Tiệm may Sài Gòn không ở Sài Gòn, không ở Calị Tôi đứng chờ chắn tàu ở đầu đường Khâm Thiên, ghi đông xe tôi ngoắc vào mẹt của chị hàng thuốc trên vỉa hè, chị hàng thuốc chửi tôi là đồ con gì, lúc ấy tôi thấy cái biển to tướng ở trên đầu chị ta: "Tiệm may Sài Gòn, dạy cắt may các kiểu nam nữ hợp thời trang", mở ngoặc bên dưới là là có com-lê, vét-tông, áo dài.

Buổi tối gặp Dũng, tôi bảo em đi học may, Dũng bảo thôi thôi xin cô học với hành, tiếng Pháp này, tiếng Anh này, compiutơ này, trang điểm cô dâu này. Chúng tôi uống mỗi đứa một cốc nước mía. Dũng nghĩ thế nào lại gọi thêm một điếu Vina, tôi thì được đĩa hướng dương, Dũng hút hết thuốc thì bảo: "Anh nói cho mà biết, nhất nghệ tinh nhất thân vinh". Tôi nói: "Thì lần này em nhất nghệ tinh". Dũng bảo, thôi thôi xin cô, lần nào cũng lần này.

Lúc vào tiệm may tôi thấy một đám con gái hai chục đứa toàn nhà quê ngồi bên bàn máy, chả đứa nào nhìn tôi. Tôi định quay ra ngay, nhưng chị hàng thuốc đã chắn chỗ cạnh xe tôi, xin chị ấy đứng dậy để lấy xe ra là thành đồ con gì, vả lại lúc đó có tiếng gọi: "Này này em gì ơi, học hả?" Đấy là bà chủ tiệm đang lách bụng và mông qua đám con gái. Bà vừa lật lật một quyển vở mép cong tướn vừa nói: "Một trăm hai mươi kiểu nam nữ âu phục dân tộc phổ biến thời trang nhất hiện nay, sơ cấp hai trăm rưởi, trung cấp bốn trăm, cả trung cả sơ thì sáu trăm giảm năm chục, cao cấp thì áo dài com-lê, thực hành ngay trên vải giáo viên vào loại tín nhiệm, nào em tên là gì? "Nào em tên gì? Tôi nghĩ chắc bà bận lắm nên lễ nhập học của tôi phải xong ngay trong một tràng tiếng Việt cực trong sáng như thế. Sau này tôi gọi bà là cô Tuyết và thỉnh thoảng cũng gọi là u như cả đám học trò. Tôi rõ là người Hà Nội nên cả đám gọi tôi là chị xưng em. Sang ngày thứ hai, tôi được biết là có bốn giáo viên, hai thầy ở tầng trên dạy cắt, hai thầy ở tầng dưới dạy may, ngoài ra còn có một cô con gái của bà chủ chuyên vắt sổ, hai cô con dâu làm đủ thứ việc và một chị cũng người nông thôn lo cơm nước. Tôi không thấy có chút gì của Sài Gòn ở đây. Lúc ngồi vào cái máy Trung Quốc tập đánh suốt bằng chuôi kéo, tôi nghĩ mình vẫn có thể bỏ chạy. Những lớp học tiếng Pháp tiếng Anh và compiutơ toàn dân thành phố có học và có tiền hoặc làm ra vẻ lịch sự có tiền. Lớp trang điểm cô dâu cũng lịch sự đúng là nghề son phấn. So với những chỗ ấy thì cái tiệm may Sài Gòn này là một toa tầu đen chật ních ước mơ; tôi đang mua vé đi suốt vào một tương lai treo đầy sơ mi hàng chợ và áo gió đóng mác Nam Triều Tiên. Buổi tối Dũng hỏi học hành thế nào. Tôi bảo hay lắm, ba tháng thì em có thể mở tiệm. Tôi nghĩ việc đầu tiên là may một đôi quần đùi. Sẽ bọc vào giấy báo bảo Dũng về nhà hãy mở. Cả họn hai chục đứa tên toàn dấu sắc nghe phát ngốt. Tuất, Bích, Trúc, Đát, Phúc, Thoát, Ngát, Thấm, Bắc... Bà chủ là Tuyết, cô con gái Xuyến, hai cô con dâu Phấn, Đức, bốn thầy Quýt, Túc, Chiến, Thắng. Ở tầng trên suốt ngày vang vang chia mông cộng ngực trừ nách, mông ngực nách. Ở dưới nhà chả ai nghe rõ ai nói gì, có hét lên thì quạt trần cũng vãi tung tiếng hét thành hạt vụn. Tôi nghĩ mình đi Trâu Qùy trước khi kịp may đôi quần đùi. Cho nên khi con bé ấy bảo tên em là Lan thì tôi mếm ngaỵ Ở chỗ khác bọn con gái tên Lan toàn bọn vô vị. Nhìn kỹ con bé ấy quả là không giống bọn tên dấu sắc còn lại. Nó đang ngồi cạnh tôi khều khều những ngón tay búp măng, ngon như mật cười đường may của tôi lên bờ xuống ruộng, thì bố nó ở quê ra bước vào tiệm. Cô Tuyết hỏi: "bác mua sơ mi hay quần thụng, hay xin học cho cháu? " Bố nó bảo dạ không dám, rồi mếu máo kể lể là đi tìm đứa con gái lên Hà Nội học may, ba tháng không thấy về, sáu tháng không thấy về. Cô Tuyết bảo: "Bác ơi Hà Nội này hàng trăm tiệm may". Bố nó đáp: "Tôi đi tiệm này là thứ mười chín". Bố nó đã ra đến cửa cô Tuyết hỏi với: "Thế em nó tên là gì nhỡ đâu". "ở nhà gọi là con Chút". Con bé Lan từ gầm bàn chui lên bảo tôi, bố em đấy. Hoá ra nó cũng tên dấu sắc.

