Những cuộc họp bạn đã thành thông lệ thực dễ thương, Buổi họp lần này cũng thành công như mọi lần, bởi vì, xã giao soá bỏ từ lâu, các bạn ai cũng thoải mái trong cái phòng khách thôn quê thênh thang ấm cúng. Gia chủ, bác sĩ thú y hồi hưu, thiên tài kể chuyện. Mà nhóm tân khách đếm đủ bạn hiền, cũng như gia chủ dều "treo ấn từ quan" ,nào là bácsĩ nhân y, nào là kỹ sư điện tử, tín điện, nào là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, giáo sư, ... đủ ngành, khoa học, văn chương, thương mại, và những nàng nội trợ nấp bóng tùng quân, nổi danh.tài sắc.
Mà, vãn nhờ các nàng nội trợ tài sắc ấy nên bữa tiệc thành công hơn lần trước. Rồi, có thể là cá tính chúng ta chăng ?. Vừa ăn xong, người ta lại nói chuyện các món ăn khác..., những món ăn mấy chục năm mà vẫn còn ghi ký ức.
Gia chủ, thú y Ðạo Thành :
-Ðúng thế. người ta thường nói: miếng ngon, nhớ đời !-
Thế rồi người ta thay nhau phê bình các tiệm ăn quốc túy ở Paris ánh sáng. Những sắc tài nội trợ thuyết trình cách thức nấu ăn...cổ điển truyền thống việt nam. Ký giả Thúy Thúy tủm tỉm :
- Nghĩ đến hồi dễ dãi ở các " phát phút " (fast food) Paris, gần trường và nơi làm việc đến nỗi chỉ vài tháng, eo ôi, mất eo lúc nào chẳng biết, bây giờ mong các chị cho em những món thuần túy quê hương luôn nhé ! Em thì biết ăn, nhưng không biết làm bếp ! , chàng nào đến với em là đói mèm luôn, em đăng báo tuyển đầu bếp ! -
Hữu Vị, "chàng trai " cao niên, nhưng "nàng" nào hỏi tuổi thì, luôn trả lời : thì anh cũng thường thường bực trung - thường xuyên về quốc nội , khách quen của các quán ăn "dân tộc" đê Yên Phụ Hà Nội, giơ tay :
- người anh này xin ứng tuyển, anh biết làm thịt chó, Thúy Thúy ăn xong dù đánh răng cẩn thận, ba ngày vẫn còn thơm tho mùi vị...-
Thúy Thúy và nhà thơ Sương Uyên đồng thanh :
- Eo ôi, sao mà ghê thế? Ðả dảo các chàng ăn thịt chó... chúng em không tuyển đầu bếp nữa !
Nhà văn Trúc Viên, tác giả bài : Kinh Kha, người ăn thịt chó lịch sử , đả kích đảng thịt chó, vỗ tay hoan nghênh hai nữ đồng chí :
- các em coi chừng, có thể mất mạng như chơi, khi chàng nhìn nàng, âu yếm, ôi ánh mắt thèm thuồng, chàng nói, "con chó bé của anh ơi" ! -
Ðảng ăn thịt chó và đảng bênh chó sắp vào đấu khẩu thì, chủ nhân Ðạo Thành can thiệp :
- Thôi đi, các bạn, ngon hay không ngon thì do cách nấu nướng gia vị, và "tự kỷ ám vị", chất đạm "nguyên thủy" nào cũng thế thôi, thêm mắm muối thì đổi vị. Chúng ta không thì giờ đào sâu khoa học, hôm nay nói truyện khác nhé. Nếu người mình ăn thịt chó thì người pháp ăn thịt ngựa... cá tính đồng đều ? vì thế mới " chung sống " gần trăm năm... Ðùa thôi...Chó , ngựa là hai động vật sống bên người nhiều nhất... Ðây là truyện Tiếng hí trong đêm :
- Tôi biết những người giầu tình cảm không thể nào ăn thịt hai con gia súc, chó và ngựa. Mà hỏi rằng sau khi bị giết và bị ăn thịt linh hồn nó thù oán mình.thì quả tình không thể giải thích theo diễn luận khoa học tây phương ? Ta tạm bỏ suy luận cartésien, và tạm trả lời bằng linh tính, bằng trực giác...
