Tập 1

Buổi sáng, Cát Tiên vừa đi vừa nhìn về phía những cánh đồng lúa xanh rì còn đọng những giọt sương ban mai. Cô lầm bầm:

– Mẹ mình đâu rồi nhỉ?

Đi trên con đường đê rất nhỏ mà cô lại chẳng chú ý gì cả. Bất ngờ bị trượt chân, cô ngã ngay trên bờ đê. Cô la ré lên:

– Ui da! Đau quá à! Ôi, tí nữa là mình bị rơi xuống ruộng rồi.

Cô đau quá nên không thể đứng dậy tiếp tục đi tìm mẹ của mình nữa. Mặt cô bí xị. Gần đó, có một anh thanh niên chạy đến, anh nhanh tay đến giúp Cát Tiên.

Anh hỏi:

– Cô không sao chứ?

Cô chẳng thèm trả lời anh mà lại hét toáng lên bằng tiếng Pháp:

– Tránh xa tôi ra.

Anh thanh niên có một chút hiểu biết về tiếng Pháp nên hiểu cô vừa nói gì, mặt nhăn nhó:

– Ôi, kinh khủng quá!

Toàn là đất bùn thôi. Anh thanh niên quên là mình đang ở dưới ruộng, khi đỡ cô lên, vô tình anh đã làm bùn dính vào trang phục của cô. Phước Thịnh cười tủm tỉm chưa kịp nói gì thì Cát Tiên lại tiếp tục, môi cong lên:

– Quần áo của tôi bị gì vậy hả?

Anh trêu:

– Bị dính bùn đó. Nếu cô không mau về nhà thay quần áo chắc chắn sẽ bị nổi dị ứng, lúc đó không có thuốc trị đâu. Từ thiên nga thành vịt con xấu xí luôn.

Tuy Cát Tiên từ nhỏ sống và học tập ở trường dạy tiếng Pháp nhưng khả năng nghe tiếng Việt của cô cũng khá tốt, ba mẹ cô là người Việt Nam mà.

– Bùn là gì? Thật hả?

Anh nhìn vẻ mặt khẩn trương cực độ của cô mà muốn bật cười nhưng phải cố gắng nghiêm nét mặt để dọa cô. Cô buồn thê thảm:

– Chết tôi rồi! Tôi bị lạc đường rồi, làm sao mà về nhà thay được quần áo.

Tôi sẽ bị xấu xí.

Tự nhiên, cô khóc một cách ngon lành và lớn tiếng gọi:

– Mẹ ơi! Cứu con với!

Anh chợt thấy hối hận về lời nói đùa vừa rồi của mình. Cô chợt ôm chầm lấy anh, thút thít:

– Tôi sẽ không được mọi người khen nữa. Nói thật, tôi rất thích nghe mọi người khen mình đẹp. Sau này tôi sẽ hết đẹp, điều đó thật kinh khủng.

Anh định nói thật cho cô biết nhưng chưa kịp nói gì thì cô nhanh miệng:

– Tôi bị dính bùn nữa rồi. Anh mau tránh xa tôi ra.

Anh ngẩn ngơ:

– Chính cô ấy chủ động ôm mình mà.

Anh cảm thấy ở cô gái này có cá tính trẻ con thế nào ấy nhưng lại rất đáng yêu.

– Sao ai cũng nhìn mình chăm chú vậy?

Cát Tiên hơi ngạc nhiên nhưng làm sao mà mọi người không chú ý đến cô trong khi cô đi trên đường một cách lơ ngơ, áo quần thì dính đầy bùn. Cô chợt lo sợ:

– Mình đã trở hành xấu xí rồi hả? Sao nhanh vậy?

Bụng cô đói cồn cào, cũng hên là đối diện có một quán ăn, cô không chậm trễ tiến nhanh vào đó. Gương mặt cô chợt tươi hẳn lên.

– Cám ơn mày nha kính chiếu hậu, tao vẫn chưa bị xấu xí.

Sẵn tiện có chiếc xe Honda đậu ở trước quán ăn, cô thử soi mình vào đó.

Quán ăn tuy nhỏ nhưng lại rất đông khách, cô chọn cho mình một chỗ thật gần bà chủ quán, cô lên tiếng hỏi:

– Ở đây có thực đơn không, thưa cô!

Bà chủ quán chẳng hiểu gì cả. Ngay lúc đó, Phước Thịnh bước vào bên trong quán. Anh vừa ngồi xuống ghế thì Cát Tiên nhìn anh bằng cặp mắt “hình viên đạn.”.

– Anh kia! Bàn này tôi xí trước mà?

Anh tỉnh queo:

– Bàn trống thì tôi cứ ngồi.

Cô dẩu môi:

– Tại lúc nãy tôi ra phía sau nên anh ngỡ bàn này trống nhưng bây giờ tôi trở lại ngồi rồi, bàn này không trống nữa, anh hiểu ý tôi chứ?

Anh biết cô muốn gì nhưng tỏ vẻ phớt lờ, gọi to:

– Cho con một cái bánh xèo thượng hạng nha cô Tám?

Bà chủ quán vui vẻ:

– Có ngay, con chờ cô chút nha.

– Dạ.

Cô tròn xoe mắt:

– Đây là món bánh xèo hả?

Anh gật đầu:

– Đúng vậy.

Một lát sau, bà chủ quán mang ra hai cái bánh xèo trông rất hấp dẫn, đặc biệt là cái màu vàng của bánh xèo. Cô gãi gãi đầu:

– Vậy mà từ nãy đến giờ tôi tưởng đó là món trứng chiên.

Anh cười to:

– Vậy thì cô ăn trứng chiên đi.

Cô nhìn anh ăn mà thích thú. Anh tiếp tục:

– Tôi không quen ăn khi có ai đó nhìn đâu.

Cô cong môi:

– Ai thèm nhìn anh chứ.

Ôi trời! Nước mắm cô không thể ăn được, thế là cô chỉ ăn bánh xèo với rau thôi. Anh bảo:

– Cô thử chấm vài ít nước mắm sẽ thấy ngon lắm đó.

– Những mùi khó chịu quá, tôi không thể ăn được.

– Vậy thì cô bịt kín mũi lại sẽ không ngửi được mùi nữa.

Cô thử làm theo lời anh, cô ăn một cách rất ngon miệng. Vừa ăn, cô vừa khen:

– Tuyệt thật! Đây là lần đầu tiên tôi được ăn món ngon như thế.

– Cô cám ơn tôi đi. Nhờ tôi, cô mới biết cách ăn món này.

Cô cười toe:

– Không cám ơn. Anh quên anh là người làm cho tôi có bộ dạng thê thảm như thế này hả?

– Nhờ tôi, cô mới được mọi người chú ý đến đó.

– Chẳng phải tôi đẹp mới được mọi người chú ý sao?

Anh gật gù:

– Ừ! Đẹp thật, mà là đẹp lạ lùng.

– Thôi! Anh đừng có ở đó khen tôi. Nhưng dù sao cũng cám ơn anh.

Anh cười toe:

– Tôi chưa nói hết mà cô đẹp lạ lùng như ở cõi trên chứ không phải ở trần gian đâu nha.

Cô bực dọc:

– Ý anh là sao hả?

– Ý tôi là thế đó.

– Đồ xấu xa.

Cô đứng dậy bỏ đi một hơi. Anh gọi lại:

– Cô ơi!

Cô quay lại lớn tiếng:

– Tôi không chấp nhận lời xin lỗi của anh đâu.

Anh nhún vai:

– Tôi đâu định gọi cô lại để xin lỗi đâu.

– Chứ anh gọi tôi làm gì thế?

– Tôi gọi cô lại để trả tiền đó mà.

Anh bỏ đi trước cô, còn quay lại cười tủm tỉm nữa. Cô nhìn gương mặt lúc nào cũng vênh lên của anh mà cau có:

– Người gì đâu mà khó ưa chưa từng thấy.

Cô đến gần bà chủ quán tính tiền, cô cầm tiền đưa vào tay bà:

– Con trả tiền.

Bà chủ quán không nhận và cười bảo:

– Lúc nãy cậu Phước Thịnh đã trả tiền rồi.

Cô vẫn đưa tiền cho bà nhưng bà cương quyết không nhận, cô đành phải ra về lầm bầm:

– Tự nhiên anh ta lại trả tiền giúp mình, có ý đồ gì không vậy? Đáng ghét!

Vậy mà còn bảo mình vào trả tiền nữa chứ. Đừng để tôi gặp lại anh nha.

Cô chợt bối rối:

– Mình phải đi đường nào nhỉ?

Cô đã quên đường về nhà rồi, lại không nói tiếng Việt giỏi nên không thể hỏi đường được.

– Giờ mình phải làm sao?

Từ phía sau, giọng Phước Thịnh vang lên:

– Nhà cô ở đâu? Lạc đường thì cũng phải biết địa chỉ nơi mình ở chứ?

Cô lắc đầu, giọng ỉu xìu:

– Tôi không biết nữa.

– Trời đất? Câu hỏi đó cháu tôi chỉ mới học mầm non thôi đã trả lời thành thạo rồi đó.

– Kệ cháu anh chứ, nói tôi nghe chi vậy?

Anh nhanh miệng:

– Nói cho cô nghe để cho cô biết mình thua một đứa trẻ mầm non chứ gì.

Cô cong môi:

– Tôi mà thua trẻ mầm non sao? Không dám đâu, tôi dù gì cũng đã hai mươi tuổi rồi. Còn cháu anh khoảng ba bốn tuổi thôi. Vậy ai hơn ai, anh nói đi.

Anh tỉnh queo:

– Cháu tôi hơn cô.

Phước Thịnh hỏi:

– Cô hãy miêu tả lại nơi ở của mình cho tôi đi, biết đâu tôi sẽ giúp được gì cô.

Cô chanh chua:

– Không thèm.

Anh bỏ đi:

– Thế thì tôi mặc kệ cô.

Anh đi rồi, cô cong tay lại đấm đấm vào không khí như đấm vào anh cho bõ ghét. Cô chợt nghĩ ra một sáng kiến:

– Tại sao mình không đến cơ quan công an để họ giúp mình tìm mẹ chứ.

Nhưng cô cũng chẳng biết đường nào đến cơ quan công an. Cô đành hạ giọng, đến gần những cánh đồng lúa, chỗ Phước Thịnh đang đứng:

– Anh kia! Hãy chỉ đường cho tôi đến cơ quan công an.

Anh nhìn cô với vẻ mặt khó chịu:

– Ủa! Bộ tôi quen với cô hả? Sao tự nhiên lại hỏi tôi.

– Anh ...

Anh ngắt lời cô:

– Tôi thế nào? Dễ thương lắm phải không?

Cô gật đầu:

– Anh đúng là dễ thương thật nhưng mà dễ thương theo kiểu của người cõi trên.

Sao tự nhiên anh lại cảm thấy thích thú với cách nói chuyện của cô. Nhìn cô thì không thể nào đoán được cô đã hai mươi tuổi, gương mặt non choẹt, cách nói chuyện thì hết sức trẻ con, cô còn biết cách dùng lời nói của anh để chọc tức anh nữa chứ. Anh gặp phải đối thủ rồi.

Bà Xuân Mai vừa bước vào cơ quan công an, liền hỏi:

– Con tôi đang ở đâu vậy?

Cát Tiên thấy bà thì mừng quýnh, chạy thật nhanh đến ôm chầm lấy bà, khóc nức nở:

– Mẹ ơi! Con sợ không được gặp lại mẹ.

– Con nói gì bậy bạ vậy? Chẳng phải mẹ đang ở gần con sao.

Bà xoa đầu cô con gái cưng của mình, giọng dịu dàng, cô thì cứ khóc mãi.

Bà tiếp tục lên tiếng:

– Thôi! Mình về nhà đi con.

Cô ngoan ngoãn:

– Dạ!

Bà Xuân Mai lau những giọt nước mắt trên gương mặt xinh xắn của cô. Thế là cả hai mẹ con cùng nhau rời khỏi đó. Chỉ một lúc sau mà cô đã cười thật tươi.

Trẻ con thật mà, vừa mới khóc giờ đã ...

– Con đói bụng quá mẹ, về nhà con phải ăn thật nhiều mới được.

Ra đến cổng, bà Xuân Mai vẫy tay gọi:

– Taxi!

Nhưng chiếc taxi đó không dừng lại. Chờ một hồi lâu vẫn không đón được taxi, bà Xuân Mai cằn nhằn:

– Sao lại không có xe taxi nào hết vậy?

Cát Tiên lên tiếng:

– Hay là mẹ và con đi bộ về đi.

Bà lớn tiếng:

– Đi bộ? Con có biết là từ đây về nhà mình xa lắm không?

Cô chu môi:

– Phải chi con biết là con đã tự về nhà rồi đâu cần phải nhờ công an tìm mẹ giúp con.

– Con tệ mà còn dám nói nữa hả? Mẹ đã căn dặn là phải ở nhà không được đi đâu hết.

– Nhưng ở nhà con buồn lắm.

– Cũng may là con không gặp người xấu đó. Nếu không là con đâu có được gặp lại mẹ.

– Mẹ nói gì nghe nghiêm trọng quá vậy?

– Tại con chưa hiểu hết đó. Khi nào con trưởng thành sẽ hiểu mẹ nói gì.

– Con đã hai mươi tuổi rồi mà.

– Nhưng đối với mẹ, con vẫn còn rất nhỏ, chưa hiểu gì. Lần này con bị lạc đường vì không nói thành thạo tiếng Việt, mẹ phải tìm người dạy cho con mới được.

– Sao mẹ không dạy con vậy?

– Mẹ rất bận, không có thời gian.

Cô cong môi:

– Mẹ lúc nào cũng thế, công việc là số một, còn con gái thì chẳng chút quan tâm.

– Con nói vậy mà nghe được hả Tiên? Con không sợ mẹ giận hả?

– Con nghĩ sao nói thế thôi. Nếu con vô tình làm mẹ giận thì cho con xin lỗi nha.

Bà cười toe:

– Làm sao mẹ có thể giận con gái cưng của mẹ được chứ.

– Con cũng “cưng” mẹ lắm đó.

– Con nói gì vậy? Tại sao lại dùng từ như thế chứ? Người Việt Nam thường dùng từ “yêu, thương” mẹ chứ không ai dùng từ “cưng” đâu.

– Thưa mẹ, con biết rồi ạ.

– Biết rồi thì phải nhớ đó.

Về đến nhà Cát Tiên vào nhanh phòng tắm. Cô ngâm mình thật lâu trong bồn tắm để xua đi hết “hương vị bùn” trên người cô buổi sáng.

– Mình sẽ không quên anh ta đã gạt mình như thế nào. Thế nào tôi cũng sẽ cho anh một trận te tua, tan tành ,tơi tả luôn.

Tự nhiên cô cười giòn tan. Giọng bà vú gọi to:

– Cát Tiên!

Cô lên tiếng:

– Dạ!

– Con tắm nhanh lên, ra ngoài ăn cơm nè.

– Con ra ngay ạ!

Cát Tiên không lấy sẵn quần áo, cô chỉ choàng chiếc khăn tấm trên người.

Đúng lúc đó bà Xuân Mai mời khách vào trong nhà, bà vui vẻ:

– Mời cậu ngồi.

Cát Tiên vẫn tỉnh bơ với bộ dạng như thế thi vào bếp xem bà vú nấu món gì cho cô.

– Thơm quá vú ơi!

Mắt cô chợt chớp lia lịa, như không tin vào mắt mình nữa:

– Tại sao lại là anh ta? Ôi trời!

Cô chạy nhanh về phòng mình. Thật không may cho cô là phòng khách gần phòng của cô. Cô nghĩ thầm:

– Mình phải chuồn thật nhanh mới được.

Cô lại suy nghĩ:

– Không được! Mình không thể để anh ta nhìn thấy mình thế này. Phải làm sao đây?

Cô cứ đứng trong nhà bếp lúng túng không biết phải làm gì. Đúng lúc đó, bà vú bảo:

– Con cứ vào phòng tắm đi, vú sẽ giúp con lên phòng lấy quần áo.

Cô e dè:

– Nhưng muốn vào phòng tắm cũng không được, vú ơi.

Bà vú cười:

– Chẳng lẽ con định mặc trang phục trong nhà bếp sao?

Cô rủa thầm:

– Anh ta đúng là xấu xa mà, đi đâu vào nhà mình vầy nè.

Cô nghĩ ra một sáng kiến:

– Vú đi trước che cho con đi, con sẽ theo sau vú.

Bà đồng ý làm theo yêu cầu của cô. Cô rón rén từng bước thật nhẹ, thu mình thật nhỏ bé đi sau lưng bà vú.

– Phù ... Thoát nạn!

Cát Tiên đi xuống nhà bếp, cô hỏi:

– Vú đang làm gì đó?

– Vú đang pha cà phê cho khách của mẹ con. Con ăn cơm đi, vú dọn sẵn rồi đó.

Cô chu môi:

– Con không muốn ăn một mình đâu.

– Nhưng mẹ con bận tiếp khách rồi.

– Con sẽ chờ mẹ con cùng ăn cho vui.

– Nhưng con sẽ đói bụng đó, không tốt cho bao tử đâu.

Cô lầm bầm:

– Anh ta làm gì mà nãy giờ chưa chịu về. Vào nhà người ta gì mà ở lâu thấy ớn luôn.

Ý đồ trả mối “thâm thù” cũ của cô chợt hé lên, cô đề nghị:

– Vú để con mang cà phê ra ngoài đó giúp cha ạ.

Bà vú lắc đầu:

– Không được. Việc này để vú làm.

– Con muốn làm mà. Vú làm cho con dĩa trái cây thật ngon để sẵn trong tủ lạnh chút con ăn.

– Vú đã làm sẵn món tráng miệng cho con rồi.

– Hay là vú làm bánh plan cho con ăn đi. Cô cố tình tìm cách để được mang cà phê ra cho anh. Cô hí hửng khi ý định của mình được thành công một nửa.

Cô lễ phép mang cà phê ra phòng khách:

– Dạ, mời anh dùng cà phê ạ.

Phước Thịnh ngạc nhiên khi nhìn thấy Cát Tiên, anh ấp úng:

– Là cô ... hả?

Bà Xuân Mai hỏi với vẻ đầy ngạc nhiên:

– Con và cậu Thịnh quen nhau hả?

Cô cong môi:

– Dạ, không quen.

Anh không thể thầm vào đâu được, cô chính là người mà anh đã gặp lúc sáng. Anh nhớ nhất đôi môi lúc cũng dẩu lên của cô. Anh cười tươi:

– Dạ, tụi con không có quen ạ.

Cô lên tiếng thêm một lần nữa:

– Mời anh dùng cà phê ạ!

Bà Xuân Mai cũng thấy lạ vì xưa nay cô đâu được chu đáo như thế. Hơn nữa, đây là công việc thường ngày của bà vú. Phước Thịnh cười điển trai:

– Cám ơn cô. Tôi sẽ uống cà phê, chắc là ngon lắm đây.

Cô cao giọng:

– Tất nhiên là ngon rồi. Cà phê Trung Nguyên loại đặc biệt đó.

Anh hớp một ngụm cà phê. Cô chăm chú quan sát từng cử chỉ nét mặt của anh. Thấy anh vẫn bình thường, cô tự thắc mắc:

– Sao kỳ vậy? Mình đã cho thật nhiều muối vào cà phê mà, sao anh ta uống xong tỉnh queo vậy? Có khi nào mình tưởng đường là muối không nhỉ?

Cô hỏi tiếp:

– Anh thấy sao? Cà phê ngon không?

Anh gật đầu:

– Không phải ... ngon.

Cô vui vẻ hẳn lên. Thế là kế hoạch của cô đã thành công. Cô cười thích thú.

Anh tiếp tục:

– Không phải ngon mà là quá ngon.

Cô đi nhanh vào trong nhà bếp, lầm bầm:

– Đồ xấu xa. Xem như hôm nay anh gặp may mắn đi. Những ngày còn lại chắc chắn sao chổi sẽ mãi đeo bám anh.

Đến lượt bà Xuân Mai nếm thử ly cà phê thơm ngon của cô con gái mình mang lên:

– Ôi trời! Gì thế này?

Bà mới nếm được một ít mà đã khó chịu kinh khủng. Bà hỏi:

– Ly cà phê của cậu có vấn đề gì không?

Anh chỉ cười mà không hề nói gì, bà hiểu là ly của anh cũng chẳng có khác gì của mình.

Bà gọi to:

– Vú ơi! Cho tôi hai ly cà phê khác.

Phước Thịnh ngăn lại:

– Dạ, được rồi, thưa bác.

– Bác xin lỗi. Đâu thể nào thất lễ với khách như thế chứ.

– Dạ, không sao, thưa bác.

Bên trong nhà bếp, bà vú không hiểu sao bà Xuân Mai lại bảo pha thêm hai ly cà phê nữa, bà nghe theo và mang hai ly cà phê khác lên bàn. Bà Mai bảo:

– Vú mang giúp con hai ly này xuống giùm.

