Chương 1

Hải Đăng cho xe vượt lên phía trước. Song anh không hy vọng sẽ qua được chuyến phà này. Đốt điếu ba số, Hải Đăng lơ đểnh nhìn đoàn hành khách đi từ dưới phà lên. Bên cạnh Hoàng Diễm, cô bạn gái của anh, Đăng chúi mũi vào tờ Sân Khấu.

Chợt nhiên, Hải Đăng sững người buột miệng:

– Quỳnh Như.

Thoáng nghe Hoàng Diễm ngẩng đầu hỏi:

– Anh nói gì vậy?

Hải Đăng lắc đầu:

– Anh trông thấy một cô giống hệt Quỳnh Như. Anh giật mình, nhưng kịp nhớ là cô ấy đã chết còn đâu.

Hoàng Diễm mỉm cười:

– Trên đời này trường hợp người giống người không thiếu chi.

Hải Đăng gật đầu đồng tình. Anh ngoái ra sau tìm kiếm nhưng bóng cô gái đã mất hút.

Đoàn xe trước mặt lăn bánh. Hoàng Diễm vỗ nhẹ lên cánh tay anh nhắc nhở:

– Xuống phà đi anh.

Hải Đăng quay lại cho xe lướt tới, thở phào nhẹ nhõm:

– Tưởng kẹt lại chuyến sau rồi chứ.

Xe qua bắc Mỹ Thuận khá lâu. Hải Đăng vẫn nghĩ ngợi về cô gái có khuôn mặt hao hao Quỳnh Như

o O o

Thảo Nguyên thấp thỏm lo âu, chờ đợi. Từ trên lầu, cô gái trong bộ áo dài màu xanh ngọc thướt tha xuống cầu thang bằng những bước chân yểu điệu. Nhìn Thảo Nguyên, cô lên giọng cộc lốc:

– Theo tôi.

– Dạ

Thảo Nguyên lật đật theo chân cô gái. Dừng lại trước căn phòng có cửa kính, cô gái lễ phép hẳn so với lúc nói chuyện cùng Thảo Nguyên:

– Thưa giám đốc. Em đã đưa người tới.

Thảo Nguyên thấy ông ta đang ghi chép gì đó không ngẩng lên, ông ra lệnh:

– Được, đưa vào đây.

Xô nhẹ cánh của cô gái bước vào trong, sau khi ra dấu cho Thảo Nguyên. Cô khẽ gật đầu chào trong lúc vị giám đốc trố mắt nhìn cô ra dáng kinh ngạc. Chừng như nhận được sự kỳ lạ của mình. Ông quay sang cô gái nói.

– Cô đi làm việc được rồi Hồng Loan. Cám ơn cô.

– Dạ

Đợi cô gái tên Loan đi khuất hẳn, ông giám đốc nhìn Thảo Nguyên chìa tay:

– Tôi là Hải Đăng, mời cô ngồi.

Thảo Nguyên khép nép ngồi xuống chiếc ghế đặt cạnh bàn giám đốc. Cô nói nhỏ tên mình:

– Tôi là Thảo Nguyên

Hải Đăng gật đầu:

– Tôi có đọc qua lá đơn xin việc của cô.

Thảo Nguyên đáp:

– Tôi vừa viết ban nãy?

Hải Đăng nhăn mày:

– Đâu cần thủ tục rườm rà như vậy.

– Thưa ông, Cô Hồng Loan buộc tôi phải làm đàng hoàng.

Hải Đăng nghiêm giọng:

– Tôi đã nói chuyên này với cô ấy rồi.

Dựa người ra ghế, Hải Đăng hỏi:

– Cô đến đây là do thông báo cần người tôi đăng trên báo phải không?

– Thưa vâng.

Hải Đăng nhịp ngón tay lên bàn nói:

– Hãy cho tôi biết về cô:

Thảo Nguyên hỏi lại:

– Ông muốn biết gì về tôi?

Mắt Đăng không ngừng quan sát khuôn mặt cô gái.

– Nếu cô đi xin việc làm. Kèm theo lá đơn buộc phải có bản sơ yếu lý lịch. Cô hiểu rồi chứ?

Thảo Nguyên gật đầu:

– Tôi hiểu và tôi nhớ không lầm thì ban nãy ông vừa bảo là không cần những thủ tục rườm rà đó kia mà.