Các bạn có nhớ không ? Vào khoảng cuối thập niên 50, có một lò sát sinh ngựa,( sau này, bỏ đi, thay thế là một công viên rất lớn) Hồi ấy, hàng ngày, bọn lái thường dẫn đoàn ngựa ngay trên con đường ấy đến lò sát sinh.
Thế rồi có hôm nào cả khu phố huyên náo ồn ào, cảnh sát chặn đường, không cho xe hơi qua lại. Bởi vì hôm ấy khi đến gần lò sát sinh, có đoàn ngựa, năm sáu con, cắn đứt dây thừng, chạy trốn. Phải chăng bọn ngựa đến gần lò sát sinh, thấy tử khí loài mình, nên sợ hãi, tìm cách bỏ trốn. ? Chỉ biết mọi ngưởi xôn xao bàn tán mà báo chí hai ba ngày nói đến. Sau mấy tiếng, lùng bắt được mấy con ngựa "bất kham" đó trừ một con, ngựa đua "hồi hưu", không biết trốn đâu. ..
Khu phố này, ngày nay đã sửa sang lại, nhưng hồi ấy đều là những chung cư nghèo nàn.
Một cô bé, tên Sandra hôm đó ở trường về, thấy góc sân sau bụi rậm một con ngựa.. Cô bé , trên đường về nhà đã biết chuyện thương quá. Quên cả nguy hiểm, đến gần :
- đađa ơi, đừng sợ, tôi sẽ giấu đađa ...không ai tìm thấy đâu. -
Mấy hôm sau báo chí đăng tin tìm được ngựa thoát thân.
Mà tìm thấy ở đâu ? Sandra cùng chúng bạn giấu nó trên gác căn nhà hoang cuối vườn chung cư. Ngày ngày chia nhau chăm sóc, dùng tiền quà mua lúa mạch...Giám thị chung cu tình cờ khám phá, bọn con nít van xin nhưng hắn ta cương quyết báo chức trách. Thế là cảnh binh phối hợp với nhân viên thú y và lái ngựa đến bắt "tội phạm". Ai nấy ngạc nhiên thấy nó trên gác căn nhà sắp phá đi dó mà cầu thang thì nhỏ hẹp uốn khúc. Thì ra, nó là con Junthua, ngựa chuyên đua chường ngại vật đã lâu chẳng được giải nào, nên chủ ngựa bán đi. Nó đã theo Sandra lên được gác cao. Nhưng khi người ta kéo xuống, nó sợ , nhất định không xuống cầu thang hiểm nghèo ấy. Sau cùng bắc tấm ván rộng dài, nó mới xuống .. Bọn con nít khóc như mưa.
Ðược tin qua báo chí, mấy nhà mạnh thường quân trả tiền lái ngựa, cứu nó, để nó an toàn "về hưu" vui chơi hạnh phúc. Junthua về nông trường Ôrivanô, bạn của tôi, nên tôi có dịp săn sóc.
Một hôm, chợt nghĩ đến tên nó, tôi ghé tai nó :
- Cái tên của cô thực kỳ khôi, Junthua, chả trách lúc nào cũng thua rồi đi vào lò sát sinh quá sớm...tôi đặt tên việt cho cô ..từ nay gọi cô là Bạch Ðằng nhé. -
Gọi nó Bạch Ðằng, vì nó giống con Bạch Ðằng mà tôi gập ở quê nhà, trong vùng di tản chiến tranh. Con này, cực kỳ hiền lành, nhẫn nại, theo đoàn người tản cư, trên lưng đeo đầy túi bọc, và hai, ba cái nôi trẻ sơ sinh. Nó tinh khôn, thính tai, mỗi khi nghe tiếng máy bay oanh kích, nó tự động, cùng bọn con nít nấp trong lùm cây bụi rậm. Chuyện con Bạch Ðằng quê hương cũng khá dài, xin hẹn kể lại lần khác còn bây giờ tiếp tục chuyện con Bạch Ðằng Junthua.
