Tập 1

Dòng người kẹt xe chen chúc nhau như mắc cửi. Diệu Hằng lo lắng đưa mắt nhìn xung quanh, rồi lại nhìn lên bầu trời cao hãy còn đang u ám một màu mây xám xịt mà lòng càng thấp thỏm không yên. Cô buột miệng nói lép nhép:

– Quái, trời mưa mà người ở đâu cũng lắm thế này?

– Thì người vừa đụt mưa chạy ra! Chớ ở đâu.

Khi thốt lên xong Diệu Hằng mới giựt mình vì sợ có người nghe, bởi vì ở một thành phố đông dân cư và nhộn nhịp như Sài Gòn thì đây là chuyện bình thường, vả lại hôm nay lại là chiều thứ bảy. Thế nhưng đã không kịp rồi, có người đã nghe, và cái giọng châm chọc mới đáng ghét làm sao.

Diệu Hằng quay lại phía sau trừng mắt toan sừng sộ, nhưng thực tình cô không hề biết tiếng nói vừa phát ra đó là của ai, nên làu bàu một mình:

– Đúng là bị xui xẻo!

Nhưng cô cũng thầm cho rằng người nọ nói đúng, vì cơn mưa chưa dứt hẳn mà những người đi bộ, đi xe honda và đi xe đạp đã túa ra đầy cả đường, hình như ai cũng chỉ mong được đi trước đi nhanh cả, cho nên việc nước ngập những chiếc xe du lịch lù lù, chướng vướng cản trở trước mặt, rồi những chiếc honda máy bị nước ngập "bô" không nổ được đã khiến nhiều phương tiện khác ở phía sau dù di chuyển được vẫn bị trì hoãn. Nhưng thôi, cô khổng thể đứng đây để ngắm dòng người hỗn tạp này, mà cô phải đến nhà hàng cho kịp giờ làm việc.

Nghĩ đến công việc của mình, Diệu Hằng vội vã cố vừa chen, vừa nhích từ từ chiếc xe đạp, Diệu Hằng chỉ mong mau được thoát ra khỏi dòng xe “đang bị ùn tắc” này. Bởi vì cô còn phải cuốc một đoạn đường khá xa nữa mới đến chỗ làm.

Lại thấy có một vài người đàn ông lực lưỡng đã giơ chiếc xe đạp của mình lên cao để có thể đi trước được, nhưng Hằng thì biết mình không làm thế nổi, và cô cũng không thể xăn quần lội bì bõm giống họ .... tính sao đây?

– Cô ơi, đạp nhầm chân tôi rồi:

– Xin lỗi!

– Cô ơi, lui chiếc xe lại chút, cô quết cả vào người tôi nè.

– Cô này ở đâu ngoài sau mà chen dữ vậy.

Diệu Hằng lúng túng, chỉ còn biết nói hai tiếng “xin lỗi” luôn miệng. Nhưng nhờ thế mà Hằng cũng đã thoát được cánh kẹt xe đông đúc này, cô phải đạp nhanh hơn nữa nếu không thôi trễ giờ làm mất.

Hoàng Kha hụ ga và nhấn kên inh ỏi, chiếc mô tô to kềnh của anh chồm lên lao vút, đối với anh thật là vất vả khi phải chịu trận kẹt xe thế này. Và anh sẽ còn vất vả hơn nữa nếu tới trễ ... Loan Anh sẽ cằn nhằn, mè nheo cha mà phải biết ... Hoàng Kha sợ những lời “ca du dương” đó lắm nên anh phóng cho thật lẹ.

Một câu cằn nhằn:

– Chạy ẩu vậy “ông nội”?

Hoàng Kha giật mình, vội giảm tay ga, anh kịp nghĩ ra rằng đường không phải chi có mình anh, dù sao cũng phải tôn trọng người khác.

Còn Diệu Hằng như để hết tâm trí vào đôi chân nhấn trên chiếc pê đan mà trong đầu chỉ có một điều là thầm trách cơn mưa đột ngột, và cảnh kẹt xe vừa rồi, thật là tai hại với cô, tiếng xe rú bất ngờ phía sau khiến Hằng giựt mình ra khỏi dòng suy nghĩ và cô loạng choạng tay lái, trong khi chiếc mô tô cũng đang lạng qua, lách lại thế nào mà cả hai va quẹt vào nhau.

– Ối ... ối ... á ... á ...

Miệng la theo phản xạ, và hình như toàn thân người của Diệu Hằng cũng theo một phản xạ, cô nhào xuống khỏi xe và xô chiếc xe đạp đánh lầm xuống đường.

– Nì, cái ông tê, răng chạy đi mô dữ rứa?

Một lần nữa, sự phản xạ đã khiên Diệu Hằng bật thốt lên giọng Huế tự nhiên của mình.

– Xe tui đứng chình ình đầy nì, tui mô có đi mô.

Tức khí vì bị gã đàn ông nhạo lại, Diệu Hằng gây sự ngay:

– Đường phố lưu thông, ông báo cho xe đứng chình ình, bộ muốn gây ách tắc giao thông à?

Hoàng Kha cười cười:

– Đó, như vậy là cô cũng công nhận là xe tôi đứng chình ình rồi đúng không?

– Hừ! Tôi chỉ ...

– Như thế là tôi đâu có va vào xe cô đâu, mà do xe cô cố tình quẹt vào xe tôi đấy nhé!

Diệu Hằng tức anh ách, nhưng quá tình lúc nãy do quýnh quáng, cô đã xô ngã chiếc xe đạp của mình thật, nên giờ đâu thể "đổ thừá' cho hắn ta được, nhưng nếu bây giờ tự động dựng xe mình lên để đi thì Diệu Hằng cũng cảm thấy quê quá, cô tìm cách bắt bí:

– Nì, ông đừng có cậy thế mà ức hiếp người sức yếu thế cô nghe.

– Trời, tôi có đánh đấm gì đâu mà cô cho là ức hiếp?

– Đàn ông răng mà lẽo lự quá đi. Tui không biết ... bây chừ ông bắt đền cho tui đi.

– Bắt đền như thế nào nè?

– Thì đền ... - Diệu Hằng lại lúng túng chưa tìm ra được câu trả lời, khi anh chàng nọ vẫn giả vờ trêu chọc.

– Đỡ cô lên xe? Hay là xem xét giùm trên cơ thể cô có bị trầy sướt chỗ nào không?

Giận đến nghẹn lời, giận chỉ muốn khóc mà thôi. Diệu Hằng thầm rủa gã đàn ông vô duyên nhất trần đời này. Nước mắt Diệu Hằng mặc tình tuôn rơi, trong khi gã đàn ông cũng mặc nhiên và vô tình mà đề máy chiếc xe vọt thẳng. Quẹt ngang những dòng nước mắt ấm ức, Hằng mới hay rằng nãy giờ mình xử sự quá hiền, dù sự va chạm thế nào thì phần lỗi vẫn nghiêng về người đi xe lớn cơ mà.

Như vậy là chính hắn ta, dù có lơ đễnh nhưng cũng tại tiếng động cơ gầm rú nên cô mới giựt mình phản xạ .... và hắn ta cũng lách qua lách lại mới xảy ra cớ sự này. Nhưng dù thế nào thì bây giờ người lãnh đủ vẫn là Hằng, cô hốt hoảng khi nhận ra thành phố đã lên đên tự khi nào rồi ... đã trễ bây giờ lại càng thêm trễ.

Đèn hoa giăng rực rỡ trong khuôn viên nhà hàng Nhất Dạ Vương, đặc biệt là những chùm đèn ngũ sắc treo trên sân thượng, chúng nhấp nháy trông như những chiếc cầu vồng, nhưng dường như với Loan Anh, sự "nhấp nháy" trong lúc này chỉ càng làm tăng thêm sự sốt ruột trong nàng mà thôi, nhất là khi nghe tiếng mẹ hỏi:

– Loan Anh à. Nó vẫn chưa đến hả?

– Dạ chưa mẹ à!

– Sao kỳ vậy? Đã trễ gần hai mươi phút rồi.

Loan Anh thở nhẹ:

– Giờ tính sao hở mẹ? Tiếp tục chờ? Hay là ...

– Chắc phải chờ, vì đây là buổi tiệc dành cho nó. Nhưng e là để khách khứa chờ đợi quá lâu, để mẹ vào hỏi ba con xem. Loan Anh này, có khi nào ...

Loan Anh giãy nảy; – Không, không khi nào! Nhất định Hoàng Kha sẽ đến mà mẹ! Dù không biết mục đích buổi tiệc này gia đình ta tổ chức cho anh ấy, nhưng con tin Hoàng Kha nhớ lời hẹn ... mẹ đừng nói mà con thế mà nóng ruột.

Ông Thái nghe được cuộc đối thoại của vợ con cũng chen vào:

– Chẳng phải một mình con nóng ruột đâu con gái ạ! Ba cũng như đang ngồi trên đống lửa đây.

Loan Anh nũng nịu:

– "papá' con xin lỗi, vì đã làm các thượng khách của “papa” phải chờ đợi thế này.

Ông Thái chậc lưỡi:

– Kể ra điều này cũng có hơi phiền vì khách của ba toàn là giới thượng lưu có tiếng tăm, nhưng ba nghĩ rằng rồi họ cũng sẽ không phiền khi biết chàng rể tương lai của ba chẳng những là một doanh nghiệp trẻ, mà còn là một Việt kiều yêu quê hương đất nước nên đã về quê hương để lập nghiệp.

Loan Anh khôn khéo:

– Nếu vậy chúng ta không nên để sự mất thiện cảm cho anh Kha ngay từ buổi đầu ba nhỉ.

– Con gái ba thông minh lắm.

– Nhờ thừa hưởng được cái “gien” của ba đó.

Ông Thái dí dỏm:

– Tất nhiên, vì nếu con mà ngu dốt thì ba phải hỏi lại mẹ con đó.

Bà Thái nguýt chồng:

– Hừ, khách khứa đầy ra đó mà hai cha con còn đùa được, xem chừng chúng ta nên nhập tiệc trước rồi tuyên bố sau đi ...

Lời nhắc nhở chừng như có tác dụng ông Thái phụ họa:

– Phải đấy! Có lẽ phải “tuyên bố” nhập tiệc rồi con gái ạ!

Loan Anh vâng dạ, cô nàng kiêu hãnh đi lướt qua những dãy bàn kê sát ở một góc, vì dạ tiệc ở đây được tổ chức theo kiểu buffet nên bàn ghế không được xếp nhiều, Loan Anh ra hiệu cho mọi người như ngầm bảo tất cả đã sẵn sàng thì cũng là lúc "mục tiêu" của Loan Anh đã xuất hiện.

Mắt Loan Anh sáng rỡ, sáng hơn cả những, chùm đèn pha lê trong căn phòng này nữa. Cô tiến về phía "mục tiêu" của mình ngọt giọng:

– Hoàng Kha à, sao anh đến trễ vậy? Anh có biết là nãy giờ em bồn chồn ...

Đưa tay vuốt vuốt lên mái tóc hãy còn đẫm nước mưa, Hoàng Kha cắt lời Loan Anh:

– Anh biết! Anh biết! Nhưng xin lỗi ...

Loan Anh giơ ngón tay thon dài lên miệng Hoàng Kha suỵt khẽ:

– Em sẽ bắt anh giải thích về ''ngàn lẻ một" lý do đó sau bây giờ anh phải "tân trang" lại mình một chút, vì hôm nay nhân vật chính là anh.

Kha ồ lên ngạc nhiên, thì Loan Anh đã rất mau mắn và cũng rất âu yếm khi dùng chiếc khăn lạnh để lau mặt và lau tóc cho anh, bàn tay Loan Anh dừng lên chiếc cổ bâu áo sơ mi của Kha, cô chợt kêu lên:

– Ơ, sao anh lại sơ mi đơn giản như thế này?

Kha cười:

– À, tại vì anh đi mô tô nên không thể đóng bộ veston trịnh trọng được.

– Theo em.

– Đi đâu?

– Thay âu phục, may là em đã chuẩn bị sẵn cho anh. Nhanh nhanh đi Kha ...

Trong khi ông bà Thái phân trần và nói những lời gì đó với các vị khách của mình, thì Loan Anh đã cặp tay kéo Kha đi mà không kịp cho anh có phản ứng.

Hoàng Kha nhăn nhó khi Loan Anh trao cho anh bộ veston màu đỏ sẫm, đúng ra là màu hổ phách thật là nổi, Kha kêu lên:

– Loan Anh à, em có nhầm không? Tiệc của em thì anh đâu cần phải "nổi đình nổi đám" như vậy chớ?

Loan Anh giọng bí mật:

– Đừng có thắc mắc nữa mà, rồi anh sẽ biết ngay tức khắc khi bước ra.

– Nhưng màu này ...

– Sẽ rất hợp và xứng với vị trí cửa anh hôm nay, anh phải là người nổi bật.

Lắc đầu nhưng Hoàng Kha vẫn phải chiều theo ý của Loan Anh một cách bất đắc dĩ, trong thâm tâm anh cũng đang thắc mắc và để sẵn một câu hỏi to tướng.

– Kính thưa quí vị! Thành thật xin lỗi vì đã phí phạm thời gian quý báu của quí vị. Nhưng vì buổi tiệc hôm nay gia đình tôi chỉ là người gián tiếp, nên đã không khai tiệc theo đúng thời gian qui định. Một lần nữa xin thành thật xin lỗi.

Còn bây giờ xin tuyên bố lý do khai tiệc vì nhân vật chính đã có mặt, giới thiệu với quí vị, Hoàng Kha - một kỹ sư xây dựng vừa ở Úc về, và cũng sẽ là chàng rể tương lai của tôi. Chúng ta cùng nâng ly để chắc mừng tiệc sinh nhật vui vẻ.

Sau một tràng giới thiệu dài dòng nhưng có vẻ trịnh trọng của ông Thái là những tràng pháo tay vang lên rào rào.

Không để cho Hoàng Kha phải ngơ ngác trước điều bất ngờ này, Loan Anh mau mắn kéo tay chàng đến bàn tiệc với chiếc bánh sinh nhật ba tầng thật to vừa được mang ra.

– Chúng mình thổi nến đi anh!

Hình như Hoàng Kha thấy mình quá thụ động khi anh cùng cô vừa chúm môi thổi tắt những ngọn nến hồng trên chiếc bánh, cùng cầm con dao cắt chiếc bánh. Những tiếng vỗ tay vẫn rào rào và tất cả cùng hát vang:

"Happy birthday to you, Happy birthday to you, Happy birthday ..." Là người hoạt bát, ăn nói lưu loát đến cỡ nào đi chăng nữa nhưng khi đứng trước tình thế bị động này, thì Hoàng Kha cũng phải trở thành người thụ động.

Loan Anh lại tự nhiên như cô gái tây cô điệu đàng hôn lên má của Kha bằng ánh mắt tình tứ:

– Chúc sinh nhật lần thứ hai mươi tám của anh.

– Cám ơn em.

– Cám ơn suôn thôi à?

Hoàng Kha hôn phớt nhẹ lên gương mặt Loan Anh một cách máy móc, giọng anh khẽ khàng lẫn trách móc:

– Anh cảm thấy lúng túng quá vì sự bất ngờ này.

– Có bất ngờ mới thú vị, mới đặc biệt chứ anh?

Hoàng Kha vẫn còn khó chịu:

– Trái lại anh chẳng thấy thú vị mà hình như bị "quê", anh tưởng chừng bị ê mặt vì tiệc sinh nhật của mình nhưng để cho người khác tổ chức.

– Đừng nghĩ lạc hậu như vậy chứ anh? Đây chỉ là thành ý của gia đình em.

Rồi cô nắm tay anh thân mật kéo đi:

– Đi với em đến chào các vì khách của ba, rồi chúng ta khiêu vũ ... cảm giác khó chịu gì đó sẽ tiêu ngay thôi mà.

Loan Anh cố tình cặp tay và tựa sát vào người Hoàng Kha như một đôi uyên ương trong ngày hôn lễ vậy. Cánh tay trần mịn màng của Loan Anh và mùi nước hoa sức nức cứ như chập chờn, lảng vảng trước mặt Hoàng Kha, để cho anh hiểu ra rằng giờ phút này mình không thể làm gì khác đi được với mọi việc đã sắp xếp trước cả rồi.

Buổi tiệc càng lúc càng bắt đầu náo nhiệt và rôm rả hơn. Những tiếp viên đều mặc đồng phục màu trắng đi tới lui nhanh như những con thoi và cũng rất đều đặn. Hoàng Kha cau mày khi anh vừa nhìn về lực lượng đồng phục trắng đó, Loan Anh không thấy cử chỉ đó của anh, cô nũng nịu:

– Chúng mình "mở màn khiêu vũ" nha anh.

– Loan Anh à! Tí nữa đã ... hay là em có thể mời những người bạn của em.

– Anh Kha, anh sao vậy?

– Không có gì?

Kha thả cánh tay mình ra khỏi bàn tay Loan Anh, toan bước đi.

– Để anh đi tìm tí gì uống cái đã.

Loan Anh nhanh nhẹn ngoắt một người hầu bàn đứng gần đấy, nhưng Hoàng Kha ngăn lại:

– Anh tự đi lấy được rồi, vả lại anh muốn pha cho hợp khẩu vị của mình.

Hoàng Kha đi nhanh đến chỗ nhóm tiếp viên đang đứng, gần như tất cả đều nở nụ cười trên môi và gật đầu như khẽ chào anh với thái độ của những người phục vụ. Duy có một người lại đưa đôi mắt bàng quan ra để nhìn anh.

– Xin lỗi, cô có phải ...

Hoàng Kha hơi lúng túng trước thái độ phớt lờ, dửng dưng của cô gái này, nên anh không kịp chuẩn bị cho câu hỏi của mình.

– Tôi đúng là nhân viên ở đây.

– Ý của tôi không phải là ...

– Ông thắc mắc điều gì?

– Cũng không luôn.

Diệu Hằng nhìn sững vào gã đàn ông. Cô không còn cảm giác ngờ ngợ nữa, mà có thể khẳng định đây chính là "hắn", cho dù bây giờ trên người hắn là bộ đồ thật nổi bật. Hắn chính là nguyên nhân phụ cho việc đi làm trễ của cô đây mà, vì việc đi trễ đó mà nãy giờ cô đã bị người quản lý ở đây cự nự và hăm he đủ điều.

Sửa sửa lại chiếc khay trên tay có đặt những chai rượu và những cốc nước đá. Diệu Hằng hỏi chiếu lệ:

– Ông có yêu cầu gì ư?

– Ồ không!

Diệu Hằng nhăn mặt:

– Vậy thì tôi xin phép, không khéo ông lại báo tôi đứng chình ình cản đường cản lối.

Hoàng Kha nhìn sững cô gái, với bộ đồng phục đã thay đổi, Kha còn đọc được bằng tên của cô trên ngực áo:

“Diệu Hằng” tên nghe có vẻ hiền, nhưng lời nói của cô sao có vẻ chanh chua quá, Hoàng Kha tỉnh giọng:

– Trái lại bây giờ được nhìn thấy cô đứng chình ình ở đây thì tôi đã nhẹ nhõm.

Đôi mày khẽ chau lại, cô ngạc nhiên:

– Tại sao?

– Vì cô không phải vào bệnh viện.

Đôi mắt vừa ngạc nhiên, ngơ ngác của Diệu Hằng đã trợn trừng lên:

– Vâng, rất may vì nếu tôi vào đó, thì ổng đã vào "nhà xác" mất rồi.

Hoàng Kha phì cười trước lời lẽ trả treo của cô gái, còn Diệu Hằng nói xong cũng bỏ đi ngay, cô không muốn tiếp tục sự đùa dai của gã đàn ông này.

Một nam tiếp viên khác đi, ngang qua chỗ Hoàng Kha, anh ta dừng lại:

– Ông có cần tôi pha cho một ly rhum không?

– Cũng được!

Anh chàng tiếp tân nhanh nhẹn rót rhum vào ly đá hết sức thuần thục và điệu nghệ, anh thả lát chanh cắt mỏng vào ly, trao cho Hoàng Kha:

– Mời ông!

– Cám ơn.

Hoàng Kha hớp một ngụm, ly rượu nhẹ có hương vị dịu dịu đặc trưng thật tuyệt vời.

Loan Anh chạm nhẹ vào cánh tay Hoàng Kha:

– Nè, bảo đi pha ly nước mà sao lâu quá vậy Kha?

Hoàng Kha mỉm cười không đáp, Loan Anh lại lúng liếng đôi mắt đẹp như chim câu của mình:

– Ra khiêu vũ đi anh! Nhạc trỗi nảy giờ, anh không cảm thấy ngứa chân, ngứa tay sao?

Hoàng Kha quả tình chả muốn chiều theo ý của Loan Anh chút nào cả.

Nhưng anh cũng không muốn làm Loan Anh và cả gia đình cô phải mất mặt hay khó xử, nếu anh biết sâm ý định này của ông bà Thái thì anh sẽ ngăn cản rồi.

– Được rồi, mời em.

Hoàng Kha đành lịch sự mời Loan Anh ra piste, vì anh thừa biết rằng một người đàn ông lịch lãm không thể xử sự khiếm nhã, cũng như không thể để một cô gái phải đứng bên lề của cuộc chơi như thế này.

Nhạc khúc trỗi lên trong điệu tăng - gô, Hoàng Kha nắm tay Loan Anh bước ra sàn, những bước nhảy điệu nghệ của hai người đã cuốn hút mọi người, khiến cho những tiếng suýt xoa không ngớt và những ánh mắt đầy vẻ ngưỡng mộ.

– Không ngờ em nhảy đẹp và điêu luyện đến thế.

Hoàng Kha nói nhỏ bên tai Loan Anh, cô mỉm cười tự hào:

– Từ nhỏ em đã thích khiêu vũ, cho nên em tự nhủ khi bước ra sàn nhảy, mình phải là ''nữ hoàng trên piste" và hôm nay em rất sung sướng vì có anh là "ông hoàng" bên cạnh.

Hoàng Kha thờ ơ:

– Còn với anh "nhảy đầm" chỉ là một nhu cầu mà mình cần phải biết ... thế thôi.

Sau những tràng pháo tay cuồng nhiệt, sàn nhảy như sôi động hẳn lên, đã có rất nhiều đôi dìu nhau ra và nhạc lại đổi sang điệu slow êm dịu ... Loan Anh càng chủ động hơn trong cử chỉ của mình, Loan Anh như ép chặt cả thân hình gợi cảm vào Hoàng Kha, bờ môi mọng đỏ quyến rũ như hé mời, và cô khép mắt chờ nụ hôn nóng bỏng của chàng. Loan Anh tin chắc rằng khi ôm cô trong vòng tay hẳn Hoàng Kha cũng đang khát khao một sự ham muốn. Vậy mà ... bây giờ Loan Anh lại đón nhận thái độ thờ ơ của chàng và khái niệm đó càng rõ rệt hơn khi cách vòng tay choàng qua lưng cô hững hờ, lạnh nhạt.

– Anh Kha!

– Cái gì thế Loan Anh?

– Anh đang làm gì thế? - Giọng Loan Anh lạc hẳn đi.

Hoàng Kha cười chống chế:

– Thì đang khiêu vũ cùng em đây, chứ làm gì?

Loan Anh nguýt dài:

– Anh khiêu vũ hay anh "mộng du" vậy? Em có cảm giác anh nhảy với em mà hồn để ở đâu.

Hoàng Kha cười cười:

– Để ở đâu cũng được, nhưng vẫn nhận ra rằng em nhảy rất đẹp và em đúng là "nữ hoàng trên piste".

Lời nói vuốt ve phần nào cũng "ve vuốt" được tự ái của Loan Anh, tuy nhiên cô vẫn ngấm ngầm quan sát Hoàng Kha, và cô cũng dễ dàng phát hiện ra Hoàng Kha đang để phần hồn mình ở đâu. Loan Anh đột ngột ngưng nhảy, cô dìu Hoàng Kha đi về hưởng đó.

– Em mệt à? Em ngồi nghỉ để anh đi pha cho em một ly cocktail.

– Thôi không cần, để em nhờ một cô tiếp viên ở đây cũng được.

Miệng nói, mắt nhìn về hướng Diệu Hằng, xong cô lại gọi một nam tiếp viên, anh chàng này lúc nãy đã pha cho Hoàng Kha ly rhum đầy. Giọng Loan Anh vẫn đều đều:

– Con nhỏ đó làm việc có được không Tuấn?

– Dạ thưa, chị muốn hỏi ai?

– Thì cái con nhỏ nhà quê mới xin vào cách nay một tháng đó.