Những ngày đầu tôi nghĩ mình dốt nhất lớp nên chỉ để ý vào việc học. Thứ tự công việc là tập may thẳng hàng trên vải vụn, rồi may cổ sơ mi, rồi may măng sét. Sang ngày thứ ba cô Tuyết bảo tôi lên gác học cắt sơ mi cơ bản. Hai thầy Quyết và Túc hướng dẫn cho cả bọn không có tổ chức gì. Đứa nào ới thầy ơi thì thầy đến, nếu không thì thầy Quyết còn trẻ nằm ngay trên bàn để hát, còn thầy Túc ngồi rung đùi tán chuyện. Thầy Quyết cởi trần. Thầy Túc áo chỉ khoác hờ để lộ bụng rất phệ. Thầy Quyết trông xinh trai. Thầy Túc nghề chính là giáo viên trường Đại học Mỹ thuật, nên thường nói những chuyện làm cả đám học trò nhà quê không biết đường nào mà tin. Thầy Quyết chủ yếu dạy cắt cơ bản. Thầy Túc dạy những cách môđiphê ăn chơi nghệ sĩ. Lúc tôi lên gác thì con bé Lan đang ướm một chiếc áo khoác màu hồng, thầy Túc vuốt mãi chỗ ngực áo, bảo chỗ này còn nhăn lắm phải lược lại, xong thầy ảo: "Xin lỗi nhé", rồi luồn tay vào trong để kiểm tra lần lót. Thầy quyết đang nằm ca cải lương nhỏm dậy bảo: "áo này mà mặc với bộ đầm bảy mảnh thì chết người!" Thầy Túc xì một cái, bảo đầm bảy mảnh quê bỏ mẹ, em Lan phải díp trắng đến đây này. Thầy khum hai bàn tay lượn một khoanh đùi con bé Lan để minh hoạ, rồi lại bảo: "Xin lỗi nhé, ở đây chẳng ai biết gi về nghệ thuật chán lắm em ơi". Tôi học toàn những kiểm may cơ bản của thầy Quyết. Theo cách cắt của thầy thì áo nào cũng giống áo nào, áo đàn bà thêm chút ngực, áo đàn ông bớt xệ vạt trước, áo trẻ con không trừ eo. Cho nên tôi học một buổi được hơn chục kiểu, một trăm hai mươi kiểu chắc là xong trong mươi ngày.