Nông trại Ôrivanô ở gần núi rừng, đặc biệt đồng cỏ xanh mượt, Bạch Ðằng Junthua hạnh phúc tự do với trời xanh, với đàn bò, đàn cừu. Tôi thường có dịp chăm sóc Junthua, khám phá ra Junthua bị chủ bán đi vì một chân có tật it ai nhìn thấy.
Nghĩ lại, thì ra con Bạch Ðằng quê nhà đã cho tôi ý nghĩ chọn nghề thú y. Junthua và tôi thành đôi bạn. Mỗi năm về nông trại một hai lần, thấy tôi là Junthua bỏ chúng bạn, đến bên tôi. Tôi thủ thỉ đôi lời êm dịu bên tai nó. Các bạn ơi, cuốn phim "người nói chuyện với ngựa" trên màn ảnh gần đây đối với tôi không có gì lạ !
Thời gian qua mau Thấm thoát hơn mười năm qua. Tôi chuyển ngành, làm giám đốc một xưởng chuyên làm đồ thực phẩm cho tất cả các giống gia súc. Công việc bộn bề, tôi quên Junthua và chủ trại bạn tôi.
Tình cờ một hôm tôi gập Ôrivanô ở hội chợ nông nghiệp hàng năm tại Paris. Ông ta cho tôi biết là đã về hưu sau khi chuyển giao nông trại cho bọn con cháu. Tôi hỏi thăm Junthua thì ông không biết. Ông mời tôi, mấy tuần sau, ăn tiệc tân gia ở Paris, hôm ấy sẽ được tin Junthua. .
Y hẹn, tôi đến nhà Ôrivanô, ở một con đường nhỏ khu 18. Ðó là một khu phố cổ. Chung cư cổ xưa, nhưng công trình xây dựng kiên cố kiểu cuối thế kỷ 19. Từ trạm métro đến cũng phải hơn mươi phút. Ðặc biệt, khu phố nhỏ này ít hàng quán, chỉ có gần nhà ông ta một hàng bán thịt ngựa. trên biển hàng đề "boucherie chevaline" có treo một đầu ngựa, đẫu giả lẽ dĩ nhiên, viền đèn néon, thay nhau bật sáng đỏ xanh . Ðèn đường lờ mờ khu phố, chỉ có cái đầu ngựa sáng rực trong màn đêm .
Ông bà Ôrivanô đón tôi ngưỡng cửa, vồn vã hồn nhiên, tôi cũng vui mừng không kém. Nhưng thấy ông bà ở chung cư sao to lớn thế ? Khi còn ở nông trường thì cả hai đều vừa phải thôi. Thế mà, ở đây trông như hai tủ đứng miền Normandie... Ông thì vẫn xuyềnh soàng ăn mạc, còn bà thì duyên dáng xiêm y Paris thời thượng, Dáng vóc không thay đổi,ánh mắt nụ cười gợi cảm. Chợt nhớ lại, tuy có học nhiều hơn ông, nhưng ở nông trường bà là người quán xuyến chỉ huy toàn bộ công việc đồng áng chăn nuôi, mộc mạc "nâu sồng", như phụ nữ quê nhà. Thiên tính tinh tế phụ nữ bắt gập ánh mắt ngạc nhiên trìu mến của tôi, bà tủm tỉm;trả lời bằng ánh mắt vui đời, xanh lơ ánh chóp :
- Anh tưởng con cai đàn bò sữa của anh không thể thay đổi theo môi sinh ?- .