Bà ngạc nhiên lắm nhưng không dám hỏi gì, mang hai ly cà phê vào bên trong, bà thử nếm và hiểu lý do tại sao hai ly cà phê này bị bà Mai bảo mang vào bên trong:

– Sao cà phê lạ vậy Tiên?

Cô giải thích:

– Tại con cho muối vào đó vú. Lúc nãy, con quên bỏ muối vào cả hai ly luôn.

Con chỉ muốn bỏ một ly cho anh ta uống thôi, ai ngờ gặp sự cố.

– Con làm thế là hại chết vú rồi.

– Không sao. Chút nữa con sẽ thú thật với mẹ của con.

– Con đừng nói thật. Vú sẽ nói mình lơ đễnh. Con mà nói do con làm sẽ bị mẹ mắng đó.

– Vì tên đó xấu xa quá, con bị mắng cũng đáng mà. Thì ra anh ta uống thấy khó chịu, thế mà còn vờ như không có gì. Đối thủ này cao tay thật.

– Con nói gì mà vú không hiểu gì hết vậy Tiên?

– Dạ, không có gì ạ.

Bà Xuân Mai vừa tiễn Phước Thịnh ra về, liền vào nhanh phòng ăn. Bà cau có:

– Tại sao con lại làm thế hả Tiên?

Cô cười hàm tiếu:

– Dạ, con biết lỗi, nhưng con ghét anh ta.

– Con thật là, ghét là sao chứ? Con học cách cư xử đó của ai vậy hả?

– Con biết lỗi mà mẹ.

Bà vú bênh cô:

– Là lỗi do tôi đó bà chủ.

Bà Mai nghiêm giọng:

– Con đó, hư quá đi, còn để cho vú gánh tội giúp mình nữa.

– Mẹ đúng là hay thật!

– Nhìn nét mặt và cử chỉ lạ lùng của con là mẹ hiểu ngay.

Cô xoa bóp vai cho bà, khen nịnh:

– Mẹ của con tài thật!

– Thôi, đừng có nịnh tôi. Mau ăn cơm nè.

– Tuân lệnh mẹ!

– Lần sau, con không được như thế với khách nữa, rõ chưa?

– Dạ, nhưng trừ anh ta.

Bà Xuân Mai lắc đầu:

– Mẹ hết chịu nổi con luôn, bướng bỉnh vừa thôi chứ.

Cô gắp thức ăn cho bà, vờ lờ đi chuyện đó:

– Món này mẹ thích ăn nè, ngon lắm. Bữa nay vú làm nhiều thức ăn ghê luôn.

Bà Xuân Mai không thể khó chịu trước lời ngon ngọt và cử chỉ chu đáo của cô con gái cưng, dù bà biết đó chỉ là phương pháp “chữa cháy” để bà khỏi trách cô nữa, nhưng bà vẫn cảm thấy vui.

– Con đó, chỉ giỏi tài khéo nịnh thôi.

Cô vênh mặt:

– Tài đó đâu phải ai cũng có đâu mẹ.

– Ừ, con gái của mẹ tài nịnh là số một mà.

Cả hai mẹ con ăn cơm vừa ngon miệng lại rất vui vẻ. Tuy chỉ có hai mẹ con nhưng cuộc sống của họ rất đầm ấm và hạnh phúc. Tình yêu của hai mẹ con dành hết cho nhau, có lẽ bà Xuân Mai không thể nào sống mạnh mẽ, vui vẻ nếu không có cô con gái cưng của mình. Cô là mục tiêu, là động lực sống, vươn lên của mẹ mình.

Bà vú lên phòng Cát Tiên, bà gõ cửa:

Cốc ... Cốc ...

Cô vẫn còn say ngủ, bà lại tiếp tục gõ cửa. Giọng cô lè nhè:

– Con buồn ngủ quá à!

Bà vú hỏi:

– Vậy con không tập thể dục hả?

Tại hôm qua, trước khi đi ngủ, cô đã căn dặn kỹ là sáng sớm bà vú phải lên phòng gõ cửa gọi cô dậy. Nếu không, bà đã để cô được ngủ ngon rồi.

– Dạ, con quên. Con sẽ xuống sân tập thể dục ngay ạ.

Cát Tiên rửa mặt, đánh răng. Khi soi mình trong gương, cô chợt giật cả mình:

– Ôi trời! Gương mặt mình bị gì vầy nè?

Cô khó chịu, lấy phấn trang điểm để che đi những vết đốm đỏ đó nhưng nó vẫn hiện rõ.

– Mình xấu quá đi, phải làm gì bây giờ?

Một lát sau, cô từ trên cầu thang xuống phòng khách. Bà Xuân Mai đang đọc báo mà cũng phải đặt tờ báo sang một bên với vẻ mặt hết sức ngạc nhiên:

– Con sao vậy Tiên? Tự nhiên lại mang khẩu trang trong nhà vậy?

Cô không nói gì hết đi nhanh ra sân, bà Xuân Mai thắc mắc:

– Cát Tiên sao lạ vậy?

Bà theo sau cô quan sát, cô không tập thể dục mà ngồi buồn xo trên xích đu.

Bà đến gần vuốt tóc con gái:

– Con bệnh hả Tiên?

Bà thử dùng tay áp vào trán của cô xem có cảm sốt không thì vẫn bình thường. Cô ôm lấy mẹ mình thút thít:

– Con bị xấu xí rồi mẹ ơi.

Bà cười tươi:

– Con gái mẹ đẹp như thiên thần làm sao mà xấu xí được chứ? Con mở khẩu trang ra cho mẹ xem đi!

– Dạ thôi.

– Con mà không mở khẩu trang ra mọi người tưởng con bị dịch cúm H1N1 đó.

Cô nghe theo lời mẹ mình tháo khẩu trang ra, giọng ỉu xìu:

– Mẹ không được chê con nha.

– Mẹ hứa!

– Nhớ nha mẹ!

– Trời đất! Chỉ vì thời tiết ở đây nóng quá nên con mới bị như thế. Dần dần sẽ quen thôi à.

– Theo con, cái này là do bữa hổm con bị dính bùn nên mới bị như thế.

– Hai chuyện đó đâu có liên quan gì đến nhau, con đừng có quá thành kiến với cậu Thịnh như vậy.

– Quá thành kiến? Người như anh ta khó ưa, làm sao mà không thành kiến được chứ mẹ.

– Mỗi lần nhắc đến Thịnh là mẹ con mình lại không hợp nhau. Thôi, con tập thể dục đi. Mẹ vào nhà đọc báo đây.

Cô nhìn theo dáng bà buồn thiu luôn. Vì anh ta mà mẹ cô không thích cô. Cô khó chịu:

– Anh ta đúng là sao chổi mà, luôn mang xui xẻo đến cho mình.

Cát Tiên ra phía sau nhà ngay chỗ khu sân vườn của nhà mình, cô chăm chú nhìn ông quản gia đang chăm sóc những cây cảnh. Thấy cô ông quản gia vui vẻ:

– Chào tiểu thư!

– Ông đừng gọi con nghe xa lạ vậy. Con coi ông như là người thân trong gia đình vậy đó.

– Cám ơn cô chủ.

– Cứ gọi con là Cát Tiên được rồi.

Ông chăm sóc những cây cảnh này đã lâu nhưng sao nó vẫn chưa đẹp vậy kìa. Dáng vẫn chưa mềm mại.

– Con thấy như thế là đẹp lắm rồi.

– Vậy hả?

– Thôi, con vào nhà đây. Ở nhà buồn quá, tối ngày chỉ biết vào phòng ngủ, ra phòng khách sân vườn, chẳng được đi đâu hết.

– Tại mẹ con lo cho con thôi, con không nhớ lần trước bị lạc đường sao?

– Dạ nhớ! Nhưng mẹ con bắt nhốt con ở nhà là hơi quá đáng.

– Con nói thế, mẹ con nghe sẽ buồn lắm đó.

– Mẹ con không nghe được đâu.

Cô cười thật tươi, ông quản gia cũng cười bảo:

– Mẹ đang đứng ở cửa sổ nhìn con kìa.

Cô quay về phía cửa sổ mà giật cả mình:

– Mẹ, sao mẹ lại ở đó?

Bà ẩn ý:

– Mẹ cứ đứng ở đây để nghe con gái nói xấu mẹ chứ.

– Con lin lỗi mẹ.

– Biết vậy thì tốt. Con chỉ giỏi nói xin lỗi thôi. Buồn thì vào nhà chơi game đi.

– Dạ thôi, con thích ở đây hơn.

– Sao cũng được. Hay là con ở đó giúp ông quản gia cho cá ăn đi, hồ cá đó phải cho ăn đúng giờ.

– Mẹ quý những con cá đó hơn con nữa, lúc nào cũng dặn thật kỹ ông quản gia phải chăm sóc chu đáo cho chúng.

– Con mà lại đi ganh tị với những con cá hả? Trẻ con hết sức.

– Mẹ lúc nào cũng thế.

Cát Tiên ngồi ngắm những con cá bơi lội tung tăng trong hồ mà than vãn:

– Tụi bây cũng như tao, mất tự do, chỉ được bơi lội tung tăng trong hồ thôi.

Chắc tụi bây buồn lắm hả?

Cô bắt đầu cho cá ăn, nhìn những con cá đớp mồi mà cô thích thú kinh khủng. Cô cảm thấy công việc này thích hợp với cô lắm.

– Ông ơi! Chiều nay ông để con cho cá ăn nha?

– Được rồi, nhường công việc này lại cho con đó.

– Dạ, con cám ơn ông.

– Thôi, con vào nhà đi, nắng gắt rồi đó.

Cho cá ăn xong, cô ngồi một mình ở hồ cá cũng buồn nên đi vào nhà. Cô định chơi game nhưng nghe mùi thơm từ nhà bếp, cồ liền vào đó khám phá xem vú đang làm gì.

– Vú ơi!

Bà vú quay lại hỏi:

– Gì vậy con?

– Dạ, không có gì ạ. Vú làm thức ăn thơm quá à. Bữa nào vú dạy con làm nha?

– Mẹ con mà biết sẽ không tốt đâu.

– Có gì đâu, vú dạy con, con sẽ giúp vú làm.

– Không cần đâu! Con cứ lo công việc của mình đi.

– Con thì có việc gì chứ?

– Chẳng phải con thích vẽ sao? Tại sao không lên phòng vẽ của mình đi.

– Dạ thôi! Giờ con hết thích vào phòng vẽ rồi.

– Sao vậy Tiên?

– Dạ, không có gì đâu.

Cô không muốn trả lời câu hỏi của bà vú nên chuồn thẳng lên phòng của mình thật nhanh.

– Con lên phòng hả Tiên?

– Dạ!

– Vú có mua cho con hạt dẻ nè, con đem lên phòng ăn đi.

– Con cám ơn vú.

– Mẹ con dặn vú mua cho con đó.

– Mẹ con cũng nhớ sở thích của con nữa hả?

– Còn có kem dâu trong tủ lạnh nữa, con ăn thì vú lấy cho.

– Khi nào muốn ăn, con sẽ tự lấy vú cứ làm việc đi.

Bà vú nghĩ thầm:

– Sao hôm nay con bé buồn vậy?

Cát Tiên không muốn vào phòng vẽ của mình, nhưng cô lại đến đó và mở cửa phòng ra, nước mắt cô chợt tuôn rơi:

– Ba ơi!

Cô nhìn thấy bức chân dung của ba mình mà nhớ kinh khủng. Cô nhớ ba mình lắm. Ba cô mất từ khi cô đang học phổ thông. Lúc đó, cô không thích vẽ nữa, vì mỗi lần cầm bút lên cô đều vẽ hình ảnh của ba mình.

– Phải về phòng ngủ của mình thôi.

Cô đóng cửa phòng vẽ lại, đi về phòng nằm ngửa ra tấm nệm dày cộm, mắt nhìn lên trần ước gì ba mình còn sống, mình và ba sẽ cùng nhau ăn hạt dẻ.

Thật ra, cô đâu thích ăn hạt dẻ, do lúc nhỏ thấy ba cô hay ăn hạt dẻ, cô cũng đòi ăn, thế là sở thích của ba cô đã trở thành sở thích của cô.

– Hạt dẻ này ngon thật!

Cô tự độc thoại một mình. Bà vú gõ cửa phòng:

Cốc ... Cốc ...

Cô không thèm mở cửa phòng luôn, nằm nhắm mắt vờ như đang ngủ. Thế là cô ngủ lúc nào cũng chẳng hay. Bà vú đi xuống phòng khách, lên tiếng:

– Cát Tiên chắc đang ngủ.

Bà Xuân Mai hỏi:

– Sao lại ngủ giờ này? Sáng giờ vú đã mua cho Cát Tiên hạt dẻ chưa?

– Rồi ạ!

– Chắc con bé đang khóc trong đó.

Bà vú khó hiểu khi nghe bà Mai nói thế nhưng không dám hỏi. Bà Mai lên gõ cửa phòng cô. Thấy không có động tĩnh gì, bà lấy chìa khóa mở cửa phòng để vào.

– Tội nghiệp con gái tôi quá!

Cát Tiên đã ngủ nhưng những giọt nước mắt còn đọng lại trên gương mặt của cô. Mẹ cô cảm thấy thương con gái không thể tả.

– Chắc con bé buồn lắm.

Bà chợt nghĩ:

– Chiều nay, mình sẽ nghỉ làm, để dẫn con bé đi chơi mới được.

Bà lấy chăn đắp cho cô rồi đóng nhẹ cửa phòng lại. Bà đâu muốn nhốt cô ở nhà đâu, tại dạo này bà bận nghiên cứu những giống lúa kháng sâu rầy nên mới không có thời gian dẫn cô đi chơi.

Buổi trưa, Cát Tiên không làm gì cả nên đành phải chơi game cho đỡ buồn. Bà Xuân Mai bảo:

– Con rảnh không Tiên?

Cô chu môi:

– Con lúc nào cũng rảnh rỗi hết. Nhưng mẹ đừng bắt con làm những việc con không thích nha?

– Không có! Con thay trang phục đi.

– Chi vậy mẹ?

– Hỏi nhiều quá đi.

– Mẹ không nói đi đâu, làm sao con biết mà chọn trang phục cho phù hợp chứ.

– Đi chơi.

Cô vui mừng, nhảy nhổm lên:

– Ôi! Mẹ muôn năm!

– Nhanh lên nha. Mẹ không chờ con lâu được đâu.

– Hôm nay, mẹ bỏ công việc để đi chơi với con hả?

– Công việc tuy quan trọng nhưng sao bằng con gái của mẹ chứ.

– Lâu rồi con mới nghe mẹ nói câu này đó.

Bà xoa đầu cô con gái của mình:

– Mẹ hứa sẽ dẫn con đi chơi thường xuyên hơn.

– Là mẹ hứa đó nha.

– Ừ, mẹ hứa.

Hai mẹ con đi ra ngoài, bà Mai căn dặn:

– Chiều nay, vú khỏi nấu ăn, tôi với Cát Tiên sẽ ăn ở ngoài. Vú với ông quản gia cứ về nhà của mình thăm gia đình đi.

– Cám ơn bà chủ.

– Có gì đâu, lâu lâu, mọi người phải về nhà để thăm con cháu của mình chứ.

Bà Xuân Mai cầm hai bao thư đưa cho bà vú và ông quản gia:

– Đây là chút tiền, vú với ông quản gia mang về mua quà cho các cháu.

Bà vú nhận bao thư đầy xúc động:

– Bà chủ thật tốt. Nếu không có bà chủ trước giờ giúp đỡ, gia đình tôi sẽ không được như bây giờ.

– Vú quá lời rồi. Hơn nữa, tôi xem vú với ông quản gia là người thân, giúp chút chuyện có gì đâu.

– Bà chủ thật tốt bụng.

Lúc mới về Việt Nam, thấy hoàn cảnh gia đình ông quản gia và bà vú tội nghiệp nên bà mới nhận vào làm, còn cho tiền bà vú trả nợ bọn cho vay nặng lãi. Bà Mai cho tiền ông quản gia để chữa bệnh nữa. Ông quản gia chân thành:

– Không biết nói sao để cám ơn hết những gì bà chủ giúp tôi nữa.

Bà Mai vui vẻ:

– Hai người làm tôi cảm động quá. Hồi đó, tôi được người ta giúp đỡ, giờ tôi giúp đỡ lại mọi người. Đó là chuyện bình thường thôi. Hơn nữa, đó cũng chẳng là bao, mọi người đừng ngại.

Cát Tiên vỗ tay thật kêu:

– Hôm nay vui quá, con thì được đi chơi, bà vú với ông quản gia được về thăm nhà.

Bà Mai bảo:

– Mình đi thôi Cát Tiên.

– Dạ!

Đến khu du lịch, Cát Tiên thích lắm, nhất là khi được ngồi trên thuyền, thả tay xuống dòng nước mát rượi. “Cần Thơ gạo trắng nước trong” Cát Tiên thích thú khi học được câu nói này. Cô cứ nói mãi:

– Ở đây vui quá hả mẹ!

– Ừ!

Nhìn gương mặt của cô mà bà Mai cảm thấy không tiếc khi phải bỏ công việc để cùng đi chơi với cô. Cát Tiên đề nghị:

– Hay là mẹ cho con chèo thuyền nha mẹ?

Bà lắc đầu:

– Không được. Con đâu có biết chèo thuyền.

– Con thấy dễ lắm mà. Con muốn làm thử.

Chiều theo ý cô con gái nhưng bà Mai vẫn cảm thấy không an tâm:

– Con lúc nào cũng bướng bỉnh hết, nhưng chèo thuyền khó lắm đó, học cách chèo rồi hẵng chèo nha con.

– Thôi, giờ con muốn chèo thuyền liền à.

Cô bảo người hướng dẫn viên chèo thuyền ra phía sau ngồi cho cô lên chèo thuyền.

– Ôi trời! Cát Tiên té rồi.

Cô chèo thuyền không cẩn thận nên trượt chân té xuống sông luôn. Bà Mai hốt hoảng nhưng không biết bơi, đành phải đứng nhìn những nhân viên du lịch cứu con gái của mình.

– Lạy trời cho Cát Tiên không sao. Nếu không, làm sao mình sống nổi.

Lát sau,cô cũng được đưa lên mặt đất nhưng đã bất tỉnh. Bà Mai bảo:

– Mau gọi xe cấp cứu.

Tại bệnh viện, bà Mai lo lắng kinh khủng:

– Không biết sao rồi nữa?

Cát Tiên đã không sao. Bác sĩ bảo:

– Cô ấy chỉ bị đuối nước thôi giờ không sao cả.

Bà mừng quýnh chạy ngay vào phòng bệnh với con gái. Cô nhìn mẹ mình đầy hối hận:

– Con xin lỗi đã làm mẹ lo lắng.

– Con đó! Cứ ham vui mà không biết nguy hiểm là gì.

– Chẳng phải bây giờ con không sao?

– Giờ con phải nghỉ dưỡng ở đây. Đói bụng chưa, mẹ mua gì cho con ăn nhé.

– Thôi, con muốn về nhà à.

– Không được.

– Nhưng giờ con đã khỏe rồi. Mẹ lo quá đó.

– Để mẹ hỏi bác sĩ đã.

– Thế nào bác sĩ cũng cho con xuất viện.

Bà Xuân Mai đi mua cháo thịt bằm cho cô ăn. Cô nhõng nhẽo:

– Con muốn mẹ đút cho con ăn.

– Ừ! Đươc rồi.

– Chuyện về nhà sao rồi mẹ?

– Chiều nay phải ở lại, mai mới được về.

– Chán chết đi được. Con phải ở lại nơi khó chịu này sao?

– Không chịu cũng phải ở lại nữa. Con mà bướng bỉnh mẹ không thương con luôn đó.

Cô dẩu môi:

– Mẹ không thương con thì thương ai bây giờ. Hay mẹ đã có ...

Bà Mai nhanh miệng:

– Con đang nghĩ lung tung gì đó. Mau ăn nhanh lên nè. Lắm lời quá đi.

– Dạ, con ăn nhanh nè!

– Con ở đây một mình nha, chút mẹ sẽ đến viện nghiên cứu nông học, mẹ sẽ về ngay. Nhớ không được đi đâu nghe chưa?

– Dạ, con biết mà.

– Miệng thì vẫn cứ dạ nhưng cô đâu để ý gì đến lời của bà Mai nói. Bà vừa đi thì cô đi lung tung ngay. Cô sang những phòng bên cạnh nhìn lén vào bên trong cửa kiếng.

– Ôi! Thấy ghê quá!

Thấy những người bệnh mà cô sợ phát khiếp nhưng vẫn cứ thích nhìn. Cô cứ đi hoài hết phòng này đến phòng khác.

– Tội nghiệp ha quá, chắc là họ đau lắm.

Cô như một đứa trẻ nhìn những người bệnh với gương mặt đầy lạ lẫm và sợ sệt.

Tự nhiên Cát Tiên cảm thấy tò mò khi đi ngang qua một cái phòng trắng toát và rất kín đáo cô dừng hẳn lại:

– Đây là phòng nào vậy kìa? Cốc! Cốc!

Cô mở cửa, bước vào bên trong, cảm giác lạnh cả người rồi chợt la lên khi cô tự tay kéo chiếc khăn trắng ra khỏi chiếc giường nhà xác.