Anh chàng tiếp viên có tên Tuấn kêu lên:

– À, chị nói cô Diệu Hằng ấy à? Lúc đầu có lúng túng vì chưa quen. Nhưng đến nay cũng thạo việc rồi chị ạ.

– Thế à? - Loan Anh ỡm ờ:

– Tôi chỉ sợ thái độ quê mùa của nó ... riết nhà hàng phải mất khách.

Hoàng Kha như không chú ý đến lời bình phẩm của Loan Anh, anh đang kín đáo quan sát Diệu Hằng, bởi vì anh vừa nhận thấy bước chân đi khập khiễng của cô, chứng tích của sự va quệt đây rồi. Phát hiện này làm Hoàng Kha nửa hối hận nửa bồn chồn, trong khi Loan Anh mải mê nói:

– Em thật không sao hiểu nổi, với một con nhỏ chẳng hề có ngoại hình, lại quê từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, từ trang phục đến đầu tóc ... mà chẳng hiểu vì sao lại được tuyển nhận vào đội ngũ tiếp viên của một nhà hàng, khách sạn sang trọng, to lớn này ... em phải nói với ba xem lại mới được, không chừng con nhỏ có tình ý hay cặp bồ với chú Bảo quản lý nên chú ấy đưa vô chớ chẳng chơi ...

Hoàng Kha vừa ngỡ ngàng và hơi ngượng khi nghe những câu khiếm nhã của Loan Anh, nhưng anh vờ khỏa lấp bằng cách nhả ra một vòng khói thuốc màu trắng, vòng khói bay lãng đãng rồi tan ngay sau đó. Nếu bây giờ mà Hoàng Kha hỏi thăm về chiếc chân đau của Diệu Hằng e rằng cô chuyện lớn, thôi thì đành phải chờ cơ hội. May sao lúc đó nhóm bạn của Loan Anh cũng đang réo hai người, Loan Anh vui vẻ kéo Hoàng Kha đến chỗ bạn bè mà quên ngay ý định "mục kích" của mình.

– Diệu Hằng!

Đang lơ đễnh nghịch nghịch chiếc khay trên tay, Diệu Hằng giật mình vì tiếng gọi thật to bên cạnh.

– Gì hả Tuấn?

– Không có gì.

Hằng càu nhàu:

– Vậy mà làm tôi giật cả mình.

Tuấn nhắc nhỡ:

– Tôi chỉ muốn nhắc Diệu Hằng tập trung vào công việc.

– Vâng! Tôi biết tổ trưởng ạ!

Tuấn nhìn bâng quơ.

– Có lẽ Diệu Hằng đã hiểu sai thành ý của tôi. Tôi nói thế chỉ là muốn nhắc Hằng hôm nay sẽ là cơ hội để Hằng chính thức được ký hợp đồng tuyển nhận sau hơn một tháng thử việc.

Diệu Hằng gật đầu, mắt thoáng buồn, lời lẽ của người quản lý vẫn còn bên tai, ông đã không cho cô cơ hội để giải thích lý do vì sao cô đi làm trễ, liệu ông có thông cảm mà châm chước cho cô không? Hay để sao buổi dạ tiệc này rồi ông sẹ nói với Hằag rằng:

"Chúng tôi không thể tuyển nhận và ký hợp đồng với cố'. Như vậy là mất toi công sức cả tháng trời nay, hay sẽ tiếp tục những ngày thử sức nữa đây? Diệu Hằng đâm ra suy nghĩ.

– Chú Bảo rất khó tính và nguyên tắc, tôi thấy việc đi trễ hôm nay gay go cho Hằng rồi đó.

– Lý do ngoài ý muốn, bộ tôi muốn vậy sao chớ.

– Thế sao Hằng không chịu giải thích lý do với chú ấy.

– Tuấn tưởng chú Bảo cho tôi thời gian để nghe tôi giải thích nữa sao? Vả lại tôi đến trễ cũng hơn nửa tiếng đống hồ, nên cũng chỉ kịp tranh thủ để thay đổi bộ đồng phục thôi. Tôi định hết giờ làm sẽ giải thích với chú.

– Có cần tôi nói giúp không?

Diệu Hằng thản nhiên:

– Thôi khôi! Tôi không thích phải mang ơn nhiều người. Nhưng dù sao cũng cảm ơn thiện ý tốt của người bạn đồng nghiệp như Tuấn.

– Vậy thì tôi sẽ không xen vào việc của Hằng nữa. Hy vọng rằng sẽ không có vấn đề gì xấu xảy ra. Hằng làm việc đi nhé! Nhớ đừng chểnh mảng, lơ là nhé.

Con gái của ông chủ nhà hàng này cũng khó tính lắm đấy.

– Tôi biết cô ta mà.

Diệu Hằng nói mà nghe cổ họng mình đắng nghét, cũng cùng một trang lứa nhưng số phận của cô và Loan Anh thì lại khác xa, cho nên dù là hoa khôi của trường đại học xã hội và nhân văn như nàng, vẫn luôn là đối nghịch với Loan Anh hoa khôi của trường kinh tế, là cô con gái cưng duy nhất của ngài đại thương gia danh tiếng Thành Thái. Diệu Hằng nghe rõ tiếng thở dài của mình, trong khi ở đằng kia tiếng bật nắp lon bia, tiếng khui champagne box box rất là hào hứng.

– Không ngờ tiểu thư Loan Anh giấu anh chàng người yêu kỹ quá nha.

– Giá như Loan Anh nên tổ chức buổi tiệc và "gieo tú cầu" chọn ý trung nhân để cho bọn này có cơ hội ... ai đời bất ngờ xuất hiện anh chàng quá hào hoa lịch lãm, làm "tối thui" niềm hi vong của bọn này rồi.

Loan Anh cười giòn giã trước những câu trêu chọc của bạn bè, Hoàng Kha vội vã lên tiếng.

– Xin quí vị đừng có hiểu lầm, tôi và Loan Anh cũng là bè bạn.

– "Bè bạn trên mức bạn bè" hở Kha?

– Phải đấy! Phải đấy hai người mà giấu giếm hoài thì sẽ phải phạt nặng đó nha Loan Anh.

Nhìn Hoàng Kha, Loan Anh giấu ánh mắt thất vọng cô tươi cười với các bạn:

Đương nhiên Loan Anh thích uống rượu mừng hơn rượu phạt rồi, cho nên bây giờ Loan Anh và anh Hoàng Kha sẽ cùng các bạn tiếp tục nâng ly ... Đêm nay chúng ta sẽ uống rượu và khiêu vũ suốt đêm ... mọi người có đồng ý không?

– Hoan hô! Hoan hô!

Sau lời tuyên bố, Loan Anh như hào hứng hơn, còn Hoàng Kha chỉ là miễn cưỡng, cho nên thừa lúc Loan Anh bận uống với các bạn trai của mình thì Hoàng Kha bỏ đi tìm Diệu Hằng, thâm tâm anh chỉ muốn biết lý do chân đi khập khiễm của cô có phải là do sự va quẹt mà ra hay không?

Kia rồi! Diệu Hằng đang đứng thu mình ở một góc tối, mái tóc chấm ngang vai của cô bây giờ đã được túm lại gọn gàng trọng chiếc kẹp lưới nên càng để lộ vầng trán đầy bướng bỉnh và thông minh Hoàng Kha như bị thôi miên khi nhìn thẳng vào đôi mắt Diệu Hằng khiến cô phải nhột nhạt mà tự động lên tiếng trước:

– Tôi nghe giới thiệu anh là kỹ sư xây dựng cơ mà?

– Cô thắc mắc?

Diệu Hằng mím môi:

– Vì tôi cứ tưởng anh là chuyên viên chụp hình thẻ ...

Hoàng Kha cười thú vị:

– Tại sao?

– Nãy giờ chẳng phải anh cứ nhìn chằm chằm như muốn tìm sẹo trên mặt tôi là gì.

– Nhưng thật là tiếc vì gương mặt cô toàn mỹ quá, nên chẳng có một vết sẹo nào cả.

– Hứ.

Diệu Hằng ấm ức vì bị Hoàng Kha trêu quá đáng, còn Hoàng Kha, anh như đang bị mê hoặc bởi đôi mắt của cô gái nhỏ này. Diệu Hằng có một đơi mắt đẹp lạ lùng, vừa buồn, vừa quyến rũ, vừa dửng dưng, nhưng vô cùng sâu lắng.

– Diệu Hằng làm ở đây lâu chưa?

– Sao anh biết tên tôi?

Chỉ trên ngực áo cô, Kha tỉnh giọng:

– Chẳng lẽ cô cho rằng tôi không biết đọc chữ sao?

Diệu Hằng sượng trân vì sự ngu ngốc của mình, và nhất là gã lại ngang nhiên nhìn chằm chằm vào người cô nữa chứ, may là đồng phục sơ mi nên cổ kín đáo. Không để ý đến cử chỉ đó của cô, Hoàng Kha thản nhiên hỏi tiếp:

– Hình như cô vẫn còn đang đi học?

Diệu Hằng nhún vai:

– Còn anh, hình như hơi bị tò mò.

Hoàng Kha nở nụ cười trêu chọc:

– Vậy à?

– Tôi chưa từng thấy ai kỳ cục như anh! Người ta nói vậy mà có thể tỉnh bơ được.

– Trái lại tôi thấy đó cũng là một tính cách tốt, cho nên có bị xem là tò mò thì cũng chẳng có gì quá đáng cả, một phần ở đây cô lẽ do Diệu Hằng đã kích động sự tò mò của tôi đấy.

Diệu Hằng mờ to đôi mắt ngạc nhiên, ngay từ đầu, cô đã hiểu vị trí của Hoàng Kha khi anh chàng xuất hiện bên cạnh Loan Anh rồi, vậy mà không hiểu sao bây giờ những câu nói bâng quơ của anh lại làm cô cớ chút hồi hộp. Trấn tĩnh lại mình và khoác lại cho mình một lớp vô bọc lạnh lùng cố hữu, Diệu Hằng lên tiếng:

– Với tôi tò mò chẳng khác nào nhiều chuyện ... và tôi thì chẳng thích góp phần vào sự nhiều chuyện đó đâu, xin phép nhé! Tôi còn phải đi làm việc.

Hoàng Kha chưa kịp đáp, Diệu Hằng đã bước đi. Hoàng Kha đành rút lui đến bàn tiệc tiếp tục vui với bạn bè, trong trái tim đàn ông đầy kiêu ngạo của Hoàng Kha, giờ đây chứa thêm sự tự ái, anh đã nhún nhường để làm quen ... vậy mà cô ta lại tỏ ra kênh kiệu.

– "Hừ, mình mắc mớ gì phải quan tâm đến cô ta chú" - Bực bội Kha nhủ thầm rồi rót rượu đầy tràn ra cả cốc.

Những cử chỉ của Hoàng Kha đều nằm trong tầm ngắm của Loan Anh, một chút thất vọng cô cho rằng Kha đang làm tổn thương đến lòng kiêu hãnh của cô.

Bên cô có biết bao trái tim đã đàn ông si tình cầu cạnh, và Loan Anh luôn tự hào về điều đó, về sắc đẹp và sự quyến rũ của mình. Vậy mà Kha lại như không thiết tha đến điều đó, cố kìm nén tiếng thở dài, Loan Anh rót thêm rượu, hơn bao giờ hết Loan Anh tự nhắc mình phải nắm giữ phần hồn lẫn phần xác của Hoàng Kha, một phần vì yêu, nhưng một phần là để thỏa mãn tự ái cho ngút trời của mình nữa.

Loan Anh ngọt giọng:

– Hôm nay anh phải hết mình với các bạn của em đó nghe.

Hoàng Kha vui vẻ:

– Vâng tất nhiên rồi.

Những chiếc ly lại nâng cao và những tiếng nói cười không ngớt. Tuổi trẻ sôi nổi là thế đấy. Họ có thể hòa mình vào cuộc chơi mà quên đi tất cả ưu tư hay phiền muộn. Hoàng Kha cũng không còn bận tâm về chiếc chân đau của cô nữa.

– Oái ... oái trời đất ơi, tiêu rồi ... nè, nè ...

Giọng Loan Anh rít lên the thé, còn một giọng khác nhỏ hơn, trong sự ngần ngừ ấp úng:

– Tôi ... tôi xin lỗi ... tôi không cố ý.

Nóng nảy, Loan Anh thẳng tay tát vào má của cô gái trước mặt.

– Chẳng lẽ cô cho rằng không cố ý là không có lổi sao? Diệu Hằng à, cô biết hậu quả gì sẽ xảy ra sau hành động vừa rồi không?

Mặt mũi đỏ gay và tận giận, Diệu Hằng nắn giọng:

– Loan Anh thật là quá đáng và hồ đồ. Tại sao tôi đã lên tiếng xin lỗi rồi mà Loan Anh lại đánh tôi chứ?

Hoàng Kha đứng lên kéo cánh tay Loan Anh can:

– Có chuyện gì em từ từ ... sao lại gay gắt, nóng nảy thế?

Loan Anh quắc mắt:

– Như vầy mà anh bảo em bình tĩnh ư? Nó cố tình đổ chiếc khay lên người em thì có.

Bây giờ thì Hoàng Kha đã hiểu ra lý do giận dữ của Loan Anh, nhưng anh không đồng tình với thái độ của Loan Anh chút nào cả. Anh mềm mỏng:

– Cô ấy chỉ sơ ý thôi mà.

– Sơ ý, sơ ý. Anh mà cũng nghĩ như vậy nữa à? Tiếp viên cái kiểu này thì nhà hàng đóng cửa dài dài quá. Thiệt là hết nói nổi.

– Điều đó thì không có rồi, Loan Anh không thấy nhà hàng càng ăn nên làm ra sao? Bằng chứng là ba cô đang mở thêm đến mấy cái nữa kia mà.

Loan Anh giận run trước thái độ bình thản của Diệu Hằng, nên xỉa xói:

– Mày tưởng mình là ai mà lên giọng trả treo ở đây? Đừng có lắm lời nữa, giờ giải quyết việc đổ lên đồ tao sao đây?

Bất ngờ trước lối xưng hô của Loan Anh, nhưng Kha vẫn tỏ ra tế nhị:

– Loan Anh à, nên nhẹ lời một tí, dù sao cũng lỡ rồi, đừng ầm ĩ lắm chuyện.

Tức khí, Loan Anh vênh mặt:

– Đừng tưởng không cố ý là yên chuyện.

– Vậy chớ bây giờ Loan Anh muốn gì?

– Đó, anh thấy không, có phải là sinh sự không?

Diệu Hằng bình thản:

– Thì tôi cũng đã xin lỗi, chỉ tại Loan Anh cố chấp hay cố tình gây sự với tôi thôi. Tôi thừa biết Loan Anh ác lắm với tôi từ sau cuộc thi chung kết sinh viên thanh lịch toàn thành vừa qua.

Loan Anh so vai kênh kiệu nói:

– Định đem cái mác ''hoa khôi" đó ra đây để lòe thiên hạ sao Diệu Hằng?

Loan Anh này chẳng màng ba cái danh hiệu rởm đó đâu.

Ngay từ đầu khi đăng ký tham dự cuộc thi, Diệu Hằng đã biết sự đối lập giữa mình và Loan Anh rồi, cho nên Hằng luôn tránh né những cuộc tiếp xúc, những giao tế không cần thiết để mong hòa bình được thiết lập ... nhưng mà không ngờ hôm nay cô lại phải đụng độ trong một cuộc giao tranh như thế này ... thật là phiền toái! Bản tính Diệu Hằng lại vốn bộc trực, thẳng thắn, trước thái độ “cà kênh - cà khịa” này của Loan Anh chỉ làm cho Diệu Hằng thêm lì lợm:

– Với tôi đó không phải là cái mác để đem gắn lên cho người này hay người nọ, mà với tôi đạt được danh hiệu đó đáng để xem là niềm tự hào, vinh dự. Tôi cảm thấy mình được tôn vinh thêm.

Loan Anh thấy ''đaú' vô cùng, cô tự nguyền rủa mình đã hồ đồ nóng nảy để thế cờ bị đảo lộn thế này. Nhưng thôi, thường con người ta “đã lỡ phóng lao thì phải theo lao” là vậy. Loan Anh không nhún nhường được, nàng hất mặt, tay chỉ vào vạt áo:

– Được! Xem như hành động vừa rồi là bất cẩn, là vùng về, nhưng Diệu Hằng phải làm thế nào để sạch lại vạt áo cho tôi đi.

Diệu Hằng nhìn chiếc áo dạ hội được may bằng vải đắt tiền, cổ viền đăng tên có hơi cầu kỳ, màu mè nhưng rất đẹp, nhưng cũng bởi do chiếc đuôi quá dài và lườm rà mới làm Diệu Hằng vấp phải. Diệu Hằng hơi đỏ mặt vì lý do đổ thừa hữu lý của mình, cô làm sao dám tự nhận rằng mình đã bị gã đàn ông xa lạ kia chi phối chứ. Cái giọng nhại tiếng Huế để trêu chọc cô ngoài đường đã làm cô tuy ấm ức nhưng cũng có vui vui, bây giờ đối diện lần nữa cô đã cố tỏ ra dửng dưng nhưng hình như không được, Hằng không thể phớt lờ nổi trước đôi mắt nghiêm nghị nhưng cũng thật ấm áp đó, dù sao áo của Loan Anh cũng bị dơ do mình gây ra, thôi thì nhịn nhục vậy, Diệu Hằng nghĩ vậy nên lấy chiếc khăn tay ra, giọng mềm mỏng:

– Vâng! Một lần nữa tôi xin lỗi và sẽ lau áo cho Loan Anh.

Thay vì bỏ qua khi thấy Diệu Hằng hạ mình ngồi xuống mà lau áo cho mình, nhưng Loan Anh lại háo thắng mà đi khiêu chiến tiếp:

– Càng lau chỉ tổ nổi bật sự vằn vện, lốm đốm thêm thôi. Hằng phải làm sao cho sạch như cũ mới được, không thì phải đền áo khác cho tôi.

– Tùy Loan Anh thôi, muốn làm thế nào tôi sẽ làm thế đó.

Vẻ thản nhiên không nao núng của con nhỏ tiếp viên nhà quê đã khiến Loan Anh nóng bừng cả mặt mày.

– Nói ngon lắm, tôi cũng niệm tình mà cho cô tự chọn cơ hội bồi thường thỏa đáng đó.

Hằng lại điềm nhiên nói:

– Tôi không chọn lựa điều gì cả. Nhưng tôi sẽ đồng ý đi giặt ngay nếu như Loan Anh đòi sạch y như ban đầu, Loan Anh phải cởi ra tôi mới dùng xà bông giặt tẩy được, đúng là lau thì sẽ không sạch như in.. Nổi nóng đã làm Loan Anh không kịp cân nhắc cho lời nói của mình:

– Không giặt, không lau gì ở đây cả. Tôi bắt buộc Hằng phải đền chiếc áo khác ... nè, chiếc áo này tôi đã tốn hơn trăm đô la để may đó nhé, không có tiền, tôi sẽ nói chú Bảo trừ lương của cô.

Không chịu được thái độ khinh thường của Loan Anh, Diệu Hằng cao giọng:

– Coi như chiếc áo là của tôi. Tôi sẽ đền tiền ngay bây giờ, không cần phải trừ lương trừ bỗng gì cả. Loan Anh có dám sòng phẳng tại chỗ không?

– Mày ... mày ... dám ...

Loan Anh đau còn hơn bị ngã ngựa, còn Diệu Hằng vừa buồn cười, vừa lo lo trước bàn thua đau của Loan Anh, nhưng ngộ nhỡ con nhỏ này liều mà đòi sòng phẳng tại chỗ thiệt thì nàng đào đâu ra số tiền này mà bày đặt nói phét kia chớ.

Diệu Hằng khẽ nhìn vu vơ, cô chợt bắt gặp đôi mắt thất vọng và trách móc của Hoàng Kha chiếu nhìn mình ... cô chợt nhận ra rằng mình mới là kẻ thất bại nhục nhã:

cô đôi co trả lời trả vốn chẳng khác nào dân hàng tôm, hàng cá vậy mà cũng tự hào về danh hiệu "hoa khôi thanh lịch" ư? Một chút xấu hổ, khiến Hằng cúi gầm mặt.

– Xem ra tiếp viên này chắc giàu vì được "tiền bo" nhiều đây.

Diệu Hằng cố dằn lòng trước lời mỉa mai cay độc của Loan Anh. Cô chưa vội có phản ứng thì Hoàng Kha đã can thiệp:

– Chỉ dính dơ có tí mà, Loan Anh khó chịu làm gì nữa, lại còn đòi trừ lương người ta nữa, em không thấy là quá đáng sao?

– Ô hay! Loan Anh tròn mắt ngạc nhiên:

– Anh lại bênh nó mà trách móc em à? Anh coi được khi thấy em phải trình diễn trang phục dính dơ này sao?

Hoàng Kha khẳng khái:

– Đây không phải là chuyện bênh ai bỏ ai cả. Anh chỉ nói những gì theo sự việc của lúc nãy tới giờ mà thôi. Vả lại sự vô ý của Diệu Hằng không hẳn là do cô ấy đâu.

Loan Anh cau có:

– Anh nói sao em nghe chẳng hiểu gì hết.

– Là do anh.

– Anh à? - Loan Anh hỏi bằng vẻ ngạc nhiên cao độ.

Hoàng Kha lập lại:

– Phải! Tại anh mà cô ấy đã vấp té, và đây cũng chính là lý do duy nhất đã khiến anh tới trễ mà em thắc mắc đó, không có đến ngàn lẻ một đâu Loan Anh ạ.

Diệu Hằng ngẩn người trước thái độ từ tốn của Hoàng Kha, trong khi giọng anh ta vẫn đều đặn:

– Diệu Hằng bị ngã xuống đường do xe anh quẹt vào, có lẽ vì thế mà chân cô ấy bị đau nên mới vấp té để đổ khay cocktail thế này, xin lỗi Diệu Hằng. - Hoàng Kha lại nhìn Hằng:

– Đáng lẽ lúc ấy tôi phải "xem xét" vết thương của cô mới đúng:

"Xem xét trên thân thể cô", nhớ lại lời nói có vẻ như trêu, như giễu cợt của Hoàng Kha lúc nãy và cái từ “xem xét” bây giờ Kha lập lại khiến Diệu Hằng đỏ mặt, cô cũng không hiểu mình đang giận hay đang lúng túng đây nữa, nhưng vốn mang đầy tính tự ái lẫn lòng tự trọng, Diệu Hằng đổi thái độ trước sự can thiệp của Hoàng Kha ngay:

– Việc ở ngoài đường đó và việc ở đây hoàn toàn khácnhau, chẳng có liên quan gì cả. Ông đừng bận tâm, còn vừa rồi lỗi do tôi đã đổ khay nước ướt và bẩn áo Loan Anh, tôi chấp nhận đền áo cũng như trừ cấn lương gì đó tùy Loan Anh. Bây giờ tôi xin phép đi làm việc đây.

– Đứng lại! - Loan Anh nghênh mặt:

– Nể anh Kha đã nói, nên tôi tạm cho rằng Hằng bị đau chân vì xe tông, hay cũng có thể do vì không từng mang giày cao gót nên không quen mà vấp té ...

Loan Anh nói bằng giọng mai mỉa, coi thường cô như cố tình để phơi bây sự "quê mùa" của Diệu Hằng ra trước mặt Kha.

– Chuyện này coi như tôi bỏ qua không cần bồi thường chi cả. Tôi biết có trừ lương cô cũng mất cả năm trời, vì nếu trừ hết một lần thì chắc cô phải bỏ học mà đi làm suốt cả ngày quá.

– Đúng, tôi nghèo ... nên nếu Loan Anh trừ đúp một tháng thì thiệt là ác đó ...

Nhưng tôi nói rồi, tôi chấp nhận trừ dần.

Loan Anh quắc mắt:

– Không trừ, không cấn ... mà tôi sẽ nói ba tôi cho cô nghỉ hẳn. Bởi vì co không đổ vào người tôi, có ngày cũng đổ lên người khách hàng ... lúc đó e rằng sự việc sẽ tệ hơn. Tôi biết cô rất khó đi đứng khi phải mặc những bộ váy, phải mang những đôi giày cao gót như thế này, bởi vì chẳng phải có sự vô tình lần thứ hai, thứ ba để cho cô vịn cớ rằng chân khập khểnh, chân bị đau do “xe hun”.

nữa.