Xong áo cơ bản thì đến quần cơ bản, áo màu xanh nhờn nhợt còn quần màu tím, cô Tuyết bảo như thế bán cho người nhà quê mới hợp. Ngoài tiệm may cô là chủ nhiệm câu lạc bộ thơ Thăng Long, hai thầy Chiến và Thắng dạy may ở tầng dưới cũng là hội viên. Hai thầy đều già, thường doa. chúng tôi là cái nghề may này công phu lắm không phải chuyện đùa. Có hôm cô Tuyết cầm tờ Hà Nội mới đọc ngân nga một bài thơ lục bát. Tôi vừa nghe thấy loáng thoáng thấy cỏ xanh rờn với nhịp cầu thân tình thì cô Tuyết la ầm lên: "Chết tôi không ân tình lại đánh thành thân tình, con Xuyến đâu lên toà soạn bắt họ đích chính, chữ nghĩa của người ta chứ phải chuyện đùa!" Hai thầy Chiến và Thắng cũng gật gù, ừ thân tìn thì còn ra cái gì. Tấm bằng khen của câu lạc bộ thơ Thăng Long treo lẫn trên tường với những mẫu cổ áo, phải nhìn kỹ mới thấy.

Dù sao mặc lòng tôi đã không bỏ chạy. Khai câu chuyện tiệm may đã qua những tiếng Pháp tiếng Anh, compiutơ và trang điểm cô dâu, tôi lại chăm chỉ đến cơ quan ngồi đọc báo, có thể sắp tới tôi đi học lớp thư ký giám đốc, nhưng cái tiệm may cái toa tàu chợ chật ních ước mơ nằm cạnh chỗ chắn đầu đường Khâm Thiên ấy cứ rõ mồn một trong đầu. Ngồi ở cái bàn máy sát vỉa hè, tôi nghĩ khi nào tàu thống nhất bò qua có thể móc cái toa đen nào vào cho chạy thẳng đến Sài Gòn. Sài Gòn thật. Ở đó những cái tên toàn dấu sắc sẽ mất dấu sắc. Chúng nó, những con bé bỏ làng đi hy vọng tạo mẫu thời trang bằng màu xanh nhờn nhợt và màu tím, sẽ học được nhiều hơn một trăm hai mươi kiểu, và tôi sẽ được chia tay có ưu thế với Dũng. Ở đây tôi chỉ mong Dũng cưới tôi mà chưa xong. Dũng là người thực tế. Hai đứa cùng đọc báo ở hai cơ quan thì không có gia đình. Tôi không đòi hỏi Dũng ngoài cơ quan phải biết chữa tivi hay rửa xe máy. Nhưng Dũng có những đòi hỏi. Tôi nghĩ truyền thống nước mình là đàn bà phải nỗ lực nên quyết đi học may.

Học được một tuần thì các thầy đều khen tôi thông minh. Tôi chia mông cộng ngực trừ nách đâu ra đấy, đám con gái tên dấu sắc nhiều đứa chưa hết lớp bốn tính mãi không ra. Con bé Lan đã xong lớp mười quả thực không ugiống bọn còn lại. Cả bọn cứ say đắm vào những cái áo có cổ sếp nếp và tay bồng thật nhiều trông như những chiếc đèn lồng sắp bay lên trời. Tôi thường phải đứng mẫu cho những áo quần hớn hở của chúng, thụng, lửng, chun, ly, cánh dơi, đầm xoè, cổ Đức, cổ Nhật... Chúng nó lấy cái dáng thành thị của tôi làm chuẩn, chuẩn rồi thì giành nhau mặc vào người, suốt ngày khúc khích cởi ra mặc vào tông hống giữa phố xá, bao nhiêu thẹn thùng xấu hổ đã gửi trả về thầy u ở quê hết rồi.