Bữa tiệc thân mật, khá đông tân khách. Ông bà cố tình giữ tôi ở lại . Thế rồi chính bà Ôrivanô kể chuyện Junthua :
- Junthua không còn nữa, - bà buồn rầu nhắc lại khi còn ở nông trường rất quí Junthua, và đôi khi cưỡi Junthua đi chơi rừng núi. -Ðúng thế Junthua không còn nữa. Ông nhà tôi về hưu giao lại nông trường cho đàn con cháu. Chúng nó quản lý theo lối mới, tất cả những con vật không làm lợi đều bán đi. Con cháu gái kể lại hôm lái ngựa đến dắt Junthua lên xe vận tải súc vật, nó không phản đối, lặng lẽ theo sau khi nhìn đàn con nít đến tiễn đưa. Trong xe, nó thò đầu hí lên mấy tiếng vang dội tới dãy núi xa xa...Bọn con nít khóc trông theo chiếc xe rời nông trường. Sao hôm ấy nó không chống cự ? Tôi luôn luôn tự hỏi. -
Tiếcbuồn chiếm đóng tâm tư, tôi không trả lời bà, tính nhẩm thì theo luật trời, ngựa sống lâu nhất 20, 25 năm... khi nó rời trường đua thì nó khoảng ba, bốn tuổi, về nông trường Ôrivanô thế là được hơn mươi năm nữa. Có nghĩa; Junthua 15 tuổi, so với đời người, Junthua đã là bà cụ trên bẩy mươi. Junthua có thể đã chán ghét cuộc đời, bình tĩnh đi theo định mệnh của loài người đặt ra cho nó. .
Từ biệt ông bà, tôi xuống thang máy, ra đường, khoảng hai giờ sáng. Hè phố vắng tanh, một mình, chiếc bóng tôi trải dài trên vỉa hè với nỗi buồn vô tận.
Ðầu ngựa trên tiệm bán thịt ngựa tắt tối đen, chỉ còn mờ ảo trong màn đêm. Tôi giảo bước vì một cảm giác lạnh lạnh sống lưng. Nhanh nhanh qua khỏi tiệm thịt. Chợt nghe tiếng vó ngựa rập rồn sau lưng, Tôi né tránh, quay lại chẳng thấy gì. Thế rồi, một tiếng hí não nùng xáo trộn thinh không. Như tiếng hí của Junthua. Qua giọt lệ,tôi gửi vào khoảng không :
- Thôi đành vĩnh biệt Junthua với tất cả lòng thương mến của tôi. -
Tôi xuống métro thì mới nhớ ra đã quá giờ , trạm xe cửa đóng then cài. Tôi đi bộ tới ga taxi mất gần nửa giờ, dọc đường chỉ lo nghe lại vó ngựa và tiếng hí Junthua. May mắn, không có chuyện gì khác . Cả đêm không chợp mắt.
Ðạo Thành ngừng lời trong trầm lặng, cử tọa ai nấy thầm chia thương Bạch Ðằng Junthua...Thúy Thúy cô nàng đáo để số một, đứng lên định phát biểu thì Ðạo Thành cầm đôi tay Thúy Thúy kéo nàng ngồi xuống :
- Tôi biết em tôi lại cho tôi quá say thành chuyện như Kiều Hương lần trước. Tôi xin kể nốt. Lẽ dĩ nhiên tôi cũng cho là li Calvados, rượu mạnh miền Normandie, đẩy cà phê, đã làm tôi mất lý trí.
Nhưng cuối năm ấy tôi dự tiệc tân niên ở nhà ông bà Ôrivanô. Kể lại nghe tiếng hí và tiếng vó của Junthua gần nhà thịt ngựa, thì ông bà cho tôi biết đêm giáng sinh tuần trước, đi nhà thờ về, gần tới nhà, cả hai ông bà đều nghe tiếng hí và vó ngựa sau lưng,vội vàng né tránh . Ngoảnh lại, chẳng thấy con ngựa nào. Nhưng cả hai trông thấy rành rành vó in tuyết trắng hè đường. Cả hai đều cho mình say rượu, cùng bỏ qua. Hối hận, sáng sau, ông ta xuống đường :vài vết vó ngựa còn mờ in trên thảm tuyết...vội trở lên nhà, lấy máy chụp hình xuống ghi những vết vó ngựa, nhưng khi in ra thì chỉ toàn tuyết trắng tinh, không vết tích ....
* * *
Tới nay, thỉnh thoảng nhớ tới Junthua, tôi lại nghi ngờ, đó có thể là Junthua hiện về, từ biệt và cám ơn tôi đã chăm sóc nó và ông bà Ôrivanô cho nó thêm mươi năm hạnh phúc trên trái đất thiếu hiền hòa vị tha này ?