– Á!

Cô ngất xuống. Phước Thịnh đang đi thăm bệnh gần đó, liền chạy ngay đến.

Anh bế bổng cô lên đến nhanh phòng cấp cứu.

– Cô ấy không sao, chỉ là sợ quá rồi ngắt xỉu luôn thôi.

Anh an tâm trở về vì có công việc gấp. Người bác sĩ trực đã nhận ra cô là bệnh nhân của phòng đặc biệt do ông phụ trách.

– Nhờ bác sĩ chăm sóc cô ấy giúp, tôi có việc phải đi gấp.

Bác sĩ hỏi:

– Cậu hãy cho tôi biết thông tin về cậu, để khi cô ấy tỉnh dậy, tôi sẽ nói lại việc cậu đã giúp cô ấy.

Anh cười tươi:

– Không cần đâu ạ.

Nói rồi anh nhanh chóng rời khỏi đó. Bác sĩ nói thầm:

– Anh chàng thật tốt bụng.

Cát Tiên tỉnh dậy, cô vẫn còn hoảng sợ, cũng may là có mẹ mình ở cạnh. Cô ôm chầm lấy bà.

– Mẹ ơi! Con sợ quá!

Bà Mai an ủi:

– Không sao đâu con. Có mẹ ở đây mà.

Bà muốn mắng cô lắm, nhưng thấy cô như vậy nên bà không đành lòng. Ý là trước khi rời khỏi bệnh viện, bà đã căn dặn cô không được đi lung tung rồi.

– Con sợ ở đây quá rồi. Mình về nhà thôi mẹ ơi!

– Ừ. Chút nữa làm thủ tục xuất viện xong sẽ về.

Bà Mai đến hỏi vị bác sĩ trực phòng của Cát Tiên về chuyện ai đã đưa cô rời khỏi nhà xác. Vị bác sĩ lắc đầu:

– Tôi không biết. Tôi chỉ biết anh ta rất cao to, gương mặt điển trai, đặc biệt rất tốt bụng.

– Không biết tên làm sao mà cám ơn được đây.

Bác sĩ cười bảo:

– Người tốt bụng không phải làm điều tốt để muốn nghe lời cảm ơn đâu.

– Tôi hiểu nhưng mang ơn người ta mà không biết người ân nhân đó là ai thì tệ quá.

Ngay lúc đó, nhân viên phụ trách khâu vệ sinh của bệnh viện đến, bà đưa cho vị bác sĩ một thẻ nhân viên, ông bác sĩ ngạc nhiên:

– Sao lại đưa tôi vậy?

Bà Tú bảo:

– Lúc nãy khi dọn vệ sinh nó rơi ở đây? Chắc là của bạn ông làm rơi.

Vị bác sĩ nhìn vào thẻ nhân viên và đọc to hàng chữ Đặng Phước Thịnh kỹ sư nông nghiệp. Ông nhìn vào bức ảnh trong thẻ nhân viên.

– Đúng là anh ta rồi.

Vị bác sĩ đưa cho bà Mai chiếc thẻ nhân viên:

– Là ân nhân của Cát Tiên đó.

Bà Mai nhận ra đó là ai. Bà liền quay sang cảm ơn cô nhân viên vệ sinh của bệnh viện và cả vị bác sĩ hiền từ, thân thiện này nữa. Bà Mai bảo:

– Bác sĩ giữ giúp chiếc thẻ nhân viên này đi, thế nào người đó cũng quay lại đây tìm thôi.

– Giờ bà đã biết rõ thông tin rồi thì nhẹ nhõm rồi há.

– Vâng ạ!

Bà lo nói chuyện mà quên là cô con gái cưng đang chờ bà trong phòng bệnh.

Cát Tiên cứ đi đi lại lại trong phòng mà khó chịu. Bình hoa trong phòng bị cô bứt hết luôn. Những cánh hoa rơi đầy khắp sàn.

– Mẹ đi đâu mà lâu dữ vậy?

Bà Mai có mặt đúng lúc trả lời câu hỏi của cô:

– Mẹ đi hỏi thăm về ân nhân của con chứ đi đâu.

– Con chờ mẹ từ nãy giờ mệt quá nè.

– Mẹ biết mà. Mình về thôi con.

– Ủa! Ai đã giúp con vậy mẹ?

Bà bảo:

– À! Đó là một anh chàng tốt bụng.

Cát Tiên hỏi nhanh:

– Anh ta tên gì? Nhà ở đâu?

– Câu hỏi nhanh quá làm sao mẹ trả lời kịp chứ. Mẹ không biết nữa.

– Thế mà bảo là đi hỏi thăm.

– Nhưng mẹ biết chỗ làm việc của người đó.

– Thật hả? Con phải tạ ơn người đó mới được.

– Việc đó tính sau. Giờ mẹ con mình về thôi.

– Dạ!

Bà Mai ngạc nhiên khi thấy những con cá yêu quý của bà không còn ở trong hồ nữa, bà hỏi:

– Bác quản gia ơi! Bác cho cá ăn có thấy những con cá ở đâu không?

Ông bảo:

– Ở trong hồ cá mà.

– Đâu có.

– Sao lạ vậy? Tôi thật bất cẩn, lúc nãy để cô Cát Tiên cho cá ăn nên không chú ý đến những con cá.

Bà Mai vào nhà, gọi to:

– Cát Tiên!

Cát Tiên đang ngắm sao trên sân thượng nên chẳng nghe mẹ gọi. Bà đi tìm cô mà vẫn không thấy, liền hỏi bà vú:

– Vú có thấy Cát Tiên đâu không?

Bà vú đáp:

– Cô ấy vừa mới ở trước sân mà.

– Không biết con bé đi đâu nữa rồi.

Bà lên phòng vẽ tìm cô nhưng không thấy. Cát Tiên cảm thấy lạnh nên cô trở về phòng mình. Vừa đi ngang phòng tranh, thấy mẹ, cô liền hỏi:

– Mẹ tìm con hả?

Bà nhanh miệng:

– Chứ tìm ai! Con có thấy những con cá trong hồ của mẹ không?

– Dạ có.

– Thế chúng đâu rồi?

Cô tỉnh queo:

– Con đem chúng ra bờ sông gần nhà mình thả rồi.

– Con vừa nói gì?

Cô lặp lại lời mình vừa nói thêm một lần nữa bà bực bội:

– Tai sao con lại làm thế? Con có biết mẹ rất quý những con cá đó không?

– Con biết, nhưng thấy chúng không được tự do nên con ...

– Con lúc nào cũng làm cho mẹ bực tức hết. Con có biết đó là những con cá mà bạn mẹ tặng không hả?

– Có gì con sẽ mua lại đền cho mẹ.

– Mua lại thì còn ý nghĩa gì nữa chứ.

– Đây là lần đầu tiên cô thấy bà cáu gắt với mình như thế. Cô buồn lắm, chẳng nói gì cả và đi thẳng về phòng của mình.

– Ba ơi! Con đã làm mẹ giận rồi, con chỉ muốn tốt cho con cá thôi mà.

Bà Mai cảm thấy mình đối xử hơi lớn tiếng với Cát Tiên, bà hối hận lắm, nhưng tại lúc đó giận quá nên bà mới như thế.

– Mình không nên làm thế. Chuyện đã lỡ rồi. Thôi kệ!

Bà cũng trở về phòng của mình, trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Bà mở cửa phòng thì thấy có một mảnh giấy nhỏ dán ngay trên cánh cửa, bà đọc to:

– Con xin lỗi mẹ.

Bà cảm thấy thương cô con gái của mình lắm. Tuy cô hay nghịch ngợm, bướng bỉnh nhưng bản tính thì rất hiền lành, tốt bụng. Bà nói một mình:

– Mẹ cũng xin lỗi con.

Bà nằm được một lúc rồi sang phòng của cô con gái cưng. Thấy đèn đã tắt, bà nghĩ:

– Chắc con bé đã ngủ rồi, mình không nên đánh thức.

Bà định sang xin lỗi vì đã hơi lớn tiếng với cô. Bà đành quay về phòng của mình.

Cát Tiên hỏi:

– Người giúp con ở bệnh viện làm chung với mẹ tại viện nghiên cứu nông học ở Cần Thơ hả mẹ?

Bà Mai đáp:

– Ừ. Chút nữa mẹ đến đó, sẵn chở con theo cám ơn người ta luôn.

– Dạ.

Bà vú đã chuẩn bị xong thức ăn sáng nhưng Cát Tiên lại bà:

– Con không muốn ăn sáng đâu.

Bà Mai hỏi nhanh:

– Sao con không muốn ăn vậy Tiên?

– Con muốn nhanh đi gặp người đó để cám ơn.

– Con cần gì vội vã thế! Hơn nữa, giờ này còn rất sớm, người đó chưa đến làm việc đâu.

– Vậy thì con sẽ ăn sáng.

Hai tô phở bò thơm lừng được đặt lên bàn, bên cạnh có dĩa rau, giá trông thật hấp dẫn.

– Ngon quá! Hôm nay, vú làm ngon hơn mọi ngày luôn.

Cát Tiên vừa ăn vừa khen. Cô ăn rất nhanh. Bà vú đặt hai ly sữa lên bàn:

– Mời bà chủ và Cát Tiên uống sữa.

Cát Tiên nhăn mặt:

– Con không uống sữa đâu, ngán lắm. Hơn nữa, con no lắm rồi.

Bà Mai nghiêm nét mặt:

– Nếu con không uống sữa thì hãy ở nhà.

Cô gật đầu nhanh như cái máy:

– Dạ, con uống ngay ạ.

– Con đó, nói nhẹ nhàng không chịu nghe đâu.

Cô hối thúc:

– Mẹ ăn nhanh lên đi mẹ.

– Ăn cũng phải từ từ chứ con.

Cô nhìn sang ly sữa của bà Mai, tiếp tục:

– Mẹ còn ly sữa nữa, mình phải chờ sao?

Bà bật cười:

– Hôm nay, con sao vậy Tiên? Mẹ còn phải đọc xong tờ báo sáng nay mới đi được.

– Vậy là còn lâu mới được đi há mẹ?

– Ừ!

Cô đề nghị:

– Hay là con đọc báo cho, mẹ vừa ăn vừa nghe cho đỡ mất thời gian nha.

– Không cần đâu, tự mẹ đọc được.

Cô thở hắt ra. Đi đến phòng khách xem tivi cô xem chương trình sân khấu hài, cười thật giòn quên cả việc phải chờ mẹ mình đọc báo. Bà Mai hỏi:

– Đi được chưa Tiên?

Cô chu môi:

– Mẹ chờ con tí đi, sắp hết rồi. Xem chương trình này thích thật.

Bà lắc đầu:

– Con ham vui quá đi, lúc nãy hối thúc mẹ, còn giờ thì lại ...

– Rồi! Chương trình đã kết thúc. Mình đi thôi mẹ.

Cô quay sang bà vú:

– Con tạm biệt vú nha. Trưa, con sẽ về.

– Ừ! Tạm biệt con.

Bà Mai ra cổng rồi mà cô vẫn còn ở trong nhà, giọng bà gọi to:

– Nhanh lên đi rùa con.

– Tự nhiên mẹ gọi con là rùa à.

– Chậm thì là rùa chứ không lẽ là thỏ sao?

Tại viện nghiên cứu nông học, bà Mai vừa vào thì nhân viên bảo vệ mở cổng cho bà. Chiếc Innova đậu ngay vào bãi xe. Tiên mở cửa xuống xe:

– Không biết ân nhân của mình thế nào hả mẹ?

Bà đùa:

– Cũng bình thường như mọi người, có tay, chân, mắt, mũi, miệng ...

Cô cười giòn tan:

– Điều đó con biết nhưng ...

Bà Mai ngắt lời cô:

– Lắm lời quá đi cô nương, mau vào thôi, trễ giờ làm việc của mẹ bây giờ.

– Dạ!

Đến phòng làm việc của bà Mai, cô chán nản vì ngồi một mình, mẹ cô bận nghiên cứu gì đó.

– Mẹ chỉ phòng làm việc của người đó đi, con sẽ đến đó.

– Giờ này người ta làm việc, làm sao con đến được chứ? Như thế là phiền người khác con hiểu không?

– Phải biết vậy, để giờ trưa con đến.

– Thì giờ con đến tham quan phòng làm việc của mẹ không được sao.

Cô cong môi:

– Chỉ toàn là tranh ảnh về các giống lúa chán lắm, ở nhà có đầy rồi.

– Con chẳng biết gì hết. Thôi, ngồi đó đi, có bánh trên bàn đó, con ăn đi.

– Bánh này không ngon, con không thèm ăn.

– Không ăn thì thôi.

Bà Mai nhấn nút gọi điện thoại cho phòng nhân viên:

– Chút nữa có người mang quà đến, cô bảo họ mang lên phòng tôi giúp nha.

Cô nhân viên đang trực điện thoại đáp:

– Dạ.

Nãy giờ chẳng để ý gì đến Cát Tiên nên khi vừa quay qua hướng cô thì bà Mai bật cười:

– Con bé này ngồi mà cũng ngủ được hay thật.

Cát Tiên đã ngủ ngồi trên ghế salon trong phòng làm việc của bà Mai. Bà làm việc quên cả thời gian, đến giờ nghỉ trưa lúc nào cũng chẳng hay. Bà đến gần Cát Tiên, gọi:

– Thức dậy đi Tiên.

Cô vẫn ngủ say, bà gọi to:

– Cát Tiên!

Cô mở to mắt ra nhìn mẹ mình, hỏi:

– Ủa! Nãy giờ con ngủ hả mẹ?

– Chẳng lẽ lại là mẹ. Con dễ ngủ quá há. Giờ nghỉ trưa đến rồi, mình đi thôi con.

Đúng lúc đó, người mang quà đến, bà Mai ký tên để nhận quà. Cát Tiên hỏi:

– Quà gì vậy mẹ?

– Quà này để tặng cho người đã giúp con đó.

Bà Mai đưa cho Cát Tiên chiếc khăn lạnh:

– Con lau mặt cho tỉnh táo đi. Nhanh lên con, để cậu ấy đợi thì không hay đâu.

– Mẹ đã hẹn người ta rồi hả?

– Ừ! Mẹ hẹn người đó giờ trưa có mặt tại nhà hàng gần đây.

Tại nhà hàng “Thượng Uyển”, bà Mai đưa quà ra trước mặt Cát Tiên:

– Con cầm giúp mẹ nha. Mẹ ra kia nghe điện thoại, ở đây ồn ào quá.

– Dạ!

– Con cứ vào bên trong đi, nhân viên sẽ hướng dẫn con. Mẹ đã đặt sẵn bàn số bảy rồi đó.

– Dạ!

Cát Tiên thắc mắc không biết bên trong phần quà này là gì? Cô cũng hơi tò mò không biết người giúp cô hôm đó như thế nào. Thấy anh nhân viên của nhà hàng. Cát Tiên nhanh miệng hỏi:

– Anh ơi! Chỉ giúp tôi bàn số bảy.

Anh nhân viên vui vẻ:

– Chị cứ đi thẳng vào, bàn có người thanh niên đang ngồi đó.

Cát Tiên nghe cách xưng hô của anh nhân viên mà khó chịu. Cô nghĩ thầm:

– Mình trẻ thế này mà anh ta gọi là chị sao?

Cô chợt thấy lạ, cô như không tin vào mắt mình nữa hay là có sự nhầm lẫn.

Cô lầm bầm:

– Sao tên khó ưa đó lại ngồi ngay bàn số bảy vầy nè.

Cô tiến đến gần đó, nhìn Phước Thịnh chăm chú. Anh cười tươi:

– Chào cô! Mời cô ngồi!

Anh lịch sự kéo ghế giúp cô. Nhưng cô không ngồi, lại tỏ thái độ khó chịu:

– Anh ngồi nhầm bàn rồi đó, bàn này mẹ tôi đã đặt trước rồi mà.

Anh tỉnh queo:

– Vậy hả?

Cô cong môi:

– Đúng vậy. Biết rồi thì mau sang bàn khác ngồi đi.

– Tại sao?

– Ôi trời! Chỉ số thông minh của anh thấp vậy sao? Tóm lại, anh phải ngồi bàn khác, vì bàn này dành cho tôi, mẹ tôi và ân nhân của tôi nữa.

– Tôi không phải ân nhân của cô sao?

Cô bật cười:

– Anh mà là ân nhân của tôi chắc trời mưa ngay lập tức quá.

– Đúng lúc đó, bà Mai đến, bà vui vẻ:

– Xin lỗi cậu, tôi đến trễ.

Cát Tiên hỏi:

– Mẹ! Đây là ...

Bà Mai bảo:

– Con cứ ngồi xuống đi rồi nói chuyện. Đây là người đã giúp con ở bệnh viện.

Trời đang nắng gắt bỗng mây đen kéo đến ào ạt, chẳng mấy chốc cơn mưa ập đến. Cát Tiên giật cả mình:

– Sao trùng hợp vậy nè?

Phước Thịnh trêu cô:

– Mưa rồi đó, tiểu thư có thấy không?

Cô trả lời:

– Tôi thấy chứ.

Bà Mai quay sang Cát Tiên:

– Con muốn gặp ân nhân của mình để nói lời cảm ơn lắm mà, sao giờ im lặng vậy?

Cô chu môi:

– Giờ con không thích cám ơ nữa.

Bà Mai cứ tưởng khi biết anh là ân nhân của mình Cát Tiên sẽ có thái độ khác đối với Phước Thịnh. Thật không ngờ ...

Bà Mai khó chịu:

– Con sao vậy Tiên?

Bà lại quay sang Phước Thịnh:

– Xin lỗi cậu. Tôi xin thay mặt con gái cám ơn cậu.

Anh cười:

– Dạ, có gì đâu cô.

– Nếu không có cái thẻ nhân viên đó thì tôi không thể nào biết được ai là ân nhân.

Cô gọi con là ân nhân con thấy ngại quá. Nếu con không giúp thì lúc đó cũng sẽ có người khác giúp thôi ạ.

Bà Mai bảo:

– Cát Tiên! Con gửi quà cám ơn cho anh Thịnh đi.

Cát Tiên không thể cãi lời bà. Món quà đang nằm ở hướng của cô. Cô dùng tay đẩy nó chuyển sang trước mặt của anh.

– Quà của anh nè!

Bà Mai nhìn cô với vẻ khó chịu, cô đành phải mang món quà và trao lại cho anh. Cô đứng lại gần chỗ anh, hai tay cầm món quà một cách trịnh trọng:

– Kính thưa anh Phước Thịnh! Đây là món quà, là tấm lòng của tôi, mong anh vui lòng nhận cho, cám ơn anh nhiều.

Phước Thịnh bật cười khi nghe cô nói một cách quá kiểu cách. Nhân lúc bà Mai không chú ý, cô kề sát vào tai anh, lí nhí:

– Tôi chỉ cám ơn theo ý mẹ tôi thôi. Nếu không bị mẹ tôi ép buộc thì anh đừng hòng được nhận lời cám ơn của tôi.

Anh lên tiếng:

– Cô và Cát Tiên làm cháu ngại quá.

Bà Mai vui vẻ:

– Có gì mà ngại. Thôi, mình gọi thức ăn đi.

Phước Thịnh đưa menu cho bà Mai và Cát Tiên chọn món. Cát Tiên chẳng thèm để ý gì cả, cô chăm chú uống nước cam. Bà Mai lên tiếng:

– Tiên con chọn món đi.

Cô cọc lốc:

– Con đâu biết chữ Việt Nam đâu mà bảo con chọn.

Phước Thịnh bảo:

– Có những món Pháp rất ngon.

Cô cong môi:

– Không gọi.

Bà Mai quay sang Thịnh:

– Cậu đừng để ý đến Cát Tiên nha, lúc nào cũng bướng bỉnh, đến nỗi cô chịu không được luôn.

Anh đáp:

– Dạ, cháu thấy Cát Tiên rất ngoan lại biết vâng lời cô cứ đâu có bướng bỉnh.

Cát Tiên nghe anh nói tốt về mình, chẳng chút dễ chịu mà còn gầm gừ trong cổ họng:

– Giả vờ để tôi nghĩ tốt về anh hả? Nằm mơ đi nha!

Bà Mai vừa đi làm về, thấy Cát Tiên đang ngồi trên xích đu trước sân nhà nên bà không nhấn chuông. Thấy bà, cô chạy nhanh ra:

– Sao mẹ không lấy xe đi mà lại đi taxi vậy?

– À! Tại mẹ cảm thấy không được khỏe. Chóng mặt, nhức đầu nên không dám lái xe.

Cô lo lắng:

– Mẹ đã khám bệnh chưa?

– Rồi!

– Thế bác sĩ bảo mẹ bệnh gì?

Bà cười toe:

– Thì bị chóng mặt, nhức đầu.

– Con biết nhưng bệnh đó là do đâu? Nhiều nguyên nhân gây ra nhức đầu, chóng mặt lắm chứ bộ.

– Con là bác sĩ hay sao mà có vẻ hiểu biết quá vậy?

– Đâu phải là bác sĩ mới có kiến thức về y học đâu mẹ.

– Vậy à!

– Mẹ bệnh mà vẫn cứ vô tư vậy sao? Con lo cho mẹ lắm đó.

– Mẹ biết mà. Thôi, vào trong nhà đi con.

– Dạ.

Cô đề nghị:

– Mẹ đưa giỏ xách con mang giúp cho.

Bà nghi ngờ:

– Hôm nay, ở nhà, làm gì sai phải không? Làm gì tốt với mẹ vậy?

– Mẹ nghĩ xấu về con gái của mình không à? Tại con thấy mẹ bệnh nên mới chu đáo thế thôi.

Bà đùa:

– Chắc là mẹ phải bệnh hoài để được con chăm sóc chu đáo.

– Mẹ đừng có bệnh nha, bệnh sẽ bị uống thuốc, tiêm thuốc nữa, ghê lắm đó.

– Mẹ đâu phải trẻ con như con đâu mà sợ uống, tiêm thuốc.

Vào trong nhà, bà Mai ngồi ngay xuống ghế xa lông. Không gọi bà vú mà Tiên tự vào tủ lạnh lấy nước cho mẹ mình uống:

– Nước đây, mẹ uống đi cho đỡ mệt.

Cô ngồi sát cạnh bà, ôm lấy bà:

– Mẹ đừng bệnh rồi bỏ con như ba nha mẹ.

Bà ký nhẹ vào đầu cô con gái của mình.

– Con đừng có suy nghĩ lung tung. Mẹ sẽ mãi ở cạnh con, không bao giờ bỏ con đâu.

– Mẹ hứa nha. Mình móc ngoéo đi mẹ.

Cô và bà cùng nhau móc ngoéo. Cô cười thật tươi, khoe:

– Mẹ! Hôm nay, con biết làm bánh kem rồi nè.

– Con gái mẹ giỏi thật? Vú dạy con làm hả?

Cô gật đầu xác nhận:

– Dạ! Mẹ chờ chút nha, con lấy bánh kem cho mẹ ăn.

– Thôi! Chưa ăn cơm chiều mà. Đợi tối mẹ sẽ ăn.

– Con quên. Ủa! Mà mẹ ăn bánh kem buổi tối không sợ lên cân sao?

– Bánh kem đó là do con gái của mẹ làm thì mẹ phải nếm thử chứ.

– Con thương mẹ nhất trên đời luôn.

– Tại mẹ chịu ăn bánh kem do con làm, con mới thương mẹ nhất trên đời hả?

Còn những lúc khác không có thương mẹ sao?

– Đâu có. Bánh kem con làm ngon lắm, mà mẹ lại dùng từ “chịu ăn”, đáng lẽ mẹ phải dùng từ khác mới đúng.

– Từ nào?

– Ví dụ như thật “may mắn”, “hạnh phúc”, “cơ hội hiếm có” ...

Trước khi đi công tác một tuần, bà Mai căn dặn:

– Con ở nhà ngoan nha, không được đi lung tung, phải nghe lời vú.

Cát Tiên cắt lời bà:

– Dạ! Con sẽ thực hiện đúng theo lời dặn của mẹ. Lúc nào mẹ cũng dặn làm con thuộc lòng những lời mẹ nói luôn.

– Thuộc lòng mà có bao giờ làm đúng theo lời mẹ đâu.

Cô cười hì hì ... Bà Mai ra khỏi nhà, cô ngồi buồn xo, hai tay chống cằm:

– Ở nhà cả tuần không có mẹ chắc là chán lắm.

Bà vú bảo:

– Để vú dọn cơm cho con ăn nha.

– Dạ thôi! Con không ăn đâu.

Bà vú lo sợ:

– Không được! Như thế ảnh hưởng đến sức khỏe của con đó.

– Nhưng ăn một mình buồn lắm.

– Con phải cố gắng ăn chứ.

Cô đề nghị:

– Hay là vú gọi ông quản gia vào, rồi con, vú và ông quản gia cùng ăn cơm chung cho vui.

Bả lắc đầu:

– Như thế sao được chứ?

– Vậy thì con không ăn cơm luôn.

Bà làm theo ý cô để cho cô chịu ăn cơm. Cô mới gặp mẹ mình đây mà đã cảm thấy nhớ mẹ của mình rồi. Từ nhỏ, cô đâu có sống xa bà. Ông quản gia từ ngoài sân chạy vào nhà, lên tiếng:

– Cát Tiên ơi! Gia đình ông có chút chuyện nên ông phải về nhà gấp.

Cô hỏi:

– Chuyện gì vậy ông?

– À! Con gái của ông bị bệnh nặng?

– Vậy ông về ngay đi. Để cháu lái xe đưa ông về.

– Không cần đâu. Ông đi Honda ôm được rồi.

– Để con chở ông đi xe hơi cho nhanh.

Bà vú không nói gì, bà cũng lo lắm. Nếu biết cô lại đi ra ngoài, mẹ cô sẽ mắng cho xem. Nhưng có ông quản gia đi cùng cô, bà cũng đỡ lo. Ông quản gia cương quyết:

– Con làm thế sẽ bi mẹ mắng đó. Hơn nữa, con chỉ biết lái xe chứ đâu có biết rành đường đi về nhà ông đâu.

Cô đáp nhanh:

– Thì ông sẽ chỉ cho con.

– Đường về nhà ông nhỏ lắm, xe hơi vào không được đâu.

– Vậy con sẽ lấy xe máy đưa ông đi.

Cát Tiên không thay đổi ý định của mình, dù cho ông quản gia đưa ra thật nhiều lý do bất tiện.

Cát Tiên năn nỉ:

– Vú à! Vú hãy đưa con đi chơi đi.

Bà lắc đầu:

– Không được đâu. Lần trước chèo thuyền con đã bị ngã phải vào bệnh viên, giờ vú không dám đưa con đi nữa đâu.

Cô cứ kỳ kèo mãi bà vú không chịu được đành chiều theo ý của cô:

– Được rồi! Nhưng con phải nghe theo lời vú đó.

– Dạ, con xin hứa ạ?

Bà vú dẫn cô đi về quê của vú. Ở đó, có một con sông rất lớn. Bà bảo:

– Ở đây có chèo xuồng không à. Chứ không có chèo thuyền đâu.

Cô bước nhanh xuống xuồng, bà vú nắm tay cô, căn dặn:

– Con phải ngồi yên nha, nhớ là không được đòi chèo xuồng đó.

– Dạ!

Cô nghe theo lời bà vú, ngồi yên trên xuồng quan sát cảnh vật xung quanh.

Cây cối xanh tươi, thời tiết thì mát mẻ, dễ chịu. Bà vú cho xuồng vào vườn trái cây, những trái ổi oằn nhánh, cô giơ tay lên hái:

– Thích thật!

Rồi nhìn những chùm mận đỏ đang treo lủng lẳng trên cành, cô bảo:

– Con muốn leo lên cây mận đó hái quả, vú ơi!

– Nguy hiểm lắm. Để vú hái cho. Con hái những trái mận dưới thấp là được rồi.

Cô nhanh chân đi sang chỗ khác, nhân lúc bà vú không để ý, cô đã leo ngay lên cây mận rồi.

– Ôi! Chưa bao giờ mình được leo lên cây hái quả thế này.

Bà vú hốt hoảng khi thấy cô đang ở trên cây mận:

– Cát Tiên! Xuống nhanh đi con, coi chừng té đó.

Cô xuống mặt đất an toàn, bà vú thở phào nhẹ nhõm:

– Vú thấy chưa, con đâu có sao.

– Mình về nhà thôi con.

– Nhưng con chưa muốn về nhà. Hay là mình về nhà vú đi.

– Ừ! Ý vú là về nhà của vú mà.

– Vậy mà cơ cứ tưởng ...

– Về nhà vú nấu cháo gà cho con ăn.

– Dạ!

Bà vú tuy lớn tuổi nhưng bà sống có một mình. Bà được sống đến hôm nay là nhờ có sự giúp đỡ của bà Mai. Nếu không, bà vú đã bị bọn cho vay nặng lãi đánh chết lúc một năm trước rồi. Căn chòi nhỏ dần dần hiện ra.

– Từ từ, coi chừng té đó Tiên.

Cô chạy như bay vào nhà. Bà vú bảo:

– Con ngồi đó nha. Vú làm gà nấu cháo.

Cô ngoan ngoãn:

– Dạ!

Cô ngồi trước sân nhà thấy buồn, chiếc xuồng đang hiện ra trước mặt cô:

– Mình phải tập chèo xuồng mới được. Lần trước bị rơi xuống sông lần này chắc không gặp xui xẻo nữa đâu.

Cô xuống xuồng, hai tay cầm hai cái chèo. Ban đầu thì cô làm được nhưng xuồng đi không đúng hướng, cô muốn nó đi ra xa nhưng nó chỉ nằm ở sát bờ.

– Ra ngoài đi xuồng.

Cô lấy cây chèo đẩy mạnh vào đất liền cho chiếc xuồng ra xa.

– Mình hay thật!

Chiếc xuồng từ từ trôi theo dòng nước, cô cảm thấy lạ:

– Mình không chèo sao xuồng lại chạy được vậy nè.

Một lúc sau, có một chiếc xuồng máy chạy đến, chiếc xuồng của cô bỗng nhiên chắn ngang sông:

– Á!

Chiếc xuồng máy bất ngờ tông vào chiếc xuồng của cô. Cô rơi ngay xuống sông, hai tay cô giơ lên cao như ra hiệu cho mọi người biết cô không bơi được.

Cát Tiên tỉnh dậy Phước Thịnh vui vẻ:

– Cô tỉnh rồi sao?

Cô ngơ ngác:

– Tại sao tôi lại ở đây?

– Cô bị rơi xuống sông, tôi đã cứu cô và đưa cô về đây.

Cô cố nhớ lại mọi chuyện:

– Hình như tơi bị ....

Anh ngắt lời cô:

– Nếu không có tôi hô hấp nhân tạo thì bây giờ cô đã chết chắc. Cám ơn tôi đi.

Cô lớn tiếng:

– Sao anh lại hô hấp nhân tạo cho tôi vậy hả? Tôi chưa bằm anh ra trăm mảnh là hên cho anh lắm rồi, ở đó mà cám ơn anh.

– Chẳng phải đối với người Pháp, đó là chuyện bình thường sao?

Cô đính chính:

– Tôi là người Việt Nam.

– Ừ. Người Việt Nam. Mà đó là chuyện bình thường, tôi vẫn hay làm chuyện đó.

– Anh hay làm chuyện đó ư? Đúng là đại háo sắc.

– Sao cô ghét tôi dữ vậy hả tiểu thư? Có phải cô thích tôi rồi không?

– Đồ thần kinh!

Anh tiến đến gần cô, cô lùi lại cuối góc tường:

– Anh định làm gì tôi hả?

– Chẳng phải cô nói tôi là đại háo sắc sao?

Anh tiến sát cô hơn nữa, định đùa với cô chút thôi. Ai ngờ cô khóc thét lên:

– Mẹ ơi! Cứu con với!

Cô vớ ngay chiếc mền gần đó rồi trùm mền trốn trong đó. Anh cũng không biết tại sao cô lại dễ khóc đến thế nữa. Đây là lần thứ hai anh thấy cô khóc rồi đó. Anh sợ nhất là thấy con gái khóc. Anh vỗ về:

– Tôi xin cô đó, đừng khóc nữa.

Mặc anh nói gì, cô vẫn cứ khóc. Anh chợt nhớ đến đứa cháu của mình mỗi lần nó khóc anh đều mua kem cho nó ăn. Anh lên tiếng:

– Nín đi tôi mua kem cho ăn.

Cô vẫn khóc, anh tiếp tục:

– Cô không thích ăn kem hả? Hay là ăn kẹo?

Cô tức vì cách cư xử của anh đối với cô như trẻ mẫu giáo, cô tung chiếc mền ra:

– Anh im đi, lải nhải hoài mệt quá! Nhiệm vụ của anh là ngay bây giờ phải đưa tôi về nhà bà vú của tôi.

Anh nhún vai:

– Làm sao tôi biết nhà của người đó. Hơn nữa, cô hãy cho tôi biết lý do tại sao tôi phải đưa cô về chứ? Tự về đi!

– Anh ...

– Tôi thế nào? Dễ thương, đáng yêu lắm phải không?

– Bộ nhà anh không có gương soi hả?

– Không có. Chờ cô mua tặng tôi đó.

– Tôi mua? Nhảm nhí! Mãi mãi sẽ không có chuyện đó.

– Chẳng có chuyện gì là không thể xảy ra hết. Y như lần trước khi ở “Thượng Uyển”, cô không nhớ hả?

Cô nói gọn:

– Không!

– Chưa lớn tuổi mà bị mất trí nhớ rồi sao? Thật là tội nghiệp.

– Ai cần anh tội nghiệp.

Cát Tiên đứng dậy rời khỏi nhà của anh, cô bắt đầu lo lắng:

– Chắc là vú tìm mình dữ lắm.

Cô đâu biết đường nào để đi. Lang thang khắp nơi, trời lại tối, con đường lại vắng toanh, cô chợt cảm thấy hơi lạnh vì sợ.

– Nhà của vú ở đâu vầy nè?

Cô cảm thấy hối hận vì tội ham chơi của mình. Ngay lúc đó, có một cô gái trạc tuổi cô. Trông gương mặt tuy không rõ lắm nhưng cũng dễ nhận ra đó là một cô gái đẹp. Cô gái lên tiếng:

– Cô gì ơi!

Cát Tiên ngạc nhiên:

– Sao? Cô gọi tôi hả?

– Ừ. Ở đây chỉ có tôi và cô mà. Trời tối lắm, cô hãy cho tôi biết tên bà vú của cô, tôi sẽ đưa cô về nhà.

Tự nhiên gặp được người tốt, Cát Tiên mừng lắm, đáp nhanh:

– Hình như tên Nguyệt thì phải.

– Là bà Nguyệt sao? Bà ấy không có gia đình mà sống một mình phải không?

– Đúng rồi.

– Bà ấy đúng là người đáng thương nên ở đây ai cũng biết về bà ấy. Để tôi giúp cô về đó.

– Cám ơn cô.

Thu Ngọc khó chịu:

– Nếu không vì bạn trai của tôi thì tôi không có rảnh giúp cô đâu.

– Bạn trai của cô? Sao lại liên quan đến tôi?

– Tôi còn thắc mắc hơn cô nữa kìa. Thôi, đừng nói nữa. Nhanh lên, mau theo tôi.

– Tôi biết rồi.

Bà vú đang tìm cô, tìm đến nỗi mệt nhừ cả luôn, bà trở về nhà thử xem cô có về nhà chưa. Thấy cô, bà mừng quýnh:

– Con đi đâu vậy? Vú tìm con khắp nơi.

– Con xin lỗi vú.

Thu Ngọc bỏ về lúc nào Tiên cũng không hay, thế là cô nợ Thu Ngọc một lời cám ơn rồi.

Cô thắc mắc:

– Bạn trai của cô ta là ai? Chắc là tên Phước Thịnh kia rồi. Chỉ có anh ta mới biết chuyện của mình.

Thu Ngọc về đến nhà của Phước Thịnh, cô nghi ngờ:

– Sao anh có vẻ lo cho cô gái đó quá vậy? Còn vì cô ấy mà năn nỉ em nữa chứ.

Anh cũng không biết lý do tại sao nữa. Anh tìm đại một lý do để trả lời cho bạn gái. Nếu không, chắc chắn tối nay Thu Ngọc sẽ không để cho anh yên đâu.

– Tại cô ấy là con của sếp anh.

– Chỉ đơn giản vậy sao?

– Ừ. Em đang nghĩ gì vậy?

– Mà có gan đến đâu anh cũng không dám nghĩ đến ai khác ngoài em đâu.

– Em là số một rồi.

– Tha cho anh đó.

Phước Thịnh đề nghị:

– Hay là mình đi ăn tối đi em.

– Dạ. Em muốn ăn món Pháp.

Anh chợt nghĩ đến Cát Tiên. Anh chẳng biết tại sao mình lại nghĩ đến cô nữa, chắc tại do Thu Ngọc đòi ăn ở nhà hàng Pháp hay vì một lý do nào khác.

Đang đi trên đường, Phước Thịnh đổi ý:

– Hay là mình đi ăn món Hàn Quốc đi em?

– Em không thích.

– Vậy món Nhật cũng ngon lắm.

Thu Ngọc khó chịu:

– Anh không biết chiều theo ý em từ khi nào vậy? Có lúc nào em nói mà anh có ý kiến đâu.

– Không thích thì thôi. Món ăn Pháp thì món ăn Pháp.

– Biết vậy thì tốt.

– Chỉ tốt cho mình em à!

– Tốt cho em thì cũng như tốt cho cả hai tụi mình.

– Ồ! Thế à!

– Anh lo tập trung chạy xe đi.

– Em ngồi phía sau lèm bèm mãi, làm sao anh tập trung được chứ.

– Anh dám nói em thế hả?

– Tại sao lại không?

Cô véo vào hông làm cho anh đau quá, la oai oái luôn:

– Ui da! Tha cho anh đi!

Cô cao giọng:

– Nói sao cho em vui, em sẽ tha cho anh.

– Em muốn nghe anh nói gì, anh sẽ nói.

– Bữa nay em đẹp lắm!

Anh đùa:

– Vậy là mấy bữa khác em không có đẹp phải không?

– Anh thấy ghét thật?

– Em ghét anh hả?

– Đúng vậy!

– Thế thì anh cám ơn.

– Peng ... reng ...

Tiếng chuông điện thoại bàn reo lên inh ỏi, bà vú từ trong nhà bếp chạy nhanh nghe máy.

– Alô!

Đầu dây bên kia là giọng của bà Mai:

– Chút nữa tôi về. Ở nhà Cát Tiên đang làm gì vậy vú?

– À! Cát Tiên đang vẽ trên phòng tranh.

– Vẽ?

– Dạ.

– Thôi, tôi có việc phải làm rồi. Vú đừng có nói tôi về sớm hơn dự định, tôi muốn dành cho Cát Tiên bất ngờ.

– Tôi biết ạ.

Cát Tiên vẽ xong bức tranh cảnh đồng quê, cô ngắm nghía mãi:

– Đẹp thật! Mẹ về, mình phải tặng mẹ mới được.

Đã lâu cô không vẽ, giờ vẽ lại thấy thích kinh khủng. Vẽ là niềm say me của cô từ nhỏ. Nếu mấy bữa nay cô không về nhà bà vú chơi, không được ngắm những cảnh đẹp của thôn quê thì cô không còn cảm hứng để vẽ nữa. Cô cầm bức vẽ về tranh chân dung của ba mình.

– Ba ơi! Ba có nhớ con không? Con nhớ ba lắm? Con vừa vẽ tranh lai đó ba, mẹ biết chắc sẽ vui lắm.

Chợt thấy một con gián to đùng trong phòng, cô hét toáng lên. Nghe tiếng la hét của cô, bà vú chạy nhanh lên phòng tranh:

– Chuyện gì vậy Tiên?

– Con gián, vú ơi!

– Con mau chạy ra khỏi phòng đi, để vú dọn dẹp phòng lại cho con.

Cô chạy lung tung khắp phòng nên các thứ hỗn độn cả lên.

– Dạ.

Cát Tiên xuống phòng khách, cô vừa xem phim vừa ăn trái cây. Cô cầm nguyên một chùm nho thật to lên cao và ăn từng trái một. Bà vú loay hoay trong bếp.

Cô gọi:

– Vú làm xong chưa? Mau ra xem tivi với con nè!

– Sắp xong rồi.

– Chương trình này hấp dẫn lắm.

– Chương trình gì mà con bảo hấp dẫn vậy? Tuồng cải lương hả?

– Dạ, thời trang quốc tế.

Chương trình này không hợp với bà lắm nhưng bà phải ngồi cùng cô. Nếu không, cô sẽ gọi bà mãi, còn khó chịu hơn nữa.

– Được rồi. Vú ra ngay nè!

Cát Tiên chợt rời khỏi màn hình tivi:

– Ngày mai, mẹ con về, vú đừng có kể cho mẹ con nghe chuyện con bi té sông nha vú?

– Nhưng ...

– Vú cứ an tâm, con không nói, vú không nói, mẹ con không biết đâu mà sợ.

Bà Mai về từ lúc nào mà Cát Tiên và bà vú chẳng hay nữa. Cũng may là có ông quản gia mở cổng cho bà vào:

– Cát Tiên! Con lại đi chơi nữa hả? Mẹ đã căn dặn con rất kỹ rồi sao con thích không nghe lời vậy hả?

– Dạ ....

Bà vú chen vào:

– Tại vú nên Cát Tiên ...

Bà Mai ngắt lời:

– Vú đừng bênh vực Cát Tiên nữa. Từ nay việc quản lý Cát Tiên, tôi sẽ giao lại cho ông quản gia.

– Mẹ ....

– Mẹ về cũng đúng lúc thật. Nếu không, đâu có biết chuyện gì. Hèn gì, có những lúc mẹ gọi điện thoại về nhà thấy ông quản gia có vẻ ấp úng.

