Chương 1
Cuộc triễn lãm tranh của Erich krueger, nhà hoa. sĩ ở Midwest là thiên tài vừa mới mới được phát hiện, thành công vang dội. Buổi tiếp trước khi khai mạc triển lãm dành cho các nhà phê bình và khách mời danh dự bắt đầu lúc mười sáu giờ, nhưng người hiếu kỳ đã đi lại trong hành lang tranh suốt cả ngày, bị thu hút bởi "Kỷ niệm Caroline", bức chân dung bằng sơn dầu tuyệt đẹp chưng ở cửa kính. Jenny khéo léo luồn lách từ nhà phê bình này sang nhà phê bình khác, giới thiệu Erich, tán gẫu với các nhà sưu tập tranh, theo dõi nhắc nhở người phục vụ phải thường xuyên mời mấy món ăn chơi và rót thêm sâm banh vào ly. Ngay từ lúc Jenny mở mắt thức dậy sáng nay, đã bắt đầu có rắc rối. Beth, thường rất ngoan, đã nhõng nhẽo không chịu đi nhà trẻ. Tina đang mọc mấy chiếc răng hàm đã khóc lóc thức dậy nửa chục lần trong đêm. Cơn gió bão tuyết Ngày Tết Tây đã biến New York thành một cơn ác mộng kẹt xe và đống tuyết xám xịt trơn trơn bên lề đường. Sau khi đưa hai đứa nhỏ đến nhà trẻ và băng qua cả thành phố, Jenny đến hành lang trễ một tiếng. Cô gặp ông Hartley đang cuống quít lên hẳn. - Không ổn rồi, Jenny ơi. Chưa có gì xong xuôi hết. Tôi cảnh cáo cô đấy. Tôi cần một người nghiêm túc. - Cháu xin lỗi, Jenny nói hầu như không kịp treo áo bành tô vào tủ. Ông Krueger hứa là sẽ đến mấy giờ ạ? - Khoảng mười ba giờ. Cô có tưởng tượng nổi là có đến ba tấm tranh của ông bị thiếu chỉ cách đây vài phút thôi không? - Bây giờ tất cả tranh đều có đầy đủ rồi phải không bác ? Jenny hỏi bằng một giọng xoa dịu. - Đúng, đúng. Nhưng, tối hôm qua, khi ông Krueger gọi điện thoại, tôi đã hỏi xem ông ấy có gửi ba tấm tranh đó đến hay không. Ý nghĩ tranh bị thất lạc đã đủ làm cho ông ấy nổi cơn tam bành. Và ông nhất định bức chân dung mẹ Ông phải được trưng bày ở tủ kính, cho dù không được bán. Này Jenny, tưởng như chính cô đã làm mẫu cho bức tranh này. - Không phải cháu đâu, Jenny cố nén ý muốn vỗ vai ông. Bây giờ ta đã có đủ tranh rồi, thì bắt đầu treo đi. Jenny nhanh chóng bố trí tất cả tranh, nhóm chung tranh dầu, màu nước, hình vẽ bằng mực và than với nhau. - Cô có cái nhìn tuyệt vời, - Ông Hartley nói và bớt nhăn ngay khi tấm tranh đầu tiên được treo lên.- Tôi biết thế nào ta cũng làm xong mà. Không dám đâu ! Jenny nghĩ bụng và cố không thở dài. Hành lang trang mở cửa lúc mười một giờ. Lúc mười một giờ kém năm, tấm tranh ngôi sao đã được đặt vào vị trí. Bên cạnh là bảng thông báo bằng chữ in hoa trên nền nhung : "TRIỄN LÃM TRANH ĐẦU TIÊN Ở NEW YORK, Erich Krueger. Kỷ niệm Caroline" thu hút ngay sự chú ý của người qua lại ngắm tranh. Khá đông người bước vào, tò mò muốn xem những bức tranh khác của triễn lãm. Nhiều người hỏi Jenny : "Cô có phải là người mẫu của bức tranh chưng ngoài cửa kính không?" Jenny phân phát tờ bướm giới thiệu cùng với tiểu sử của Erich krueger. " Cách đây hai năm, Erich Krueger nổi tiếng nhanh chóng trong giới nghệ thuật hội hoạ. Quê anh ở Granite Place, bang Minnesota và anh không ngừng vẽ tranh từ lúc mười lăm tuổi. Anh sống ở một nông trang thuộc gia đình từ xưa, nông trang dành để chăn nuôi gia súc tham dự các cuộc thị Anh còn là chủ tịch Công ty Ximăng Krueger. Anh được một nhà buôn tranh ở Minneapolis phát hiện lần đầu tiên, và từ đó anh đã triễn lãm tranh ở Minneaplis, Chicago, Washington D.C. và San Franciscọ Ông Krueger ba mươi bốn tuổi ,còn độc thân." Jenny nhìn hình anh trên bìa tờ bướm. Trông anh như thần Adonis, Jenny nghĩ bụng. Lúc mười một giờ rưỡi, ông Hartley bước lại gần Jenny, trên mặt không còn dấu vết lo âu hay cau có gì nữa. - Ổn cả chứ? - Dạ, ổn cả, bác à, Jenny cam đoan : cháu có gọi điện thoại lại cho nhà hàng để xác nhận lại. Các nhà phê bình các báo New York Times, Newsweek, Time và Art News có cho biết là sẽ đến. Ta có thể dự kiến khoảng tám chục người ở buổi tiếp khai mạc, khoảng một trăm nếu tính những người đến không có giấy mời. Hành lang tranh sẽ đóng cửa cho công chúng từ lúc mười lăm giờ. Như vậy nhà hàng sẽ có thời gian sắp xếp mang thức ăn đền và bày bàn. - Cô thật là hoàn hảo, Jenny à - Bây giờ ông Hartley đã dễ thương lại hẳn. Nhưng Jenny dự kiến điều tệ hại nhất khi cô thông báo với ông rằng cô định bỏ về trước khi buổi tiếp khách khai mạc kết thúc ! - Lee vừa mới đến, Jenny nói tiếp và chỉ cô trợ lý làm việc bán thời gian. Ta đã hoàn toàn sẵn sàng. Jenny mỉm cười với ông. - Bác đừng lo lắng nữa. - Tôi sẽ cố gắng. Cô báo cho cô Lee biết rằng tôi sẽ về trước mười ba giờ để ăn trưa với ông Krueger. Còn cô, Jenny à, cô nên đi ăn một miếng ngay đi. Jenny nhìn ông bước nhanh nhẹn qua ngưỡng cửa. Số lượng khách đã giảm đi tức thời. Jenny rất muốn ra nhìn kỹ tấm tranh chưng ngoài cửa kính. Jenny bước ra ngoài, không thèm khoác áo bành tộ Cô lùi lại vài bước trên lề đường để ngắm bức tranh từ xạ Khách qua đường nhìn cô gái, rồi nhìn bức tranh và tử tế tránh xa ra. Người phụ nữ trẻ ngồi trên ghế đu dưới mái hiên đang nhìn mặt trời lặn. Ánh sáng xiên xiên, pha tông màu đỏ, tím và hồng tím. Hình bóng mảnh dẻ trùm áo choàng màu xanh lục đậm. Vài mơ ước đen nháy bay quanh khuôn mặt đã nằm trong bóng tối một nữa. Mình hiểu ý ông Hartley muốn nói gì rồi, Jenny tự nhủ. Vàng trán thanh thoát, sóng mũi thẳng và nhỏ, miệng mở, đều có thể là nét mặt của chính Jennỵ Mái hiên bằng gỗ được sơn trắng, giống như cột trụ nhỏ ở góc. Tường gạch của ngôi nhà phía sau vẽ rất mờ. Một bé trai, hiện rõ trên nền mặt trời, đang chạy băng qua cánh đồng về phía người phụ nữ. Lớp tuyết đêm sắp xuống. Nhân vật trên ghế đu như bất động, mắt dán về hướng mặt trời lặn. Bất chấp cậu bé đang hối hả chạy đến, vẻ kiên cố của ngôi nhà, cảm giác không gian bất tận, quanh người phụ nữ vẫn phảng phất một ấn tượng cô đơn đặc biệt. Tại sao? Có thể do nét buồn bã trong ánh mắt. Hay chỉ vì toàn thể bức tranh gợi một sự lạnh giá? Ai lại muốn ngồi ở ngoài vào thời tiết như thế này? Tại sao không nhìn mặt trời lặn qua cửa sổ trong nhà? Jenny liếc nhìn bức tranh lần cuối, khâm phục tài năng mà hoa. sĩ đã dùng để dẫn ánh nhìn của người xem đến hinh bóng ngồi dưới mái hiên trước, sang đứa bé rồi đến mặt trời lặn. "Tuyệt đẹp" Jenny kêu khẽ. Hoàn toàn "tuyệt đẹp" Jenny vô ý thúc lùi lại khi nói chuyện, trượt trên lề đường trơn rồi đụng phải mọt người. Hai àn tay mạnh giữ cùi chỏ cô lại. - Cô hay có thói quen ra ngoài đường không mặc áo khoác khi trời lạnh như thế này và nói chuyện một mình không? - Giọng nửa chọc ghẹo nửa bực bội. Jenny xoay lại, bối rối cà lăm : - Tôi thành thật xin lỗi. Tôi có làm anh bị đau không? Khi đó, Jenny nhận thấy rằng khuôn mặt đối diện cô chính là khuôn mặt trên tờ bướm giới thiệu mà cô đã phân phát suốt buổi sáng. Trời! Jenny nghĩ bụng. Xui quá, lại đụng vào chính Erich Krueger! Jenny