Vầng trán khẽ cau, Hải Đăng gằn giọng.

– Nhưng đây là vấn đề cần thiết. Ở chỗ tôi không chấp nhận những người có thành tích không tốt.

Thảo Nguyên gật đầu:

– Tôi hiểu.

Hải Đăng nói:

– Vậy cô nói đi. Cô chẳng phải người thành phố này phải không?.

Thảo Nguyên đáp:

– Tôi ở Cần Thơ. Năm nay hai mươi mốt tuổi.

Hải Đăng giục cô gái:

– -Nói tiếp đi.

Cúi đầu cắn môi một lúc, Thảo Nguyên ngẩng lên nói:

– Thú thật với ông. Tôi học rất kém. Nhưng mà.....

Ngập ngừng rồi Thảo Nguyên nói tiếp:

– -Chăm sóc người bệnh thì đâu cần đến vấn đề trình độ học vấn phải không ông?

Hải Đăng gật nhanh:

– đúng vậy. Chỉ cần cô hiểu biết và nhạy bén với công việc là đủ.

Thảo Nguyên rụt rè hỏi:

– Ông có thể nhận tôi vào làm được không?

Tựa cằm lên tay. Hải Đăng nhìn xoáy vào cô gái trước mặt. Thảo Nguyên nóng bừng hai tai. Cô cúi đầu đếm từng viên gạch hoa. Bằng giọng trầm ấm Đăng nói:

– Tôi đang cần một người giống như cô vậy.

Anh nhấn mạnh:

– Rất cần.

Đăng bắt gặp đôi mắt trong xanh của cô gái ánh lên sắc vui mừng, anh gật đầu:

– Tôi nói thật đấy, cô Nguyên ạ. Có lời khẩn cầu của tôi được ơn trên chứng giám nên khiến xui cô tìm đến đây.

Thảo Nguyên ngơ ngác nhìn Đăng:

– Tôi không hiểu ông nói gì cả.

– Rồi tôi sẽ nói hết với cô. Chờ tôi một chút.

Hải Đăng nhấc máy lên:

– -Cô Loan. Nghe dặn nha. Tôi bận tiếp khách. Nhớ đừng cho bất cứ ai quấy rầy chúng tôi hết. Cô hiểu chứ?

– Dạ. Em hiểu rồi.

– Cảm ơn.

Trả máy về chổ cũ, Hải Đăng xếp lại chồng hồ sơ cho vào hộc bàn, rồi nói với Thảo Nguyên:

– Mời cô sang phòng bên, tiện cho chúng ta bàn công việc làm.

Gật đầu, Thảo Nguyên đứng lên nối gót theo Hải Đăng bước vào căn phòng khách rất sang trọng. Đưa tay chỉ ghế Đăng nói:

– Mời cô.

– Cám ơn.

Ngồi xuống bộ salon bọc nhung đỏ sậm, Thảo Nguyên đưa mắt nhìn quanh. Hải Đăng mang ra hai lon coca, trao tận tay cô, ân cần:

– -Cô Nguyên uống nước nha.

Thêm một lời cảm ơn nữa thoát ra từ đôi môi hồng thắm kèm theo nụ cười thẹn. Nhấp một ngụm nhỏ, Thảo Nguyên nhỏ nhẹ hỏi:

– Xin ông cho tôi biết tôi có được nhận vào làm không?

Nghiêng người tới trước mô,t chút, Hải Đăng nói:

– đừng vội cô Nguyên ạ -Tôi sẵn lòng nhận cô vào làm. Nhưng, tôi muốn cho cô rõ một chuyện. Từ câu chuyện này, cô sẽ hiểu công việc của cô là phải làm gì?

Đan tay bó gối, Thảo Nguyên nói:

– Tôi đang chờ nghe ông đây.

Đốt điếu thuốc ba số, Hải Đăng rít một hơi dài. Thêm một hơi nữa-làn khói mỏng lãng đãng bay dần tan loãng trong không khí. Sau cùng, Hải Đăng lên tiếng:

– Gia đình tôi có hai anh em. Cha mất sớm, Hải Nam rất được mẹ tôi cưng chiều. Vì thế, nó trở nên cứng đầu, ương bướng, ngang tàng. Mọi yêu sách của nó đưa ra lúc nào mẹ tôi cũng đáp ứng. Chỉ trừ mỗi một việc, mẹ tôi nhất định chẳng chấp nhận. Đó là vấn đề hôn nhân của nó.