Bà Mai đặt những món quà trên bàn, bà cầm lấy một món đưa cho bà vú:

– Cái này tôi tặng cho vú.

Bà vú từ chối:

– Cám ơn bà chủ nhưng tôi không dám nhận đâu ạ.

– Vú nhận cho tôi vui mà. Còn phần này của ông quản gia.

Cát Tiên thắc mắc:

– Sao không thấy quà của con vậy mẹ?

Bà đáp nhanh:

– Không có.

– Sao kỳ vậy mẹ?

– Không có trăng sao gì ở đây hết. Từ nay, con đừng hòng ra khỏi cửa.

Bà Mai vừa xuống máy bay là về thẳng nhà, nghĩ chắc sẽ vui lắm, ai ngờ bà lại khó chịu không thể tả. Cũng đúng thôi tại bà quá yêu cô con gái của mình mà. Cô lớn rồi mà vẫn chưa biết tự chăm sóc mình, để bà phải, lo lắng suốt.

– Ngày mai, sẽ có người đến dạy tiếng Việt cho con đó, Cát Tiên.

Nghe bà Mai nói mà cô ngạc nhiên:

– Sao mẹ lại mời người dạy tiếng Việt cho con?

Bà chau mày:

– Tại con giỏi tiếng Việt Nam quá nên phải nhờ thầy dạy thôi.

– Giỏi rồi cần gì đến thầy nữa hả mẹ?

– Đừng nghe mẹ nói giỏi rồi là vênh mặt tự tin đó. Tại mẹ nói tránh thôi, phải dùng từ dở tệ mới đúng.

– Con không học đâu.

Bà quay phắt lại nhìn cô, cô nhanh miệng:

– Thưa mẹ, con sẽ học ạ.

– Biết vậy thì tốt.

Cô nũng nịu:

– Hay là mẹ dạy con đi.

– Mẹ không giỏi về mặt này lắm. Hơn nữa, mẹ bận rất nhiều việc, không có thời gian. Ai dạy cũng được mà con.

– Nhưng mẹ phải tuyển thầy giỏi về dạy cho con đó.

– Tất nhiên rồi. Người này rất có tài.

– Vậy khi nào bắt đầu học tập vậy mẹ?

– Ngày mai.

– Sao nhanh vậy mẹ?

Bà khó chịu:

– Con hỏi hoài, trả lời con, mẹ mệt luôn đó. Thôi, ngủ sớm đi con.

– Dạ.

Bà căn dặn:

– Lên phòng tắt đèn ngủ ngay, không được chơi game đó.

– Con biết mà.

– Vậy hãy mang laptop của con xuống phòng khách để cho mẹ.

– Sao lạ vậy mẹ? Cái đó của con, phải để trong phòng của con chứ.

– Con để nó trong phòng làm sao mẹ an tâm chứ, lỡ con giả vờ ngủ mà trốn chơi game thì sao?

– Mẹ làm như con ham chơi lắm vậy đó.

– Con không ham chơi chứ ai ham chơi nữa.

– Mau lên.

Cô đi thất thểu về phòng mình với gương mặt bí xị như quả bóng xì hơi.

– Mẹ lúc nào cũng thích ra lệnh cho mình cả.

Lúc này, ông quản gia được lệnh của bà Mai nên ông canh Cát Tiên rất kỹ.

Cô nhìn ông, cười hàm tiếu:

– Ông quản gia! Những chậu kiểng ngoài chưa tưới nước kìa.

Giọng ông chắc nịch:

– Ông tưới rồi.

– Dạo này con thấy những chậu lan ít ra hoa lắm.

– Đâu có. Ông thấy ra hoa nhiều lắm mà.

Ông quản gia dù bị cô đưa ra rất nhiều lý do nhưng vẫn không hề ra phía sau sân vườn, vì nếu ông mà rời khỏi đây, cô chuồn đi chơi thì nguy mất. Cát Tiên xuống cầu cứu bà vú:

– Vú ơi! Vú giúp con ra ngoài đi.

– Không được đâu, con ơi. Mẹ con đã ra lệnh không ai được phép dẫn con đi chơi.

– Vú và ông quản gia lúc nào cũng mẹ con thế này, mẹ con thế kia. Con không thích hai người nữa.

Ông quản gia xuống giọng:

– Hay là con đọc báo đi, xem phim, mẹ con có mua đĩa phim cho con xem đó.

– Phim đó con coi hết rồi, báo này đọc chán lắm.

Không đi đâu được, cô đành trở về phòng mình:

– Ông quản gia khó tính thấy ớn luôn.

Cô chợt nghĩ ra một sáng kiến. Cô bắt đầu soi mình trước gương, trang điểm hóa trang thành một người khác hoàn toàn.

– Thế này chắc ông quản gia không nhận ra mình nữa.

Cô vẫn còn chưa an tâm, dùng bút màu đen chấm thêm những nốt ruồi trên mặt của mình.

– Ôi! Xấu xí quá!

Nhìn mình mà cô phải bật cười luôn, cô còn không nhận ra được mình huống gì là ông quản gia lớn tuổi, mắt kém.

Cô đi xuống phòng khách, len lén ra khỏi cửa. Thấy ông quản gia đang ngồi trên chiếc ghế ngay cánh cổng, cô bắt đầu hơi sợ:

– Ông quản gia canh cửa thế làm sao mình trốn ra được chứ.

Cô tìm một viên đá thật to, ném mạnh ra phía sau nhà, ông quản gia lập tức chạy về hướng đó xem thử.

– Có chuyện gì thế nhỉ?

Ông quản gia hỏi to:

– Bà làm gì mà ném đá ra đây vậy vú?

Bà vú đứng trong nhà, nói vọng ra cửa sổ:

– Ông làm như tôi rảnh lắm vậy đó, mà ai đời lại đi ném đá vậy, chắc là mấy đứa trẻ gần đây nghịch ngợm chứ gì.

– Chắc là như vậy.

Ông quản gia trở về chiếc bàn trước sân, ông rót trà ra uống, tình cờ thấy có người đang ở ngoài cổng, ông hỏi:

– Cô gì đó ơi!

Cát Tiên hoảng hốt:

– Ôi trời! Sao lại thấy mình vầy nè. Còn chút xíu nữa là thoát nạn rồi.

Cô quay mặt lại, mỉm cười thật tươi:

– Dạ, con đi lạc đường, thưa ông.

Cô vừa quay mặt lại thì ông chợt nghĩ:

– Cô gái này chắc là bị thần kinh đây. Ăn mặc chẳng giống người trần gian, lại còn thoa son, đánh phấn lem luốt khắp cả mặt, tệ hại hơn là những nốt ruồi to đùng trên mặt cô.

– Ừ! Thôi, con đi chỗ khác chơi đi nha.

Cũng may là ông không nhận ra giọng của cô. Cô đã rất thành công trong việc thay đổi giọng nói của mình. Thoát nạn, cô hí hửng, chạy tung tăng. Gió thổi mạnh, cô la lên:

– Ối! Bộ tóc giả của mình.

Không may bộ tóc của cô bị rơi xuống đất. Mọi người đi đường xung quanh đó ai cũng nhìn cô, họ phán đoán:

– Chắc cô gái này vừa trốn ra từ “trung tâm vui vẻ”.

“Trung tâm vui vẻ” vốn là bệnh viện tâm thần. Cô không phải bị như thế nhưng vì cách ăn mặc, ngoại hình bên ngoài của cô đã gây ra sự hiểu lầm tai họa đó. Đúng lúc đó, Phước Thịnh cùng Thu Ngọc chạy ngang đó.

– Anh nhìn kìa! Cô gái đó bệnh tâm thần hay sao?

Phước Thịnh nhìn Cát Tiên nhưng cũng không nhận ra, anh lên tiếng:

– Chắc là bệnh đó rồi. Hay là mình gọi cảnh sát đến đưa cô ta về bệnh viện, đi lang thang ngoài đường thế này thì nguy hiểm lắm.

Thu Ngọc chau mày:

– Kệ người ta đi anh.

– Làm thế sao được.

Anh nhấn nút gọi điện thoại báo cho cảnh sát biết địa chỉ. Chẳng mấy chốc, cảnh sát đến, anh chỉ tay về hướng Cát Tiên:

– Là cô gái đó.

Tự nhiên thấy người cảnh sát đuổi theo mình, Cát Tiên sợ quá nên co chân chạy. Sợ Cát Tiên chạy rong ngoài đường nguy hiểm, Phước Thịnh chạy xe đuổi theo, chặn cô lại. Cô nhìn anh nẹt lửa:

– Lại là tên đáng ghét này!

Cô không thể chạy đi đâu được nữa vì bị cảnh sát bao vây hết rồi.

Phước Thịnh lên tiếng:

– Cô hãy theo những người này trở về bệnh viện đi. Như thế sẽ tốt cho cô.

Cô thắc mắc:

– Tốt con khỉ. Tôi bị gì mà trở về bệnh viện chứ?

Ngay lúc đó, cảnh sát bắt cô lên xe một người cảnh sát quay về hướng của Phước Thịnh:

– Cám ơn anh đã báo cho chúng tôi biết chuyện này.

Cát Tiên lớn tiếng:

– Thì ra là anh sao? Ai bảo anh nhiều chuyện thế hả? Rảnh rỗi không có việc gì làm sao.

Anh nghe giọng nói này sao quen quá, giống như giọng của Cát Tiên. Nhưng anh lại xua đi ý nghĩ đó:

– Không thể nào! Cô ấy xinh đẹp hơn cô gái tội nghiệp này nhiều.

Thu Ngọc bảo:

– Mình đi thôi anh Thịnh.

– Ừ!

Bị cảnh sát bắt lên xe, chân của cô liên tục đá túi bụi về hướng của Phước Thịnh, mắng:

– Anh là đồ chết tiệt, xấu xa, đáng ghét.

Thu Ngọc bật cười:

– Đáng tội anh chưa, làm ơn chi rồi bị gây thù chuốc oán.

– Sao em lại nói thế, chẳng lẽ lại khoanh tay đứng nhìn sao? Ngoài đường, xe cộ đông đúc, lỡ cô ấy bị tai nạn xe thì sao?

– Anh lo cho cô ta quá há?

– Em này, tự nhiên lại gắt gỏng với anh là sao?

– Em chỉ nói vậy thôi mà anh cho là em gắt gỏng với anh hả?

– Không phải sao?

– Ừ, thì đúng đó. Anh mau dừng xe lại cho em xuống đây đi.

– Anh đâu có ngốc. Bỏ em ở lại, lỡ ai đến đưa em đi mất thì sao?

– Anh cũng biết sợ mất em nữa hả?

– Sợ chứ. Mất em rồi ai lèm bèm trước mặt anh đây.

– Chỉ vậy thôi sao.

– Mất em rồi ai sẽ thường xuyên đến nhà anh quậy tung lên, ai sẽ nhõng nhẽo với anh.

– Thôi! Sao anh toàn nói những cái không tốt vậy .

– Anh thương em vì những điểm không tốt đó mà.

– Vậy à?

– Ừ!

– Nhưng em có toàn là những điểm tốt không à.

– Chắc không?

– Chắc chắn một trăm phần trăm.

– Tự tin thấy ớn luôn.

– Chứ sao?

Cát Tiên ngồi trên ghế xa lông nghe mẹ cô giáo huấn, cô ngủ lúc nào cũng chẳng hay, bà tức giận:

– Thật không thể chịu nổi mà. Con gái gì mà cứng đầu hơn con trai nữa.

Ông quản gia và bà vú đứng đó với vẻ mặt hối lỗi. Nhưng bà Mai không trách hai người họ:

– Mọi người cứ làm việc của mình đi.

Ông quản gia lên tiếng:

– Tôi xin lỗi bà chủ, tại tôi sơ ý quá.

– Không phải lỗi của bác đâu. Tại Cát Tiên cả thôi. Lần này tôi sẽ cho người khác quản lý nó.

– Nhưng Cát Tiên có lẽ sẽ không đồng ý.

– Tôi chưa dằn con bé một trận là may mắn lắm rồi. Thật không chịu nổi mà, đang mắng vậy mà ngủ ngon lành luôn.

Bà vú chen vào:

– Chắc là Cát Tiên mệt lắm đó, bị bắt vào bệnh viện tâm thần chắc khó chịu lắm.

– Vú thương Cát Tiên quá nên nó đâu có sợ. Lúc nào cũng mè nheo với vú hết.

Bà vú gọi:

– Cát Tiên! Lên phòng ngủ đi con!

Cát Tiên vẫn không tỉnh dậy. Bà Mai đi lên lầu về phòng mình, nói vọng xuống:

– Kệ nó, vú cứ để cho nó ngủ ở đó đi. Đáng tội lắm mà.

Biết cô bị cảnh sát đưa đến bệnh viện tâm thần, bà Mai và cả nhà cuống cuồng không hiểu vì sao. Nhưng khi biết để được trốn khỏi nhà, cô phải hóa trang như thế làm bà Mai càng tức điên lên. Bà vú lắc đầu:

– Tội nghiệp con bé. Đã bảo là ở nhà rồi, trốn đi chơi làm gì không biết.

Ông quản gia chau mày:

– Cát Tiên nhìn vậy mà trẻ con hết sức, chẳng biết suy nghĩ gì cả.

– Chắc tại con bé ở nhà buồn nên muốn đi đâu chơi cho vui thôi. Con bé đâu có ngờ mọi chuyện lại như thế.

– Tôi thấy Cát Tiên quá sung sướng rồi còn buồn gì nữa.

– Nỗi buồn đâu phải của riêng người nghèo chứ, người giàu cũng có nỗi buồn vậy.

– Bà nói cũng đúng.

Ởnhà buồn quá, Cát Tiên học cách trồng hoa của ông quản gia. Cô rất thích thú với công việc này.

Ping ... Poong ...

Tiếng chuông cửa reo lên, cô hí hửng:

– Chắc là mẹ con về đó. Ông quản gia để con mở cổng cho.

Một vị khách không mời mà đến, nhìn thấy anh là cô ghét cay ghét đắng rồi.

Cô cong môi:

– Đến đây làm gì vậy, anh rảnh rỗi?

Anh đính chính:

– Tôi không phải rảnh rỗi đâu, cô bé. Tôi có rất nhiều việc phải làm.

– Có nhiều việc sao không chịu lo làm mà lo xen vào chuyện riêng của tôi vậy hả?

– Tôi thích.

– Anh có biết tại anh mà tôi bị thê thảm lắm không, bị người ta hiểu nhầm là trốn ra từ “trung tâm vui vẻ” rồi bị mẹ tôi giũa một trận nữa.

– Tôi đâu biết người đó là cô đâu.

– Thôi, anh đừng có nói dóc. Biết đâu anh ghét tôi nên mới làm thế.

– Cô nghĩ sao cũng được. Thôi, mở cổng cho tôi vào đi.

– Anh đừng có nằm mơ. Mau đi khỏi đây càng sớm càng tốt, nếu không, đừng có trách tôi à nha.

Giọng anh thách thức:

– Không đi thì sao?

– Thì anh sẽ thấy sự trả thù của tôi.

Ngay lập tức vòi nước tưới kiểng của ông quản gia được mở van ra, bắn nước tung tóe. Bà Mai vừa về đến, hét to:

– Con làm gì vậy hả Tiên?

Thấy bà Mai, cô sợ quá khóa ngay vòi nước lại:

– Con xin lỗi mẹ.

– Xin lỗi thầy con nữa kìa.

– Thầy con? Con có nghe nhầm không vậy mẹ?

– Không.

Anh nheo nheo mắt, làm cho cô tức không thể tả. Anh đúng là biết tìm chỗ dựa vững chắc để ức hiếp cô:

– Dạ thưa ông thầy, con xin lỗi ông thầy ạ.

Ôi trời! Anh so với cô đâu có hơn bao nhiêu tuổi mà cô gọi anh bằng ông, khó nghe quá đi. Nhưng anh chẳng để ý đến tính trẻ con đó, anh lại thấy ở cô có một cá tính rất đáng yêu.

– Mời con vào nhà.

– Dạ.

– Từ nay mọi chuyện của Cát Tiên, cô nhờ con giúp nha.

– Dạ, con không biết có giúp được cô không nữa, nhưng con hứa sẽ cố gắng.

– Cô biết nhất định con sẽ làm được mà.

Cát Tiên không thèm ngồi cùng họ mà ra phía sau nhà ngồi co ro ở một góc.

– Lên phòng bắt đầu học đi, Cát Tiên.

Cô khó chịu:

– Anh ta với mẹ mình dạo này nói chuyện có vẻ thân thiết lắm. Đồ khó ưa.

Được lắm, tôi sẽ trả thù anh dài dài luôn. Liều mạng dám đến đây hén.

Cô đi nhanh lên phòng mình. Thịnh cũng đi theo cô.

– Con xin phép cô.

Bà Mai vui vẻ:

– Ừ!

Cát Tiên lầm bầm:

– Tại sao mẹ không bảo dạy ở phòng khách mà lại dạy ở phòng riêng của mình vầy nè. Không sao, như thế mình dễ “xử đẹp” anh ta. Hãy đợi đấy rồi anh sẽ vừa khóc vừa năn nỉ mẹ tôi cho anh nghỉ dạy.

Suy nghĩ thế, cô thích lắm, liền cười tủm tỉm một mình. Anh đùa:

– Làm gì mà cười một mình đó, định đến “trung tâm vui vẻ” lần hai hả?

– Anh cố tình nhắc đến sự khó chịu của tôi đó hả? Tôi mà đến đó lần thứ hai thì anh cũng không được yên ổn ở ngoài đây đâu.

– Tôi sẽ chờ xem.

– Ừ.

Anh sửa ngay:

– Phải “dạ” chứ tại sao lại “ư”?

Cô công môi:

– Đồ ông thầy già cả khó tính.

– Ừ! Già rồi nên khó tính vậy đó, mong cháu thông cảm cho ông nha.

– Tôi mà là cháu anh hả?

– Ai bảo lúc nãy cô gọi tôi là ông, tôi gọi cháu là phải rồi.

Cô đâu chịu thua:

– Tại ông già quá nên gọi bằng ông là phải rồi.

– Thôi, không đùa nữa. Bây giờ bắt đầu học nha.

Anh nhìn đồng hồ:

– Bây giờ mười chín giờ.

Trong giờ học, anh nghiêm túc hẳn ra. Chỉ có cô là cứ tinh nghịch, hết quậy cái này đến quậy cái khác, anh vẫn cố vờ cho qua mọi chuyện.

– Anh ta nghiêm quá đi. Nhưng không sao, chỉ một tuần, đảm bảo anh ta sẽ bỏ chạy “mất dép” luôn.

Bị Phước Thịnh tra tấn tiếng Việt, Cát Tiên mệt hẳn ra. Lúc đầu, cô học lơ là lắm, nhưng rồi lại rất chăm chú, không biết vì cách dạy của anh hay quá nên thu hút cô, hay là cô đang có ý đồ gì đây?

– Phước Thịnh! Con ở lại ăn tối với gia đình nha?

Thấy Phước Thịnh vừa dạy học xong, bà Mai liền đề nghị. Cát Tiên cười xòa:

– Thầy con bận lắm, phải về vì có hẹn với người yêu rồi.

– Sao con biết chứ?

Cát Tiên đứng cạnh Phước Thịnh véo anh như uy hiếp, cô vui vẻ nói:

– Con nói có đúng không thầy?

Tưởng anh sẽ sợ cái véo đau điếng của cô, ai ngờ anh lại cố tình muốn chọc tức cô. Anh nghĩ thầm:

– Cô không muốn tôi cùng ăn cô thì tôi sẽ ở lại ăn tối cho cô tức chơi.

Anh vui vẻ:

– Dạ không ạ! Con rất vui khi được ở lại ăn tối cùng cô.

Bà Mai cười:

– Thế thì còn gì bằng.

Cô nhìn anh với vẻ khó chịu, đôi mày chau lại. Anh nheo mắt:

– Sao hả? Hay là Cát Tiên không thích anh cùng ăn tối?

Bà Mai chen vào:

– Nó không dám thế đâu.

Cô gầm gừ trong cổ họng:

– Tên chết tiệt! Cố ý nói cho mẹ nghe để mẹ mắng mình mà. Anh đúng là lợi hại nhưng đừng vội đắc ý, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” mà.

Bà vú dọn sẵn thức ăn lên bàn, đây là lần đầu mẹ cô mời người khác cùng dùng cơm với mẹ con bà. Cô cũng chẳng hiểu lý do tại sao mẹ cô và tên khó ưa này lại thân đến như vậy? Hay là họ cùng là đồng nghiệp? Thức ăn trên bàn toàn là những món cô thích, nhưng sao hôm nay cô cảm thấy ăn chẳng ngon miệng tí nào cả.

– Con no rồi.

Cát Tiên vừa ăn được một chén cơm đã định rời khỏi bàn ăn nhưng bà Mai gọi lại:

– Chưa gì đã thôi rồi sao? Ăn thêm cho mẹ.

Cô ngoan ngoãn:

– Dạ.