Loan Anh hả hê vì mình vừa hạ được Diệu Hằng, cô quên mất mình đang khó chịu lẫn khó coi trong vạt áo tèm lem này, Loan Anh vui vẻ khoác tay Hoàng Kha. Họ vẫn tiếp tục cuộc vui, hay tìm một góc tối để tâm sự, Diệu Hằng không buồn nhìn theo, bởi nỗi uất ức đang lớn dần ...

Đang gục đầu bên bàn học ngủ gà ngủ gật. Hà Lan chợt giật mình vì tiếng gọi cửa của Diệu Hằng, cô ghé mắt lên chiếc đồng hồ rồi mới đi ra mở cửa:

– Mi có biết mấy giờ rồi không? – Hà Lan hỏi.

Diệu Hằng tỉnh bơ:

– Cũng may là không cô lệnh giới nghiêm, nên tao có thể ngang nhiên trên đường để về đây.

– Hừ! Ở đó còn giỡn được Diệu Hằng à, ta thấy mi đi làm thêm giờ giấc kiểu này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của mi đấy. Hả? Ý ... trời đất ơi ... mi ... bị làm sao vậy?

Vừa mở rộng cánh cửa ra để cho Diệu Hằng vào, Hà Lan mới phát hiện Diệu Hằng chân đi cà nhắc, đã vậy chiếc xe đạp cũng gãy cổ, cong vành trước trông thật thảm hại. Hà Lan lại gấp gáp hỏi:

– Bộ xe đụng mi hở?

Diệu Hằng lắc đầu:

– Đâu có.

– Lại còn giấu ư? Thế chân mi vì sao đi cà nhắc, và chiếc xe đạp sao ra nông nỗi này?

Diệu Hằng đáp chiếu lệ:

– Tao té.

Giả vờ lơ chuyện, Diệu Hằng toan tự tay đóng cửa Hà Lan chụp cánh tay Diệu Hằng lay lay:

– Để đó tao đóng cho. Mày hãy giải thích rõ ràng lý do coi.

– Lý do gì? Vớ vẩn.

Hà Lan nhanh nhảu:

– Té? Chẳng lẽ tự dưng mày lăn kềnh ra đường à? Cái gì cũng có nguyên nhân chứ.

Diệu Hằng cười:

– Được rồi, là đụng xe đó, chịu chưa?

– Ai đụng ai? Người ta đụng mày hay mày đụng người ta? Phải nói rõ ràng cho tai biết chứ.

– Sao mày giống công an quá vậy Hà Lan.

Hà Lan tỉnh bơ:

– Không hề. Nếu tao là công an thì tao sẽ bắt mày lập lại hiện trường để xem xét sự việc rồi.

– Con quỉ.

– Còn mày con điên, đồ quỉ đồ điên nên mới ở chung được.

Hà Lan nói đùa, nhưng khi thấy Diệu Hằng nhăn nhó kêu ui da vì chiếc chân hình như có lẽ đang sưng lên ... Hà Lan ngưng cười.

Hãy kể đầu đuôi câu chuyện coi, đừng có đùa nữa nè, tao coi bộ chân mày có vấn đề đó nghe.

Vừa xắn ống quần lên, vừa xoa xoa nắn nắn, Diệu Hằng nhẹ giọng:

– Chắc là trặc, bong gân thôi. Tại lúc về xe không chạy được, mà tôi rồi không có tiệm để sửa, dẫn bộ xa nên nó mới sưng lên đó, chớ hồi mới quẹt nhau xong tao thấy chẳng có hề hấn gì hết.

Nghe Diệu Hằng vắn tắt kể lại câu chuyện va quẹt xe, Lan ấm ức thay cho bạn, và cô rủa thầm anh chàng Việt kiều đáng ghét kia và còn trách móc bạn:

– Ê Hằng! Mi thiệt là ngu.

– Hử? - Hằng trợn mắt.

Hà Lan cười toe toét:

– Chớ không phải à? Đã va quẹt thì đương nhiên hắn đi xe lớn là hắn có lỗi rồi, thêm nữa hắn lại là tay Việt kiều, mi không biết lợi dụng thời cơ mà bắt chẹt? Tiền thuốc men, rồi đền xe đạp bị hư nữa ... Lúc đó mày không nói tự mình xô xe ngã mà buộc hắn đã tông vào mình thì hắn cũng phải chịu thôi mà, đâu có ai thấy.

Diệu Hằng thở dài:

– Giá như tao sớm biết điều đó thì tao đã không ôm cục tức bây giờ nè.

Hà Lan trêu:

– Chớ không phải lúc đó mi bị hắn hớp hồn rồi nên không kịp nhớ gì cả.

– Hớp ... cái đầu mày ...

– Cái đầu của tao thì chẳng liên can gì đến đó cả, mà trái tim mi mới có vấn đề, mới bị hắn ta "hớp đi" đúng không?

– Nói bậy nè ... nói bậy nè.

Diệu Hằng chồm tới đánh lên người Hà Lan, con nhỏ la oai oái.

Thay bộ đồ lửng để dễ xoa bóp chiếc chân, Diệu Hằng mới phát hiện, chiếc chân bây giờ sưng khá to và chẳng nhưng chỉ sưng thôi mà nó lại tím bầm lên nữa, còn những vết trầy sướt do cà trên mặt đường nhựa giờ mới bắt đầu thấm, rát buốt.

Hà Lan nhìn bạn nhăn nhó mà lo lắng:

– Sao rồi nhỏ? Liệu có vấn đề gì không? Hay là ... nhờ chú Tư xích lô đến chở mi đi bệnh viện khám nghen.

Diệu Hằng trấn an:

– Yên tâm đi! Không có việc gì đâu, nhỏ cứ đi ngủ trước đi. Ta xem lại bài vở một lát, sáng mai là hết ''xi cà que" thôi.

– Hừ! Ở đó mà còn giỡn, để tao lấy thuốc đỏ xức cho nè, không khéo mai mốt hết mặc váy vì sẹo đó nghe.

– Mang vớ lo gì nhỏ.

Nói vậy nhưng Diệu Hằng vẫn để cho Hà Lan dùng oxy già sát trùng rồi lúc thuốc lên những chỗ trầy sướt.

Diệu Hằng ngáp dài, Hà Lan giục:

– Mệt mỏi lắm rồi thì hãy nghỉ ngơi đi, cố sức quá e lại hại thân thêm.

– Sinh viên nghèo mà nhỏ, không tự lo sao được.

Hà Lan cằn nhằn:

– Lo chi cho quá.

Diệu Hằng chọc:

– Ừ, như mày sướng “không lo nên lúc nào cũng tròn vo” đêm không ăn ngày không ngủ, kiêng như thế mà không hiểu sao lại lên cân vù vù, vùn vụt phải không?

Tức khí vì bị Diệu Hằng ám chỉ đến thân hình “vốn được phù sa bồi đắp”.

của mình, Hà Lan cất giọng hội tỉnh khô:

– Ủa, khi nãy mặt mày không có bị đập xuống đường hả Hằng?

Đưa bàn tay xoa lên gò má theo một phản xạ tự nhiên, Hằng ngơ ngác:

– Không! Bộ có gì à?

– Tưởng có, để cho cái mỏ mày bây giờ sưng lên, răng môi lẫn lộn ... để bớt nói một chút.

Diệu Hằng cười ngất:

– Răng mà mi ác độc rưa hả Lan?

– Để cho giống mi, vì hai đứa ở chung phòng mà.

Vừa nói, Hà Lan vừa kéo mềm trùm kín mít, Diệu Hằng khẽ lắc đầu:

"vô tư như con nhỏ thế mà hay" để rồi xem, chỉ chốc lát là nó lái ngủ khi cho coi, chớ chẳng phải như Diệu Hằng đâu, nàng tự biết rằng đêm nay giấc ngủ sẽ không đến dễ dàng.

Hình như cái chân càng lúc càng đau. Cơn đau thấm dần cùng với sự mệt mỏi khiến Diệu Hằng thiếp đi vào giấc ngủ tự khi nào, và trong cơn mơ chập chờn đó, Diệu Hằng có cảm giác mình đang đi vào một sa mạc nóng bức ... khát nước đến khô cả họng và nóng bỏng đến rát cả đôi chân. Diệu Hằng cố lê nhưng không nổi, cô kêu gào nhưng hình như chẳng cô ai nghe ...

– Nự.ớc ... nước ...

Giật mình, Hà Lan mới hay trời sáng. Quay qua lay bạn, Hà Lan không nghe rõ những câu thều thào của Diệu Hằng. Lan đùa:

– Chà, chắc là nằm mộng thấy chàng rồi phải không? Ơ ... Hằng! Hằng à!

Hình như mi bệnh thật rồi, người nóng quá xá.

Ngồi bật dậy như chiếc lò xo, Hà Lan cô cùng hoảng hốt khi phát hiện ra thân thể như hỏa diệm sơn của bạn, Hà Lan tự trách mình ngủ mê mà không chăm sóc cho bạn.

– Diệu Hằng ơi! Trong người mày thế nào? Mày có dậy nổi không?

Khẽ mở đôi mắt bằng tất cả sức lực của sự mệt mỏi, Hằng nói nhỏ:

– Hơi mệt ... nhưng chắc ... không có gì đâu ... Mi lo đi học đi Lan.

Hà Lan nhanh nhẹn lấy thau nước mang đến giường, rồi cẩn thận dùng khăn vừa lau, vừa đắp lên trán cho cô bạn gái, xong đâu đấy cô lại chạy đi mua thuốc và thức ăn sáng cho Diệu Hằng, lòng vẫn lo lắng:

– Không sao thiệt chứ Hằng? Hay là tao nghỉ học và đưa mày đi bác sĩ nghen.

– Không được, cả hai đứa không thể nghỉ hết. Sắp thi rồi ... Hà Lan cứ yên tâm đi ta uống thuốc xong nằm ngủ sẽ tỉnh táo lại thôi.

– Như thế này mà bảo ta yên tâm sao được chứ? Mà cũng tại thằng chết tiệt kia, chạy ẩu tả mới ra cớ sự này, đúng là hẹn với bồ nên gấp gáp có khác, tao mà gặp hắn sẽ ...

Dù mệt mỏi rã rời, Diệu Hằng cũng phải phì cười khi nghe cô bạn trách cứ như thế, có chăng cũng tại do Hằng mà ra cả. Cô đã mắc mưu nên giờ mới bị cảm mà nằm bẹp dí ra đây, sao có thể trách người ta được.

– Sẽ cười chứ gì? Ai mà chẳng biết nhỏ có tấm thân bồ tượng nhưg lại nhát như cày sấy ...

Hà Lan trợn mắt:

– Giờ thì tao có thể tạm yên tâm để đi học đây. Vì nghe miệng mày đang vẫn "há đều".

Nói thì nói vậy, nhưng Hà Lan vẫn không tin tưởng cho lắm đến việc Diệu Hằng ở nhà sẽ tự giác uống thuốc ... gì chớ nó dám liều lĩnh thà rên còn hơn uống thuốc. Nếu không kiểm tra thì những viên thuốc sẽ bay vào sọt rác như chơi mà thôi.

Do dự bên cạnh giường một hồi, Hà Lan quyết định:

– Chờ mày ăn cháo xong rồi uống thuốc, tao mới đi.

– Đừng có khùng nữa, đi đi ... ta biết làm gì mà.

– Phải vậy không đó? Ai chứ nhà mi khó tin lắm ...

Hà Lan đến trường một mình đã gặp mấy người bạn học hỏi ngay:

– Sao đi một mình vậy Hà Lan? Diệu Hằng nghỉ à? – Quốc Hải một bạn nam hỏi nhỏ Lan chưa kịp đáp.

Bích đã lanh chanh:

– Ê, con nhỏ Hằng trước nay chưa bỏ, dù nửa buổi học ... chà, coi bộ bữa nay có chuyện lạ rồi đây.

– Đúng đó. Nó chẳng từng tuyên bố rằng:

"từ nhỏ đến lớn chả hề biết cúp cua là gì mà".

Nghe giọng điệu của mấy người bạn, Hà Lan đốp chát ngay:

– Ừa, Diệu Hằng là chuyện lạ, còn nhiều chuyện như tụi bây hết sức bình thường phải không?

Bích che miệng cười rúc rích, ai mà chẳng biết hai cô gái này, nhìn dáng vẻ bên ngoài một trời một vực nhưng lại thân nhau hết biết, ai đụng đến người này thì người kia bênh chầm chập. Hà Lan bỏ đi tuốt mà quên chưa kịp trả lời với Quốc Hải.

Còn đang lẩn thẩn ở sân trường, Quốc Hải trông thấy một anh chàng thanh niên, bề ngoài có vẻ chững chạc, Hải đoán chắc đây là cựu sinh viên. Dựng xong chiếc xe, anh ta đưa mắt ngó dáo đác, rồi lịch sự chào Quốc Hải:

– Anh bạn cho tôi hỏi thăm Diệu Hằng, sinh viên năm thứ tư.

Một câu hỏi khá chung chung, Hải cười:

– Sinh viên năm thứ tư, đúng là có mấy cô tên Diệu Hằng lận. Anh muốn tìm Diệu Hằng nào? Nguyễn - Đinh? Hay Lê Lý - Trần?

Hoàng Kha gãi tai:

– Nhiều vậy sao? Tôi ... tôi không biết cô ấy mang họ gì.

Hải lém lỉnh:

– Đùa thôi, không nhiều lắm đâu. Nhưng anh hãy diễn tả sơ vóc dáng của Diệu Hằng mà anh tìm xem, tôi có thể nhận dạng giúp anh.

Nhưng rồi tự Hải cũng đã nói luôn:

– Tôi nghĩ người anh tìm là Đinh Diệu Hằng cũng nên.

Hoàng Kha hỏi ngược lại:

– Thế cô ấy dáng vóc ra sao?

– Rất tuyệt giống như người mẫu thời trang vậy, tóc uốn dợn sóng ...

Kha lắc nhẹ:

– Không! Diệu Hằng này không có uốn tóc giãn đâu, và cũng không có vẻ người mẫu như anh bạn quảng cáo ... à, hình như cô ấy nói tiếng Huế ...

– Trời, vậy mà nảy giờ không nói sớm. Đấy chính là đặc điểm dễ phân biệt nhất, thì ra là Tôn Nữ Diệu Hằng. Nhưng đáng tiếc Diệu Hằng hôm nay nghỉ học.

Hoàng Kha sốt ruột:

– Thế cậu có biết nhà Diệu Hằng ở đâu không?

Quốc Hải tỉnh bơ:

– Ở ngoài Huế chớ ở đâu.

Hoàng Kha cười thản thiện:

– Xin lỗi nãy giờ tôi quên giới thiệu, tôi tên là Hoàng Kha, còn cậu?

– Quốc Hảị. .Tôi học chung khoa với Tôn Nữ Diệu Hằng.

– Hằng nghỉ học à? Hải có biết vì sao không?

– Lúc nãy tôi có hỏi nhưng Hà Lan chưa kịp nói.

– Hà Lan là ai vậy?

– Cô bạn thân cùng ở nhà trọ với Diệu Hằng.

Thấy Quốc Hải vui tính và có vẻ dễ mến, Hoàng Kha bắt chuyện.

– Thật ra tối qua tôi cô va quẹt xe với cô ấy, nên tôi muốn hỏi thăm cô ấy.

Quốc Hải ngắt lời:

– Diệu Hằng bị tai nạn, giao thông à? Có nặng lắm không? Hèn gì mà phải nghỉ học, chớ từ trước đến nay bạn ấy tối kỵ việc bỏ học dù chỉ nửa buổi đấy.

– Tôi quả có lỗi vô cùng. Đáng lý ra tôi phải sốt sắng giúp Hằng khi thấy cổ đi cà nhắc mới đúng. Hải đưa tôi đến nhà Hằng trọ có được không?

Quốc Hải nhiệt tình:

– Được, tôi đi với anh.

– Cảm ơn Hải.

– Không có gì! Tôi chỉ quan tâm đến bạn học của mình. Để tôi vào lấy xe.

Hoàng Kha khoát tay:

– Khỏi, Hải đi chung với tôi.

Quốc Hải do dự:

– Tôi chỉ đưa anh đến rồi trở về đi học, tôi nghĩ đi hai chiếc tiện hơn.

– Khì nãy cậu bảo nhà trọ ở gần đây mà.

Quốc Hải cười toe:

– Thì gần, nhưng chẳng lẽ anh bắt tôi đi bộ à?

– Cái cậu này!

Hoàng Kha đành cười theo với anh chàng mồm nép lắm lời này. Họ nhanh chóng có mật tai nhà trọ của hai cô gái. Quốc Hải lên tiếng gọi đôi ba lần mà không có tiếng trả lời. Hải lẩm bẩm:

– Đi đâu vậy cà?

Hoàng Kha hắng giọng:

– Diệu Hằng! Diệu Hằng ơi, cô có ở trong nhà không?

Phải đến mấy giây sau mới cô tiếng đáp thều thào:

– Tôi ... đây ... ai ... ai đó?

Quốc Hải nhanh miệng:

– Quốc Hải đây, Diệu Hằng mở cửa đi! Hằng bệnh hả?

– Bộ .... bộ Hà Lan bảo Hải đến à?

Tiếng dép lê về phía cửa ... Hải liếc khẽ về phía Kha lòng thắc mắc không biết sự việc có đúng như lời anh ta không đây? Không khéo anh lại làm ơn mắc oán khi dẫn anh ta đến. Diệu Hằng vốn không thích bạn bè đến chỗ căn phòng trọ này, không biết có phải do vì mặc cảm? Hay vì lý do nào khác? Hải còn đang suy nghĩ thì cánh cửa được hé ra, và Diệu Hằng cũng khuỵu xuống luôn khi đó. Cả hai người đàn ông đêu hốt hoảng. Thật nhanh, Hoàng Kha nhào đến anh đỡ ngang người Diệu Hằng:

– Ồ ... nóng quá! Hải ơi, phụ dìu Diệu Hằng lại giường nằm.

– Hằng! Hằng không sao chớ? Hải hỏi và ngó nhanh lên bàn, tô cháo và ly sữa còn khá đầy. Kể ra Hà Lan cũng chu đáo, nhưng nhìn thoáng qua là Hải nghĩ ngay Diệu Hằng vẫn chưa đụng đến muỗng nào thì phải. Phát hiện thêm mấy viên thuốc trên đầu giường ... Hải nói như trách:

– Diệu Hằng bệnh, sao không chịu uống thuốc chớ?

Hoàng Kha nhíu mày:- Sốt cao quá, phải đưa Diệu Hằng vào bệnh viện thôi Hải ạ. A phải rồi! – Anh chợt reo lên:

– Để tôi gọi điện thoại cho thằng bạn, nhờ hắn đến khám xem sao cái đã.

– Bạn anh là bác sĩ?

– Ừ.

Hoàng Kha nói và lấy di động ra gọi điện cho người bạn thân của mình. Hải lại tò mò khi nghe tên người bác sĩ:

– Anh là bạn của anh Bình, hèn gì tôi có hơi ngờ ngợ đã gặp ở đâu rồi.

– Hải biết tôi?

– Tôi nhớ lúc trước anh hay đến hẻm tôi, vì nhà anh Bình ở cuối hẻm còn tôi đầu ... nhưng cũng khá lâu rồi, tôi không có thấy anh, bảy tám năm gì rồi ...

– Mấy năm qua tôi đi du học ở úc.

– Thì ra là Việt kiều!

Hoàng Kha chẳng để ý đó là lời khen hay mai mỉa của anh chàng này. Bây giờ trong lòng anh chỉ duy nhất một sự hối hận và lo lắng khi anh đã quá vô tình với cô gái này, dù một phân nguyên nhân do cô ta bị trúng mưa hơn là do anh.

Nhưng nếu xét về lý thì anh phải có trách nhiệm hơn rồi ...

Ân Bình đến, trách nhiệm của người bác sĩ buộc. Ân Bình bắt tay vào việc khám bệnh trước khi điều tra lẫn thắc mắc về "hành động bất ngờ của thằng bạn thân này".

Hà Lan không thể nào tập trung, để có thể tiếp thu được những lời người giảng viên trên bục. Một cô bạn bên cạnh khẽ hỏi:

– Sao? Có tâm sự gì à?

– Đâu có.

– Từ nãy giờ tôi thấy bồ trở ra hoài.

Hà Lan thật tình:

– Diệu Hằng bệnh mà mình bỏ mặc nó ở nhà nên không yên tâm.

Cô bạn lại góp vào:

– Vậy là nặng rồi mới quật nổi nó, chớ ai mà không biết tính Diệu Hằng, siêng năng và có tính kỷ luật rất cao trong việc học.

Lời khẳng định rất vô tình, nhưng Hà Lan cảm thấy tự trách mình nhiều hơn, đáng lẽ lúc sáng này cô đã nhận ra điều ấy trước tiên. Phải! Nếu bệnh sơ sài thì Diệu Hằng đã không bao giờ có quyết định đấy.

– Tí nữa giờ giải lao ... tôi "chuồn" trước. Lớp trưởng có thắc mắc, bạn nói giùm nghe.

Cô bạn cười xòa:

– Một chầu kem đó nha.

Hà Lan bấm cổ tay bạn:

– Hối lộ trắng trợn, ghê thật.

Bích ngồi trước mặt Hà Lan, hình như nghe được mẫu đối thoại, cô nàng quay xuống:

– Để Bích chở Hà Lan về.

– Khôi, nhà trọ tụi này chật hẹp lắm, không dám làm phiền “tiểu thư”.

Bích dịu giọng:

– Hà Lan giận dai quá! Chuyện từ năm đầu tới giờ còn để bụng.

Hà Lan làm thinh, cô cũng không biết mình có phải quá đáng hay không?

Nhưng nhớ đến cách sự của Bích khi thấy Diệu Hằng thuê chỗ ở trọ này. Còn Hà Lan trước nay ở nhà người quen, cô cũng chỉ mới dọn đến ở với Diệu Hằng năm học này thôi.

– Nói vậy thôi, chớ ai giận gì Bích. Bạn bè cả ... có điều con Hằng không thích mời bạn bè đến phòng trọ, nó sẽ la Hà Lan tào lao ngay đó.

Bích gật đầu bằng mắt, cả ba lại im lặng. Bích cũng rất tốt nhưng phải tội tính lanh chanh, lách chách quá. Hà Lan nhận xét như thế.

Ơ hay! Hà Lan không kềm được mà buột miệng thốt ngay khi thấy hai chiếc xe to đùng đậu trước căn phòng trọ. Hình như chúng đã vô tình che lắp khoảng sân nhỏ nhoi và tội nghiệp này rồi. “Ai thế nhỉ”? Hà Lan lại thắc mắc. Cô đụng độ ngay Quốc Hải, Hà Lan há tròn miệng vì ngạc nhiên. Hải vội giải thích:

– Anh Hoàng Kha tới trường tìm Diệu Hằng, nhưng thấy Hằng hôm nay nghỉ học nên tôi dẫn anh ấy đến đây.

Quốc Hải đúng là tài lanh tài lẹt. Ai mượn Hải? Hải có hiết tụi này không đồng ý không?

Hải đỏ mặt:

– Tại nghe anh Kha nói là đã quẹt xe gây tai nạn cho Diệu Hằng, nên ảnh muốn đến thăm.

Hóa ra là "con người vô trách nhiệm" đây? Hà Lan quay sang Hoàng Kha:

– Anh có biết đêm qua nó phải cuốc bộ bao nhiêu cây số với chiếc chân xi cà que, và chiếc xe đạp ...

Hà Lan ngưng một chút rồi nói luôn:

– Chiếc xe đạp xi cà đơ đó không? Anh nhìn đi, tài sản duy nhất cũng là phương tiện của chúng tôi ...

Hà Lan tuôn một tràng dài mà không cần biết phản ứng đối phương sẽ ra sao:

– Còn Hải nữa! - Chiếu đôi mắt bén ngót về phía anh bạn học, Hà Lan dấm dẳng:

– Mai mốt đừng có tùy tiện dẫn người lạ hoắc lạ huơ đến đây nữa nghe.

Hải cãi:

– Nhưng anh Hoàng Kha và Diệu Hằng, họ đã biết rồi, đâu phải xa lạ. Hơn nữa Hải thấy anh ấy đến với mục đích tốt đẹp.

Hoàng Kha khoanh tay nhìn cô gái trước mặt. Từ lúc bước vào cô chẳng hề chào “khách” mà lại mắng như tát nước vào mặt người khác ... và tội nghiệp cho anh chàng Quốc Hải phải lãnh đủ.

Hoàng Kha lạnh lùng lên tiếng:

– Cô nói đủ chưa?