Hải Đăng dừng lời. Không ngăn được tò mò, Thảo Nguyên hỏi ngay:

– Tại sao hả ông. Cô ấy không xứng với Hải Nam hay là có lý do nào khác khiến bà không đồng ý?

Hải Đăng lắc đầu:

– Quỳnh Như rất xứng với Hải Nam. Ở hai phương diện đẹp, giàu. Cô ấy đều hội đủ. Có điều cổ tự do phóng túng thái quá. Mẹ tôi cho rằng không thích hợp với Nam. Bà lo sau này Nam sẽ khổ.

Hải Đăng không dằn được tiếng thở dài:

– Mẹ thì càng ra sức ngăn cấm. Hải Nam càng yêu say đắm Quỳnh Như. Nó không buông rơi người đã chọn.

Rời salon hai tay khoanh trước ngực, đi đi, lại lại một lúc, Hải Đăng nói tiếp:

– Hải Nam chống đối với mẹ bằng cách bỏ nhà đi ở riêng bên ngoài. Ban đầu, mẹ tôi vô cùng tức giận, bà chẳng thèm ngó ngàng đến. Tôi cũng không dám can thiệp vào. Nhưng rồi tình thương của bậc làm cha mẹ dành cho con lớn hơn tất cả mọi thứ trên đời, mẹ tôi nhượng bộ, gọi Hải Nam trở về. Cùng lúc đó sự cố xảy đến với cả hai.

Thảo Nguyên tròn xoe mắt nhìn Hải Đăng với nỗi hồi hộp. Ngồi xuống salon, Hải Đăng nâng ly lên nhắp một ngụm thấm giọng.

Thảo Nguyên thúc giục:

– Kể tiếp đi ông Đăng.

– Như tôi đã cho cô biết. Quỳnh Như là một cô gái có nếp sống tự do, phóng túng và những thứ ấy đưa Quỳnh Như đến cái chết thảm thương. Trước khi quen Hải Nam, Quỳnh Như từng giao du mật thiết với anh chàng tên Triết. Cũng vì say mê Quỳnh Như, Lê Triết đã cạy tủ cha mẹ lấy tiền, vàng hầu cung phụng cho sự đòi hỏi của cô ta. Cuối cùng, Triết bị bỏ rơi Hải Nam không hề biết gì hết. Đêm đó dự sinh nhật cô bạn gái xong, Hải Nam đưa Quỳnh Như về. Trên một khoảng đường vắng vẻ, cả hai bị tốp người lạ mặt chận lại. Bọn chúng không những cướp của mà còn bắt luôn người.

Vầng trán Đăng hằn nếp nhăn khắc khổ.

– Mãi đến trưa hôm sau, đám trẻ len lỏi vào vườn với ý định bẻ trộm hoa quả, chúng phát hiện Hải Nam bị trối gô nằm trên cỏ, bên cạnh là Quỳnh Như với thân thể lõa lồ. Cô ta chết tự lúc nào rồi. Miệng cả hai đầy những giẻ rách, có muốn kêu cứu cũng không được.

Hay tin, lập tức chúng tôi đến nơi xảy ra sự cố. Hải Nam Đăng mê man phải đưa đi bệnh viện điều trị còn Quỳnh Như sau khi các bác sĩ khám nghiệm xong. Cha mẹ cô ta nhận xác con về mai táng.

Thảo Nguyên buột miệng kêu lên:

– Trời ơi ! Khủng khiếp quá.

– Cảnh sát chờ đợi Hải Nam hồi tỉnh để lấy lời khai. Nhưng Hải Nam hoàn toàn không nhớ gì ngoài cái tên Quỳnh Như. Suốt ngày chỉ réo gọi Quỳnh Như thôi.

Khóe mắt nồng cay, Thảo Nguyên hỏi Đăng:

– Có nghĩa là Hải Nam đã mất trí?

Hải Đăng gật đầu, giọng anh khàn đặc:

– Qua khám nghiệm những vết thương các bác sĩ chẩn đoán bệnh tình của Hải Nam do hai nguyên nhân. Thứ nhất: bọn chúng quá nặng tay co lẽ va chạm hệ thần kinh của N. Thứ hai: Cũng có thể vì khiếp hãi khiến tinh thần Nam khủng hoảng. Nếu ở vào trường hợp này thì bệnh không có gì trầm trọng, dễ trị.