Cô kênh mặt nhìn Phước Thịnh:

– Mình bị mẹ mắng chắc anh ta thích lắm.

Thấy mẹ mình nói chuyện vui vẻ với Phước Thịnh mà cô cảm thấy ganh tị:

– Không biết mình hay anh ta là con của mẹ nữa.

Thấy không ai để ý đến mình, cô chợt ghét Phước Thịnh. Cô dùng chân đá mạnh vào chân anh, anh hiểu cái đá chân đó có ý nghĩa gì, nhưng giả vờ.

– Có chuyện gì hả Tiên? Sao em lại đá chân anh vậy?

Bà Mai khó chịu:

– Sao con lại đá vào chân anh Thịnh?

– Dạ .... - Rồi cô nhanh miệng - Tại con lỡ chạm trúng chân anh ấy thôi chứ có đá đâu mẹ.

– Thật không?

– Dạ thật!

Buổi tối, hương thơm của hoa nguyệt quế lan tỏa khắp nhà, làm cho ai cũng cảm thấy rất thoải mái dễ chịu. Chỉ duy nhất chỉ có Phước Thịnh là khó chịu:

– Sao bánh xe của mình bị xẹp lép vầy nè?

Anh vừa định về thì lại gặp sự cố. Cát Tiên thích thú:

– Cho anh dẫn bộ đã luôn.

Bà Mai chạy ra cổng:

– Hay là con để xe ở lại đây đi. Cô sẽ đưa con về.

– Dạ, thôi ạ! Con không dám làm phiền cô đâu ạ. Để con đi sửa xe rồi về luôn.

– Muộn lắm rồi. Hay là con cứ để xe lại đây đi. Nếu không ngại, con có thể ngủ lại nhà cô, sáng mai rồi về.

– Dạ, con cám ơn lời mời của cô nhưng con sẽ đón taxi về ạ.

– Ừ, thế cũng được.

Phước Thịnh đứng mãi ngoài cổng mà chẳng đón được chiếc taxi nào. Anh lấy điện thoại, nhấn nút gọi cho Thu Ngọc:

– Em mau đến đón anh về đi.

Đầu dây bên kia đáp:

– Không được. Em đang bận. Mà sao anh không tự về đi.

– Anh tự về được thì đâu có gọi điện thoại cho em.

– Ủa! Mà anh đang ở đâu vậy?

– Thì anh ở nhà của cô Mai nè.

Giọng Thu Ngọc khó chịu:

– Là bà tiến sĩ sếp của anh phải không?

– Đúng rồi.

– Anh giỏi thật. Đến đó làm gì, hay là anh đang có ý với con gái bà ta?

– Em nói gì lung tung vậy? Cô bé đó với anh chỉ là ...

Anh chưa kịp nói dứt lời thì đã nghe tiếng.

“Tút ... tút ...”.

Cô đã tắt máy khi đang nói chuyện với anh. Anh lầm bầm:

– Tự nhiên đang nói chuyện lại nổi giận à?

Cát Tiên lên tiếng:

– Đáng đời anh chưa? Dám đối đầu với tôi hả, cho anh đi bộ về luôn. Ôi! Tội nghiệp đôi chân của ai đó quá. Nếu anh còn tiếp tục bắt nạt tôi thì anh sẽ ...

Anh nghi ngờ:

– Bánh xe của tôi có phải ...

Cô nhanh miệng:

– Thủ phạm là tôi. Còn đây là vật chứng.

Cô cầm cây kim thật nhọn chìa ra trước mặt anh. Anh lắc đầu:

– Đúng là tà đạo. Sao, bộ không có cách trả đũa chính đạo nào hả nhóc?

– Nhóc? Anh nói chuyện với ai vậy?

Cô nhìn qua nhìn lại vờ như không biết anh đang nói chuyện với ai.

Anh nhún vai:

– Ở đây có tôi với nhóc, không nói chuyện với nhóc thì nói chuyện với ai?

Cô cong môi:

– Hên xui! Lỡ anh có vấn đề về thần kinh rồi nói chuyện một mình, ai biết được chứ.

– Giờ này không đón được taxi, Thu Ngọc lại không đến, chắc phải ở lại đây quá.

Cô xua tay lia lịa:

– Không được!

– Có gì mà không được, mẹ của cô đã mời tôi ở lại?

– Nhưng tôi không có mời à nha.

– Nhưng nhà này đâu phải của cô.

– Của mẹ tôi cũng như là của tôi.

Bà Mai đến gần họ, bà ngạc nhiên:

– Vẫn chưa có taxi hả Thịnh?

– Dạ chưa ạ.

– Con đừng ngại. Nhà cô còn phòng trống, con cứ ở lại đi.

Cát Tiên bảo:

– Hay là mẹ đưa xe của mẹ cho anh ấy chạy về đi.

– Giờ này trễ lắm rồi. Để anh Thịnh ở lại sẽ tốt hơn.

Không thể từ chối được lời mời, sự nhiệt tình của bà, anh đành phải ngủ lại ở đây. Cát Tiên khó chịu:

– Tưởng anh ta sẽ phải đi bộ nhừ cả chân. Ai ngờ ...

Cát Tiên đang ngủ ngon lành bỗng giật mình thức giấc, cô khóc thét lên, la í ới trong phòng. Phước Thịnh không ngủ được, anh chạy sang phòng cô, gõ cửa:

Cốc ... Cốc ...

Cô đầu tóc rối tung cả lên, chỉ mặc chiếc đầm ngủ ngắn củn, mở cánh cửa ra:

– Gì vậy mẹ? Con không sao đâu, chỉ là con nằm mơ thôi à.

Cô vẫn còn mắt nhắm mắt mở nên đến tận bây giờ mới nhận ra người đối diện không phải là mẹ mình. Cô đóng mạnh cửa lại:

– Ôi trời! Bộ dạng mình thế này bị anh ta nhìn thấy hết rồi.

Anh đứng ở ngoài, nói vọng vào:

– Đừng có ồn ào nữa nha. Ngủ gần phòng cô đúng là thê thảm.

– Vậy thì ra phòng khách ngủ đi.

– Tôi là khách đặc biệt mà ngủ phòng khách sao. Đâu có được.

– Về phòng của mình đi, đứng ở đó lèm bèm hoài không để cho tôi ngủ hả?

– Cô làm cho tôi ngủ không được thì cô cũng đừng hòng ngủ.

Mục đích của anh sang phòng của cô là ý tốt xem cô có sao không? Nhưng khi biết cô không sao, lại đỏng đảnh, anh khó chịu kinh khủng và muốn trêu cô tức lên. Ai bảo cô làm cho bánh xe anh bị xẹp chứ.

– Anh ...

– Anh ... em gì ở đây chứ.

– Mặc kệ anh. Anh có đập rầm rầm, tôi vẫn ngủ ngon, anh quên chuyện trả đũa bằng cách phá giấc ngủ của tôi đi.

– Vậy chúc ngủ ngon. Gặp ác mộng nha nhóc.

– Cám ơn anh nhiều. Ơn nghĩa của anh không biết chừng nào tôi trả thù nữa.

– Em nói sai rồi phải là trả ơn mới đúng.

– Đối với anh chẳng có ơn nghĩa gì hết, chỉ oán với thù thôi.

– Nói gì nghe ghê vậy? Ủa! Sao cô ghét tôi dữ vậy?

– Tại anh đáng ghét, thế thôi.

Anh trêu:

– Đừng có nói cô thích tôi rồi nha. Giả vờ ghét tôi để che giấu tình cảm của mình.

– Ôi trời! Anh đang ở trên mặt đất hay là ở trên cung trăng mà bị bệnh ảo tưởng vậy?

– Không biết ở mặt đất hay mặt trăng nữa, nhưng tôi đang ở cùng nơi với cô đó.

– Thôi, tôi ngủ đây, làm ơn im lặng giùm nha.

– Ủa! Lúc nãy có ai đó bảo dù ồn ào cỡ nào cô cũng ngủ được mà.

– Ừ! Vậy mà anh thích thì cứ nói lảm nhảm trước cửa phòng tôi đi. Khuya rồi không chịu ngủ, anh đúng là người hành tinh mà.

– Ủa! Bảo không nói chuyện với tôi nữa mà.

– Đáng ghét, khó ưa.

Anh bị cô mắng mà vẫn cười tươi, anh đùa:

– Cám ơn nha. Cô quá khen rồi.

– Đồ thần kinh!

Đây là lần đầu tiên anh ở lại đây nên cảm thấy hơi khó ngủ. Trước giờ anh đâu thể nào ngủ được khi lạ chỗ. Anh xuống bếp uống một ly nước, anh sợ phiền giấc ngủ của ông quản gia và bà vú nên không bật sáng đèn ...

– Trộm! Trộm! Có trộm!

Tiếng ông quản gia la lên thật to làm cả nhà thức giấc. Bà vú hốt hoảng bật sáng đèn:

– Trộm đâu? Trộm đâu?

Anh tự chỉ ngón tay vào mặt mình:

– Ăn trộm nè!

Ông quản gia cúi thấp đầu:

– Xin lỗi cậu. Tại tôi tưởng ăn trộm.

Bà vú chen vào:

– Nếu tôi không bật sáng đèn là ông đã lấy gậy đập chết cậu Thịnh rồi.

Bà Mai quan tâm:

– Con có sao không Thịnh?

– Dạ, không sao đâu cô. Chỉ bị đánh nhẹ thôi à.

Cát Tiên đứng gần anh, thì thầm:

– Đáng đời anh chưa, người ngoài hành tinh.

Bà Mai đi làm nhưng vẫn không quên căn dặn:

– Con ở nhà nhớ dẫn xe đi sửa giúp cậu Thịnh nha.

– Là con sao?

– Ông quản gia với bà vú đã lớn tuổi rồi. Không phải là con chứ ai.

Phước Thịnh cùng bà Mai đến viện nghiên cứu để làm việc. Cát Tiên cằn nhằn:

– Sao lại là mình phải dẫn xe đi sửa chứ? Biết vậy không thèm đâm thủng bánh xe của anh ta.

Cát Tiên dẫn chiếc SH đi mà mệt muốn xỉu luôn.

– Cũng hên là tiệm sửa xe gần đậy.

Cô phải ngồi chờ sửa xe. Thời tiết thì nóng bức lại phải chịu cảnh chờ đợi.

Cô khó chịu kinh khủng:

– Tự nhiên tự làm khổ mình à. Đáng anh ta phải đi sửa xe mới đúng. Mẹ đúng là quá ưu đãi đối với anh ta.

Ba mươi phút sau, người sửa xe lên tiếng:

– Xong rồi!

Cô hỏi:

– Bao nhiêu tiền vậy chú?

Người sửa xe không hiểu cô nói gì, cô chợt nhớ:

– Mình phải nói tiếng Việt Nam mới đúng.

Cô nói từng tiếng, câu không mạch lạc rất khó nghe nhưng một lút sau nói được. Cô chợt gãi đầu:

– Chết rồi. Mình quên mang theo ví.

Thế là cô cong chân chạy nhanh về nhà. Cô thở hổn hển:

– Mệt quá.

Vừa chạy, cô vừa suy nghĩ:

– Mình tệ thật, phải chi lúc nãy lấy xe anh ta chạy về nhà lấy tiền là được rồi.

Giờ chạy bộ về nhà, lát nữa phải chạy trở lại nữa.

– Phù! Đến nơi rồi.

Cô trả tiền cho người sữa se, lên xe đề máy chạy nhưng xe không khởi động được.

– Quái lạ! Lại hư gì nữa đây?

Cô đành xuống xe và bảo người sửa xe kiểm tra lại giúp cô.

– Mình lơ đễnh thật, thì ra nãy giờ quên mở khóa xe.

Cô tạm biệt người sửa xe rồi cho xe lao nhanh đi. Vừa chạy xe, cô vừa lầm bầm:

– Chiếc xe chết tiệt. Mày xấu xa y như chủ của mày vậy đó. Làm ơn đừng có bị gì nữa giùm tao nha, tao không cô dẫn mày đi sửa nữa đâu đó.

Về đến nhà, Cát Tiên khát nước kinh khủng, cô mở tủ lạnh ra, lấy chai nước ra uống một lúc hết sạch.

– Ôi! Mệt quá!

Cô ngồi trên ghế xa lông, mệt quá rồi năm dài luôn. Bà vú hỏi:

– Con muốn vú nấu món gì hôm nay vậy Tiên?

Bà hỏi nhưng vẫn không nghe cô nói gì, tưởng cô không nghe bà nói gì nên bà cố tình nói to lên cho cô nghe được rõ. Bà đến gần cô:

– Ngủ rồi sao?

Cô nằm ngủ gác hẳn chân lên chiếc bàn ngay bộ ghế xa lông luôn. Chậu hoa trên bàn bị rơi xuống đất luôn, bà vú dọn dẹp sạch sẽ và đặt bình hoa vào chỗ khác.

– Rơi bình hoa ồn ào thế mà Cát Tiên vẫn ngủ ngon thật.

Cô đánh một giấc thật ngon, thức dậy cảm thấy uể oải không còn nữa.

Cô vươn vai:

– Mình ngủ quên luôn hả? Phải đi rửa mặt cho tỉnh táo mới được.

Vào trong bếp, cô thấy Phước Thịnh đang ở trong đó, cô lớn tiếng:

– Anh muốn hù chết người ta hả?

– Cô hù chết tôi thì có. Tự nhiên la ré lên à.

– Anh đã đi làm với mẹ tôi rồi mà.

– Thì về nghỉ trưa đó mà.

– Anh định ở đây hoài không chịu về nhà hả?

– Mẹ cô bảo tôi về đây ăn trưa, sẵn cùng bà nghiên cứu một giống lúa mới luôn.

– Làm gì mà ăn cơm ở nhà tôi hoài vậy? Nhà anh không có cơm để ăn sao?

Anh tỉnh bơ:

– Không. Công nhận lúc cô ngủ nhìn giống người ngoài hành tinh thật.

– Cái gì? Ai cho phép anh nhìn tôi ngủ vậy hả?

– Cô ngủ ngay trước mặt tôi, không nhìn mới lạ.

Cô đi tìm bà Mai, bà đang ở ngoài sân với ông quản gia. Cô chạy đến hỏi:

– Sao mẹ về không gọi con thức dậy?

– Có gọi mà con có thức dậy đâu.

– Để con ngủ ở đó kỳ ghê.

– Con cũng biết kỳ cục nữa hả? Cho con bỏ cái tật ở đâu cũng có thể ngủ ngon giấc được.

– Mẹ làm gì mà cho anh ấy về nhà mình hoài vậy?

– Mẹ với Thịnh đang có việc cần phải nghiên cứu cùng nhau.

– Vậy thì làm ở viện nghiên cứu được rồi, sao phải đem về nhà làm nữa?

– Con nhiều chuyện từ lúc nào vậy Tiên?

– Nhưng con không thích anh ta ở nhà của mình. Nhìn thấy mặt anh ta là con khó chịu.

– Con sao thế? Tự nhiên lại khó chịu? Mẹ không hiểu nổi con luôn. Thôi, mau vào nhà ăn trưa đi.

– Con không ăn cùng mẹ với anh ta đâu.

– Con suy nghĩ chưa?

– Dạ rồi.

– Không ăn, ai đói bụng chắc còn biết cứ Tiên?

– Con nói không ăn cùng mẹ với anh ta chứ không có nói là sẽ không ăn cơm.

– Con đừng có nói là con sẽ ăn cơm trong phòng của mình nha!

– Mẹ hay thật!

– Con muốn sao cũng được. Chắc mẹ nghĩ con phải ăn cơm trong phòng trong một thời gian dài đó.

– Sao vậy mẹ?

– Vì khi chưa nghiên cứu xong thì Thịnh sẽ thường xuyên về nhà làm việc với mẹ.

– Ôi trời!

– Than thở gì chứ? Tự con chuốc lấy mà.

Cát Tiên vào bếp, cô đề nghị:

– Chút vú mang thức ăn lên phòng cho con nha!

Bà vú hỏi:

– Con không khỏe hả Tiên?

Cô lắc đầu:

– Dạ, không ạ.

– Vậy tại sao ...

Cô hiểu ý bà, nên nói nhanh:

– Vú cứ làm theo lời con nha.

Cô quay sang Phước Thịnh:

– Xe của anh tôi sửa xong rồi đó. Năm chục triệu, trả lại mau lên.

Anh trố mắt nhìn cô:

– Năm chục triệu?

– Đúng vậy. Tôi biết giờ anh không có đủ tiền mặt trả cho tôi. Một tiếng sau, anh chuyển qua tài khoản cho tôi nha. Số tài khoản của tôi là ...

– Tôi làm gì có tiền để trả cho cô chứ? Ai mà sửa xe kinh khủng quá vậy?

– Không có tiền thì tôi cho anh nợ lại. Khi nào anh chưa trả đủ tiền cho tôi, tôi sẽ là chủ nợ của anh và dĩ nhiên anh là con nợ của tôi, mọi chuyện phải nghe theo tôi.

– Tự nhiên mắc nợ năm chục triệu vầy nè.

– Đâu có gì mà tự nhiên chứ. Nhớ đó! Năm chục triệu!

Bà Mai đã nghe được cuộc đối thoại của Cát Tiên và Phước Thịnh, bà quay sang Cát Tiên:

– Năm chục triệu đó mẹ sẽ trả cho con. An tâm đi, sau mười phút số tiền đó sẽ chuyển vào tài khoản của con.

– Mẹ! Sao mẹ tốt với anh ta quá vậy?

– Con đó! Chuyện như thế mà cũng có thể nói được nữa. Đùa thế vui không, con gái?

– Con đâu có đùa đâu. Thật đó mẹ.

– Việc đó do con làm, để con chuộc lại lỗi lầm là đúng rồi. Ở đó mà than vãn với mọi người.

– Là anh ta nói với mẹ con đâm thủng bánh xe của anh ta hả?

– Chính miệng con nói mẹ nghe đó thôi.

– Sao mẹ biết?

– Mẹ biết mới hay.

– Chắc chắn là anh ta nói cho mẹ nghe rồi. Mẹ đừng bao che cho anh ta.

– Con tin cũng được, không tin cũng được.

Phước Thịnh lên tiếng:

– Cát Tiên chỉ đùa thôi. Cô đừng khó chịu với Tiên tội nghiệp.

Cô “xí” một cái dài thượt:

– Làm như tốt lắm vậy đó. Thấy ghét!

Cát Tiên bỏ lên phòng của mình, đóng mạnh cửa lại.

Rầm!

Buổi sáng, Cát Tiên thức dậy thật sớm, cô chuẩn bị đi học. Chọn cho mình chiếc áo sơ mi trắng và chiếc quần kaki thun trông cô rất duyên dáng, dịu dàng.

– Ngày đầu tiên đi học chắc là vui lắm đây.

Cát Tiên nghĩ thế nên rất phấn khởi. Cô vừa đi xuống cầu thang vừa hát véo von.

– Con gái của mẹ hôm nay thức dậy sớm vậy ta?

Nghe bà Mai hỏi, cô vui vẻ:

– Thức dậy sớm là thói quen của con mà.

Bà Mai đùa:

– Mẹ nghe nhầm hay con nói nhầm vậy Tiên?

– Cả hai đều không đúng.

– Con đi học rồi phải nhớ ngoan ngoãn và giữ lời hứa với mẹ nha.

– Con nhớ mà mẹ. Thôi, con đi học đây.

– Để mẹ đưa con đi học.

– Mẹ bận lắm mà. Con tự đi được. Hơn nữa, về Việt Nam lâu rồi, con sẽ không bị lạc nữa đâu.

– Mẹ biết nhưng hôm nay mẹ muốn đưa con đi học.

Giọng cô ỉu xìu:

– Cũng được.

Cô đi nhanh ra cổng chờ bà Mai lái xe ra ngoài, lầm bầm:

– Tưởng đi học là thoải mái, tự do. Ai ngờ ...

Bà Mai lái xe ra ngoài nhưng Cát Tiên vẫn đứng ngẩn ngơ, thơ thẩn.

– Cát Tiên, mau lên xe đi con!

– Mẹ làm con giật cả mình.

– Con đang nghĩ gì vậy Tiên?

Cô lắc đầu:

– Dạ, không có gì đâu mẹ.

– Thật không?

– Dạ thật ạ!

– Mẹ là mẹ của con mà không biết con gái của mình đang nghĩ gì sao?

– Con nghĩ gì sao mẹ biết được chứ?

– Con đang nghĩ làm cách nào để thoát khỏi sự quản lý của mẹ chứ gì. An tâm đi, mẹ không quản lý con nữa đâu.

Gương mặt không vui chợt tươi tỉnh hẳn lên:

– Thật hả mẹ?

– Thật! Nhưng mẹ sẽ nhờ người khác quản lý con.

– Ai vậy mẹ?

– Là Phước Thịnh.

– Là anh ta sao? Mẹ à! Anh ta với con như nước với lửa mà sao mẹ lại sắp đặt anh ta gần gũi với con hoài vậy?

– Mẹ thấy Phước Thịnh là người rất toàn diện. Mẹ muốn con học hỏi cách sống của Phước Thịnh.