Cơn giận như dâng lên, Hà Lan đốp chát:

– Về ý thì có thể xem là đủ, nhưng lời thì vẫn chưa nói hết cho đã miệng.

– Chưa đã miệng thì đợi khi nào rảnh rồi ngồi trước gương mà nói cho đã, còn ...

– Anh ... anh ... - Hà Lan vô cùng tức tối.

Hoàng Kha gằn giọng:

– Còn bây giờ hãy để yên lặng cho bạn mình nghỉ ngơi đi. Bác sĩ đang tiêm thuốc cho Diệu Hằng đó.

– Có cả bác sĩ đến cơ à? Như vậy là Diệu Hằng ... - Hà Lan lính quýnh đẩy Hải sang một bên và chạy vào nhà ngay.

Hải xoa tay vàa nhau, cười và nói như phân bua với Hoàng Kha.

– Tính khí cô ta là như vậy đó, được cái là khá tốt, anh cảm phiền đừng giận.

Hoàng Kha cười thoái mái:

– Tôi chẳng nhỏ nhặt mà để ý đến mấy việc đó đâu, vả lại nãy giờ cô ta nói đều đúng cả, đâu có gì sai ... thôi chúng ta vào nhà xem Ân Bình khám thế nào rồi.

Căn phàng trọ tuy có hơi nhỏ hẹp, nhưng hai cô gái đã ngăn che thành từng gian rõ ràng và ngăn nắp, cũng gian phòng khách, gian phòng ngủ, gian bếp đầy đủ, chỉ phải hơi nhỏ mà thôi.

Từ trong giường nằm của Diệu Hằng, Hà Lan bước ra ngoài song song với Ân Bình, giọng cô khá nhẹ nhàng:

– Bạn tôi không sao chứ bác sĩ?

– Nói không có gì thì cũng không đúng.

– Hả? Như vậy là Diệu Hằng có vấn đề gì sao? - Hà Lan gấp gáp cắt ngang lời Ân Bình, xong kịp nhớ ra cô lí nhí:

– Xin lỗi! Tôi chỉ vì lo cho Diệu Hằng.

Hoàng Kha mỉa:

– Lo mà để mặc Diệu Hằng lên cơn sốt cao như vậy? May là chúng tôi đến kịp lúc.

Hà Lan sừng sộ:

– Nè, Diệu Hằng bệnh là cũng tại do anh cả đấy. Lo bệnh của nó xong tôi sẽ tính chuyện với anh sau. Anh đừng tưởng là đã mời bác sĩ đến khám cho nó là huề, là yên chuyện nhé! Tôi nhất định phải kiện anh cho bằng được mới nghe.

– Tôi chưa có ý định trốn tránh bao giờ cả.

– Chưa à? Hà Lan trề môi:

– Chưa mà tại sao khi va quẹt xong anh không thèm xem nó bị trầy sướt, thương tích ra sao? Anh lại điềm nhiên bỏ đi trước.

Sợ hẹn giờ bồ giận, bồ đá chớ gì?

Hoàng Kha ngắc ngứ trước lời kết tội của Hà Lan, quả tình chính anh cũng có lỗi ... lúc đó không biết có phải tại vì giọng Huế chanh chua. Nhưng không, giọng Huế bao giờ cũng ngọt ngào cả, mà có lẽ tự ái của đàn ông, Hoàng Kha cho rằng chính cô ta bất cẩn để xảy ra chuyện chớ không phải do mình, nên anh phớt lờ. Giờ nếu như cô nàng có nghiêm trọng thì anh phải làm sao đây?

Ngồi xuống chiếc bàn nhỏ ở phòng khách. Ân Bình hí hoáy viết xong toa thuốc, đưa cho Hà Lan dặn dò:

– Đây là toa thuốc, cả thực đơn ăn uống mỗi ngày cho cô ấy nữa ... thể trạng hơi suy nhược, không nên cho cô ấy làm quá sức nữa nhé.

– Ân Bình à, cậu phải đến khám mỗi ngày cho Diệu Hằng giùm mình nhé!

– Chuyện nhỏ, ông bạn ạ!

– Cám ơn cậu!

– Thôi nhá Kha, bỏ cái giọng khách sáo ấy đi.

Ân Bình nheo nheo mắt nhìn mọi người xong tiết lộ:

– Diệu Hằng là gia sư của bọn nhóc tỳ bên nhà nội tôi đấy.

Hà Lan cười xòa, cất giọng hết sức tự nhiên:

– Bác sĩ là người quen thì may quá.

– Ai gặp bác sĩ cũng cho là xui hết, chỉ có Hà Lan bảo là may mắn ... làm tôi mừng ghê. - Ân Bình trêu chọc.

Hà Lan bẽn lẽn, cô xí dài:

– May:

là để có thể lợi dụng, có thể nhờ vả, chớ không phải là may mắn à nha! Đúng là phải gặp bác sĩ thì chẳng nên chút nào cả, chỉ tổ lo lắng thêm thôi:

– Nói như Hà Lan chắc ông bác sĩ này ế vợ mất.

Hoàng Kha chế nhạo. Hà Lan lại nguýt anh một cái rồi vào trong.

Hoàng Kha rủ:

– Tụi mình ra quán uông ly cà phê nghen.

– Ừ! - Ân Bình gật.

Hải từ chối.

– Anh Bình và anh Kha đi đi, em phải về.

Kha vỗ vai Hải thân thiện:

– Nên nhớ tôi là tài xế của cậu đó! - Rồi anh dịu giọng:

– Tôi có ít việc nhờ cậu giúp Hải ạ! Chúng tôi đi nhé cô Lan, nhờ cô chăm sóc Diệu Hằng giùm.

Hà Lan nói vọng ra:

– Làm như anh là gì của nó không bằng, bày đặt nhờ vả. Cảm ơn nhà, tui là bạn, tui biết lo cho bạn mình.

Hải nói chơi:

– Anh Kha để Hà Lan ấn tượg ... thì khó phai rồi đó.

Ba người đàn ông dắt xe qua quán giải khát bên đường.

Khuấy nhẹ ly cà phê, Hoàng Kha có vẻ ngần ngại:

– Ân Bình ... cậu nhận giùm mình nhé, mình muốn gởi trước chi phí thuốc men cho việc từ nay cậu đến khám điều trị cho cô ấy.

Ân Bình suýt sặc vì những lời thật tình của thằng bạn thân, Bình hắng giọng.

– Ông đừng có vô vẩn, tại sao tôi lại nhận tiền của ông hả? Ông tưởng tôi cứ khám bệnh là phải cần tiền sao?

Kha nhăn mặt, giải thích:

– Cậu hiểu sai thành ý của tôi rồi, Bình ạ!

Ân Bình cười:

– Sao mà khang hiểu, chẳng những cậu mà cả cô gái đó nữa. Diệu Hằng là một cô gái nghèo nhưng giàu lòng tự trọng và tính tình lại cứng cỏi. Cậu nên nghĩ cách nào để giúp cho cô ấy kìa.

– Cậu biết nhiều về Hằng?

Bình gật:

– Chút chút, nhưng cũng đủ để tôi nêu nhận xét vừa rồi.

Dùng chiếc muỗng gõ gõ lên thành ly, Ân Bình khẽ huýt sáo theo giọng ca khúc "Bạn tôi" ... thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị, thằng làm quán cơm tối về một gói mì tôm ..." Giọng Bình hơi bùi ngùi:

– Cuộc sống của những sinh viên xa nhà và tự lập, đa phần là như vậy đấy, cho nên dù không là ''thằng" mà cả "cô" cũng như thế đấy.

– Thế bầy giờ Diệu Hằng không còn là gia sư cho mấy đứa trẻ con chú Nghiệm nữa à.

– Hình như không.

– Lý do?

– Thật tình tao cũng không có hỏi:

– Hải là bạn học, chắc Hải biết hoàn cảnh gia đình Hằng chứ?

Nói xong Kha nhận ra đây có vẻ là sự tò mò hơn là quan tâm, nếu mà Diệu Hằng biết được cuộc nói chuyện của ba người đàn ông này chắc là phải giận lắm.

– Tất bật đi làm thêm thì đúng là có khó khăn rồi ... còn những chuyện riêng tư không cần phải biết Kha ạ. - Bình nói thay Hải.

Hoàng Kha có vẻ trầm ngâm, khiến cho bầu không khí trở nên thinh lặng.

Anh đang suy nghĩ cách để giúp đỡ Diệu Hằng, nhưng làm sao để cô ta không tự ái, không từ chối. Cuối cùng Kha thân thiện vỗ lên vai Hải:

– Mọi việc đành phải nhờ Hải giúp đỡ.

Hải cười:

– Tôi sẵn sàng vì Diệu Hằng là bạn học của tôi mà.

– Bạn hoc hay bạn gái? - Ân Bình đùa.

Hải nhăn nhó:

– Em chỉ là chàng Trương Chi xấu xí nên chẳng bao giờ dám mơ.

Hoàng Kha lấy trong bóp ra mấy tờ đô la nhét vào tay Hải, căn dặn:

– Hải cầm lấy số tiền này để lo thang thuốc và bồi dưỡng cho Diệu Hằng giùm tôi, cậu đừng để cho cô ấy biết việc này, nếu không cô ấy trách cứ cậu nghe hết đấy nhé ... mong cậu hãy hiểu đây là một chút thành ý của tôi khi hiểu sơ về hoàn cảnh của Diệu Hằng, chớ không phải có ý bồi thường. Cậu làm sao để cô ấy đừng tự ái, trước tiên hãy giải quyết chiếc xe đạp để cô ấy có phương tiện để đi lại.

Hải ngần ngừ nhưng thấy ánh mắt nhiệt tình của Kha, cái nhìn khích lệ của Bình, anh đành cầm lấy giọng nửa đùa:

– Em không biết có uốn nổi ba tấc lưỡi không? Biết em nhận tiền của anh, chắc em bị cổ chửi tắt bếp quá.

– Bếp bật mới sợ bỏng, tắt bếp ... không sao đâu Hải ạ! - Ân Bình chọc.

Ba người đàn ông bắt tay nhau. Hình như bên ly cà phê và khói thuốc thì những người đàn ông dễ gần gũi và tâm đắc với nhau hơn ...

Hoàng Kha giảm ga, anh cho xe chạy thật chậm, Loan Anh ngồi sau lên tiếng cằn nhằn:

– Hoàng Kha! Anh quên là em thích "cảm giác tốc độ" sao? Chúng mình ra xa lộ đi anh:

– Dạo chơi mà em đòi lao xe tốc độ như đua, thì sao tìm được hứng thú với thiên nhiên.

– Em chỉ muốn tìm sự hưng phấn.

Hoàng Kha nhăn mày, nhưng có lẽ Loan Anh không nhìn thấy, cô nàng tiếp tục nói:

– Từ bữa đãi tiệc đến nay, em thấy anh như người mất hồn vậy. Kha à, anh vẫn còn giận về việc em và ba mạ đã tổ chức buổi sinh nhật ấy sao?

– Bất ngờ cũng có, giận cũng có, nhưng dù gì cũng đã xảy ra rồi ... anh không để ý tới nữa.

– Vậy sao anh lánh mặt em? Em gọi điện thoại bao nhiêu lần, anh cứ tắt máy là sao?

– Loan Anh à, em hãy thông cảm, anh đang bắt tay vào thành lập công ty nên quá nhiều công việc.

Áp má vào lưng Hoàng Kha, Loan Anh nghe lòng mình dâng lên một sự rạo rực và khát khao, vốn là tuýp người theo lối sống hiện đại, tuy không đến nỗi là buông thả hay phóng túng, nhưng chất mạnh mẽ, chất đàn ông ở Hoàng Kha đã làm Loan Anh đắm say mê mệt, cô chỉ muốn làm sao để bộc lộ, để Kha cũng cảm nhận được sự quyến rũ ở cô ...

– Nhưng anh mới về đâu cần phải vội vã vậy:

Kha cười:

– Công việc của anh, em không có hiểu được đâu!

Loan Anh phụng phịu:

– Lại công việc! Em cấm anh, từ giờ đi chơi với em thì không được nói vẻ công việc nữa đó nghe.

– Thôi được, giờ đi đâu?

– Vũ trường.

Hoàng Kha nhăn mặt:

– Em không chán sao Loan Anh?

Giọng Loan Anh thích chí:

– Nơi đó mới đúng nghĩa là "thiên đường của tuổi trẻ - thiên đường của tình yêu". Sao có thể chán được hả anh yêu?

– Thú thật anh lại rất chán khung cảnh nhảy nhót - xô bồ ấy. Anh thích sự yên tịnh.

Loan Anh xì dài:

– Trong mắt em, anh là một chàng Việt kiều sành điệu, chớ không phải là một ông cụ non đâu nhé!

Hoàng Kha khẽ cười:

– Nhưng nhờ bản chất, anh đã là cụ non rồi thì sao?

– Em sẽ thay đổi bản chất lại cho anh.

– "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Loan Anh quên điều đó rồi à? Thôi bản tính anh thế nào thì để thế ấy đi em gái ạ!

– Hả? - Loan Anh cáu kỉnh:

– Em không thích hai từ em gái đó, và cũng không muốn có người anh trai nào cả. Anh có hiểu không?

Một cơn gió thoảng qua, mùi nước hoa xộc vào mũi Hoàng Kha, Loan Anh vẫn tựa má vào lưng chàng, nhưng Kha vẫn phớt tỉnh, anh không biết làm thế nào để vạch hàng rào ranh giới khi trái tim trong lòng không chứa hình bóng Loan Anh. Nhưng khổ nỗi ông bà Thành Thái lại cứ đẩy anh đi vào một cơn đường vạch sẵn, khiến Kha cứ phải đắn đo.

Hoàng Kha nhẹ cười, anh cố khơi lại quá khứ:

– Anh nhớ không lầm thì ngày xưa Loan Anh đã phòng hai từ "anh trai" đó cho anh để lúc nào cũng vòi vĩnh, mè nheo, thậm chí là để tạo thêm uy thế của mình trước mọi người nữa.

– Ngày xưa khác! Bây giờ khác! Xa lắc xa lơ rồi.

Hoàng Kha cãi lại:

– Cũng mới mấy năm thôi, từ ngày anh đi du học, chớ đâu phải là cái thời bé thơ mà em cho là xa lắc xa lơ.

Loan Anh mím môi, nàng rất tiếc cho sự ngu ngốc đó. Chính nàng đã từng nghĩ Hoàng Kha như một người anh trai gương mẫu, đứng đắn, đàng hoàng trong phong cách, và cũng do nàng đã phong cho anh danh hiệu đó chứ đâu?

Nàng đỏng đảnh nên lúc nào cũng chỉ mong được anh bảo vệ, anh chiều chuộng, chỉ bắt đầu từ mấy tháng nay thôi, trước khi anh về nước, nàng đã nhận được thư cùng mấy tấm hình của anh chụp ... thì nàng bỗng rạo rực với những xúc cảm khác thường. Hơn lúc nào hết nàng đã nhận ra anh chính là mẫu người yêu lý tưởng cho các cô gái hiện nay nữa chứ đừng nói chi đến nàng. Một con người như anh, bảo sao nàng không thần tượng được. Vì vậy hôm đón anh ở phi trường nàng đã ôm anh trong sự xúc động lẫn hồi hộp, và nâng không ngần ngại trước chỗ đông người đã hôn anh một nụ hôn thắm thiết và đầy say đắm, hoàn toàn không xuất phát từ nghĩa anh em. Loan Anh muốn Hoàng Kha phải biết điều đó. Nàng nói ngay:

– Mỗi một ngày trôi qua là đã có một sự thay đổi rồi! Huống hồ gì đã bảy tám năm lận, không lẽ anh cứ nghĩ em là một cô bé hoài sao? Báo cho anh biết em đã yêu rồi đó nghe.

Chữ ''yêu" Loan Anh cố tình kéo dài giọng ra. Hoàng Kha vẫn vô tình:

– Em đã yêu thì anh không hề lấy làm lạ chút nào. Bởi vì một cô gái cực kỳ xinh đẹp và thông minh như em hả ... nếu chưa yêu mới là vấn đề lạ đúng không nào cô nhỏ?

– Anh không hỏi người yêu của em là ai sao?

Buông giọng cười khá tự nhiên, Hoàng Kha nói vui vẻ:

– Ô, anh nghĩ không cần phải thắc mắc làm chi! “vì em gái tất sẽ phải dẫn anh chàng người yêu của mình đến để trình diện với ông anh này rồi phải không”?

Loan Anh sụ mặt và ấm ức vô cùng trước thái độ tỉnh tuồng của Hoàng Kha, anh đã cố tình hiểu sai lệch những điều Loan Anh nói, cả dụng ý của buổi tiệc mà gia đình cô đã tổ chức. Thế nghĩa là sao? Phải chăng anh đã có người yêu nơi đất khách? Loan Anh đột ngột hỏi:

– Anh nhận thấy em đã lớn thực sự rồi phải không?

– Ừ! Kha mau mắn.

– Và em xinh đẹp nữa, đúngkhông?

– Tất nhiên, vì họa chăng có người mù mới không nhận thấy điều đó:

Giọng Loan Anh êm đềm:

– Vậy thì em có thể là người yêu của anh được chứ?

Loan Anh nói và vòng tay ôm eo Hoàng Kha càng khít chật hơn. Hoàng Kha không muốn để sự lập lờ nên đã nói thẳng:

– Loan Anh à, em hãy hiểu cho anh. Anh không muốn em ngộ nhận tình cảm này, anh không thể xem em là người yêu ...vì ...

– Anh đã có người yêu rồi chứ gì? Em muốn biết cô gái đó là ai? Cô ta hơn em ở điểm gì. Nói cho em biết đi Kha! Chỉ cần em biết mình thua sút với cô ta, em sẽ tự nguyện rút lui. Còn không? Nói cho anh biết nhé, em sẽ không dễ dàng để mất anh, để anh rơi vào tay cô gái khác đâu.

Kha vẫn giả vờ tỉnh giọng:

– Nè! Em tưởng tượng ra anh thế nào mà lúc thì để "mất" đi? Lúc lại "rơi" đi chứ hả? Anh Kha của em vẫn sờ sờ và mãi là người anh lý tưởng của em cơ mà Loan Anh cười nhạt:

Anh nhầm rồi, ngườì ta nói người yêu lý tường chớ chẳng ai nói người anh của mình lý tưởng đâu. Anh đừng nói cái "ngày xưa lên năm lên ba, tuổi thơ như bông như hoa" ấy vói em nữa. Em không nghe đâu.

– Thôi được, anh sẽ không nói nữa.

Hoàng Kha im lặng, Loan Anh chột dạ, cô nhỏ nhẹ:

– Anh giận em đấy à?

– Khờ quá! Sao anh lại giận em chứ.

Loan Anh được dịp mè nheo trở lại:

– Thế sao anh im lặng em đang rất muốn biết về người bạn gái của anh, cô ta có về cùng anh không?

– Đừng có chất vấn nữa, anh chẳng có cô bạn gái, cô người yêu nào cùng về cả. Thú thật là anh đang có cảm gioác lạc lõng sau những năm dài du học trở về đây nữa kìa! Bạn bè mỗi đứa một phương với một cuộc sống riêng. May là anh còn địa chỉ để liên lạc với Ân Bình. Loan Anh biết không? Cũng nhờ thằng bạn làm bác sĩ này đã giúp anh đỡ phải áy náy với Diệu Hằng.

– Hả? Loan Anh mở to đôi mắt ngạc nhiên. Nhưng Kha không thấy điều đó vì cô đang ngồi sau lưng anh.

Còn Kha vẫn thản nhiên nói tiếp:

– Diệu Hằng bị sai khớp, bong gân rồi cảm sốt, anh đến chỗ cô ấy mới phát hiện nên nhờ Ân Bình đến để khám điều trị, dù gì một phần nguyên nhân cũng do ở anh.

– Ra là vậy! Loan Anh nói móc:

Anh quan tâm hay để ý con nhỏ nhà quê đó hỡ?

– Em có vẻ ác ý với cô gái đó?

Loan Anh không trả lời câu hỏi, cô nhấn giọng nói:

– Anh có muốn biết về gia thế của con nhỏ đó không? E rằng anh sẽ không dám nghe nữa là nói đến để ý:

– Nghiêm trọng vậy sao?

Loan Anh đắc thắng:

– Nó là con nhỏ mồ côi, à không! Loan Anh dài giọng chữa lại:

– Chỉ mồ côi cha thôi, còn mẹ nó nghe đâu cuộc sống kiếm tiền, ham mê vật chất đã bỏ chồng, bỏ con để đi theo tiếng gọi tình yêu muộn màng, nên cha nó đau buồn, tức tối, sinh bệnh mà chết. Diệu Hằng sống với bà nội, và nó đã trôi dạt vào đất Sài Gòn để mưu cầu danh lợi. Trước khi làm ở nhà hàng Nhất Dạ Vương, nó chẳng khác nào những người bán hàng rong trên đường phố, quần áo đầu tóc luộm thuộm ... bảo đảm anh có "cán" nhầm cũng không “xúc động ... đậy” nổi.

Hoàng Kha thoáng rùng mình, chỉ cần nghe giọng nói miệt thị ấy của Loan Anh, Kha cũng đoán ra ngay gương mặt đang đanh lại và thâm độc của cô.

Hoàng Kha chợt nghe cô cái gì đó rất nặng nề, rất khó chịu trong lòng. Anh đổi giọng:

– Anh đã làm em quên được ý định đến vũ trường rồi phải không? Bây giờ mình đi ăn nhé, ưu tiên cho em là người hướng dẫn đó Anh đang đói.

Loan Anh cụt ngủn:

– Còn em no muốn cành hông.

Dõi mắt trên trần nhà Diệu Hằng chẳng thấy gì ngoài những con thằn lằn đang thong thong bò qua bò lại. Diệu Hằng nhổm người, cô bỗng lo sợ nếu như lúc này mà có một con thằn lằn nó rớt xuống chắc cô chết mất. Ai cũng bảo cô gai gốc, mạnh bạo nhưng chẳng hiểu sao với một con vật nhỏ bé đó thì cô lại sợ chết đi được:

Cứ nghĩ đến thân hình mềm mềm đó chạm vào người là Diệu Hằng đã khiếp rồi. Hà Lan đi học, buổi trưa nay sao Diệu Hằng thấy dài quá May sao có tiếng xe honda ngừng trước nhà Hằng đoán có lẽ Ân Bình đến khám bệnh, nên cô không khách sáo, chưa kịp ngồi dậy cô đã nghe:

– Diệu Hằng ơi!

Nhận ra giọng Hoàng Kha chứ không phải Ân Bình, Diệu Hằng nhíu mày, cô chẳng muốn tiếp anh ta nếu như anh đi một mình. Diệu Hằng ngồi bật dậy, vừa lúc hai con thằn, lằn đang cắn nhau thế nào mà chúng rớt xuống chỗ nằm của Diệu Hằng. Hình như có một con đã bị đứt đuôi:

– Á ... á ... -Hoảng hồn Diệu Hằng hét lên thất thanh.

– Hằng ... Hằng à! Cô làm sao thế?

Hoàng Kha không còn ngân ngại khi chưa có tiếng mời gọi của chủ nhân, cũng như phải chần chừ trước phòng ngủ của người khác nữa, mà anh lao vào ngay.

– Ối ghê, ghê quá! - Diệu Hằng lại kêu lên và vụt ôm chầm lấy Hoàng Kha,- khuôn mặt cô tái nhợt.

Bát ngờ nhưng Kha cũng ôm siết lấy cô, anh vỗ nhẹ lên bờ vai cô, dịu giọng:

– Diệu Hằng nằm mơ có phải không? Vẫn còn sết cao nên dễ bị mộng mị, mê sảng lắm.

Diệu Hằng vội buông Hoàng Kha ra, khi nhận ra cử chỉ vừa rồi của mình, cô nói gượng.

– Xin lỗi! Chỉ tại con thằn lằn rớt trúng:

Hoàng Kha suýt cười vì lời thú nhận của cô, nhưng anh kịp nhìn thấy cái đuôi con thằn lằn bị đứt đang ngo ngoe trên tóc Diệu Hằng, anh vội đưa tay ...

– Hoàng Kha? Anh ... anh định làm gì vậy? Mong anh nghiêm chỉnh, đừng thấy tôi mất bình tĩnh tí xíu mà lợi dụng ...

