Nghe cái tên "làng cũ trường xưa" nỗi nhớ của tôi đã nằm im từ lâu bỗng trở về lừng lửng. Nhưng tiếc một điều tôi không có làng, tôi không có trường...Nói thiệt đó mà. Tôi lớn lên từ đường phố. Vì vậy cho nên tôi có phố có phường. Tôi có những tiếng động quen thuộc từ cái thuở tôi vừa mới lớn. Ðã mấy mươi năm qua, tôi xa nó. Tôi đã bỏ rơi nó. Mà thiệt ra thì cũng tại cái số hay sao đó chớ. Cái ngày tháng Tư tôi đâu có muốn ra đi. Tôi chỉ thuận đường xuống bến Bạch Ðằng và làn sóng người hổn độn đã đẩy tôi lên tàu và tôi ra đi. Chuyện đơn giản như vậy thôi. Tôi đi qua đảo rôì tôi được qua đây. Gia đìng tôi lần lượt người thì vượt biên, người thì được tôi bảo lãnh nen bây giờ ở đây gần đủ. Tôi lo kiềm tiền nên chưa có lần nào rãnh rỗi để về thăm quê. Mà nói thiệt ra thì cũng tại vì gia đình tôi ở đây nên tôi cũng không tha thiết chuyện đi về bển làm gì.

Ðời sống mới quá bận rộn nên tôi không có thì giờ nghĩ đến chuyên bên quê. Thảng hoặc tôi có nhớ thì đó cũng chỉ là nỗi nhớ mông lung, nhớ cho có nhớ vậy thôi chớ không tha thiết mặn mòi cho lắm. Nhưng năm nay, tôi cũng đã quá cái tuổi bay nhảy. Con cái cũng lớn sộn rồi cho nên tôi bỗng nghĩ tới cái chuyện "retired" , rồi bỗng nhớ đủ thứ chuyện mà bầy lâu tôi không có thì giờ để nhớ. Tôi nhớ và tôi muốn đóng góp vô mục "xóm cũ"ù. Cái xóm tôi ở là cái xóm có nick name lá xóm A Sam, nó nắm gần cầu Bạc Má Hồng- Tức là cái cầu tren đường Công Lý. Có con kinh chảy ngang qua xóm, con Kinh- Mà nói cho đúng thì nó là con rạch-Rạch Nhiêu Lộc. Nếu ai sống quanh đó đều biết con rạch nổi tiếng này. Con rạch nước đen thui đen thủi, hai bên bờ rạch nhà sàn mọc lên vô số, mọc de ra mặt sông nên không có ghe xuồng nào qua lại được. Cái xóm A-Sam nắm gần Cầu "Bạc má Hồng" như tôi đã nói. Trong xóm tôi có một cái giếng cạn. Giếng này đặc biệt lắm. Nó có nước quanh năm, và nước từ trong giếng tràn chảy ra ngoài như là cái nguồn con suối nho nhỏ vậy. Xóm tôi là xóm lao động, nhà cửa không lầy gì làm lớn lắm nhưng rất cổ kính. Có nhiều nhà còn giữ y những mái ngói âm dương- Miếng úp miếng ngửa- rêu phong phủ xanh rì. Cái xóm lao động nên các con hẽm ăn thông với nhau từ bên xóm tôi đi luồn luồn trong ngõ có thể ra Chùa Kim Cương, qua bên Chùa Sư Vạn Hạnh-Gần cái Ðại Học Sư Vạn Hạnh. Qua hẽm 18 bót cảnh sát. Mà nếu đi luồn trong đó qua luôn Trường học Lê Bảo Tịnh, lên tới Cư Xá Kiến Thiết, Vướn Lâm Tì Ni. Còn đi ngược về Phú Nhuận thì ăn thông qua tới rạp hát bóng Văn cầm, van phòng Hành Chánh Xã Phú Nhuận, đi lòng vòng trong xóm Phú Nhuận có thể ăn ra xóm Ðồng bên trường Ðạt Ðức, qua xóm Gà. Nói chung là mọi ngõ ngách Sài Gòn ăn thông với nhau như hang chuột. Có lẽ vì như thế nên người ta hay ví cái nhà trong ngõ hẽm là nhà ổ chuột chăng? Sở dĩ tôi kê con cà con kê là vì tôi nhớ đâu tôi kể nấy. Tôi kể cho tôi đỡ nhớ và có thể chia xẻ được với bào con đồng hương người nào đã từng lớn lên ở khu ngõ hẽm của đất Sài Gòn. Các con hẽm của Sài Gòn nhiều âm thanh lắm. Tôi dám đoan chắc rằng, hẽm Sài Gòn nhiều âm thanh nhứt thế giới. Không những nhiều mà lại hay nữa chớ. Nếu ai đã từng ở hẽm chắc biết? Buổi sáng có âm thanh khác với buổi trưa và buổi tối. Sáng sáng có thể nghe tiếng rao lanh lãnh của các em bé bán báo, bán bánh mì, xôi, Ợnhững lời rao trộn lộn xộn của rất nhiều ngành nghề đưòng phố "Báo mới đây, báo mới ra lò đây. Tin sốt dẽo! Tin sốt dẽo!....Báo nóng hổi vừa thổi vừa đọc đây" "Bánh mì nóng dòn đây...Bánh mới ra lò đây. Bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn một đồng hai ổ đây. Mại. dô! Mại dô! Ai....i...i...i...i...xôi bắp hônnnnn!!!! Rồi thì các món hàng kẹo kéo, nước đá nhận, ve chai lông vịt, răng vàng, bạc vụn, đồ đồng, dép mũ....cùng hòa nhịp trong cái không khí càng ngày càng nóng nực. Buổi sáng trong ngõ hẽm còn có nhũngcái chợ bán đồ ăn buổi sáng,mà lúc nhỏ bọn tôi thường ra chầu chực để được ăn. Nào là bánh khọt, bánh tầm, cháo lòng, cháo huyết, cháo gà. Các món khi nghe tên thiệt là xôm trò lắm, nhưng mà thiệt ra không có chất lượng gì bao nhiêu. Cứ nghĩ mà coi, một con gà giò mà bà bán cháo bán cho cả xóm thì ngon cái nổi gì? Tuy vậy, nhưng có được tô cháo húp buổi sáng là sang trọng lắm. Còn đở hơn ăn gói xôi bắp, củ khoai lang. Trong con ngõ hẽm A Sam gần chỗ cái giếng có một cái ngã ba là nơi họp chợ chồm hổm tới 9 hay 10 giờ là tan. Tôi rất mê tơi cái mon bánh khọt của bà Năm. Những cái bánh nhà nghèo chỉ có bột pha màu vàng, mấy lá rau xà lách, chén nước mắm chua chua ngọt ngọt có bỏ mấy sợi cà rốt bào nhỏ như cây tăm. Tuy chỉ có vậy thôi mà sao nó ngon ơi là ngon vậy hổng biết. Ðến trưa là thế giới của các món chè đậu đỏ bánh lọt, xi-rô đá nhận, me ngào, chùm ruột ngào kéo nhau ra các ngã ba. Khi bầu trời vừa sập tối, khi con gà nhảy lên chuồng, tiếng rao lơi dần, có một vài tiếng rao biến mất, để nhường chỗ cho một vài tiếng khác "Ðiền vào chỗ trống" Ban đêm tiêng rao dịu dàng hơn, thiết tha hơn. Không biết có phảøi vì "Xin vặn volum vùa đủ nghe để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần sự nghỉ ngơi" hay không. Ðêm rõ nhứt là tiếng rao "Aiiiiiiị...hột vịt lộn hônnnnnn" Tiếng rao bắt đầu nhỏ kéo dài rồi cao vút để chấm dứt với tiếng "hôn" ngân dài trong những con hẽm vắng. Người phụ nữ đầu độâi cái thúng, tay xách cái giỏ. Những cái hột vịt lộn nóng hổi ủ trong thúng trấu, đã đi khắp phố khắp phường. Nghề bán hột vịt lộn , tôi nghĩ, không phảøi là nghề chính vì, với vài chục hột vịt không đủ nuôi sống một gia đình, lại còn nghuy hiểm. Ðôi khi các chị, các cô gái trong đêm một mình có thể gặp nhằm kẻ xấu, không những không được tiền mà đôi khi còn mất sạch "chì lần chàí Nếu không may gặp ngày chưa đốt phong long, gặp phảøi mấy thằng phảøi gió nó còn làm hỗn chẳng biết kêu ai giữa đêm khuya? Ban đêm, tiêng rao vịt lộn đệm thêm tiếâng lốc côc của các xe mì.... Một chếcxe nhỏ, một thùng nước lèo, chiếc tủ kính, mộtchiếc đèn bão đong đưa trongđêm. Nếu bạn đang đói bụng nhưng bạn ngại đạp xe máy đạp, ngại một cuốc taxi, ngại tiếng nỗ phành phành của chiếc xích lô máy...thì bạn cứ ngồi trong nhà ló đầu ra cửa sổ "Cho tô xa xíu hai vắt" Chẳng bao lâu môt tô mì bốc khói, thế là cứ việc co giò lên ghế mà xì xụp, húp, gắp, nhai....Oâi sao mà hạnh phúc....hạnh phúc biết là chừng nào. Sài Gòn với nhiều amâ thanh, Sài Gòn với bao nhiêu chuyện để nói. Sài Gòn "Hòn Ngoc Viễn Ðông" Và Saì Gòn trong trí nhớ của tôi là: Sài Gòn có bến chương Dương Có dinh Ðộc lập có đường Tự Do Có chợ Quán, có Cầu Kho Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm. Có ô tô buýt khắp miền Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Ðàn.... Và tiếng rao trong ngõ hẽm làm nên không khí Sài Gòn. Và còn phải kể thêm trong buổi trưa trong hẽm lại còn có tiếng "ra dô" có chương trình Tân Cổ nữa mới thiệt là hết ý Sài Gòn.

Bây giờ chuẩn bị đón năm thứ 25 nơi hải ngoại. Tôi xin đóng góp một chút về Sài Gòn mong gợi lại những kỷ niệm xưa. Và để gợi lại cho riêng tôi, nhắc cho con cháu tôi Tiếng Nói của Phố Phường. Của người lao động bao đời trong con ngỏ hẹp. Dù có ở nơi nào cũng phải nhớ quê hương.