– Anh ta là người toàn diện nhưng “xấu toàn diện” đó mẹ, không phải tốt toàn diện đâu.

– Người ta như thế mà con bảo xấu hả?

– Tại mẹ không biết đó thôi, anh ta ...

Bà Mai ngắt lời cô:

– Tới trường rồi kìa cô nương.

– Mới đây nhanh quá há mẹ.

– Tại con lo nói xấu người ta nên mới không để ý thôi.

– Anh ta có gì tốt đâu mà không nói xấu chứ.

Nhìn Cát Tiên vào trường Đai học Mỹ thuật, bà Mai cũng cảm thấy vui. Cô đã thích học vẽ trở lại.

Giống lúa kháng sâu rầy mới được nghiên cứu thành công, bà Mai và Phước Thịnh vui mừng lắm:

– Mình phải nghỉ giải lao mới được. Dạo này uể oải quá.

Nghe bà Mai nói, Phước Thịnh cười xòa:

– Con thấy cô làm việc mà phục sát đất luôn. Chẳng biết nghỉ ngơi khi chưa nghiên cứu thành công.

– Cô đâu phải người máy đâu mà không nghỉ ngơi. Con được nghỉ một tuần có lên kế hoạch gì chưa?

– Dạ, con sẽ về nhà thăm ba của con.

Bà vui vẻ:

– Biết con lâu rồi mà đến giờ mới nghe con nhắc đến ba mình đó.

– Tại lâu quá con không gặp ba con nên nhân dịp này về thăm ba con luôn.

– Cho cô tò mò chút nha. Tình cảm của gia đình con hình như không tốt.

Anh đáp:

– Gần như là vậy, thưa cô.

Tiếng chuông điện thoại của Phước Thịnh vang lên, anh ra ngoài nghe điện thoại:

– Con xin lỗi cô.

– Con cứ tự nhiên.

Ra khỏi phòng nghiên cứu, Phước Thịnh lấy điện thoại áp vào tai:

– Anh nghe nè Ngọc!

Giọng Thu Ngọc nũng nịu:

– Anh đến đón em đi chơi được không? Giờ em buồn quá.

– Anh đang làm việc. Sau khi hết giờ làm việc, anh sẽ đưa em đi chơi nha.

– Em muốn anh đến ngay à.

– Anh xin lỗi, giờ anh không thể đi được.

Thu Ngọc tắt máy ngay lập tức, anh thắc mắc:

– Sao Ngọc lại không hiểu cho mình vầy nè?

Anh trở vào phòng. Bà Mai như hiểu hết tâm sự của anh:

– Con về nghỉ đi. Mọi việc ở đây đã xong hết rồi.

– Nhưng ...

– Đi chơi vui nha. Chút nữa cô cũng về đưa Cát Tiên đi chơi. Lâu rồi, cô không có đưa con bé đi đâu cả.

– Vậy thì con về nha cô. Cám ơn cô.

– Có gì đâu.

Phước Thịnh đi rồi, bà Mai thở hắt ra, vẻ mặt luyến tiếc:

– Phải chi cậu ấy chưa có người yêu thì tốt quá.

Căn biệt thự khang trang nhất của con đường Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều dần dần hiện ra. Phước Thịnh cho xe dừng lại:

Ping ... Poong ...

Anh nhấn chuông cửa, chị Na giúp việc từ trong chạy nhanh ra mở cổng:

– Cậu chủ mới về hả? Chắc ông chủ vui lắm.

Anh vui vẻ:

– Chị Na khỏe không?

– Cám ơn cậu chủ, tôi vẫn khỏe.

– Ba tôi có ở nhà không chị Na?

Chị Na gật đầu:

– Dạ có! Ông chủ đang ở trên phòng tranh.

Điều này anh không ngạc nhiên lắm. Ngoài phòng tranh ra, chẳng còn phòng nào trong nhà mà ông Thanh Sang ở lại lâu cả.

– Cậu chủ dùng nước đi ạ.

Chị Na mang ly nước lọc mát lạnh đặt lên bàn, anh khách sáo:

– Cám ơn chị nhiều nha.

– Có gì đâu mà cậu chủ cám ơn tôi. Đây là bổn phận của tôi mà. Để tôi lên báo cho ông chủ biết cậu chủ về.

– Không cần đâu! Tôi sẽ lên phòng tìm ba mình.

Anh đi lên lầu, nhìn thấy căn phòng của mình, anh mở cánh cửa ra. Căn phòng này anh đã từng sống lúc nhỏ, nó rất quen thuộc với anh nhưng giờ thì lại rất xa lạ.

– Nó vẫn như xưa. Chẳng có gì thay đổi.

Anh ghé sang phòng tranh của ông Sang. Anh gõ cửa phòng.

Cốc ... Cốc ...

Giọng ông Thanh Sang nói vọng ra:

– Tôi đã căn dặn cô bao nhiêu lần rồi. Tôi bảo đừng làm phiền tôi mà.

Phước Thịnh lên tiếng:

– Không phải chị Na đâu.

Nghe giọng nói quen thuộc của anh, ông nhận ra tiếng nói của con trai mình ngay. Mở nhanh cánh cửa, ông vui không thể tả:

– Con mới về hả? Ba nhớ con lắm đó.

Anh phớt lờ câu nói đó, tiếp tục hỏi:

– Ba vẫn khỏe chứ?

– Ba rất khỏe. Cám ơn con. Sao lâu quá con mới chịu về thăm ba vậy?

Anh cộc lốc:

– Tại con bận.

– Sao điện thoại ba gọi, con không nghe máy vậy Thịnh?

– Ba có gọi sao?

– Có. Nhưng chuông đổ mà không ai nghe máy cả.

– Chắc lúc đó con đang làm việc hay là bỏ quên điện thoại ở nhà.

Ông cặp vai anh một cách thân mật:

– Lâu rồi con mới đến, lát nữa ở lại ăn cơm với ba nha.

– Dạ thôi, chút nữa con phải về rồi.

– Con không thích ăn cơm với ba hả?

– Không phải vậy. Ba vẫn vẽ tranh chân dung hả?

– Đúng vậy.

Biết anh không thích mình vẽ tranh chân dung nên ông nói lảng sang chuyện khác:

– Công việc của con thế nào rồi Thịnh?

– Dạ, bình thường ạ.

– Còn người yêu của con?

– Sao ba biết con có người yêu?

– Chuyện gì liên quan đến con, ba đều biết hết đó.

Anh cho hai tay vào túi quần, lững thững bước xuống cầu thang:

– Có những chuyện ba không thể nào biết đâu.

Anh nhìn đồng hồ. Ông Sang hỏi:

– Con lại chuẩn bị về hả?

– Sao ba biết?

– Mỗi lần con đến đây có khi nào ở lại lâu đâu. Trước khi về, con luôn nhìn đồng hồ.

– Ba quan sát con kỹ quá hà.

– Khi nào rảnh, con nhớ thường xuyên đến thăm ba nha.

– Con cũng chưa biết nữa. Ba nhớ giữ gìn sức khỏe. Con về đây.

Anh dẫn xe thật nhanh ra khỏi cửa, ông nhìn theo dáng của anh mà buồn tủi:

– Mình có con trai mà cũng như không có vậy.

Đang chạy xe trên đường, Phước Thịnh dừng lại, lấy điện thoại ra khỏi túi quần gọi cho Thu Ngọc:

– Anh đến đón em nha.

– Sao giờ anh mới chịu đến vậy?

– Anh có chút chuyện. Lát nữa, anh sẽ kể cho em nghe và tạ tội với em sau.

Một lúc sau, Phước Thịnh đã có mặt tại nhà Thu Ngọc. Anh ngồi chờ cô đến hơn ba mươi phút.

– Cô ấy trang điểm gì mà lâu dữ vậy?

Trong khi chờ đợi, anh tranh thủ đọc những tờ báo trên bàn. Thu Ngọc cười thật duyên dáng trong chiếc đầm hai dây màu vàng nhạt được đính những bông hoa li ti rất đẹp. Anh chẳng chú ý gì, chỉ lo dán mắt vào tờ báo.

– Anh không khen em đẹp sao?

– Ừ. Đẹp thật!

Cô khó chịu:

– Khen người ta đẹp ma nhìn vào tờ báo hả? Anh có nhìn em đâu mà biết đẹp.

Anh đặt tờ báo sang một bên, vui vẻ:

– Em lúc nào mà chẳng đẹp.

– Em tha cho anh đó.

Anh hỏi:

– Giờ mình đi đâu vậy Ngọc?

Cô như chờ đợi anh hỏi câu này, cô liệt kê:

– Đi mua sắm, đi bơi, đi dạo, đi ăn ...

– Ôi! Nhiều quá! Tranh thủ đi mau lên em.

– Khoan đã! Em chưa mang giày mà.

Anh chỉ ngay đôi giày trên kệ:

– Đôi giày này hả?

Cô lắc đầu:

– Không phải. Đôi đó không hợp với chiếc đầm này của em đâu.

– Vậy sao?

– Anh chẳng biết gì về thẩm mỹ cả.

– Thẩm mỹ riêng của phụ nữ anh biết làm gì chứ.

Cả hai cùng nhau đi hết nơi này đến nơi khác. Anh than vãn:

– Mệt quá! Hay là em cứ lựa chọn đi, anh ngồi đây nha?

– Không được. Anh phải lựa giúp em giày, đầm, nón, nữ trang ...

– Chẳng phải em chê anh không có cặp mắt thẩm mỹ sao?

– Chẳng lẽ em phải đi một mình.

– Tất nhiên rồi. Em cầm thẻ tín dụng của anh nè.

– Cám ơn anh.

– Tiền của anh cũng như tiền của em mà.

Cô bẹo má của anh:

– Thương anh quá đi.

– Em không thương anh thì thương ai được nữa chứ.

Cô vênh mặt:

– Anh không biết em có cả khối người để thương sao?

– Vậy hả! Nhưng mà em thương người ta chứ người ta đâu có thương em.

Chỉ có mình anh ngốc mới thương em thôi.

Cô véo tai anh đau điếng:

– Anh liều mạng thật, dám nói thế hả? Chẳng phải ...

– Thôi, em mau đến với những bộ đầm, đôi giày ... của em đi. Chúng đang chờ em chọn kìa. Ở đó mà “phải” với “trái”.

– Chút nữa em tính sổ với anh sau.

Cô bỏ đi, tập trung vào việc mua sắm của mình, anh lầm bầm:

– Sao phụ nữ thích mua sắm vậy nè. Mua sắm đến nỗi chẳng biết mệt là gì luôn. Đáng sợ thật!

Phước Thịnh hỏi:

– Giờ chúng ta đi đâu nữa Ngọc?

Ra khỏi trung tâm mua sắm, hai tay Phước Thịnh mang đầy những túi xách:

– Mua gì nhiều thế, mang đến mỏi cả tay luôn.

Thu Ngọc bảo:

– Mình đi dạo nha anh?

– Đi dạo? Giờ anh mệt quá, lại mỏi chân, hay là mình tìm nơi ngồi nghỉ đi em.

– Lại nghỉ nữa hả? Lúc nãy trong trung tâm mua sắm, anh đã ngồi nghỉ rất lâu mà. Em muốn đi dạo công viên.

Cô đi thật nhanh, anh phải chiều theo ý của cô mong làm cho người đẹp vừa lòng.

– Ối!

Tốc độ đi của Thu Ngọc thật nhanh nên vô tình chạm vào người đi đường, cô lại khó chịu:

– Mắt mũi cô để đâu vậy hả?

Cát Tiên lớn tiếng:

– Câu đó tôi nói mới đúng.

Phước Thịnh cười hòa giải:

– Em à! Mình có lỗi rồi, đừng nên nói vậy.

– Anh quá đáng, lại bênh vực cô tà. Em thấy anh có vấn đề với cô ta thật rồi.

Tự nhiên anh bị giũa một trận. Tại Thu Ngọc có lỗi nên anh không bênh vực cô là phải. Anh với Cát Tiên rất trong sáng, tại sao Thu Ngọc lại cáu gắt thế nhỉ?

– Thu Ngọc! Chờ anh với!

Phước Thịnh chạy đuổi theo Thu Ngọc, anh đuổi kịp, kéo tay cô lại:

– Em chờ anh với. Sao đi nhanh dữ vậy? Anh thấy em có lỗi mà.

Đôi giày cao gót của Thu Ngọc liền giẫm mạnh lên chân của anh:

– Vậy thì anh đừng đuổi theo em nữa.

Thấy Phước Thịnh bị Thu Ngọc đối xử như thế, Cát Tiên thích thú:

– Đáng đời anh chưa. Bắt nạt tôi, giờ bị người yêu bắt nạt lại. Vậy mới đúng với câu “có vay thì có trả”, mà trả thì phải có cả vốn lẫn lời.

Cô vui đến nỗi quơ tay múa chân ngay trên đường luôn.

Những cánh đồng đang trổ những nhánh lúa oằn hạt, vàng óng ả:

– Ôi, đẹp quá! Phải chi có giấy và bút mình sẽ vẽ lại cảnh này ngay.

Cát Tiên ngồi trên bờ đê, hai tay bó gối ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên, Bà Mai căn dặn:

– Con ngồi yên đó nha Tiên!

– Dạ.

Bà Mai đến gần bà con nông dân đang vất vả làm công việc đồng án, mồ hôi rơi đầy trên khuôn mặt của họ, bà vui vẻ:

– Chào mọi người!

Mọi người thấy bà thì mừng lắm, những người dân ở đây rất thân thiện và nhiệt tình. Đây là bản chất tốt đẹp của họ.

– Chào tiến sĩ Mai!

Bà thân thiện:

– Mọi người gọi tôi là tiến sĩ nghe xa lạ quá. Gọi tên là được rồi.

Thấy những người phụ nữ dưới ruộng đội nón lá, Cát Tiên thích thú:

– Nhất định mình phải mua chiếc nón đó đội mới được.

Ngồi một mình, Cát Tiên buồn quá, cô chợt lặt những hạt lúa chín trên bông lúa, bà Mai lớn tiếng:

– Cát Tiên! Sao con lại làm vậy?

Cô cười toe:

– Nhiều lúa quá con hái có vài hạt có sao đâu.

– Mỗi một hạt lúa đều là mồ hôi nước mắt của những người nông dân đó.

– Con biết ạ. Con xin lỗi. Con sẽ mang những hạt lúa này đem trả lại cho họ.

Bà Mai cười toe:

– Không cần đâu. Lần sau không làm như thế là được rồi.

– Mình về được chưa mẹ?

– Chút nữa đi con.

– Con muốn đội nón giống những người đó.

– Nón lá hả?

– Loại nón đó tên là nón lá hả mẹ?

– Ừ.

– Nhưng con thấy đâu giống chiếc lá, sao gọi là nón lá?

– Hỏi linh tinh quá đi!

– Con không thèm hỏi mẹ nữa luôn.

Gương mặt cô bí xị, quay mặt làm lơ với bà Mai, bà lắc đầu:

– Trẻ con hết biết luôn.

Cát Tiên đi ngang phòng của bà Mai, cô chợt dừng lại, thắc mắc:

– Giờ khuya rồi sao mẹ vẫn chưa ngủ vậy nè?

Cát Tiên gõ cửa phòng:

– Cốc ... Cốc ...

Bà Mai lên tiếng:

– Cửa không khóa, vào đi con.

Cô mở cánh cửa, hỏi nhanh:

– Sao mẹ biết con hay vậy?

– Chỉ có con mới dám làm phiền mẹ giờ này, vì mẹ đã dặn vú đừng vào phòng khi mẹ đang làm việc.

– Mẹ phải giữ sức khỏe của mình chứ.

– Mẹ biết mà. Sao giờ con chưa ngủ nữa vậy?

Cô ngồi xuống chiếc nệm dày cộm, nhún nhún:

– Con đã ngủ một giấc rồi chứ. Giật mình tỉnh dậy, con muốn uống nước nên ...

– Vậy con đi uống nước đi.

– Mẹ đã nghiên cứu thành công rồi mà sao giờ lại nghiên cứu nữa vậy?

– Dạo này sâu rầy kháng thuốc dữ lắm, lại sinh ra rất nhiều loại bệnh về lúa, mẹ phải nghiên cứu để giúp những người dân nghèo.

Cô nghe mẹ mình nới mà che miệng ngáp liên tục:

– Để con pha cà phê cho mẹ uống.

– Mẹ uống rồi. Con mà pha cà phê thà mẹ không uống tốt hơn.

– Sao vậy mẹ?

– Con bỏ muối vào cà phê như lần trước nữa thì sao?

Cô chu môi:

– Tại lần đó anh ta khó ưa nên con mới làm vậy chứ bộ.

– Ngủ đi. Chẳng phải sáng mai, con còn đi học sao? Mẹ đang bận lắm, con đừng làm phiền mẹ nữa.

– Con không thèm nói chuyện với mẹ nữa, con về phòng mình đây.

– Nhớ đóng cửa lại giúp mẹ nha.

Cô ra khỏi phòng nhưng cửa vẫn mở toang, bà Mai đành phải rời khỏi bàn làm việc. Bà cằn nhằn:

– Tại sao mình lại có cô con gái bướng bỉnh thế nhỉ?

Buổi tối, Cát Tiên về nhà muộn, bà Mai lo lắng:

– Con bé làm gì mà đến giờ vẫn chưa về?

Phước Thịnh lên tiếng:

– Chắc là Tiên sẽ về sớm mà cô.

– Nó biết là hôm nay con sẽ đến dạy mà cố tình về trễ.

Từ ngoài cổng, Cát Tiên đã nhìn thấy gương mặt khó chịu của bà Mai, cô nhẹ nhàng đi vào nhà, đầu cúi thấp:

– Con xin lỗi. Tại nhỏ bạn rủ đi ăn kem nên con quên cả thời gian.

– Con làm gì mà tắt cả điện thoại vậy hả?

Cô giải thích:

– Tại điện thoại con hết pin.

– Con có biết là Thịnh chờ con lâu rồi không?

Cát Tiên đi nhanh lên cầu thang:

– Con đâu có bảo thầy chờ con đâu.

Cô lên đến phòng mình lầm bầm:

– Tại anh mà tôi bị mẹ cáu gắt. Được! Anh sẽ thấy hậu quả của việc bắt nạt tôi.

Cô cười đắc ý:

– Cho anh té chết luôn.

Phước Thịnh vừa vào phòng, anh bị trượt chân ngay, vỏ chuối nằm ngay dưới sàn nhà là anh đâu có thấy. Cát Tiên thích thú nhưng vờ như lo lắng cho anh:

– Thầy có sao không? Ai mà để vỏ chuối lung tung vậy nè.

Phước Thịnh biết đây là trò trả đũa trẻ con của cô chứ không ai hết. Anh cười tươi mặc dù rất đau và hơi bị quê nữa:

– Ừ, ai mà kỳ ghê há! Cố tình làm người khác té, mai mốt bị té lại đau hơn đừng có khóc nha.

Cô liếc anh một cái dài sọc. Ngồi vào bàn học, cô cố tình chọc giận anh, nhưng anh vẫn bình thường chẳng có phản ứng gì cả.

– Đúng là khối gỗ thật mà. Chán chết!

Cô thản nhiên lấy giấy xếp máy bay.

Vèo! - Cô phóng chiếc máy bay vừa xếp của mình bay lung tung. Anh nghiêm giọng:

– Cát Tiên! Anh nghĩ em không muốn học nữa thì anh sẽ nói lại với mẹ em.

– Anh đừng có giả vờ tốt với tôi. Anh mà nói, mẹ tôi sẽ mắng tôi thêm chứ gì. Gài bẫy tôi hả? Không dễ đâu!

– Đầu óc em phong phú ghê luôn. Đúng là siêu tưởng tượng và siêu ...

Cô cong môi:

– Siêu gì nữa?

Anh đáp nhanh:

– “Siêu tửng” nữa chứ gì.

– Anh dám nói tôi tửng, anh cũng có hơn gì tôi chứ.

– Thôi, không đi ngoài lề nữa, bắt đầu học đi.

– Khoan đã! Tôi muốn uống nước!

– Vậy thì uống đi.

Cô vừa uống nước xong lại than buồn ngủ và đi rửa mặt, suốt buổi chẳng học được gì cả. Anh bắt đầu chán nản với công việc dạy kèm này.

– Mình phải nói chuyện này với cô Mai mới được. Mình không thể nào tiếp tục dạy được nữa.

Bà Mai cáu gắt:

– Cát Tiên! Con học tiếng Việt cũng không xong nữa hả? Con có biết là mẹ phải vất vả lắm mới mời được Phước Thịnh dạy con học không?

– Tại anh ta không muốn dạy nữa nên xin nghỉ chứ có phải tại con đâu.

– Mẹ hết chịu nổi con rồi.

Mắng cô xong, bà Mai rời khỏi nhà. Vừa ngủ dậy đã bị mắng cô khó chịu lắm:

– Chắc anh ta nói xấu gì mình nên mẹ mới khó chịu với mình như thế. Đúng là đáng ghét mà.

Cô chuẩn bị thay quần áo để đến trường thì bà vú bảo:

– Con xuống ăn sáng nè Tiên!

