Chương 1
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, bà Nhâm bắt đầu cho thợ dỡ cái nhà lá của bà đi để làm nhà gạch. Bà sung sướng, hai mắt bà hấp háy, bà đứng thẳng người, hai tay chắp ra đằng sau, xem thợ dỡ. Chốc, bà lại cúi khom lưng với người con gái bà, đi nhặt những tàu lá gồi ở trên mái nhà hắt xuống; bà ngồi bó từng bó lớn một rồi đem ra để ở rìa đường trong xóm. Những đứa trẻ trong xóm ra xem nhà bà dỡ, chúng lại reo lên và nói:- Nhà bà Nhâm làm nhà gạch:Bà lại điểm một nụ cười tươi và gắt với lũ trẻ:- Đi ra ngoài kia mà chơi, để cho người ta làm.ánh nắng hanh của mùa thu, xám mờ nhạt heo hắt trước ngọn gió maỵ Thỉnh thoảng lại nổi lên một tia nắng rõ rệt chiếu thẳng vào tụi thợ đang ngồi trên nóc nhà dỡ lá. Họ làm nhanh như cái máy, rất chóng và nhanh. Trong chốc lát, họ đã dỡ xong một bên mái. Bà Nhâm xề xòa, từ tốn nhặt từng chiếc lá gồi. Những cấn bụi nhỏ ở các tàu lá gồi nát trên mái nhà rơi xuống người bà như mưa, và loáng những màu xám mau lẹ. Bà ngẩng lên tóc bà vô số những bụi lá. Bà quát người con gái:- Thôi để đấy đi thổi cơm cho các ông ấy ăn đi.Chị Thảo, con gái bà, gắt lại:- Sau hãy thổi, làm gì mà rối lên thế?- Rối! Rối cái mả bố mày ấy à? Mười giờ rồi còn gì! Súng ở tỉnh vừa mới nổ không nghe tiếng à?- Ờ! ờ! bà đến hay, để bó nốt đống này cho gọn hãy nào!Tức mình, bà Nhâm lại quát:- Để đấy!Những người thợ làm trên mái nhà cúi xuống nói:- Cụ cứ để cho cô ấy dọn, tý nữa chúng con ăn cũng được.Bà há miệng nhìn lên cười:- Ăn cho no rồi hãy làm!ở đằng xa, Hiền đứng nhìn mẹ, mỉm cười... Đã hơn một tháng nay, từ hôm chưa bắt đầu làm cái nhà gạch, Hiền thấy mẹ lúc nào cũng cuống cuồng. Cả ngày bà hết chạy ngược lại chạy xuôi, chạy ra, chạy vào, hấp tấp, loăng quăng, tơi tả, như người có việc vội phải đi đâu. Gặp ai quen biết hỏi, bà cũng để ngây cái mặt hiền lành méo mó ra nói chuyện với người tạ Ai cũng biết bà đang lo ngại.Sở dĩ, bà Nhâm lo là vì về dạo này, giời làm hanh hao, các xóm nhà lá trong làng cháy luôn. Ở xóm này, mấy hôm trước đây cũng đã cháy. Bà Nhâm thấy nhà bà hàng xóm cháy, bà sợ lắm. Ngọn lửa cứ bốc mãi, tiếng kêu cứu thất thanh. Người chạy đến cứu hỏa rầm rập. Những lúc ấy, hai người con giai bà Nhâm trèo lên nóc nhà đứng để đỡ tàn cho khỏi rơi xuống mái. Bà Nhâm và chị Thảo ở dưới sân chuyền nước và chiếu lên. Hiền đứng một bên đầu nóc nhà, Nhuận đứng một bên đầu nóc nhà, hai người nằm rạp xuống mái.Mỗi một cơn gió mạnh đưa vài chiếc tàn hồng xuống nóc nhà, Hiền và Nhuận lại hốt hoảng lấy chiếu dúng vào nước, dập. Bà Nhâm ở dưới kêu hét lên:- Tàn đấy! Tàn đấy! Giời ơi! Hi! Hi!Ngọn lửa đằng kia vẫn sáng rực cả một góc làng. Tiếng nứa nổ kêu như súng trận. Trẻ con khóc hét lên, tiếng đàn bà kêu ríu lưỡi lấp trong