Vừa bất ngờ, vừa ngượng bởi ý nghĩ mà Diệu Hằng gán ghép cho. Mặt Hoàng Kha đanh lại, và anh cất giọng lạnh lùng:

– Diệu Hằng! Cô tưởng mình là ai hả? Tiên nga giáng thế ư? Cô nghĩ mình có sắc đẹp hay là sức quyến rũ vậy. Tôi chỉ định nhặt chiếc đuôi con thằn lằn trên tóc cô kìa ... chớ tôi mà đi lợi dụng những việc ...

– Cái gì nó trên tóc hả?

Diệu Hằng hốt hoảng nên không chờ Hoàng Kha nói hết câu, cô đã giãy lên khiến cho chiếc đuôi lẩy quẩy và lọt và trong lớp áo, cảm giác nhột nhạt đã làm Hằng nhận ra điều đó. Mặt cô biến sắc thấy rõ, nhưng Hoàng Kha hỏi thêm:

– Giờ tự cô nhặt nó ra khỏi người đi. Tôi không muốn mang tiếng là người lợi dụng đâu.

Sự sợ bãi làm Diệu Hằng bật khóc, nhất là chiếc đuôi vẫn còn dính trong lớp áo để tăng thêm cảm giảc nhột nhạt khắp cơ thể cô, môi cô lấp bấp mà không thốt nổi lời năn ni với Hoàng Kha, gương mặt xanh càng lúc càng tái mét và bất ngờ Diệu Hằng xỉu xuống. Hoàng Kha bây giờ mới cảm nhận tai hại của sự vô tình do anh gây ra, cô sợ đến nỗi chết điếng như thế này? Kha vội bế xốc cô lên, và anh cũng không ngần ngại hay chần chừ khi thò bàn tay vào trong lớp áo để lấy cái đuôi con thằn lằn ra. Kha quỳ xuống giường nắm bàn tay hãy còn run rẩy của Diệu Hằng áp lên má, giọng năn nỉ:

– Hằng à, hãy mở mắt ra đi! Tôi xin cô đừng giận.

Diệu Hằng vẫn nhắm nghiền mắt, rồi cô bỗng òa khóc tức tửi:

– Anh ác lắm, anh cô biết là chỉ trông thấy chúng là tôi đã sợ cuống lên rồi, chứ nói chi đến việc chúng bò lên người ... híc ... híc ...

Vừa tức cười, nhưng Kha cũng tội nghiệp cho cô vô cùng, chỉ là một sinh vật nhỏ bé, mà lại là cái đuôi hoàn toàn không có tính chất tác hại hay nguy hiểm gì cả. Vậy mà đã làm cô ấy thất kinh hồn vía như vậy, cũng nữ tính đấy chứ.

– Tôi không nghĩ là cô có thể sợ đến như vậy. Hơn nữa cũng tại do cô nói năng hồ đồ, may là chỉ có cái đuôi, nếu mà nguyên con không biết cô sẽ thế nào nữa.

Nín khóc, Diệu Hằng trả lời ương bướng như chưa xảy ra sự việc:

– Bất quá xỉu một lát sẽ tỉnh lại.

– Bây giờ thì cô ngang như cua, còn lúc nãy hả, run cũng chẳng khác nào thằn lằn đứt đuôi, kìa cô dòm xem con đứt đuôi đang bò loe ngoe đồ có giống mình không? À, hình như nó đang bò lại chỗ cô để xin lại chiếc đuôi bị đứt đó thì phải.

– Hả? - Quán tính tự nhiên khiến Diệu Hằng quên mất sự cảnh giác, không suy tính, phân biệt câu nói của Hoàng Kha, mà cô chỉ sợ con thằn lằn bò lại thiệt nên lăn đại vào người Hoàng Kha để tránh, và Hoàng Kha cũng nhanh tay trước sự việc bất ngờ đó nên anh đã không để cô phải bị rơi xuống khỏi giường. Lần này anh giữ cô trong vòng tay mình rất lâu và nhìn thật sâu vào mắt cô trong sự bối rối:

– Hoàng Kha! Anh ... anh ...

Diệu Hằng cũng không sao thốt nổi lên lời nào. Toàn thân cô như có dòng điên lạ ....một người con gái đang chờ độ tuổi xuân thì mộng mơ nên khi có những va chạm với người khác phải đã khiến Hằng có cảm giảc lạ. Vòng tay rắn chắc nhưng vô cùng ầm áp, và đôi mắt như có tia lửa đỏ đang đốt cháy cả người Diệu Hằng, để cô thấy mình đang bồng bềnh chơi vơi.

– Em hết sợ rồi chứ?

Tiếng em rất tự nhiên và giọng Kha cũng khá ngọt ngào, Diệu Hằng nhận ra giọng mình cũng ''khá ngoan":

– Dạ! Cám ơn anh đã ...

Giơ một ngón tay lên môi cô, Kha suỵt khẽ:

– Nếu em cám ơn anh thì anh sẽ cám ơn con thằn lằn đấy. Vì nhờ có nó mà anh mới được ôm em trong vòng tay.

Khuôn mặt Diệu Hằng màu xanh đã biến mất, bây giờ chỉ còn một màu đỏ, màu đỏ của sự thẹn thùng, Hoàng Kha vẫn đều giọng bên tai cô:

– Đố Hằng biết chứ giờ anh đang muốn điều gì?

Diệu Hằng lắc đầu:

– Ai biết nổi trong cái đầu mờ ám của anh chứ.

– Muốn em chưa hết sợ và ngủ.

– Kỳ vậy? - Hằng la lên.

– Để anh sẽ hôn lên môi mà đánh thức em dậy, nàng công chúa sợ thằn lằn ạ.

Diệu Hằng bối rối, cô đáp lính quýnh:

– Anh đừng có ẩu nghe.

Giọng Kha tỉnh queo:

– Anh chỉ hôn em thôi chớ có làm gì đâu mà ẩu.

– Ê ... a ...

Diệu Hằng không kịp phản đối, thì bờ môi đam mê của chàng đã khóa miệng nàng lại bằng một nụ hôn cuồng nhiệt:

– Diệu Hằng! Em rất là đáng yêu, em có biết rằng anh đã để ý đến em không?

– Không! Em không nghĩ.

Rồi Diệu Hằng cũng sực tỉnh hồn ra khỏi cơn mơ vừa được đắm mình trong dòng suối mát ấy. Lần đầu tiên được hôn và biết hôn, nàng không biết Hoàng Kha nghi gì, nhưng có lẽ với nàng, nụ hôn này quả là ngọt ngào quyến rũ. Cảm giác ấy vẫn còn, nhưng hiện tại bắt nàng thức tỉnh, Diệu Hằng trầm giọng:

– Dù sao em cung cảm ơn anh về những điều bất chợt vừa rồi.

– Anh xin lỗi, anh không cố tình xúc phạm em như vậy đâu. Anh chỉ vì không kềm chế nổi, đừng giận anh nhe Hằng.

♦Hà Lan đưa mắt nhìn về góc trái nhưng vị trí mà Quốc Hải an vị đã trống huơ trống hoác, chứng tỏ hắn ta đã chuồn từ khi nào. Hà Lan lấy làm thắc mắc, cho mãi đến khi kết thúc buổi học, cô cũng chưa có cầu trả lời.

– Hà Lan! Hải đây nè!

Quốc Hải lên tiếng ngay khi nhác trông thấy bóng cô bạn học, Hà Lan tằng hắng:

– Vô duyên! Làm như tui không thấy vậy. Nè, bữa nay bày đặt chuyện gì vậy hả?

Hải tưng tửng cười:

– Đợi Hà Lan không được à?

– Trời trời, tự dưng đợi tui làm gì?

– Rủ Hà Lan đi siêu thị.

– Tôi không rảnh, Hải đi một mình đi.

Quốc Hải nằn nỉ:

– Con trai mà đi siêu thị xách đồ tùm lum quê lắm.

Hà Lan móc họng:

– Thì ra Hải muốn mườn người theo xách đồ.

– Không phảí đâu Hà Lan, ý của Hải là mình cũng không rành lắm trong việc mua sắm, hơn nữa lại là thực phẩm ... con gái vốn nữ công gia chánh nên Hà Lan có thể chọn lựa giùm ...

– Đúng là ba hoa. Nói vậy chứng tỏ Hải chê bọn con gái bây giờ không hề khéo léo nội trợ bếp núc thì có. Bởi vì thực phẩm bây giờ toàn chế biến sấy khô, đóng hộp cả rồi, chi cần mua về là ăn thôi ... đã ngon sẵn rồi cũng đâu cần tốn công chọn lựa gì chứ.

Hải cười cười, bàn tay đưa lên cằm xoa xoa:

– Chọn lựa cho hợp khẩu vị cũng cần lắm chứ Hà Lan.

Hà Lan bĩu môi:

– Vậy thì càng không thể, vì tôi “ăn chay trường” không hợp khẩu vị với Hải đâu. Rõ chưa?

– Ai mà không biết cả năm nay Hà Lan ăn chay để giảm cân chứ.

Lúng túng một giây, Hà Lan giận dỗi:

– Ừ tui ăn chay đó thì sao? Nhưng còn "chai" kia thì để cho Hải ăn đó, ăn đi cho đút cuống họng khỏi mất công kiếm chuyện. Con trai gì mà vô duyên thấy sợ. Hà Lan đùng đùng bỏ đi, Quác Hải cầu hòa:

– Nói giỡn thôi mà giận đữ vậy sao?

– Chế nhạo thì có ...

Hải ngọt giọng đề nghị:

– Tụi mình đi mua một ít đồ ăn tẩm bổ cho Diệu Hằng nghe Hà Lan.

– Nè Quốc Hâi? - Hà Lan truy vấn:

Nói thiệt đi, tôi thấy mấy hôm nay Hải có vẻ quan tâm cho Diệu Hằng quá thì phải.

– Bạn bè quan tâm, chuyện nhỏ thôi mà Hà Lan.

– Nhưng sự quan tâm quà đặc biệt, chắc là chuyện lớn hở?

– Lan không nhớ bác sĩ Bình đã căn dặn cần phải bồi dưỡng thật nhiều cho Diệu Hằng à? Mà Diệu Hằng cô bao giờ chịu lo cho sức khỏe của mình đâu?

Suy nhược cơ thể như vậy mà Hằng vẫn cãi bướng, còn ôm đồm thêm biết bao công việc. Hải cũng vì giúp anh Bình trả ơn Diệu Hằng.

– Diệu Hằng và bác sĩ Ân Bình có gì phải trả ơn.

– Diệu Hằng từng là gia sư cho mấy đứa em con nhà chú.

– Việc đó thì tôi mới biết khi ông bác sĩ đến khám bệnh cho nó. Nhưng chuyện họ thuê gia sư trả lương đàng hoàng, sòng phẳng quá rồi. Còn tình cảm ấy à. Tôi nghe Diệu Hằng nói anh ta có cô bạn gái cùng ngành nghề cơ mà.

– Việc đó xem ra các cô tìm hiểu kỹ hơn tôi. Nhưng Hà Lan cũng biết tính Diệu Hằng rồi đi vì sự hiểu lầm gì đó mà cô ấy tự ái bỏ dạy, cho dù lương ở đó rất hậu hĩnh, cho nên anh Bình làm cách này cũng đúng. Dù sao tụi mình là bạn bè, lo lắng giúp đỡ cho Diệu Hằng cũng là việc khá bình thường, Hằng dễ đón nhận hơn.

Hà Lan gật gù:

– Coi như Hải nói có lý nhưng tôi không bảo đảm sau này Diệu Hằng biết chuyện nó sẽ xử Quốc Hải ra sao đấy nhé?

Hải vui vẻ:- Chi cần tôi không nói, Hà Lan không nói, anh Bình không nói thì Diệu Hằng làm sao biết được.

Hà Lan nguýt:

– Hay quá hén. Nhưng nên nhớ "Giấy thì không có gói được lửa đâu" Cây kim nằm trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" – Chà, khoa xã hội và nhân văn có khác. Mở miệng ra là cả một kho tàng tục ngữ, ca dao. Hà Lan ơi, mai mốt mình đi thi chương trình ''Trúc Xanh" của Đài truyền hình thành Phố đi. Ai chứ, Hà Lan đăng ký ... người ta ấn tượng mà chọn ngay.

– Đồ mắc dịch! Không hiểu sao tôi và Diệu Hằng lại chung nhóm với ông nữa, Hải chuột ạ!

– Tại vì “con chuột” này thích uống sữa "cô gái Hà Lan" đấy.

Hải né cú đấm của Hà Lan, nhưng biết rằng dù anh có đứng yên thì Hà Lan vẫn chẳng đấm trúng bao giờ, và Hải thấy Hà Lan đang cười tủm tỉm. Nụ cười rất ư là con gái nên Hải đứng ngẩn ra.

– Cám ơn Hải và Hà Lan đã lo lắng đầy đủ, chăm sóc chu đáo cho Diệu Hằng cả tuần lễ nay:

Hôm nay Hằng thấy khỏe hẳn rồi, hai người đừng có mua đồ tắm bố cho Hằng nữa.

Nhìn những gói đồ lỉnh kỉnh trong tay hai người bạn? Diệu Hằng đã nói ngay.

Hà Lan nghiêm giọng:

– Mày làm ơn bỏ cái kiểu khách sáo ấy đi cho tao nhờ. Nếu đổi lại là tao, mày có thể để tao nằm chết bẹp dí một chỗ như vậy không?

– Đương nhiên là không.

– Vậy thì đừng nói những tiếng cảm ơn vô nghĩa ấy nữa.

Hải chen vào.

– Phải đó Diệu Hằng, tụi mình bạn học mấy năm nay không lẽ lo cho nhau mà làm Hằng ái ngại vậy sao?

Diệu Hằng thẳng thắn:

– Vì bọn mình đều là sinh viên tay trắng cả. Ai cũng còn sống bám vào gia đình, đâu tạo ra được đồng tiền. Hà Lan chì chiết:

– Mày chê tao và Hải chưa biết tự lặp, hằng tháng còn xòe tay nhận tiền của gia đình chứ gì? Chỉ có mày là đã tự lập, tự kiếm ra đồng tiền có phải không?

Mắt Diệu Hằng đượm buồn:

– Một thân một mình tự bươn chải vào cuộc đời khốn khể lắm, nhưng đâu đã được gì, làm sao tao dám chê khen cái gì chứ. Mày hiểu lầm ý tao rồi Hà Lan:

Hải cười xòa:

– Bạn be đồng cam cộng khổ. Mai mốt Hằng trả lại lo gì?

Hằng cãi:

– Lo chứ! Mai mốt là bao giờ? Một ngày, một tháng hay một năm? Mà Hằng sợ nợ kéo dài lắm.

– Thì Hằng cứ nhận tiền đền bồi của Hoàng Kha là có "vốn" rồi.

Quốc Hải như giả vờ gợi ý.

Diệu Hằng nhăn mặt ngay:

– Hằng đã nói rồi, lỗi ở do Hằng, nếu như tại anh ta tông thật thì chắc Hằng đã thê thảm lắm, chớ không phải như thế này đầu.

Hà Lan cáu kỉnh:

– Chẳng ai dở hơi như mày cả. Người ta xe lớn đương nhiên phải chịu trách nhiệm hơn rồi, vả lại tự gã đề nghị bồi thường chớ có phải mình đòi hỏi đâu mà mày không chịu nhận.

– Nhận hóa ra mình là người lợi dụng cơ hội à?

Hải pha trò:

– Có nghĩa giống như là mình "thừa nước đục thả câu" đó hả?

Hà Lan dí đỏm pha trò:

– Đương nhiên! "Đục nườc béo cò" thôi.

Diệu Hằng phì cười:

– Coi bộ hai người nãy giờ giải hình trúng phóc đó nghen.

Hà Lan la:

Tao chỉ nói sự thật, mày đừng có mà méo mó, đừng không có một thằng cha lạ hoắc mang tiền đến cho mình à? Vì có chuyện cho nên dù ít dù nhiều, dù chuyện bé chuyện lớn, chuyện có hay không gì đi nữa, thì đây là cơ hội để mày lợi dụng. Suy cho cùng sự lợi dụng này hoàn toàn đúng đắn, có căn cứ có cơ sở đàng hoàng mấy quái gì, phải sợ? Hơn nữa thẳng chả là Việt kiều trước sau gì cũng bị mấy con gà móng đỏ moi hết, còn mày phải là con cò béo, không thể là con cò gầy mãi. Mầy đã té ngay đầu xe đó thì coi như chiếc xe đó đã đụng mày rồi thông chưa?

– Mày đúng là lý sự ba đồng.

Hà Lan nghênh mặt:

– Chị Hai mày dạy khôn cho mà không chịu. Bây giờ nhân lúc hắn ta còn đến hỏi thăm sức khỏe thì mày cho ra những điều kiện đại đi, để mai mốt mây bình phục, đi đứng bình thường lại rồi hắn rút binh mày có muốn kiện cũng không biết đi tìm ở đâu đó nhé.

Những lời nói đầy ác ý, không thiện cảm mà Hà Lan dành cho Hoàng Kha, đã khiến Hải bất bình không ít. Tuy chỉ mới tiếp xúc, nhưng Hải tin ở cách nhận xét của mình. Nghĩ thế nên Hải bộc bạch.

– Hai người đừng có ác cảm với người ta như vậy. Tôi thấy anh Hoàng Kha chẳng hề phô trương mình là Việt kiều hay ba hoa khoác lác. Anh ấy chi muốn giúp nhưng tại Hằng cứ từ chối:

– Hằng có quen biết gì đâu, tự nhiên mà giúp chứ.

– Thì trước ... đụng xe, sau quen ấy mà!

– Đúng không Hà Lan?

Hà Lan thở ra:

– Thôi con Hằng nó không muốn dính dáng đến việc đó, thì mình đừng ép nữa. Đến xe mới không chịu thì Hải mang xe của nó đi sửa giùm vậy.

Diệu Hằng vội cản:

– Không cần phiền Hải nhiều vậy đâu. Để đó mai mốt Hằng mang đi sửa.

Giờ có lẽ Hằng cũng chưa cần đi đâu.

Hà Lan thẳng thừng:

– Chưa cần đi hay chưa có tiền? Mày làm ơn đừng có né tránh sự việc nữa có được không Hằng?

Hải nhanh nhảu:

– Phải đó Diệu Hằng! Coi như tôi cho Hằng mướn trước đó. Thế nhé, giờ tôi sẽ mang xe đi sửa, chứ không mấy ngày tới Hằng lấy xe đâu mà đi.

– Ừ! – Hằng vẫn tỏ ra ái ngại.

– Bây giờ Hải về nhá, không làm phiền hai bạn nữa.

Quốc Hải đứng dậy, anh chàng kín đáo để trên bàn thuốc của Diệu Hằng, hai hộp thuốc bổ đắt tiền, loại thuốc nhập mà Hoàng Kha mang về. Hải cũng không biết vì sao mình sốt sắng giúp anh ấy giải dây như vậy? Hay một phần vì Diệu Hằng dù cần tiền, nghèo, nhưng tính tự ái, tự trọng, Diệu Hằng nhất định sẽ không nhận tiền của Hoàng Kha đâu. Suy cho cùng Hải đứng ra nhận thế này cũng đâu có gì đáng trách chứ?

Hải cố tìm cách lý giải, để sau này Diệu Hằng sẽ không trách mình.

Hơn một tuần nằm trên giường bệnh, phải trân mình để chịu đựng những mũi kim tiêm vào bắp thịt, phải tiêu thụ ngần ầy số lượng thuốc men và nhất là phải gò bó chiếc chân trong mớ ngải thuốc y học gì đó. Diệu Hằng coi như mình được ghi vào sách kỷ lục rồi. Cô mỉm cười vả thở phào nhẹ nhõm, khêu Hà Lan ngồi dậy, Hằng nói:

– Tao đi làm nha Lan!

Nghe thế, Lan tỉnh ngủ ngay:

– Đi làm?

– Ừ! Tao đến nhà hàng xem sao, đã hơn một tuần nghỉ việc rồi.

Hà Lan tròn mắt:

– Đi bây giờ à? Mày làm thêm buổi tối cơ mà? Vả lại hôm nay là chủ nhật nghỉ luôn cho trọn đi, tối thứ hai rồi hãy đi.

– Nhất Dạ Vương thường đông khách vào chiều thứ bảy và chủ nhật mày biết rồi mà.

– Nhưng bây giờ đã đến giờ đâu mà đi sớm.

Diệu Hằng ôn tồn:

– Đã nói rối, tao đến để "nắm bắt tình hình" lại thôi, tao cũng chỉ mới vào làm, hãy còn nhiều bỡ ngỡ, lóng ngóng ... chưa gì lại nghĩ ngang một lèo, cũng gầy xáo trộn không ít đó.

– Mày cứ lo xa! - Hà Lan cằn nhằn:- Công việc mình sao thì mình làm vậy, lo sợ nỗi gì.

Diệu Hằng đã thay đồ, nên cô đi ngay. Hà Lan vẫn càm ràm:

– Ai mà đi đầu ngoài trời nắng chang chang thế này. Đúng giờ ngọ, mới nói mày khùng thiệt.

Cười nụ, Hằng đáp:

– Đi giờ này mới linh nhỏ ạ!

Đạp xe trên đường, Diệu Hằng mới nhận ra mình cũng hơi khùng như lời Hà Lan nói. Cái nắng buổi trưa thật là gay gắt, Hằng cố nhanh chân đạp và nghĩ đến công việc ở nhà hàng để quên đi sự nóng bức.

– Chào chú Bảo!

Diệu Hằng lên tiếng chào người quản lý của nhà hàng ông ta nhìn Hằng lom lom rồi mới đáp trả:

– Ừ, cô Hằng ... đi đâu mà ghé đây vậy?

– Cháu đến báo với chú để hôm nay cháu đi làm lại.

Ông Bảo xoa xoa cây viết bíc trong tay vẻ ngập ngừng:

– Công việo của cô đã có người thay thế rồi Diệu Hằng ạ!

– Vậy à, thế cháu được phân công việc gì khác hả chú Bảo?

– Không! Ông Bảo đáp khô khốc.

Diệu Hằng ngạc nhiên lẫn nôn nóng:

– Nghĩa là sao?

– Cô bị đuổi việc.

– Vô lý! Diệu Hằng nông nảy.

Ông Bảo điềm tĩnh:

– Nói đúng h ơn là cô chủ Loan Anh đã cho cô nghỉ việc rồi, cô ấy bảo giải quyết thế này chẳng qua là giúp cô đấy.

– Đạp để bát cơm của người ta mà bảo giúp đỡ à?

Ông Bảo nhẹ cười:

– Cô Anh nói cho cô nghỉ để không phải bị trừ lương, như vậy chẳng giúp cô là gì? Thôi bây giờ không phải lo bồi thường nữa. Cô hãy đi kiếm chỗ khác xin việc đi.

Diệu Hằng năn nỉ:

– Chú Báo à! Chú là người quản lý nhân sự ở đây. Chú giúp cháu với, cháu biết đi xin việc ở đâu chứ. Sinh viên bọn cháu đi làm thêm buổi tối nên chuyện xin việc đâu phải lúc nào cũng dễ dàng.

– Cô Hằng thông cầm. Tôi cũng chỉ là người làm công thôi, có hơn chăng là ở chức vụ. Tôi không giúp được cho cô đâu. Cô Loan! Anh đã dặn vậy rồi.

Ấm ức, Diệu Hằng cãi:

– Loan Anh không thể xử sự ích kỷ và cá nhân như vậy được chú Bảo à, cháu sẽ gặp ông chủ nhà hàng.

Ông quản lý lắc đầu:

– Vô ích! Cô chủ là con gái rượu của ông chủ. Trong tương lai tất cả các nhà hàng là do cổ quản lý, điều động đấy ông chủ giao quyền hành cho con gái mình rồi, cô gặp ổng cũng không có giải quyết được đâu ...

Thấy không năn nỉ ông quản lý được, chán nản, buồn bã, Diệu Hằng đành đi về mà trong làng thầm tức tối Loan Anh. Nắng như để lửa, Diệu Hằng lại không muốn và nhà với bộ dạng thất thểu này, cô cứ đạp xe lang thang không biết đi đâu.

Bất ngờ một chiếc xe từ sau vượt lên và ép sát vào cô Diệu Hằng giật mình chưa kịp thắng xe, đã nghe tiếng gọi:

– Diệu Hằng! Đi đâu vậy hả?

– Anh Bình, vậy mà làm Hằng hết hồn, cứ tưởng mình bị ....

Ân Bình cười cắt lời Hằng:

– Tưởng bị trấn lột hả cô bé?

Diệu Hằng gượng gạo:

– Tưởng bị xe tông thì có! Chuyện trấn lột thì em không phải sợ .... vì em "vô sản" mà anh.