Thảo Nguyên nôn nóng hỏi:

– Thế có bắt được bọn cướp không?

Đăng gật đầu thay cho câu đáp. Châm lửa vào điếu ba số, rít vài hơi, Đăng nói tiếp.

– Trong nhật ký, Quỳnh Như có viết một đoạn về nỗi lo sợ của cô đối với những lời hăm dọa của Lê Triết. Cảnh sát phăng ra đầu mối nhanh chóng. Lê Triết cùng hai tên nữa bị bắt. Chính hắn chủ mưu mọi chuyện. Hắn khai đã đánh Hải Nam cho đến khi Nam ngất xỉu hắn mới buông tha. Phần Quỳnh Như một mặt hắn trả thù cô bỏ rơi. Mặt khác hắn muốn Hải Nam chứng kiến cảnh Quỳnh Như bị nhục. Không ngờ Như kiệt sức chết luôn.

Thảo Nguyên ôm mặt rùng mình:

– Trời ơi ! Dã man quá

– Vụ án kết thúc. Quỳnh Như chết thì yên rồi. Lê Triết vào trong khám tôi không hiểu hắn có suy gẫm lại việc làm nông cạn của mình không? Riêng Hải Nam vẫn sống nhưng kể như bỏ đi.

Ngẩng đầu lên nhìn Đăng. Thảo Nguyên nói:

– Ân hận thì cũng muộn rồi.

Hải Đăng gật đầu:

– Vì vậy, mỗi khi chúng ta muốn làm việc gì dù quan trọng hay không cũng nên nghĩ đến hậu quả của nó.

Thảo Nguyên hỏi:

– Từ đó đến nay, em trai của ông không tỉnh lúc nào sao?

Hải Đăng lắc đầu:

– Nam vẫn gọi Quỳnh Như luôn, ngoài ra nó không nhớ gì hết.

Thảo Nguyên cắn môi nghiêng đầu nghĩ ngợi:

– Như vậy... Như vậy, ông cần người săn sóc em trai ông?

– Đúng vậy

Thảo Nguyên xua tay, vẻ thất vọng hiện lên mặt:

– Đối với việc này, sợ là tôi không kham nổi dù tôi đang rất cần một chỗ làm.

– Thảo Nguyên, tôi muốn thảo luận với cô một việc.

Thảo Nguyên nghe hơi là lạ. Cô nhìn Hải Đăng đăm đăm. Đăng cũng nhìn lại anh lên tiếng:

– Tháng truớc cô có đi ngang phà Mỹ Thuận phải không Thảo Nguyên?

Cô gật nhanh:

– Bên này bắc là quê ngoại, thỉnh thoảng tôi về chơi.

Rồi cô tròn xoe mắt hỏi Đăng:

– Ủa. Mà ông hỏi chi vậy?

Ngồi thẳng lưng Hải Đăng nói:

– Lần đó, suýt chút nữa tôi chạy theo cô rồi.

– Tại sao?

Hải Đăng đáp:

– Cô rất giống một người.

– Ai vậy?

– Quỳnh Như

Thảo Nguyên nhảy nhỏm:

– Cái gì? Tôi giống Quỳnh Như hả?

Hải Đăng gật đầu:

– Hôm ấy. Ngồi trên xe chờ qua phà. Chợt nhìn thấy cô. Tôi ngạc nhiên tự hỏi tại sao lại có người giống người đến vậy. Bây giờ đối diện với cô, tôi nhận được sự khác biệt giữa hai người.

Thảo Nguyên tò mò:

– Khác sao hả ông?

Nhìn xoáy vào cô, Hải Đăng nói nhận xét của mình:

– Đôi mắt Quỳnh Như linh hoạt sắc sảo, mắt cô có nét gì đó sâu lắng, chân mày Như ngắn hơn cô.

Lời của Đăng khiến cho Thảo Nguyên mắc cỡ. Chẳng dám nguớc lên nhìn anh. Hải Đăng vẫn nói.