tiếng trống ngũ liên thúc dục người vào chữa cháy. Đêm tối, bóng người ẩn hiện xung quanh ngọn đèn bằng lửa cháy nhà lúc như tụt bấc, lúc lại như khêu ngọn lên cao, sáng ngời. Trông thấy cả hoa đèn! như hoa cải, nổ lốp đốp rồi lại đùng! Bà Nhâm sợ hãi gọi Hiền:- Hiền! Chiếu đây này... Bà đưa chiếu đã dấp nước lên để Hiền giải lên mái. Bỗng bà Nhâm thấy một hai cái tàn là là sắp rơi xuống mái, bà lại kêu:- Kia, tàn! Tàn! Giời ơi! Tàn!... Nhuận lại chạy đến dập và gắt mẹ:- Tàn gì mà cuống lên thế?- Chết mất! Giời ơi!Lửa cháy đằng kia đã dịu dần và sắp tắt hẳn. Bà Nhâm lúc này mới đỡ sợ. Tuy vậy bà vẫn hét chị Thảo:- Đứng đấy mà trông lấy đồ đạc.Bà ngồi phệt xuống gần đống đồ đạc, thở hổn hển. Sáng hôm sau bà Nhâm mới hoàn hồn. Một xóm nhà lá đằng kia ra trọ Nhà bà Nhâm, không việc gì, bà đỡ sợ.Ba hôm nay, bà Nhâm cứ thờ thẫn cả người, mặt bà vẫn đầy vẻ lo lắng. Cứ đêm đến bà hét chị Thảo hay tự bà chạy xuống bếp xem củi lửa đã rập chưa, nếu chị Thảo vô ý còn để sót ít than củi hãy còn cháy trong bếp, bà lại hốt hoảng chạy ra chum nước múc một gáo, mang vào tưới. Tiếng xèo xèo ở bếp đun đưa bụi tro lên mặt bà. Tưới xong, bà xem lại một lần nữa, thấy tro nguội lạnh, lúc ấy bà mới quay vào nhà ngủ yên. Nhiều lúc bà lại thính mũi. Đang nằm, bà ngồi nhỏm dậy hỏi các con:- Này chúng mày, giẻ cháy ở đâu mà khét thế?- Không! có ngửi thấy mùi gì đâu?- Có! mùi khét lắm.Bà đứng dậy, cầm chiếc đèn hoa kỳ đi vào chỗ dây treo quần áo, soi. Khi bà lại lắng tai, nghe như có tiếng kêu cháy ở ngoài đường. Sau bà biết đấy là tiếng của một người ở gần nhà bà, hét con về đi ngủ. Bà lẩm bẩm rủa thầm người ta:- Đồ phải gió, làm người ta giật cả mình!Về buổi chiều, bà đang hí hoáy bán hàng, thấy những cậu nhỏ, cô sen chạy đuổi nhau huỳnh huỵch ở ngoài đường, bà cũng hốt hoảng tưởng họ chạy đi chữa cháy.Luôn mấy ngày bà Nhâm kém ăn kém ngủ. Hằng ngày bà ngồi bán hàng, bà thừ người đưa mắt lo sợ nhìn những đồ vật bà đã buôn: chum gạo nếp, chum đậu tương, đậu đen, và các thứ nữa: tủ đựng sách vở, tủ đựng sà-phòng, tủ đựng diêm thuốc, nước mắm, muối, tương cà, trăm thứ bà dằn... Bà Nhâm thở dài:- Nhỡ động dụng ở đâu thì chạy kịp sao được?Nhuận thấy mẹ lo ngại như thế, chàng bàn:- Hay mẹ làm nhà ngói mà ở cho đỡ sợ vậy.Hai mắt bà trừng trừng:- Làm nhà ngói à? Làm gì có tiền!- Làm nhỏ thôi, chỉ làm một gian để bán hàng.Bà nghĩ ngợi:- Làm thế hết bao nhiêu?- Chỉ hết độ hai trăm thôi! Vốn liếng buôn bán, mẹ có bao nhiêu?Bà tính nhẩm rồi nói:- Kể ra thì tao có tới năm trăm, nhưng tiền tao gửi người cả. Tao chơi họ, tao cho vay, họ nắm hết. Bây giờ trong người tao chỉ giữ có ngót hai trăm để buôn bán, bỏ ra bỏ vào. Làm nhà thì hết vốn!