Con bé Lan một hôm bảo tôi là trên phố có bộ đồ chín trăm ngàn, chắc tiền công phải tám trăm, ở quê ăn chơi nhất là áo hai chục, tiền công được năm ngàn nhưng còn hơn làm ruộng. Sau áo khoác hồng nó đã may díp trắng đến đúng khoanh đùi mà thấy Túc đánh dấu. Thầu Túc bảo em Lan có gù lắm. Cô Tuyết thấy nó từ tầng trên xuống, xẹt qua tầng dưới để kiêu hãnh ra phố như cục phấn hồng viền một mẩu trắng thì gào lên: "Này đóng nốt tiền học đi chứ!" Con bé Lan ngoảnh đầu điệu nghệ như nghệ sĩ trên sân khấu bảo u ơi con có đâm vào xe lửa chết đâu mà u lọ Cô Tuyết quay ra bảo cả bọn: "Biết thế tao đã nộp quách cho bố nó xong, khổ thân ông già, con với cái học chả học chỉ xí xớn".

Từ bàn máy sát vỉa hè tôi thấy nó chui qua thanh chắn, nhún nhảy trên đường raỵ Giày cao gót của nó bị vướng. Nó ngã soài ra mà không chịu dậy, cứ nằm thế nhe răng cười với cái đầu tầu đen sì đang sình sịch tới. Hôm sau nó bảo tôi, em chả việc gì phải tránh tàu nó tránh em chứ chị. Tôi chẳng còn chút tin tưởng nào vào mình sau tất cả những lần thử vận may bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, compiutơ và trang điểm cô dâu nên thấy nể lòng tự tin mù quáng của con bé. Nó thì lấy tiệm may Sài Gòn rởm này làm điểm xuất phát. Tôi thì lấy đây làm chỗ dừng. Tình bạn của chúng tôi ngắn ngủi như vận maỵ Hai tháng trời tôi chẳng được gì ở nó ngoài cái tên giả không có dấu sắc. Nó cũng chẳng được gì ở tôi. Cái con bé này cần nhất là trút bầu tâm sự. Nhưng luồn tâm sự vào tôi như luồn chỉ vào kim được mỗi một sợi vất vả. Cho nên con bé Lan ở lì trên gác, chỉ xẹt qua tầng dưới để băng ra phố mỗi hôm một xống áo. Rót lòng vào thầy Túc trên gác như rót vàng vào khuôn, thêm cái miệng xinh trai của thầy. Quyết đệm nhạc mùi, con bé Lan đến ngồi cạnh tôi khều khều những ngón búp măng ngon như mật, là chỉ để hỏi phăng ta di là gì hở chị. Và băng ra phố. Bao nhiêu tâm sự còn lại trút cả vào xiêm y.

Tôi cũng thử một hôm nghênh ngang trên đường ray lúc chắn tàu. Buổi tối tôi bảo Dũng đấy là cảm giác mạnh, em chả việc gì phải tránh tàu, tàu nó tránh em. Uống xong nước mía bỗng nhiên Dũng ôm hôn tôi. Lưỡi hai đứa cùng ngọt như kẹo và môi rất dính, tôi cố gỡ môi ra bảo nếu đám cưới thì tiền mừng chắc đủ mua một cái máy. Dũng bảo tôi thôi thôi lúc nào cũng nếu. Tôi nghĩ đã đến lúc may đôi quần đùi nên mang vải lên gác nhờ thầy Túc. Vải cũng tầm thường, nhưng có ai ngoài thầy Quyết đang nằm trên bàn ngay dưới cái quạt trần vỗ bụng hát bài Lá diêu bông. Vài sợi tóc thầy bay trong bát nước rau ở mâm cơm cũng dọn trên bàn. Thầy hỏi cắt gì. Tôi bải đôi quần đùi. Thầy bảo: "Như cơ bản, ống ngắn đi là được". Tôi nghĩ không phăn ta ri vào thì chẳng ra gì nên kiếm cớ sắp đến giờ thầy ăn cơm để rút lui. Nhưng thầy Quyết ngồi dậy bảo đưa đây nào, rồi cắt xoẹt xoẹt, xong lại nằm xuống, tóc bơi trong nước rau.