– Cô có chiếc cằm chẻ. Còn Quỳnh Như thì không. Giọng nói của cô nhỏ nhẹ ôn hòa. Quỳnh Như tâm tính ồn ào tự kiêu nên giọng nói đầy sự cao ngạo. Tóm lại cô có phần trội hơn Quỳnh Như

Đan tay bó gối, Thảo Nguyên nói nhỏ:

– Ông Đăng ạ. Tôi không thích đi tàu bay giấy đâu nha. Càng không thích bị đùa cợt.

Hải Đăng nhướng mày nhăn nhó:

– Tôi nói thật nhận xét của tôi về sự khác biệt giữa hai người thôi, ngoài ra tôi không có ý gì cả, mong cô hiểu cho.

Thảo Nguyên lắc đầu:

– Tôi không tin đâu. Làm gì có chuyện người dưng mà lại giống nhau được

– Tiếc rằng tôi không có hình của Quỳnh Như để chứng minh là tôi không hề nói dối. Thảo Nguyên à xin cô tin tôi.

Nhìn vào mắt Đăng, cô hỏi:

– Nhưng ông nói chuyện ấy với tôi nhằm mục đích gì?

Hải Đăng nói ngay:

– Tôi muốn cô giúp tôi một việc.

Chỉ vào ngực mình Thảo Nguyên hỏi Đăng:

– Tôi ấy hả?

Đăng gật đầu. Cô lại hỏi:

– Ông cần gì ở tôi?

Hải Đăng cố gắng nói lên ý của anh:

– Từ lúc gặp cô, tôi luôn nuôi trong lòng một tư tưởng lạ. Bệnh tình của Hải Nam, nếu do cái chết của Quỳnh Như phát sinh, thì chính Quỳnh Như sẽ giúp Hải Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng, trở lại bình thường như xưa.

Thảo Nguyên ngơ ngẩn hỏi:

– Nhưng Quỳnh Như chết rồi, làm thế nào giúp Hải Nam được

Không bỏ lỡ địp tốt. Hải Đăng nói nhanh:

– Thảo Nguyên, tôi muốn cô giúp tôi nhận vai Quỳnh Như.

Thảo Nguyên bậc khỏi ghế lắp bắp:

– Hả? Ông vừa nói... cái gì?

Mặt mày Đăng nhăn nhó trông thật khó coi:

– Cô ngồi xuống, bình tĩnh lại đã Thảo Nguyên

Giọng cô hãy còn run:

– Tôi chẳng hiểu gì hết.

Buông người xuống ghế, Nguyên cúi đầu, đôi môi mím chặt chứng tỏ cô đang tức giận. Hải Đăng cố phân trần.

– Cô Nguyên một lần nữa khuyên cô hãy bình tĩnh lắng nghe tôi trình bày mọi chuyện Chấp nhận hay không là quyền của cô. Tôi nghĩ cô không phải người chẳng có lòng nhân. Thấy người sắp chết đuối mà cô không giúp.

Lời khẩn khoản của Đăng làm lòng Nguyên dịu hẳn. Cô nhỏ nhẹ nói:

– Ông đừng làm tôi khó xử. Tôi muốn biết ý ông thế nào? Tại sao phải làm vậy.

Chập hai tay vào nhau thật chặt, vừa nói Hải Đăng vừa quan sát những biến đổi trên nét mặt Thảo Nguyên.

– Hải Nam yêu Quỳnh Như tha thiết. Mơ một ngày cùng cô ấy sống chung trong gia đình. Biến cố xảy ra, chính mắt Hải Nam chứng kiến sự kiện kinh hoàng ấy. Căm hờn, khiếp hãi khiến tinh thần Nam hoảng loạn. Bác sĩ cho biết nếu bệnh Nam phát xuất từ nguyên nhân đó thì phải chữa trị theo cách tâm lý.

Thảo Nguyên nôn nao hỏi:

– Nghĩa là sao?

– Cần có người nào đó giả danh Quỳnh Như cận kề một bên, nhắc nhở về những kỷ niệm cũ may ra trí nhớ Nam dần dần khôi phục. Vì vậy, mới có mục cần người nuôi bệnh đăng trên báo. Rất nhiều cô tìm đến. Nhưng nghe căn bệnh của Nam họ nhanh chóng rút lui. Tôi thật sự thất vọng. Lần này tôi thành khẩn van xin cô đấy. Thảo Nguyên ạ. Hãy cứu lấy Hải Nam. Nó còn quá trẻ, tương lai nó còn dài.