- Không, được mẹ cứ làm. Mẹ mua họ đi, đòi nợ đi, con vẽ kiểu nhà rồi xin phép làm. Chứ ở nhà lá... sợ lắm!Bà Nhâm thấy Nhuận nói "sợ lắm", bà cũng sợ, tưởng như sắp cháy nhà. Bà bằng lòng làm nhà gạch ở, để buôn bán cho chắc chắn. Bà đi đòi nợ lung tung, bà mua họ ầm ỹ. Bà đã thu đủ số tiền làm nhà gạch. Nhuận vẽ xong kiểu nhà, dơ cho bà xem và giảng:- Làm kiểu tây, đây là hai cái cửa chớp, có lắp kính. Đây là buồng ngủ, buồng khách nối liền với bàn thờ. Nhà làm có trần ở mát lắm!- Thế cửa hàng đâu?- Đây!Bà Nhâm xem vui thích, nhìn con mến yêu. Nhuận nói:- Mẹ xem cửa hàng có to không? Con để trừ ra mười sáu thước hình chữ nhật làm hiệu để buôn bán cho rộng rãi đấy. Làm xong thì không còn lo sợ gì cả!- Sao mày làm to thế? làm hết cả à?- Vâng, con đã đi hỏi người tạ Họ bảo làm tất cả cũng chả hết bao nhiêu. Chỉ độ ba bốn trăm là nhiều. Mà mẹ có những năm trăm.Bà Nhâm dẫy nẩy lên:- Còn để buôn bán? lấy vợ cho mày chứ!Nhuận mỉm cười:- Mẹ đừng lo lấy vợ cho con. Con không lấy vợ! Làm nhà xong, con đi làm giúp mẹ. Mẹ cứ làm tất cả mà ở.Bà Nhâm sung sướng được con hứa đi làm. Bà ngồi phệt xuống, mắt đăm đăm tư lự. Bà rất bằng lòng con bà đi làm.Từ ngày mất việc ở hãng Gô- Đa, đến bốn năm nay, Nhuận chả muốn đi làm đâu cả. Cả ngày chàng chỉ bần thần nằm ngủ bình tĩnh trên cái ghế vải đặt ở hiên nhà, mặc cho ngày tháng lặng lẽ quạ Nhiều lần bà Nhâm thường giục:- Đi làm đi chứ! Cứ ở nhà ăn hại mãi à?- Bao giờ mẹ hết tiền buôn bán, đong gạo ăn, con mới đi làm! Hai mắt Nhuận lại lim dim, Nhuận lại ngáy khò khò ở trên ghế gỗ. Bà Nhâm nhìn con lắc đầu. Rồi bà để tùy con. Nhưng một việc mới gần đây đã xẩy ra cho con giai bà, là Nhuận hỏi vợ.Nhuận yêu con gái một nhà giầu có trong làng. Hai người yêu nhau lắm, vẫn trao đổi thư từ cho nhau luôn. Mùa thu này đến, Nhuận nhờ người làm mối đến nói với thầy mẹ Nguyệt xin Nguyệt về làm vợ. Bà mối về bảo cha mẹ Nguyệt không gả, vì Nhuận là con nhà nghèo và vô nghệ nghiệp. Nhuận tức giận nói:- Đã thế thì thôi!Cả ngày chàng lại cứ "thảnh thơi" trên ghế vải... nghĩ ngợi buồn rầu. Đêm nào chàng cũng trằn trọc khó ngủ. Hiền nằm cạnh anh thấy mặt anh đã khắc một nét khổ của tình duyên chẳng được toại ý. Bà Nhâm thấy người Nhuận tự nhiên gầy sọm hẳn đi. Biết chuyện, bà khuyên con:- Nó chả lấy thì thôi, cần gì nó. Tao đã bảo mày là nhà nó kiêu kỳ lắm. Con mẹ nó là chúa thần làm bộ. Gặp nó tao có thèm chào đâu. Nhà nó giầu thì nó ăn nhiều chứ ai!- Thôi ra ngoài kia!Bà mất hứng nói đâm cáu:- Mày chỉ hám của! Mà người ta có gả cho đâu! Nếu nó có gả con gái cho mày bà cũng chả thèm nhận nó làm dâu.Nhuận không nói gì, lại để ngay cái mặt hiền lành nhìn lên trần nhà, suy nghĩ. Bà Nhâm giọng mát mẻ, nói to:- Đấy đã bảo mà! Vô nghệ thì ai gả con gái chọ Cả ngày chỉ lì lì như cục thịt, chả chịu làm, chịu ăn. Đến như bà đây, bà có con gái, bà cũng chả gả cho những đồ vô nghệ nghiệp!