ở dưới nhà cô Tuyết đang lên cơn. Tháng trước cũng có một cơn. Một trong hai đứa cháu nội của cô được mới bốn tháng thường bò dưới những gậm bàn, thỉnh thoảng chúng tôi đạp máy nghiền vào nó chỉ bị nghe khóc điếc tai một lát, hôm ấy nó nhặt được hai cái kim đút vào mồm, lúc cô Tuyết cho uống sữa đậu nành mới nhè ra. Cô Tuyết lên cơn thì đám con gái tên dấu sắc hết cởi ra mặc vào, đứa nào đang cởi truồng là vô phúc. Hai cô con dâu mỗi cô lên một bên gác xép, từ trên đầu chúng tôi cô bên trái và cô bên phải thay nhau trả miếng mẹ chồng và tranh thủ móc kháy nhau. Dưới đất thì giãy đành đạch, lơ lửng trên không thì bốp chát rào rào, bao nhiêu của quý lẽ ra chỉ dùng riêng cho mình đem ra ấn vào mồm nhau, cô Xuyến là con gái ngồi vắt sổ thỉnh thoảng lại bình luận rất chua, hôm ấy tôi được biết cái tiệm may này thật sự có máy văn nghệ. Hai thầy trên gác một thầy hát, một thầy mỹ thuật. Dưới nhà thì thơ và thỉnh thoảng lên cơn. Lúc tôi cầm đôi quần đùi mới cắt đi xuống, mấy đứa con gái tên dấu sắc đang giữ bụng cô Tuyết cho nó khỏi bung, nhưng miệng cô thì không ai giữ được. Bình thường những tràng tiếng Việt cực trong sáng của cô còn kết thúc ở đâu đó, khi lên cơn chúng không bao giờ chấm hết, phải là người của tiệm Sài Gòn này mới thấm thía, các chị hàng thuốc và mấy bà bán đồ điện Liên Xô từ vỉa hè bên kia kéo sang cũng không chia sẻ được gì. Tôi từ trên gác bước thẳng vào giữa câu của cô: "... xong không dọn bàn là, là xong không rút rư đấy, cút để gái già này vác bụng đi hầu mấy con đĩ non kia thì xí xớn học chả học, may lên bờ xuống ruộng đơm cúc vênh váo như các 1 cái khuyết thùa toe toét chỉ xí xớn tôi thì đuổi tuốt, nhà này là nhà làm ăn tử tế toàn là người có học có văn thở hẳn hoi chứ là cái nhà thổ à, không phải cái nhà thổ à, không phải cái nhà thổ, không phải cái chợ ai muốn ra thì ra vào thì vào, thời buổi này không ai nuôi không ai, tôi đây chẳng thương thì chó nó thương... "

