ra khỏi đôi tay kiềm giữ của chúng. Chỉ chờ có vậy, Nguyên lao đến, tung ngay một ngọn cước vào mặt. Thấy đối thủ té ngửa, một dòng máu đỏ ở khóe miệng rỉ ra, Nguyên lừ lừ tiến lại gần. Tên áo trắng bò lui, ánh mắt sợ hãi.

Điều bất ngờ lại xảy đến, tên còn lại thừa lúc mọi người không để ý đã ném mạnh hòn đá từ phía sau vào đầu Nguyên. Chàng ôm lấy đầu loạng choạng, máu từ kẽ tay ri rỉ chảy ra.

Tưởng đâu thoát nạn, hai tên giật dọc định tháo chạy thì tiếng động cơ mô tô ầm ầm chạy đến. 4 cảnh sát mặc sắc phục nhanh chóng bắt giữ chúng.

Thao và Liên lăng xăng bên cạnh Nguyên. Rút chiếc khăn tay của mình, Thao chìa ra trước mặt Nguyên:

- Anh bịt chỗ vết thương đi.

Nguyên còn nhăn nhó vì đau, nhưng lại hỏi:

- Thao có bị làm sao 0?

Thao cảm động:

- Dạ, không sao. Còn anh, chắc đau lắm ha?

Nguyên gượng cười. Liên giờ mới cất tiếng, giọng ỉu xìu:

- CŨng tại em... ai biểu em thèm ăn kem làm gì.

NGuyen phất tay:

- Bỏ đi. Bây giờ chúng ta về.

Trả lời thâm mấy câu hỏi của cảnh sát và đáp lại những lời cám ơn rối rít của người đàn bà, Nguyên cùng Thao và Liên về nhà.

Trong khi Liên chuẩn bị nước ấm, Thao rửa và định băng lại chỗ xây xát. Hồi học ở trung học, Thao có tập huấn sơ cấp cứu nên cô cảm thấy công việc này không khó khăn lắm.