Ân Bình lảng chuyện khác ngay:

– Nè, mới vừa bình đã muốn được "bái phục" rồi sao?

– Anh nói gì thế - Diệu Hằng ngạc nhiên.

Ân Bình châm chọc:

– Chẳng phải em mới vừa hết bệnh đã muốn thi đấu với ông trời à? Em không thấy các cô gái bây giờ ra đường đều trở thành "điệp viên không ... không thấy" cả sao? Nào nón, nào khẩu trang, nào găng tay trùm che kín mít ... ai như em phơi đầu trần ra đó không khéo dài đổ bệnh nữa cho coi.

Nghe Ân Bình nói, Diệu Hằng mới chợt nhớ, chẳng phải Hằng không có khẩu trang, bao tay hay nón đội như Ân Bình nói, cho dù những thứ đó hơi gò bó với Diệu Hằng và cô cũng rất ít khi sử dụng, nhưng những lúc cao điểm như buổi trưa thì Hằng cũng phải chịu phép để che chắn đấy chứ ... Nhưng vì lúc nãy tâm trạng Diệu Hằng đầy chán chường cho nên cô đã quên mất nhũng thứ "bảo hộ" đó trong rổ xe đạp rồi. Diệu Hằng đành cười trừ với Ân Bình vì những lời chỉ trích bình thường ấy.

– Anh Bình yên tâm đi! Em không có làm phiền anh nữa đâu. Em khỏe rồi thì không có gì quật ngã nữa đầu. Bây giờ nếu có vật trâu thì ...

Ân Bình hóm hỉnh:

– Em cũng chết phải không?

Ân Bình đùa và trêu chọc nên Diệu Hằng vui vẻ góp luôn:

– Đương nhiên! Vì nếu có con trâu chết thì chắc phải là con trâu bằng đất sét anh Bình nhỉ?

– Nãy giờ vẫn chưa trả lời cho anh biết em đi đâu gì đã trưa nắng chang chang như thiêu đốt thế này?

– Em còn không biết mình đi đâu nữa đây nè.

– Ê nhỏi - Ân Bình giọng kẻ cả:- Đừng nói với anh là mình muốn đi tìm sự thi vị của cái nắng thiêu đốt, xem như thế nào đấy nhé?

– Anh Bình làm như em là nhà văn nhà thơ vậy đó. Em làm gì có cảm hứng bất chợt đó chứ.

– Sinh viên khoa xã hại và nhân văn các cô cũng lãng mạn và văn chương lắm đó nghe.

Hằng nhẹ giọng:

– Trừ em! Em khô khan và cứng ngắt hà. Còn anh! Đi đâu thế? Chẳng lẽ anh hẹn chị Tâm ý giờ này hả?

Ân Bình tỉnh bơ:

– Anh đâu có điên mà đem người yêu mình ra phơi nắng chứ, còn đâu dung nhan xinh đẹp của người ta.

Diệu Hằng bĩu môi:

– Em thấy mấy người đàn ông yêu nhau thì chiều chuộng như vậy đấy, chớ khi cưới rồi hả ... ở đó mà có thời giờ để ý đến sắc đẹp của vợ mình.

– Trời, không để ý tới, để người khác để ý à? Anh không ngu vậy đâu! - Rồi Bình lại dài giọng trêu chọc:

– "Ôi ta buồn ta đi lang thang không biết về đầu ..." không lẽ ...”nào em định nói với anh như vậy sao Diệu Hằng!

Gật đầu Hằng đáp:

– Chẳng những buồn mà em đang chán đời nữa nè. Em bị nghỉ việc rồi anh Bình à!

– Xời! Có vậy mà em lại bi quan, chán chường. Mất chỗ này tìm chỗ khác, lo gì.

– Anh làm như dễ lắm ...

– Yên chí đi, có gì anh giúp cho. Bây giờ có muốn đi theo anh không?

– Đi đâu?

– Anh có nhận bao bọc cho một số trẻ em ở làng SOS, chủ nhật nào anh cũng đến đó cả.

Diệu Hằng nhìn anh hỏi:

– Anh đi một mình à?

Ân Bình cười mũi:

– Tất nhiên! Em không thấy nãy giờ anh sô lô một mình sao.

Diệu Hằng nguýt:

– Ý em muốn hỏi anh cố đến đón chị Tâm ý không chứ bộ?

– Hôm nay thì không có.

– Vậy cho em tháp tùng với anh nha. Dù sao em cũng đang lang thang không có định hướng.

Ân Bình vui vẻ:

– Vậy thì OK ngay! Để anh tìm chỗ gởi xe em, rồi anh em mình đi ... chớ không thể kè kê theo xe em hoài, nhỡ có ai trông thấy bảo anh đang tán tỉnh em thì khổ.

– Xí, rồi chở em anh không ngại à? Đây vậy tí nữa em ôm eo anh khít rịt cho thiên hạ nhầm lẫn, để chị véo bầm đùi anh cho biết.

– May là Tâm Ý biết em, nếu không thì khổ cho anh thật đó, Diệu Hằng nghênh mặt:

– Anh ráng mà lo giữ thân đấy nhé. Mai mốt em về phe chị ý chớ không có về phe anh đâu, em nói trước đó.

– Răng mà em ác rứa Diệu Bằng – Ân Bình ghẹo.

– Quỉ anh nè! Lại còn dám chọc em hén. Hãy đợi đấy.

Nhìn Ân Bình mang chiếc xe đạp của mình vào gởi nhà người quen, Diệu Hằng ngượng vô cùng, cũng may chiếc xe đạp cũ kỹ của cô, kỳ này đã được Quốc Hải mang đi tân trang lại khá là đẹp. Nếu không chắc còn xấu hổ nữa. Bởi vì thời buối văn minh hiện đại này, đường phố đầy ắp các xe honda đủ loại, đủ kiểu dáng mà cô thì quá ư lạc hậu.

Ân Bình như hiểu rõ nội tâm trong lòng cô, anh tỏ ra bình thản và tự nhiên:

– Lên xe nào em gái!

Trong phút chốc, sự chán nãn đã tiêu tan. Đường ra Thủ Đức ít xe cộ, nhiều gió khiến cái nắng oi bức cũng lùi dần ... Diệu Hằng khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành.

D iệu Hằng ngồi xuống trên giường, xung quanh cô là một đống sách báo, Hà Lan vừa lăn qua đụng đã bị cô la oai oái:

– Hà Lan à, mày ngồi dậy phụ kiểm giùm tao đi.

– Mày ác quá Hằng à, để tao ngủ một chút, cứ kêu hoài.

– Ngủ cả tiếng đồng hồ rồi, một chút gì nữa.

Hà Lan tỉnh bơ:

– Chỉ mới bữa nay tao mới ngủ bù, chứ mấy bữa mày bệnh, tao đâu có ngủ trưa bữa nào, có biết không?

Diệu Hằng la:

– Muốn giảm cân mà cứ ngủ trưa hoài, giảm thế nào được.

– Lo gì! Tao vẫn kiêng ăn và tập thể dục.

Hà Lan cười:

– Bảo đảm với mày mai mốt tao cũng nhon như mày cho coi.

Diệu Hằng lè lười:

– Ốm nhom chớ nhon gì, mày đừng có ham.

– Trước đây thì nhon, nhưng nếu mày cứ lo bao đồng như thế này hoài thì quả là "nhom" thật.

Mặt Diệu Hằng xụ xuống:

– Bao đồng ư? Mày nghĩ vậy sao Lan? Hà Lan đã ngồi dậy, cô nàng gục gặc:

– Phải! Từ hôm qua nay tao thấy mày rầu rĩ về chuyện mất việc lẫn kiếm việc đó để làm gì kia chứ. Làm gì mà mày gấp gáp và lo lắng lên vậy chứ.

– Mày không nhớ là tuần sau đã đến ngày tụi mình đi thực tập rồi à.

Hà Lan tỉnh bơ:

– Tất nhiên là nhớ? Vì vậy tao muốn mày hãy thoải mái và tự do trong những ngày này. Sau đợt thực tập vế rồi tính. Lắc đầu, Diệu Hằng buồn bã:

– Thoải mái làm sao được khi chiếc túi rỗng không hả?

Hà Lan nghiêm giọng:

– Thế mày có muốn đầy túi không?

Diệu Hằng đáp bừa cho vui:

– Lưng thôi cũng được rồi, không cần phải đầy.

– Vậy thì bắt anh ta phải đền bồi đi. Mày không làm khổ đễ hắn nhưng hắn thì sao? Tao bảo đảm hắn thông đồng với Loan Anh trong việc cho mày nghỉ đó.

– Tao không cho như vậy.

– Bênh vực hả?

– Nói xàm không hà. Lủc đầu tao đã nói không nhận, bất cẩn là do tao ... tao không thích cái kiêu ăn vạ ấy.

Hà Lan kêu than:

– Mày chẳng những tự ái cao chất ngất mà còn bấc đồng nữa con khỉ ạ.

Diệu Hằng triết lý:

– Tao nhớ có một câu danh ngôn phương Tây viết rằng:

''Tính tự ái nó còn lại một khắc sau khi chúng ta nằm xuống”, còn bây giờ tao đang sống sờ sờ đây mày bảo tao dẹp bỏ tự ái làm sao được.

Hà Lan dài giọng:

– Vậy thì cứ bỏ túi tự ái của mày làm hành trang đi thực tập đi.

Thấy Diệu Hằng xụ mặt, buồn xo, Hà Lan cười cầu hòa:

– Tao nói chơi vui cho mày đừng có căng thẳng vì việc tìm kiếm việc làm mà thôi. Khối sinh viên tốt nghiệp ra trường rồi không tìm được việc nữa là tụi mình chần trong chần ngoài:

Tao chi muốn mày yên tâm đi thực tập cho xong về hãy tính. Vấn đề tiền bạc đừng lo, không lẽ tao không giúp được mày sao?

– Thời gian qua mày đã giúp tao rất nhiều, nhất là những ngày vừa rồi.

Hà Lan cười khẩy:

– Này, tao không chối là mình đã có công, nhưng con của thì Quốc Hải hết đó nghe. Tao đang thắc mắc chẳng biết Hải phải lòng mi không đấy Diệu Hằng.

– Con khùng! Mày đừng có nghi ngờ bậy bạ mà làm vẩn đục tình cảm bạn bè trong sáng của tụi mình đó nghe. Cả tao và mày đều thừa tý nghĩ của Hải mà Hà Lan.

– Nói nhảm, tao đâu biết gì đâu ...

Diệu Hằng lại trải tờ báo ra trước mặt, cô chăm chú vào những mục rao vặt, cần tuyển người mà thôi. Bất thần lúc đó Hoàng Kha lại đến. Diệu Hằng không không đành mặt trước, nên đành phải tiếp anh ta.

Không chào, Diệu Hằng lạnh lùng:

– Tôi đã nói rồi anh đừng đến đây nữa mà Hòang Kha.

– Tại sao? Khi tôi chỉ mang ý định tốt đẹp là đến để thăm sức khỏe Diệu Hằng chứ.

– Nhưng tôi đã khỏe rồi. Hay anh muốn trù tôi phải nằm một chỗ.

Hoàng Kha nhẹ cười:

– Anh đâu ác vậy chứ.

– Xin chào anh Hoàng Kha! - Hà Lan tằng hắng để lên tiếng rồi dài giọng mai mỉa:

– Phải rồi. Đâu ác mà chỉ mới thất đức thôi.

– Hà Lan nói gì nghe ghê vậy.

– Tôi mới nói thì anh cho là ghê, sao các người làm vậy mà không thấy ghê.

– Kìa Hà Lan! Mày nói lung tung gì thế?

Hoàng Kha chưng hửng nhìn hai cô gái trước mặt. Diệu Hằng thì gương mặt kín như bưng, khó ai đoán được trong đầu cô đang nghĩ gì? Vui hay buồn? Còn Hà Lan thì đỏ lựng cả mặt vì tức giận, cô khuynh tay khuynh chân như muốn ăn thua đủ với người đối diện vậy. Hoàng Kha tránh để không bật cười trước bộ dạng của cô bé bự này. Anh nhẹ hỏi:

– Nghe Hà Lan nói, tôi tưởng mình đã làm việc tội lỗi gì rồi. Nhưng quả tình cô nghĩ mãi cũng không ra.

– Anh khỏi nghĩ tôi cũng sẽ nói ra ngay đây:

Diệu Hằng ngăn bạn:

– Lan à, không phải việc của mày, đừng có lung tung nữa có được không?

Hà Lan vẫn cãi:

– Đúng là không phải việc của tao. Nhưng còn nói lung tung thì không, tao biết chắc anh ta đã toạ rập với Lan Anh mà đuổi việc mày đó.

Quay sang Hoàng Kha, Hà Lan lớn giọng.

– Sao tôi nói có phải không anh Hoàng Kha? Anh đã đụng xe hại nó ra nông nổi này, giờ phải thân sơ thất sở nữa đó.

Đôi mày Hoàng Kha cau lại, anh đã ít nhiều hiểu ra nguyên nhân sự nổi giận của cô bé bự. Hoàng Kha dịu giọng:

– Có chuyện gì? Hà Lan từ từ nói cho tôi rõ, sao tự nhiên đùng đùng kết án và luận tội tôi như thế?

– Thì sự việc xảy ra ở nhà hàng thế nào, anh cô mặt, anh rõ hơn tôi mà. Diệu Hằng nó chấp nhận đến chiếc áo trừ lương hàng tuần rồi mà. Sao bây giờ lại đuổi việc nó? Con nhỏ Loan Anh thật là kiêu kì, phách lối. Nó tưởng con ông giám đốc là ngon lắm sao? Tại Diệu Hằng nó cứ ấm ức vì bị nghỉ vô lý, chứ tôi hả, thêm vào mấy chỗ đó.

Diệu Hằng không kịp ngăn cản Hà Lan, để con nhỏ nói huỵch toẹt, nàng có muốn tránh cũng không được, nên cũng tỏ ra cứng cỏi ngay:

– Đúng vậy! Xin anh cũng đừng trách Hà Lan đã nói thẳng ra như vậy, chẳng qua nó cũng vì bức xúc cho tôi, cũng như Loan Anh bức xúc mà cho tôi nghỉ ngang một cách vô lý như vậy.

Hoàng Kha tỏ thái độ khó chịu:

– Nhưng sao lại gắn Loan Anh vào tôi như thế? Tôi và cô thì dính dấp gì?

Diệu Hằng khinh khinh:

– Chuyện đó của anh, anh biết, chẳng lẽ anh không nghe ông Thái và Loan Anh giới thiệu anh là gì với mọi người à? Tôi nhớ lúc đó anh cũng có vẻ hãnh diện lắm mà.

Hoàng Kha cả giận:

– Ai nói tôi hãnh diện chứ? Lắm chuyện!

– Tôi không biết ai lắm chuyện. Nhưng anh thì đã gây phiền phức, rắc rối, tai họa cho con bạn tôi rồi đấy. May là nó không què quặt, tật nguyền nên có thể lặn lội đi tìm chỗ khác:

– Hà Lan à! - Diệu Hằng kêu lên khổ sở.

Còn Hà Lan có lẽ cũng nhận ra sự quá đáng vừa rồi của mình, cô ôm vai bạn nhẹ giọng:

– Xin lỗi mày nha Hằng, chuyện của mày đáng lẽ tao không nên can thiệp quá sâu vào.

– Tao có trách gì mày đâu.

Hà Lan cười:

– Vậy thì tốt. Tao có tí việc phải ra ngoài. Mày tiếp anh ta đi.

Hà Lan đứng lên, cô chào Hoàng Kha và nói:

– Anh ở chơi nói chuyện với con Hằng, còn những lời tôi nói lúc nãy anh nghĩ sao cũng được, để bụng hay bỏ ngoài tai, tùy.

Ai chê dáng người quá khổ, chậm chạp đâu không thấy, chứ Hoàng Kha thấy Hà Lan nhanh nhẹn nữa chứ ... Cô ta nói, Khạ ....chưa kịp phản ứng, ừ hữ là cô ta đã thoát ra khỏi cánh cửa rồi.

Diệu Hằng vẫn giữ khuôn mặt lạnh lùng, cô nhìn Hoàng Kha nói rắn rỏi:

– Bạn tôi, nói năng có hơi bộp chộp, anh không giận chứ. Nhưng thú thật tôi thấy Loan Anh xử sự như vậy tiểu nhân lắm. Nếu anh là bạn trai, hay vị hôn phu gì của cô ta ...thì ... cũng nên uốn nắn cô ta lại là vừa.

Hoàng Kha so vai:

– Nhưng đáng tiếc tôi không là gì để thể hiện quyền hạn đó, vả lại tôi cũng chẳng bận tâm với những việc vặt vãnh đó đâu.

Diệu Hằng mai mỉa:

– Liên quan đến sự sống của người khác mà anh cho là vặt vãnh? Vô tâm thì có.

Nói xong Diệu Hằng lại nhún vai:

– Tôi không hiểu vì sao anh và anh Bình lại là bạn chí cốt, chí thân được trong khi anh Bình lại có trái tim vĩ đại.

Hoàng Kha bật cười:

– Trái tim vĩ đại. Tôi không nghe lầm chứ? Chẳng hiểu Ân Bình nó tán hưu tán vượn gì mà Diệu Hằng ca tụng nó như vậy. Ngày xưa đi học nó có biệt danh là, “ Trái tim uớp lạnh" đó, cô có biết không?

Diệu Hằng xì dài:

– Xạo! Chỉ việc anh Bình chọn ngành y cũng chứng tỏ anh có trái tim nhân ái rồi. Chứ không phải như những người đầu óc kinh doanh lúc nào cũng tính toán.

Lần này thì Kha cười thật to:

– Nói như Diệu Hằng những người theo học ngành kinh tế thì đều mang trái tim vô cảm và sự tính toán cả sao?

Lúng túng, Diệu Hằng nhận thấy sự sai sót của mình, nhưng lời nói đã lỡ thốt ra rồi, cô đành im lặng.

Hoàng Kha lại hỏi:

– Hằng thấy Ân Bình thế nào?

Tròn mắt ngạc nhiên, song Diệu Hằng ôn tồn đáp:

– Tôi không có gì để phải nhận xét về anh Bình với anh cả.

Nụ cười nửa miệng lại nở trên khóe môi Hoàng Kha, Diệu Hằng thầm nghĩ:

Quái, tại sao anh ta hay cô kiểu cười đó thế nhỉ? Tưởng đẹp lắm sao?

– Nè, tôi hỏi cô nhận xét về Ân Bình chứ không phải về tôi đâu nhé.

Bĩu môi, Diệu Hằng nói ngay.

– Ai nói là tôi đang nhận xét về anh?

– Ánh mắt Diệu Hằng! Chính ánh mắt cô đã nói lên điều đó. Nhưng cũng tốt thôi, vì tôi luôn được nhiều nhận xét tốt, giờ thêm một ý kiến nữa cũng chẳng phải là ngoa.

– Anh cô vẻ tự cao quá đấy!

– Điều đó thì có gì là không tốt?

Không ngờ Diệu Hằng phán gọn:

– Nhưng tôi thì không ưa những người quá tự cao tự đại.

Hoàng Kha vẫn tỉnh tỉnh:

– Vậy sao?

Diệu Hằng chỉ muốn nói khích cho anh ta nổi giận chơi, nhưng cử chi thản nhiên và vẻ mặt phớt tỉnh của Hoàng Kha làm nàng hơi quê độ nàng lườm dài anh và trợn mắt ngó lên trần nhà.

– Cô không định tìm kiếm con thằn lằn chớ?

– Quì tha ma bắt anh đi.

Sượng sùng, Diệu Hằng đã nghĩ như thế nhưng không ngờ cô đã buột miệng thết lên mất rồi.

Còn Hoàng Kha vẫn tỉnh bơ với nụ cười như giễu cợt:

– "Quỉ tha ma bắt" đi mất thì lấy ai đây để giúp em tiêu diệt con thằn lằn hả?

Lời, nói của anh chẳng khác nào ngọn lửa đang bén gần đến đống rơm, chỉ cần một tí xíu nữa thôi là nó sẽ thiêu rụi tất cả, trong khi nãy giờ Diệu Hằng cũng đang muốn thu mình trong cây rơm mà không dám đến gần lửa. Diệu Hằng nhìn Kha lạnh lùng:

– Anh tưởng chỉ một mình tôi sợ thằn lằn sao? Với con vật mềm mềm đó thì hầu như bọn con gái đều khiếp kinh, nên tôi chẳng có gì phải xấu hổ khi nói mình sợ đâu.

– Vâng! Ân Bình cũng nói rằng Diệu Hằng có dũng khí lắm.

Cô hầm hầm mặt ngay:

– Thì ra các anh cũng thích nói sau lưng người khác quá nhỉ?

– Nói sau lưng mà nói những điều tốt, điều đúng thì không thể gọi là xấu chứ hả?

– Vậy ha! .... Thật là khó tìm những người nói lén mà tốt như anh đó nghen.

– Cảm ơn Diệu Hằng về lời khen tặng ấy.

Biết mình gặp đối thủ, Diệu Hằng lại ngọ nguậy người trong chiếc ghế, nửa như muốn nói gì đó để tống khứ anh đi, nhưng nửa lại muốn giữ chân ạnh lại ôi Diệu Hằng ơi! Mây mâu thuẫn quá. Mày nghĩ gì thế hả?

Khẽ lắc nhẹ đầu, Hằng trấn tĩnh lại mình, và cô trừng mắt nhìn anh như muốn tìm một điểm đáng ghét gi đó trên khuôn mặt anh để cô không phải nghĩ chút chút về về anh.

Nhưng rồi Hằng cũng chợt tá hỏa tam tinh khi nhận ra rằng chính trên gương mặt anh mới là những đặc điểm đầy cá tính.

Tự động cụp mi xuống, Diệu Hằng thở dài và đuổi khéo:

– Anh đến cũng lâu rồi đó Hoàng Kha. Bộ anh chưa định về à?

– Không sao, tôi rảnh mà!

Diệu Hằng trề môi.

– Tôi thất nghiệp nên rảnh rỗi đã đành. Còn anh đa đoan công việc lại đi trốn lánh.

– Sao Hằng biết tôi đa đoan nhiều công việc? Thì ra Hằng cũng quan tâm đến tôi dữ chứ hả?

Diệu Hằng đỏ mặt thiếu điều muốn khóc, nàng đáp bừa:

– Anh thì mặc xác anh! Quái quỉ gì tôi phải quan tâm đến anh chứ.

Giọng Hoàng Kha hơi chùng xuống:

– Xin Hằng đừng cay eú với tôi như vậy. Đôi lúc tôi cứ tự hỏi vì sao lòng tốt của tôi luôn bị Hằng bẻ ngoặc lại. Hằng vui vẻ với Ân Bình, với Hải, nhưng với tôi thì không muốn tiếp chuyện là sao?

– Vì anh là người lạ.

– Trước lạ sau quen mà.

– Hứ! Chuyện vậy mà anh cũng so sánh. Tôi và Hải là bạn học với nhau, còn với Ân Bình hay bên gia đình anh ấy thì tôi là "cô giáo hẳn hoi" thì bảo sao tôi mặt lạnh cho được.

Hoàng Kha gật gù:

– Nói như Diệu Hằng thì những nguyên nhân gì đó cũng sẽ bắt đầu từ nguồn gốc chứ gì?

Thoạt nghe tuy có hơi lạ lắm, nhưng Diệu Hằng gật ngay:

– Tất nhiên!

– Vậy cần gì Hằng phải né tránh tôi.

– Mô có. Anh thấy đó, tôi đang ngồi trước mặt anh đầy nè, anh né gì chớ?

Diệu Hằng phản ứng bằng giọng nói vui vui. Được thế Kha tấn công.

– Thế thì ngóe tay đi! Hãy cho phép tôi đền bù lại những khảon mà Diệu Hằng mắt mát.

Cô giẫy lên:

– Tôi đâu có mất gì?

– Mất việc. Chẳng phải Hằng đang khổ sở vì việc đó? Tôi có thể giữ Hằng ...

đồng ý chứ?

Hằng mỉa mai:

– Tôi còn đang đi học nên không có tham vọng xin việc làm ở các công ty lớn như của anh đâu.

– Điều đó thì cô khỏi lo vì tôi cũng không thể tùy tiện mà tuyển nhân sự trái ngành nghề như thế vào công ty tôi đâu.