Thảo Nguyên bối rối, cô chẳng biết phải tính sao cho ổn. Lời Hải Đăng vẫn vang bên tai.

– Cô biết không ! Hôm nọ thấy cô lòng tôi chợt dấy lên niềm ao uớc. Nhưng không hy vọng chút nào. Bất ngờ cô xuất hiện nơi đây. Cô Nguyên, có nghĩ là do trời đất khiến xui không? Ông trời thương gia đình tôi, thương Hải Nam, nên chỉ đường dẫn lối cho cô tìm ngay tôi. Thiết tưởng cô...

Hải Đăng ngập ngừng rồi nói hết ý:

– Cô không nên cãi lời ông trời.

Đang buồn, Thảo Nguyên cũng không ngăn nổi, cô mỉm cười:

– Ông lý luận hay mà vẽ chuyện càng hay hơn nữa. Tôi sắp xiêu lòng rồi đấy.

Hải Đăng vẫn không ngừng tấn công Thảo Nguyên.

– Tôi hiểu với công việc này cô sẽ gặp khó khăn. Tôi hứa không để thiệt thòi phần cô. Cũng như ơn nghĩa đó tôi chẳng bao giờ quên.

Thảo Nguyên hỏi khẽ:

– Chỉ đóng giả thôi hén

Hải Đăng gật đầu. Thảo Nguyên lại nói:

– Nhưng mà ông Đăng này. Tôi và Quỳnh Như chưa từng gặp mặt chẳng hề tiếp xúc với nhau thì làm thế nào tôi đóng vai cô ấy được. Mỗi người đều có cá tánh, sở thích riêng biệt không ai giống ai.

Hải Đăng nói:

– Tôi sẽ nói cho cô rõ những gì tôi biết về Quỳnh Như.

– Còn nữa, nhưng kỷ niệm của họ nào ai biết được giữa hai người đã có gì với nhau.

– À điều nầy.... điềy này....

Đăng gãi đầu suy nghĩ, một lúc anh nói:

– Tôi sẽ đưa cô đọc nhật ký của Quỳnh Như, may ra cô biết thêm được những gì cần biết.

Thảo Nguyên nghiêm mặt nói:

– Nhưng tôi đã nhận lời đâu, thì lo chi chuyện ấy.

– Cô Nguyên -Đăng lo lắng kêu lên - Tôi đã hết lời van cô rồi, cô nỡ nào chối từ cho đành. Tôi không tin lòng cô cứng rắn như câu nói của cô.

Thảo Nguyên lắc đầu:

– Ông đoán sai rồi ông Đăng ạ. Ông nên tìm người khác. Tôi không thể nào giúp ông được. Tôi không có khả năng làm chuyện ấy.

Bằng giọng quả quyết, Hải Đăng nói:

– Có đấy, Thảo Nguyên. Cô thừa sức làm được. Tôi vẫn tin như vậy Hải Nam rất đáng thương. Tôi van cô mà. Tôi biết cô là người tốt. Biết iau cùng nổi đau của người khác. Trong cô chứa đựng một tấm lòng nhân hậu.

Làm cử chỉ ngăn lời Đăng, Thảo Nguyên nói:

– Ông Đăng ạ. Tôi chỉ là con người bình thường thôi. Hoàn cảnh của tôi hiện gặp khó khăn. Tôi cần việc làm. Nhưng trong chuyện này...

– -Cô Nguyên, Tôi rất sợ chữ "nhưng" của cô.

Ánh mắt Hải Đăng làm Thảo Nguyên bối rối. Cô nói mà chẳng dám nhìn anh:

– Ông có thể cho tôi suy nghĩ chín chắn truớc khi trả lời ông không?

– được... được

Anh hỏi lại cô:

– Tôi có nên nuôi hy vọng không Nguyên?

– Tùy ông.

Đăng lại hỏi:

– Bao giờ cô cho biết kết quả?

Nghĩ ngợi một lát Thảo Nguyên đáp

– Trong tuần. Nếu tôi biến mất có nghĩa là tôi trả lời "không"

Đăng gật đầu:

– Tôi sẽ chờ được. Rất mong gặp lại kèm theo tin vui nơi cô.

Hải Đăng ân cần tiễn Thảo Nguyên tận cổng. Cô ra về mà lòng cứ ưu tư khắc khoải.