Tôi dầm chân đứng mãi trong câu nói của cô chẳng muốn bước ra vì tự nhiên tôi thấy mình thật hạnh phúc, đời tôi về mọi phương diện so với cô Tuyết là một chuỗi may mắn, bụng tôi mới sáu hai rưỡi và tôi nói một tiếng Việt thong thả có dấu ngắt. Đôi quần đùi bị thầy Quyết cắt như quần cơ bản đánh xoẹt không sáng tạo gì chỉ là một bi kịch rất nhỏ, nhờ con bé Lan may hộ có thể vẫn cứu vãn đợc, đường may của nó nuột như vẽ. Con bé Lan ở đâu bước vào có thầy Túc theo sau. Nó chạy bán xứi lên gác, thầy Túc ở lại. Bụng thầy và bụng cô Tuyết là kì phùng địch thủ. Thầy bảo, này chị người ta cười cho đấy. Cô Tuyết vẫn ngâm tiếp bài thơ hiện đại phát khiếp của cô, chỉ tạt ra ngoài lề làm một chú thích rằng "anh tưởng anh có cái tài muốn làm gì thì làm hả, tôi trả lương để anh đi dạy hay đi ngồi quán cà phê, đây không phải cái nhà thổ, đây không phải cái chợ". Con bé Lan từ trên gác đi xuống. Nóc lại mặc bộ tủ, áo khoác hồng và mini trắng. Giầy cao gót. Môi son. Tóc đổ như thác. Nó thả từng bước xuống, hai đùi hé so lo, dừng lại trên mỗi bậc, hai đùi khép lại, cứ hé ra khép vào mê hồn như thế con bé tiến đến trước mặt cô Tuyết. Nó bảo: "U không thôi thì con ra đâm đầu vào xe lửa".

Cô Tuyết cũng muốn lắm mà không thôi được. Khi lên cơn những tràng tiếng Việt của cô không thể tự chấm hết. Con bé Lan băng ra phố, chui qua thành chắn vắt ngang đường raỵ Lúc chúng tôi nghe tiếng tàu phanh xô cả ra thì đã muộn. Nó đứt thành ba đoạn, cặp đùi mê hồn xuôi về phía tiệm may, mái tóc đổ về phía dãy hàng hoa, áo váy một màu đỏ thắm phải nhìn kỹ mới thấy màu hồng và màu trắng. Chắc nó đã nằm ngửa mặt lên trời, chỗ ấy có chùm đèn giao thông treo lủng lẳng vào đường dây điện. Nó nằm đấy mỉm cười đếm nhẩm một hai ba sẽ có ai đó xông ra bồng nó dậy... Con bé mới ở Hà Nội sáu tháng, nó không biết là ở đây chẳng ai buồn dây với hoạ. Giả sử lúc đó đang đứng sau thanh chắn tôi cũng chỉ giương mắt nhìn thôi. Lần này tàu không tránh nó. Đấy là tàu Thống Nhất chạy suốt vào Sài Gòn . Con bé Lan còn nợ tiền học bây giờ có thể gửi ba khúc thân lại Hà Nội mà đa linh hồn lậu vé vào thẳng Sài Gòn. Ở đó nó có thể dùng tên thật. Ở đó bố nó tìm đằng trời. Tôi nhớ có người bảo con gái Sài gòn đã đẹp thì đẹp hiện đại phô phang, con gái Hà Nội đã đẹp thì đẹp cổ điển quý phái. Con bé Lan chẳng có chút quý phái cổ điển nào nên phải bỏ Hà Nội này mà đi. Cái khuynh hướng trưng bày sốt sáng và hơi điên điên của nó, Hà Nội này không biết thưởng thức.

Tiệm may nghỉ việc một ngày để làm đám tang. Con bé Lan không có hộ khẩu Hà Nội nhưng chả ai biết địa chỉ của nó ở quê mà gửi xác nên cô Tuyết nhận là con nuôi để chôn ở Văn Điển. Cô mang hương hoa ra cúng ngay trên đường raỵ Mỗi lần tàu chạy qua hương hoa nát bét, cô lại mang hương hoa mới ra cúng, một ngày mời mấy lần. Vừa cúng cô vừa vả đôm đốp vào mặt mình để xin con bé Lan tha chọ Một ngày ăn tát mười mấy lần để chừa cái tội ác mồm chứ không ác bụng. Từ trong tiệm may đứa con gái tên dấu sắc đứng nép vào vai nhau nín thở nhìn ra, cả đời chúng nó cha được thấy cảnh nào hồi hộp như vậy. Tôi thấy con bé Lan đang chu du trong Nam cứ chốc chốc lại phải lộn về Hà nội để rộng lượng. Thầy Túc bảo hôm đó thầy dẫn nó đi trường mỹ thuật thăm quan, trong ấy có khoa designe thời trang, xong hai thầy trò ngồi quán cà phê để bàn xin cho nó bước đầu tạm vào ngồi mẫu rồi sau sẽ tính. Thầy không ra ngoài đường ray thắp hương mà đến nằm cạnh thầy Quyết trên bàn khóc: "Em ơi sao em phải tự trọng chết người thế em!" Tôi nghĩ mình chả còn chút tự trọng nào sau những gợi ý kết hôn chưa thành với Dũng, nên thấy sợ lòng tự trọng mù quáng của con bé. Chốc chốc tôi lại sởn gai ốc tưởng nó lộn về Hà Nội, không phải vì khổ nhục kế của cô Tuyết mà chỉ để hỏi tôi dì dai là gì hở chị.