Lại kiểu nói khích nói móc, Diệu Hằng nghe mà ấm ức. Cô chưa kịp ở lời, Hoàng Kha đã tiếp:

– Tôi sẽ nói giúp cô với bác Thái. Tôi nghĩ bác ấy sẽ nhận cô trờ lại Nhất Dạ Vương ngay, dù sao đối với vấn để vừa học vừa làm một buổi thì công việc này thích hợp hơn.

– Không cần anh phải vác cái mã của mình ra đây khoe đâu! Đương nhiên tôi biết anh là con rể tương lai, ông ta sẽ nể mặt anh ... Nhưng tôi thì không thích có sự nhờ vả như vậy. Hơn nữa Hà Lan nói cũng đúng, tôi không cần ấm ức cũng như gấp gáp gì để kiếm công việc làm. Tụi tôi cũng sắp đi thực tập rồi, chuyện đó sẽ tính sau vậy.

Hoàng Kha bỗng hỏi:

– Sắp đi thực tập rồi sao? Ở đâu vậy?

– Bọn tôi cũng chưa nắm chắc. Nhưng thông thường là đi về các tỉnh.

Hoàng Kha trầm ngâm, chợt nhiên anh nghe trống vắng khi nghĩ đến những ngày sắp tới Diệu Hằng không cô mặt ở nơi đây.

Nhìn Diệu Hằng ngồi đan xoắn hai bàn tay vào nhau tỏ vẻ muốn kết thức cuộc trò chuyện. Hoàng Kha, đành lịch sự xin phép về. Lòng anh bỗng trống trãi lạ thường.

////// Ra khỏi căn nhà trọ của Diệu Hằng, Hoàng Kha lại lái chiếc Win đi lòng vòng mà chẳng biết vễ đâu, chợt nhớ, anh định đến rủ Ân Bình đi lai rai, cũng đã bảy tám năm rồi anh không có dịp ngồi ở những quán bình dân trên vỉa hè với nhưng dĩa ốc luộc sả, với mấy xị đế gò đen. Lâu nay anh uống toàn bia và rượu ngoại, nên cũng thèm thử hương vị đồng quê vô cùng. Anh gọi điện thoại cho Ân Bình, nhưng hắn lại không có ở nhà. Mất hứng, Kha lại chạy loanh quaun. Nhưng rồi chiếc điện thoại đã không cho anh đi rong. Loan Anh đã gọi đến:

– Anh Kha à!

– Ừ, anh đây.

Giọng Loan Anh trách cứ:

– Nè, nãy giờ anh đi đâu mà lại khóa máy vậy? Có biết em gọi mấy lần mà không được.

Hoàng Kha sực nhớ! Cũng may khi nãy anh gọi cho Ân Bình nên mới mở máy, Kha cười:

Anh xin lỗi nghe.

– Mà anh đang ở đâu vậy?

– Ở ngoài đường.

– Có thiệt không?

Kha nhìn quanh:

– Để anh nói tên đường rồi em xách xé vọt theo nhé.

Loan Anh nũng nịu:

– Hư! Em thèm chạy theo anh làm cái đuôi à. Ngược lại cho có. Đố anh em ở đâu nè.

– Chịu.

– Ở nhà anh.

– Hả? - Hoàng Kha ngạc nhiên.

Loan Anh cười giòn:

– Em quá giang chú Bảo đến, giờ anh và để chở em đi chơi có biết không.

Cho anh năm phút đó, Bye!

"Một kiểu ra lệnh" Kha lâu bàu và khó chịu. Tuy nhiên anh biết mình vẫn phải nghe lời ra lệnh đó mới chết.

...Loan Anh không đợi Kha ở phòng khách, mà cô ngồi hẳn ở trong phòng riêng của anh. Kha vào nhà biết điếu đó, anh đã trách người giúp việc.

– Mai mốt có khách, dì không được tùy tiện cho lên phòng riêng của tôi nghe.

– Tôi biết! Nhưng mà cô Loan Anh với cậu nên tôi không tiện.

– Cái gì mà tiện với không tiện.

– Cô ấy là hôn thê của cậu, tôi làm sao dám cãi.

– Trời ơi? Dì nghe tôi nói hồi nào mà dám tuyên bố vậy chớ.

Dì Năm giúp việc thật thà:

– Cô Loan Anh đã dặn tôi vậy ...

Hoàng Kha xua tay:

– Tôi là chứ mà dì không nghe. Mai mốt chắc ai vô đầy xưng chủ chắc dì cũng giao nhà luôn quá. Thôi được rôi, đi làm gì thì đi làm đi.

Hoàng Kha ngồi xuống ghế, anh nhấn công tắc trên lầu cho Loan Anh, nhưng hình như cô cố tình muốn anh phải lên trên đó.

Còn Loan Anh nghe tiếng xe qua ô cửa sổ cô thấy dì Năm lăng xăng chạy ra mở cửa. Cô tưởng tượng đến thái độ hăm hở của anh khi chạy lên phòng với cô, thế mà khi nghe chuông báo động, cô đành phải "giả điếc" Loan Anh không thèm xuống vì cô biết chắc Kha phải lên thôi. Không ngần ngại Loan Anh nửa nằm, nửa ngồi trên giường Kha với tư thế rất là khêu gợi.

– Loan Anh à?

– Sao anh khaôg đẩy cửa vào đi! Phòng của anh mà chẳng lẽ anh ngại không muốn vào?

Hoàng Kha đáp xuôi:

– Đúng là anh không muốn vào đâu, vì chẳng phải em bảo chờ anh đưa đi đâu đó sao? Nào định đi đâu em gái?

– Hoàng Kha! Anh đừng có giả vờ, bỏ giùm em hai chữ em gái đó đi. Mãi mãi nó không có vị trí đó với chúng ta đâu.

Biết tính nhõng nhẽo của Loan Anh, nếu anh không vào thì nhất định cô ấy cũng không ra đâu. Kha đẩy nhẹ c ánh cửa, mắt anh muốn hoa lên khi thấy Loan Anh qua tư thế đó. Chiếc mim jupe màu củ cà rốt thật là nổi bật, nó đã làm cho căn phòng của anh như lóa sáng rực rỡ.

Kha vờ cười:

– Sao không ở dưới chờ anh? Phòng ngủ của anh bề bộn lắm.

– Ngộ nhỡ em muốn kiểm tra anh thì sao.

Hoàng Kha nhún vai:

– Anh vốn nghiêm túc.

Loan Anh nhanh tay kéo Hoàng Kha ngồi xuống cạnh mình, khi anh vừa toan bước đến chiếc ghế. Loan Anh đã có sự chủ động trước, nên cô nhanh hơn anh. Dù tránh không muốn nhìn nhưng Kha vẫn phải thấy trước mặt anh là một tấm thân tuyệt mỹ. Trong chiếc mini jupe ngắn này, cặp đùi thon thả của Loan Anh như phơi ra, và kìa chiếc áo cổ rộng khoét sâu, Loan Anh lại nửa ngồi nửa nằm khiến cho đôi bờ ngực của cô căng tròn, vun cao và lồ lộ ra. Thái độ của Loan Anh lúc này là sự mời mọc. Nếu như Kha không tự chủ, anh sẽ rơi vào bể trần ngay. Nghĩ thế Kha tảng lờ:

– Lúc nãy nghe giọng em cứ ngỡ như có chuyện gì đó kíp lắm, sao đi chớ?

Loan Anh đang khép mi chờ nụ hôn cuồng nhiệt của chàng, thế nhưng phải nghe câu hỏi ơ hờ đó, nàng phụng mặt:

– Anh làm gì như muốn tống khứ em vậy?

– Đâu có!

Loan Anh cười cười:

– Em đổi ý rồi.

– Là sao?

– Chẳng đi đâu hết. Chúng mình ở nhà, em sẽ "bật mí"' chuyện này cho anh nghe.

"Gay go rồi đây" - Hoàng Kha thầm nghĩ, và anh biết chắc mình sẽ phải dỗ ngọt cô ta thôi, bởi vì Loan Anh vốn chỉ thích được năn nỉ, chiều chuộng, còn anh thì lại chẳng muốn cô nàng ở lì trong phòng anh tí nào.

Kha nhẹ nhàng.

– Em không đề nghị anh đến vũ trường thì anh hoan nghỉnh rồi. Nhưng tiếc là có một quán cà phê rất là hiện đại mới khai trương, phong oách quán ở đấy giống như ở nước ngoài vậy. Anh định rủ em đến đó ...uổng thật ...

Quả nhiên Loan Anh nhổm lên ngay:

– Anh mới về nước chưa được bao lâu sao anh lại rành những chỗ đó vậy chớ?

Giọng Hoàng Kha hồ hởi:

– Dù sao anh cũng sinh ra và lớn lên ở đây kia mà! Coi như anh cũng là thể địa của thành phố vậy. Nếu anh mà không biết gì hết hoa ra anh bị mất gốc à?

Vẻ mặt Loan Anh đầy khó chịu:

– Có phải anh đã đến đó rồi?

– Tất nhiên.

Loan Anh dỗi hờn:

– Anh đi với ai đến đó hở, chắc chắn là anh sẽ không đi một mình bao giờ.

Hoàng Kha nheo nheo mắt:

– Thường những ai vào quán một mình thì đều hay có tâm sự buồn, cô đơn, thất tình v.v ... chẳng hạn, cho nên anh đã chẳng đi một mình.

Loan Anh chồm tới trước mặt Kha, cô gằn giọng:

– Anh dẫn ai vào đó?

Hoàng Kha giả vờ:

– Em làm như anh dẫn theo trẻ con không bằng.

– Không giỡn với anh đó nha. Em hơi nghiêm túc đấy.

Kha cười:

– Thế thì anh cũng trả lời nghiêm túc. Anh đi với mấy người bạn.

– Cụ thể? Bạn anh là ai? Trai hay gái?

– Thế em nói xem Ân Bình và Hải là trai hay gái? Nói thật, anh chả dại gì vướng vào các cô gái để suốt ngày đỏng đánh, mè nheo.

Loan Anh cong môi:

– Em tạm tin anh! Đi với bạn trai thì tốt. Nhưng mà nè, không lẽ anh vẫn còn nhờ Ân Bình theo dõi sức khỏe cho con nhỏ đó nữa sao. Nó có bị gì đâu mà anh chu toàn đến như vậy chứ?

Vừa nó Loan Anh vừa đứng lên, tay vuốt lại nếp áo. Cô không để ý đến cử chỉ của Kha, anh chàng đang thở ra nhẹ nhõm, vì đã kéo được Loan Anh ra khỏi tư thế gợi mời kia. Dù hiểu ý định của gia đình ông Thái, nhưng Kha không cho phép mình nông nổi để có thể đi vào quỹ đạo đó ...

Cả hai cùng đi xuống phòng khách, Kha chợt hỏi:

– Anh không lầm thì trước khi Diệu Hằng vào làm thêm ở Nhất Dạ Vương, thì em và cô ấy đã có sự quen biết nhau?

Loan Anh miệt thị.

– Trời ơi! Em mà quen biết với con nhỏ nhà nghèo đó sao? Anh tưởng em tầm thường vậy à? Xí! Ai mà thêm quen với những người không cùng “đẳng cấp” đó chứ.

Sự thất vọng trên gương mặt. Kha, nhưng chi một thoáng thôi, giọng. ....Kha chùng xuống.

– Mỗi người có một quan niệm sống anh không phê bình. Nhưng anh không muốn em lại vì ỷ thế mà hạ gục người khác.

Loan Anh nghênh mặt:

– Anh nói vậy là sao?

– Chắng lẽ em muốn anh nói ra?

– Em chẳng có gì phải sợ! Anh muốn nói gì cứ nói.

– Được - Kha nghiêm giọng:- Em thật là quá đáng khi buộc Diệu Hằng phải nghĩ việc ngang như vậy.

Loan Anh nhìn sững Kha. Cô quên cả việc ngồi xuống chiếc ghế bọc nhung trong phòng khách. Cô uất ức:

– Anh cũng lại bênh nó.

– Anh không phải trả lời em câu hỏi đó Loan Anh ạ!

Loan Anh ngang ngược:

– Kha à, anh nên nhớ nhà hàng Nhất Dạ Vương do em quản lý, em là chủ cơ mà.

Em thích cho ai nghĩ việc là tùy.

– Em thật là cố chấp và bướng nữa. Anh nhớ hồi xưa em rất ngoan và cũng rất nghe lời anh.

Loan Anh gắt gỏng:

– Nữa! Lại cũng cái từ "ngày xưa lên năm lên ba" chết tiệt đó. Em đã nói rồi, em không thích trong mắt anh, em là con nhỏ khờ dại, nhút nhát.

Rồi Loan Anh thản nhiên bá cô Hoàng Kha, dài giọng:

– Đứng trước biết bao thượng khách, anh đã là con rể của ngài Thành Thái rồi. Vậy anh cũng nên tập làm quen với việc em là vị hôn thê của anh đi Kha ạ.

Lời tuyên bố của Loan Anh làm Kha chới với phải chăng cũng tại do anh?

Anh đã không lên tiếng phản đối khi có cuộc gán ghép này và cũng chính hôm sinh nhật vì không muốn gia đình cô buồn, mất sĩ diện, anh đành đón nhận buổi tiệc đã có một sự sắp đặt đàng hoàng. Để bây giờ ...?

Kha im lặng lấy điếu thuốc ra đốt. Loan Anh lại lên tiếng:

– Diệu Hằng đã nói với anh thế nào? Nó nhờ anh nói với em chứ gì? Thôi được! Loan Anh giọng hách dịch:

– Như anh nói thì có một phần lỗi ở anh nên chân nó mới bị đau mà đi cà nhắc như vậy:

Suy cho cùng chiếc áo dơ đã giặt sạch máy hồi. Sở dĩ em đòi bồi thường cũng là do thấy nó đã nghèo mà có vẻ làm tàng, phách lối thôi. Em cho nó nghĩ là cũng tốt cho nó. Nó sẽ không phải lo chuyện trừ lương. Còn nếu nó muốn tiếp tục làm trở lại thì phải đến năn nỉ em thì em sẽ nói chú Bảo điều động nó vào khâu lau chùi chén bát, sắp đặt khăn trải bàn v.v và v.v ... nói chung là nó chỉ làm những công việc linh tinh ...

Vô tình Loan Anh đã đẩy mình đi khỏi Hoàng Kha khá xa mà cô nào hay biết. Thất vọng lẫn bất mãn, Kha nghiêm giọng:

– Cám ơn nhã ý em dành cho Hằng. Nhưng rất tiếc là cô ta chẳng hề nhớ anh hay có ý muốn đi làm lại gì cả . Em khỏi bận tâm sắp xếp công việc. Nhưng theo anh nghĩ thì dù chạy vạy xin việc ở đâu chăng nữa, cô ấy cũng không được phân công những công việc tạp nhạp đó đâu.

Loan Anh cười phá lên:

– Thế mà nó đã từng làm những công việc tạp nhạp đó rồi đấy anh ạ! Trước khi nó được nhận vào Nhất Dạ Vương, nó cũng đã rửa bát cho quán phở, lau nhà, giặt giũ đồ đạc, giữ em bé, thậm chí là đổ bô cho người bệnh nữa kìa ... may mắn sao mới được làm gia sư, nhưng có lẽ do trình độ nó cao siêu quá nên con cái người ta không tiếp thu nổi mà nó đợc chú Bảo chiếu cố tiếp nhận đó. Em còn đang nghi ngờ mối quan hệ của nó với chú ấy nữa kìa.

– Em nói bậy! - Kha nóng nảy.

– Ô hay! Sao anh lại la em.

– Chớ em không thấy chú Bảo là bậc cha chú sao?

– Nhưng thôi! Sao anh với em lại vô lý vì chuyện của nó chứ? Anh làm em mất hứng thú đi chơi rồi đấy.

"Còn anh cũng đang chán ngấy em đây". Hoàng Kha muốn thốt ra như vậy vô cùng. Nhưng anh chỉ ngồi lặng yên để mặc cho Loan Anh hết làm mình làm mẩy rồi giận dỗi bỏ về ...

///// Gội đầu xong, Diệu Hằng bắt chiếc ghế ra cửa ngồi hong tóc cho mau khô cô không có thói quen là bật quạt máy như Hoàng Kha, nên có lần Hà Lan hỏi, cô đã đùa:

– Tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền.

Không ngờ anh chàng Hải nhiều chuyện xen vào:

– Như vậy là Diệu Hằng không bao giờ tiết kiệm được khoản này khi ở chung với Hà Lan đâu.

– Tại sao?

– Vì mấy người mập mạp thường hay nóng nực nên mở quạt suốt. Hằng làm sao tiết kiệm được.

Hà Lan đốp chát:

– Nè, tôi mập thây kệ tôi, không mắc mớ gì đến mấy người, đừng có kiếm chuyện nhé. Vái trời sau này người yêu của Hải gấp mấy lần tôi cho đáng.

Hải tỉnh bơ:

– Cở như Hà Lan thôi, không dám hơn đâu.

– Đồ con trai đàn bà!

Tức khí Hà Lan chửi Hải, khi ến Diệu Hằng phải một phen cười ngặt nghẽo.

Giờ nghĩ đến Hải, đến Hà Lan, nhưng Diệu Hằng cũng chưa thể cô nhận định gì chính xác. Gần đầy Hải lại tốn nhiều chuyện cho cô khiến cô còn bị Hà Lan truy vấn nữa kìa.

Đan những ngón tay vào trong tóc, Diệu Hằng thả trôi dòng cảm, nghĩ của mình, cô không hay Hoàng Kha đã tắt máy xe, và anh đang lặng ngầm cô, ngắm Diệu Hằng trong tư thế vô tư, hồn nhiên đó, Kha càng khám phá ra rằng cô thuộc tuýp người thoạt nhìn sẽ không thấy đẹp, nhưng càng chiêm ngưỡng lâu, thì mới thấy sự cuốn hút mãnh liệt, khuôn mặt cô có duyên chi lạ, nhất là đôi mắt ... buồn pha lẫn sự thâm trầm rất Huế.

Hoàng Kha hắng nhẹ!

Diệu Hằng giật mình, nhậ n ra sự xuất hiện của anh, cô bắt bẻ:

– Anh đến tại sao không lên tiếng chớ?

– Tiếng xe của tôi còn không gây sự chú ý cho Hằng nữa là tiếng nói nhẹ nhàng của tôi.

Diệu Hằng hừ nhẹ trong mũi, quả tình do cô đang mải mê trong dòng suy nghĩ mà không chú ý xung quanh thì làm sao trách anh ta được.

Hằng lại kiếm chuyện:

– Anh đúng là có thói quen thích đi tìm dấu vết trên gương mặt người khác quá vậy?

Kha cười:

– Hóa ra cô cng có đang ngắm nhìn tôi nên mới nhận ra điều đó. Tức khí Hằng trề nhẹ môi:

– Tôi có ngắm cũng là để kiếm coi điểm bất lịch sự của anh nằm ở chỗ nào mà thôi.

Thản nhiên dắt xe vào, Kha nói:

– Vậy sao? Chĩ cho tôi biết với.

– Nội việc anh cứ đến nhà trọ của tôi hoài cũng đủ bất lịch sự rồi đó Hoàng Kha.

– Trời! Kỳ vậy? Tôi chỉ vì quan tâm đến cô mà bị kết tội bất lịch sự sao?

Diệu Hằng nghiêm nét mặt:

– Phải đó? Anh Kha à, tôi đã nói rồi, tôi hoàn toàn không nuôi ý định bắt chẹt anh để được bồi thường đâu.

Kha tỉnh tỉnh:

– Thì tôi cũng có nói sẽ bồi thường cho cô đâu nè.

– Anh ... anh ... - Diệu Hằng lúng túng. Vâng! Vậy càng hay, mong rằng tờ nay anh đừng cô tới làm phiền tôi nữa. Nói cho anh biết bà chủ nhà trọ này khó lắm. Anh tới lui hoài mất công phiền phức cho tụi tôi.

– Vô lý! Bà ta cho thuê nhà lấy tiền đầy đủ sao vô cớ cấm đoán người ta tiếp xúc bạn bè chứ.

– Vì anh không phải bạn bè.

– Thế tôi là gì nào?

Diệu Hằng nói bừa:

– Kẻ gian.

Hoàng Kha so vai, cười thật tươi:

– Vậy thì không đúng rồi, vì nếu là kẻ gian thì nãy giờ tôi đã hành động khác, chứ không phải đứng đây để nghe cô lải nhải rồi.

– Anh còn chọc tức tôi nữa hả? Anh đúng là không biết điều.

– Chỉ có Hằng mới nhận xét về tôi như vậy, chớ bà chủ nhà trọ còn khen là tôi xử sự như vậy là rất tốt rất đúng kìa.

Diệu Hằng chau mày, cô thoáng nghĩ đến thái độ của bà mấy hôm trước khi nghe cô đề nghị xin khất tiền nhà tháng này ... chờ các cô đi thực tập về Bà không hề kêu ca một tiếng giống như những lần mà các sinh viên nào xin "gia hạn", chẳng lẽ là anh ta? Diệu Hằng chất vấn:

– Anh gặp bà chủ khi nào? Chi vậy? Nhận ra câu nói hớ hênh của mình, Kha vội khỏa lấp:

– Cần thiết phải báo cáo với Hằng sao?

– Ừ đó Diệu Hằng nói bừa rồi cô lại nhìn xoáy vào Hoàng Kha:

– Có phải anh đã trả tiến nhà cho bà ấy rồi phải không?

Hoàng Kha đành thú nhận:

– Xin lỗi Diệu Hằng! Tại vì tôi vô tình nghe được cô. Tôi chỉ muốn cô và Hà Lan an tâm đi thực tập, nhất là cô không phải lo việc tiền nong.

– Anh thật là đáng ghét. Tại sao anh cứ xen vào việc của tôi. Anh muốn ra cao thượng hay cố ý khinh thường tôi? Tôi không muốn ai thương hại mình cả, anh có hiểu không. Với Hà Lan tôi còn sòng phẳng, tôi không cho nó gánh trước tiền nhà tháng này nữa là ... anh lại làm vậy Hà Lan nó cũng không nói cho tôi biết, con nhỏ này đáng giận thật.

Giọng Kha, dịu dàng:

– Hà Lan không biết đâu, đừng trách cô ấy! Tôi biết Diệu Hằng là người tự trọng, nhưng tôi nghĩ việc này cũng không đáng gì đâu Cô ngại không chịu nhận sự giúp đỡ của tôi thì cứ coi như tôi không dính dáng gì ... số tiền đổ bà chủ sẽ hoàn trả lại tôi, Hằng không phải bận tâm.

– Anh làm tôi phải mang ơn thêm một người nữa, thật là chẳng muốn chút nào. Nhưng dù gì anh cũng đă giải quyết vậy rồi, tôi đành chịu và cám ơn cho xong.

– Việc cỏn con như thế, Hằng cần gì phải mang ơn cho mệt.

Diệu Hằng mai mỉa:

– Vâng! Những người như anh quen xài bạc triệu, nói đến bạc tỷ nên những đồng tiền bạc cắc này làm sao có trị giá. Nếu tôi không vô cớ bị nghỉ việc, không chuẩn bị cho đợt thực tập này thì tôi đã không để anh "cười ngạo" trên cái việc cỏn con đó đâu.

Lời trách và ánh mắt đắm chiêu buồn bã của Diệu Hằng, khiến Kha hơi xốn xang. Suy cho cùng, cảnh ngộ của những sinh viên như Diệu Hằng hiện nay không phải là không có hay ít, thậm chí là còn nhiều nữa kìa. Nhưng bất hạnh như trường hợp Diệu Hằng thì quả là hiếm. Khó ai ngờ người dòng dõi gia thất "Tôn nữ" của cô lại có thể gặp nghịch cảnh, để cô phải tự bươn chải giữa dòng đời ...

– Hình như Diệu Hằng thích tạo khoảng cách với tôi là sao?

Bất chợt nghe Hoàng Kha hỏi, Hằng lườm anh và đáp ngay:

– Khoảng cách vốn dĩ đã định không phải tôi tạo ra đâu.

Giọng Hoàng Kha trầm hẳn:

– Hằng không xem anh giống như Ân Bình được sao? Anh thấy Hằng rất thân vả cũng rất ngoan hiền với Ân Bình.

– Anh khác, anh Bình khác.

Kha hóm hỉnh:

– Khác thế nào cơ chứ. Anh và hắn đều là "đàn ông".

Diệu Hằng đỏ mặt:

– Nè, anh không được cà rỡn kiểu đó nha.