thấy mặt anh tái đi, mắt anh mở to ra. Anh mím chặt môi. Anh ấy tức giận, Jenny buồn rầu nghĩ. Cô chìa tay ra, nét mặt xấu hổ. - Tôi xin lỗi, ông Krueger à. Xin anh thứ lỗi cho tôi. Tôi quá mải mê ngắm bức chân dung mẹ anh. Tranh..không mô tả nổi. Ôi! Mời anh vào. Tên tôi là Jenny MacPartland. Tôi làm việc ở hành lang tranh. Anh nhìn cô một hồi lâu, xem xét từng nét một trong gương mặt Jennỵ Không biết phải có thái độ như thế nào, Jenny đứng đó không nói gì. Cô thấy nét mắt anh dần dần dịu lại. - Jenny. Erich Krueger mỉm cười lập lại : "Jenny". Rồi anh nói thêm : - Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cô nói với tôi rằng... nhưng thôi, chuyện không quan trọng. Nụ cười làm anh thay đổi hẳn. Mắt Jenny gần như ngang mắt anh. Do đôi ủng Jenny có gót khoảng bảy phân, cô đoán anh cao chừng một mét bảy mươi lăm. Khuôn mặt cổ điển của anh có cặp mắt xanh biếc sâu. Chân mày rậm và rõ nét làm cân bằng cái trán hơi rộng quá. mái tóc vàng xoăn, có điểm vài sợi bạc, làm Jeny nghĩ đến hình trên một đồng tiền La Mã cổ xưa. Anh có lỗ mũi hẹp, cái miệng nhạy cảm giống như người phụ nữ trên tranh. Anh mặc áo bành tô nâu nhạt, khăn quàng quấn ở cổ. Jeny mong đợi gì nhỉ? Cô cứ nghĩ hình ảnh hoa. sĩ đến từ một nông trang ủng dính đầy bùn bước vào hành lang tranh. Cô mỉm cười với ý nghĩ này rồi trở lại với thực tế. Vô lý. Cô run lập cập, đứng đó : "Ông Krueger... " Anh ngắt lời cô - Jenny à. Cô bị lạnh. Tôi thật đáng trách. Anh luồn tay mình dưới cánh tay Jenny, lôi cô về hành lang tranh, mở cửa cho cô. Anh xem xét ngay cách bố trí tranh và nhận thấy ba bức tranh cuối cùng đã may mắn về đến. "Cũng may cho người gửi", anh mỉm cười nói. Jenny theo anh từng bước. Anh kiểm tra tỷ mỷ, thậm chí dừng lại hai lần để kéo một tấm tranh lên một lỵ Cuối cùng, anh gật đầu, hài lòng. - Tại sao cô treo "Cày bừa mùa xuân" bên cạnh "Gặt gái"? - Anh hỏi. - Cũng là cánh đồng đó mà, đúng không? - Jenny hỏi. - Tôi cảm nhận một sự liên tục giữa việc cày bừa đất với việc tham dự công việc gặt hái. Ước gì có cảnh mùa hè. - Có tranh đó. Nhưng tôi không gửi đến. Jenny liếc nhìn đồng hồ treo trên cửa. Gần mười hai giờ trưa. - Anh Krueger, nếu anh không phiền, tôi sẽ đưa anh về văn phòng ông Hartley nghỉ. Ông Hartley có đặt một bàn ở Russian Tea Room lúc mười ba giờ cho anh và ông ấy. Ông sắp về rồi. Còn tôi sẽ ra ngoài kiếm bánh mì thịt ăn. Erich Krueger giúp Jenny khoác áo bành tô vào. - Hôm nay ông Hartley sẽ ăn trưa một mình, - anh tuyên bố. - Tôi đói bụng lắm và tôi muốn ăn với cộ Tất nhiên là trừ phi cô có hẹn với ai rồi? - Không có, nhưng tôi chỉ định ăn thật nhanh cái gì đó ở quán bar. - Vậy ta hãy đi Tea Room. Thế nào họ cũng tìm ra một cái bàn cho ta. Jenny miễn cưỡng bước theo Erich , biết rằng ông Hartley sẽ tức giận và cô càng có nguy cơ mất việc làm. Cô thường xuyên đi làm trễ. Cô đã vắng mặt hai ngày tuần vừa rồi vì bé Tina bị viêm họng. Nhưng Jenny cảm thấy mình không thể từ chối. Tại nhà hàng, anh dùng tay gạt ngang chuyện hai người không đặt bàn trước và yêu cầu được cho ngồi cái bàn ngay góc mà anh thích. Jenny từ chối ly rượu mà anh mời. "Nếu không, mười lăm phút nữa, tôi sẽ lăn đùng ra ngủ mất. Tối nay tôi ngủ ít lắm. Cho tôi xin một ly nước chanh." Hai người kêu hai bánh mì thịt gà, rồi Erich cúi sang Jennỵ "Jenny MacPartland à, cô hãy kể về cô đi. "