Cô lắc đầu:

– Cô không muốn ăn đâu.

Cô đi thật nhanh lên phòng của mình đóng mạnh cửa lại.

Râm!

Bà vú nghe tiếng động đó giật cả mình:

– Hôm nay sao lạ vậy? Ai cũng không vui là sao?

Bà ra phía sau khu sân vườn tìm ông quản gia:

– Ông này đi đâu rồi kìa?

Ông quản gia ở ngay phía sau lưng của bà, lên tiếng:

– Ông này đang ở đây nè.

– Làm tôi giật mình. Làm gì mà đứng sau lưng tôi vậy hả?

– Bà tìm tôi có gì không vậy?

– Ờ ... không có gì.

– Không có gì bà ra đây làm gì? Sao không ở trong nhà bếp nấu ăn đi?

– Việc đó tôi làm xong rồi. Ê! Bữa nay ông thấy bà chủ và Cát Tiên lạ không?

– Bình thường. Thôi, tôi phải làm công việc của tôi đây. Bà rảnh thì lại ghế ngồi nói chuyện một mình đi nha.

– Ông này vô duyên thấy ớn luôn.

Bà vú bỏ vào nhà. Đúng lúc đó, Cát Tiên vừa ra khỏi cửa, cô đụng phải bà:

– Con xin lỗi vú.

– Con bé này sao hôm nay bí xị vậy? Thường ngày đâu có như vậy.

Cát Tiên rời khỏi nhà, cô cho xe lao đi thật nhanh, đến nỗi bà vú vừa thấy cô trước cổng, thoáng chút đã vụt biến mất.

– Tốc độ chóng mặt thật.

Vừa chạy xe, Cát Tiên vừa suy nghĩ lung tung, cô chạy qua đường khi tín hiệu đèn đỏ đang bật sáng. Tiếng còi của cảnh sát vang lên, cô thản nhiên chạy, chẳng nghe thấy gì cả.

– Có chuyện gì vậy, chú cảnh sát?

Khi bị nhân viên cảnh sát đuổi theo ra hiệu cho xe tấp vào bên đường, Cát Tiên mới ngạc nhiên hỏi Nhân viên cảnh sát đáp:

– Cô đã vi phạm pháp luật vượt đèn đỏ, còn bỏ chạy nữa. Hãy trình giấy tờ cho tôi xem?

– Giấy tờ gì chứ?

– Vậy là cô không có giấy tờ gì cả sao?

– Dạ không ạ.

– Vậy phiền cô đọc kỹ và ký tên vào biên bản. Xe cô, chúng tôi sẽ tạm giữ.

– Sao kỳ vậy chú?

– Đó là luật.

Cô cũng chẳng biết là mình có vượt đèn đỏ không nữa, cô lo chạy xe chứ có để ý gì đâu mà biết là đèn đỏ hay đèn xanh. Chạy thì vẫn cứ chạy vô tư luôn.

– Lần này thế nào mẹ cũng mắng mình nữa cho xem.

Ngay lúc đó, Phước Thịnh cùng Thu Ngọc đi ngang đó, anh hiểu chuyện gì đã xảy ra với cô, liền đến gần hỏi:

– Tại sao lại bất cẩn vậy?

Nhìn lên thấy anh, cô căm ghét không thể tả giọng chanh chua:

– Kệ tôi, liên quan gì đến anh. Thấy tôi bị thế này chắc vui lắm hả? Anh làm ơn đi nhanh đi, nếu không mây đen kéo đến bây giờ.

Thu Ngọc lên tiếng:

– Đi nhanh đi anh.

Trên đường, Thu Ngọc cười hí hửng:

– Đáng đời anh chưa, ai bảo quan tâm không đúng người.

– Em vui quá há!

– Biết anh với cô ta ghét nhau thế, em vui lắm. Cứ ngỡ anh và cô ta ...

– Em chỉ giỏi suy nghĩ lung tung thôi à.

– Tại anh nên em mới suy nghĩ vậy thôi.

– Chắc là bữa nay Cát Tiên bị cô Mai giũa nên mới như thế.

– Kệ cô ta đi, mình quan tâm làm gì.

– Em nói cũng đúng nhưng mà cũng không đúng.

Thu Ngọc hỏi nhanh:

– Sao lại không đúng vậy anh?

– Dù gì Cát Tiên cũng là con của cô Mai. Hơn nữa ...

Thu Ngọc ngắt lời anh:

– Em không muốn nghe chuyện của cô ta đâu. Mình nói chuyện khác đi.

– Em muốn nói chuyện gì?

– Thì chuyện sang Nhật du học của anh với em đó.

– Để anh suy nghĩ được không?

– Em cho anh thời gian một tuần đó.

– Ừ!

– Em không muốn anh suy nghĩ xong rồi lại trả lời “không” đâu nha.

– Vậy là em ép anh rồi.

– Ép anh? Nói gì nghe ghê vậy? Chẳng phải đây là kế hoạch rất lâu của tụi mình sao?

– Nhưng bây giờ thì anh còn rất nhiều chuyện phải làm.

– Anh cứ như thế hoài làm sao mà thăng tiến được?

– Ừ! Anh biết rồi.

– Biết thì tốt.

– Lúc nào em cũng nói đến nỗi anh thuộc lòng những câu nói của em luôn.

Lắm lời ghê.

Cô véo anh một cái đau điếng:

– Lắm lời nè!

Anh la oai oái:

– Ui da! Đau quá à!

– Anh than đau, người ta đi đường nhìn kìa.

– Đau mà không than được nữa hả? Sao số tôi khổ quá vầy nè?

– Anh mà khổ hả, chắc cả thế giới này chẳng có ai sướng quá.

Đưa Thu Ngọc về nhà, Phước Thịnh đến viện nghiên cứu, gặp bà Mai. Anh kể hết mọi chuyện về Cát Tiên, bà lo lắng:

– Con bé này, làm gì đến nỗi phải lang thang trên đường vầy nè.

Bà Mai cho xe vòng lại chỗ của Phước Thịnh nói để tìm cô, nhưng không thấy. Bà gọi điện thoại cho cô:

– Cát Tiên! Con đang ở đâu vậy?

– Dạ, con đang học. Thôi nha mẹ!

Đầu dây bên kia, bà Mai nghe tín hiệu “Tút ... tút ...”.

Thế là không sao rồi.

Bà Mai quay trở về làm việc, bà cảm thấy khó hiểu:

– Lúc sáng, Cát Tiên đi học bằng xe, sao Phước Thịnh lại thấy nó đi bộ vậy kìa?

Nhưng rồi công việc bận rộn đã làm bà quên đi suy nghĩ về Cát Tiên.

Sau khi tan học, Cát Tiên đón taxi về nhà. Cô rón rén bước vào nhà, lo sợ:

– Không biết mẹ có ở nhà không nữa.

Giọng bà Mai vang lên:

– Con đi học về hả Tiên?

Cô cười giòn tan:

– Dạ, mẹ về sớm quá vậy?

Bà hỏi:

– Xe của con đâu?

Cô nói sang chuyện khác:

– Mẹ nghiên cứu giống lúa kháng sâu rầy đến đâu rồi?

– Con trả lời mẹ ngay đi!

Cô nói dối vì sợ mẹ mắng:

– Con cho bạn mượn rồi ạ.

– Sao bạn con lại mượn xe của con?

– Dạ, tại nó không có xe nên mượn xe của con thôi.

– Ừ. Thôi vào tắm rồi ăn cơm.

– Dạ.

Cô vọt nhanh lên phòng:

– Hên quá! Mẹ tin rồi. Mẹ mà biết mình bị cảnh sát giam xe chắc là thê thảm lắm.

Cô lấy biên bản vi phạm luật giao thông ra đọc lầm bầm:

– Ông cảnh sát khó tính ghê. Mình đâu phải cố ý vượt đèn đỏ đâu. Sơ ý chút xíu mà cũng giam xe của mình nữa. Làm sao mới lấy xe ra được đây?

– Cát Tiên ơi! Mau xuống ăn cơm nè.

Giọng bà Mai vang lên thật to, cô chạy nhanh xuống nhà bếp:

– Dạ, con có mặt rồi nè.

– Con làm gì ở trên phòng mà lâu dữ vậy? Mẹ chờ con xuống ăn cơm từ nãy giờ.

Cô ngồi ngay vào bàn ăn, ăn rất nhiều món – Ăn từ từ thôi con.

– Con đang có chuyện gấp cần phải làm nên phải ăn nhanh mới kịp.

– Chuyện gì mà gấp đến nỗi phải như thế chứ?

Cô trả lời:

– Thì gần đến chương trình phim hoạt hình rồi.

– Mẹ tưởng chuyện gì, ai ngờ ...

– Con đang theo dõi, trễ uổng lắm.

– Ăn nhanh quá mắc nghẹn rồi đừng có khóc nha.

– Chuyện nhỏ! Nếu vậy con sẽ uống nước vào là hết ngay.

– Ôi! Mắc cười quá đi!

Cát Tiên xem phim hoạt hình mà cười rộn rã luôn. Bà Mai tắt ngay màn hình tivi:

– Mẹ! Con đang xem chương trình hấp dẫn mà.

Cô ngạc nhiên lắm, nhìn vẻ nhăn nhó, cau có của bà mà cô thấy lạ quá. Xưa nay bà đâu có thói quen tắt tivi khi cô đang xem một cách thích thú đâu:

– Con còn ở đó mà cười được nữa hả? Tại sao con lại bị cảnh sát phạt vậy hả?

– Sao mẹ biết?

– Con trả lời mẹ ngay đi.

Cát Tiên rủa thầm:

– Tên Phước Thịnh chết tiệt! Nhiều chuyện vừa thôi chứ, dám nói chuyện này cho mẹ mình biết.

Bà ngồi xuống ghế xa lông nhìn cô, gương mặt lạnh như băng. Cô ấp úng:

– Dạ .... tại ...

– Thế mà con dám nói dối mẹ là cho bạn mượn xe. Con học cách nói dối này từ khi nào vậy Tiên?

– Con xin lỗi mẹ.

Bà tức giận:

– Con lúc nào cũng như thế cả. Lúc nào cũng làm mẹ bực bội.

Nói xong, bà Mai bỏ đi, cô cắn chặt môi, mày chau lại:

– Anh giỏi lắm! Đi thi tài nhiều chuyện chắc chắn đoạt giải nhất luôn. Người gì đâu khó ưa chưa từng thấy.

Trên đường, xe cộ qua lại tấp nập, đường như ai cũng đua nhau ra phố thì phải. Đèn đường được bật lên, các con đường sáng rực trong đêm. Phước Thịnh vừa chạy xe bon bon trên đường vừa nhìn xung quanh, anh chợt thắng gấp:

Két ... - Anh giật thót cả tim khi có người cản trước đầu xe anh, hai cánh tay dang rộng ra với gương mặt ngầu không thể tả. Anh quát to:

– Không muốn sống nữa hả nhóc?

Cát Tiên cong môi:

– Anh hỏi ai vậy?

Cô nhìn quanh qua bên trái, bên phải rồi lại quay ra phía sau, cô tiếp tục:

– Nhóc nào vậy?

Anh không trả lời gì hết mà chỉ mỉm cười. Cô lớn tiếng:

– Tôi đang nói chuyện với anh đó, sao im ru vậy hả?

– Thì em nói đi, anh nghe.

Cô ra lệnh:

– Mau xuống xe đi.

– Sao lại phải xuống xe vậy Tiên?

Cô vênh mặt:

– Chẳng lẽ tôi đứng mà anh được ngồi khi nói chuyện với tôi hả? Đâu có được.

Anh đề nghị:

– Hay là mình vào quán nước gần đây để nói chuyện, em há?

– Không cần. Anh xuống xe đứng nói chuyện với tôi chút là tôi đi ngay.

– Em nói đi.

– Tôi thật không biết anh là “ông Tám” từ khi nào nữa. Ai cho phép anh nói chuyện tôi bị cảnh sát phạt chứ?

– Em nghĩ thế hả?

– Không phải anh thì ai biết nữa chứ. Lúc đó chỉ có anh gặp tôi thôi.

– Thật sự anh ...

Cô ngắt lời anh:

– Lần sau anh đừng có như thế nữa nha. Muốn trả đũa tôi thì hãy làm chuyện gì cao siêu hơn chứ chuyện đó tầm thường lắm.

Cát Tiên quay phắt đi. Anh lên xe mình cho nó lao vút đi, không quên lượn vài vòng trước mặt cô. Cô rủa thầm:

– Ước gì anh bị đo đường thì hay quá.

Nhìn dáng anh từ phía sau, cô ghét thế nào ấy. Sao trên đời lại có người như thế nhỉ? Thật tội cho bà người yêu của anh ta. Thả bộ trên đường, cô bắt đầu than vãn:

– Ôi! Mình mỏi chân quá!

Cũng hên là đoạn đường này gần đến nhà cô rồi. Cô bắt đầu tháo giày cao gót ra và đi chân trần trên mặt đường. Cô cầm đôi giày của mình đung đưa qua lại:

– Ối!

Vô tình chiếc giày của cô văng ra trúng phải một người đi đường. Cô quýnh quáng:

– Dạ, con xin lỗi. Cô có sao không vậy?

Người vừa mới bị cô làm muốn bể đầu, cáu gắt:

– Rảnh quá đi, nếu bệnh thì vào viện ở đi nha, đi rong ngoài đường hại người khác hả?

– Dạ, con không có bệnh. Hơn nữa, con chỉ vô tình thôi chứ không cố ý hại cô đâu.

Bà đi đường lớn tiếng:

– Đừng ngụy biện! Giờ cô tính sao với việc làm tai hại của mình đây?

Giọng cô rụt rè:

– Vậy cô muốn thế nào ạ?

– Đền tiền chứ sao.

Cô chợt nhớ lúc nãy lo chuyện chạy theo để chặn đường Phước Thịnh nên quên mang theo ví:

– Giờ con không có tiền, hay là cô theo con về lấy tiền được không?

– Thật tức cười. Tôi muốn cô trả ngay bây giờ.

– Nhưng ...

Bà ta hung dữ:

– Nếu không, đừng có trách tôi.

Cô sợ quá, rơi nước mắt luôn:

– Cô ơi! Đừng có đánh con!

Bà ta thật là đáng sợ, bà chuẩn bị vung cú đấm vào cô thì Phước Thịnh xuất hiện. Cô sợ quá né sau lưng anh:

– Cứu tôi với!

Anh lên tiếng:

– Cô làm gì mà phải “động thủ” không động khẩu được vậy? Đánh người là có tội, cô biết không?

Bà ta lớn giọng:

– Thế ném giày vào đầu người khác thì sao?

Cát Tiên nói lí nhí:

– Bà ta chỉ cần tiền thôi, anh cho tôi mượn tiền trả bà ta đi.

Anh móc ví ra lấy một xấp tiền ra đưa cho bà ta.

– Thế này được chứ?

Bà ta vui vẻ:

– Được rồi. Phải chi đưa nhanh là đâu có chuyện gì xảy ra.

Anh quay sang Cát Tiên:

– Em có sao không?

– Dạ, không sao!

– Ôi trời! Đây là lần đầu tiên nhím con không nói chuyện gai góc với tôi đó.

Cô bỏ đi, quay lại nói:

– Cám ơn. Tôi về nhà lấy tiền trả lại anh.

Anh đề nghị:

– Hay là để anh đưa em về.

– Tôi đi bộ về được rồi.

Anh hù dọa:

– Cô không sợ bà hung dữ lúc nãy quay lại tính sổ với cô sao?

Cô ngây ngô:

– Chẳng phải anh đã đưa tiền cho bà ta rồi sao?

Anh đùa:

– Hên xui. Lỡ bà ta thấy không đủ tiền, đến tìm cô đòi thêm, cô không có tiền bà ta sẽ ...

Cô tưởng tượng ra cảnh bà ta vung cú đấm thật mạnh vào mặt mình. Ôi!

Chắc là đau lắm. Cô rùng mình:

– Thôi thôi, anh mau chở tôi về nhanh đi.

Câu nói hù dọa của anh có tác dụng thật. Anh cười hí hửng:

– Nhìn vậy mà nhát gan quá vậy nhóc?

– Bà ta hung dữ quá trời luôn. Hồi đó đến giờ chưa ai đối xử với tôi như thế.

– Tại em từ nhỏ được ba mẹ cưng chiều quá, chưa ra đời sống, hèn chi ...

– Kệ tôi à nha. Anh bớt lèm bèm giùm tôi được không?

– Lúc nãy dễ thương, giờ lại thấy ghét nữa rồi. Ủa! Cô ghét tôi lắm hả?

– Ừ!

– Sao lại ghét?

Cô như được dịp, liệt kê ra hàng loạt tính xấu của anh:

– Vì anh nhiều chuyện, xấu xa, nhỏ mọn, hay bắt nạt phụ nữ.

– Trời đất! Trong mắt em, tôi tệ thế hả?

– Tôi chưa kể hết đó, anh có hàng ngàn điều để tôi ghét.

– Ghét của nào trời trao của đó, đừng có than vãn nha nhóc.

– Trời mà trao anh cho tôi, tôi sẽ ném, đá, đánh, đấm, lúc đó còn thích thú nữa chứ không có than vãn đâu.

– Sợ con nhóc này luôn. Chanh chua thấy ớn.

Anh chỉ nói thầm thôi. Nếu cô mà nghe được câu nói này của anh, thì không biết giông tố gì sẽ đến với anh nữa.

Cô bảo:

– Anh đừng có đến gần tôi nữa đó, tránh xa tôi ra, tôi sẽ trả đũa anh đó. Đừng có tưởng hôm nay anh giúp tôi là tôi sẽ nghĩ lại chuyện trả đũa nha.

Giọng anh như thách thức:

– Cứ tự nhiên.

Mãi lo nói chuyện, nhà cô qua lúc nào cũng chẳng hay, anh bật cười:

– Mình chạy hơi xa rồi.

Cô quay qua nhìn bên đường, hét to:

– Anh đưa tôi đi đâu vậy hả?

Anh đùa:

– Đưa cô đi đến nơi không ai biết đến, không ai thấy.

– Ê! Không được bắt cóc tôi nha.

– Đùa thôi. Bắt cóc cô, mất công tôi bị tra tấn nữa.

Anh quay xe lại về hướng trở lại nhà của cô:

– Về nhà nè!

– Nhà của tôi hả?

Anh cười giòn tan:

– Chẳng lẽ nhà của tôi. Hay là cô muốn về nhà của tôi?

– Anh đừng có tưởng bở. Khiêng kiệu đến không biết tôi chịu về nhà anh không nữa.

Cô cũng đừng có vọng tưởng nha. Nếu có khiêng kiệu về nhà tôi thì người ngồi trong kiệu là vợ của tôi chứ đâu phải cô.

Xe dừng trước cổng, Cát Tiên xuống xe, cô bảo:

– Anh chờ tôi chút nha, tôi vào nhà lấy tiền ra trả anh ngay.

Phước Thịnh cười cười:

– Không mời ân nhân vào nhà hả nhóc?

Cô dẩu môi:

– Không! Anh mà vào đó thế nào mẹ tôi cũng sẽ giữ anh lại ăn tối với mẹ con tôi.

– Ừ. Nhắc đến ăn tối mới nhớ, nãy giờ tôi đói bụng quá trời, mà không có tiền để đi ăn.

– Chút nữa tôi trả tiền cho anh, anh sẽ có tiền đi ăn tối chứ gì. Thôi, mà anh đừng có hòng gạt tôi, lúc nay tôi thấy trong ví anh có rất nhiều tiền ma.

Anh giả vờ:

– Có bao nhiêu tôi đưa cho người lúc nãy hết rồi.

– Không tin!Cho tôi tận mắt chứng kiến tôi mới tin.

Anh cười hì hì:

– Không tin kệ cô chứ.

Bị quê, cô đi nhanh vào nhà, căn dặn:

– Anh ở ngoài đây chờ tôi nha.

– Ừ. Vào đi, lèm bèm hoài nhức đầu quá.

– Ê! Câu này quen quá ta.

– Nhanh lên!

Cô vừa vào bên trong, Phước Thịnh liền rời khỏi đó. Cát Tiên lên phòng mình tìm chiếc ví:

– Ủa! Mình để nó đâu mất rồi.

Cô hỏi to:

– Vú có thấy chiếc ví của con đâu không?

Bà Mai lên tiếng:

– Con để quên trong phòng của mẹ chứ đâu.

– Vậy hả mẹ?

– Ừ.

Lên phòng bà Mai xong, cô cong chân chạy nhanh ra cổng, tìm hoài chẳng thấy Phước Thịnh đâu cả.

– Tên khó ưa này biến đâu mất tiêu rồi. Vậy mà lúc nãy hứa chờ mình. Tên này cố tình để cho mình tức điên lên đây mà.

Cô lững thững vào trong nhà, bà Mai ngạc nhiên hỏi:

– Con ra cổng chi vậy Tiên?

– Dạ, không có gì.

Bà Mai bảo:

– Hôm nay, mẹ với con đi ra ngoài ăn tối nha?

– Cũng được, để con đi tắm cái đã.

– Ừ!