Hoàng Kha cảm thấy Diệu Hằng cũng rất dễ thương, chỉ tại cô hay làm ra vẻ bà cụ non dạy đời, lúc nào cũng sừng sộ, xù lên như một con nhím. Chớ bây giờ nhìn gương mặt đang đỏ au e thẹn, bàn tay vân vê những lọn tóc, trông cô có vẻ mềm mại, hiền lành và rất nữ tính ... Kha cười tủm tỉm một mình.

Diệu Hằng ngạc nhiên:

– Bộ mặt tôi đính lọ hả?

– Không! Mặt Hằng đang ửng hồng chẳng khác nào các cô gái Đà Lạt, xinh vô cùng.

Bặm môi nhìn anh, Diệu Hằng không nói. Cô cho rằng anh đang ngạo cô.

– Giận tôi hở?

– Xí, tôi thèm giận.

Kha gật:

– Vâng? Bởi vì chẳng ai dại gì giận khi nhận được lời khen của người khác, đúng không?

Hằng cãi:

– Anh làm như tôi là con nít không bằng, thích được nghe lời phỉnh nịnh, chẳng qua tôi không hơi sức đâu mà giận người dưng.

Hoàng Kha châm chọc:

– Người dưng khác họ càng hay.

– Lãng nhách.

Không để ý đến cái nguýt mắt của cô, anh rủ:

– Tuần tới Hằng đi thực tập rôi, hôm nay tôi muốn mời Hằng một bữa ăn, Hằng nhận lời nhé!

Cô mở to mắt nhìn Kha khẽ giọng:

– Tôi chưa bao giờ nhận một lời mời nào tương tự như vậy anh Kha ạ!

– Vì ngại hay không thích?

– Cả hai.

Nét thất vọng hiện rõ trên gương mặt Hoàng Kha, Diệu Hằng nhận ra điều đó, nên cô bồi luôn:

– Tôi không hiểu vì sao anh lại tốt mà đến rủ tôi đi ăn như vậy. Tôi nghi ngờ anh có ý đồ gì đây?

Hoàng Kha hơi giận, anh cảm thấy cô gái này chẳng đáng tội nghiệp như anh nghĩ đâu. Cô ta cứ vênh vênh tưởng mình là ai mà anh phải hạ mình chứ Kha búng nhẹ ngón tay vẻ xấc xược:

– Chà, cô có vẻ tưởng tượng đấy nhỉ? Nếu tôi đoán không lầm thì cô cho tôi có ý đồ theo đuổi cô chắc. Nếu cô nghĩ điều đó thì lầm rồi, hãy quên ngay đi!

Bữa ăn này là do tôi cám ơn Ân Bình, và hắn bảo rủ cô đến cho vui, thế thôi.

Một đòn phủ đầu quá tàn nhẫn làm Diệu Hằng tức nghẹn, và cô cũng không biết chính cô đang nói ngược tới lòng hay chính Kha cũng đang nói không thật lòng.

– Hoàng Kha! Tôi ghét anh! Tôi ghét anh! Anh về đi!

Diệu Hằng vào nhà, đóng sầm cánh cửa lại ...

– Ai như con Loan Anh kìa! - Hà Lan lay cánh tay Diệu Hằng và nói.

Diệu Hằng tỉnh bơ:

– Kệ nó. Mày chú ý làm gì.

Hà Lan thật tình:

– Không lẽ nó tìm mày ...

– Tìm tao để làm gì?

– Ai biết! Chớ tự dưng nó đứng trước cổng trường mình chi vậy?

Diệu Hằng nghênh mặt:

– Mày rảnh không?

– Chi vậy?

– Đến mà hỏi nó.

Hà Lan nguýt:

– Con khỉ! Mày đừng chạy chối nữa.

Ngạc nhiên, Hằng kêu lên:

– Tao chạy chối ư? Về việc gì?

– Loan Anh đang "kình" với mày.

– Tao biết việc này xảy ra khi kết thúc chương trình hội thi sinh viên thanh lịch toàn thành ... tao chả quan tâm đâu:

Hà Lan hùng hồn:

– Thế thì mày lầm to rồi.

– Sao?

– Một vấn đề nóng bỏng chẳng lẻ mày không nhận ra sao Hằng Diệu Hằng lắc đầu, Hà Lan cười hỏi:

– Mày có công nhận Hoàng Kha là một gã đàn ông rất quyến rũ không.

Diệu Hằng lừ mắt. Nhưng cô cũng phải cho rằng Hà Lan hoàn toàn có lý.

– Vì vậy nên Loan Anh mới ''càng kình, càng là đối thủ với mày".

Diệu Hằng chối biến:

– Mày tường to dễ ngã lòng lắm sao?

Hà Lan đùa:

– Tao chỉ sợ đến một lúc nào đó mày nhận ra thì đã bị anh ta cướp mất hồn rồi.

Diệu Hằng nghiêm giọng:

– Hà Lan! Mày không thấy mấy ngày nay tao giận anh ta đến thế nào không?

Tao rất ghét những người tỏ ra cao thượng, quân tử Hà Lan cười nụ:

– Thú thật so hắn vởi ản Bình, thì tao cũng thích mày với anh Bình hơn, vì anh ấy có vẻ chững chạc, không háo thắng, láu cá, nhưng con nhỏ Loan kênh kiệu, đáng ghét kia thì cứ làm như Hoàng Kha là của nó vậy. Tao thấy mà còn phát ghét, nên tao muốn mày nhân dịp này học tức nó chơi.

Diệu Hằng trợn mắt:

– Ở đâu mày có ý tưởng lạ lùng vậy? Mày biết tao và anh Bình không có gì mà. Anh ấy coi tao như em gái hơn nữa tình yêu cả ảnh và chị Tâm Ý rất sâu đậm.

– Tao chỉ thí dụ thôi mà làm gì lo dữ vậy?

– Còn việc Loan Anh và Hoàng Kha mặc xác họ, làm ơn đừng để tao dính vào.

– Xem ra mày không dính không được, cứ chờ xem mục đích của Loan Anh là biết ngay.

Quả nhiên Loan Anh có dụng ý thật. Cô giả vờ cười duyên dáng, đúng hơn là con nhỏ cố ý khoe khoang hàm răng trắng bóng của mình mà thôi. Giọng Loan Anh cũng khá ư mềm mõng:

– Hằng - La! Lan Anh đứng chờ hai bạn nãy giờ.

Hà Lan nhếch môi:

– Cái này hơi bị lạ.

Loan Anh đế nghị:

– Loan Anh có việc muốn nói nhưng e đứng đây không , tiện. Mình mời hai bạn sang quán nước bên kia đường vậy.

Diệu Hằng thờ ơ:

– Nếu có gì cần nói thì Loan Anh nói đại đi hà tất phải khách sáo.

– Dầu gì mình cũng không mang tiếng chận đường chặn ngõ mấy bạn! - Loan Anh lại dài giọng.

Hà Lan vọt miệng:

– Nói không muốn nhưng cũng đã làm rồi, còn nói chi nữa.

– Nè, nãy giờ Loan Anh này đã lịch sự rồi đấy! Đừng tưởng mình ngon lắm, muốn huỵch toẹt thì con nhỏ này huỵch toẹt thôi.

Hà Lan rụt vai:

– Trời? Chuyển tôngnhanh quá!

Diệu Hằng bấm tay bạn, Loan Anh đã vênh váo nhìn xoáy Diệu Hằng:

♦ – Anh chàng lăng xăng ấy hóa ra cũng được việc nhỉ?

– Được, nhưng có lúc cũng hơi tào lao.

Diệu Hằng lắc đầu, ngẫm nghĩ "con gái kỳ cục thật" và có lẽ cái tính tào lao còn hơn nữa kìa. Nhưng thôi cô không thèm nói ra ý nghĩ của mình, không khéo con nhỏ ngẫu hứng mà nói mình bênh Hải thì khổ.

Cầm cây đàn guitar trên tay, Hoàng Kha gảy phím và cất giọng hát:

" Con gái Sài Gòn ngày xưa rất lụa. Mái tóc buông dài che nữa vầng trăng.

Con gái bây giờ màu da hanh nắng. Con gái bây giờ tóc ngắn, vai thon. Con gái Sài Gòn một thời lãng mạn ...”.

Ân Bình cười to:

– Chẳng thấy cô gái nào lãng mạn cả. Ông thì có đấy Khang ạ.

– Tao mà lãng mạn gì thằng quỉ.

– Giờ này mà cậu còn "nhạc sĩ với cung đàn" mà chẳng chịu là lãng mạn ư?

Sao bao năm rồi, giờ nhận thấy các'' cô gái Sài Gòn thế nào.

– Còn cậu?

– Tớ à? - Ân Bình cười sảng khoái:

Làm sao đám nhận xét khi Tâm Ý cứ kè kê một bên:

– Nè, anh Bình và anh Kha nói xấu gì em đấy?

– Tâm ý đẹp như vậy, ai dám nói xấu chớ. Ân Bình nó chỉ than phiền " Tâm Ý giữ nó kỹ quá.

Tâm Ý nguýt Ân Bình, cô đặt đĩa thức ăn lên bàn rồi nhỏ giọng:

– Hai người lai rai ... em xin phép tham quan khu vườn nhà anh Kha một chút.

– Bọn anh còn nhậu lâu mà, Tâm ý cứ tham quan "mấy chút cũng được.

Tâm Ý nhơẻn cười, cô tung tăng ra vườn. Ân Bình mặt buồn xo:

– Đến nhà mày, Tâm Ý còn dám tự nhiên, chứ mỗi lần về bên nhà tao chơi thì phát rầu.

Đem cây đàn đến máng trên vách, Kha đến tủ lạnh lấy mấy lon bia. Anh cũng không hiểu vì sao bỗng dưng anh ngẫu hứng mà rủ Ân Bình đến nhậu như thế này.

Bặt nắp lon bia trao cho Bình, Kha hỏi:

– Mày và Tâm ý yêu nhau mấy năm rồi mà không đấu tranh được sao?

"Kháng chiến nhất quyết thành công mà lị ...." Uống một hơị bia, Ân Bình tâm sự:

– Nộà chú thím tao cũng rất thích Tâm Ý. Hồi đầu tiên quen nhau là ý rất được lòng mọi người. Nhưng rồi bỗng dưng không hiểu vì sao khi tụi tao định tiến tới hôn nhân thì nội và thím quyết tâm ngăn cản bỡi vì lý do tao đã có vợ hứa hôn.

– Thời đại này rồi mà nội lại khắt khe vậy sao?

– Thế mới chết tao.

– Còn cô gái nọ?

– Có trời mà biết, sống chết hay trôi dạt ở phương trời nào. Nội nói bao giờ có tin chính xác của cô ta tao mới có quyền "bước tới" Mày xem liệu tao và .Tâm Ý sẽ trở thành đôi lão già không?

– Vô lý! - Kha buột miệng.

Ân Bình quật ngay:

– Quả là vô lý, cho nên mày biết không. Trước đây khi Diệu Hằng đến làm gia sư cho mấy nhóc bên nhà, cô rất được mọi người yêu thương, ưu ái ... nhưng khi thấy tao hay trò chuyện với cô ấy thì lại kiếm cách để tách ra.

Kha châm chọc:

– Vì sợ lửa gần rơm dễ bén chứ gì?

♦ Ân Bình xua tay:

– Trong tình yêu tao cũng xác định rất kỹ như khi cầm con dao mổ trên tay vậy.

Bệnh nghề nghiệp rồi đó:

Ân Bình cười vui vẻ. Anh nhìn qua ô cửa sổ, Tâm Ý đang nhởn nhơ bên khóm hoa cúc trắng, trông cô giống như một vị thiên sứ vậy. Ân Bình sung sướng vì dù sao anh cũng có được tình yêu trọn vẹn và đúng đối tượng Tâm Ý cũng tốt bụng, nhiệt tình trong những công tác xã hội, giống như anh vậy. Chỉ có Hoàng Kha là trái khoáy! Ân Bình cho rằng nếu Kha kết hợp với Loan Anh là một sự trái khoáy, Ân Bình quay sang toan nói gì nhưng thấy vẻ mặt đăm chiêu tư lự của Hoàng Kha, anh đành yên lặng. Hình như Kha cũng có tâm sự gì đó. Xem ra mình phải gỡ rối cho nó rồi đây?

Ân Bình nhìn Hoàng Kha tự hỏi ...

///// Hà Lan hét toáng và reo lên khi nhóm của cô có đủ cả Diệu Hằng và Hải, và một điều may mắn hơn là các cô lại về ngay vùng quê ngoại của Hà Lan để sưu tầm văn học dân gian.

Còn Diệu Hằng thì lần đầu tiên được về một vùng quê Nam bộ cô cảm thấy nhiều thích thú, lẫn nôn nao khó tả. Vừa sắp xếp hành trang, Diệu Hằng băn khoăn hỏi:

– Tụi mình cần phải mang gì nhỉ?

– Mang gì? Là mang gì? Hà Lan vờ trêu. Diệu Hằng cù lét cô bạn của mình:

– Ý ta muốn nói quần áo kìa! Liệu những bộ đồ thời trang moden ở thành phố có hợp với miền quê không đó?

Hà Lan nhăn nhó:

– Nói nghe coi mi moden đến cỡ nào mà sợ? Còn nữa! Bộ mi cho rằng người dân nam bộ là ''lúa rặt'' sao? Là con gái phải áo bà ba quần lãnh ư? Tụi mình có gì cứ mang nấy mà mặc ngại gì. Tao không rảnh để băn khoăn điều đó giống mày đâu.

Rồi Hà Lan lại cười bồi thêm:

– Không ấy mây cứ mang theo những bộ bikini ''tắm biển để về tắm sông''.

– Xúi bậy nê! Xúi bậy nè! Diệu Hằng đánh giỡn tới tấp vào tấm thăn bồ tượng của cô bạn.

– Hà Lan, Diệu Hằng ơi! Thu xếp xong chưa?

Quốc Hải đến! Trên vai anh chàng là chiếc ba lô du lịch căng phồng. Quốc Hải nhìn thoáng quanh rồi nhăn nhó:

– Hai cô mang ngần ấy đồ đó ư?

– Có chi mang nấy mà.

– Vậy sao không bê hết “tài sản” đi. Hà Lan ơi! Đã bảo về quê ngoại của cô mà có cần thiết phải mang chăn - màn chiếu - gối không?

Đưa tay chỉ Diệu Hằng, Hà Lan càm ràm:

– Ông hỏi nó kìa! Tôi nói mà nó có chịu đâu.

Diệu Hằng chậm rãi:

– Hằng lo xa thế thôi. Chỉ sợ không được ở chỗ ngoại của nhỏ Lan, chớ nếu biết trước địa điểm thì xách chi cho mệt. Nói thiệt nghe diễn tả vùng Đồng Tháp Mười:

“ muôi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh, Diệu Hằng cũng ơn ớn mang mùng mền theo cho chắc ăn Hải ạ!

Hải ôn tồn:

– Chuẩn bị cũng tốt. Nhưng địa phương sẽ sắp xếp cho ăn cho ở đoàn thực tập đừng lo lắng quá! Mang những thứ vật cần thiết thôi Hằng ạ!

– Hằng hiểu rồi!

– Thấy chưa! Hà Lan chì chiết.

Quốc Hải nhắc nhở:

– Mấy lọ thuốc anh Bình đưa, Diệu Hằng bỏ theo rồi chưa?

– Rồi! Diệu Hằng lại nhăn nhó:

– Nè, ai muốn Hải lấy chi vậy ? Hằng đâu có bệnh gì nữa mà anh ấy kê toa thuốc nhiều vậy chứ?

– Hải đâu biết! Anh Bình dặn thế! Anh bảo sức khỏe Hằng không tốt lắm!

Cần bồi bổ cho nhiều nên có lẽ những loại đó là thuốc bổ thôi.

– Chắc Hằng mở ''đại lý thuốc tây luôn quá?”.

– Có người lo lắng cho còn không chịu! Mi làm như ta ''ganh'' đấy nhé Hằng.

Diệu Hằng liếc Quốc Hải ghẹo:

– Mi cô Hải lo cho kia mà.

– Ê, đừng có điên nghe!

– Yên tâm! Ta rất tỉnh. Nếu điên sẽ không nói thế đâu. Hà Lan véo hong Diệu Hằng đau điếng. Đồng thời cô nàng cũng mắc cỡ đỏ mặt. Quốc Hải tầng lờ, anh phụ các cô mang đồ đạc ra bến xe, họ quyết định đi xe đò thay vì đi xe tốc hành ...

Chiếc xe đò đã rời địa phận thành phố rẻ dần xuống tỉnh Vĩnh Long – Tiền Giang đến ngã ba Trung Lương ...Diệu Hằng vẫn Chăm chú quan sát khung cảnh hai bên đường qua ô cửa xe. Cô hiếu kỳ muốn được tận mắt thắy chiếc cầu Mỹ Thuận nhưng không rõ cô có đi ngang đây không? Đồng Tháp Mười - SaĐéc cũng chỉ là những khái niệm chung chung trong đầu thôi. Hằng hoàn toàn không biết một chút gì về địa danh, địa thể này cả. Quay sang Hà Lan, Diệu Hằng định hỏi điều thắc mắc đó, nhưng con nhỏ đă thoải mái ngủ tự khi nào.

Diệu Hằng làu bàu:

– ''Lúc nào cũng ngủ được bảo sao mà chẳng ú ừ chứ” còn Quốc Hải thì đang nói nói điều gì đó với mấy người bạn trai khác, và họ lại ngồi ở dãy ghế sau cùng. Nên Diệu Hằng đành phải tự mình liên tưởng đến vùng đất này theo tài liệu sách báo vậy Đồng Tháp là một tinh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long ...là một vùng đặc sản đầy triển vọng về hoa quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngàý' Diệu Hằng lại mỉm cười vu vơ vì những ý nghĩ này!

...

– Thật là dễ chịu? Hà Lan thở dài khoan khoái khi cuộc hành trình đã đến nơi.

Quốc Hải cùng anh Minh - trưởng đoàn đến liên hệ gặp chính quyền địa phương và giám đốc nhà Văn Hóa - Thông tin của Tỉnh .Họ rất vui và nhiệt tình giúp đỡ chỗ ăn nghỉ cho đoàn sinh viên thực tập. Hai mươi lăm người được chia thành ba nhóm, và nhóm của Hải cùng Hằng, Lan được đóng đô ở nhà của bà.

Cả Tiên là một người giàu có nhất vùng Sađéc. Đứng trước ngôi nhà ngói ba gian rộng lớn thênh thang, bên ngoài tưởng đã phủ rêu phong, Diệu Hằng bỗng dưng mắt đỏ hoe, mấy người bạn đi chung ngạc nhiên hỏi:

– Ủa Diệu Hằng! Sao vậy?

Diệu Hằng bối rối:

– Hằng mô có gì ... răng ... các bạn nhìn Hằng ... lạ rứa?

Vô tình Hằng phát âm giọng Huế hơi lạ tai khiến mấy đứa trẻ con nãy giờ đang đứng tò mò nhìn đoàn khách lạ đã reo cười và càng xúm quanh Diệu Hằng, khiến cô nàng lúng túng bộ dạng thật buồn cười. Hải vui vẻ nắm tay một chú nhóc rồi hỏi:

– Nhà các em ở gần đây không?

– Dạ gần.

– Dạ xa!

Đám trẻ con khoảng mười bốn - mười lăm tuổi đó xuống tranh nhau đáp, đứa thì chỉ trỏ ngôi nhà ở hướng này, đứa thì chỉ trỏ ở hướng khác Hải thân thiện:

– Các anh chị sẽ ở đây một tháng. Mai mốt các em sẽ hướng dẫn bọn anh tham quan các địa danh ở đây nha. Mấy em nghe chị ấy nói tiếng Huế có dễ thương không. Mai mất lại đây chơi thường nha.

Một cô bé cười toe:

– Chị ấy nói tiếng ngộ ghê. Nhưng khó nghe quá! Làm sao tụi em nghe được.

Bà Cả Tiên phải lên tiếg giải vây cho cô gái đang đỏ mặt kia:

– Thôi mấy cháu đừng có tụ ở đây nữa nè, để cho mấy anh chị còn nghỉ ngơi nữa, người ta mới đến ...

Đám trẻ ng]le theo răm rắp. Bà Cả Tiên phân bua với các cô gái chàng trai trễ thành phố.

– Con nít ở đây vậy đó! Thấy khách lạ là xúm lại tò mò ... chớ chúng cũng rất ngoan rất tốt, biết nghe lời lắm.

– Dạ không sao đâu bà ạ!

– Tụi cháu cũng thích trẻ lắm, chúng dễ gần, dễ hòa đồng.

Bà Cả gật:

Ừ mai mốt quen rồi nó quậy các cháu chịu hỏng nổi đó.

Bà Cả cười, nụ cười thật là phúc hậu, gần gũi bao dung. Diệu Hằng khi nãy nghe nói nhóm phải đóng đó ở nhà ''Cá Tiên'' thì cô lo ngại lắm. Trong đầu cứ liên tưởng đến những ông bà cả, những đại điền chủ, phú hộ của thời phong.

kiến mà sợ. Bây giờ tiếp xúc với bà cả cô mới cảm thấy yên tâm, đồng thời cũng rất có cảm tình. Nhất là khi nghe bà cả nói:

♥ – Ừ, và đáng tiếc nữa.

Hải dí dỏm:

– Bà yên tâm đi! Văn học dân gian là một di sản văn bóa, nó sẽ được duy trì đấy bà ạ! Các con cháu sau này nhất định sẽ được nằm võng nằm nôi, sẽ được nghe lời ru muôn thuở nhưng phải nhờ bà giúp cho cháu một cô vợ ở đây.

– Cái thằng này! Bà chi có cháu trai chớ hỏng có cháu gái đâu.

Hà Lan phụ họa:

– Cháu trai? Vậy thì làm mai cho Diệu Hằng nghe bà, con nhỏ ni chất giọng Huế hát ru con thì mê ly hết biết đó.

Diệu Hằng giẫy nẫy:

– Ơ ... tự dưng nói ta vậy?

Bà Cả cười hiền:

– Giá như được vậy ... thì bà có một bụng ca dao đó nghen! Chỉ có điều thằng cháu bà chắc cũng hỏng khoái ... nó nhiễm lối sống tây âu mất rồi.

Hải mau mắn:

– Vậy là nhóm tụi cháu gặp hên rồi! Bà cho tụi cháu ''nữa bụng'' ca dao đó nghe bà.

– Cái thằng này! Bà Cả cười mắng yêu:

– Mày chọc bà đó hở?

Mọi người cười vang. Buổi tiếp xúc đầu tiên thật là cỡi mở.

ng dâm bụt đỏ ối bao bọc xung quanh vườn! Diệu Hằng tần ngần hái mấy chiếc lá vò nát trong tay và khe khẽ đọc mấy câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:

...” Có rào râm bụt đó hoa huê .

Như cổng nhà xưa Bác trở về ...'' – Hù!

Diệu Hằng giựt mình ngưng ngang vì bị Hà Lan cắt ngang nguồn cảm hứng.

– Nè, mày làm gì cứ chăm chăm ngôi nhà hoài vậy.

Diệu Hằng chợt buồn.

– Không hiểu sao khi đến đây nhìn thấy vẻ cổ kính, tường ngói rêu phong của ngôi nhà cũng khá là uy nghi này, tao bổng nhớ cố đô Huế của mình, nơi nổi tiếng là thành phố cổ ghê Hà Lan ạ!

Hà Lan cười pha trò:

– Còn tao chỉ biết những ngôi nhà, những dãy phố cổ - những hàng cây xanh ngắt có niên đại rất là lâu đó qua trí tưởng tượng thôi là đã thấy muốn buồn rồi!

Huống chi là mày! Làm ơn đừng có chiêm ngưỡng nữa.

Diậu Hằng đổi chuyện:

– Hôm nay mày có nghe Hải nói đi đâu không Lan?

– Cũng chưa biết! Hải đi với ông Nam quản gia rồi! Bà Cả nói nếu Hải mời được mấy cụ ông, cụ bà đó sang đây ''đàm luận'' thì tụi mình chỉ việc nghe và ghi chép cũng đủ thành một quyển cổ tay.

Tụi mình thiệt là may mắn khi gặp bà Cả tốt bụng và nhiệt tình như vậy.

Hà Lan gật gù:

– Tại tụi mình ''khơi nước đúng mạch''. Bà Cả là người am hiểu mà lại say mê nguồn văn học dân gian ...

– Hình như Hả về!

Diệu Hằng lên tiếng khi cô nhìn thấy chiếc xuồng máy vừa cặp sát vào gốc dừa. Hai cô vội vả quay trở lại .