Hôm sau tôi mang đôi quần đùi đến maỵ Ở tần dưới có chín bàn máy nhưng chỉ một chiếc không làm đứt chỉ, bình thường đứa nào đã chiếm được thì không chịu nhường. Hôm ấy tầng dưới vắng tanh. Tôi cắm kim, hạ chân vịt xuống xí chỗ ở chiếc máy tốt rồi lên gác. Đám con gái tên dấu sắc đang bao vây thầy Túc đòi thầy cắt cho áo khoác hồng. Mỗi đứa một chiếc. Tôi nghĩ cả thầy lẫn trò đã hoá rồ. Kiểu này xong áo thì đến lượt hai chục chiếc mini trắng và cái dáng thành thị của tôi đương nhiên phải đứng ra làm chuẩn. Hai chục lần làm phấn hồng viền một mẩu trắng suông tình. Rồi chúng nó sẽ cải tên một lượt, bao nhiêu dấu sắc như kim gãy vứt xuống gầm bàn cho thằng bé mười bốn tháng nhặt đút vào mồm. Tôi tự nhủ phải bình tĩnh đừng cuống lên đi thăm quan trường mỹ thuật như chúng nó, nên xuống nhà may đôi quần đùi. Cắt đầu chỉ. Là. Rút bàn là. Luồn chun. Xong tôi lấy một tờ Hà Nội mới có đăng tin buồn về con bé Lan gói lại cẩn thận. Sẽ bảo Dũng về nhà hãy mở. Tôi biết đấy là một đôi quần đùi xấu như cái ngã tư chắn tàu này.

Hôm sau nữa tôi vừa đến rơi ngay vào cuộc cởi ra mặc vào trắng hồng của bọn con gái tên dấu sắc. Cô Tuyết, cô con gái, hai cô con dâu, chị người ở và bốn thầy đứng ngây cả ra nhìn, đàn bướm cái rào rào này hình như vừa dùng thuốc phiện, trong ngõ chợ cách tiệm mấy bước chân chuột cũng say thuốc lảo đảo qua đường. Tôi xong việc làm chuẩn hai chục lần đi ra thì cô Tuyết đưa cho gói giấy báo, bảo có anh gì gửi lại. Dũng chỉ viết là "Cảm ơn nhưng hiện không có nhu cầu". Tối hôm qua lưỡi hai đứa lại ngọt như kẹo và môi rất dính. Tôi đã không gỡ môi ra để nhắc chuyện cưới xin, tôi biết đấy là lần hôn cuối.

Tôi định xin cô Tuyết trả lại một phần tiền học, sẽ nói thác là phải đi công tác đột xuất. Biệt phái Sài Gòn. Nhưng cô lại lên cơn, tôi không ngắt câu của cô được. Cô cứ chắp tay lạy bọn con gái tên dấu sắc mỗi đứa một áo khoác hồng, một mini trắng đung đưa cười với phố xá. U lạy con u cắn rơm cắn cỏ con sống khôn chết thiêng. Lan ơi, chút ơi đừng xí xớn cho u nhờ...

Tôi ra phố biệt phái Sài Gòn. Sắp tới có lẽ tôi đi học lớp thư ký giám đốc.

Hết