- Thôi! thôi! bà im đi, rức cả đầu!Bây giờ bàn đến làm nhà gạch, bà Nhâm thấy con bảo đi làm, Bà nhìn con mỉm cười ngước mắt an ủi con:- Làm nhà xong, mày đi làm đi ăn chán vạn đứa gọi gả. Cần gì nó: Tao đã bằng lòng vài chỗ rồi... - Thôi mẹ đừng nhắc đến nữa, con không lấy vợ! nghĩ đến làm nhà để ở hãy. Chả mẹ sợ lắm!Món tiền bà Nhâm vẫn để dành, để lấy vợ cho con giai cả của bà, bây giờ bà đã bỏ nó ra để mua gạch ngói. Bà sung sướng khi mỗi ngày bà thấy những ông cai thợ nề đến xin bà cho nhận khoán. Cái kiểu nhà ngói ba gian vẽ ở trong tờ giấy xanh bóng, ngày nào Nhuận cũng lấy ra vẽ lại rồi tính tính, toán toán với những người đến xin thầu. Chàng đặt giá là ba trăm rưởi. Ai cũng lắc đầu kêu lỗ vốn hay không đủ tiền chi công thợ. Sau, mãi đến người cai thầu cuối cùng, chàng mới tăng cái giá đắt cho người ta là bốn trăm. Bà Nhâm hét lên. Nhuận an ủi và bảo: "Không cần! Rồi con sẽ đi làm". Thế là đã có người nhận làm thầu, bà Nhâm và Nhuận đã yên trí, chờ ngày lành tháng tốt đến để dỡ cái nhà lá của bà vẫn ở đi để làm nhà gạch.Ngày lành tháng tốt đã đến.Sáng sớm hôm nay, một sáng sớm cuối thu lạnh, sương trắng xóa cả đường, làm những hình người đằng xa trông không rõ hẳn. Bà Nhâm đã dậy rồi. Bà vấn tóc, bà rửa mặt, bà súc miệng, nước súc miệng ở mồm bà nhổ ra, đo đỏ như nước cọ Ống nhổ, cái ống nhổ vẫn đựng bã trầu. Rửa mặt xong, bà ra đường. Sương trắng lấp ngang mặt bà. Bà đi vụt lên; đến chỗ đình làng, bà mua một cái chân giò: bà về, làm cỗ lễ dỡ nhà. Làm lễ xong thì các thợ dỡ nhà đến. Bà cho người ta uống rượu, nhắm với thịt chân giò và xôi trắng. Họ ngồi ăn, bà vui vẻ người ta cảm kích bà, và thành thực khen bà là người phúc hậu tử tế. Hết rượu, bà lại cho mỗi người thêm nửa chai nữa Khà! khà! Một lúc thì mặt giời vừa lên cao, tan sương, hửng nắng. Bà Nhâm, các con bà với những người thợ cùng nhau khiêng những đồ đạc của nhà bà sang bên cái quán ngói ở đầu xóm. Dọn hết những đồ đạc của nhà bà và cái hàng tạp hóa, những người thợ trèo lên mái, bắt đầu dỡ. Bà Nhâm đứng dưới, trông lên, cảm động.Tay bà quệt hai giọt nước mắt.Cái nhà lá ấy, nó đã làm bạn với bà, từ khi bà về làm chủ nó. Bao nhiêu kỷ niệm! vui buồn, mừng lo! Đói rét, khổ sở, sung sướng, nó đã được chứng kiến rõ ràng, trong nhà bà từ xưa đến naỵ Về quá khứ, nó đã làm đầy đủ bổn phận: che mưa nắng cho bà. Sang hiện tại, nó sắp nhường chỗ cho cái nhà khác.Bà Nhâm vẫn từ tốn đi trong cấn bụi, nhặt những tầu lá gồi. Hiền đứng đằng này, nhìn mẹ mỉm cười và biết mẹ vui vẻ lắm, không lo ngại như mấy tháng trước nữa. Những tháng có gió mưa và nắng hanh, Hiền thấy mẹ rất buồn cười. Bà lo ngay ngáy. Bà chỉ sợ nhỡ cháy nhà thì cơ nghiệp ra tro.